Đề tài Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty công ty Cầu Nai - Hưng Hà - Thái Bình

Quá trình chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào.Song tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp khác nhau. Nhưng dù sử dụng theo phương pháp nào thì công tác kế vẫn là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong mỗi doanh nghiệp . Quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với kiến thức trang bị ở trường phần nào đã giúp em hiểu được vai trò quan trọng của công tác kế toán trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không có bộ phận kế toán để mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp thì không thể biết đợc tình hình kinh doanh cũng như tình hình thực hiện mọi chế đọ chính sách của doanh nghiệp đối với nhà nước. Bên cạnh đó còn giúp em hiểu sâu hơn về các tài sản , vật tư tiền vốn trong hoạt động kinh doanh cũng như việc nghiên cứu nói chung từ đó giúp em nắm bắt được cách ghi chép sổ sách chứng từ, biểu mẫu của công tác kế toán. Trong thời gian thực tập tai Công ty Gạch ngói Cầu Nai – Hưng Hà - Thái Bình, em đã tìm hiểu tình hình chung về sản xuất kinh doanh và đi sâu vào tìm hiểu phân tích việc chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc trình bày và phân tích tình hình hạch toán, song do trình đọ và tầm hiểu biết có hạn nên những nội dung trình bày không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo cũng như ban lãnh đạo Công ty Gạch ngói Cầu Nai

doc34 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty công ty Cầu Nai - Hưng Hà - Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kế toán với tư cách là công cụ quản lý ngày càng được khai thác tối đa sức mạnh và sự linh hoạt của nó. Để điều chỉnh vĩ mô và kiểm soát sự vận hành của nền kinh tế trong hiện thực phong phú và đa chiều.Đi đôi với sự đổi mới trong cơ chế quản lý,sự đổi mới của hệ thống kế toán doanh nghiệp đã tạo ra cho kế toán một bộ mặt mới khẳng định được vị trí của kế toán trong công tác là công cụ quản lý. Trong công tác kế toán,kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành rất quan trọng.Các thông tin ở mức độ khác nhau của nó đưa lại sẽ giúp cho nhà nước ,doanh nghiệp và bên thứ ba đưa ra được những quyết định quan trọng của mình. Cụ thể là :Đối với nhà nước để quản lý tốt doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp để quản lý tốt chi phí, giá thành nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận . Đối với bên thứ ba là để tìm cơ hội đầu tư, hợp tác liên doanh... Xuất phát từ tầm quan trọng đó của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ,sau gần ba tháng thực tập tại công ty gạch ngói Cầu Nai - Hưng Hà -Thái Bình.Với vốn kiến thức đã tiếp thu được của nhà trường và sự tận tình hướng dẫn của các anh chị, các cô chú phòng tài vụ trong xí nghiệp và được sự hướng dẫn chu đáo của các thầy cô giáo ,đặc biệt là cô giáo Tô Thanh Bình .Em xin trình bày đề tài :”Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành “ ở công ty công ty Cầu Nai - Hưng Hà -Thái Bình “ Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi phí để xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí, đối tươngj giá thành. Từ đó xây dựng mô hình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách hợp lí, góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty gạch ngói Cầu Nai - Hưng Hà - Thái Bình. Với đối tượng nghiên cứu là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp gạch ngói, đề tài đi sâu vào nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: sản phẩm tại Xác định bản chất, nội dung, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp Phân tích đánh giá tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp gạch ngói chỉ rõ những toòn tại và phương pháp đổi mới. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, em xin trình bày theo 3 phần sau: Phần I: Khái quát về công ty gạch ngói Cầu Nai - Hưng Hà - Thái Bình: Phần II: Nội dung chuyên đề . Phần III: Phần kết luận Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tô Thanh Bình, các thầy các cô giáo trong bộ môn kế toán cùng toàn thể cán bộ kế toán của công ty gạch ngói đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này . Do trình độ có hạn chế và thời gian thực tập không nhiều, chuyên đề không thể tránh khỏi có thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo , góp ý của các thầy các cô và các bạn quan tâm đến chuyên đề này giúp em hoàn thiện hơn trong kiến thức về công tác kế toán . Em xin chân thành cảm ơn ! Học sinh : Nguyễn Thị Hương Phần I: Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gạch ngói cầu nai - hưng hà - thái bình Đặc điểm và tình hình hoạt động của công ty gạch ngói Cầu Nai-Hưng Hà-Thái Bình. Công ty gạch ngói Cầu Nai -Hưng Hà -Thái Bình nằm ở phía TâyBắc huyện Hưng Hà đồng thời cũng là phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, nằm kề trục quốc lộ 39A, phía Bắc giáp sông Cầu Nai, phía Đông và phía Nam giáp cánh đồng. Nơi công ty đóng thuộc địa giới xã Phú Sơn-huyện Hưng Hà-tỉnh Thái Bình. Địa điểm nơi đơn vị đóng thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh và cũng như công tác cung ứng các nước từ hơn 30 năm qua chuyên sản xuất gạch ngói và các loại sản phẩm khác từ đất sét phục vụ cho nhân dân một vùng rộng lớn với mật độ dân số cao. Vào năm 1962 công ty gạch ngói Cầu Nai được uỷ ban hành chính tỉnh Thái Bình nay là uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, đay là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Đó là giai đoạn chuyển biến lớn có tính chất bước ngoặt của công ty và đánh dấu một thời kỳ làm ăn theo kiểu: “Lấy thu bù chi đảm bảo lợi nhuận”. Năm 1971 nhà nước tiếp tục mở rộng để sản xuất thêm mặt hàng ngói máy 22 viên/m. Để mở rộng cơ sở sản xuất, năm 1984 uỷ ban nhân dân huyện Hưng Hà quyết định mở và giao cho đơn vị sản xuất sản phẩm gạch máy nhằm phục vụ cho công tác dân sinh. Trải qua 32 năm liên tục sản xuất các sản phẩm do đơn vị sản xuất ra và đều