Với một số ý kiến đóng góp ở trên đây, em mong muốn công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thuận lợi và chặt chẽ hơn. mặc dù đó chưa phải là giải pháp ưu việt nhất do góc nhìn của sinh viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm mà hoạt động kinh doanh lại mang tính đặc thù nhưng em cũng hy vọng góp một phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện của công tác kế toán ở công ty.
46 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho.
Tài khoản này đựoc mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí ( đội sản xuất, công trường, phân xưởng...) theo từng công trình, hạng mục công trình...
Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp.
Xác định sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho một khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Muốn đánh giá sản phẩm một cách chính xác trước hết phải kiểm kê khối lượng sản phẩn, công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn khối lượng sản phẩm hoàn thành so với khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy ước của từng giai đoạn thi công để xác định đựơc khối lượng xây lắp dở dang, phát hiện tổn thất trong quá trình thi công.
Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng công tác xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành.
đặc điểm của xây dựng cơ bản là có kết cấu rất phức tạp do đó việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó. Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác.
Trên cở sở kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở.
5.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán.
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối luợng dở dang cuối kỳ đựoc xác định công thức:
Chi phí Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của Chi phí
Thực tế khối lượng xây lắp + khối lượng xây lắp khối lượng
Của khối dở dang đầu kỳ thực hiện trong kỳ xây lắp dở
lượng dở = x dang cuối
dang cuối Chi phí của khối lượng Chi phí của khối lượng kỳ theo
kỳ xây lắp hoàn thành + xây lắp dở dang cuối dự toán
bàn giao trong kỳ kỳ theo dự toán
5.2. Phương pháp đánh giá SP làm dở theo tỷ lệ SP hoàn thành tương đương.
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt. Theo phương pháp này chi phí thực tế khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
Chi phí Chi phí thực tế của Chi phí thực tế của Chi phí theo
thực tế khối lượng lắp đặt + khối lượng lắp đặt dự toán khối
của KL dở dang đầu kỳ thực hiện trong kỳ lượng lắp đặt
lắp đặt = X dở dang cuối
dở dang Chi phí của KL lắp Giá trị dự toán của kỳ đã tính
cuối kỳ đặt bàn giao trong KL lắp đặt dở dang theo sản lượng
kỳ theo dự toán cuối kỳ hoàn thành
tương đương
Ngoài ra đối với một số công việc như: nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn, theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị làm dở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh thực tế từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn, sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng.
6.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Phương pháp này được áp dụng trong các xí nghiệp xây lắp có số lượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng thương có công việc lớn, chu kỳ sản xuất tương đối ngắn, không có hoặc có một số ít sản phẩm dở dang. Công thức tính: Z= C
Trong đó: Z: Là tổng giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp
C: Là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng
Nếu đầu kỳ và cuối kỳ có sản phẩm dở dang thì công thức như sau:
Z= C + D ĐK – D CK
Trong đó: D ĐK: Là giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
D CK: Là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
6.2.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này thích hợp khi thực hiện các công trình, giai đoạn công việc phức tạp.
Đối tượng tính giá thành của phương pháp này là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng. Đặc điểm của đơn đặt hàng này là tất cả các chi phí sản xuất đều được tập hợp theo mỗi đơn đặt hàng không kể sản phẩm ghi trong hóa đơn nhiều hay ít, cũng không kể trình độ phức tạp của việc sản xuất sản phẩm đó như thế nào. Khi bắt đầu sản xuất theo mỗi đơn đặt hàng, bộ phận kế toán mở ra một bảng chi tiết tính riêng các chi phí sản xuất theo từng khoản mục giá thành.
Tổng giá thành của mỗi đơn đặt hàng được xác định sau mỗi khi đơn đặt hàng này hoàn thành xong. Việc định giá thành như vậy không định kỳ, kỳ tính giá thành nhất trí với chu kỳ sản xuất nhưng không nhất trí với kỳ báo cáo của hạch toán.
6.3.Phương pháp tổng cộng chi phí.
áp dụng đối với công ty xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.
Giá thành sản phẩm xây lắp đựơc xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Z=D ĐK + (C1 + C2+...+ Cn) D CK
Trong đó: Z: Là giá thành sản phẩm xây lắp.
C1,.....,Cn: Là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất xây dựng hay từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Với phương pháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí trực tiếp được tập hợp ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) phải được phân bổ theo tiêu thức nhất định.
6.4.Phương pháp định mức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm( phương pháp định mức).
Phương pháp này vận dụng một cách có hiệu quả ưu việt của nền kinh tế kế hoạch và trên cơ sở hệ thống định mức để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
Giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức:
Giá thành thực Giá thành định mức Chênh lệch Thay đổi
Tế của sản phẩm = của sản phẩm + định mức + định mức
Điều kiện áp dụng phương pháp này: Quy trình sản xuất của công ty đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định. Công ty đã xây dựng các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. chế độ quản lý theo định mức đã kiện toàn ở tất cả các khâu, đội xây dựng, các bộ phận chức năng quản lý có liên quan, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng.
