Do thời gian thực tập có hạn và còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như về trình độ lý luận nhưng em cũng mạnh dạn đề xuất những ý kiến chủ quan của bản thân mình. Song em luôn hy vọng những ý kiến đề xuất của mình trên cơ sở tìm hiểu kỹ càng thực tế ở doanh nghiệp cùng sự phân tích nhận định của bản thân sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của công ty.
52 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Sao Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bị cho phòng 06 máy vi tính và đã sử dụng phần mềm FAST Acounting, toàn bộ công tác kế toán đều làm bằng máy do vậy công tác hạch toán đã đợc đơn giản hoá.
*Tổ chức hạch toán ghi chép ban đầu
- Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đội, kế toán đội thực hiện việc thu nhận, kiểm tra và ghi chép vào sổ theo dõi của mình để lập báo cáo về phòng kế toán công ty, theo định kỳ cuối tháng toàn bộ các chứng từ gốc tập hợp trong tháng được chuyển về phòng kế toán công ty để xử lý, ghi sổ kế toán.
Sau đó tại phòng kế toán công ty, các cán bộ kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để phân ra các tài khoản, và nhập vào máy tính để ghi sổ kế toán.
- Chứng từ kế toán của bộ phận kế toán nào thì bộ phận đó lưu giữ
*Việc vận dụng hệ thống tài khoản tại công ty xây dựng SaoVương theo đúng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành.
Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc theo dõi kế toán mở thêm một số tài khoản chi tiết cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
* Vận dụng hình thức ghi sổ kế toán
Để thích hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán của công ty, công ty đã áp dụng phơng pháp ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung để đảm bảo đánh giá chính xác, kịp thời các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thờng xuyên.
- Sổ nhật ký: Bao gồm các nhật ký đặc biệt TK111,112 và sổ NKC
- Sổ cái TK621,622,627,154,141...
- Sổ kế toán chi tiết gồm có: Sổ quĩ tiền mặt ( TK 111), sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng (TK 112), sổ chi tiết vật t hàng hoá ( TK 152,153), sổ chi tiết phải trả cho ngời bán ( 331), sổ chi tiết phải thu của khách hàng (TK131) sổ chi tiết tạm ứng ( TK 141), sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( TK 154), sổ chi tiết chi phí sản xuất chung ( TK 627)... và các sổ chi tiết khác...
- Các báo cáo kế toán
2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng Sao Vương
2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xây dựng Sao Vương
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà công ty bỏ ra để tạo ra các sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất ở công ty xây dựng Sao Vương được phân loại theo 4 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Việc phân loại này được thể hiện trên các sổ cái tài khoản, sổ tổng hợp chi phí sản xuất và bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.2.1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí
Xuất phát từ đặc thù sản phẩm xây dựng được hình thành qua thời gian thi công dài và qua nhiều giai đoạn nên đối tợng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty xây dựng Sao Vương là từng CT, HMCT nhận thầu.
Mỗi CT từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các khoản mục chi phí.
- Chi phí NVLTT.
- Chi phí NCTT.
- Chi phí sử dụng MTC.
- Chi phí SXC.
2.2.1.3. Phơng pháp tập hợp chi phí
Công ty xây dựng Sao Vương cũng nh các doanh nghiệp xây dựng khác, chi phí sản xuất của công ty bao gồm 4 khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC và chi phí SXC. Trên cơ sở đó, công ty đã tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí, bao gồm các khoản mục:
- Chi phí NVLTT
- Chi phí NCTT
- Chi phí sử dụng MTC
- Chi phí SXC
Tất cả các khoản mục chi phí này phát sinh sẽ đợc theo dõi và được phản ánh vào các chứng từ sổ sách kế toán phù hợp cho từng CT. Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp kế toán trực tiếp theo từng CT. Do đó, toàn bộ chi phí phát sinh đều được tập hợp theo từng giai đoạn. Đối với các chi phí trực tiếp liên quan tới giai đoạn nào thì hạch toán cho giai đoạn đó theo chứng từ gốc hoặc bảng phân bổ chi phí. Sau khi đã tập hợp đợc toàn bộ chi phí, các chi phí trực tiếp ghi thẳng vào các đối tượng chịu chi phí, các chi phí chung dùng tiêu thức trung gian.
2.2.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xây dựng Sao Vuơng
2.2.1.4.1. Kế toán chi phí NVLTT
* Đặc điểm sử dụng vật liệu tại công ty.
Chi phí NVL là cơ sở cấu thành thực thể sản phẩm. Chi phí NVLTT của công ty nói riêng cũng nh của các đơn vị xây lắp nói chung bao gồm có:
- Chi phí NVLC: gạch, ngói, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép...
- Chi phí NVL phụ: vôi, sơn...
- Chi phí vật liệu kết cấu: kèo, cột, khung, giàn giáo, tấm pano đúc sẵn.
- Chi phí VLTT khác.
* Phơng pháp hạch toán chi phí NVLTT
Chi phí NVLTT là chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành CT, HMCT. Do vậy việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí NVLTT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng mức tiêu hao vật chất trong thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành CT xây dựng.
Do là một loại chi phí trực tiếp nên toàn bộ chi phí NVL đợc hạch toán trực tiếp vào từng đối tợng sử dụng là CT, HMCT theo giá thực tế của từng NVL đó.
Xuất phát từ yêu cầu hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng nh yêu cầu quản lý của công ty. Công ty sử dụng TK 621- Chi phí NVLTT để tập hợp chi phí NVLTT.
Do tính chất đặc thù nên NVL được sử dụng cho CT được căn cứ vào như cầu và kế hoạch thi công chủ công trình tiến hành mua và xuất thẳng đến CT. Do đó kế toán công ty không theo dõi chi phí NVL trên TK 152.
Kế toán thanh toán tạm ứng tiếp nhận các chứng từ (hoá đơn GTGT, tờ kê thanh toán.) thực hiện trên tờ kê tổng số CP NVL thực tế phát sinh.
Sau đó kế toán tiến hành nhập liệu: Vào menu chính chọn kế toán tổng hợp chọn cập nhật số liệu chọn phiếu kế toán nhập theo định khoản:
Nợ TK 621 266.964.928
Nợ TK1331 17.003.039
Có TK 141 283.967.967
2.2.1.5.2. Kế toán chi phí NCTT.
Chi phí NCTT trong công ty xây dựng Sao Vương bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp xây lắp, không bao gồm các khoản trích theo tiền lương.Lực lượng lao động tại Công ty bao gồm lao động trong biên chế và lao động ngoài biên chế. Lực lượng lao động trong biên chế thường là lao động có tay nghề và có thâm niên làm việc, thường thực hiện những công việc phức tạp. Lực lượng lao động ngoài biên chế chiếm tỷ trọng lớn, thờng thực hiện những công việc giản đơn, yêu cầu kỹ thuật không cao.Công ty chỉ tiến hành trích BHXH,BHYT,KPCĐ đối với các công nhân thuộc biên chế, còn các công nhân thuê ngoài thì không có các khoản trích đó.
Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán cho công nhân trực tiếp xây lắp theo khối lượng giao khoán hoàn thành (khoán gọn công việc) và theo đơn giá tiền lơng định mức được bộ phận kế hoạch đầu tư, bộ phận kỹ thuật thi công của công ty xác định theo dự toán, thiết kế CT, HMCT (đơn giá lương được ghi trong hợp đồng xác nhận). Chi phí NCTT đợc kế toán công ty tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp cho từng CT, HMCT.
Qui trình hạch toán lương của công ty nh sau:
Trong phần mềm mà công ty đang sử dụng không có phần hành tính lương. Do vậy kế toán công ty phải tiến hành tính lơng thủ công, kế toán lập bảng thanh toán lơng. Sau đó, căn cứ vào bảng thanh toán lơng và bảng tổng hợp thanh toán lương kế toán tiến hành nhập liệu vào máy.
Hợp đồng giao khoán
(Trích).....
II. Nội dung công việc
STT
Tên công việc
ĐVT
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
Trát dầm tầng 1+2
m2
400
8.000
3.200.000
..................................
6
Quét vôi tầng 3 trắng
m2
72
3000
216000
Cộng
80.040.000
Những điều khoản khác:
1. .........
2. Thể thức thanh toán: Hàng tháng tạm ứng theo 70% lơng theo khối lợng công việc hoàn thành, số còn lại sẽ thanh toán hết sau khi có biên bản nghiệm thu của bên A.
(Đội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ thiết kế , bản vẽ, cấp đủ chủng loại vật t ...)
Đại diện tổ nhận khoán Tổ chức hành chính Đội trởng CT
Nguyễn Văn Trình Trần Văn Huy Vũ Hồng Duy
Hợp đồng giao khoán này là căn cứ để đội trưởng công trình kiểm tra tiến độ thi công của tổ nhận khoán, lập bảng thanh toán hợp đồng giao khoán.
Bảng thanh toán hợp đồng giao khoán
Tháng 12/2006
Tên tổ trưởng: Nguyễn Văn Trình
Tổ 1
TT
Tên công việc
ĐVT
Khối lợng hoàn thành thực tế
Đơn giá
Thành tiền
Cán bộ kỹ thuật xác nhận
1
Trát dầm tầng 1+2
m2
400
8.000
3.200.000
........................
6
Quét vôi tầng 3 trắng
m2
72
3.000
216.000
Cộng
80.040.000
Tổng số tiền đợc hởng: 80.040.000 đ
Bằng chữ: Tám mơi triệu không trăm bốn mơi nghìn đồng chẵn.
Tháng 12 năm 2006
Đại diện bên nhận khoán Tổ chức hành chính Đội trởng CT
Nguyễn Văn Trình Trần Văn Huy Vũ Hồng Duy
Nh vậy bản Hợp đồng giao khoán nhân công, bảng thanh toán Hợp đồng giao khoán là những căn cứ chứng minh công việc đã thực hiện và hoàn thành bởi tổ nhận khoán của ông Nguyễn Văn Trình do đội trởng Vũ Hồng Duy giao khoán. Trong quá trình thực hiện công việc tổ trưởng tổ sản xuất phải theo dõi thời gian lao động của công nhân trực tiếp xây lắp trong tổ và ghi vào bảng chấm công thời gian.
Căn cứ vào bảng chấm công và chia lương kế toán đội lập bảng thanh toán lương cho từng tổ.
Tập hợp các bảng thanh toán lơng của các tổ, kế toán đội lập bảng tổng hợp thanh toán cùng các chứng từ kèm theo gửi về phòng kế toán.
Tại phòng kế toán công ty, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tiến hành nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK334 84.150.000
Có TK 141 84.150.000
Có màn hình nhập liệu như sau :
Sau đó kế toán thực hiện luôn bút toán kết chuyển:
Nợ TK 622: 84.150.000
Có TK 334 84.150.000
Máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ NKC (biểu 1), sổ chi tiết TK141 (biểu 2), sổ cái TK 622 (biểu 6), sổ chi tiết TK 622 (biểu 7) và các sổ liên quan khác.
2.2.1.4.3. Kế toán chi phí sử dụng MTC
Hiện nay MTC dùng vào sản xuất của công ty bao gồm: ô tô, máy xúc, máy la rung... Công ty không tổ chức đội máy thi công riêng mà giao trực tiếp cho các đội sử dụng phục vụ thi công CT hoặc cho các đội thuê xe, máy thi công. Để thực hiện khối lượng xây lắp từng máy, do lượng xe, máy thi công của công ty không nhiều, mặt khác các CT lại nằm phân tán và ở xa công ty nên các đội CT có thể thực hiện theo 2 cách: sử dụng máy thi công do công ty giao cho hoặc thực hiện thuê máy thi công.
- Nếu số MTC do công ty giao cho thì chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các khoản tiền lương, khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp điều khiển xe, MTC, chi phí nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí khác dùng cho MTC. Ngoài ra còn phải trích khấu hao MTC và chi phí sử dụng MTC của CT đó. Kế toán công ty thực hiện tính khấu hao TSCĐ 1 năm 1 lần, theo phơng pháp đờng thẳng, phân bổ theo ca máy sử dụng và chi tiết cho từng loại máy.
Trong phần mềm mà công ty sử dụng không có phần tính trích khấu hao, việc tính kháu hao đợc nhân viên kế toán thực hiện thủ công và được tính trên Excel.
Đối với máy móc thực hiện thi công nhiều CT, HMCT thì việc phân bổ chi phí sử dụng MTC sẽ căn cứ vào “Nhật trình xe máy thi công” của mỗi máy thi công.
