Đề tài Tổ chức công tác hạch toán kế toán ở công ty khóa Việt - Tiệp

* Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập xuất tồn của từng loại nguyên vật liệu. Mỗi loại nguyên vật liệu được ghi trên một thẻ kho theo từng tháng. Khi nhận được các chứng từ nhập, chứng từ xuất kho nguyên vật liệu thủ kho kiểm tra tính hợp lý cảu chứng từ đối chiếu số lượng nguyên vật liệu thực tế nhập thực tế xuất với số lượng ghi trên phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Sau đó ghi số lượng thực nhập, thực xuất trên chứng từ đã được kiểm tra và thẻ kho. Các chứng từ được thủ kho phân loại riêng ra thành phiếu nhập, phiếu xuất để giao cho phòng kế toán theo định kỳ 1 tuần hoặc 10 ngày. Cuối tháng tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn ở thẻ kho. Số lượng tồn được tính theo công thức sau: Tồn kho cuối kỳ: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - xuất trong kỳ. Nhưng trên thực tế do số lượng chủng loại vật liệu ở Công ty Khoá Việt Tiệp rất lớn nên việc đối chiếu không được thực hiện hàng tháng mà chỉ thực hiện vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12. Thẻ kho do thủ kho lập, kế toán vật liệu kiểm tra và ký thẻ kho, thẻ kho mở ho từng loại vật tư. * Ở phòng kế toán: Định kỳ 1 tuần hoặc 10 ngày, kế toán xuống kho nhận các chứng từ xuất nguyên vật liệu và cũng phải kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ có số oliệu ghi trên thẻ kho của thủ kho và ký xác nhận vào thẻ kho. Khi nhận được chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu kế toán tính số tiền trên các phiếu xuất theo phương pháp tính đơn giá bình quân gia quyền. + Từ các chứng từ nhập kho kế toán lên bảng kê nhập vật tư. Căn cứ để lập bảng kê nhập vật tư là các chứng từ thanh toán tiền và các phiếu nhập vật tư. Cách lập: Bảng kê nhập vật tư ở Công ty được tiến hành vào cuối tháng ghi số tiền nhập kho. - Cột nhóm vật tư: Ghi số ký hiệu của từng tài khoản căn cứ vào phân định khoản trên phiếu nhập kho. - Cột số phiếu nhập: Ghi số phiếu nhập trong tháng và ghi số hiệu tài khoản đối ứng với nợ TK 152 và TK 153. - Cột số tiền: Cộng số tiền trên phiếu nhập ghi có tài khoản liên quan cuối bảng kê tổng cộng số tiền nhập kho trong tháng của TK 152 và TK 153. Số liệu của bảng kê nhập vật tư được dùng vào bảng tổng hợp - nhập - xuất - tồn kho.

doc19 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức công tác hạch toán kế toán ở công ty khóa Việt - Tiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển quan trọng. Trong đó doanh nghiệp là những đơn vị cơ sở là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng với các loại sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ, phải sản xuất ra những cái mà thị trường cần chứ không thể sản xuất ra những cái mà mình có. Để đạt được mục đích đó doanh nghiệp sản xuất cần phải tiến hành quản lý đồng bộ mọi yếu tố liên quan đến sản xuất kinh doanh. Trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu để tiến hành sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, tính toán chính xác hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm trong đó NVLC cấu thành nên thực thể sản phẩm cho nên việc tổ chức hạch toán NVL là tất yếu phải đảm bảo 3 yếu tố sau: Chính xác, kịp thời toàn diện. Công ty Khoá Việt - Tiệp là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Công nghiệp chuyên sản xuất ác loại khoá phục vụ cho nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Châu Phi… Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty em đã nhận thấy những thành quả đạt được của công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán NVL nói riêng và vị trí quan trọng của NVL đối với quá trình sản xuất. Với những kiến thức đã học và sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán trong Công ty em xin viết: Tổ chức công tác hạch toán kế toán ở Công ty Khoá Việt - Tiệp. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ thời gian thực tập có bạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự góp ý và bổ sung của thầy cô giáo các cô bác trong Công ty Khoá Việt – Tiệp để chuyên đề nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Phần I Thực trạng về tổ chức công tác kế toán VL, Ccdc ở công ty khoá việt tiệp I. Quá trình hình thành và phát triển ,chức năng,nhiệm vụ của cơ sở thực tập. 1Sự hình thành và phát triển của công ty Công ty khoá Việt –Tiệp tiền thân là xí nghiệp khoá Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 2231/CN ngày 17/7/1974 của UBHC Hà Nội (cũ) là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội. Tháng 11/1992 xí nghiệp khoá Hà Nội được đổi tên thành xí nghiệp khoá Việt – Tiệp theo quyết định số 2842 /QĐ-UB ngày 16/11/1992 của UBND thành phố Hà Nội. Sau hơn 20 năm hoạt động, xí nghiệp khoá được đổi tên thành Công ty khoá Việt – Tiệp theo quyết định số 2006/QĐ- UB ngày 13/9/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Từ đó đến nay mọi giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được sử dụng tên : Công ty khoá Việt – Tiệp, tên giao dịch tiếng Anh là : THE VIET – TIEP CLOOCK COMPANY tên viết tắt là : VITILOCO. Trụ sở giao dịch chính : Công ty khoá Việt – Tiệp khối 6 thị trấn Đông Anh - Hà nội. Ngoài trụ sở chính của công ty ở thị trấn Đông Anh, công ty còn thành lập 2 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh để tiện liên hệ, giao dịch, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngày mới đi vào hoạt động số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 105 người với số giá trị tài sản là 5.285.109 đồng. Công suất thiết kế ban đầu là 1 triệu sản phẩm/năm. Ngay từ những năm trong thời kỳ bao cấp sản phẩm công ty đã được xuất khẩu sang thị trường một số nước như : Tiệp khắc (cũ), Ba lan, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Liên xô (cũ), Cu ba… Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1989 cũng như bao doanh nghiệp Nhà nước khác công ty gặp rất nhiều khó khăn do có sự chuyển đổi tù cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, sản phẩm xấu, chủng loại đơn sơ không cạnh tranh được với các loại khoá của các nhà sản xuất khác. Đặc biệt là sự cạnh tranh với với nguồn hàng ngoại nhập, trốn lậu thuế, vì vậy công ty đạt tỷ suất lợi nhuận chưa cao. Từ năm 1989 Công ty đã không ngừng tổ chức, bố trí lại sản xuất, đầu tư công nghệ đào tạo nhân lực. Nghiên cứu sản xuất ra các loại khoá có chất lượng ngày càng cao, với chủng loại ngày càng phong phú. Hiện nay công ty đang không ngừng nghiên cứu chế tạo các loại khoá mới và cải tiến các loại khoá cũ cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Ví dụ như khoá cầu ngang CN97-1, CN97-4, CN98-2, khoá Clemon với những ưu đIểm nổi bật so với khoá Clemon của Trung quốc… Khi mà nhu cầu bảo vệ tài sản của nhân dân tăng lên, đặc biệt là các loại khoá xe máy thì công ty đã nắm bắt được nhu cầu này nên đã cho ra đời các loại khoá xe máy như khoá DR96, DR98 dùng cho xe Dream, Wave, năm 1999 cho ra đời loại khoá dùng cho xe Viva và đầu năm 2000 cho ra đời loại khoá dùng cho xe Future. Đến nay sau hơn 25 năm đi vào hoạt động công ty đã sản xuất được 40 chủng loại khoá khác nhau với sản lượng gần 3 triệu chiếc/năm. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm. Nhiều năm liền công ty đã được nhận là đơn vị quản lý giỏi của ngành Công nghiệp Hà nội, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài nước và đã đạt được nhiều huy chương vàng tại các hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam. Năm 1997 và 1998 sản phẩm của công ty đã giành được giải bạc chất lượng sản phẩm. Năm 1999 một số sản phẩm của công ty đã được bộ Khoa học công nghệ và môi trường trao tặng giải vàng về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam. Hiện nay công ty đã thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO9002, điều đó khẳng định công ty đã không ngừng quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm và sản phẩm của công ty sẽ không ngừng đứng vững trên thị trường. Một số số liệu thực tế