6.5.Phương pháp tỷ lệ:
Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhưng đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm. Trong trường hợp này phải căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc tổng chi phí dự toán của các hạng mục công trình có liên quan để xác định tỷ lệ phân bổ, thường tỷ lệ phân bổ là:
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch Tỷ lệ điều chỉnh
Tế sản phẩm = (hay dự toán) X (tỷ lệ phân bổ)
6.6.Phương pháp hệ số:
Cách tính giá thành sản phẩm theo hệ số được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu và kết quả thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.
Đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí sản xuất (cho các loại sản phẩm) còn đối tượng tính giá thành lại là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất thực hiện.
Nội dung phương pháp:
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn loaị sản phâm có đặc trưng tiêu biểu nhất (hoặc thông dụng) làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số bằng 1( hệ số giá thành sản phẩm bằng 1).
Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của tưng loại sản phẩm và hệ số giá thành quy định để tính quy đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn( sản phẩm có hệ số bằng 1).
Tính giá thành thực tế một đơn vị sản phẩm đã quy đổi theo công thức:
Z thực tế một Tổng chi phí thực tế cho toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành
sản phẩm chuẩn =
Tổng số sản lượng sản phẩm đã quy đổi về sản phẩm hệ số 1
Giá thành thực tế Giá thành thực tế Hệ số
sản phẩm cần tính = sản phẩm tiêu chuẩn X giá thành
Hế thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây dựng.
Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện của mình mà doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán cho phù hợp. Đồng thời cũng tùy hình thức kế toán sử dụng các loại sổ khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp:
+ Trong hình thức kế toán Nhật ký chung, các sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm: Sổ Nhật ký chung, sổ Cái tài khoản, Sổ chi tiết các tài khoản.
+ Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, các sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái tài khoản, Sổ chi tiết tài khoản.
+ Trong hình thức kế toán nhật ký sổ cái, các sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm: Nhật ký – sổ cái, các sổ kế toán chi tiết.
+ Trong hình thức nhật ký chứng từ, các sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm: Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ cái,Sổ kế toán chi tiết.
Thông thường, các phần mềm kế toán được xây dựng dựa trên hai hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chung.
ở các hình thức kế toán đề sử dụng sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán chi tiết được mở tùy thược yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có thể là sổ kế toán chi tiết...
Phần II
Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên bái.
1.Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái
1.1.Khái quát về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái.
1.1.1.Quá trình hình thành, phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái.
Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái ( tiền thân là Công ty xây dựng số 2 Yên Bái) là công ty hạch toán độc lập trực thuộc Sở xây dựng tỉnh Yên bái , nằm trên địa bàn phường Hồng Hà thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái.
Công ty được thành lập từ ngày 10/05/1963 mang tên “ Đội công trình xây dựng”.với lực lượng lượng ban đầu có 60 cán bộ công nhân viên, hệ thống thống tổ chức của công ty còn đơn giản, địa bàn hoạt động còn hạn chế chủ yếu là các công trình ở thị xã Yên Bái.
Tháng 2/1976 Công ty được đổi tên là “ Công ty xây dựng số 2 Hoàng Liên Sơn”theo nghị quyết của Quốc hội sát nhập ba tỉnh Nghĩa Lộ, Yên Bái, Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Để phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, kể từ ngày 20/11/2000 theo quyết định số 194/QĐ-UB của UBND tỉnh Yên Bái, Công ty chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Xây dựn số 2 Yên Bái với số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 6.410.100.000 đồng ( Vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm 31,2%). Chuyển sang hình thức kinh doanh mới, Công ty ngày càng thể hiện năng lực của mình và trưởng thành vững chắc. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm và thích nghi với cơ chế mới “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên kỹ thuật lành nghề và nhiều kinh nghiệm, với số lao động hiện có là 464 người, trong đó kỹ thuật bâc cao là 243 người, đủ sức đảm đương xây dựng các công trình loại vừa có yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao và phức tạp.
Trong nhiều năm với mục tiêu phát triển của công ty là: Huy động vốn từ mọi thành phần trong và ngoài doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả nhàm phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực XDCB và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho nhiều người lao động, tăng lợi nhuận cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty.
1.1.2.Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của Công ty.
Là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, để phù hợp với chức năng hoạt động. Bộ máy quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ sau: (biểu đồ 1)
Qua sơ đồ có thể thấy, công ty có bộ máy tổ chức cơ bản phù hợp với quy mô sản xuất của một công ty cổ phần xây dựng trong đó:
-Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có thể là đại hội cổ đông thường niên hoặc đại hội cổ đông bất thường. Đại hội cổ đông ra quyết định theo đa số phiếu, thể hiện nguyện vọng và quyền lợi của các cổ đông.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có 7 thành viên, do Đại họi cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm.
- Giám đốc điều hành: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành công ty.
- Ban kiểm soát:Là người thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị kinh doanh và điều hành công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, hoạt động độc lập với hệ điều hành quản lý của Công ty.
