Đề tài Tổ chức công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về thông tin kế toán kịp thời, chính xác và đầy đủ là hết sức cần thiết. Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý đơn vị ấy cho nên mỗi doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán khoa học sử dụng phương pháp, kỹ thuật hạch toán phù hợp, áp dụng hình thức kế toán tiên tiến,. sao cho thích ứng với đặc điểm, quy mô của đơn vị, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Công tác kế toán tiền lương góp phần cung cấp những thông tin về việc sử dụng lao động và phản ánh các khoản chi phí cho việc sử dụng lao động đó. Do vậy việc hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tiền lương là một trong những yếu tố tác động tích cực tới quá trình hoạt động của đơn vị. - Về công tác quản lý lao động: TỔNG CÔNG TY cần tổ chức hạch toán kịp thời, chính xác và đầy đủ thu nhập của CNVC. Quản lý lao động dưới góc độ về số lượng và chất lượng một cách chi tiết, phù hợp nhằm đem lại mức thu nhập của chính năng lực CNV đó. Ngoài ra cần có các chính sách, biện pháp khen, thưởng, kỷ luật với các CNV để từ đó thúc đẩy CB-CNV quan tâm, có trách nhiệm với công việc hơn. - Về vấn đề bộ máy kế toán của TỔNG CÔNG TY nên tinh giảm số lượng người một cách tối đa nếu có thể đồng thời trong điều kiện nếu TỔNG CÔNG TY tổ chức công tác kế toán bằng máy vi tính thì hệ thống chứng từ kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng phải được thay đổi. Trong chế độ chứng từ kế toán hiện hành chưa có những quy định về chứng từ trong điều kiện kế toán bằng máy vi tính.

doc69 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập với thị trường mẫu mốt của Thế giới. * Về thực trạng của ngành công nghiệp dệt may và những khó khăn của ngành : Sản phẩm công nghiệp may mặc phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, khoa học xã hội. Trong lịch sử, may mặc là ngành có đầu tư từ lâu và sản phẩm của nó cũng là nhu cầu của quảng đại quần chúng việc phát triển ngành công nghiệp dệt may là rất phù hợp với một nước có nền kinh tế chưa phát triển, hạn hẹp về vốn , mức sống người dân còn thấp nguồn lao động dồi dào. Đặc biệt với Việt Nam trong giai đoạn đầu thực hiện quá trình CNH. Thực trạng của ngành : Máy móc thiết bị của Ngành vẫn là chiếc máy may sử dụng lao động cường lực cùng với những đòi hỏi trong tiêu dùng ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn như máy vắt sổ, vắt gấu, căn chun, thùa khuy, đính cúc, hệ thống là hơi, may sản phẩm tự động. Nhà xưởng của doanh nghiệp may không đòi hỏi khắt khe cơ cấu, diện tích các khu vực cho sản xuất và quản lý không những bảo đảm tính hợp lý cho quy mô sản xuất mà còn cả về vận hành nội bộ, hơn nữa cảnh quan phải phù hợp với tính chất sản xuất. Nguồn lao động được chăm lo từ khâu tuyển chọn, đào tạo, thực hành, nhờ chế độ hợp đồng, nguồn lao động tự giác nâng cao tay nghề, có đội ngũ thợ lành nghề. * Những thử thách đối với ngành dệt may : Các doanh nghiệp được Nhà nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Sức ép cạnh tranh của thị trường tới từng chủ thể kinh doanh may mặc trong giai đoạn tới sẽ gia tăng ghê ghớm. Tranh khách, chèn ép giá ... Với chính sách gọi đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp may tư nhân, Công ty cổ phần xuất hiện ngày càng nhiều, các khu chế xuất, khu công nghiệp mới ra đời. Ngành may còn chịu hậu quả của cơ chế cũ : coi nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, do đó trong một thời gian dài chưa được chú ý đâỳ đủ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao . Nguyên nhân chính là hoạt động chủ yếu của ngành công nghiệp dệt may lâu nay là gia công cho nước ngoài, phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm, chưa được thực hiện rộng rãi. Bên cạnh đó thị trường trong nước kém phát triển, chưa ổn định. Vì thế công tác thị trường đang được các doanh nghiệp may Việt Nam hết sức coi trọng và nghiên cứu như : điều kiện kinh tế xã hội, dân số, khí hậu, thu nhập quốc doanh, thị hiếu ... để từ đó có định hướng tương đối chính xác, hạn chế rủi ro. Công tác tiếp thị rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là đối với thị trường mới, sản phẩm mới. Doanh nghiệp luôn mong muốn tìm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh còn khách hàng luôn lôn mong tìm đựoc sản phẩm hài lòng. 1.2.2bộ máy tổ chức Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty dệt may việt nam ---------------- Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban tổng giám đốc Ban TCHC Ban TCKT Ban KHTT Ban KTĐT Ban XNK Ban KHCNMT Các đơn vị Hạch toán phụ thuộc : CN Hải phòng, Đà nẵng, TP Hồ chí minh Các đơn vị hạch toán độc lập : May 10, Đức giang, Dệt Hà nội, Dệt */3 ...v.v Các đơn vị liên doanh liên kết tại các miền như : Donabo trang Các đơn vị hành chính sự nghiệp như : Viện mốt, Viện Kinh tế kỹ thuật dệt may 1.2.3 chức năng của các ban ngành * Ban Tổng giám đốc : Lãnh đạo chung về các mặt thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của toàn Tổng công ty đối với cơ quan chủ quản cấp trên. * Các Ban, phòng : - Ban Tổ chức – Hành chính : Chức năng nhiệm vụ : + Công tác tổ chức – quản lý Nghiên cứu, dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị thành viên phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nhà nước giao cho Tổng công ty trong từng thời kỳ, giai đoạn hoạt động cụ thể và phù hợp với quy định của pháp luật để Tổng giám đốc Tổng công ty báo cáo Hội đồng quản trị Tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ sung bộ máy quản lý và biên chế của cơ quan trình Hội đồng quản trị. Hướng dẫn các đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng, sửa đổi bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. + Công tác cán bộ : Nghiên cứu xây dựng quy chế phân cấp và quản lý cán bộ để TGĐ TCTy trình HĐQT phê duyệt và hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Thiết lập và quản lý hồ sơ cán bộ Cùng các đơn vị thành viên dự kiến việc sắp xếp đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ thuộc diện TCTy quản lý. Thực hiện thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cán bộ thuộc diện TCTy quản lý. + Công tác lao động tiền lương Hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện định mức lao động tổng hợp làm căn cứ xác định tổng quỹ tiền lương của đơn vị. Đề xuất đơn giá tiền lương