Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng.
Theo chuẩn mực kế toán doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Danh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Khi xem xét tới các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:
- Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyển kiểm soát hàng hoá cho người mua.
- Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền quyền sở hữu hàng hoá thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận.
64 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty Thương Mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hoá thẳng cho người mua). Công ty sẽ tiến hành lập hoá đơn GTGT và giao hàng. Hình thức thanh toán sẽ được thoả thuận với khách hàng, có thề trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hay một số khách hàng có quan hệ lâu dài có thể thanh toán trả chậm. Phương thức bán hàng này được Công ty mở rộng và khách hàng cũng ngày càng ưa thích.
Loại đối tượng thứ hai theo phương thức bán hàng trực tiếp này là các đại lý mua đứt bán đoạn:Thông qua hợp đồng đại lý, Công ty sẽ bán hàng theo yêu cầu của các đại lý. Các đại lý này đều không được hưởng hoa hồng đại lý mà chỉ được Công ty áp dụng giá bán buôn với hàng hoá xuất kho. Theo phương thức này, khi hàng hoá được giao cho khách hàng, Công ty không có quyền kiểm soát, Công ty thu được tiền hay được quyền thu tiền. Điều này chứng tỏ hàng đã xác định tiêu thụ và ghi nhận doanh thu bán hàng.
Phương thức hàng gửi bán: Đối tượng mua hàng theo phương thức này là các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại. Khi xuất kho hàng gửi bán, công ty viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Trong trường hợp này, mặc dù hàng hoá đã được giao cho khách hàng nhưng nó vẫn thuộc quyền sở hữu, kiểm soát, quản lý của Công ty và Công ty chưa nhận được xác định doanh thu. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại bán được hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán với công ty. Lúc này, Công ty sẽ tiến hành lập hoá đơn GTGT và giá bán hàng hoá áp dụng đối với các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại.
Ngoài hình thức bán hàng, Công ty cũng hết sức quan tâm tới các hình thức thanh toán sao cho thuận tiện. Khách hàng có thể thanh toán theo nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, qua ngân hàng, đặt tiền trước hay trả chập.
Vì là một doanh nghiệp thương mại, các hình thức bán hàng, thanh toán ngoài việc trực tiếp ảnh hưởng tới hình thức tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp mà còn có tác động trực tiếp tới kết quả bán hàng của doanh nghiệp.
2.3. Kế toán doanh thu bán hàng trên máy vi tính ở Công ty Thương mại Hà Nội .
2.3.1. Nội dung doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng của Công ty là tổng hợp lợi ích kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, toàn bộ số hàng hoá mà Công ty tiêu thụ thuộcủa đối tượng nộp thuế GTGT. Vì vậy, doanh thu bán hàng của Công ty là toàn bộ số tiền bán hàng hoá không bao gồm thuế GTGT.
2.3.2. Chứng từ:
Để hạch toán các nghiệp vự phát sinh liên quan đến tình hình tiêu thụ và doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các chứng từ gốc sau:
Hoá đơn GTGT
Phiếu thu
Giấy báo có
Hoá đơn GTGT (Biểu 2.1) được sử dụng khi Công ty xuất bán hàng hoá trực tiếp cho khách hàng hoặc khi các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
+ Đối với hàng hoá xuất bán trực tiếp, khi có yêu cầu của khách hàng, phòng kinh doanh tiến hành lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn được lập 03 liên: Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 và liên 3 giao cho khách hàng để mang xuống kho lấy hàng. Sau khi nhận hàng, khách hàng giữ lại liên 2 còn liên 3 giao cho thủ
Biểu 2.1
Hoá Đơn
Mẫu số: 01 GTGT - 3LL
Giá trị gia tăng
AM/2006B
Liên 3: Dùng để thanh toán
0092006
Đơn vị bán hàng: Công ty Thương Mại Hà Nội
Địa chỉ: B21 Nam Thành Công
Số tài khoản:
Điện thoại: MS:0100106987-1
Họ và tên người mua hàng: Anh Thịnh
Tên đơn vị : Công ty Quốc Thái
Địa chỉ: Thanh Xuân - Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM MS:0101101068
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Kẹo dâu mền
Thùng
30
87560
2626800
2
Kẹo sôcôla Sữa
Thùng
45
112500
5062500
3
Bánh kem Thái
Thùng
22
247320
5441040
4
Cocacola Lon
Két
17
90700
1541900
Cộng tiền hàng:
14672240
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT:
1467224
Tổng cộng tiền thanh toán:
16139464
Số tiền viết bằng chữ: Mười sáu triệu một trăm ba mươi chín ngàn bốn trăm sáu tư đồng
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
kho để làm căn cứ ghi vào thẻ kho. Thủ kho ghi xong sẽ chuyển hoá đơn lên phòng kế toán để kế toán tổng hợp tiến hành nhập liệu cho hoá đơn này.
+ Đối với hàng hoá gửi bán, khi nhận được thông báo cửa hàng, siêu thị, trung tâm là hàng gửi bán đã tiêu thụ được. Phòng kinh doanh tiến hành lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn lập thành 03 liên: Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho khách hàng còn liên 3 được chuyển sang phòng kế toán để nhập liệu vào máy.
Nhằm đáp ứng các chứng từ gốc vào máy, phầm mềm Fast đã thiết kế các loại chứng từ sau:
Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho có mã HD
Phiếu thu tiền mặt có mã PT
Giấy báo có của ngân hàng có mã UNC
Căn cứ để tiến hành nhập liệu cho Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho là hoá đơn GTGT, căn cứ để tiến hành nhập liệu cho Phiếu thu tiền mặt là Phiếu thu và căn cứ để nhập liệu cho Giâý báo có của ngân hàng là Giấy báo có.
2.3.3. Tài khoản sử dụng:
Công ty thương mại Hà Nội sử dụng tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của Công ty trong một kỳ hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 511 chỉ được Công ty sử dụng với một tiểu khoản: Tài khoản 5111- Doanh thu bán hàng hoá.
Theo phần mềm kế toán, đối với hình thức thanh toán tiền ngay, để tránh việc trùng khi cập nhật cho chứng từ Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho và phiếu thu tiền mặt, kế toán đều tiến hành hạch toán thông qua tài khoản 131.
Do vậy, ngoài TK 5111, kế toán còn sử dụng tài khoản 131- Phải thu của khách hàng và TK 33311- Thuế GTGT dầu ra phải nộp dể phản ánh nghiệp vụ bán hàng phát sinh.
2.3.4 Quy trình nhập liệu:
Căn cứ vào nội dung ghi trong Hoá đơn GTGT (Biểu 2.1), kế toán thực hiện nhập liệu hoá đơn vào máy theo quy trình sau:
Tại phân hệ ‘ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu’ , Kế toán chọn menu ‘ Cập nhập số liệu’. Trong menu ‘ cập nhật số liệu’, Kế toán kích chuột vào menu con’ Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho’. Chương trình sẽ lọc ra 5 hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho được nhập cuối cùng và hiện lên màn hình cập nhật chứng từ để biết được các chứng từ cuối cùng được nhập. Nhấn nút ESC để quay ra màn hình nhập chứng từ. Kích chuột vào nút Mới để bắt đầu nhập dữ liệu cho một hoá đơn mới. Tại nút mới, ấn phím ENTER để bắt đầu vào dữ liệu cho một hoá đơn mới.
