Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dung các yếu tố sản xuất kinh doanh để tạo ra các loại sản phẩm, lao vụ và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dung của xã hội. Sự tiêu hao các yếu tố này đã tạo ra các chi phí tương ứng như chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hoá để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phaỉ bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác.
Như vậy: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoat động kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định.
87 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4
16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
-
-
-
-
-
-
-
17
Lợi nhuận sau thuế thuế thu nhập doanh nghiệp
569
942
12,632
373
65.55
11,690
92.54
18
Giá vốn/Tổng doanh thu(%)(18=4/1)
82.66
75.74
74.24
19
Lợi nhuận gộp/Tổng doanh thu(%)(19=5/1)
15.99
22.05
23.67
20
(CPBH+CPQL)/Tổng doanh thu(%)(20=(9+10)/1)
5.15
3.84
10.11
21
Lợi nhuận thuần/Tổng doanh thu(%)(21=11/1)
0.94
1.18
5.27
(Nguồn: Phòng kế toán - Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu )
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu
2.1.4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty.
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng, có con dấu riêng và có quyền quyết định về mọi mặt hoạt động kinh tế tài chính của Công ty.
Xuất phát từ vai trò quan trọng đó trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và trong quản lý nền kinh tế nói riêng. Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu rất chú trọng đến khâu tổ chức bộ máy kế toán một cách hợp lý, khoa học.
Đặc điểm của tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa phân tán, vừa tập trung.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra tất cả các công tác kế toán trong phạm vi của Công ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý sử dụng nguồn vốn và dự án của Công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, hạch toán chế độ tài chính. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung sớm nhất trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo chuyên môn hoá lao động của các cán bộ kế toán không chỉ phục vụ Hội đồng quản trị mà còn phải báo cáo lên Tổng Công ty và một số đối tượng khác, chính vì vậy khối lượng công tác ở đây là khá lớn với nhu cầu quản lý và tổ chức công tác kế toán của Công ty, phòng kế toán đòi hỏi đội ngũ kế toán phải có trình độ nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong công tác kế toán, cộng với lòng nhiệt tình, chính vì vậy mà phòng kế toán luôn luôn hoàn thành tốt các yêu cầu của công việc.
Sơ đồ tổ chức kế toán trên máy vi tính của Công ty theo hính thức
“ Chứng từ ghi sổ”
Phòng kế toán Công ty có 7 người (1 kế toán trưởng và 6 kế toán viên) được tổ chức tại văn phòng và có 2 kế toán tại nhà máy, phân xưởng, 1 kế toán chi nhánh. Do vậy Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp, nửa phân tán, nửa tập trung (do Công ty có phòng kế toán tại chi nhánh, tại các nhà máy, nhà xưởng, các kế toán viên này hoạt động dưới hình thức ghi chép, báo sổ, xử lý chứng từ sơ bộ, sau đó chuyển toàn bộ chứng từ, số liệu về phòng kế toán đặt tại trụ sở Công ty).
S¬ ®å 03: tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n cña
C«ng ty Cæ phÇn Gièng bß s÷a Méc Ch©u
KÕ to¸n c«ng nî
KT TSC§
XDCB
KÕ to¸n
tæng hîp
Thñ quü
KÕ to¸n
chi nh¸nh
KÕ to¸n t¹i
nhµ m¸y
CB S÷a
KÕ to¸n trëng
KÕ to¸n
thanh to¸n
KÕ to¸n vËt t
tiÒn l¬ng
*Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong phòng kế toán
- Kế toán trưởng (Kiêm trưởng phòng kế toán): Là người đứng đầu của bộ máy kế toán giúp Tổng Giám đốc Công ty điều hành giám sát tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ các công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế tại Công ty, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ lập, ký duyệt và gửi các tài liệu chứng từ có liên quan đến công tác kế toán, có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tài chính thống kê và bộ máy kế toán công tác phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị, kế toán trưởng phải có mối quan hệ với Chi cục thuế, Ngân hàng, Tài chính, Tổng Công ty để đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kế toán trưởng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Công ty, trước các cơ quan cấp trên và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Kế toán trưởng còn tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác có liên quan tới tài chính và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đồng thời có nhiệm vụ giám sát nghiệp vụ của các nhân viên trong phòng. Kế toán viên thực hiện các công việc kế toán của Công ty, báo cáo trực tiếp kế toán trưởng.
- Kế toán vật tư, tiền lương: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán về nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và vào sổ thực hiện các nghiệp vụ kế toán chi tiết từng loại vật tư cuối tháng, tổng hợp số liệu, rút số dư, đối chiếu các bộ phận chức năng liên quan. Theo dõi phản ánh kịp thời mọi phát sinh làm thay đổi số lượng, chất lượng vật tư, thành phẩm trong kho của Công ty thực hiện một số công việc khác do kế toán trưởng giao.
Kế toán tiền lương theo dõi chấm công để làm căn cứ tính lương, lập bảng phân bổ lương, BHXH, BHYT và chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành, ghi vào các sổ 334, 338, 138 tính tiền lương hàng tháng của công nhân viên. Cuối niên độ kế toán tiến hành phân bổ các khoản chi phí nguyên vật liệu, tiền lương cho sản xuất trong kỳ làm cơ sở tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán thanh toán (Theo dõi thuế): Mở sổ sách theo dõi thu, chi tồn quỹ tiền mặt hàng ngày, dự trù các khoản, chi tiền mặt phục vụ cho sản xuất kinh doanh thanh toán các khoản theo chế độ cho cán bộ công nhân viên, theo dõi và thu hồi các khoản tạm ứng, các khoản nợ khác của cán bộ công nhân viên chức đã đến hạn thanh toán. Lập các chứng từ, bảng kê và các báo cáo liên quan. Có trách nhiệm kiểm soát các chứng từ gốc, hợp lý, theo dõi công nợ với khách hàng, kê thuế hàng tháng và lập báo cáo thuế, theo dõi lên chứng từ liên quan theo chế độ quy định.
- Kế toán công nợ: Lưu trữ thực hiện các hợp đồng kinh tế. Theo dõi số phát sinh, số dư của các hộ chăn nuôi, trồng trọt của Công ty, đôn đốc thu hồi công nợ với người mua, người bán, thanh toán tiền cho người bán theo hợp đồng hay khi công việc mua hàng đã kết thúc.
Cung cấp thông tin cho các phòng liên quan để có biện pháp thu hồi các khoản nợ của người mua đã quá hạn.
Lập biên bản đối chiếu và xác nhận nợ phải trả, phải thu theo định kỳ báo cáo tài chính năm.
Lập các chứng từ, bảng kê và các báo cáo liên quan theo chế độ kế toán.
- Kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch trích khấu hao cơ bản tài sản cố định hàng quý, năm đăng ký kế hoạch khấu hao cơ bản của Công ty với cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước, Cục thuế và Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam.
Lập và hoàn thành tất cả các thủ tục về xây dựng cơ bản trong Công ty, lập dự toán và quyết toán các hạng mục công trình theo quy định của Nhà nước, theo dõi trên sổ sách.
Theo dõi mọi sự biến động về số lượng, chất lượng và địa điểm sử dụng của tài sản cố định của Công ty và làm các thủ tục giao nhận thanh lý các tài sản tăng, giảm, lập thẻ tài sản cố định.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm định kỳ tham gia kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang vật tư chủ yếu chưa dùng hết tại các nhà máy. Tập hợp mọi chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo, phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh theo các đối tượng tính giá thành sản phẩm, tính kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm, lập báo cáo tài chính và báo cáo khác, vào các sổ chi tiết liên quan và vào sổ cái.
Lập báo cáo tổng hợp sản xuất kinh doanh toàn Công ty
Tính giá thành sản phẩm theo đối tượng tính giá.
Kiểm tra tính đúng đắn của các chứng từ, các biểu mẫu kế toán do các bộ phận kế toán khác thực hiện.
Đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán xác định tính đúng đắn của số liệu kế toán, khi phát hiện có sai sót báo cho kế toán viên có liên quan hiệu chỉnh sai.
Xác định kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định kỳ báo cáo do Bộ tài chính quy định.
Lập báo cáo quyết toán định kỳ theo quy định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
- Thủ quỹ: Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, chi có đầy đủ các chứng từ gốc thu, chi rồi vào sổ hàng ngày, cuối ngày kiểm kê đối chiếu lại sổ kế toán.
Cân đối thu, chi tồn quỹ tiền mặt, ngân phiếu hàng ngày lưu trữ bảo quản chứng từ liên quan theo chế độ nhà nước quy định, bảo quản tiền và giấy tờ có giá trị như tiền.
Thực hiện một số công việc khác do kế toán trưởng giao.
Giao dịch với nhân hàng rút tiền mặt, ngân phiếu và nhập quỹ Công ty để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Kế toán nhà máy, xưởng chế biến: (Nhà máy chế biến sữa, chế biến thức ăn gia súc)
Kế toán tại nhà máy hàng ngày chấm công, ghi chép, nghiệm thu khối lượng sản phẩm công việc tại các nhà máy, xưởng sản xuất. Cuối tháng báo cáo lên phòng kế toán Công ty để giải quyết toán tiền lương, vật tư
- Kế toán tại chi nhánh: Hàng ngày mở sổ theo dõi ghi chép các sản phẩm sữa từ Công ty chuyển xuống chi nhánh xuất đi các đại lý lẻ tiêu thụ, bán cho khách hàng, có trách nhiệm thu tiền hàng bán để nộp tiền về phòng kế toán Công ty, những khách hàng làm đại lý có tiền hàng lớn thì chuyển tiền thẳng về tài khoản Công ty, theo dõi các khoản thanh toán theo lệnh của Tổng giám đốc về cung ứng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho chế biến, hàng tháng kiểm tra sơ bộ chứng từ gốc đảm bảo pháp lý lập báo cáo gửi lên phòng kế toán Công ty.
2.1.4.2. Hình thức kế toán và trình tự ghi sổ kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”, trong tổ chức bộ máy kế toán, đặc trưng của hình thức là căn cứ các chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ chỉ có giá trị pháp lý và được tiến hành ghi sổ kế toán có đính kèm với các chứng từ gốc và được kế toán trưởng phê duyệt.
Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán MISA từ năm 2006 do Công ty Cổ phần MISA cung cấp. Hiện nay Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã trang bị được một hệ thống gồm 8 máy vi tính nối mạng nội bộ: máy in, máy fax, phục vụ riêng cho công tác kế toán. Đội ngũ nhân viên kế toán vừa có chuyên môn nghiệp vụ lại vừa sử dụng thành thạo máy vi tính, chính vì vậy thực hiện kế toán trên máy ở Công ty đã thực sự nâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt của kế toán máy.
Công ty đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Niên độ kế toán: 01/01/N đến 31/12/N.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hệ thống sổ sách sử dụng:
Sổ, thẻ, kế toán chi tiết: Sử dụng nhiều loại sổ thẻ kế toán chi tiết khác nhau như Sổ chi tiết vật liệu, sổ theo dõi thanh toán, sổ tài sản cố định. Sổ kế toán tổng hợp, sổ cái các tài khoản.
Hệ thống báo cáo mà Công ty lập:
Mẫu số B01– Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B02 – Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mẫu số B03 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B09 – Thuyết minh báo cáo tài chính.
Thời điểm lập báo cáo: Ngày cuối cùng của quý và ngày cuối của năm.
Mµn h×nh giao diÖn cña phÇn mÒm MISA 7.5
2.1.4.3 Chính sách kế toán áp dụng
Công ty áp dụng các chính sách kế toán sau:
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định.
- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phươngpháp ghi thẻ song song
- Trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Niên độ kế toán 1/1/N đến 31/12/N
- Kỳ kế toán tính chi phí giá thành là 1 tháng
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ
- Công ty sử dụng hệ thống tài khoản và hệ thống sổ kế toán theo quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu.
2.2.1. Đặc điểm quản lý và phân loại chi phí sản của ở Công ty
Quy trình sản xuất các loại sản phẩm sữa là quá trình liên tục, qua nhiều công đoạn khác nhau. Các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau, mang những đặc điểm riêng biệt:
- Về chi phí nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là sữa tươi và các nguyên liệu chế biến từ sữa như Cream, bơ nướccó thời hạn nhất định đòi hỏi phải có kế hoạch sản xuất hợp lý. Sữa tươi được thu mua từ các hộ nhận khoán ở 10 khu vực từ nhiều địa điểm khác nhau. Tại các trung tâm thu mua sữa được phân loại (loại 1,2,3), kiểm tra các thông số cơ bản và được làm lạnh tới 4 – 60C trước khi vận chuyển về nhà máy. Ngoài ra cứ 10 ngày 1 lần, KCS lấy mẫu về để kiểm tra các chỉ tiêu: đo mỡ sữa, độ khô... để áp dụng giá căn cứ vào quy định của Công ty.
