Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Xây lắp và Thương mại COMA25

Trong doanh nghiệp xây lắp, các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng khác nhau. Do đó yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau, việc quản lý chi phí không thể chỉ dựa vào số liệu phán ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ và phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất hoặc theo từng yếu tố kinh tế ban đầu của chúng, theo từng công trình, từng nơi phát sinh và chịu chi phí. Do vậy đòi hỏi phải có sự phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất, căn cứ vào nội dung của chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan. Bên cạnh đó, việc phân loại còn giúp cho doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm công tác xây lắp.

doc114 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Xây lắp và Thương mại COMA25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ trích khấu hao TSCĐ nào còn giá trị còn đã khấu hao hết thì thôi không trích. Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà tính vào chi phí sản xuất khi có máy hỏng, khi có sửa chữa lớn. Như vậy, chi phí đúng ra phải phân bổ cho nhiều công trình thì lại phân bổ cho một công trình làm tăng lên chi phí của giá thành, mà đúng ra mỗi công trình sử dụng máy đều phải gánh chịu một phần. Trong quý III năm 2007, công ty đổ móng NM đóng tàu Bến Kiền nên sử dụng các máy móc thiết bị với tỷ lệ trích khấu hao như sau: Mẫu 2.16: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây số 7 Bảng tính khấu hao TSCĐ những máy móc thiết bị cho sản xuất Công trình: Nhà máy đóng tàu Bến Kiền Quý III năm 2007 STT Tên tài sản cố định Nguyên giá Tỷ lệ trích (%) Số tiền KHCB SCL 1 Cẩu KPA3 332.578.650 12 9.977.300 2 Máy phát điện 75KW 125.620.000 12 3.768.600 3 Xe bò ma 280.575.400 12 8.417.200 4 Máy trộn BT 350L 27.333.300 12 1.124.000 5 Máy xúc KOMASU 377.618.380 12 11.328.500 6 Máy bơm nước 15.550.000 12 466.500 7 Máy ủi DT75 420.670.000 12 12.620.100 Cộng 47.702.200 Người lập Kế toán trưởng Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ những máy móc thiệt bị dùng thi công trình NM đóng tàu Bến Kiền, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây số 7 Số: Chứng từ ghi sổ Ngày30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Tính khấu hao máy thi công NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 623 214 47.702.200 47.702.200 Cộng 47.702.200 47.702.200 Kèm theo .......... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng c. Chi phí dịch vụ mua ngoài Thực tế số lượng máy thi công của công ty còn hạn chế, do đó máy thi công của công ty được giao cho các đội sử dụng tuỳ theo nhiệm vụ thi công của các đội. Trong điều kiện không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu về máy thi công, công ty cho phép các đội tuỳ theo yêu cầu sản xuất có thể sử dụng hoặc thuê ngoài máy thi công. Việc thuê máy có thể thuê máy tự sử dụng hoặc thuê ngoài máy thi công. Nhưng trong trường hợp thuê máy để tự sử dụng thì ít xảy ra vì máy cho thuê bao giờ cũng có người vận hành đi cùng để sử dụng và bảo vệ máy. ở Công ty CP Xây lắp & Thương mại COMA25 nói chung và Xí nghiệp xây dựng số 7 nói riêng thường thuê theo hình thức thuê trọn gói, thuê theo công việc(khoán việc). Sau khi thuê máy thì nhân viên kinh tế đội viết giấy đề nghị thanh toán gửi phòng kế toán Công ty Cuối quý căn cứ vào các hợp đồng thuê, chứng từ liên quan đến việc thuê máy nhân viên kinh tế đội lập bảng kê chi phí thuê máy thi công rồi gửi lên phòng kế toán công ty. Kế toán công ty căn cứ vào các bảng kê và các hợp đồng chứng từ có liên quan lên chứng từ ghi sổ. Mẫu 2.17: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây dựng số 7 Bảng kê chi phí thuê máy thi công Công trình: NM đóng tàu Bến Kiền Quý III năm 2007 STT Chứng từ Trích yếu Số tiền Số Ngày Chưa VAT Thuế VAT Tổng cộng 078135 30/7 Thuê máy xúc 10.425.000 521.250 10.946.250 094350 17/8 Thuê máy ủi 7.818.000 390.900 8.208.900 Cộng 18.243.000 912.150 19.155.150 Ngày 30/9/2007 Kế toán trưởng Kế toán theo dõi Đội trưởng Nhân viên kinh tế Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây số 7 Số: 382 Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Thanh toán tiền thuê máy thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 623 331 18.243.000 18.243.000 Cộng 18.243.000 18.243.000 Kèm theo ......... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Công ty không hạch toán tài khoản cấp 2 (TK6231, TK6232...) nên các khoản trong chi phí sử dụng máy thi công đều được tập hợp chung vào tài khoản 623, không phân biệt khoản mục một cách chi tiết cụ thể. Cuối quý, kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang tài khoản 154 theo từng đối tượng tính giá thành rồi lên chứng từ ghi sổ. Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây số 7 Số: 385 Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 154 623 72.135.000 72.135.000 Cộng 72.135.000 72.135.000 Kèm theo ......... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Cuối quý, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ của từng công trình kế toán ghi vào sổ cái tài khoản 623 của từng công trình (mẫu 2.18). Mẫu 2.18: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây số 7 Sổ chi tiết tài khoản 623 Chi phí sử dụng máy thi công Công trình: NM đóng tàu Bến Kiền – XN xây dựng số7 Quý III năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/9 Xuất kho nhiên liệu cho máy thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 152 1.989.800 30/9 Tính khấu hao máy thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 214 47.702.200 30/9 Xuất kho phụ tùng bảo dưỡng máy thi công NM đóng tàu Bến Kiền 152 4.200.000 30/9 Thanh toán tiền thuê máy thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 111 18.243.000 30/9 Kết chuyển chi phí sản sử dụng máy thi công vào giá thành công trình 154 72.135.000 Cộng 72.135.000 72.135.000 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp Cuối quý, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ của từng công trình kế toán lập sổ cái tài khoản 623 cho tất cả các công trình (mẫu 2.19). Mẫu 2.19: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây số 7 Sổ cái tài khoản 623 Chi phí sử dụng máy thi công Quý III năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có ..... ......................................... ............. ............ ............... 30/9 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành công trình NM đóng tàu Sông Cấm 154 66.803.800 30/9 Xuất kho nhiên liệu cho máy thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 152 1.989.800 ... ............... ....... ...... ...... 30/9 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến Kiền 154 72.135.000 Cộng 2.745.168.000 2.745.168.000 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp 2.4.4- Kế toán chi phí sản xuất chung. * Nội dung Chi phí sản xuất chung hiện nay ở công ty được tập hợp theo đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình, bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân viên quản lý công trình, quản lý đội: bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ (19%). + Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định (19%) trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất (trong dánh sách) và công nhân vận hành máy thi công. + Chi phí công cụ dụng cụ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền * Chứng từ sử dụng Công ty sử dụng chứng từ: bảng kê xuất công cụ dụng cụ, tờ kê chi tiết trích BHXH... * Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK627 "chi phí sản xuất chung" để phán ánh chi phí sản xuất của đội, công trình xây dựng: chi phí nhân viên quản lý đội, chi phí công cụ dụng cụ... Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng TK154 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất. Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành công trình xây lắp. a. Chi phí nhân viên quản lý đội công trình. Chi phí này bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho các nhân viên quản lý đội như: Đội trưởng, đội phó, nhân viên kinh tế, nhân viên kỹ thuật của công trình... Đối với chi phí gián tiếp ở Công ty thì phương pháp tính lương là theo dõi thời gian chấm công của nhân viên. Do đó, việc thanh toán lương chính, các khoản phụ cấp... do phòng kế toán công ty thực hiện. Căn cứ vào các bảng chấm công ở các bộ phận gửi lên và căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về tiền lương và phân bổ quỹ tiền lương của Công ty. Mẫu 2.20 Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây số 7 Công ty xây dựng 99 Mẫu số: 02-LĐYL XN xây dựng số 7 Theo QĐ 1864/1998/QĐ-BTC Bộ phận gián tiếp Bảng thanh toán tiền lương Tháng 9 năm 2007 Stt Họ và tên Lương cơ bản Lương thời gian Làm thêm Phụ cấp Tổng số Tạm ứng kỳ I Các khoản khấu trừ Kỳ II thực lĩnh Số công Số tiền Số công Số tiền Số tiền Ký BHXH 5% BHYT 2% Số tiền Ký 1 Nguyễn Văn An 870.000 22 784.875 8 570.818 58.000 1.413.683 400.000 43.500 8.700 961.493 2 Lê Thanh Bình 667.000 22 784.875 8 570.818 58.000 1.413.683 400.000 33.350 6.670 973.673 3 Cao Thành Trung 667.000 22 784.875 8 570.818 1.355.693 400.000 33.350 6.670 915.673 4 Vũ Quốc Anh 667.000 22 784.875 8 570.818 1.355.693 400.000 33.350 6.670 915.673 Cộng 3.139.500 2.283.272 5.538.722 1.600.000 143.550 28.710 3.766.512 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công phòng tổ chức lao động tiền lương tiến hành tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy thi công, nhân viên quản lý đội. Sau đó gửi về phòng kế toán bảng thanh toán lương (mẫu 2.20). Hàng tháng, ban tổ chức lao động tiền lương tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho cả công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy thi công, nhân viên quản lý đội... Công ty thực hiện trích 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ theo tiền lương cơ bản (đối với hợp đồng dài hạn, nhân viên trong danh sách), còn đối với trong danh sách để tính vào giá thành theo đúng chế độ quy định (được hạch toán vào tài khoản 627 "chi phí sản xuất chung") còn 5% BHXH, 1% BHYT trừ vào lương công nhân viên. Tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy thi công của công trình nào thì tính trực tiếp vào chi phí của công trình đó. Còn chi phí tiền lương công nhân viên quản lý đội và các khoản trích của công nhân viên quản lý đội sẽ phân bổ cho các công trình trong quý theo tiêu thức giá trị sản lượng. Các khoản trích này được thể hiện rõ trên tờ kê chi tiết BHXH (mẫu 2.21) và (mẫu 2.22). Mẫu 2.21 Tờ kê chi tiết trích bhxh tháng 9 năm 2007 Bộ phận gián tiếp- NM đóng tàu Bến Kiền – XN số 7 stt Họ và tên Chức vụ Tiền lương trích BH 15% BHXH 2% BHYT 2% KPCĐ Lương c bản Thâm niên Chức vụ Cộng 1 Lê Thanh An Đội trưởng 870.000 208.800 1.078.800 161.820 21.576 21.576 2 Cao Văn Tú Đội phó 667.000 667.000 100.050 13.340 13.340 3 Trần Văn Hoà KTV 667.000 667.000 100.050 13.340 13.340 4 Vũ Quốc Anh NVKT 667.000 667.000 100.050 13.340 13.340 Cộng 3.079.800 461.970 61.596 61.596 Mẫu 2.22 Tờ kê chi tiết trích bhxh tháng 9 năm 2007 CNTTSX và VHMTC- NM đóng tàu Bến Kiền – XN số 7 stt Họ và tên Chức vụ Tiền lương trích BH 15% BHXH 2% BHYT 2% KPCĐ Lương c bản Thâm niên Chức vụ Cộng 1 Nguyễn Quang Minh Thợ nề 675.700 675.700 101.355 13.514 13.514 2 Ngô Minh Khánh Thợ nề 667.000 667.000 100.050 13.340 13.340 3 Đỗ Thanh Hà Thợ đổ BT 498.800 498.800 74.820 9.976 9.976 4 Hoàng Điệp Thợ nề 516.200 516.200 77.430 10.324 10.324 5 Văn Đình Đức Thợ đổ BT 667.000 667.000 100.050 13.340 13.340 6 Nguyễn Đức Anh Thợ đổ BT 469.800 469.800 70.470 9.396 9.396 7 Trần Văn Bách VH máy 498.800 469.800 74.820 9.976 9.976 8 Mạc Thị Thanh Vh máy 498.800 498.800 74.820 9.976 9.976 Cộng 4.491.900 673.785 89.838 89.838 Đến cuối quý, căn cứ vào tờ kê trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy thi công của