về tình hình sử dụng vốn trong một vài năm trở lại đây của công ty: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1999 Năm 2000 ờ(±) % 1.Tổng doanh thu Triệu đồng 38.017 47.766 +9749 +25.64 2.Lợi nhuận Triệu đồng 1.784 1.928 +144 +8 3.Nguyên giá TSCĐ Triệu đồng 19.059 22.862 +3803 +20 4.Vốn cố định Triệu đồng 1.540 2.273 +733 +47.6 5.Vốn lưư động Triệu đồng 1.876 2.026 +150 +8 6.Lao động sử dụng Người 540 570 +30 +5.6 7.Thu nhập bình quân Đồng/người 1.000.000 1.100.000 +100000 +10 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Là một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công ty có chức năng là giải quyết mọi yêu cầu về chế tạo, sửa chữa các loại khoá phục vụ cho người tiêu dùng. Đồng thời có nhiệm vụ sản xuất các loại khoá phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. II- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán của cơ sở. 1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 1.1.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của cơ sở. Việc tổ chức bộ máy quản lý ở doanh nghiệp nào cũng cần thiết và không thể thiếu được. Nó đảm bảo tình hình giám sát sản xuất của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau thì việc tổ chức bộ máy quản lý sẽ khác nhau. ở công ty khoá Việt Tiệp, công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất khá hợp lý. Đặc biệt là sau quyết định 146 của HĐBT ra ngày 11-9-1989 về việc sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế quốc doanh. Để phát huy vai trò cao nhất của bộ máy quản lý, công ty đã tinh giảm một số bộ phận lao động dư thừa ở các phòng ban, phân xưởng, tổ chức lại lao động cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm của công ty. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của ban lãnh đạo công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Phòng kỹ thuật Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc KD Phân xưởng cơ điện Phân xưởng cơ khí 2 Phân xưởng cơ khí 1 Phân xưởng lắp ráp 2 Phân xưởng lắp ráp 1 P X xử lý bè mặt Phân xưởng khoan 2 Phân xưỏng khoan 1 Phòng nghiên cứu SP mới Phòng KCS Phòng bảo vệ Phòng tiêu thụ Phòng kế toán Phòng vật tư Giám đốc Phòng kế hoạch Phòng tổ chức hành chính Theo sơ đồ trên ta thấy công ty tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến. Quyền lực cao nhất là giám đốc sau đó đến phó giám đốc,các trưởng phòng rồi đến các nhân viên. Nhân viên cấp dưới nhận lệnh từ cán bộ cấp trên liền kề đảm bảo trình độ chuyên môn hoá. 1.2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận. *Ban giám đốc: - Ban giám đốc:là người đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho CBCNV quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giámđốc công ty có quyền quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định của luậ doanh nghiệp Nhà nước và của nghị quyết đại hội công nhân viên chức. -Phó giám đốc công ty:do cấp trên bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc và Đảng uỷ công ty .Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và những phần việc giám đốc giao , thực hiện chức năng tham mưu đề xuất các biện pháp và mục tiêu đề ra. *Phòng ban chức năng: -Phòng kỹ thuật : phụ trách toàn bộ khâu kỹ thuật và chỉ huy trực tiếp sản xuất của các phân xưởng, tham mưu cho phó giám đốc kỹ thuật chỉ đạo áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất. Ngoài ra phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật,tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách từng mặt hàng trước khi đưa vào sản xuất, đồng thời phòng kỹ thuật phải thiết kế khuôn mẫu,cung cấp bản vẽ kỹ thuật cho sản xuất,quản lý toàn bộ thiết bị máy móc, hồ sơ, bản vẽ các giấy tờ đbản quyền * Phòng KCS: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật.Về chức năng phòng kCS chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động trong lĩnh quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, và có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm khoá hoàn thành của công