cho các đơn vị Nghiên cứu xây dựng quy chế tiền lương tiền thưởng cho cơ quan văn phòng TCTy. + Công tác thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động : + Công tác hành chính tổng hợp, Quản trị, Thi đua khen thưởng, công tác Pháp chế v.v.... * Ban Kế hoạch thị trường : là bộ phân chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp cơ quan Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trên các lĩnh vực : Quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch được chia ra từng năm, thông tin quản lý, thông tin về năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, danh mục sản phẩm và dịch vụ ... Tổng hợp và xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch được chia ra từng năm của toàn Tổng công ty. Lĩnh vực thống kê : thường xuyên cập nhật các thông tin số liệu phản ánh hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Hướng dẫn báo cáo thống kê các đơn vị. Lĩnh vực thị trường Tổ chức thực hiện việc nghiên cứu thị trường tại các khu vực, thu thập các thông tin liên quan đến thị trường, xác định thị trường tiềm năng để tham mưu cho lãnh đạo trong việc định hướng sản xuất kinh doanh và đầu tư. Phối hợp với các đơn vị thành viên trong việc hoạt động quảng cáo cho TCTy và các đại lý bán hàng của các đơn vị thành viên. Cập nhật, nắm vững động thái giá cả thị trường đối với một số mặt hàng chủ yếu có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh trong TCTy. * Ban Tài chính kế toán : + Nghiên cứu hướng dẫn chế độ tài chính, kế toán, giá cả và tín dụng : Nghiên cứu cụ thể hoá để hướng dẫn cácđơn vị thành viên thực hiện các chế độ tài chính, kế toán, giá cả và tín dụng do Nhà nước ban hành. Nghiên cứu đề xuất với Nhà nước các giải pháp cơ chế chính sách về tài chính, kế toán giá cả và tín dụng phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Công tác quản lý vốn và tài sản : + Công tác giá cả : + Công tác kế toán : Tổ chức theo dõi việc thực hiện công tác kế toán ở các đơn vị thành viên. Tổ chức việc kiểm toán nội bộ của TCTy và các đơn vị thành viên, chỉ đạo công tác kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp và báo cáo kiểm kê theo định kỳ của Nhà nước. Xét duyệt báo cáo quyết toán của toàn Tổng công ty theo qui định của Nhà nước. * Ban Kỹ thuật đầu tư Là bộ phân chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu trong các lĩnh vực Kỹ thuật, Đầu tư, khoa học Công nghệ và môi trường. Theo dõi tình hình đầu tư của các doanh nghiệp thành viên, tổng hợp kế hoạch đầu tư và đầu tư của ngành. Thẩm định về các dự án đầu tư mới. Tiếp nhận và khai thác phân bổ sử dụng các nguồn vốn vay của Nhà nước (kết hợp với TCKT) Theo dõi tổng hợp tình hình về hệ thống quản lý chất lương và chất lượng sản phẩm. Quyết toán khối lượng xây dựng cơ bản và hoàn thành của các đơn vị thành viên. *Ban xuất nhập khẩu Tham mưu giúp việc TGĐ trong lĩnh vực hoạt động quan hệ quốc tế, thị trường ngoài nước, các chính sách thương mại đối với thị trường ngoài nước. Thực hiện nhiệm vụ xúc tiến xuất khẩu cho toàn Tổng công ty. Tiếp nhận, tổng hợp, xử lý thông tin liên quan đến thị trường ngoài nước, nhập khẩu hàng dệt may, nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may, máy móc thiết bị liên quan đến ngành. Tìm hiểu tiếp cận phân tích đánh giá những kênh phân phối cung ứng theo lãnh thổ trên thế giới nhằm thực hiện hoạt động môi giới thương mại giữa các doanh nghiệp trong nước với các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế. Thành lập các văn phòng đại diện tại các nước để trực tiếp tiếp cận và xâm nhập hàng của ta vào thị trường nước ngoài. Làm đầu mối giao dịch cho các đoàn nước ngoài vào Tổng công ty giao dịch và ký kết hợp đồng. 2.Giới thiệu về bộ máy kế toán Trong những năm gần đây , đất nước ta đang chuyển mình hoạt động theo cơ chế mới, cùng với sự ra đời của những chính sách, chế độ mới thích hợp của nhà nước, bộ mặt của đất nước ta đang thay đổi từng giờ. Trong sự nghiệp thay đổi này một phần đóng góp không nhỏ là của ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng. Hoạt động trong cơ chế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, vấn đề tất yếu là phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những vấn đề đó có thể hiện trên cơ sở hạch toán một cách chính xác, sử dụng tài sản vật tư, lao động ... hợp lý. Từ những yêu cầu trên doanh nghiệp phải có cái nhìn tổng hợp , chính xác không chỉ tổ chức ghi chép, phản ảnh một cách đầy đủ trung thực từng loại kế toán mà còn cả về mặt tính toán các chi phí đó bằng tiền theo đúng những nguyên tắc về đánh giá và phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh. 2.1Chức năng nhiệm vụ của bộ phận kế toán : 2.1.1Chức năng :Ban Tài chính kế toán là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho TGĐ và HĐQT về các lĩnh vực tài chính, tin dụng, kế toán, kiểm toán, giá cả trong các hoạt động Sản xuất kinh doanh , xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp tại các đơn vị thành viên, các đơn vị phụ thuộc và cơ quan Văn phòng của Tổng công ty. 2.1.2Nhiệm vụ thuộc chức năng tham mưu, đầu mối giúp lãnh đạo Tổng công ty về công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị thành viên : Nghiên cứu cụ thể hoá để hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các chế độ tài chính, kế toán giá cả và tín dụng do Nhà nước ban hành. Nghiên cứu đề xuất với Nhà nước các giải pháp cơ chế chính sách về tài chính, kế toán, giá cả và tín dụng để ban hành mới hoặc bổ sung sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn các đơn vị thành viên tổ chức bộ máy kế toán, áp dụng các hình thức kế toán và sổ sách kế toán phù hợp với thực tế và quy định của Điều lệ kế toán Nhà nước. 2.1.3Phối hợp với các ban chức năng trong Tổng công ty, xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch hoá trong toàn Tổng công ty. Hướng dẫn các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm. Tổng hợp kế hoạch tài chính của Tổng công ty. Phối hợp với Ban Kế hoạch thị trường giao kế hoạch tài chính hàng năm cho các đơn vị thành viên phù hợp với chỉ tiêu Nhà nước giao cho Tổng công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thành viên thực hiện tốt kế hoạch đã được Nhà nước giao cho Tỏng công ty. Công tác quản lý vốn và tài sản : Trên cơ sở dự án mẫu của Tổng công ty đã được Bộ Tài chính thông qua, hướng dẫn và xem xét qui chế tài