Sản phẩm chính của Công ty hiện nay là các loại sản phẩm dụng cụ cắt gọt kim loại và phi kim loại. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bao gồm từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, gia công, sửa chữa, dịch vụ xuất nhập khẩu, cung ứng dụng cụ cắt gọt kim loại và phi kim, dụng cụ cơ khí, dụng cụ đo lường, dụng cụ cầm tay bằng cơ khí, vật tư, thiết bị công nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật .
Công ty có 8 phân xưởng đảm nhận một nhiệm vụ sản xuất khác nhau, cụ thể là :
ã Phân xưởng khởi phẩm : có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu cho sản phẩm
ã Phân xưởng cơ khí 1 : chuyên sản xuất các loại bàn ren, taro, mũi khoan
ã Phân xưởng cơ khí II : chịu trách nhiệm sản xuất các loại sản phảm dao phay, doa, dao tiện, lưỡi cưa
ã Phân xưởng cơ điện :chuyên sửa chữa cơ và điện, sản xuất các chi tiết thay thế phục vụ trông Công ty
ã Phân xưởng dụng cụ : sản xuất các mặt hàng cắt, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ gá lắp để phục vụ cho các phân xưởng khác
82 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi có TK 111, ghi Nợ các TK khác
TK
TK 133
TK 211
TK
Cộng có TK 111
4
339.000
6.780.000
7.119.000
Cộng
Đã ghi sổ cái ngày tháng 12 năm 2002
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
Sổ cái tài khoản 211
Số đầu năm
Nợ
Có
14.338.195.341
STT
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
111
15.714.300
6.780.000
1
Cộng số phát sinh Nợ
15.714.300
6.780.000
2
Cộng số phát sinh Có
50.591.346
3
Số dư cuối tháng
Nợ
14.338.195.341
14.375.664.885
14.387.956.703
14.387.956.703
Có
Nhật ký chứng từ số 10
Ghi Có TK 411
Tháng 12 năm 2002
STT
Diễn giải
Số dư đầu tháng
Ghi Có TK 411, ghi Nợ các TK khác
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
TK 441
TK
Cộng Có TK 411
Nợ
Có
1
Mua máy tính
6.780.000
6.780.000
Cộng
6.780.000
6.780.000
Đã ghi sổ cái ngày tháng 12 năm 2002
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình
Để phản ánh tình hình giảm TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 214, 211 và các tài khoản khác liên quan. Tại Công ty, TSCĐ hữu hình giảm chủ yếu do thanh lý (bán thanh lý).
VD: Ngày 20 tháng 8 năm 2002, Công ty thanh lý một nhóm máy đã hết khấu hao là 453.073.443 đồng. Số tài sản này vẫn do các đơn vị sử dụng quản lý. Chờ khi Công ty có quyết định bán thanh lý hay phá huỷ thu hồi phế liệu thì kế toán mới tiến hành ghi sổ.
VD: Ngày 15/12/2002, Công ty bán thanh lý máy tiện T6P16 với nguyên giá 50.591.346 đồng, đã khấu hao hết. Số tiền thu được về bán thanh lý là 4.200.000 đồng, chi phí thanh lý là 270.000 đồng.
Căn cứ vào biên bản thanh lý, phiếu thu, hoá đơn bán hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản sau:
Nợ TK 214 : 50.591.346
Có TK 211 : 50.591.346
Bút toán trên được ghi vào sổ NKCT số 9, cuối tháng ghi vào sổ cái TK 211, 214. (Xem các bảng sau).
Số tiền thu được về thanh lý được hạch toán vào thu nhập bất thường và bút toán sau được thể hiện trên Bảng kê số 1:
Nợ TK 111 : 4.200.000
Có TK 721 : 4.200.000
Căn cứ vào phiếu chi để hạch toán thanh lý:
Nợ TK 821 : 270.000
Có TK 111 : 270.000
Kết quả về thu nhập thanh lý (lãi) được hạch toán vào lãi hoạt động bất thường. Ghi vào sổ cái TK 421 “Chi tiết thu nhập bất thường”.
Nhật ký chứng từ số 9
Ghi Có TK 211
Tháng 12/2002
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK 211, ghi Nợ các TK
SH
NT
TK 214
TK 821
TK
Cộng Có TK 211
1
15/12
Bán thanh lý máy tiện
50.591.346
50.591.346
Cộng
50.591.346
50.591.346
Bảng kê số 1
Ghi Có TK 211
Tháng 12/2002
STT
Ngày
Ghi Nợ TK 111, ghi Có các TK
Số dư cuối ngày
TK
TK 721
TK
Cộng Có TK 111
15/12
4.200.000
Cộng
4.200.000
Số dư cuối tháng
Ngày tháng 12 năm 2002
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Hao mòn là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng ở Công ty, còn khấu hao là việc tính toán giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Việc khấu hao TSCĐ ở Công ty trước năm 2002 thực hiện khấu hao theo quy định 1062/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Từ ngày 01/1/2000, Công ty khấu hao theo quy định 166/199/QĐ-BTC ngày 31/12/1999 (theo phương pháp đường thẳng) và thực hiện khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng. Việc tổng hợp và tính khấu hao hàng tháng để đảm bảo cân đối việc tính giá thành tại Công ty. Trước đây theo quy định, Công ty phải lập bảng đăng ký mức trích khấu hao trung bình 3 năm (1997-1999) (Xem phụ lục), nhưng đến năm 2002, Công ty vẫn trích khấu hao bình thường theo bảng đăng trích cũ. Hàng tháng, kế toán căn cứ số đăng ký TSCĐ, các quy định trích khấu hao, kế toán tiến hành tính toán và trích khấu hao và phân bổ cho các đối tượng sử dụng tài sản, lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao” (Biểu số 12).
Dựa trên bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản: (đồng)
Nợ TK 627 : 20.688.000
Nợ TK 642 : 10.342.000
Có TK 214 : 31.030.000
Bút toán trên được phản ánh trên Bảng kê số 4, Bảng kê số 5, NKCT số 7 và sổ cái TK 214. (Xem bảng sau).
