Vậy, từ các kết quả tính toán trên, ta có thể rút ra một vài nhận xét như sau: So với khoản chi vật liệu kế hoạch đã điều chỉnh theo sản lượng thực tế, khoản chi vật liệu thực tế phải tính vào giá thành của 379.326 tấm lợp AC đã giảm được 375.508.083 (đ) là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Do mức tiêu hao bình quân của 3 loại vật tư giảm (Amiăng giảm 0,027(Kg); ximăng giảm 0,1(Kg); sợi thuỷ tinh giảm 0,001(Kg)) đã làm cho khoản chi vật liệu thực tế giảm được 66.236.009 (đ) Việc giảm mức tiêu hao bình quân của 3 loại vật liệu này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sản xuất ra (tỷ lệ sản phẩm hỏng kế hoạch là: 0,54%, tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế: 0,5%) là do trong tháng 12, Công ty phát động phong trào thi đua sản xuất, tiết kiệm NVL và có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với việc sử dụng vật tư, chất lượng sản phẩm sản xuất. Do đó, việc giảm mức tiêu hao này là tốt, nó phản ánh công tác quản lý sản xuất và ý thức của công nhân sản xuất của Công ty đã được nâng cao hơn. Công ty nên phát huy hơn nữa mặt tích cực này để giảm được CPSX và hạ giá thành sản phẩm, trong giới hạn cho phép, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất ra. + Do đơn giá vật liệu bình quân thay đổi đã làm cho khoản chi vật liệu trong giá thành giảm 309.272.074 (đ). Việc giảm giá Amiăng (giảm 554đ/Kg) và sợi thuỷ tinh (giảm 630đ/Kg) không phải do Công ty thay đổi nguồn cung cấp hay do thay đổi phương tiện vận chuyển,. mà do, có sự biến động về giá của hai loại vật tư trên thị trường. + Do giá trị phế liệu thu hồi thực tế so với kế hoạch giảm 105.616 (đ) đã làm tăng tương ứng khoản chi vật liệu trong giá thành của 379.326 sản phẩm là 105.616 (đ). Trong quá trình sản xuất sản phẩm tấm lợp AC, khi phát sinh phế phẩm, Công ty tiến hành thu hồi và bán hết với giá 15.000 (đ)/1tấm phế phẩm. Do đó, tỷ lệ phế phẩm thu hồi đạt 100% đối với sản phẩm tấm lợp AC nên mặc dù trị giá phế liệu thu hồi giảm, làm tăng khoản chi vật liệu trong giá thành nhưng không phải lỗi của doanh nghiệp.
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán giá thành và phân tích giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t của đối tượng đó. Nhưng tại Công ty, với lập luận các khoản này khi tính cho CPSX ở Xưởng tấm lợp Kim loại mầu và các bộ phận khác là nhỏ, do vậy chúng được tính hết vào chi phí NCTT của Phân xưởng tấm lợp AC.
Ví dụ: Quỹ lương cơ bản của CBCNV tháng 12 năm 2001 là 92.535.235(đ).Quỹ lương thực tế của CBCNV tháng 12 năm 2001 là 1.487.769.100(đ)
KPCĐ: 2% x Quỹ lương thực tế = 2% x 1.487.769.100 = 29.755.382(đ)
BHXH: 15% x Quỹ lương cơ bản = 15% x 92.535.235= 13.880.285(đ)
BHYT: 2% x Quỹ lương cơ bản = 2% x 92.535.235= 1.850.705(đ)
Các số liệu này được ghi vào cột KPCĐ (TK3382), BHXH (TK3383), BHYT (TK3384) thuộc phần ghi có TK338 "Phải trả, phải nộp khác" và dòng 1/Xưởng tấm lợp AC thuộc phần ghi nợ TK622 "Chi phí NCTT".
Từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, CPNCTT của Phân xưởng tấm lợp AC là 1.302.649.711(đ), KPCĐ là 29.755.382(đ) BHXH là 13.880.285(đ) và BHYT là 1.850.705(đ), các số liệu này sẽ được dùng làm căn cứ ghi sổ cái TK622.
+ Sổ cái TK622: (Phụ lục số 8)
- Nội dung của sổ cái TK622: Phản ánh CPNCTT và các khoản trích theo lương của CBCNV của Công ty.
- Căn cứ ghi sổ: Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng kê chi tiết TK154 "Chi phí SXKDDD"
- Kết cấu sổ:
Cột ngày chứng từ: Ghi ngày, tháng, năm lập của chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột Số hiệu chứng từ: Ghi BPBTL hoặc BKTK154
Cột diễn giải: Ghi nội dung nghiệp vụ phát sinh.
Cột TK đối ứng: Ghi số hiệu của các TK đối ứng Nợ hoặc Có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ cái TK622.
Cột số tiền: Ghi số tiền phát sinh Nợ hoặc Có của TK 621.
- Quy trình ghi sổ: Cuối tháng, căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi vào sổ cái theo định khoản như sau:
Ví dụ: Lương của công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK622 1.250.243.211
Có TK 3341 1.250.243.211
Ví dụ: Tiền ăn ca:
Nợ TK 622 52.406.500
Có TK 3342 52.406.500
Ví dụ: Trích KPCĐ, BHYT, BHXH (19%)
Nợ TK 622 45.486.372
Có TK 338 45.486.372
Căn cứ vào sổ cái TK622, kế toán xác định được CPNCTT của Xưởng tấm lợp AC phát sinh trong tháng 12 năm 2001 là 1.348.136.083(đ) và Số liệu này sẽ được ghi vào sổ chi tiết TK154, sau đó được dùng làm căn cứ ghi sổ cái TK154.
2.2.4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng chấm công, giấy báo ca, phiếu giao nhận sản phẩm, Bảng thanh toán lương, Phiếu xuất kho VL, Phiếu chi..
* Phương pháp tập hợp:
- Đối với CPNV Phân xưởng, CPVL, CP KHTSCĐ, CP bằng tiền khác: Các chi phí này được tập hợp trực tiếp theo địa điểm phát sinh chi phí.
- Đối với CP dịch vụ mua ngoài, CP dụng cụ sản xuất: Các chi phí này được tập hợp hết vào CPSXC của Xưởng tấm lợp AC
* TK sử dụng: Để phản ánh CPSXC tại Công ty sử sụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung", có nội dung kết cấu như sau:
Bên Nợ:
Các CPSXC phát sinh trong kỳ gồm: lương, phụ cấp lương, ăn giữa ca của NVPX (tổ, đội..) sản xuất, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ KHTSCĐ dùng chung cho hoạt động của Phân xưởng (tổ, đội..) sản xuất và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của Phân xưởng (tổ, đội..).
Bên Có:
- Các khoản chi phí ghi giảm CPSXC
- Kết chuyển CPSXC sang bên nợ TK154 "Chi phí SXKDDD"
TK627 không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra, Công ty cũng mở các TK cấp II như sau:
- TK6271 "CPNV Phân xưởng"
- TK6272 "CPVL"
- TK6273 "CP dụng cụ sản xuất"
- TK6274 "CP KHTSCĐ"
- TK6277 "CP dịch vụ mua ngoài"
- TK6278 "CP bằng tiền khác"
* Hệ thống sổ: Sổ cái các TK627, 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278; Bảng kê chi tiết TK152, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH..
+ Nội dung:
- Sổ cái TK627: Phản ánh CPSXC phát sinh trong kỳ của từng Phân xưởng, bộ phận sản xuất.
- Sổ cái TK 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278: Phản ánh CPNV, CPVL, CP KHTSCĐ, CP bằng tiền khác của từng Phân xưởng, bộ phận sản xuất.
- Sổ cái TK 6273, 6277: Phản ánh CP dụng cụ sản xuất, CP dịch vụ mua ngoài của tất cả các Phân xưởng, bộ phận sản xuất của Công ty nhưng tính cả vào CPSXC của Phân xưởng tấm lợp AC.
+ Kết cấu các sổ cái TK627, 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278:
Cột ngày chứng từ: Ghi ngày, tháng, năm lập của chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột Số hiệu chứng từ: Ghi BKTK152, 154, BPBTL..
Cột diễn giải: Ghi nội dung nghiệp vụ phát sinh.
Cột TK đối ứng: Ghi số hiệu của các TK đối ứng Nợ hoặc Có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ cái TK627, 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278.
