- Công ty có thể sử dụng một trong hai phần mềm kế toán sau : Đó là phần mềm kế toán BRAVO của công ty phần mềm TC hoặc phần mềm kế toán EFFECT, bởi đây là phần mềm có tính năng động cao đáp ứng được yêu cầu biến động của công ty. Do đó phần mềm kế toán EFFECT sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được sự phụ thuộc vào phần mềm khi doanh nghiệp có một số thay đổi về nghiệp vụ kế toán.
67 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương 2
Thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp và bê tông nam Định
I- Đặc điểm chung về công ty cổ phần XL& Bê Tông nam Định
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty xây lắp và bê tông Nam Định là đơn vị kế thừa hơn 30 năm từ phòng cung tiêu trực thuộc sở thuỷ lợi Nam Định (năm 1960) đến trạm vật tư thuỷ lợi (năm 1973) rồi công ty vật tư thuỷ lợi (năm 1981) sau quyết định 231 (năm1987) công ty chuyển thành xí nghiệp được thành lập theo nghị định 388 và đổi thành xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư kỹ thuật. Năm 1992, thành lập công ty xây lắp và sản xuất cấu kiện bê tông thuỷ lợi Nam Định. Đến ngày 29/1/ 2007, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định, với hơn 100 cán bộ công nhân, ngót 800 tấn phương tiện vận tải thuỷ, hơn 50 tấn phương tiện vận tải bộ, một dây truyền sản xuất bột đá để cung cấp cho các xưởng gạch men bằng phương pháp ly tâm, cung ứng các ống chịu tải qua đường giao thông để thay thế các sản phẩm của nhà máy bê tông Chèm, các kênh bê tông vỏ mỏng để thay thế các sản phẩm dẫn nước bằng đất trong nông nghiệp trước đây, một hệ thống kho tàng và bến bãi đủ để đáp ứng cho nhiệm vụ phòng chống lụt bão của ngành
Từ sau khi được thành lập lại theo nghị định 388 để tồn tại trong cơ chế thị trường công ty đã nhiều lần tổ chức lại sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, tinh giảm bộ máy và áp dụng có hiệu quả các biện pháp công ty như các hình thức giao khoán tư liệu sản xuất, khoán sản phẩm đến người lao dộng, góp vốn để sản xuất kinh doanh, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
Từ việc áp dụng thành công đề tài khoa học cấp nhà nước 06A- 05 về ống bơm XMLT, công ty đã từng bước cải tiến kỹ thuật công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện các phụ kiện để đưa ra sản phẩm vào thực tiễn
Trải qua 10 năm đổi mới, sản phẩm của công ty về ống bơm bê tông lưới thép và kênh bê tông vỏ mỏng đã có có mặt ở khắp các tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ và bắc trung bộ, trong chương trình kiên cố hoá kênh mương nhiều dự án của ngành, của các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Nam Định và Hoà Bình đã áp dụng có hiệu quả sản phẩm kênh bê tông vỏ mỏng của công ty. Vì vậy hàng năm công ty đã sản xuất lắp đặt hàng nghìn mét ống bơm bê tông cho hàng trăm máy bơm, thay thế các ống bơm bằng cao su, thép. Mỗi năm cũng sản xuất lắp đặt hàng ngàn mét kênh bê tông vỏ mỏng để thay thế các kênh dẫn nước bằng đất. Nếu như trước đây với ngành nghề chuyên môn là cung ứng đá lề, đá dự trữ, vật tư phòng chóng lụt bão và xây dụng các công trình thuỷ lợi có chất lượng cao như cống, đê, kè biển trong địa phương thì hiện nay vai trò và năng lực của công ty đã lớn dần và nâng lên rất nhiều. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đối với ngành nông nghiệp và địa phương có ý nghĩa rất lớn.
Hơn 30 năm trưởng thành và phát triển, doanh nghiệp đã đóng góp không nhỏ những tuyến đê sông, biển, an toàn trong mùa mưa lũ, góp phần cho nông nghiệp những mùa lúa bội thu, cho những tiện bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
2. Những đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thuỷ lợi là nghành phục vụ cho nông nghiệp và phòng chống lụt bão chính vì thế mà việc sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào tính thời vụ và chu kỳ nông nghiệp, đây cũng là đặc điểm bao trùm có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của công ty như các công trình thuỷ lợi, công trình xây lắp phải kết thúc trước mùa mưa bão, sau vụ thu hoạch và trước chu kỳ sản xuất nông nghiệp tiếp theo. Cũng chính từ đặc thù của ngành thuỷ lợi là ngành phục vụ nông nghiệp và phòng chống lụt bão. Vì vậy việc sản xuất tập trung quy mô lớn là rất khó khăn dẫn đến khó khăn trong điều hành sản xuất.
Từ khi nhà nước chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, công ty phải chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng bê tông và xây lắp các công trình thuỷ lợi. Đây là công việc rất mới do vậy không tránh khỏi những giai đoạn phải mò mầm và luôn phải học hỏi và cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như công tác quản lý
Trải qua nhiều mô hình tổ chức sản xuất, đến nay công ty đã áp dụng đến mô hình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến kiểm nghiệm sản phẩm hàng hoá, tổ chức lắp đặt và bàn giao cho đối tác theo hình thức chìa khoá trao tay đối với các sản phẩm xây lắp và bê tông lưới thép. Mô hình này khai thác được triệt để tay nghề và trang thiết bị của công ty nhưng lại không học hỏi trao đổi kinh nghiệm cũng như thiết bị với đơn vị bạn như mô hình liên doanh liên kết.
Tỉ trọng sản phẩm trong phương huớng sản xuất của công ty trong những năm qua chuyển dần từ cung ứg vật tư là chủ yếu sang sản xuất và cung ứng kỹ thuật là chủ yếu và bây giờ chuyển sang xây lắp.
Hiện nay hoạt dông xây lắp chiếm tỉ trọng 60% trong doanh số sản lượng hàng năm. Cũng chính từ đó dẫn đến thay đổi cơ cấu cán bộ, cơ cấu lao động có tay nghề, cơ cấu về vốn, cơ cấu về thiết bị, cơ cấu về công nghệ. Sự thay đổi cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất
Cơ chế bao cấp đã để lại cho công ty một bộ phận cán bộ và công nhân còn tư tưởng bao cấp, bảo thủ trì trệ làm giảm sự nhạy bén và sức cạnh tranh. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, bộ máy gián tiếp của công ty quá cồng kềnh dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ nhất là thợ có tay nghề cao. Vì vậy, hàng năm công ty phải cử cán bộ công nhân đi đào tạo lại gây ra không ít những tốn kém cho công ty. Mặt khác sử dụng nhiều lao động phổ thông thuê ngoài nên gặp không ít những khó khăn trong việc huy động những lúc thời vụ sau đây là mô hình về tổ chức hiện trường
Sơ đồ tổ chức hiện trường
Phòng kỹ thuật xây dựng
Phòng kế toán tài vụ
Giám đốc công ty
Đội trưởng thi công
Phòng tổ chức hành chính
Tổ thi công số1
Tổ thi công số 2
Tổ thi công số 3
Tổ thi công số 4
2.1 Thuyết minh sơ đồ hiện trường
Giám đốc công ty là người điều hành, chỉ đạo công việc và quản lý chung toàn công ty
Giúp việc cho Giám đốc công ty là khó giám đốc phụ trách kỹ thuật và chuyên trách từng bộ phận.
Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kỹ thuật xây dựng các phòng ban có trách nhiệm phối hợp với công trường để lập tiến độ kế hoạch cung cấp thiết bị kịp thời, bố trí nhân lực để phục vụ thi công công trình, kiểm tra chất lượng, tiến độ thi công công trình.
Đội trưởng thi công là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo việc thi công ở công trường, chịu trách nhiệm trước công ty về tất cả vấn đề liên quan đến công trình.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định
Sơ đồ : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPXL& BT Nam Định
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kỹ thuật
4 Tổ chức kế toán tại công ty CPXL& BT Nam Định
4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Là một công ty có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng một địa bàn đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng đảm bảo kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt được kịp thời tình hình hoạt dộng của công ty thông qua thông tin kế toán cung cấp. Tại công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung.
Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty và ở các xí nghiệp trực thuộc. Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty, biên chế quấn ự của phòng kế toán. thông kê hiện nay gồm 4 người dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng:
Kế toán trưởng,
Kế toán vật tư kiêm tiêu thụ,
Kế toán tiền lương và BHXH,
Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ.
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CPXL&BT Nam Định
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư và tiêu thụ
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán thanh toán
kiêm thủ quỹ
Các nhân viên chấm công ở các tổ sản xuất
4.2 Hệ thống tài khoản sử dụng
Công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định đã đăng kí sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 1141 QĐ/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và vào năm 1999 có bổ sung thêm một số tài khoản mới nhằm phục vụ công tác hạch toán thuế giá trị gia tăng, đồng thời công ty đã mở chi tiết một số tài khoản nhằm quản lý cụ thể các loại vốn, tài sản nhằm mục đích phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ của công ty.
4.3 Hình thức tổ chức kế toán của công ty
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô của khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán, hiện nay công ty CPXL&BT Nam Định đang áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức ''chứng từ ghi sổ' và hệ thống sổ sách tổng hợp, chi tiết tương ứng ban hành theo quyết định số 15 của Bộ tài chính ngày 20/3/2006
4.3.1 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
ở công ty CPXL&BT Nam Định bộ phận kế toán sử dụng các loại sổ thẻ chi tiết sau:
- Sổ tài sản cố định;
- Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, thẻ kho;
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ giá thành sản phẩm;
- Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả;
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, ngân sách;
- Sổ chi tiết bán hàng;
- Sổ quỹ Thu- Chi;
- Các bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tính khấu hao TSCĐ.
4.3.2 Quy trình ghi sổ
Cuối tháng căn cứ và chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau đó, CTGS được dùng để nhập vào máy và xử lý dữ liệu đầu vào bằng cách sử dụng các công thức trong hàm excel để lên được sổ cái và bảng cân đối số phát sinh, kế toán phải sử dụng rất nhiều lệnh trong Excel. Công tác kế toán máy được thực hiện qua các lệnh Excel rất tốn thời gian. Trường hợp kế toán có sai sót trong sử dụng lệnh thì việc tìm kiếm ra các sai sót đó là rất khó và mất nhiều thời gian. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được ghi vào các sổ thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng kế toán phải khoá sổ, đối chiếu số liệu giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với bảng cân đối số phát sinh, đối chiếu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết). Cuối năm căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, sổ cái và các tài khoản chi tiết có liên quan kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo năm của công ty.
Tổ chức kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
4. Hệ thống báo cáo tài chính
Theo quy định của nhà nước hệ thống báo cáo tài chính gồm :
1 -Bảng cân đối kế toán
2- Báo cáo kết quả kinh doanh
3 -Thuyết minh báo cáo tài chính
II - Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại côngTy CPXL&BT Nam Định
1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty
Mỗi doanh nghiệp sản xuất ở các ngành nghề khác nhau thì đặc điểm sản xuất sản phẩm cũng khác nhau nên chi phí phát sinh ở mỗi ngành cũng có đặc thù riêng. Tại công ty CPXL&BT Nam Định chi phí sản xuất có một số đặc điểm sau:
Do quy trình sản xuất phức tạp, quy mô sản xuất tương đối và sản xuất sản phẩm theo từng loại ống bê tông, hoặc theo công trình thuỷ lợi, theo sản phẩm ống và theo đơn đặt hàng.
Là doanh nghiệp sản xuất ống bê tông cho công trình thuỷ lợi ở các huyện, xã, hay các công trình, do đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và được *bỏ ngay từ đầu khi sản xuất. Ví dụ như dể sản xuất một ống bê tông nguyên vật chính cán là thép F6.F8,F10F. đá 1x2, xi măng cát vàng, que hàn… phải xuất dùng từ khi sản xuất.
Chi phí sản xuất theo từngkhoản mục cho công trình, sản phẩm phần lớn dựa vào định mức do phòng kế hoạch vật tư xây dựng *săn định mức này và đó là cơ sở kế toán vật tư xuất nguyên vật liệu và là cơ sở để tính giá thành cho sản phẩm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí như các loại thép F6.F8,F10F…. Xi măng cát vàng, chi phí phụ như que hàn, than lưới …
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, lương tính theo lương sản phẩm, lương thời gian các khoản phụ cấp.
Chi phí sản xuất chung : Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các xí nghiệp (ngoài hai khoản mục trên để phục vụ cho công tác quản lý trong từng phân xưởng sản xuất theo quy định hiện hành), đồng thời giúp kế toán thuận lợi trong việc xác định các chi phí sản xuất theo yếu tố, toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng được chia thành :
Chi phí nhân viên phân xưởng : Bao gồm tiền lương và cáckhoản trích theo lương mà công ty phải trả cho nhân viên phân xưởng
Chi phí khấu hao TSCĐ : là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng như máy cổng trục, máy li tâm, máy trộn bê tông, máy hàn, nhà kho, nồi hơi…
Chi phí dịch vụ mua ngoàinhư chi phí điện nước, diện thoại...
Chi phí khác bằng tiền : là các khoản chi phí phát sinh bằng tiền khác.
2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp
Xuất phát từ đặc điểm của công ty, đối tượng kế toán tậo hợp chi phí được kế toán xác định là theo công trình và tính theo các sản phẩm ống.Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí nếu như chi phí đó có liên quan đến trực tiếp đến từng đối tượng. Các chi phí khác có liên quan đến nhiều đối tượng thì kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp.