Đồng thời ghi bút toán đơn:
Nợ TK 009 : 31.030.000
Bút toán trên được ghi vào TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”
Sổ cái Tk 214
Số dư đầu năm
Nợ
Có
9.758.001.676
STT
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
NKCT số 9
50.591.346
Cộng số phát sinh Nợ
50.591.346
Tổng số phát sinh Có
26.049.190
31.030.000
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
9.784.050.866
10.125.342.246
10.125.342.246
Ngày tháng 12 năm 2002
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Bảng kê số 4
Tập hợp chi phí theo phân xưởng dùng cho các TK 154, 621, 622, 627
Tháng 12/2002
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
TK 152
TK 214
NKCT khác
Cộng chi phí thực tế trong tháng
Số 1
1
TK 154 hoặc 631
PX khởi phẩm
2
TK 621
PX khởi phẩm
3
TK 622
PX khởi phẩm
4
TK 627
20.688.000
PX khởi phẩm
1.930.000
PX cơ khí I
3.485.000
PX cơ khí II
3.485.000
PX nhiệt luyện
6.118.000
PX bao gói
300.000
PX cơ điện
2.450.000
PX dụng cụ
2.450.000
Px mạ
400.000
Cộng
20.688.000
Biểu số 12
kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để duy trì năng lực, đảm bảo các thông số kỹ thuật và hiệu quả của TSCĐ thì Công ty phải tiến hành sử chữa TSCĐ, bao gồm cả sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Đây là việc bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của TSCĐ và thường không có kế hoạch. Chi phí phát sinh ở đơn vị, bộ phận nào thì được tính vào chi phí kinh doanh cho đơn vị đó. Việc sửa chữa thường xuyên ở Công ty thường do phân xưởng cơ điện làm. (Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa thường xuyên).
VD: Ngày 25 tháng 11 năm 2002, Công ty tiến hành sửa chữa máy mài 3K-227B. Căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho số 1159, xuất cho phân xưởng cơ khí số I số phụ tùng trị giá là 450.000 đồng để tiến hành sửa chữa. Kế toán căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627 : 450.000
Có TK 152 : 450.000
Bút toán trên được phản ánh trên NKCT số 7, phần tập hợp chi phí để kết chuyển sang TK 154 “Chi phí kinh doanh dơ dang”, nhằm phục vụ cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .
(Xem bảng NKCT số 7)
nhật ký chứng từ số 7
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Ghi Có TK 152, 153, 214, 241
Tháng 12 năm 2002
STT
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 152
TK 214
TK 241
NKCT khác
Cộng
Số 1
TK 154
TK 627
450.000
20.688.000
1.639.333
TK 642
10.342.000
Cộng A
31.030.000
1.639.333
TK 152
Cộng B
Cộng A+B
31.030.000
1.639.333
Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình
Đối với sửa chữa lớn TSCĐ là việc thay thế sửa chữa đại bộ phận hoặc bộ phận lớn. Vì vậy về thời gian có thể ngừng sản xuất dài ngày, chi phí sửa chữa lớn được tiến hành theo kế hoạch. Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn. Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 241 “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”, chi tiết cho từng công trình, từng công tác sửa chữa. Khi hoàn thành sửa chữa lớn (tự làm hoặc thuê ngoài), sau đó tập hợp toàn bộ vào chi phí sản xuất trong kỳ của phân xưởng có TSCĐ sửa chữa, kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao để ghi sổ.
VD: Ngày 21 tháng 12 năm 2002, phân xưởng cơ điện sửa chữa lớn hoàn thành một máy Búa BH – 02 cho phân xưởng khởi phẩm. Công việc sửa chữa lớn hoàn thành, phân xưởng khởi phẩm đã kiểm nhận và lập biên bản bàn giao TSCĐ.
Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết sửa chữa lớn (Biểu số 13) và bien bản sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao (Biểu số 14). Kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 241 (2413) : 1.639.333
Có TK 152 : 782.076
Có TK 334 : 720.384
Có TK 338 : 136.873
Toàn bộ chi phí trên được tập hợp trên Bảng kê số 5.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của phân xưởng khởi phẩm theo định khoản: (đồng)
Nợ TK 627 : 1.639.333
Có TK 241 (2413) : 1.639.333
Bút toán trên được phản ánh trên NKCT số 7 (Xem trang trước).
Cuối năm Công ty lập báo cáo sửa chữa lớn hoàn thành để thấy được việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn trong năm. (Biểu số 15).
(Xem các biểu số 13, 14, 15)
bảng kê số 5
Tập hợp: - Chi phí xây dựng cơ bản (TK 241)
Chi phí bán hàng (TK 641)
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)
Tháng 12 năm 2002
STT
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 152
TK 334
TK 338
NKCT khác
Cộng
Số 1
1
TK 2411-Mua sắm TSCĐ
2
TK 2412-XDCB
3
TK 2413-SCLTSCĐ
782.076
720.384
136.873
1.639.333
TK 641
10.342.000
10.342.000
TK 642
Cộng
Biểu số 13
Biểu số 14
Biểu số 15
Phần III
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ hữu hình và tình hình quản lý TSCĐ ở Công ty dcc & đlck
Về công tác quản lý TSCĐ hữu hình
Việc quản lý TSCĐ ở Công ty chủ yếu là ở các phân xưởng sản xuất, trên phòng kế toán chỉ thực hiện quản lý trên sổ sách. Và trên thực tế chưa có sự gắn kết việc quản lý giữa phòng kế toán và các phân xưởng, phòng ban. Do vậy, ưu điểm trong vấn đề quản lý thì ít mà nhược điểm lại nhiều.
Do hầu hết máy móc thiết bị đều đã khấu hao hết, giá trị sử dụng lại thấp lạc hậu, số máy móc thiết bị tăng chiếm tỷ lệ cũng không lớn, tình trạng máy móc không hoạt động hết công suất diễn ra thường xuyên, thêm vào đó Công ty không tiến hành phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ nên việc quản lý TSCĐ hữu hình tại Công ty gặp nhiều khó khăn, máy móc thiết bị để không ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm đầu ra của Công ty ngày càng giảm và kéo theo những bất lợi về kinh tế khác
Về công tác kế toán TSCĐ hữu hình
Ưu điểm
Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã trải qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã tồn tại và phát triển, ngày một khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường với những sản phẩm có chất lượng và uy tín cao trên thị trường, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Trong khi đó hàng loạt các Công ty cơ khí khác bị đình trệ do gặp khó khăn. Công ty luôn tìm tòi tạo hướng đi mới trong hoạt động của mình.
Để đạt được thành tích trên không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của phòng kế toán tài chính (Phòng tài vụ) của Công ty về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng, đẫ đạt được một số thành tích đáng kể. Bởi vậy Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý, cán bộ kế toán và kế toán viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng cùng với hình thức kế toán NKCT mà Công ty áp dụng rất phù hợp với yêu cầu quản lý. Việc vận dụng các loại sổ sách, báo cáo kế toán và quy trình hạch toán kinh tế theo đúng nguyên tắc chế độ kế toán hiện hành như:
Việc phân loại TSCĐ: Công ty tiến hành phân loại theo 3 cách, đó là theo đặc trưng kỹ thuật, theo tình hình sử dụng và theo nguồn hình thành.
