Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 – Nhà máy Cơ khí Mạ

* Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành. * Giá thành sản phẩm thường được phân chia thành: - Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.

doc82 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 – Nhà máy Cơ khí Mạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý sản xuất kinh doanh * Bộ máy quản lý của Nhà máy Chi Nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây Lắp điện 4- Nhà máy Cơ khí Mạ tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng, tức là cấp dưới chịu sự lãnh đạo của cấp trên trực tiếp lãnh đạo mình, bộ phận chức năng có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện các công việc được uỷ quyền. Tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật vật tư Phòng kinh doanh PX cơ khí PX mạ PX bê tông SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ - Giám đốc: được chủ tịch Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Nhà máy. Chịu sự giám sát của giám đốc Công ty và của các cơ quan có thẩm quyền trong mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng sản phẩm theo quy định của Nhà nước. - Phó giám đốc: Phó giám đốc do giám đốc đề bạt, Giám đốc Công ty quyết định và là người giúp việc và tham mưu cho giám đốc. Phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. - Các phòng chức năng: phòng Tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật vật tư, phòng kinh doanh. Chịu sự chỉ đạo từ giám đốc và phó giám đốc, để thực hiện các nhiệm vụ được giao, cùng bàn bạc thống nhất trong mọi hoạt động của Nhà máy. Các phòng ban này lại được phân để điều hành các phân xưởng, tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách nhịp nhàng và hiệu quả. 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Hình thức tổ chức: Nhà máy Cơ khí Mạ - công ty TNHH một thành viên Xây Lắp điện IV tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Ở các bộ phận trực thuộc không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, chứng từ về phòng kế toán của Nhà máy. thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và gửi Cụ thể sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy như sau: SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN Trưởng phòng tài chính kế toán Bộ phận kế toán phân phối và xác định KQ KD Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Bộ phận kế toán TS CĐ vật tư Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ Trưởng phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ giám sát đưa ra các thông tin những quyết định cho Giám đốc và phó Giám đốc. Kế toán trưởng cung cấp những thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Nhà máy. Xem xét, kiểm tra việc hạch toán, lập sổ sách để phát hiện sai xót để điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình hạch toán ở các bộ phận kế toán phải nắm bắt quá trình hạch toán và đưa ra kết quả cuối cùng của công tác kế toán thông qua báo cáo tài chính, theo dõi về TSCĐ, thành phẩm, tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư một cách chính xác. Cuối kỳ kế toán trích lập đầy đủ việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, kiểm tra và gửi báo cáo tài chính theo thời gian quy định. Bộ phận kế toán TSCĐ vật tư: hàng ngày căn cứ công việc phát sinh liên quan đến vật tư, công cụ dụng cụ, TSCĐ như: phiếu nhập, phiếu xuất, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. Kế toán tiến hành hạch toán trên sổ sách sự biến động của vậy tư, CCDC,TSCĐ đó. Định kỳ lập báo cáo về vật tư, tài sản Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH: hàng ngày tiến hành chấm công cho CBCNV trong Nhà máy, dựa vào mức lương và các chế độ quy định. Kế toán thực hiện hoàn thành việc tính lương cho CBCNV, trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối tháng tiến hành trả lương cho người lao động. Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ: theo dõi hàng ngày quá trình thu, chi của Nhà máy, thông qua việc lập các báo cáo quỹ, các chứng từ, sổ sách liên quan và theo dõi các khoản nợ phải thu và nợ phải trả của Nhà máy để tiến hành trả hoặc thu nợ đúng thời hạn. Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: định kỳ trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát sinh các chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, cuối kỳ kế toán tiến hành tập hợp chi phí kết chuyển sang sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. Bộ phận này đòi hỏi độ chính xác cao, đòi hỏi kế toán phải nắm vững mọi hoạt động của Nhà máy. Bộ phận kế toán phân phối và xác định kết quả kinh doanh: hàng ngày khi phát sinh đến việc phân phối sản phẩm, kế toán tiến hành lập sổ sách kế toán. Định kỳ theo quý, năm để xác định kết quả kinh doanh của toàn Nhà máy. Để biết được hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy có hiệu quả hay không. Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra: theo dõi tình hình phát sinh nghiệp vụ kinh tế trong kỳ, tiến hành tổng hợp và kiểm tra, xem xét quy trình hạch toán của các bộ phận kế toán khác. Đồng thời phát hiện sai xót để xử lý kịp thời. 2.1.5. Chính sách kế toán áp dụng * Các chính sách kế toán của nhà máy - Chế độ kế toán được áp dụng theo QĐ 15/2006/QĐ/BTC ngày 26 tháng 03 năm 2006, theo các quyết định sửa đổi, bổ sung thực hiện, theo chuẩn mực kế toán. - Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ ghi sổ: Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Nhà máy cơ khí Mạ thực hiện niên độ kế toán theo quy định của Bộ tài chính ban hành bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng để ghi sổ kế toán là VNĐ. - Phương pháp khấu hao TSCĐ của công ty: Đối với bất cứ doanh nghiệp nào khi sử dụng tài sản cố định cũng cần thiết phải khấu hao, bởi vì khấu hao TSCĐ góp phần vào việc bảo toàn vốn cố định trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp doanh nghiệp thu hồi vốn cố định khi TSCĐ hết thời gian sử dụng mà không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nói cách khác khấu hao TSCĐ là phương pháp tính toán phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ để doanh nghiệp tái sản xuất và đầu tư mở rộng mua sắm mới trang thiết bị và công nghệ. Hiện nay theo chế độ quy định được thực hiện theo phương pháp là khấu hao theo thời gian sử dụng, khấu hao tổng hợp, khấu hao nhanh (khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao tổng số). Tuy nhiên để thuận tiện cho việc tính toán được đơn giản chính xác và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch giá thành sản phẩm Nhà máy áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo thời gian sử dụng cụ thể là mức khấu hao mỗi năm của từng tài sản sẽ được tính bằng cách lấy nguyên giá tài sản cố định đó chia cho số năm sử dụng của TSCĐ đó: NG M(K) = N(sd) Trong đó: MK : Mức khấu hao hằng năm NG: Nguyên giá TSCĐ N(sd): là số năm sử dụng của tài sản đó - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho ở công ty: Theo chế độ quy định khi phương pháp hạch toán hàng tồn kho có hai phương pháp: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 – Nhà máy cơ khí Mạ đã hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho các vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm trên các tài khoản kế toán và sổ kế toán. Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu, Giá trị vật liệu, Giá trị vật liệu CCDC tồn kho = CCDC tồn kho + CCDC nhập - CCDC xuất kho cuối kỳ đầu kỳ kho trong kỳ trong kỳ Đối với giá trị hàng xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng tháng công ty tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo kế toán. * Hình thức kế toán tại nhà máy: - Nhà máy cơ khí Mạ áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. - Các sổ sách kế toán vận dụng tại Nhà máy đều là sổ sách theo kiểu mẫu quy đinh trong hình thức kế toán Nhật ký chung, gồm: + Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ cái + Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết tiền gửi Sổ chi tiết thanh toán với người bán Sổ chi tiết thanh toán với người mua Sổ chi tiết nguyên vật liệu Sổ chi tiết nguồn vốn Thẻ kế toán chi tiết: Thẻ TSCĐ... - Hệ thống báo cáo tài chính: định kỳ lập báo cáo ở Nhà máy là báo cáo năm. Hiện nay đơn vị lập những báo cáo tài chính theo quy định chung, gồm: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Người chịu trách nhiệm lập báo cáo là kế toán trưởng. Các kế toán viên trong phòng kế toán cung cấp các sổ chi tiết để kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính. Mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước thông qua việc nộp thuế, các khoản thuế phí, lệ phí theo quy định. Trong các khoản thuế, phí phải nộp nhà nước thì thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài là loại thuế áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp có sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT, nên phải kê khai nộp thuế cho mặt hàng này với mức thuế suất ưu đãi do Nhà nước quy định là 5% Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra (1)Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời ghi các nghiệp vụ đó vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Ngoài ra hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Cuối tháng, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do 1 nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt(nếu có) (2)Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. 2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.2.1. Những đặc điểm, đặc thù chi phối công tác kế toán chi phí và tính giá thành Cách phân loại chi phí sản xuất tại công ty Do mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng nên yêu cầu quản lý đối với các loại chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cũng có nhiều điểm khác nhau. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những cách thức phân loại chi phí khác nhau. Tại Công ty TNHH Song Long lựa chọn hai tiêu thức phân loại sau: * Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí: Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp thuận tiện trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hợp lý, khoa học, chính xác. Tại Công ty TNHH Song Long, chi phí sản xuất được chia thành bốn khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ được sử dụng để thi công xây dựng các công trình. Những nguyên vật liệu chủ yếu là: đá, cát, xi măng, bê tông, sắt, thép - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm số tiền lương, tiền công phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất thi công (cả công nhân tổ lao động và tổ máy). Ngoài tiền lương phải trả cho công nhân trong biên chế, chi phí nhân công trực tiếp của công ty còn gồm cả tiền công trả cho lao động thuê ngoài. - Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hình thành nên thực thể sản phẩm. Các khoản chi phí này là: P Chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý đội. P Tiền trích 19% các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn bộ công nhân viên tổ đội sản xuất. P Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho nhu cầu quản lý đội. P Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý. P Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như: tiền điện, nước, điện thoại * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí: Việc phân loại theo tiêu thức này nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của công ty được chia thành các yếu tố sau đây: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế và các vật liệu khác sử dụng cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, không phân biệt địa điểm, phạm vi phát sinh chi phí và mục đích sử dụng chi phí. Những