3. Kế toấn tập hợp chi phí sản xuất
3.1 Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. Trong đó:
- Nguyên vật liệu chính bao gồm F6.F8,F10F…. Xi măng, cát vàng, đá…
- Nguyên vật liệu phụ gồm : que hàn, nhựa thông...
- Nhiên liệu gồm than, dầu thải...
Căn cứ vào phiếu sản xuất do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho theo từng loại, quy cách đã định mức trong phiếu sản xuất. Sau đó giao phiếu xuất kho cho bộ phận cần vật liệu để dưa xuống kho. Thủ kho sau khi giao vật tư, giữ lại phiếu xuất kho làm căn cứ để ghi thẻ kho. Định kỳ 10 ngày một lần các phiếu nhập kho được chuyển về phòng kế toán vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư tiến hành hoàn thiện chứng từ bằng cách điền cột đơn giá và tính thành tiền của các vật liệu xuất kho. Đơn giá vật tư xuất kho ở công ty CPXL&BT Nam Định được xác định theo phương pháp Nhập trước xuất trước
Để minh hoạ thêm thực tế kế toán chi phí nguyên vật liệu tại công ty em xin lấy số liệu kế toán của sảm phẩm ống F1250x1 m tải A (xem biểu số 01)
Biểu số 1
Đơn vị : Công ty CPXL$BT Nam Định
Số : 191/ 2006/ KH
Phiếu sản xuất
Sx ống: F1250x1m tải A
Ngày giao : 5/12/2006
Phần định mức: theo kế hoạch
I Vật tư cấp
1. Thép F 6 5,6 x 30 = 16,8 (kg)
2. Thép F8 23,4 x 30 = 702 (kg)
3. Xi măng 187 x 30 = 5610 (kg)
4. Cát vàng 0.286 x 30 = 8.58 (m3)
5. Đá 1x2 0.473 x30 = 14.49 (m3)
6. Que hàn 0.3 x 30 = 9 (que)
II Định mức lao động 62000 x 30 = 1086000
Người định mức TP kỹ thuật
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Bộ phận KCS Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào phiếu sản xuất do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán vật tư dựa vào barem khối lượng của từng quy cách vật tư xác định khối lượng của từng loại vật tư trên cơ sở của khối lượng vật tư quy đổi, giá trị vật tư (tính theo phương pháp NTXT) kế toán viết phiếu xuất kho số 92 cho xưởng sản xuất theo (biểu số 02)
Biểu số 02
Đơn vị : Công ty CPXL&BTNam Định Bộ phận SX
Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC
Phiếu xuất kho
Ngày 7 tháng 12 năm 2006
Số : 92
Nợ :TK 621
Có :TK 152
Họ và tên người nhận hàng : Trần Văn Khởi
Lý do xuất : xuất để sản xuất ống
Xuất tại kho : chị Nghiêm
stt
Tên nhãn hiệu quy cáchphẩm chất vật tư, dụng cụsản phẩm, hàng hoá
Mã số
ĐVT
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
B
C
D
1
2
3
4
1
Thép F6
Kg
168
168
7902
1327536
2
Thép F9
Kg
702
702
8060
5658120
3
Que hàn
Chiếc
9
9
10000
90000
4
Xi măng
Kg
5610
5610
656
3680160
5
Cát vàng
M3
8.58
8.58
71428
612852
6
Đá 1x2
M3
14.19
14.19
76190
1081136
Cộng
12449804
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười hai triệu bốn trăm bốn mươi chín nghìn tám trăm linh tư đồng
Ngày 7 tháng 12 năm 2006
Người lập phiếu
(ký, họ tên)
Người nhận hàng
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký, họ tên)
Phiếu xuất kho ở công ty được lập thành hai liên: một liên để lưu, một liên kế toán vật tư giao cho bộ phận sử dụng để xuống kho lấy vật tư và giao lại cho thủ kho. Định kỳ 10 ngày 1 lần thủ kho mang các chứng từ từ kho giao cho kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ và đó là các chứng từ gốc. Sau khi hoàn thiện chứng từ, kế toán vật tư tiến hành lập và định khoản ngay trên chứng từ
Nợ TK 621 : 12.499.804
Có Tk 152: 12.499.804
- Phiếu xuất kho ở công ty mới được lập thành hai liên và đều được lưu tại phòng kế toán. Như vậy, ở phòng kế hoạch vật tư không lưu bản nào khi phòng vật tư muốn lấy số liệu về tình hình tồn kho vật tư thì laị phải mượn liên lưu tại phòng kế toán. Điều này làm cho cả hai bộ phận đều mất thời gian và làm mất khả năng đối chiếu giữa 2 phòng. Theo em công ty nên mở thêm một liên nữa giao cho phòng kế hoạch vật tư để theo dõi tình hình vật tư, tránh tình trạng khi cần lại phải mượn và đảm bảo quan hệ dối chiếu, kiểm tra giữa số liệu trên sổ kế toán vật tư và trên sổ của phòng kế hoạch vật tư.
- Các phiếu nhập kho, xuất kho còn được dùng làm căn cứ để kế toán vạt tư ghi sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật tư ở công ty. Trong tháng khi nhận được phiếu nhập- xuất vật tư, kế toán vật tư phải tính lượng vật tư tồn kho để ghi vào cột tồn trên sổ chi tiết.
Sau đây em xin trích số liệu của sổ chi tiết vật liệu là xi măng quý IV năm 2006 (xem biểu số 03):
Biểu số 03
sổ chi tiêt
Quý IV năm 2006
Tên vật liệu : Xi măng
Đơn vị tính: kg
Chứng từ
Diễn giải
TKĐ. ứng
Đơngiá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lợng
Tiền
Lợng
Tiền
Lợng
Tiền
số d đầu quý
661.19
10996
7270456.2
X80
05/10
Xuất cho công trình Bo
621
674.78
8578
5788262.8
N56
12/10
Mua của cty Lê Khơng
331
673.9
63500
42792650
X82
18/10
Xuất để sản xuất ống
621
642.59
25200
16193268
…
…
…………………..
…
…
…
…
…
…
………………..
…
…
…
…
N 60
20/11
Mua của ctyThiên Trờng
331
681.82
16000
10909088
X92
07/12
Xuất để sản xuất ống
621
656
5610
3680160
…
……………………
….
……
…..
…
…..
…….