Trong màn hình giao diện Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho (Biểu 2.2) kế toán cần tiến hành nhập các thông tin sau đây:
Biểu 2.2:
- Mã khách : Đối với khách hàng thường xuyên, mă hoá đã được khai báo trong danh mục khách hàng. Do vậy, kế toán chỉ cần lựa chọn mã khách hàng trong danh mục khách hàng.
Đối với khách hàng lần đầu tiên đến mua hàng của Công ty, chưa có mã khách hàng trong danh mục khách hàng, kế toán phải khai báo thêm bằng cách ấn phím F4 trong danh mục khách hàng.
Người mua hàng: Kế toán cần nhập tên của người đến mua hàng
Diễn giải: Nhập nội dung nghiệp vụ bán hàng.
Mã nhập xuất ( Tài khoản nợ): Kế toán nhập số liệu tài khoản nợ TK131. Theo phần mềm kế toán, cho dù khách hàng thanh toán ngay hày thanh toán chậm, để tránh trùng chứng từ, kế toán đều hạch toán voà tài khoản 131
Số hoá đơn: Việc nhập số hoá đơn được tiến hành khi nhập hoá đơn đầu tiên khi đưa phần mềm vào sử dụng
Số SERI: nhập số seri được in trong hoá đơn GTGT
Ngày thanh toán, ngày lập hoá đơn: Căn cứ vào ngày lập hoá đơn GTGT và ngày nhập liệu vào máy cho hoá đơn đó, kế toán phản ánh vào giao diện hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho. Tại Công ty Thương mại Hà Nội, khi nhận được hoá đơn GTGT, kế toán tiến hành nhập liệu ngay vào máy. Do vậy, ngày hạch toán và ngày lập hoá đơn trùng nhau.
Mã hàng: Căn cứ vào tên hàng hoá xuất bán ghi trong hoá đơn GTGT, kế toán nhập mã hoá cho từng mặt hàng. Mã hàng này được phản ánh trong danh mục vật tư – sản phẩm.
Mã kho: Đối với hàng hoá xuất bán trực tiếp, kế toán nhập mã kho là KHOCTY còn đối với hàng hoá gửi bán, xuất bán thì kế toán sẽ phản ánh mã kho của cửa hàng, trung tâm Thương mại siêu thị.
Số lượng: Nhập số lượng của từng mặt hàng xuất bán được ghi trong hoá đơn GTGT.
Giá bán: Nhập giá bán đơn vị của từng hàng hoá xuất bán được ghi trong hoá đơn GTGT.
Tài khoản kho: Theo khai báo các loại hàng hoá trong danh mụa vật tư – sản phẩm, tài khoản kho được mặc định là (156). Do vậy, đối với hàng hoá gửi bán, xuất bán, kế toán cần sửa lại tài khoản kho là 157.
Mã thuế: Nhập thuế suất GTGT của hoá đơn. Hàng hoá của Công ty có chung một mức thuế suất là 10%.
Ngoài các thông tin trên, các thông tin về địa chỉ, mã số thuế, tên hàng, đơn vị tính, tài khoản doanh thu (5111), tài khoản giá vốn (632) được máy mặc định theo các khai báo về danh mục khách hàng, danh mục vật tư.
Sau khi nhập số lượng và giá bán của từng loại hàng hoá máy sẽ tự động tính toán giá trị cho cột ‘ Thành tiền VNĐ’ của từng mặt hàng máy sẽ tự động tổng hợp lại và phản ánh giá trị vào dòng’ Tiền hàng’.
Căn cứ vào mã thuế GTGT kế toán khai báo, căn cứ vào gía trị tiền hàng, máy tự động tính toán tiền thuế và tổng tiền thanh toán dựa trên công thức sau:
Tiền thuế = Tiền hàng x Thuế suất
Tổng thanh toán = Tiền hàng + Tiền thuế
Theo hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho được minh hoạ trong (Biểu 2.2) sau khi nhập các thông tin có liên quan về hoá đơn GTGT, Kế toán kích chuột vào nút Lưu hoặc ấn tổ hợp phím ALT-L để tiến hàng lưu chứng từ. Máy sẽ tự động xử lý và phản ánh số liệu vào các sổ kế toán có liên quan theo định khoản sau:
Nợ TK 131
Có TK 5112
Nợ TK 131
Có TK 33311
Nợ TK 632
Có TK 1561
Cuối tháng, máy sẽ tự động tính toán và hạch toán vào cuối tháng, khi kế toán chạy phần hành tính giá trung bình.
Biểu 2.3: Báo cáo tổng hợp doanh số bán hàng
Biểu 2.3
Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Báo cáo tổng hợp doanh số bán hàng (Trích)
Từ 01/08/2006 đến ngày 31/08/ 2006
STT
Mã khách
Tên khách hàng
Doanh thu
Thuế GTGT
Tổng tiền
1
KH001
Cửa hàng 191 Hàng Bông
421478053
42147812
463625865
2
KH002
Cửa hàng B12 Nam Thành Công
289762851
28976295
318739146
3
KH003
Siêu thị 18 Hàng Bài
675241624
67524183
742765807
4
KH004
Trung tâm Thương Mại Cát Linh
382619527
38261960
520881487
5
KH005
Công ty Tân An
76135189
7613521
83748710
6
KH006
Công ty CP Hương Nam
24674233
2467427
27141660
7
KH007
Công ty TNHH Việt Linh
38715085
3871512
42586597
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng:
3586432175
358643287
3945075462
Ngày 31 tháng 08 năm 2006
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Nội dung: Phản ánh doanh số bán hàng đối với từng khách hàng theo các chỉ tiêu, doanh thu, thuế GTGT và tổng tiền thanh toán.
Tác dụng: Báo cáo tổng hợp doanh số bán hàng được in ra vào cuối tháng để kế toán có thể theo dõi một cách tổng quát tình hình tiêu thụ đối với từng khách hàng trong tháng.
Biểu 2.4: Sổ tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nội dung: Phản ánh toàn bộ doanh thu tiêu thụ hàng hoá của Công ty trong một kỳ kinh doanh (Một tháng)
Biểu 2.4
Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Sổ cái tài khoản (Trích)
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng
Từ ngày 01/08/2006 đến 31/08/2006
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
02/08
HD 92006
Công ty Quốc Thái
Mua hàng
131
14672240
02/08
HD 92005
Cửa hàng B21 Nam Thành Công
Mua hàng
131
21572681
02/08
HD 92006
Công ty Ân Hoàng
Mua hàng
131
12647133
02/08
HD 92007
Công ty TNHH TM & DV Trường Tín
Mua hàng
131
17434217
03/08
HD 92008
Cửa hàng 191 Hàng Bông
Mua hàng
131
31627893
03/08
HD 92009
Siêu thị 18 Hàng Bài
Mua hàng
131
25683175
03/08
HD 920010
T.T Thương Mại Cát Linh
Mua hàng
131
27451769
04/08
HD 920011
Công ty An Dương
Mua hàng
131
14917508
...
