Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, kiểm tra giám sát toàn bộ khâu kỹ thuật, an toàn lao động, đồng thời có nghĩa vụ nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề ra các giải pháp cho việc đầu tư đổi mới kỹ thuật nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Các phòng ban gồm có:
- Phòng kế hoạch - Vật tư : Lập kế hoạch sản xuất của công ty dựa vào tình hình thực tế, xây dựng các định mức về chi phí, lao động, sản phẩm và duyệt quỹ lương. Đảm bảo đầy đử, kịp thời những thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động, máy móc thiết bị. Đồng thời, dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần thiết để cung ứng vật tư kịp thời cho hoạt động sản xuất.
- Phòng kỹ thuật: Bao gồm kỹ thuật cơ điện và kỹ thuật công nghệ có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách, cho từng mặt hàng. Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc sản xuất theo đúng quy trình công nghệ.
55 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao nhất, quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty hiện tại và tương lai. Quản lý toàn bộ tài chính của doanh nghiệp và chịu mọi trách nhiệm với nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ban kiểm soát: Có chức năng kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống kế toán, xác minh các bản khai tài chính.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thu mua vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho sản xuất và là người đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, kiểm tra giám sát toàn bộ khâu kỹ thuật, an toàn lao động, đồng thời có nghĩa vụ nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề ra các giải pháp cho việc đầu tư đổi mới kỹ thuật nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Các phòng ban gồm có:
Phòng kế hoạch - Vật tư : Lập kế hoạch sản xuất của công ty dựa vào tình hình thực tế, xây dựng các định mức về chi phí, lao động, sản phẩm và duyệt quỹ lương. Đảm bảo đầy đử, kịp thời những thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động, máy móc thiết bị. Đồng thời, dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần thiết để cung ứng vật tư kịp thời cho hoạt động sản xuất.
Phòng kỹ thuật: Bao gồm kỹ thuật cơ điện và kỹ thuật công nghệ có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách, cho từng mặt hàng. Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc sản xuất theo đúng quy trình công nghệ.
Phòng tổ chức hành chính và bảo vệ: Tổ chức điều hành, bố trí và sử dụng lao động trong Công ty, đào tạo và phát triển tay nghề, ký hợp đồng lao động và quyết định khen thưởng kỷ luật. Chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính, cung cấp và lưu trữ các hồ sơ trong công tác đối nội, đối ngoại, vệ sinh công nghiệp và thực hiện các quyền lợi cho người lao động.
Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ tổ chức bảo vệ tài sản cho công ty, theo dõi lượng khách ra vào công ty
Phòng tài chính kế toán: Quản lý hoạt động tài chính của công ty, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn để phản ánh cụ thể các chi phí đầu vào, đầu ra. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho các cấp quản lý.
Phòng thị trường và tiêu thụ: Có nhiệm vụ tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, đề ra các chính sách marketing phù hợp với doanh nghiệp.
Các phân xưởng gồm:
Phân xưởng Phụ kiện
Phân xưởng Pin số 1
Phân xưởng Pin số 2
Nghành Điện – Hơi - Nước
Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
Công tác kế toán là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp. Công tác kế toán chính là một khoa học, một kỹ thuật ghi nhận, phân loại tổng hợp và cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của một đơn vị kinh tế, giúp cho các nhà quản trị đưa ra những quyết định thích hợp. Nhiệm vụ cơ bản của công tác kế toán là cung cấp thông tin về kinh tế tài chính cho những người ra quyết định.. Từ thông tin về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản từng loại, đến việc giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, công tytình hình sử dụng nguồn kinh phí của các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở thực hiện luật pháp và các chế độ thể lệ hiện hành, cũng như theo dõi tình hình huy động và sử dụng các nguồn tài sản do liên kết kinh tế, giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với nhà nước, với cấp trên, với các đơn vị bạn.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, Công ty Cổ phần Pin Hà Nội rất chú trọng đến công tác tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giúp lãnh đạo Công ty tổ chức công tác quản lý kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, công ty đã căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của doanh nghiệp mình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung và tiến hành hạch toán độc lập. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán như việc phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính, phân tích và phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, lập các phương án kế toán quản trị cho doanh nghiệp, đều được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của Công ty.
Do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối lớn nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức bao gồm 6 người. Đứng đầu là kế toán trưởng - trưởng phòng kế toán, 01 kế toán phó – phó phòng kế toán ( kế toán tổng hợp) và các nhân viên phụ trách các phần hành kế toán. Tại các phân xưởng không có nhân viên kế toán mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm thông kê phân xưởng để lập và thu thập chứng từ về hoạt động sản xuất ở các phân xưởng sau đó chuyển lên phòng kế toán (phòng tài vụ) để tập trung xử lý, ghi sổ.
Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Pin Hà Nội được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán tiền mặt
Kế toán ngân hàng
Kế toán vật tư
Kế toán TS
CĐ
Kế toán tiền
lương
Kế toán CPSX & giá thành
kế toán tiêu thụ
Thủ quỹ
Kế toán trưởng: Kiêm trưởng phòng kế toán là người phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán ở công ty. Đồng thời cũng là người giúp việc giám đốc trong các lĩnh vực thông tin kinh tế, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, giúp giám đốc về lĩnh vực tài chính, giá cả và hạch toán kinh doanh.
Kế toán tổng hợp: Kiêm kế toán chi phí sản xuất và giá thành, có nhiệm vụ tổng hợp các phần hành kế toán để lập báo cáo quyết toán quý. Đồng thời có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ va tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
Kế toán tiền mặt kiêm kế toán TSCĐ: Theo dõi thu chi về tiền mặt phát sinh hàng ngày ở công ty. Đồng thời thực hiện theo dõi toàn bộ tài sản, hiện vật thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng trong công ty.
Kế toán ngân hàng kiêm kế toán tiền lương và kế toán tiêu thụ: Làm nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng, thanh toán công nợ ngân hàng, chuyển séc, mở LC và thực hiện tính lương, phụ cấp và các khoản trích nộp tiền lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, thu nhận các chứng từ về tiêu thụ sản phẩm để tiến hành ghi sổ và thanh toán các khoản nợ với khách hàng.
Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật tư.