nguyên vật liệu thường được sử dụng là: đá, sát thép, xi măng, bê tông - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả, số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn bộ công nhân viên trong công ty và số tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Hàng năm để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất công ty sử dụng một số lượng lớn máy móc thiết bị phục vụ không chỉ cho thi công tại công trường mà còn phục vụ cho công tác quản lý tại doanh nghiệp. Các loại TSCĐ trong công ty hiện nay có thể kể đến gồm: P Các loại máy móc phục vụ thi công như: Ôtô các loại, máy ủi, máy xúc, máy lu, cẩu, trạm trộn P Các TSCĐ sử dụng cho văn phòng: Máy vi tính, máy phôtô, ôtô - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả cho các loại dịch vụ : điện, nước, điện thoại phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Các chi phí bằng tiền khác: Gồm toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất nằm ngoài các chi phí kể trên như: chi phí làm hộ chiếu, chi phí cho đoàn cán bộ công ty đi công tác, chi phí thu vốn 2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, với sản phẩm là cột bê tông li tâm các loại (của phân xưởng bê tông), các loại cột trụ, dây néo, chụp đầu cột đèn (của phân xưởng mạ), vật tư xuất kho để sản xuất sản phẩm đều có định mức quy định trước. Vì vậy Nhà máy đã lựa chọn từng đối tượng sản phẩm sản xuất ra là đối tượng tập hợp kế toán tập chi phí. Tại Nhà máy hiện nay kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí chi tiết cho từng sản phẩm. Các chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho từng sản phẩm. Còn chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm như chi phí sản xuất chung thì được tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp, kế toán mở các tài khoản và sổ sách để tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng. Trong phạm vi bài báo cáo này, em xin trình bày công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho sản phẩm cột bê tông li tâm 10B ngọn 190. 2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nội dung: Là chi phí chính cấu thành nên thành sản phẩm. Nguyên vật liệu chính ở Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ bao gồm các loại kim loại như: Sắt, thép các loại...Được thu mua từ các cơ sở sản xuất trong nước, nước ngoài (nếu kết cấu của sản phẩm yêu cầu nguyên vật liệu theo chủng loại, độ kỹ thuật bền dẻo) hoặc được nhà nước cấp. Là nguyên liệu trực tiếp để chế tạo các sản phẩm của nhà máy Nguyên vật liệu phụ: Là một phần chi phí phụ cấu thành nên sản phẩm nó góp phần thay đổi hình thức, chất lượng sản phẩm. Mặt khác vật liệu phụ còn có tác dụng làm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Vật liệu phụ thường dùng là: que hàn, than kíp lê, (bằng thùng gỗ), giấy dầu, giấy đáp, đá mài, gỗ v.v Nhiên liệu có tác dụng phát ra động lực để phục vụ cho quá trình sản xuất và dùng cho các phương tiện vận tải trong quá trình sản xuất của công ty nhiên liệu được dùng Điezen, xăng, dầu và các loại hoá chất khác như: khí oxy, nitor, catboon, các loại axit .v.v ( phục vụ cho quá trình mạ hoặc sơn). Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. * Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu Lập chứng từ kế toán là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong chu trình kế toán. Chứng từ kế toán là các văn bản chứng minh về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán và là cơ sở chứng minh tính hợp pháp của tài sản. Tổ chức tốt công tác hạch toán ban đầu luôn là vấn đề quan trọng trong công tác kế toán. Chứng từ hạch toán chi phí NVL trực tiếp gồm có: Bảng định mức vật tư, phiếu xuất kho, sổ chi tiết TK621, sổ cái TK621 * Tổ chức tài khoản - Nội dung: để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp”. TK621 được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dùng cho việc sản xuất sản phẩm. - Nguyên tắc sử dụng: khi có các hoạt động sản xuất và phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tiến hành ghi vào bên Nợ TK621 căn cứ vào phiếu xuất kho (nếu là xuất từ kho Nhà máy), hoặc căn cứ vào hóa đơn mua vật tư (nếu mua vật tư không qua kho). Nhà máy thực hiện tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ. * Quy trình ghi sổ - Khi xưởng sản xuất có nhu cầu xuất vật tư phục vụ việc sản xuất, kế toán căn cứ vào bảng định mức vật tư viết phiếu xuất kho. - Cuối tháng, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK621: 140.095.977đ Có TK152: 140.095.977đ Căn cứ vào định khoản trên, kết toán vào Sổ chi tiết TK621 cho từng loại sản phẩm tương ứng, sau đó kế toán mở Sổ cái TK621. Trích bảng định mức vật tư của cột LT 10B (Biểu 2.1) Trích phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất cột LT10B (Biểu 2.2) Từ các phiếu xuất kho kế toán mở Sổ chi tiết TK621 cho từng SP (Biểu 2.3) Sau đó, từ sổ chi tiết kế toán tiến hành mở Sổ cái TK621 (Biểu 2.4) Biểu 2.1. Bảng định mức vật tư cột LT 10B ngọn 190 SST vật tư đơn vị 10B 1 thép A3 Φ10 Kg 5040.00 2 thép A1 Φ8 Kg 336.00 3 thép Φ3 Kg 224.38 4 A3 Φ12 Kg 50.40 5 Ê cu M16x3 Cái 252.00 6 que hàn HD N46 Φ4 Kg 42.00 7 thép Φ1 Kg 67.20 8 xi măng PCB 30 Kg 13608.00 9 đá 1x2 m3 24.36 10 cát vàng m3 13.44 11 gỗ kê(100x100x600) m3 0.50 12 dầu chống dính Lít 84.00 13 than cục Kg 109.00 14 sơn chống dỉ Kg 1.68 Biểu 2.2: Phiếu xuất kho thép các loại cho sản xuất cột bê tông li tâm10B.190 Đơn vị : CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ Mẫu số : 02– VT Địa chỉ : Kho vật tư QĐ số :15/2006 Ngày 20/3/2006 BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 Tháng 3 năm 2008 Nợ TK621 Số: 03/3 Có TK152 Họ và tên người nhận hàng : Hoàng Hữu Chỉnh Đơn vị: Xưởng bê tông Lý do xuất: xuất vật tư sản xuất cột bê tông 10B.190 Xuất tại kho: 01 – kho xưởng bê tông STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Thép A3 Φ10 Kg 5.040 2 Thép A1 Φ8 Kg 336 3 Thép Φ3 Kg 224,38 Cộng Biểu 2.3. Sổ chi tiết TK621 của cột LT 10B.190 Đơn vị: CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ QĐ số :15/2006 SỔ CHI TIẾT TK621 – chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Sản phẩm: cột LT 10B.190 Tháng 3/2008 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có 08/9 05/3 xuất thép A3 Φ10 152 93,191,040 08/9 05/3 xuất thép A1 Φ8 152 6,111,840 08/9 05/3 xuất thép Φ3 152 3,561,144 08/9 05/3 xuất thép A3 Φ12 152 440,806 08/9 05/3 xuất Ê cu M16x3 152 15,792,884 08/9 05/3 xuất que hàn HD N46 Φ4 152 783,300 08/9 05/3 xuất thép Φ1 152 1,194,965 08/9 05/3 xuất xi măng PCB 30 152 10,115,235 08/9 05/3 xuất đá 1x2 152 5,104,000 08/9 05/3 xuất cát vàng 152 1,342,244 08/9 05/3 xuất gỗ kê(100x100x600) 152 1,250,000 08/9 05/3 xuất dầu chống dính khuôn cột 152 747,279 08/9 05/3 xuất than cục 152 414,200 08/9 05/3 xuất sơn chống dỉ 152 47,040 Kết chuyển chi phí NVL 154 140,095,977 Cộng 140,095,977 140,095,977 Biểu 2.4. Sổ cái TK621 Đơn vị: CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ Mẫu số : S03DN QĐ số :15/2006 Ngày 20/3/2006 BTC SỔ CÁI Tháng 3 năm 2008 Tên TK: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có 03/3 31/3 Xuất vật tư cho sx 152 325,684,742 Kết chuyển chi phí NVL tháng 3/2008 154 325,684,742 Cộng 325,684,742 325,684,742 2.2.4. Tổ chức kế toán chi phí nhân công trực tiếp * Nội dung Đây là khoản thù lao mà xí nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương như tại Nhà máy có phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ ngoài ra, công nhân còn đóng BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định. * Tổ chức chứng từ Tại Nhà máy hiện nay có các chứng từ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sau: Bảng định mức nhân công, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Sổ chi tiết TK622, Sổ cái TK622. * Tổ chức tài khoản Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được dùng để tập hợp và theo dõi toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. * Quy trình ghi sổ Tại các phân xưởng, hàng tháng tổ trưởng cùng nhân viên thống kê của phòng tổ chức lao động theo dõi thời gian sản xuất và trực tiếp chấm công cho từng công nhân trong tổ trên bảng chấm công, đồng thời cùng với phòng KCS theo dõi số sản phẩm hoàn thành, số sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm của từng công nhân làm ra. Cuối tháng tổ trưởng phân xưởng lập phiếu ghi số lượng sản phẩm hoàn thành của từng người gửi cho nhân viên quản lý kế toán lao động tiền lương. Cuối tháng kế toán lao động tiền lương căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và đơn giá của sản phẩm hoàn thành, xác định lương sản phẩm cho từng công nhân theo phương pháp tính sau: Tiền lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm x Số sản phẩm hoàn thành Hiện nay Nhà máy đang áp dụng hình thức trả lương theo hình thức khoán sản phẩm và có sự giám sát kỹ thuật. Căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng thanh toán khối lượng sản phẩm hoàn thành và Bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hành tính lương phải trả cho công nhân sản xuất 84 cột bê tông li tâm 10B theo đơn đặt hàng số 72 của Công ty Điện lực 1. Số tiền phải trả là: 15.216.852đ. Kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK 622 theo định khoản Nợ TK622: 15.216.852đ Có TK334: 15.216.852đ Trích Bảng định mức nhân công sản xuất cột LT 10B (Biểu 2.5) Trên cơ sở đó, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 2.6). Căn cứ vào số liệu trên các chứng từ đã tập hợp được, kế toán ghi vào Sổ chi tiết TK622 (Biểu 2.7), rồi mở Sổ cái TK622 (Biểu 2.8) Biểu 2.5. Bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp STT Tên sản phẩm Mã SP Giá nhân công 1 Cột LT 10B ngọn 190 LT 10B 181,153 2 Cột LT 10C ngọn 190 LT 10C 181,153 3 Cột LT 12B ngọn 190 LT 12B 201,362 4 Cột LT 14B ngọn 190 LT 14B 226,800 Biểu 2.6 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Đơn vị: Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ Mẫu số : 11 – LĐTL QĐ số :15/2006 Ngày 20/3/2003 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 3 năm 2008 Đvt : đồng TT Ghi có TK Ghi nợ TK TK334 TK 338 – Phải trả phải nộp khác Tổng cộng KPCĐ BHXH BHYT Cộng có TK 338 A B 1 2 3 4 5 7 1 TK 622 – CPNC TT 27,670,268 553,405 4,150,540 553,405 5,257,351 32,927,619 2 TK 627 – CPNV SX 9,269,000 185,380 1,390,350 185,380 1,761,110 11,030,110 Cộng 36,939,268 738,785 5,540,890 738,785 7,018,461 43,957,729 Biểu 2.7 Sổ chi tiết TK622-cột LT10B Đơn vị: CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ Sổ chi tiết tài khoản Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Sản phẩm: cột LT 10B.190 Tháng 3 năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK Số tiền Ngày Số đối ứng Nợ Có 31/3 PB Phân bổ lương cho tổ sản xuất cột LT 10B.190 334 15.216.852 31/12 Kết chuyển chi phí NC sản xuất cột LT 10B.190 154 15.216.852 Cộng 15.216.852 15.216.852 Biểu 2.8. Sổ cái TK622 Đơn vị : CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ Mẩu số : 02B - DN QĐ số :15/2006 Ngày 20/3/2006 SỔ CÁI TK 622 ĐVT: đồng. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có A B C D G 1 2 31/3 Tiền lương NC trực tiếp sx cột LT 10B 334 15.216.825 31/3 Các khoản trích theo lương 338 2.891.197 31/3 Kết chuyển các khoản lương và các khoản phải nộp vào TK 154 154 60.927.619 Cộng phát sinh 60.927.619 60.927.619 Dư cuối kỳ 0 0 2.2.5. Chi phí sản xuất chung * Nội dung: Chi phí sản xuất chung là chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình tạo ra sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất như: điện, nước, các dịch vụ mua ngoài * Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu Các chứng từ Nhà máy tiến hành để hạch toán chi phí sản xuất chung gồm: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Sổ cái TK627, Sổ chi tiết TK627, Sổ nhật ký chung * Tổ chức tài khoản kế toán Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung” và được mở cho các tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu tố chi phí: TK6271:chi phí nhân viên phân xưởng TK6272: chi phí vật liệu TK6273: chi phí dụng cụ TK6274: chi phí khấu hao TSCĐ TK6277: chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278: chi phí khác bằng tiền * Quy trình ghi sổ Hiện nay, Nhà máy lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm. Biểu 2.9. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Nhà máy Cơ khí – Mạ BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 3 năm 2008 Đối tượng phân bổ CP NCTT Chi phí sản xuất chung phân bổ Cộng TK 6271 TK 6272 TK 6273 TK 6274 TK 6277 Xưởng bê tông 60,927,619 12,550,884 4,905,090 1,203,868 2,325,168 8,474,333 29,459,343 Cột LT 10B ngọn 190 15,216,852 3,134,620 1,225,061 300,670 580,718 2,116,490 7,357,558 Cột LT 12B ngọn 190 952,634 196,239 76,694 18,823 36,355 132,500 460,612 Cột LT 14B ngọn 190 423,364 87,212 34,084 8,365 16,157 58,885 204,702 Xưởng cơ khí 45,082,359 47,709,757 4,020,874 11,495,098 267,220,891 10,409,769 340,856,389 Xưởng mạ 65,278,511 16,776,118 15,858,928 5,984,174 280,109,967 14,841,060 333,570,247 2.2.5.1 Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng TK6271 được dùng để hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí nhân viên phân xưởng là chi phí về lương và các khoản trích theo lương của nhân viên trong phân xưởng. - Căn cứ vào Bảng chấm công và Bảng thanh toán lương kế toán tiến hành phân bổ tiền lương nhân viên phân xưởng cho sản phẩm cột LT 10B.190 Tiền lương: 2.634.134đ, và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ: 500.486đ Nợ TK6271: 2.634.134đ Có TK334: 2.634.134đ Và các khoản trích theo lương: Nợ TK6271: 500.486đ Có TK3382: 10.010đ Có TK3383: 75.073đ Có TK3384: 10.010đ 2.2.5.2 Hạch toán chi phí vật liệu Kế toán dùng TK6272 để hạch toán chi phí vật liệu được dùng cho bộ phận sản xuất chung. Căn cứ vào định mức và các phiếu xuất kho vật liệu cho sản xuất chung, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cột LT 10B theo định khoản: Nợ TK6272: 1.225.061đ Có TK152: 1.125.061đ 2.2.5.3 Hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất Kế toán sử dụng TK6273 để hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất cho phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ liên quan khác, kế toán tiến hành phân bổ chi phí dụng cụ sản xuất cho sản phẩm cột LT10B theo định khoản: Nợ TK6273: 300.670đ Có TK153: 300.670đ 2.2.5.4. Hạch toán chi phí KHTSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất của công ty bao gồm: khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng Kế toán sử dụng TK6274 để hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ Nhà máy thực hiện tính và phân bổ khấu hao theo đường thẳng NG M(K) = N(sd) Trong đó: MK : Mức khấu hao hằng năm NG: Nguyên giá TSCĐ N(sd): là số năm sử dụng của tài sản đó Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho sản phẩm cột LT 10B theo định khoản Nợ TK6274: 580.718đ Có TK214: 580.718đ 2.2.5.5. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác như: chi phí điện, nước, vận chuyển đều được khoán định mức nhất định cho từng phân xưởng, mức khoán này do phòng kế hoạch ấn định dưa trên cơ sở các phiếu sản xuất đưa ra cho từng phân xưởng, kế hoạch sản xuất của từng phân xưởng. Căn cứ vào các chứng từ gốc ( phiếu chi tiền mặt, giấy báo ngân hàng) và các tài liệu có liên quan, kế toán tiến hành phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản phẩm cột LT10B theo định khoản: Nợ TK6277: 2.116.490đ Có TK111,131: 2.116.490đ Sau khi kế toán riêng cho từng khoản mục, kế toán tiến hành vào Sổ cái TK627 (Biểu 2.8), rồi vào Sổ chi tiết TK627(Biểu 2.9) Biểu 2.9 Sổ chi tiết TK627 Đơn vị: CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ SỔ CHI TIẾT Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Sản phẩm: cột BTLT 10B.190 Tháng 3/2008 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có chi phí nhân viên PX 334 1,134,620 chi phí vật liệu cho PX 152 1,225,061 chi phí CCDC cho PX 153 300,670 chi phí khấu hao TSCĐ ở PX 214 580,718 chi phí dịch vụ mua ngoài 131 2,116,490 Kết chuyển vào TK154 154 5,357,559 Cộng 5,357,559 5,357,559 Biểu 2.8 Sổ cái TK627 Đơn vị: CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ Mẫu số : S03DN QĐ số :15/2006 Ngày 20/3/2006 BTC SỔ CÁI Tên TK: Chi phí sản xuất chung Số: 627 Tháng 3/2008 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số NT Nợ Có 31/3 chi phí nhân viên PX 334 1,134,620 31/3 chi phí vật liệu cho PX 152 1,225,061 31/3 chi phí CCDC cho PX 153 300,670 31/3 chi phí khấu hao TSCĐ tại PX 214 580,718 31/3 chi phí điện, nước tại PX 131 2,116,490 Kết chuyển vào TK154 154 703,885,979 Cộng 703,885,979 703,885,979 2.2.6. Tổng hợp chi phí cuối kỳ Các chi phí sau khi được tập hợp theo từng khoản mục chi phí cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm hoàn thành, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành. Cuối kỳ, sau khi đã tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán tiến hành cộng số liệu trên các Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, rồi thực hiện các bút toán kết chuyển. Sau đó, kế toán tiến hành lập Sổ cái TK154 và các Sổ chi tiết để theo dõi cho từng loại sản phẩm. Lấy sản phẩm cột LT 10B.190 làm ví dụ ta có các bút toán sau: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154: 140.095.977đ Có TK 621: 140.097.977đ - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: 15.216.852đ Có TK 622: 15.216.852đ - Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: 5.357.559đ Có TK 627: 5.357.559đ Biểu 2.9. Sổ chi tiết TK154 Đơn vị: CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ SỔ CHI