Đề tài Tổ chức công tác tài sản cố dịnh và phân tích tình hình quản lý, trang bị và sử dụng tài sản cố định ở Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp, xe máy Hà Nội

Công ty muốn phản ánh chính xác số hao mòn TSCĐ ( cả hao mòn TSCĐ vô hình, hữu hình ) thì phải dưa TK 213 và 214(3) vào sử dụng,Công ty cần tính khấu hao tài sản cố định theo từng quý nên không phản ánh kịp thời đúng đắn phàn giá trị TSCĐ chuyển vào giá trị công trình .Do đó Công ty nên tính khấu hao hàng tháng và nâng cao tỷ lệ khấu hao thu hồi vốn nhanh. Công ty có thể nghiên cứu và áp dụng phương pháp tính khấu hao mới như phương pháp khấu hao nhanh thưo số dư giảm dần hay phương pháp khấu hao theo sna rlượng để đánh gia giá trị hao mòn TSCĐ đồng thưòi thu hồi vốn đầu tư nhanh , đảm bảo thu hồi nguồn vốn để tái đàu tư TSCĐ. Việc phân bổ khấu hao đến từng bộ phận sử dụng TSCĐ kế toán TSCĐ cần phân bổ đúng đối tượng sử dụng không chia đều, phản ánh dduungs tính chất phục vụcuat TSCĐ , phản ánh các chỉ tiêu giá thành và khối lượng snả phẩm hoàn thành cho từng TSCĐ, giúp ban giám đốc đánh giá đúng hiệu quả sử dụng tài sản cố định . Từ đó có chủ trương đầu tư máy móc thiết bị , ngoài ra trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty phải thêm vào các cột như nguồn vốn ngân sách, nguông vốn tự bổ sung.

doc71 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác tài sản cố dịnh và phân tích tình hình quản lý, trang bị và sử dụng tài sản cố định ở Công ty sản xuất xuất nhập khẩu xe đạp, xe máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TSCĐ của Công ty được phân loại theo hai tiêu thức: Theo nguồn hình thành và theo đặc trưng kỹ thuật. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành Theo cách phân loại này, TSCĐ trong Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội được chia thành hai loại và tính đến ngày 31/12/2001 thì nguyên giá TSCĐ của từng loaị là: - TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách: 285.420.513 (đồng) - TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn tự bổ sung: 4.093.705.724 Qua số liệu trên đây ta thấy TSCĐ hình thành từ nguồn vốn bổ sung chiếm tỷ trọng tương đối lớn, từ đó thấy được khả năng tài chính vững vàng của công ty. Nguồn vốn tự bổ sung được trích ra từ nhiều nguồn khác nhau như: nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn xây dựng cơ bản, từ lợi nhuận thu được trong sản xuất kinh doanh và các nguồn vốn khác. Những TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn này thì công ty có quyền quản lý, sử dụng và có quyền sở hữu. Kế toán căn cứ vào kế hoạch sử dụng nguồn vốn của công ty, căn cứ vào Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ để ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo nguồn hình thành. Cách phân loại này giúp cho Công ty và các nhà quản lý đánh giá một cách chính xác tình trạng cơ sở vật chất hiện có của Công ty trong mối liên hệ với các nguồn vốn của Công ty. Từ đó, Công ty có kế hoạch tổ chức và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, cân nhắc tính toán khấu hao đảm bảo thu hồi vốn cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật Đây là cách phân loại dựa trên hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ. Hiện nay, Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội mới chỉ tiến hành phân loại với TSCĐ hữu hình còn TSCĐ vô hình công ty không hạch toán. Theo đó, TSCĐ hữu hình của Công ty chia làm 5 loại và tính đến ngày 31/12/2001 thì nguyên giá TSCĐ theo từng loại là: - Nhà cửa, vật kiến trúc: 2.070.659.078 đồng - Máy móc, thiết bị động lực: 217.499.000 đồng - Máy móc, thiết bị công tác: 1.013.046.730 đồng - Phương tiện vận tải truyền dẫn: 727.763.638 đồng - Thiết bị, dụng cụ quản lý: 350.247.790 đồng Theo cách phân loại này, giúp cho các nhà quản lý biết đơn vị mình có những loại TSCĐ nào, tỷ trọng của từng loại TSCĐ chiếm trong tổng tài sản. Điều này giúp cho Công ty quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả, hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại; từng nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp 2.2.2Đánh giá TSCĐ Tại công ty S X-XNK xe đạp xe máy Hà Nội, TSCĐ vô hình không được đánh giá. Việc đánh giá TSCĐ hữu hình được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán hiện hành. Hiện nay, TSCĐ ở công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá Kể từ ngày 01/01/1999 Công ty đã áp dụng Luật thuế GTGT trong hạch toán TSCĐ. Do đó, phần thuế được tính vào nguyên giá TSCĐ hiện nay là thuế nhập khẩu, loại trừ thuế GTGT. Phần thuế GTGT này sẽ được coi là thuế GTGT đầu vào, được khấu trừ hay hoàn lại tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc hình thành TSCĐ, công ty thành lập Ban kiểm nhận TSCĐ và lập Biên bản giao nhận TSCĐ. Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ, Công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ từng loại TSCĐ mà có cách thức tính giá khác nhau. .VD: Ngày 18/9/2001 Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội mua một dây chuyền đồ gá làm khung xe DREAM, trị giá ( theo giá chưa thuế GTGT) là 80.000.000(đ), chi phí lắp đặt chạy thử là 952.000(đ) Vậy căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ và một số chứng từ liên quan, kế toán ghi nhận nguyên giá của TSCĐ trên như sau: NG của dây chuyền đồ gá: 80.000.000+952.000 = 80.952.000(đ) Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng dần tạo ra giá trị hao mòn. Do vậy, trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ ngoài việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá, Công ty còn xác định giá trị còn lại của TSCĐ theo đúng quy định của Nhà nước. Cụ thể Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế VD: Nhà cửa hàng 231 Tôn Đức Thắng thuộc khối văn phòng qủn lý có nguyên giá là 1.425.000.000(đ). Khấu hao hết năm 2001 là 472.777.264(đ) Vởy giá trị còn lại của nhà 5 tầng ( tại thời điểm 31/12/2001 )là: 1.425.000.000-472.777.264=952.227.736(đ) Định kỳ vào cuối năm, Công ty tiến hành kiểm kê tài sản một lần nhưng không tiến hành đánh giá lại. Việc đánh giá lại TSCĐ chỉ được thực hiện khi có quyết định của Nhà nước. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và hạch toán TSCĐ chỉ thông qua số liệu trên sổ sách, năng lực hoạt động của TSCĐ không được đánh giá một cách xác thực sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn Công ty. 2.2.3Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội Chứng từ kế toán: Việc hạch toán chi tiết TSCĐ ở công ty được tiến hành dựa vào các chứng từ tăng, giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan: - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu 01-TSCĐ/BB) - Biên bản thanh lý(Mẫu 02- TSCĐ/BB) - Biên bản giao nhận sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành (Mẫu 04-TSCĐ) - Và một số chứng từ liên quan khác… Sổ kế toán chi tiết: - Thẻ TSCĐ - Sổ TSCĐ - Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng Trình tự kế toán chi tiết TSCĐ Khi có chứng từ tăng, giảm TSCĐ, kế toán ghi chép chi tiết vào thẻ, sổ theo dõi TSCĐ. Mỗi thẻ TSCĐ được mở để theo dõi một đối tượng TSCĐ từ khi mua về đến khi thanh lý, nhượng bán. Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kinh tế trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ VD 1: Để theo dõi máy cắt tôn mới mua về kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu chi Hoá đơn bán hàng Biên bản giao nhận TSCĐ Thẻ TSCĐ Và một số tài liệu liên quan khác Công ty S X-XNK xe đạp xe máy Hà Nội Mẫu số 02 Địa chỉ : 231 Tôn Đức Thắng Số đăng ký kinh doanh Phiếu chi Ngày 18 tháng 8 năm 2001 Số 15 Nợ TK 211 Có TK 111 Họ tên người nhận tiền: Công ty XNK máy móc thiết bị Địa chỉ: Hoàng Hoa Thám- Tân Bình- Hồ Chí Minh Lí do chi: Mua mới Số tiền: 29.395.238(đ) Viết bằng chữ: Hai chín triệu ba trăm chín năm nghìn hai trăm ba tám Kèm theo : 01 chứng từ gốc Người lập phiếu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Đã nhận đủ tiền là hai chín triệu ba trăm chín năm nghìn hai trăm ba tám Ngày 18/8/2001 Người nhận tiền (Ký tên) Công ty : Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị Mẫu số 06- BH Địa chỉ : Hoàng Hoa Thám- Tân Bình –TPHCM Hoá đơn bán hàng ( Liên 02 giao cho khách hàng) Ngày 18/08/2001 Số 11 Nợ TK 211 Nợ TK 133 Có TK 111 Họ tên người mua: Công ty S X-XNK xe đạp xe máy Hà Nội Địa chỉ :231-Tôn Đức Thắng-HN Hình thức thanh toán: Tiền mặt Số tài khoản: 3611300141536 STT Tên HH dịch vụ ĐVT SL ĐGiá (đ) Thành tiền (đ) 01 Máy cắt tôn Chiếc 01 29.395.238 29.395.238 Tiền hàng: 29.395.238 Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT: 2.939.524 Cộng thanh toán: 32.334.762 Số tiền viết bằng chữ: Ba hai triệu ba trăm ba mươi tư nghìn bẩy trăm sáu hai Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Đơn vị: Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy HN Mẫu số 02- TSCĐ Địa chỉ: 231 Tôn Đức Thắng - HN Ban hành theo QĐ số : 1141-TC/QĐ/CĐkế toánngày 1/11/1995của BTC Thẻ TSCĐ Số 20 Ngày lập thẻ: 20/08/2001 Kế toán trưởng: Nguyễn Văn Đạo Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 160ngày 15/08/2001 Tên ký mã hiệu quy cách: Nước sản xuất: Thái Lan Năm sản xuất:1998 Bộ phận quản lý sử dụng: Khối quản lý văn phòng Năm đưa vào sử dụng:2001 Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày …tháng…năm… Lý do đình chỉ…. Số chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 160 2001 Mua mới… 29.395.238 2001 29.395.238 29.395.238 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số…ngày …tháng…năm… Lí do giảm………………………………………………………………………………… VD 2 : Để theo dõi chi tiết dây chuyền đồ gá làm khung xe Dream mới mua về kế toán sử dụng các chứng từ sau: Công ty:…. Địa chỉ:….. Hoá đơn bán hàng ( Liên 02 giao cho khách hàng) Ngày 18/09/2001 Số 13 Nợ TK 211 Nợ TK 133 Có TK 111 Họ tên người mua: Công ty S X-XNK xe đạp xe máy Hà Nội Địa chỉ : 231-Tôn Đức Thắng-HN STT Tên HH dịch vụ ĐVT SL ĐGiá (đ) Thành tiền (đ) 01 Dây chuyền đồ gá làm khung xe Dream Bộ 01 80.952.000 80.952.000 Tiền hàng: 80.952.000 Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT: 8.095.200 Cộng thanh toán: 89.047.200 Thanh toán bằng chuyển khoản Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Đơn vị: Công ty S X-XNK xe đạp xe máy HN Mẫu số 02- TSCĐ Địa chỉ: 231 Tôn Đức Thắng - HN Ban hành theo QĐ số : 1141-TC/QĐ/CĐkế toán ngày 1/11/1995 của BTC Thẻ TSCĐ Số 23 Ngày lập thẻ: 20/09/2001 Kế toán trưởng: Nguyễn Văn Đạo Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 170 ngày 18/09/2001 Tên ký mã hiệu quy cách: Nước sản xuất: Thái Lan Năm sản xuất:1998 Bộ phận quản lý sử dụng: Khối quản lý văn phòng Năm đưa vào sử dụng:2001 Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày …tháng…năm… Lý do đình chỉ…. Số chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 170 2001 Mua mới… 87.952.000 2001 8.795.200 8.795.200 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số…ngày …tháng…năm… Lí do giảm VD: Để theo dõi chi tiết việc thanh lý chiếc máy vi tính kế toán dùng những chứng từ sau +Văn bản đề nghị thanh lý +Quyết định thanh lý TSCĐ của giám đốc công ty +Biên bản thanh lý +Phiếu thu , phiếu chi… LIXEHA Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy HN Độc lập tự do hạnh phúc Văn bản đề nghị thanh lý TSCĐ Kính gửi: Ông Lê Anh Tuấn- giám đốc Công ty S X-XNK xe đạp xe máy HN Hiện nay bộ phận quản lý văn phòng của công ty có một TSCĐ, cụ thể là 01 máy vi tính có tình trạng kỹ thuật như sau: I Số liệu chung Tên TSCĐ:Máy vi tính Nước chế tạo Năm sản xuất: 1996 Năm sử dụng:1998 Đơn vị sử dụng: Phòng tổng hợp( thuộc khối văn phòng công ty ) Số thẻ:10 II Số liệu kinh tế Nguyên giá TSCĐ: 14.970.000 đồng Số đã khấu hao:6.081.562 Giá trị còn lại:8.888.438 III. Tình trạng kỹ thuật -Hỏng bà phím và ổ cứng IV. Đánh giá chung tình trạng kỹ và đề nghị xử lý Trong thời gian hiện nay, máy không còn sử dụng được, nếu phải sửa chữa lại để đảm bảo kỹ tuật thì phải đầu tư kinh phí lớn. Đề nghị thanh lý Ngày 15 tháng 9 năm 2001 Sau khi được sự đồng ý của giám đốc công ty ban thanh lý TSCĐ được thành lập Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 20/9/2001 Số 01 Nợ TK 214,811 Có TK 211 Căn cứ vào QĐ số 140 ngày 15/9/2001 của giám đốc công ty về thanh lý tài sản cố định của công ty. I Ban thanh lý gồm : -Ông Lê Anh Tuấn Giám đốc Công ty Trưởng ban -Ông Nguyễn Văn Đạo Kế toán trưởng Phó ban -Ông Trần Văn Lai Trưởng phòng tổng hợp Uỷ viên II. Tiến hành thanh lý tài sản cố định. -Tên tài sản cố định :01 máy vi tính -Năm sản xuất : 1996 -Năm sử dụng : 1998 -Số thẻ :10 -Nguyên giá TSCĐ :14.970.000 đ. Giá trị hao mòn: 6.081.562. Giá trị còn lại :8.888.438 III. Kết luận của ban thanh lý tài sản cố định. Hiện nay máy vi tính không sử dụng được . Hội đồng định giá máy vi tính :5.000.000 đồng . Ngày 20/9/2001 Trưởng ban thanh lý IV. Kết quả thanh lý tài sản cố định -Chi phí thanh lý tài sản cố định : Không có. Giá trị thu hồi tài sản cố định: 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng) -Đã ghi giảm (sổ) thẻ tài sản cố định ngày 18/10/2001. Ngày 20/9/2001 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, đóng