Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự hoà nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Vì vậy mà mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì một trong những biện pháp là phải thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để từ đó đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm song chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo. Và Công ty bánh kẹo Hải Hà ngày nay trở thành một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong cả nước, sản phẩm của Công ty được tín nhiệm của khách hàng trên thị trường một phần lớn là do Công ty đã không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do thời gian thực tập không nhiều và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, mặc dù đã cố gắng hết sức song luận văn tốt nghiệp của em không tránh được những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để luận văn thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Đức Vinh và các cán bộ phòng Tài vụ, phòng Kinh doanh và các phòng ban khác của Công ty bánh kẹo Hải Hà đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
104 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
641 - Chi phí bán hàng
8.656.472
642 - Chi phí QLDN
2.476.218
Tổng cộng
21.183.500
22.674.158
Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 153 sẽ được sử dụng để vào bảng kê số 4 (biểu số 15) và nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 16).
Ví dụ : Trong tháng 3 /2003 giá trị nguyên vật liệu xuất sử dụng cho sản xuất chung của xí nghiệp kẹo là 106.192.765 đồng, kế toán ghi vào sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13 trang 62) cột "số tiền" dòng TK ĐƯ TK152 của xí nghiệp kẹo số tiền là 106.192.765 đồng. Và giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung xí nghiệp kẹo tính được là 161.225 đồng, kế toán sẽ ghi sổ khoản chi phí này tương tự đối với chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung.
* Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định ở Công ty được phân loại theo từng nguồn (ngân sách cấp, tự có, đi vay), từng nhóm (là cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý…), từng xí nghiệp (chia làm 2 nhóm: xí nghiệp Phụ trợ và các xí nghiệp còn lại). Lý do của việc phân loại TSCĐ của các xí nghiệp làm 2 nhóm là do TSCĐ của xí nghiệp Phụ trợ ít, dễ theo dõi, còn TSCĐ của các xí nghiệp còn lại rất lớn (cả việc số lượng và giá trị) và chủ yếu phục vụ sản xuất chính.
Phương pháp khấu hao Công ty đang áp dụng theo QĐ166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999. Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Theo phương pháp này mức khấu hao trích hàng năm của từng TSCĐ trong Công ty được tính như sau:
=
Trên cơ sở mức khấu hao trích hàng năm đã được tính, kế toán xác định mức khấu hao trích hàng tháng của từng TSCĐ.
=
Công ty bánh kẹo Hải Hà có rất nhiều loại TSCĐ khác nhau. Để theo dõi sự biến động của toàn bộ TSCĐ, kế toán TSCĐ mở sổ chi tiết theo dõi từng nhóm TSCĐ và số TSCĐ toàn Công ty để tính toán mức khấu hao phải trích hàng năm. Hiện nay Công ty chưa lập bảng tính và phân bổ khấu hao.
Công ty bánh kẹo Hải Hà có rất nhiều loại TSCĐ khác nhau. Để theo dõi sự biến động của toàn bộ TSCĐ, kế toán TSCĐ mở sổ chi tiết theo dõi từng nhóm TSCĐ và số TSCĐ toàn Công ty để tính toán mức khấu hao phải trích hàng năm. Hiện nay Công ty chưa lập bảng tính và phân bổ khấu hao.
Để phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất (chi phí khấu hao TSCĐ) mà TSCĐ được phân loại theo 2 nhóm TSCĐ xí nghiệp phụ trợ và TSCĐ các xí nghiệp còn lại. Kế toán sẽ tính riêng khấu hao của TSCĐ ở xí nghiệp phụ trợ và tổng khấu hao ở các xí nghiệp còn lại. Tổng mức khấu hao ở xí nghiệp phụ trợ sẽ được hạch toán vào TK627- Xí nghiệp phụ trợ. Tổng mức khấu hao của các xí nghiệp còn lại sẽ được phân bổ cho từng xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng thực tế sản xuất theo công thức:
= x
Ví dụ: Tổng sản lượng thực tế của xí nghiệp kẹo trong tháng 03/2003 là 418.354 kg.