Phân loại theo tình hình sử dụng giúp cho các nhà quản lý thấy được tỷ trọng các loại TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, không dùng trong sản xuất kinh doanh và chờ xử lý, từ đó có biện pháp huy động tối đa TSCĐ chưa dùng, không cần dùng vào sản xuất hay cho thuê, bán và có biện pháp xử lý những nhóm TSCĐ chờ xử lý nhằm thu hồi vồn để tiếp tục tái đầu tư.
Phân loại theo nguồn hình thành giúp cho việc quản lý vốn có hiệu quả, thấy được cơ sở vật chất hiện có của Công ty. Từ đó có biện pháp khấu hao thu hồi vốn kịp thời.
Về kế toán chi tiết: Công ty tiến hành lập “Sổ đăng ký TSCĐ”, “Sổ chi tiết TSCĐ ở đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp, lập “Bảng tính và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ”. Qua các sổ, Công ty đã theo dõi chi tiết đến từng tài sản ở từng phân xưởng sản xuất, tưng phòng ban.
Về kế toán tổng hợp: việc kế toán tổng hợp nói chung và kế toán tổng hợp TSCĐ nói riêng được thực hiện tương đối đúng chế độ kế toán hiện hành như:
Việc xác định nguyên giá TSCĐ thực hiện theo đúng nguyên tắc giá phí.
Việc ghi sổ theo đúng chế độ quy định.
Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính (tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng).
Tóm lại, trong công tác kế toán đã có được những ưu điểm nổi bật như trên nhưng không tránh khỏi những khuyết điểm và hạn chế sau.
Những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty DCC và ĐLCK
Việc phân loại: theo các cách phân loại ở trên của Công ty chưa thấy hết được công dụng kinh tế của TSCĐ, tức là số TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh, TSCĐ dùng cho phúc lợi, dự án
Đánh số TSCĐ: để tiện cho việc theo dõi, quản lý đến từng đối tượng ghi TSCĐ thì cần phải đánh số. Việc đánh số giúp cho việc quản lý , sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp (cả ở phòng kế toán và tại nơi bảo quản sử dụng). Nhưng việc đánh số ở Công ty chưa được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp (việc đánh số chỉ được thực hiện ở phòng kế toán). Việc đánh số ở Công ty rất khó nhớ. Bởi vì, Công ty chỉ sử dụng số hiệu TSCĐ làm số dẫn đến có sự trùng lặp nếu có hai TSCĐ giống nhau.
Kế toán chi tiết: Công ty không tiến hành mở “Thẻ TSCĐ”, việc lập “Sổ đăng ký TSCĐ” và “Sổ chi tiết ở đơn vị sử dụng” chưa trình bày rõ được tình hình tăng, giảm TSCĐ. “Sổ TSCĐ ở đơn vị sử dụng”, mỗi phân xưởng được trình bày giáp nhau trên một sổ. Sổ này được quản lý ở các phân xưởng nhưng ở Công ty lại quản lý ở phòng kế toán nên chưa gắn được trách nhiệm về bảo quản sử dụng đối với từng phân xưởng.
Kế toán khấu hao TSCĐ: Việc tính khấu hao ở Công ty được thực hiện theo đúng quy định 166. Nhưng kết cấu “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” chưa hợp lý. Bởi vì Công ty có nhiều nhóm TSCĐ, trong mỗi nhóm TSCĐ lại có nhiều tài sản khác nhau với giá trị không lớn, do vậy việc tính khấu hao cho từng loại TSCĐ là rất phức tạp và khó khăn. Nhưng Công ty vẫn tính khấu hao cho từng loại TSCĐ theo từng tháng. Việc tính và phân bổ khấu hao được thực hiện trên biểu 18 “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”.
Kế toán sửa chữa TSCĐ: Công ty không tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ, không tiến hành phân bổ mà mọi chi phí được tập hợp vào TK 241 và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều này làm cho giá thành trong tháng đó biến động đột ngột (đây là biểu hiện không tốt trong công tác kế toán giá thành).
Về công tác quản lý sử dụng: Công ty chưa tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng và trong công tác quản lý còn chưa gắn được trách nhiệm quản lý sử dụng TSCĐ đến từng nơi bảo quản sử dụng, công tác quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến kết quả TSCĐ bị mất mát, hư hỏng làm cho hiệu quả sử dụng còn phần nào hạn chế.
Với những kiến thức tiếp thu được ở trường kết hợp với kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. Tôi mong rằng những ý kiến sau đây của tôi sẽ được quý Công ty xem xét.
II. một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Về phân loại TSCĐ
Việc phân loại TSCĐ ở Công ty một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tiến hành công tác kế toán chi tiết TSCĐ được chính xác, giúp cho việc quản lý theo từng loại, từng TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng để có kế hoạch đầu tư đổi mới, tính toán và phân bổ khấu hao vào từng đối tượng sử dụng.
Ta biết rằng chỉ những TSCĐ nào tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì mới tính khấu hao, còn những TSCĐ nào không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao. Do vậy, việc phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và theo hình thức sử dụng là cần thiết, do đó Công ty nên phân loại theo công dụng kinh tế kết hợp với tình hình sử dụng như sau:
TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
TSCĐ đang dùng:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
TSCĐ không dùng:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
TSCĐ chờ xử lý
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi (dự án):
TSCĐ đang dùng:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
.
TSCĐ không dùng:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
.
TSCĐ chờ xử lý:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Về kế toán chi tiết TSCĐ
Thứ nhất việc đánh số TSCĐ:
ở Công ty còn sử dụng số hiệu TSCĐ làm số và chưa sử dụng thống nhất giữa nơi bảo quản sử dụng và phòng kế toán. Do vậy theo tôi Công ty nên tiến hành đánh số một cách thông dụng, dễ nhớ và phải được sử dụng thống nhất trong toàn Công ty.
Dựa vào cách đánh số cũ thì Công ty nên đánh số lại như sau: Lấy chữ số La Mã chỉ loại tài sản, chữ cái chỉ nhóm tài sản và chữ số bình thường chỉ từng loại tài sản. VD:
IA – 01: Nhà số 1, thuộc nhóm nhà cửa và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc.
IA – 02: Nhà số 2,.
.
IB – 01: Nhà làm việc số 1, thuộc nhóm nhà làm việc và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc.
IB – 02:
IC – 01: Nhà xưởng số 1, thuộc nhóm nhà xưởng và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc.
.
IIA – 01: Máy tiện 15.356 thuộc nhóm máy tiện và thuộc loại máy móc thiết bị.
.
IIB – 01: Máy mài 38-772 thuộc nhóm máy mài và thuộc loại máy móc thiết bị.
.
IIIC – 01: Xe ôtô số 1 thuộc nhóm xe chở hàng và thuộc loại phương tiện vận tải.
..
