Hiện nay, Doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và trong mỗi phân xưởng được chi tiết cho từng quy cách, kích cỡ sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách kích cỡ sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn sản xuất. Có thể thấy việc kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như hiện nay là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, cách xác định này chỉ phù hợp với 4 phân xưởng (phân xưởng thôi, phân xưởn in, phân xưởng cắt dán, phân xưởng tráng OPP) là những phân xưởng mà trong kỳ sản xuất không phát sinh nghiêp vụ cung cấp hay xuất bản thành phẩm ra bên ngoài phân xưởng hoặc Doanh nghiệp, còn đối với phân xưởng gia công thủ công thì việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm như trên là hoàn toàn không hợp lý. Doanh nghiệp nên xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng giá thành sản phẩm như sau:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất trong mỗi phân xưởng và từng quy cách, kích cỡ sản phẩm trong mỗi giai đoạn sản xuất đó.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp ở doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng CP NVL trực tiếp
Sản phẩm SX trong kỳ
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
PX thôi
1 Màng DDT của MEDI
2. Màng HDPE của MEDI
3. Màng HDPE của HAKODK
4. Màng kẹo 50g của ĐH
20.095.300
18.653.700
22.500.200
10.175.200
1.207,5
970,4
733
404,2
480,5
583,1
1010,3
688,2
5.720.300
7.012.500
13.035.250
6.425.100
PX in
32.193.150
1. Kẹo 50g của ĐH
7.632.100
875,2
875,2
7.632.100
.................
Biểu số 6: Báo cáo sản phẩm hoàn thành tháng 5/2001
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Số lượng
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng DDT của MEDIPLAST
Màng HDPE của MEĐIPLST
Màng HDPE của HANKOOK
Màng kẹo 50g của Đức Hưng
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
1.157,2
1207,5
970,4
733
404,2
Biểu số 7: Bảng giá thành kế hoạch năm 2001 (tính cho 1000kg đơn vị sản phẩm )
Đơn vị tính: Đồng
Khoản mục
Màng DDT
Màng HDPE 5ml (HA)
Màng HDPE sinh (ME)
Túi keo 50 ĐH
Màng trắng sừ K9
1. NVL
- Chính
- Phụ
2. Chi phí nhân công
- Lương
- BHXH (15%)
3. Chi phí chung
- Khấu hao
- Điện nước
- Chi phí khác
4. Chi phí bán hàng
5. Chi phí quản lý
16.017.500
3.652.700
192.000
28.000
60.000
2.000.000
350.000
20.000
40.000
10.990.600
1.922.000
192.000
28.000
60.000
2.000.000
350.000
20.000
40.000
14.015.200
1.914.200
192.000
28.800
60.000
2.000.000
350.000
20.000
40.000
5.007.200
129.900
96.000
14.400
30.000
1000.000
175.000
10.000
20.000
7.915.400
1.726.100
96.000
14.400
30.000
1.000.000
175.000
10.000
20.000
Tổng cộng
24.361.000
17.603.400
20.620.200
7.482.500
10.986.900
Tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, mỗi phân xưởng thường sản xuất nhiều loại sản phẩm, nên để tính chi tiết NVL xuất dùng cho từng quy cách sản phẩm, kế toán chi phí phải tiến hành phân bổ các chi phí NVL cho các loại sản phẩm. Các loại chi phí NVL chính được phân bổ theo tiêu thức là định mức tiêu hao của khoản mục NVL. Sau khi tổng hợp đầy đủ các số liệu, cuối tháng kế toán chi phí phân bổ chi phí NVL cho các đối tượng chịu chi phí.
* Phân bổ chi phí NVL chính trực tiếp.
Hệ số phân bổ chi phí (HTP)
=
Chi phí NVL chính (TK 621)
Tổng chi phí NVL chính tính theo định mức
Với phân xưởng thôi, tháng 5/2001, hệ số H=1,13
Khi đó chi phí NVL chính được phân bổ cho các sản phẩm hoàn thành như sau:
STT
Loại sản phẩm
Tổng định mức
Tổng thực tế
1
2
3
(4=3 x HTP)
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng DDT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HANKOOK
Màng kẹo 50g
6.868.850
8.777.960
9.783.097
6.041.770
1.339.385
7.761.800
9.919.100
11.054.900
6.827.200
1.513.500
Tổng cộng
32.811.062
37.076.500
Và lập bảng phân bổ chi phí NVL chính cho các bán thành phẩm.
Hệ số phân bổ chi phí H của PX thôi tháng 5/2001 là HTP = 0,92
Biểu số 09: Bảng phân bổ chi phí NVL chính cho các bán thành phẩm tại PX thôi TS/2001.
STT
Loại sản phẩm
Tổng định mức
Tổng thực tế
1
2
3
(4=3x HBTP)
1
2
3
4
Màng DDT của MEDI
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HANKOOK
Màng kẹo 50g của ĐH
3.280.000
5.969.020
9.692.400
6.649.340
3.017.270
5.123.500
8.917.200
6.117.530
Tổng cộng
25.190.760
23.175.500
Kế toán tập hợp chi phí NVL chính và bán thành phẩm tạo thành ta được chi phí NVL chính trực tiếp cho các sản phẩm, thể hiện qua bảng sau:
Biểu số 10: Bảng phân bổ chi phí NVL chính trực tiếp (T5/2001 tại PX thổi)
STT
Loại sản phẩm
NVL chính
Bán TP
Tổng NVL chính trực tiếp
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HANKOOK
Màng kẹo 50g của ĐH
7.761.800
9.919.100
11.054.900
6.827.200
1.513.500
0
3.017.270
5.123.500
8.917.200
6.117.530
7.761.800
12.936.370
16.178.400
15.744.400
7.631.030
Tổng cộng
37.076.500
23.175.500
60.252.000
* Phân bổ chi phí NVL trực tiếp.
Toàn bộ chi phí NVL phụ của các phân xưởng để sản xuất ra các loại sản phẩm được lấy từ các TK 621 chi tiết NVL phụ của các phân xưởng, ví dụ như tại phân xưởng thỗi T5/2001, chi phí này là 21.173.400đ. Ta tiến hành phân bổ chi phí NVL phụ trực tiếp cho các loại sản phẩm tại phân xưởng theo tiêu thức phân bổ là giá thành kế hoạch về khoản mục NVL.