được tiêu thụ hết. Các sản phẩm của công ty luôn luôn không đủ đáp ưng nhu cầu của khách hàng (cung< cầu). Mỗi năm thu hút được thêm hàng trục lao động ngoài xã hội vào làm việc tại đơn vị góp một phần nhỏ trong công tác giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty chẳng những ổn định mà còn phát triển nâng cao như sản lượng hàng hoá hàng năm tăng dần đến thu nhập bình quân đầu người cũng tăng và xí nghiệp còn đảm bảo giao nộp thuế nhà nước đầy đủ. Được thể hiện qua bảng sau: STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm2001 1 2 3 Doanh thu Thuế nhà nước Thu nhập bình quân đầu người 508000000 27200000 300000 642000000 52200000 350000 854000000 65000000 400000 Theo quy định xây dựng một doanh nghiệp cũng tuân thủ theo luật kinh tế, tự tìm nguồn vốn, tự tìm cho mình một hướng đi cụ thể như sản xuất kinh doanh những mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường, đứng vững trên thị trường theo phương thức:” Lấy thu bù chi” đảm bảo lãi vay cơ bản một mô hình kinh tế rất chặt chẽ lập kế hoạch từng khâu vốn, tình hình lao động tiền lương, vật tư giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh. Trước hết ta thấy việc xây dựng vốn và nguồn hình thành vốn rất hợp lý của công ty. Chỉ tiêu Số tiền I. Tổng số vốn của công ty 1.Vốn thiết bị 2. Vốn xây lắp 3. Vốn khác II. Chia theo nguồn hình thành Vốn ngân sách Vốn doanh nghiệp tự bổ sung 4102000000 2937000000 1015000000 150000000 55800000 59740000 498260000 Số vốn của công ty tích luỹ và nhà nước đầu tư được chia ra để xây dựng một số công trình và mua một số thiết bị sau: Công trình và tên thiết bị Đơn vị tính - Nhà xưởng - Lò nung ngói 3 chiếc công suất - Lò nung gạch 1 chiếc công suất - Lò nung gạch 3 chiếc công suất - Máy đùn ép 3 chiếc công suất - Một trạm biến thế công suất - Đường dây cao thế 10Kv - Đường dây hạ thế dùng cho sản xuất sinh hoạt - Nhà văn phòng - Nhà tập thể - Kho đựng 1,675m2 51500viên/lượt 6000viên/lượt 102000viên/lượt 2700viên/lượt 38Kv 100kvA 800m 160m2 340m2 250m2 Vốn lưu động Chỉ tiêu Số tiền Tổng số vốn lưu động của công ty 1.Vốn ngân sách 2.Vốn đơn vị tự bổ sung qua các năm 268000000 4800000 263200000 Sau đây là tình hình lao động của công ty: STT Chỉ tiêu Số nguời 1 Tổng lao động hiện có 72 2 Bộ máy quản lý 9 Đại học kinh tế Trung cấp kế toán Trung cấp KTSX-VLXD Trung cấp cơ khí Trung cấp lao động tiền lương Trung cấp kho vận Bảo vệ công ty 1 2 1 1 1 1 2 3 Nhân công trực tiếp sản xuất 63 Bậc 5 Bậc4 Bậc3 6 23 34 Tổ chức bộ máy của công ty Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là tổ hợp các bộ phận được chuyên môn hoá sản xuất với trách nhiệm quyền hạn nhất định, có mmối liên hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý, cơ cấu quản lý tổ chức tốt sẽ đảm bảo được hoạt động của thị trường sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đối phó với mọi biến động của thị trường. Căn cứ vào điều lệ quản lý doanh nghiệp nhà nước đã xác định chức năng nhiệm vụ cho tưngf bộ phận. Trong quản lý sản xuất chính thức đến nay cơ cấu tổ chức quản lý công ty đã ổn định và di vào hoạt động có hiệu quả. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng cung ứng, cung tiên Tổ cơ khí Phân xưởng sx Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc : Là người phụ trách chung và trực tiếp phụ trách tổ chức điều hành trong đơn vị, nắm bắt một cách toàn diện cụ thể là: Các vấn đề thông tin kinh tế chính trị, chỉ đạo chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm với cấp trên. Phó giám đốc : Giám sát mọi hoạt động sản xuất của nhà máy đồng thời phụ trách trực tiếp các tổ chức lao động. Phòng tổ chức hành chính : Trưởng phòng tổ chức hành chính phụ trách toàn bộ việc tuyển dụng lao động, giải quyết các thắc mắc về chế độ nghỉ, thôi việc của người lao động, chính sách bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên. Trưởng phòng tổ chức : Có nhân viên tiền lương làm định mức đơn giá lập kế hoạch áp dụng các hình thức trả lương cho người lao động. Phòng kế toán tài vụ : Nhiệm vụ ghi chép tính toán số liệu hiện có và tình hình luân chuyển quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng kinh phí của đơn vị , chịu trách nhiệm của giám đốc và cấp trên và quá trình tổng hợp các số liệu trong quá trình sản xuất của công ty. Phòng kế hoạch kỹ thuật : Có nhiệm vụ lập kế hoạch và tiến độ tiến độ sản xuất hàng tháng, quý, năm. Lập kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị thay thế, kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo tháng, quý, năm. Phòng cung ứng cung tiêu : Có trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán, cung ứng các thiết bị phụ tùng thay thế trong sản xuất dây truyền cung ứng nguyên vật liệu chính cho việc sản xuất sản phẩm. Tổ cơ khí : Phụ trách sửa chữa máy móc thiết bị hư hỏng đảm bảo cho sản xuất liên tục kịp thời chịu trách nhiệm vận hành máy móc. Phân xưởng sản xuất : Có trách nhiệm sản xuất hàng hoá, khi sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng, mẫu mã, trọng lượng đúng quy định và có trách nhiệm sản xuất từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Sơ đồ quy trình sản xuất trong công ty Nguyên vật liêu Máy nhào TQ Máy nhào Italy Máy ép Italy Gạch mộc Gạch đem phơi Xếp goòng đưa vào sấy Đưa vào lò nung Sản phẩm gạch các loại Phân loại gạch để nơi quy định Việc tổ chức bộ máy quản lý như trên đảm bảo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, đảm bảo về tính chặt chẽ cả 2 mặt: kỹ thuật và hiệu quả sản xuất. Tình hình tổ chức công tác kế toán Của công ty Phòng kế toán tài vụ của công ty là một phòng giúp việc cho ban giám đốc để quản lý các hoạt động phát sinh trong tháng về mọi lĩnh vực cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ cho đối tượng sử dụng thông tin. Phòng kế toán đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc, toàn bộ nhân viên kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Công ty gạch ngói Cầu Nai tổ chức bộ máy kế toán thành một phòng ban đảm bảo cho việc