Cộng phát sinh
246000
166131775
252040
170071551
số d cuối quý
4956
3330680
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán vật tư lập bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng.(xem biểu số 04)
Biểu số 04
Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng
Tháng 12 năm 2006
STT
Diễn Giải
Số CT
TK Nợ
TK Có
621
152
1
ống F 125 x 1m tải A
Nguyên vật liệu - SX ống
92
12.449.804
12.449.804
Dầu thải
99
60.000
60.000
Nhựa Thông
102
99.450
99.450
Cộng
12.609.254
12.609.254
2
ống F 1000 x 1 m tải A
Nguyên vật liệu - SX ống
104
5.543.203
5.543.203
Dầu thải
105
61.600
61.600
Nhựa Thông
107
111.540
111.540
Cộng
5.716.343
5.716.343
3
ống F758 x2m tải A
…
…….
…
…
…
xuất vật tư cho công trình
180
13415094
13415094
….
………
…
…
…
Cộng
204221394
204221394
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập
(ký,họ tên)
Bảng kê chi tiết xuất dùng tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ cho từng ống một cách chi tiết và xuất nguyên vật liệu theo định mức quy định của công ty Cuối kỳ lấy số liệu từ bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng ghi vào bảng tổng hợp (xem biếu số 05)
Biểu số 05
Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng
Tháng12 năm 2006
Chứng từ
Trích yếu
Ghi có TK 152
ghi nợ các TK
Số
Ngày
621
627
642
…
Xuất vật tư SX ống
204221394
204221394
Xuất Vtư Pxưởng
1084142
1.084.142
X.Vtư cho QLDN
4843295
4843295
Cộng
210148831
204221394
1084142
4843295
Ngày 31, tháng 12, năm 2006.
(Ký,họ tên)
Mặt khác căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng kê chứng từ kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết TK 621. chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mở chi tiết cho từng loại sản phẩm( xem biểu số 06)
Biểu số 06
Sổ chi tiết TK 621
Tên sản phẩm: ống F 1250x 1m tải A
Chứng từ
Diễn giải
TK Đ.ứng
Ghi nợ TK 621
Số
Ngày
…
….
……………
….
…
92
7/12
Xuất kho VLC
152
12.499.804
99
9/12
Dầu thải
152
60.000
102
12/12
Nhựa thông
152
99.450
Cộng
12.659.254
……….
…
……..
….
…..
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Căn cứ vào bảng kê tổng hợp xuấtdùng tháng 12, năm 2006 kế toán vật tư lấy số liệu của vật tư xuất dùng số cộng của từng khoản mục để lập chứng từ số 293 (xem biểu số 07)
Biểu số 07
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Số:293
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Xuất NVL sx ống
621
204.221.394
627
1.084.142
642
4.843.295
Tổng
152
210.148.831
- Cuối tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán lấy số liệu tổng hợp của các chứng từ ghi sổ bên nợ hoặc bên có ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Số này được dùng để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh vào cuối kỳ
- Chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để kế toán vào sổ cái TK 621. Cụ thể là kế toán tổng hợp sễ lấy số liệu của dòng Nợ Tk 621 đối ứng có với TK 152 để ghi vào cột số tiền Nợ trên sổ cái. (xem biếu số 08)
Biểu số 08
Sổ cái tk 621
Tên TK : Chi phí NVL trực tiếp
Quý IV năm 2006
Đvt: (đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK
Đ. ư
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
…
…..
……………..
……
…..
…….
293
31/12
Vật tư xuất dùng tháng 12
152
204.221.394
K/C sang TK 154
154
204.221.394
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
KT trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký, họ tên)
4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận quan trọng cáu thành nên giá thành sản phẩm do đó việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động quản lý quỹ lương của công ty, tiến tới quản lý tốt giá thành. Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, lương ngoài giờ) và các khoản trích theo lương được tính vàp sản xuất kinh doanh theo tỉ lệ quy định đối với tiền lương công nhân sản xuất.
- Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương cho công nhân sản xuất nói riêng và nhân viên trong công ty nói chung được thực hiện dưới hai*
Lương sp phải trả cho CNSX
=
Số lượng SP hoàn thành (qua nghiệm thu)
x
Đơn giá lương SP
- Lương sản phẩm tập thể áp dụng đối với những công việc do tập thể người lao động thực hiện như sản xuất ống, công mà công ty khoán, hay công việc theo công trình.
Lương SP phải trả cho từng CNSX
=
Số ngày công làm việc thực tế
x
Đơn giá lương một ngày công
Đơn giá lương 1 ngày công(C.khoán)
=
Tổng lương sản phẩm khoán cho C. việc đó
Tổng số công thực tế H.thành công việc đó
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng sản phẩm hoàn thành, phiếu kiểm nghiệm sản phẩm hoàn thành, kế toán xác định ngày công lao động, sản phẩm hoàn thành thực tế để tính lương và các khoản trích theo lương(xem biểu số 09)
Biểu số 09
Biên bản nghiệm thu sản phẩm
Tháng 12 năm 2006
Ngày 31 tháng 12 năm 2006 số sản phẩm nghiệm thu tháng như sau
TT
Tên sản phảm
ĐVT
Số lượng
Loại A
Loại B
Ghi chú
1
F 1250 x 1 m tải A
ống
30
30
0
2
F 1000 x 1 m tải A
ống
44
42
02
3
F 1000 x 1 m tải C
ống
04
04
0
4
F750 x 1 m tải C
ống
38
36
02
5
F758 x 2 m tải A
ống
88
88
0
6
F 750 x 1 m tải B
ống
24
24
0
7
F 500 x 2 m tải C
ống
12
12
0
8
F 500 x 1 m tải C
ống
12
12
0
9
F 300 x 3 m tải A
ống
57
55
02
10
F 300 x 1 m tải A
ống
03
03
0
11
F 300 x 2 m tải A
ống
02
02
0
12
F 300 x1.5 m tải A
ống
01
01
0
13
F 400 x 2 m tải C
ống
32
28
04
Bảo vệ
(ký,họ tên)
Tổ sản xuất
(ký,họ tên)
Thủ kho
(ký,họ tên)
Kỹthuật
(ký,họ tên)
Đơn giá lương sản phẩm được tính dựa trên cơ sở cấp bậc, công việc thời gian lao động cần thiết, hệ số định mức của sản phẩm hoặc dựa trên số công định mức cho sản phẩm công việc hoàn thành và số lương khoán sản phẩm công việc đó.
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với các công việc mà công ty huy động lao động vào việc khác ngoài sản xuất chính của họ. Ví dụ như công tháo lắp máy, công lau dầu máy… và áp dụng phần lớn để tính lương nhân viên quản lý và các nhân viên phục vụ. Căn cứ hạch toán tiền lương thời gian là bảng chấm công đã qua phòng tổ chức hành chính kiểm duyệt, lương thời gian được tính theo công thức:
Lương thời gian phải trả
=
1,78 x 350000
26 ngày
Trong đó:
+ 1,78 là hệ số bình quân theo quy định của công ty
+ 26 ngày lá số ngày làm việc chuẩn của công ty.