Hệ số phân bổ chi phí (HVLP)
=
Chi phí vật liệu phụ theo thực tế
Chi phí NVL phụ theo kế hoạch
Tại PX tháng 5/2001, hệ số này là 0,32
Tiến hành phân bổ cho các sản phẩm như sau:
Biểu số 11: Bảng phân bổ chi phí NVL phụ trực tiếp
STT
Loại sản phẩm
Thành phẩm
Bán thành phẩm
Chi phí theo kế hoạch
Chi phí theo thực tế
Chi phí theo kế hoạch
Chi phí theo thực tế
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g
8.081.250
10.371.800
11.456.200
7.093.700
983.750
2.586.600
3.319.100
3.666.700
2.270.000
323.350
9.248.600
6.568.750
7.171.870
4.550.000
640.940
2959.550
2.102.500
2.295.700
1.456.500
203.400
Tổng cộng
37.986.700
12.155.750
28.180.160
9.017.650
Tổng chi phí NVL phụ = 12.155.750+9.017.650=21.173.400
Tổng chi phí NVL chính và NVL phụ ta được chi phí NVL trực tiếp của PX thổi trong tháng 5/2001 như sau:
Biểu số 12: Chi phí NVL và PX thổi tháng 5/2001
STT
Tên sản phẩm
NVL chính
NVL phụ
Tổng chi phí NVL trực tiếp
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g
7.761.800
12.936.370
16.178.400
15.744.400
7.631.030
5.546.150
5.421.600
5.962.408
2.726.500
516.750
13.307.950
18.357.970
22.140.800
18.470.900
8.147.780
Tổng cộng
60.252.000
21.173.400
81.425.400
4.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và các khoản được trích theo lương (BHXH) với tỷ lệ 15% tổng quỹ lương.
Định kỳ hàng tháng, kế toán sản xuất gửi báo cáo số lượng cùng bảng chấm công cho kế toán tổng hợp phân bổ tiền lương, kế toán tổng hợp duyệt chi lương. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán tổng hợp quỹ tiền lương phải trả trong tháng theo từng đối tượng sử dụng (tập hợp theo từng Xí nghiệp và chi tiết cho từng sản phẩm) tính BHXH phải trích. Sau đó tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Biểu số 13: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (tháng 5/2001)
Đơn vị tính: Đồng.
STT
Nội dung
Bảng phân bổ tiền lương T5/2001
TK 622
TK 334
TK 3383
Phân xưởng thổi
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Túi kẹo 50g của HD
Màng bán thành phẩm
225.800
427.360
366.300
342.500
244.192
900.000
38.250
64.090
54.900
51.370
36.700
Cộng
2.506.152
380.310
2
Phân xưởng in
Màng PPT in
Màng HDPE(ME) in
Màng HDPE 5ml (HA) in
Túi kẹo 50g in
Màng in bán thành phẩm
420.700
471.570
366.500
215.150
800.000
63.200
70.750
54.950
32.350
Cộng
2273.920
341.250
3
PX cắt dán
.............
Tổng cộng
27.214.600
4.082.200
Để lập đựơc bảng phân bổ này, sau khi xác định tổng tiền lương phải trả kế toán phải phân loại được tổng tiền lương phải trả cho từng đối tượng chi phí tiền lương có liên quan đến đối tượng nào thị tập hợp trực tiếp cho bộ phận đối tượng đó để vào bảng phân bổ cho phù hợp.
Đối với Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất phải bao gồm tiền lương trực tiếp phân bổ cho thành phẩm hoàn thành và lương trực tiếp phân bổ cho bán thành phẩm.
+ Đối với lương trực tiếp:
Quỹ tiền lương = Đơn giá tiền lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành
+ Đối với tiền lương phân bổ cho bán thành phẩm được kế toán phân bổ theo hệ số phân bổ H.
Hệ số H
=
Chi phí thực tế
Chi phí theo kế hoạch
Tại PX thổi, T5/2001, hệ số phân bổ H là 0,078
Khi đó chi phí tiền lương trực tiếp tính cho sản phẩm sẽ bao gồm lương trực tiếp tính trong bảng phân bổ tiền lương và phần lương tính cho bán thành phẩm phân bổ theo hệ số H. có thể khái quát cho các sản phẩm như sau:
Biểu 14: Bảng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất của PX thổi T5/2001
STT
Loại sản phẩm
Lương trực tiếp
Lương P/bổ cho BTP
Tổng lương
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g của ĐH
225.800
427.360
366.300
342.500
244.192
115.020
242.150
215.700
237.500
89.630
340.820
669.510
582.000
580.000
333.822
Tổng cộng
1.606.152
900.000
2.506.152
* Phân bổ chi phí BHXH cho các đối tượng chịu phí.
Doanh nghiệp thực hiện trích 15% BHXH tính theo ưlơng cơ bản vào chi phí sản xuất. Sau đó chi phí BHXH được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ tiền lương thực tế cho từng đối tượng.
Trong tháng 5/2000, PX thổi có tổng chi phí BHXH là 380.310 đồng và tổng tiền lương trực tiếp thực tế là 2.560.152 đồng. Khi đó hệ số phân bổ H được tính:
H
=
380.310
2.506.152
=
0,15175
Tiến hành phân bổ cho các sản phẩm như sau:
Biểu 15: Bảng phân bổ chi phí BHXH
STT
Loại sản phẩm
Tiền lương trực tiếp
BHXH
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g của ĐH
340.820
669.500
582.000
580.000
333.822
51.719
101.598
88.318
88.015
50.660
Tổng cộng
2.506.152
380.310
Khi đó, toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp của PX thổi trong tháng 5 có thể được phản ánh trong biểu số 16.
Biểu 16: Chi phí nhân công trực tiếp của PX thổi T5/2001
STT
Loại sản phẩm
Tiền lương
BHXH
Tổng CF nhân công trực tiếp
Lương trực tiếp
Phân bổ cho BTP
Tổng lương
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g của ĐH
225.800
427.360
366.300
342.500
244.192
115.020
242.150
215.700
237.500
89.630
340.820
669.510
582.000
580.000
333.822
51.719
101.598
88.318
88.015
50.660
392.539
771.108
670.318
668.015
384.482
Tổng cộng
2.506.152
380.310
2.886.462
4.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất kỹ thuật và chi tiết từ TK 627.1 đến TK 627.6. ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, chi phí sản xuất chung được chia thành 3 khoản chủ yếu sau:
+ Khấu hao máy móc thiết bị
+ Chi phí điện nước, thuê nhà
+ Chi phí chung như tiền lương, BHXH của nhân viên quản lý, chi phí công cụ dụng cụ, NVL và các chi phí khác.
Việc tập hợp chi phí sản xuất chung được phản ánh vào bàng kê chi phí sản xuất chung chính, nó phản ánh các chi phí chung phát sinh tại các phân xưởng. Căn cứ vào các số chi phí, các bảng phân bổ NVL, tiền lương, khấu hao TSCĐ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và bảng kê chi phí sản xuất chung chính cho phù hợp.
Hạch toán: Nợ TK 627
Có TK liên quan: 334, 152, 153, 338...