lãnh đạo thống nhất, tập trung với công tác thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao, chính xác tạo điều kiện cho kế toán viên phát huy hết vai trò và nâng cao trình độ. Công ty có cơ cấu tổ chức phòng kế toán bố trí hợplý gọn nhẹ như sau: Sơ đồ công tác tổ chức kế toán Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toánvật tư Thủ quỹ Trong điều kiện hiện nay của công ty việc tổ chức bộ máy kế toán như trên là hợp lý đảm bảo khả nang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do biên chế có 4 người cho nên công tác đòi hỏi mỗi người phải đảm nhiệm thêm một số nhiệm vụ, cụ thể như sau: Kế toán trưởng : là người chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính,quản lý vật tư, thực hiện các chế độ chính sách do nhà nước ban hành, tổ chức chỉ đạo kiểm tra đôn đốc,bộ phận kế toán của đơn vị đồng thời kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. Kế toán thanh toán : kiêm tiền lương bảo hiểm xã hội , ghi chép tình hình biến động tiền vốn kịp thời, kiểm tra chứng từ gốc hợp lý hoẹp lệ đúng với nội dung kinh tế.Mặt khác kế toán thanh toán phải theo dõi bảng chấm công, giấy nghỉ ốm và bảo hiểm xã hội cho cán bộ cong nhân viên. Kế toán vật tư : kiêm kế toán tiêu thụ, mở hệ thống sổ sách ghi chép theo dõi vật tư tài sản mua về, tình hình sử dụng tính toán chi phí phát sinh để tính giá thành thực tế của vật, tài sản, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm. Thủ quỹ : quản lý toàn bộ số tiền mặt của công ty Hình thức tổ chức kế toán trong công ty Hiện nay công ty áp dụng phương pháp kế toán theo hình thức:”Nhật ký chứng từ”. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là sử dụng kết hợp giữa việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc ghi sổ theo nội dung kinh tế, kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng, bao gồm: Các sổ kế toán tổng hợp, sử dụng nhật ký chứng từ, sổ cái, các tài khoản, các bảng kê và các sổ kế toán chi tiết gồm: sổ kế toán chi tiết tài sản cố định, nguyên vật liệu...và các bảng phân phối. Sơ đồ quy trình hạch toán Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ quỹ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng kê Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Phần II: Nội dung chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. I . Mục đích & lý do của chuyên đề. Kế toán là công cụ quản lý nền kinh tế thông qua việc đo lường tính toán, ghi chép phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hệ thống các phương pháp khoa học của kế toán chứng từ tài khoản tính giá thành và tổnh hợp cân đối có thể biết được những thông tin đầy đủ kịp thời chính xác tình hình tài sản của doanh nghiệp. Sự của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty là rất quan trọng, luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã chia ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua các số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cung cấp cho các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp biết được chi phí, giá thành thực tế của từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ cũng như toàn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các mức định mức dự đoán chi phí , tình hình sử dụng lao động vật tư tiền vốn có hiệu quả tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời hạ gía thành sản phẩm. Là một nhà kế toán trong tương lai được giới thiệu về thực tập tại công ty gạch ngói Cầu Nai em chọn chuyên đề:”Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm “ vì quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các phần hành kế toán tại công tygạch ngói Cầu Nai, em thấy công tác kế toán trong công tỷ hầu hếy các tài khoản trong:”hệ thống tài khoản kế toán “ mới. Với thời gian thực tập tai công ty, em đã được các bác, cô chú cán bộ trong phòng kế toán, đặc biệt dưới sự hướng dãn của cô giáo Tô Thnah Bình người đã hướng dẫn em trực tiếp phần hành kế toán này. Vận dụng những kiến thức đã học, nghiên cứu tại trường và tìm hiểu thực tế tai công ty em thấy các phần hành kế toán có cách ghi chép tính toán rất thực tế và sát so với lý thuyết đã học ở học .Qua tìm hiểu em thấy phần hành kế toán về tập hợp chi phí tính giá thành rất quan trọng đòi hỏi kế toán phải ghi chép, theo dõi chính xác kịp thời đầy đủ về các khoản chi phí trong suốt quá trình sản xuất tại công ty. Mặt khác trong nền kinh tế thi trường, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được lợi nhuận cao các doanh nghiệp phải tìm mội biện pháp để hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Hơn nưũa giá cả trong nền kinh tế thi trường là do giá thi trường quyết định.Để giá cả của các xí nghiệp, doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thi trường thì xí nghiệp hay doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất như sử dụng vật tư sẵn có, bố trí lao động phù hợp với trình độ nghành nghề đào tạo, sử dụng máy móc hiện đại tiên tiến ngằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí , hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Chính vì thế mà trong thời gian thực tập tại công ty Gạch ngói cầu Nai em quyết định chọn phần hành kế toán tính giá thành để viết chuyên đề riêng cho mình. II. Nội dung công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm 1.Khái niệm chi phí sản xuất kế toán giá thành. - Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bổ ra trong quá trìng sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng tiền trong thời kỳ nhất định - Giá thành là toàn bộ những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra dự kiến trong kỳ kế hoạch biểu diễnbằng tiền để hình thành một khối lượng sản phẩm hoặc công việc dịch vụ nào đó - Giá thành định mức là loại giá thành được xác định dựa trên các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm, nó luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Giá thành này được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất. - Giá thành thực tế là loại giá thành được xác định dựa trên cácchi phí sản xuất thực tế và sản lươngj thực tế. Loại giá thành này được xác định sau khi quá trínhản xuất kết thúc. - Giá thành toàn bộ: ZTB = ZSX + chi phí BH + chi phí QLKD mà ZSX = Dở dang đầu kỳ + chí phí phát sinh trong kỳ - Dở dang cuối kỳ - chí phí sản phẩm hỏng(nếu có) Loại giá thành này bao gồm các chí phí Fs trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó là cở sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tính lợi nhuận trước thuế thu nhập của doanh nghiệp . 