- Nếu thuê ngoài MTC, thông thường việc thuê máy thường đi kèm với người trực tiếp điều khiển và sử dụng cùng với các chi phí nhiên liệu. Do vậy chi phí sử dụng MTC phát sinh chỉ bao gồm tiền thuê xe, máy tính trên 1 giờ hoặc ca máy thi công, tuỳ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng thuê xe, MTC.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hợp đồng kinh tế
(Trích)
Điều I: Bên A thuê xe, máy xúc ủi đồng ý thuê và bên B cho thuê xe, máy xúc ủi đồng ý cho thuê theo bảng kê dới đây:
STT
Tên máy
ĐVT
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy xúc
giờ
16
190.000
3.040.000
2
Máy ủi
giờ
5
190.000
950.000
3
Máy lu rung
ca
2
400.000
800.000
Cộng
4.790.000
Căn cứ vào bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT kế toán tiến hành nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK 623 58.499.600
Nợ TK1331 2.924.980
Có TK 141 61.424.580
Có màn hình nhập liệu sau:
Máy tính sẽ tự động cập nhật vào các sổ Nhật ký chung (Biểu 1), sổ chi tiết TK 141(Biểu 2), sổ cái TK 1331, sổ chi tiết TK 623 (Biểu 9), sổ cái TK 623
2.2.1.4.4. Kế toán chi phí SXC
Tại công ty xây dựng Sao Vương chi phí SXC là toàn bộ các chi phí như: Tiền lương nhân viên quản lý đội, khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ qui định (19%) trên tiền lơng phải trả cho nhân viên quản lý đội, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Tất cả các chi phí này khi phát sinh sẽ đợc kế toán tập hợp và theo dõi trên Tk 627: chi phí SXC theo từng yếu tố cụ thể và được tập hợp trực tiếp cho từng CT, HMCT thi công.
Để tập hợp chi phí SXC trong kỳ kế toán công ty sử dụng TK 627 và đợc mở chi tiết cho từng yếu tố.
ã TK 6271
Chi phí nhân viên quản lý đội bao gồm tiền lơng, phụ cấp, các khoản trích theo lơng của nhân viên quản lý đội.
Hàng ngày nhân viên thống kê tiến hành chấm công cho từng nhân viên trên bảng chấm công. Cuối tháng chuyển bảng chấm công về phòng kế toán công ty. Căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng làm khoán kế toán tính ra số tiền lơng của nhân viên quản lý đội. Từ đó lập bảng thanh toán lơng cho bộ phận gián tiếp của đội.
Đối với phần mềm mà công ty đang sử dụng thì phần mềm không thể tự tính đợc lơng mà chỉ để hạch toán chi phí tiền lơng. Tiền lơng cho bộ phận quản lý được thể hiện trên bảng thanh toán lơng .Căn cứ vào bảng thanh toán lơng ,bảng phân bổ tiền lơng và BHXH để lập bảng tổng hợp thanh toán.
ã TK 6273
* Kế toán chi phí vật liệu 6273
Chi phí công cụ dụng cụ cho hoạt động của đội bao gồm tiền mua, nhiên liệu và các chi phí khác về bảo hộ lao động,CCDC phục vụ cho hoạt động chung của đội xây lắp.
Để tập hợp chi phí này, kế toán sử dụng TK 6273 chi phí CCDC đợc mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể:
Cuối tháng kế toán đội gửi hoá đơn, chứng từ về thanh toán các khoản chi vật liệu phục vụ hoạt động chung của đội , kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và tiến hành nhập liệu
Căn cứ vào các số liệu trên bảng tổng hợp, kế toán tiến hành nhập liệu theo ĐK :
Nợ TK 6273 18.470.000
Nợ TK1331 1.847.000
Có TK 141 20.317.000
Có màn hình nhập liệu sau:
Máy sẽ tự động cập nhật các số liệu vào các sổ nhật ký chung (Biểu 1),sổ chi tiết TK 141(Biểu2) , sổ chi tiết TK 6273 (Biểu 15), sổ cái TK 6273 (Biểu 14) và các sổ có liên quan khác.
ã TK 6277
Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại các tổ xây lắp bao gồm tiền điện nớc, thuê bao điện thoại, cớc điện thoại hàng tháng, tiền mua tài liệu...
Để tiến hành tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh liên quan đến hoạt động của các tổ đội xây lắp, kế toán sử dụng TK 6277, TK này đợc mở chi tiết cho từng đối tợng tập hợp chi phí là CT, HMCT.
Căn cứ vào số liệu bảng tổng hợp trên, kế toán nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK 6277 1.062.500
Nợ TK 1331 106.250
Có TK 141 1.168.750
Có màn hình nhập liệu sau:
Máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ Nhật ký chung (Biểu 1), sổ chi tiết TK 141 (Biểu 2), sổ chi tiết TK 6277 (Biểu 17), sổ cái TK 6277 (Biểu 16) và các sổ liên quan khác.
ã TK 6278
Các khoản chi phí khác phát sinh tại các tổ đội xây lắp bao gồm tiền vé tàu xe đi đường, chi phí giao dịch tiếp khách.
Để tập hợp chi phí khác bằng tiền phát sinh liên quan đến hoạt động của đội xây lắp kế toán sử dụng TK 6278. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ hoá đơn thanh toán với ngời cung cấp kế toán đội lập bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT cùng với các chứng từ gửi về phòng kế toán.
Sau khi kiểm tra tính hợp pháp hợp lý của các tài liệu do kế toán đội chuyển lên kế toán tiến hành nhập liệu vào máy
Nợ TK 6278 3.298.800
Nợ TK 1331 329.880
Có TK 141 3.628.680
Máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ Nhật ký chung (Biểu 1), sổ chi tiết TK 141 (Biểu 2), sổ chi tiết TK 6278 (Biểu 19), sổ cái TK 6278 (Biểu 18) và các sổ liên quan khác
2.2.1.4.5. Kế toán chi phí sản xuất cuối kỳ
Cuối mỗi quí căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ các TK 621, 622, 623, 627 chi tiết tơng ứng với từng yếu tố chi phí, từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sau khi tính toán trừ đi các khoản giảm trừ chi phí, kế toán tổng hợp lập tờ kê hạch toán để kết chuyển cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối với những khoản chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều CT, HMCT không thể tập hợp riêng cho từng đối tượng, kế toán sẽ thực hiện phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp với từng loại chi phí.
2.2.1.4.6. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở
Để tính được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ.Thông thường kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối quý, song đối với những công trình có thời điểm thanh toán và bàn giao không trùng với kỳ tính giá thành sản phẩm, kế toán vẫn tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở vào thời điểm thanh toán.
ở công ty xây dựng Sao Vương việc hạch toán sản phẩm xây dựng hoàn thành là theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, kỳ tính giá thành xây dựng hoàn thành là cuối quý nên để xác định đợc thực tế khối lợng xây lắp hoàn thành trong quý phải tính được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối quý. Khối lượng xây lắp dở dang cuối quý là khối lượng xây lắp cha đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được xác định bằng phơng pháp kiểm kê.