Việc tập hợp chi phí sản xuất chung được hạch toán riêng theo từng phân xưởng, cuối kỳ kế toán phân bổ hạch toán chi phí sản xuất chung ở Doanh nghiệp sau:
+ Chi phí nhân viên quản lý khối sản xuất (gồm thủ kho, bộ phận kỹ thuật và sữa chữa máy móc tiền lương trách nhiệm của các tổ trưởng sản xuất)
Chi phí này do kế toán sản xuất tự tính căn cứ vào bảng chấm công và lập bảng phân bổ gửi cho kế toán tổng hợp vào cuối mỗi tháng.
Tiền lương nhân viên quản lý khối sản xuất được tính theo công thức:
Tiền lương được lĩnh hàng tháng
=
Mức lương cơ bản hành chính
26
x
Số ngày làm việc thực tế
BHXH của nhân viên quản lý được tính 15% tổng quỹ lương. Khi phát sinh chi phí nhân viên quản lý, kế toán tập hợp vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 627
Có TK 334, 338
* Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng: bao gồm các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng để sửa chữa – bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng kho tàng. Khi phát sinh chi phí này ghi:
Nợ TK 627
Có TK 152, 153
* Chi phí khấu hao TK: ở Doanh nghiệp chi phí này theo dõi trên TK 214, khi tập hợp chi phí sản xuất chung thì khấu hao được ghi: Nợ TK 627
Có TK 214
* Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí còn lại ngoài các khoản chi phí trên – khi phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 627
Các chi phí trên được tập hợp trên sổ TK 627, chi tiết cho từng phân xưởng, từng hạng mục chi phí.
Biểu 17: Sổ TK - chi phí sản xuất chung (PX thổi – tháng 5/2001)
TK
TK 334
TK 338
TK 152.2
TK 152
TK 153
TK 214
TK 111
TK 331
627.1-1
627.1-2
627.1-3
627.1-4
627.1-5
627.1-6
627.1-7
627.1-8
2.506.152
380.310
10.017.500
1.572.300
1.016.300
5.851.480
8.015.000
20.175.300
Tổng
2.506.152
380.310
10.017.500
1.572.300
1.016.300
5.851.480
8.015.000
20.175.300
ở Doanh nghiệp Hoa Nam, không tiến hành phân bổ tổng chi phí sản xuất chung ở mỗi PX cho từng đối tượng chịu phí, mà tiến hành phân bổ từng bộ phận chi phí cho các đối tượng chịu phí, sau đó cộng tổng các bộ phận chi phí này để có được chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu phí.
* Phân bổ chi phí điện năng
Chi phí về điện năng được xác định bằng chỉ số công tơ của toàn Doanh nghiệp, từ đó kế toán phân bổ chi phí điện đã sử dụng cho từng PX căn cứ vào lượng hàng sản xuất ra sau đó phân bổ chi phí điện nước cho từng sản phẩm theo tiêu thức chi phí năng lượng trong giá trị kế hoạch của một đơn vị sản phẩm.
Trong tháng 5/2001 chi phí điện năng của toàn Doanh nghiệp là 58.946.325đ và kế toán phân bổ cho phân xưởng thổi là: 18.175.300đ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí này cho các sản phẩm theo hệ số phân bổ.
H
=
Chi phí theo thực tế
Chi phí theo kế hoạch
x
0,1399
Biểu 18: Bảng phân bổ chi phí điện năng
STT
Tên sản phẩm
Chi phí theo kế hoạch
Chi phí theo thực tế
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g của ĐH
14.442.400
28.877.700
29.842.700
40.157.300
16.596.200
2.019.400
4.040.700
4.175.200
5.618.190
2.321.810
Tổng cộng
129.916.300
18.175.300
* Phân bổ chi phí khấu hao.
Hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ khấu hao theo quyết định, nguyên giá các máy móc thiết bị và TSCĐ khác sử dụng trong Doanh nghiệp, kế toán trích số khấu hao sử dụng cho các phân xưởng theo phương pháp khấu hao bình quân. Sau đó kế toán chi phí căn cứ vào giá thành kế hoạch và khoản mục khấu hao để phân bổ số khấu hao này cho các sản phẩm sản xuất trong tháng.
Tại phân xưởng thổi trong T5/2001
Hệ số phân bổ khấu hao
=
Khấu hao trích tỷ thức tế
Chi phí theo thực tế
Là 0,1529 chi phí khấu hao được phân bổ cho từng sản phẩm như sau:
Bảng 19: Bảng phân bổ khấu hao tại PX thổi T5/2001
STT
Tên sản phẩm
Chi phí theo kế hoạch
Chi phí theo thực tế
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g của ĐH
4.251.140
8.502.290
9169.400
10.935.260
5.411.890
650.100
1.300.200
1.402.500
1.672.480
826.200
Tổng cộng
38.269.980
5.851.480
* Phân bổ chi phí chung khác
Chi phí chung khác
=
Tổng chi phí chung – (CP điện năng + CP khấu hao)
Như vậy, chi phí chung khác bao gồm các khoản vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, BHXH và các khoản khác bằng tiền.
Trong tháng 5/2001, tại Px thổi, chi phí chung khác sẽ là:
49.534.342 – (18.175.300+5.851.480) = 25.507.562
Khi đó, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm căn cứ theo kế hoạch của khoản mục này trong giá thành trong tháng 5/2001 tại PX thổi ta có:
Hệ số phân bổ H =
Chi phí chung khác thực tế
Chi phí theo kế hoạch
= 1,4394
Tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm như sau:
Bảng 20: Bảng phân bổ chi phí chung khác
STT
Tên sản phẩm
Chi phí theo kế hoạch
Chi phí theo thực tế
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g của ĐH
1.968.870
3.825.900
3.937.750
4.100.320
3.888.128
2.834.000
5.507.200
5.668.200
5.902.700
5.595.462
Tổng cộng
17.720.968
25.507.562
Như vậy, toàn bộ chi phí sản xuất chung sau khi phân bổ theo từng PX và chi tiết cho từng sản phẩm lại được kế toán tổng hợp lại phản ánh vào bảng phân bổ chi phí chung (bảng 21 vẽ sau)
4.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp.
Sau khi đã tập hợp tính toán các khoản mục chi phí cho các sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất để sản xuất ra sản phẩm như sau:
Biểu 22: Tập hợp chi phí sản xuất tạo PX thổi trong tháng 5/2001
STT
Tên sản phẩm
NVL trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng chi phí
1
2
3
4
5
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g của ĐH
13.307.950
18.357.970
22.140.800
18.470.900
8.147.780
392.539
771.108
670.318
668.015
384.482
5.503.500
10.848.100
11.245.900
13.193.370
8.743.472
19.203.989
29.977.179
34.057.018
32.332.285
17.275.734
Tổng cộng
81.425.400
2.886.462
49.534.342
133.846.204
B. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.