Cột số tiền: Ghi số tiền phát sinh Nợ hoặc Có của TK627, 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278.
* Quy trình ghi sổ:
Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ như: Bảng chấm công, Bảng chấm công, giấy báo ca, phiếu giao nhận sản phẩm, Bảng thanh toán lương, Phiếu xuất kho VL, Phiếu chi..kế toán ghi vào các Bảng kê chi tiết các TK có liên quan; sau đó, những số liệu cần thiết được dùng làm căn cứ ghi vào các sổ cái TK 6271, 7272, 6273, 6274, 6277, 6278.
+ Ví dụ ghi sổ cái TK 6271(Phụ lục số 9):
- Từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12 năm 2001, ở cột tiền lương, cột ăn ca thuộc phần ghi có TK334, dòng 1.Xưởng tấm lợp AC thuộc phần ghi nợ TK6271 ta có số liệu: Lương NVPX tấm lợp AC là 27.675.400(đ) và tiền ăn ca là 620.000(đ). Số liệu này trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái TK 6271 theo định khoản:
- Ví dụ: Lương CBCNV Phân xưởng tấm lợp AC:
Nợ TK6271 27.675.400
Có TK3341 27.675.400
- Ví dụ: Tiền ăn ca:
Nợ TK6721 620.000
Có TK3342 620.000
Vậy CPNV Phân xưởng tấm lợp AC thể hiện trên sổ cái TK6271 là: 28.295.400(đ). Số liệu này sẽ được kết chuyển sang TK154 "CPSXKDD" để phục vụ công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
+ Ví dụ ghi sổ cái TK 6272 (phụ lục số 10):
Cuối tháng, căn cứ vào các Bảng kê chi tiết TK liên quan, kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 6272 và tính được tổng chi phí NVL xuất kho sử dụng chung cho Phân xưởng tấm lợp AC. Số liệu này sẽ được dùng làm căn cứ ghi vào Bảng kê chi tiết TK 154, sau đó ghi vào sổ cái TK 154 để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm.
Ví dụ: CP VL dùng để sửa chữa dây chuyền tấm lợp AC là: 97.271.278(đ)
CP phụ tùng, VL, NL dùng để sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô là: 40.391.938(đ)
Số liệu này được phản ánh trên Bảng kê chi tiết TK152 (phụ lục số 4) và được dùng làm căn cứ ghi sổ cái TK 6272 theo định khoản như sau:
Nợ TK 6272 97.271.278
Có TK 152 97.271.278
Nợ TK6272 40.391.938
Có TK152 40.391.938
(Các CPVL tổng hợp được khác cũng được phản ánh và ghi sổ như trên-Xem chi tiết trên sổ cái TK6272 (phụ lục số 10)
Trên sổ cái TK 6272, tổng CPVL sử dụng chung cho Phân xưởng tấm lợp AC tập hợp được là 254.162.529(đ). Số liệu này sẽ được kết chuyển sang TK154 để phục vụ công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
+ Ví dụ ghi sổ cái TK 6273 "CP dụng cụ sản xuất" (Phụ lục số 12):
Tại Công ty không sử dụng TK153, nên khi mua CCDC (loại phân bổ nhiều lần), kế toán phản ánh vào Bảng kê chi tiết TK1421. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng kê này, kế toán tính tổng CPCCDC được phân bổ vào CPDCSX của Phân xưởng tấm lợp AC là 10.000.000(đ). Số liệu này được phản ánh trên Bảng kê chi tiết TK 1421 (phụ lục số 11) và sau đó được dùng làm căn cứ ghi sổ cái TK6273 theo định khoản:
Nợ TT6273 10.000.000
Có TK1421 10.000.000
Tổng CPDCSX của Phân xưởng tấm lợp AC tháng 12 năm 2001 là: 10.000.000(đ). Số liệu này sẽ được kết chuyển sang TK154 để phục vụ công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tấm lợp AC.
+ Ví dụ ghi sổ cái TK 6274 "CP KHTSCĐ" (Phụ lục số 14):
Căn cứ vào nguyên giá và thời gian sử dụng của TSCĐ, kế toán tiến hành tính toán, xác định số khấu hao của từng loại TSCĐ và ghi vào sổ TSCĐ. Số liệu này sẽ được ghi vào Bảng tính và phân bổ KHTSCĐ (Phụ lục số 13) và sau đó được dùng làm căn cứ ghi sổ cái TK6274.
Ví dụ, cuối tháng 12 năm 2001, kế toán tính được số KHTSCĐ của Phân xưởng tấm lợp AC là:
Máy móc thiết bị: 48.751.000(đ)
Nhà cửa: 28.316.000(đ)
Phương tiện vận tải: 5.802.000(đ)
Số liệu này được phản ánh trên "Sổ tài sản cố định" tháng 12 năm 2001, Bảng tính và phân bổ KHTSCĐ (Phụ lục số 13), sau đó được dùng làm căn cứ ghi sổ cái TK6274 theo định khoản
Nợ TK6274 82.869.000
Có TK2141 82.869.000
Số liệu này trên sổ cái TK6274 sẽ được kết chuyển sang TK154 để phục vụ công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm.
+ Ví dụ ghi sổ cái TK 6277 "CP dịch vụ mua ngoài" (Phụ lục số 15):
Tất cả các CP dịch vụ mua ngoài thuộc CPSXC của Công ty (như: tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước sinh hoạt của CBCNV, bảo dưỡng cần trục xúc thải.. ) đều được tập hợp vào CPDVMN của Phân xưởng tấm lợp AC. Căn cứ vào các hoá đơn và các Bảng kê chi tiết tài khoản có liên quan, kế toán ghi vào sổ cái TK 6277.
Ví dụ: Tiền điện thoại kỳ 3 tháng 11là: 68.922.300(đ), số liệu này được ghi vào sổ cái TK6277 theo định khoản như sau:
Nợ TK6277 68.922.300
Có TK1121 68.922.300
(Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác cũng được phản ánh tương tự)
Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài tháng 12 năm 2001 thuộc CPSXC của Phân xưởng tấm lợp AC là: 275.402.211(đ). Số liệu này được kết chuyển sang TK154 để phục vụ công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm.
+ Ví dụ ghi sổ cái TK6278 "Chi phí bằng tiền khác":(Phụ lục số 16)
Các chi phí bằng tiền khác thuộc CPSXC ở Phân xưởng tấm lợp AC gồm: chi phí bồi dưỡng ca 3, chi phí cạo khuôn tôn,..
Cuối tháng, căn cứ vào Phiếu chi, Bảng kê chi tiết các TK331, kế toán ghi vào sổ cái TK111, sổ cái TK331 và sổ cái TK6278.
Ví dụ, trong tháng 12 năm 2001 có các số liệu trên chứng từ PC1280, và số liệu tập hợp được trên Bảng kê chi tiết TK331 phản ánh số chi phí bằng tiền khác thuộc CPSXC, được định khoản như sau:
- Mua dụng cụ tấm lợp AC (PC1280): 334.900(đ)
Nợ TK6278 334.900
Có TK1111 334.900
- Chi sửa chữa dây chuyền tấm lợp AC (BK331): 20.275.400(đ)
Nợ TK6278 20.275.400
Có TK1111 20.275.400
Trên sổ cái TK 6278, tổng số chi phí bằng tiền khác thuộc CPSXC của Phân xưởng tấm lợp AC được tập hợp là 20.855.300(đ)
+ Ví dụ ghi sổ cái TK 627 "Chi phí sản xuất chung" (Phụ lục số 17):
Sổ cái này kế toán dùng để tập hợp CPSXC ở từng Phân xưởng. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào số liệu trên các Bảng kê chi tiết các TK có liên quan, các Phiếu chi, hoá đơn.. để ghi vào sổ cái TK627.
Ví dụ: Mua dụng cụ tấm lợp AC 334.900(đ), ghi:
Nợ TK 627 334.900
Có TK 1111 334.900
Tháng 12 năm 2001, tổng số CPSXC được tập hợp cho Phân xưởng tấm lợp AC là 671.584.440(đ). Số liệu này sẽ được ghi vào Bảng kê chi tiết TK154, sau đó được dùng làm căn cứ ghi vào sổ cái TK 154 (Phụ lục số 19).