từng công trình theo từng tháng cộng lại lên chứng từ ghi sổ. Đồng thời căn cứ vào bảng thanh toán lương cho nhân viên quản lý đội kế toán tập hợp lương từng tháng cộng lại, cùng với khoản trích theo lương rồi phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức giá trị dự toán hoàn thành bàn giao rồi lên chứng từ ghi sổ. Chi phí nhân viên quản lý đội phân bổ cho tong công trình = Tổng chi phí nhân viên quản lý đội x Giá trị dự toán hoàn thành bàn giao của công trình đó Tổng giá trị dự toán hoàn thành bàn giao của tất cả các công trình đội thi công + Trong quý III năm 2007, tổng chi phí lương nhân viên bộ máy quản lý của Xí nghiệp xây dựng số 7 là: 15.740.300. + Tổng giá trị dự toán hoàn thành bàn giao của tất cả các công trình XN xây dựng số 7 thi công trong quý III 2007 là: 2.464.181.000. + Giá trị dự toán hoàn thành bàn giao của công Nhà máy đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2005: 1.052.857.143 Vậy chi phí lương nhân viên quản lý XN xây dựng số 7 phân bổ cho công trình NM đóng tàu Bến Kiền (15.740.352 : 2.464.181.051) x 1.052.857.143 = 6.725.294 Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 Xn xây số 7 Công ty xây dựng 99 XN xây dựng số 7 Số: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Lương phải trả cho nhân viên quản lý phân bổ cho công trình NM đóng tàu Bến Kiền. 627 334 6.725.294 6.725.294 Cộng 6.725.294 6.725.294 Kèm theo ......... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Các công trình khác làm tương tự. + Trong quý III năm 2007, tổng các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý của xí nghiệp 7 là: (461.970 + 61.596 + 61.596) x 3 = 1.755.486. Do đó tổng các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội phân bổ cho công trình NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 là: (1.755.486 : 2.464.181.051) x 1.052.857.143 = 750.057 + Tổng các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy thi công của công trình NM đóng tàu Bến Kiền năm 2005 là: (673.785 + 89.838 + 89.838) x 3 = 2.560.383 Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: ... Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên quản lý phân bổ cho công trình NM đóng tàu Bến Kiền. quý III năm 2007 627 338 750.057 750.057 Khoản trích theo lương của CNTTSX và công nhân vận hành máy thi công phân bổ cho công trình NM đóng tàu Bến Kiền. quý III năm 2007 627 338 2.560.383 2.560.383 Cộng 3.310.440 3.310.440 Kèm theo ......... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng b. Chi phí công cụ dụng cụ Trong quý III, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất công trình NM đóng tàu Bến Kiền. năm 2007 gồm có cuốc, xẻng, dụng cụ bảo hộ lao động... đều được kế toán phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ của công trình. Còn các công cụ dụng cụ có giá trị lớn nhưng chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định thì được phân bổ dần như cốp pha. Ngày 5 tháng 7, xuất cốp pha dùng cho công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền với số tiền là 7.694.400. Số phiếu xuất 118. Công cụ dụng cụ này được phân bổ 50%. Khi xuất: Nợ TK142: 7.694.400 đ Có TK153: 7.694.400 đ Số chi phí về cốp pha tính vào chi phí sản xuất chung kỳ này là: 3.847.200. Kế toán định khoản: Nợ TK627: 3.847.200 Có TK142: 3.847.200 Mẫu 2.23: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Bảng kê Xuất Công cụ - dụng cụ Công trình: NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 Ngày Trích yếu Số tiền 5/7 Phân bổ cốp pha (50%) 3.847.200 8/7 Xuất quần áo bảo hộ lao động 808.500 11/8 Xuất găng tay, cuốc xẻng 432.500 15/8 Xuất mũ nhựa 255.000 1/9 Xuất giầy Bata 143.000 Cộng 5.486.200 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Kế toán trưởng Kế toán theo dõi Đội trưởng Nhân viên kinh tế Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Xuất công cụ, dụng cụ thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền. quý III năm 2007 627 153 142 5.486.200 1.639.000 3.847.200 Cộng 5.486.200 5.486.200 Kèm theo ........... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng c. Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí về tiền điện thoại, fax, điện... phục vụ cho thi công và cho công tác quản lý đội. Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh ở công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Cuối quý, nhân viên kinh tế đội căn cứ vào các hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan khác ghi vào bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài (mẫu 2.24). Sau đó gửi cho phòng kế toán công ty. Kế toán kiểm tra, đối chiếu rồi lên chứng từ ghi sổ. Mẫu 2.24: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Bảng kê Chi phí dịch vụ mua ngoài Công trình: NM đóng tàu Bến KIền Quý III năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số tiền Số Ngày Chưa VAT Thuế VAT Tổng cộng 078445 5/7 Trả tiền Fax 16.000 1.600 17.600 278570 15/7 Trả tiền điện thoại 130.300 13.030 143.330 0374342 15/7 Trả tiền điện 160.500 16.050 176.550 3389169 14/8 Trả tiền điện 203.300 20.330 223.630 463913 14/8 Trả tiền điện thoại 124.100 12.410 136.510 571097 25/8 Trả tiền Fax 16.000 1.600 17.600 853616 15/9 Trả tiền điện thoại 140.500 14.050 154.550 4333733 17/9 Trả tiền điện 180.600 18.060 198.660 Cộng 962.300 96.230 1.058.530 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Kế toán trưởng Kế toán theo dõi Đội trưởng Nhân viên kinh tế Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: Chứng từ ghi sổ Ngày30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Thanh toán chi phí dịch vụ mua ngoài thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền. quý III năm 2007 627 133 111 962.300 96.230 1.058.530 Cộng 1.058.530 1.058.530 Kèm theo ......... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng d. Chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác bao gồm chi phí giao dịch, hội nghị, tiếp khách... Đối với NM đóng tàu Bến Kiền. quý III năm 2007 các khoản chi phí bằng tiền của đội tập hợp được gửi lên công ty được duyệt là: 3.440.000. Cuối quý, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi tiền tiếp khách, hội nghị, giao dịch thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền. quý III năm 2007 627 111 3.440.000 3.440.000 Cộng 3.440.000 3.440.000 Kèm theo ........... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Công ty không hạch toán tài khoản cấp 2 (TK6271, TK6272...) nên các khoản trong chi phí sản xuất chung đều được tập hợp chung vào tài khoản 627, không phân biệt từng khoản mục một cách chi tiết cụ thể. Cuối quý, chi phí sản xuất chung cũng được kế toán kết chuyển sang tài khoản 154 theo từng đối tượng tính giá thành rồi lên chứng từ ghi sổ. Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến Kiền. quý III năm 2007 154 627 19.933.524 19.933.524 Cộng 19.933.524 19.933.524 Kèm theo chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Cuối quý, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ của từng công trình, cuối quý kế toán tổng hợp vào sổ cái TK627 cho tất cả các công trình. Mẫu 2.25: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Sổ chi tiết tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung Công trình: Nm đóng tàu Bến Kiền – XN số7 Quý III năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/9 Lương phải trả CBCNV quản lý thi công phân bổ cho công trình 334 6.725.294 30/9 Khoản trích theo lương của CBCNV quản lý thi công phân bổ cho công trình 338 750.057 30/9 Khoản trích theo lương của CNTTSX và công nhân vận hành máy thi công 338 2.560.383 30/9 Xuất công cụ, dụng cụ thi công 153 142 1.639.000 3.847.200 30/9 Thanh toán chi phí dịch vụ mua ngoài 111 962.300 30/9 Chi tiếp khách, hội nghị... 111 3.440.000 30/9 Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành công trình 154 19.933.524 Cộng 19.933.524 19.933.524 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp Mẫu 2.26: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Sổ cái tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung Quý III năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có ............. ................. .......... ............. ......... 30/9 Kết chuyển CP sản xuất chung vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến thuỷ 154 10.393.800 30/9 Lương phải trả cán bộ công nhân viên quản lý phân bổ cho công trình NM đóng tàu Bến Kiền 334 6.725.294 30/9 Khoản trích theo lương của CNTTSX và công nhân vận hành máy thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 338 2.560.383 ............. ................. .......... ............. ......... 30/9 Chi hội nghị, tiếp khách.. thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 111 3.440.000 30/9 Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến Kiền 154 19.933.524 30/9 Lương phải trả cán bộ công nhân viên quản lý phân bổ cho công trình NM đóng tàu bến Thuỷ 334 1.758.650 ............. ................. .......... ............. ......... Cộng 1.059.342.400 1.059.342.400 Ngày30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp 2.4.5- Tổng hợp chi phí sản xuất cuối quý. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 trình hạng mục công trình. Nên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình. Do đó, các chi phí phát sinh trong tháng, quý được theo dõi cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể, trong quý III công trình NM đóng tàu Bến Kiền + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được từ sổ chi tiết TK621 là: 1.202.756.100. + Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp từ sổ chi tiết TK622 là: 121.495.600. + Chi phí sử dụng máy thi công tập hợp được từ sổ chi tiết TK623 là: 72.135.000. + Chi phí sản xuất chung tập hợp được từ sổ chi tiết TK627 là: 19.933.502. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Quý III năm 2007 Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 TT Tên công tình, hạng mục công trình Chi phí sản xuất trong kỳ Tổng cộng CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC 1 NM đóng tàu Bến Kiền 1.202.756.100 121.495.600 72.135.000 19.933,524 1.416.320.224 2 NM đóng tàu Bến thuỷ 738.264.800 84.979.500 42.610.000 10.393,800 876.248.100 3 NM đóng tàu Sông Cấm 3.347.573.000 30.937.500 96.803.800 148.481,000 3.623.795.300 ......... ........ ....... ......... ........ ........ Cộng 8.564.722.600 2.331.151.700 2.745.168.000 1.059.342.400 14.700.384.700 2.4.6- Đánh giá sản phẩm làm dở tại Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 Đánh giá sản phẩm làm dở chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm. Để tính được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý buộc công ty phải xác định chi phí dở dang đầu quý và chi phí sản xuất dở dang cuối quý. ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 cuối quý công ty tiến hành kiểm kê lại khối lượng xây lắp dở dang và được bên A chấp nhận. Dựa trên bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang (mẫu 2.28), kế toán tính toán khối lượng xây lắp dở dang theo giá trị dự toán. Mẫu 2.28: Biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Công trình: NM đóng tàu Bến Kiền Thị trường Diễn giải ĐVT Khối lượng Đơn giá dự toán Thành tiền VL NC Máy VL NC Máy 1 Đổ BT đế móng M200 M3 76 296.000 75.000 32.000 22.496.000 5.700.000 2.432.000 2 Đổ BT cổ móng M200 M3 95 309.000 83.000 32.000 29.355.000 7.885.000 3.040.000 ......... .... ..... ..... ..... ...... ...... ...... ...... Cộng 63.279.000 20.308.000 7.081.000 Từ số liệu trên bảng xây lắp dở dang ta tập hợp chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. * Chi phí trực tiếp + Chi phí vật liệu: 63.279.000 + Chi phí nhân công: 20.308.000 + Chi phí máy thi công: 7.081.000 Cộng: 90.668.000 * Chi phí chung Chi phí chung = 55% x 20.308.000 = 11.169.400 * Thu nhập chịu thuế tính trước Thu nhập chịu thuế tính trước = (90.668.000 + 11.169.400) x 5,5% = 5.601.057 Vậy giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là: 