1. Công tác quản lý giá thành ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam.
Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, kế toán bắt đầu công việc tính giá thành sản phẩm. Đối với Doanh nghiệp, việc tính chính xác và đầy đủ giá thành của từng loại sản phẩm là yêu cầu rất quan trọng, nó chi phối tới các chỉ tiêu kinh tế khác. Vì vậy việc tổ chức quản lý giá thành được bộ phận kế toán Doanh nghiệp rất coi trọng. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp cho nhà quản lý ra quyết định được đúng đắn và kịp thời, đồng thời chấn chỉnh các khoản cần thiết.
Giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp được tính theo 3 khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí NVL trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
2. Đối tượng tính giá thành.
Do đặc điểm quy trình công nghệ của Doanh nghiệp khá phức tạp và độc lập với nhau. Mỗi một công đoạn sản xuất đều có thể có sản phẩm hoàn thành. Do vậy, đối tượng tính giá thành là các mặt hàng bao bì thuộc 5 nhóm sản phẩm sau:
+ Màng bao bì nilông trắng trong và trắng sù
+ Màng bao bì ni lông trắng in và sù in
+ Màng bao bì trắng OPP trắng và in
+ Túi bao bì nilông trắng, trong và trắng sừ
+ Túi bao bì nilông trắng in, sừ in, tráng OPP in
3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
ở Doanh nghiệp sản phẩm làm đổ cuối kỳ thường là những bán thành phẩm. Nhìn chung, do tính chất sản phẩm nên sản phẩm làm ở cuối kỳ ở các phân xưởng của Doanh nghiệp là khá lớn. Để xác định chính xác số sản phẩm này đòi hỏi phải kiểm kê chính xác. Hàng tháng, các phân xưởng mình bao gồm sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang để đánh giá sản phẩm dở dang.
Chi phí về sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính như sau:
Cuối kỳ
=
Chi phí PSĐ đầu kỳ + Chi phí NVL thực tế trong kỳ
SP hoàn thành trong kỳ + Sản phẩm dở dang cuối kỳ
x
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Căn cứ theobáo cáo sản phẩm dở dang T5/2001 của PX thổi (biểu 5) ta thấy chỉ có 4 loại sản phẩm có sản phẩm dở dang là Màng PPT của MEDI có 476,7 kg Màng HDPE của MEDI có 735 kg, Màng HDPE của HAKOOK có 1175,3 kg và Màng keo 50g có 1098,2kg, và theo số liệu của T4/2001 chuyển sang thì tất cả các loại sản phẩm đều không có. Khi đó chi phí SPDD cuối kỳ (tiến hành đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí NVL chính trực tiếp) sẽ là:
Chi phí SPDD cuối kỳ (Màng PPT của MEDI)
=
20.095.300
1207,5 + 480,5
x480,5
=5.720.300đ
(tương tự tính cho các sản phẩm còn lại)
4. Phương pháp tính giá thành.
Tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, do đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp cho nên phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn.
Tổng giá thành của từng sản phẩm được xác định như sau:
Tổng giá thành
=
Sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Từ đó trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành xác định được giá thành đơn vị sản phẩm:
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Tại PX thổi tháng 5/2001, kế toán lập bảng tính giá thành cho các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo biểu số 23 như sau:
Biểu số 23: Bảng tính giá thành sản phẩm – sổ TK 154 (T5/2001)
Đơn vị: Đồng
Diễn giải
Dư đầu kỳ
TK 621
TK 622
TK 627
Cộng Nợ TK 154
Dư cuối kỳ
PX thổi
Màng trắng sừ K9
Màng PPT của ME
Màng HDPE của ME
Màng HDPE của HA
Màng kẹo 50g
0
0
0
0
0
13.307.950
18.357.970
22.140.800
18.470.900
8.147.780
392.539
771.108
670.318
668.015
384.482
5.503.500
10.848.100
11.245.900
13.193.370
8.743.472
19.203.989
24.977.178
34.057.018
32.332.285
17.275.734
0
5.720.300
7.012.500
13.035.250
6.425.100
0
81.425.400
2.886.462
49.534.342
133.846.204
32.193.150
2-PX
.......
Tổng cộng
90.157.200
235.423.339
31.296
III. Phân tích tình hình chi phí và giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp.
1. Phân tích chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm phản ánh tổng số chi phí mà một đơn vị sản phẩm phải gánh chịu. Khi phân tích chỉ tiêu này, trước hết ta cần phân tích sự biến đổi của từng yếu tố chi phí trong giá thành đơn vị để thấy được sự ảnh hưởng của từng loại ci đến giá thành, từ đó giúp đưa ra các biện pháp để điều chỉnh từng loại chi phí cho hợp lý nhằm giảm tối thiểu giá thành đơn vị sản phẩm.
Tại Doanh nghiệp, kỳ tính giá thành là theo tháng. Ta có thể phân tích qua giá thành thực tế và giá thành kế hoạch của sản phẩm Màng PP trắng sừ K9 trong tháng 5/2001 như sau:
STT
Khoản mục
Giá kế hoạch
Giá thực tế
1
2
3
4
5
Nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu phụ
Tiền lương
BHXH
Chi phí chung
8.702,2
2.910,3
288,0
50,8
4.880,8
8.509,0
2.991,1
288,4
50,8
4.755,8
Cộng giá thành đơn vị
16.832,1
16.595,2
Qua số liệu trên cho thấy giá thành đơn vị thực tế tháng 5/2001 đã giảm so với kế hoạch là 236,9 đồng/1sản phẩm kết quả này là do sự biến đổi (tăng giảm) của các yếu tố chi phí mà chủ yếu là chi phí thực tế đã giảm so với kế hoạch cụ thể.
+ Chi phí vật liệu chính giảm 193,2 đồng/1sản phẩm, như vậy thực tế giá trị NVL chính cho một sản phẩm đã tiết kiệm được 193,2 đồng. Điều này là do Doanh nghiệp đã cải tiến công nghệ sản xuất ở khâu thổi màng.
+ Chi phí sản xuất chung giảm 125 đồng /1sản phẩm
Tuy nhiên, chi phí NVL phụ lại tăng 80,8đ/1sản phẩm. Đây có thể là do việc quản lý và sử dụng lãng phí NVL phụ hoặc do khâu thu mua chưa tìm được nguồn NVL phù hợp gây thất thoát và mất mát.
Như vậy, thông qua sự phân tích trên cho thấy bên cạnh các khoản mục chi phí mà kế hoạch lập gần sát so với thực tế còn một vài khoản mục lập khá cao như NVL phụ.
2. Phân tích khoản mục giá thành.
Hiện nay, tại Doanh nghiệp kế toán không tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chuẩn của Nhà nước, nhưng trong bảng tổng hợp chi phí sản xuất có chi tiết theo từng khoản mục. Với từng khoản mục giá thành sẽ tiến hành phân tích cả về số tương đối và số tuyệt đối của từng khoản mục trong tổng chi phí hay tỷ trọng của từng khoản mục từ đó có thể thấy được tác động của từng khoản mục tới giá thành đơn vị sản phẩm.