2.2.4.3. Tập hợp CPSX cho từng Phân xưởng để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm:
CPSX ở từng Phân xưởng, sau khi được tập hợp riêng theo từng khoản mục (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) cần được kết chuyển để tập hợp CPSX theo từng Phân xưởng.
* TK sử dụng: Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Nội dung kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ:
- CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ
Bên Có: - Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sản xuất, chế tạo xong, nhập kho hoặc chuyển đi để bán.
Số dư bên Nợ: Phản ánh chi phí của sản phẩm, lao vụ còn dở dang cuối kỳ.
* Hệ thống sổ sử dụng: Bảng kê chi tiết TK154, TK155 sổ cái TK154 và các sổ kế toán có liên quan.
* Quy trình ghi sổ:
Hàng tháng, căn cứ vào số liệu trên các sổ cái TK621, TK622, TK627 được ghi theo định khoản: Nợ TK154/Có TK621,622,627 để ghi vào Bảng kê chi tiết TK154"Chi phí SXKDDD" (Phụ lục số 18).
Ví dụ: Chi phí NVLTT tập hợp được trong tháng 12/2001 là 4.515.603.835(đ); chi phí NCTT là: 1.348.136.083(đ); chi phí sản xuất chung là: 671.584.440(đ)
Sau đó, căn cứ vào số liệu ghi trên Bảng kê chi tiết TK 154, kế toán ghi vào sổ cái TK154 và số liệu này sẽ dùng làm căn cứ ghi vào Bảng kê chi tiết TK155, sổ cái TK155.
+ Ghi sổ cái TK154"Chi phí SXKDDD" (Phụ lục số 19):
- Sổ cái này sử dụng để tập hợp CPSX của từng Phân xưởng, Bộ phận và cung cấp số liệu dùng để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ
- Căn cứ ghi sổ: Căn cứ vào Bảng kê chi tiết TK154 và TK155 để ghi sổ
- Nội dung kết cấu:
Cột ngày chứng từ: Ghi ngày, tháng, năm lập của chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột Số hiệu chứng từ: Ghi BKTK154,155
Cột diễn giải: Ghi nội dung nghiệp vụ phát sinh.
Cột TK đối ứng: Ghi số hiệu của các TK đối ứng Nợ hoặc Có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ cái TK154
Cột số tiền: Ghi số tiền phát sinh Nợ hoặc Có của TK154.
- Quy trình ghi sổ: Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên Bảng kê chi tiết TK154, kế toán tiến hành ghi sổ cái TK154.
Ví dụ: Kết chuyển chi phí NVLTT tập hợp được trong tháng 12/2001
Nợ TK154 4.515.603.835
Có TK 621 4.515.603.835
Ví dụ: Kết chuyển chi phí NCTT
Nợ TK154 1.348.136.083
Có TK 622 1.348.136.083
Ví dụ: Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Nợ TK154 671.584.440
Có TK 627 671.584.440
Theo như sổ cái TK154, tháng 12 năm 2001, tổng CPSX sản phẩm tấm lợp AC là:6.535.324.358(đ). Số liệu này sẽ được dùng làm căn cứ ghi vào sổ cái TK155 để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm.
2.2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Do Công ty sản xuất các sản phẩm nói chung, và sản phẩm tấm lợp AC nói riêng trên dây chuyền có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín; tổ chức sản xuất nhiều sản phẩm; chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục; đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành; và trong quá trình sản xuất không phát sinh CPSXDD đầu kỳ và cuối kỳ nên Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn với công thức như sau:
Z = C
z
=
Z
Khối lượng SP hoàn thành
Trong đó:
Z: Tổng giá thành sản phẩm
z: Giá thành đơn vị sản phẩm
C: Tổng CPSX phát sinh trong kỳ
2.2.6. Tổ chức kế toán tính giá thành sản xuất sản phẩm:
Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tấm lợp AC không có sản phẩm dở dang nên tổng giá thành thực tế chính bằng tổng CPSX sản phẩm tấm lợp AC tập hợp được trong kỳ. Vì vậy, để tính giá thành sản xuất sản phẩm tấm lợp AC, kế toán phải căn cứ vào CPSX sản phẩm tấm lợp AC tập hợp được trong kỳ và khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn và sử dụng Bảng tính giá thành (Xem trang trước)
Cụ thể, tháng 12 năm 2001, kế toán đã tập hợp được tổng CPSX sản phẩm tấm lợp AC là: 6.535.324.358(đ) nên tổng giá thành sản xuất 379.326 tấm ngói AC là: 6.535.324.358(đ) và giá thành đơn vị 1 tấm sản phẩm là 17.228,8(đ). Các số liệu này được phản ánh trên Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm tấm lợp AC (tháng 12 năm 2001)
2.3. Thực trạng công tác phân tích giá thành sản phẩm tại Công ty:
Tại Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông anh, kế toán tổ chức kế toán tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm, và phân tích giá thành sản phẩm, đặc biệt khi giá thành có biến động lớn.
Hàng tháng, kế toán sẽ tiến hành phân tích giá thành và cuối mỗi năm, sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của cả năm lên Tổng giám đốc. Tuy nhiên, việc phân tích giá thành chỉ dừng lại ở việc so sánh (số tuyệt đối và tương đối) giữa giá thành thực tế năm nay và năm trước; giữa giá thành thực tế và kế hoạch của từng loại sản phẩm; giữa các khoản mục cấu thành nên giá thành, chứ chưa đi sâu nghiên cứu từng khoản mục giá thành.
Để phân tích giá thành tháng 12/2001, kế toán lập Bảng so sánh khoản mục chi phí trong giá thành của 1 sản phẩm. Đối với sản phẩm tấm lợp AC, kế toán lập Bảng so sánh khoản mục chi phí trong giá thành của 1 tấm sản phẩm tấm lợp AC (Xem trang bên).
Từ Bảng so sánh trên, kế toán tiến hành phân tích như sau: So với kế hoạch, giá thành thực tế đơn vị tăng 69,3 (đ), với tỷ lệ tăng tương ứng là 0,4% là do các nhân tố tác động sau:
- CPNVLTT giảm 595,7 (đ)/tấm sản phẩm AC, với tỷ lệ giảm tương ứng là 4,77% là do trong tháng Công ty đã tiếp kiệm được vật tư (Ví dụ: amiăng tiết kiệm được 0,027kg/tấm SP, ximăng tiết kiệm được 0,1kg/tấm, sợi thuỷ tinh tiết kiệm được 0,001kg/tấm), và giá bán trung bình của 2 loại vật liệu chính là amiăng, sợi thuỷ tinh đã giảm đột ngột (amiăng giảm 554đ/kg, sợi thuỷ tinh giảm 630đ/kg).
- CPNCTT tăng 24đ (tỷ lệ tăng tương ứng là 0,68%) và CPNVPX tăng 4,6đ (tỷ lệ tăng tương ứng là 6,57%) là do trong thực tế tiền lễ tết, tiền làm thêm,...đã tăng lên so với kế hoạch. Cụ thể: đối với CPNCTT, kế hoạch chỉ có 1.180đ/tấm SP nhưng trên thực tế, do sản lượng sản xuất và sản lượng bán ra tăng (kế hoạch: 350.000 tấm, thực tế bán được 353465) đã làm cho khoản tiền lễ tết, tiền làm thêm... tăng lên đến 1.201 đ/tấm SP. Bên cạnh đó, đơn giá tiền lương cũng tăng lên, từ 974đ/tấm lên 977đ/tấm đã làm cho CPNCTT tăng lên 3đ/SP. Đối với CPNVPX, cũng tương tự như CPNCTT, khoản tiền lễ tết, làm thêm...kế hoạch dự tính là 30đ/tấm SP, nhưng thực tế cũng tăng lên đến 34,6đ/tấm SP.
- CPVL thuộc CPSXC, tăng lên 280đ/tấm, với tỷ lệ tăng tương ứng 71% là do trong thực tế đã phát sinh thêm một số khoản chi phí mà kế hoạch không dự phòng, hoặc có dự phòng nhưng thực tế phát sinh lớn hơn, ví dụ: phát sinh CP sửa chữa mương nước thải (80.137.000đ) và CP sửa chữa dây chuyền tấm lợp tăng (kế hoạch chỉ có 88.050.677đ nhưng tháng 12 chi phí này là 127.440.591đ).
- Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 339,8đ/tấm SP, với tỷ lệ tăng tương ứng là 122,5% là do Công ty thanh toán trước tiền điện kỳ 3/12: 64.931.400 (đ), gia công cửa văn phòng: 7.177.500 (đ), sửa chữa dây chuyền tấm lợp: 9.209.200(đ)..
- Chi phí khác bằng tiền giảm 21đ/tấm, với tỷ lệ giảm tương ứng là 27,6%, do khi lập kế hoạch, CP sửa chữa dây chuyền tấm lợp AC là 7.965.846(đ), nhưng trong thực tế, khi sửa chữa dây chuyền tấm lợp AC, Công ty không sửa chữa được, phải thuê ngoài sửa chữa 9.209.200đ (khoản này không hạch toán vào chi phí khác bằng tiền mà hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài).
Chương III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tấm lợp và VLXD đông anh
3.1. Một số nhận xét chung về công tác kế toán giá thành và phân tích giá thành tại Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông anh:
3.1.1. Ưu điểm:
+ Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán ở Công ty khá phù hợp với yêu cầu, khả năng và trình độ của từng người. Đội ngũ kế toán của Công ty cũng có năng lực, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, được sự trang bị máy vi tính và phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm của Công ty, do đó phần hành kế toán nói chung và phần hành kế toán giá thành nói riêng được tiến hành khá suôn sẻ.
+ Công ty đã xác định đối tượng tập hợp CPSX (từng Phân xưởng,đội sản xuất) và đối tượng tính giá thành (từng loại sản phẩm hoàn thành) là rất phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, xem kẽ liên tục, mỗi Phân xưởng chỉ sản xuất ra 1 loại sản phẩm và trong quá trình sản xuất không phát sinh CPSXDD. Việc này giúp cho công tác quản lý CPSX, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành được khoa học.
+ Với đặc điểm tổ chức sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục thì việc xác định kỳ tính giá thành của Công ty là hàng tháng là rất phù hợp.
+ Hệ thống sổ sử dụng ở Công ty được mở theo quy định và tương đối đầy đủ đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu hạch toán, quản lý của Công ty. Bên cạnh việc ghi chép khá tỷ mỷ, Công ty cũng quan tâm tới việc khai thác phần mềm kế toán để có thể cập nhật thông tin và lập các báo cáo nhanh khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu quản trị của Công ty.
+ Công ty đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác kế toán giá thành sản phẩm nên hàng tháng, hàng quý, hàng năm đều tiến hành tính giá thành sản phẩm, phân tích giá thành sản phẩm và đưa ra những biện pháp để quản lý CPSX, giá thành một cách khoa học, nhằm từng bước hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, góp phần giúp Công ty tồn tại và phát triển vững mạnh trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
3.1.2. Nhược điểm:
1 Tại Công ty, kế toán không sử dụng TK 153 và không mở sổ chi tiết, sổ cái TK153, nên để phản ánh các nghiệp vụ xuất, nhập về công cụ-dụng cụ kế toán sử dụng TK 152 (đối với CCDC phân bổ 1 lần) và TK 1421 (đối với CCDC loại phân bổ nhiều lần). Mặc dù, việc hạch toán này không ảnh hưởng tới tổng CPSX và tổng giá thành, nhưng sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu xuất dùng tăng lên, chi phí về CCDC (loại phân bổ 1 lần) giảm đi. Khi xuất CCDC (loại phân bổ 1 lần) sử dụng chung cho Phân xưởng, Đội sản xuất, thì chi phí về CCDC này sẽ được phản ánh vào chi phí vật liệu thuộc CPSXC; làm cho chi phí vật liệu thuộc CPSXC tăng lên và làm cho chi phí DCSX thuộc CPSX giảm đi. Điều này sẽ làm cho công tác quản lý chi phí gặp khó khăn, cũng như ảnh hưởng đến việc tính đúng CPSX.
2 Công ty có 2 Phân xưởng sản xuất là Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC và phân xưởng sản xuất tấm lợp kim loại mầu, ngoài ra còn có Đội xe vận tải và Đội xây lắp. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng sẽ được tính và tập hợp cho từng Phân xưởng, đội sản xuất và để hạch toán CPSX phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm, Công ty sử dụng các TK621,622,627, 154, nhưng không mở chi tiết cho từng Phân xưởng, đội sản xuất.Việc mở chi tiết TK cho từng Phân xưởng, đội sản xuất không phải là bắt buộc và không ảnh hưởng đến kết quả tính giá thành, nhưng sẽ làm cho công việc tập hợp CPSX để tính giá thành ở từng Phân xưởng, đội sản xuất phức tạp hơn. Nếu xem các sổ cái TK621, 622, 627 khi chưa kết chuyển sang TK154 để tính giá thành thì sẽ khó biết được CPSX của từng Phân xưởng mà phải cộng số tổng cộng cho từng Phân xưởng, đội sản xuất.
3 Theo quy định hiện hành thì để phục vụ tốt cho việc phân bổ NVL trong tháng cho từng đối tượng sử dụng và ghi chép vào các sổ kế toán có liên quan, các Doanh nghiệp nên lập "Bảng phân bổ NVL, CCDC", nhưng tại Công ty chưa lập các bảng này. Đối với phân bổ NVL, kế toán chỉ dựa vào Bảng kê chi tiết TK152 để làm căn cứ ghi vào các sổ kế toán có liên quan. Do đó, công việc tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm sẽ tỷ mỷ, phức tạp và khó khăn hơn. Nếu lập bảng phân bổ này thì việc nhận biết từng đối tượng sử dụng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn cho việc tính giá thành sản phẩm.
4 Trong Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12 năm 2001, em thấy có bổ sung thêm các khoản tiền lương nghỉ phép, họp, tiền lễ tết... của 11 tháng trước chưa phân bổ hết của CNTTSX là: 291.547.649 (đ), của NVPX là: 7.073.850 (đ). Theo em, Công ty nên hạch toán các khoản tiền này theo tháng thực tế phát sinh để không làm cho tiền lương tháng 12 tăng nhiều, trong khi tiềng lương của các tháng khác giảm, làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm tấm lợp AC, cũng như lợi nhuận đạt được trong tháng.
5 Tại Công ty, mặc dù CP phát sinh trong tháng sẽ được tập hợp theo từng đối tượng sử dụng, nhưng với lập luận rằng một số khoản CP (như: BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản CPDCSX, CPDVMN thuộc phần CPSXC) khi tính cho Phân xưởng tấm lợp Kim loại mầu, Đội xe Vận tải, Đội Xây lắp và bộ phận Bán hàng, bộ phận Quản lý doanh nghiệp là nhỏ, do vậy, chúng được tính hết vào CPSX của Phân xưởng tấm lợp AC. Tuy nhiên, việc tính hết các CP này vào CPSX của Phân xưởng tấm lợp AC sẽ làm cho việc tính CPSX và giá thành sản phẩm không phù hợp với thực tế. Do vậy, để hạch toán đúng, đủ, hợp lý CPSX cần phải tập hợp CP vào Phân xưởng, đội sản xuất hoặc bộ phận Bán hàng, bộ phận Quản lý doanh nghiệp có phát sinh CPSX đó. Có như vậy mới giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm ở mỗi Phân xưởng, đội sản xuất được trung thực, phù hợp hơn.
6 Công ty không thực hiện trích trước hoặc phân bổ dần các chi phí như: tiền lễ tết, chi phí sửa chữa mương nước thải....Khi các chi phí này phát sinh sẽ gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng. Do đó, theo em, Công ty nên tiến hành phân bổ hoặc lập kế hoạch để tiến hành trích trước các chi phí phát sinh lớn, có ảnh hưởng lớn đến CPSX, giá thành sản phẩm.