Cuối quý, ban kinh tế – kế hoạch cùng với kỹ thuật viên công trình tiến hành kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình. Bộ phận kế toán khi nhận đợc “bảng kiểm kê khối lợng xây lắp dở dang” cuối kỳ từ ban kinh tế – kế hoạch gửi sang sẽ tiến hành xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức :
Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
=
Khối lượng xây lắp dở dang
X
Đơn giá dự toán
Từ đó kế toán xác định chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức sau:
Chi phí thực tế khối lượng dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế KLXL thực tế phát sinh trong kỳ
Giá trị dự toán của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ
2.2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm
2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành
Đối tượng tính giá thành của công ty xây dựng Sao Vương là từng CT, HMCT. Đối tượng tập hợp chi phí đồng thời là đối tợng tính giá thành sản phẩm, điều này giúp cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đợc cụ thể và đơn giản hơn. Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp được cho từng CT, HMCT, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành cho đối tợng đó.
Kỳ tính giá thành mà công ty thực hiện là theo từng quý. Song tuỳ thuộc vào thời điểm bàn giao CT, HMCT đã được qui định trong hợp đồng mà công ty có thể thực hiện kỳ tính giá thành khác nhau.
2.2.2.2 Phơng pháp tính giá thành
Giá thành sản phẩm xây dựng đợc lập dựa trên đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nớc ban hành, phân tích vật t theo định mức số 1242/1998/QĐ - BXD. Giá thành mỗi sản phẩm xây dựng được lập ứng với giá trị dự toán của chính gói thầu đó.
Hiện nay công ty xây dựng Sao Vương tính giá thành theo phơng pháp giản đơn và sử dụng 2 loại giá thành:
- Giá thành dự toán (Zdt): là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lợng công tác xây lắp theo dự toán. Nh vậy Zdt là 1 bộ phận của giá trị dự toán của từng CT xây lắp riêng biệt và được xác định từ giá trị dự toán thiết kế.
- Giá thành thực tế (Ztt): là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp đợc.
Kết thúc CT, doanh nghiệp so sánh Zdt với Ztt để phân tích và đề ra biện pháp khắc phục hạn chế cho lần thi công tiếp theo. Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa dự toán và thực tế là: Zdt > Ztt.
Giá thành sản CPTT khối CPTT khối CPTT khối
phẩm hoàn = lượng XL + lượng XL phát - lượng XL dở
thành đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ
Biểu 1:
Bảng giá thành sản phẩm
Quý 4/2006
(Trích)
ĐVT: đồng
Chi phí phát sinh trong kỳ
CPNVLTT
CPNCTT
CPSDMTC
CPSXC
Cộng
1
2
3
4
5
6
7
8 = 4+5+6+7
9
10
......
....................................
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
1
Công trình Nhà văn hoá Sơn La
173.654.674
847.914.303
216.839.700
970.240.808
72.801.340
2.107.796.151
91.764.346
2.189.686.479
2
Công trình Nhạc viện Hà Nội
987.761.436
1.167.720.451
255.732.144
160.866.072
124.406.723
1.708.725.390
932.174.855
1.764.111.971
......
....................................
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
Biểu 2:
Sổ cái TK 154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Quý 4/2006
(Trích)
ĐVT: đồng
Chứng từ
TK đối ứng
Số
Ngày
Nợ
Có
Số d đầu kỳ
10.181.723.842
1
KC
31/12/2004
K/c chi phí NVLTT xác định gtrị dở dang quý 4/2004
154
621
8.051.870.196
2
KC
31/12/2004
K/c chi phí NCTT xác định gtrị dở dang quý 4/2004
154
622
1.723.841.159
3
KC
31/12/2004
K/c chi phí sử dụng máy thi công xác định gtrị dở dang quý 4/2004
154
623
873.401.726
4
KC
31/12/2004
K/c chi phí SXC- CPNVQL của đội xác định gtrị dở dang quý 4/2004
154
6271
384.472.823
5
KC
31/12/2004
K/c chi phí SXC- chi phí CCDC cho đội xác định gtrị dở dang quý 4/2004
154
6273
107.431.870
6
KC
31/12/2004
K/c chi phí SXC- CP dịch vụ mua ngoài cho đội xác định gtrị dở dang quý 4/2004
154
6277
990.746.823
7
KC
31/12/2004
K/c chi phí SXC- CP khác bằng tiền sử dụng cho đội xác định gtrị dở dang quý 4/2004
154
6278
307.842.731
8
KC
31/12/04
Xác định giá vốn hàng bán quý 4/2004
632
154
55.847.131.460
Tổng phát sinh
55.847.131.460
55.847.131.460
Số d cuối kỳ
9.872.321.403
9.872.321.403
Biểu 3:
Nhật ký chung
Quý 4/2006
(Trích)
ĐVT: đồng
Chứng từ
TK đối ứng
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
......
......
......
........................
......
......
............
3
PC08
03/10/04
Thanh toán tiền tiếp khách
6427
1111
3.147.000
4
PC783
05/12/04
Chi mua vt,.... công trình
141
1111
300.000.000
5
PC10
25/12/04
Thanh toán tiền ống nớc- Trần Văn Hải
141
331
1.070.000
......
......
......
........................
......
......
............
140
HT210
31/12/04
Thanh toán tiền thuê máy xúc.... T12/2004
623
141
58.499.600
141
HT210
31/12/04
Thuế GTGT máy xúc T12/2004 Công trình
1331
141
2.924.980
......
......
......
........................
......
......
............
152
HT298
31/12/04
Thanh toán tiền lương trực tiếp T12/2004 công trình Nội
622
141
84.150.000
153
HT299
31/12/04
Kết chuyển tiền lương gián tiếp T12/2004 công trình
6271
141
5.911.000
......
......
......
........................
......
......
............
220
HT301
31/12/04
Thanh toán tiền xi măng, gạch ốp T12/2004 công trình
621
141
266.964.928
221
HT301
31/12/04
Tiền thuế GTGT mua xi măng, gạch ốp T12/2004 công trình
1331
141
17.003.039
......
......
......
........................
......
......
............
340
HT384
31/12/04
Thanh toán tiền công cụ, dụng cụ T12/2004 công trình
6273
141
18.470.000
341
HT384
31/12/04
Tiền thuế GTGT công cụ, dụng cụ T12/2004 công trình
1331
141
1.847.000
......
