Đề tài Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera

Việc vận dụng chế độ tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Do thay đổi cơ cấu chính sách tiền lương của Nhà nước, trên cơ sở Phương án trả lương cho cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera, trên cơ sở tình hình thực tế của Doanh nghiệp ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera quyết định tiến hành thực hiện hệ thống tính và trả lương mới nhằm: Gắn thu nhập với kết quả lao động và tinh thần trách nhiệm trong việc, làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất và chất lượng động Đảm bảo thu nhập của người lao động tương xứng với mức độ đóng góp vào kết quả chung Đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm cho người lao động Quản lý tốt hơn chi phí tiền lương cũng như các khoản trích theo lương Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty nên hiện nay tồn tại hai loại hệ số lương; một hệ số cấp bậc được căn cứ vào trình độ chuyên môn, đây là hệ số để người lao động hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước; một hệ số lương thực tế căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đây là hệ số lương phản ánh thu nhập thực tế của người lao động.

doc58 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra * Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán Tại Phòng kế toán, mọi công việc vào sổ kế toán được thực hiện trên máy vi tính, người phụ trách phần hành kế toán nào thì sẽ được mở trình kế toán cho phần hành đó. Người phụ trách mỗi phần hành kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu (chứng từ gốc), kế toán kiểm tra phân loại xử lý chứng từ, phản ánh nghiệp vụ kế toán vào máy theo phần hành của mình, sau đó máy vi tính sẽ tự lên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp như sổ Nhật ký Chung, sổ Cái. Sau quá trình tổng hợp kế toán, hợp nhất báo cáo tài chính của các đơn vị độc lập vào bác cáo tài chính chung của Công ty. Việc lập các báo cáo kế toán sẽ được máy vi tính tự thực hiện. Công ty sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo đúng chế độ và quy định của Nhà Nước và thực hiện tốt các báo cáo về các hoạt động tài chính của Công ty. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm Báo cáo quyết toán (theo quý, năm) Bảng cân đối kế toán (theo quý, năm) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (theo quý, năm) Bảng cân đối tài khoản (theo quý, năm) Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập (theo năm) Quyết toán thuế thu nhập Doanh nghiệp (theo năm) Quyết toán thuế GTGT (theo năm) Thuyết minh báo cáo tài chính (cuối năm) Các báo cáo tài chính trên được gửi vào cuối mỗi quý của niên độ kế toán và được gửi tới các cơ quan sau Cơ quan cấp chủ quản (Sở Thương Mại) Chi cục Tài chính Doanh nghiệp Cục Thống kê Cục thuế Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo nội bộ như: Báo cáo các khoản phải thu, phải trả, tình hình công nợ, tình hình xuất, nhập, tồn các sản phẩm, hàng hoá, phân tích kết quả về tài chính và các hoạt động kinh doanh trong xuất, nhập, tồn các mặt hàng của Công ty. Các báo cáo này sẽ được gửi tới Ban Giám đốc Công ty. Phần 2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera 2.1 Đặc điểm lao động tiền lương tại Công ty Tình hình lao động của Công ty cho đến nay vẫn ổn định. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay hơn 400 người. Việc quản lý và sử dụng lao động với một cơ cấu khá hợp lý của Công ty được thể hiện phần nào qua bảng phân loại lao động dưới đây: Bảng 01 - Tình hình lao động của Công ty Quý I năm 2008 TT Các chỉ tiêu về lao động Số người Tỷ lệ (%) I Tổng số lao động : 420 100 1- Lao động gián tiếp 28 6,6 2- Lao động trực tiếp 392 93,3 II Trình độ chuyên môn: 420 100 1- Đại học trên đại học 19 4,5 2- Cao đẳng 6 1,4 3- Trung cấp 15 3,5 4- Công nhân kỹ thuật 160 38 5- Lao động phổ thông 220 52,3 Hình thức khoán công việc đối với lao động ở các đội sản xuất mà khối lượng công việc thường xuyên biến động. Thực chất đây là hình thức trả lương khoán sản phẩm tập thể được chia thành 2 phần: phần lương khoán trực tiếp (được xác định trên cơ sở quy chế giao khoán nội bộ) để trả cho số lao động trực tiếp; và phần lương khoán gián tiếp (được xác định theo tỷ lệ nhất định theo lương khoán trực tiếp) để trả cho bộ phận gián tiếp, thợ vận hành xe máy thi công tại các đội công trình. Quá trình thanh toán, lập bảng lương và hạch toán luôn tuân theo nguyên tắc tài chính của Nhà nước. Việc vận dụng chế độ tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Do thay đổi cơ cấu chính sách tiền lương của Nhà nước, trên cơ sở Phương án trả lương cho cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera, trên cơ sở tình hình thực tế của Doanh nghiệp ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera quyết định tiến hành thực hiện hệ thống tính và trả lương mới nhằm: Gắn thu nhập với kết quả lao động và tinh thần trách nhiệm trong việc, làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất và chất lượng động Đảm bảo thu nhập của người lao động tương xứng với mức độ đóng góp vào kết quả chung Đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm cho người lao động Quản lý tốt hơn chi phí tiền lương cũng như các khoản trích theo lương Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty nên hiện nay tồn tại hai loại hệ số lương; một hệ số cấp bậc được căn cứ vào trình độ chuyên môn, đây là hệ số để người lao động hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước; một hệ số lương thực tế căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đây là hệ số lương phản ánh thu nhập thực tế của người lao động. Tiền lương thực lĩnh là tổng thu nhập mà người lao động nhận được, được thể hiện bằng công thức sau: Tiền lương thực lĩnh = Lương cứng + Lương mềm + thưởng (nếu có) + phụ cấp (nếu có) *Mức lương cứng = Mức lương hệ số 1 x Hệ số mức lương Bảng 02 - hệ số lương theo quy định của Công ty áp dụng từ ngày 01/01/2008 Chức danh Số người Hệ số Giám đốc 1 8 Phó giám đốc, Kế toán trưởng 4 6 Trưởng phòng, Quản đốc xưởng và tương đương 8 4-5 Phó phòng, Phó quản đốc 4 3-3.5 Đốc công, trưởng kho, PT Bảo vệ 6 2.5 Nhân viên 17 1.6-2 