7 Tại Công ty, trong quá trình sản xuất có phát sinh phế phẩm và số phế phẩm này được bán đi, thu hồi lại 1 khoản tiền; ngoài ra, còn có khoản sản phẩm hỏng bắt bồi thường. Công ty hạch toán các khoản này vào TK6272. Cụ thể, khoản thu hồi do bán phế phẩm, Công ty trừ luôn vào chi phí vật liệu xuất dùng trong tháng (thuộc CPSXC); còn khoản bồi thường sản phẩm hỏng, Công ty hạch toán giảm chi phí vật liệu (thuộc CPSXC). Mặc dù việc hạch toán này không làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm, và không sai bản chất của các khoản tiền này là các khoản giảm CPSX, nhưng theo em, Công ty nên hạch toán riêng khoản phế liệu thu hồi, khoản bồi thường sản phẩm hỏng và trừ các khoản này vào tổng CPSX (sau khi đã tập hợp được) để tính giá thành sản phẩm. Có như vậy mới giúp cho nhà quản lý trong doanh nghiệp biết được khoản thu về phế phẩm là bao nhiêu, khoản chi vật liệu xuất dùng chung cho Phân xưởng tấm lợp AC là bao nhiêu, chi phí vật liệu thực tế phát sinh trong kỳ là bao nhiêu để có được những quyết định đúng trong công tác quản lý.mới giúp cho nhà quản lý trong doanh nghiệp ỏng và trừ các khoản này vào tổng CPSX, sau khi đã tập hợp được để tính
8 Trong công tác phân tích giá thành, Công ty chưa đi sâu nghiên cứu sự tăng giảm của từng khoản mục CPSX; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành và xác định xu hướng hợp lý của CPSX trong mối tương quan với khối lượng sản xuất của sản phẩm tấm lợp AC mà chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá chung giá thành đơn vị sản phẩm và tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm.
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông anh
3.2.1. ý kiến thứ nhất: Sử dụng TK153 và mở sổ chi tiết, sổ cái TK153:
Để phục vụ công tác quản lý CPSX, tính giá thành sản phẩm, Công ty nên sử dụng TK 153 để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của các loại CCDC theo giá thực tế. Bên cạnh đó, Công ty nên sử dụng các TK chi tiết để theo dõi đối với từng loại CCDC.
Tương ứng, kế toán mở và sử dụng các sổ chi tiết và mở các sổ cái TK153, ví dụ như: Tháng 12/2001, tại Phân xưởng tấm lợp AC, trị giá Bảo hộ lao động xuất dùng là: 90.271.000(đ). Số liệu này sẽ được phản ánh trên sổ chi tiết TK153-CCDC-Bảo hộ lao động, sổ chi tiết TK153-CCDC-CCDCLĐ khác (Trang sau) và ghi vào sổ cái TK153 như sau:
Công ty cổ phần Tấm lợp
và vật liệu xây dựng Đông anh
Sổ cái TK 153 (Trích)
Tháng 12 năm 2001
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
chứng từ
Số hiệu
chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Nợ
Số tiền
Có
Nợ
Có
31/12/2001
...
CT153
...
Xuất BHLĐ/PX AC
...
6273
...
153
...
90.271.000
Tổng cộng
SDDK:
SDCK:
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
Thủ trưởng đơn vị
3.2.2 ý kiến thứ hai: Sử dụng TK chi tiết và mở sổ phản ánh chi tiết CPSX cho từng Phân xưởng, đội sản xuất.
Để phản ánh và tập hợp CPSX của cả Công ty, kế toán chỉ sử dụng các TK cấp I như: TK621, 622, 627, 154. Như vậy, trên mỗi TK cấp I đều phản ánh CPSX của các Phân xưởng và Đội khác. Đến cuối tháng, muốn kết chuyển CPSX sang TK154, kế toán phải dùng phương pháp thủ công để cộng số phát sinh về CPSX của từng Phân xưởng, Đội ; sau đó ghi tổng số kết chuyển . Do đó, việc quản lý CPSX, tập hợp CPSX, cũng như việc cung cấp nhanh các thông tin về CPSX của từng Phân xưởng, Đội gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa khi nhập kho thành phẩm, giá thành sản xuất được cộng thủ công, sau đó mới kết chuyển từ TK154 sang TK155.
Vì vậy, để quản lý chi phí một cách khoa học, cung cấp thông tin về CPSX, giá thành sản phẩm, Công ty nên sử dụng các TK chi tiết để phản ánh CPSX của mỗi Phân xưởng, Đội. Cụ thể:
+ Các TK6211, 6221, 627(PX tấm lợp AC), 62711, 62721, 62731, 62741, 62771, 62781, 1541 là các TK dùng để phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành của sản phẩm tấm lợp AC.
+ Các TK6212, 6222, 627(PX tấm lợp Kim loại mầu), 62712, 62722, 62732, 62742, 62772, 62782, 1542 là các TK dùng để phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành của sản phẩm tấm lợp Kim loại mầu.
+ Các TK6213, 6223, 627(Đội xe vận tải), 62713, 62723, 62733, 62743, 62773, 62783, 1543 là các TK dùng để phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành.
+ Các TK6214, 6224, 627(Đội xây lắp), 62714, 62724, 62734, 62744, 62774, 62784, 1544 là các TK dùng để phản ánh CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và để tập hợp CPSX, phục vụ công tác tính giá thành.
Và để phản ánh, tập hợp CPSX từng Phân xưởng, Đội thì sử dụng các sổ tương ứng cho từng Phân xưởng, Đội. Ví dụ như khoản CPNVLTT của Phân xưởng tấm lợp AC được phản ánh và tập hợp như sau:
Công ty cổ phần Tấm lợp
và vật liệu xây dựng Đông anh
Sổ cái TK 6211 (Trích)
Tháng 12 năm 2001
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày
chứng từ
Số hiệu
chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Nợ
Số tiền
Có
Nợ
Có
31/12/2001
31/12/2001
BK152
BK154
Xuất NVL /TLAC
KCCPNVLTT/TLAC
621
154
152
621
4.515.603.835
4.515.603.835
Tổng cộng
4.515.603.835
4.515.603.835
SDDK:
SDCK:
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
Thủ trưởng đơn vị
Khoản mục CPNVLTT ở các Phân xưởng, Đội khác, cũng như các khoản mục CPSX khác cũng được phản ánh và tập hợp tương tự như trên.
3.2.3. ý kiến thứ ba: Lập Bảng phân bổ NVL, CCDC.
Để phục vụ tốt cho việc ghi sổ, phân bổ VVL, CCDC đúng đối tượng sử dụng và công tác tính giá thành sản phẩm ở mỗi Phân xưởng, Đội, Công ty nên lập Bảng phân bổ NVL và CCDC.
+ Nội dung của Bảng phân bổ NVL, CCDC: Dùng để phản ánh giá trị NVL, CCDC xuất kho trong tháng theo giá thực tế và phân bổ giá trị NVL, CCDC xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng (Ghi Có TK152,153; ghi Nợ các TK liên quan).
+ Cơ sở để lập Bảng: căn cứ vào các chứng từ xuất kho NVL, CCDC và giá thực tế của từng loại NVL, CCDC.
+ Kết cấu và nội dung chủ yếu của Bảng:
Các cột dọc: Phản ánh các loại NVL, CCDC xuất kho trong tháng tính theo giá thực tế xuất kho.
Các dòng ngang: Phản ánh các đối tượng sử dụng NVL, CCDC.
+ Bảng này được sử dụng làm căn cứ để ghi vào bên Có TK152, 153 (không cần lập Bảng kê chi tiết TK152) và các sổ kế toán có liên quan và sử dụng để tính giá thành sản phẩm.
Ví dụ, tháng 12/2001, ta lập Bảng phân bổ NVL, CCDC như sau:
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 152
TK 153
1
2
3
4
5
...
TK 621-CPNVLTT
+ Phân xưởng tấm lợp AC
...
TK 627-CPSXC
+ Phân xưởng tấm lợp AC
...
TK 641-CP BH
TK 642-CPDN
TK 142-Chi phí trả trước
...
...
4.515.603.835
...
...
40.391.938
...
...
...
...
...
...
97.271.278
...
...
...
...
...
Cộng
...
...
3.2.4. ý kiến thứ tư: Phản ánh và tập hợp CPSX đúng, đủ và đúng kỳ.
Ví dụ như, tại Phân xưởng tấm lợp AC, có các số liệu sau:
+ Tháng 12 năm 2001, chi phí tiền lương phát sinh là:
- Tiền lương của CNTTSX là: 1.011.102.062 (đ)
- Tiền lương của NVPX là: 21.221.550 (đ).
+ Tiền lương nghỉ phép, họp, tiền lễ tết 11 tháng đầu năm chưa phân bổ hết:
- Của CNTTSX là: 291.547.649 (đ)
- Tiền lương của NVPX là: 7.073.850(đ).