TIẾT Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Sản phẩm: cột LT 10B.190 Tháng 3/2008 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có A B C D G 1 2 Dư đầu kỳ 31/3 31/3  Kết chuyển chi phí NVL 621 140,095,977 31/3  31/3 Kết chuyển chi phí NCTT 622 15,216,852 31/3  31/3 Kết chuyển chi phí SXC 627 5,357,559 31/3  31/3 Nhập kho thành phẩm 155 160,670,388 Công phát sinh 160,670,388 160,670,388 Dư cuối kỳ 0 0 Biểu 2.10. Sổ cái TK154 Đơn vị: CN Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ Mẫu số : S03DN QĐ số :15/2006 Ngày 20/3/2006 BTC SỔ CÁI Tên TK: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số: 154 Tháng 3/2008 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có A B C D G 1 2 Dư đầu kỳ 28/8 Kết chuyển chi phí NVL 621 325,684,742 28/5 Kết chuyển chi phí NCTT 622 162,927,619 28/5 Kết chuyển chi phí SXC 627 703,885,979 28/5 Nhập kho thành phẩm 155 1,192,498,340 Công phát sinh 1,192,498,340 1,192,498,340 Dư cuối kỳ 0 0 2.3. Tổ chức công tác tính giá thành 2.3.1. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành * Đối tượng tính giá thành Công tác tính giá thành là một công cụ kinh tế quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất cũng như tình hình tổ chức quản lý sản xuất ở các doanh nghiệp xây lắp, nhằm đảm bảo tính chính xác, tính đúng giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý theo dõi được tình hình sản xuất thi công, tình hình quản lý và sử dụngchi phí, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời ngăn chặn những khoản chi phí phát sinh không hợp lý. Để thực hiện tốt công tác tính giá thành thì cần phải xác định đối tượng tính giá thành chính xác. Tại Nhà máy Cơ khí – Mạ thực hiện tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành. * Kỳ tính giá thành Để xác định được kỳ tính giá thành cho từng đối tượng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất. Do đặc thù quy trình công nghệ của Nhà máy nên ở khâu sản xuất cột bê tông li tâm không có sản phẩm dở, do vậy Công ty xác định kỳ tính giá thành là tháng (cuối tháng). 2.3.2. Tổ chức công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Nhà máy sản xuất sản phẩm theo hình thức khoán theo sản phẩm và đã có sự giám sát kỹ thuật của tổ trưởng hoặc nhân viên kỹ thuật ở từng giai đoạn của quy trình, công nghệ sản xuất. Sau khi sản phẩm hoàn thành thì tiếp tục được người quản lý phân xưởng kiểm định lần cuối mới tiến hành xuất kho. Nên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tương đối đồng đều. Phương pháp kỹ thuật tính giá thành Chi nhánh Công ty TNHH một thành viện xây lắp điện 4 – Nhà máy Cơ khí-Mạ áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp, vì không có sản phẩm dở nên toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp để tính giá thành sản phẩm. * Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Giá thành và chi phí là hai loại chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất quyết định tới tính chính xác của giá thành sản phẩm. Chi phí biểu hiện hao phí còn giá thành biểu hiện kết quả sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Cả hai cùng giống nhau về bản chất "đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động, lao động vật hoá bỏ ra" nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói tới chi phí sản xuất là giới hạn chúng trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt loại sản phẩm nào đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm xây lắp lại gắn với khối lượng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí dở dang đầu kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức: Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (hoặc không có sản phẩm dở dang) thì giá thành sản phẩm trùng với chi phí sản xuất ra sản phẩm. Muốn tính đúng giá thành sản phẩm phải kết hợp chính xác, kịp thời chi phí sản xuất phát sinh theo đối tượng chịu chi phí cụ thể tạo cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm. Về mặt lượng nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành khối lượng sản phẩm hoàn thành. Như vậy ta thấy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tuy khác nhau về mặt lượng nhưng lại có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc phân loại, tập hợp chi phí đúng đắn đầy đủ sẽ góp phần quản lý tốt vật tư, tài sản, nhân công... tránh được thất thoát vốn, làm hạ giá thành sản phẩm. Qua đó đem lại những lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh. Căn cứ vào sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất (Biểu 2.11). Trên cơ sở đó, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành tháng 3/2008 cho cột bê tông li tâm 10B (Biểu 2.12) Biểu 2.11. Bảng tổng hợp chi phí sản xuât Nhà máy Cơ khí – Mạ BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Tên sản phẩm Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng cộng Cột LT 10B 140,095,977 15,216,852 5,375,559 160,688,388 Trụ đỡ TBA 220 8,631,288 1,105,023 570,600 10,306,911 Máng táp TBA 220 1,885,700 624,245 235,196 2,745,141 Tổng chi phí 325,684,742 162,927,619 703,885,979 1,192,498,340 Biểu 2.12. Bảng tính giá thành Nhà máy Cơ khí – Mạ BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Tên hàng Số lượng Chi phí NVL TT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng giá thành Giá thành dơn vị Cột LT 10B.190 84 140,095,977 15,216,852 5,755,935 161,068,764 1,917,485.29 Chương 3. Nhận xét đánh giá chung 3.1. Những nhận xét, đánh giá chung * Những kết quả và ưu điểm. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí mạ trên cơ sở những kiến thức lý luận chung đã học tại trường em nhận thấy trong công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng có những kết quả và ưu điểm nổi bật sau: Là doanh nghiệp thuộc tổng công ty lớn được thành lập từ năm 1987 Nhà máy đã trải qua không ít những thăng trầm, đương đầu với những khó khăn do cạnh tranh đem lại. Song với nỗ lực bản thân cũng như sự giúp đỡ của các đơn vị hữu quan và các cơ quan chủ quản, Nhà máy đã đứng vững và không ngừng phát triển, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước bằng những mặt hàng có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp giá cả hợp lý. Sự nhậy bén và linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế giúp nhà máy dần hoà nhịp bước của mình với nhịp điệu tăng trưởng kinh tế của đất nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chủ động trong sản xuất. Quan trọng hơn cả là không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên, họ không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và trình độ tay nghề, trang bị máy móc thiết bị hiện đại áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, Nhà máy luôn chấp hành đầy đủ các khoản thuế và đóng góp Nhà nước. Về bộ máy kế toán, là một doanh nghiệp Nhà nước , Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ đã chủ động xây dựng một mô hình quản lý, hạch toán khoa học hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường với bộ máy quản lý phù hợp. Các phòng ban chức năng của Nhà máy cũng như các đơn vị trực thuộc như Xưởng, đội sản xuất đã phối hợp chặt chẽ với nhau, hoạt động có hiệu quả, tư vấn cho lãnh đạo Nhà máy trong việc giám sát quá trình sản xuất, quản lý kinh tế. Mặt khác, bộ máy kế toán được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất, góp phần đắc lực vào công tác quản lý giám sát tài chính của Nhà máy. Nhờ vậy, mọi chi phí phát sinh đều được tính toán phục vụ cho công tác tính giá thành kịp thời và cung cấp thông tin cho quản lý. Bên cạnh đó, kế toán Nhà máy đã biết vận dụng lý luận vào thực tế một cách phù hợp. - Trong việc hạch toán ở Nhà máy đã sử dụng hình thức ghi sổ sách hợp lý với qui định của công ty cũng như Nhà nước ban hàng hiện nay. Trong công tác hạch toán đã hạch toán đúng với quy định hiện hành của Bộ tài chính, Hình thức nhật ký chung được áp dụng vào việc hạch toán kế toán của Nhà máy. Do trình độ của cán bộ công nhân viên khác nhau: Đại học có, cao đẳng có, trung cấp có nên việc áp dụng chứng từ sổ sách trong kế toán rất được chú trọng và hợp lý khoa học. Việc tập hợp chi phí phát sinh trong quy trình sản xuất được tập hợp đầy đủ rõ ràng. Đây là nguồn thông tin tin cậy cho ban quản lý của Nhà máy và từ đây có những biện pháp cụ thể trong chiến lược kinh doanh theo đặc điểm của từng thời kỳ góp phần quan trọng trong việc kinh doanh của Nhà máy đạt hiệu quả ngày càng cao, đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế - Xã hội phát triển. - Về tổ chức công tác kế toán: Để bắt kịp với xu thế chung, với yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi kế toán phải thu nhận xử lý, cung cấp các thông tin kinh tế tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Trên cơ sở đó Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí Mạ đã ứng dụng máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán; Các nhân viên đã vận dụng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ thuật sử dụng máy vi tính để điều khiển máy. Khi đó, máy vi tính sẽ tự động làm việc theo chương trình đã được thu nhận, trên cơ sở hạch toán và trình tự các phương pháp kế toán cơ bản để thu nhận xử lý và cung cấp thông tin, với ưu điểm của kỹ thuật tin học. Việc thực hiện kế toán trên máy vi tính đã giúp Nhà máy giảm được khối lượng ghi chép số liệu của nhân viên kế toán, đẩy nhanh quá trình tính toán xử lý thông tin và lập các báo cáo. Đồng thời, đảm bảo lưu trữ bảo quản số liệu kế toán an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng công tác kế toán, giảm được chi phí hạch toán. Các Giám đốc điều hành luôn sẵn có thông tin hoạt động từ chi tiết đến tổng hợp, theo mọi khía cạnh vào bất cứ lúc nào. Các nhân viên trong doanh nghiệp có thể được quyền khai thác thông tin theo nhu cầu và quyền hạn của mình. -Về hình thức sổ kế toán : Nhà máy áp dụng hình thức “nhật ký chung” hình thức này có ưu điểm đơn giản, dể áp dụng, các sổ cái và sổ chi tiết theo trình tự thời gian định khoản . Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhược điểm là khối lượng công việc ghi chép lớn do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng một lúc phải ghi chép vào nhiều loại sổ khác nhau. Việc áp dụng hình thức kế toán này là hoàn toàn phù hợp với trình độ đội ngũ kế toán, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật trong công tác tính toán, xử lý thông tin, phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của Nhà máy cũng như của Công ty yêu cầu. . -Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán: Nhìn chung, hệ thống chứng từ ban đầu của Nhà máy được tổ chức hợp pháp, hợp lệ đầy đủ. Hệ thống tài khoản và sổ kế toán được vận dụng một cách khoa học, theo đúng chế độ kế toánv hiện nay. Các tài khoản kế toán và sổ kế toán được mở chi tiết cho từng tài khoản, bên cạch những sổ sách, biểu mẫu quy định Nhà máy còn có một số sổ sách biểu mẩu thiết kế phù hợp , tiện lợi áp dụng cho hạch toán kế toán theo quy định của tập đoàn (đã được sự cho phép của bộ tài chính ) - Về công tác hạch toán ban đầu: Từ công việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ được kế toán Nhà máy tiến hành khá cẩn thận, đảm bảo cho số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý, đầy đủ chính xác theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp. - Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Được xác định phù hợp với đặc điểm của sản phẩm mà Nhà máy sản xuất ra. Nhìn chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Nhà máy đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán và các bộ phận có liên quan. Nhà máy đã áp dụng hình thức giao khoán xuống phân xưởng sản xuất, đây là hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của Nhà máy hiện nay. - Trong quá trình sản