...
...
...
...
...
31/08
PKT
Kết chuyển doanh thu bán hàng 511->911
3586432175
Tông phát sinh nợ: 3586432175
Tổng phát sinh có: 3586432175
Dư nợ cuối kỳ: 0
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và nghi rõ họ tên)
Tác dụng: Sổ cái Tài khoản 511 được dùng để theo dõi tình hình tiêu thụ hàng tháng của Công ty theo từng hoá đơn bán hàng.
Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kế toán kết chuyển tự động để kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng trong kỳ sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh (Phần này được trinh bày cụ thể hơn ở mục 2.2.7). Chương trình sẽ tự động xử lý và phản ánh số liệu vào sổ cái tài khoản 511,911.
2.2.3 Kế toán tình hình thanh toán với khách hàng:
Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc khách hàng thanh toán kịp thời có ảnh hưởng lớn đến quá trình thu hồi vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, cần thiết phải tổ chức kế toán tình hình thanh toán với khách hàng.
Để tránh việc nhập trùng chứng từ đối với hình thức thanh toán tiền ngay, phần mềm Fast quy ước cả hai chứng từ hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho và phiếu thu tiền mặt đều được hạch toán thông qua Tài khoản 131- Phải thu của khách hàng. Vì lý do đó nên khi các nghiệp vụ bán hàng phát sinh, dù thanh toán ngay hay thanh toán chậm, kế toán đều sử dụng Tài khoản 131- Phải thu của khách hàng.
Sau khi nhập liệu cho hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, chương trình tự động xử lý và phản ánh số liệu vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 131 theo định khoản sau:
Nợ TK 131
Có TK 5111
Sau khi nhập liệu cho Phiếu thu tiền mặt, chương trình tự động xử lý và phản ánh số liệu vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 131 theo định khoản sau:
Nợ TK 1111
Có TK 131
Cuối tháng, chương trình tự động tổng hợp số liệu chi tiết cho từng khách hàng và phản ánh vào bảng cân đối phát sinh công nợ tài khoản 131.
Biểu 2.5: Sổ chi tiết Tài khoản 131
Nội dung: Đối với những khách hàng còn nợ, chương trình phần mềm Fast cho phép kế toán tiến hành theo dõi riêng trên sổ chi tiết Tài khoản 131- Phải thu của khách hàng. Sổ chi tiết tài khoản 131 được mở riêng cho từng khách hàng.
Muốn chương trình in ra sổ chi tiết tài khoản 131 của khách hàng nào, tại phân hệ bán hàng và công nợ phải thu, kế toán vào Báo cáo công nợ phải thu, kích chuột vào sổ chi tiết công nợ của một khách hàng, tại ô mã khách hàng, kế toán đánh mã khách hàng. Khi đó, sổ chi tiết 131 cho mã khách hàng đó sẽ xuất hiện và cho phép kết xuất in ra khi có lệnh.Biểu 2.5
Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Sổ chi tiết công nợ (Trích)
Tài khoản: 131- Phải thu của khách hàng
Khách hàng: Cửa hàng 191 Hàng Bông (KH001)
Từ ngày 01/08/2006 đến ngày 31/08/2006
Số dư đầu kỳ: 58631457
Chứng từ
Diễn giải
TK Đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
03/08
HD92008
Mua hàng
5111
31617823
03/08
HD92008
Mua hàng
33311
3162789
04/08
HD92015
Mua hàng
5111
23451732
04/08
HD92015
Mua hàng
33311
2345173
08/08
PT628
Thanh toán tiền hàng - HD91896
1111
25689308
09/08
PT634
Thanh toán tiền hàng - HD91899
1111
12451689
12/08
HD92037
Mua hàng
5111
15614327
12/08
HD92037
Mua hàng
33311
1561433
15/08
PT672
Thanh toán tiền hàng - HD92003
1111
20490460
15/08
PT685
Thanh toán tiền hàng - HD92008
1111
34790682
Tổng phát sinh nợ : 463625865
Tổng phát sinh có : 385417029
Dư nợ cuối kỳ : 136840293
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Biểu 2.6: Bảng cân đối phát sinh công nợ- Tài khoản 131
Nội dung: Bảng cân đối phát sinh công nợ được kế toán in ra vào cuối tháng để theo dõi một cách tổng quát các khoản nợ phát sinh và tình hình thu hồi nợ của từng khách hàng trong tháng.
Biểu 2.7: Sổ cái tài khoản 131- Phải thu của khách hàng
Nội dung: Phản ánh tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới khoản phải thu của khách hàng.
Cuối tháng, kế toán thực hiện lệnh để máy in ra sổ cái tài khoản 131.
Biểu 2.6
Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Bảng cân đối phát sinh công nợ(Trích)
Tài khoản: 131 – Phải thu của khách hàng
Từ ngày 01/08/2006 đến ngày 31/08/2006
STT
Mã khách
Tên khách
Số dư đầu kỳ
Phát sinh
Số dư cuối kỳ
Dư nợ đầu kỳ
Dư có đầu kỳ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Dư nợ cuối kỳ
Dư có cuối kỳ
1
KH001
Cửa hàng 191 Hàng Bông
58631457
463625865
385417029
136840293
2
KH002
Cửa hàng B21 Nam Thành Công
62435091
318739196
337049172
44125065
3
KH003
Siêu thị 18 Hàng Bài
124697825
742765807
628450132
239013500
4
KH004
TT Thương Mại Cát Linh
87054368
420881487
397862151
110073704
5
KH005
Công ty Tân An
21751065
83748710
92635228
12864547
6
KH006
Công ty CP Phương Nam
4036825
27141660
24338051
6840434
7
KH007
Công ty TNHH Việt Linh
6031568
42586597
35062133
13556032
..
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng:
1024328075
3945075462
3361485063
1607918474
Ngày 31 tháng 08 năm 2006
Kết toán trưởng Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Biểu 2.7
Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Sổ cái tài khoản (Trích)
Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng
Từ ngày 01/08/2006 đến 31/08/2006
Số dư đầu kỳ: 1024328075
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
02/08
PT576
Công ty Quốc Thái – KH017
Thanh toán tiền hàng – HD92006
1111
16139464
02/08
PT577
Cửa hàng B21 Nam Thành Công – KH002
Thanh toán tiền hàng – HD991936
1111
15642037
02/08
PT578
Công ty Tân An – KH005
Thanh toán tiền hàng – HD991921
1111
21751064
02/08
PT579
Công ty TNHH Hữu Phước – KH032
Thanh toán tiền hàng – HD 992007
111
14769582
02/08
HD 92006
Công ty Quốc Thái – KH017
Mua hàng
5111
14672240
`
02/08
HD 92006
Công ty Quốc Thái – KH017
Mua hàng
33311
1467224
02/08
HD92005
Công ty An Dương- KH010
Mua hàng
5111
4761238
04/08
HD92005
Công ty An Dương – KH010
Mua hàng
33311
476124
...
