Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình I

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xây lắp đều thực hiện khoán gọn cho các đội xí nghiệp điều đó đòi hỏi các đơn vị nhận khoán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của đơn vị mình (lời ăn lỗ chịu). Chính vì vậy việc thiệt hại sản xuất hầu như không có do các đội đều phải quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động của mình để tránh thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do đơn vị xây lắp gây ra thì dựa vào đơn giá xây dựng công trình hiện tại để tính mức thiệt hại. Xác định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý. Trường hợp bên đầu tư gây ra thì bên đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường trên cơ sở xác định mức thiệt hại và thoả thuận với bên B. Chính vì những lý do trên mà doanh nghiệp xây lắp hiện nay không có phương pháp xác định thiệt hại, việc xác địn thiệt hại chỉ được thực hiện trong các đơn vị xây lắp.

doc59 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Tài khoản 623 dùng để tập hợp và phân bỏ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình. Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương pháp bằng máy không sử dụng tài khoản 623 - chi phí sử dụng máy thi công mà doanh nghiệp hạch toán các chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627. Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công. sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 111, 334 152, 153, 141, 111... 214 111, 112, 331 623 133 154 Khoản mục chi phí SDM Tiền công phải trả cho CN điều khiển máy Khi xuất, mua vật liệu phụ cho máy thi công Chi phí khấu hao máy thi công Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công tính cho từng CT, HMCT Ghi chú: Trường hợp thi công hoàn toàn bằng máy, hạch toán toàn bộ chi phí sử dụng máy vào TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh. Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của công nhân sử dụng máy không hạch toán vào TK 623. 2.3 - Trình tự kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động. Việc xác định CPNVL xuất dùng trên TK tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ không phải căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị NVL tồn đầu kỳ, giá thực tế VL nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ. Cụ thể: = + - - 3-/ Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp. Sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định. Muốn đánh giá sản phẩm làm dở một cách chính xác, trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công để xác định khối lượng công tác xây lắp dở dang, phát hiện tổn thất trong quá trình thi công. Chất lượng công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng đến tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành. Do đặc điểm của sản phẩm của sản phẩm xây lắp có kết cấu phức tạp nên việc xác định đúng mức độ hoàn thành của nó rất khó. Khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác. Dựa trên kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tập hợp được kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. Đối với các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm sau: 3.1- Phương pháp đánh giá theo chi phí dự toán Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: = x 3.2- Phương pháp đánh giá theo tỷ lệ hoàn thành tương đương Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt máy móc thiết bị. Nó được xác định theo công thức sau: = x 3.3- Phương pháp đánh giá theo giá trị dự toán Theo phương pháp này, chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức sau: = Ngoài ra đối với một số công việc sửa chữa, hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ thời gian thi công ngắn theo hợp đồng, được bên chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ công việc. Lúc này giá trị sản phẩm dở cuối kỳ là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ khi thi công cho đến thời điểm kiểm kê đánh giá. 4-/ Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí xây lắp để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm xây lắp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí xây lắp để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm xây lắp đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc các khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Trong đó, kỳ tính giá thành xây lắp là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tính giá thành cho các công trình hạng mục công trình. Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho một hay nhiều đối tượng và ngược lại. Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau. 4.1- Phương pháp giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp) Phương pháp này là phương pháp tính giá thành được phổ biến rộng rãi trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành cho mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản dễ thực hiện. Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình hạng mục công trình đó. Có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật cho từng công trình hạng mục công trình nhằm tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó. Trong trường hợp công trình hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần phải tính giá thành thực tế. = + - = Nếu các công trình hạng mục công trình có thiết kế, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên cùng một địa điểm do một đơn vị công trình sản xuất đảm nhiệm và không có điều kiện quản lý, theo dõi riêng việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng công trình, hạng mục công trình thì từng loại chi phí tập hợp trên toàn bộ công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó giá thành thực tế của hạng mục công trình: Ztt = Gdti x H Trong đó: - H: là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế H = - Gdt: là giá thành dự toán của hạng mục công trình i - TC: là tổng chi phí thực tế của hạng mục công trình. - TGdt: là tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình. 4.2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành. Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi hoàn thành công trình hạng mục công trình thì chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Nếu đơn đặt hàng gồm nhiều hạng mục công trình, công trình đơn nguyên khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng hạng mục công trình, công trình đơn nguyên liên quan tới đơn đặt hàng. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào hạng mục công trình, công trình đơn nguyên chúng cần phải phân bổ theo tiêu thức thích hợp. 4.3- Phương pháp tính giá thành theo định mức. Gồm ba bước: Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm xây lắp Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp được căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà tính giá thành định mức. Nó bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành lên sản phẩm xây lắp hoặc giá thành sản phẩm của từng giai đoạn công trình hạng mục công trình có thể tính luôn cho sản phẩm xây lắp. Bước 2: Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức. Vì giá thành định mức xây lắp tính theo định mức hiện hành nên khi thay đổi định mức, cần phải tính toán lại định mức mới. Việc thay đổi định mức chỉ cần tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần tính đối với số sản phẩm làm dở đầu kỳ vì chi phí tính cho sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước) là theo định mức cũ. Số thay đổi định mức = Định mức cũ - định mức mới Tóm lại, phải vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình. Bước 3: Xác định chênh lệch thoát ly định mức, nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tiết kiệm hoặc vượt chi trong quá trình thi công công trình hạng mục công trình. Tuỳ thuộc vào các khoản chi phí mà xác định được do thoát ly định mức. = - Sau khi xác định được giá thành, chênh lệch do thay đổi và thoát ly định mức, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được tính. = + + áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức có tác dụng lớn cho việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất tính sử dụng hợp lý tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí sản xuất ngay cả khi chưa có sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra giảm bớt được khối lượng tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong doanh nghiệp xây lắp. 5-/ Sổ kế toán. 5.1 - Hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 5.2 - Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật Ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. - Nhật ký - Sổ Cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 5.3 - Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ Cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Chương II I. Thực trạng công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình I. I.1. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Xây dựng công trình I. I.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty. Công ty Công trình I là một doanh nghiệp kinh doanh nên trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng phải sử dụng ba khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung (bao gồm cả chi phí sử dụng máy thi công) a. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu. Công ty kiến trúc I thực hiện mô hình khoán gọn, công ty không trực tiếp mua sắm vật tư mà cho các đơn vị (các đội xây dựng, các xí nghiệp thành viên) được vay vốn. Các đội, xí nghiệp ký hợp đồng mua bán vật liệu (cát, đá, xi măng, sắt thép, gỗ…) rồi lên công ty vay tiền trả, đội tự quản lấy vật liệu. Vì vậy việc mua sắm không hạch toán qua tài khoản 111, 112, mà hạch toán qua TK 141. Phòng tài vụ căn cứ vào hoá đơn chứng từ nhập xuất của các đơn vị đã chi tiêu mua sắm để tập hợp và phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ như khách sạn, cho thuê nhà… các vật liệu phát sinh đều được công ty mua sắm trực tiếp bằng tiền mặt hoặc mua trả chậm, xuất cho các đối tượng sử dụng qua kho. b. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Trong Công ty kiến trúc I hiên nay, ngoài các đội ngũ công nhân lao động trực tiếp trong biên chế, Công ty còn phải tiến hành thuê ngoài các đội xây dựng để đảm bảo tiến độ thi công cho các công trình. Với công nhân trong biên chế việc tính lương dựa trên hệ số cấp bậc và ngày công. Với công nhân thuê ngoài dựa vào đơn giá giao khoán, giá trị ghi trong hợp đồng để xác định tiền công phải trả. c. Khoản mục chi phí sản xuất chung. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, khoản mục chi phí sản xuất chung trong Công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu quản lý, lương nhân viên quản lý… Ngoài ra còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công cũng được tập hợp trong khoản này. I.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng giá trị tổng sản lượng và lợi nhuận, tạo việc làm đều đặn cho cán bộ công nhân viên, Công ty không chỉ thực hiện các công trình thắng thầu trọn gói (chìa khoá trao tay) mà Công ty còn nhận xây thêm, hoàn thiệm một số phần việc của các cồng trình khác. Vì vậy tuỳ theo yêu cầu của từng hợp đồng cụ thể mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành được xác định là hạng mục công trình hay công trình. Thông thường trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng chính là đối tượng tính giá thành, điều này giúp cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành từng đối tượng cụ thể đơn giản hơn. I.