dấu) Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ngày 20/9/2001 kế toán tiến hành ghi thẻ TSCĐ. Sau đó vào sổ theo dõi TSCĐ ở đon vị sử dụng và sổ TSCĐ ( phần ghi giảm TSCĐ) Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy HN Mẫu số 02-TSCĐ Địa chỉ 231-Tôn Đức Thắng-HN Thẻ Tài sản cố định Số 9 Ngày 15 tháng 10 năm 1998 lập thẻ Căn cứ vào biên bản thanh lý tài sản cố định ngày 20/9/2001. Tên mã hiệu TSCĐ: Máy vi tính Năm sản xuất:1996 Bộ phận quản lý: Khối văn phòng công ty Lý do đình chỉ : Hỏng, phải thanh lý Đình chỉ sử dụng ngày 15/9/2001 Số chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm GT hao mòn Cộng dồn 09 18/10/1998 14.970.000 1998 1999 2000 2001 1.520.390,5 1.520.390,5 1.520.390,5 1.520.390,5 1.520.390,5 3.040.781 4.561.171,5 6.081.562 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số…ngày 22 tháng 9 năm 2001 Lý do giảm…. Thanh lý 2.2.4 Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình ở công ty Tình hình TSCĐ của Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội trong các năm qua có nhiều biến động, xu hướng đầu tư có chiều hướng giảm xuống( cụ thể năm 2000 nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ là 417.549.738 đồng đến năm 2001 nguyên giá tăng là 206.269.238đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn tự bổ xung). Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty có phần giảm xuống. Tuy nhiên trong năm 2001 công ty cũng đã có quan tâm đến TSCĐ phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh lượng TSCĐ tăng thì TSCĐ giảm không đáng kể , chủ yếu do TSCĐ hỏng không sử dụng được hoặc không phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ ở công ty sử dụng các TK sau đây để hạch toán: - TK 211 “ TSCĐ hữu hình’ TK 214” Hao mòn TSCĐ “ TK 411 “ Nguồn vốn kinh doanh “ TK 414 “ Quỹ đầu tư phát triển” TK441 “ Nguồn vốn đầu tư XDCB” Và một số TK liên quan khác :111,112,331,142… Các nhật ký chứng từ liên quan: NKCT số 1, NKCT số 7,9… Để thấy được tình hình mua sắm đầu tư cũng như thanh lý một số TSCĐ ta sử dụng bảng sau: Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ (Bảng số 02) LIXEHA Công ty S X-XNK Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Xe đạp xe máy Hà Nội Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ------------------- ------------ Hà Nội ngày 31/12/2001 Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ năm 2001 STT Tên TSCĐ và đơn vị sử dụng Nguyên giá TSCĐ TG Tỷ lệ Tổng số Nguồn NS Nguồn bổ xung I Dư đầu kỳ 1.1.2001 4.228.762.173 285.420.513 3.943.341.660 II Tăng trong kỳ 206.269.238 206.269.238 1 Dây chuyền dồ gá làm khung xe Dream 80.952.000 80.952.000 Q3 2 Máy phát điện 14.970.000 14.970.000 Q2 3 Máy cắt tôn 29.395.238 29.395.238 Q3 4 Dây chuyền dồ gá làm khung xe Wave 80.952.000 80.952.000 Q4 II Giảm trong kỳ 55.905.174 55.905.174 1 Thanh lý máy vi tính 14.970.238 14.970.238 Q3 2 Nhà 231 TĐT khấu hao hết 40.935.238 40.935.238 Q4 V Cộng dư 31/12/2001 4.379.126.237 285.420.513 4.379.126.237 (Bảng số 03) Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng Năm 2001 Tên đơn vị sử dụng: Phòng kinh doanh xe máy nội thất STT Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Năm SD Nguyên giá Tỷ lệ KH TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Số Ngày Số thẻ Tên TSCĐ Mức KH KH đã tính đến khi ghi giảm Chứng từ Lí do giảm Số Ngày 1 13 4/1 03 Dây chuyền lắp ráp xe máy 1997 244.513.000 2 5 20/1 10 Máy điều hoà 1995 5.150.000 3 11 1/2 12 Tủ lạnh 1995 5.900.000 4 14 15/2 15 Nhà cửa hàng xe máy 1999 103.500.000 5 16 18/3 19 Nhà xưởng lắp ráp xe máy 1996 73.000.000 6 17 20/3 21 Nhà VP tầng I nội thất 1995 5.220.000 7 20 28/4 23 Nhà kho + VP xe máy 1995 44.492.739 8 21 30/4 29 Nhà kho PX nội thất 1996 14.805.283 9 27 2/6 27 Trang TB+ hệ thống điều hoà 1999 62.785.442 10 12 16/6 30 Hạng mục phụ trợ 1998 46.603.289 11 18 19/7 18 Hệ thống điện cao thế nthất 1996 6.500.000 12 19 20/8 32 Máy điều hoà 2000 11.000.000 13 06 21/9 16 Máy vi tính 2000 16.177.000 14 Cộng 639.646.753 (Bảng số 04) Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng Năm 2001 Tên đơn vị sử dụng: Phòng kinh doanh xe máy nội thất STT Chứng từ Ghi tăng TSCĐ Năm SD Nguyên giá Tỷ lệ KH TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Số Ngày Số thẻ Tên TSCĐ Mức KH KH đã tính đến khi ghi giảm Chứng từ Lí do giảm Số Ngày 1 02 15/1 Máy điều hoà XNK 1994 15.544.000 2 09 25/1 Máy vi tính 1995 33.124.700 3 15 2/2 Xe máy Custom 1993 18.645.000 4 22 8/4 Tủ lạnh 1996 5.300.000 5 30 6/7 Điện thoại di động 1999 8.870.000 6 Cộng 81.483.700 (Bảng số 05) Sổ tài sản cố định Loại: Tài sản dụng cụ thiết bị quản lý STT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Nước SX Tên TSCĐ Năm SD Nguyên giá Tỷ lệ KH Mức KH TB quý KH đã tính đến khi ghi giảm Chứng từ Lý do giảm Số Ngày Số Ngày 01 17 29/3 Nhật Máy Fax 1993 18.450.000 17,7 816.416 02 24 01/4 Mỹ Máy ĐTDĐ 1994 6.000.000 19,8 03 17 15/4 Nhật Xe máy 1995 18.645.000 13,7 04 23 19/4 Nhật Tủ lạnh 1995 5.300.000 11,7 … … … … … … … … 20 28 25/6 Nhật âm ly, loa 1998 16.295.000 18,0 738.275 21 04 05/7 Nhật Máy vi tính 1998 16.177.000 16,0 … Tổng cộng 80.867.000 (Bảng số 06) Sổ tài sản cố định Loại: Tài sản dụng cụ thiết bị quản lý ĐVT: 1.000đ STT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Nước SX Tên TSCĐ Năm SD Nguyên giá Tỷ lệ KH Mức KH TB quý KH đã tính đến khi ghi giảm Chứng từ Lý do giảm Số Ngày Số Ngày 01 01 01/3 Nhật ôtô NISSAN 1992 224.000 6,0 3.360 02 28 08/3 Nhật ôtô MAZDA 4 chỗ 1996 228.200 14,7 10.391 73.340 07 1998 Thanh lý 03 31 10/3 Nhật ôtô MAZDA 12 chỗ 1996 317.200 17,8 14.115 34 24/4 Nhật Xe máy CusTom 1995 18.645 14,0 110,98 Tổng cộng 848.045 27.976,98 73.340 2.2.4.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ ở công ty Trong năm 2001 nguyên giá TSCĐ của công ty tăng là 191.299.238(đ). Cụ thể: Mua sắm mới: - Máy cắt tôn: 29.395.238 Dây chuyền đồ gá làm khung xe Wave Dây chuyền đồ gá làm khung xe Dream Máy phát điện VD: Kế toán tăng TSCĐ là máy cắt tôn, Căn cứ vào chứng từ gốc ở phần kế toán chi tiết kế toán định khoản: Ghi tăng TSCĐ Nợ TK 211 29.395.000 Nợ TK 133 2.939.500 Có TK 111 32.334.500 Đồng thời kết chuyển nguồn vốn Nợ TK 431(2) 29.395.000 Có TK 411 29.395.000 Kế toán phản ánh các bút toán trên vào sổ kế toán như sau: Công ty S X-XNK xe đạp xe máy HN Địa chỉ:231- Tôn Đức Thắng-HN Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111- Tiền mặt Tháng 8/2001 STT Ngày Ghi có TK 111, Ghi nợ TK …. 