...
...
...
...
...
Tông phát sinh nợ: 3945075462
Tổng phát sinh có: 33614853063
Dư nợ cuối kỳ: 1607918474
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và nghi rõ họ tên)
2.2.4 Kế toán thuế GTGT
Công ty Thương mại Hà Nội là đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tất cả các mặt hàng Công ty tiêu thụ đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Để hạch toán thuế GTGT chương trình phần mềm Fast đã thiết kế các bảng kê và tờ khai thuế phù hợp với biều mẫu do Bộ tài chính quy định. Cuối mỗi tháng, khi có lệnh, chương trình sẽ cho phép kết xuất in ra bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào, Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra. Tờ khai thuế GTGT và sổ cái tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp để kế toán làm căn cứ, cơ sở pháp lý thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Biểu 2.8: Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào.
Nội dung: Kê khai các hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào trong tháng về ký hiệu hoá đơn, số hoá đơn, ngày, tháng, năm phát hành hoá đơn, tên người bán, mã số thuế, doanh số mua vào chưa có thuế, thuế GTGT đầu vào.
Tác dụng: Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào được in vào cuối tháng làm căn cứ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế tiến hành kiểm tra khi cần thiết.
Thông tin về các hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào được khai báo khi kế toán nhập liệu cho phiếu chi (đối với các khoản chi thanh toán bằng tiền mặt) hoặc hoá đơn mua hàng (đối với các khoản mua hàng hoá công cụ dụng cụ liên quan đến đầu vào. Sau khi khai báo xong, chương trình sẽ tự động chuyển dữ liệu vào bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào.
Biểu 2.9: Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra
Nội dung: Kê khai các hoá đơn GTGT của hàng hoá bán ra theo các nội dung: Ký hiệu hoá đơn, số hoá đơn, ngày, tháng, năm phát hành hoá đơn, tên người mua, mã số thuế, doanh số bán, thuế GTGT.
Tác dụng: Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra được in ra vào cuối tháng làm căn cứ xác định số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ của đơn vị.
Sau khi nhập và tiến hành lưu hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, chương trình sẽ tự động chuyển các thông tin cần thiết vào bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra.
Biểu 2.10: Tờ khai thuế GTGT
Nội dung: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp theo từng mức thuế suất, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong tháng.
Theo phần mềm kế toán Fast, chương trình sẽ tự động tính toán giá trị và phản ánh vào các chỉ tiêu tương ứng trong tờ khai thuế GTGT.
Biểu 2.8 Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào
(Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế kê khai hàng tháng)
Tháng 08 năm 2006
Mã số: 100106987-1
Tên đơn vị kinh doanh: Công ty thương mại hà nội
Địa chỉ: B21 Nam Thành Công
Hoá đơn chúng từ mua
Tên người bán
Mã số thuế của người bán
Mặt hàng
Doanh số bán
(Chưa có thuế)
Thuế suất
Thuế GTGT
Ghi chú
Ký hiệu hoá đơn
Số hoá đơn
Ngày, tháng phát hành HĐ
HH/2006B
0039682
Công ty TNHH Hoàng Hà
0100738707
Nước tinh khiết
225000
10%
22500
EU/2006B
0023961
Công ty CPĐT & Du lịch Thiên Sơn
0101256216
Tiếp khách
1046800
10%
104700
DH/2006B
0020126
Công ty máy tính VNI
0100101900-1
Mực in
818728
10%
81772
02 – B
072441
Công ty TNHH in Quảng cáo TM – XD á Châu
0101259545
Tờ kẹp file
8000000
10%
800000
02-B
59160
XNĐT Vận tải & Dịch vụ
0100109328-007
Cước vận chuyển
822857
5%
41143
...
...
..
...
...
...
...
..
Tổng cộng:
3579601232
357902879
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và nghi rõ họ tên)
Biểu 2.9 Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra
(Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế kê khai hàng tháng)
Tháng 08 năm 2006
Mã số: 100106987-1
Tên đơn vị kinh doanh: Công ty thương mại hà nội
Địa chỉ: B21 Nam Thành Công
Hoá đơn chúng từ bán
Tên người mua
Mã số thuế của người mua
Mặt hàng
Doanh số bán
(Chưa có thuế)
Thuế suất
Thuế GTGT
Ghi chú
Ký hiệu hoá đơn
Số hoá đơn
Ngày, tháng phát hành HĐ
QD/2006
HD92006
Công ty Quốc Thái
0101101068
14672240
10%
1467224
QD/2006
HD92005
Cửa hàng B21 Nam Thành Công
21572681
10%
2157268
QD/2006
HD92006
Công ty Ân Hoàng
01002148901
12647133
10%
1264713
QD/2006
HD92007
Công ty TNHH TM & DV Trường Tín
01001891325
17434217
10%
1743422
QD/2006
HD92008
Cửa hàng 191 Hàng Bông
31627893
10%
3162790
...
...
..
...
...
...
...
..
Tổng cộng:
3586432175
35863287
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và nghi rõ họ tên)
Mẫu số: 01/GTGT
Biểu 2.10
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***-----
Tờ khai thuế giá trị gia tăng
(Dùng cho cơ sở tính thuế theo phương pháp khấu trừ)
Kỳ kê khai: Tháng 08 năm 2006
Mã số thuế: 0100106987-1
Đơn vị tiền : Đồng Việt Nam
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Thương Mại Hà Nội
Địa chỉ trụ sở: B21 Nam Thành Công
Quận:
Thành Phố: Hà Nội
Điên thoại:
Fax:
E-mail:
Không có hoạt động mua bán trong kỳ( Đánh dấu ‘X’)
(10)
Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
(11) 0
Giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào (Chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT
Hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ
(12) 3579601232
(25) 357902879
Trong đó: + Nhập khẩu
(13)
(26)
+ Tài sản cố định
(14)
(27)
Hàng hoá mua vào chịu thuế GTGT
(15) 3579601232
(28) 357902879
Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào kháu trừ trong kỳ
(29) 357902879
Điều chỉnh tăng (giảm) thuế GTGT đã được khấu trừ các kỳ trước
+ Điều chỉnh tăng
(16)
(30)
+ Điều chỉnh giảm
(17)
(31)
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ (32) = (11)+ (29)+ (30)- (31)
(32) 357902879
Hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ (18) = (19)+ (20)+ (21)+ (22)
(18) 3586432175
Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ (33) = (34)+ (35)
(33) 358643287
Hàng hoá dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT
(19)
Hàng hoá dịch vụ bán ra xuất khẩu : 0%
(20)
Hàng hoá dịch vụ bán ra thuế suất : 5%
(21)
(34)
Hàng hoá dịch vụ bán ra thuế suất : 10%
(22) 3586432175
(35) 358643287
Điều chỉnh tăng (giảm) thuế GTGT đầu ra đã kê khai kỳ trước:
+ Điều chỉnh tăng
(23)
(36) 356954
+ Điều chỉnh giảm
(24)
(37)
Thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ ((38) = (33)+ (36)- (37)- (32)>0)
(38) 1097362
Thuế GTGT chưa khấu trừ luỹ kế đến kỳ ((39) = (33)+(36)- (37)- (32)<0)
(39)
Số thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này
(40)
Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (41) = (39) -(40)
(41)
Phần dành cho cơ quan thuế:
Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê.