350000 là lương tối thiểu của công ty. HIện nay mức lương tối thiểu theo qui định của nhà nước là 450000. tuy nhiên do điều kiện của công ty chưa thật vững mạnh do đó công ty vẫn áp dụng mức lương tối thiểu là 350000 một thời gian công ty sẽ áp dụng mức lương tối thiểu mới là 450000.
Sau đây em xin trích tài liệu hạch toán tiền lương tại công ty CPXL&BT Nam Định. Một trong những chứng từ kế toán sử dụng là bảng chấm công (xem biểu số 10)
Biểu số 10
Bảng chấm công
Tháng 12 năm 2006
TT
Họ và tên
Hệ số
Ngày trong tháng
công Tg
(Ck)
Công SP
Công phép
1
2
3
…
31
1
Vũ Văn Lai
1.47
X
0
X
0
4
6
0
2
Đinh Văn Bình
1.62
X
X
0
X
1
18.5
11
3
Trần Văn Hà
Tx
X
X
0
X
4
26
6
4
Nguyễn Ngọc Duy
1.46
X
0
X
X
0
13
12
5
Trần Văn Cường
1.62
X
X
X
X
3.5
26
0
6
Lê Đình Thành
2.33
X
0
X
0
6
0
16
7
Phạm Mai Tịnh
1.92
X
X
0
x
6
16
12
…
…………………
…
….
…
…
….
…
…
….
….
31
Trần Văn Vọng
2.18
0
X
X
0
0
8.5
12
Tổng
82
348
132
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Tổ trưởng:
(Ký,họ tên)
ở công ty CPXL&BT Nam Định lương được trả theo sản phẩm tập thể, kế toán dựa trên số lượng khoán và công thực tế hoàn thành công việc, sản phẩm để tiến hành chia lương cho từng công nhân. Ví dụ trong tháng 12, tổ sản xuất ống hết 82 công thời gian (công khoán theo sản phẩm) và 348 công theo sản phẩm, kế toán dựa vào bảng định mức vật tư sản xuất tại phân xưởng và biên bản nghiệm thu sản phẩm để lập bảng tổng hợp lương tổ sản xuất tháng 12, năm 2006.(xem biểu số 11)
Biểu số 11
Bảng tổng hợp lương tổ sản xuất
Tháng 12 năm 2006
TT
Tên vật tư
S. lg
Loại
A
L
B
Đơn giá
Thành tiền
Tổng cộng
A
B
A
B
1
F750x1mtảiB
24
24
23000
552000
-
552000
2
F750x1mtải C
38
36
2
23000
16100
828000
32200
860200
3
F400x2mtải C
32
28
4
18000
12600
504000
50400
554400
4
F758x2mtảiA
88
88
50000
4400000
-
4400000
5
F500x2mtải C
12
12
26666
319992
-
319992
6
F500x1mtải C
12
55
13333
159996
-
159996
7
F300x3mtải C
57
3
2
17000
11900
935000
23800
958800
8
F300x1mtải A
3
2
5667
17000
-
17000
9
F300x2mtảiA
2
1
11333
7933
22667
-
22667
10
F300x1.5mtải A
1
4
8500
8500
-
8500
11
F1000x1 mtảiC
4
42
40000
160000
-
160000
12
F1000x1mtảiA
44
30
2
38000
26600
1596000
53200
1649200
13
F1250x1mtảiA
30
62000
1860000
-
1860000
14
Công khác
8.5
23961
203669
15
Tháo bảo dưỡng
150000
16
Bốc ống
12840
Tổng cộng
11889263
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập
(ký,họ tên)
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ống F1250 x 1 m tải A là 1860000
III. Lương từ ngày 1 đến ngày 7/12
Công phục vụ: 1157316
Tiền khoán : 450000
Tổng cộng: 1607316
Tổng số công thực tế làm là 82
Căn cứ từ bảng tổng hợp lương tổ sản xuất ta tính đơn giá một ngày công(công khoán) như sau:
Đơn giá 1 ngày công
(công khoán)
=
1607316
= 19602(đ)
82
Lương theo sản phẩm
- Tổng số công là 348
Tổng số tiền công theo định mức là :11889263
Đơn giá 1 ngày công
=
11889263
= 31164
348
Công theo thời gian = 1.78 x 350000/ 26 ngày
Trong đó 1.78 là hệ số bình quân theo quy đinh của công ty
Công phép = hệ số x 350000/ 26ngày x số ngày tính phép
Lương phụ cấp trách nhiệm 70000/tháng cho hai tổ trưởng là Anh Trần Văn Hà và anh Trần Văn Khởi
VD: Tính lương cho anh Trần Văn Hà:
Lương theo công khoán
=
1067316
x 4 = 78.406 (đ)
82
Lương theo sản phẩm
=
11889263
x 26 = 888.278 (đ)
348
Lương theo thời gian
=
1.78 x 350000
x 1 = 23.961 (đ)
26
- Phụ cấp trách nhiệm là 70.000(đ)
Tổng lương = 1.060.645 (đ)
Công việc tính lương được thực hiện trên máy vi tính bằng cách áp dụng các công thức tính toán trong Exel, sau đây em xin trích bảng tính lương của công nhân tổ sản xuất anh Hà (xem biếu số 12)
Biểu số 12
Bảng thanh toán lơng tổ sản xuất tháng 12 năm 2006
tt
Họ Và Tên
HSmới
HScũ
Các khoản đợc lĩnh
CôgK
thànhtiền
CôgSp
ThànhTiền
CôgTgian
ThànhTiên
CôgPh
Thành tiền
Cp phụ+ phụ cấp
Tổng
Trừ6 %
Còn lĩnh
1
Vũ Văn Lai
1.96
1.47
4
78406
6
204987
0
283393
52920
230473
2
Đinh Văn Bình
1.96
1.62
1
19601
19
632044
1
23962
11
239885
0
915492
52920
862572
3
Trần Văn Hà
2.31
1
4
78406
26
888278
1
23962
70000
1060645
62370
998275
4
Nguyễn Ngọc Duy
1.8
1.46
0
13
444139
12
235846
679985
48600
631385
5
Trần Văn Cờng
2.31
1.62
3.5
68605
26
888278
956883
62370
894513
6
Lê Đình Thành
3.19
2.33
6
117608
0
0
16
501846
619455
86130
533325
7
Phạm Mai Tịnh
2.71
1.92
6
117608
16
546633
…………..
…………….
Chi chí phụ
342952
Cộng
82
1607316
348
11889263
9
215681
132
3149462
482952
15412844
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Ngời lâp
(ký. họ tên)
Căn cứ vào bảng thanh toán lương của công nhân sản xuất kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương(xem biểu số 13)
Biểu số 13
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Tháng 12 năm 2006
Tk ghi nợ
Ghi có TK 334
Ghi có TK 338
Tổng 338
BHXH
BHYT
KPCĐ
TK 622
44.138.833
6.620.824
882.777
882.777
8.386.378
- ống F1250x1mtải A
1.860.000
279.000
37.200
37.200
353.400
- ốngF1000x1m tải A
1.649.200
247.380
32.984
32.984
313.348
…………..