211 133 … Cộng có TK 111 1 5/5/2001 29.395.000 2.939.500 … 32.334.500 Cộng 29.395.000 32.334.500 Đã ghi sổ cái ngày 30tháng 08/2001 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng VD: Kế toán tăng TSCĐ là dây chuyền đồ gá làm khung xe Dream. Căn cứ vào cứng từ gốc kế toán định khoản: Ghi tăng TSCĐ Nợ TK 211 80.952.000 Nợ TK 133 8.095.200 Có TK 111 89.047 Đồng thời kết chuyển nguồn vốn Nợ TK 441 80.952.000 Có TK 411 80.952.000 Các bút toán trên được phản ánh vào sổ như sau: Công ty S X-XNK xe đạp xe máy HN Địa chỉ:231- Tôn Đức Thắng-HN Nhật ký chứng từ số 2 Ghi có TK 112- Tiền gửi ngân hàng Tháng 9/2001 STT Ngày Ghi có TK 111, Ghi nợ TK …. 211 133 … Cộng có TK 111 1 5/9/2001 80.952.000 8.095.200 … 89.047.200 Cộng 80.952.000 89.047.200 Đã ghi sổ cái ngày 30tháng 09/2001 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Công ty S X-XNK xe đạp xe máy HN Địa chỉ:231- Tôn Đức Thắng-HN Nhật ký chứng từ số 10 Ghi có TK411- Nguồn vốn kinh doanh Tháng 9/2001 Diễn giải Số dư đầu tháng Nợ TK 411 Có các TK… Ghi có TK 411 Nợ các TK… Dư cuối tháng Nợ Có … Cộng nợ TK411 TK 431(2) TK 441 Cộng có TK 411 Nợ Có 29.395.000 80.952.000 109.347.000 Cộng 29.395.000 80.952.000 109.347.000 Đã vào sổ cái ngày 30/9/2001 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng 2.2.4.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ Khi thanh lý công ty phải thành lập hội đồng thanh lý. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ làm hủ tục thanh lý và lập biên lai thanh lý để thanh lý. Khi thanh lý công ty phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền, chỉ khi nào có sự đồng ý bằng văn bản công ty mới được thanh lý Các thủ tục làm như sau: -Văn bản đề nghị thanh lý TSCĐ -Sau khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền công ty lập hội đồng thanh lý và tiến hành định giá thanh lý. Công ty tiến hành nhượng bán TSCĐ với phương thức đấu thầu VD: Trong quý II công ty đã nhượng bán thanh lý một máy vi tính , căn cứ vào các chứng từ đã được trình bày ở kế toán chi tiết, kế toán định khoản: + Xoá sổ TSCĐ Nợ TK 214 6.081.562 Nợ TK 821 8.888.438 Có TK 211 14.970.000 +Chi phí thanh lý Nợ TK 821 700.000 Nợ TK 133 70.000 Có TK 111 770.000 +Thu nhập do thanh lý Nợ TK111 8.800.000 Có TK 721 8.000.000 Có TK 333(1) 800.000 Các bút toán trên được phản ánh vào sổ kế toán như sau: - Giảm NG và giảm hao mòn TSCĐ trên NKCT số 9 Ghi tăng khoản tiền mặt thu được trên bảng kê số 1 Công ty S X-XNK xe đạp xe máy HN Địa chỉ:231- Tôn Đức Thắng-HN Nhật ký chứng từ số 9 Ghi có TK 211- TSCĐ hữu hình Tháng 9 năm 2001 STT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 211- Ghi Nợ các TK… Số Ngày TK214 TK 821 Cộng có TK 211 1 Thanh lý một máy vi tính 6.081.562 8.888.438 14.970.000 Cộng 6.081.562 8.888.438 14.970.000 Đã Ghi sổ cái ngày 30tháng 9 năm 2001 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Công ty S X-XNK xe đạp xe máy HN Địa chỉ:231- Tôn Đức Thắng-HN Sổ cái TK 211- TSCĐ hữu hình Số dư đầu năm Nợ Có 4.203.411.273 Ghi Có các TK đối ứng Nợ TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng Ghi có TK 111 Ghi có TK 112 29.395.238 80.952.000 ……. Cộng số phát sinh nợ 109.347.000 ……….. Cộng số phát sinh có 14.970.000 …………… Dư cuối tháng Nợ Có 4.203.411.273 4.218.381.511 4.312.758.511 4.379.126.237 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng 2.2.5 Kế toán khấu hao TSCĐ ở công ty Hiện nay, Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội tiến hành công tác hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định số 166/1999/QĐ- BTC ngày 30 thánh 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Kỳ kế toán của công ty là quý nên kế toán cơ bản cũng được tính và trích theo quý. Việc tính khấu hao của tiền tệ được thực hiện theo đúng quy định chung là TSCĐ tăng giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh trong quý thì được trích hoạc thôi tríchkhấu hao TSCĐ từ ngày đầu của quý tiếp theo. Những TSCĐ đã khấu hao hết thì không trích khấu hao nữa nhưng vẫn tiếp tục huy động vào sản xuất kinh doanh. Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng TSCĐ Phương pháp khấu hao TSCĐ của công ty theo đúng quyết định 166-là phương pháp khấu hao đường thẳng Mức khấu hao trung bình _ hàng năm của TSCĐ _ ( Trong đó, thời gian sử dụng là thời giancông ty dự kiến sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kiều kiện bình thường nhưng phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ) Mỗi quý, kế toán lập một bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán căn cứ vào khấu hao đã trích quý trước và số khấu hao tăng giảm trong quý để tính ra số khấu hao phải trích quý này và phân bổ cho đơn vị trực thuộc theo nhu cầu sử dụng Số khấu hao phải = Số khấu hao đã + Số khấu hao + Số khấu hao trích quý này trích quý trước tăng quý này giảm quý này Cuối mỗi quý, các đơn vị cấp dưới nộp khấu hao TSCĐ cho công ty theo số khấu hao mà công ty giao nộp. Tại phong kế toán của công ty, kế toán TSCĐ tiến hành mở sổ kế toán theo dõi TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng cũng như khấu hao của từng đơn vị. Khi khoá sổ khấu hao TSCĐ kế toán tiến hành: +Cộng theo từng nơi sử dụng +Cộng số khấu hao tăng, giảm trong quý ở từng nơi sử dụng Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ quý 3 năm 2001(Bảng số 03 ) (Bảng số 07 ) Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ quý III năm 2001 STT Chỉ tiêu Năm sử dụng Nơi SD Toàn CT TK 627 TK642 Nguyên giá Số khấu hao I Số KH đã trích quý trước 4.218.381.511 94.402.163 II 1 2 Số KH tăng trong quý này Máy cắt tôn DC đồ gá làm khung xe Dream 5 10 109.347.000 29.395.000 80.952.000 1.164.517 489.917 647.600 1.164.517 489.917 647.600 III 1 Số KH giảm trong quý này Máy vi tính 9,8 14.970.000 14.970.000 126.699 126.699 126.699 126.699 IV Số KH phải trích quý này 4.312.758.511 95.439.981 1.164.517 126.699 Căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán trích khấu hao vào chi phí SXKD đồng thời phản ánh hao mòn Nợ TK 627 1.167.517 Có TK 214 1.164.517 Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 ( 1.1614.517) Để phản ánh các bút toán trên kế toán sử dụng NKCT số 7( Phần I: Tập hợp chi phí SXKD), sổ cái TK 214 Công ty S X-XNK XĐXM HN Địa chỉ:231- Tôn Đức Thắng-HN Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Quý III năm 2001 STT Các TK ghi có Các TK ghi nợ TK 142 TK 214 … Các TK ở NKCT khác Tổng chi phí 1 TK 154 NKCT số 1 …. 