Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vận tải ô tô số 3

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Nhà nước và vận tải tư nhân về giá cước vận chuyển. Công tác quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là một việc làm thường xuyên và có vai trò quan trọng. Việc quản lý chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đảm bảo chữ tín và sự hưng thịnh trong kinh doanh quan điểm xác định của người lãnh đạo, ngươi quản lý tài chính doanh nghiệp phải khôn khéo. Do đặc thù của nghành vận tải nên thực chất của quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nghành Vận tải ô tô theo từng đội xe, đoàn xe. Theo văn bản chỉ thị của Nhà nước, Bộ giao thông vận tải và căn cứ Thông tư 101 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện luật thuế GTGT trong ngành vận tải đường bộ. Công ty vận tải ô tô số 3 áp dụng chế độ khoán cho lái xe từ tháng 01 - 2000 như sau: BẢNG a. Nhiên liệu Do đặc điểm của ngành Vận tải ô tô nguyên vật liệu chủ yếu là xăng dầu và xăng dầu lốp. Hiện nay nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi rất thuận lợi do vậy lái xe trên đường tự mua xăng dầu. Hàng thánh căn cứ vào chứng từ gốc, hóa đơn mua nhiên liệu (hóa đơn GTGT). Lái xe đưa về và được sự phê duyệt của kế toán trưởng và Giám đốc Công ty. Kế toán thanh toán cho lái xe theo tỷ lệ định mức khoán.

doc51 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vận tải ô tô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công việc, lao vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện tính được tổng giá thành và giá thành và giá thành đơn vị Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể : -Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất -Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm -Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm. - Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp -Khả năng và trình độ quản lý, hạch toán Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hàng công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành . Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý hơn, đảm bảo cung cấp thông tin số liệu về giá thành thực tế sản phẩm thực tế sản phẩm lao vụ trung thực, kịp thời. Tuỳ từng đặc đIểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình một kỳ tính giá thành khác nhau: Doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ntgắn xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là cuối mỗi tháng. Doanh nghiệp tổ choc đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là cuối mỗi tháng. Các loại sản phẩm nông nghiệp do tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất dàI cho nên kỳ tính giá thành là hàng năm. Như vậy xác định đúng kỳ tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp với tong loại hình doanh nghiệp giúp cho việc tính giá thành được chính xác, hợp lý hơn. 4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành Giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ thật chặt chẽ vơí nhau, điều đó thể hiện số liệu CPSX đã tập hợp được trong kỳ theo đối tượng là cơ sở và là căn cứ để tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan. Chúng giống nhau ở bản chất chung vì đều là phạm vị giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích kiểm tra chi phí và giá thành . Song giữa chúng có những đIểm khác nhau. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi, nơI phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ( như phân xưởng, công việc.). Xác định đối tượng tính giá thành là xác định nơI gánh chịu chi phí tức là có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất ( như sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành.). Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngựơc lại một đối tượng tính giá thành lại có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5.1 Phương pháp tập hợp chi phí vận tải. Tập hợp chi phí vận tải là phương pháp hay hệ thống các phương pháp dùng để tập hợp chi phí vận tải phát sinh trong phạm vi, giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí đã lựa chọn. Nội dung chủ yếu của phương pháp tập hợp chi phí vận tải là căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí đã xác định để mở các sổ hoặc thẻ chi tiết phản ánh các khoản chi phí vận tải phát sinh đã được phân loại tổng hợp theo từng đối tượng cụ thể. Căn cứ vào nội dung chi phí vận tải, kế toán xác định phương pháp tập hợp chi phí gồm: 5.1.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp . Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng. Vì vậy, hàng ngày khi các khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào kế toán phải căn cứ vào chứng từ chứng minh cụ thể từng khoản chi phí để hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó trên các tài khoản kế toán hoặc sổ kế toán chi tiết. 5.1.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, cần phải tập hợp để phân bổ cho các đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý. Ngoài ra, chi phí sản xuất chung không đơn thuần là chi phí quản lý, phục vụ mà đó là những chi phí cấu thành nên giá thành dịch vụ. Theo phương pháp này, hàng ngày khi kế toán nhận được các chứng từ về các khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, phải tập hợp số liệu vào sổ kế toán chi phí chung, cuối tháng phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu chuẩn thích hợp. Tức là: Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung như sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng. Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí, kế toán ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. Cuối tháng tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết chi phí sản xuất chung theo tổng số và có phân tích theo từng nội dung chi phí. Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và phân bổ từng nội dung chi phí. Dựa vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổ chức quản lý và tính chất sản phẩm để lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ hợp lý đối với dịch vụ vận tải thường là tổng chi phí trực tiếp. Chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và phân bổ theo tiêu chuẩn doanh thu vận tải. Tính toán phân bổ chi phí chung theo công thức sau: Chi phí chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng tiêu chuẩn phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ từng đối tượng 5.2 Phương pháp giá thành vận tải. Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất, dịch vụ đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và quản lý giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp cho từng đối tượng tính giá thành. Trong kinh doanh vận tải thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau: 5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp tính giá thành trực tiếp). Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có quy trình công nghệ giản đơn như vận tải ô tô, vận tải thủy đường không. Cuối cùng, trên cơ sở số liệu về chi phí vận tải đã được tính trong kỳ và trị giá nhiên liệu còn ở phượng tiện vận tải đầu và cuối kỳ để tính giá thành theo công thức: Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện đầu kỳ Chi chí vận tải phát sinh trong kỳ Giá thành sản phẩm = + - Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện cuối kỳ Tổng giá thành Khối lượng vận tải hoàn thành Giá thành đơn vị = Trường hợp nhiên liệu hao khoán cho lái xe, cuối kỳ không xác định trị giá nhiên liệu còn ở phượng tiện giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí vận tải tập hợp được trong kỳ. 5.2.2 Phương pháp tính giá thành định mức Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp đã có các định mức kinh tế kỹ thuật tương đối ổn định và hợp lý, chế độ quản lý theo định mức đã được kiện toàn và có nền nếp trình độ tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn kế toán tương đối cao đặc biệt là thực hiện tốt chế độ hạch toán ban đầu. Nội dung cơ bản của phương pháp tính giá thành định mức bao gồm: + Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành của hoạt động vận tải. + Tổ chức hạch toán một cách riêng biệt số chi phí thực tế phù hợp với định mức và số chi phí chênh lệch thoát ly định mức để có biện pháp khắc phục. + Khi có sự thay đổi định mức phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chệnh lệch do thoát ly định mức. Công thức xác định giá thành định mức là: Giá thành thực tế của vận tải Giá thành định mức Chênh lệch do thay đổi Chênh lệch thoát ly = + - + - 5.2.3Phương pháp giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp vận tải hàng hóa và vận tải hành khách trong trường hợp nhận vận tải chọn lô hàng theo hợp đồng của khách hàng hoặc vận chuyển khách du lịch. Nội dung cơ bản của phương pháp này: + Căn cứ vào đối tượng tính giá thành là dịch vụ vận tải theo từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng của khách hàng. + Kỳ tính giá thành phù hợ với kỳ cung cấp dịch vụ + Khi nào thực hiện dịch vụ hoàn thành từng hợp đồng đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng kế toán mới tính giá thành từng hợp đồng hoặc hàng loạt hợp đồng đó. Khi có khách hàng hợp đồng đặt hàng, kế toán phải trên cơ sở hợp đồng để mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đặt hàng đó. + Cuối tháng hoặc kết thúc hợp đồng kế toán tính toán, tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp được từ các đội vận tải. 5.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm còn đang sản xuất chế biến hoặc nằm trên dây chuyền quy trình công nghệ sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch, chưa hoàn thành chưa bàn giao tính vào khối lượng bàn giao thanh toán. Để xác định giá thành một cách chính xác thì một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ, việc đánh giá này thực chất là việc tính toán phân phối sản xuất trong kỳ cho sản phẩm làm dở cuối kỳ. Trước hết phải kiểm kê sản phẩm dở dàn cuối kỳ, xác định rõ khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ hoàn thành của chúng. Công việc này hết sức phức tạp nên kế toán phải kết hợp với bộ phận kỹ thuật, tổ chức lao động để xác định định mức hoàn thành cho chính xác. Khi đã có số liệu kiểm kê sản phẩm dở dang tập hợp thì kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Việc đánh giá sản phẩm cuối kỳ ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, tỷ trọng và mức độ thời gian của các chi phí vào quá trình sản xuất, tùy thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ cho thích hợp. Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở : + Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương + Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức Trong cơ doanh nghiệp vận tải do đặc điểm đặc thù của ngành là các đơn vị sản xuất vật chất đặc biệt, nó khác với các ngành sản xuất vật chất ở chỗ sản xuất kinh doanh vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội nhưng làm giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Điểm đặc biệt nữa là trong các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động trong quá trình vận tải nó không làm thay đổi tính chất lý, hóa, sinh học để tạo thành sản phẩm do vậy trong ngành vận tải không có nguyên vật liệu chính làm cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm và đối tượng lao động không tính là một yếu tố chi phí cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải chúng luôn luôn gắn liền không tách rời nhau. Với các đặc thù đó mà trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không có sản phẩm làm dở cuối kỳ. Iii. tổ chức kế toán cpsx và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp dịch vụ vận tải Tổ chức công tác ké toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)là các chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông , vận tải, bưu chính viễn thông... -TK sử dụng :TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tao sản phẩm phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Kết cấu: Bên nợ: Giá thưc tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm Bên có: - Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho - Giá trị phế liệu thu hồi - Kết chuyển hoặc phẩn bổ chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm TK 621 cuối kỳ không có số dư và TK này có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX để phục vụ cho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu: + Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: 1) Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp để sản xuất trong kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu- dụng cụ kế toán ghi Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Giá mua chưa có thuế GTGT). Có TK152- Nguyên liệu, vật liệu- NVL 2) Trường hợp mua vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, không nhập kho, căn cứ các chứng từ liên quan( Chứng từ thành toán, hợp đồng kiêm phiế xuất kho của người bán , bảng kê tạm ứng...) kế toán ghi Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - CPNVLTT ( Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112( Tổng giá thanh toán ) Hoặc Có TK 141 Có TK 331 +Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ, hoặc doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền tính vào CPNVLTT là tổng giá thanh toán. 3) Cuối tháng, nếu có NVL sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán căn cứ các phiếu nhập kho ghi: Nợ TK 152 –NVL Có TK 621- CPNVLTT 4) Cuối tháng, kết chuyển (Hoặc phân bổ) CPNVLTT cho các đối tượng chịu chi phí , kế toán ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621- CP NVLTT Ta có thể khái quát bằng sơ đồ hạch toán sau: TK152 TK 111,112,141, 331 TK 133 TK621 TK152 TK154 1 3 4 2 1.2 Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là những khoản tiền phải trả chi công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất -TK sử dụng : TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiền công của công nhân sản xuất trực tiếp vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành( Bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất ). Tài khoản này cũng có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành của từng đối tượng tính -Phương pháp kế toán cụ thể: 1) Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh số tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp ( CPNCTT) Có TK334 – Phảỉ trả công nhân viên. 2) Trường hợp doanh nghiệp thực hiên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ tiền lương trích trước hàng tháng, kế toán ghi : Nợ TK622 Có TK335 3) Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định tính vào CPNCTT: Nợ TK 622 - CPNCTT Có TK 338( 338.2; 338.3; 338.4) 4) Cuối kỳ tính toán kết chuyển ( hoặc phân bổ ) CPNCTT cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 – CPSXKDDD Có TK 622- CPNCTT Sơ đồ kế toán: TK 334 TK335 TK338( 338.2; 338.3; 338.4) TK622 TK154 1 2 3 4 1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung -TK sử dụng: TK627: Chi phí sản xuất chung (CPSXC) Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng, từng loại hoạt động, từng phân xưởng, từng bộ phận .. Tk 627 được mở thành 6 TK cấp 2 để theo dõi phản ánh từng nội dung chi phí TK 627.1: chi phí nhân viên phân xưởng TK627.2 : Chi phí vật liệu TK 627.3: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất TK 627.4: Chi phí khâú hao tài sản cố định TK 627.5: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 627.8 : Chi phí khác bằng tiền Trường hợp mỗi đơn vị , bộ phận sản xuất chỉ tiến hành sản xuất một loại sản phẩm ,một loại công việc hay lao vụ , CPSXC của bộ phận ,đơn vị đó là trực tiếp và được kết chuyển trực tiếp cho loại sản phẩm ,công việc lao vụ đó . Nếu có nhiều loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ, CPSXC của từng bộ phận đơn vị được phân bổ cho đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. có thể phân bổ theo tổng chi phí sản xuất phát sinh, cũng có thể phân bổ theo từng bộ phận chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trên các tài khoản cấp 2 của tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ CPSXC có thể là: -Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp -Tổng chi phí sản xuất cơ bản( Bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) Dự toán ( hoặc định mức chi phí sản xuất chung) Công thức phân bổ: Chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí SXC cần phân bổ x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ Các nghiệp vụ kế toán tập hợp và kết chuyển CPSXC: 1) Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương, kế toán phản ánh chi phí nhân công thuộc CPSXC Nợ TK627(627.1)- CPSXC Có TK 334 – PhảI trả công nhân viên Có TK338 ( 338.2; 338.3; 338.4 ) 2) Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ liên quan để ghi chi phí vật liệu : Nợ TK 627(627.2) -CPSXC Có TK152- NVL 3) Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ liên quan để ghi: Nợ TK 627(627.3) - CPSXC Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ Hoặc có TK 142 ( Trường hợp ccdc phân bổ nhiều lần) 4) Căn cứ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, ghi khấu hao TSCĐ ở các phân xưởng, đội trại sản xuất và vào chi phí sản xuất chung Nợ TK627(627.4) - CPSXC Có TK 214 –Hao mòn tàI sản cố định Đồng thời ghi Nợ TK 009. 5) Căn cứ các chứng từ gốc liên quan đến mua dịch vụ sử dụng Nợ TK627(627.5) ( Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có ) Có TK 111, 112, 141, 331... 