2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, tổ chức việc ghi chép ban đầu và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. - Tổ chức tập hợp phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn . Cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí, xác định đúng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ZSX =Dđk - chi phí Fs - Dck - Vận dụng phương pháp tính giá thành đơn vị thực tế của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục chi phí đã quy định, đúng kỳ tính giá thành đã xác định. - Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp.Phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí, dự đoán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành, đề xuất các biệ pháp phấn đấu không ngừng tiết kiệmchi phí và hạ giá thành sản phẩm 3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành a).Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - Khái niệm : là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất phát sinh - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là nơi phát sinh chi phí sản xuất và đối tượng chịu chi phí, nó có thể là phân xưởng, tổ, đội sản xuất hay toàn bộ quy trình công nghệ, là từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi phí sản phẩm hay đơn đặt hàng... b).Đối tượng tính giá thành sản phẩm - Khái niệm :là các loại sản phẩm công việc, dịch vụ đã hoàn thành - Đối tượng tính giá thành : có thể từng loại sản phẩm, từng dạng công việc dịch vụ, từng chi tiết trong một sản phẩm (bán sản phẩm) - Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có nhiều đối tượng tính giá thành . - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tổ chức tập hợp phân bố chi phí sản xuấthợp lý là cơ sở để quản lý tiết kiệm chi phí. Xác định đối tượng tính giá thành lập bảng tính giá thành và lựa chộn phương pháp tính giá thành thích hợp . Tuy nhiên giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể : + Số liệu của việc tập hợp chi phí sản xuất luôn là cơ sở để tính giá thành + Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 4. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Phân loại chi phí sản xuất *) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất của chi phí - Chi phí về nguyên liệu, vật liệu bao gồm :vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực phụ tùng thay thế,vật liệu thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất - Chi phí nhân công bao gồm : tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả công nhân viên trong donh nghiệp - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cộng đồng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí phục vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi ra để mua các dịch vụ từ bên ngoài như : tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại...phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp - Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra dùng cho hoạt động sản xuất ngoài mục đích sản xuất trên như chi phí tiếp khách, hội mhgị phân xưởng Theo cách phân loại như trên thuận tiện cho việc lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên theo cách phân loại này nếu sử dụng để tính giá thành sản phẩm thì rất phức tạp vì phải thực hiện việc bóc tách các chi phí *) Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm - Chi phí phân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương, tiền công BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trong doanh nghiệp - Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, các đội sản xuất bao gồm các chi phí về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, vật liệu công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác *) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành - Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành thay đổi. Nhưng nếu xét trên một đơn vị sản phẩm thì chi phí này không thay đổi . - Chi phí cố định là các chi phí mà tổng chi phí không thay đổi khi khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành thay đổi nhưng nếu xét trên một đơn vị sản phẩm thì chi phí lại thay đổi *) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí - Chi phí đơn chất là loại chi phí do mọt yếu tố duy nhất cấu thành nênnhư chi phí NVLTT, chi phí NCTT - Chi phí tổng hợp là chi phí do nhiều yếu tố lòng khác nhau tạo nên như chi phí sản xuất b.Phân loại giá thành sản phẩm *) Phân loại theo thời điểm xác định và nguồn số liệu để tính giá thành -Giá thành kế hoạch là loại giá thành được xác định dựa trên chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, nó được xác định trước khi tiến hành sản xuất . -Giá thành định mức là laọi giá thành được xác định dựa trên các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho mọt đơn vị sản phẩm, nó luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Giá thành này được xác định trước khi tiến hành sản xuất - Giá thành thực tế là loại giá thành được xác định dựa trên các chi phí sản xuất thực tế. Loại giá thành này được xác định sau khi quá trình sản xuất kết thúc . *) Phân loịa giá thành theo phạm vi phát sinh giá thành - Giá thành sản xuất : loại giá thành này bao gồm các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi sản xuất . Giá thành này là cơ sở để xác định giá vốn của hàng bán, là cơ sở để xác định lãi gộp. - Giá thành toàn bộ : ZTB = ZSX + chi phí bán hàng + chi phí QLDN loại giá thành bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh 5.Hạch toán phân bổ các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm a. Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp (TK621) *)Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài phục vụ trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành thì dùng phương pháp trực tiếp . - Đối tượng trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải tiến hành tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp trong việc tiến hành phân bổ cho phù hợp trong thực tế tiêu thức dùng để phân bổ chi phí nguyên liệu trực tiếp thường là định mức tiêu hao số lượng sản phẩm, trọng lượng...... CT : chi phí phân bổ cho từng đối tượng cụ thể Tổng chi phí cần phân bổ Tổng tiêu thức được chọn để phân bổ = *Tiêu thức phân bổ cho đối tượng cụ thể đó *) Nội dung, nhuyên tắc hạch toán, kết cấu của TK621 - Nội dung : dùng để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng liên quan - Nguyên tắc hạch toán : không được hạch toán vào tài khoản này ác chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho quản lý ở các phân xươngr dùng để sửa chữa hoặc xây dựng cơ bản trong đơn vị hoặc nguyên vật liệu dùng cho công việc bán hàng, quản lý doanh nghiệp - Kết cấu : TK này cuối kỳ không có số dư Bên nợ : Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp FS trong kỳ Bên có : + Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập kho + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm dich vụ TK622(chi phí nhân công trực tiếp) Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ pjải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện dịch vụ Nội dung, nguyên tắc hạch toán, kết cấu TK622 - Nội dung : dùng để tập hợpvà phân bổ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng có liên quan - Nguyên tắc hạch toán + Không được hạch toán vào TK này các chi phí tiền lương, BHXH của công nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp và công nhân sửa chữa lớn TSCĐ hay XDCB + Cuối kỳ này không có số dư. - Kết cấu Bên nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ Bên có : Kết chuyển chi phí nhân cong trực tiếp để tín giá thành sản phẩm diạch vụ Hạch toán phân bổ chi phí sản xuất chung(TK627) - Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất và những chi phí khác ngoài hai khoản chi phí NVLTT và NCTT phát sinh ở phân xưởng, các đội sản xuất .Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp BHXH, BHYT KPCĐ của nhân viên phân xưởng, vật liệu công cụ dụng cụ phục vụ phân xưởng - Nội dung : dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ đồng thời kết chuyển chi phí này để tính giá thanhf sản phẩm dịch vụ - Kết cấu : TK này cuối kỳ không có số dư Bên nợ : Dùng để tập hợp các chi phí sản xuất chung FS trong kỳ Bên có : Ghi giảm chi phí sản xuất chung + Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK154( nếu áp dụnh phương pháp kê khai thường xuyên) + Kết chuyển chi phí vào giá thành TK631( nếu áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ) Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp *) TK 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Nguyên tắc : + Không được hạch toán vào TK 154 các chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí hoạt động tài chính, chi phí họat động bất thường + TK 154 phải được hạch toán chi tiết theo từng phân xưởng từng nghành sản xuất theo nhóm sản phẩm + Đối với nghành thương nghiệp, ngân hàng mà không có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thì không dùng TK này + TK 154 chỉ áp dụng với những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Nội dung : Dùng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC và tính giá thành sản phẩm dở dang đầy kỳ cuối kỳ và kết chuyể sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ) - Kết cấu : Bên nợ: + Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang hiện có đầu kỳ + Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC (theo phương pháp kê khai thường xuyên) + Kết chuỷen giá trị chi phí dở dang cuối kỳ TK 631(theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Bên có : + Giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ (phương pháp kê khai thường xuyên) + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ vào TK 631(theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Dư nợ : Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ *) TK 631 -Nguyên tắc : + Chỉ hạch toán vào TK 631 những chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC không hạch toán vào TK này chi phí bán hàng, chi phí QLDN chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường . + TK 631 chỉ được theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng hoặc nơi phát sinh chi phí theo nhóm hoặc loại sản phẩm - Nội dung : dùng để kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí nhân công TT, chi phí SXC và tính giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ hoành thành - Kết cấu : TK này không có số dư Bên nợ : + Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Bên có : + Giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 6. Các chi phí về bán hàng và QLDN Ta có : ZTB = ZSX + chi phí BH + chi phí QLDN Vì vạy để tạo được một sản phẩm ngoài việc chi phí về NVLTT nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất nó chứa đựng cả phần chi phí khi bán, quá trình trông coi bảo quản và được thực hiện thông qua TK 641 và TK 642 TK 641- chi phí bán hàng - Nội dung : chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, gồm có: chi phí trả cho nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu đồ dùng, chi phí phí khấu hao khi bán, chi phí bằng tiền liên quan đến quá trình tiêu thụ - Kết cấu : TK này không có số dư Bên nợ : Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong ngày Bên có : + Các lhoản giảm chi phí bán hàng (nếu có) + Kết chuyển chi phí bán hàng b)TK 642- chi phí QLDN - Nội dung : chi phí QLDN là chi phí gián tiếp gồm chi phí hành chính tổ chức và văn phòng kjông tính vào quá trình sản xuất hoặc quá trình tiêu thụ sản phẩm lao vụ dịch vụ. Chi