Thứ hai việc theo dõi chi tiết TSCĐ:
Công ty phải mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ. Để từ đó nắm bắt được tình hình sử dụng TSCĐ. Ngoài ra đây còn là chứng từ bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Thẻ này được lưu trữ ở phòng kế toán trong suốt thời gian sử dụng của tài sản, vì vậy phải có hòm thẻ để bảo quản theo các ngăn, được bố trí một cách hợp lý nhằm thuận lợi cho việc tìm kiếm khi cần và doanh nghiệp có thể lập hồ sơ đăng ký thẻ nhằm dễ phát hiện nếu thẻ bị thất lạc.
Mẫu thẻ sau: (Biểu số 3.1)
Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần:
Phần đầu: ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, mã, ký hiệu, quy cách hàng, số hiệu TSCĐ, nước sản xuất
Phần 2: ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ từ khi bắt đầu hình thành TSCĐ và nguyên giá thay đổi theo thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng trang bị thêm hoặc tháo bớt bộ phận và giá trị hao mòn qua các năm.
Phần 3: ghi số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ.
Phần 4: ghi giảm TSCĐ, phản ánh số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm và lý do ghi giảm TSCĐ.
Đơn vị: Công ty DCC & ĐLCK
Địa chỉ: 108 đường Nguyễn Trãi,
Thanh Xuân, Hà Nội
Mẫu số 02-TSCĐ
Ban hành theo quyết định
số 1141 ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính
thẻ TSCĐ
Số:
Ngày 04 tháng 12 năm 2002 lập thẻ
Kế toán trưởng (Ký, họ tên).
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ngày 04 tháng 12 năm 2002
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy vi tính Pentium CE 433MHZ
Số hiệu TSCĐ:.
Nước sản xuất: Đông Nam á Năm sản xuất:.
Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng hành chính Năm đưa vào sử dụng: 2002
Công suất (diện tích) thiết kế: 5.1 Gb.
Đình chỉ sử dụng ngàythángnăm
Lý do đình chỉ:..
Số hiệu
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày, tháng, năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
2/12/02
Mua
6.780.000
2002
STT
Tên, quy cách dụng cụ phụ tùng
Đvt
Số lượng
Giá trị
A
B
C
1
2
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số:ngàythángnăm
Lý do giảm
Người lâp thẻ
(Ký, họ tên)
Thứ 3 về Sổ TSCĐ
Để theo dõi tình hình tăng, giảm và khấu hao TSCĐ của các TSCĐ trong từng nhóm, loại theo theo từng đối tượng ghi TSCĐ, giúp cho việc sử dụng số liệu lập báo cáo định kỳ về TSCĐ được thuận lợi thì Công ty nên mở “Sổ TSCĐ”. (Xem biểu số 3.2).
“Sổ TSCĐ” được mở cho mỗi loại TSCĐ (Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải) riêng một sổ hoặc một trang sổ.
Thứ 4 việc theo dõi TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng
Việc theo dõi trên “Sổ TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng” nhằm gắn trách nhiệm bảo quản sử dụng TSCĐ đối với từng bộ phận sử dụng, từ đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Vì vậy tại các phân xưởng phòng ban cần phải mở “Sổ TSCĐ ở đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ cho từng phân xưởng sản xuất, phòng ban. Mỗi phân xưởng sản xuất, phòng ban một sổ riêng. Theo đó căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm để ghi tăng, giảm TSCĐ của đơn vị mình theo thứ tự thời gian và nghiệp vụ phát sinh. (Xem mẫu sổ 3.3).
Về khấu hao TSCĐ
Như đã trình bày ở trên, TSCĐ trong Công ty bao gồm nhiều chủng loại, số lượng khác nhau. Do vậy việc tính khấu hao cho từng loại, sau đó tổng hợp lại rất mất thời gian và phức tạp. Vậy nên, theo tôi Công ty chỉ cần tính và tổng hợp số khấu hao của một tháng nào đó. Từ tháng thứ 2 trở đi chỉ cần tính số khấu hao tăng, số khấu hao giảm và cùng với số khấu hao tháng trước để tính số khấu hao cho tháng tiếp theo.
Theo công thức sau:
SKH(n+1) = SKH(n+1)tăng – SKH(n+1)giảm
Trong đó: SKH: Số khấu hao
n: Số tháng thứ n
Do vậy việc ghi vào trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được thực hiện như ở Mẫu sổ 3.4.
VD: Trong tháng 12 năm 2002 xảy ra tăng, giảm TSCĐ và việc trích khấu hao TSCĐ tháng 01/2003 (theo nguyên tắc tròn tháng), việc lập bảng như sau: (Xem mẫu sổ 3.4)
Căn cứ quan trọng để tính khấu hao TSCĐ đó là “Bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ trung bình 3 năm” (1999 – 2001). Nhưng từ năm 2002 trở đi, Công ty không lập bảng này cho những TSCĐ mới hình thành mà căn cứ vào phụ lục trong quy định 166 để tính khấu hao. Theo tôi để tiện cho việc quản lý và kiểm tra, Công ty nên lập “Bảng đăng ký trích khấu hao bổ sung” đối với những TSCĐ tăng năm 2002, còn những TSCĐ hình thành trước năm 2002 vẫn trích khấu hao bình thường theo bảng đăng ký mức trích khấu hao cũ.
Mẫu “Bảng đăng ký mức trích khấu hao bổ sung” (Mẫu sổ 3.5).
Mẫu sổ 3.2
Mẫu sổ 3.3
Mẫu sổ 3.4
Mẫu sổ 3.5
Về kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
Công việc sửa chữa lớn TSCĐ ở Công ty hàng năm được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Nhưng Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Do vậy để tránh sự biến động chi phí giữa các kỳ (nhằm ổn định chi phí) tránh gây ảnh hưởng đến kết quả của kỳ có TSCĐ sửa chữa lớn phát sinh. Theo tôi Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được thực hiện như sau:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất năm.
Căn cứ vào thực trạng máy móc thiết bị như: mức độ hư hỏng, mức độ cần bổ sung thay thế
Căn cứ vào giá cả, chế độ hạch toán hiện tại năm kế hoạch, tình hình thực tế thực hiện về sửa chữa lớn năm vừa qua.
Lập kế hoạch sửa chữa lớn cho năm tới.
Tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn trong tháng bằng cách lấy tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cả năm theo kế hoạch chia cho 12 tháng và tiến hành ghi sổ theo định khoản sau: (đồng)
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335
Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành: Căn cứ vào giá trị công trình quyết toán, kế toán ghi: (đồng)
Nợ TK 335
Có TK 241 (2413)
Cuối niên độ xử lý chênh lệch:
Nếu số chi phí thực tế lớn hơn số chi phí trích trước thì tính tiếp vào chi phí:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335
Nếu số chi phí thực tế nhỏ hơn số chi phí trích trước thì hạch toán vào thu nhập bất thường:
Nợ TK 335
Có TK 721
Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình trong Công ty dcc&đlck
ý nghĩa của việc phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của Công ty luôn luôn biến động, biến động tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành, biến động giảm do thanh lý, nhượng bán. Do vậy, Công ty đã mở các loại sổ để theo dõi sự biến động đó. Nhưng việc theo dõi trên sổ sách chỉ thấy được TSCĐ tăng giảm đơn thuần chứ chưa thấy được sự tăng giảm đó so với các kỳ khác có hợp lý, hiệu quả hay không, sự tăng giảm của từng nhóm, loại TSCĐ nào là hợp lý. Từ đó có quyết định đầu tư phù hợp đối với những nhóm, loại TSCĐ quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý, sử dụng TSCĐ nói riêng và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Để đạt được điều đó thì Công ty cần tiến hành phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Bởi vì đặc điểm TSCĐ của Công ty là ngành đặc thù (sản xuất sản phẩm cơ khí), do Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra biện pháp đổi mới máy móc thiết bị, tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường và đứng vững trong cạnh tranh. Cũng từ việc phân tích để tìm ra những thiếu xót, bất hợp lý trong quá trình quản lý TSCĐ và thấy được những cố gắng mà Công ty đã đạt được, từ đó có biện pháp phát huy những ưu thế, khắc phục kịp thời những hạn chế sao cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao nhất. Công việc phân tích được thực hiện như sau:
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ tại Công ty
Để phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp, trước hết ta cần đi xem xét một cách tổng quát sự biến động TSCĐ trong doanh nghiệp. (Xem mẫu sổ 3.6).
Xét về tổng số thì TSCĐ năm 2002 biến động không đáng kể. So với năm 2001, năm 2002 tăng 49.761.362 đồng (Trong đó quý 4 tăng 12.291.818 đồng do mua sắm thiết bị phục vụ quản lý, còn lại là tăng thiết bị phục vụ sản xuất). Trong khi đó TSCĐ giảm là 90.548.961 đồng (trong đó quý 4 giảm là 50.591.346 đồng do bán thanh lý).
Mẫu sổ 3.6
Trong Công ty lượng TSCĐ chờ xử lý là rất lớn: 4.607.073.838 đồng (chiếm 32,02% trong tổng nguyên giá TSCĐ) chưa được giải quyết thì việc thanh lý TSCĐ trong năm là một cố gắng lớn của Công ty trong quản lý và sử dụng TSCĐ. (Xem phần phụ lục).
Từ số liệu trong Biểu số 1, ta lập biểu sau:
Biểu số 3.7
Chỉ tiêu
2001
2002
So sánh
ST
TT(%)
ST
TT(%)
ST
TL(%)
TT(%)
Tổng TSCĐ
14.338.195.341
100
14.398.147.179
100
59.951.838
0,35
Trong đó
Nhà cửa vật kiến trúc
6.589.615.428
45,96
6.589.615.428
45,76
0
0
-0,17
Máy móc thiết bị
6.962.012.322
48,56
6.999.481.866
48,61
37.469.544
0,45
0,09
Phương tiên vận tải
533.233.400
3,72
533.233.400
3,71
0
0
-0,01
TSCĐ khác
253.324.191
1,76
265.626.009
1,85
12.291.818
4,85
0,08
Nhìn vào bảng trên ta thấy xét về tổng số thì tổng TSCĐ Công ty năm 2002 so với năm 2001 là tăng lên, cụ thể là 59.951.838 đồng tương ứng là 0,35% do trong kỳ doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhưng số tăng trên để mở rộng sản xuất là chưa đáng kể. Đi vào cụ thể (chi tiết) từng nhóm TSCĐ ta thấy:
Nhóm nhà cửa vật kiến trúc và phương tiên vận tải năm 2002 không thay đổi so với năm 2001. Trong đó, nhóm nhà cửa vật kiến trúc chiếm một số lượng lớn là 45,96% năm 2001 và 45,76% năm 2001, giảm 0,2%. Công ty cần xem xét vì sao không đầu tư cho nhóm TSCĐ này. Thực tế nhà xưởng phục vụ sản xuất đã xuống cấp nghiêm trọng (do được xây dựng từ năm 1970) cho đến nay vẫn chưa được tu bổ, sửa chữa. Đây là bộ phận tài sản phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Để đảm bảo an toàn và phục vụ tốt cho quá trình sản xuất thì Công ty cần phải chú ý đầu tư cho nhóm TSCĐ này. Ngoài ra Công ty cần chú ý đến nhóm nhà cửa, nhà làm việc để phục vụ tốt cho nhu cầu phúc lợi của cán bộ công nhân viên, quá trình làm việc của cán bộ quản lý.
Cùng với nhóm nhà cửa vật kiến trúc, nhóm phương tiên vận tải so với năm 2001 (chiếm 3,72%), năm 2002 (chiếm 3,71) là không tăng. Đây là bộ phận phục vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất như vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, phục vụ cho công tác quản lý. Số tài sản này mới được đầu tư nên trong năm Công ty không đầu tư thêm là hợp lý.
Nhóm máy móc thiêt bị là nhóm TSCĐ quan trọng nhất trong quá trình sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nhóm TSCĐ khác. Chiếm 48,61% năm 2002, so với năm 2001 (chiếm 48,567%) tăng 0,54% tương ứng là 37.469.544 đồng hay tỷ trọng tăng 0,09% do trong kỳ doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị và việc đầu tư cho nhóm TSCĐ này là hợp lý.
Nếu xét về tỷ trọng của số tiền đầu tư so với tổng nguyên giá ta thấy số tiền đầu tư năm 2002 là không đáng kể, trong khi máy móc thiết bị của Công ty hầu như đã cũ và lạc hậu, khấu hao hết, giá trị còn lại rất thấp. Việc đầu tư trên do Công ty thiếu vốn đầu tư bởi vì có một số lượng lớn TSCĐ đã khấu hao hết, cũ, lạc hậu không còn phù hợp chưa được giải quyết. Do vậy Công ty cần có biện pháp để giải quyết số TSCĐ trên nhằm thu hồi, tránh ứ đọng vốn, để tiếp tục tái đầu tư vào TSCĐ.
Mặt khác do sản phẩm của Công ty còn tiêu thụ chậm, việc ký kết hợp đồng gặp nhiều khó khăn (trong năm vừa qua Công ty chỉ sản xuất có 20% sản lượng sản phẩm truyền thống), từ đó dẫn đến không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị nên Công ty chưa đầu tư thêm vào nhóm TSCĐ trên.
Trong năm tới Công ty phải có biện pháp nhằm nâng cao sản phẩm sản xuất, tìm kiếm thêm hợp đồng nhằm tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị để có phương hướng đầu tư thêm cho hợp lý.