chính của các đơn vị thành viên, các đơn vị phụ thuộc, các trung tâm, các Ban Quản lý dự án để trình Tổng giám đốc phê duyệt. Xây dựng dự án nhận vốn và các nguồn lực khác của Nhà nước, phương án giao vốn và các nguồn lực cho các đơn vị thành viên, phương án điều hoà vốn và nguồn lực giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để trình TGĐ trình HĐQT phê duyệt. Thực hiện giao vốn cho các đơn vị thành viên, giám sát và quản lý vốn của các đơn vị thành viên, phát hiện kịp thời những lệch lạc trong việc quản lý vốn nhằm giúp các đơn vị thành viên bảo toàn và phát triển vốn được giao.Thực hiện việc cấp phát và điều hoà vốn cũng như điều động tài sản giữa các đơn vị thành viên phù hợp với tình hình thực tế và phương án đã được HĐQT thông qua. Tham mưu theo dõi và hướng dẫn việc thanh lý, nhượng bán tài sản của các đơn vị thành viên theo qui đinh của Bộ tài chính, sự phân cấp của Tổng công ty cục quản lý Doanh nghiệp và chủ trương của Tổng giám đốc. Tham gia thẩm định các dự án đầu tư - liên doanh liên kết của các đơn vị thành viên và của cơ quan Tổng công ty – Xây dựng phương án huy động vốn, thẩm định các dự án vay vốn của các đơn vị thành viên để xem xét trình Lãnh đạo TCTy phê duyệt, bảo lãnh hoặc cho phép các đơn vị được thế chấp tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Tổ chức việc theo dõi và quản lý phần vốn góp liên doanh và phần vốn nhà nước tại các Công ty cổ phần. Tham gia xây dựng các qui chế tiền lương, các định mức tiền lương cho các đơn vị thành viên. Tham gia xây dựng các điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên. Xử lý các vướng mắc về tài chính của các đơn vị thành viên. Tổng hợp báo cáo tài chính hàng quí, sáu tháng, hàng năm để trình HĐQT và báo cáo với các cơ quan Nhà nước theo qui định. Công tác giá : Tham mưu Hội đồng giá của TCTy để xem xét định giá tài sản góp vốn liên doanh của các đơn vị thành viên, cơ quan Tổng công ty, giá của tài sản thanh lý – khung giá hàng xuất – hàng nhập. Công tác kế toán : Tổ chức theo dõi việc thực hiện công tác kế toán ở các đơn vị thành viên. Tổ chức việc kiểm toán nội bộ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, chỉ đạo công tác kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp và báo cáo kiểm kê theo định kỳ của Nhà nước. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán, xét duyệt báo cáo quyết toán Sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản và Sự nghiệp cho các đơn vị thành viên theo qui định. Tổng hợp báo cáo quyết toán của toàn Tổng công ty theo qui định của Nhà nước. Từng bước hiện đại hoá công cụ hạch toán kế toán của toàn Tổng công ty. Công tác tổ chức : Phối hợp với Ban Tổ chức – Hành chính, Trung tâm đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ kế toán trong toàn Tổng công ty. Tham gia việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần. Tham gia góp ý kiến để Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm kế toán trưởng các đơn vị thành viên theo qui định của điều lệ kế toán Nhà nước. Công tác khác : Quản lý, vận hành tin học, thống kê (có sự phối hợp của Ban KHTT). Đảm bảo hệ thống mạng của cơ quan Tổng công ty và toàn Tổng công ty. Đảm bảo kỹ thuật hệ thống mạng Hỗ trợ sử dụng, đào tạo và tư vấn về các hoạt động Tin học cho Văn phòng và các đơn vị thành viên. 2.1.3Nhiệm vụ thực hiện công tác tài chính, giá cả và hạch toán kế toán tại Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc. Công tác tài chính giá cả : Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc. Xây dựng phương án huy động và sử dụng vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập và gửi báo cáo tài chính của Văn phòng Tổng công ty theo qui định. Theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tài chính của Văn phòng Tổng công ty. Xây dựng kế hoạch và quản lý việc thực hiện các quỹ tập trung của Văn phòng Tổng công ty. Theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tài chính của các đơn vị phụ thuộc. Công tác kế toán : Tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động SXKD, đầu tư XDCB của Tổng công ty theo qui định của chế dộ kế toán Nhà nước. Chỉ đạo công tác kế toán, tổ chức việc kiểm tra thực hiện công tác kế toán của các đơn vị phụ thuộc. Lập báo cáo quyết toán quí, 6 tháng, năm củaTổng công ty theo chế độ Nhà nước qui định. Quyền hạn của Kế toán trưởng – Trưởng ban TCKT Kế toán trưởng thực hiện quyền hạn theo Điểu lệ Kế toán trưởng, Nhà nước ban hành. Ngoài ra có một số quyền hạn cụ thể của Trưởng ban Tài chính- Kế toán Tổng công ty. Được tham gia các cuộc họp giao ban của Tổng giám đốc để bàn giải quyết những nội dung có liên quan đến công tác của ban. Được mời các Kế toán trưởng, Trưởng phòng TCKT các đơn vị trong Tổng công ty họp bàn các chuyên đề về công tác tài chính, kế toán, hạch toán kinh tế chung toàn Tổng công ty theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc. Được đi kiểm tra hoặc cử cán bộ của ban TCKT đi kiểm tra công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị thành viên và yêu cầu các đơn vị thành viên báo cáo về hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị mình. Được tổ chức các cuộc họp, hội thảo mời giám đốc, kế toán trưởng các đơn vị thành viên để rút kinh nghiệm quản lý theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc. Ký xác nhận quyết toán cho các đơn vị thành viên, các đơn vị phụ thuộc hàng năm. Được tham gia các Hội đồng của Tổng công ty như : Hội đồng giá, Hội đồng lương, Hội đồng thi đua khen thưởng .... 3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán : Tại Văn phòng Tổng công ty có phòng kế toán nằm trong Ban Tài chính kế toán được bố trí như sau : Ban TCKT – Kế toán trưởng Tổ quản lý Ngành Phó Ban TCKT-Phòng KTTC K.toán t.toán đối ngoại chi phí KT quỹ TCNH T.toán khác KT mua hàng và công nợ mua hàng KT bán hàng và công nợ bán hàng KT TSCĐ XDCB vốn và các quỹ KT tổng hợp, quản lý các đơn vị p.thuộc Hiện nay Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số dư và số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Đối chiếu,kiểm tra II - Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng công ty dệt-may việt nam 2.1 Lao động và công tác hạch toán lao động tại Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam Tổng số lao động của tổng công ty hiện nay là 510 người . Mọi công nhân viên của tổng công ty đều làm việc theo lịch thời gian như chế độ qui định:8 tiếng/ngày,5ngày/1tuần được nghỉ thứ 7 và chủ nhật.Ngày và giờ làm việc của mỗi công nhân đều được các tổ trưởng chấm công vào “Bảng chấm công” một cách công khai và đều đặn.