* Khoản mục NVL trực tiếp.
Do tính chất sản phẩm nên chi phí NVL trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, năm 1999 khoản mục này chiếm 55,16% năm 2000 chiếm 58,2%. Sự biến động ở khoản mục này là do các nguyên nhân: do sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm, về mức tiêu hao vật tư, về giá cả vật liệu mỗi loại.
* Khoản mục nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Trong năm 1999 khoản mục này chiếm tỷ trọng 7,3% năm 2000 chiếm 7,42%. Xét về số tương đối tăng 0,12%.
* Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Đây là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm nó phát sinh trong các phân xưởng sản xuất của Doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí nhân công. Năm 1999 tỷ trọng này là 37,5% năm 2000 tỷ trọng là 415248% giảm 4,02%.
Việc phân tích các khoản mục chi phí giúp các nhà quản lý thấy được Doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá trị sản phẩm hay chưa, tiết kiệm được ở mục nào và mục nào cần tiết kiệm để đạt kết quả tốt hơn. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng giúp cho nhà quản lý đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn của các bộ phận, giúp cho Doanh nghiệp thấy được những khoản mục hợp lý và bất hợp lý, từ đó có biện pháp thưởng phạt vật chất đối với từng bộ phận cá nhân nhằm làm cho công tác quản lý chi phí ngày càng chặt chẽ có hiệu quả.
Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam
I. Nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam.
Cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, của thời đại nói chung hoà nhập trong cơ chế thị trường. Sau 9 năm xây dựng và phát triển Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình là một Doanh nghiệp thuộc khối các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả các sản phẩm bao bì bằng nhựa, tạo được uy tín đối với bạn hàng, trong thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Để đạt được các thành quả trên, Doanh nghiệp đã có ảnh hưởng đúng đắn cho chiến lược sản xuất kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và tổ chức hạch toán kinh tế khá triệt để toàn diện. Là một Doanh nghiệp nhỏ những Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam đã đề ra được những đối sách thích hợp và tổ chức tốt việc thực hiện các đối sách đó.
Nhận thức được vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp đã tổ chức công tác kế toán một cách khá khoa khọc và hợp lý, vừa đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình, vừa đảm bảo tính gọn nhẹ trong bộ phận kế toán. Trên cơ sở phân tích đánh giá các số liệu, thông tin mà kế toán cung cấp, ban Giám đốc có thể đưa ra các quyết định và giải pháp phù hợp với việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong các cơ sở để ban Giám đốc Doanh nghiệp phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, tình hình quản lý của mình.
1. Về bộ máy kế toán của Doanh nghiệp.
Nhìn chung, bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu của một Doanh nghiệp nhỏ có ít nghiệp vụ phát sinh. Công tác tổ chức sắp xếp các nhân viên phù hợp với năng lực, trình độ và khả năng chuyên môn, điều này đã động viên mọi người cùng đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt khối lượng công việc.
Bộ máy kế toán của Doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Hình thức tổ chức kế toán này tạo điều kiện cho Doanh nghiệp nằm toàn bộ thông tin kế toán từ đó có thể đánh giá chính xác, chỉ đạo kịp thời hoạt động của toàn Doanh nghiệp.
2. Về hệ thống sổ sách.
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán Nhà nước nưhgn vẫn phù hợp với hoạt động của Doanh nghiệp. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán đựơc tổ chức luân chuyển một cách khá khoa khọc và chặt chẽ đáp ứng nhu cầu thông tin. Nhờ đó tăng cường khả ănng thu nhập và xử lý thông tin kế toán, thúc đầy quá trình lập báo cáo. Việc vận dụng hình thức tổ chức sổ sách kế toán “chứng từ ghi sổ ” là phù hợp với tình hình hoạt động của một Doanh nghiệp có quy mô nhỏ như Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam.
2. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp.
Tuy là một Doanh nghiệp nhỏ, cơ cấu mặt hàng rất đa dạng nhưng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đây là khá nền nếp và ổn định việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, sau đó chi tiết cho từng sản phẩm hoặc từng nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn sản xuất là tương đối hợp lý, tạo điều kiện cho phương pháp tính giá thành sản phẩm sử dụng phương pháp giản đơn. Do vậy, khối lượng công việc tính toán không nhiều, đơn giản mà kết quả tính giá thành vẫn tương đối chính xác. Vì vậy đã cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo sản xuất.
4. Về công tác lập dự toán chi phí sản xuất và tính toán, xác định kế hoạch giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp.
Nhìn chung là khá linh hoạt, căn cứ vào các định mức kinh tế, kỹ thuật phù hợp, việc lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành kế hoạch không tách rời phạm vi và giới hạn hợp lý của chi phí giá thành kế hoạch là một trong những tiêu thức chủ yếu được kế toán dùng để phân bố các chi phí sản xuất mà trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành không thể tập hợp trực tiếp cho sản phẩm đựơc (như chi phí về khấu hao, chi phí sản xuất chung khác....)
ở Doanh nghiệp, kỳ lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho các sản phẩm truyền thống thường là hàng năm. Tuy nhiên, trong năm nếu kế hoạch có sự thay đổi lớn về các chi phí (giá cả NVL đầu vào hoặc định mức NVL ....) thì giá thành kế hoạch sẽ được xem xét điều chỉnh lại co phù hợp với thực tế. Với các sản phẩm mới trước khi ký hợp đồng với khách Doanh nghiệp phải lập bản dự tính giá thành sản phẩm theo mẫu và sử dụng khách hàng đặt mua. Căn cứ vào bản dự tính giá thành này để ký hợp đồng với khách.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thành công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam.
Sau một thời gian thực tập tìm hiểu về công tác tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, công tác hạch toán chi phí nói chung và công tác hạch toán chi phí giá thành sản phẩm nói riêng ở Doanh nghiệp được tổ chức khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho yêu cầu quản trị Doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện theo dõi chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn để Doanh nghiệp thực hiện việc tiết kiệm chi phí, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên để hoà nhập chung với cơ chế thị trường luôn luôn biến động, trong công tác hạch toán vẫn còn một số khâu chưa thật hợp lý, cần phải nghiên cứu để tiến tới hoàn thiện.
Xuất phát từ việc giá thành sản phẩm chỉ có thể xác định được chính xác trên cơ sở xác định sản lượng hoàn thành nhập kho chính xác, việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất hợp lý và khoa khọc, cùng với việc đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ chính xác. Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, dưới góc độ là một sinh viên thực tập, trình độ và nhận thức còn hạn chế, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để xin góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam.