......
......
........................
......
......
............
390
HT400
31/12/04
Thanh toán tiền mua tài liệu, phô tô T12/2004 công trình
6277
141
1.062.500
391
HT400
31/12/04
Tiền thuế GTGT mua tài liệu T12/2004 công trình
1331
141
106.250
430
HT501
31/12/04
Thanh toán tiền chi tiếp khách T12/2004
6278
141
3.298.800
Sổ cái tài khoản 621
Quý IV/2006
(Trích)
ĐVT: đồng
Chứng từ
Tài khoản đối ứng
Số tiền
Số
Ngày tháng
TK Nợ
TK Có
Nợ
Có
1
HT100
31/10/2004
Thanh toán tiền cát đá CT Nhạc viện Hà Nội - nhà học số 2
621
141
571.843.190
2
HT170
31/10/2004
Thanh toán tiền xi măng, thép CT Nhà văn hoá Sơn La
621
141
370.481.154
.....................................................
158
HT301
31/12/2004
Thanh toán tiền xi măng, gạch ốp CT Nhạc viện Hà Nội - nhà học số 2
621
141
266.964.928
....................................................
270
KC
31/12/2004
Kết chuyển chi phí NVLTT - Xác định giá trị dở dang quý IV/2004 CT nhạc viện Hà Nội - nhà học số 2
154
621
1.167.720.451
Tổng phát sinh
5.789.231.000
5.789.231.000
Bảng thanh toán lơng CNTT xl tháng 12/2006
Tổ 1- Đội xây dựng số 2
Biểu 5.2
Các khoản khấu trừ
BHXH, BHYT
1
2
3
4
5
6
7=3+4+5+6
8=3*6%
9=7-8
10
1
Bùi Văn Tuấn
812000
270.000
150.000
1.232.000
48.720
1.183.280
2
Đoàn Văn Linh
870000
180.000
150.000
1.200.000
52.200
1.147.800
3
Nguyễn Thị Lan
1160000
150.000
1.310.000
69.600
1.240.400
4
Ngô Quang Tùng
928000
150.000
150.000
1.228.000
56.680
1.171.320
...........................
................
Tổng
27.500.000
Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội
Tháng 12/2006
Biểu 5
(Trích)
ĐVT: đồng
TK 334 - Phải trả CNV
TK 338 - Phải trả phải nộp khác
Lơng thực tế
........
Cộng
KPCĐ
BHXH
BHYT
Cộng
1
2
3
4
5
6=4+5
7=6*2%
8=3*15%
9=3*2%
10=7+8+9
11=6+10
I
TK 622-CPNCTT công trình
13.670.000
54.150.000
54.150.000
1.083.000
2.050.500
273.400
3.406.900
57556900
II
TK 627-CPSX chung
1
Công trình nhà văn hoá Sơn La
7.350.400
10.451.000
10.451.000
209.020
465.090
147.008
821.118
11.272.118
2
Công trình công trình
4.930.000
5.911.000
5.911.000
118.220
739.500
98.600
956.320
6.867.320
Sổ cái tài khoản 622 - CPNCTT
Quý IV/2006
Biểu 6
(Trích)
ĐVT: đồng
Chứng từ
Tài khoản đối ứng
Số tiền
Số
Ngày tháng
TK Nợ
TK Có
Nợ
Có
1 HT201
31/10/2004
Kết chuyển chi phí lơng nhân công trực tiếp tháng 10/2004 - công trình
622
141
29.708.000
2 HT215
31/10/2004
Kết chuyển lương NCTT tháng 10/2004 công trình nhà văn hoá Sơn La
622
141
30.591.000
.................................
19 HT298
31/12/2004
Thanh toán tiền CNTT tháng 12/2004 công trình
622
141
84.150.000
............................
32 KC
31/12/2004
Kết chuyển chi phí NCTT - Xác định giá trị dở dang quý IV/ công trình
154
622
255.732.144
Tổng phát sinh
550.741.823
550.741.823
Sổ chi tiết tài khoản 622 - CPNCTT
Quý IV/2006
Biểu 7
(Trích)
ĐVT: đồng
Chứng từ
Tài khoản đối ứng
Số tiền
Số
Ngày tháng
TK Nợ
TK Có
Nợ
Có
1
HT201
31/10/2004
Kết chuyển chi phí lương nhân công trực tiếp tháng 10/2004 - công trình
622
141
9.708.000
.................................
15
HT298
31/12/2004
Thanh toán tiền CNTT tháng 12/2004 công trình
622
141
84.150.000
............................
28
KC
31/12/2004
Kết chuyển chi phí NCTT - Xác định giá trị dở dang quý IV/2004 công trình
154
622
255.732.144
Tổng phát sinh
255.732.144
255.732.144
Chương 3
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng Sao Vương
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng Sao Vương
3.1.1. Thành tựu đã đạt ưđợc
Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trờng và tồn tại lâu dài mỗi doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp khẳng định chỗ đứng của mình. Trên tiềm lực có hạn, để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh không con đờng nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng đối với công tác kế toán của doanh nghiệp xây dựng nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung. Tập hợp chi phí một cách chính xác, tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm không những tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản trị doanh nghiệp đa ra các quyết định đúng đắn nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập tại công ty xây dựng Sao Vương và đi sâu tìm hiểu đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng Sao Vương ” em nhận thấy: Cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta, công ty xây dựng Sao Vương đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức, qui mô, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện và nâng cao. Hàng năm công ty luôn phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch của Tổng công ty giao.
Nhận thức được vai trò to lớn của tổ chức công tác kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh: kế toán không chỉ đảm bảo tính chính xác của thông tin mà còn có tác dụng củng cố nền nếp sản xuất kinh doanh nên công ty đã không ngừng nâng cao công tác kế toán. Trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một trọng tâm đợc đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán của công ty. Cụ thể:
Thứ nhất: về bộ máy quản lý: bộ máy quản lý của công ty đợc xây dựng một cách hợp lý hiệu quả phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp xây dựng cũng nh phù hợp với đặc điểm riêng của công ty.
Thứ hai: về bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty phù hợp với tình hình thực tế về qui mô hoạt động, loại hình sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, đợc tổ chức tơng đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao và đợc phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán. Mỗi phần hành kế toán đợc phân công cho từng ngời theo đúng yêu cầu tách biệt của các phần hành kế toán cơ bản, đảm bảo cho việc giám sát theo dõi đối với các hoạt động xây lắp. Đồng thời sự phân công phân nhiệm rõ ràng thúc đẩy kế toán các phần hành hoàn thành nhiệm vụ đợc giao.