Đây là cơ sở để kế toán lương tính toán tiền lương phải trả cho mỗi người lao động. Các nhân viên quản lý và số lao động phục vụ là bộ phận tương đối ổn định về số lượng và thời gian lao động. 2.2 Hình thức tính,trả lương cho cán bộ công nhân viên ở Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam 2.2.1 Nguyên tắc chung Trả đủ lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của tổng công ty theo chế độ nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi cán bộ,công nhân đang hưởng theo nghị định 26/CP ngày 25/5/1993 và thông tư 04/LB.LĐTBXH hướng dẫn sửa đổi mức lương tối thiểu. . 2.2.2 Hạch toán số lượng lao động. Hạch toán số lượng lao động là việc theo dõi kịp thời,chính xác tình hình biến động tăng giảm số lượng lao động theo từng loại lao động trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời. Số lao động công nhân viên tăng thêm khi tổng công ty tuyển dụng thêm lao động,chứng từ là các hợp đồng Số lao động giảm khi lao động trong tổng công ty thuyên chuyển công tác,thôi việc,nghỉ hưu,nghỉ mất sức. 2.2.3 .Hình thức tính và trả lương ở Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam áp dụng hình thức trả lương là hình thức trả lương theo thời gian ,tiền lương của họ được tính theo thời gian làm việc thực tế với công thức: Hệ số cấp bậc x 210.000 Số ngày làm việc thực tế x 22 = Tiền lương thời gian Trong tiền lương còn có một bộ phận là phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho những cán bộ quản lý.Bậc phụ cấp được qui định như sau: 0,10:Đối với tổ trưởng . 0,30:Đối với phó quản đốc,phó phòng 0.40:Đối với quản đốc Số tiền phụ cấp trách nhiệm được tính theo công thức: Bậc phụ cấp trách nhiệm x Mức lương tối thiểu Số tiền phụ cấp trách nhiệm = Việc trả lương cho công nhân viên của tổng công ty được chia ra làm 2 kỳ: +Kỳ 1:Vào ngày 30 hàng tháng tạm ứng 50 % tổng tiền lương. +Kỳ 2:Vào ngày 10 tháng sau,thực hiện việc trả nốt tiền lương còn lại sau khi trừ đi các khoản 5% BHXH,1%BHYT,và cáckhoản ốm đau thai sản. Kế toán tiền lương và trích BHXH,BHYT,KPCĐ Để hạch toán tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn kế toán lương ở Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam sử dụng các TK sau: TK 334:Phải trả công nhân viên TK 338:Phải nộp,phải trả khác Trong đó chi tiết TK 338 gồm: TK 3382:KPCĐ TK 3383:BHXH TK 3384:BHYT TK 335:Chi phí phải trả. ............. .............. Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng những chứng từ và sổ kế toán như chế độ qui định. Chứng từ xác định tiền lương là Bảng chấm công của tổ.Bảng chấm công là chứng từ theo dõi thời gian làm việc của mỗi nhân viên,bảng chấm công được lập theo từng tổ và do tổ trưởng chấm.Cuối tháng bảng chấm công được gửi lên cho phòng tổ chức xét duyệt và là cơ sở để lập bảng thanh toán lương cho từng tổ.Ta có Bảng Chấm Công tháng 1/2002 của phòng kế toán như sau: Bảng chấm công Tháng 1 năm 2002 Số TT Họ và tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 ... 28 29 30 31 Số ngày công Số công nghỉ k0 lương Số công hưởng BHXH 1 Cao Thị Khuê 3.05 X x x / ... x x X x 23 2 Nguyễn Kim Hồng 3.05 X x x \ ... x x X x 23 3 Lê Hồng Hạnh 2.49 X x x / ... x x X x 23 4 Nguyễn Thu Hà 2.49 X x x \ ... x x X x 23 5 Hứa Thúy Hải 2.49 X x x / ... x x X x 23 6 Quách Quỳnh Thơ 2.26 X x x \ ... x x x x 23 7 Hoàng Tuấn Long 2.26 X x x / ... x x X x 23 8 Nguyễn Văn Phong 2.26 X x x \ ... x x X x 23 9 Ngô Thế Mạnh 2.04 X x x / ... x x X x 23 10 Nguyễn Thị Mùi 2.04 X x x \ … X x x x 23 Cộng - - Bảng chấm công Tháng 1 năm 2002 Phòng bảo vệ Số TT Họ và tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 ... 28 29 30 31 Số ngày công Số công nghỉ k0 lương Số công hưởng BHXH 1 Lê Quốc Hợp 205 X x x / ... x x X x 23 2 Đoàn Xuân Thành 2.05 X x x \ ... 0 0 x x 20 3 3 Ngô Văn Sáng 2.49 X x x / ... x x X x 23 4 Phạm Đăng Sinh 2.49 X x x \ ... x x X x 23 5 Nguyễn Mạnh Tuyến 2.49 X x x / ... x x X x 23 6 Âu Dương Đức 2.26 X x x \ ... x x x x 23 7 Hoàng Tuấn Long 2.26 X x x / ... x x X x 23 8 Nguyễn Văn Phong 2.26 X x x \ ... x x X x 23 Cộng - 3 *Cách tính lương phải trả và bảo hiểm xã hội phải trả cho nhân viên: Căn cứ vào bảng chấm công ta tính lương tháng của từng người. Ví dụ: Tính lương tháng 1/2002 của chị Quách Quỳnh Thơ.Số ngày làm việc của chị tháng này là 23 ngày và bậc lương của chị hiện nay là 2,26. Ta có = Lương tháng 1 Ngày làm việc thực tế tháng 1 x Cấp bậc lương x Mức lương tối thiểu Số ngày làm việc chế độ tháng *Lương kỳ I=Lương cấp bậc x Mức lương tối thiểu x 50% Lương kỳ I của chị Thơ=2,26 x 210.000 x 50%=237.300 (đồng) Trong đó: +6% BHX H,BHY T=(Lương cấp bậc x 210.000 + Phụ cấp) x 6% +1% KP CĐ =(Lương cấp bậc x 210.000 +Phụ cấp trách nhiệm)x1% Phụ cấp trách nhiệm=Bậc trách nhiệm x 210.000 Theo cách tính như trên ta có lương kỳ II của chị Thơ= - 273.300-(2.46x210.000)6%-(2.46 x 210.000)1%+(0.2 x 210.000 23 x 22 2,26x210.000 =264.711 (đồng) Vậy thu nhập tháng 1 của chị Thơ=Lương kỳ I + Lương kỳ II =237.300 + 264.711 = 502.011(đồng) Tương tự với cách tính như trên ta tiến hành tính tiền lương trong tháng của tất cả mọi người trong tổ. Trong trường hợp nếu có phát sinh làm ca 3 thì một ca ba hưởng 30% ngày lương. Ngoài việc tính toán tiền lương theo quy định cho người lao động,tổng công ty còn thanh toán cho cán bộ công nhân viên các khoản sau: +Chi trả tiền lương nghỉ phép cho nhân viên trong tổng công ty: Tiền lương nghỉ phép=Lương 1 ngày công x Số ngày nghỉ phép Thực tế tổng công ty thanh toán lương nghỉ phép cho nhân viên là nghỉ ngày nào theo chế độ qui định ) trả ngày đó chứ không được trích trước lương nghỉ phép.Cụ thể: Trong tháng1 năm 2002 anh Đoàn Xuân Thành của tổ bảo vệ nghỉ 3 ngày do đó anh được lĩnh thêm tiền lương nghỉ phép 3 ngày của tháng 1 là: 12.435 x 3=37.309(đồng) +Chi phụ cấp: Đối với phụ cấp lãnh đạo,trách nhiệm trong tổng công ty.