1. Hoàn thiện công tác kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
Hiện nay, Doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và trong mỗi phân xưởng được chi tiết cho từng quy cách, kích cỡ sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách kích cỡ sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn sản xuất. Có thể thấy việc kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như hiện nay là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, cách xác định này chỉ phù hợp với 4 phân xưởng (phân xưởng thôi, phân xưởn in, phân xưởng cắt dán, phân xưởng tráng OPP) là những phân xưởng mà trong kỳ sản xuất không phát sinh nghiêp vụ cung cấp hay xuất bản thành phẩm ra bên ngoài phân xưởng hoặc Doanh nghiệp, còn đối với phân xưởng gia công thủ công thì việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm như trên là hoàn toàn không hợp lý. Doanh nghiệp nên xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng giá thành sản phẩm như sau:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất trong mỗi phân xưởng và từng quy cách, kích cỡ sản phẩm trong mỗi giai đoạn sản xuất đó.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn sản xuất. Xét về mặt kỹ thuật cho thấy quy trình công nghệ tạo ra bán thành phẩm thực chất chỉ là một giai đoạn nằm trong toàn bộ quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm kể từ khi bỏ nguyên liệu vào hoặc nhận bán thành phẩm của giai đoạn trước cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên, xét về mặt hạch toán, kinh tế cho thấy trong quá trình sản xuất sản phẩm, bán thành phẩm cảu phân xưởng, bán thành phẩm của phân xưởng gia công thủ công sản xuất ra bên cạnh việc sử dụng vào sản xuất chế tạo sản phẩm là chủ yếu còn được xuất bản ra bên ngoài Doanh nghiệp (như sản phẩm bơm tiêm VINHANKOOK). Lúc này bán thành phẩm được coi là một sản phẩm. Đây chính là cơ sở để tôi đưa ra phương án đề suất với Doanh nghiệp xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như trên với cách xác định lại, trong phân xưởng gia công thủ công chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn I: Sản xuất chế tạo bán thành phẩm
+ Giai đoạn II: Nhân bán thành phẩm của giai đoạn II liên tục chế tạo thành sản phẩm hoàn thành nhập kho.
2. Hoàn thành công tác kế toán một số khoản chi phí.
2.1. Đối với chi phí điện năng.
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, khoản chi phí này nhằm cung cấp cho các phân xưởng sản xuất chính là chủ yếu. Hiện nay do không được trang bị các công tơ đo chỉ số điện năng tiêu thụ ở các phân xưởng cho nên kế toán không biết ngay được số chi phí điện năng các phân xưởng tiêu thụ thực tế. Như vậy bộ phận kế toán Doanh nghiệp lại phân bổ chi phí này cho từng phân xưởng sử dụng theo tiêu thức phân bổ là chi phí năng lượng theo định mức kế toán. cách phân bổ này là chưa hợp lý.
Theo quan điểm của tôi, để kế toán tập hợp được chi phí điện năng một cách chính xác trước hết Doanh nghiệp nên tiến hành trang bị công tơ đo chỉ số điện năng cho từng phân xưởng để xác định được chính xác số điện năng mà các phân xưởng này đã sử dụng vào sản xuất. Định mức hao hút điện năng sẽ được kế toán phân bổ cho các phân xưởng căn cứ vào chi phí điện năng tiêu thụ của phân xưởng đó.
Ví dụ: Trong tháng 8/2001 chi phí điện năng của toàn Doanh nghiệp phải thành toán với Công ty điện lực thành phố Hà Nội là 52.017.200 VNĐ (giá chưa có 10% thuế GTGT)
Giả sử Doanh nghiệp đã áp dụng giải pháp trên và điện năng mà các phân xưởng tiêu thụ theo chỉ số công tơ riêng là:
+ PX thôi A VNĐ
+ PX in B VNĐ
+ PX Cắt dán C VNĐ
+ PX Tráng OPP D VNĐ
+ PX Gia công thủ công E VNĐ + Khối lượng VP hàng: F
+ Mức hao hút điện năng: G VNĐ
(Khi đó A+B+C+D+E+G=52.017.200VNĐ)
kế toán Doanh nghiệp sẽ tập hợp chi phí điện năng chính xác cho từng phân xưởng như sau:
+ PX thôi: A +
GA
A+B+C+D+E+F
= A (1+
G
52.017200-G
)
+ PX in:
= B (1+
G
52.017200-G
)
+ PX dán:
= C (1+
G
52.017200-G
)
+ PX tráng OPP:
= B (1+
G
52.017200-G
)
+ PX gia công thủ công:
= E (1+
G
52.017200-G
)
+ Khối VP:
= F (1+
G
52.017200-G
)
2.2. Đối với khoản chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc.
Trong kỳ khoản chi phí này phát sinh một lần với giá thành tương đối lớn và thời gian sử dụng cho vài kỳ sản xuất, Doanh nghiệp lại phân bổ một lần giá trị thực tế chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy vào chi phí sản xuất chung trong kỳ. Điều này là không hợp lý và phần nào luôn giá trị đơn vị sản phẩm giữa các kỳ không ổn định. Qua việc tìm hiểu cụ thể tại Doanh nghiệp tôi thấy, nếu chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc phát sinh có giá trị tương đối lớn và phát sinh nên căn cứ vào giá thực tế để tập hợp vào bên nợ TK 142 (142.1). khi đó kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 142 (1421)
Có TK 111, 112, 131 .....
Sau đó căn cứ vào số kỳ sử dụng để xác định chi phí phát sinh cần phân bổ cho từng kỳ theo công thức:
Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc phát sinh
=
Chi phí sửa chữa bảo dưỡng thực tế phát sinh
Số kỳ sử dụng
Nếu làm như vậy sẽ xác định đựơc chính xác chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ từ đó tính giá thành sản phẩm được chính xác.
2.3. Đối với chi phí thuê nhà xưởng.
Hiện tại, chi phí thuê nhà xưởng sản xuất được Doanh nghiệp phân bổ cho bộ phận văn phòng và các phân xưởng sản xuất theo công thức:
Chi phí thuê nhà (xưởng) của bộ phận VP hoặc PXSX
=
Tổng chi phí thuê nhà phải thanh toán
6
Tháng 5/2001, tổng chi phí thuê nhà xưởng của Doanh nghiệp là 20.012.000 kế toán tiến hành phân bổ chi phí này theo phương pháp đồng đều giữa các bộ phận.
Chi phí thuê nhà của từng bộ phận
=
20.012.000
6
=
3.335.400
Cách phân bổ đều giữa các bộ phận không phản ánh chính xác khoản mục chi phí này ở từng bộ phận.