Thứ ba: về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Công ty lựa chọn hạch toán theo ph ơng pháp kiểm kê thờng xuyên là phù hợp với qui mô, tính chất sản xuất, đặc điểm sản phẩm và đáp ứng đợc nhu cầu thông tin ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Với hình thức khoán gọn xuống từng xí nghiệp, đội xây dựng có kết hợp với sự kiểm tra giám sát tập trung trọng điểm đã gắn liền với trách nhiệm vật chất của xí nghiệp, đội thi công tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành sản phẩm xác định hợp lý, đúng đắn. Các chi phí sản xuất được tập hợp riêng theo từng khoản mục, đối tợng tập hợp chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục yếu tố chi phí.
Trên đây là một số những điểm cơ bản về quản lý và tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là những yếu tố có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty xây dựng Sao Vương cũng không tránh khỏi những khó khăn và tồn tại nhất định cần tiếp tục hoàn thiện.
3.1.2. Hạn chế còn tồn tại
Một là: về tình hình luân chuyển chứng từ
Cuối tháng nhân viên thống kê ở các tổ đội xây dựng mới gửi chứng từ về phòng kế toán.Các chứng từ gửi về chủ yếu là các chứng từ gốc (hóa đơn, biên bản thanh lý hợp đồng, bản chấm công, bản nghiệm thu ...) cùng bản kê chi phí thi công và giấy thanh toán tạm ứng (đối với hình thức khoán). Do đó công việc của ban tài chính kế toán tập trung dồn vào cuối tháng trong khi ở thời điểm giữa tháng công việc không nhiều, dẫn tới công việc kế toán không đợc dàn đều trong tháng. Việc tổng hợp, xử lý số liệu vào cuối tháng rất lớn làm cho việc lập báo cáo kế toán quản trị và báo cáo kế toán tài chính để cung cấp thông tin bị chậm trễ. Mặt khác sức ép của việc xử lý và cung cấp thông tin sẽ dẫn tới nhiều sai xót trong công việc kế toán.
Hai là: về việc tập hợp chi phí NVLTT
NVL sử dụng cho thi công CT chủ yếu là mua về sử dụng ngay, coi nh không qua kho, cũng không tổ chức bãi chứa vật liệu, không tổ chức vị trí thủ kho điều này làm cho việc theo dõi lợng vật tư nhập, xuất sẽ không được chính xác. Việc thu mua NVL đều chỉ do chủ CT hoặc nhân viên quản lý đội tự tổ chức thực hiện, điều này dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực khi nhân viên tiến hành thu mua NVL, gây nên việc sử dụng còn lãng phí cha tiết kiệm.
Tuy vậy, dù mới chỉ thực tập trong thời gian ngắn, cha hiểu đợc nhiều về tình hình của công ty, với trình độ lý luận và sự hiểu biết còn hạn chế nhng em cũng xin mạnh dạn đợc đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Sao Vuơng
3.2.1Về công tác tập hợp chứng từ kế toán
Để giảm bớt khối lợng công việc kế toán cuối tháng, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho các đối tợng sử dụng, hạn chế những sai xót trong quá trình tổng hợp, xử lý thông tin kế toán. Muốn vậy công ty cần phải có quy định yêu cầu các nhân viên thống kê ở các đội xây dựng định kỳ 10-15 ngày phải gửi chứng từ đã tập hợp đợc về ban tài chính kế toán công ty (nhng phải quy định thời gian gửi chứng từ chậm nhất là 5 ngày đầu tháng sau).
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cũng là bảng kê các hóa đơn chứng từ, chứng từ gốc có liên quan đến chi phí sản xuất tại công trình, hạng mục công trình tuy nhiên đã có sự phân loại chi phí sản xuất, phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí. bảng tổng hợp này có thể được lập theo mẫu:
công ty xây dựng Sao Vuơng
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
Đội XL số : Từ ngày......tháng......năm ..... đến ngày....tháng.......năm....
Tên công trình:
Chứng từ
Trong đó ghi Nợ các TK, ghi có các TK141,331.....
627
6271
.....
.....
6278
Tổng cộng
Thực chất bảng tổng hợp chi phí sản xuất là một bảng kê các hóa đơn và các chứng từ gốc phát sinh trong tháng có liên quan đến chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình đang tiến hành thi công và buớc đầu tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục chi phí. Cuối tháng hoặc đến cuối kỳ gửi chứng từ gốc về ban tài chính kế toán công ty, nhân viên thống kê đội sẽ gửi kèm bảng tổng hợp chi phí sản xuất (tổng hợp các hóa đơn chứng từ, các chi phí phát sinh lần gửi trớc đến lần gửi này). Kế toán công ty chỉ cần kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các chứng từ gốc với bảng tổng hợp chi phí sản xuất kèm theo xem xét việc phản ánh chi phí sản xuất phát sinh theo các khoản mục có đúng không, thực hiện những sửa đổi nếu có sai xót. Sau đó kế toán sẽ căn cứ vào dòng “tổng cộng” làm căn cứ tính toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tiến hàng nhập liệu vào máy.
3.2.2 Về kế toán chi phí NVLTT :
Ban tài chính kế toán công ty cần yêu cầu các nhân viên thống kê đội lập bảng kê vật liệu còn lại cha sử dụng cuối kỳ ở công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT thực tế phát sinh. Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ có thể lập theo mẫu :
Công ty xây dựng Sao Vuơng
Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ
Đội XL số : Tháng...........năm............
Tên công trình :
STT
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Khối lợng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Tổng cộng
Để lập bảng kê này, nhân viên thống kê đội cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm kê xác định khối lượng vật liệu cuối kỳ còn lại tại công trờng để tiến hành tính toán ghi vào bảng kê. Bảng kê đợc lập theo từng công trình hoặc hạng mục công trình theo từng tháng. Mỗi dòng trên bảng kê sẽ đợc ghi cho một thứ vật liệu. Phương pháp ghi :
Cột tên vật liệu: Ghi tên từng thứ vật liệu cuối kỳ còn lại cuối kỳ tại công trường (có thể ghi theo loại vật liệu)
Cột đơn vị tính: Ghi đơn vị tính của từng loại vật liệu
Cột khối lợng: Ghi khối lượng vật liệu còn lại cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê
Cột đơn giá: Ghi đơn giá của từng thứ vật liệu, giá này có thể xác định theo giá đích danh hoặc theo giá của lần nhập gần nhất.