Tổng cộng 40 132.30 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Mức lương hệ số 1 ≥ 650.000 đồng Tuy nhiên, hệ số lương thực tế còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể được quy định như sau: Đối với khối Cán bộ Quản lý sản xuất: tùy thuộc vào chất lượng nung lần 1 để xác định mức lương thực tế: Bảng 03 - xác định mức lương thực tế Chất lượng sản phẩm nung lần 1 Tỷ lệ lương theo hệ số Dưới 77% 0.8 Từ 77% đến dưới 79% 0.9 Từ 79% đến dưới 81% 1.0 Từ 81% đến dưới 83% 1.1 Từ 83% trở lên 1.2 Đối với cán bộ khối quản lý kinh doanh: căn cứ doanh thu thực hiện trong tháng để xác định tiền lương thực tế. Nếu tỷ lệ doanh thu đạt từ 90% -> 110% thì hưởng nguyên hệ số lương theo quy định. Ngoài tỷ lệ trên nếu tỷ lệ % doanh thu đạt so với kế hoạch tăng hoặc giảm 10% thì hệ số lương tăng hoặc giảm 5%. Đối với cán bộ Quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, PGĐ): căn cứ hệ số lương theo quy định thanh toán 50% theo tỷ lệ tăng hoặc giảm của khối quản lý sản xuất và 50% theo tỷ lệ tăng hoặc giảm của khối quản lý kinh doanh Từ mức lương cứng ta xác định được mức lương hưởng trong tháng: Lương cứng hưởng trong tháng = Mức lương cứng Số ngày làm việc theo lịch trong tháng x Số ngày đi làm thực tế Bảng 04 - tính lương bộ phận quản lý sản xuất Tháng 1/2008 TT Họ và tên Ngày làm việc TT trong tháng Hệ số lương thực tế Số tiền Lễ Phép PCTN Tổng thu nhập 1 Trần huy Vĩnh 27 5 3,250,000 58,688 64,313 135,000 3,508,000 2 Phan Đăng An 29 4 2,600,000 49,688 55,313 135,000 2,840,000 3 Nguyễn Ngọc Thuận 27 2.5 1,625,000 51,563 51,563 1,728,125 4 Nguyễn Thanh Thuỷ 27 2.5 1,625,000 51,563 51,563 1,728,125 5 Nguyễn Văn Minh 28 4 2,600,000 55,500 61,125 135,000 2,851,625 6 Lưu Tùng Hải 28 3 1,950,000 49,688 53,438 90,000 2,143,125 7 Nguyễn Việt Hoà 27 4 2,600,000 55,500 61,125 135,000 2,851,625 8 Nguyễn Văn Lý 27 2.5 1,625,000 51,563 51,563 1,728,125 9 Lê Hồng Thái 27 3.5 2,275,000 49,688 53,438 90,000 2,760,625 10 Lê Anh Tuấn 27 4 2,600,000 55,125 60,750 135,000 2,850,875 11 Hoàng Trung Bắc 31 3.5 2,275,000 55,125 58,875 90,000 2,479,000 12 Nguyễn Ngọc Cường 31 4 2,600,000 55,125 60,750 135,000 2,850,875 13 Khuất Quang Thức 31 4 2,600,000 51,563 57,188 135,000 2,843,750 14 Nguyễn Văn Chất 27 2.5 1,625,000 51,563 51,563 1,728,125 15 Nguyễn Đình Khánh 30 2.5 1,625,000 43,875 43,875 1,712,750 16 Nguyễn Tiên Đường 27 1.8 1,170,000 33,750 33,750 1,237,500 17 Đặng Trần Đạo 27 2.5 1,625,000 40,875 40,875 1,706,750 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Tỷ lệ nung lần 1: 80.7%; Mức lương hệ số 1 = 650.000 đồng/người *Xác định lương mềm tối đa Lương mềm tối đa = Tổng thu nhập tối đa – Lương cứng tối đa Lương mềm được hưởng = lương mềm tối đa x % lương mềm được hưởng Phụ cấp trách nhiệm = Lương mềm được hưởng x hệ số phụ cấp trách nhiệm Ví dụ: Tính tiền lương thực lĩnh của Trần Huy Vĩnh Lương cứng tối đa = Hệ số lương thực tế x Mức lương hệ số 1 = 5x 650.000 đ = 3.250.000 đ Tiền lương thực lĩnh = Tổng thu nhập tối đa = Lương cứng tối đa + Lễ + Phép + PCTN = 3.250.000 + 56.588 + 64.313 + 135.000 = 3.508.000 đồng/tháng * Xác định lương mềm tối đa của Trần huy Vĩnh Lương mềm tối đa = Tổng thu nhập tối đa – Lương cứng tối đa = 3.508.000 – 3.250.000 = 258.000 đồng/tháng * Phụ cấp trách nhiệm = 0.3 x mức lương cơ bản hệ số 1 do NN quy định = 0.3 x 450.000 đ = 135.000 đồng/tháng Bảng 05 - tính lương phòng kế hoạch đầu tư Tháng 1/2008 TT Họ và tên Ngày làm việc TT trong tháng Hệ số lương thực tế Số tiền Lễ Phép PCTN Tổng thu nhập 1 Dơng Bảo Long 24 4 3,051,702 59,250 59,250 90,000 3,260,202 2 Nguyễn Thị Nhung 27 2.5 1,907,314 55,500 55,500 2,018,314 3 Hà Thị Kim Hạnh 28 1.8 1,373,266 40,875 40,875 1,455,016 4 Ngô Thế Cao 24 2 1,525,851 43,875 43,875 1,613,601 5 Ngô Thị Bích Hảo 28 1.8 1,373,266 40,875 40,875 1,577,641 Tổng cộng 131 8,849,936 240,375 240,375 90,000 9,543,311 (Nguồn Phòng Tài chính kế toán) Tổng SL ra lò sản xuất trong tháng SL nhập kho trong tháng Tỷ lệ đạt thực tế Hệ số lương được hưởng theo sản xuất 37,731.00 31,587 83.72% 1.2 DT khoán trong tháng (tỷ đồng) DT thực hiện trong tháng (Tỷ đổng ) Tỷ lệ giữa DT thực tế và DT khoán trong tháng Tỷ lệ % tăng giảm hệ số theo DT Hệ số tiền lương áp dụng theo doanh thu Tiền lương được hưởng cho một đơn vị hệ số 7,050 6,060 85.96% -2.02 0.98 762,926 * Cách tính mức lương hệ số 1 theo kết quả sản xuất + kinh doanh Mức lương hệ số 1 = 700.000 đồng Tỷ lệ nung lần 1 đạt: 83,72% do đó hệ số lương theo sản xuất là 1.2 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu: 85,96%, do đó hệ số lương theo kinh doanh là 0.98 Vậy Mức lương hệ số 1 của phòng KHĐT = 700.000 đ x (1.2+0.98)/2 = 762.926 đồng Ví dụ: Tính tiền lương thực lĩnh cho Dương Bảo Long * Mức lương cứng = Hệ số TT x Mức lương hệ số 1 được hưởng theo SX và kinh doanh = 4 x 762.926 đ = 3,051,702 đồng/tháng * Phụ cấp trách nhiệm = 0.2 x mức lương cơ bản hệ số 1 do NN quy định = 0.2 x 450.000 đ = 90,000 đồng * Tổng tiền lương thực tế = Mức lương cứng + Lễ + Phép + PCTN = 3,051,702 + 59,250 + 59,250 + 90,000 = 3,260,202 đồng/tháng +Trả công theo sản phẩm tập thể tại . * Một số quy định chung - Hình thức trả công này áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên kinh doanh, dịch vụ - Thu nhập được chia làm 2 phần: phần lương theo đơn giá tiền lương và phần thưởng * Phân tích các điều kiện trả công theo tập thể Chế độ này áp dụng để trả lương cho một nhóm người lao động (tổ sản xuất) khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc nhất định. Chế độ trả lương này áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người tham gia thực hiện mà công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau, kết quả lao động của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến kết quả của cả nhóm/tổ * Xác định tiền công sản phẩm tập thể của tổ Quỹ tiền lương thực lĩnh của cả tổ được tính như sau : QL = (Qi * ĐGi) QL: quỹ tiền lương thực lĩnh của cả tổ Qi : Số lượng sản phẩm i của tổ ĐG : đơn giá sản phẩm i Bảng 06 - tính lương Tổ Phân loại KCS - T1/2008 a Công phân loại + vá nguội: Stt Tên sản phẩm S.lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thân bệt các loại 8,568 546 