Kế toán quỹ (Thủ quỹ): Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ gốc tiến hành lập phiếu thu chi tiền mặt để thanh toán cho cán bộ công nhân viên của công ty, cũng như khách hàng ngoài công ty đến giao dịch
Trong bộ máy kế toán của công ty, mỗi một nhân viên có một nhiệm vụ, chức năng khác nhau, phụ trách một phần hành kế toán khác nhau, nhưng đều có mối quan hệ khăng khít với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp cho công việc thông suốt, chính xác
1.3.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hoá Chất Việt Nam. Đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Chế độ, chinh sách kế toán của công ty hiện tại được áp dụng theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ-BTC quy định chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/ 3/ 2006. Theo đó, công ty đã căn cứ vào “ Chế độ kế toán doanh nghiệp”, tiến hành nghiên cứu, cụ thể hoá và xây dựng nên chế độ kế toán, các quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty. Công ty cũng đã nghiên cứu áp dụng danh mục các tài khoản, chứng từ, sổ kế toán và lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán của đơn vị.
Chế độ chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng tại đơn vị thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/ 5/ 2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng tại công ty bao gồm:
Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp gồm 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;
+ Chỉ tiêu bán hàng;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành)
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại đơn vị
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng tại đơn vị bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ 15/ 2006/ QĐ-BTC. Từ cơ sở lý luận này, công ty đã tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với tài khoản kế toán phù hợp vói đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý công ty trên nguyên tắc phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Chế độ sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
Tại công ty Cổ phẩn Pin Hà Nội, hình thức kế toán là Nhật ký chứng từ. Hiện tại, công tác kế toán của công ty đã được vi tính hoá nên hình thức kế toán Nhật ký chứng từ cũng có những cải thiện phù hợp. Nhìn chung, những nội dung đặc điểm và trình tự và phương pháp ghi sổ của hình thức này vẫn được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đắn. Các loại sổ kế toán được sử dụng bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp, gồm:
+ Nhật ký chứng từ
+ Sổ cái
- Sổ kế toán chi tiết, gồm:
+ Bảng kê
+ Bảng phân bổ
+ Sổ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại công ty.
(1). Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các bảng phân bổ và nhật ký chứng từ số 7.
Trong đó, đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ trước hết được tập hợp và phân loại trong bảng phân bổ, rồi lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê số 4, bảng kê số 5, bảng kê số 6 và nhật ký chứng từ số 7.
Tại bảng kê số 4 - tập hợp sản xuất theo phân xưởng , cuối tháng tập hợp số liệu tính giá thành sản phẩm, ghi kết quả vào thẻ giá thành, chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ số 7.
Tại bảng kê số 5, bảng kê số 6 cuối tháng tổng hợp số liệu và chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ số 7.
(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên Nhật ký chứng từ số 7, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Nhật ký chứng từ số 7 với các sổ, thẻ kế toán chi tiết để ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ số 7, bảng kê, thẻ tính giá thành sản phẩm được dùng để lập Báo cáo Tài chính.
Sơ đồ 4: Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc NhËt ký chøng tõ
Báo cáo kế toán
Thẻ tính giá thành sản phẩm
- Bảng kê số 4
- Bảng kê số 5
- Bảng kê số 6
Sổ cái TK 621,
TK 622, TK627,
TK154 (631)
Nhật ký chứng từ
số 7
Các bảng phân bổ:
- Tiền lương
- VL và CCDC
- Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Các chứng từ gốc :
- Bảng thanh toán tiền lương
- Phiếu xuất kho vật tư
-...................................
- Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Quan hệ đối chiếu
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo các tài chính của đơn vị bao gồm:
- Báo cáo tài chính năm và giữa niên độ.
- Báo cáo tài chính hợp nhất và tổng hợp.
Trong đó:
+ Báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính, định kỳ ba tháng (1 quý) doanh nghiệp lập báo cáo một lần. Nộp cho Cục thuế thành phố Hà Nội trước ngày 20 của Quý tiếp theo.
+ Báo cáo tài chính năm, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính năm lập và nộp cho cơ quan quản lý trước ngày thứ trước ngày thứ 30 của năm tài chính tiếp theo.
Ngoài ra, hàng tháng đơn vị lập tờ khai thuế GTGT, cùng các báo cáo thuế GTGT mua vào, bán ra, tình hình sử dụng hoá đơn, ...và nộp cho Cục thuế thành phố Hà Nội trước ngày 20 của tháng tiếp theo.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Công ty Cổ phần Pin Hà nội là đơn vị sản xuất Pin. Quá trình sản xuất Pin được tổ chức tại phân xưởng. Cùng trên một dây chuyền sản xuất nhưng tạo ra các loại Pin khác nhau. Việc xác định sản xuất loại Pin nào đã được xác định ngay từ đầu quy trình sản xuất khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất...Như vậy, căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí là phân xưởng sản xuất và các yếu tố khác như đặc điểm về trình độ và các yêu cầu về quản lý chi phí của công ty...Công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.
1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trên cơ sở đã xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất Pin, công nghệ cổ phần Pin Hà Nội xác định đối tượng tính giá thành là các loại Pin, gồm pin R20, R6, R14, R40, pin BTO pin P02.
1.3. Phân loại chi phí sản xuất và công tác chi phí sản xuất sản xuất tại công ty Cổ phần Pin HN
Để sản xuất ra Pin thành phẩm phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Dựa vào nội dung và tính chất của chi phí, công ty Cổ phần Pin Hà Nội phân loại chi phí sản xuất thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
Như trên đã trình bày, công nghệ sản xuất của các loại pin tại công ty cổ phần Pin Hà Nội là tương đối giống nhau, dẫn đến có sự tương đồng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của mỗi loại sản phẩm. Để có thể hiểu rõ hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của các loại sản phẩm tại công ty, em xin trình bày về quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm tiêu biểu R6.
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần Pin Hà Nội là những chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ có liên quan đến quá trình sản xuất Pin.
Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính (gần 40 loại) như kẽm thỏi, Mn, muối Amôn, Graphít, cọc than,...; vật liệu phụ (gần 30 loại) như: nhãn tóp R20, bột đá, tóp vỉ, giấy lót đáy,...Do số lượng chủng loại vật tư của công ty phong phú, đa dạng và nguyên liệu chính chủ yếu nhập ngoại nên công tác xây dựng kế hoạch cung cấp đủ nguyên vật liệu cho sản xuất luôn được công ty coi trọng.