ty. Đồng thời kiểm tra việc chấp hành quy định về quy trình công nghệ,biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm khoá, thống kê, theo dõi số lượng,chủng loại, chất lượng khóa, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm,tổng hợp các báo caó chất lượng theo định kỳ. * Phòng tiêu thụ : chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Phòng tieu thụ làm nhiệm vụ quảng cáo tiêu thụ tòan bộ hàng hoá do công ty sản xuất ra theo nhiệm vụ kế hoạch. Thu toàn bộ số tiền bán hàng để đảm bảo tính kịp thời về vòng quay của vốn, cung cấp đủ vốn để công ty duy trì sản xuất. Tham mưu cho giám đốc về tình hình tiêu thụ sản phẩm. *Phòng chế thử sản phẩm mới: có nhiệm vụ nghiên cứu kiểu dáng,mẫu mã,làm khuôn gá để chế tạo một số sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường. * Phòng bảo vệ: có chức năng cơ bản là bảo vệ an toàn toàn bộ tài sản của công ty. Theo dõi việc đi làm của cán bộ công nhân viên, theo dõi cả hàng mua về và hàng xuất bán. * Phòng tài vụ: quản lý mọi hoạt động liên quan tới tiền vốn của công ty. Phòng tài vụ có nhiệm vụ đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động cho công ty, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kiên quan đến tài sản và nguồn vốn ghi chép, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất của công ty trên tài khoản. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê và quyết toán của công ty theo đúng chế độ. Bảo quản lưu dữ chứng từ, tài liệu, sổ kế toán của công ty. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài sản, vật tư, tiền vốn. Phổ biến hướng dẫn kịp thời các thể lệ tài chính kế toán mới của nhà nước. Củng cố, thi hành, hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế của công ty và đinh kỳ tổ chức hạch toán hoạt động kinh tế cuả công ty. Tham mưu cho giám đốc về vẫn đề tài chính của công ty. 2. Tổ chức công tác kế toán của công ty khoá Việt – Tiệp 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán) : là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của công ty. Thực hiện việc chỉ đạo công tác kế toán đồng thời trực tiếp theo dõi tổng hợp các số liệu từ các tài khoản, ghi sổ cái tài khoản và lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính theo định kỳ và chịu trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ công ty để cung cấp cho kế toán giá thành tính toán, giá thành sản phẩm. Kế toán tiêu thụ(phó phòng kế toán) : có nhiệm vụ theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh.Đồng thời làm nhiệm vụ hoạch toán phần giá trị sản phẩm, thanh toán với người mua, tiến hành đói chiếu số liệu thanh toán với người mua với bộ phận kế toán thanh toán, kế toán tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ của công ty.Cuối qúi hoặc cuối năm phải lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của toàn công ty theo yêu cầu quản lý. Kế toán tiền mặt và thanh toán tiền lương: có nhiệm vụ lập các phiếu thu chi tiền mặt, séc thanh toán, theo dõi quỹ tiền mặt, tiền giửi ngân hàng. Theo dõi chung tình hình thanh toán công nợ giữa công ty với các đối tượng bên ngoài. Tính toán phổ biến tiền lương , bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các chi phí sản xuất làm căn cứ xác định giá thành sản phẩm. Cuối quí kế toán thanh toán có nghĩa vụ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp số liệu tình hình nhập kho, xuất kho, tồn kho vật liệu theo từng loại vật tư . Ghi chép , tính toán giá trị xuất kho và lượng vật liệu tiêu hao cho từng phân xưởng để làm căn cứ tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theodõi tình hình thanh toán giữa công ty với từng đối tượng cung cấp vật tư đối chiếu với các số liệu kế toán thanh toán về phần thanh toán với người cung ứng vật tư theo yêu cầu quản lý. Kế toán xác định giá thành định mức: đây là một mảng hoàn toàn mới trong công tác kế toán của công ty. Nhân viên kế toán giá thành định mức có nhiệm vụ tính toán xác định các định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu , chi phí công đoàn và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm trên cơ sở các định mức kinh tế kĩ thuật đã được bộ phận kỹ thuật xây dựng . Cho đến thời điểm này việc tính toán và xác định giá thành sản xuất vẫn được tính theo phương pháp hệ số. Việc xây dựng thính theo giá định mức là cơ sở cho việc phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của công ty , thực hiện thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lý, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo quỹ. Phòng kế toán có nhiệm vụ lập và thực hiện tốt kế hoạch tài chính diễn ra trong công ty. Tính toán chính xác nguồn vốn và tài sản của công ty để lập và gửi báo cáo tài chính theo chế độ quản lý kinh tế tài chính hiện hành. Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng (trưởng phòng) Thủ quỹ Kế toán xác định giá thành Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán tiêu thụ Kế toán tiền mặt, thanh toán tiền lương (phó phòng) 2.2. Hình thức kế toán tại cơ sở Do mô hình sản xuất của công ty khoá Việt –Tiệp thuộc loại vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Hiện nay công ty khoá Tiệt –Tiệp đang áp dụng hình thứ kế toán Nhật ký chứng từ. Toàn bộ công tác kế toán từ ghi sổ chi tiết đến tổng hợp lập báo cáo và kiểm tra kế toán đều thực hiện tại phòng kế toán của công ty . Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, có nhiệm vụ giúp ban giám đốc tổ chức thực hiện, kiểm tra các thông tin kinh tế trong công ty . Các loại sổ kế toán chính gồm: -Sổ kế toán chi tiết. +Sổ chi tiết vật liệu. +Sổ chi tiết thành phẩm. +Sổ chi tiết thanh toán với người bán. ….. -Sổ tổng hợp :hiện nay công ty đang sử dụng 9 Nhật ký chứng từ(không có nhật ký chứng từ số 6). +Các bảng kê 1, 2, 3, 4, 5, 8, 11… +Các bảng phân bổ1, 2… +Sổ cái các tài khoản. phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà Công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thườnh xuyên . Niên độ kế toán mà công ty đang áp dụng là năm dương lịch và kỳ kế toán của công ty là tháng. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ Số (thẻ) chi tiết Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái Nhật ký chứng từ Bảng kê Bảng phân bố Chứng từ gốc và các bảng phân bố Sổ quỹ Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra cuối tháng Phần II kế toán các nghiệp vụ chủ yếu I.Kế toán tổng hợp NVL, CCDC: Công ty khoá Việt-Tiệp là một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có qui mô vừa , chuyên sản xuất các loại khoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Sản phẩm của công ty mang đặc trưng của cơ khí chớ tạo . Thực thể taọ nên sản phẩm hầu hết là kim loại, qui trình công nghệ phức tạp phải trải qua nhiều bước. Vì vậy công ty phải sử dụng một khối lượng vật tư tương đói lớn có trên 1000 loại vật liệu khác nhau được sử dụng trong quá trình sản xuất. Do đó việc tổ chức quản lý tình hình thu mua nguyên vật liệu vô cùng khó khăn, đòi hỏi cán bộ quản lý kế toán nguyên vật liệu phải có trình độ và có trách nhiệm trong công việc. Vật liệu phải được hạch toán theo từng chủng loại, từng nhóm theo cả hiện vật và giá trị. 1- Xác định giá VL nhập kho theo giá thực tế gồm toàn bộ chi phí hình thành VL đó đến lúc nhập kho: -Đối với vật liệu mua ngoài. +Mua ngoài kèm theo hoá đơn. +hi phí mua thực tế gồm : chi phi vận chuyển bốc rỡ, chi phi thuê kho bãi… Giá thực tế VL Giá mua Chi phí Thuế nhập Các khoản mua ngoài = ghi trên + thu mua + khẩu _ giảm trừ nhập kho hoá đơn thực tế (nếu có) (nếu có) -Đối với VL, CCDC tự gia công chế biến: Giá thực tế Giá thực tế Chi phí VL, CCDC = VL, CCDC + gia công nhập kho xuất kho chế biến -Đối với VL, CCDC thuê ngoài gia công chế biến. Giá thực tế Giá thực tế VL, CCDC Chi phí gia VL,CCDC = xuất kho thuê ngoài gia + công chế nhập kho công chế biến biến phải trả - Đối với vật liệu góp vốn liên doanh: Giá thực tế vật liệu nhập kho là giá trị vốn góp bằng hiện vật do hội đồng liên doanh thống nhất đánh giá. - Đối với vật