Ngoài nguyên liệu chính là sữa tươi, Công ty còn phải mua nguyên vật liệu khác như: than, muối tinh, đường trắng, hương sữa Mặt khác, nguồn nguyên liệu chính ngoài các loại mua trong nước còn phải nhập khẩu nên chi phí nguyên vật liệu dễ bị biến động bởi giá mua phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tỷ giá ngoại tệ, thời vụ sản xuất Do vậy, Công ty đã nghiên cứu, xem xét tình hình biến động của giá cả trên thị trường cũng như sự biến động của tỷ giá, tính toán lập kế hoạch mua nguyên vật liệu để hạn chế sự biến động của chi phí nguyên vật liệu do tác động bên ngoài. Mặt khác, để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, Công ty đã xây dựng hệ thống định mức chi phí đối với từng loại vật tư cho từng sản phẩm, tuỳ vào những điều kiện cụ thể mà định mức được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
- Về chi phí nhân công: Nhìn chung tương đối ổn định vì sản xuất sữa tại Công ty là hoạt động diễn ra mọi thời điểm trong năm tuy cũng có lúc sản xuất nhiều Công ty phải thuê thêm lao động thời vụ nhưng rất ít.
- Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc phát sinh không thường xuyên và có kế hoạch trước.
- Tất cả các loại chi phí phát sinh đều được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tiết kiệm và sử dụng một các hợp lý chi phí sản xuất.
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty
Để tiến hành quá trình sản xuất trên các dây chuyền tại phân xưởng, Công ty phải bỏ ra rất nhiều chi phí khác nhau như chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài Để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, việc phân loại các chi phí sản xuất phát sinh theo tiêu thức nào là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chi phí sản xuất phát sinh tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu được thể hiện qua các loại chi phí chủ yếu sau:
- Chi phí NVLTT gồm:
+ NVL chính như: Sữa tươi, bơ nước,
+ NVL phụ như: Đường trắng, muối tinh, giấy gói, hương sữa tươi 04 – 03
+ Chi phí nhiên liệu: Than
- Chi phí NCTT: Gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung gồm:
+ Chi phí khấu hao TSCĐ gồm toàn bộ số trích khấu hao các TSCĐ trong kỳ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm số tiền phải trả cho nhà cung cấp điên nước, phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty.
+ Chi phí NVL tai phân xưởng sản xuất
+ Chi phí hoá chất cho KCS
+ Chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên
+ Tiền lương cho nhân viên phân xưởng
- Chi phí bán hàng gồm:
+ Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng
+ Chi phí quảng cáo, khấu hao TSCĐ
- Chi phí quản lý:
+ Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý Công ty
+ Các chi phí khác phục vụ quản lý: Chi phí điện, nướcđồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ
Cách phân loại này phục vụ cho viêc tập hợp chi chí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.
2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu.
Do Công ty tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm trong 2 phân xưởng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất đối với CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC.
2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất mà Công ty đang sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục phù hợp với điều kiện sản xuất và thông lệ kế toán hiện hành. Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán Công ty sử dung các tài khoản sau:
- TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: dùng để tập hợp các chi phí về NVL trực tiếp phát sinh tại phân xưởng sản xuất trong kỳ.
- TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: dùng để tập hợp các khoản chi phí vế tiền công, phụ cấp độc hại, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
TK622A – Chi phí nhân công trực tiếp xưởng sữa
TK622B – Chi phí nhân công trực tiếp xưởng UHT
- TK 627 – Chi phí sản xuất chung: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất khác phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất tại phân xưởng như: Chi phí vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng tại phân xưởng, chi phí hoá chất cho KCS, tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng
TK627A – Chi phí sản xuất chung xưởng sữa
TK627B – Chi phí sản xuất chung xưởng UHT
- TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Dùng để kết chuyển toàn bộ chi phí tập hợp trên TK 621, TK 622, TK 627 vào cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm.
2.2.4. Thực trạng công tác tính giá thành tại Công ty
2.2.4.1. Đối tượng tính giá thành tại Công ty
Từng loại sản phẩm
2.2.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty theo công nghệ hiện đại, chế biến liên tục, khép kín sản xuất với khối lượng lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá. Chu kỳ sản xuất ngắn nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Do đó đặc điểm sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.2.4.3. Phương pháp tính giá thành
Công ty tính giá thành theo phương pháp giản đơn
2.2.4.4. Nội dung chi tiết kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm sữa tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu
*. Kế toán chi phí NVL trực tiếp
Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu là một Công ty với mô hình khép kín từ chăn nuôi bò sữa – thu gom – chế biến – tiêu thụ. Vật tư của Công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau với những mức giá, chi phí thu mua, vận chuyển cũng khác nhau. Tại Công ty, chi phí NVL thường chiếm tới hơn 85% trong giá thành sản phẩm. Do vậy, việc hạch toán hợp lý chi phí trở thành một yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm NVL chính, NVL phụ vật liệu bao bì đóng gói sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính chủ yếu là sữa tươi được thu mua từ các hộ nhận khoán. Hiện nay sữa tươi được thu mua không được khấu trừ thuế. Nguồn nhiên liệu là than được mua với thuế suât 5%. NVL phụ là: muối tinh, đường trắng, Bao bì đóng gói sản phẩm một số sản xuất trong nước và một số phải nhập khẩu.
Chứng từ, bảng biểu và sổ sách:
- Phiếu xuất, nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có.
- Thẻ kho
- Báo cáo nhập - xuất - tồn kho vật tư cuối kỳ
- Bảng kê phiếu xuất kho theo sản phẩm
- Báo cáo giá thành sản phẩm
* Trình tự luân chuyển chứng từ
Kế toán hạch toán NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Theo phương pháp này nguyên tắc là ở kho ghi chép về mặt số lượng. Còn ở phòng kế toán ghi chép vào sổ đối chiếu luân chuyển cả số lượng và giá trị.
Nguyên vật liệu được nhập về nhà máy, thủ kho có trách nhiệm kiểm tra hàng nhập về về mặt số lượng theo đơn hàng phòng kế toán Công ty gửi xuống nhà máy, KCS kiểm tra về mặt chất lượng. Sau khi kiểm tra đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, thủ kho lập phiếu nhập kho vật liệu với đầy đủ sự ký nhận của bên giao hàng và của người lập phiếu.
Hàng năm theo sự điều chỉnh của phòng sản xuất kinh doanh, phòng kế toán Công ty đều gửi xuống nhà máy bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Khi tiến hành sản xuất sản phẩm theo kế hoạch, dựa vào bảng định mức NVL để xuất dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm cụ thể. NVL xuất kho không cần phải có phiếu xuất kho. Mà theo kế hoạch sản xuất trong ngày trưởng ca đề nghị với thủ kho xuất NVL, đồng thời ký nhận vào sổ của thủ kho về số NVL đã nhận.