Nếu Doanh nghiệp căn cứ vào diện tích sử dụng của từng bộ phận để phân bổ khoản mục chi phí bày, khi đó:
Chi phí thuê nhà phân bổ cho px thôi
=
400m2x10.000đ/1m2
=
4000.000đ
Chi phí thuê nhà phân bổ cho px in
=
100m2x10.000đ/1m2 =1.000.000đ
Chi phí thuê nhà phân bổ cho px cắt dán
=
400m2x10.000đ/1m2 =4.000.000đ
Chi phí thuê nhà phân bổ cho px tráng OPP
=
550m2x10.000đ/1m2 =5.500.000đ
Chi phí thuê nhà phân bổ cho px thủ công
=
200m2x10.000đ/1m2 = 2.000.000đ
Chi phí thuê nhà phân bổ cho khối VP
=
234x15.000đ/1m2 =3.512.000đ
2.4 Đối với khoản thiệt hại trong sản xuất.
Theo như lý luận thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất phải được theo dõi một cách chặt chẽ về nơi phát sinh cũng như người chịu trách nhiệm về những khoản chi không mang lại hiệu quả này, để từ đó có những biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất.
Thực tế tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, phòng kế toán không theo dõi những khoản chi phí này mà được theo dõi riêng tại phân xưởng (nơi trực tiếp phát sinh các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng, do đó không quy được trách nhiêm, gây nên thiệt hại mặc dù phát sinh này ở các phân xưởng đã cố gắng hạn chế nhưng không tránh khỏi dẫn đến ảnh hưởng không tốt trong khâu quản lý)
Vậy theo tôi, Doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức hạch toán một cách kịp thời đầy đủ các khoản thiệt hại trong sản xuất, trên cơ sở đó phấn đấu tiết kiệm khoản chi phí này. Muốn vậy, kế toán phải tổ chức ngay từ khâu hạch toán ban đầu, khi có phát sinh thiệt hại ngừng sản xuất tại các phân xưởng phải tiến hành xác định nguyên nhân trách nhiệm và tìm biện pháp xử lý. Với khoản thiệt hại sản phẩm hỏng khi có phát sinh phải lập báo cáo sản phẩm hỏng hàng tháng kế toán sản xuất tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng dựa trên báo cáo đó. Tuỳ thuộc vào quyết định của chủ Doanh nghiệp mà giá trị sản phẩm hỏng có thể tính vào giá thành sản phẩm (hỏng trong định mức) và đối với người gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất.
3. Hoàn thiện công tác kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Hiện nay, Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm của Doanh nghiệp, mặc dù các khoản mục chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung chiém tỷ trọng nhỏ song nó vẫn là một khoản chi phí khá lớn hơn nữa tại các phân xưởng cắt dán và phân xưởng gia công thủ công thì NVL trực tiếp chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung (chẳng hạn trong 75/2001 chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng cắt dán là 10.014.500 trong khi đó tổng chi phí tại phân xưởng là 42.152.400 đồng). Mặt khác, hiện nay tại phòng kế toán của Doanh nghiệp với trình độ của cán bộ kế toán cũng như khối lượng công việc kế toán đều có thể có khả năng đáp ứng được việc quản lý cũng như tính toán. Nếu tính toán nưh vậy thì toàn b khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng như vậy thì toàn bộ khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng như chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính hết vào giá thành sản phẩm hoàn thành, đều dần đến giá thành sản phẩm trong kỳ có độ chính xác không cao.
Để đánh giá được chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ, theo tôi kế toán nên đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương và để giảm bớt khó khăn trong công việc tính toán mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết, Doanh nghiệp có thể vận dụng tỷ trọng hoàn thành chung của sản phẩm dở dang là 50%.
Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán cần căn cứ vào bảng báo cáo sản lượng trong tháng, căn cứ vào bảng đánh giá sản phẩm dở dang kỳ trước và chi phí đã tập hợp được cho từng sản phẩm trong từng giai đoạn tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức:
* Đối với chi phí NVL chính.
Chi phí NVL chính cho SPDD
=
Chi phí NVL chính
Sản lượng SP hoàn thành + Sản lượng không SP thay đổi
x
SPDD không quy đổi
* Đối với các chi phí sản xuất được bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến sản phẩm như chi phí NVL phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ Với chi phí NVL phụ:
Chi phí NVL phu tính cho SPDD
=
Chi phí NVL phụ
Sản lượng SP hoàn thành + Sản lượng không SP thay đổi
x
Sản phẩm tương đương
+ Với chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp tính cho SPDD
=
Chi phí nhân công trực tiếp
Sản lượng SP hoànthành + Sản lượng không SP
thay đổi
x
SPDD không quy đổi
+ Với chi phí sản xuất chung:
Chi phí SX chung tính cho SPDD
=
Chi phí sản xuất chung
Sản lượng SP hoàn thành + Sản lượng SPDD thay đổi
x
Sản phẩm tương đương
Do việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hàon thành tương đương nên bảng giá thành sản phẩm như hiện nay là không còn phù hợp. Mộu bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nên thay đổi như sau:
Biểu số 25: Bảng đánh giá sản phẩm dở dang
(Tháng ........năm ..........)
Diễn giải
Sản phẩm hoàn thành nhập kho
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí NVL chính cho SPDD
Chi phí NVL phụ cho SPDD
Chi phí nhân công trực tiếp cho SPDD
Chi phí chung cho SP SPDD
Trị giá SPDD cuối kỳ
Ví dụ: Theo số liệu ở phần II, ta có thể, tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ của Màng HOPE của VINAHAHKOOK trong tháng 5/2001 theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương.
+ Bước 1: Tính đổi sản lượng sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương:
1010,3 x 50% = 505,15 (kg)
+ Bước 2: Chi phí NVL chính trực tiếp cho sản phẩm dở dang
15.744.400
733+1010,3
x
1010,3
=
8.917.200
+ Bước 3: Chi phí NVL phụ trực tiếp cho SPDD
2.726.500
733+505,15
x
505,15
=
1.112.378
+ Bước 4: Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm dở dang.
668.015
733+505,15
x
505,15
=
272.542
+ Bước 5: Chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang
13.193.370
733+505,15
x
505,15
=
5.382.733
Và tổng trị giá của 1010,3 kg sản phẩm dở dang là: 15.684.853đ
4. Hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm.
* Đối với công tác kế toán giá thành sản phẩm.
Như đã trình bày ở trên, lúc này phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm. Khi đó căn cứ vào số TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, căn cứ vào bảng báo cáo sản lượng sản xuất trong kỳ, các khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm sẽ được xác định theo công thứ:
= Dư đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ – Dư cuối kỳ
Tổng giá thành sẽ được xác định như sau:
Tổng giá thành (z)
=
Chi phí NVL trực tiếp
+
Chi phí nhân công trực tiếp
+
Chi phí sản xuất chung
Và giá thành đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm (Zđvsp)
=
Tổng giá thành (Z)
Tổng sản lượng (stp)
Toàn bộ quá trình tính giá thành sản phẩm sẽ được thực hiện trên bảng tính giá thành thực tế.
* Đối với công tác kế toán tính giá thành bán thành phẩm.