4,678,128 2 Bệt liền két 126 2,100 264,600 3 Két nước, chậu, chân chậu, sp khác 17,573 350 6,150,550 4 Nắp két 37 - Tổng cộng 26,267 11,093,278 B Lương sửa C -> A Stt Tên sản phẩm S.lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thân bệt các loại 74 1,000 74,000 2 Các sản phẩm khác 67 1,000 67,000 Tổng cộng 141 141,000 Tổng quỹ lương = 11,234,278 đồng (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán) * Diễn giải cách tính đơn giá tiền công cho từng loại sản phẩm Do đặc điểm của ngành sản xuất sứ vệ sinh trải qua nhiều công đoạn nên đơn giá tiền công cho mỗi công đoạn là khác nhau. Tuy nhiên, để tính được đơn giá đó đều phải căn cứ vào định mức chi phí trên một kg sản phẩm sứ, cụ thể như sau: + Căn cứ vào quỹ tiền lương được phân chia cho từng bộ phận + Căn cứ vào định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Căn cứ vào định mức chi phí sản xuất chung + Căn cứ vào định mức chi phí quản lý doanh nghiệp + Căn cứ vào định mức chi phí bán hàng + Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp + Định mức chi phí hoạt động tài chính + Định mức chi phí phát sinh sản phẩm mới Từ những căn cứ trên, Công ty sẽ xây dựng đơn giá tiền công cho từng công đoạn dựa vào tính chất, mức độ phức tạpvà đặc biệt là phải căn cứ vào thời gian hoàn thiện sản phẩm ở mỗi công đoạn. Ví dụ: Cách tính đơn giá tiền lương của bộ phận KCS, phân loại 1. Thân bệt Định mức kiểm tra thân bệt: 92 cái/ca Chất lượng đạt nung lần 1: 80% Trả công 40.000 đồng/ca + Sản phẩm nung lần 1/ca: 92 x 80% = 74 cái Vậy đơn giá kiểm tra thân bệt = 40.000 / 74 cái = 546 đồng/cái 2. Thân bệt két liền Định mức kiểm tra thân bệt: 24 cái/ca Chất lượng đạt nung lần 1: 80% Trả công 40.000 đồng/ca + Sản phẩm nung lần 1/ca: 24 x 80% = 19 cái Vậy đơn giá kiểm tra thân bệt = 40.000 / 19 cái = 2.100 đồng/cái Căn cứ vào số lượng sản phẩm, đơn giá phân loại sản phẩm để tính lương cho cả tổ 3. Két nước, chậu, chân chậu, sản phẩm khác Định mức kiểm tra thân bệt: 143 cái/ca Chất lượng đạt nung lần 1: 80% Trả công 40.000 đồng/ca + Sản phẩm nung lần 1/ca: 143 x 80% = 114 cái Vậy đơn giá kiểm tra thân bệt = 40.000 / 114 cái = 350 đồng/cái 4. Sửa C -> A Định mức sửa cho các sản phẩm: 50 cái/ca Chất lượng đạt: 80% Trả công 40.000 đồng/ca + Sản phẩm đạt /ca: 50 x 80% = 40 cái Vậy đơn giá kiểm tra thân bệt = 40.000 / 40 cái = 1.000 đồng/cái * Tính lương cho từng công nhân Bảng 07 - bảng Kê chi tiết lương theo sản phẩm Tháng 1/08: BP KCS - Phân loại Đơn giá một công phân loại = Tổng quỹ lương của tổ/ tổng ngày công = 44,143 đ/c STT Họ và tên Công phân loại Hệ số Công theo hệ số Thành tiền 1 Nguyễn Ngọc Minh 25.5 1.0 25.5 1,125,635 2 Nguyễn Doãn Huy 22.0 1.0 22.0 971,136 3 Khuất Duy Phương 24.0 1.0 24.0 1,059,421 4 Lê Ngọc Sinh 23.0 1.0 23.0 1,015,279 5 Hà Thị Tâm 24.0 1.0 24.0 1,059,421 6 Trần Quang Vinh 21.5 1.0 21.5 949,065 7 Nguyễn Hữu Mạnh 22.5 1.0 22.5 993,207 8 Nguyễn Thị Thêm 24.0 1.0 24.0 1,059,421 9 Nguyễn Ngọc Khánh 23.0 1.0 23.0 1,015,279 10 Đặng Văn Minh 23.0 1.0 23.0 1,015,279 11 Ngô Tấn Lực 22.0 1.0 22.0 971,136 Tổng cộng 254.5 11.00 254.50 11,234,278 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Để xác định tổng thu nhập hay thực lĩnh trong tháng của từng công nhân, Công ty còn có những quy định thưởng căn cứ vào kết quả lao động của từng cá nhân cũng như việc thực hiện các nội quy lao động tại bộ phận. Về cơ bản việc đánh giá đó được thể hiện bằng biểu Tiêu chí xếp loại công nhân như sau: bảng 08 - Tiêu chí xếp loại công nhân Loại Số ngày công đi làm trong tháng Yêu cầu chung % thưởng Theo lương A Từ 26 ngày công trở lên -Đảm bảo hoàn thành mọi công việc được giao theo đúng yêu cầu về mặt thời gian và với độ chính xác cao, có tính sáng tạo - Không vi phạm nội quy lao động của công ty (Điều kiện hoặc ) 25% B Từ 24 đến dưới 26 ngày công - Công việc không hoàn thành hoặc hoàn thành không đúng tiến độ đạt từ 80-90% - Đi làm thiếu 01->02 ngày công - Vi phạm NQLĐ 1 lần/thángchứa đến mức độ kỷ luật từ khiển trách trở lên (Điều kiện hoặc ) 20% C Dưới từ 22 đến dưới 23 ngày công - Hoàn thành 70-80% công việc được giao -Tái phạm nội quy lao động 2 lần trở lên chưa đến mức độ kỷ luật từ khiển trách trở lên - Đi làm thiếu so với công chế độ có lý do từ 3-4 ngày (Điều kiện hoặc ) 10% D Dưới 22 ngày công - Vi phạm nội quy lao động từ khiển trách trở lên - Năng suất lao động dưới 70% - Đi làm thiếu so với chế độ có lý do lớn hơn 4 ngày Không thưởng ( Nguồn :Phòng Tổ chức Hành chính) Tuy nhiên, việc xét thưởng cho công nhân sẽ được cụ thể hóa theo từng Quyết định phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từng giai đoạn nhằm khuyến khích người lao động. Bảng dưới đây thể hiện tổng thu nhập của từng công nhân theo Quyết định số 200/VVC-TCCH, ngày 01/01/2008 như sau: Nếu tiền công của công nhân từ 1.200.000 đồng/người/tháng: thưởng 15% lương Nếu tiền công của công nhân từ 1.000.000 -> dưới 1.200.000 đồng/người/tháng: thưởng thêm 10% lương Bảng 09 - thanh toán lương tháng 1/08 Bộ phận KCS - Phân loại TT Họ và tên Lương SP Lương TG,HV Phép Lễ PCTN Tổng thu nhập Thưởng QĐ200 Thu nhập +Thưởng C.SP Số tiền C.TG Số tiền 1 Nguyễn Ngọc Minh 25.5 1,125,635 4 120,000 41,745 40,875 100,000 1,428,255 214,238 1,642,493 2 Nguyễn Doãn Huy 22 971,136 4 120,000 33,164 34,688 50,000 1,208,988 181,348 1,390,336 3 Khuất Duy Phương 24 1,059,421 3.5 105,000 35,426 34,688 1,234,534 185,180 1,419,714 4 Lê Ngọc Sinh 23 1,015,279 - 40,856 40,875 50,000 1,147,010 114,701 1,261,711 5 Hà Thị Tâm 24 1,059,421 - 41,745 40,875 1,142,041 114,204 1,256,245 6 Trần Quang Vinh 21.5 949,065 - 32,411 34,688 50,000 1,066,163 106,616 1,172,779 7 Nguyễn Hữu Mạnh 22.5 993,207 3.5 105,000 39,968 40,875 1,179,051 117,905 1,296,956 8 Nguyễn Thị Thêm 24 1,059,421 - 35,426 34,688 1,129,534 112,953 1,242,488 9 Nguyễn Ngọc Khánh 23 1,015,279 3.0 90,000 - - 1,105,279 110,528 1,215,806 10 Đặng Văn Minh 23 1,015,279 2 60,000 - - 1,075,279 161,292 1,236,570 11 Ngô Tấn Lực 22 971,136 - 39,080 40,875 1,051,091 105,109 1,156,200 Tổng cộng 254.5 11,234,278 20 600,000 339,82 343,125 250,000 12,767,223 1,524,075 14,291,298 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) * Ví dụ: Tính tiền