Hà nội, ngày 31 tháng 8 năm 2006
(Ký tên, đóng dấu ghi rõ họ tên chức vụ)
Biểu 2.11
Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Sổ cái tài khoản (Trích)
Tài khoản 33311 – Thuế GTGT phải nộp
Từ ngày 01/08/2006 đến 31/08/2006
Số dư có đầu kỳ: 356954
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
02/08
HD92006
Công ty Quốc Thái – KH017
Mua hàng
131
1467224
02/08
HD92005
Cửa hàng B21 Nam Thành Công KH002
Mua hàng
131
2157268
02/08
HD92006
Công ty TNHH Ân Hoàng – KH023
Mua hàng
131
1264713
02/08
HD92007
Công ty TNHH TM&DV Trường Tín – KH009
Mua hàng
131
1743422
02/08
HD92008
Cửa hàng 191 Hàng Bông – KH001
Mua hàng
131
3162422
...
...
...
...
...
...
31/08
PKT
Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
1331
354902879
Tông phát sinh nợ: 357902879
Tổng phát sinh có: 358643287
Dư có cuối kỳ: 1097362
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và nghi rõ họ tên)
Biểu 2.11: Sổ tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp.
Nội dung: Mỗi một dòng của sổ cái tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp phản ánh số tiền thuế GTGT của một hoá đơn GTGT hàng hoá bán ra.
Cuối tháng, sau khi thực hiện bút kế toán chuyển thuế GTGT hàng hoá bán ra.
Cuối tháng, sau khi thực hiện bút toán kế toán chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Biểu 2.16) chương trình sẽ tự động tính số thuế GTGT Công ty còn phải nộp dựa trên công thức:
Thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
=
Thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ
+
Thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ
-
Thuế GTGT đầu vào được khấu trù trong kỳ
-
Thuế GTGT đã nộp trong kỳ
2.2.5 Kế toán giá vốn hàng bán:
Công ty Thương Mại Hà Nội hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Mọi nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá đều được phản ánh hàng ngày thương xuyên. Mọi nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá đều được phản ánh hàng ngày vào các chứng từ gốc và chuyển cho kế toán tổng hợp để tiến hành nhập số liệu vào máy.
ở phần khai báo danh mục vật tư, kế toán đã đăng ký phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng hoá xuất.
Cuối tháng, tại phân hệ kế toán hàng tồn kho, kế toán chọn ‘ cập nhật số liệu’ sau đó vào Menu ‘ Tính giá trung bình’ chương trình sẽ hiện ra một bảng giao diện ( Biểu 2.12) Kế toán nhập tháng tính đơn giá trung bình (tháng 12) vào bảng. Sau đó, ấn nút ‘ nhận’, máy sẽ tự động tính toán đơn giá thực tế bình quân của từng mặt hàng trên cơ sở:
Đơn giá thực tế bình quân
=
Giá vốn thực tế hàng tồn kho đầu kỳ
+
Giá vốn thực tế hàng nhập kho trong kỳ
Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng hàng nhập trong kỳ
Biểu 2.12
Và là căn cứ trên số lượng hàng hoá bán ra, máy sẽ tự động tính toán giá vốn hàng xuất bán cho từng mặt hàng sau đó tổng hợp lại cho từng hoá đơn.
Biểu 2.13: Sổ cái tài khoản 632- Giá vốn hàng bán
Nội dung: Phản ánh giá vốn của hàng hoá xuất bán trực tiếp và giá vốn hàng hoá gửi bán xuất bán trong kỳ.
Khi kế toán chạy phần hành tính giá, máy sẽ tự động hạch toán và chuyển số liệu vào các sổ liên quan theo định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 1561
Vào cuối tháng sau khi thực hiện bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán (Biểu 2.16) kế toán thực hiện lệnh để chương trình tự động cho phép kết chuyển in ra sổ cái tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Biểu 2.13
Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Sổ cái tài khoản (Trích)
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Từ ngày 01/08/2006 đến 31/08/2006
Số dư có đầu kỳ: 0
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
02/08
HD92006
Công ty Quốc Thái – KH017
Mua hàng
1561
11737793
02/08
HD92005
Cửa hàng B21 Nam Thành Công KH002
Mua hàng
1561
17258145
02/08
HD92006
Công ty TNHH Ân Hoàng – KH023
Mua hàng
1561
10117702
02/08
HD92007
Công ty TNHH TM&DV Trường Tín – KH009
Mua hàng
1561
13947378
02/08
HD92008
Cửa hàng 191 Hàng Bông – KH001
Mua hàng
1561
25302326
03/08
HD 92009
Siêu Thị 18 Hàng Bài – KH 003
Mua hàng
1561
20346543
...
...
...
...
...
...
31/08
PKT
Kết chuyển giá vốn hàng bán
1561
3219145740
Tông phát sinh nợ: 3219145740
Tổng phát sinh có: 3219145740
Dư có cuối kỳ: 0
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và nghi rõ họ tên)
2.2.6 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
2.2.6.1 Kế toán chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng tại Công ty là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, bao gồm:
Chi tiền lương cho nhân viên kinh doanh, nhân viên giao hàng.
Chi công cụ, dụng cụ, đồ dùng, bao bì phục vụ quá trình bán hàng.
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho công tác bán hàng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng, chi phí thuê bến bãi, chi hoa hồng môi giới...
Chi phí khác bằng tiền: Chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm...
Để hạch toán các khoản chi phí bán hàng tại Công ty, kế toán sử dụng tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Tài khoản 641 được mở cho 5 tài khoản cấp 2:
TK 6411 - Chi phí bán hàng : Nhân viên
TK 6412 - Chi phí vật liệu bán hàng
TK 6414 - Chi phí bán hàng : Khấu hao TSCĐ
TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418 - Chi phí khác bằng tiền
Việc hạch toán các khoản chi phí vào các khoản trên được thực hiện như sau:
Đối với các khoản chi phí nhân viên bán hàng:
Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương do kế toán tiền lương cung cấp, kế toán tổng hợp tiến hành nhập liệu cho Phiếu kế toán (Biểu 2.15) để phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận bán hàng theo định khoản:
Nợ TK 6411
Có TK 334
Có TK 3382
Có TK 3383
Có TK 3384
Sau khi lưu phiếu kế toán phản ánh nghiệp vụ trên, máy sẽ tự động xử lý và phản ánh số liệu vào sổ cái các tài khoản liên quan.