….
…….
…..
…..
……
TK627
2.088.142
313221
41.763
41.763
396.746
TK 642
8.256.500
1.238475
165.130
165.130
1568.735
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập
(ký,họ tên)
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tổng hợp ghi vào sổ chi tiết TK 622(xem biểu số 14)
Biểu số 14
Sổ chi tiết Tk 622
Chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ
Diễn giải
TK Đ.ư
Tổng số tiền
Ghi nợ TK 622
Số
Ngày
…
ống F 1250x1mtải A
ống F1000x1m tải A
31/12
Thanh toán lương CNSX
334
44.138.833
…
1.680.000
1.649.200
31/12
Trích BHXH,KPCĐ,BHXH
338
8.386.378
…
353.400
313.348
Cộng phát sinh
52.525.211
…
2.033.400
1.962.548
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và cá khoản trích theo lương kế toán lên các chứng từ ghi sổ (xem biếu số 15)
Biểu số 15
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Số : 303A
(ĐVT: đồng)
Chứng từ
Trích yếu
Tài Khoản
Số Tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
31/12
Tiền lương CNSX
622
334
44.138.833
Tiền lương NV Pxưởng
627
334
2.088.142
Tiền lương NV QLDN
642
334
8.256.500
Cộng
54438475
54438475
Kế toán trưởng
(ký,họ tên)
Người lập
(ký,họ tên)
Biểu số 16
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Số 303B
(ĐVT: đồng)
Chứng từ
Trích yếu
Tài Khoản
Số Tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
31/12
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, công nhân SX
622
338
8.368.378
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ công nhân Pxưởng
627
338
396.746
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ nhân viên QLDN
642
338
1.568.735
Cộng
10.333.859
10.333.859
Kế toán trưởng
(ký,họ tên)
Người lập
(ký,họ tên)
Căn cứ các chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái của TK 622 (xem biểu số 17)
Biểu số 17
Sổ cái TK 622
Tên TK : chi phí nhân công trực tiếp
(ĐVT : đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK Đ.Ư
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
303A
31/12
Chi phí NCTT tháng 12
334
44.138.833
303B
31/12
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 12
338
8.368.378
31/12
K/C chi phí NCTT
154
52.507.211
Người ghi sổ
(ký, họ tên)
KT trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký, họ tên)
4.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ phân xưởng sản xuất và những chi phí nằm ngoài 2 khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp phát sinh ở các xưởng sản xuất. Nội dung chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm:
Chi phí nhân viên phân xưởng, lương chính, lương phụ,các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, nhân viên phục vụ xưởng.
Chi phí về khấu hao TSCĐ là các khoản trích khấu hao TSCĐ tham gia vào việc sản xuất sản phẩm như khấu hao máy ly tâm, cổng máy trộn bê tông, nhã xưởng…
Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm chi phí tiếp khách, điện thoại, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài phát sinh tại xưởng.
Chi phí khác bằng tiền: bao gồm chi phí tiếp khách,giao dịch và các khoản chi phí khác tại phân xưởng.
Chi phí khấu hao TSCĐ ở công ty bao gồm:
TSCĐ dùng cho sản xuất như các loại máy : máy hàn, máy ly tâm, máy trộn bê tông, máy cổng trục, nhà xưởng, nồi hơi, khuôn ống, nhà kho.
TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp như thiết bị văn phòng, nhà làm việc
Trong quá trình sản xuất sử dụng các tài sản đó các TSCĐ bị hao mòn, phần giá trị hao mòn này được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao.
Hàng năm, công ty lập bảng danh sách TSCĐ, bảng đăng ký tính trích khấu hao với nhà nước và xác định mức khấu hao đối với từng loại tài sản nhất định theo quyết định số166 ngày 30 tháng 12 năm 1999 của BTC. HIện nay, kế toán công ty đang sử dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để tính mức khấu hao TSCĐ. Tỉ lệ khấu hao TSCĐ tại công ty được xác định theo quy định của công ty
Sau đây là bảng tính và phân bổ khấu hao (xem biểu số 18)
Biểu số :18
Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 12 năm 2006
Tên Tài Sản
TS đợc xác định lai
Giá trị còn lại
Thời gian sử dụng CL( năm)
Mức KHTB Theo quý
Mức KHTB theo tháng
Phân bổ cho các TK
627
642
A - Nhà cửa vật kiến trúc
613000000
304285553
8271234
2757078
858645
1- Xởng làm thép
60900000
18306000
3
1525500
508500
2- Xởng sản xuất ly tâm
45600000
12605224
3
1050435
350145
3- Văn phòng làm việc
506500000
273374329
12
5695299
1898433
1898433
B - Máy móc thiết bị
673016625
2531179955
34285176
11428392
11428392
1- Khuôn mẫu 500 x 3
16731373
3718082
1
929521
309840
2- Khuôn mẫu 300 x 3
32091424
13371427
1
3342857
1114286
3- Nồi hơi
86452246
53126110
3
4427176
1475725
4- Máy trộn bê tông
23376190
23376190
5
1168810
389603
5- Máy ly tâm ống nớc
160952381
160952381
10
4023810
1341270
6- Khuôn ống 1250x 3m
57142857
57142857
5
2857143
952381
7- khôn ống 1000x 4m
49523809
49523809
5
2476190
825397
8- Khuôn ống 758x 4m
85714286
85714286
5
4285714
1428571
9- Cổng trục
120963900
120963900
10
3024098
1008033
10- Cổng ra vào nhà hè
11335907
11335907
5
566795
188932
11- Nhà kho thiết bị
28732252
28732252
1
7183063
2394354
C - Phơng tiện vận tải
334953000
200229180
8342883
2780961
2780961
Xe mát đa 323
334953000
200229180
6
8342883
2780961
D- Thiết bị dụng cụ quản lý
21110000
1966820
491705
163902
163902
Đầu Video
21110000
1966820
1
491705
163902
Cộng
1642079625
1518830754
12287037
4843295
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Mức khấu hao (năm) = NG TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao năm
=
Giá trị còn lại
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao BQ tháng
=
Mức khấu hao (năm)
12 tháng
Biểu số 19
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Số :312 A
Chứng từ
Trích yếu
Tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
31/12
Trích khấu hao TSCĐ tháng 12
627
12.287.037
31/12
642
4.843.295
214
17.130.332
Người lâp
(ký,họ tên)
Kế toán trưởng
(ký,họ tên)
Chi phí vật liệu dùng tại phân xưởng
Khi phát sinh nhu cầu vật liệu dùng cho sản xuất ở phân xưởng kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Nguyên vật liệu mua ngoài thì được tính theo giá nhập trước xuất trước. Nếu nguyên vật liệu mua sử dụng trực tiếp thì tính theo giá trực tiếp mua.