Ở kho hàng ngày thủ kho ghi số lượng vật liệu nhập, xuất căn cứ vào đó cuối tháng mở thẻ kho để theo dõi số lưởng từng vật liệu. Đồng thời cuối tháng thủ kho tổng hợp số lượng từng loại vật tư xuất cho từng sản phẩm rồi gửi lên kế toán Công ty. Căn cứ vào báo cáo tổng hợp vật tư xuất cho từng loại sản phẩm do thủ kho gửi lên kế toán nhập số liệu vào máy.
Ví dụ: Theo báo tổng hợp cuối tháng 12/2007 NVL chính sữa tươi xuất kho để tiến hành sản xuất các sản phẩm. Khi tiến hành xuất kho sữa tươi trưởng ca Ngô Thị Dần đề nghị với thủ kho xuất kho. Cuối tháng thủ kho tổng hợp báo cáo lên phòng kế toán. Phòng kế toán căn cứ vào báo cáo tổng hợp nhập số liệu vào máy. Trên màn hình máy tính của chương trình kế toán máy sẽ hiện lên như sau:
Ở cửa sổ hàng hoá kế toán nhập mã vật tư. Ở đây mã vật tư là sữa tươi (NLC30) và các sản phẩm chế biến từ sữa tươi (Bơ nước – NLC35). Kế toán tài khoản đối ứng và số lượng xuất. Ở cửa sổ giá thành kế toán chọn mã sản phẩm cho vật tư đã xuất.
- Giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
- Giá xuất những NVL tự sản xuất được như: Cream,cho sản xuất theo giá thành sản xuất.
- Máy sẽ tự động lập bảng kê phiếu xuất theo sản phẩm. Tự động vào số liệu cho sổ cái TK 621. Tự động lập báo cáo nhập - xuất - tồn kho. Máy không lập chứng từ ghi sổ cho TK này.
Ví dụ: Mẫu bảng kê phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất sản phẩm Bơ tháng 12/2007.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Km194, Thị trấn Nông trường Mộc châu, Sơn La
BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO THEO SẢN PHẨM
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Chứng từ
Vật tư
Mã kho
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ngày
Số
Công việc: SPS18 - SX bơ
31/12/2007
XK-T12-07
SPS19- Cream
155
(5)
20 622
98 985
31/12/2007
XK-T12-07
BB07- Giấy gói bơ
XSUA
(7 980)
455
3 627 358
31/12/2007
XK-T12-07
NL01- Than
XSUA
(1 847)
1 788
3 302 858
31/12/2007
XK-T12-07
NLC25- Muối tinh
XSUA
(9)
1 700
15 300
31/12/2007
XK-T12-07
NLC35- Bơ nước
XSUA
(2 428)
12 000
29 136 000
Tổng cộng
36 180 501
Kế toán trưởng Người lập
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Km194, Thị trấn Nông trường Mộc châu, Sơn La
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản: 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Số CT
Ngày CT
Loại CT
Diễn giải
Tài khoản
TK đối ứng
Nợ
Có
XK-T12-07
31/12/07
Xuất kho
Đường trắng
621
1521
4 332 445
XK-T12-07
31/12/07
Xuất kho
Sữa tươi
621
1521
75 722 674
XK-T12-07
31/12/07
Xuất kho
Sữa tươi
621
1521
183 646 310
XK-T12-07
31/12/07
Xuất kho
Sữa tươi
621
1521
112 273 940
XK-T12-07
31/12/07
Ch.từ chung
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
6 092 736 591
Cộng
6 092 736 591
6 092 736 591
Số dư cuối kỳ
Kế toán trưởng Người lập
Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho NVL + nhiên liệu tháng 12/2007
S
T
T
Vật tư
Đ
V
T
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Tên VT
Mã VT
SL
GT(đ)
SL
GT(đ)
SL
GT(đ)
SL
GT(đ)
1
Sữa tươi
NLC30
Kg
23,629
220,531,810
637,008
3,891,018,928
664,899
4,013,604,794
15,737
97,945,944
2
Than
NL01
Kg
37,970
64,001,296
127,060
231,110,094
66,061
118,132,180
98,969
176,979,510
3
Muối tinh
NLC25
Kg
91
154,700
9
15,300
82
139,400
4
Đường trắng
NLC26
Kg
9,494
74,889,956
33,000
235,047,618
18,844
137,442,078
23,650
172,495,496
5
Cream
SPS19
Kg
313
12,024,355
313
12,024,355
6
Giấy gói bơ
BB07
Kg
24,750
11,250,264
7,980
3,627,358
16,770
7,622,906
7
Bơ nước
NLC35
Kg
2,754
33,048,000
2,754
33,048,000
8
Nhãn chai đường 0.9lít
BB23
Cái
28,890
7,800,299
36,700
10,422,800
12,673
3,520,984
52,917
14,702,115
9
Chai sữa 0.9lít
BB30
Cái
28,321
46,161,126
68,400
123,120,000
31,559
55,234,572
65,162
114,046,554
10
Màng co XS
BB35
Kg
97
6,693,007
11
795,000
86
5,934,007
11
Hương sữa tươi 04 – 03
VLP46
Kg
90.02
3,110,145
3.8
1,309,026
86.22
29,701,119
12
Túi PE thanh trùng
BB05
Kg
4,023
208,926,297
126.5
6,569,519
3,896.5
202,356,778
Tổng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
2.2.6. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu chi phí nhân công cũng chiếm một tỷ lệ nhất định trong giá thành sản phẩm, do đó việc quản lý chi phí nhân công là một khâu quan trọng góp phần đảm bảo tính hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm và công bằng cho người lao động.
Công nhân của nhà máy sữa Mộc Châu được tổ chức thành 3 ca lao động liên tục đảm bảo hoạt động sản xuất sản phẩm và tiết kiệm nguồn nguyên liệu. Mỗi ca sản xuất do một ca trưởng và ca phó chịu trách nhiệm quản lý lao động trong ca, chịu trách nhiệm trước ban quản lý nhà máy về các công việc đảm bảo đúng tiến độ được giao và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của công nhân trong ca làm căn cứ cho việc tính và thanh toán lương sau này. Công nhân của nhà máy là công nhân hợp đồng dài hạn.
Tại Công ty, khoản mục CPNCTT gồm 2 khoản mục là tiền lương của CNTTSX sản phẩm và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản của CNTTSX (trích BHXH: 15%, BHYT: 2%, KPCĐ: 2%). Các khoản trích theo lương chỉ tính với công nhân hợp đồng dài hạn làm việc trong một thời gian nhất định trong nhà máy (từ 3 tháng trở lên).
Ngoài ra, công nhân còn được hưởng khoản phụ cấp chức vu đối với CNTTSX được hưởng phụ cấp là ca trưởng và ca phó. Phụ cấp độc hại đối với KCS.