Tổng mức khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất tại các xí nghiệp (trừ xí nghiệp phụ trợ) theo số liệu trên sổ TSCĐ toàn Công ty là 543.859.703 đồng.
Tổng sản lượng thực tế của các xí nghiệp (trừ xí nghiệp phụ trợ) là 817.640 kg.
Khi đó, máy tính sẽ tính theo công thức trên và tính ra mức khấu hao TSCĐ phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 278.271.467 đồng và khoản này sẽ được hạch toán vào sổ chi tiết nợ TK627 (biểu số 13 trang 62) tại cột "số tiền" dòng TKĐƯ 214 của Xí nghiệp kẹo. Công ty không sử dụng TK 009.
* Hạch toán chi phí trả trước
Những khoản chi phí trả trước ở Công ty bao gồm những khoản chi phí như chi phí sửa chữa lớn phát sinh được phân bổ dần vào các bộ phận sử dụng. Chi phí về vật tư dùng để sửa chữa, chi phí trùng tu… hay những khoản chi phí sửa chữa nhỏ như trục in… Công việc sửa chữa này hầu hết là thuê ngoài theo 2 hình thức thuê ngoài hoàn toàn hoặc trả tiền công sửa chữa và công ty cung cấp nguyên vật liệu. Công ty không có kế hoạch trích trước vào chi phí sản xuất vì vậy mà toàn bộ chi phí sửa chữa sẽ tập hợp vào TK142 - chi phí trả trước (bảng kê 6). Sau đó phân bổ dần vào chi phí sản xuất chung.
Kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến các chi phí cho công việc sửa chữa, tiến hành ghi vào bảng kê số 6. Việc phân bổ chi phí này căn cứ vào lợi nhuận ước tính trong tháng trên cơ sở sản lượng sản xuất và chỉ tháng nào sản lượng sản xuất nhiều việc phân bổ chi phí không làm giá thành tăng cao quá so với định mức thì mới tiến hành phân bổ, ngược lại thì phải chờ sang tháng khác. Chi phí sửa chữa cũng được tập hợp chung cho tất cả các xí nghiệp và sau đó mới phân bổ cho từng xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng (tấn sản phẩm) kế hoạch của Công ty. Khoản chi phí này được thể hiện trên sổ chi tiết Nợ TK627 (biểu số 13 ) theo bút toán:
Nợ TK 627
Có TK 142
Trong tháng 3/2003 hầu như không sửa chữa cho nên sẽ không phân bổ vào chi phí sản xuất chung.
* Hạch toán các khoản chi phí khác
Những khoản chi phí phục vụ sản xuất chung mà công ty khoán cho các xí nghiệp thì kế toán sẽ hạch toán thông qua TK336 - chi tiết theo xí nghiệp. Dựa vào các chứng từ có liên quan, kế toán sẽ theo dõi hạch toán trên sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13) theo bút toán:
Nợ TK 627 - chi tiết theo từng xí nghiệp
Có TK 336 - chi tiết theo từng xí nghiệp
Mức khoán này chính là định mức do phòng kỹ thuật tính toán và lập ra.
Trong trường hợp chi phí thực tế thực hiện lớn hơn chi phí khoán thì phần chênh lệch sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 627 (phần chênh lệch)
Có TK 336 (phần chênh lệch)
Ngược lại chi phí thực tế thực hiện nhỏ hơn chi phí khoán thì phần chênh lệch cũng được hạch toán như định khoản trên nhưng ghi âm.
Ví dụ trong tháng 3/2003 Công ty đã khoán cho xí nghiệp kẹo với tổng chi phí là 48.764.943 đ. Khoản này sẽ được ghi vào sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13), ở cột "số tiền", và dòng TKĐƯ 336 của xí nghiệp kẹo.
Đối với những khoản chi phí mua ngoài phục vụ sản xuất chung cũng được tập hợp theo từng xí nghiệp, kế toán cũng theo dõi hạch toán trên sổ chi tiết nợ TK 627 theo bút toán:
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 111, 112 (nếu thanh toán ngay)
Có TK 331(chưa thanh toán)
Ví dụ: trong tháng 03/2003 tổng chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán của xí nghiệp kẹo là 41.146.378 đ. Khoản này sẽ được ghi vào sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13 trang 62 ) , cột "số tiền" dòng TKĐƯ 331 của xí nghiệp kẹo.