liệu cấp trên cấp: Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá hoá đơn của cấp trên + Các chi phí khác - Giá thực tế của nguyên vật liệu thu hồi từ phế liệu được đánh giá theo giá trị sử dụng của nguyên vật liệu đó hoặc theo giá ước tính. 2. Tính giá vật liệu-công cụ dụng cụ xuất kho. Theo nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu xuất kho thì nhập giá nào thì xuất kho theo giá ấy. Trên thực tế giá thực tế của vật liệu xuất kho được tính theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp cho thích hợp. * Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Giá bình quân vật liệu xuất kho = Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ = Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ x Giá bình quân vật liệu Theo phương pháp này sau một tháng kế toán mới tính được giá bình quân do vậy công việc kế toán không kịp thời thường dồn vào cuối tháng nên ảnh hưởng đến tính cập nhật thông tin kế toán cho quản lý nhưng phương pháp này cũng dễ tính toán và kiểm tra. Phương pháp này áp dụng khi doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ về mặt số lượng và về mặt giá trị của từng nguyên vật liệu nhập - xuất - tồn kho. * Tính theo giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ. Đơn giá bình quân tồn đầu kỳ = Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng = Đơn giá bình quân tồn đầu kỳ x Số lượng nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ Phương pháp này thường chỉ dùng ghi sổ kế toán nguyên vật liệu tồn kho với số nguyên vật liệu lớn và chiếm tỷ trọng lớn so với nguyên vật liệu nhập trong kỳ. * Tính theo phương pháp nhập sau xuất trước. Theo phương pháp này phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập kho và cũng giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước. Khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối hiện có trong kho sau đó mới lần lượt đến các lần nhập trước để tính giá thực tế xuất kho. * Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này giá xuất kho của nguyên vật liệu được tính theo đơn giá của lần nhập kho trươc nhất sau đó mới cho các lần nhập sau. Do đó kế toán phải theo dõi cụ thể số lượng và số tiền của từng lần nhập. * Tính theo phương pháp đích danh. Phương pháp này thường áp dụng với những loại vật liệu công cụ dụng cụ có giá trị lớn vật liệu là loại vật liệu đặc chủng như vàng kim cương theo phương pháp đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi vật liệu theo từng lô hàng khi xuất vật liệu thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó để tính giá thực tế xuất kho. * Tính giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán. Giá hạch toán là loại giá ổn định sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp để theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất hàng ngày. Cuối tháng điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế vật liệu xuất dùng dựa vào hệ số giá vật liệu Giá thực tế của vật liệu tồn + Giá thực tế vật liệu nhập trong đầy kỳ kỳ Hệ số giá vật = Liệu Giá hạch toán vật liệu tồn + Giá hạch toán vật liệu nhập đầy kỳ trong Vì quá trình nhập xuất NVL thường được ghi vào cùng một lúc nên khi xuất nhập NVL cần phải đầy đủ các chứng từ có liên quan đồng thời phải hợp lý,hợp lệ và theo đúng quy định nên kế toán NVL phải sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kiểm soát được mọi hoạt động xuất nhập NVL Mọi hoạt động làm tăng giảm NVL đều được phòng kế toán (kế toán NVL) phát hiện khi ghi sổ dựa vào số vật liệu thực nhập. Thường hợp phát hiện thừa , thiếu , sai qui cách thủ kho phải báo cho bộ phận cung ứng biết và cùng người giao hàng lập biên bản. Quá trình hạch toán NVL trong công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ (Theo phương pháp kê khai phải thường xuyên khấu trừ thuế). TK 111-112-311-141 TK 152-153 TK 111-112-331 Giá trị NVL tăng do mua ngoài Các khoản triết khấu giảm giá NVL TK 133 TK 133 Thuế VAT số thuế VAT được khấu trừ của hàng được giảm giá 151 TK 