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong Công ty xây dựng công trình I. Công ty xây dựng công trình I khi tiến hành cho các đơn vị xây dựng vay vốn (quý I năm1999) ghi: Nợ TK 141: Có TK 111: Có TK 311: Có TK 331: Có TK 642: Khi các đơn vị mua sắm ghi: Nợ TK 152: Nợ TK 153: Nợ TK 133: Có TK 141: Chỉ với các công trình xây dựng thì doanh nghiệp mới hạch toán qua TK 141. Còn với các vật liệu công cụ dụng cụ liên quan đến kinh doanh dịch vụ thì hạch toán như sau: Khi mua NVL nhập kho: Nợ TK 152,153 Nợ TK 133 Có TK 111.112 Khi xuất cho kinh doanh dịch vụ: Nợ TK 621 Có TK 152,153 Trong luận văn này em xin trình bày quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội. Công trình này được đấu thầu theo phương thức trọn gói. Thời gian thực hiện hợp đồng là 97 ngày từ ngày 21/3/1999 đến 28/6/1999. Theo hợp đồng này thì kỳ tính giá thành là thời gian công trình nhà điều hành sản xuất bàn giao và kỳ hạch toán tại công ty là quý. a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vật liệu xuất dùng cho từng công trình hay hạng mục công trình đều được hạch toán trực tiếp cho từng công trình. Các loại vật liệu phụ vật liệu sử dụng luân chuyển như gỗ ván khuôn, cọc ván thép, giàn giáo… dùng nhiều lần thì hạch toán phân bổ cho các công trình liên quan. Sau khi nhận được phiếu lĩnh vật tư của các đội, các xí nghiệp được duyệt, thủ kho ghi phiếu xuất kho cho đơn vị nhận. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập xuất thẳngv.v… để hạch toán. Phiếu xuất kho được lập như sau: Đơn vị:………… Mẫu số:……….. Địa chỉ:………… Ban hành theo quyết định: …….. Phiếu xuất kho Ngày 3 tháng 4 năm 1999 Họ tên người nhận hàng: Lê Hương Ly- Địa chỉ: Xí nghiệp VT-XD Lý do xuất kho: Xây dựng nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội. Xuất tại kho: số 6 STT Tên nhãn hiệu quy cách vật tư (sp,hàng hoá ) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Sắt f 1 02 Kg 10 10 6.500 65.000 2 Sắt f 6 05 Kg 550 526 4.250 2.235.500 3 …… 4 Xi măng PC 300 01 Tấn 30 28 740.000 20.720.000 Cộng 34.765.500 Xuất, ngày … tháng … năm Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng… (toàn bộ chứng từ gốc có liên quan đến chi phí vật liệu) kế toán tập hợp lại phân loại theo từng đối tượng tập hợp chi phí (ở đây là công trình nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội) sau đó tổng cộng số liệu của các chứng từ đó lấy kết quả ghi vào bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ. Công ty không mở bảng kê xuất kho cho từng công trình vì vậy số liệu ghi vào bảng phân bổ là số liệu tổng hợp của tất cả các phiếu xuất kho liên quan đến công trình. Số liệu của các bảng phân bổ, chứng từ gốc có liên quan các bảng kê được dùng để ghi vào NKCT số 1 (TK 111); số 2 (TK112)… Bảng phân bổ nguyên vật liệu tại Công ty được lập theo quý. TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK 1522: Nguyên vật liệu phụ TK 1526: Các thiết bị cho công trình Bảng được lập như sau: Trên cơ sở bảng phân bổ, kế toán mở sổ chi tiết TK 621. Sổ chi tiết này được mở theo quý, mỗi trang sổ dùng để ghi cho một công trình. Sổ được mở như sau: Sổ chi tiết 621 Công trình nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội Ngày tháng Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số tiền Nợ Có Quý I BPBVL Phân bổ vật liệu quý I năm 1999 Dư 31/3/1999 152 13.503.000 13.503.000 Quý II BPBVL Phân bổ vật liệu quý II năm 1999 152 528.271.141,6 Cộng 541.774.141,6 Sổ cái Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Các quý Ghi nợ 621 Ghi có các TK Quý I Quý II Quý II Quý IV Có TK 111 ……… 7.830.874 …… ……. Có TK 112 ……… …….. …… …….. Có TK 331 ……… ……. …….. …….. Có TK 152 ……… 4.576.204.304 ……. …….. ………. …….. …….. …….. Tổng cộng phát sinh nợ ………. 4.584.035.178 …….. …….. Tổng số phát sinh có 4.584.035.178 …….. ……… Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 Có 0 0 Kế toán dùng số liệu tổng cộng trên sổ chi tiết TK 621. I.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương chủ yêú là lương khoán (theo khối lượng và chất lượng công việc giao khoán). Công trình nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội được xây dựng bởi các công nhân thuê ngoài vì vậy cơ sở để hạch toán khoản mục này là các hợp đồng giao khoán. Các hợp đồng làm khoán được thành lập thành hai bản, một bản giao cho bên nhận khoán, một bản giao cho bên giao khoán để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình công việc. Cùng với hợp đồng giao khoán là biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Công ty sử dụng hai TK cấp 2 để mở bảng phân bổ. TK 3341: Tiền lương công nhân trong biên chế. TK 3342: Tiền lương công nhân thuê ngoài. Đơn vị: Công ty Xây dựng công trình I Mẫu số: ……….. Bộ phận: Xí nghiệp vật tư Xây dựng Ban hành theo quyết định…… Hợp đồng giao khoán Ngày 19 tháng 3 năm 1999 Họ tên: Nguyễn Xuân Kỳ - Chức vụ, cán bộ kỹ thuật Đại diện cho xí nghiệp vật tư - Bên giao khoán Họ Tên: Ngô Anh Tú - Đại diện cho bên nhận khoán Cùng ký kết hợp đồng giao khoán như sau: - Phương thức giao khoán: khoán gọn Điều kiện thực hiện hợp đồng: thoả thuận - Thời gian thực hiện hợp đồng từ ngày 21/3/1999 đến ngày 26/6/1999. I. Nội dung công việc giao khoán. - Khoán xây dựng công trình nhà điều hành sản xuất Ga Hà Nội, từ đào móng, đổ bê tông móng, xây tường móng, khung, cột, dần sàn, xây bao đến khi hoàn thiện bàn giao công trình. Đơn giá giao khoán nhân công xây dựng là 140.000đ/m2 Khối lượng thi công: 578m2 Tổng giá trị hợp đồng giao khoán: 80.920.000đ II. Trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán. - Thực hiện đúng hồ sơ thiết kế, đảm bảo đúng tiến độ thi công. Chịu trách nhiệm an toàn trong lao động. - Được tạm ứng tiền lương tối đa 70% giá trị khối lượng đã làm. - Những chi phí phát sinh ngoài dự toán, bên nhận khoán được thanh toán theo đơn giá nhân công trực tiếp. III. Trách nhiệm và quyền lợi của người giao khoán. - Tổ chức chỉ đạo và quản lý giám sát theo đúng hồ sơ thiết kế và tiến độ thi công. - Có trách nhiệm tạm ứng tiền nhân công kịp thời cho bên nhận khoán tối đa = 70% giá trị khối lượng đã hoàn thành. Sau khi bàn giao công trình, thanh toán tối đa 95% cho bên nhận khoán, giữ lại 5% tiền nhân công bên nhận khoán để bảo hành, thời hạn 1 năm. Kế toán thanh toán (ký, họ tên) Ngoài hợp đồng giao khoán công nhân xây dựng trực tiếp công ty còn phải thuê ngoài nhân công bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu trên phạm vi công trường. Sau khi các phân việc hoàn thành, các biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được ký kết, kế toán lập bảng kê thanh toán tiền nhân công thuê ngoài. Bảng kê thanh toán tiền nhân công thuê ngoài được lập như sau: Bảng II.2: Bảng kê thanh toán tiền nhân công thuê ngoài Công trình: Nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội Đơn vị thi công: Xí nghiệp vật tư STT Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú 1 134 30/3 Thanh toán tiền nhân công Ô.Xoa 3.760.000 2 135 15/4 Thanh toán tiền nhân công Ô. Tú 3.110.000 -------------- ………… 6 154 20/6 Thanh toán tiền nhân công Ô. Tú 68.810.000 …. 