phí QLDN bao gồm : chi phí nhân viên QLDN tiền lương, tiền ăn ca các khoản phụ cấp nếu có, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho nhan viên QLDN, vật liệu công cụ dụng cụ dùng chung cho toàn doanh nghiệp chi phí về khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế GTGT phải nộp(doanh nghiệp tính thuế GTGT trực tiếp) chi phí dịch vụ ngua ngoài phục vụ chung cho doanh nghiệp tiền điện tiền nước và các chi phí bằng tiền khác - Kết cấu TK này không có số dư Bên nợ : Tập hợp chi phí QLDN Bên có : Kết chuyển chi phí QLDN 7. Phương pháp hạch toán các khoản tập hợp chi phí, tính giá thành (Sơ đồ trang bên) Sơ đồ quy hoạch tập hợp chi phí sản xuất TK 632, TK 157 TK 621 TK 621 Tk155 Chi phí NVL trực tiếp Tính giá thàn nhập kho TK 622 TK 627 Xuất bán hoặc gửi bán không qua kho Chi phí xuất chung Chi phí nhân công tực tiếp kinh doanh để tính giá thành sản phẩm Từ phương pháp hạch toán trên phòng kế toán Công ty gạch ngói Cầu Nai áp dụng để hạch toán quá trình sản xuất kinh donah tháng 3 – 2002 như sau Cuối kỳ kế toán kết chuyển các chi phí sản xuất kinh donh kế toán ghi Nợ TK 154 : 90785306,39 Có TK 621 : 43650000 Có TK 622 : 25177889,47 Có TK627 : 21957746,92 Trong tháng phát sinh chi phí bán hàng , kế toán ghi : Nơ TK 641 : 3004180 Có TK 152 : 300000 Có TK 214 : 1209180 Có TK 111 : 1495000 Chi phí QLDN phát sinh trong tháng , kế toán ghi Nợ TK 624 :18418272,38 Có TK 152 : 1783000 Có TK 214 :2089825 Có TK 334 : 122115502 Có TK 338 :2320954.38 Giá tri nhập kho thành phẩm là: Nợ TK 155 :90785306,39 Có TK 154 :90785306,39 Căn cứ vào các bút toán trên kế toán tiến hành lập bảng số 4, bảng số 5 và nhật ký chứng từ số 7. Công ty Gạch ngói Cầu Nai sổ cái TK 155 - Thành phẩm Tháng 3/2002 Dư dầu tháng Nợ Có 35740,61 Ghi nợ TK 155 Ghi có TK T1 T2 T3 TK 154 90785306,39 Cộng phát sinh Nợ 90785306,39 Có 104676107 Dư cuối tháng Nợ 21850000 Có Sổ cái TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 3/2002 Dư đầu tháng Nợ Có Ghi nợ TK Ghi có TK T1 T2 T3 TK 621 43650000 TK 622 25177559,47 TK 627 21975746,92 Cộng phát sinh Nợ 90785306,39 Có 90785306,39 Dư cuối tháng Nợ Có Công ty Gạch ngói Cầu Nai sổ cái TK 621 Tháng 3/2002 Dư dầu tháng Nợ Có Ghi nợ TK 641 Ghi có TK T1 T2 T3 TK 152 43650000 Cộng phát sinh Nợ 43650000 Có 43650000 Dư cuối tháng Nợ Có Sổ cái TK 622 Tháng 3/2002 Dư đầu tháng Nợ Có Ghi nợ TK Ghi có TK T1 T2 T3 TK 334 21157613 TK 338 4019946,47 Cộng phát sinh Nợ 25177559,47 Có 25177559,47 Dư cuối tháng Nợ Có Công ty Gạch ngói Cầu Nai sổ cái TK 627 Tháng 3/2002 Dư dầu tháng Nợ Có Ghi nợ TK 642 Ghi có TK T1 T2 T3 TK 154 1783000 TK 214 2098825 TK334 12215502 TK 338 2320945,38 Cộng phát sinh Nợ 18478272,38 Có 18478272,38 Dư cuối tháng Nợ có Sổ cái TK 641 Tháng 3/2002 Dư đầu tháng Nợ Có Ghi nợ TK Ghi có TK T1 T2 T3 TK111 1945000 TK 152 300000 TK 214 1209180 Cộng phát sinh 3004180 3004180 Dư cuối tháng Công ty Gạch ngói Cầu Nai sổ cái TK 627 Tháng 3/2002 Dư dầu tháng Nợ Có Ghi nợ TK 641 Ghi có TK T1 T2 T3 TK 111 1783000 TK 214 2098825 TK 334 12215502 TK 338 1320945,38 Cộng phát sinh Nợ 18418272,38 Có 18418272,38 Dư cuối tháng Nợ Có Ví dụ : Phương pháp tính giá thành và giá thành đơn vị Nợ TK 621 : 98750000 Có TK 152(đất) : 98750000 Sau khi tiến hành sản xuất phế liệu thu hồi : Gạch vỡ : 40 xe Đơn giá : 20000 đ/xe Sỉ : 20 xe Đơn giá : 30000 đ/xe Thành tiền là : (40*20000) + (20*30000) = 1400000 Nợ TK 152 : 1400000 Có TK 621 : 1400000 Tất cả công nhân viên trong tổ tiếp tục công việc ra goòng và chở mộc. Họ phải làm thêm ca đêm do đó phải sử dụng đến điện năng và các chi phí khác: tiền lương, KHTSCĐ, chi phí bằng tiền khác Nợ TK 627 : 3142540 Có TK 334 : 180000 Có TK 214 : 312540 Có TK 111 : 2650000 Tiền lương CNSX tổ goòng là : 4780000đ Nợ TK 622 : 4780000 Có TK 334 : 4780000 Từ đó công ty trích 19% để tính vào giá thành Nợ TK 622 : 908200 Nợ TK 627 : 597082 Có TK 338 : 1505282 Công ty tiến hành nhập kho thành phẩm theo giá thành sản xuất Nợ TK 621 :109777822 Có TK 621 : 97350000 Có TK 627 : 3739622 Sau khi hoàn thành sản phẩm phải có phiếu nhập kho sản phẩm Công ty Gạch ngói Cầu Nai Phiếu nhập sản phẩm Ngày 28/3/2002 Nhập sản phẩm : Tổ kỹ thuật Nhập tại kho vật tư Tên sản phẩm ĐVT Mã số Số lượng Đơn giá Thành tiền Số nhập Thực nhập Ruột gà Cái 1 1 75000000 75000000 Cộng Viết bằng chữ : Bảy mươi năm triệu đồnh chẵn Bộ phận sản xuất Thủ kho *) Vào ngày 28/3/2002 tổ trưởng tổ goòng nhập thêm một số lượng NVL phụ để hoàn thành việc tại ra sản phẩm chính nhập kho Gạch công nghiệp : 7 goòng : 21240000 Gạch vuông : 8 goòng : 17650000 Gạch đặc : 6 goòng : 6240000 Tổng : 45130000 đ Ngày 28/3 tổ goòng đã hoàn thành nhập được 3 goòng Căn cứ vào số liệu trên ta tính giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm Tập hợp chi phí : + Chi phí NVLTT : 97350000 + Chi phí NCTT : 5688200 + Chi phí SXC : 3739622 Lập bảng tính giá thành (Z) Sản lượng 3 goòng STT Khoản mục Giá thành sản xuất Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVLTT 97350000 32450000 2 Chi phí NCTT 5688200 1896066,6 3 Chi phí sản xuất chung 3739622 1246540,4 Cộng 106777822 35592607 *) Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp CNSX 1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT hoặc bán thành phẩm gia đoạn trước - Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVLTT còn các chi phí khác tính hết vào sản phẩm hoàn thành Dđk + Cn Qsp + Qd Công thức : Dck = * Qd Trong đó : Dđk , Dck : giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Cn : chi phí NVLTT Fs trong kỳ Qsp : Số lượng sản phẩm hoàn thành Qd : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Ưu điểm : đơn giản Nhược điểm : không chính xác Phạm vi áp dụng : áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá thành 2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành sản phẩm tương đương - Nội dung : Theo phương phjáp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ chế biến hoàn thành của chúng để tính ra sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương từ đó tính ra chi phí SXKD dở dang cuối kỳ - Nếu chi phí NVLTT bỏ vào ngay từ đầu của quá trình công nghệ thì chi phí NVLTT của sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính như sau : Dđk + Cn Qsp + Qd Dck = * Qd - Đối với trường hợp chi phí NCTT, chi phí SXC và kể cả chi phí NVLTT bỏ dần vào quá trình công nghệ thì chi phí SXKD dở dang của các khoản mục này được tính như sau : Dđk + C Qsp + Q’d Dck = *Q’d Trong đó Q’d = Qd + % hoàn thành Q’d : số lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Ưu điểm : Đảm bảo chính xác Nhược điểm : Phức tạp trong tính toán, khối lượng tính toán nhiều Phạm vi áp dụng : áp dụng đối những sản phẩm mà chi phí NCTT và chi phí sản xuất 3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức đọ hoàn thành 50% - Nội dung : như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương nhưng mức độ hoàn thành luôn là 50% - Ưu điểm : Không tính mức độ hoàn thành ở từng công đoạn - Nhược điểm : Độ chính xác không cao vì mức độ sản phẩm hoàn thành của các sản phẩm dở là áp đặt - Phạm vi áp dụng : áp dụng cho những doanh nghiệp có khối lượng sản xuất dở dang ở các khâu trên dây truyền sản xuất tương đối đồng đều 4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức - Nội dung : theo phương pháp này sản phẩm dở dang được tính theo chi phí sản xuất định mức căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và căn cứ vào từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm để tính chi phí định mứ của khối lượng sản phẩm dở dang rồi tập hợp lại *) Các phương pháp tính giá thành 1. Phương pháp tính giá thành đơn giản - Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với những doanh nghiệp có những sản phẩm công việc mà quy trình công nghệ giản đơn khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành là hàng tháng hàng quý - Nội dung : Z = Dđk + C - Dck trong đó Dđk , Dck: chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ C : chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ Z : Tổng giá thành Z Q z = Trong đó : z là giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm lao vụ hoàn thành 2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phạm vi áp dụng : áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quá trình công nghệ cùng sử dụng một loại NVL nhưng cho kết quả sản xuất mà nhiều loại sản phẩm khác nhau như doanh nghiệp hoá chất, công nghệ hoá dầu. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cả quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đó thực hiện - Nội dung : Theo phương pháp này muốn tính giá thành của từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó có một loại sản phẩm có hệ số = 1 được lấy làm sản phẩm tiêu chuẩn. Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số của nó để tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn Dđk + C - Dck SQi *Hi Zi Q Công thức : Zi = *QiHi ; zi = Trong đó : Dđk , Dck là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của cả quy trình công nghệ C : chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ của cả quy trình công nghệ Qi : sản lượng thực tế hoàn thành củ loại sản phẩm thứ i Hi : hệ số của loại sản phẩm thứ i Zi, zi : tổng giá thành và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của loại sản phẩm thứ i 3. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí - Phạm vi áp dụng : áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ ngoài việc thu được sản phẩm phụ hoặc thu được sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ con đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính Zspc Qspc - Nội dung : Theo phương pháp này muốn tính giá thành của sản phẩm chính phải lấy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trừ đi các chi phí cần loại trừ khỏi giá thành của sản phẩm chính Công thức : Zspc = Dđk +C – Dck – Clt ; z spc = Trong đó Clt chi phí loại trừ (sản phẩm và chi phí sản phẩm hỏng) 4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ - Phạm vi áp dụng : áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ kết quả sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại phẩm cấp quy cách khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó - Nội dung : Để tính được giá thành của sản phẩm theo phương pháp này phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính ra tỷ lệ tính giá thành Công thức : Tỷ lệ tính Z từng quy cách sản phẩm tính theo từng khoản mục Z thực tế của các nhóm sản phẩm theo từng khoản mục Tổng tiêu chuẩn phân bổ từng khoản mục = Suy ra : Z thực tế của từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục nhân với Tỷ lệ tính Z theo từng khoản mục 5. Phương pháp cộng chi phí - Phạm vi áp dụng : áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau .... Đối tượng tính giá thành của sản phẩm hoàn thành ở các bước cuối cùng là tổng chi phí ở các bước chế biến - Nội dung : Gọi C1, C2 ,C3 .....Cn là tổng chi phí tập hợp ở từng giai đoạn chế biến Dđk,,Dck: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Zsx Q Q : sản lượng của thàn phẩm hoàn thành Ta có Zsx = Dđk + C1 +C2 + .........+Cn - Dck ; zsx = Có 2 phương án để tính giá thành của sản phẩm *) Phương án 1: Tính giá thành theo cách kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí, phương pháp này được áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có yêu cầu tính giá thành của bán thành phẩm và thành phẩm . - Nội dung : Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp được ở từng giai đoạn để tính giá thành và giá thàn đơn vị của bán thành phẩm ở gia đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự từng khoản mục để tiếp tục tính giá thành và giá thành đơn vị của giai đoạn kế tiếp, cứ tiếp tục như thế cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Thể hiện qua sơ đồ sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Z bán thành phẩm 1 Chi phí chế biến gia đoạn 2 Z bán thành phẩm 2 Z bán thành phẩm n - 1 Chi phí chế biến gia đoạn n Z thành phẩm Chi phí NVLTT Chi phí chế biến gia đoạn 1 Z bán thành phẩm 