Cột thành tiền: Ghi giá trị từng thứ vật liệu còn lại cuối kỳ.
Cột đơn giá và cột thành tiền có thể do kế toán viên ở ban tài chính kế toán công ty xác định.
Dòng tổng cộng ở cột thành tiền cho biết tổng giá trị còn lại cuối kỳ và là căn cứ để tính toán xác định chi phi NVLTT thực tế phát sinh để tiến hành nhập liệu.
Nếu chuyển số vật liệu này sang thi công công trình khác : kế toán thực hiện nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK 621 (chi tiết công trình nhận vật liệu)
Có TK 621 (chi tiết công trình thừa vật liệu)
Nếu thực hiện bán số vật liệu thừa không sử dụng hết kế toán có thể tính toán xác định giá vốn vật liệu thừa đem bán và ghi nhận doanh thu. Xong do lượng vật liệu thừa thờng ít kế toán có thể ghi giảm chi phí tương ứng với số tiền thu đợc theo định khoản :
Nợ TK 111,112,131...
Có TK 3333 (nếu có)
Có Tk 621 (chi tiết cho công trình thừa vật liệu)
3.2.3 Về phương pháp tính giá thành
Hiện nay kế toán công ty đang thực hiện việc tính giá thành sản xuất sản phẩm theo phơng pháp giản đơn: Ztt = Dđk + C - Dck
Đồng thời việc tính giá thành sản xuất sản phẩm đợc xác định cho từng khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC. Tuy nhiên trong trường hợp bên A quy định thanh toán sản phẩm sau khi hoàn thành toàn bộ, đặc biệt là trường hợp công ty nhận thầu các hợp đồng cải tạo nâng cấp với thời gian thi công ngắn, giá trị khối lượng xây lắp nhỏ kế toán công ty có thể áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Bởi vì khi hoạt động sửa chữa hoàn thành kế toán có thể xác định đợc ngay tính giá thành sản xuất của đơn đặt hàng mà không cần đợi đến cuối quý, đảm bảo đáp ứng kịp thời số liệu cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm.
Nội dung cụ thể của phơng pháp nh sau:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm là từng đơn đặt hàng, khi bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng thì mỗi đơn đặt hàng đợc mở riêng một bảng tính giá thành.
Hàng tháng căn cứ vào số liệu đã được phản ánh trên sổ chi tiết chi phí của các đơn đặt hàng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của các đơn đặt hàng. Số liệu của bảng này được chuyển vào bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm của các đơn đặt hàng tương ứng. Khi các đơn đặt hàng hoàn thành chủ đầu t nghiệm thu chấp nhận thanh toán toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp trong bảng tính giá thành sản xuất của đơn đặt hàng chính là giá thành sản xuất đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng đến cuối kỳ báo cáo (cuối quý) cha hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp đợc theo đơn đặt hàng đó coi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.
3.2.4 Về việc tổ chức hệ thống sổ kế toán
Công ty nên mở chi tiết TK 141- Tạm ứng và sổ kế toán chi tiết tương ứng như chế độ kế toán xây lắp hướng dẫn.Các tài khoản chi tiết cấp 2 của TK 141 bao gồm :
TK1411- Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương
TK 1412- Tạm ứng chi phí khoán vật tư
TK1413- Tạm ứng chi phí khối lượng xây lắp giao khoán
TK 1418- Tạm ứng khác (bao gồm các khoản mục còn lại và khoản tạm ứng cho CNV trong doanh nghiệp)
Trong đó các TK này lại đợc mở chi tiết cho từng đối tượng tạm ứng. Việc mở chi tiết các TK cấp 2 nh trên có tác dụng tách biệt phần tạm ứng để thực hiện khối lợng xây lắp giao khoán nội bộ với các khoản tạm ứng khác nhằm có sự quản lý theo dõi chi tiết, chặt chẽ hơn đối với việc tạm ứng và thanh quyết toán chi phí xây lắp giao khoán nội bộ bởi khoản tạm ứng này thờng lớn và có chế độ quản lý khác biệt so với các khoản tạm ứng khác.
Công ty nên mở chi tiết TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhằm phân biệt chi phí sản xuất vào giá thành của từng loại hình sản phẩm dịch vụ trong công ty. Bên cạnh hoạt động xây dựng, công ty còn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác: cho thuê coppha, giàn giáo, máy thi công …Do vậy việc mở TK chi tiết phản ánh chi phí sản xuất cho từng hoạt động là vấn đề cần thiết nhằm có số liệu chi tiết để đánh giá, quản lý từng hoạt động giúp tổng hợp số liệu dễ dàng hơn cho việc lập báo cáo quản trị theo yêu cầu. Các TK chi tiết cấp 2 của TK 154 bao gồm:
TK 1541- CPSXKDDD xây lắp
TK 1542- CPSXKDDD sản phẩm khác
TK 1543- CPSXKDDD dịch vụ, chi phí bảo hành
3.2.5 Về chi phí sử dụng máy thi công:
Để có thể theo dõi và quản lý khoản mục chi phí này một cách chặt chẽ và chi tiết theo từng yếu tố chi phí, công ty nên mở chi tiết TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm:
TK 6231- Chi phí nhân công đièu khiển máy thi công
TK 6232- Chi phí vật liệu
TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công
TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6238- Chi phí bằng tiền khác
Các TK này lại tiếp tục đợc mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí để phản ánh các yếu tố chi phí sử dụng máy thi công ở từng công trình, hạng mục công trình.
3.2.6 Một số giải pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm thì một trong những giải pháp tốt nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện là nâng cao năng lực quản lý chi phí và hạ giá thành ở các tổ đội sản xuất.
Đối với việc quản lý này rất cần thiết và phải theo dõi phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời,chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và công việc hoàn thành được giao.
- Quản lý khoản mục chi phí nguyên vật liệu.
Là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản xuất. Vì vậy quản lý chi tiết khoản mục chi phí này đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm..
Để quản lý khoản mục này được tốt Công ty trước hết phải quan tâm đến việc tổ chức mua sắm, dự trữ vật t thật tốt làm sao để mua được vật tư với giá rẻ, tổ chức vận chuyển thuận lợi với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Bằng cách tìm mua đúng khối lượng, đúng chủng loại đã qui định, tìm nguồn cung cấp tốt nhất.