154 26/6 Trả tiền thuê bảo vệ 1.650.000 Cộng 89.740.000 Bảng II.3 Trích bảng phân bố tiền lương phần II Quý II / 1999 TK ghi có Đối tượng sử dụng Thanh toán công nhân viên Tổng cộng 3341 3342 1. Công trình nhầ điều hành sản xuất ga Hà Nội 0 85.980.000 85.980.000 2. Công trình 278 40.245.897 50.089.563 90.335.460 ……… …………. ……….. ………. 2. Cộng 183.756.000 324.174.650 507.930.650 Sổ chi tiết 622 Công trình nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội Ngày tháng Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số tiền Nợ Có Quý I BPBVL Bảng phân bổ lương quý I năm 1999 Dư 31/3 1999 3342 3.760.000 3.760.000 Quý II BPBVL Bảng phân bổ lương quý II năm 1999 3342 85.980.000 Cộng 89.740.000 Sổ cái Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp Năm 1999 Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Các quý Ghi nợ 621 Ghi có các TK Quý I Quý II Quý II Quý IV Có TK 111 ……… 85.451.562 …… ……. Có TK 334 ……… 507.930.650 …… …….. Có TK 338 ……… ……. …….. …….. ………. …….. …….. …….. Tổng cộng phát sinh nợ ………. 4.584.035.178 …….. …….. Tổng số phát sinh có 4.584.035.178 …….. ……… Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 Có 0 0 I.1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Công ty xây dựng công trình I không có máy thi công phải thuê ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp. Vì vậy, kế toán không hạch toán vào TK 623 mà hạch toán vào TK 627 (6277 - dịch vụ thuê ngoài). Kế toán căn cứ và các chứng từ gốc, hoá đơn… để ghi vào bảng kê, sau đó lấy số liệu của bảng kê hạch toán vào TK 627 . Tổng hợp số liệu cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Hoá đơn (GTGT) Liên 3: (Dùng để thanh toán) Ngày 29 tháng 3 năm 2000 Mẫu số: 01 GTKT - 3LL HQ/99 - B Đơn vị bán hàng: Công ty xây dựng số3 Địa chỉ:…………………………..Số tài khoản:……………………………. Điện thoại: ………………………MS: ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž Họ tên người mua: Công ty công trình I Đơn vị:……………………………………………………………………… Địa chỉ: ………………………… Số tài khoản:…………………………… Hình thức thanh toán……………..MS: ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž ž STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đ vật tư Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Máy trộn bê tông 250l Ca 20 99.800 1.996.000 2 Máy đầm dùi 0,8 KW Ca 8 33.000 264.000 3 Máy đầm bàn 0,8 KW Ca 8 32.000 256.000 4 Máy đóng cọc ép trước 60 tấn Ca 10 250.000 2.500.000 … …. … …. …… …… Cộng tiền hàng: 4.446.245 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 44.625 Tổng cộng tiền thanh toán: 4.890.870 Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu tám trăm chín mươi nghìn tám trăm bảy mươi đồng Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ, tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) Kế toán tập hợp số liệu từ các hoá đơn, dùng để ghi bảng kê thanh toán tiền thuê máy thi công. Bảng kê được lập như sau: Bảng I.4: Bảng kê thanh toán tiền thuê máy thi công Công trình: Nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú SH NT HĐ 29/3 Máy trộn bê tông 250l 1.996.000 HĐ 29/3 Máy đầm dùi 0,8 KW 264.000 HĐ 29/3 Máy đầm bàn 0,8 KW 256.000 HĐ 29/3 Máy đóng cọc ép trước 60 tấn 2.500.000 …. ….. …………. …….. …….. …. …... ………… …….. …….. Tổng cộng 19.496.724 Số liệu bảng kê dùng để ghi vào sổ chi tiết TK 627 - khoản mục chi phí sử dụng máy thi công (6277) I.1.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là một yếu tố cấu thành nên giá thành thực tế sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, ngoài các yếu tố cơ bản về nguyên vật liệu , lao động …doanh nghiệp còn phải tiêu hao một số yếu tố chi phí khác như công cụ dụng cụ, chi phí làm lán trại… Những chi phí này không trực tiếp tham gia cấu thành thực thể sản phẩm nhưng có vai trò hỗ trợ giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đều đặn… Đó là chi phí sản xuất chung. Tại Công ty xây dựng công trình I, khoản mục này bao gồm các yếu tố chủ yếu: - Tiền lương nhân viên quản lý đội (6271) - Chi phí về vật liệu …. (6272) - Chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ cho đội, xí nghiệp (6273) - Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong phạm vi công trình, đội (6274) - Chi phí dịch vụ mua ngoài như: (6277) - Chi phí bằng tiền khác (6278) Các yếu tố trên được hạch toán cụ thể như sau. a. Chi phí nhân viên Nhân viên quản lý đội là bộ phận gián tiếp nên việc tính lương được áp dụng theo hình thức tính lương thời gian. Gồm lương chính và lương phụ: Cơ sở để tính lương là các bảng chấm công. Bảng chấm công do kế toán đội lập, cuối tháng kế toán đội tổng hợp số công và tính ra số lương phải trả công nhân viên. b. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí này bao gồm các loại vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để phục vụ cho việc quản lý công trình, đội, xí nghiệp: đánh máy…. Việc hạch toán chi phí này được tiến hành tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hạch toán vào TK 6272, 6273. Chứng từ hạch toán là các phiếu xuất kho vật liệu… Các vật liệu liên quan đến công trình nào hạch toán trực tiếp cho công trình đó. c. Chi phí khấu hao tài sản cố định. (Bộ phận văn phòng đội, xí nghiệp). Căn cứ vào bảng kê khấu hao tài sản cố định do kế toán đội tính và gửi lên phòng kế toán công ty. d. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Các loại chi phí này gồm: Chi trả tiền điện, tiền nước, thuê nhà, chi tiếp khách, chi làm lán trại, tiền vé tàu xe đi đường của nhân viên…Phần chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chi phí sản xuất chung. Chứng từ gốc để hạch toán khoản mục này là các hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại… Kế toán căn cứ vào các chứng từ, bảng phân bổ tiền lương. NKCT liên quan về chi phí sản xuất chung để mở sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. Sổ chi tiết TK này được dùng để theo dõi tất cả các công trình trong một quí tại công ty, mỗi trang sổ được dùng để ghi cho một công trình. Sổ cái Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung Năm 1999 Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Các quý Ghi nợ 627 Ghi có các TK Quý I Quý II Quý II Quý IV Có TK 111 ……… 20.504.500 …… ……. Có TK 334 ……… 1.397.545 …… …….. Có TK 338 ……… ……. …….. …….. ………. …….. …….. …….. Tổng cộng phát sinh nợ ………. 284.451.984 …….. …….. Tổng số phát sinh có 284.451.984 …….. ……… Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 Có 0 0 Căn cứ vào sổ chi tiết TK 621,627 kế toán mở sổ chi tiết TK 154. Mỗi trang sổ dùng để phản ánh chi phí cho một công trình. Sổ được mở như sau: II.2. Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm II.2.1. Tính giá sản phẩm dở dang: Cũng giống như các doanh nghiệp xây lắp khác, công ty xây dựng công trình I mang đặc điểm đặc trưng riêng của doanh nghiệp xây lắp. Việc tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. - Theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý: - Theo thời gian cho đến khi hoàn thành toàn bộ. Trong công ty xây dựng công trình I có những công trình, sản phẩm dở dang được đánh giá theo kỳ quyết toán. Công ty tiến hành thanh toán sản phẩm hoàn toàn theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, nên sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo công thức chung của doanh nghiệp xây lắp. Công thức 22: Giá trị sản phẩm dở dang Giá dự toán khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá dự toán khối lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao trong kỳ Giá trị SPDD đầu kỳ+ chi phí thực tế tập hợp trong kỳ Giá dự toán khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Đối với công trình nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội , phương thức thanh toán là theo thời gian từ khi khởi công cho đến khi hoàn thiện (97 ngày: từ 21/3/1999 đến 28/6/1999). Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng công trình này chính là giá thành của công trình, vì vậy giá trị sản phẩm dở dang = 0. I.2.2. Tính giá thành sản phẩm. Do Công ty xây dựng công trình I áp dụng hình thức tính giá thành sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng nên công trình nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội được tính giá theo phương pháp đơn đặt hàng. Kế toán tập hợp các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhânc công trực tiếp, sử dụng MTC, chi phí sản xuất chung liên quan đến công trình này. Căn cứ số liệu của các bảng phân bổ NVL, CCDC, tiền lương của các quý liên quan đến công trình; sổ chi tiết TK627, kế toán ghi vào bảng tổng hợp hợp giá thành của công trình. Bảng I.9. Bảng tổng hợp giá thành Công trình: Nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội Khoản mục chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.vật liệu 556.520.840,8 73,88 541.774.141,6 74,13 -14.746.699,2 65,58 2.Nhân công 82.350.000 10,93 89.740.000 12,28 7.390.000 32,99 3. Sử dụng máy 29.747.176 3,94 19.496.724 2,67 -10.250.452 45,75 4. Chi phí chung 84.560.598 11,25 79.764.561 10,92 -4.796.037 21,40 Tổng giá thành 753.178.614,8 100 730.775.426,6 100 22.403.188,2 X Cuối năm, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí giá thành của toàn bộ các công trình hoàn thành. Bảng được lập như sau: I.3. Phân tích khoản mục chi phí. Căn cứ vào số liệu tập hợp được trong bảng tổng hợp giá thành của công trình: Nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội ta thấy. Giá thành thực tế so với giá dự toán giảm đi. Số tuyệt đối : 22.403.188,2 Số tương đối: x 100 = 97,03% Trong đó: - Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất sử dụng xây dựng công trình tiết kiệm được 14.746.699,2 đ so với dự toán. - Tổng chi phí sử dụng máy tiết kiệm được: 10.250.452đ - Tổng chi phí nhân công trực tiếp tăng lên: 7.390.000đ - Tổng chi phí sản xuất chung tiết kiệm được: 4.796.037đ Vậy số chi phí sản xuất tiết kiệm được là: 22.403.188,2đ Để có cơ sở rõ hơn khi đưa ra những ý kiến đánh giá kết quả hoạt động của từng công trình thì phải đi sâu phân tích từng khoản mục chí phí trong giá thành của từng công trình cụ thể. ở đây là công trình nhà điều hành sản xuất ga Hà Nội . a. Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu Xét về số tuyệt đối: so với dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu thực tế giảm đi 14.746.699,2đ chiếm 65,58% so với tổng chênh lệch giá thành thực tế và dự toán. Tiết kiệm được chi phí này do nhiều nguyên nhân. Do sự cố gắng của công ty cũng như trách nhiệm của nhân viên bảo vệ, nhân viên giám sát kỹ thuật và công trình trong công tác bảo quản, quản lý vật liệu tránh được việc thất thoát. Ngoài ra, công ty còn tận dụng được cơ hội mua được nguyên vật liệu rẻ hơn dự toán, duy trì mối quan hệ tốt với bạn hàng. b. Với khoản mục chi phí nhân công Xét về số tuyệt đối tăng so với dự toán: 7.390.000đ Khoản mục này bao gồm chi phí nhân công thuê ngoài trực tiếp xây lắp và chi phí nhân công vận chuyển bốc dỡ. Chi phí này tăng lên là do công ty sử dụng nhân công thay thế cho một số công việc làm bằng máy thi công. c. Khoản mục chi phí sản xuất chung Khoản mục này giảm đi do công ty sử dụng nhân công trực tiếp thay cho công ty sử dụng máy thi công và giá thuê của bạn hàng giảm đi rẻ hơn so với dự toán vì vậy tiết kiệm được một khoản 10.250.452đ. d. Khoản múc chi phí sản xuất chung Khoản mục này thực tế giảm đi so với dự toán là 4.796.037đ là do công ty đã quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí hội họp, điện thoại, điện…tránh được lãng phí. Tóm lại, hiện nay với trình độ quản lý của công ty khá tốt, nhanh nhạy trong công ty đã tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Do áp dụng hình thức khoán gọi nên các đội, xí