Các chứng từ sử dụng:
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Phiếu kiểm tra chất lượng của bộ phận KCS
Biên bản kiểm đếm hàng thực tế
Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
Trong đó:
Tài khoản 1521: Nguyên vật liệu chính
Tài khoản 1522: Nguyên vật liệu phụ
Tài khoản 1523: Nhiên liệu
Tài khoản 1524: Phụ tùng thay thế
Tài khoản 1525: Vật liệu xây dựng
Tài khoản 1527: Phế liệu thu hồi
- Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong đó:
Tài khoản 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm R6
....
Trình tự hạch toán:
Nguyên liệu, vật liệu của công ty được nhập theo nhiều nguồn như: mua nguyên vật liệu trong và ngoài nước, nhờ gia công, và nguồn khác (vay mượn,...) và được lưu tại kho công ty. Khi đó, giá trị thực nhập của nguyên liệu, vật liệu được tính như sau:
Giá trị thực nhập = Số lượng X Đơn giá
Nguyên liệu, vật liệu thực nhập thực tế
Ở công ty việc quản lý nhập, xuất, tồn kho do thủ kho và kế toán vật tư đảm nhận. Ở kho thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh tình hình hàng ngày nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật tư theo chỉ tiêu số lượng.
Khi nhập nguyên vật liệu, thủ kho căn cứ theo phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp tiến hành ghi các thông tin về mặt hàng như: số lượng, chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn vào thẻ kho. Thẻ kho được lập thành 2 liên, 01 liên do thủ kho quản lý, 01 liên được giao cho kế toán vật tư hạch toán. Kế toán vật tư sẽ căn cứ vào hợp đồng kinh tế, hoá đơn tài chính, phiếu xuất kho của nhà cung cấp, phiếu kiểm tra chất lượng của bộ phận KCS, biên bản kiểm đếm thực tế để nhập số lượng và đơn giá thực tế nhập kho.
Các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng được tính trực tiếp vào loại hàng hoá vật tư gây phát sinh chi phí thông qua hệ thống mã vật tư hàng hoá khai báo khi hạch toán chi phí.
Căn cứ vào bảng kế hoạch thị trường do phòng thị trường điều tra và cung cấp, ban lãnh đạo công ty sẽ họp bàn cụ thể về số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng tới. Phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào biên bản cuộc họp để đưa ra lệnh sản xuất. Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được căn cứ vào số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất cùng định mức nguyên vật liệu tương ứng.
Việc tính giá trị thực tế xuất kho được chương trình phần mềm kế toán thực hiện. Tại công ty sử dụng phương pháp tính giá nhập trước xuất trước (FIFO) để xác định giá xuất nguyên vật liệu và vật liệu xuất kho thực hiện theo hình thức kê khai thường xuyên. Và cuối tháng máy tính sẽ tự động tính ra số lượng tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. Số nguyên vật liệu dùng cho sản xuất còn tồn cuối mỗi tháng công ty không thực hiện nhập kho mà để lại phân xuởng sản xuất và được theo dõi qua kiểm kê cuối mỗi tháng tại mỗi phân xưởng.
Quy trình hạch toán cụ thể như sau
Khi nhận được hoá đơn giá trị gia tăng mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất pin R6.
Biểu số 3: Hoá đơn giá trị gia tăng
HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTGT – 3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao chi khách hàng
Ngày 21 tháng 5 năm 2008
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Trường Xuân
Địa chỉ: 78 – Tam Thanh – thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn
Số tài khoản:
Điện thoại: .... Mã số:
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Quyết Chiến
Tên đơn vị: Công ty cổ phần Pin Hà Nội
Địa chỉ: Đường QL 70 – Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số: 0101...
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Kẽm thỏi Trung Quốc
kg
110 000
22 500
2 475 000 000
Cộng tiền hàng: 2 475 000 000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 123 750 000
Tổng cộng tiền thanh toán: 2 598 750 000
Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ, năm trăm chín tám ngàn,bảy trăm năm mươi ngàn đồng./.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán vật tư căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng tiến hành nhập số liệu vào máy tính:
Trước hết, kế toán phải tiến hành khai báo các thông tin có liên quan về nhà cung cấp (đối với nhà cung cấp mới) như tên, địa chỉ, mã số thuế, mã nhà cung cấp..., khai báo các thông tin về sản phẩm (đối với sản phẩm mới)...Mục đích là giúp cho phần mềm máy tính có thể quản lý một cách dễ dàng các cơ sở dữ liệu thông tin.
Sau khi khai báo thông tin xong, kế toán vật tư sẽ tiến hành nhập các số liệu về sản phẩm trên “phiếu nhập mua” tại phần hành “mua hàng và công nợ phải trả”.
Hạch toán:
Nợ TK 152 2 475 000 000
Có TK 331 2 475 000 000
Toàn bộ vật tư được hạch toán Nợ TK 331, không có hạch toán Nợ TK 152/ Có TK 111, 112...
Khi xuất nguyên vật liệu, kế toán vật tư căn cứ vào lệnh sản xuất để tiến hành lập phiếu xuất vật tư theo định mức tương ứng.
Trong tháng 6 năm 2008, công ty cổ phần Pin Hà Nội dự kiến sản xuất 5 triệu sản phẩm R6. Theo định mức, cứ 1000 sản phẩm pin R6 cần 6 kg kẽm thỏi. Vậy số lượng kẽm thỏi cần xuất cho sản xuất sẽ là 30 000kg, giá xuất kho được chương trình phần mềm kế toán thực hiện như sau:
Biểu số 4: Phiếu xuất kho vật tư
Công ty cổ phần Pin Hà Nội
Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO Số chứng từ:
Ngày 05 tháng 6 năm 2008
Người giao dịch: Tạ Chiếm Lập
Đơn vị: Công ty cổ phần Pin HN
Địa chỉ:
Diễn giải: Xuất vật tư cho sản xuất
Xuất tại kho: Kho công ty
Dạng xuất:
STT
Tên vật tư
TK vật tư
Mã vật tư
ĐVT
Số lượng
Giá
Thành tiền
1
Kẽm thỏi Trung Quốc
15201
VLC05
Kg
30 000
23 750
712 500 000
Tổng cộng
712 500 000
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Người nhận
Thủ kho
Sau khi lập phiếu xuất kho xong, phần mềm kế toán sẽ tự động tổng hợp các số liệu có liên quan để lên sổ chi tiết và sổ các bảng kê có liên quan.