Hiện nay giá thành bán thành phẩm của Doanh nghiệp thực chất là giá trị của NVL chính xuất dùng cho sản xuất bán thành phẩm. Do đó Doanh nghiệp coi bán thành phẩm cũng là NVL chính và được hạch toán trên TK 152.1.
Với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã lựa chọn thì việc Doanh nghiệp sử dụng TK 152.1 để quản lý bán thành phẩm là không còn hợp lý nữa. Theo tôi, kế toán nên mở TK 154 bán thành phẩm chi tiết cho từng phân xưởng (vì với những bán thành phẩm dở dang cũng như đối với các bán thành phẩm sản xuất được trong kỳ nhưng không sử dụng hết, Doanh nghiệp không tiến hành nhập kho số bán thành phẩm này mà để lại phân xưởng sang kỳ sau tiếp tục đưa vào sản xuất). Cuối kỳ kế toán căn cứ vào các khoản mục chi phí sản xuất đã lập hợp được kết chuyển sang TK 154 bán thành phẩm.
Tôi xin đề xuất mẫu số TK 154 bán thành phẩm như sau:
Số TK 154 – BTP
(Tháng ..... năm .......)
Diễn giải
Dư đầu kỳ
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Dư cuối kỳ
Công nợ TK 154
Có TK 154-BTP
Chuyển giai đoạn tiếp
Cấp ra ngoài PX
1- PX thôi
2. PX in
Toàn bộ quá trình phân bổ chi phí sản xuất cho từng bán thành phẩm và đánh giá bán thành phẩm dở dang kế toán nên thực hiện ngay trên sổ TK 154 – BTP.
5. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam là một Doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm bao bì ni lông cho các tổ chức cá nhân phục vụ đời sống sinh hoạt, tiêu dùng của người lao động, vì vậy chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề được Doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, là chủ thể kinh tế độc lập, để có thể tồn tại và phát triển Doanh nghiệp không thể quan tâm đến vấn đề giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy hiện nay Doanh nghiệp có thể vận dụng một số biện pháp hạ giá thành sau:
+ Đối với khoản chi phí NVL: Doanh nghiệp phải có biện pháp nhằm nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân nhằm giảm triệt để phế liệu. Theo lý thuyết thì 1kg nhựa hạt cho ra sản phẩm là 0,98 kg màng thành phẩm và 0,02 kg phế phẩm nếu thôi trên máy do Việt Nam sản xuất. Hiện nay tỷ lệ phế phẩm của Doanh nghiệp là 0,03kg.
Do sử dụng NVL chính với khối lượng lớn, Doanh nghiệp lại phải mua lại của các Công ty thương mại khác nên giá thành khá cao. Doanh nghiệp nên trực tiếp nhập khẩu nhựa hạt theo hình thức nhập khẩu uỷ thác và khi Doanh nghiệp xin thành lập Công ty tư nhân Hoa Nam (T3/2002) sẽ xin phép thêm ngành nghề kinh doanh mới: nhập khẩu sản phẩm hoá chất nhựa.
+ Đối với tiền lương công nhân sản xuất:
Doanh nghiệp nen xây dựng lại đơn giá tiền lương cho bộ phận công nhân trực tiếp, đặc biệt là bộ phận thôi màng, in màng và ghép màng phức OPP để khuyến khích người lao động có trách nhiệm với Doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên Doanh nghiệp cũng nên có chế độ thưởng phạt kịp thời, xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, chính xác, đảm bảo tính đúng, tính đủ sức lao động mà người công nhân đã bỏ ra phát huy chức năng của tiền lương là đòn bẩy kinh tế tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và là một trong những nguyên nhân hạ giá thành.
+ Đối với chi phí quản lý: Đây là chi phí gián tiếp để tạo ra sản phẩm do đó Doanh nghiệp nên tìm cách giảm khoản mục chi phí này càng nhiều càng tốt, đồng thời nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên quản lý nói riêng và nhân viên gián tiếp nói chung, sắp xếp và tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao.
Trên đây là một số kiến nghị cụ thể tôi xin đưa ra để góp phần nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Tuy nhiên, những ý kiến cụ thể được đề cập ở trên muốn thực hiện được tốt cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:
+ Về phía Nhà nước: Phải có những quy định thống nhất về nội dung của chi phí và giá thành trong cơ chế thị trường để các Doanh nghiệp có thể thực hiện theo. Bên cạnh đó, phải xây dựng một môi trường pháp lý hoàn chỉnh, ban hành luật kế toán, nguyên tắc và chuẩn mực cụ thể.
+ Về phía các Doanh nghiệp: Phải có những quy định cụ thể theo những nguyên tắc kế toán hiện hành, và tạo điều kiện tốt nhất để các cán bộ kế toán thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Phải luôn có những sửa đổi phù hợp với quy định của Bộ tài chính. Phải hướng dẫn đối với cán bộ kế toán để có cách nhìn đúng đắn và có ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành sản phẩm đối với việc ra quyết định trong công tác quản trị Doanh nghiệp, khắc phục và hạn chế được tình trạng lảng phí trong sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài “Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị Doanh nghiệp tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam”
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy rằng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đói với việc cung cấp thông tin cho quản trị Doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác và đầy đủ các chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng thông tin về nội bộ Doanh nghiệp và các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị Doanh nghiệp, giúp cho họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời đối với hoạt động của Doanh nghiệp.
Thông qua việc nghiên cứu về công tác tổ chức hạch toán thực tế ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam tôi đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và sâu sắc về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý kinh tế trong Doanh nghiệp.
Trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn, chuyên đề đã khái quát được công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp: Cụ thể:
- Về mặt lý luận: Chuyên đề đã nghiên cứu và đánh giá một cách chân thực tình hình tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Đồng thời chuyên đề đã làm rõ được toàn bộ nguyên tắc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành mà Doanh nghiệp áp dụng. Trên cơ sở đó mạnh dạn để xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Chuyên đề đã nghiên cứu và đánh giá một cách chân thực tình hình tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Đồng thời chuyên đề cũng đã làm rõ được toàn bộ nguyên tắc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành mà Doanh nghiệp áp dụng. Trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Minh Phương – giáo viên hướng dẫn cùng toàn thể các cán bộ phòng kế toán Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Do còn nhiều hạn chế về khả năng nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
Kế toán tài chính trong các Doanh nghiệp – PTS Đặng Thị Loan
Hướng dẫn thực hành kế toán mới
Kế toán quản trị
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành – Vũ Huy Cẩm
Kế toán tài chính quản trị và tính giá thành – Trần Hoài Nam
Hạch toán kế toán Doanh nghiệp – Văn bản pháp quy
Các tạp chí tài chính năm 1997-1998
Tap chí kế toán, kiểm toán
Các tạp cí thuế T10, T11/2001
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0257.doc