Đối với CNTTSX, Công ty trả lương theo hình thức: trả lương theo sản phẩm
- Lương sản phẩm được tính cho từng tháng. Công ty quy định định mức chi phí tiền lương cho từng loại sản phẩm.
Tổng quỹ lương = Khối lượng sản phẩm (A) x Định mức chi phí nhân
sản phẩm (A) sản xuất ra trong tháng công cho 1 đơn vị SP (A)
Lương của mỗi công nhân trong tháng được tính:
Tổng quỹ lương SP (A) của tháng Số công của
= x công nhân (X)
Tổng số công để sản xuất ra sản phẩm (A)
Bảng: Bảng định mức CPNCTT cho 1 tấn sản phẩm
STT
Mã sản phẩm
Tên sản phẩm
Định mức nhân công (đ)
1
SPS18
Bơ
1,220,358
2
SPS06
Sữa túi
103,684
3
SPS11
Sữa chai đường
236,684
4
SPS09
Sữa tươi bán lẻ Hà Nội
45,812
* Chứng từ, bảng biểu và sổ sách
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán BHXH
Giấy báo làm việc ngoài giờ
Sổ cái chi tiết chi phi phí nhân công trực tiếp
* Trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng tuần Công ty lên kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm sau đó bàn giao cho quản đốc phân xưởng. Quản đốc có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp các phần hành công việc trong phân xưởng.
Các ca trưởng sản xuất có nhiệm vụ chấm công lao động của từng công nhân trong ca. Bảng chấm công được thông qua sự kiểm tra của bộ phận hành chính của nhà máy. Dựa vào bảng chấm công, khối lượng công việc hoàn thành của tổ để lập bảng tính lương.
Bảng tính lương được lập, kèm theo giấy báo làm việc ngoài giờ (nếu có) gửi lên phòng kế toán Công ty. Tại đây, kế toán tiền lương sẽ tiến hành hạch toán các nghiệp vụ liên quan phát sinh qua phần mềm kế toán máy – MISA.
Dựa vào bảng tính lương kế toán nhà máy lập chi tiết tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất cho từng sản phẩm gửi lên phòng kế toán Công ty, kế toán Công ty nhập số liệu vào máy.
Máy sẽ tự động cho ra
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Km194, Thị trấn Nông trường Mộc châu, Sơn La
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số chứng từ: CTK-T12-070 Ngày chứng từ: 31/12/2007
Lương xưởng sữa tháng 12
Diễn giải
Ghi nợ
Ghi có
Số tiền
Lương CNSX sữa tươi bán lẻ Hà Nội
622A
3341
18 861 202
Lương CNSX sữa túi
622A
3341
8 684 475
Lương CNSX sữa chai đường
622A
3341
9 927 241
Lương CNSX bơ
622A
3341
8 927 238
Tổng
213 389 551
Kế toán trưởng Người lập
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Km194, Thị trấn Nông trường Mộc châu, Sơn La
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO SẢN PHẨM
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Số CT
Ngày CT
Loại CT
Diễn giải
Tài khoản
TK đối ứng
Nợ
Có
Công việc: SX bơ
CTK-T12-070
31/12/2007
Chứng từ chung
Lương xưởng sữa tháng 1
622A1
3341
1 703 620
CTK-T12-085
31/12/2007
Chứng từ chung
Phân bổ chi phí:
622A1-> 154
622A1
154
1 703 620
CTK-T12-070
31/12/2007
Chứng từ chung
Lương xưởng sữa tháng 1
622A2
3341
7 223 618
CTK-T12-086
31/12/2007
Chứng từ chung
Phân bổ chi phí:
622A2-> 154
622A2
154
7 223 618
CTK-T12-071
31/12/2007
Chứng từ chung
Bảo hiểm xưởng sữa tháng 1
622A3
33832
1 786 749
CTK-T12-071
31/12/2007
Chứng từ chung
Bảo hiểm xưởng sữa tháng 1
622A3
3382
241 303
CTK-T12-087
31/12/2007
Chứng từ chung
Phân bổ chi phí 622A -> 154
622A3
154
2 028 052
Tổng cộng
10 955 290
10 955 290
Kế toán trưởng Người lập
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Km194, Thị trấn Nông trường Mộc châu, Sơn La
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản: 622 Chi phí nhân công trực tiếp
Số CT
Ngày CT
Loại CT
Diễn giải
Tài khoản
TK đối ứng
Nợ
Có
1/12/2007
Số dư đầu kỳ
CTK-T12-070
31/12/07
Ch.từ chung
Lương xưởng sữa tháng 1
622A1
3341
15 655 835
CTK-T12-085
31/12/07
Ch.từ chung
Phân bổ chi phí: 622A1 -> 154
622A1
3341
15 655 835
CTK-T12-070
31/12/07
Ch.từ chung
Lương xưởng sữa tháng 1
622A2
3341
6 152 571
Cộng
519 209 360
519 209 360
Số dư cuối kỳ
Kế toán trưởng Người lập
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK334
TK338
Tổng cộng
TK338.3
TK338.4
TK338.2
1
TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp
477 299 194
33 086 974
4 411 596
4 411 596
519 209 360
2
TK627 – Chi phí sản xuất chung
66 754 233
3 145 500
419 400
419 400
70 738 533
3
TK641 – Chi phí bán hàng
92 546 279
7 325 640
976 752
976 752
101 825 423
4
TK642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
102 786 365
10 326 690
1 376 892
1 376 892
115 866 839
Tổng cộng
739 386 071
53 884 804
7 184 640
7 184 640
807 640 155
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
2.2.6. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại nhà máy là chi phí phục vụ cho tất cả phân xưởng của dây chuyền sản xuất bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí hoá chất cho KCS
2.2.6.1 Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng:
Chi phí nhân viên phân xưởng là toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho cán bộ quản lý phân xưởng (quản đốc phân xưởng, thủ kho, trưởng ca) và các khoản trích theo lương. Lương bộ phận quản lý phân xưởng được tính theo lương thời gian, lương tháng thường được cố định hàng tháng. Công ty quy định mức lương cố định của nhân viên quản lý phân xưởng như sau:
- Quản đốc phân xưởng (xưởng trưởng): 3 800 000đ
- Phó quản đốc (xưởng phó): 3 100 000đ
- Kế toán: 2 500 000đ
- Trưởng ca, thủ kho: 2 200 000đ
Ngoài tiền lương cố định còn thêm các khoản khác như ăn ca (5.000đ/ngày)
Cuối tháng quản đốc phân xưởng tổ chức họp xét (CNSXTT không được tham gia). Nếu đạt loại A hưởng 100% lương. Loại B 90% lương. Loại C 80% lương.