90.668.000 + 11.169.400 + 5.601.057 = 107.438.457 Chi phí thực tế KLXLDD cuối kỳ = Chi phí thực tế của KLXLDD đầu kỳ + Chi phí thực tế của KLXL thực hiện trong kỳ X Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ Giá trị dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao + Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ + Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ: lấy số liệu từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành quý III năm 2007 hay số dư đầu kỳ của TK154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (mẫu 2.29) của công Nhà máy đóng tàu Bến Kiền là: 156.411.275 + Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ: lấy số liệu từ cột phát sinh bên Nợ TK154 (mẫu2.29) là: 1.416.320.224 + Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ, số liệu được bên A chấp nhận thanh toán là: 1.252.857.149 Vậy chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là: Chi phí thực tế KLXLDD cuối kỳ = 156.411.275 + 1.416.320.224 x 107.438.457 1.252.857.149 + 107.438.457 = 124.217.004 Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình sẽ được phản ánh vào bảng báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành (mẫu2.31) trong quý của công ty ở cột chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ. Từ đó tính ra giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Các công trình khác cũng làm như vậy. Số liệu này sẽ được phản ánh vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành quý III năm 2007 đồng thời cũng được phản ánh ở phần dư Nợ TK154 vào cuối kỳ. 2.2.7- Tính giá thành Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 Xuất phát từ đặc điểm của công ty xây dựng thuộc loại hình đơn chiếc, quy trình sản xuất phức tạp, thời gian thi công dài, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình. Do vậy, đối tượng tính giá thành ở công ty được xác định là từng bộ phận công trình hoàn thành, giai đoạn công việc hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành. Kỳ tính giá thành của công ty được xác định là hàng quý. Tuỳ theo các phần khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao theo kế hoạch hoặc theo hợp đồng ký kết trong quý, căn cứ vào tiến độ thực tế của công ty mà thực hiện bàn giao thanh toán từng khối lượng hoàn thành theo từng công trình. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = + - Do các công trình xây lắp có thời gian thi công dài nên trong quý Công ty chỉ tính giá thành cho các công trình có quyết toán giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao (được bên A chấp nhận thanh toán). Hoặc các công trình hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Trường hợp này, giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức: Theo công thức trên với số liệu của công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ: 156.411.275 + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ: 1.416.320.224 + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: 124.217.004 Do đó, giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý của công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền 156.411.275 + 1.416.320.224 – 124.217.004 = 1.448.514.495 Các công trình khác ta cũng tính tương tự như vậy. Kế toán ghi kết chuyển giá thành thực tế của công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 bằng bút toán: Nợ TK632 : 1.448.514.495 Có TK154 : 1.448.514.495 Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm xây lắp quý III năm 2007 công trình NM đóng tàu Bến Kiền 632 154 1.448.514.495 1.448.514.495 Cộng 1.448.514.495 1.448.514.495 Kèm theo ........ chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Mẫu 2.29 Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Sổ chi tiết tàI khoản 154 Chi phi SXKD dở dang Công trình: NM đóng tàu Bến Kiền - Quý III năm 2007 Chứng từ ghi sổ Nội dung TK đối ứng PS trong kỳ Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có 30/9 Số dư đầu kỳ 156.411.275 30/9 K/C NVLTT vào Z công trinh 621 1.202.756.100 30/9 K/C CPNCTT 622 121.495.600 30/9 K/C CPSDMTC 623 72.135.000 30/9 K/C CPSXC 627 19.933.524 30/9 Số dư cuối kỳ 124.217.004 30/9 K/C Z thực tế của công trình 632 1.448.514.495 Cộng luỹ kế từ đầu quý 1.416.320.224 1.448.514.495 Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Mẫu 2.30 Sổ cái tàI khoản 154 Chi phi SXKD dở dang Quý III năm 2007 Chứng từ ghi sổ Nội dung TK đối ứng PS trong kỳ Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có 30/9 Số dư đầu kỳ 1.780.236.400 30/9 K/C NVLTT vào Z công trinh 621 8.564.722.600 30/9 K/C CPNCTT 622 2.331.151.700 30/9 K/C CPSDMTC 623 2.745.168.000 30/9 K/C CPSXC 627 1.059.342.400 30/9 Số dư cuối kỳ 1.399.512.800 30/9 K/C Z thực tế của công trình 632 15.081.108.300 30/9 Cộng luỹ kế từ đầu quý 14.700.384.700 15.081.108.300 Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Phần III Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá hành tại Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 1- Đánh giá chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 . Công ty CP xây lắp & thương mại COMA25 lên và trưởng thành trong cơ chế thị trường. Sự lớn mạnh qua thử thách chứng tỏ công ty có một bề dày kinh nghiệm kinh doanh, vững mạnh về năng lực cùng các mặt khác. Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng .Em nhận thấy công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Tuy nhiều mặt còn chịu sự quản lý của Nhà nước, của Tổng công ty cơ khí xây dựng nhưng Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty ngày càng nâng cao uy tín trên thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh và phát triển theo điều kiện hiện nay. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, lần đầu làm quen với thực tế em xin mạnh dạn đưa ra một số đánh giá về ưu điểm và tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 1.1- Những ưu điểm trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 Với bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát sản xuất thi công, quản lý kinh tế. Công ty đã đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Cụ thể Công ty đã thực hiện hình thức khoán theo dự toán nội bộ để vừa quản lý được lao động vừa quản lý được vật tư, động viên khuyến khích người lao động. Ngoài ra Công ty còn chia lao động thành lao động trong và ngoài danh sách để động viên huy động được linh hoạt. Phòng kế toán của Công ty bố trí một cách gọn nhẹ khoa học, phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng, có tổ chức đan xen lẫn nhau, kết hợp với trình độ chuyên môn, nhiệt tình trung thực. Vì vậy, hạn chế được rất nhiều gian lận, sai sót. Trong quá trình hạch toán, kế toán đã vận dụng một cách khoa học hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước quy định. Công ty đã mở những sổ sách kế toán phán ánh từng công trình, hạng mục công trình. Hàng năm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính theo quy định của bộ và Nhà nước. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhìn chung tương đối khoa học, hợp lý. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành từng công trình, hạng mục công trình theo từng quý là hoàn toàn hợp lý, có căn cứ khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất thi công của Công ty, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Về công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học cung cấp số liệu chính xác kịp thời phục vụ cho công tác tính giá thành. Những ưu điểm trong công tác quản lý nói chung, quản lý thi công và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã góp phần tích cực trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. Tuy nhiên, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng không tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện. 1.2- Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 Bên cạnh những mặt mạnh cần phát huy của mình, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty còn một số tồn tại chưa phù hợp với chế độ chung, chưa thật sự khoa học, cần phải phân tích làm sáng tỏ. Trên cơ sở đó có những phương hướng, biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Công ty chưa áp dụng một cách đúng đắn các nguyên tắc chi phí sản xuất theo quy định. Thật vậy, công ty hạch toán chi phí nhân công chưa đúng với quy định của Nhà nước. Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm cả chi phí của công nhân vận hành máy thi công. Công ty xác định chi phí sử dụng máy thi công chưa đảm bảo đúng. Trong khoản mục này không bao gồm chi phí nhân công vận hành máy và chi phí thuê ngoài máy thi công. 2- Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 trong điều kiện hiện nay. Là một sinh viên thực tập ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 với những kiến thức được trang bị ở trường và qua tìm hiểu công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty, em xin đưa một số ý kiến với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc khắc phục những hạn chế để cho công tác kế toán ở công ty nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn. * ý kiến 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu Về công tác lập chứng từ ban đầu: Chứng từ ban đầu là chứng từ lập ngay từ ban đầu khi nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh. Nó là căn cứ pháp lý cho việc ghi chép sổ sách kế toán. Đồng thời tính chất hợp lý, hợp pháp của từng chứng từ ban đầu quyết định đến tính chính xác và hợp lý của công tác kế toán tiếp theo. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp nên Công ty không tổ chức kho vật liệu chung tại Công ty mà các kho nguyên vật liệu được bố trí tại từng công trình, hạng mục công trình. Trong khi đó Công ty lại tổ chức thi công ở nhiều địa điểm khác nhau và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tại các công trình đó là thường xuyên. Như vậy, việc theo dõi xuất vật tư hàng ngày theo từng phiếu xuất là rất phức tạp và khó khăn, dễ gây ra tình trạng thất thoát. Hiện tại, Công ty sử dụng chứng từ ban đầu khi xuất kho vật tư phục vụ cho thi công là "phiếu xuất kho" (mẫu 2.2). Việc sử dụng phiếu xuất kho ở Công ty đã đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, đồng thời đảm bảo lập chứng từ kịp thời cho mỗi lần xuất kho. Nhưng trong điều kiện sản xuất hiện nay của Công ty là vật tư xuất dùng thường xuyên, hơn nữa địa bàn hoạt động rộng. Do vậy, việc sử dụng phiếu xuất kho như hiện nay sẽ làm cho khối lượng ghi chép ban đầu nhiều, hao phí mẫu biểu, gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra đối chiếu, phân loại và tập hợp vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng. Theo chế độ quy định chứng từ ban đầu để hạch toán vật tư xuất kho ngoài phiếu xuất kho còn có "phiếu xuất kho theo hạn mức" (mẫu 04 - VT). Việc sử dụng "phiếu xuất kho theo hạn mức" có ưu điểm sau đây: + Tạo điều kiện cho việc cấp phát nguyên vật liệu vào sản xuất được dễ dàng. + Kiểm tra được số nguyên vật liệu tiêu hao theo định mức, vượt định mức, góp phần kiểm tra được tình hình thực hiện sản xuất. + Đảm bảo chứng từ phát sinh ít, đơn giản thủ tục xử lý chứng từ. + Tăng cường chức năng phản ánh và giám đốc của kế toán, hạn chế được những mặt tiêu cực trong sử dụng vật tư. Vậy Công ty có thể sử dụng "phiếu xuất kho theo hạn mức" để khắc phục được những hạn chế nói trên. Phiếu này được lập làm hai liên và giao cho cả bộ phận sử dụng. Khi lần đầu, bộ phận sử dụng mang hai liên đến kho người nhân vật tư giữ một liên, giao thủ kho một liên. Thủ kho ghi số thực xuất và ngày xuất, người nhận vật tư ký vào hai liên. Lần lĩnh tiếp theo người nhận mang phiếu xuất kho lĩnh không phải qua kí duyệt. Cuối tháng, dù hạn mức còn hay hết thủ kho thu cả hai liên. Cộng số thực tế trong tháng để ghi vào thẻ kho và kí tên vào phiếu. Sau khi ghi thẻ kho thủ kho chuyển về phòng kế toán một liên, phòng kế hoạch một liên. Trường hợp chưa hết tháng mà hạn mức được duyệt đã lĩnh