Được tính toán dựa vào hệ số cấp bậc của nhà nước qui định: Mức phụ cấp=Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp theo qui định Sau khi đã tính tiền lương,phòng kế toán lập bảng thanh toán tiền lương kỳ I và kỳ II của từng tổ.Ví dụ ta có bảng thanh toán lương kỳ I tháng 1 năm 2002 của phòng kế toán 1 như sau: Lương kỳ I Tháng 1 năm 2002 phòng kế toán 1 STT Họ và Tên Lương cơ bản Số ngày công Số tiền Ký nhận 1 Cao Thị Khuê 3.05 23 320.250 2 Nguyễn Kim Hồng 3.05 23 320.250 3 Lê Hồng Hạnh 2.49 23 261.450 4 Nguyễn Thu Hà 2.49 23 261.450 5 Hứa Thúy Hải 2.49 23 261.450 6 Quách Quỳnh Thơ 2.26 23 237.300 7 Hoàng Tuấn Long 2.26 23 237.300 8 Nguyễn Văn Phong 2.26 23 237.300 9 Ngô Thế Mạnh 2.04 23 214.200 10 Nguyễn Thị Mùi 2.04 23 214.200 Cộng 2.565.150 Bảng thanh toán lương kỳ II Tháng 1/2002 phòng kế toán 1 STT Họ và tên Bậc lương Ngày công TT SX Phụ cấp TN Tiền NHD 1% KPCĐ Ca 3 Tiền Lương Nộp 6% Bổ xung Thu nhập Trừ Lương kỳ I Lương kỳ II LCB LBH 1 Cao Thị Khuê 3.05 3.05 23 0.00 0 0.00 6.405 0.00 0 669.614 38.430 0 624.779 0 320.250 304.529 2 Nguyễn Kim Hồng 3.05 3.05 23 0.00 0 0.00 6.405 0.00 0 669.614 38.430 0 624.779 0 320.250 304.529 3 Lê Hồng Hạnh 2.49 2.49 23 0.00 0 0.00 5.229 0.00 0 546.668 31.374 0 510.065 0 261.450 348.615 4 Nguyễn Thu Hà 2.49 2.49 23 0.00 0 0.00 5.229 0.00 0 546.668 31.374 0 510.565 0 261.450 348.615 5 Hứa Thúy Hải 2.49 2.49 23 0.00 0 0.00 5.229 0.00 0 546.668 31.374 0 510.565 0 261.450 348.615 6 Quách Quỳnh Thơ 2.26 2.26 23 0.20 42.000 0.00 5.166 0.00 0 496.173 30.996 0 520.011 0 237.300 264.711 7 Hoàng Tuấn Long 2.26 2.26 23 0.00 0 0.00 4.746 0.00 0 496.173 28.476 0 462.951 0 237.300 225.661 8 Nguyễn Văn Phong 2.26 2.26 23 0.00 0 0.00 4.746 0.00 0 496.173 28.476 0 462.951 0 237.300 225.661 9 Ngô Thế Mạnh 2.04 2.04 23 0.00 0 0.00 4.248 0.00 0 447.873 25.704 0 417.885 0 214.200 203.695 10 Nguyễn Thị Mùi 2.04 2.04 23 0.00 0 0.00 4.248 0.00 0 447.873 25.704 0 417.885 0 214.200 203.695 Cộng 42.000 _ 51.651 _ _ 5.363.497 310.338 _ 5.043.436 _ 2.56.150 2.478.286 Sổ tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 1 năm 2002 Phòng kế toán STT đơn vị Lương kỳ I Lương kỳ II Lương TN Ca 3 6%(BHXH ,BHYT) 1% KPC Đ Tổng lương Thực lĩnh 1 .................. 2.907.450 2.920.961 168.000 0 358.974 59.829 6.097.214 2 ..................... 1.86.950 1.814.873 63.000 0 225.414 37.569 3.861.806 3 ................... 2531.550 2.426.803 21.000 0 305.046 50.841 5.293.240 4 Phòng TCKT 1 2.565.150 2.478.286 42.000 0 310.338 51.651 5.363.425 5 ............... 3.057.600 2.927.029 21.000 0 368.172 61.087 6.393.163 6 ................. 3.293.850 3.151.680 21.000 0 396.522 66.087 6.887.139 7 ............... 3.396.750 3.249.529 21.000 0 408.870 68.145 7.102.294 8 .............. 3.378.900 3.085.784 21.000 0 388.206 64.701 6.896.591 9 ................ 1.905.750 1.831.725 21.000 0 229.950 38.325 3.984.750 10 ................. 3.270.750 3.132.235 21.000 0 391.230 65.625 6.838.840 Tổng 28.154.700 27.018.905 420.000 - 3.382.772 563.860 58.718.462 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 1 năm 2002 phòng kế toán STT Ghi có TK Đối tượng sd (Ghi Nợ các TK) TK 334-Phải trả CNV TK 338-Phải trả,phải nộp khác TK 335 Tổng cộng Lương Phụ cấp Khoản khác Cộng có TK 334 KPCĐ (3382) BHYT,BHXH (3383),(3384) Cộng Có TK 338 1 2 3 4 5 6 7 9 10 11 12 Phòng TCKT 1 5.363.425 5.363.425 51.651 310.338 361.989 ..... 3.057.600 3.057.600 61.087 368.172 429.259 ..... 3.293.850 3.293.850 66.087 396.522 462.609 ...... 3.396.750 3.396.750 68.145 408.870 477.015 ....... 3.378.900 3.378.900 64.701 388.206 452.907 ....... 1.905.750 1.905.750 38.325 229.950 268.275 .......... 3.270.750 3.270.750 65.625 391.230 456.855 ........... 6.097.214 6.097.214 59.829 358.974 418.803 ............ 3.861.806 3.861.806 37.569 225.414 262.983 ............ 5.293.240 5.293.240 50.841 305.046 355.887 ................. Tổng cộng Sổ cái tài khoản 334 tháng 1 năm 2002 Số dư đầu kỳ:0 Đơn vị: Đồng Chứng từ Diễn Giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Trợ cấp bảo hiểm xã hội 111 2.032.984 Thưởng cán bộ nhân viên 111 1.035.000 tổng hợp lương và bảo hiểm xã hợi Tạm ứng 141 31.896.365 Khấu trừ 2.131.228 +5%bảo hiểm xã hội +1%bảo hiểm y tế Phát sinh có 37.095.557 Phát sinh nợ 37.095.557 Sổ cái tài khoản 338 tháng 1 năm 2002 Số dư đầu kỳ:0 Đơn vị: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số BHXH trợ cấp CBNV 334 2.032.984 Tổng hợp BHXH,BHYT,KPCĐ +3382(550.968) +3383(619.584) 111 3.301.780 +3384(2.131.228) Phát sinh có 5.334.764 Phát sinh nợ 5.334.764 Việc trích tính BHXH,BHYT,KPCĐ tại Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam. Theo qui định của nhà nước về việc trích lập quỹ bảo hiểm xã hội, Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam trích lập như sau: *Phần bảo hiểm xã hội tính vào chi của tổng công ty BHXH=15% theo lương cơ bản của nhân viên.Trong đó người sử dụng lao động 10%,người lao động nộp 5%.Số tiền này được sở thương binh xã hội quản lý Ngoài ra tổng công ty phải trích 5% tiền lương trên tổng quỹ lương,khoản này do người sử dụng lao động chia tổng công ty với sự tham gia của tổ chức công đoàn được nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng một bộ phận quĩ BHXH để chi trợ cấp cho nhân viên đang làm việc tạm thời,phải nghỉ việc do đau ốm,thai sản..Cuối tháng,tổng công ty phải quyết toán,số tiền với cơ quan cấp trên và BHXH phải trả trực tiếp nhân viên: Tổng công ty còn phải trích 3% trên tổng quỹ tiền lương của mình cho BHYT Trong đó người sử dụng lao động chịu 2% và người lao động nộp 1% còn lại Để nộp KPCĐ cấp trên thì tổng công ty phải trích 2% trên tổng quỹ lương do người sử dụng lao động nộp.Trong đó 1% để lại công đoàn cơ sở để chi cho họp hành. Như vậy người lao động phải nộp bảo hiểm xã hội là 6% tiền lương của mình và nhà máy phải nộp là 19% trên tổng quỹ lương của nhà máy. Hiện nay,tại Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam tính lương nghỉ BHX H như sau: +Nghỉ do ốm đau:Được hưởng 75% tổng lương. +Nghỉ do sinh đẻ:Được hưởng 100% tổng lương. +Làm thêm giờ,làm ca 3:Được hưởng 35%/1 ngày lương. Ta có mẫu Bảng chấm công được phụ cấp như sau: Trích, Bảng chấm công được phụ cấp Tháng 1 năm 2002 Phần I - Chấm công Số TT Họ và tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng Cộng số ngày trực 1 2 3 4 ... 