Chi phí dịch vụ mua ngoài :Khoản chi phí này bao gồm tiền nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ thuê ngoài phân bổ cho các loại ống sản xuất.
Khoản chi phí khác bằng tiền: chi phí khác bằng tiền tại công ty gồm các khoản như chi phí tiếp khách, giao dịch, bảo dưỡng máy… Căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng. Kế toán lên bảng kê chứng từ và cuối tháng tổng hợp chi phí sản xuất chung
(xem biểu số 20)
Biểu số 20
Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung
Tháng 12 năm 2006
TT
Nội dung
Tổng số
627(1)
627(2)
627(4)
627(7)
627(8)
1
Lương nhân viên PXưởng
2.088.142
2.088.142
2
BHXH,BHYTKPCĐ
396.746
396.746
3
NVL sdụng Pxưởng
1.084.142
1.084.142
4
Khấu hao TSCĐ
12.287.037
12.287.037
5
Chi phí dich vụ mua ngoài
19.970.756
19.970.756
6
Chi phí khác
bằng tiền
17.208.937
17.208.937
Tổng
53.035.760
2.484.888
1.084.142
12.287.037
19.970.756
17.208.937
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập:
(Ký,họ tên)
Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính
Chi phí SXCpbổ
=
53.035.760
x
12.609.254
ống tải F1250 x 1 m tải A
204.221.320
=
3.274.591
Chi phí SXCpbổ
=
53.035.760
x
5.716.343
ống tải F1000 x 1 m tải A
204.221.320
=
1.484.520
Căncứvàobảngkêchứng từ kế toán vào sổ chi tiết TK 627(xem biểu số 21)
Biểu số 21
Sổ chi tiết TK 627
Chi phí sản xuất chung
Chứng từ
Diễn giải
Tổng số tiền
Ghi nợ TK 627
Số
Ngày
31/12
Phân bổ chi phí sản xuất chung
53.035.760
ống F 1250x1mtải A
3.274.591
ống F1000x1m tải A
1.484.520
………………….
………….
……….
Cộng phát sinh
53.035.760
Ghi có TK 154
53.035.760
Biểu số 22
Sổ cái tk 627
Tên TK: chi phí sản xuất chung
Chứng từ
Diễn giải
TK Đ.ư
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
293A
31/12
NVL sử dụng PXưởng
152
1.084.142
303A
31/12
Tiền lương NVPxưởng
334
2.088.142
303B
31/12
Trích BHXH,BHYT,KPCĐ
338
396.746
312A
31/12
Trích khấu hao TSCĐ
214
12.287.037
319
31/12
Chi phí dich vụ mua ngoài
111.331
19.970.756
325
31/12
Chi phí khác
bằng tiền
111.112
17.208.937
Cộng
53.035.760
K/C chi phí SXC
154
53.035.760
Người lập
(ký,họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký,họ tên)
Kế toán trưởng
(ký,họ tên)
Để tập hợp chi phí sản xuất các sản phẩm trong tháng kế toán sử dụng tài khoản 154 để hạch toán:( xem biểu số 23)
Biểu số 23
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Số 364
Chứng từ
Trích yếu
Tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
31/12
K/C chi phí NVLTT
621
204.221.394
31/12
K/C chi phí NCTT
622
52.507.211
31/12
K/C chi phí sản xuất chung
627
53.035.760
K/C chi phí phát sinh
154
309.764.365
Người lập Kế toán trưởng
(ký,họ tên) (ký,họ tên)
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn nằm trong quá trình sản do vậy để tính được giá thành sản phẩm thông thường các doanh nghiệp phải đánh giá được sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên, do đặc điểm của công ty là chuyên sản xuất các ống bê tông vì thế không có sản phẩm dở dang cuối kỳ vì các ống bê tông phải hoàn thành trong quá trính sản xuất.
Chi phí tập hợp được là:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 204.221.394
Chi phí nhân công trực tiếp : 52.507.211
Chi phí sản xuất chung : 53.035.760
Cộng : 309.764.365
Sau khi tập hợp chi phí sang TK 154 kế toán chi phí giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm và kết chuyển sang tài khoản 632: (xem biểu số 24)
Giá thành sản phẩm Z
=
Giá trị sản phẩm dd đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Z
=
0
+
309.764.365
-
0
=
309.764.365
Căn cứ vào các sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627 kế toán lập bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm ống
Để minh hoạ rõ em trích bảng tính giá thành sản phẩm ống chịu tải F 1250 x 1 m tải A. (xem biểu số 24
Biểu số 24
Bảng tính giá thành sản phẩm ống chịu tải F 1250 x 1 m tải A
Số lượng 30 ống
chỉ tiêu
Giá trị SPdd đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Giá trị
SPdd cuối kỳ
Z
z
Chi phí
NVLTT
0
12.659.254
0
12.659.254
421975,13
Chi phí NCTT
0
2.033.400
0
2.033.400
67780
Chi phí SXC
0
3.274.591
0
3.274.591
109153,03
Tổng
0
17.967245
0
17.967245
598908,16
Như vậy giá thành đơn vị một sản phẩm ống chịu tải F 1250 x 1 m tải A giá là 598908đ
Biểu số 25
Sổ cái TK 154
Tên TK : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
ĐVT : (đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK Đ. Ư
Số tiền
Số
ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
0
31/12
Chi phí phát sinh trong kỳ
621,622,627
309.764.365
31/12
Kết chuyển sang giá vốn
632
309.764.365
Người lập
(ký,họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký,họ tên)
Kế toán trưởng
(ký,họ tên)
Chương 3
Một số ý kiên nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp và bê tông nam Định
I - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXL&BT nam Định
Qua thời gian thực tập không nhiều tại công ty CPXL&BT Nam Định, em nhận thấy cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế thì hoạt động của công ty cũng đã có sự biến đổi để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Từ một doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung kiểu bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty đã gặp nhiều khó khăn, nhưng đã từng bước đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Các phòng ban chức năng của công ty được tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, nhằm mục đích phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh doanh. Song song với quá trình chuyển đổi ấy, bộ máy kế toán với chức năng thực hiện công tác tài chính – kế toán cho công ty đã không ngừng biến đổi cả về cơ cấu lẫn phương pháp làm việc. Có thể nhận thấy điều đó thông qua những ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán hiện nay của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong cơ chế thị trường, công ty đã ra sức tăng cường quản lý sản xuất mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.Tại công ty CPXL&BT Nam Định, kế toán thực sự được coi là một thành phần quan trọng trong hệ thống quản lý. Bộ máy kế toán của công ty được bố trí tương đối hoàn chỉnh và gọn nhẹ, nắm vững các chính sách, chế độ kế toán cũng như nhiệm vụ cụ thể của mình.