6) Các chi phí khác bằng tiền liên quan đến tổ chức , quản lý sản xuất trong các phân xưởng, đội trại sản xuất, ghi: Nợ TK 627(627.8) Có TK 111,112,141 7) Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ: Nợ TK 627 Có TK 335 Có TK 142 8) Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK liên quan Có TK 627 9) Cuối tháng, toàn bộ CPSXC đã tập hợp được kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí: Nợ TK154 Có TK 627 Sơ đồ hạch toán : TK111,112,141,331 TK153 (142) TK214 (5) và (6) CP dịch vụ (3) CP dụng cụ (4) CP khâú hao (9)K/c (phân bổ) CPSXC TK154 TK627 CP nhân viên (1) (8) Các khoản giảm chi phí TK334,338 TK152 (2) CP vật liệu (7) Các chi phí dự toán Mua ngoài, chi phí khác bằng tiền TK 142,335 TK111,112,152 1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công tực tiếp và chi phí sản xuất chung, cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phải sử dụng tài khoản 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp. TK154 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế ( Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải...) TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp có thể mở chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn gia công chế biến sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, từng bộ phận sản phẩm hoặc từng đơn vị đặt hàng. Các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành nông nghiệp có thể mở chi tiết theo từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, từng đội sản xuất, từng loại cây trồng, vật nuôi Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất xây dựng cơ bản có thể mở chi tiết theo từng đội sản xuất, từng công trường xây dựng, từng công trình hoặc từng hạng mục công trình. Trình tự kế toán được thể hiên qua sơ đồ sau: TK138,152,821 TK154 TK155 TK157 TK632 Trị giá SP hỏng bắt bồi thường, phế liệu thu hồi do SP hỏng GT thực tế sản phẩm nhập kho Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán không qua kho hoàn thành bán ngay Giá thành thực tế SP TK621 TK622 TK627 Cuối tháng k/c CPNLVLTT K/C CPNCTT Kết chuyển CPSXC 1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang làm trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Để xác định được giá thành phẩm chính xác, một trong những điều kiện quan trong là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong những phương pháp sau: 1.5.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Còn các chi phí gia công chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.. ) tính cả cho giá thành thành phẩm chịu Dck = STP + Sd D đk + Cvl Công thức tính toán như sau: Trong đó : Dck và D đk: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ Cvl: Chi phí vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) phát sinh trong kỳ STP: Sản lượng thành phẩm Sd: Sản lượng sảm phẩm dở dang cuối kỳ Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trứơc đó chuyển sang. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến. Tuy nhiên, phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trong lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ. 1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, trước hết cần phải căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ta khói lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc: -Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức(1) -Đối với các chi phí bổ dần trong quá trình sản xuất, chế biến(như chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung..) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: x S'd Dck = D đk + C STP + S’d Trong đó : - C : Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ S'd: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành(% HT): S'd= Sd x%HT Phương pháp này đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của chỉ tiêu "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang " và "thành phẩm" trên bảng cân đối kế toán, cũng như chỉ tiêu "giá vốn hàng bán" trên báo cáo kết quả khi sản phẩm được bán ra trong kỳ. Tuy vậy phương pháp này cũng có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều hơn, hơn nữa việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan 1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức áp dụng thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức - một hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành linh hoạt hơn. Trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo chi phí thực tế, phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. Theo phương pháp này, các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dở dang được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. 2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Theo phương pháp này, kế toán sử dụng TK 631 "Giá thành sản xuất" để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất TK 611,138,821 TK632 TK631 TK 621 TK611 TK154 TK 622 TK 627 (1)Kết chuyển chi phí SXDD đầu kỳ (2) Chi phí NVL TT (3) CPNCTT (4) CPSXC (6) Phản ánh CP SXDD cuối kỳ (5)Phế liệu SP hỏng thu hồi Trị giá SP hỏng bắt bồi thường , tính vào CP bất thường (7)Giá thành thực tế SP hoàn thành SX trong kỳ ( 1.2.4. Các loại sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toná khác nhau thì các loại sổ kế toán sử dụng trong tập hợp chi phí và tính giá thành cũng khác nhau. * Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” Sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ cái TK 621,622,627,111,112,154,155,335,142. Sổ Nhật ký chung * Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết TK 621,622,627,154,155…, các thẻ tính giá thành * Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ Kế toán “ Nhật ký sổ cáI” + Sổ tổng hợp : sổ nhật ký sổ cái + Sổ chi tiết gồm : Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154,155, …,các thẻ tính giá thành. * Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức “ Chứng từ ghi sổ “ + Sổ tổng hợp: Sổ cái TK 621, 622, 627, 335, 142, 155,154. + Sổ kế toán chi tiết : Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 142, 335, 155, 154, các thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. * Doanh