28 29 30 31 Ngày thường Ngày chủ nhật, lễ Tổng số 1 Ng. Ngọc Nga 2 L C T T 3 2 5 … … … … … … … … … … … … … … Cộng Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công Bảng thanh toán phụ cấp Tiền làm thêm giờ Tháng 1/2002 Số 15 STT Họ và tên Cấp bậc lương Phần thanh toán Phụ cấp trực mức 15.000đ Phụ cấp trực mức 20.000đ Phụ cấp trực mức 25.000đ Tổng Tiền lương làm thêm việc thêm ngoài giờ tiêu chuẩn Tổng số tiền được lĩnh Ký nhận Số ngày Thành tiền Số ngày Thành tiền Số ngày Thành tiền Ngày Tiền Ngày thường Ngày chủ nhật, lễ, tết Ngày Thành tiền Số ngày Thành tiền A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Ng. Ngọc Nga 2 1 15.000 2 50.000 6 60.000 125.000 Cộng 15 225.000 10 200.000 30 750.000 55 200.000 1.375.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ: Một triệu ba trăm bảy lăm ngàn đồng) Người lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị Kế toán tổng công ty tiến hành lập bảng tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHXH ở Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam trong Quí 3+4 năm 2001 Bảng tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHX H Quí 3+4 năm 2001 STT Các phòng ban Số ngày nghỉ và tiền trợ cấp Số tiền trong quí Ghi chú Bản thân ốm Nghỉ trông con ốm Nghỉ KHHGĐ Nghỉ sinh con,sảy thai… Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Trợ cấp 1 lần Trong quí Luỹ kế Trong quí Luỹ kế 1 ban TCHC 13 15 116.059 3 7 27.166 143.225 2 banKHTT 158 313 1.615.392 1.615.392 3 banXNK 50 323.211 18 145.302 225 2.688.481 826.560 3.983.554 4 banTCKT 112 110 847.427 19 62 129.974 6 40.900 98 1.096.394 290.880 2.364.675 5 Các phòng ban khác 108 49 1.028.824 50 519.231 141 1.636.394 227.520 3.411.969 Cộng 441 487 3.930.913 90 69 821.673 6 464 5.421.269 1.344.960 11.518.815 Báo cáo chi chế độ trợ cấp ốm đau,thai sản Quí 3+4 năm 2001 STT Chế độ trợ cấp BHXH Số người Số ngày Số tiền Cơ quan BHX H duyệt Trong kỳ Luỹ Kế Số người Số ngày Số tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 I Trợ cấp ốm đau 4.752.586 10.973.165 28 508 4.580.109 -Bản thân ốm 20 441 3.930.913 8.877.299 19 412 3.717.536 -Nghỉ trông con ốm 8 90 821.673 8 90 821.673 -KHH GĐ 1 6 40.900 II Thai sản 6.766.229 15.482.105 8 477 6.990.521 -Khám thai -Nghỉ đẻ,xảy thai.. 7 464 5.421.269 13.029.785 8 477 5.587.961 -Trợ cấp khi sinh 1.344.960 2.452.320 1.402.560 Cộng 995 11.518.815 26.455.270 36 985 11.570.630 phiếu thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội (Nghỉ ốm,trông con ốm,thực hiện KHHGĐ) Họ và tên:Nguyễn Thu Phương Chức vụ : Nghề nghiệp:nhân viên Đơn vị công tác:................... Thời gian đóng BHXH: Tiền lương đóng BHXHcủa tháng trước khi nghỉ: Số ngày được nghỉ:19 Trợ cấp: Mức 75% x 19 ngày =153.111(đồng) Cộng(Bằng chữ):Một trăm năm ba nghìn một trăm mười một đồng Ngày 11 tháng11 năm 2001 Người lĩnh tiền Kế toán BCHCĐ cơ sở Thủ trưởng đơn vị Trưởng phòng TCLĐ Đơn vị:Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam Bộ phận:....... Mẫu số:03-LĐTL Ban hành theo QĐ số:1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội Số:1 Họ và tên: Nguyễn Thu Phương Tuổi:39 Tên cơ quan y tế Ngày tháng năm Lý do Số ngày cho nghỉ Y Bác sĩ ký tên Số ngày thực nghỉ Xác nhân của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến hết ngày BV Việt Đức Bản thân ốm 19 22/10 9/11 Phần phía sau của trang giấy phiếu này là phần thanh toán do kế toán thực hiện khi phiếu được gửi kèm theo bảng chấm công,giấy khám bệnh của phòng ban có người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội đó Phần thanh toán Số ngày tính BHXH Lương bình quân 1 ngày % tính bảo hiểm xã hội Số tiền hưởng bảo hiểm xã hội 1 2 3 4 19 75% tổng lương 153.111(đồng) Trưởng ban BHX H (Ký,họ tên) Ngày 11 tháng 11 năm 2001 Kế toán BHXH (Ký,họ tên) Cuối tháng kế toán tập hợp các phiếu nghỉ hưởng BHXH lên phòng kế toán và để đến cuối quý tiến hành lập bảng tổng hợp ngày nghỉ và cấp BHXH để thanh toán BHXH cho người lao động. Ta có Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội Tháng 1 năm 2002 STT Họ và tên Lương cơ bản Số ngày nghỉ và tiền trợ cấp ... Tổng số Cơ quan BHXH duyệt Ký nhận Bản thân ốm Nghỉ con ốm Nghỉ thai sản Số ngày Tiền trợ cấp Số ngày Tiền trợ cấp Số ngày Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Ngày Tiền 1 Nguyễn Thu Phương 1.94 19 153.111 0 0 0 0 19 153.111 2 Trần Thị Nga 2.67 7 76.763 7 76.763 3 Quách Quỳnh Thơ 2.02 0 0 0 0 26 290.880 26 290.880 4 Đầm Xuân Thành 1.64 0 0 0 0 18 163.495 18 163.495 ...... …….. Cộng 26 44 70 684.349 Ngày 2 tháng 1 năm 2002 Kế toán lương Kế toán trưởng Tổng số tiền bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn sẽ được sử dụng như sau: Theo qui định của công ty BHXH thì tổng công ty phải nộp tất cả BHXH là 20% cho công ty BHXH (gồm 15% BHXH tính vào chi phí hoạt động và 5% thu của cán bộ ,nhân viên-Theo tiền lương cơ bản)cụ thể toàn tổng công ty phải nộp là: 168.306.600 x 20%=33.661.320 (đồng) Số tiền này nộp cả cho công ty bảo hiểm và hàng tháng khi có nghiệp vụ phát sinh như : ốm đau,thai sản.Tổng công ty ứng trước chi trả cho cán bộ nhân viên,đến cuối tháng tổng công ty chuyển chứng từ lên cho cơ quan bảo hiểm để thanh toán trả lại cho tổng công ty nếu chứng từ đó hợp lệ. Số BHYT 3% theo lương cơ bản của cán bộ nhân viên để mua thẻ BHYT cho nhânviên cụ thể là: 168.306.600 x 3%=5.049.198 (đồng) Trong 3% BHYT đó thì có 2% trích vào chi phí hoạt động của tổng công ty còn lại thu của cán bộ nhân viên Số KPCĐ là 2% trên tổng quỹ lương của tổng công ty được tính vào chi phí hoạt động trong đó 1% nộp cho công đoàn cấp trên và 1% để công đoàn cơ sở chi dùng,cụ thể nộp cho công đoàn cấp trên là: 168.306.600 x 1%=1.683.066 (đồng) và để lại cho cơ sở là 1.683.066 đồng. * Qua các cơ sở đã trình bầy ở trên và các bảng thanh toán lương,các khoản phụ cấp lương của các phòng ban ta đi đến bảng tổng hợp thanh toán lương cho tháng 1 năm 2002 Bảng tổng hợp lương kỳ II tháng 1/2002 của Tổng công ty dệt-may việt nam Số TT phòng -ban Lương chính Tổng cộng Các khoản phải trừ Tổng cộng các khoản phải trừ Ngày nghỉ Hưởng BHXH Lương kỳ II Ký nhận Lĩnh kỳ I Tiền nhà Tiền điện Tiền BHYT Tiền BHXH Trừ khác BHXH K0 chi Nghỉ K0 lương ốm Thai sản 1 Kế hoạch tổng hợp 5.438.000 5.438.000 2.106.000 163.140 1.087.600 2.310.600 3.332.000 2 Tổ chức cán bộ 4.673.000 5.799.000 2.679.400 140.190 934.600 1.838.400 3.119.600 3 Phòng thuế 8.488.200 9.040.200 4.444.100 254.646 1.697.640 3.773.400 4.596100 4 HCQT 5.522.400 5.702.400 3.421.400 165.672 1.104.480 3.757.400 11 120.000 2.281.000 5 Vật tư 7.507.400 7.507.400 3.580.000 225.222 1.501.480 1.727.000 ......... 6 Bảo vệ 3.463.800 3.535.800 2.121.400 103.914 692.760 2.360.200 .... 