Nhng trong thực tế sản xuất, do nhiều lý do Công ty có thể sử dụng vật liệu này thay thế cho vật liệu khác. Các lý do có thể là: việc cung cấp không đúng chủng loại, nguồn cung cấp không ổn định... Hoặc do những sáng kiến cải tiến kỹ thuật Công ty cũng có thể dùng vật liệu thay thế. Do đó việc thay thế vật liệu trong sản xuất sẽ ảnh hởng đến khoản chi vật liệu trong giá thành. Tuy nhiên việc sử dụng vật liệu thay thế luôn phải đảm bảo nguyên tắc không đợc làm giảm chất lợng sản phẩm. Thực tế thì giá mua nguyên vật liệu không thể dễ dàng giảm đợc vì phải theo mức giá chung trên thị trờng tuy nhiên công ty có thể giảm các khoản chi phí liên quan như chi phí thu mua, chi phí ký hợp đồng...
Để giảm khoản chi phí nguyên vật liệu có thể thực hiện bằng biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ.
Ngoài ra, phải tăng cờng quản lý định mức tiêu hao để đánh giá đúng tỷ lệ hao phí ngay từ khâu bảo quản, xuất dùng nguyên vật liệu và trong từng khâu của giai đoạn sản xuất sản phẩm, cùng với việc tăng cờng công tác thu hồi phế liệu có thể thu hồi được sau quá trình sản xuất. Tổ chức sử dụng những khoản chi phí trong khoản mục chi phí này phải làm sao cho giảm tối đa thiệt hại do phá đi làm lại, hay do thiết kế sai. Để đạt đợc như vậy thì Công ty trước khi sản xuất cần phải thiết kế thật chính xác để khi sản xuất tránh việc làm không đúng đắn dẫn đến phải phá đi làm lại.
- Đối với chi phí nhân công.
Cần bố trí lao động một cách khoa học, hợp lý, đúng ngời đúng việc. Đảmn bảo việc tăng năng suất và chất lợng lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lơng, ở những công đoạn sản xuất nào có thể thay thế thợ bậc thấp cho thợ bậc cao đợc thì nên thay nhằm giảm chi phí tiền lương, ở những công việc nào yêu cầu trình độ không cao thì Công ty có thể sử dụng lao động phổ thông thay thế. Nên tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của công trình mà sử dụng lao động một cách linh hoạt nhằm giảm được chi phí này.
Kết luậN
Người ta nói “Học đi đôi với hành”, đúng vậy! Qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Sao Vương đã giúp em hiểu rằng người cán bộ kế toán không chỉ nắm vững lý luận mà còn phải hiểu sâu sắc thực tế, phải biết vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách khoa học, sáng tạo, hợp lý đồng thời phải tuân thủ chế độ kế toán.
Trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở công ty, học hỏi những kiến thức, cũng như kinh nghiệm của các cô, các chú trong công ty về công việc thực tế, về tác phong của một nhân viên kế toán.
Do thời gian thực tập có hạn và còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như về trình độ lý luận nhưng em cũng mạnh dạn đề xuất những ý kiến chủ quan của bản thân mình. Song em luôn hy vọng những ý kiến đề xuất của mình trên cơ sở tìm hiểu kỹ càng thực tế ở doanh nghiệp cùng sự phân tích nhận định của bản thân sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của công ty.
Để hoàn thành được bài luận văn này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với cô giáo : Lê Thị Thanh và các thầy cô giáo trong trờng TH Công Nghệ và Quản Trị Kinh Doanh Hà Nội
Xin cảm ơn ban giám đốc, phòng Tài chính kế toán công ty TNHH Sao Vương đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Vì vậy với trình độ lý luận và thực tế còn hạn chế, vậy tôi kính mong sẽ được các thầy cô giáo tiếp tục giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và ra đời công tác.
Hà Nội ngày 23 tháng 6năm2007
Sinh viên
Lê Thanh Sơn
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kế toán tài chính - Trường ĐHTC KT Hà Nội
2. Kế toán xây dựng cơ bản
3. Tạp chí kế toán
4. Kế toán doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS Ngô Thế Chi - TS Trương Thị Thuỷ
5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp
6. Các tài liệu tham khảo khác
Mục lục
Số thứ tự
Nội dung
Lời nói đầu
Chơng 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
1.1
Đặc điểm của hoạt động XDCB ảnh hởng tới công tác kế toán
1.1.1
Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp
1.1.2
Yêu cầu quản lý đầu t XDCB, nhiệm vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.2.1
Yêu cầu quản lý đầu t XDCB
1.1.2.2
Nhiệm vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.2
Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1
Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.1.1
Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
1.2.1.2
Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm
1.2.1.3
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.2
Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.2.1
Phân loại chi phí sản xuất
1.2.2.1.1
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
1.2.2.1.2
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng (theo khoản mục)
1.2.2.2
Phân loại giá thành sản phẩm
1.3
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.1
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.1.1
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.3.1.2
Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.3.1.3
Mối quan hệ giữa đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.2
Phơng pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.3.2.1
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.2.2
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.3.2.3
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
1.3.2.4
Kế toán chi phí sản xuất chung
1.3.2.4
Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
1.4
Đánh giá sản phẩm làm dở trong DNXL
1.5
Các phơng pháp tính giá thành
1.5.1
Phơng pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn)
1.5.2
Phơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
1.6
Kỳ tính giá thành
1.7
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy
Chơng 2: Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Sao Vương
2.1
Đặc điểm chung của Công ty xây dựng Sao Vương
2.1.1
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2
Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1
Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.2.2
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của công ty
2.1.2.3
Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng Sao Vương
2.1.2.3.1
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.2.3.2
Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.2
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty
2.2.1
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xây dựng Sao Vương
2.2.1.1
Đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.1.2
Phơng pháp tập hợp chi phí
2.2.1.3
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Sao Vương
2.2.1.3.1
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1.3.2
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.2.1.3.3
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
2.2.1.3.4
Kế toán chi phí sản xuất chung
2.2.1.3.5
Kế toán chi phí sản xuất cuối kỳ
2.2.1.3.6
Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở
2.2.2
Kế toán tính giá thành sản phẩm
2.2.2.1
Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành
2.2.2.2
Phương pháp tính giá thành
Chơng3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng Sao Vương
3.1
Nhận xét chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng Sao Vương
3.1.1
Thành tựu đã đạt được
3.1.2
Hạn chế còn tồn tại
3.2
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng Sao Vơng
3.2.1
Về công tác tập hợp chứng từ kế toán
3.2.2
Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2.3
Về phương pháp tính giá thành
3.2.4
Về việc tổ chức hệ thống sổ kế toán
3.2.5
Về chi phí sử dụng máy thi công
3.2.6
Một số giải pháp thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0774.doc