Nhóm TSCĐ khác bao gồm máy móc thiết bị , dụng cụ đo lường quản lý chiếm 1,76% năm 2001 và 1,85% năm 2002. So sánh về tỷ trọng ta thấy so với năm 2001, năm 2002 tăng 0,08%, tỷ lệ tăng 4,85% tương ứng là 12.291.181 đồng do doanh nghiệp đầu tư thiết bị phục vụ quản lý. Trong điều kiện hiện nay đang dần hiện đại hoá trong công tác quản lý nhằm phục vụ cho việc cung cấp thống tin nhanh chóng kịp thời, do vậy việc đầu tư trên là hợp lý.
Công ty DCC và ĐLCK là một doanh nghiệp sản xuất do vậy nhóm máy móc thiết bị là quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số. Do trong kỳ 2 nhóm nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải không tăng do vậy ở đây em chỉ đi sâu nghiên cứu 2 nhóm TSCĐ còn lại là nhóm máy móc thiết bị và TSCĐ khác.
Để thấy được sự đầu tư thêm cho loại tài sản nào trong nhóm TSCĐ trên và việc đầu tư đó có hợp lý hay không, ta tiến hành lập biểu số 3.8.
Nhóm thiết bị máy móc: Mẫu số 3.8
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
ST
TT
ST
TT
ST
TL
TT
Máy tiện
1.553.314.291
22,31
1.608.625.716
22,98
55.284.425
3,56
0,67
Máy khoan
90.850.006
1,3
90.850.006
1,29
0
0
-0,01
Máy mài
3.018.958.395
43,36
2.989.573.060
42,72
-29.385.335
-0,97
-0,64
Máy phay
1.326.691.270
19,07
1.326.691.270
18,95
0
0
0,02
Máy búa+dập
305.444.420
4,39
305.444.420
4,36
0
0
-0,03
Máy ép+nén
36.330.575
0,52
36.330.575
0,52
0
0
0
Máy sọc
42.007.599
0,6
42.007.599
0,6
0
0
0
Máy cưa
25.200.000
0,36
25.200.000
0,36
0
0
0
Máy hàn
39.000.000
0,56
39.000.000
0,56
0
0
0
Thiết bị động lực
88.348.477
1,27
88.348.477
1,26
0
0
-0,01
Cần trục
22.458.180
0,32
22.458.180
0,32
0
0
0
Mạ nhiệt luyện
340.363.508
4,89
351.933.962
5,13
11.570.454
3,4
0,14
Hệ thống đường ống
37.529.600
0,54
37.529.600
0,54
0
0
0
Thiết bị khác
35.489.001
0,15
35.489.001
0,51
0
0
0
Tổng số
6.962.012.322
100
6.999.481.866
100
37.469.544
0,54
Theo số liệu bảng trên ta thấy tổng nguyên giá máy móc thiết bị năm 2002 tăng 37.469.544 đồng là do trong kỳ Công ty đã đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, được bù trừ với nguyên giá giảm do thanh lý thì về tổng nguyên giá tài sản vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ việc đầu tư mua sắm lớn hơn việc thanh lý, nhượng bán.
Cụ thể, việc đầu tư chủ yếu cho loại máy Mạ-Nhiệt luyện làm cho tỷ trọng loại tài sản này tăng 0,14% với tỷ lệ tăng 3,4% tương ứng với 11.570.454 đồng và số còn lại được đầu tư cho loại máy tiện. Xét về tổng số thì 2 nhóm máy tiện và máy mài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số máy móc thiết bị. Bù trừ sự tăng, giảm (đầu tư và thanh lý) thì 2 nhóm máy này vẫn tăng 25.926.960 đồng. Cụ thể nhóm máy mài chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm máy móc thiết bị nhưng trong kỳ không đổi (không đầu tư thêm) mà chỉ giảm do thanh lý. Còn số đầu tư trên là cho loại máy tiện.
Công ty cần xem xét nếu các nhóm máy thiết bị khác mà vẫn hoạt động bình thường thì việc không đầu tư thêm là hợp lý. Còn lại máy móc đã cũ và lạc hậu thì Công ty cần có biện pháp giải quyết để đầu tư thêm nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. Còn nếu do máy móc không hoạt động hết công suất thì Công ty cần có biện pháp gia tăng sản lượng sản xuất.
Nhóm TSCĐ khác: Mẫu số 3.9
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
ST
TT(%)
ST
TT(%)
ST
TL(%)
TT(%)
Dụng cụ đo lường
72.478.761
28,61
72.478.761
27,29
0
0
-1,32
Dụng cụ quản lý
180.637.810
71,3
192.929.628
72,63
12.291.818
6,8
1,33
Tài sản khác
217.620
0,096
217.620
0,08
0
0
-0,01
Tổng số
253.334.191
100
165.426.009
100
12.291.818
4,85
So với năm 2001, năm 2002 nhóm TSCĐ khác tăng 12.291.818 đồng tương ứng là 6,8% chủ yếu do thiết bị quản lý tăng (Máy vi tính). Trong đó dụng cụ quản lý chiếm 72,63% năm 2002 và 71,3 năm 2001 tăng 1,33%. Việc đầu tư cho bộ phận tài sản này là hợp lý, bởi vì trong điều kiện hiện nay việc hiện đại hoá trong công tác quản lý là cần thiết. Bộ phận còn lại là dụng cụ đo lường và tài sản khác không đổi. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét vì đây là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có khí, do vậy đòi hỏi độ chính xác cao, do đó dụng cụ đo lường kiểm tra chiếm vị trí quan trọng, để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo độ chính xác cao thì Công ty cần chú ý để đầu tư đổi mới cho loại tài sản này.