1 *) Phương án 2: Tính giá thành theo cách kết chuyển song song phương án này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp chr tính giá thành của thành phẩm do đó chỉ cần tính chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo tứng khoản mục sau ddó ccọng lại. Theo phương án này doanh nghiệp sẽ tiến hành tập hợp chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục sau đó cộng lại Sơ đồ tính giá thành theo cách kết chuyển chi phí song song Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Chi phí sản xuất của GĐ1 nằm trong thành phẩm Chi phí sản xuất của GĐ2 nằm trong thành phẩm Chi phí sản xuất của GĐn nằm trong thành phẩm Giá thành sản xuất thành phẩm 6. Phương pháp tính giá thành theo định mức Phạm vi áp dụng :áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xác định được địng mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh. Theo phương pháp này mỗi sản phẩm của doanh nghiệp phải có bảng tính giá thành định mức ngoài ra còn phải xác đinhj chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch do thoát ly khỏi định mức Nội dung: Giá thành thực tế = Giá thành định mức + chênh lệch do thay đổi định mức + chênh lẹch do thoát ly khỏi định mức + Z định mức được xác định dựa vào những định mức kinh tế kỹ thuật + Chênh lệch do thay đổi định mức là phần chênh lẹch giữa định mức mới với định mức cũ đã xác định + Chênh lệch thoát ly định mức là phần chênh lệch giữa số chi phí thực tế so với định mức. Phần III: Kết luận Quá trình chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào.Song tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp khác nhau. Nhưng dù sử dụng theo phương pháp nào thì công tác kế vẫn là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong mỗi doanh nghiệp . Quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với kiến thức trang bị ở trường phần nào đã giúp em hiểu được vai trò quan trọng của công tác kế toán trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không có bộ phận kế toán để mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp thì không thể biết đợc tình hình kinh doanh cũng như tình hình thực hiện mọi chế đọ chính sách của doanh nghiệp đối với nhà nước. Bên cạnh đó còn giúp em hiểu sâu hơn về các tài sản , vật tư tiền vốn trong hoạt động kinh doanh cũng như việc nghiên cứu nói chung từ đó giúp em nắm bắt được cách ghi chép sổ sách chứng từ, biểu mẫu của công tác kế toán. Trong thời gian thực tập tai Công ty Gạch ngói Cầu Nai – Hưng Hà - Thái Bình, em đã tìm hiểu tình hình chung về sản xuất kinh doanh và đi sâu vào tìm hiểu phân tích việc chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc trình bày và phân tích tình hình hạch toán, song do trình đọ và tầm hiểu biết có hạn nên những nội dung trình bày không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo cũng như ban lãnh đạo Công ty Gạch ngói Cầu Nai Cuối cùng em xin chúc các thầy các cô cùng các bác trong ban lãnh đạo công ty công tác tốt Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo các bác các chú trong công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua . Thái Bình ngày 15/07/2002 Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội Tháng 3/2002 STT Ghi có TK Ghi nợ TK(ĐTSD) TK 334 phải trả công nhân viên TK 338 phải trả khác Tổng cộng Lương Các khoản phụ cấp Các khoản khác S Có TK334 KPCĐ (2%) BHXH (15%) BHYT (2%) SCó TK 338 TK 622 21157613 21157613 423152,26 3173641,95 423152,26 4019946,47 25177559,47 TK 627 3680548 3680548 73610,96 552082,2 73610,96 699304,12 4379852,12 TK 642 12215502 12215502 244310 1832325,3 244310 2320945,4 14536447,4 TK 338 578880 578880 11577,6 86832 11577,6 109987,2 688867,2 Cộng 37053663 578880 37632543 752650,86 5644881,45 752650,86 7150183,17 44782726,17 Ngày 30/3/2002 Người lập bảng (ký tên) Kế toán trưởng (ký tên) bảng phân phối số 2 Tháng 3/2002 STT Ghi có TK Ghi nợ TK (ĐTSD) TK 152 Giá HT GTT 1 TK 621 43781344 43650000 2 TK 622 3129388,2 3120000 3 TK 627 300902,7 300000 4 TK 641 1788365,1 1783000 Cộng 49000000 48853000 Bảng phân bổ số 3 Tháng 3/2002 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH (%) Nơi sử dụng Toàn công ty TK 627 chi phí sản xuất có YK 641 chi phí BH TK 642 chi phí QLDN NG KH 1 2 3 4 5 6 - Nhà xưởng - Nhà làm việc - Vật kiến trúc - Máy móc thiết bị công tác - Máy móc thiết bị động lực - Phương tiện vận tải 3% 4% 6% 8% 4% 6% 2323520600 361605000 109495000 904364000 103800000 241836000 5808801,5 1205350 547475 6029093,3 364000 1209180 580881,5 6029093,3 1209180 1205350 547475 346000 Cộng 40446206000 15145899,8 11837894,8 1209180 2098825 Bảng kê số 4 Tháng 3/2002 TK ghi có ĐTSD (TK ghi nợ) 152 214 334 338 621 622 627 NKCT1 Cộng TK 621 43650000 43650000 TK 622 21127613 4019946,47 25177559,47 TK 627 3120000 11837894,8 3680548 699304,12 2620000 21957746,92 TK 154 43650000 25177559,47 21957746,92 90785306,39 Cộng 46770000 11837894,8 24838161 4719250,59 43650000 25177559,47 21957746,92 2620000 181570612,78 Bảng kê số 5 Tháng 3/2002 STT Ghi có TK Ghi nợ TK(ĐTSD) TK 152 TK 214 334 338 NKCT1 Cộng 1. 2. TK 641 TK 642 300000 1783000 1209180 2098825 12215502 2320945,38 1495000 3004180 18418272,38 Cộng 2083000 3308005 12215502 2320945,38 1495000 21422452,38 Ngày 29/3/2002 Nhật ký chứng từ số 7 Phần I : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Tháng 3/2002 STT Ghi có TK Ghi nợ TK 152 154 214 334 338 621 622 627 NKCT1 Cộng 1 TK 154 43650000 25177559,47 21957746,92 90785306,39 2 TK 155 90785306,39 90785306,39 3 TK 338 578880 109987,2 688867,2 4 TK621 1783000 43650000 5 TK 622 21157613 1049946,47 25177559,47 6 TK 627 3120000 11837894,8 3680548 699304,14 2620000 21957746,92 7 TK 641 300000 1209180 1495000 3004180 8 TK 642 1783000 2098825 12215502 2320945,38 18418272,38 Cộng 48853000 90785306,39 15145899,8 37632543 7150183,17 43650000 25177559,47 21957746,92 4115000 294467238,75 Ngày 29/3/2002 Người lập bảng (ký tên ) Kế toán trưởng (ký tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0312.doc
Tài liệu liên quan