công thực tế của Nguyễn Ngọc Minh + Tiền công theo sản phẩm = 1,125,635 đồng/tháng + Tiền công thời gian = 120.000 đồng/tháng ( tiền công làm thêm một số công việc khác; đơn giá: 30.000 đồng/công) + Tổng tiền công = TC theo sản phẩm + TC theo thời gian + Lễ + Phép + PCTN = 1,125,635 + 120.000 + 41,745 + 40,875 + 100,000 = 1,428,255 đồng/tháng + Tiền thưởng = Tổng tiền công x 15% = 1,428,255 x 15% = 214,238 đồng Vậy tiền lương thực lĩnh của Nguyễn Ngọc Minh = Tổng tiền công + tiền thưởng = 1,428,255 + 214,238 = 1,642,493 đồng/tháng 2.2 Kế toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương a/ Phương pháp và quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được Công ty Cổ phần việt trì Viglacera được đặc biệt coi trọng, bởi vì đây chính là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí, giá thành công trình của Công ty. Do vậy, Công ty thực hiện nghiêm ngặt quy trình luân chuyển chứng từ lương theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.2 - quy trình thanh toán lương Bảng lương thời gian, Bảng lương khoán được lập từ các tổ, đội sản xuất Phòng tổ chức kiểm tra tổng hợp lao động Phòng Kế toán kiểm tra khối lượng hoàn thành áp đơn giá khoán để thanh toán Giám đốc duyệt bảng lương P. Tài chính - Kế toán Kế toán tiền lương hạch toán vào TK 334 "Phải trả công nhân viên " Giám đốc duyệt phiếu chi Thủ quỹ phát tiền Kế toán lương tổng hợp Lưu chứng từ Đối với từng nghiệp vụ kế toán cụ thể được thực hiện như sau: b/ Kế toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Căn cứ vào đơn giá tiền lương Công ty lập nên đã có đăng ký quỹ tiền lương với Cục thuế Phú thọ Công ty tiền hành trích quỹ lương hàng tháng bằng 10% doanh thu bán hàng phần sứ và được phân bổ: CP nhân công trực tiếp= 65% tổng quỹ lương CP tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng= 10% tổng quỹ lương Chi phí nhân viên quản lý DN=10% tổng quỹ lương Chi phí nhân viên BH=15% tổng quỹ lương Đồng thời căn cứ quỹ lương trên Công ty tiền hành trích 2 % KPCĐ và hạch toán với tỷ lệ phân bổ như đối với tiền lương. Ví dụ: tháng 1 năm 2008 doanh thu tiêu thụ của Công ty đạt 6.800.000.000đ. Tổng quỹ tiền lương phải trích trong tháng : 6.800.000.000 đ x 10% = 680.000.000 đồng Công ty tiền hành trích tiền lương và các khoản theo lương như sau: -Tiền lương phải trả CNV Nợ TK 622(CP nhân công TT) : 442.000.000 đ Nợ TK62711(CP quản lý Phân xưởng) : 68.000.000 đ Nợ TK64211(CP quản lý doanh nghiệp) : 68.000.000 đ Nợ TK 64111(CP nhân viên BH) : 102.000.000 đ Có TK 3341(Phải trả Công nhân viên): 680.000.000 đồng -KPCĐ 2% tổng quỹ lương Nợ TK 622(CP nhân công TT) : 8.840.000 đ Nợ TK62711(CP quản lý Phân xưởng) : 1.360.000đ Nợ TK64211(CP quản lý doanh nghiệp) : 1.360.000 đ Nợ TK 64111(CP nhân viên BH) : 2.040.000 đ Có TK 3382(KPCĐ) :13.600.000 đ Riêng đối BHXH và BHYT hàng tháng căn cứ vào đối chiếu quỹ tiền lương cơ bản của Công ty với BHXH thành phố việt trì Công ty xác định 23% BHXH phải nộp. Trong đó 17% hạch toán trực tiếp vào chi phí, 6% thu của người lao động. VD: Trong tháng 1/2008 Tổng quỹ tiền lương theo cấp bậc của Công ty là 547.116.000 đồng. Như vây 17% trích và CP là 93.009.720 đồng được phân bổ và hạch toán như sau: Nợ TK 622(CP nhân công TT) : 60.456.318 đ Nợ TK62711(CP quản lý Phân xưởng) : 9.300.972 đ Nợ TK64211(CP quản lý doanh nghiệp) : 9.300.972 đ Nợ TK 64111(CP nhân viên BH) : 13.951.458 đ Có TK 3383,3384(BHXH, BHYT) : 93.009.720 đ Đồng thời nghiệp vụ này được phản ánh ở chứng từ ghi sổ như sau: Chứng từ ghi sổ Ngày 25/1 Số: 11 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có CP nhân công TT CP quản lý phân xưởng CP quản lý doanh nghiệp CP nhân viên BH BHXH, BHYT CP quản lý doanh nghiệp 622 62711 64211 64111 3383, 3384 60.456.318 9.300.972 9.300.972 13.951.458 93.009.720 Cộng: 4.596.199 Kèm theo chứng từ gốc: Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) VD : Cũng trong tháng 1/2008 căn cứ và hệ số lương cơ bản của từng CBCNV đã có đối chiếu với BHXH, Công ty tiền hành thu 5% BHXH và 1% BHYT của người lao động qua bảng thanh toán lương tháng 1. Kế toán tổng hợp số liệu và hạch toán sổ kế toán như sau: Nợ TK 3341(Phải trả CNV) : 32.826.960 đ Có TK 3383,3384(BHXH,BHYT): 32.826.960 đ Đồng thời nghiệp vụ trên được nhân viên kế toán phản ánh ở chứng từ ghi sổ như sau: Chứng từ ghi sổ Ngày 26/1 Số: 12 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Số tiền BHXH trích theo lương công nhân viên tháng 1/08 3341 3383, 3384 32.826.960 Cộng: 32.826.960 Kèm theo chứng từ gốc: Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.4 Kế toán thanh toán trợ cấp BHXH và thanh toán tiền lương cho người lao động * Kế toán thanh toán lương hưởng BHXH Việc chi trợ cấp BHXH ở Công ty được thực hiện theo đúng quy định tại điều lệ BHXH căn cứ vào phiếu nghỉ hưởng BHXH để lập chứng từ thanh toán. Ví dụ: CN Lê Thống Nhất bị ốm nghỉ 6 ngày từ 3/2/2007 đến 8/2/2007. Công nhân Nhất có cấp bậc lương 2/7 hệ số 2,18. Thời gian đóng BHXH là 5 năm. Tiền lương ốm được tính như sau: Lương nghỉ ốm của Ông Nhất 24 = 450.000 x 2,18 x 75% x 6 183.938 đ = Bảng 10 - bảng tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHXH Cơ sở y tế .. ....... Số: ......../ 8B-BA Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH Ban hành kèm mẫu tại Công văn số 93 TC/CĐ8T ngày 20/7/1999 của BTC Quyển số:. Số:.. Họ và tên: Lê Thống Nhất, Tuổi: 27 Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần việt trì Viglacera Lý do nghỉ việc: Đau dây thần kinh liên xườn. Số ngày cho nghỉ: 06 ( sáu ) ngày. Từ ngày 03/ 02 đến ngày 08/ 02/ 2007. Phần thanh toán BHXH 1- Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 06. 2- Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ: 06. 3- Lương tháng đóng BHXH: 981.000 đ 4- Lương bình quân ngày: 40.875 đ. 5- Tỷ lệ % hưởng BHXH: 75%. 