Biểu số 5: Sổ chi tiết tài khoản
Công ty cổ phần Pin Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 6211 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm pin R6
Từ ngày 01/ 6/ 2008 đến ngày 30/ 6/ 2008
Chứng từ
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Ngày
Số
Nợ
Có
05/ 6
PX 01
Xuất kẽm thỏi
15201
712 500 000
05/ 6
PX 02
Xuất cọc than
15201
354 775 000
05/ 6
PX 03
Xuất vòng găng nhựa
15201
243 950 000
...
....
....
....
....
05/ 6
PX 09
Xuất giấy lót đáy
15201
98 960 000
07/ 6
PX 10
Xuất màng co
15201
50 320 000
....
....
....
....
...
30/ 6
PKT
Kết chuyển chi phí
154
1 760 505 000
Tổng phát sinh nợ: 1 760 505 000
Tổng phát sinh có: 1 760 505 000
Số dư nợ cuối kỳ:
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày 30 tháng 6 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cuối tháng, phần mềm tự động kết chuyển số liệu trên sổ chi tiết tài khoản 621 vào sổ cái tài khoản 621.
Biểu số 6: Sổ cái tài khoản 6211
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6211
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Tài khoản đối ứng
Tháng 6
1521
1 760 505 000
Cộng phát sinh nợ
1 760 505 000
Cộng phát sinh có
1 760 505 000
Dư nợ cuối tháng
-
Dư có cuối tháng
-
Ngày 30 tháng 6 năm 2008
Kế toán
(Ký ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký ghi rõ họ tên)
2.2. Chi phí động lực
Ngoài chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tham gia trực tiếp cấu thành nên sản phẩm thì một yếu tố chi phí không kém phần quan trọng đó là chi phí động lực. Bởi nếu thiếu yếu tố này thì hoạt động sản xuất trong công ty sẽ bị ngưng trệ. Chi phí động lực dùng trong sản xuất ở công ty là chi phí về sử dụng điện, chủ yếu là điện để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và điện phục vụ cho quản lý. Toàn bộ điện năng của công ty đều do công ty điện lực Hà Nội cung cấp. Hàng tháng bộ phần cơ điện có nhiệm vụ theo dõi số công tơ điện ở các phân xưởng sản xuất, phòng ban để xác định số điện sử dụng trong tháng cho từng bộ phận và lập báo cáo sử dụng điện.
Chứng từ sử dụng:
Bảng phân bổ sử dụng điện
Nhật ký chứng từ số 2
Tài khoản sử dụng
TK 621: Chi phí động lực
Trong đó
Tài khoản 6212: Chi phí động lực của sản phẩm R6
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Quy trình hạch toán
Trong tháng, khi nhận được hoá đơn thu tiền điện kế toán chuyển trả tiền bằng tiền gửi ngân hàng, khoản chi này được theo dõi trên nhật ký chứng từ số 2. Do đặc thù của công ty nên chi phí điện được theo dõi trên tài khoản 621 – Chi phí động lực. Dựa vào báo cáo về số điện năng tiêu thụ, kế toán lập bảng phân bổ sử dụng điện trong tháng.
Giá trị điện tiêu thụ == Đơn X Số KW điện
từng bộ phận sử dụng giá sử dụng
Biểu số 7: Bảng phân bổ sử dụng điện tháng 6 năm 2008
TT
Bộ phận sử dụng
Đơn giá (đ/ kw)
Số kw
Thành tiền
1
Bộ phận sản xuất
895
169 567
149 972 465
1.1
Phân xưởng 1
895
75 893
67 924 235
1.2
Phân xưởng 2
895
63 368
56 714 360
1.3
Các phân xưởng còn lại
895
30 306
27 123 870
2
Bộ phận quản lý
895
13 083
11 709 285
Cộng
182 650
161 681 750
Cuối tháng dựa vào số liệu được phán ánh ở Bảng phân bổ điện sử dụng trong tháng, kế toán tiến hành thanh toán tiền điện cho Sở điện lực Hà Nội thông qua tài khoản ngân hàng.
Quy trình này được thể hiện trong phần mềm kế toán như sau:
Kế toán tiến hành nhập toàn bộ thông tin vào “Giấy báo nợ” tại phần hành “Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng”, hạch toán:
Nợ TK 621 161 681 750
Có TK 112 161 681 750
Sau đó, phần mềm sẽ tự động hạch toán chi phí vào từng tài khoản 621 cho từng phân xưởng, cụ thể cho phân xưởng 1 sản xuất R6 là kết chuyển tự động sang sổ cái tài khoản 6212
Biểu số 8: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6212
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Tài khoản đối ứng
Tháng 6
112
67 924 235
Cộng phát sinh nợ
67 924 235
Cộng phát sinh có
67 924 235
Dư nợ cuối tháng
-
Dư có cuối tháng
-
Ngày 30 tháng 6 năm 2008
Kế toán
(Ký ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký ghi rõ họ tên)
2.3. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động và đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty cổ phần Pin Hà Nội bao gồm các khoản: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tiền lương là phần chi phí mà công ty phải trả cho người lao động để bù đắp phần hao phí sức lao động mà họ bỏ ra. Hàng tháng công ty tiến hành chi trả lương bằng cách dùng UNC ngân hàng trả vào tài khoản cá nhân. Hình thức trả lương gồm có 02 hình thức:
- Khoán sản phẩm đối với lao động trực tiếp sản xuất có định mức và đơn giá tiền lương cho một khối lượng công việc cụ thể.
- Lương thời gian đối với lao động gián tiếp.