Nợ TK6271 66,754,233
Có TK334 66,754,233
2.2.6.2 Kế toán chi phí vật liệu
Vật liệu sử dụng phục vụ cho phân xưởng như các nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ với mục đích sản xuất chung của cả phân xưởng được hạch toán vào chi phí vật liệu của chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào yêu cầu thực tế và mục đích sử dụng vật liệu mà kế toán tiến hành xuất và tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất chung.
Nợ TK627.2 312,284,362
Có TK152 312,284,362
2.2.6.3 Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí này bao gồm toàn bộ số khấu hao về máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng. Để theo dõi TSCĐ, kế toán mở sổ theo dõi TSCĐ và trích khấu hao. Khi TSCĐ mua mới hoặc thanh lý, nhượng bán kế toán sẽ theo dõi trên sổ về nguyên giá, mức khấu hao, giá trị còn lại của TSCĐ. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Kế toán Công ty lập kế hoạch khấu hao cho cả năm.
Tiền khấu hao hàng năm
=
Nguyên giá
Số năm sử dụng
Mức khấu hao hàng tháng = Tiền khấu hao năm/12
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Km194, Thị trấn Nông trường Mộc châu, Sơn La
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số chứng từ: CTK-T12-063 Ngày chứng từ: 31/12/2007
Khấu hao TSCĐ tháng 12/2007
Diễn giải
Ghi nợ
Ghi có
Số tiền
Trích khấu hao UHT
6274B
214
962 907 260
Trích khấu hao xưởng sữa
6274A
214
50 105 260
Trích khấu hao xưởng chế biến thức ăn gia súc
6274C
214
9 325 333
Trích khấu hao cho bán hàng
6414
214
14 106 628
Trích khấu hao cho quản lý
6424
214
45 782 611
Tổng cộng
1 082 227 092
Kế toán trưởng Người lập
Bảng trích khấu hao tài sản cố định tháng 12/2007
MS
TÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
NĂM SỬ DỤNG
NGUYÊN GIÁ
GTCL
DỰ KIẾN 2008
KHẤU HAO THÁNG
26
Nhà làm việc 2 tầng
1995
633,600,000
271,444,829
134,323,178
11,193,598
366
Nhà máy chính xưởng sữa
1991
810,810,000
171,790,361
161,437,960
13,453,163
230
Nhà ăn ca xưởng sữa
2002
58,824,496
43,294,829
10,823,707
901,976
147
Nhà xưởng (Liên doanh sữa)
1998
4,103,536,214
2,935,584,428
838,738,408
69,894,867
Tổng cộng
79,456,806,352
41,721,010079
12,986,725,104
1,082,227,092
2.2.6.4 Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại phân xưởng là những chi phí về điện, điện thoại, sửa chữa TSCĐ được tập hợp vào TK cấp 2: 627.7 chi tiết cho từng phân xưởng. Đối với dịch vụ căn cứ vào hoá đơn thanh toán kế toán bóc tách phần thuế VAT được khấu trừ và chỉ ghi vào chi phí sau khi trừ thuế VAT.
Bảng: Chi phí dịch vụ mua ngoài tháng 12/2007
Tên dịch vụ
Xưởng sữa
UHT
1. Tiền điện sản xuất
75.264.000
121.204.102
2. Tiền điện thoại
1.258.000
3.263.000
3. Tiền sửa máy
21.435.630
15.428.607
Tổng cộng
97.957.630
139.895.709
2.2.6.5 Kế toán chi phí bằng tiền khác
Ngoài các chi phí về vật liệu, khấu hao, dịch vụ mua ngoài, tiền lương, các phân xưởng còn có chi phí bằng tiền mặt.
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 12/2007
Mã sản phẩm
Tên sản phẩm
Nợ TK627 và có các TK liên quan
Cộng
TK334
TK152
TK214
TK111
SPS18
Bơ
1,941,762
11,064,436
3,587,537
13,177,679
29,771,414
SPS06
Sữa túi đường
1,996,001
11,373,498
3,687,747
13,545,768
30,603,014
SPS11
Sữa chai đường
1,947,186
11,095,341
3,597,558
13,214,486
29,854,571
SPS09
Sữa tươi bán lẻ HN
4,721,519
26,903,884
8,723,326
32,042,368
72,391,097
Cộng
66,754,233
312,284,362
1,013,012,520
576,153,270
1,968,204,385
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Km194, Thị trấn Nông trường Mộc châu, Sơn La
SỔ CÁI TÀI KHOẢN THEO SẢN PHẨM
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản: 627 – Chi phí sản xuất chung
Số CT
Ngày CT
Loại CT
Diễn giải
Tài khoản
TK đối ứng
Nợ
Có
Công việc: SX bơ
CTK-T12-070
31/12/2007
Ch.từ chung
Lương xưởng sữa tháng 12
622A1
3341
1 703 620
CTK-T12-085
31/12/2007
Ch.từ chung
Phân bổ chi phí 622A1 -> 154
622A1
154
1 703 620
CTK-T12-070
31/12/2007
Ch.từ chung
Lương xưởng sữa tháng 1
622A2
3341
7 223 618
CTK-T12-086
31/12/2007
Ch.từ chung
Phân bổ chi phí 622A2 -> 154
622A2
154
7 223 618
CTK-T12-071
31/12/2007
Ch.từ chung
Bảo hiểm xưởng sữa tháng1
622A3
33832
1 786 749
CTK-T12-071
31/12/2007
Ch.từ chung
Bảo hiểm xưởng sữa tháng 12
622A3
3382
241 303
CTK-T12-087
31/12/2007
Ch.từ chung
Phân bổ chi phí 622A3 -> 154
622A3
154
2 028 052
Cộng
10 955 290
10 955 290
Dư cuối kỳ
Kế toán trưởng Người lập
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
Km194, Thị trấn Nông trường Mộc châu, Sơn La
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản: 627 Chi phí sản xuất chung
Số CT
Ngày CT
Loại CT
Diễn giải
Tài khoản
TK đối ứng
Nợ
Có
1/1/2008
Số dư đầu kỳ
CTK-T12-070
31/12/2007
Ch.từ chung
Lương xưởng sữa tháng 12
6271A1
3341
25 549 257
CTK-T12-114
31/12/2007
Ch.từ chung
Phân bổ chi phí: 627A1 -> 154
627A1
154
1 558 505
CTK-T12-071
31/12/2007
Ch.từ chung
Bảo hiểm xưởng sữa tháng 12
6271A2
33832
1 387 260
Cộng
1 968 204 385
1 968 204 385
Số dư cuối kỳ
Kế toán trưởng Người lập
2.3. Kế toán đánh sản phẩm làm dở tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu
* Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quy trình sản xuất. Qua nghiên cứu về quy trình công nghệ của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu ta thấy quy trình sản xuất không có sản phẩm dở dang bởi quy trình sản xuất khép kín, quy trình sản xuất ngắn. Vì thế kế toán không hạch toán chi phí sản phẩm dở dang, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được tính hết cho kỳ hạch toán
2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Do vậy để tính giá thành thì kế toán phải tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá thành.