nghiệp buộc phải có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất xây lắp của mình nên chi phí về thiệt hại trong sản xuất hầu như không có. Tuy nhiên, mỗi một công trình cụ thể, công ty đều phải phân tích, xem xét lại từng khoản mục chi phí, vì sao tăng, giảm để có biện pháp giảm các chi phí này xuống mức tối thiểu. Phần II Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh I. Đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng công trình I. Qua thời gian thực tập tại công ty xây dựng công trình I, tôi đã có dịp để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh xây lắp của doanh nghiệp này. Mặc dù trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài hoạt động xấy lắp được thành lập rất nhiều nhưng công ty đã vượt qua những khó khăn về cạnh tranh đó để đứng vững và ngày càng phát triển. Công ty nhận các công trình do đơn vị chủ quản giao cho và khuyến khích các đội tìm kiếm các công trình ngoài. Đạt được những thành tựu trên là do sự cố gắng nỗ lực của công ty trên các mặt sau: - Về tổ chức bộ máy quản lý: Công ty đã xây dựng được mô hình bộ máy quản lý khoa học phù hợp quy mô sản xuất vừa tập trung vừa phân tán. Cán bộ lãnh đạo có năng lực và trình độ chuyên môn cao. - Về tổ chức hoạt động sản xuất : Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gọn nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động có hiệu quả, tham mưu cho ban lãnh đạo trong quản lý kinh tế, giám sát thi công, tổ chức sản xuất đạt được kết quả tốt. - Về hệ thống chứng từ và phương pháp kế toán Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo đúng qui định của bộ tài chính, ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác theo quy định riêng của Công ty. Phương pháp kế toán Công ty sử dụng là những phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công tác quản lý tại Công ty là cung cấp kịp thời, thường xuyên các thông tin. - Về hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức Nhật ký - chứng từ, hình thức này phù hợp với qui mô, loại hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Về công tác hạch toán chi phí tình giá thành. Nhìn chung ở Công ty, công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra về thời gian và tính chính xác. Công ty chấp hành đầy đủ chế độ chính sách do Nhà nước quy định, các loại sổ đều được mở theo qui định trong chế độ. Xong trong một chừng mực nhất định, việc không mở một số bảng kê chi tiết hoặc không mở sổ chi theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trong tháng (quý) liên quan đến công trình cụ thể đã gây ra khó khăn trong việc đối chiếu và kiểm tra số liệu. II. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện. 1. Về điều kiện làm việc: Việc tổ chức nơi làm việc của cán bộ kế toán phải đáp ứng được yêu cầu về địa điểm thuận lợi cho việc đạt mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng quản lý, được trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, phương tiện làm việc như bàn ghế thích hợp, bố trí nơi làm việc phải hợp lý để cắt giảm các thao tác thừa. Vì lao động kế toán là hoạt động dạng trí óc phức tạp, trong quá trình lao động, hao phí chủ yếu là về mặt trí lực và những căng thẳng thần kinh tâm lý, do vậy lao động kế toán có những yêu cầu riêng về điều kiện làm việc. Trên thực tế, việc sắp xếp, bố trí điều kiện làm việc cho kế toán tại Công ty chưa được tốt. Vì vậy để giúp cho lao động kế toán làm việc có hiệu quả cao hơn thì Công ty cần đầu tư thêm các trang thiết bị văn phòng phù hợp. 2. Về phương pháp ghi chép và tập hợp chi phí từng khoản mục. a. Khoản mục chi phí NVL trực tiếp: Phương pháp tập hợp khoản mục này là hạch toán trực tiếp. Trong phòng kế toán, các nhân viên chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng TK hạch toán. Công ty không xuất thẳng vật liệu cho hoạt động kinh doanh dịch vụ nhưng đôi khi hạch toán kế toán vẫn ghi. Nợ TK 621 Có TK 111,112,331 Vì vậy, em mạnh dạn đề nghị phòng Kế toán phải xem xét lại công tác ghi chép để phản ánh vào TK một cách chính xác theo đúng nội dung kinh tế nghiệp vụ phát sinh, không hạch toán như trên mà phải hạch toán qua TK 152 để theo dõi NVL và tình hình sử dụng NVL. Khi mua vật liệu nhập kho Nợ TK 152 Có TK 111,112,331 Khi xuất cho công trình Nợ TK 621 Có TK 152 Bên cạnh việc chưa thống nhất trong việc hạch toán, Công ty còn gặp phải khó khăn trong việc theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến từng công trình do tổng hợp số liệu ngay vào bảng phân bổ NVL, CCDC theo quý. Theo em, Công ty nên mở sổ chi tiết TK 621,622 theo mẫu sau để tiện cho việc theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho từng công trình cụ thể. Sổ được lập theo mẫu sau: Căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi vào sổ kế toán chi tiết. Sổ chi tiết tài khoản 621 Tên phân xưởng (tổ đội) Tên sản phẩm (hàng hoá ):………………… NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền ghi Nợ Chi tiết các loại vật liệu Tổng số ghi có SH NT VL Chính VL phụ … … - Số dư đầu kỳ - Tập hợp số phát sinh trong kỳ ------- -------- Cộng phát sinh: Xxx Xxx Xxx …. …. ….. Vật liệu thu hồi Xxx Kết chuyển vào giá thành xxx Với sổ chi tiết TK 622 lập tương tự. Sau khi tập hợp được số liệu của từng công trình qua các sổ chi tiết, kế toán chỉ việc ghi các số liệu vào bảng tổng hợp giá thành của mỗi công trình để tính giá thành thực tế công trình. Trong trường hợp công ty mở sổ kế toán chi tiết như hiện nay thì công ty nên mở thêm bảng kê xuất kho cho từng công trình. Bảng được mở theo mẫu sau: Bảng III.1. Bảng kê xuất kho Tên công trình: Chứng từ Ngày tháng Diễn giải Tổng 152 153 1521 1522 1526 PXK 20/4 Xuất nguyên vật liệu …… …… ……. …… ….. …… ……. …… ….. ….. ………… ….. ……. ….. ….. ….. Tổng b. Khoản mục chi phí máy thi công: Phương pháp tập hợp khoản mục chi phí này là hạch toán trực tiếp. Việc hạch toán chi phí máy thi công của Công ty là chưa hợp lý chưa phản ánh đúng bản chất của chi phí máy thi công. Toàn bộ chi phí MTC được hạch toán trên TK 6277 bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài khác nằm trong khoản mục chi phí chung. Việc hạch toán toàn bộ chi phí MTC lên TK 6277 sẽ không phân biệt được các khoản mục trên. Việc cộng số liệu và tách số liệu các khoản mục trên dễ bị nhầm lẫn, trùng lặp. Vì vậy những thông tin về chi phí phục vụ cho công tác quản lý chưa đạt hiệu quả cao. Nếu công ty thuê ngoài máy, Công ty có thể vẫn sử dụng TK 6277 nhưng chi tiết cho khoản mục chi phí MTC số này được mở tương tự như sổ chi tiết TK 621. Sổ chi tiết chi phí sử dụng MTC Tài khoản 6277 Tên công trình: ………… Bộ phận: Xí nghiệp vật tư xây dựng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối xứng Trong đó Tổng số tiền SH NT CNĐKM CPTM ……. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cộng Và trong cột 6277 ở sổ chi tiết TK 627, kế toán không phản ánh những khoản chi phí cho máy thi công vào cột này. Nếu Công ty đầu tư mua sắm máy thi công, thì việc hạch toán chi phí máy thi công sẽ được sử dụng TK riêng TK 623. Sổ chi tiết TK này cũng được mở tương tự TK 621. Các cột chi tiết chi phí MTC gồm: Chi phí nguyên vật liệu phục vụ máy, chi phí nhân công, chi phí khấu hao MTC, chi phí sửa chữa lớn… c. Khoản mục chi phí tiền lương CNTT Phương pháp tập hợp khoản mục này là hạch toán trực tiếp cho từng công trình. Mặc dù đã có nhiều sửa đổi trong chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp, nhưng thực tế vẫn còn một số vấn đề chưa hợp lý như: Hiện nay các đội, xí nghiệp xây lắp đều có công nhân thuê ngoài, chứng từ để thực hiện công tác hạch toán kế toán là hợp đồng giao khoán, bảng kê thanh toán tiền nhân công thuê ngoài. Trên thực tế thì đã phải thanh toán toàn bộ khoản chi phí này với lao động thuê mướn, nhưng trong quy định đội, xí nghiệp vẫn phải trích 2% kinh phí công đoàn nên tổng quỹ lương thực tế (cả lương của công nhân trong biên chế doanh nghiệp và công nhân thuê ngoài). Điều đó có nghĩa là đội, xí nghiệp phải chịu khoản chi phí lớn hơn. Em mạnh dạn kiến nghị với bộ tài chính xem xét lại việc trích lập khoản này để đảm bảo tính hợp lý trong thực tế. Biểu 11. Bảng kê xuất kho Tên công trình Chứng từ Ngày tháng Diễn giải Tổng 152 153 1521 1522 1526 PXK 20/4 Xuất nguyên vật liệu …… …… ……. …… ….. …… ……. …… ….. ….. ………… ….. ……. ….. ….. ….. Tổng Sổ chi tiết chi phí sử dụng MTC Tài khoản 6277 Tên công trình………. Bộ phận: Xí nghiệp vật tư xây dựng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối xứng Trong đó Tổng số tiền SH NT CNĐKM CPTM ……. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cộng Sổ chi tiết TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tên công trình: Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Cộng Đội có thể lập bảng kê thanh toán với công nhan thuê ngoài theo mẫu sau: Bảng III.2 Bảng kê thanh toán tiền nhân công thuê ngoài Tên công trình Đơn vị thi công STT Chứng từ Diễn giải Số tiền Trích 2% Số phải trả Ghi chú SH NT Cộng Xxx d. Khoản mục chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung gồm nhiều yếu tố chi phí được biết như đã nêu ở trên. Phương pháp hạch toán khoản mục này là các yếu tố chi phí nào liên quan đến một công trình cụ thể thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đo. Trong trường hợp đội hoặc xí nghiệp tham gia xây dựng nhiều công trình cùng một thời kỳ thì những yếu tố chi phí sản xuất chung của toàn xí nghiệp không thể tách biệt cho từng công trình thì được phân bổ theo giá trị dự toán từng công trình. Việc phân bổ như trên có thể không chính xác đối với từng công trình nhưng trong phạm vi đội, xí nghiệp thì khoản mục này luôn được đảm bảo chính xác số liệu tổng hợp. Trong sổ chi tiết chi phí sản xuất chung công ty đang áp dụng không nên gộp vào sổ số liệu về chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài mà nên tách riêng sổ chi tiết chi phí máy thi công như đã nêu ở trên. 3. Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình. Công ty không mở bảng kê số 4 mà dựa vào số liệu từ các bảng phân bổ, NKCT liên quan vào thẳng NKCT số 7. Chính vì vậy việc đối chiếu số liệu gặp một số khó khăn. Công ty có thể xem xét việc mở bảng kê số 4 có sửa đổi phù hợp với chế độ và yêu cầu quản lý. Hoặc Công ty phải mở bảng kê tập hợp xcp sản xuất theo từng công trình để tiện cho việc theo dõi cũng như đối chiếu kiểm tra. Nhiều công trình có liên quan đến nhiều quý nên kế toán có thể mở bảng kê chi phí sản xuất từng công trình như sau. Bảng III.3 Bảng kê chi phí Tên công trình: Khoản mục Các quý Tổng Quý….. Năm….. Quý….. Năm….. Quý….. Năm….. Quý….. Năm….. CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Tổng 4. Về phương pháp xác định thiệt hại. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xây lắp đều thực hiện khoán gọn cho các đội xí nghiệp điều đó đòi hỏi các đơn vị nhận khoán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của đơn vị mình (lời ăn lỗ chịu). Chính vì vậy việc thiệt hại sản xuất hầu như không có do các đội đều phải quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động của mình để tránh thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do đơn vị xây lắp gây ra thì dựa vào đơn giá xây dựng công trình hiện tại để tính mức thiệt hại. Xác định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý. Trường hợp bên đầu tư gây ra thì bên đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường trên cơ sở xác định mức thiệt hại và thoả thuận với bên B. Chính vì những lý do trên mà doanh nghiệp xây lắp hiện nay không có phương pháp xác định thiệt hại, việc xác địn thiệt hại chỉ được thực hiện trong các đơn vị xây lắp. 5. Một số biện pháp về quản lý chi phí . Công ty hàng năm lập bảng tổng hợp giá thành cho tất cả các công trình trong năm nhưng không có sự so sánh giữa thực tế và dự toán của cả năm do vậy không có được các thông tin về chi phí có hiệu quả cao. Để quản lý chặt chẽ hơn các khoản mục chi phí, Công ty nên tiến hành phan tích giá thành hàng năm để ta các quyết định đúng đắn: thông qua công tác này, Công ty có thể nắm được nhân tố ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến giá thành cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó, từ đó có biện pháp khắn phục tình trạng lãng phí co ở các nhân tố tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực. III.Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích giá thành sản phẩm là căn cứ để tìm ra biện pháp hạ giá thành. Trong doanh nghiệp xây lắp, các biện pháp để hạ giá thành là tiết kiệm các yếu tố chi phí sản xuất trong quá trình xây dựng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công công trình. Giá thành sản phẩm có hạ thì doanh nghiệp mới có lãi để mở rộng sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm của công ty em xin đưa ra một số biện pháp hạ giá thành như sau: 1. Tiết kiệm nguyên vật liệu Đội, Công ty nên có chế độ khen thưởng cũng như xử phạt thích đáng với những cá nhân, tập thể sử dụng lãng phí nguyên vật liệu từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi cán bộ, công nhân viên trong công tác quản lý sử dụng vật tư. - Giảm các hao phí đến mức thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, xây dựng các kho bảo quản tốt, có đội bảo vẹ cũng như cán bộ giám sát thi công có trách nhiệm, tránh hao hụt mất mát và lãng phí vật liệu. - Do tính chất xây dựng và phạm vi hoạt động của Công ty lớn từ Bắc đến Nam nên Công ty phải mở rộng các mối quan hệ với nhà cung cấp, thanh toán đúng thời hạn, giữ uy tín với bạn hàng để có mối quan hệ lâu dài về nguồn mua vật tư. Từ đó, khi cần Công ty có thể mua ở địa điểm gần công trường thi công nhất, giảm chi phí vận chuyển, và giá có thể hạ hơn… 2. Tăng năng suất lao động. - Để các công nhân có tinh thần lao động tốt và có trách nhiệm thì bản thân doanh nghiệp, bộ phận quản lý đội, xí nghiệp phải thường xuyên quan tâm động viên anh chị em công nhân, tổ chức các biện pháp thi công một cách khoa học. Đồng thời cung cấp kịp thời nguồn vật liệu cho sản xuất. - Thực hiện tốt chế độ tiền lương, thưởng cho công nhân viên. 3. Giảm chi phí sử dụng MTC Hiện nay Công ty thuê ngoài máy thi công để phục vụ sản xuất điều đó dẫn đến Công ty có thể rơi vào thế bị động làm chậm tiến độ thi công và không hài lòng về chất lượng và giá cả thuê máy. Vì vậy Công ty phải tìm hiểu ở địa bàn thi công nào, địa điểm công trình nào có thể thấy việc sử dụng nhân công trực tiếp thay cho sử dụng máy mà giảm được chi phí. Trong một số trường hợp thì việc thuê ngoài rẻ hơn nên các doanh nghiệp đôi khi vẫn thực hiện thuê ngoài vì chi phí cho sử dụng MTC trong doanh nghiệp ớn mà không đem lại hiệu quả. Do vậy khi quyết định đầu tư mua sắm, Công ty phải xem xét cân nhắc mua loại máy nào sử dụng được hết công suất chạy máy, bền… đem lại hiệu quả cao… 4. Giảm chi phí sản xuất chung. Các khoản chi phí sản xuất chung là các khoản chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất được thuận lợi, giải quyết các vấn đề trong phạm vi phân xưởng đội. Đây là khoản chi phí gồm nhiều loại chi phí nhất, và đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh. Vì vậy Công ty cần có những mức quy định cụ thể nhằm hạn chế lãng phí khoản chi phí này giúp cho công tác quản lý chi phí được chặt chẽ hơn. Kết luận Ngành xây dựng cơ bản là một ngành đóng vai trò hết sức quan trong trong nền kinh tế quốc dân. Do tình hình đất nước có nhiều biến đổi và do yêu cầu phát triển kinh tế, các khu công nghiệp, các khu chung cư, đường giao thông, các cầu cảng… được xây dựng ngày càng nhiều, với chất lượng ngày càng cao, điều đó thể hiện tầm quan trọng của ngành xây dựng cũng như sự lớn mạnh của nó. Do đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng nên công tác hạch toán kế toán có nhiều sự khác biệt so với các ngành khác. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để phát huy được uy tín trên thị trường, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải kiện toàn nâng cao năng lực của bộ máy quản lý, điều hành sản xuất, kịp thời nắm bắt được cơ hội, mở rộng phạm vi kinh doanh trong và ngoài ngành xây dựng, đồng thời phải mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị cải tiến và ứng dụng công nghệ mới, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ uy tín với khách hàng nhằm mở rộng thị phần của doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với chức năng nhiệm vụ làm tham mưu kinh tế, phòng kế toán nói chung và kế toán nói riêng có nhiệm vụ hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác mọi thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy để xác định, đánh giá chính xác đầy đủ kết quả kinh doanh thì công tác kế toán giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nhiệm vụ của công tác này là xác định đánh giá sự vận động của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Đó là việc xác định kết quả của việc đầu tư nguồn vật lực vào sản xuất kinh doanh, cung cấp các thông tin kinh tế kịp thời cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để có những quyết định kinh doanh đúng đắn trong kỳ. Sự hoàn thiện trong chế độ kế toán, đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói riêng sẽ giúp cho công tác quản lý đơn giản hơn, đặc biệt một sự phát triển cân đối và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cuối cùng cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương và phòng Kế toán tài vụ Công ty xây dựng công trình I đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tìm hiểu giữa lý thuyết và thực tiễn để em hoàn thành bài viết này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp - Nhà xuất bản thống kê 1999. 2. Tạp chí kế toán số 18/1999. 3. Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây lắp - Trần Ngọc Quý (kiểm toán 2/1998). 4. Giáo trình tổ chức hạch toán - trường ĐHKTQD. 5. Kế toán tài chính - Trường ĐHKTQD. 6. Tạp chí kế toán sô 19/1999. 7. Một số ý kiến về các khoản thiệt hại trong doanh nghiệp xây lắp và đơn giá trong xây dựng cơ bản - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Trường ĐHKTQD. 9. Các thông tư của Bộ Tài chính về chế độ kế toán trong các doanh nghiệp .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0528.doc
Tài liệu liên quan