Sổ chi tiết Nợ TK 627 dùng để theo dõi về toàn bộ chi phí sản xuất chung của Công ty.
* Phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung sau khi đã được tập hợp theo từng xí nghiệp sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp.
Đối với chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp phụ trợ, thì sẽ được phân bổ cho các xí nghiệp bánh kẹo theo tiêu thức sản lượng thực tế:
Chi phí sản xuất chung của XN phụ trợ phân bổ cho XN bánh (kẹo)
= x
Sau đó, tiến hành phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm chính theo tiêu thức sản lượng thực tế sản xuất.
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm (i) của XN bánh (kẹo)
= x
Biểu số 13: Sổ chi tiết Nợ TK 627
Tháng 03/2003
Đơn vị: đồng
Mã đơn vị
Tên đơn vị
TKĐƯ
Số tiền
NB4
Xí nghiệp phụ trợ
152
47.163.436
Xí nghiệp phụ trợ
153
4.618.625
Xí nghiệp phụ trợ
214
12.139.567
Xí nghiệp phụ trợ
334
55.720.528
Xí nghiệp phụ trợ
338
4.702.722
Xí nghiệp phụ trợ
331
7.562.989
Cộng
131.907.867
NB2
Xí nghiệp kẹo
152
106.192.765
Xí nghiệp kẹo
153
161.225
Xí nghiệp kẹo
214
278.271.467
Xí nghiệp kẹo
336
48.764.943
Xí nghiệp kẹo
331
41.146.378
Cộng
474.536.778
NB9
Xí nghiệp bánh
152
76.129.136
Xí nghiệp bánh
153
512.324
Xí nghiệp bánh
214
253.448.669
Xí nghiệp bánh
336
33.186.294
Xí nghiệp bánh
331
50.286.412
Cộng
413.562.835
Tổng cộng
1.020.007.480
Ví dụ: Trong tháng 3/2003:
Tổng chi phí sản xuất chung của XN phụ trợ là 131.907.867 đồng.
Tổng chi phí sản xuất chung của XN kẹo (khi chưa phân bổ CPSXC) của xí nghiệp phụ trợ là 468.325.442đồng.
Tổng sản lượng thực tế của xí nghiệp kẹo là 418.354kg, trong đó sản lượng thực tế của kẹo Tây du ký là 1.977,5kg.
Sản lượng thực tế của xí nghiệp bánh là 399.286kg.
Khi đó máy tính sẽ tính được chi phí sản xuất chung xí nghiệp phụ trợ phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 67.492.030 đồng, từ đó tính chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm kẹo Tây du ký là 2.532.733 đồng.
Sau khi đã hoàn thành sổ chi tiết Nợ TK627, kế toán vào sổ tổng hợp Nợ TK627 (biểu số 14 trang 63 ). Số liệu trên sổ tổng hợp Nợ TK627 sử dụng để vào bảng kê số 4 (biểu số 15 trang 66).
Biểu số 14: Sổ tổng hợp Nợ TK627
Tháng 3/2003
Đơn vị: đồng
STT
TKĐƯ
1
152 - nguyênliệu, vật liệu
229.485.337
2
153 - Công cụ, dụng cụ
5.292.174
3
214 - Hao mòn TSCĐ
543.859.703
4
331 - Phải trả người bán
98.995.779
5
334 - Phải trả công nhân viên
55.720.528
6
336 - Phải trả nội bộ
81.951.237
7
338 - Phải trả phải nộp khác
4.072.722
Tổng cộng
1.019.377.480
Sổ cái TK 627 (biểu số 20 trang 70) dùng để theo dõi toàn bộ chi phí sản xuất chung của Công ty.