xuất, hình thức trả lương theo sản phẩm không còn phù hợp nữa, do đó Nhà máy đã áp dụng hình thức khoán sản phẩm. Đây là một hình thức quản lý hợp lý, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư tiến vốn, có tác động tích cực đến giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Phương pháp khoán sản phẩm trong sản xuất, tạo điều kiện gắn liền với lợi ích vật chất của người lao động, với chất lượng và tiến độ thi công công trình, xác định rõ trách nhiệm vật chất của từng tổ đội thi công, trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng hiện có của Nhà máy. Đội ngũ công nhân sản xuất lành nghề, có năng lực được phân công đúng chuyên môn do đó làm tăng năng xuất, giảm giá thành 1 cách triệt để. Mặt khác,. do công việc của quy trình sản xuất là khác nhau, nhà máy đã linh hoạt áp dụng việc mức lương khá cao và ổn định và khiến đã người lao động làm việc hăng say đảm bảo sức khoẻ cũng như tinh thần của người lao động. Một đặc điểm nổi bật của chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí mạ là hình thức khoán đáng kể các đơn vị khác quan tâm. Phương thức khoán của Nhà máy không phải là “khoán trắng” mà là “khoán quản” tức là hình thức khoán có sự quản lý chặt chẽ của các phòng ban: Phòng kế hoạch, Phòng kỹ thuật công nghệ, phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về tiến độ sản xuất khối lượng và chất lượng sản phẩm; Phòng tài chính – kế toán giám sát về mặt tài chính phối hợp với phòng kế hoạch kỹ thuật lập thủ tục thanh toán với nhà cung cấp. Các phân xưởng nhận khoán gọn chịu trách nhiệm ràng buộc trước các Phòng kế hoạch, Phòng kỹ thuật, đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm với Nhà máy - Về vật tư: Nhà máy cũng giao quyền chủ động Phòng kỹ thuật công nghệ - Vật tư chịu trách nhiệm mua vật tư cần thiết sử dụng ngay. Vật tư phải đảm bảo đúng chất lượng, đúng thủ tục hiện hành (đủ hoá đơn tài chính, thủ tục nhập xuất hoặc chuyển thẳng tới phân xưởng sản xuất.) Sự phối hợp trên giữa các phòng ban trong Nhà máy với các phân xưởng sản xuất luôn đảm bảo cho việc tính giá thành đầy đủ chính xác, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động. Có được những thành tựu như vậy là do kết quả công sức lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Nhà máy và một phần không nhỏ trong đó là sự cố gắng nỗ lực của hệ thống kế toán, thực hiện vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình. * Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm trong công tác quản lý và hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy, vẫn còn một số mặt hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm Nhà máy. Ý kiến đề xuất Xuất phát từ những tồn tại về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy, với sự cần thiết và những yêu cầu của việc hoàn thiện công tác kế toán, vấn đề đặt ra đối với nhà máy nói chung và kế toán nói riêng là phải khắc phục những tồn tại từng bước, hoàn thiện công tác kế toán phù hợp với hệ thống kế toán hiện nay của các đơn vị bạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí mạ , được sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy nói chung, phòng kế toán nói riêng, cùng sự hướng dẫn của thầy giáo, em đã nghiên cứu sâu hơn về công tác kế toán, cụ thể là tìm hiểu công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của nhà máy . Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em mạnh dạn đưa ra ý kiến đề suất của mình góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí mạ. Hoàn thiện công tác chi phí nhân công trực tiếp: Nhà máy nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất với tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương để đảm bảo giữ một tỷ lệ ổn định về CPNCTT trong giá thành sản phẩm giữa các tháng , các đơn đặt hàng . Công thức tính : Mức trích trước hàng tháng tiền lương của công nhân viên = Tổng tiền lương cơ bản Của công nhân SX trong tháng x Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân viên Trong đó : Tỷ lệ trích trước Tổng tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép = của công nhân sản xuất Tổng tiền lương của CNSX theo kế hoạch năm Sau đó phân bổ khoản tiền lương nghỉ phép cho từng đơn đặt hàng theo số lượng sản phẩm hoàn thành. Kế toán tiến hành như sau : - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí ghi : Nợ TK 622 Có TK335 Khi tiền lương của công nhân thực tế phát sinh ghi : Nợ TK 335 Có TK 334 Thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân ghi : Nợ TK 334 Có TK 111 Cuối năm kế toán tiến hành quyết toán giữa số trích trước với số thực tế phát sinh - Nếu số thực tế nhỏ hơn số trích trước , kế toán tiến hành ghi giảm chi phí phần chênh lệch : Nợ TK 335 Có TK 622 - Nếu số thực tế lớn hơn số đã trích , kế toán ghi thêm vào chi phí phần chênh lệch : Nợ TK 622 Có TK 335 Bên cạnh đó Nhà máy nên có những điều chỉnh sau: - Thứ nhất: nhà máy nên tăng chế độ cho công nhân đi tham quan hàng năm(hiện nay là 1lần/1năm). Nếu mỗi năm nhà máy tổ chức cho cán bộ công nhân viên cùng đi tham quan thì sẽ khiến họ hiểu nhau hơn, đoàn kết, hăng hái trong lao động (có thể tăng lên 2 lần/năm vào các dịp lễ). - Thứ hai: đôi khi, trách nhiệm của kế toán trưởng khá lớn, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên không tránh khỏi áp lực công việc. Cần giảm khối lượng cho kế toán trưởng bằng cách phân công cho người có khả năng hoặc tuyển thêm nhân viên. Trên đây là những nhận xét của bản thân em sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 - Nhà máy cơ khí mạ. Xong do kiến thức mới học, hơn nữa chưa qua thực tiễn nhiều, em hy vọng với những đề xuất của mình được đóng góp phần nào vào công tác kế toán của Nhà máy để trong quá trình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới có hiệu quả cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6524.doc
Tài liệu liên quan