621-627-641-652 Mua NVL cuối NVL đi đường xuất NVL dùng cho các bộ Kỳ chưa về kỳ trước,kỳ này phận quản lý bán hàng sản xuất Nhập kho về nhập kho sản phẩm TK 154 TK 142 NVL tự gia công chế biến Giá công cụ Phân bố vào đối Dụng cụ xuất dùng tượng sử dụng TK 411 TK 154 Nhận lại vốn góp liên doanh bằng Xuất NVL thuê ngoài gia công Nguyên vật liệu Chế biến TK 128-222 TK 128-222 Nhận lại vốn góp liên doanh bằng xuất nguyên vật liệu góp vốn Nguên vật liệu liên doanh TK 412 TK 632-138(8)-131 Đáng giá tăng nguyên vật liệu Xuất vật liệu để bán hoặc cho vay TK 338(1) TK 412 Tăng vật liệu do kiểm kê phát hiện Đánh giá giảm nguyên vật liệu Thừa TK 138(1) Giá trị vật liệu thiếu chờ xử lý II.Kế toán chi tiết hàng tồn kho 1- Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu Căn cứ vào số lượng vật liệu tồn kho, kế hoạch sản xuất, phòng kế toán vật tư lệnh cho cán bộ vật tư mua hoặc thôn báo cho đơn vị cung cấp theo hợp đồng đã ký kết. Khi vật liệu về đến Công ty phòng KCS cử đại diện kiểm tra chất lượng, qui cách của vật liệu theo hợp đồng (hoặc bản vẽ) đã giao cho đơn vị cung cấp khi đặt hàng. nếu vật liệu đã đủ tiêu chuẩn ghi trên hợp đồng (bản vẽ) thì phòng KCS lập phiếu chất lượng để thu kho tiến hành nhập hàng. Thủ kho nhập hàng căn cứ vào phiếu chất lượng hoá đơn bán hàng của đơn vị cung cấp và xác nhận số lượng nhập thực tế (có sự giám sát của phòng bảo vệ khi nhập). Sau đó cán bộ cung ứng vật tư (người bán) chuyển hoá đơn và phiếu chất lượng về phòn gkế hoạch vật tư để viết phiếu nhập kho. Phòng kế hoạch vật tư viết phiếu nhập kho căn cứ vào hoá đơn bán hàng của người bán, hợp đồng mua vật tư (nếu có) số lượng thực tế nhập kho do thủ kho xác nhận. Phiếu nhập kho được viết thành 3 liên có đầy đủ chữ ký của người phụ trách cung tiêu thủ kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên và do phòng kế hoạch vật tư lập. Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch vật tư. Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán (kế toán vật liệu). Liên 3: Cán bộ cung tiêu giữ để cùng với hoá đơn lên phòng kế toán thanh toán. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho vật tư để ghi thẻ kho cho từng loại vật tư. Trên phiếu kho vật tư có cả 2 chỉ tiêu là số lượng và giá trị những ghi thẻ kho thủ kho chỉ ghi phần số lượng. Các loại nguyên vật liệu mua về được nhập kho theo đúng qui định, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp các loại nguyên vật liệu trong kho một cách khoa học hợp lý, đảm bảo cho việc bảo quản việc kiểm tra và việc nhập, xuất kho vật liệu được thuận tiện dễ dàng. 2- Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên việc xuất kho nguyên vật liệu của Công ty Khoá Việt Tiệp chủ yếu là để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Việc xuất kho nguyên vật liệu dựa trên yêu cầu sản xuất (sổ xin lĩnh vật tư của các phân xưởng) và định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Các phân xưởng kịp thời thành các mục danh các loại nguyên vật liệu cho sản xuất và được lập chi tiết về số lượng, chất lượng chủng loại… Phòng kế hoạch vật tư lập phiếu xuất kho và lập thành 2 liên: Một liên lưu tại phòng kế hoạch vật tư. Một liên giao cho thủ kho để xuất vật tư và ghi vào thẻ kho. Phiếu xuất kho do phòng KHVT lập chỉ ghi vào cột "Yêu cầu" và thủ kho ghi vào cột "thực xuất" về chỉ tiêu số lượng. Sau khi đã giao hàng, vào thẻ kho, thủ kho chuyển phiếu xuất kho lên cho kế toán vật liệu và tại phòng kế toán để hoàn chỉnh chứng từ. Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký của thủ trưởng đơn vị, phụ trách cung tiêu kế toán trưởng người nhận hàng và thủ kho thì mới hợp lệ. Quá trình xuất kho theo sơ đồ sau: Lưu phòng KHVT Yêu cầu SX Phiếu xuất (sổ xin lĩnh vật tư) kho Thẻ đ Kế toán đ Lưu chứng từ kho vật liệu phòng kế toán Công ty Khoá Việt Tiệp áp dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện giữa thủ kho và phòng kế toán. Để phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ tình hình ghi tăng giảm nguyên vật liệu làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán và kiểm tra giám sát sự biến động của chứng từ. Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Khoá Việt Tiệp đã sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho. - Phiếu xuất kho. Cụ thể việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu diễn ra như sau: * ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập xuất tồn của từng loại nguyên vật liệu. Mỗi loại nguyên vật liệu được ghi trên một thẻ kho theo từng tháng. Khi nhận được các chứng từ nhập, chứng từ xuất kho nguyên vật liệu thủ kho kiểm tra tính hợp lý cảu chứng từ đối chiếu số lượng nguyên vật liệu thực tế nhập thực tế xuất với số lượng ghi trên phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Sau đó ghi số lượng thực nhập, thực xuất trên chứng từ đã được kiểm tra và thẻ kho. Các chứng từ được thủ kho phân loại riêng ra thành phiếu nhập, phiếu xuất để giao cho phòng kế toán theo định kỳ 1 tuần hoặc 10 ngày. Cuối tháng tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn ở thẻ kho. Số lượng tồn được tính theo công thức sau: Tồn kho cuối kỳ: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - xuất trong kỳ. Nhưng trên thực tế do số lượng chủng loại vật liệu ở Công ty Khoá Việt Tiệp rất lớn nên việc đối chiếu không được thực hiện hàng tháng mà chỉ thực hiện vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12. Thẻ kho do thủ kho lập, kế toán vật liệu kiểm tra và ký thẻ kho, thẻ kho mở ho từng loại vật tư. * ở phòng kế toán: Định kỳ 1 tuần hoặc 10 ngày, kế toán xuống kho nhận các chứng từ xuất nguyên vật liệu và cũng phải kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ có số oliệu ghi trên thẻ kho của thủ kho và ký xác nhận vào thẻ kho. Khi nhận được chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu kế toán tính số tiền trên các phiếu xuất theo phương pháp tính đơn giá bình quân gia quyền. + Từ các chứng từ nhập kho kế toán lên bảng kê nhập vật tư. Căn cứ để lập bảng kê nhập vật tư là các chứng từ thanh toán tiền và các phiếu nhập vật tư. Cách lập: Bảng kê nhập vật tư ở Công ty được tiến hành vào cuối tháng ghi số tiền nhập kho. - Cột nhóm vật tư: Ghi số ký hiệu của từng tài khoản căn cứ vào phân định khoản trên phiếu nhập kho. - Cột số phiếu nhập: Ghi số phiếu nhập trong tháng và ghi số hiệu tài khoản đối ứng với nợ TK 152 và TK 153. - Cột số tiền: Cộng số tiền trên phiếu nhập ghi có tài khoản liên quan cuối bảng kê tổng cộng số tiền nhập kho trong tháng của TK 152 và TK 153. Số liệu của bảng kê nhập vật tư được dùng vào bảng tổng hợp - nhập - xuất - tồn kho. Kết luận Để phát huy một cách có hiệu quả hiệu lực công cụ kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng phải luôn được hoàn thiện và cải tiến để phản ánh một cách chính xác đầy đủ tình hình biến động của nguyên vật liệu về mặt số lượng chất lượng chủng loại phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Mặc dù Công ty có vật liệu đa dạng nhiều chủng loại nhưng với sự năng động và sáng tạo của ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đã phát triển không ngừng cả về chiều rộng và chiều sâu đã đạt được những thành tích đáng kể và đặc biệt Công ty đã tạo điều kiện tốt nhất đảm bảo đầy đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với ngân sách Nhà nước. Cùng với sự phát triển của Công ty hệ thống quản lý và bộ máy kế toán, đặc biệt phần hành kế toán không ngừng nâng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh phục vụ kịp thời trong quá trình sản xuất. Song bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế đã trình bày ở trên nhưng trong thời gian tới Công ty sẽ khắc phục để hoàn thiện. Sau ba tháng thực tập ở Công ty do trình độ còn hạn chế kiến thức thực tế ít ỏi thời gian còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong và cảm ơn sự góp ý phê bình của thầy cô và các cô chú cán bộ của Công ty để báo cáo của em thực sự có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29621.doc
Tài liệu liên quan