6- Số tiền được hưởng: 183.938đồng Ngày.....tháng.....năm..... Cán bộ cơ quan BHXH Phụ trách BHXH của đơn vị ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) bảng 11 - Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH Họ và tên: Lê Thống Nhất Nghề nghiệp: Công nhân sản xuất sứ bậc 2/7. Đơn vị công tác: Công ty Cp việt trì Viglacera Thời gian đóng BHXH: 5 năm. Số ngày nghỉ được hưởng trợ cấp: 06 ( sáu ) ngày. Trợ cấp: Mức 75% x 40.875 x 6 = 183.938 đ. (Bằng chữ: Một trăm tám mươi ba nghìn, chín trăm ba mươi tám đồng chẵn). Xác nhận của phụ trách đơn vị Ngày....tháng.....năm...... Số ngày thực nghỉ: 06 ngày. Y Bác sỹ KCB (Ký, ghi rõ họ và tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ và tên và đóng dấu) Sau khi tính xong toàn bộ lương hưởng BHXH, kế toán tiền lương và BHXH tiến hành lập danh sách tổng hợp tiền lương hưởng BHXH chuyển cho Giám đốc Công ty ký xác nhận, chuyển đến Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý để đề nghị ra quyết định trợ cấp; sau đó Cơ quan BHXH sẽ chuyển tiền vào tài khoản của Công ty tại Ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ. Trong Quý 1 năm 2008, Tổng số tiền trợ cấp được cơ quan BHXH chi trả là: 8.725.000 đồng. Khi có giấy báo có của Ngân hàng về khoản chi trả chế độ ốm đau cho người lao động của Công ty, Kế toán ghi sổ Nợ TK 112: 8.725.000 đồng Có TK 3383: 8.725.000 đồng Đồng thời nghiệp vụ trên được phản ánh ở chứng từ ghi sổ như sau: Chứng từ ghi sổ. Ngày 31/1 Số: 14 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Nhận ủy nhiệm chi về cấp kinh phí BHXH 112 3383 8.725.000 Cộng: 8.725.000 Kèm theo chứng từ gốc: Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đến khi thanh toán BHXH cho công nhân, kế toán căn cứ vào các chứng từ về BHXH và các sổ thanh toán BHXH cho công nhân đã có đối chiếu phê duyệt chi trả của BHXH để hạch toán: Nợ TK 3383: 8.725.000 đồng Có TK 111: 8.725.000 đồng Đồng thời nghiệp vụ trên được nhân viên kế toán phản ánh ở chứng từ ghi sổ như sau: Chứng từ ghi sổ Ngày 31/1 Số: 16 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Số tiền BHXH trả cho công nhân 3383 111 8.725.000 Cộng: 8.725.000 Kèm theo chứng từ gốc: Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Kế toán thanh toán tiền lương cho người lao động: Hàng tháng, sau khi kế toán tiền lương đã tính lập các bảng thanh toán lương và trợ cấp BHXH cho người lao động; Kế toán thanh toán sẽ tiến hành lập phiếu chi để thanh toán rồi tiến hành ghi sổ kế toán.Trong tháng 01/2008, kế toán thanh toán lương cho phòng Kế hoạch Đầu tư theo bảng thanh toán tiền lương như biểu số 05 và tiến hành ghi sổ kế toán theo định khoản Nợ TK3341: 9.543.311 đ Có TK1111: 9.543.311 đ Đồng thời nghiệp vụ trên được nhân viên kế toán phản ánh ở chứng từ ghi sổ như sau: Chứng từ ghi sổ Ngày 30/3 Số: 34 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Thanh toán lương cho phòng Kế hoạch Đầu tư tháng 01/08 3341 1111 9.543.311 Cộng: 9.543.311 Kèm theo 04 chứng từ gốc: Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera, kế toán chỉ tiến hành phân bổ chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng (TK 6271), và chi phí nhân công trực tiếp(TK 622). Còn CP quản lý doanh nghiệp (TK 6421), CP tiền lương NVBH được kết chuyển sang TK 911 khi tiến hành tổng hợp xác định kết quả. Sau khi hoàn tất việc ghi các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp có liên quan, kế toán tiến hành khoá sổ kế toán vào cuối kỳ hạch toán, in ra các sổ kế toán từ máy vi tính: Trích sổ cái quý 1/2008- Tài khoản 334, 338 bảng 12 - Sổ cái tài khoản 334 Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera Sổ cái tài khoản Tài khoản 334: Phải trả Công nhân viên Từ ngày 1/1/2008 đến ngày 31/03/2008 Số dư có đầu kỳ : 71.109.034 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/01/2008 PKT3 CP tiền lương tháng 1/08 6221 128.115.889 31/01/2008 PKT3 CP tiền lương tháng 1/08 62711 29.565.205 31/01/2008 PKT3 CP tiền lương tháng 1/08 64211 19.710.136 31/01/2008 PKT3 CP tiền lương tháng 1/08 64111 19.710.136 22/03/2008 PC 164 Chi tiền lương T1+2 1111 313 538 853 23/03/2008 PC 164 Chi tiền lương T1+2(Thu BHXH qua lương) 3383 40.055.869 31/03/2008 PKT10 CP tiền lương theo DT tháng 2+3 6221 321.002.522 31/03/2008 PKT10 CP tiền lương theo DT tháng 2+3 62711 74.077.505 31/03/2008 PKT10 CP tiền lương theo DT tháng 2+3 64211 49.385.003 31/03/2008 PKT10 CP tiền lương theo DT tháng 2+3 64111 49.385.003 Tổng phát sinh nợ 353.594.722 Tổng phát sinh có 690.951.399 Dư có cuối kỳ 408.465.711 Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ bảng 13 - Sổ cái tài khoản 3383 Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera Sổ cái tài khoản Tài khoản 3383: Bảo Hiểm xã hội Từ ngày 1/1/2008 đến ngày 31/03/2008 Số dư có đầu kỳ : 50.861.638 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/01/2008 PKT6 BHXH trích tháng 1 6221 36.884.750 31/01/2008 PKT6 BHXH trích tháng 1 62711 8.511.865 31/01/2008 PKT6 BHXH trích tháng 1 64211 5.674.600 31/01/2008 PKT6 BHXH trích tháng 1 64111 5.674.600 29/02/2008 PKT30 BHXH trích tháng 2 6221 36.884.750 29/02/2008 PKT30 BHXH trích tháng 2 62711 8.511.865 29/02/2008 PKT30 BHXH trích tháng 2 64211 5.674.600 29/02/2008 PKT30 BHXH trích tháng 2 64111 5.674.600 15/03/2008 PC150 Nộp BHXH 1111 150.000.000 23/03/2008 PKT17 BHXH T1+2 -Thu qua TT lương T1+2 3341 40.055.869 31/03/2008 PKT30 BHXH trích tháng 3 6221 36.884.750 31/03/2008 PKT30 BHXH trích tháng 3 62711 8.511.865 31/03/2008 PKT30 BHXH trích tháng 3 64211 5.674.600 31/03/2008 PKT30 BHXH trích tháng 3 64111 5.674.600 Tổng phát sinh nợ 150.000.000 Tổng phát sinh có 210.293.314 Dư có cuối kỳ 111.154.952 Ngày tháng năm Kế toán trưởng Người ghi sổ Cuối cùng, chứng từ sẽ được tổ chức đóng thành sổ trước đưa vào lưu trữ. Phần 3 nhận xét và kiến nghị nhằm Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera 3.1 Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera * Về ưu điểm Hiện nay Phòng Kế toán của Công ty có 6 người, trong đó khối lượng công việc của mỗi người không ít nhưng với sự sắp xếp phối hợp hài hoà và tinh thần trách nhiệm cao nên công việc kế toán diễn ra thuận lợi. Việc lựa chọn hình thức kế toán tập trung là phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc phân công các nhân viên đảm nhận phần hành kế toán là dựa vào năng lực chuyên môn của mỗi người nên bộ máy kế toán của Công ty hoạt động rất có hiệu quả. Các nhân viên thông kê ở các xưởng sản xuất đã có sự phối hợp hài hoà, nhiệt tình, trách nhiệm nên công việc của phòng kế toán diễn ra thuận lợi. * Về những tồn tại cần khắc phục Công ty thực hiện hạch toán kế toán trên máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán fast (hoàn thiện nhất hiện nay) nên số liệu kế toán đảm bảo tính chính xác, chứng từ và sổ sách lưu trữ rõ ràng khoa học. Việc trích và chi trả tiền lương tại Công ty được hạch toán đúng đắn theo quy định chung của chuẩn mực kế toán Việt nam. Tuy nhiên trong việc lập tỷ lệ phân bổ chi phí tiền lương theo tỷ lệ % còn mang tính tương đối, lập qui chế trả lương cho người lao động còn một số điểm chưa được hoàn thiện. Trong phạm vi chuyên đề nhỏ này em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác trích lập quỹ tiền lương cũng như việc tính toán chi trả tiền lương cho người lao động. 