- Phó giám đốc phụ trách đoàn thể và nội vụ: Giúp việc cho giám đốc trong việc chỉ đạo mọi hoạt động về Đảng, nội vụ trong Công ty.
- Phòng kế toán tài vụ: Quản lý tài chính của toàn công ty, hạch toán chính xác đầy đủ quá trình kinh doanh của Công ty; Xây dựng kế hoạch tài chính đầy đủ kịp thời, chính xác; Kiểm tra việc thực hiện các chế độ tài chính kế toán.
- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ chuyên về xây dựng và quản lý kế hoạch, làm toàn bộ các thủ tục hợp đồng và thanh toán, quyết toán công trình với các chủ đầu tư; Tổng hợp báo cáo thống kê nhiệm kỳ theo chế độ.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các biện pháp, tiến độ thi công các công trình, giám sát chất lượng thi công và chất lượng công trình của các đội xây dựng trực thuộc; quản lý kỹ thuật, máy móc thiết bị, chịu trách nhiệm về an toàn sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý việc điều tiết lực lượng lao động thuộc các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, các mặt đối với người lao động, quản lý văn phòng.
- Lực lượng sản xuất của công ty gồm:
+ 15 đội xây lắp.
+ 02 đội làm công tác cung ứng vật tư, gia công thép.
+ 01 đội sản xuất gạch nung và gạch hoa.
- Phòng dự án và nghiên cứu thị trường: Nhiệm vụ của phòng là chuyên nghiên cứu thị trường, tham mưu cho Ban giám đốc trong quá trình lập các dự án cũng như tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
Với mô hình tổ chức quản lý trên, Công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật tới từng đội, từng công trình, đồng thời tăng được hiệu quả sản xuất và thi công.
Về ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần xây dựng số 2 là đơn vị kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, cụ thể:
Nhận thầu các công trình công nghiệp.
Nhận thầu các công trình giao thông.
Nhận thầu các công trình thủy lợi vừa và nhỏ.
Nhận thầu các công trình đường dây và trạm lưới điện hạ thế đến 40kv.
Khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch, vôi và các vật liệu xây dựng khác chủ yếu phục vụ quá trình xây lắp của Công ty.
Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
Hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu mà công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu.
Về quy mô vốn:
Kể từ ngày 20/11/2000, Công ty chuyển đổi mô hình từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần với số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 6.410.000.000VND.
Trong đó:
Vốn góp bằng tiền mặt là: 2.556.000.000VND
Vốn góp bằng giá trị hiện vật tài sản là: 3.854.100.000VND
(Trong đó nguyên giá tài sản cố định là 2.874.434.158VND
với cơ cấu vốn:
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước là: 1.995.100.000VND (chiếm 31,12%)
Vốn thuộc sở hữu của người lao động trong doanh nghiệp là: 4.415.000.000VND (chiếm 68,88%)
Về đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng cho nên đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và độ bền vững lâu dài .
Về thị trường kinh doanh:
Hiện nay, Công ty không chỉ nhận thầu các công trình trong phạm vi thành phố Yên Bái, mà còn đấu thầu những công trình ở các tỉnh, thành phố lân cận khác như Lào Cai, Phú Thọ,... Bất kể thực hiện công trình ở đâu, Công ty cũng luôn đảm bảo cho chủ đầu tư về chất lượng công trình và an toàn thi công để giữ vững uy tín của mình.
Về kết quả kinh doanh một số năm gần đây:
Khi còn là doanh nghiệp Nhà nước Công ty luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình và đã đạt được một số thành tích nhất định cùng nhiều bằng khen và tặng thưởng của Nhà nước. Sau khi chuyển sang hoạt động theo loại hình Công ty cổ phần, Công ty đã phát huy tối đa năng lực, hiệu quả trong quản lý sản xuất kinh doanh. Cụ thể nhất trong năm 2004 và 2005.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lãi
Nộp ngân sách
Số lao động
Thu nhập bình quân
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Người
Đồng/Người
32.621.893.916
31.002.454.787
1.619.439.129
214.317.458
464
832.838
29.496.998.777
27.973.390.506
1.523.608.271
417.633.052
464
1.012.850
1.1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh xây dựng mà Công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu.
Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư, phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch về quản lý công trình, thỏa thuận giá cả công trình, thành lập ban chỉ huy công trình để cùng với phòng kỹ thuật lập kế hoạch cụ thể về kỹ thuật công trình, tiến độ thi công, cung ứng vật tư, máy móc thiết bị, chất lượng công trình và đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Trong quá trình thi công, phòng kỹ thuật có trách nhiệm giám sát chất lượng thi công để đảm bảo không xảy ra những sai sót đáng tiếc.
Khi công trình thi công được hoàn thành, phòng kế hoạch tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình, bàn giao công trình và thực hiện các thủ tục kết thúc hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư. Có thể khái quát quy trình công nghê theo sơ đồ sau: (Biểu đồ 2)
1.1.4.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
Căn cứ vào chức năng kinh doanh và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của công ty, công tác kế toán của Công ty cổ phần xây dựng số 2 được thực hiện theo phương thức trực tuyến, tổ chức thực hiện chế độ kế toán tập trung: (Biểu đồ 3)
Phòng kế toán gồm 8 thành viên. Các kế toán viên đều có trình độ đại học, có trách nhiệm gắn bó với công việc của mình.
Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán): Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về sự chính xác, trung thực và kịp thời của các thông tin, số liệu từ phòng tài vụ kế toán cung cấp.
Thủ quỹ: Thực hiện quan hệ rút tiền qua ngân hàng, cấp phát tiền cho các đội xây lắp dưới sự lãnh đạo của công ty.
Kế toán vốn bằng tiền và tập hợp chi phí sản xuất: Theo dõi các nguồn vốn bằng tiền của công ty đối với ngân hàng cũng như đối với các đối tác quan hệ, tiến hành tập hớp các chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng công trình xây lắp.
Kế toán vật tư và tài sản cố định: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc hạch toán, nhập – xuất vật tư và theo dõi tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định và các nghiệp vụ có liên quan.
Kế toán thanh toán: Thực hiện hạch toán kế toán tất cả các khoản thanh toán trong nội bộ công ty và thanh toán với người cung cấp bằng tiền mặt.
Kế toán tổng hợp: Thực hiện tập hợp tất cả các số liệu phát sinh trong tháng, quý, tiến hành xác định kết quả và lập các bảng, biểu kế toán.
Kế toán tiền lương, công nợ: Phụ trách tiền lương, tiền thưởng,BHXH, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản thu nhập khác, chi tiết các khoản công nợ, phải thu, phải trả, tạm ứng.
Kế toán thuế: Theo dõi các loại thuế trong tháng, thực hiện báo cáo thuế và nộp thuế cho Ngân sách nhà nước.
Kế toán các đội xây lắp: Làm nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động kinh tế phát sinh ở các đội xây dựng, các đội trực thuộc tiến hành hạch toán theo hình thức báo sổ. Kế toán đội theo dõi tình hình vật tư, chi phí sản xuất phát sinh, lao động... để tập hợp chứng từ chuyển về phòng kế toán làm căn cứ cho việc kế toán chi phí và lập báo cáo kế toán.
Với mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung, với trung tâm là phòng tài vụ kế toán, Công ty có điều kiện tập hợp tất cả các hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của mình, nắm vững tình hình tài chính của công ty, từ đó giúp lãnh đạo công ty có thể ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với hoạt động của công ty.
1.1.5.Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty.
Hiện nay Công ty sử dụng hệ thống tài khoản có nội dung và kết cấu đúng theo chế độ kế toán hiện hành, áp dụng từ ngày 1/1/1999. tuy nhiên là một doanh nghiệp XDCB, Công ty không sử dụng TK 632 để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công mà sử dụng TK 627 để tập hợp.
Niên độ kế toán: Tính theo năm dương lịch từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là: Việt Nam Đồng (VND)
Các báo cáo tài chính vận dụng trong công ty: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo giá thành doanh thu, chi phí xây dựng dở dang công trình xây lắp.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
1.1.6.Hình thức ghi sổ kế toán.
Hình thức ghi số kế toán Công ty đang áp dụng là hình thức Sổ nhật ký chứng từ.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kế toán kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kể, sổ chi tiết có liên quan. ( Biểu đồ 4)
1.2.Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái.
1.2.1.Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
1.2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần xây dựng số 2 là công trình, hạng mục công trình, từng bán thành phẩm.
1.2.1.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Hiện nay ở Công ty đang áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tới từng công trình hay hạng mục công trình
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 621 mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm 60%- 65% giá thành sản phẩm xây lắp. vì vậy việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đúng lượng tiêu hao vật liệu trong sản xuất sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác trong giá thành của một công trình xây dựng.
Cụ thể hiện nay Công ty tính giá vật tư theo phương pháp: Nhập trước xuất trước.
2. Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái.
2.1. Đặc điểm và nội dung chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong Công ty.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sử dụng máy thi công.
+ Chi phí sản xuất chung.
+ Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu hay thiết bị xây dựng mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
TK sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí liên quan đến một đối tuợng tập hợp chi phí thì ghi trực tiếp. Chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau thì tiến hành phân bổ. (Biểu đồ 5)
Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2005. Căn cứ vào các chứng từ xuất vật tư sản xuất và các sổ chi tiết, bảng kê, kế toán vào sổ tổng hợp theo định khoản sau:
Nợ TK 621: 89.032.376 đồng. (chi tiết công trình Tỉnh đoàn Yên Bái)
Có TK 152: 89.032.376đồng
Trường hợp vật liệu công ty mua không nhập kho mà xuất ngay cho đội thi công:
Nợ TK 621: 46.684.148 đồng (chi tiết công trình Tỉnh đoàn Yên Bái)
Nợ TK 133: 4.644.814 đồng (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 331: 51.312.962đồng
Trường hợp đội thi công tự mua nguyên vật liệu bên ngoài:
Nợ TK 621: 70.480.400 đồng ( chi tiết công trình Tỉnh đoàn Yên Bái)
Có TK 331: 70.480.400 đồng
Tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn thích hợp: Như đối với vật liệu chính thường phân bổ theo định mức tiêu hao chi phí hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất để hoàn thành sản phẩm xây lắp, kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay ngoài danh sách. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi phhí sản xuất xây lắp. từ 16% - 17%.
Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.TK này để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, chi phí lao động trực tiếp gồm các khoản phải trả người lao động thuộc xí nghiệp quản lý và lao động thuê ngoài theo từng loại lao động.( Biểu đồ 6)
Ví dụ: Công ty chi phí cho công nhân trực tiếp tại công trình Tỉnh đoàn Yên Bái là 36.846.000 đồng.
Nợ TK 154: 36.486.000 đồng.
Có TK 622: 36.486.000 đồng.
- Việc xác định các khoản bảo hiểm và KPCĐ được kế toán thu trên 1,5% giá trị dự toán của công trình bàn giao cuối qúy và hạch toán vào giá thành công trình xây dựng. đồng thời, kế toán phân bổ như sau:
- BHXH trích theo tỷ lệ 15/19 trên tổng số tiền bảo hiểm và KPCĐ
- BHYT trích theo tỷ lệ2/19 trên tổng số tiền BH và KPCĐ.
- KPCĐ trích theo tỷ lệ2/19 trên tổng số tiền BH và KPCĐ.
Cụ thể: Công trình Tỉnh đoàn Yên Bái có giá trị dự toán bàn giao cuối quý là 286.756.190. vậy khoản BH và KPCĐ là:
286.756.190*1.5% = 4.301.343 đồng.
Trong đó: BHXH = 4.301.343*15/19 = 3.395.797 đồng.
BHYT = 4.301.343 * 2/19 = 452.773 đồng.
KPCĐ = 4.301.343 * 2/19 = 452.773 đồng.
Cuối quý căn cứ vào số liệu tính đựơc, kế toán tiến hành định khoản và phản ánh vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, cụ thể ghi:
Nợ TK 622:4.301.343 đồng. ( chi tiết tỉnh đoàn Yên Bái)
Có TK 338: 4.3.1.343 đồng.
3382: 3.395.797 đồng.
3383: 452.773 đồng.
3384: 452.773 đồng.
Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công.
Để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK 632- chi phí sử dụng máy thi công. Nhưng ở Công ty không mở tài khoản riêng để hạch toán mục chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào TK 627(6274) – Chi phí sản xuất chung.
Cụ thể trong quý 4 năm 2005. Đội 208 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Nợ TK 627(6274): 5.201.500 đồng. (Chi tiết công trình Tỉnh đoàn Yên Bái)
Có TK 214: 1.664.000 đồng. (Khấu hao TSCĐ)
Có TK 331: 2.600.000 đồng. ( Thuê ngoài máy thi công)
Có TK 152: 298.000 đồng. (Vật tư để vận hành)
Có TK 334: 289.500 đồng. ( Lương công nhân sử dụng máy)
Có TK 111: 350.000 đồng. (Chi phí khác: điện)
- Chi phí sản xuất chung: Ngoài các chi phí đầu vào trực tiếp, tại các đội, tổ sản xuất đều phát sinh các khoản chi phí khác mang tính quản lý, phục vụ thi công. Nội dung này bao gồm: Chi phí quản lý, Chi phí công cụ dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác.(Biểu đồ 7)
Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung. Tk này mở chi tiết cho từng đội sản xuất thi công và từng công trình xây dựng. TK này cuối kỳ không có số dư và được chia thành các tài khoản cấp II.
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho PX và CP sử dụng máy thi công.
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí nhân viên quản lý đội: Là khoản chi phí phải trả cho các đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, kế toán, thủ kho, nhân viên phục vụ trong đội sản xuất. Đối với tiền lương của nhân viên quản lý đội, công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian: (Biẻu 1)
Lương thời gian = Lương tối thiểu x Hệ số lương cơ bản
Căn cứ vào bảng tính lương kế toán ghi bảng phân bổ tiền lương và sổ chi tiết 334 theo định khoản:
Nợ TK 627 (6271): 1.688.758 đồng.
Có TK 334: 1.688.758 đồng.
Trích các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ theo lương:
BHXH = 1.688.758 * 15% = 253.314 đồng.
BHYT = 1.688.758 * 2% = 33.775 đồng.
KPCĐ = 1.688.758 * 2% = 33.775 đồng.
Phải thu người lao động 6%: 1.688.758 * 6% = 101.325 đồng.
Tổng: 422.189đồng.
Căn cứ vào tính toán lên bảng các khoản trích theo lương tính vào chi phí. định khoản:
Nợ TK 627(6271): 320.864 đồng.
Có TK 334: 101.325 đồng.
Có TK 338: 242.189 đồng.