Số tiền lương chưa phân bổ hết của 11 tháng đầu năm sẽ được tính cả vào tiền lương của tháng 12, khi đó
- Tiền lương thực tế của CNTTSX là: 1.302.649.711(đ)
- Tiền lương thực tế của NVPX là: 28.295.400(đ).
Như vậy, quỹ lương của tháng 12 đã tăng lên và sẽ làm ảnh hưởng đến việc xác định giá thành của sản phẩm.
Vì vậy, tại Công ty nên xác định doanh thu của từng tháng, bằng cách vận dụng ưu điểm của việc sử dụng phần mềm kế toán máy, để xác định đúng quỹ lương của từng tháng. Điều này sẽ giúp cho việc xác định CPSX, giá thành sản phẩm đúng đủ và phù hợp hơn.
Nếu xác định CPNCTT và CPNVPX đúng như trên thì ta có Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12 năm 2001 như ở trang sau
Khi đó, số tiền lương (ghi có TK334) của CNTTSX là 1.011.102.062 (đ), so với tiền lương trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của Công ty tháng 12/2001 là 1.302.649.711 (đ), đã giảm 291.547.649 (đ), tức là giảm được 768,5(đ/tấm SP) trong giá thành đơn vị của sản phẩm tấm lợp AC. Mặc dù việc hạch toán như vậy sẽ làm cho CPSX, giá thành ở 11 tháng đầu năm tăng lên so với trước, nhưng việc hạch toán như vậy sẽ không làm cho giá thành của tháng 12 tăng lên một cách đột ngột, và giá thành ở các tháng tương đối đồng đều. Nếu với giá thành đơn vị giảm được 768,5 (đ/tấm) thì sẽ giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định liên quan đến giá bán (ví dụ, có thể bán với giá thấp hơn để mở rộng thị trường) hoặc xác định được lợi nhuận trong tháng 12 tăng tương ứng là 768,5 (đ/tấm).
3.2.5. ý kiến thứ năm: Xác định đúng, đủ và hợp lý CPSX của từng Phân xưởng sản xuất để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm.
* Đối với các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT): Được trích theo lương thuộc Phân xưởng, đội sản xuất và bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp nào thì được tập hợp vào CPSX của Phân xưởng, đội sản xuất đó, không tính hết vào chi phí NCTT, NVPX của Phân xưởng tấm lợp AC.
Nếu theo số liệu tháng 12 năm 2001, ở Phân xưởng tấm lợp AC, các khoản trích theo lương của:
+ NCTT được tính như sau:
Quỹ lương cơ bản: 46.267.618(đ)
Quỹ lương thực tế: 1.011.102.062(đ)
Vậy, KPCĐ là: 2% x 1.011.102.062 = 20.222.041(đ)
BHXH là: 15% x 46.267.618 = 6.940.143(đ)
BHYT là: 2% x 46.267.618 = 925.352(đ)
+ CPNV Phân xưởng tính như sau:
Quỹ lương cơ bản: 15.422.539(đ)
Quỹ lương thực tế: 21.221.550(đ)
Vậy, KPCĐ là: 2% x 21.220.550 = 424.431(đ)
BHXH là: 15% x 15.422.539 = 2.313.381(đ)
BHYT là: 2% x 15.422.539 = 308.451(đ).
Các số liệu này sẽ được phản ánh trên Bảng phân bổ (Trang trước), sau đó được dùng làm căn cứ ghi vào sổ cái TK 622, 6271.
* Đối với các khoản chi phí về dụng cụ sản xuất, dịch vụ mua ngoài thuộc CPSXC:
+ Các chi phí dụng cụ sản xuất, dịch vụ mua ngoài thuộc CPSXC liên quan trực tiếp tới Phân xưởng, đội sản xuất nào thì tập hợp trực tiếp vào chi phí dụng cụ sản xuất, dịch vụ mua ngoài của Phân xưởng, đội sản xuất đó.
Ví dụ, tháng 12/2001, khoản chi phí sửa chữa dây chuyền tấm lợp AC là: 9.209.200 thì được tập hợp trực tiếp vào chi phí dịch vụ mua ngoài của Phân xưởng tấm lợp AC. Còn chi phí tiền nước sinh hoạt, chi phí sửa chữa cửa văn phòng nên đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí được sử dụng chung cho hai Phân xưởng sản xuất tấm lợp, như tiền điện thì Công ty nên mắc các Công tơ điện ở từng Phân xưởng sản xuất để tính vào CPSX của từng đối tượng sử dụng. Ví dụ, tiền điện tập hợp được tính vào CPSX tháng 12 năm 2001 của cả hai Phân xưởng là: 242.136.900(đ). Giả sử, theo Công tơ, chi phí tiền điện của Phân xưởng tấm lợp AC là: 121.068.450 (đ), ta chỉ hạch toán số chi phí này vào CPSX của Phân xưởng tấm lợp AC, số chi phí còn lại ta hạch toán vào CPSX của Phân xưởng tấm lợp Kim loại mầu.
Còn tiền điện thoại thì phân bổ theo tiêu thức định mức chi phí điện thoại, dựa vào công thức sau:
Ci
=
S C
-------------
S Ti
x
Ti
Trong đó:
Ci : Chi phí điện thoại phân bổ cho đối tượng i.
S C : Tổng chi phí điện thoại cần phân bổ.
S Ti : Tổng định mức chi phí điện thoại.
Ti : Định mức chi phí điện thoại của đối tượng thứ i
Ví dụ, tổng chi phí điện thoại cần phân bổ trong tháng 12 tập hợp được là: 9.033.511 (đ). Giả sử, tổng định mức chi phí điện thoại là 10.000.000(đ), định mức chi phí điện thoại của Phân xưởng tấm lợp AC là 1.500.000 (đ), thì chi phí điện thoại phân bổ cho Phân xưởng tấm lợp AC là:
9.033.511
x 1.500.000 = 1.355.027 (đ)
10.000.000
Ta có bảng sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Chi phí
Số liệu thực tế ở Công ty
Số liệu theo ý kiến đề xuất
Chênh lệch
KPCĐ, BHXH, BHYT
- CNTTSX
- NVPX
45.486.372
0
28.087.536
3.046.263
-17.398.836
+3.046.263
Chi phí điện thoại
9.033.511
1.355.027
-7.678.484
Gia công cửa VP
7.177.500
0
-7.177.500
Nước, điện sinh hoạt
5.845.100
0
-5.845.100
Điện
242.136.900
121.068.450
-121.068.450
Cộng
-156.122.107
Từ bảng so sánh trên ta thấy, nếu hạch toán đúng, đủ, hợp lý CPSX (như trên trình bày) thì tổng giá thành sản xuất sản phẩm tấm lợp AC giảm được 156.122.107 (đ), tức là giảm được 411,6 (đ/tấm), làm cho lợi nhuận tăng tương ứng là 411,6 (đ/tấm). Việc giảm giá thành này cũng giúp cho Công ty có được quyết định phù hợp trong công tác xác định giá bán sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.2.6. ý kiến thứ sáu: Tiến hành trích trước hoặc phân bổ CPSX:
Ví dụ như, tháng 12/2001, tại Phân xưởng tấm lợp AC, phát sinh chi phí sửa chữa mương nước thải, tiền lương nghỉ phép, tiền lễ tết. Công ty có thể tiến hành trích trước hoặc tiến hành phân bổ dần các chi phí này vào CPSX để khi các chi phí này phát sinh sẽ không làm CPSX và giá thành sản phẩm trong tháng tăng đột ngột.