* Phương pháp tính lương cho người lao động:
- Trả lương cho cán bộ, nhân viên quản lý theo công nhật. Căn cứ vào bảng chấm công và hệ số lương để tính ra lương
TL = ( HS x LCB : 22) x NC
Trong đó:
TL: Tiền lương thực nhân của cán bộ
HS: Hệ số cấp bậc công việc
LCB: Lương cơ bản theo quy định
NC : Số ngày công thực tế làm việc của cán bộ
22: Ngày công theo chế độ trong 1 tháng
- Đối với nhân viên bán hàng, công ty thực hiện tính lương theo doanh thu thực hiện được thực tế trong tháng. Cách tính này là hợp lý vì tính trên số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế của từng cá nhân bán hàng, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Công thức tính như sau:
TL = DTTT x Hệ số % x HDC + LK
Trong đó:
TL: Tiền lương thực nhận của nhân viên bán hàng (bao gồm cả công tác phí và cơm công nghiệp)
DTTT : Doanh thu thực hiện thực tế
HDC : Hệ số điều chỉnh
LK : Lương khác (như ngày lễ)
- Trả lương cho công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm thực tế làm ra đạt tiêu chuẩn.
TL = ĐG TL x Q
Trong đó:
TL: Là tiền lương thực nhận theo chế độ sản phẩm trực tiếp cá nhân của công nhân
ĐG TL: Là đơn giá tiền lương của công việc công nhân đang làm
Q : Là sản lượng thực tế người công nhân làm ra đạt tiêu chuẩn.
Trong đó, đơn giá tiền lương bao gồm cả cơm công nghiệp và phụ cấp ngoài giờ.
- Đối với nghành điện hơi nước, công ty áp dụng chế độ trả lương khoán. Người công nhân sẽ được nhận toàn bộ quỹ lương của nghành nếu như hoàn thành mọi yêu cầu đã đặt ra từ trước, bằng không sẽ trừ vào quỹ lương mà họ hưởng. Cách khoán này khuyến khích được người lao động hoàn thành công việc trước thời hạn. Ngoµi ra, c«ng ty cßn ¸p dông “sè ®iÓm th¸ng”. Tuú tõng ph©n xëng vµ møc ®é c«ng viÖc nÆmg nhÑ, ®éc h¹i cña c«ng viÖc mµ tÝnh thªm vµo l¬ng cho c«ng nh©n.
- Về tiền lương nghỉ phép: Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thống kê số ngày nghỉ phép trong năm của từng công nhân trong tổ do từng tổ sản xuất gửi lên để tính toán cho người lao động. Công ty không trích trước tiền lương cho công nhân nghỉ phép.
Đối với các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất thì được thực hiện theo chế độ hiện hành như sau:
Bảo hiểm xã hội: hàng tháng trích 20% trên tiền lương cơ bản, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, còn 5% khấu trừ vào tiền lương của công nhân.
Bảo hiểm y tế: hàng tháng trích 3% trên lương cơ bản, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, còn 1% khấu trừ vào tiền lương của công nhân.
Kính phí công đoàn: hàng tháng trích 2% tiền lương thực tế, khoản này tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
* Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Giấy báo ca
- Phiếu làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội
- Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương.
* Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 334: Phải trả người lao động
- Tài khoản 338: Phải trả khác
- Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 6221: Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng 1 - sản xuất pin R6
.
* Quy trình hạch toán
Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, giấy báo ca, phiếu làm thêmdo các tổ sản xuất gửi lên và cấp bậc lương của từng người để tính lương. Để phán ánh các khoản tiền lương, phụ cấp, các khoản trích vào lươngcho từng công nhân kế toán sử dụng bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương này được lập hàng tháng theo từng đội sản xuất. Căn cứ vào tài liệu phản ánh trong các bảng thanh toán lương, kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương theo từng phân xưởng. Đây là căn cứ để phát trả lương cho công nhân. Số liệu các bảng trên là căn cứ để kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Từ bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tại phân xưởng số 1, kế toán phản ánh vào “phiếu kế toán”.
Tại thời điểm 02/ 7/ 2008 tính ra chi phí lương cho công nhân phân xưởng R6 trong tháng 6/ 2008 là 89 780 000 đồng, được diễn giải ở phiếu kế toán như sau:
Biểu số 9: Phiếu kế toán
CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
Thị trấn Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội
PHIẾU KẾ TOÁN
Ngày 02 tháng 7 năm 2008 Số phiếu:
Tài khoản
PS Nợ
PS Có
Mã phí
Diễn giải
6221
160 700 000
334
160 700 000
Cộng
160 700 000
160 700 000
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 02 tháng 7 năm 2008
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Sau khi nhập số liệu xong, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển sổ cái tài khoản 334, tài khoản 338, số cái tài khoản 6221.
Biểu số 10: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6221
Tháng 6/ 2008
Phân xưởng 1
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Tài khoản đối ứng
Tháng 6
334
160 700 000
3382
3 214 000
3383
6 246 200
3384
832 800
Cộng phát sinh nợ
170 993 000
Cộng phát sinh có
170 993 000
Dư nợ cuối tháng
-
Dư có cuối tháng
-
Ngày 30 tháng 6 năm 2008
Kế toán
(Ký ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký ghi rõ họ tên)
2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các chi phí phát sinh ở phân xưởng. Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng
- Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc các phân xưởng.
- Chi phí sử dụng cho công tác sửa chữa TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
* Các chứng từ sử dụng:
- Bảng tổng hợp thanh toán lương
- Bảng phân bổ lương và BHXH
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
- Tài khoản 152
Trong đó:
Tài khoản 1522: Công cụ dụng cụ
Tài khoản 6271: Chi phí sản xuất chung cho phân xưởng 1 sản xuất R6
* Quy trình hạch toán
- Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí này bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của quản đốc, nhân viên thống kêViệc trả lương cho cán bộ tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất theo công nhật. Căn cứ vào bảng lương tạm ứng, bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ,kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương (chi tiết cho từng phân xưởng). Từ đó lập Bảng tổng hợp thanh toán lương và lên Bảng phân bổ lương và BHXH.
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng phân bổ lương và BHXH, kế toán tổng hợp vào Bảng kê số 4. Từ đó lấy số liệu để lập Số tổng hợp tài khoản 627, sổ cái tài khoản 334, tài khoản 338, sổ cái 627.
- Hạch toán chi phí và vật liệu dùng cho phân xưởng:
Chi phí này bao gồm các chi phí về vật liệu phụ, phụ tùng thay thế dùng sửa chữa máy móc, sửa chữa điệndùng cho phân xưởng. Căn cứ vào phiếu xuất, nhập, nhật ký chứng từ số 1, bảng phân bổ NLVL-CCDC, các sổ liên quan để lập sổ tổng hợp tài khoản 627, bảng kế số 4. Số liệu trên bảng kê số 4 là căn cứ để lập sổ cái 627.
- Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ thuộc các phân xưởng:
Việc trích khấu hao TSCĐ thuộc các phân xưởng được thực hiện theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao năm =
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao trung bình năm
Mức khấu hao tháng =
12
Hàng tháng kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao của từng máy móc thiết bị theo quy định để phân bổ vào sản lượng sản xuất trong kỳ được thể hiện trong bảng tính và phân bổ khấu hao. Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ TSCĐ, kế toán lập sổ cái tài khoản 214. Kế toán tổng hợp lập bảng kê số 4 và sổ chi tiết tài khoản 627. Từ bảng kê số 4, số liệu được dùng để lập sổ cái tài khoản 627.
- Hạch toán chi phí sử dụng cho công tác sửa chữa TSCĐ, công ty thực hiện trích trước
- Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền: như chi tiền mặt và tạm ứng cho nhân viên phân xưởngCăn cứ vào phiếu chi, phiếu tạm ứng,kế toán hạch toán vào Nhật ký chứng từ số 1.
Từ số liệu của Nhật ký chứng từ số 1 và các sổ sách có liên quan, kế toán tổng hợp tiến hành lập số chi tiết tài khoản 627 và bảng kê số 4. Từ bảng kê số 4, số liệu được ghi vào sổ cái tài khoản 627.
Biểu số 11: Sổ cái tài khoản 6271
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Tài khoản đối ứng
Tháng 6
1522
1 890 116
334
7 301 900
3382
146 000
3383
423 100
3384
56 400
214
45 000 000
2413
3 517 000
1111
14 447 200
141
2 418 108
Cộng phát sinh nợ
75 199 824
Cộng phát sinh có
75 199 824
Dư nợ cuối tháng
-
Ngày 30 tháng 6 năm 2008
Kế toán
(Ký ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký ghi rõ họ tên)
2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp
Cuối mỗi tháng hoặc khi thực hiện xong kế hoạch sản xuất, kế toán tiến hành tập hợp các chi phí để xác định giá thành sản phẩm đơn vị bằng cách thực hiện các bút toán phân bổ tự động trên phần mềm kế toán
Để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, công ty cổ phần Pin HN mở tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Để kết chuyển toàn bộ các chi phí sản xuất ở phân xưởng 1 trong tháng 6/ 2008, kế toán mở sổ chi tiết:
Biểu số 12: Sổ chi tiết tài khoản 1541
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Phân xưởng 1
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản: 154.1
Tháng 6/ 2008
Ngày
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
140 762 000
30/6
Kết chuyển CP NVL thÞ trêng
6211
1 760 505 000
30/6
Kết chuyển CP động lực
6212
67 924 235
30/6
Kết chuyển CP NCTT
6221
170 993 000
30/6
Kết chuyển CP SXC
6271
75 199 824
30/6
Nhập kho thành phẩm
155
2 051 965 485
Cộng phát sinh
2 074 622 059
Dư cuối kỳ
163 418 574
Ngày 30 tháng 6 năm 2008
Kế toán
(Ký ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký ghi rõ họ tên)
3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Như mọi doanh nghiệp khác, công ty cổ phần Pin HN có sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành còn nằm trên dây chuyền quy trình công nghệ sản xuất. Hàng tháng, vào cuối tháng, thống kê phân xưởng tiến hành kiểm kê xác định số lượng sản phẩm lên phòng kế toán, kế toán căn cứ vào đó để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Vì sản phẩm Pin được sản xuất tương đối ổn định, có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm hoàn thành nên tại công ty kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo đơn giá nguyên vật liệu chính (giá hạch toán) do phòng kế toán xây dựng.
Giá trị sản phẩm = Số lượng SPDD X Đơn giá kế hoạch
dở dang cuối kỳ trên dây chuyền NVLC (giá hạch toán)
Ví dụ: Cuối tháng thực hiện kiểm kê đối với Pin đơn R6 có số lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền là 520 000 sản phẩm và đơn giá kế hoạch theo NLVLTT là 314,266 đồng. Vậy giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của pin đơn R6 là:
DCK R6 = 520 000 * 314,266 =163 418 574 đồng
Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
Các sản phẩm của công ty cổ phần Pin Hà Nội là kết quả của quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, và xen kẽ liên tục.
Tại công ty, kế toán trên cơ sở sử dụng phần mềm kế toán và phần mềm Excel, lấy số liệu từ các sổ tổng hợp của các tài khoản chi phí và sổ tổng hợp tập hợp chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành. Mọi công thức tính toán phân bổ đã được thiết lập và cài đặt trên máy, kế toán chỉ nhập dữ liệu vào những ô cụ thể, chương trình sẽ tự động tính toán và phân bổ.
Biểu số 13: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG XƯỞNG THỰC TẾ
Tháng 6/ 2008
Yếu tố
Pin R6
Tổng Z cx
2 074 622 059
Tổng sản phẩm
nhập kho
5 480 000
Z đơn vị
378
Phần III
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty Pin Hà Nội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, công ty cổ phần Pin Hà Nội đã từng bước đổi mới hoàn thiện chính mình và đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Các sản phẩm của công ty đã và đang đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân. Có được như vậy là nhờ sự lãnh đạo đúng hướng của ban lãnh đạo công ty. Biết rõ điều đó, ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến công tác kế toán để từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá công tác kế toán cũng như công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
Với việc sớm áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác kế toán, phần mềm kế toán được thiết lập riêng, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao nên việc công tác kế toán tại công ty được thực hiện một cách khoa học, chính xác, kịp thời theo đúng yêu cầu quản lý. Qua đó, ta có thể thấy được những ưu điểm trong công tác kế toán của công ty.
Hệ thống máy tính được đưa vào sử dụng cho công tác kế toán từ rất sớm. Hệ thông này gồm máy vi tính tại các phòng tổ chức, thị trường, kế hoạch-vật tưvà được nối mạng. Công ty sử dụng phần mềm kế toán riêng, mỗi phần mềm kế toán đều được lập trình theo nội dung công việc đảm bảo tiện sử dụng, tiết kiệm thời gian và hiệu quả. Các chứng từ được thực hiện bằng máy góp phần nâng cao hiệu quản công tác kế toán.