7 Y Tế 1.005.400 1.005.400 586.400 30.162 201.080 635.600 ......... 8 Phòng XNK 42.639.600 42.739.600 22.590.000 1.279.188 8.527.920 2.447.800 ....... 9 Phòng KTTC 58.718.462 58.974.000 30.342.000 1.761.553 11.743684 5.502.000 26 44 684.249 ....... 10 Phòng quản lý 38.505.800 38.605.800 15.288.000 1.155.174 7.701.160 6.835.000 ........ 11 Phòng KTĐT 10.963.400 10.963.400 5.342.000 328.902 2.192.68 3.391.000 ..... 12 Phòng Thị trường 4.732.800 4.732.800 2.288.000 141.984 946.560 5.471.300 ...... 13 Phòng Nghiên Cứu 7.746.600 7.746.600 3.144.000 232.398 1.549.320 3.352.000 ..... 14 Đội XDCB 5.022.000 5.122.000 3.216.000 150.660 1.004.400 3.526.200 ..... Cộng 145.708.400 168.306.600 91.183.000 5.049.198 33.661.320 20.527.000 37 44 768249 77.123.600 2.4 Hạch toán chi tiết về tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.4.1. Kế toán tiền lương phải trả và trích BHXH, KPCĐ, BHYT. Qua bảng tổng hợp thanh toán lương, BHXH cuối tháng kế toán phản ánh vào sổ kế toán như sau: 1. Hàng tháng trên cơ sở tính toán lương phải trả CBCNV kế toán ghi: Nợ TK 622 : 168.306.600 Có TK 334 : 168.306.600 2. Số BHXH mà tổng công ty phải trực tiếp trả cho CBCNV trong tháng (trường hợp trong tháng CNV bị ốm đau, con ốm,...) kế toán ghi: Nợ TK 334 : 33.661.320 Có TK 338(3383) : 33.661.320 3. Ngày 15 trong tháng tổng công ty tạm ứng lương kỳ I cho CBCNV: Nợ TK 334 : 91.183.000 Có TK 111 : 91.183.000 4. Từ ngày mồng 1 đến 5 tháng sau kế toán xác định đúng các khoản khấu trừ vào lương, vào thu nhập như BHXH, BHYT, tạm ứng. Nợ TK 334 : 14.877.594 Có TK 338 : 14.877.594 Trong đó: TK 3382 : 3.366.132 TK 3383 : 8.415.330 TK 3384 : 3.366.132 Có TK 312 : 83.183.000 5. Tiến hành thanh toán lương kỳ II cho CBCNV trong tổng công ty kế toán ghi: Nợ TK 334 : 77.123.600 Có TK 111 : 77.123.600 6. Chi tiết BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào các chi phí hoạt động của tổng công ty , kế toán ghi: Nợ TK 627 : 14.877.594 Có TK 338 : 14.877.594 Chi tiết: TK 3382 : 3.366.132 TK 3383 : 8.415.330 TK 3384 : 3.366.132 7. Khi tổng công ty chuyển tiền nộp BHXH, nộp tiền mua thẻ BHYT cho CBCNV, và KPCĐ cho cấp trên kế toán ghi: Nợ TK 338 : 14.877.594 Có TK 111: 14.877.594 8. 1% KPCĐ để lại cho cơ sở kế toán ghi: Nợ TK 3382 : 1.683.066 Có TK 111 : 1.683.066 9. Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho tổng công ty để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH, kế toán ghi: Nợ TK 111 : 2.382.500 Có TK 338 : 2.382.500 Chương III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng công ty dệt-may việt nam I- nhận xét Đánh giá chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Tổng công ty dệt-may việt nam Trong công tác tổ chức hạch toán kế toán, Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc với quy định của chế độ về hệ thống chứng từ, sổ sách về tiền lương, không ngừng kiện toàn bộ máy kế toán. Việc ghi sổ được kế toán tiến hành thực hiện ngay sau mỗi khoảng thời gian quy định cho việc hạch toán, ghi sổ. Việc tổ chức công tác kế toán tiền lương có thể nói đã được thống nhất từ giám đốc quản lý cho tới các CBCNV. Các nội dung phần hành kế toán được giao cho từng người cụ thể, kế toán viên đã hỗ trợ tích cực cho kế toán tổng hợp hoàn tất sổ sách. Trong công tác tổ chức hạch toán lao động và tiền lương tổng công ty đã có một số kinh nghiệm và cố gắng trong việc xây dựng hình thức trả lương cho CBCNV và người lao động. Là một tổng công ty sản xuất các sản phẩm là dệt may xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, do đó việc khuyến khích động viên CBCNV ham mê, có trách nhiệm với nhiệm vụ đã được tổng công ty thực hiện nghiêm túc thông qua các phương thức trả lương. Tổng công ty đã quy định trả lương cho CBCNV ở các khoa phòng theo hình thức trả lương thời gian mà đã được Nhà nước ban hành, song việc thực hiện hình thức này không tạo cho ban lãnh đạo chủ động trong công việc, họ vẫn ỷ lại theo mức lương cố định và số tiền phụ cấp thêm. Do đó công tác điều hành không đạt hiệu quả cao nhất và CBCNV dưới quyền cũng không phát huy hết khả năng tiềm tàng, để nâng cao hiệu quả làm việc (NSLĐ) của họ. II - Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Tổng công ty dệt-may việt nam. Bên cạnh những mặt tích cực thì nó phải là mặt tiêu cực cận kề. Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán tiền lương nói riêng của tổng công ty còn có nhiều tồn tại phải giải quyết. Vấn đề 1: Về công tác quản lý lao động. Trong vấn đề này, việc quản lý lao động ở tổng công ty thực hiện hầu như là ở phòng tổ chức cán bộ. Các chứng từ, sổ sách về sự biến động số lượng lao động đều được cán bộ ở phòng TCCB lập và quản lý. Như vậy công tác quản lý lao động dưới góc độ thời gian làm việc rất khó được xác định thông qua “Bảng chấm công” chỉ theo dõi ngày công làm việc mà không theo dõi được số giờ làm việc (có thể có trường hợp làm thêm giờ) để phòng kế toán tính lương phải trả. Do đó việc trả lương chưa chính xác so với thời gian thực tế đi làm của CNV. Quản lý lao động dưới góc độ về số lượng và chất lượng công việc, hiệu quả lao động chỉ được đánh giá trên tổng số doanh thu thu được của các phòng ban, chứ không xác định được của từng CNV. Do đó rất khó xác định lương chính xác để khuyến khích, động viên những CNV làm việc năng nổ, và tiền lương được trả sẽ không xứng với sức lực mà họ đã bỏ ra. Do đó có nhiều hạn chế trong cách sử dụng nguồn nhân lực. - Vấn đề 2: Về quản lý bộ máy kế toán của tổng công ty . Như hiện nay bộ máy kế toán của tổng công ty quá cồng kềnh,tổng công ty đã có xu hướng chuyển sang hình thức kế toán máy vi tính, các thiết bị máy móc đã được mua sắm và lắp đặt nhưng tổng công ty vẫn chưa xác định được hướng thay đổi sổ sách và sắp xếp lại lao động kế toán. Do đó không tận dụng được công suất hoạt động của máy . Đây là một tồn tại mà tổng công ty cần giải quyết trước mắt nhằm không ngừng hoàn thiện công tác kế toán của tổng công ty nói chung và công tác kế toán tiền lương nói riêng. Ngoài ra, công tác thanh toán lương cho CBCNV ở tổng công ty còn có sự phức tạp, cồng kềnh về các khoản thu nhập thêm của CBCNV như: tiền trợ cấp thường trực chuyên môn, tiền làm thêm giờ,... Kế toán thanh toán đã tách các khoản thu nhập này ra tiền lương chính. Như vậy ta thấy kế toán thanh toán lương sẽ phải làm việc nhiều lần mới hoàn tất các khoản phải trả CNV và vào sổ chứng từ ghi sổ. Đó là một vấn đề bức thiết mà tổng công ty cần có kế hoạch hoàn thiện và điều chỉnh sao cho phù hợp với xu thế hiện đại. III- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về thông tin kế toán kịp thời, chính xác và đầy đủ là hết sức cần thiết. Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý đơn vị ấy cho nên mỗi doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán khoa học sử dụng phương pháp, kỹ thuật hạch toán phù hợp, áp dụng hình thức kế toán tiên tiến,... sao cho thích ứng với đặc điểm, quy mô của đơn vị, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Công tác kế toán tiền lương góp phần cung cấp những thông tin về việc sử dụng lao động và phản ánh các khoản chi phí cho việc sử dụng lao động đó. Do vậy việc hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tiền lương là một trong những yếu tố tác động tích cực tới quá trình hoạt động của đơn vị. - Về công tác quản lý lao động: tổng công ty cần tổ chức hạch toán kịp thời, chính xác và đầy đủ thu nhập của CNVC. Quản lý lao động dưới góc độ về số lượng và chất lượng một cách chi tiết, phù hợp nhằm đem lại mức thu nhập của chính năng lực CNV đó. Ngoài ra cần có các chính sách, biện pháp khen, thưởng, kỷ luật với các CNV để từ đó thúc đẩy CB-CNV quan tâm, có trách nhiệm với công việc hơn. - Về vấn đề bộ máy kế toán của tổng công ty nên tinh giảm số lượng người một cách tối đa nếu có thể đồng thời trong điều kiện nếu tổng công ty tổ chức công tác kế toán bằng máy vi tính thì hệ thống chứng từ kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng phải được thay đổi. Trong chế độ chứng từ kế toán hiện hành chưa có những quy định về chứng từ trong điều kiện kế toán bằng máy vi tính. - Về công tác kế toán tiền lương: Việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương là việc làm cần thiết và đòi hỏi được tiến hành ngay dựa trên những phương hướng: Phải đảm bảo công bằng cho người lao động bằng việc tính chính xác, đầy đủ các khoản thu nhập của CNV. Việc xây dựng hình thức trả lương theo thời gian và hệ số quy định cho các thành viên những để cho hình thức này phát huy được hiệu quả tổng công ty phải có quy định mức lao động, thưởng cụ thể cho từng đối tượng, cấp, công việc. Ngoài tiền lương, phụ cấp khác của tổng công ty được quy định qua các đợt thi đua chấm điểm hoàn thành nhiệm vụ bao nhiêu, loại gì... để có các phần thưởng xứng đáng với CNV làm tốt nhiệm vụ của mình. Có như vậy mới kích thích được khả năng làm việc của CBCNV, đảm bảo được tính chính xác, công bằng hợp lý. Hơn nữa trong nghiệp vụ kế toán tiền lương, việc lập lên các bảng biểu là vô cùng quan trọng. Như bảng thanh toán tiền lương việc không có cột lương độc hại và lương làm thêm giờ là chưa được .Do đó cách thêm bớt cột dòng trong bảng thanh toán cũng như các bảng biểu khác cần nghiên cứu, xem xét cho kỹ. Nên bỏ gì và không nên bỏ cái gì, nên bỏ bớt một số nội dung tiêu đề không cần thiết, sự thay đổi này nhằm tiết kiệm số dòng để tạo điều kiện mở thêm một phần thông tin bổ xung. Đồng thời nên chuyển một số nội dung của phiếu từ dạng cột sang dạng dòng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép. Ngoài ra, phòng kế toán của tổng công ty nên có công tác hạch toán báo sổ cần được thực hiện nghiêm túc hơn trong mỗi nội dung cần phải lập sổ theo dõi (sổ quỹ, sổ theo dõi thanh toán,...). Trong hạch toán tiền lương đơn vị cần mở sổ theo dõi tổng hợp tiền lương theo mẫu dưới đây, nhằm theo dõi ghi chép đầy đủ các số liệu phản ánh các nghiệp vụ về tiền lương phát sinh ở đơn vị. Kiến nghị 1 Sổ theo dõi tổng hợp tiền lương Đơn vị: Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam TT Diễn giải Số tiền Số hiệu TK Số Ngày Nợ Có 1 01 20/1/01 Trả lương kỳ II tháng 1 năm 2002 bằng tiền mặt 77.123.600 334 111 2 02 ... Tổng cộng … Việc theo dõi ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế vào các chứng từ, sổ sách theo hình thức hạch toán báo sổ cho từng nội dung nhằm giám sát mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị. Kiến nghị 2 Về bảng chấm công nên thêm cột số công thời gian chi tiết theo giờđể có thêm nhận xét chính xác về quá trình làm việc của nhân viên để có chế độ trả lương phù hợp với từng Bảng chấm công Tháng Năm Phòng: Số TT Họ và tên Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 ... 28 29 30 31 Số công thời gian(ngày) Số công thời gian(giờ) Số công nghỉ không lương Số công hưởng BHXH Cộng ….. ….. …. …. Kết luận Nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ buộc các đơn vị kinh doanh, hành chính sự nghiệp phải đối mặt với thị trường. Để tồn tại và phát triển, hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì bên cạnh các vấn đề đa dạng và phong phú về sản xuất kinh doanh, tất yếu các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp phải có cơ chế dự báo, kiểm tra giám sát một cách toàn diện các hoạt động tài chính của đơn vị mình. Mỗi đơn vị đều có nét đặc thù riêng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu lao động và ngành nghề khác nhau. Do vậy việc lựa chọn hình thức quản lý và trả lương phù hợp với từng đơn vị nhằm quát triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của đơn vị và CNV. Nó còn có tác dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích CBCNV chấp hành tốt kỷ luật lao động, bảo đảm ngày công, giờ công và năng suất lao động. Trong quá trình thực tập tại Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam mặc dù chỉ đi sâu vào vấn đề lao động - tiền lương và các khoản liên quan của tổng công ty , nhưng qua đó có thể thấy rằng công tác tổ chức hạch toán kế toán có vai trò và tác dụng như thế nào trong công tác quản lý toàn bộ chu trình hoạt động của Tổng công ty Do trình độ có hạn, điều kiện thời gian tiếp xúc với công việc trên thực tế rất ít nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện, rất mong được thầy cô hướng dẫn, chỉ bảo thêm để em có thể khắc phục được những hạn chế đó. Qua bài viết này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo NGUYễn quang hưng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình hoàn thành báo cáo này. Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo tổng công ty,các cán bộ của phòng tài chính-kế toán Tổng Công Ty Dệt -May Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu cho bài viết này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0618.doc
Tài liệu liên quan