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tâc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 3.2.1 Công tác định mức Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera Định mức lao động có vai trò rất quan trọng. Định mức lao động sẽ định hướng và thúc đẩy công nhân vươn tới những kết quả lao động cao nhất trong những điều kiện sản xuất nhất định. Ngoài ra, định mức lao động là những biện pháp kỹ thuật rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm. Vì định mức lao động chính làviệc áp dụng mọi biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế, kỹ thuật nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dự trữ trong sản xuất, tiết kiệm lao động sống, lao động vật hoá làm cho lượng tiêu hao lao động trong một đơn vị sản phẩm giảm đi. Do đó, mức lao động sẽ ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương và gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Công ty có trách nhiệm xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung hệ thống mức lao động (mức chi tiết và mức tổng hợp) đang áp dụng cho phù hợp . Xây dựng lại các định mức cho các sản phẩm đã được sản xuất trên dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị khác Việc xây dựng này phải dựa trên phương pháp khoa học như chụp ảnh, bấm giờ dựa trên các tài liệu tiêu chuẩn, chế độ làm việc của thiết bị Trước khi hoàn thành mức, công ty cần phải tiến hành cho áp dụng thử mức lao động mới xây dựng hoặc mới điều chỉnh ở một số bộ phận và người lao động trong thời gian thích hợp tuỳ theo mức độ phức tạp của mức lao động hoặc điều kiện cụ thể của công ty. Sau đó công ty xem xét và điều chỉnh cho phù hợp trước khi công bố, đăng ký hay áp dụng rộng rãi trong toàn dây chuyền sản xuất, kinh doanh hoặc toàn công ty . Hàng năm, công ty phải đánh giá tình hình thực hiện hệ thống định mức để hoàn thiện nâng cao chất lượng lao động mức. Nếu mức lao động thực tế thực hiện thấp hơn 5% hoặc cao hơn 15% so với mức được giao thì công ty phải xem xét điều chỉnh cho phù hợp Công tác định mức lao động dựa trên phương pháp chụp ảnh bấm giờ. Kết quả chụp ảnh bấm giờ sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong một ca làm việc. Mặt khác, nó có thể nghiên cứu hao phí thời gian thực hiện từng thao tác, động tác của bước công việc, giúp ta phát hiện được thời gian lãng phí Phân tích những kết quả đó ta xác định cơ cấu các loại thời gian trong ca, nội dung và trình tự thực hiện bước công việc, cuối cùng là xác định được mức thời gian và mức sản lượng. Tca = Tck + Tpv + Tnn+ Ttn+ Tlp Tca - Tlp Ttn ca Trong đó: Mtg = hoặc Mtg = Msl Msl Tca : thời gian ca làm việc Tck : thời gian chuẩn kết Tpv : thời gian phục vụ Tnn : thời gian nghỉ ngơi Ttn : thời gian tác nghiệp Tlp : thời gian lãng phí Mtg : thời gian tác nghiệp một sản phẩm Sau khi đã xây dựng mức có căn cứ khoa học ta sử dụng các mức này làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương sản phẩm chính xác . Vđg= Vgiờ * Tsp Vđg : đơn giá tiền lương (đồng/đơn vị hiện vật) Vgiờ : tiền lương bình quân của người lao động trong một giờ làm việc Tsp : thời gian hao phí một đơn vị hiện vật b/ Xác định quỹ lương Tổng quỹ tiền lương được xác định theo công thức sau: = Vqđg + Vqcđ Vqđg: quỹ tiền lương theo đơn giá Vqcđ: quỹ tiền lương theo chế độ +) Quỹ tiền lương theo đơn giá Vqđg = Vđg * Csx Vđg: đơn giá tiền lương tính theo tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ Trong đó: - Đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu, áp dụng theo công thức (đơn vị đ/1000đ) Lđb * TLmincty *(Hcb +Hpc) + Vđt * 12 tháng + Vttlđ Vdg= Tkh Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương(đơn vị đ/1000đ) Lđb * TLmincty *(Hcb +Hpc) + Vđt * 12 tháng + Vttlđ Vđg = Tkh - Ckh - Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương (đơn vị đ/1000đ) Lđb * TLmincty *(Hcb +Hpc) + Vđt * 12 tháng + Vttlđ Vđg = Pkh - Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm Vđg =Vgiờ * Tsp Hcb, Hpc: lần lượt là hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân, hệ số phụ cấp bình quân Vđt,Vttlđ : lần lượt là tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương, tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm Lđb,TLmincty: lần lượt là lao động định biên và tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp Tkh, Ckh, Pkh: tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận theo kế hoạch 3.2.2 Quỹ lương theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương ) + Đối với quỹ tiền lương kế hoạch Vqcđ= Vpc + Vbs + Đối với quỹ tiền lương thực hiện Vqcđ = Vpc + Vbs+ Vtg + Vlđ Vpc, Vbs : khoản phụ cấp lương và các chế độ khác được tính trong đơn giá tiền lương, tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định Vtg, Vlđ : tiền lương làm thêm giờ tính theo số giờ thực tế làm thêm, tiền lương làm việc vào ban đêm Sau đó ta sẽ tiến hành xác định quỹ lương kế hoạch và quỹ lương thực hiện. Ngoài ra công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do giám đốc quyết định, sau đó có ý kiến của ban chấp hành công đoàn công ty nhưng không quá 17% quỹ lương thực hiện . 