Công ty đã áp dụng phương thức phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của của chi phí là hoàn toàn hợp lý. Công ty đã tách các yếu tố chi phí NVLC, NVLP, một cách riêng biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá tỷ lệ NVLC và các yếu tố NVL khác trong giá thành sản phẩm được chính xác.
- Việc áp dụng hình thức trả lương theo hình thức sản phẩm hoàn thành đảm bảo số lượng, chất lượnglàm cho người công nhân có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra, khuyến khích tinh thần lao động mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
- Theo dõi chi phí điện nước qua việc lắp công tơ theo dõi số điện sử dụng tại phần xưởng sản xuất và bộ phận hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tách chi phí, cũng như tránh việc sử dụng điện lãng phí.
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội.
Bên cạnh những ưu điểm có được, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Pin Hà Nội còn một số tồn tại nhất định chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý nên cần được xem xét và có biện pháp để hoàn thiện công tác này hơn nữa.
2.1. Hạch toán chi phí động lực
Do đặc thù sản xuất, nên công ty theo dõi chi phí động lực trên TK 621-Chi phí động lực. Như đã trình bày ở phần trên, chi phí động lực bao gồm các chi phí về sử dụng điện cho quá trình sản xuất sản phẩm và cho quản lý doanh nghiệp.
Nhưng TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là một tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, là thành phần cơ bản cấu tạo nên sản phẩm. Còn động lực là thành phần giúp cho doanh nghiệp vận hành sản xuất. Mặt khác, chi phí động lực hay chi phí điện sản xuất do Sở điện lực Hà Nội cung cấp và được công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Do vậy, để việc hạch toán được chính xác, đúng nội dung tài khoản hạch toán, công ty nên hạch toán chi phí động lực vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung, chi tiết vào mục chi phí mua ngoài. Ký hiệu tài khoản cho chi phí động lực như sau:
TK 627 - Chi phí sản xuất chung
TK 627.7 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 627.78 - Chi phí động lực (điện) mua ngoài
Hạch toán nghiệp vụ phát sinh đối với chi phí động lực theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán chi phí động lực
TK 112 TK 627.78 TK 154
Chi phí điện mua ngoài Kết chuyển hoặc phân bổ
CPSXC phát sinh trong kỳ
Còn chi phí động lực (điện) mua ngoài sử dụng cho bộ phận quản lý được hạch toán vào TK 642.78 – Chi phí điện mua ngoài dùng cho quản lý doanh nghiệp.
Vì doanh nghiệp có lắp đặt hệ thống đồng hồ đo điện để theo dõi điện sử dụng cho các bộ phận nên viêc phân bổ điện cho từng bộ phận là đơn giản và chính xác
2.2. Hạch toán tiền lương
Thứ nhất: Công ty không nên đánh giá lương là đơn giá tổng như hiện tại vì trong đơn giá này không nên đưa tiền cơm công nghiệp, không đưa các phụ cấp làm thêm giờ và làm ca 3 vào mà áp dụng theo chế độ nhà nước hiện hành như sau:
+ Nếu làm thêm giờ ngày thường ngoài mức sản lượng giao thì hưởng đơn giá là 150% đơn giá làm trong giờ chế độ.
+ Nếu làm thêm giờ ngày nghỉ hàng tuần thì hưởng đơn giá là 200% đơn giá làm trong giờ chế độ.
+ Nếu làm thêm giờ ngày lễ ngày nghỉ thì hưởng đơn giá là 300% đơn giá làm trong giờ chế độ.
Thứ hai: Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước tiền lương nghỉ phép tránh sự biến động của chi phí lương cho công nhân trực tiếp sản xuất từ đó tránh sự biến động về giá thành. Vì chi phí này đều đặn được đưa vào giá thành sản phẩm coi như một khoản chi phí phải trả.
*. Cách tính tiền lương trích trứoc như sau:
Mức trích trước Tiền lương chính thực tế Tỷ lệ
Tiền lương phép kế hoạch = phải trả CNTTSX x trích
Của CNTTSX trong tháng trước
Tổng số lương phép kế hoạch năm
Tỷ lệ == của công nhân trực tiếp sản xuất
trích trước Tổng số lương chính kế hoạch năm
của công nhân trực tiếp sản xuất
Cũng có thể trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước tiền lương phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý.
*. Hạch toán chi phí trích trước tiền lương nghỉ phép : được phản ánh trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX
TK 334 TK 335 TK 622
Tền lương nghỉ phép Tiền lương phép trích
thực tế phải trả trước theo kế hoạch
2.3.Theo dõi khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất :
Trong quá trình sản xuất pin, do nhiều lí do có thể gây ra những thiệt hại như làm hỏng nguyên vật liệu, sản phẩm hỏng mà những thiệt hại này làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và tính vào giá thành của pin thành phẩm, như vậy chưa khuyến khích được công nhân sử dụng vật liệu tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất.
Để quản lý chặt chẽ chi phí thiệt hại trong sản xuất, phát hiện nguyên nhân, đánh giá mức độ thiệt hại, có biện pháp làm giảm thiệt hại thì bộ phận thống kê phân xưởng của công ty cần có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ và tập hợp đầy đủ về số lượng của từng vật tư thiệt hại cũng như số sản phẩm hỏng mà công nhân sản xuất làm hỏng trong kì . Cuối tháng, trên cơ sở số liệu được theo dõi là căn cứ để xử lý đồng thời gán trách nhiệm của người sản xuất với việc sử dụng vật tư và sản xuất sản phẩm.
*. Đánh giá giá trị vật tư hỏng
Cuối tháng trên cơ sở từng loại vật tư hỏng được xác định của công nhân làm hỏng kiểm kê phân xưởng thống kê số lượng và ghi vào sổ theo dõi số lượng vật tư hỏng và chuyển lên phòng kế toán.