Đối với khoản chi phí vật liệu bán hàng: Khi xuất vật liệu, công cụ dụng cụ, bao bì từ kho cho bộ phận bán hàng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán vật tư tiến hành nhập liệu cho chứng từ phiếu xuất kho trong phân hệ kế toán hàng tồn kho theo định khoản sau:
Nợ TK 6412
Có TK 152 (153)
Đối với khoản chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng:
Cuối tháng, căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ, kế toán tiến hành nhập liệu cho phiếu kế toán để phản ánh khoản trích khấu hao TSCĐ dùng vào bán hàng theo định khoản sau:
Nợ TK 6414
Có TK 2141
Đối với khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bốc dỡ hàng, chi phí thuê bến bãi, chi hoa hồng môi giới, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm ... nếu thanh toán tiền ngay, kế toán lập phiếu chi và căn cứ vào phiếu chi tiến hành nhập thuế cho phiếu chi tiền mặt theo định khoản sau:
Nợ TK 6417 (6418)
Nợ TK 1331
Có TK 1111
Nếu thanh toán chậm, căn cứ vào hoá đơn của người bán, kế toán nhập liệu cho phiếu kế toán theo định khoản sau:
Nợ TK 6417 (6418)
Nợ TK 1331
Có TK 331
Biểu 2.14 : Sổ cái tài khoản 641- Chi phí bán hàng
Nội dung phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong tháng có liên quan đến quá trình bán hàng. Vào cuối tháng, sau khi thực hiện bút toán kết chuyển chi phí bán hàng (Biểu 2.16) kế toán thực hiện lệnh để chương trình tự động cho phép kết chuyển in ra sổ cái tài khoản 641- chi phí bán hàng.
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Từ ngày 01/08/2006 đến 31/08/2006
Số dư có đầu kỳ: 0
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
03/08
PC1111
Công ty TNHH TM&DV M.Việt
Hà -TCHC Mua mực máy Photo
1111
272727
...
...
...
...
...
...
31/08
PKT
Khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN
2121
9597293
31/08
PKT
CP Tiền lương QLDN
334
98573589
31/08
PKT
CP Tiền lương QLDN
3382
1971472
31/08
PKT
CP Tiền lương QLDN
3383
5429400
31/08
PKT
CP Tiền lương QLDN
3384
625200
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6421->911
911
106599661
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6422->911
911
6381517
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6423->911
911
5139366
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6424->911
911
9597294
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6425->911
911
8592196
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6427->911
911
18767307
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6428->911
911
58558700
Tông phát sinh nợ: 213636040
Tổng phát sinh có: 213636040
Dư có cuối kỳ: 0
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán trưởng Người lập biểu
Với phần mềm đã cài đặt, khi có lệnh chương trình sẽ cho phép kết xuất in ra Sổ cái tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.2.7 Xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ, năng lực quản lý và là căn cứ để ban lãnh đạo Công ty đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kỳ tới. Do vậy, việc xác định và phản ánh đúng đắn kết quả bán hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhân viên kế toán.
Để phản ánh kết quả bán hàng trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Cuối tháng, muốn tạo các bút toán kết chuyển tự động, tại phân hệ ‘ Kế toán tổng hợp’, kế toán vào Menu ‘ Cập nhập số liệu’, sau đó kích chuột vào Menu con ‘ Bút toán kết chuyển tự động’. Bảng danh sách và các bút toán kết chuyển tự động (Biểu 2.16) sẽ hiện ra (Các bút toán tự động này được khai báo khi chương trình phần mềm Fast bắt đầu đưa vào sử dụng). Để tạo ra các bút toán này, kế toán sử dụng phím cách để đánh dấu, sau đó ấn phím F4. Chương trình sẽ tự động kết chuyển theo các bút toán đã được đánh dấu và phản ánh vào số liệu và sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản có liên quan theo các định khoản sau:
Kết chuyển doanh thu bán hàng:
Nợ TK 5111
Có TK 911
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911
Có TK 632
Kết chuyển chi phí bán hàng: Cuối tháng, chương trình sẽ tự động tổng hợp và kết chuyển số liệu từ các khoản cấp 2 của tài khoản 641 sang tài khoản 911
Nợ TK 911
Có TK 6411
Nợ TK 911
Có TK 6412
Nợ TK 911
Có TK 6414
Nợ TK 911
Có TK 6417
Có TK 911
Có TK 6418
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Cuối tháng, chương trình sẽ tự động tổng hợp và kết chuyển từ các tài khoản cấp 2 của tài khoản 642 sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong tháng
Biểu 2. 16
Nợ TK 911
Có TK 6421
Nợ TK 911
Có TK 6422
Nợ TK 911
Có TK 6423
Nợ TK 911
Có TK 6424
Nợ TK 911
Có TK 6425
Nợ TK 911
Có TK 6427
Nợ TK 911
Có TK 6428
Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911
Có TK 4212
Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Nợ TK 3331
Có TK 1331
Lãi hoạt động sản xuất kinh doanh được máy tính toán theo công thức sau:
Lãi hoạt động sản xuất kinh doanh
=
Doanh thu bán hàng
-
Giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Biểu 2.17: Sổ cái tài khản 911
Nội dung: Sổ cái tài khoản 911 phản ánh các bút toán kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh của Công ty trong kỳ (một tháng)
Khi có lệnh, chương trình sẽ tự động cho phép kết suất in ra sổ cái tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Biểu 2.18: Sổ nhật ký chung
Hình thức kế toán mà Công ty hiện đang áp dụng là hình thức nhật ký chung nhằm mục đích theo dõi, quản lý và lưu trữ thông tin.
Nội dung: Sổ nhật ký chung được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong tháng. Sau khi tiến hành nhập liệu cho các chứng từ, chương trình sẽ đưa dữ liệu vào sổ nhật ký chung và tự động chuyển số sang sổ cái.
iểu 2.17 Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Sổ cái tài khoản (Trích)
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Từ ngày 01/08/2006 đến 31/08/2006
Số dư có đầu kỳ: 0
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK Đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
31/08
PKT
Kết chuyển doanh thu bán hàng 5111->911
5111
3586432175
31/08
PKT
Kết chuyển giá vốn hàng bán 632 ->911
632
3219145740
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6411 -> 911
6411
11612932
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6412 -> 911
6412
6797188
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6414 -> 911
6414
5904779
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6417 -> 911
6417
58369182
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí bán hàng 6418 -> 911
6418
24851365
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí QLDN 6421 -> 911
6421
106599661
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí QLDN 6422 -> 911
6422
6381517
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí QLDN 6423 -> 911
6423
5139366
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí QLDN 6424 -> 911
6424
9597293
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí QLDN 6425 -> 911
6425
8592196
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí QLDN 6427 -> 911
6427
18767307
31/08
PKT
Kết chuyển chi phí QLDN 6428 -> 911
6428
58558700
31/08
PKT
Kết chuyển lãi
46114949
Tông phát sinh nợ: 3586432175
Tổng phát sinh có: 3586432175
Dư có cuối kỳ: 0
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và nghi rõ họ tên)
Biểu 2.18
Sở thương mại Hà Nội
Công ty thương mại Hà Nội
Sổ nhật ký chung (Trích)
Từ ngày 01/08/2006 đến ngày 31/08/2006
Chứng từ
Diễn giải
TK Đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
...