Hình thức kế toán công ty sử dụng hiện nay là tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán nhà nước ban hành. Việc lựa chọn hình thức “chứng từ ghi sổ" trong tổ chức hạch toán kế toán là phù hợp với quy mô hoạt động, đặc thù sản xuất của công ty. Ngoài ra, việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở phòng kế toán một cách hợp lý cũng góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác
Một trong những ưu điểm nổi bật trong công tác tính giá thành sản phẩm của công ty là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng và theo từng sản phẩm ống hoăc theo từng hạng mục công trình. Sự phù hợp giữa đối tượng tính giá và tập hợp chi phí là cơ sở giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được đơn giản mà vẫn đảm bảo tính chính xác cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và hiệu quả đạt được từ hình thức tổ chức trên, công tác kế toán tại công ty CPXL&BT Nam Định cũng còn một số vướng mắc như là:
Về hệ thống sổ : Nhìn chung hệ thống sổ hiện nay công ty đang sử dụng đã đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của công tác kế toán, tuy nhiên công ty không có bảng phânbổ vật tư mà chỉ có bảng kê tổng hợp về vật tư xuất dùng. Bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng của công ty có nội dung gần giống với bảng phân bổ vật liệu nhưng nó không thể hiện ddược nội dung kinh tế của bảng phân bổ vật liệu. Vì bảng kê tổng hợp những số liệu đó chỉ phản ánh quá trình tập hợp chi phí về vật tư xuất dùng mà không tập hợp cho từng đối tượng.
Về công tác ghi chép : Tại công ty, hình thức kế toán được áp dụng đó là hình thức chứng từ ghi sổ, nhưng kế toán lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng hoặc cuối quý dẫn đến cuối tháng và cuối quý kế toán phải tập trung nhiều, số lượng công việc nhiều, do đó phân bổ công việc không đều.
Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm : phương pháp tính giá thành tính theo sản phẩm ống, theo công trình mà công ty đang sử dụng phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty. Tuy nhiên, do công ty dựa trên định mức của từng sản phẩm ống để cấp vật liệu, hoặc vật tư cho phân xưởng, và khi hoàn thành chuyển toàn bộ chứng từ về phòng kế toán, nhưng đó là số liệu tổng hợp. Kế toán công ty phải dựa trên định mức chi phí để phân bổ chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí, điều này làm cho kế toán chi phí- giá thành của công ty vào cuối kỳ quá nhiều.
Ngoài ra công ty chỉ mới tận thu những phế liệu từ công trình sản xuất còn đối với sản phẩm chế tạo tại phân xưởng thì chưa thấy hạch toán phế liệu thu. Điếu đó nếu thực hiện tốt thì sẽ làm giảm chi phí về nguyên vật liệu tính vào giá thành và đó là cơ sở để công ty tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Tạo điều kiện để tăng lợi nhuận công ty.
II Một số Đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp và bê tông nam Định.
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXL&BT Nam Định
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là vấn đề hết sức phức tạp vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm nói riêng.
Mặt khác công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là công cụ quan trọng của công ty trong việcđánh giá hiệuquả sản xuất, tăng cường quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, để tồn tại các doanh nghiệp luôn phải hoàn thiện mình không chỉ công tác kế toán mà còn cả công tác quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa chế độ kế toán do nhà nước ban hành là chung cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, nên công ty phải lựa chọn những mảng phù hợp với điều kiện, đặc điểm của công ty để vận dụng cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu nói trên, đòi hỏi công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty phải không ngừng từng bước hoàn thiện. Song việc hoàn thiện đó phải đảm bảo trên nguyên tắc sau :
- Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí phải đảm bảo sự thống nhất quản lý giữ các chỉ tiêu mà kế toán phản ánh thống nhất và hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán và các sổ sách báo cáo kế toán.
- Đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất đặc thù của công ty. Khi tổ chức bộ máy kế toán lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty. Đồng thời phải chú ý đến .vấn đề trang thiết bị, phương tiện tính toán hiện đại
- Tiếp cận với các chuẩn kế toán quốc tế một cách phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.
- Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác có hiệu quả về hoạt động kế toán tài chính của công ty, nhằm phục vục kịp thời cho việc chỉ đạo quá trình sản suất kinh doanh.
2, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí
- Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty em nhận thấy nhìn chung công tác này đã thực hiện có nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể của công ty, đồng thời đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý của công ty
* Tuy nhiên hiện nay chưa sử dụng phần mềm kế toán nào mà chỉ sử dụng các công thức, các lệnh có sẵn trong Exel như công thức Vlookup, Sort. Autofiter, Advanfilter, Subtotal… để xử lý số liệu và lên các chứng từ ghi sổ. Các bảng tổng hợp lương, bảng tính định mức, lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, còn các sổ chi tiết sổ cái thì đều được viết trên sổ chứ chưa được sử dụng bằng máy. Cách sử dụng này rất mất thời gian và không đồng bộ.
- Về trang thiết bị công ty vẫn còn hạn chế đó là ở phòng kế toán và phòng kỹ thuật có hai máy vi tính do đó nhiều khi kế toán và nhân viên kỹ thuật phải chờ đợi nhau hoặc không có máy để sử dụng. Mặt khác, xu hướng trong những năm tới công ty dự định làm kế toán toàn bộ trên máy vi tín,h do đó công ty nên trang bị thêm cho mỗi nhân viên kế toán một máy riêng để tiện làm việc, xử lý thông tin và nhanh chóng cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo một cách chính xác, kịp thời giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định kinh tế kịp thời đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Mặt khác, trong điều kiện khoa học công nghệ thông tin ngày càng phát triển, để đáp ứng yêu cầu thông tin cho việc ra quyết định quản lý, công ty nên cài đặt thêm về phần mềm kế toán. Các giải pháp công ty có thể lựa chọn là mua phần mềm kế toán của công ty phần mềm hoặc thuê chuyên gia đến thiết kế các phần mềm dựa trên những đặc thù của công ty. Nhưng về cơ bản các phần mềm kế toán được thiết kế phải đảm bảo sau khi nhập dữ liệuchỉ phải nhập một lần, máy sẽ xử lý thông tin tổng hợp cho các sổ tổng hợp cũng như việc lên báo cáo kế toán theo yêu cầu của người sử dụng.
- Công ty có thể sử dụng một trong hai phần mềm kế toán sau : Đó là phần mềm kế toán BRAVO của công ty phần mềm TC hoặc phần mềm kế toán EFFECT, bởi đây là phần mềm có tính năng động cao đáp ứng được yêu cầu biến động của công ty. Do đó phần mềm kế toán EFFECT sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được sự phụ thuộc vào phần mềm khi doanh nghiệp có một số thay đổi về nghiệp vụ kế toán.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0789.doc