2 TK 627 1.164.517 3 TK 642 126.699 Cộng trong quý 1.291.216 Luỹ kế từ đầu năm 191.611.032 Đã ghi sổ cái ngày 3o…tháng9 năm 2001 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng 2.2.6 Kế toán sửa chữa TSCĐ ở công ty TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn , thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy để TSCĐ có khẳ năng hoạt động bình thường đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo năng suất hoặc tăng năng suất trong quá trình sử dụng TSCĐ, ngoài việc bảo quản duy trì tốt công ty còn tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ Công ty S X-XNK xe đạp xe máy Hà Nội sửa chữa TSCĐ hiện nay chủ yếu là theo phương thức tự làm. Tuy nhiên một số trường hợp sửa chữa phức tạp, đòi hỏi trình độ cao công ty phải thuê ngoài Sửa chữa thường xuyên Đối với các công việc sửa chữa đều đặn diễn ra thường xuyên( sửa chữa máy móc thiết bị văn phòng, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng nhỏ…có chi phí phát sinh không lớn nên kế toán tập hợp và hạch toán trực tiếp vào chi phí SXKD phát sinh trong kỳ hạch toán theo từng bộ phận có TSCĐ sửa chữa Ví dụ: Tháng 11 năm 2001, ở phòng xe máy nội thất có dây chuyền lắp ráp xe máy phải bảo dưỡng, sửa chữa kế toán xác định chi phí sửa chữa phát sinh là 1.500.000 đã trả bằnh tiền mặt Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt số 175 ngày 10/11/2000 kế toán ghi: Nợ TK 627( phòng xe máy nội thất) 1.500.000 Có TK 111 1.500.000 Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 7( Phần I) Sửa chữa lớn TSCĐ Đối với ngững TSCĐ cần sửa chữa lớn, công ty thành lập danh mục, trên cơ sở đó lập chi phí sửa chữa. Để giám sát chặt chẽ những khoản chi phí và giá thành công việc sửa chữa lớn thì toàn bộ các chi phí phát sinh được tập hợp vào TK 241 ( Xây dựng cơ bản dở dang) được mở chi tiết cho từng công trình sửa chữa lớn, công ty lập biên bản giao nhấnc lớn hoàn thành bàn giao Trên cơ sở chi phí sửa chữa TSCĐ kế toán tiến hành trích trước vào chi phí hàng quý Thực tế năm 2001công ty đã lập kế hoạch cụ thể sửa chữa lớn một số TSCĐ khác như sau (Bảng số 08) Bảng kế hoạch sửa chữa lớn năm 2001 STT Thời gian Nội dung sửa chữa Chi phí sửa chữatheo kế hoạch Tự làm Thuê ngoài Tổng số 1 Tháng 4 năm 2001 Sửa chữa nhà tầng 6 TĐT 18.000.000 18.000.000 2 Tháng 5 năm 2001 Sửa chữa nhà lắp ráp xe máy 15.000.000 15.000.000 3 Tháng 6 năm 2001 Sửa chữa máy hàn 9.000.000 9.000.000 Cộng 33.000.000 9.000.000 42.000.000 (Bảng số 09) Biểu chi tiết sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành năm 2001 TG hoàn thành Tên TSCĐ Đơn vị sử dụng Chi phí thực tế phát sinh Chi phí NVL Tiền lương Chi phí khác bằng tiền Chi phí DV mua ngoài Tổng cộng Tháng 5 Nhà tầng 6 TĐT Khối qlý VP 4.500.000 14.000.000 18.5000.000 Tháng 6 Nhà lắp ráp xe máy Phòng XMNT 2.500.000 3.500.000 11.000.000 17.000.000 Tháng 8 Máy hàn Phòng XMNT 9.250.000 9.250.000 Cộng 2.500.000 8.000.000 25.000.000 9.250.000 44.750.000 Căn cứ vào các chứng từ hoá đơn như: Phiếu chi, phiếu xuất kho nguyên vạt liệu, công cụ dụng cụ, phiếu chi lương, biên bản sửa chữa lớn hoàn thành, biểu chi tiết số TSCĐ hoàn thành kế toán định khoản và phản ánh các bút toán đó vào vào các sổ kế toán liên quan như: NKCT số7, sổ cái TK 335… Do đã có kế hoạch sửa chữa từ đầu năm nên công ty tiến hành trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hàng quý kế toán ghi: Nợ TK 627 10.500.000 Chi tiết Phòng XMNT 6.000.000 Khối QLVP 4.500.000 Có TK 335 10.500.000 Ví dụ: Trong quý II công ty tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ là nhà tầng 6 TĐT và nhà xưởng lắp xe máy Tổng chi phí dự kiến kế hoạch của 02 TSCĐ này là 33.000.000 đồng Tổng chi phí thực tế phát sinh của 02 TSCĐ này là: 35.500.000 đồng Căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 241 35.500.000 Có TK 152 2.500.000 Có TK 334 8.000.000 Có TK 111 25.000.000 Căn cứ vào biên bản sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành bàn giao, kế toán ghi: Nợ TK 335 35.500.000 Có TK 214 35.500.000 Cuối niên độ kế toán, kế toán xử lý khoản chênh lệch giữa khoản đã trích trước và khoản chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh Nợ TK 811 2.500.000 Có TK 335 2.500.000 Công ty SX- XNK xe đạp xe máy HN Địa chỉ: 231 Tôn Đức Thắng Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Quý IV năm 2001 Các TK ghi có Các TK ghi nợ TK 152 TK 214 TK 334 TK 335 Các TK ở NKCT khác Tổng chi phí NKCT số 1 TK 241 2.500.000 8.000.000 23.000.000 35.500.000 TK 335 35.500.000 35.500.000 TK 627 8.250.000 8.250.000 Cộng trong quý 2.500.000 35.500.000 8.000.000 8.250.000 23.000.000 79.250.000 Luỹ kế từ đầu năm Đã ghi sổ cái ngày .31..tháng .12..năm 2001 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng 2.2.7 Tình hình trang bị TSCĐ ở công ty Thực hiện chính sách mở cửa, hoà nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện nhằm thúc đẩy nền công nghiệp nước ta phát triển tuy nhiên điều đó cũng mang không ít khó khăn đối với nền công nghiệp trong nước nói chung và ngành sản xuất xe đạp, xe máy nói riêng. Bên cạnh đó, do xu hướng hội nhập của thế giới mà lộ trình thực khu vực mậu dịch tự do khối ASEAN ( AFTA) liên tục thay đổi theo chiều hướng rút ngắn thời gian thực hiện nó cũng đồng nghĩa với việc đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà đối với cả các doanh nghiệp ngoài nước. Nhận thức vấn đề này, Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội liên tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để đáp ứng yêu cầu mới của sản xuất. Hiện nay công ty có khoảng 57 TSCĐ, việc đầu tư mua sắm TSCĐ của công ty mang tính chất bổ sung. Trong năm qua công ty đã đầu tư khoảng 206.269.238(đ) để mua sắm mới, chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao và quỹ phát triển sản xuất, ngoài ra có một phần do ngân sách Nhà nước cấp. Tính đến thời điểm cuối năm 2001 TSCĐ của Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội ở mức 4.379.126.237(đồng) trong đó số đã khấu hao là 2.261.274.120 (đồng) giá trị còn lại là 2.117.852.117(đồng) Để sản phẩm xe đạp, xe máy của công ty hội nhập được với thị trường thì đầu tư vào TSCĐ là yếu tố quan trọng để đưa công ty đến thành công. Và trên thực tế công ty đã có nhiều nỗ lực để không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật của mình. Để thấy rõ điều này chúng ta đi nghiên cứu một ssó chỉ tiêu sau:Tỷ suốt đầu tư TSCĐ, Tỷ suất tự tài trợ về đầu tư TSCĐ, Hệ số hao mòn TSCĐ, Hiệu suất sử dụng TSCĐTrên cơ sở số liệu thống kê kế toán năm 2000 và năm 2001 ta có bảng tính toán sau đây (Bảng số 10) bảng phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định ở công ty SX – XNK xe đạp xe máy Hà Nội STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 1 Nguyên giá TSCĐ 4,228,852,173 4,379,216,237 150,364,064.00 2 Tỷ suất