Ví dụ như đối với chi phí sửa chữa mương nước thải, Công ty xác định chi phí này có liên quan đến 12 tháng sản xuất, Công ty có thể tiến hành phân bổ chi phí này vào CPSX cho 12 tháng như sau:
CP sửa chữa mương nước thải phân bổ cho 1 tháng=80.137.000=6.678.083 (đ)12 Để kế toán khoản chi phí trả trước này, kế toán sử dụng TK 142-"Chi phí trả trước", và tiến hành ghi sổ như sau:
+ Tháng 12/2001, phát sinh chi phí sửa chữa mương nước thải là 80.137.000 (đ), kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 142 (1421) 80.137.000
Có TK 331 80.137.000
+ Phân bổ chi phí này vào CPSX trong tháng 12:
Nợ TK 627 (6272) 6.678.083
Có TK 1421 6.678.083
Vậy, nếu thực hiện việc phân bổ như trên thì chi phí sửa chữa mương nước thải tính vào CPSX của Phân xưởng tấm lợp AC tháng 12 là: 6.678.083(đ), giảm 73.458.917(đ) so với việc tính và hạch toán như tháng 12 ở Công ty, tức là giá thành đơn vị giảm được 193.66 (đ/tấm) làm cho lợi nhuận tăng tương ứng là 193.66 (đ/tấm). Việc giảm giá thành này cũng giúp cho Công ty có được quyết định phù hợp trong công tác xác định giá bán sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.2.7. ý kiến thứ bẩy: Theo dõi và hạch toán trị giá phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng không sửa chữa được, sản phẩm hỏng bắt bồi thường.
Đối với các khoản này, kế toán nên theo dõi, hạch toán vào các TK152 (trị giá phế liệu thu hồi), TK 821(trị giá sản phẩm hỏng tính vào chi phí bất thường), TK334 (trị giá sản phẩm bắt công nhân bồi thường, trừ vào lương); không trừ trực tiếp vào chi phí vật liệu xuất kho dùng cho nhu cầu sử dụng chung của Phân xưởng tấm lợp AC hoặc trừ vào CPVL trong CPSXC. Sau khi xác định được các khoản này và tập hợp CPSX cả tháng cho toàn Phân xưởng tấm lợp AC, kế toán lấy tổng CPSX tập hợp được trừ đi trị giá phế liệu thu hồi... để xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm tấm lợp AC.
Ví dụ, trong tháng 12, tổng trị giá phế liệu thu hồi là: 2.970.000(đ)-hạch toán vào TK 152, tiền bồi thường sản phẩm hỏng trừ vào tiền lương của công nhân là: 1.000.000 (đ)-hạch toán vào TK 334. Vậy, chi phí vật liệu xuất sửa chữa dây chuyền sản xuất/Phân xưởng tấm lợp AC là: 97.271.278 + 2.970.000 = 100.241.278 (đ) và tổng CPVL thuộc CPSXC tăng lên là: 2.970.000 + 1.000.000 = 3.790.000 (đ). Sau khi đã tập hợp được tổng CPSX, kế toán trừ đi tổng trị giá phế liệu thu hồi và tiền bồi thường sản phẩm hỏng trừ vào tiền lương của công nhân ( 3.790.000 (đ)) thì xác định được tổng giá thành, từ đó xác định ra giá thành đơn vị của sản phẩm. Dựa vào số liệu tính toán này để nhà quản lý có thể đưa ra các biện pháp quản lý CPSX, phế liệu...
3.2.8. ý kiến thứ tám: Phân tích giá thành của sản phẩm tấm lợp AC.
3.2.8.1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm tấm lợp AC:
+ Mức hạ giá thành là số tuyệt đối nói lên giá thành năm nay hạ được bao nhiêu so với giá thành năm trước. Nó phản ánh khả năng tích luỹ của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ hạ giá thành là số tương đối nói lên giá thành năm nay hạ được bao nhiêu phần trăm (%) so với giá thành năm trước. Nó phản ánh trình độ tổ chức quản lý và phấn đấu hạ giá thành của doanh nghiệp.
* Phương pháp phân tích: So sánh tình hình thực hiện với nhiệm vụ hạ giá thành đã đặt ra và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm.
Chỉ khi nào doanh nghiệp hoàn thành đồng thời cả hai chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành thì mơí được coi là hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm tấm lợp AC
Tại Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC, tháng 12/2001, có các tài liệu như sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Sản lượng SX (S) (tấm)Giá thành đơn vị (z)Mức hạ đơn vị (m)KH
(Sk)TT
(S1)Tháng 11 (z0)KH
(zk)TT
(z1)KH
(mk)TT
(m1)Chênh lệch370.000379.32615.80517.159,517.228,8+1.354,5+1.423,8+69,3Trong đó: mk = zk - z0
m1 = z1 - z0
0, k, 1: Lần lượt là tháng 11, kỳ kế hoạch, kỳ thực tế.
+ Bước 1: Xác định nhiệm vụ hạ giá thành đối với sản phẩm tấm lợp AC:
- Mức hạ toàn bộ sản phẩm kỳ kế hoạch (Mk) là:
Mk = Sk x mk = 370.000 x 1.354,5 = 501.165.000 (đ)
- Tỷ lệ hạ giá thành bình quân kỳ kế hoạch (Tk) là:
Tk = Mkx 100% =501.165.000x 100% Sk x z0370.000 x 15.805
=501.165.000x 100% = 8,57%5.847.850.000 + Bước 2: Xác định tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm:
- Mức hạ toàn bộ sản phẩm kỳ thực tế:
M1 = S1 x m1 = 379.326 x 1.423,8 = 540. 084.358,8 (đ)
- Tỷ lệ hạ bình quân kỳ thực tế là:
T1 = M1x 100% =540.084.358,8x 100% S1 x z0379.326 x 15.805
=540. 084.358,8x 100% = 9%5.995.247.430+ Bước 3: So sánh tình hình thực hiện với nhiệm vụ hạ giá thành đặt ra:
- Đối với chỉ tiêu mức hạ toàn bộ sản phẩm:
DM = M1 - Mk = 540. 084.358,8 - 501.165.000 = +38.919.358,8 (đ)
- Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hạ bình quân:
DT = T1 - T k = 9% - 8,57% = +0,43%
Theo kết quả tính toán trên, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm tấm lợp AC. Như vậy, doanh nghiệp đã không hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm tấm lợp AC.
+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm tấm lợp AC:
- Do sản lượng sản phẩm thay đổi: Nhân tố này chỉ ảnh hưởng tới mức hạ giá thành, không ảnh hưởng tới tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm. ảnh hưởng do sản lượng sản xuất thay đổi đến mức hạ giá thành toàn bộ sản phẩm tấm lợp AC (Ms) được xác định như sau:
Ms = M k x Tc - M k
Trong đó: Tc là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất chung về sản lượng:
Tc = S1 x z0x 100% = S1x 100%S k x z0S k
=379.326x 100% = 102.5%370.000 Vậy ta có: Ms = 501.165.000 x (102.5% - 100%) = 12.632.067 (đ)
- Do mức hạ cá biệt thay đổi ảnh hưởng:
Đến mức hạ giá thành toàn bộ sản phẩm tấm lợp AC(Mz):
Mz = M1 - S1 x m k = 540.084.358,8 - 379.326 x 1.354,5
= 540.084.358,8 - 513.797.067 = +26.287.291,8(đ)
Đến tỷ lệ hạ bình quân:
Tz =Mzx 100% =26.287.291,8x 100%S1 x z0379.326 x 15.805
=26.287.291,8x 100% = 0,43%5.995.247.430 Tổng hợp lại ta có:
DM = Ms + Mz = 12.632.067 + 26.287.291,8 = 38.919.358,8 (đ)
DT = Tz = 0,43 %
Từ các kết quả tính toán trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Công ty đã không doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm tấm lợp AC: mức hạ giá thành đã tăng lên 38.919.358,8 (đ), và tỷ lệ hạ giá thành đã tăng lên 0,43%. Việc tăng lên của 2 chỉ tiêu này là do sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do sản lượng sản xuất tăng 9.326 tấm làm cho mức hạ tăng 12.632.067(đ). Nhân tố này ảnh hưởng theo xu hướng thuận chiều với mức hạ toàn bộ sản phẩm tấm lợp AC, tức là, sản phẩm sản xuất tăng thì tổng mức hạ cũng tăng. Còn việc tăng sản lượng sản xuất tấm lợp AC là do nhu cầu trên thị trường tăng, nên Công ty sản xuất tăng thêm sản lượng, chứ không phải do Công ty cải tiến máy móc, hay nâng cao năng suất lao động.
+ Do mức hạ cá biệt tăng 69,3(đ) (tăng 5,1%) đã làm cho mức hạ toàn bộ sản phẩm tăng 26.287.291,8 (đ) và tỷ lệ hạ bình quân tăng 0,43%. Thực chất sự biến động tăng lên của mức hạ cá biệt là do giá thành thực tế tăng so với kế hoạch. Do đó, để đưa ra được những ưu, nhược điểm và các biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý CPSX, giá thành sản phẩm, ta phải đi sâu phân tích các khoản mục giá thành sản phẩm tấm lợp AC.