Sau khi tập hợp các khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển 3 khoản mục chi phí này vào chi phí sản phẩm dở dang.
Bảng: Bảng tổng hợp giá thành tháng 12/2007 của một số loại sản phẩm
STT
Mã SP
Tên sản phẩm
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Tổng chi phí
Sản phẩm
Giá thành đơn vị SP
1
SPS06
SX sữa túi
86,713,019
10,768,491
30,954,827
128,436,337
12,167
10,556.12
2
SPS07
SX sữa túi đường
89,246,165
10,502,665
30,197,780
129,946,610
11,867
10,950.25
3
SPS09
SX sữa tươi bán lẻ HN
190,074,392
23,790,673
73,223,307
287,088,372
27,458
10,455.55
4
SPS10
SX sữa chai không đường
152,934,993
17,914,625
44,791,971
215,641,589
17,595
12,255.84
5
SPS11
SX sữa chai đường
102,887,402
11,959,804
30,197,780
145,044,986
11,349
12,780.42
6
SPS18
SX bơ
36,180,501
10,955,290
30,113,665
77,249,456
1,396
55,336.29
Cộng
16,092,735,341
519,209,360
1,968,204,385
18,580,149,086
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
2.5. Đánh giá sơ bộ về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Để đánh giá sơ bộ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ta cùng tìm hiểu Bảng so sánh giá thành và giá bán một số mặt hàng của Công ty trong tháng 12/2007.
Bảng: So sánh giá thành và giá bán một số sản phẩm của Công ty tháng 12/2007
Mã SP
Tên SP
Giá thành đơn vị SP (Z)
Giá bán đơn vị SP (P)
So sánh
Tỷ lệ
+ -
%
Z/P(%)
SPS06
Sữa túi
10,913.79
14,500
3,586.21
32.86
75.27
SPS07
Sữa túi đường
11,307.92
14,500
3,192.08
28.23
77.98
SPS09
Sữa tươi bán lẻ HN
10,813.22
11,900
1,086.78
10.05
90.87
SPS10
Sữa chai không đường
12,613.51
16,000
3,386.49
26.18
78.83
SPS11
Sữa chai đường
13,138.09
16,000
2,861.91
21.78
82.11
SPS18
Bơ
55,693.96
120,000
64,306.04
115.46
46.41
Qua bảng ta thấy giá bán của các mặt hàng đều cao giá thành (giá thành toàn bộ). Cụ thể: Chênh lệch giữa giá bán và giá thành trong tháng 12/2007 của sữa túi là 3,586.21đ tương ứng 62.86%. Đặc biệt chênh lệch giữa giá bán và giá thành của bơ là 64,306.04 tương ứng 115.46% và giá thành chỉ chiếm 46.41% trong giá bán tuy nhiên bơ là sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường mà nguyên nhân chính là do thói quen người tiêu dùng.Vì vậy Công ty cần có giải pháp quảng bá sản phẩm bơ hơn nữa. Tuy sữa tươi bán lẻ Hà Nội là sản phẩm có chênh lệch giữa giá bán và giá thành thấp nhất chỉ 1,086.78 tương ứng 10.05% và chiếm tới 90.87% trong giá bán nhưng nhưng đây lại là sản phẩm bán rất chạy ở thị trường địa phương và Hà Nội. Trong tháng 12 qua đã sản xuất tới hơn 27.4 tấn sản phẩm này.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam đang nỗ lực hết mình vươn lên để hội nhập với nền kinh tế thị trường, Công ty đã nhanh chóng năm bắt và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nguồn lao động dôi dư tại địa phương. Do vậy Công ty đã không ngừng đổi mới về mọi mặt, từng bước ổn định và hoàn thiện, thành lập theo một mô hình quản lý kinh doanh kiểu mới năng động, sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Trong quản lý chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh đã xây dựng được quy chế và phân công cụ thể, rõ ràng chứ năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân. Côngt y luôn xác định phải hướng tới thị trường chứ không phải quan tâm đến những gì mà Công ty có nhưng phải phát triển trên những gì mình đã có và biết tận dụng những lợi thế xung quanh.
Trải qua 50 năm hoạt động, phát triển và trưởng thành với bao nhiêu khó khăn thăng trầm nhưng Công ty vẫn không ngừng vươn lên trong sản xuất. Từ một Nông trường Quân đội nay đã trở thành một Doanh nghiệp có danh trên thị trường tự do. Công ty đã tìm được hướng đi đúng cho mình là chuyên sản xuất các mặt hàng từ sữa bò tươi nguyên chất, đảm bảo chất lượng, hiệu quả tiêu thụ và rất có uy tín đối với người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng, giá cả, hình thức, mẫu mã....
Một biện pháp rát quan trọng giúp Công ty thắng trong cạnh tranh đó là tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Có được những thành tích đó trước tiên phải kể đến sự năng động, sáng tạo của Hội đồng quản trị - Ban Giám đốc và toàn thể CB-CNV và người lao động trong Công ty. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán tài chính của Công ty.
3.1.1 Ưu điểm của Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu.
- Về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người. Đội ngũ cán bộ kế toán đều có nghiệp vụ vững chắc, có trình độ, được đào tạo cơ bản, lại rất năng động, nhiệt tình và rất nhạy bén, thích ứng nhanh trong điều kiện áp dụng kế toán máy. Phòng kế toán được tổ chức rất gọn nhẹ, hợp lý và có hiệu quả, sự phối hợp rất khoa học và ăn ý giữa từng người phụ trách các phần hành kế toán.
- Về hình thức kế toán áp dụng:
Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để thực hiện việc phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là rất khoa học và hợp lý, nó đảm bảo cho việc thực hiện, xử lý các nghiệp vụ cũng như lên các sổ sách báo cáo rất nhanh gọn, đơn giản. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã được phản ánh vào bảng biểu, sổ sách kế toán phù hợp với chế độ kế toán qui định cho hình thức kế toán này.
- Về phương pháp kế toán tổng hợp:
Kế toán Công ty lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất là rất thích hợp bởi lẽ trong bối cảnh hiện nay, việc thu thập và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phục vụ một cách kịp thời cho công tác phân tích tình hình chi phí sản xuất giúp cho lãnh đạo Công ty có được những thông tin đầy đủ, toàn diện, kịp thời để từ đó đề ra các biện pháp cũng như chiến lược về sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén.