Căn cứ vào sổ theo dõi ở phân xưởng và vào định mức xuất vật tư cho phân xưởng, gía trị vật tư xuất dùng... kế toán tính ra giá trị vật tư hỏng tính vào tiền lương của công nhân sản xuất. Công thức tính như guía trị vật tư hỏng như sau:
Giá trị vật tư Tổng lương thực nhận Sản lượng
hỏng của == của CNTTSX trong kì X vật tư
1 CNTTSX Tổng giá trị loại vật tư làm hỏng
xuất dùng cho phân xưởng
Tổng giá trị loại vật tư == Tổng giá trị loại X Định mức xuất
xuất dùng cho phân xưởng vật tư xuất dùng cho phân xưởng
thực tế theo kế hoạch
*. Đánh giá giá trị sản phẩm hỏng
Giống như phần đánh giá giá trị vật liệu hỏng, việc theo dõi số lượng sản phẩm hỏng không sửa chữa được được theo dõi tại phân xưởng và ghi vào sổ theo dõi sản phẩm hỏng.
Giá trị SP Tổng lương thực nhận Giá trị
hỏng của == của CNTTSX trong kì X sản phẩm
1 CNSXA Tổng sản phẩm thực tế làm hỏng
của công nhân A
Giá trị sản phẩm Tổng sản phẩm thực tế Định mức CPSX
làm hỏng của công nhân A theo kế hoạch
của loại SP làm hỏng
Hạch toán đánh giá giá trị vật tư, sản phẩm hỏng:
Nợ TK 138. : Giá trị vật tư, sản phẩm hỏng
Có TK 334 (chi tiết cho công nhân lao động)
*. Ưu diểm : Phương pháp đánh giá trên có hai ưu điểm chính là:
- Gán trách nhiệm của công nhân sản xuất với vật tư sử dụng và sản phẩm mình làm ra. Điều này giúp cho người công nhân ý thức được trách nhiệm sản xuất.
- Giảm bớt chi phí sản xuất từ đó giúp việc tính giá thành sản phẩm được chính xác.
2.4. Tập hợp chi phí sản xuất
Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất kế toán nên sử dụng Nhật ký chứng từ số 7. Đây là loại sổ dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm TK 141, TK 152, TK 153, TK 154, TK 214, TK 334, TK 621, TK 622, TK 627 và một số tài khoản đã phản ánh ở các Nhật ký chứng từ khác nhưng có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và dùng để ghi Nợ các tài khoản 154, 621, 622, 627.
Nhật ký chứng từ số 7 bao gồm:
*. Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp.
Phần này phản ánh toàn bộ số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh.
Cơ sở số liệu để ghi phần này là kế toán căn cứ vào dòng cột Nợ của các tài khoản 154, 621, 622, 627 trên Bảng kê số 4 để xác định số tổng cột Nợ cuat tưng tài khoản 154, 621, 622, 627 ghi vào dòng và cột phù hợp của từng phần này.
*. Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm 7 yếu tố:
+ Nguyên liêu, vật liệu
+ Nhiên liệu, động lực
+ Tiền lương và các khoản phụ cấp
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
+ Khấu hao TSCĐ
+Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
Cách lập phần II Nhật ký chứng từ số 7
* Yếu tố nguyên liệu, vật liệu
- Căn cứ vào sổ phát sinh bên Có của các TK 152, 153 đối ứng với Nợ các tài khoản ghi ở mục A phần I trên Nhạt ký chứng từ số & sau khi trừ đi phần nhiên liệu xuất dùng vào sản xuất kinh doanh để ghi vào các dòng phù hợp của phần này.
- Căn cứ vào chứng từ và các sổ kế toán có liên quan để xác định phần nguyên liệu mua ngoài không qua nhập kho đưa ngay vào sử dụng để ghi vào yếu tố nguyên liệu, vật liệu ở các dòng phù hợp của phần II Nhật ký chứng từ số7.
* Yếu tố nhiên liệu, động lực
- Căn cứ vào các chứng từ và sổ kế toán có liên quan để xác định phần nhiên liệu, động lực đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ, để ghi vào các yếu tố nhiên liệu, động lực ở các dòng phù hợp của phần II Nhật ký chứng từ số 7.
Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu khi tính phải loại trừ nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi.
* Yếu tố tiền luơng và các khoản phụ cấp:
Căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 334 đối ứng Nợ các tài khoản ghi ở mục A phần I trên Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp ở các dòng phù hợp của phần II Nhật ký chứng từ số 7.
* Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn:
Căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 338 (3382, 3383, 3384) đối ứng Nợ các tài khoản ghi ở mục A phần I trên Nhật ký chứng từ số 7để ghi vào yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ở các dòng phù hợp của phần II Nhật ký chứng từ số 7.
KẾT LUẬN
Giá thành sản phẩm là một chi tiêu kinh tế có tầm quan trọng rất lớn trong quản lý doanh nghiệp. Nó phản ánh toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và công nghệ kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì phản ánh đầy đủ và trung thực chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết của công tác kế toán.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Pin Hà Nội, em nhận thấy, công ty đã hết sức chú trọng đến công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đây là một trong những lý do quan trọng giúp cho công ty đứng vững trên thị trường hiện nay.
Trong quá trình viết chuyên đề về đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội”. Em đã cố gắng trình bày một cách có hệ thống và làm sáng tỏ các vấn đề chủ yếu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đây. Trong quá trình viết chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhưng cũng đã giúp em nâng cao, hoàn thiện kiến thức cũng như khả năng lý luận của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Tiến sỹ Trần Nam Thanh đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện bản chuyên đề này, cũng như chân thành cảm ơn các cô chú anh chị trong công ty cổ phần Pin Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Na
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu số 1: Bảng cơ cấu theo trình độ chuyên môn 6
Sơ đồ 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI 9
Biểu số 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 10
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 11
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 15
Sơ đồ 4: Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc NhËt ký chøng tõ 19
Biểu số 3: Hoá đơn giá trị gia tăng 25
Biểu số 4: Phiếu xuất kho vật tư 27
Biểu số 5: Sổ chi tiết tài khoản 28
Biểu số 6: Sổ cái tài khoản 6211 29
Biểu số 7: Bảng phân bổ sử dụng điện tháng 6 năm 2008 30
Biểu số 9: Phiếu kế toán 35
Biểu số 10: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6221 36
Biểu số 11: Sổ cái tài khoản 6271 39
Biểu số 12: Sổ chi tiết tài khoản 1541 40
Biểu số 13: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG XƯỞNG THỰC TẾ 42
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán chi phí động lực 45
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX 46
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6531.doc