hết đơn vị sử dụng muốn lĩnh thêm phải lập phiếu xuất kho theo hạn mức mới, có kế hoạch xác nhận hoặc kỹ thuật xác nhận, thủ trưởng đơn vị duyệt làm căn cứ xuất kho. * ý kiến 2: Công ty hạch toán chi phí nhân công trực tiếp không đúng với quy định của Nhà nước. Như đã trình bày ở trên, nội dung của chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm toàn bộ số chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí nhân công bộ phận vận hành máy thi công. Điều này đã làm tăng chi phí nhân công trực tiếp, làm giảm chi phí sử dụng máy thi công. Từ đó làm thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm. Cho dù tổng chi phí và giá thành không thay đổi. Do vậy gây khó khăn cho hoạt động theo dõi, phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, khó khăn cho công tác quản lý chi phí sản xuất và xây dựng kế hoạch hạ giá thành. Vậy theo em Công ty nên tách riêng khoản này sang hạch toán ở tài khoản 623 để dễ phân tích và theo dõi được chi phí sử dụng máy thi công của từng công trình. ở Công ty tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân vận hành máy đã được tập hợp riêng nên việc bóc tách đưa chúng sang tài khoản 623 sẽ không mấy khó khăn. Theo số liệu của công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền tiền lương, phụ cấp của công nhân vận hành máy thi công quý III năm 20057 là: 6.185.600. Khoản này được hạch toán vào TK623 bằng bút toán: Nợ TK623: 6.185.600 Có TK334: 6.185.600 Do đó, chứng từ ghi sổ số 373 ngày 30 tháng 9 năm 2007 phải được tách thành 2 chứng từ ghi sổ sau: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: 373(a) Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 622 334 113.960.000 113.960.000 Cộng 113.960.000 113.960.000 Kèm theo ........... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: 373(b) Chứng từ ghi sổ Ngày .30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Lương phải trả cho công nhân vận hành máy thi công công trình NM đóng tàu Bến Kiền 623 334 6.185.600 6.185.600 Cộng 6.185.600 6.185.600 Kèm theo ........... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Và khi kết chuyển sang tài khoản 154 ta sẽ có chứng từ ghi sổ sau đây thay thế cho chứng từ ghi sổ số 383 ở phần trên. Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: 383(a) Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 154 622 115.310.000 115.310.000 Cộng 115.310.000 115.310.000 Kèm theo ........... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Từ đây, kế toán vào lại sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 622 Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Sổ cái tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp Công trình : Nhà máy đóng tàu Bến Kiền Quý III năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/9 Chi trả lương CNTT thi công 334 113.96.000 30/9 Chi trả lương phép cho công nhân 111 1.350.000 30/9 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến Kiền 154 115.310.000 Cộng 115.310.000 115.310.000 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc xí nghiệp * ý kiến 3: Về chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp. Hiện nay ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 , lương phép của công nhân trực tiếp thi công được hạch toán như sau: Nợ TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" Có TK 111 "Tiền mặt" Việc trả lương phép cho công nhân trực tiếp xây lắp như vậy là hạch toán tắt. Khi có công nhân đi phép thì công ty hạch toán: Nợ TK 622 Có TK 334 Khi thanh toán lương phép kế toán Công ty định khoản: Nợ TK 334 Có TK 111 * ý kiến 4: Công ty xác định chi phí sử dụng máy thi công chưa đảm bảo đúng. Số lượng máy thi công phục vụ sản xuất của Công ty chủ yếu là thuê ngoài hoạt động. Tuy vậy, Công ty vẫn điều động máy cho công trình tuỳ theo nhiệm vụ và yêu cầu thi công. Chi phí máy thi công mà Công ty hạch toán chỉ bao gồm: chi phí nhiên liệu cho máy chạy, chi phí thuê máy, chi phí khấu hao và các chi phí khác liên quan đến các hoạt động của máy nhưng không bao gồm chi phí công nhân vận hành máy. Do đó, khoản mục chi phí này đã giảm đi so với thực tế nhưng lại làm đẩy khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Việc hạch toán này làm thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất mặc dù tổng chi phí và giá thành không thay đổi. Từ đó, gây khó khăn cho công tác quản lý phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, theo em Công ty nên hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo đúng quy định của Nhà nước. Tài khoản sử dụng là TK623. ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 , chi phí thuê ngoài máy thi công đã được tập hợp riêng nên việc hạch toán chúng sang tài khoản 627 sẽ không mấy khó khăn. Theo số liệu của công trình Nhà máy đóng tàu Bến Kiền, chi phí thuê ngoài máy thi công quý III năm 2007 là: 18.243.000. Khoản mục này được hạch toán sang tài khoản 627 bằng bút toán: Nợ TK627: 18.243.000 Có TK331: 18.243.000 Do đó, chứng từ ghi sổ số 382 ngày 30 tháng 9 năm 2007 được thay thế bằng chứng từ ghi sổ sau: Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: 382(a) Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Thanh toán tiền thuê máy thi công công trình cầu NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2005 627 331 18.243.000 18.243.000 Cộng 18.243.000 18.243.000 Kèm theo ......... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Mặt khác, để dễ dàng theo dõi phân tích và đánh giá khoản mục chi phí này, công ty nên mở thêm tài khoản cấp 2 tương ứng với từng yếu tố chi phí cụ thể (theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ban hành ngày 16 tháng 12 năm 1998). + TK6231: chi phí nhân công vận hành máy thi công. + TK6232: chi phí vật liệu: bao gồm chi phí về các loại vật liệu xuất dùng phục vụ trực tiếp cho máy thi công. + TK6233: chi phí dụng cụ sản xuất. + TK6234: chi phí khấu hao máy thi công. + TK6237: chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK6238: chi phí bằng tiền khác. Khi kết chuyển sang tài khoản 154 ta sẽ có chứng từ ghi sổ sau thay thế cho chứng từ ghi sổ số 385 ở trên. Cty CP xây lắp & tmại COMA 25 XN xây dựng số 7 Số: 385(a) Chứng từ ghi sổ Ngày30 tháng 9 năm 2007 Diễn giải Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành công trình NM đóng tàu Bến Kiền quý III năm 2007 154 623 53.892.000 53.892.000 Cộng 53.892.000 53.892.000 Kèm theo ........... chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Từ đây, kế toán vào lại sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 623 "chi phí sử dụng máy thi công". * ý kiến 5: Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau đây: + Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. + Chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng + Chi phí dụng cụ sản xuất. + Chi phí khấu hao máy móc thiết bị. + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác. Toàn bộ chi phí trên được hạch toán vào tài khoản 627 và được mở chi tiết cho tài khoản cấp 2 cụ thể: + TK6271: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. + TK6272: Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng. + TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. + TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK6278: Chi phí bằng tiền khác. Thực tế ở Công ty CP xây lắp & thương mại COMA 25 các chi phí sản xuất chung đều được hạch toán chung vào tài khoản 627, không mở chi tiết ra các tài khoản cấp 2. Việc này rất khó khăn cho quá trình phân tích các yếu tố chi phí thuộc sản xuất chung. Do đó, chúng ta khó đề ra các biện pháp nhằm quản lý, tiết kiệm được chi phí sản xuất chung, hạ giá thành sản phẩm. Để khắc phục tình trạng đó Công ty nên mở chi tiết một số tài khoản cấp 2 đối với TK627 "chi phí sản xuất chung". Trong khoản mục chi phí chi phí sản xuất chung mà Công ty hạch toán không bao gồm chi phí thuê máy hoạt động nên khoản mục chi phí này đã giảm đi so với thực tế nhưng lại làm đẩy khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Từ đó làm thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất cho dù tổng chi phí và giá thành không thay đổi. Do vậy gây khó khăn cho hoạt động theo dõi, phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, khó khăn cho công tác quản lý chi phí sản xuất và xây dựng kế hoạch hạ giá thành. Vậy theo em Công ty nên hạch toán khoản mục chi phí thuê máy sang tài khoản 627 theo đúng chế độ quy định. Nợ TK 627(7) Có TK 111, 112, 331.... - Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung cố định ghi: Nợ TK 627 - CPSXC (chi tiết CPSXC cố định) Có TK 214, 334, 338, 152, 153, 331.... - Phân bổ CPSXC cho từng đối tượng theo mức công suất bình thường ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627 - Chi tiết CPSXC cố định Trong trường hợp mức công suất thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định cần phân bổ vào chi phí cấu thành từng công trình theo mức công suất bình thường, khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết CPSXC cố định không phân bổ) Có TK627 - Chi phí sản xuất chung Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Bởi vậy, doanh nghiệp hoặc là phải thường xuyên hoàn thiện mình tiến lên phía truớc, chiến thắng trong cạnh tranh hoặc là doanh nghiệp sẽ tụt hậu, trượt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản nếu không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi trên thương trường. Việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Để hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đó chính là việc cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Là công cụ quản lý quan trọng, kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng phải luôn được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý ở từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì thông qua ngành xây dựng cơ bản đã tạo điều kiện vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng cho đất nước. Trải qua một quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tại Công ty CP xây lắp và Thương mại Coma25, em nhận thấy rằng đi đôi với việc học tập nghiên cứu lý luận thì việc tìm hiểu thực tế cũng rất quan trọng. Đây là thời gian giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức của mình vào thực tế. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện cho sinh viên hiểu đúng, hiểu sâu sắc hơn những kiến thức mà mình đã có và bổ sung thêm những kiến thức mà chỉ thực tế mới có được. Trong quá trình thực tập ở Công ty CP Xây lắp và thương mại Coma25, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo, các ban và đặc biệt là của phòng kế toán ở Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: " Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây lắp và Thương mại COMA25 Trong Báo cáo này, em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị của mình với nguyện vọng góp phần giúp cho Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho hợp lý, đúng với chế độ về tài chính kế toán, khắc phục được những hạn chế để trong một thời gian không xa nữa Công ty sẽ đạt được những thành tích lớn hơn nữa, tự khẳng định mình trên thị trường. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập không dài nên trong Báo cáo này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị để Báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Trần Thị Ngọc Hân cùng các Cô, Chú, anh chị trong Công ty cổ phần xây lắp và Thương mại Coma25 đã giúp đỡ em hoàn thiện Báo cáo này. Hà Nội, ngày... tháng 10 năm 2007 Sinh Viờn Tăng Hữu Toàn Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Trần thị Ngọc Hân Nhận xét Báo cáo tốt nghiệp của sinh viên: Tăng Hữu Toàn Trường Học Viện Tài Chính Lớp : KHC9/ 21.04 Tên đề tài: "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây lắp và Thương mại COMA25” Điểm: Bằng số: Bằng chữ: Người nhận xét Nhận xét của đơn vị thực tập Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5114.doc
Tài liệu liên quan