đầu t TSCĐ hàng hóa 0.24 0.31 0.07 3 Số lao động 93.00 86.00 -7.00 4 Mức trang bị TSCĐ 45,471,528.74 50,921,119.03 5,449,590.29 5 TSCĐ mới đa vào sử dụng 417,549,738 206,269,238 -211,280,500.00 6 Hệ số đổi mới TSCĐ 0.10 0.05 -0.05 7 TSCĐ loại bỏ trong năm 32,765,200 55,905,174 23,139,974.00 8 Hệ số loại bỏ TSCĐ 0.01 0.01 0.01 9 Số khấu hao lũy kế 1,799,192,457 2,261,274,120,120 2,259,474,927,663.00 10 Hệ số hao mòn 0.43 516.37 515.94 11 Nguyên giá bình TSCĐ 4,011,019,004 4,304,034,205.00 293,015,201.00 12 Doanh thu 115,158,364,860 60,154,836,047 -55,003,528,813.00 13 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 28.70 13.97 -14.73 14 Lợi nhuận 14,320,000 5,447,000 -8,873,000.00 15 Mức sinh lợi của TSCĐ 67.457 0.027 -0.029 Bảng 11 Bảng phân tích cơ cấu tài sản cố định ở công ty SX – XNK xe đạp xe máy Hà Nội STT Phân loại TSCĐ Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Nguyên giá TT Nguyên giá TT Giá trị TT Nhà cửa, vật kiến trúc 2,111,594,252 0.50 2,070,659,078 0.47 -40,935,174.00 -0.02 2 Máy móc thiết bị, động lực 26,200,000 0.01 217,499,000 0.05 191,299,000.00 7.30 3 Máy móc thiết bị công tác 1,013,045,731 0.24 1,013,045,731 0.23 0.00 0.00 4 Phơng tiện vận tảin truyền dẫn 712,793,400 0.17 727,763,638 0.17 14,970,238.00 0.02 5 Máy móc, dung cụ quản lý 365,217,790 0.09 350,247,790 0.08 -14,970,000.00 -0.04 6 Tổng cộng 4,228,851,173 1.00 4,379,215,237 1.00 150,364,064 7.2621 Qua số liệu tính toán ở bảng trên em xin nêu một vài nhận xét về tình hình trang bị, quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty S X-XNK xe đạp xe máy Hà Nội Nguyên giá TSCĐ của công ty năm 2001 tăng 206.269.238 đốngo với năm 2000. Số tăng này là tăng này chủ yếu là tăng máy móc thiết bị, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đầu tư đổi mới làm tăng năng lực sản xuất. Tuy nhiên trong toàn bộ tài sản của công ty tỷ trọng TSCĐ là nhà cửa , vật kiến trúc khá lớn( năm 2000 chiếm 50%, còn năm 2001 chiếm 47%), sự phân bổ này không đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất bởi thực tế cho thấy số lượng nhà cửa được dùng để huy động vào SXKD không cần thiết phải lớn như vậy Việc đầu tư đối với TSCĐ chưa được công ty thực sự quan tâm, ta có thể thấy rõ điều này thông qua hai chỉ tiêu hệ số đổi mới TSCĐ và tỷ suất đầu tư TSCĐ. Hơn nữa mặc dù số lượng TSCĐ năm 2001có tăng lên nhưng cũng chỉ chiếm rất nhỏ trong tổng tài sản của toàn công ty( năm 2000 là 23,9%, năm 2001là 31%) Mức trang bị TSCĐ năm 2001 cao hơn so với năm 2000 là 5.449.590,295 đồng/người . Có được kết quả này là do nguyên giá TSCĐ tăng trongkhi số lao động chính thức trong công ty giảm 7 ngươì, đây là thành tích của công ty cần phát huy, tuy nhiên cũng cần xem xét điều này trong mối quan hệ với hướng đầu tư TSCĐ và hiệu quả sử dụng chúng Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2001 so với năm 2000 tăng 9,1% (năm 2001 là 51,6%), vậy công ty S X-XNK xe đạp xe máy Hà Nội cần quan tâm đổi mới TSCĐ để nâng cao hiệu quản sử dụng chúng Doanh thu năm qua giảm 55.003.528.833 đồng dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm tương ứng là 14,73 đồng , nghĩa là cứ một đồng TSCĐ bỏ ra doanh thu được giảm 14.3 đồng. Bên cạnh đó mức sinh lợi của TSCĐ cũng giảm 2,9% với năm 2000 trong khi nguyên giá bình quân của TSCĐ tăng 293.015.201đồng, điều này có thể dễ dàng nhận thấy mặc dù TSCĐ có được đầu tư mới nhưng việc đầu tư này không mang lại hiệu quả cho công ty. Tuy nhiên cũng phải kể đến nhân tố khách quan từ phía thị trường tiêu dùng làm cho việc SXKD của công ty gặp khó khăn Tóm lại trong năm qua công ty S X-XNK xe đạp xe máy Hà Nội đã quan tâm đến vấn đề đổi mới trang thiết bị, tuy nhiên công ty nên xem xét việc đầu tư này gắn với yêu cầu nhiệm vụ SXKD và tính hiệu quả của việc sử dụng chúng Chương ba Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty S X-XNK xe đạp xe máy HN 3.1 Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ và phân tích tình quản lý, sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp Trải qua quá trình phát triển lâu dài Công ty S X-XNK xe đạp,xe máy Hà Nội đã lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Từ một công ty sản xuất nhỏ cơ sở vật chất còn hạn chế đã trở thành công ty có quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, trình độ quản lý ngày càng được nâng cao theo kịp với nhịp độ phát triển nhânh chóng của nền kinh tế, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế và hạch toán kinh doanh của công ty , góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị trí của công ty trong nền kinh tế Trong điều kiện hiện nay sản phẩm của công ty đang chịu sự canh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Đó cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Vì vậy để tồn tại và phát triển, cậnh tranh có hiệu quả công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Công tác đầu tư mua sắm cũng như quản lý và sử dụng TSCĐ được công ty hết sức quan tâm. Tình hình biến động tăng giảm TSCĐ cũng như công tác tính toán tập hợp và phân bổ khấu hao TSCĐ được phản ánh kịp thời, đầy đủ và hợp lý Qua qúa trình thực tập tại công ty S X-XNK xe đạpxe máy Hà Nội , bằng những kiến thức được học cũng như với thực tế nghi nhận được ở công ty trong thời gian này, cùng với sự giúp đỡ và góp ý của thầy giáo hướng dẫn …. Và các cô chú trong phòng kinh tế của công ty, em nhận thấy công tác kế toán TSCĐ ở công ty có những ưu nhược điểm nhất định như sau 3.1.1 Ưu điểm Về tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán của công ty gồm 4 người, mỗi người đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của kế toán trưởng, phù hợp với khả năng cũng như trình độ chuyên môn của từng người. Biên chế như vậy là đáp ứng được như cầu quản lý chuyên môn và quản lý nộ bộ của phòng kế toán. Công tác tổ chức bộ máy kế toán trong nội bộ công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Các phòng kinh doanh và các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ tiến hành hạch toán theo hình théc báo sổ. Việc áp dụng hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác kế toán, dẽ phân công công tác, kiểm tra xử lý và thông tin cung cấp kịp thời, biên chế bộ máy kế toán gọn nhẹ Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ là phù hợp với quy mô hoạt động và trình độ nghề nghiệp của cán bộ kế toán công ty. Ưu điểm của phương pháp này là rất rõ ràng , mạch lạc, cung cấp thông tin kịp thời và phản ánh chi tiết cụ thể công tác kế toán Về công tác kế toán TSCĐ Việc phân loại TSCĐ công ty áp dụng hai cách