...
..
..
...
02/08
PT610
Thanh toán tiền hàng –HĐ91986
Tiền mặt Việt Nam
1111
15809131
Phải thu của khách hàng
131
15809131
...
...
...
...
...
02/08
HĐ92006
Mua hàng công ty Quốc Thái
Phải thu của khách hàng
131
14672240
Doanh thu bán hàng hoá
5111
14672240
Giá vốn hàng bán
632
11737793
Hàng hoá
1561
11737793
Phải thu của khách hàng
131
1467224
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
33311
1467224
...
...
...
...
..
Tổng cộng:
Ngày 31 tháng 08 năm 2006
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chương III: Một số đề xuất hoàn thiện công tác kế toán bán hàng, kết quả bán hàng ở Công ty Thương mại Hà Nội
1. Một số nhận xét khái quát về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ơ Công ty Thương mại Hà nội
Là một doanh nghiệp Nhà nước tự chủ về mặt kinh doanh, Công ty Thương mại Hà Nội không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để dành được vị trí vững chắc trên thị trường như hiện nay, Công ty đã tự khẳng định mình bằng những kết quả đạt được trong suốt những năm qua, đó là kinh doanh có lãi, đóng góp đầy dủ với ngân sách nhà nước, đảm bảo mức lương đối với cán bộ công nhân viên chức, đồng thời không ngừng nâng cao và mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các phương thức kinh doanh linh hoạt.
Những thành tích đáng khích lệ đó đạt được là nhờ việc thực hiện công tác quản lý của ban lãnh đạo Công ty cũng như sự nỗ lực của mọi thành viên trong Công ty, trong đó bộ máy kế toán nói chung và bộ phận kế toán bán hàng nói riêng cũng có đóng góp một phần không nhỏ.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Thương mại Hà Nội, qua tìm hiểu, em nhận thấy công tác kế toán bán hàng tại Công ty có nhiều ưu điểm song cũng có một số điểm chưa thực sự phù hợp. Sau đây em xin đua ra một số nhận xét khái quát về công tác kế toán bán hàng, kết quả bán hàng tại Công ty Thương mại Hà Nội.
1.1 Những ưu điểm
Thứ nhất: Việc Công ty áp dụng chương trình kế toán máy làm giảm nhẹ khối lượng công việc rất nhiều, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các kế toán viên có thể cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin.
Thứ hai: Việc Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hết sức thích hợp, kế toán có thể theo dõi, phản ánh một cách thường xuyên và liên tục sự vận động của các loại hàng hoá.
Thứ ba : Về chứng từ kế toán sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được bộ phận kế toán có liên quan phản ánh ngay vào các chứng từ kế toán và tiến hành nhập liệu vào máy. Các chứng từ gốc được Công ty sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ bán hàng phát sinh như phiếu thu, hoá đơn GTGT đều được ghi đầy đủ, chính xác theo đúng thời gian, có chữ ký xác nhận của các bộ phận liên quan, đúng chế độ tài chính quy định. Bên cạnh đó, các chứng từ được thiết kế trong chương trình kế toán máy cũng đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung ghi trong chứng từ gốc. Ngoài ra, quy trình xử lý, trình tự luân chuyển chứng từ được bộ phận kế toán tổ chức khoa học, hợp lý, tránh chồng chéo, giúp cho việc hạch toán quá trình bán hàng, kết quả bán hàng được nhanh chóng, kịp thời.
Thứ tư: Việc hạch toán, kê khai thuế GTGT được thực hiện rõ ràng, chặt chẽ. Công ty luôn thực hiện tính đúng, tính đủ số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời, các biều mẫu để kê khai thuế GTGT do phần mềm Fast thiết kế đều phù hợp với quy định của Bộ tài chính. Điều đó giúp cho cơ quan thuế thuận tiện trong việc kiểm tra, theo dõi.
Thứ năm: Về tài khoản sử dụng
Công ty đã tiến hành khai báo danh mục tài khoản trong phần mềm Fast theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty áp dụng là hệ thống do Bộ tài chính ban hành ngày 01/01/1995 theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT có sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ra ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính.
Thứ sáu: Hàng hoá gửi bán tại mỗi cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại ký gửi đều được chương trình kế toán máy cho phép theo dõi trong một kho riêng. Điều này giúp cho công tác quản lý nhập, xuất hàng hoá gửi bán được thận tiện.
1.2. Một số điểm còn hạn chế
Thứ nhất: Về việc theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hoá theo từng nhóm hàng:
Phần mềm Fast do công ty phần mềm Tài chính kế toán Fast lập trình không cho phép kế toán theo dõi tình hình tiều thụ hàng hoá theo từng nhóm hàng. Do vậy, việc tổ chức đánh giá hiệu quả bán hàng đối với từng nhóm hàng, tùng mặt hàng không thực hiện được. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến quyết định kinh doanh, đến định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
Thứ hai: Về công tác thu hồi nợ với khách hàng:
Đối với một số công ty, của hàng, siêu thị, trung tâm thương mại có quan hệ lâu dài. Công ty có áp dụng hình thức thanh toán trả chậm. Tuy nhiên, Công ty không quy định thời hạn thanh toán đối với từng hoá đơn, từng khách hàng. Do vậy, đôi khi việc thanh toán tiền hàng còn diễn ra chậm, gây ứ đọng vốn của Công ty.
Thứ ba: Về công tác theo dõi giá bán của các của hàng, siêu thị, trung tâm thương mại:
Công ty hiện tại không tiến hành quản lý giá bán tại các của hàng, siêu thị, trung tâm thương mại khiến cho giá cả của một loại sản phẩm giữ các của hàng, siêu thị, trung tâm thương mại có sự khác biệt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của khách hàng.
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng ỏ Công ty Thương mại Hà Nội.
2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng ở Công ty Thương mại Hà Nội.
Công tác kế toán bán hàng, kết quả bán hàng là công cụ đăc lực phục vụ cho công tác quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông tin do kế toán bán hàng, kết quả bán hàng cung cấp sẽ làm cơ sở để các nhà quản trị đưa ra giải pháp, đề ra phương hướng hoạt động và có những chính sách thích hợp cho hoạt động kinh doanh trong kỳ tới. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán bán hàng , kết quả bán hàng là vấn đề hết sức cần thiết, là một yêu cầu đặt ra đối với các cán bộ kế toán trong Công ty.