3.2.3 Thực hiện trả lương theo sản phẩm có thưởng Đơn giá tiền lương được tính toán cụ thể cho từng công đoạn mà mỗi tổ thực hiện. Việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng khuyễn khích người lao động hơn nữa trong việc tăng chất lượng, hiệu quả công việc , xác định mức thưởng đúng đắn tạo tâm lý lao động ổn định, công nhân nhiệt tình hơn trong công việc Công thức : Lth = L + Trong đó : L : tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định ĐGi : đơn giá tiền lương sản phẩm i Qi : sản phẩm i m.:%tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng Lth: lương theo sản phẩm có thưởng áp dụng hình thức trả lương này tất cả các công nhân trong tổ đều cố gắng nâng cao năng suất lao động cá nhân để tăng năng suất lao động và đạt vượt mức chỉ tiêu thưởng của cả tổ. Chính vì vậy nhà quản trị cần tính toán chính xác % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng để đảm bảo. Đối với hình thức trả lương này công ty nên có quy định rõ ràng về % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng tuỳ thuộc vào điều kiện của công ty. Công ty có thể quy định mức thưởng như sau: cứ hoàn thành vượt mức 1% thì được thưởng 1,5% so với tiền công tính theo đơn giá cố định Theo cách tính trên chúng ta có thể tính lại tiền công của bộ phận KCS phân loại với việc hoàn thành kế hoạch 110%, tiền lương sản phẩm theo đơn giá cố định là 11,234,278 đồng. Theo quy định hoàn thành vượt mức 1% thì được thưởng 1,5% so với tiền công theo đơn giá cố định Như vậy tiền công có thưởng của cả tổ 11,234,278 x 10 x 1.5 100 = 11,234,278 + = 12,919,420 đồng Tuỳ vào điều kiện cụ thể của công ty để quy định mức thưởng cho phù hợp. Sau đó, tiền lương tính cho từng người lao động sẽ được áp dụng như chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể mà công ty đã áp dụng Khi công ty xác định % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng thì tiến hành thông báo cho tất cả các bộ phận để người lao động biết được thông tin. Từ đó người lao động có xu hướng phấn đấu để hoàn thành vượt mức. Đối với những sản phẩm xấu kém chất lượng hay sản phẩm đã thành phế phẩm thì cá nhân đó sẽ phải bồi thường (tuỳ theo mức độ sai hỏng do bộ phận KCS đánh giá) để không ảnh hưởng đến mức tiền lương chung của cả tổ 3.2.4 Hình thức trả lương theo sản phẩm. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh sản phẩm của công ty đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều người để hoàn thành công việc. Vì vậy, công ty đã lựa chọn hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể là hợp lý và đúng đắn. Ngoài ra, công ty nên áp dụng trả lương khoán. Đối với lao động làm lương khoán và lương sản phẩm thì việc trả lương có thể áp dụng trả lương theo hệ số cấp bậc công việc đảm nhận (không theo hệ số lương được xếp theo Nghị định số 26 CP) và điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc. Trả lương theo cách này có thể khắc phục được nhược điểm phương thức trả lương mà công ty đang áp dụng. Cụ thể, những người công nhân có cấp bậc công nhân thấp hơn cấp bậc công việc nhiều nhưng trong quá trình làm việc họ học hỏi được kinh nghiệm làm việc, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề Do đó, họ vẫn có thể hoàn thành tốt công việc ở cấp bậc cao hơn nên họ sẽ được hưởng mức lương tương xứng với mức độ phức tạp công việc mà họ đảm nhận. Công thức tính lương như sau Ti = (i thuộc j ) Trong đó : Ti : tiền lương của người thứ i được nhận Vsp : quỹ tiền lương sản phẩm của tập thể M : số lượng thành viên trong tập thể ti: hệ số cấp bậc công việc của người thứ i đảm nhận di : số điểm đánh giá mức đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i. Việc xác định số điểm của từng người được đánh giá hàng ngày thông qua bình xét tập thể. Tiêu chuẩn được đánh giá cụ thể như sau: + Đảm bảo số giờ công có ích + Chấp hành nghiêm sự phân công lao động của người phụ trách + Đảm bảo chất lượng công việc (sản phẩm ) + Tiết kiệm vật tư đảm bảo an toàn lao động Nếu đảm bảo đủ các tiêu chuẩn trên thì được cộng 10 điểm Tiêu chuẩn nào không đảm bảo thì bị trừ 1->2 điểm Các tiêu chuẩn bổ sung: + Làm công việc có cấp bậc công việc cao hơn cấp bậc công nhân, đảm bảo chất lượng, thời gian được công thêm 1-> 2 điểm + Làm công việc nặng nhọc độc hại nhất trong tập thể được công thêm 1->2 điểm + Làm việc khi không bố trí đủ người theo dây chuyền sản xuất nhưng vẫn đảm bảo công việc hoạt động bình thường được cộng thêm từ 1->2 điểm Các bước tiến hành trả lương sản phẩm như sau: - Xác định các chức danh trong tập thể - Xác định hệ số lương theo cấp bậc công việc của từng người và ngày công thực tế của từng người - Xác định tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của từng người - Xác định trả công cho từng người Theo phương pháp tính mới, căn cứ vào việc đánh giá mức độ đóng góp của từng cá nhân đối với kết quả của cả nhóm, ta có bảng tính lương theo cách mới như sau: bảng 14 - Bảng Kê chi tiết lương theo sản phẩm Tháng 1/08 BP KCS - Phân loại (cách tính mới) STT Họ và tên Công phân loại Bậc công nhân Hệ số Tổng số điểm Thành tiền 1 Nguyễn Ngọc Minh 25.50 5 1.0 46 1,130,803 2 Nguyễn Doãn Huy 22.00 1 1.0 39 958,724 3 Khuất Duy Phương 24.00 2 1.0 40 983,307 4 Lê Ngọc Sinh 23.00 1 1.0 42 1,032,472 5 Hà Thị Tâm 24.00 2 1.0 44 1,081,637 6 Trần Quang Vinh 21.50 1 1.0 36 884,976 7 Nguyễn Hữu Mạnh 22.50 1 1.0 37 909,559 8 Nguyễn Thị Thêm 24.00 1 1.0 41 1,007,889 9 Nguyễn Ngọc Khánh 23.00 1 1.0 44 1,081,637 10 Đặng Văn Minh 23.00 2 1.0 45 1,106,220 11 Ngô Tấn Lực 22.00 2 1.0 43 1,057,055 Tổng cộng 254.50 457 11,234,278 Bảng 15 - bảng so sánh hai cách tính lương sản phẩm Bộ phận KCS phân loại STT Họ và tên Tiền lương cũ Tiền lương mới Chênh lệch (mới - cũ) +/- % 1 Nguyễn Ngọc Minh 1,125,635 1,130,803 5,168 0.46 2 Nguyễn Doãn Huy 971,136 958,724 - 12,412 - 1.28 3 Khuất Duy Phương 1,059,421 983,307 - 76,114 - 7.18 4 Lê Ngọc Sinh 1,015,279 1,032,472 17,193 1.69 5 Hà Thị Tâm 1,059,421 1,081,637 22,216 2.10 6 Trần Quang Vinh 949,065 884,976 - 64,089 - 6.75 7 Nguyễn Hữu Mạnh 993,065 909,559 - 83,506 - 8.41 8 Nguyễn Thị Thêm 1,059,421 1,007,889 - 51,532 - 4.86 9 Nguyễn Ngọc Khánh 1,015,279 1,081,637 66,358 6.54 10 Đặng Văn Minh 1,015,279 1,106,220 90,941 8.96 11 Ngô Tấn Lực 971,136 1,057,055 85,919 8.85 Tổng cộng 11,234,137 11,234,278 Phương pháp này đã quán triệt được tư tưởng của công văn số 4320 của Chính phủ ban hành về cách xây dựng phương thức trả lương cho người lao động hưởng lương sản phẩm tập thể, lương khoán. Phương thức trả lương