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho đội sản xuất thi công được hạch toán tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chứng từ ban đầu là các phiếu xuất, bảng kê vật liệu, bảng phân bổ vật liệu. Từ các chứng từ trên, kế toán ghi sổ chi tiết và bảng kê chi phí giá thành, bảng kê, nhật ký chứng từ theo định khoản:
Nợ TK 627(6272)
Có TK 141
- Chi phí khấu hao TSCĐ:
Tài sản cố định của Công ty được khấu hao dựa trên nguyên giá và tỷ lệ khấu hao mà doanh nghiệp đã đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp theo QĐ 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của bộ TC quy định cho từng loại TSCĐ, máy móc thiết bị.
Mức khấu hao bình quân Nguyên giá Tỷ lệ
phải trích trong năm = TSCĐ x khấu hao
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để tính khấu hao tài sản cố định dựa trên nguyên gía và tỷ lệ khấu hao năm, tính ra mức khấu hao tháng và quý để tính vào chi phí sản xuất cho các đối tượng sử dụng, cụ thể là đội xây dựng.
Mức khấu hao bình quân năm
Mức khấu hao bình quân tháng=
12
Mức khấu hao bình quân quý = Mức khấu hao bình quân tháng * 3
Kế toán tiến hành theo dõi và tính khấu hao tài sản cố định trên “ sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao”. Dựa vào sổ trên và các chứng từ liên quan, kế toán tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ và thể hiện trên “bảng tổng hợp tăng, giảm – phân bổ khấu hao TSCĐ”
Sau khi kế toán vật tư phân bổ khấu hao cho các đội, kế tóan tập hợp chi phí ghi sổ chi tiết: sổ TK 154, Bảng kê chi phí – giá thành sản phẩm xây lắp và các nhật ký chứng từ, bảng kê có liên quan theo định khỏan sau:
Nợ TK 627(6274) 3.664.000 đồng(Chi tiết đội 208)
Có TK 214: 3.664.000đồng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí này chủ yếu là các chi phí về điện, nước, điện thoại, các chi nhánh điện và công ty cấp nước nơi các đội xây dựng công trình. Ngoài ra, nếu có phát sinh tiền sử chữa TSCĐ thuê ngoài ở bộ phận sản xuất thì cũng hạch toán vào mục này.
Khi phát sinh các chi phí này, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6277)
Có TK 141
- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí ngoài chi phí đã nêu trên, phát sinh trực tiếp ở các đội sản xuất, xây dựng như: Chi phí giao dịch, tiếp khách, văn phòng phẩm, nghiệm thu sản phẩm...
Chi phí này được định khoản:
Nợ TK 627(6278)
Có K 141
- Tổng hợp chi phí sản xuất , kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang:
Tổng hợp chi phí sản xuất cuối quý.
Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, được mở chi tiết cho từng công trình xây lắp.
Cuối mỗi quý, kế toán tập hợp chi phí sản xuất cộng tất cả các chi phí thực tế phát sinh trong quý đã được phân bổ cho từng công trình:(Biểu đồ 8)
Kết chuyển chi nguyên vật liệu trực tiếp( chi tiết cho từng đội, từng hạng mục công trình):
Nợ TK 154
Có TK 622
Kêt chuyển chi phí nhân công trực tiếp( chi tiêt theo hạng mục công trình)
Nợ TK 154
Có TK 622
Kết chuyển( hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung cho từng hạng mục công trình:
Nợ TK 154
Có TK 627
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
Để tính toán được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, cần xác định được giá thành thực tế của phần khối lượng sản phẩm xây dựng đã thực hiện trong quý.
Cuối mỗi quý, phòng kỹ thuật, kỹ thuật viên công trình và chủ nhiệm công trình tiến hành kiểm kê, tổ chức bàn giao, nghiệm thu với bên A. sau khi hoàn thành nghiệm thu, phòng kế hoạch sẽ lắp đơn gía dự toán phù hợp với từng công việc, từng công trình cụ thể để lên Phiếu giá thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành có xác nhận của bên A.
Phòng tài vụ kế toán sau khi nhận được các tài liệu trên( biên bản nghiệm thu, phiếu giá..) sẽ tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm xây dựng dở dang cuối quý.
2.2.Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái.
Căn cứ vào đặc điểm quy trình sản xuất, căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí, vào đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành bàn giao. Việc tính giá thành được thực hiện vào cuối kỳ khi công trình hoàn thành được kết chuyển từ sổ cái tài khoản tập hợp chi phí sang TK154(154.1)- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. để tính giá thành đó của công trình.
Tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái, kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp là hàng quý vào cuối mỗi quý. Điều này phù hợp với tính chất sản xuất sản phẩm xây lắp có thời gian thi công dài và quy mô lớn, không thể tính giá thành trong từng tháng vì điều này rất tốn kém và khó thực hiện.
Công thức tính giá thành sản phẩm:
Tổng Chi phí Chi phí Chi phí
giá thành = SXDD + SX phát sinh - SXDD
thực tế đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Từ bảng tổng hợp TK154 kế toán lập bảng tính giá thành công trình phản ánh giá thành công trình trong đó bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc xây dựng công trình như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao cùng với chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, đại diện Chủ đầu tư và bên nhận thầu cùng ký vào biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình, kế toán Doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154(1541): Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Giá thành sản xuất sẽ là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và lợi nhuận thu được trong kỳ.