3.2.8.2. Phân tích khoản chi vật liệu trong giá thành của sản phẩm tấm lợp AC:
Từ việc phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm tấm lợp AC (phần trên), ta nhận thấy cần phải tiếp tục phân tích để thấy rõ hơn những mặt còn tồn tại, cũng như những ưu điểm cần phát huy trong công tác quản lý CPSX và giá thành sản phẩm, nhằm đưa ra được các biện pháp quản lý hữu hiệu hơn.
Như Chương II đã trình bày, Phòng Kế toán-tài chính của Công ty đã phân tích và chỉ ra nguyên nhân chủ yếu làm cho CPNCTT, CPSXC tháng 12 tăng lên so với kế hoạch. Để khắc phục tồn tại này, Công ty nên tiến hành trích trước, hoặc phân bổ dần các chi phí như: sửa chữa dây chuyền tấm lợp, sửa chữa mương nước thải...và tiến hành xác định CPNCTT, CPNVPX đúng, đủ, đúng kỳ.
Còn khoản chi vật liệu là khoản chi phí lớn nhất trong tổng giá thành, cũng như giá thành đơn vị, ta sẽ đi sâu phân tích khoản chi này để thấy được khoản chi vật liệu trong giá thành đã giảm đi bao nhiêu, do nhân tố nào tác động và do nguyên nhân gì?
* Chi tiêu sử dụng để phân tích: Khoản chi vật liệu trong giá thành(Cv).
* Phương pháp: So sánh khoản chi vật liệu thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo sản lượng thực tế, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khoản chi này.
Tại Công ty, tháng 12 năm 2001, có các tài liệu về khoản chi vật liệu trong giá thành của sản phẩm tấm lợp AC, như sau:
STTTên NVLMức tiêu hao bình quân
cho 1 tấm SP (mti) - KgĐơn giá vật liệu bình quân (gi) -VNĐKH
(mtki)TT (mt1i)Chênh
lệchKH (gki)TT (g1i)Chênh
lệch1Amiăng1,451,423-0,0273.9753.421-5542Xi măng10,510,4-0,1586,5587,480,983Sợi thuỷ tinh0,060,059-0,0018.6408.010-6304Bột giấy0,0250,02502.1002.1000 Trong đó: k, 1 lần lượt là kỳ kế hoạch, kỳ thực tế (tháng 12/2001).
Biết: Sản lượng sản xuất tấm lợp AC kế hoạch là 370.000(tấm)-Sk
Sản lượng sản xuất tấm lợp AC tháng 12/2001 là 379.326(tấm)-S1
Trị giá phế liệu thu hồi kế hoạch: 3.000.000 (đ)
Trị giá phế liệu thu hồi thực tế: 2.970.000 (đ) (F1)
+ Bước 1: Xác định khoản chi vật liệu trong giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế (Cvđk)
Fđk =F k x S1=3.000.000 x 379.326= 3.075.616 (đ)S k370.000 Cvđk = S S1 x mtki x gki - Fđk = S1 x S mtki x gki - Fđk
= 379.326 x [(1,45 x 3.975) + (10,5 x 586,5)
+ (0,06 x 8.640) + (0,025 x 2.100)] - 3.075.616
= 379.326 x [5.763,75 + 6.158,25 + 518.4 + 52,5] - 3.075.616
= 379.326 x 12.492,9 - 3.075.616 = 4.738.881.785 - 3.075.616
= 4.735.806.169 (đ)
+ Bước 2: Xác định khoản chi vật liệu trong giá thành thực tế (Cv1):
Cv1 = S S1 x mt1i x g1i - F1 = S1 S mt1i x g1i - F1
= 379.326 x [(1,423 x 3.421) + (10,4 x 587,48)
+ (0,059 x 8.010) + (0,025 x 2.100)] - 2.970.000
= 379.326 x [4.868,083 + 6.109,792 + 472,59 + 52,5] - 2.970.000
= 379.326 x 11.502,965 - 2.970.000
= 4.363.373.702 - 2.970.000 = 4.360.403.702 (đ).
+ Bước 3: So sánh khoản chi vật liệu thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo sản lượng thực tế:
DCv = Cv1 - Cvđk = 4.360.403.702 - 4.735.806.169 = -375.402.467(đ)
+ Bước 4: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến khoản chi vật liệu trong giá thành:
- Do ảnh hưởng của mức tiêu hao bình quân:
Cvmt = S S1 x (mt1i - mtki) x gki = S1 x S (m1i - mki) x gki
= 379.326 [(-0,027 x 3.975) + (-0,1 x 586,5)
+ (-0,001 x 8.640) + (0 x 2.100)]
= 379.326 [-107,325 - 58,65 - 8,64]
= 379.326 (-174,615)
= - 66.236.009 (đ)
- Do ảnh hưởng của đơn giá vật liệu xuất dùng:
Cvg = S S1 x mt1i x (g1i - gki) = S1x S mt1i x (g1i - gki)
= 379.326 x [1,423 x (-554) + 10,4 x 0,98 +
+ 0,059 x (-630) + 0,025 x 0]
= 379.326 x (-788,342 + 10,192 - 37,17)
= 379.326 x (-815,32)
= - 309.272.074 (đ)
- Do ảnh hưởng của trị giá phế liệu thu hồi:
CvF = - ( F1 - Fđk) = - (2.970.000 - 3.075.616) = +105.616(đ)
Tổng hợp lại ta có:
DCv = Cvmt + Cvg = - 66.236.009 - 309.272.074 + 105.616
= -375.402.467 (đ)
Vậy, từ các kết quả tính toán trên, ta có thể rút ra một vài nhận xét như sau: So với khoản chi vật liệu kế hoạch đã điều chỉnh theo sản lượng thực tế, khoản chi vật liệu thực tế phải tính vào giá thành của 379.326 tấm lợp AC đã giảm được 375.508.083 (đ) là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do mức tiêu hao bình quân của 3 loại vật tư giảm (Amiăng giảm 0,027(Kg); ximăng giảm 0,1(Kg); sợi thuỷ tinh giảm 0,001(Kg)) đã làm cho khoản chi vật liệu thực tế giảm được 66.236.009 (đ)
Việc giảm mức tiêu hao bình quân của 3 loại vật liệu này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sản xuất ra (tỷ lệ sản phẩm hỏng kế hoạch là: 0,54%, tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế: 0,5%) là do trong tháng 12, Công ty phát động phong trào thi đua sản xuất, tiết kiệm NVL và có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với việc sử dụng vật tư, chất lượng sản phẩm sản xuất. Do đó, việc giảm mức tiêu hao này là tốt, nó phản ánh công tác quản lý sản xuất và ý thức của công nhân sản xuất của Công ty đã được nâng cao hơn. Công ty nên phát huy hơn nữa mặt tích cực này để giảm được CPSX và hạ giá thành sản phẩm, trong giới hạn cho phép, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất ra.
+ Do đơn giá vật liệu bình quân thay đổi đã làm cho khoản chi vật liệu trong giá thành giảm 309.272.074 (đ). Việc giảm giá Amiăng (giảm 554đ/Kg) và sợi thuỷ tinh (giảm 630đ/Kg) không phải do Công ty thay đổi nguồn cung cấp hay do thay đổi phương tiện vận chuyển,.... mà do, có sự biến động về giá của hai loại vật tư trên thị trường.
+ Do giá trị phế liệu thu hồi thực tế so với kế hoạch giảm 105.616 (đ) đã làm tăng tương ứng khoản chi vật liệu trong giá thành của 379.326 sản phẩm là 105.616 (đ). Trong quá trình sản xuất sản phẩm tấm lợp AC, khi phát sinh phế phẩm, Công ty tiến hành thu hồi và bán hết với giá 15.000 (đ)/1tấm phế phẩm. Do đó, tỷ lệ phế phẩm thu hồi đạt 100% đối với sản phẩm tấm lợp AC nên mặc dù trị giá phế liệu thu hồi giảm, làm tăng khoản chi vật liệu trong giá thành nhưng không phải lỗi của doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29725.doc