này đã thể hiện rõ sự quan tâm nhiều hơn đến mức độ phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật thực tế của người lao động. Theo bảng số liệu trên ta thấy công nhân Đặng Văn Minh là công nhân thợ bậc hai được hưởng mức lương theo phương pháp cũ là 1.015.279 đồng nhưng trong thực tế làm việc công nhân này công nhân này đã hoàn thành được công việc ở cấp bậc cao hơn, đảm bảo sản phẩm đúng tiêu chuẩn và chất lượng Trả lương theo phương pháp mới công nhân này được hưởng lương là 1.106.220 đồng (cao hơn cách tính cũ 90.941 đồng). Tương tự như công nhân Lê Ngọc Sinh mới chỉ đạt tay nghề bậc 1 nhưng đã hoàn thành tốt công việc ở cấp bậc cao hơn, làm thêm việc khi không bố trí đủ người nhưng vẫn đảm nhiệm được và hoàn thành tốt, do đó mức lương được hưởng theo phương pháp tính mới là 1.032.472 đồng thay vì 1.015.421 đồng theo cách tính cũ. Do đó, trả lương theo phương pháp mới này đảm bảo cho người lao động được hưởng lương theo đúng năng lực làm việc thực tế của mình cũng như mức độ phức tạp của công việc vũng như sự đóng góp của họ cho nhóm Đối với tiền thưởng năng suất, chất lượng cao và quỹ khuyến khích đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi công ty chủ động xây dựng quy chế cho chặt chẽ, phù hợp thoả đáng, tránh tràn lan, đảm bảo sử dụng quỹ đúng mục đích. Kết luận Lao động là một nhân tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Nên công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần không thể thiếu, bởi vì bản thân nó mang tính thực tiễn cao. Nếu được tổ chức tốt, nó sẽ góp phần quản lý chặt chẽ lao động cả về số lượng lẫn chất lượng từ đó có thể đưa ra những biện pháp làm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động làm cho đời sống người lao động ngày càng đảm bảo hơn, đồng thời có những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc hạ giá thành sản phẩm đối với chi phí về lao động - tiền lương và ngược lại sẽ làm cho thu nhập của người lao động có thể giảm đi và không làm hạ được chi phí lao động - tiền lương trong giá thành. Do đó, một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là cơ sở, động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc vận dụng linh hoạt chính sách tiền lương ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào phương pháp tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tính chất công việc. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera, em đã được tiếp cận với thực tế. Đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được phân công phối hợp chặt chẽ với nhau giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt được những thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Nhờ có cô chú và anh chị trong Phòng Kế toán đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ "Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera”. Vì thời gian có hạn và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, do đó em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Giáo Sư - Tiến Sĩ Nguyễn Quang Quynh để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Việt trì, ngày .... tháng .... năm 2008 Sinh viên thực tập Mục lục Mở đầu 01 Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Viêt trì Viglacera với kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 03 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 03 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 06 1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 07 1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 10 1.4.1 Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán ở Công ty 10 1.4.2 Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán 13 Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera 16 2.1 Đặc điểm lao động và quản lý lao động tiền lương tại Công ty 16 2.2 Quy chế trả lương và phương pháp tính lương 17 2.3 Kế toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương 29 2.4 Kế toán thanh toán trợ cấp BHXH và thanh toán tiền lương cho người lao động 32 Phần 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera 38 3.1 Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera 38 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 38 3.2.1 Công tác định mức Công ty cổ phần Việt trì Viglacera 39 3.2.2 Quỹ lương theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) 3.2.3 Thực hiện trả lương theo sản phẩm có thưởng 3.2.4 Hình thức trả lương theo sản phẩm Kết luận 51 Danh mục tài liệu tham khảo 53 Danh mục tài liệu tham khảo Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 1: Hệ Thống tài khoản kế toán; Quyển 2: Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán; Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)-Nhà xuất bản tài chính. Bộ luật lao động. Công văn 4320 của Chính Phủ. Các văn bản quy định chế độ tiền lương - BHXH năm 2004 - NXBLĐXH - 2005 Tạp chí chuyên ngành Vật liệu xây dựng của Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng - Viglacera. Tạp chí lao động . Các tài liệu của Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera Xác nhận của cơ quan thực tập Trong thời gian thực tập tại phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần việt trì Viglacera từ ngày 1/1/2008 đến ngày 30/04/2008. Sinh viên Đỗ Thị Hải Lớp Kế toán K37 Phú thọ - Đại học Kinh tế Quốc dân: Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của Công ty. Đi sâu tìm hiểu để nắm được quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty. Tích cực học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế liên hệ với lý luận. ý kiến tham gia nhằm hoàn thiện công tác “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera”của Sinh viên Đỗ Thị Hải mang tính thực tiễn, Công ty sẽ nghiên cứu và áp dụng. Việt trì, tháng 7 năm 2008 Kế toán trưởng giám đốc công ty Nhận xét báo cáo thực tập nghiệp vụ của Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Hải Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân - Khoa Kế doanh nghiệp Lớp : Kế toán K37 - Phú thọ Đề tài : Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương . Ngày tháng . năm 2008 Giáo viên hướng dẫn P.T Giám đốc Kỹ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6355.doc
Tài liệu liên quan