2.2. Các giải pháp cụ thể:
Với mong muốn được góp một phần bé nhỏ vào việc hoàn thiện công tác bán hàng, xác định kết quả bán hàng. Với vốn kiến thức còn hạn chế , em cũng xin được mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng, kết quả bán hàng như sau:
2.2.1. Đối với các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
Hiện nay, tại Công ty Thương mại Hà Nội chưa áp dụng các chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán trong hoạt động bán hàng của mình. Trong thời gian tới Công ty cần xem xét áp dụng các chính sách này. Việc quy định mức doanh thu của mỗi lần mua hàng sẽ được hưởng một khoản chiết khấu thương mại sẽ thúc đẩy khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, do vậy sẽ giúp Công ty tiêu thụ nhanh sản phẩm. Bên cạnh đó, việc giảm giá trong những trường hợp cần thiết không làm giảm lãi mà còn tăng vòng quay của vốn, tạo tâm lý thoải mái cho người mua.
2.2.2. Về việc tổ chức hạch toán chi tiết doanh thu cho từng nhóm hàng
Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là kinh doanh phải có hiệu quả, phải tạo ra lợi nhuận, do vậy doanh nghiệp cần phải xác định bán sản phẩm thị trường cần. Để có các quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty không chỉ trong thời gian hiện tại mà cả về tương lai lâu dài, các nhà quản trị rất cần lượng thông tin chi tiết của kế toán. Vì vậy, việc tổ chức hạch toán chi tiết doanh thu cho từng mặt hàng, từng nhóm hàng là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các nhân viên kế toán.
Lượng danh điểm hàng hoá của Công ty rất lớn, lên tới hàng trăm mặt hàng, nếu mỗi hàng hoá được Công ty mở một sổ chi tiết tiêu thụ thì lượng sổ lưu trữ sẽ rất lớn. Trong điều kiện đó, việc mở sổ chi tiết tiêu thụ cho từng nhóm hàng sẽ là thích hợp nhất, từ đó các nhà quản trị có thể đánh giá, phân tích hiệu quả kinh doanh của từng nhóm hàng để kỳ kinh doanh có các quyết định thích hợp.
Hiện tại hàng hoá của Công ty được chia thành các nhóm sau:
- Các mặt hàng thực phẩm
- Các mặt hàng nội thất
- Các sản phẩm điện tử điện lạnh ..
Phần mềm kế toán Fast Công ty hiện đang ứng dụng không cho phép kế toán có thể tiến hành theo dõi chi tiết doanh thu của từng nhóm hàng. Nên Công ty cần xem xét liên hệ lại với Công ty phần mền kế toán Fast cải tiến chương trình kế toán cho phù hợp.
2.2.3. Về việc vận dụng mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận
Việc nắm vững mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Nó là cơ sở cho việc ra các quyết định điều chỉnh về kinh doanh như giá bán, chi phí, sản lượng...nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận được thể hiện trong phương trình kinh tế cơ bản xác định lợi nhuận:
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, kế toán sử dụng phương pháp hạch toán chi phí biên (phương pháp số dư đảm phí). Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí được phân tích thành hai loại là chi phí biến đổi (Biến phí) và chi phí cố định ( Định phí). Trong đó, chi phí cố định luôn được xem xét là tổng số và là chi phí thời kỳ. Tổng chi phí cố định ở kỳ nào phải được bù đắp đầy đủ trong kỳ đó. Như vậy, nếu xem xét theo mỗi đơn vị sản phẩm thì chi phí chỉ bao gồm biến phí.
Với quan điểm này, phương trình kinh tế cơ bản xác định lợi nhuận được viết lại như sau:
DT – BP - ĐP = LN
Hay
SL x g – SL x bp - ĐP = LN
SL x( g - bp) - ĐP = LN
Trong đó:
DT : Doanh thu
BP : Tổng biến phí
ĐP : Tổng định phí
LN : Lợi nhuận
SL : Sản lượng
g : Giá
bp : Biến phí
Phần chênh lệch giữa giá bán đơn vị và biến phí đơn vị gọi là lãi trên biến phí (lb): g – bp = lb. Lãi trên biến phí đơn vị có thể xác định cho mỗi đơn vị sản phẩm, cho từng mặt hàng hoặc tổng hợp cho tất cả các mặt hàng tiêu thụ. Lãi trên biến phí đơn vị có đặc điểm là không thay đổi ở các mức độ sản lượng khác nhau, vì vậy, với mỗi mức sản lượng tiêu thụ là SL, ta có thể xác định tổng lãi trên biến phí
LB = SL x lb
Để xác định lợi nhuận, ta chỉ cần lấy tổng lãi trên biến phí trừ đi tổng chi phí cố định:
LN = LB - ĐP
Từ phương trình xác định lợi nhuận trên, ta thấy tổng lãi trên biến phí trước hết dùng để trang trải cho định phí, phần còn lại sau khi đã bù đắp đủ định phí đó chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu tổng lãi trên biến phí không đủ bù đắp định phí thì phần thiếu hụt đó là số lỗ của doanh nghiệp.
Từ phương trình trên, ta còn nhận thấy nếu định phí là đại lương ổn định thì muốn tối đa hoá lợi nhuận cần tối đa hoá tổng lãi trên biến phí.
Phương trình kinh tế xác định lợi nhuân cùng với kết luận trên là cơ sở rất quan trọng cho việc xem xét ra các quyết định thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Công ty có thể vận dụng nó để ra các quyết định ngắn hạn như: Thay đổi kết cấu hàng tiêu thụ, kết cấu chi phí, từ chối hay chấp thuận đơn đặt hàng, tiếp tục hay đình chỉ kinh doanh mặt hàng hiện có, thúc đẩy kinh doanh mặt hàng nào để có lợi nhuận cao nhất.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại Công ty thương mại Hà Nội, em đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế minh hoạ một cách cụ thể về tình hình hạch toán kế toán của một doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em chỉ có thể phản ánh một phần của hệ thống kế toán về tổ chức công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng của Công ty.
Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty Thương Mại Hà Nội là tương đối hoàn chỉnh, được thực hiện bởi những kế toán có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm dày dặn. Tuy vậy, qua việc tìm hiểu em cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty.
Do thời gian thực tập và viết chuyên đề có hạn cũng như trình độ còn hạn chế, chuyên đề thực tập có thể có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các anh chị trong phòng kế toán.
Em xin được chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Thương Mại Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty để em hoàn thành Chuyên đề thực tập cũng như có thêm những kinh nghiệm quý giá.
Em xin chân thành cảm ơm thầy giáo Trương Anh Dũng đã hướng dẫn em tận tình trong quá trình thực tập và viết chuyên đề thực tập.
Tài liệu tham khảo
1. Lý thuyết hạch toán kế toán
2. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp
4. Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
5. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp
6. Hệ thống văn bản hướng dẫn 03 luật thuế mới và kế toán thuế năm 2006
7. Các văn bản tài liệu Công ty Thương Mại Hà Nội cung cấp
NXB Tài chính
NXB Tài chính
NXB Tài chính
NXB Tài chính
NXB Tài chính
NXB Tài chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6463.doc