Tóm lại qua bảng phân tích trên, ta mới nhận thấy được cơ cấu từng loại tài sản chiếm trong tổng số và tình hình biến động, khả năng quản lý của Công ty đối với từng loại TSCĐ. Điều quan trọng đối với tài sản trong doanh nghiệp sản xuất là khả năng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tức là xem xét tình trạng của máy móc thiết bị cũ hay mới. Từ đó thấy được hiệu quả của chúng trong quá trình tham gia vào sản xuất. Để thấy được điều đó ta đi phân tích thông qua chỉ tiêu hệ số hao mòn (Hm) của TSCĐ và tiến hành so sánh cuối kỳ với đầu năm như sau:
Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính năm 2001, 2002 ta lập được Mẫu số 3.10
Chỉ tiêu
TKHđ
TKHc
Hmđ
Hmc
Hm
Nhà cửa vật kiến trúc
3.675.599.504
3.818.765.504
0,577
0,579
+0,002
Máy móc thiết bị
706.553.775
918.877.756
0,82
0,85
+0,03
Phơng tiện vận tải
230.622.105
253.542.338
0,43
0,48
+0,05
TSCĐ khác
118.816.427
133.891.427
0,47
0,5
+0,03
Tổng số
9.758.001.070
10.125.077.025
0,68
0,7
+0,02
Nhìn vào số liệu cột so sánh ( Hm) ta thấy hệ số hao mòn cuối kỳ so với đầu năm tăng 0,02%, chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của các loại tài sản giảm. Bởi vì khi hệ số hao mòn càng gần tới 1 thì tình trạng của TSCĐ càng cũ và lạc hậu và ngược lại, càng xa 1 thì tình trạng kỹ thuật của TSCĐ càng được đổi mới. Với số liệu bảng trên, chúng ta thấy hệ số hao mòn của các nhóm TSCĐ đều lớn và phù hợp với thực tế tại Công ty. Trong đó:
Nhóm máy móc thiết bị có hệ số hao mòn lớn nhấtlà 0,85% (cuối kỳ) và 0,82% (đầu kỳ), tăng 0,03%. Do máy móc thiết bị chủ yếu được trạng bị từ những ngày đầu mới thành lập, đến nay đã khấu hao hết hoặc đã cũ, lạc hậu không còn phù hợp, do đó Công ty cần có biện pháp để đổi mới số máy móc thiết bị này.
Nhóm nhà cửa vật kiến trúc có hệ số hao mòn tăng 0,002% (0,579%-0,577%). Do bộ phận nhà xưởng đã được xây dựng từ những năm 1970, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng mỏntong kỳ doanh nghiệp không đầu tư cho nhóm tài sản này là không hợp lý.
Hai nhóm TSCĐ còn lại là phương tiện vận tải và máy móc thiết bị khác cũng có hệ số hao mòn tăng là 0,05% và 0,03% nhưng hai nhóm này có hệ số hao mòn thấp hơn, nhất là phương tiện vận tải do mới được đầu tư thêm, do vậy trong kỳ Công ty không đầu tư thêm nhóm TSCĐ này. Nhưng để phục vụ tốt cho công tác bán hàng, cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất để từ đó giảm chi phí bán hàng và chi phí đầu vào làm hạ giá thành sản phẩm thì Công ty cũng cần chú ý đầu tư hợp lý cho bộ phận tài sản này. Nhóm TSCĐ còn lại là TSCĐ khác trong đó chủ yếu là dụng cụ đo lường quản lý, vào thời điểm cuối năm, Công ty đẫ chú ý đầu tư thêm cho loại tài sản này để đáp ứng tốt nhu cầu quản lý trong năm tiếp theo.
Đối với việc phân tích các chỉ tiêu trên (Sự biến động và hệ số hao mòn), ta chưa thấy được tình hình thực tế của TSCĐ được sử dụng vào sản xuất. Và để thấy rõ hơn tình hình sử dụng TSCĐ, ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sử dụng TSCĐ (Hs) và tiến hành so sánh thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước (cuối năm so với đầu năm) để thấy được hệ số sử dụng TSCĐ tăng hay giảm, từ đó thấy được quy mô đầu tư, cơ cấu đầu tư của Công ty có phù hợp hay không và chỉ tiêu này còn phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Mẫu số 3.11
Chỉ tiêu
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Hs
So sánh
2001
2002
2001
2002
1. Doanh thu
12.000.000.000
14.743.000.000
0,84
1,03
+0,19
2. Nguyên giá TSCĐ BQ
14.327.101.034
14.363.076.022
Với +0,19 > 0, chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng đây là biểu hiện tốt. Chỉ tiêu này phản ánh năm 2001, 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra 0,84 đồng doanh thu, đến năm 2002 thì 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra 1,03 đồng doanh thu, tăng 0,19 đồng. Nguyên nhân do năm 2002 có một số lượng lớn TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng cho quá trình sản xuất và Công ty đã tiêu thụ được một lượng lớn hàng tồn kho của năm trước Điều đó chứng tỏ đã làm lợi nhuận thuần năm 2002 tăng 147.000.000 đồng so với năm 2001.
Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng TSCĐ ta phân tích chỉ tiêu hệ số sinh lợi của TSCĐ: (Mẫu số 3.12)
Chỉ tiêu
2001
2002
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Lợi nhuận thuần (LNT)
0
147.000.000
147.000.000
2. Nguyên giá TSCĐ BQ (NG)
14.327.101.034
14.363.076.022
35.974.988
0,25
3. Giá trị còn lại của TSCĐ (G)
4.580.193.665
4.262.879.678
-317.313.978
-6,93
Hệ số sinh lợi
LN/NG
0
0,01
0,01
LN/G
0
0,034
0,034
Như vậy trong năm 2001, Công ty đã bỏ ra 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân nhưng không thu được 1 đồng lợi nhuân thuần nào (LNT = 0), đối với giá trị còn lại cũng vậy. Nhưng đến năm 2002, 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận thuần, tăng 0,01 đồng so với năm 2001. Ngoài ra 1 đồng giá trị còn lại của TSCĐ tạo ra 0,034 đồng lợi nhuận thuần cũng tăng 0,034 đồng so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2002 so với năm 2001 là tăng lên thông qua hệ số sinh lợi tăng năm 2002. Xét một cách tổng thể, lợi nhuận thuần năm 2002 tăng nhanh là do trong năm có một số lượng lớn TSCĐ đã khấu hao hết vẫn sử dụng cho quá trình sản xuất nên đã làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm và làm cho lợi nhuận thuần tăng lên. Tuy nhiên đây chỉ là tạm thời, Công ty cần có biện pháp đầu tư số lượng máy móc thiết bị trên nhằm đem lại hiệu quả lâu dài. Với kết quả trên, ta thấy hệ số sinh lợi của TSCĐ còn rất thấp bởi vị Công ty chưa tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị làm cho LNT/1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân giảm, do sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, việc tìm kiếm hợp đồng gặp nhiều khó khăn (chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao)
Ngoài ra có thể sử dụng chỉ tiêu hao phí của TSCĐ để phản ánh thu được một đồng LNT thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng Nguyên giá TSCĐ bình quân
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty
Theo bảng phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng đến 31/12/2002, ta thấy số lượng TSCĐ chờ xử lý ở Công ty là rất lớn 4.607.073.838 đồng (chiếm 32,02%) và TSCĐ không dùng là 183.836.128 đồng (chiếm 1,28%) trong tổng TSCĐ hiện có ở Công ty. Nhằm giải quyết được số TSCĐ trên để tránh ứ đọng vốn, nhằm tiếp tục tái sản xuất đầu tư thêm TSCĐ mới là vấn đề hết sức nan giải đối với các nhà quản lý Công ty trong thời gian qua cũng như trong thời gian sắp tới. Trong thời gian thực tế tại Công ty, tôi xin mạn phép đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Về số lượng TSCĐ không dùng, ở đây chủ yếu l TSCĐ chưa dùng đến đã được mua từ rất lâu đến nay vẫn chưa được sử dụng, theo tôi Công ty có thể:
Nhượng bán lại số TSCĐ này. Vì chủ yếu là máy móc chuyên dùng nên việc bán gặp nhiều khó khăn, vậy Công ty có thể mạnh dạn đầu tư mua thêm một số máy móc khác nhằm đủ bộ trong dây chuyền sản xuất. Sau đó dùng biện pháp chào hàng, giới thiệu, quảng cáo để bán cả dây chuyền sản xuất sản phẩm của các máy trên. Hoặc có thể đầu tư thêm để có thêm chức năng cho mỗi máy để có thể bán riêng lẻ từng máy một.