phân loại là phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành và phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, áp dụng cách phân loại này giúp cho công ty có thể đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn, tăng thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, giảm tỷ trọng nhà cửa không phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngoai ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trong việc phân bổ chính xác số khấu hao vào đối tượng sử dụng Kế toán luôn cập nhật, phản ánh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình biến động tăng giảm TSCĐ trong năm trên hệ thống sổ sách kế toán của công ty: Sổ chi tiết TSCĐ, sổ cái, nhật ký chứng từ, các bản kê, bảng phân bổ số khấu hao TSCĐ Kế toán nắm chắc TSCĐ hiện có của công ty cũng như các nơi quản lý và sử dụng TSCĐ Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được lập đầy đủ, theo đúng trình tự, hợp lệ tuân theo quy định của chế độ hiện hành Kế toán nắm vững trạng thái kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua việc trích khấu hao TSCĐ, từ đó tham mưu với nhà quản trị về các quyết định của nhà đầu tư, mua sắm mới TSCĐ hoặc thanh lý nhượng bán những TSCĐ không còn sử dụng được nữa hoặc sử dụng kém hiêụ qủa Công tác sửa chữa TSCĐ được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch cụ thể đối với những TSCĐ cần sửa chữa lớn. Chi phí sửa chữa lớn, phục hồi và nâng cấp TSCĐ được tiến hành trích trước nhằm tránh tình trạng phát sinh những khoản chi phí quá lớn trong một chu kỳ kế toán, ảnh hưởng đến công tác xác định giá thành sản phẩm. 3.1.2 Một số hạn chế Bên cạnh những ưu điểm nói trên, trong công tác kế toán TSCĐ của công ty còn một số hạn chế cần khắc phục nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiên công tác kế toán TSCĐ nói riêng và công tác kế toán của công ty nói chung. Cụ thể có những điểm sau: Việc phân loại TSCĐ theo hai tiêu thức gồm nguồn hình thành và theo kết cấu đặc trưng kỹ thuật có những ưu điểm nhưng nó không giúp cho kế toán cũng như nhà quản lý nhận biết được những TSCĐ nào không còn sử dụng để thanh lý nhượng bán, TSCĐ nào đã trích hết khấu hao rồi nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng. Điều đó sẽ dẫn tới hiện tượng ứ đọng vốn, khó thu hồi vốn đầu tư Muốn đánh giá, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như tỷ trọng đầu tư TSCĐ vào sản xuất kinh doanh thì kế toán phải xem sổ TSCĐ rồi tiến hành cộng trên từng bộ phận. Tuy nhiên việc làm này sẽ mất rất nhiều thời gian và có thể không chính xác vì cùng một TSCĐ có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Công tác đánh giá lại TSCĐ ở công ty vào cuối năm lại tiến hành kiểm tra tài sản hiện có trong công ty tuy nhiên công ty không thực hiện việc đánh giá lại TSCĐ. Giá trị của TSCĐ chỉ được biết thông qua sổ sách, mọi tính toán để xác định giá trị còn lại của TSCĐ đều được thực hiện trên sổ sách. Trên thực tế, do công ty không tiến hành đánh giá lại TSCĐ cho nên không thể đánh giá được năng lực thực sự của TSCĐ trong công ty và như vậy sẽ dẫn đến làm sai lệch thông tin cho công tác kế toán và quản lý Công tác kế toán tăng giảm TSCĐ: Các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ phát sinh trong kỳ kế toán chưa định khoản chi tiết theo tài khoản cấp hai. Làm như vậy kế toán sẽ gặp khó khăn khi xem sổ sách vì không biết được TSCĐ đó là máy móc thiết bị, nhà cửa hay phương tiện vận tải Đánh số hiệu TSCĐ : Công tác kế toán ban đầu còn thiếu sót do kế toán chưa đánh số hiệu TSCĐ. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý khi muốn xác định nhanh một hoặc một nhóm TSCĐ bất kỳ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà công ty đang từng bước tiến tới máy tính hoá công tác kế toán thì yêu cầu về việc tổ chức mã hoá các đối tượng quản lý là một trong những yêu cầu bắt buộc đầu tiên Xác định TSCĐ vô hình: Hiên nay công ty vẫn chưa xác định TSCĐ vô hình của mình vì vậy kế toán không tiến hành hạch toán đối với TK 213, TK 214(3). Trên thực tế công ty đã tích luỹ được nhiều TSCĐ vô hình như: uy tín trên thị trường, vị trí kinh doanh thuận lợi…Chính vì không xác định TSCĐ vô hình mà công ty không có định hướng cụ thể trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển các TSCĐ vô hình rất có giá trị này 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ Căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành và thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong các doanh ngiệp nói chung cũng như công ty S X-XNK xe đạpxe máy Hà Nội nói riêng cho thấy: Việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ là một vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh ngiệp Trước một số vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán của công ty em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của công ty 3.2.1 Về hình thức kế toán Để thuận lợi cho việc lập báo cáo hàng quý về TSCĐ của công ty thì “bảng tổng hợp TSCĐ có đến ngày…” trước đây được lập 6 tháng một lần nay kế toán có thể chuyển sang theo dõi theo từng quý kèm theo các chỉ tiêu nguyên giá hao mòn, giá trị còn lại và theo các nguồn vốn: vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ xung và các nguồn vốn khác. Kế toán của công ty nhất thiết phải sử dụng đầy đủ các sổ sách kế toán theo quy định của Nhà nước và thực hiện đúng quy trình kế toán theo hình thức kế toán :nhật ký chứng từ” Cụ thể là cần ghi bổ xung thêm bảng kê số 04 và 05 Hàng năm nên kiểm tra sổ sách kế toán nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong công tcs kế toán và có kế hoáchử lý hoàn thiện một cách thích hợp 3.2.2 Về phân loại TSCĐ Là một doanh ngiệp sản xuất ra các sản phẩm xe đạp xe máy bởi vậy khi đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hay rộng hơn là TSCĐ bao giờ cungx phải ưu tỉên cho sản xuất, phải cân đối giữa TSCĐ đưa vào phục vụ SXKD trực tiếp và TSCĐ dùng ngoài SXKD để từ đó giảm các chi phí bất hợp lý. Song để có được sự đầu tư hợp lý đòi hởi phải có thông tin thích hợp cho nhà quản lý. Vởy nên chăn công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo một tiêu thức nữa là phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng: TSCĐ dùng trong SXKD TSCĐ chưa cần dùng TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý TSCĐ Việc phân loại theo tiêu thức này giúp cho nhà quản lý nắm được cơ cấu TSCĐ hiện có và tỷ trọng TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD từ đó đánh giá quá trình sử dụng TSCĐ nhằm giải quyết những TSCĐ còn tồn đọng chưa đưa vào