Ví dụ: Công trình Tỉnh đoàn Yên Bái quý 4 năm 2005:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ : 19.353.800 đồng
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 257.856.924 đồng
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 26.352.000 đồng
Giá thành thực tế khối lượng sản phẩm bàn giao quý 4 năm 2005 là:
19.353.800 +257.856.924 – 26.352.000 = 250.858.724 đồng.
Phần iii
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 2 yên bái
I. Nhận xét về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái
1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái.
Về công tác tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phòng kế toán thực hiện một cách nghiêm túc bởi có sự xác định đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty đã có những quy định chặt chẽ trong việc lập định mức chi phí nguyên vật liệu đối với từng khâu công việc, từng hạng mục của công trình, nâng cao trách nhiệm quản lý cho từng người, xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu một mặt góp phần tiết kiệm chi phí, mặt khác vẫn đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật thi công xây lắp.
Cách tính giá thành của công ty rõ ràng, các khoản mục chi phí được tập hợp theo đúng quy định của ngành. Do vậy cho phép tập hợp chi phí một cách nhanh chóng. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán ở đơn vị phù hợp với chính sách, quy định của chế độ kế toán nói chung và của ngành xây dựng nói riêng.
Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thực hiện tương đối khoa học, tuân thủ nghiêm túc theo chế độ quy định hiện hành cũng như đảm bảo sự thống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán.
Tuy nhiên trong quá trình hạch toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Công ty còn một số hạn chế cần hoàn thiện hơn để phát huy vai trò quan trọng trong thời gian tới.
2.Một số nhựơc điểm tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái
2.1. Về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Phương pháp hạch toán của công ty còn chưa phù hợpl
Việc cập nhật chứng từ xuất kho không được tiến hành một cách thường xuyên, không đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.2. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, nội dung chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản trích theo lương theo em là chưa hợp lý
2.3. Về chi phí sử dụng máy thi công:
Công ty hạch toán chi phí sử dụng máy thi công vào TK 627 theo em là không phù hợp.
2.4. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Công tác tập hợp chi phí sản xuất , đánh giá sản phẩm dở dang của công ty tiến hành còn chậm, do việc báo sổ của các kế toán đội không kịp thời
Một số kiến nghị khác:
Công ty đã mua sắm một số máy vi tính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, mới chỉ áp dụng trong công việc soạn thảo. Tại phòng Kế toán của Công ty đã lắp đặt máy vi tính nhưng chưa áp dụng được chương trình kế toán máy.
3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái.
3.1. Về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Trước hết , về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, công ty sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp này cũng phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty: công ty khoán cho các đội thi công tự thu mua nguyên liệu vật liệu nên vật liệu thường được nhập thẳng vào công trường để thi công mà không qua kho của công ty. Thực tế, công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho chỉ về mặt thời gian, tức là theo định kỳ mỗi quý kiểm kê hàng tồn kho, còn hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Điều này là trái với chế độ kế toán hiện hành. Công ty cần thay đổi lại phương pháp hạch toán cho phù hợp. Theo em, công ty nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho vì việc kiểm kê hàng hóa thường xuyên của công ty không phải là khó. Mặt khác, công ty phải áp dụng đồng bộ phương pháp hạch toán nguyên vật liệu và phương pháp hạch toán chi phí mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thương xuyên.
Để xây dựng một công trình cần có các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và các công cụ, dụng cụ. ở công ty, việc theo dõi kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chỉ là trên tài khoản 152 theo em là không hợp lý:
Công ty cần theo dõi riêng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trên 2 tài khoản riêng biệt:
TK 152: Nguyên, vật liệu: Theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty.
TK 153: Công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình sử dụng công cụ dụng cụ của công ty.
ở công ty , công cụ dụng cụ được phân bổ 100% ngay từ đầu cho từng công trình xây dựng. Nhưng theo em, có rất nhiều công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dài, giá trị sử dụng có thể chưa hết sảu khi kết thúc một công trình. Những công cụ dụng cụ này kế toán nên tiến hành phân bổ cho các công trình xây dựng, từ đó có thể giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Việc cập nhật chứng từ cần đuợc cập nhật thường xuyên hơn, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra khối lượng vật liệu tiêu hao định mức, vượt mức bao nhiêu, sử dụng vật liệu đã hợp lý chưa để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
3.2.Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, nội dung chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản trích theo lương theo em là chưa hợp lý. Là một doanh nghiệp xây lắp, tính chất sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải thực hiện lập giá dự toán trước khi thi công công trình. Giá dự toán này không bao gồm chi phí về các khoản trích theo lương vì rất khó có thể tính được. Mặt khác, quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo cho chi phí sản xuất thực tế. Do vậy không nên hạch toán vào các khoản trích theo lương chung vào chi phí trực tiếp tiền lương của công nhân sản xuất để trong quá trình thi công dễ so sánh giũa thực tế thi công với dự toán. Như vậy, khi phát sinh các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán nên hạch toán vào TK 627 – chi phí sản xuất chung, cụ thể là vào TK 6271, điều này cũng phù hợp với chế độ hiện hành.
Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, kế toán không tiến hành trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép. Đây là điều bất hợp lý trong vấn đề hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của công ty nếu trong một tháng nào đó, số nhân công nghỉ phép tăng đột biến, phần lương này do không được trích trước nên đưa thẳng vào chi phí nhân công trực tiếp tháng đó làm cho giá thành của tháng đó tăng lên do đó không phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh. Vì vậy công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo hướng sau:
Kế toán mở TK 335 – Chi phí trả trước để tiến hành trích trước tiền lương theo định khoản sau;
Nợ TK 622
Có TK335
Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
Trong trường hợp chi phí này lớn hơn so với kế hoạch, kế toán tiến hành điều chỉnh tăng số chênh lệch:
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi trích thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 721
3.3. Về chi phí sử dụng máy thi công: Công ty hạch toán chi phí sử dụng máy thi công vào TK 627 theo em, nên tách khoản mục chi phí này ra hạch toán vào một tài khoản riêng biệt là TK 632- Chi phí sử dụng máy thi công.
3.4. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Công tác tập hợp chi phí sản xuất , đánh giá sản phẩm dở dang của công ty tiến hành còn chậm, do việc báo sổ của các kế toán đội không kịp thời. Công ty cần xem xét, đôn đốc, nhắc nhở việc tiến hành công tác kế toán được kịp thời và đúng thời hạn.
3.5. Công ty nên áp dụng chương trình kế toán máy để giảm bớt khối lượng công việc cho bộ phận kế toán vì khối lượng công việc rất lớn, việc hạch toán rất dễ sai sót, nhầm lẫn và dẫn đến việc lập báo cáo kế toán chậm.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm củng cố công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đóng góp cho việc quản lý công ty ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Kết Luận
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái, được sự quan tâm giúp đỡ tận tình củaThầy giáo hướng dẫn và các anh chị cán bộ trong công ty giúp em nắm bắt, đi sâu vào thực tế, cùng những kiến thức đã học trong nhà trường tạo điều kiện cho em đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Với một số ý kiến đóng góp ở trên đây, em mong muốn công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thuận lợi và chặt chẽ hơn. mặc dù đó chưa phải là giải pháp ưu việt nhất do góc nhìn của sinh viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm mà hoạt động kinh doanh lại mang tính đặc thù nhưng em cũng hy vọng góp một phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện của công tác kế toán ở công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: Lý luận chung vê kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp........................................... 1
I.Nội dung chi phí, sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp...............1
1.1.Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp........................................................1
1.2.Giá thành sản phẩm xây lắp............................................................................... 1
1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp....................2
2.Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...........................................3
2.1.Phân loại chi phí sản xuất..................................................................................3
2.2.Phân loại giá thành sản phẩm trong công tác xây lắp........................................4
3.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp..........................................................................................................6
3.1.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp.................6
3.2.Đối tượng tính giá thành....................................................................................7
3.3.Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành..........7
4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp............................................................................................8
4.1.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất...............................................................8
4.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp......8
4.2.1.Các tài khoản kế toán sử dụng........................................................................8
4.2.2.Các loại kế toán sử dụng trong doanh nghiệp...............................................9
4.2.3.Kế toán chi phí sử dụng máy thi công...........................................................11
4.2.4.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí chung.....................................................11
4.2.5.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm......................12
4.2.6.Tổng hợp tính giá thành công tác xây lắp......................................................12
5. Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp..............................13
5.1.Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán.........................14
5.2.Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ SP hoàn thành
tương đương............................................................................................................14
6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp..............................................15
6.1.Phương pháp giá thành giản đơn.......................................................................15
6.2.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.................................................16
6.3.Phương pháp tổng cộng chi phí.........................................................................16
6.4.Phương pháp định mức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( phương pháp định mức).......................................................................................................17
6.5.Phương pháp tỷ lệ.............................................................................................17
6.6.Phương pháp hệ số............................................................................................18
7.Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây dựng....................................................................18
Chương II: Thực trạng công tác kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái............................21
1.Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái..................21
1.1.Khái quát về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái..................................................................................................21
1.1.1.Quá trình hình thành, phát triển của Công ty................................................21
1.1.2.Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của Công ty.........22
1.1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty......................................25
1.1.4.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty..............................................................26
1.1.5.Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.........................................................27
1.1.6.Hình thức ghi sổ kế toán................................................................................28
1.2.Thực trạng tổ chức công tác kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái...........................................................................28
1.2.1.Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất......................................28
1.2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.............................................................28
1.2.1.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất........................................................28
2.Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái..............................................29
2.1.Đặc điểm và nội dung của chi phí sản xuất.......................................................29
2.2.Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái....................................................................................................35
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái............37
1.Tình hình chung....................................................................................................37
2.Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái............................................................38
3.Một số nhược điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái..................................................38
4.Một số đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái......................................39
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0784.doc