nghiệp áp dụng hình thức “ Nhật ký chứng từ” + Sổ tổng hợp: Nhật ký chứng từ số 7, sổ cái TK 621,622,627,335,142, 155,154 Bảng kê số 3, 4 + Sổ chi tiết : Sổ chi tiết TK 621,622,627,154,155,142,335, các thẻ tính giá thành. phần ii tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính gía thành sản phẩm tại công ty vận ô tô số 3 giới thiệu khái quát chung về công ty. - Tên công ty: Công ty vận tải ô tô số 3. - Tên giao dịch quốc tế: The lorry transport company No3. - Trụ sở chính: Số 1 phố Cảm Hội - Hai Bà Trưng - Hà nội. * Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Vận tải hàng hoá đường bộ - Sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ - Đại lý vận tải hàng hoá - Kinh doanh vật tư xăng dầu - Xuất nhập khẩu trực tiếp - Cải hoán đóng mới phương tiện vận tải đường bộ. - Du lịch lữ hành, tổ chức hội chợ quốc tế. - Đào tạo cấp phép bằng lái xe mô tô.. I/. Quá trình hình thành và phát triển của công ty /. Lịch sử hình thành Công ty vận tải ô tô số 3 được thành lập tháng 03 năm 1983 trên cơ sở sáp nhập 3 xí nghiệp. - Xí nghiệp vận tải hàng hoá quá cảnh C1 - Xí nghiệp vận tải ô tô số 2 - Xí nghiệp vận tải ô tô số 20 Lý do sáp nhập 3 xí nghiệp trên là do các xí nghiệp vận chuyển hàng hoá trong cùng một khu vực. Xí nghiệp vận tải hàng hoá quá cảnh C1 vận chuyển hàng hoá cho Bắc Lào, xí nghiệp vận tải ô tô số 2 và xí nghiệp vận tải ô tô số 20 vận chuyển hàng hoá cho tuyến Tây Bắc chủ yếu phục vụ cho hai tỉnh Sơn La và Lai Châu cho nên 3 xí nghiệp này được sáp nhập và trở thành công ty vận tải ô tô số 3. 2.Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hoá phục vụ các tỉnh Tây Bắc và Bắc Lào. Là một doanh nghiệp nhà nước trong suốt thời kỳ bao cấp đảm nhận toàn bộ khối lượng hàng hoá cho Sơn La và Lai Châu, tuyến Bắc Lào. Từ khi nhà nước chuyển đổi cơ chế công ty vẫn giữ được vai trò chủ đạo trên tuyến Tây Bắc và Bắc Lào phục vụ kinh tế miền núi ngày càng phát triển. Là một doanh nghiệp vận tải hàng hoá quốc doanh có số phương tiện và lao động lớn của Bộ giao thông vận tải vì vậy khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty gặp không ít những khó khăn, lao động quá lớn gần 2000 người mang nặng tư tưởng bao cấp, phương tiện vận tải trên 600 xe toàn bộ là xe zil 130 dùng nhiên liệu xăng, xe cũ nát, hiệu quả kinh tế thấp. Tuyến hoạt động chủ yếu là đèo dốc, khí hậu khắc nghiệt. Hàng hoá từ tập trung khối lượng lớn chuyển sang phân tán và giảm mạnh, hình thái hoạt động từ vận chuyển phục vụ nhiệm vụ chính trị chuyển sang hạch toán kinh doanh vì vậy đã đặt công ty vào một tình thế cực kỳ khó khăn. Từ năm 1990 nhà nước giao vốn kinh doanh cho công ty do đó bắt buộc công ty phải tính toán theo cơ chế thị trường hiện nay. Là một doanh nghiệp nhà nước công ty vừa phải quán triệt đường lối đổi mới của Đảng là chuyển sang nền kinh tế thị trường, vừa phải tiếp tục vận chuyển hàng hoá phục vụ các tỉnh miền núi theo tinh thần nghị quyết 22 của Bộ chính trị, nghị quyết 72 của Thủ tướng chính phủ vì vậy quá trình đổi mới diễn ra khá phức tạp trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường công ty đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ như kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại lao động cho phù hợp yêu cầu của sản xuất kinh doanh, thực hiện chương trình hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh nhằm tự chủ trong sản xuất, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, triển khai các hình thức khoán theo tinh thần chỉ thị 36/VT của Bộ giao thông vận tải, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn của cán bộ công nhân viên để giải quyết những khó khăn về vốn và gắn người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm như xuất nhập khẩu, dịch vụ nhà nghỉ, đào tạo cấp bằng lái xe, dịch vụ du lịch lữ hành, sửa chữa, cải hoán đóng mới phương tiện vận tải..vv nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động vì vậy trong quá trình đổi mới công ty đã cơ bản chuyển từ cơ chế quản lý bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy tài chính của Công ty. a. Tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy theo chế độ một thủ trưởng. * Giám đốc công ty là người có quyền hành cao nhất trong công ty, là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả sản xuất kinh doanh. * Hỗ trợ cho giám đốc là 2 phó giám đốc: 1 phó giám đốc kinh doanh và 1 phó giám đốc kỹ thuật. * Các phòng ban có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong quản lý và điều hành. - Phòng tổ chức lao động: Đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, làm nhiệm vụ xây dựng bộ máy quản lý, quản lý nhân sự, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức lao động khoa học cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch và quản lý quĩ tiền lương, tiền thưởng, làm thủ tục và chi trả BHXH, giải quyết bảo hiểm lao động, an toàn giao thông, phù hợp với chính sách chế độ nhà nước và đặc điểm của công ty. - Phòng kế toán tài chính: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Có chức năng phản ánh với giám đốc tất cả các hoạt động kinh tế trong toàn công ty. Phòng kế toán tài chính là một phòng giữ vị trí quan trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trên mọi lĩnh vực kinh doanh vận tải, xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Phòng có chức năng kiểm tra việc sử dụng tài sản, vất tư, tiền vốn đưa vào sản xuất phải đảm bảo đúng chế độ nhà nớc sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước giao. - Phòng kế hoạch điều độ: đặt dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh. Có nhiệm vụ xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm cụ thể của các lĩnh vực sản xuất vận tải, sản xuất công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ kinh doanh được giao, trình giám đốc phê duyệt. Ký kết và soạn thảo hợp đồng vận tải, tổ chức điều động phương tiện thực hiện các hợp đồng vận chuyển, thanh lý hợp đồng và giải quyết thương vụ (nếu có). Mở sổ sách theo dõi tổng hợp, phân tích tiến độ và kết quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng kỹ thuật: đặt dưới sự sự chỉ đạo của phó giám đốc kỹ thuật. Có nhiệm vụ quản lý phương tiện, quản lý khoa học, công nghệ thiết bị cơ điện, bảo dưỡng sửa chữa các loại máy móc, phương tiện. Duy trì và phát triển trình độ kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật từ phòng đến các đội xe về nghiệp vụ và đổi mới phương tiện thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày một tăng. - Phòng cung ứng dịch vụ vật tư nhiên liệu: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật làm nhiệm vụ tổ chức hệ thống cung ứng, mua bán vật tư, mở sổ sách theo dõi các hoạt động mua bán vật tư nhiên liệu và báo cáo quyết toán với công ty kịp thời, chính xác. Hàng tháng làm quyết toán nội bộ về thu, chi trong mua bán vật tư với công ty. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng thủ công mỹ nghệ, phụ tùng thiết bị, vật tư, xe máy, từng kỳ kế hoạch để giám đốc đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Liên hệ với Bộ thương mại, hải quan và các cơ quan hữu quan khác làm thủ tục xuất nhập khẩu nhằm thực hiện kế hoạch đã lập. Tìm kiếm thị trườg trong nước và ngoài nước để xuất nhập các mặt hàng đã ghi trong giấy phép kinh doanh phục vụ ngành giao thông vận tải và sản xuất tiêu dùng của nhân dân. - Phòng hành chính quản trị: dặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Có nhiệm vụ làm tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý nhà cửa, đất đai, hộ khẩu, sức khoẻ và các tài sản khác phục vụ sinh hoạt, đời sống của công nhân viên chức. - Xưởng bảo dưỡng sửa chữa: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kỹ thuật xưởng bảo dưỡng sửa chữa là đơn vị sản xuất và dịch vụ của công ty. Xưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác bảo dưỡng sửa chữa nhằm duy trì tính năng kỹ thuật của xe, góp phần nâng cao ngày xe tốt nhằm hoàn thành kế hoạch vận tải. Xưởng là đơn vị hạch toán nội bộ lấy thu từ bảo dưỡng sửa chữa xe và các dịch vụ khác...để chi các khoản tiền lương, khấu hao, thuế. Quản lý và sử dụng tài sản được giao đúng pháp luật, mở sổ sách hạch toán kinh tế nội bộ làm tròn nghĩa vụ với công ty. - Đội xe Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đội xe là một đơn vị sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy chế của công ty và luật pháp của nhà nước. Đội xe đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ nắm và quản lý chắc tình hình lao động, phương tiện hằng ngày, hàng tháng. Trên cơ sở đó cùng phòng kế hoạch điều độ xây dựng mức khoán theo kỳ kế hoạch. Sau khi nhận kế hoạch công ty giao, phải triển khai kế hoạch đó đến từng lái xe. Đôn đốc công nhân lái xe thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch vận tải, kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, nộp đúng, nộp đủ mức khoán hàng tháng. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ giải quyết tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn kỹ thuật khi xảy ra. Quản lý toàn bộ tài sản như: phương tiện, đất đai, nhà cửa... theo đúng luật pháp của nhà nước và quy chế của công ty. - Trạm vận tải đại lý Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trạm vận tải đại lý là một bộ phận nghiệp vụ của công ty. Trạm chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác thương vụ, khai thác hàng hoá vận chuyển đồng thời làm dịch vụ kỹ thuật, đời sống. Trạm là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ tự trang trải lấy thu để chi, nộp khoán theo định mức. Trạm đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Ban kiến thiết cơ bản: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Có nhiệm vụ lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và cải tạo công trình được giám đốc phê duyệt. Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình, giải quyết các thủ tục đất đai, các thủ tục ký kết hợp đồng thiết kế thi công, theo dõi giám sát công trình, quyết toán bàn giao công trình. b. Tổ chức bộ máy tài chính kế toán: Xuất phát từ quy mô kinh doanh, Công ty vận tải ô tô số 3 tổ chức bộ máy tài chính kế toán theo chế độ kế toán thường xuyên. Phòng tài chính kế toán giữ một vị trí quan trọng trong việc điều hành kinh tế, thông tin trên khắp mọi lĩnh vực kinh doanh vận tải xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Ghi chép phản ánh các số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ tài sản của Công ty, giám sát việc sử dụng bảo quản tài sản của các đơn vị. Phản ánh chính xác về tổng số vốn hiện có và các nguồn hình thành vốn, xác định hiệu quả sử dụng đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, tham gia vào các dự toán phải kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ kinh doanh kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong xây dựng, thiết kế công trình. Bộ máy tài chính kế toán thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của năm pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ tài chính của Nhà nước. Hàng quý, năm cung vơi các cơ quan tài chính thuế tổ chức xét duyệt quyết toán quý, năm cho Công ty. Hiện nay phòng tài chính có 7 người bao gồm: * Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm và nộp đúng hạn các báo cáo thống kê, tổ chức kiểm kê, định kỳ tài sản, vật tư tiền vốn. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê phù hợp với quy mô phát triển của công ty và yêu cầu đổi mới cơ chế, tổ chức luân chuyển chứng từ, lựa chọn hình thức kế toán thích hợp .... * Phó kế toán trưởng: Thay mặt kế toán trưởng giải quyết các việc mà kế toán trưởng uỷ quyền khi tạm thời vắng mặt. chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán doanh thu khoán vận tải, trực tiếp thanh toán cước với các chủ hàng và lái xe, theo dõi công nợ và tiền cước chi phí, phụ trách trực tiếp bộ phận thống kê, sản lượng, tiền lương... * Kế toán tổng hợp: Ghi chép tổng hợp các số liệu trên cơ sở nhật ký bảng kê của các kế toán chi tiết. Hàng tháng lên bảng cân đối các tài khoản, tính toán tổng hợp doanh thu, tổng chi phí, giá thành vận tải, lãi lỗ trong kinh doanh, cân đối phát sinh phải nộp và số đã nộp ngân sách. Lên báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm. Theo dõi kinh doanh vật tư tổng hợp trực tiếp lên các nhật ký 7,8 và bảng kê số 5, ghi sổ cái. * Kế toán thanh toán: Viết phiếu thu chi lên các bảng tạm ứng cho các đơn vị và cán bộ CNV, thanh toán với ngân hàng, lập các chứng từ thanh toán, séc uỷ nhiệm chi, chuyển tiền cho khách hàng, mở thư tín dụng theo dõi các lô hàng nhập khẩu, xác định các khoản nộp thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, xác định lợi nhuận kinh doanh ... trực tiếp lên các nhật ký bảng kê số 1,2,3,5,6 thu chi tiền mặt, theo dõi các khoản phải thu phải trả, công nợ. * Kế toán tài sản cố định, công cụ lao động: Mở sổ sách, thẻ tài sản theo dõi hạch toán toàn bộ các danh mục tài sản công cụ lao động của công ty. Hàng tháng tính toán mức khấu hao cơ bản sửa chữa lớn tài sản đến từng đầu xe, máy móc, thiết bị nhà xưởng, lên báo cáo tăng giảm TSCĐ, xác định giá trị còn lại của tùng tài sản làm cơ sở để thanh lý nhượng bán. Theo dõi hạch toán các nguồn cố định vốn lưu động vốn XDCB, vốn đóng góp đặt cọc của cán bộ công nhân viên. Trực tiếp tổng hợp các báo cáo quyết toán, lên nhật ký số 9, 10,11 và tham gia kiểm kê định kỳ, đánh giá tài sản, công cụ lao động. * Kế toán tiền lương, BHXH, nhân viên máy tính: Sử dụng máy vi tính, ứng dụng phần mềm trên các chương trình kế toán, thống kê theo dõi số lượng vận tải, lập báo cáo vận chuyển, giám sát từng đầu xe về chỉ tiêu giao khoán trong tháng, số đã nộp và số còn nợ đọng cước khoán. Tổng hợp số thu nộp toàn công ty, tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên khối gián tiếp, các đối tượng chính sách BHXH theo quy định. Lập bảng phân bố tiền lương, bảo hiểm xã hội, tính toán các khoản lương ốm, tai nạn, thai sản với cơ quan BHXH. * Thủ quỹ: bảo quản tiền mặt và chi trả cho các đối tượng theo các chứng từ được duyệt, hàng tháng vào sổ quỹ, lên báo cáo quỹ, rút số dư tiền mặt tồn quỹ, kiểm tra số tiền thực tế. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán chi phí Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội Kế toán TSCĐ công cụ LĐ XD cơ bản Thủ quỹ ii. thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Nhà nước và vận tải tư nhân về giá cước vận chuyển. Công tác quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là một việc làm thường xuyên và có vai trò quan trọng. Việc quản lý chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đảm bảo chữ tín và sự hưng thịnh trong kinh doanh quan điểm xác định của người lãnh đạo, ngươi quản lý tài chính doanh nghiệp phải khôn khéo. Do đặc thù của nghành vận tải nên thực chất của quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nghành Vận tải ô tô theo từng đội xe, đoàn xe. Theo văn bản chỉ thị của Nhà nước, Bộ giao thông vận tải và căn cứ Thông tư 101 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện luật thuế GTGT trong ngành vận tải đường bộ. Công ty vận tải ô tô số 3 áp dụng chế độ khoán cho lái xe từ tháng 01 - 2000 như sau: Bảng Nhiên liệu Do đặc điểm của ngành Vận tải ô tô nguyên vật liệu chủ yếu là xăng dầu và xăng dầu lốp. Hiện nay nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi rất thuận lợi do vậy lái xe trên đường tự mua xăng dầu. Hàng thánh căn cứ vào chứng từ gốc, hóa đơn mua nhiên liệu (hóa đơn GTGT). Lái xe đưa về và được sự phê duyệt của kế toán trưởng và Giám đốc Công ty. Kế toán thanh toán cho lái xe theo tỷ lệ định mức khoán. Xăng dầu chiếm khoảng 30% doanh thu * Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh 6/ 2001 Ngày 10/012/2001 – Lái xe Nguyễn Văn Bình thanh toán tiền xăng dầu – 1 chứng từ gốc. Hóa đơn (gtgt) Liên 2: (Dùng cho khách hàng) Ngày 10 tháng 6 năm 2001 Mẫu số: 01 GTKT – 3LL DR/ 00 – B N: 054116 Đơn vị bán hàng: DNTN xăng dầu phú liễu Địa chỉ: cầu đôi, hoài nhơn, bình định Điện thoại: Số tài khoản: …………….. MS: 4100355691 Họ, tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Bình lái xe 29M – 4519 Đơn vị Công ty Vận tải ô tô số 3 Địa chỉ: Số 65 Cảm Hội – Hà nội Hình thức thanh toán: ………………………… . . MS: 0100109025-1 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền a b c 1 2 3 = 1x2 Dầu DIESCL cao cấp Lít 1000 3454 3.454.000 Lệ phí giao thông 300.000 Lệ phí giao thông 300.000 Cộng thành tiền: 3.454.000 Thuế suất GTGTL 10% Tiền thuế GTGT: 345.400 Tổng cộng tiền thanh toán: 4.099.400 Số tiền viết bằng chữ: ( Bốn triệu, không trăm chín mươi chín nghìn, bốn trăm đồng) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký và đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 054116 được kế toán trưởng và giám đốc phê duyệt. Kế toán lập phiếu chi. Định khoản: Nợ TK 621 3.754.000 Nợ TK 133 345.400 Có TK 111 4.099.400 Từ số liệu trên : Ghi vào nhật ký chứng từ số 1, bảng kê số 4 và bảng kê khai thuế GTGT đầu vào: Chi phí hao mòn xăm lốp. Căn cứ vào thông tư 101/199 của Bộ Tài Chính ngày 20/8/1999 Công ty vận tải ô tô số 3 tính chi phí xăm lốp theo định mức khoán trên công thức sau: CSL = Lt x a (Cm - Cđt) x n Lđn Trong đó: Csl : Chi phí hao mòn xăm lốp (đ) Lt : Tổng Km thực tế xe chạy (km) a : Hệ số đường Cm : Giá 1 bộ lốp mới (đ) Cđt : Giá trị đào thải (đ) Lđt : Định ngạch đổi lốp (kmI) n : Số bộ lốp trên 1 xe (bộ) định mức hao mòn xăm lốp hàng tháng TT Mác, loại xe S.L lớp Tổng km theo khoán Hệ số Tổng kc quy đổi L1 Tổng chi phí hao mòn (đ) 1 Xe KAMAZ 10 3918 1,17 4580 1.833.000 2 Xe Hainô 10 3846 1,17 4500 1.799.000 3 Xe Cheng Long 6 4167 1,17 4875 1.175.000 4 Xe Zim 130 6 2646 1,30 3440 825.000 5 Xe IFALD 6 3330 1,17 3896 935.000 Để xác định hao mòn xăm lốp được chính xác và thống nhất. Bộ phận nghiệm thu phải ghi đầy đủ các nội dung trong phiếu thanh toán chi phí sản xuất xăm lốp mà công ty đã ban hành. * Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 06 – 2001 phiếu chi phí hao mòn xăm lốp định mức Họ và tên lái xe: Nguyễn Tiến Trung Đội xe: 302 Số xe: 29K - 65 – 08 Mác xe: IFA Tổng số lớp lắp trên xe: 6 Tuyến đường vận chuyển: Hà nội – Thành phố Hồ Chí Minh Tổng km thực tế xe chạy - Hệ số đường 1,17 Tổng km quy đổi loại 1: 3896 Định mức hao mòn xăm lốp L1. 