sử dụng hoặc chưa thanh lý để có biện pháp thu hồi vốn kịp thời, tái đầu tư TSCĐ 3.2.3 Đánh giá lại TSCĐ Như trên đã trình bày sau mỗi niên độ kế toán công ty không tiến hành đánh giá lại TSCĐ, chính vì vậy nhiều khi sẽ đánh giá sai về năng lực hoạt động của công ty. Công ty nên kiểm kê đồng thời đánh giá lại TSCĐ, đối với những TSCĐ có giá trị còn lại thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn gí trị còn lại trên sổ sách công ty nên hạch toán vào TK 412- chênh lệch đánh giá lại TSCĐ Trường hợp những TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn tiệp tục được huy động vào SXKD trong một thời gian dài, để đảm bảo tính chính xác cho việc xác định chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm hàng hoáđơn vị nên đánh giá lại TSCĐ và tiếp tục tính khấu hao phần giá trị còn lại của TSCĐ đó ( việc đánh giá lại phải được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền). Phần khấu hao này được bổ xung vào vốn tự bổ xung của công ty 3.2.4 Đánh số hiệu TSCĐ Việc đánh số hiệu TSCĐ sẽ giúp công ty S X-XNK xe đạpxe máy Hà Nội theo dõi quản lý TSCĐ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Theo em công ty có thể đánh số hiệu TSCĐ bằng cách sử dụng hệ thống chữ số La Mã kết hợp với chữ số thường để ký hiệu TSCĐ. Mỗi đối tượng TSCĐ không biệt đang sử dụng hay dự trữ đều phải có số hiệu riêng để theo dõi. Số hiệu của TSCĐ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụnghay bảo quản tại công ty Cụ thể: Chữ số La Mã ký hiệu cho loại TSCĐ Chữ số thường thứ nhất ký hiệu cho nhóm TSCĐ Hai chữ số thường sau ký hiệu cho đối tượng TSCĐ 3.2.5 Công tác kế toán khấu hao TSCĐ Công ty muốn phản ánh chính xác số hao mòn TSCĐ ( cả hao mòn TSCĐ vô hình, hữu hình ) thì phải dưa TK 213 và 214(3) vào sử dụng,Công ty cần tính khấu hao tài sản cố định theo từng quý nên không phản ánh kịp thời đúng đắn phàn giá trị TSCĐ chuyển vào giá trị công trình .Do đó Công ty nên tính khấu hao hàng tháng và nâng cao tỷ lệ khấu hao thu hồi vốn nhanh. Công ty có thể nghiên cứu và áp dụng phương pháp tính khấu hao mới như phương pháp khấu hao nhanh thưo số dư giảm dần hay phương pháp khấu hao theo sna rlượng để đánh gia giá trị hao mòn TSCĐ đồng thưòi thu hồi vốn đầu tư nhanh , đảm bảo thu hồi nguồn vốn để tái đàu tư TSCĐ. Việc phân bổ khấu hao đến từng bộ phận sử dụng TSCĐ kế toán TSCĐ cần phân bổ đúng đối tượng sử dụng không chia đều, phản ánh dduungs tính chất phục vụcuat TSCĐ , phản ánh các chỉ tiêu giá thành và khối lượng snả phẩm hoàn thành cho từng TSCĐ, giúp ban giám đốc đánh giá đúng hiệu quả sử dụng tài sản cố định . Từ đó có chủ trương đầu tư máy móc thiết bị , ngoài ra trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty phải thêm vào các cột như nguồn vốn ngân sách, nguông vốn tự bổ sung. 3.2.6 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng. Nhà nước cần tạo điều kiện cho công ty được hưởng các nguồn cấp phát từ ngân sách nhà nước , cho vay ưu đãi để phát triển SXKD , giảm thuế XNK đối với hàng hoá XNK mà nhà nước cần khuyến khích. Nhà nước và các cơ quan chức năng cần ban hành các chính sách chế độ phù hợp với tình hình phát triên kinh tế thị trường nước ta nói chung và các doanh nghiệp SXKD nói riêng để có được hàng rào pháp lý nhằm sản xuất và khuyến khích xuốt khẩu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng ta sản xuất được. Nhà nước cần có quy định cụ thể về việc cấm tất cả các cơ quan Nhà nước nhập các dây chuyền sản xuất các công nghệ lạc hậu không sử dụng được hay không đáp ứng được yêu cầu. Đổi mới máy móc thiết bị như hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến SXKD và tiêu thụ sản phẩm gây thất thoát cho Nhà nước Cần có chế độ phạt và bắt bồi thường đối với các cơ quan đơn vị nhập dây chuyền không hiệu quả. Đây chính là những kẽ hở gây thất thoát vốn cho Nhà nước Cần có chế đọ ưu tiên ưu đãi trong việc vay vốn của Nhà nước dùng vào SXKD đầu tư đổi mới công nghệ để sản xuất kinh doanh có kết quả cao Kết luận Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ đã trở thành một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là công tác kế toán TSCĐ phải ngày càng được hoàn thiện và công tác quản lý, sử dụng TSCĐ ngày càng phải được nâng cao Trong thời gian thực tập tại phòng kinh tế của Công ty SX- XNK xe đạp xe máy HN em đã vận dụng những kiến thức đã học ở trong trường vào thực tiễn , qua đó em đã nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ là nhân tố rất quan trọng góp phần vào việc canh tranh với các doanh nghiệp khác và nâng cao uy tín cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cũng qua thời gian này em thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của công tác kế toán TSCĐ đến công tác quản lý, nó chính là công cụ đắc lực để người quản lý đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác chỉ đạo SXKD của đơn vị Trong phạm vi có hạn chuyên đề của em chỉ trình bày đến những vấn đề cơ bản về phương pháp hạch toán TSCĐ theo các trường hợp tăng giảm, khấu hao, sửa chữa, đánh giá TSCĐ đồng thời phản ánh thực tế tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty SX- XNK xe đạp xe máy HN. Công ty đã không ngừng đổi mới cách ghi chép theo chế độ kế toán mới nhằm thể hiện rõ ràng chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ sổ sách được mở đầy đủ và luân chuyển hợp lý dựa trên chế độ kế toán nhà nước ban hành. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ cũng như để đạt được kết quả kinh doanh cao hơn trong những năm tới công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán TSCĐ Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Trần Văn Dung và cảm ơn ban Giám đốc cùng các phòng ban Công ty SX- XNK xe đạp xe máy HN, đặc biệt là các cô chú trong phòng kinh tế tài chính đã chỉ bảo giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Mặc dù vậy chuyên đề của em cũng không tránh khỏi những thiếu sót do trình độ còn hạn chế, do thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn Em xin chân thành cảm ơn Hà nội ngày 20 tháng 1 năm 2003 Sinh viên Vũ Thị Kiều Oanh Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kế toán tài chính – Học viện tài chính -NXB tài chính Hà Nội 2002 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp - Nhà Xuất Bản tài chính Hà Nội 2002 3. Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh - Trường đại học kinh tế quốc dân 1995 4. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính vat - Nhà Xuất Bản giáo dục 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0266.doc
Tài liệu liên quan