2.2. Hạch toán chi phí sản xuất phụ.
ở Công ty bánh kẹo Hải Hà, ngoài hoạt động sản xuất chính là sản xuất bánh kẹo còn có những hoạt động sản xuất phụ như cắt nhãn, cắt bìa, in hộp... Tại các phân xưởng sẽ cần một loại sản phẩm phụ tương ứng. Vì vậy, kế toán xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ là theo từng phân xưởng.
TK152.153
TK621
TK154 -SXphụ
TK152
CPNVLTT
Kết chuyển
CPNVLTT
Nhập kho
TK334,338
TK622
Kết chuyển
CPNCTT
CPNCTT
Quy trình hạch toán sản xuất phụ cũng tương tự quy trình hạch toán sản xuất chính.
TK627
Kết chuyển
CPSXC
Tuy nhiên có điểm khác là chi phí về công cụ dụng cụ cho sản xuất phụ loại phân bổ một lần tại Công ty bánh kẹo Hà Hải cũng được hạch toán vào TK 621 (6212 - chi phí về công cụ dụng cụ).
Thực chất tại Công ty chi phí sản xuất chung của bộ phận sản xuất phụ không nhiều nên nó được tập hợp vào chi phí sản xuất chung của xí nghiệp Phụ trợ, sau đó sẽ phân bổ cho sản phẩm chính cùng với các chi phí sản xuất chung khác. Sau khi được sản xuất sản phẩm phụ cũng được nhập kho và xuất dùng giống như đối với các vật tư mua ngoài khác.
Ví dụ trong tháng 3/2003 ở tổ sản xuất phụ ” in hộp” tổng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng là 832.546 đồng, giá trị về công cụ dụng cụ xuất dùng là 415.438 đồng kế toán sẽ ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm theo các bút toán sau:
Nợ TK 621 (6212) - tổ in hộp 832.546
Có TK 152 832.546
Nợ TK 621 (6212) - tổ in hộp 415.438
Có TK 153 415.438
Cũng trong tháng này chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của tổ “in hộp” lần lượt là 4.386.127 đồng và 370.182 đồng. Các khoản này cũng được ghi vào bảng tính giá thành (biểu số 23 trang 73) và bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 11 trang 55) theo bút toán sau:
Nợ TK 622 (6222) - tổ in hộp 4.756.309
Có TK 334 4.386.127
Có TK 338 370.182
2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất
Để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng Công ty sử dụng tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển:
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp: Nợ TK 154
Có TK 621
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK154
Có TK 622
Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí SXC: Nợ TK 154
Có TK 627
Toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty được tập hợp trên bảng kê số 4 (biểu số 15 trang 66)
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà trùng nhau nên chi phí sản xuất sản phẩm chính và chi phí sản xuất sản phẩm phụ tập hợp ngay trong bảng tính giá thành sản phẩm.
Sổ cái TK 154 (biểu số 21 trang 70) được dùng để theo dõi tổng hợp về chi phí sản xuất. Căn cứ vào các bảng kê kế toán tiến hành nhật ký chứng từ số 7 để phục vụ cho việc lập sổ cái và các báo cáo tài chính.
Biểu số 18:
Sổ Cái TK 621
NĂm 2003
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
STT
Ghi Có các TK đối ứng
Nợ với các TK này
...
Tháng 3
...
Tháng 12
Cộng
152
10.803.162.350
153
4.154.495
Cộng số phát sinh Nợ
10.807.316.845
Cộng số phát sinh Có
10.807.316.845
Số dư Nợ
Cuối tháng Có
...
...
Ghi chú: Tài khoản 153 có trong Sổ Cái TK 621 vì chi phí về công cụ dụng cụ cho sản xuất phụ loại phân bổ 1 lần tại Công ty cũng được hạch toán vào tài khoản này.
Biểu 19:
Sổ cái TK 622
Năm 2003
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
STT
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với các TK này
...
Tháng 3
...
Tháng 12
Cộng
334
914.627.130
338
77.193.045
Cộng số phát sinh Nợ
991.820.175
Cộng số phát sinh Có
991.820.175
Số dư
Cuối tháng
Nợ
Có
...
...