240 (đ) Số tiền: 935.000 (Chín trăm ba năm nghìn đồng) Ngày…..tháng…….năm…… Kế hoạch điều độ Kế toán Giám đốc công ty Căn cứ vào phiếu hao mòn xăm lốp định mức được kế toán trưởng và giám đốc phê duyệ. Kế toán viết phiếu chi: Nợ TK 621 935.000 Có TK 111 935.000 Từ số liệu đó ghi vào bảng kê số 4. Trong những năm trước đây phòng vật tư xăm lốp về nhập kho. Hàng tháng xuất cho lái xe theo định ngạch lốp. Nay công ty khoán thẳng cho lái xe định khoán. Như vậy tiết kiệm được khoản chi phí cho công ty; Chi phí nhân công trực tiếp: Hàng tháng khi nghiệm thu phiếu khoán. Căn cứ vào định mức nộp doanh thu để tính lương sản phẩm cho lái xe. - Xe Kamaz : 1.586 - Xe Zim 130 : 627.000 - Xe IFAW50 : 716.000 - Xe Hinô : 530.000 - Cheng long : 600.000 Từ phiếu khoán được kế toán trưởng và giám đốc duyệt. Kế toán lập bảng thanh toán sản phẩm cho lái xe và phụ xe. Theo mức nộp thực tế doanh thu tháng giám đốc Công ty quyết định mức thưởng cho công nhân viên lái xe. Trên cơ sở bảng lương tập hợp số liệu lên bảng phân bổ lương (bảng phân bổ số 1) Bảng trang 42 Khi trích BHXH và kinh phí công đoàn. Kế toán tính: + BHXH = LCB x 15% = 79.552 x 15% = 11.932.94 + KPCĐ = Tổng lương x 2% = 125.766.016 x 2% = 2.515.320 14.448.263 Trên cơ sở số liệu ở bảng phân bổ lương kế toán ghi: Nợ TK : 622 140.214.279 Có TK : 334 125.766.016 Có TK : 338 14.448.263 Và ghi vào bảng kê 4: Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chủ yếu: Chi trả lương cho thợ sửa chữa: hao mòn phương tiện, chi phí vận chuyển cầu phà. Chi phí sửa chữa thường xuyên Hàng tháng khi lái xe về nộp doanh thu khoán thoe đúng mức quy định thì việc chi phí sửa chữa thường xuyên đã tính theo bảng khoán. Trường hợp lái xe nộp doanh thu lớn hơn mức quy định của Công ty thì chi phí sửa chữa thường xuyên được tính như sau: Căn cứ vào số km loại I đã quy đổi khi lộp và đánh giá chi phí sửa chữa thường xuyên cho 1 km đường loại I ứng với các mác loại xe. CSCTX = Lt x a x Cđg Trong đó: CSCTX : Chi phí sửa chữa thường xuyên Lt : Tổng km thực tế xe chạy a : Hệ số đường Cđg : Đánh giá chi phí sửa chữa thường xuyên Công ty đã tính cụ thể: Chi phí sửa chữa thường xuyên cho 100 km L1 đối với các xe: - Xe Kamaz : 17.500 đ - Xe IFa + Hinô : 9.000 - Xe Zin 130 : 8000 Khi có phiếu nghiệm thu chi phí sửa chữa thường xuyên bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2. Được sự phê duyệt của phòng kỹ thuật và giám đốc công ty kế toán viết phiếu chi: Ghi Nợ: TK 627 Có: TK 111 Chi phí sửa chữa lớn Trường hợp sửa chữa lớn: Căn cứ vào định ngạch sửa chữa lớn - phòng kỹ thuật lập phương án sửa chữa lớn. Viết phiếu điều xe vào xưởng Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 6/ 2001 Công ty vận tải ô tô số 3 phiếu điều xe vào sửa chữa lớn Phòng kỹ thuật Ngày 15 tháng 12 năm 2001 Số xe: 29K -12 – 02 - Mác xe: Cheng Long - Đội xe: 304 Người lái: Nguyễn Thanh Bình Đơn vị sửa chữa: Xí nghiệp sửa chữa Ngày xe vào 15/12/2001 Nội dung sửa chữa: Đại tu máy: - Thay hơi, pít tông, xi lanh, xéc măng. Phòng kỹ thuật giám đốc Công ty vận tải ô tô số 3 biên bản nghiêm thu xe Ban KCS Hôm nay, ngày 25 tháng 12 năm 2001 1. Nguyễn Văn Ba Trưởng ban KCS 2. Nguyễn Ngọc Hùng Trung tâm BDSC 3. Nguyễn Quang Hải Xí nghiệp sửa chữa 4. Nguyễn thanh Bình Lái xe Cùng nhau nghiệm thu biên bản ngày 15/12/2001. Nội dung cụ thể: Làm theo phương án phòng kỹ thuật: Đại tu may, thay xi lanh, pít tông… Sau khi sửa chữa máy xong yêu cầu chạy thử và bảo hành 2 tháng. Trong thời gian bảo hành, nếu xe hỏng thì sẽ vào xưởng sửa chữa lại. Biên bản nghiêm thu đã đọc cho các bên cùng nghe và nhất trí như trên: Lái xe xí nghiệp sửa chữa trung tâm bdsc ban KCS Bảng thanh toán tiền sửa chữa xe Số xeL 29K - 12 – 02 Nội dung Tiền Thuế Mua phụ tùng theo HĐ 52052 11.500.000 575.000 Tiền công sửa chữa lớn 500.000 Căn cứ vào đội xe được trưởng phòng kỹ thuật và giám đốc phê duyệt, biên bản nghiệm thu xe của trưởng Ban KSC: Bảng thanh toán tiền sửa chữa được kế toán trưởng và giám đốc Công ty ký. Kế toán viết phiếu chi ghi: Nợ TK 335: 12.000.000 Có TK 111: 11.500.000 Có TK 334: 500.000 Đồng thời ghi: Nợ TK 133: 575.000 Có TK 111: 575.000 Từ TK 335 kết chuyển vào TK 627 Nợ TK 627: 12.000.000 Có TK 335: 12.000.000 Trên cơ sở số liệu đó ghi vào bảng kê 4 và bảng kê khai thuế đầu vào Khấu hao tài sản cố định: Theo quy định số 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ Tài Chính ngày 14/11/ 1996 cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp – quy định về mức tính khấu hao như sau: Mức trích khấu hao Trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Trích quyết định số 1062 của TC/QĐ/CSTC áp dụng cho ngành vận tải. Nội dung Thời gian sử dụng tối thiểu (năm) Thời gian sử dụng tối đa theo (năm) Phương tiện đường bộ 6 10 Nhà cửa vật kiến trúc 25 50 Nhà cửa khác 6 25 Công ty vận tải ô tô số 3 áp dụng mức khấu hao: - Phương tiện vận tải đường bộ + máy móc thiết bị = 10 năm - Nhà cửa = 25 năm Nguyên giá TSCĐ của phương tiện vận tải và máy móc thiết bị đến tháng 12: + Nguyên giá của PTVT và MMTB đến tháng 12/2001 = 13.863.120.000 + Nguyên giá của nhà cửa đến tháng 12/2001 = 5.925.200.000 Số khấu hao phải phân bổ trong tháng 12/2001 là: Khấu hao MMTB + PTVT =

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0600.doc
Tài liệu liên quan