Cho thuê: Với cách đầu tư như trên Công ty có thể cho thuê (thuê tài chính hoặc thuê hoạt động), trước hết nhằm giải quyết việc ứ đọng vốn, để có thêm thu nhập, thu hồi vốn để tái đầu tư vào các loại TSCĐ khác.
Thứ 2: Đối với nhóm TSCĐ chờ xử lý mà chủ yếu là máy móc thiết bị lạc hậu không còn phù hợp cho quá trình sản xuất sản phẩm hiện nay và số TSCĐ đã khấu hao hết (hết thời gian khấu hao).
Đối với những TSCĐ cũ lạc hậu không còn phù hợp thì Công ty có thể bán cho những đơn vị làm phế liệu (sắt vụn), hoặc có thể phá huỷ để thu hồi phế liệu để có thể giải quyết vốn ứ đọng và giải phóng mặt bằng trong phân xưởng sản xuất (vì số thiết bị này vẫn nằm trong các phân xưởng sản xuất và chiếm một không gian không nhỏ trong phân xưởng) gây trật trội cho quá trình sản xuất hiện nay.
Đối với những TSCĐ đã khấu hao hết (hết thời gian khấu hao), Công ty nên cần xem xét:
Nếu số khấu hao đã trích không phù hợp với giá trị hao mòn (do giá trị sử dụng ít hoặc do khấu hao quá nhanh) mà máy móc thiết bị vẫn sử dụng được bình thường thì Nhà nước cần cho Công ty đánh giá lại TSCĐ hay Công ty có biện pháp đánh giá lại nhằm phù hợp với mặt bằng giá cả hiện tại giúp cho Công ty bảo toàn vốn, làm chi phí hợp lý tránh hiện tượng lãi giả.
Nếu số khấu hao đã trích phù hợp với hao mòn thực tế thì Công ty có thể đầu tư thêm đảm bảo cho TSCĐ tiếp tục sản xuất (nếu TSCĐ vẫn sử dụng được) và Công ty có biện pháp thanh lý, nhượng bán (nếu TSCĐ không sử dụng được).
Thứ 3: Đối với TSCĐ đang dùng, Công ty tiếp tục tích cực tìm kiếm hợp đồng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, Công ty tiến hành thực hiện biện pháp hạ giá thành sản phẩm, các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ, từ đó gia tăng sản lượng sản phẩm sản xuất trong năm như:
Tìm đến các nhà cung cấp nguyên vật liệu rẻ hơn (hiện nay nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu), có biện pháp vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu nhằm giảm được chi phí đầu vào cho nguyên vật liệu, có kế hoạch dự trữ hợp lý.
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật nhằm nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề cho họ để thực hiện tốt hơn nữa quá trình sản xuất.
Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng, vận dụng linh hoạt các phương thức bán hàng, thực hiện chính sách giá mềm.vv.
Thứ 4: Công ty cần tiến hành tăng cường công tác bảo quản sử dụng TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng, nhằm gắn liền trách nhiệm bảo quản tới từng đơn vị sử dụng. Công ty cần tiến hành các công việc sau:
Thưởng: Thưởng thích đáng cho những sáng kiến, phát minh trong việc huy động công suất TSCĐ vào sản xuất, thưởng cho bảo quản sử dụng tốt nhằm khuyến khích vật chất đối với từng người lao động.
Phạt: đối với những trường hợp gây mất mát, hư hỏng TSCĐ vv.
Thứ 5: Bộ phận kế toán cần tiến hành phân tích tình hình quản lý sử dụng TSCĐ, để từ đó thấy được những thiếu sót để khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh, mặt thuận lợi. Ngoài ra còn giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, trang bị hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kết luận
Như ta đã biết, TSCĐ là một bộ phận tài sản quan trọng của một doanh nghiệp. Từ đó đòi hỏi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quản lý một cách chặt chẽ tình hình biến động về tăng, giảm và tình hình tính toán, trích khấu hao một cách khoa học, hợp lý nhằm thu hồi vốn một cách kịp thời, để tái đầu tư cho quá trình sản xuất, giúp cho doanh nghiệp luôn tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và đứng vững trong cạnh tranh.
Việc nghiên cứu đề tài về TSCĐ thực tế tại Công ty, trong thời gian thực tập, Công ty có phát sinh các nghiệp vụ về tài sản, nhưng chủ yếu là TSCĐ hữu hình. Do vậy em chỉ đi sâu nghiên cứu về TSCĐ hữu hình (trừ TSCĐ thuê tài chính, thuê hoạt động, TSCĐ vô hình).
Mặt khác do kiến thức về máy móc thiết bị nói riêng và về ngành cơ khí nói chung còn hạn chế, do đó không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong việc trình bày chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Do vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc về những thiếu sót của em trong việc hoàn thiện kiến thức thực tế cho mình và để phục vụ tốt hơn cho công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, tháng năm 2003
Qua các số liệu, tài liệu trên bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2001 – 2002 và hệ thống sổ Kế toán TSCĐ của Công ty, em nhận thấy Công ty là một doanh nghiệp sản xuât kinh doanh có bề dày kinh nghiệm và luôn nỗ lực cố gắng vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành mọi chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Tổ chức và Phòng Tài vụ Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên với kiến thức và thời gian hạn hẹp, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo góp ý và giúp đỡ để chuyên đề thực tập của em được hoàn chỉnh hơn.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập
Tài liệu tham khảo
Quy chế nhiệm vụ tổ chức các chức danh phòng tài chính – kế toán
Các quy định về việc áp dụng chế độ kế toán trong Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí.
Quyết định số 292 QĐ/TCNSDT ngày 22/05/1993 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng.
Quyết định số 702/TCCBDT ngày 12/07/1995 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng
Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty.
Bảng cân đối kế toán năm 2000, 2001, 2002.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000, 2001, 2002.
Hệ thống sổ sách kế toán TSCĐ của Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Các tài liệu khác.
nhận xét của đơn vị thực tập
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................. ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3357.doc