- Về việc ứng dụng kế toán máy:
Công ty sử dụng phần mềm kế toán máy MISA do Công ty Cổ phần MISA cung cấp. Quy trình kế toán được viết theo đúng quy định của chế độ và pháp luật kế toán hiện hành nên lựa chon hình thức sử dụng phần mềm này là rất phù hợp. Nó đảm bảo công tác hạch toán kế toán được thực hiện theo đúng chế độ quy định, cách sử dụng lại rất tiện lợi và dễ hiểu giúp cho nhân viên kế toán có thể nắm bắt và xử lý nhanh, không nhầm lẫn, khối lượng công việc của bộ máy kế toán cũng được giảm đi đáng kể, độ chính xác của số liệu kế toán và thông tin kế toán cao.
- Về chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty áp dụng hình thức trả lương dựa trên cơ sở định mức chi phí nhân công trên khối lượng từng loại sản phẩm hoàn thành. Hình thức trả lương này không những giúp quản lý một cách chặt chẽ chi phí nhân công trực tiếp mà còn khuyến khích tính năng động, sáng tạo, sự hăng hái nhiệt tình của người lao động trong Công ty bởi nó đảm bảo được quyền lợi cho người lao động và gắn chặt trách nhiệm của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác, Công ty còn có các khoản phụ cấp ngoài lương như: phụ cấp độc hại, phụ cấp làm ca, cho người lao động góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống và bảo vệ sức khoẻ của người lao động.
- Về chi phí sản xuất:
Với ngành nghề sản xuất kinh doanh là chế biến thực phẩm nên ở Công ty chi phí phát sinh có nhiều loại, đặc biệt là khoản mục chi phí sản xuất chung. Công ty đã mở tài khoản chi tiết đến từng khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất. Điều này là rất phù hợp bởi các khoản chi phí được theo dõi thường xuyên, chính xác, tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất không cần đến phiếu xuất kho điều này là trái với quy định dễ dẫn đến thủ kho và trưởng ca thông đồng với nhau
3.1.2 Một số hạn chế của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu.
Hiện nay hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) về chi phí nguyên vật liệu của Công ty khá tốt. Ví dụ như: sữa tươi được thu mua từ các hộ được kiểm tra về chất lượng khá kỹ, việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu cũng được quy định khá rõ: Theo định mức chi phí nếu sản xuất vượt định mức sẽ phạt 100% số vượt còn nếu tiết kiệm thì thưởng 50% số vượt. Hàng tuần nhà máy và Công ty xây dựng kế hoạch chi phí, sản xuất. Hàng tháng kiểm kê kho những vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành. Cuối năm tổ chức kiểm kê tất cả. Tuy nhiên Công ty cần xây dựng quy trình xuất kho nguyên vật liệu. Tìm hiểu rõ nguyên nhân vượt định mức và tiến hành xây dựng định mức hợp lý.
KSNB đối với chi phí tiền lương
Trong thực tiễn việc sai sót hoặc gian lận đối với khoản mục này thường khó thực hiện vì có sự kiểm tra tương tác giữa doanh nghiệp và người lao động, tuy nhiên các khoản mục vẫn được chú ý và kiểm soát. Đánh giá tính hợp lý của chi phí tiền lương. Đối chiếu tiền lương đã trả với mức lương hệ số lương, thời gian làm việc, sản phẩm hoàn thành
KSNB đối với chi phí sản xuất chung
Xem xét tỷ trọng của một số khoản mục, xem xét tính hợp lý của nó. Xem xét chi phí sản xuất chung có phù hợp với chi phí quy định hiện hành hày không?...
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu, kết hợp với những kiến thức thu được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến tới hạ giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu – Sơn la.
- Về công tác kế toán máy tại Công ty hiện nay đang áp dụng phần mềm kế toán MiSa 7.5. Phần mềm này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Công ty cần nghiên cứu và áp dụng phần mềm kế toán khác hoàn thiện hơn hoặc tiếp tục nâng cấp phần mềm MISA 7.9. Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo để bổ xung cho kế toán công nợ hộ phần mềm riêng, hiện nay số hộ chăn nuôi của Công ty ngày càng lớn, sản lượng sữa của hộ sản xuất ra nhiều, vả lại các hộ cũng mua nợ rất nhiều vật tư của Công ty như: Thức ăn gia súc, rỉ mật, thuốc thú y, phân bón...nên kế tón công nợ vẫn phải làm thủ công không đáp ứng được yêu cầu quản lý.
KẾT LUẬN
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, kế toán nói chung và kế toán hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn luôn phải được cải tiến, hoàn thiện. Bởi lẽ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thật sự là những thông tin vô cùng quan trọng và cần thiết, là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng nguồn lực của quá trình sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức canh tranh của sản phẩm trên thị trường cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, tôi nhận thấy công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra của cơ chế quản lý mới hiện nay. Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán, hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ, chi phí sản xuất được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm hoàn thành, kỳ tính giá thành là tháng, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là liên tục và khép kín nên không có sản phẩm làm dở cuối kỳ. Tuy nhiên, nếu Công ty thực hiện những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa ở một số khâu, một số phần việc như liên quan đến nguyên vật liệu, tính lương của công nhân sản xuất,thì chắc chắn sẽ còn phát huy tác dụng nhiều hơn nữa đối với quá trình phát triển của Công ty.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu lý luận, đầu tư thời gian và trí tuệ để hoàn thành chuyên đề này, nhưng trong thời gian ngắn và khả năng còn hạn chế, nên sự nhận thức, nội dung trình bày và phương pháp đánh giá không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của cố giáo Thạc sỹ: Bùi thị Thu Hương cùng các anh chị trong phòng Kế toán Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Mộc Châu, ngày tháng 04 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lê thị Vinh
Đơn vị thực tập
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu từ ngày 20 tháng 2 năm 2008 đến ngày 15 tháng 4 năm 2008. Với chuyên đề “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”
Trong quá trình thực tập Đ/c chí Lê thị Vinh đã chấp hành tốt nội quy, quy chế của Công ty. Chịu khó học hỏi, tìm hiểu thực tế, thu thập số liệu vận dụng những kiến thức đã được học để phân tích báo cáo hoàn thành chuyên đề thực tập.
Chuyên đề có nội dung phù hợp với công tác kế toán tại cơ sở, có tác dụng giúp doanh nghiệp trong quá trình đổi mới hạch toán kế toán.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Cô giáo Thạc sỹ: Bùi thị Thu Hương
Sinh viên: Lê thị Vinh
Lớp: Kế toán doanh nghiệp K 34CN
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu – Sơn la
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Người nhận xét
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6312.doc