Biểu số 20: Sổ cái TK 627
Năm 2003
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
STT
Ghi có các TK đối ứng Nợ với các TK này
...
Tháng 3
...
Tháng 12
Cộng
153
592.174
331
98.995.779
336
81.951.237
153
229.485.337
214
543.859.703
334
55.720.528
335
338
4.072.722
Cộng phát sinh Nợ
1.019.377.480
Cộng phát sinh Có
1.019.377.480
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Biểu số 21: Sổ Cái TK 154
Năm 2003
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
STT
Ghi có các TK đối ứng Nợ với các TK này
...
Tháng 3
...
Tháng 12
Cộng
621
10.807.316.845
622
991.820.175
627
1.019.377.480
155
15.762.438
Cộng phát sinh Nợ
12.834.276.938
Cộng phát sinh Có
12.834.276.938
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Ghi chú: TK 155 (Sản phẩm tái chế) căn cứ vào báo cáo chi tiết xuất tái chế của các xí nghiệp. Sản phẩm tái chế là những sản phẩm đem tái chế lại. Đó là những sản phẩm hoặc là chậm tiêu thụ để trong kho lâu ngày bị giảm chất lượng hoặc là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định. Những sản phẩm này được Công ty đem tái chế lại. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào giá trị sản phẩm đem tái chế theo báo cáo chi tiết xuất tái chế tập hợp vào TK 154 (chi phí SXKD dở dang) phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Những sản phẩm khi đưa tái chế sẽ được hạch toán như sau:
Nợ TK 154
Có TK 155
TK 155 sẽ được nói rõ hơn ở phần tính giá thành
3. Công tác kế toán tính giá thành tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
3.1. Đối tượng tính giá thành.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tại Công ty là sản xuất ra ít loại sản phẩm với khối lượng lớn, quy trình sản xuất ngắn liên tục, có nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau. Mặt khác Công ty không có sản phẩm làm dở dang vì đặc tính của bánh kẹo rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên, nếu kết thúc một công đoạn mà để dở dang không đưa ngay sang công đoạn tiếp theo thì sản phẩm sẽ bị kém chất lượng nên không có sản phẩm dở dang. Vì vậy mà Công ty xác định đối tượng tính giá thành là theo từng sản phẩm.
3.2. Phương pháp tính giá thành.
Do sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, không có sản phẩm dở dang (như đã giải thích ở phần 3.1) nên kế toán đã chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho từng loại bánh kẹo (mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm hoàn thành. Công thức tính giá thành:
Z = C z =
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm, z: Giá thành đơn vị sản phẩm.
C: Tổng chi phí sản xuất trong kỳ; Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Công thức trên được tính cho cả sản phẩm của sản xuất chính và sản phẩm của sản xuất phụ.
Tính giá thành sản phẩm.
Kỳ tính tính giá sản phẩm là một tháng và Công ty áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm.
Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng trên bảng kê số 4 (biểu số 15 trang 66 )
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627, 155
Có bút toán ghi “Nợ TK 154 đối ứng Có TK 155” như đã giải thích ở trên là do có sản phẩm tái chế. Vì vậy mà ở bảng tính giá thành sản phẩm (biểu số 23 trang 73) cũng có thêm cột TK 155( sản phẩm tái chế).
Việc lập thẻ tính giá thành sản phảm được tiến hành vào cuối tháng. Ví dụ đối với sản phẩm kẹo Tây du ký mẫu thẻ sẽ như sau: (do không có sản phẩm dở dang nên trong thẻ tính giá thành không có 2 cột chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và chí phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Biểu 22: Thẻ tính giá thành sản phẩm
Tên sản phẩm: Kẹo Tây du ký
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 1.977,5 kg
Tháng 3/2003
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục chi phí
Chi phí SXPS trong kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVL trực tiếp
29.692.730
29.692.730
15.015,29
2. Chi phí NC trực tiếp
2.582.175,7
2.582.175,7
1.305,78
3. Chi phí SXC
2.532.733
2.532.733
1.280,77
Cộng
34.807.638,7
34.807.638,7
17.601,84
4. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một Công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong cả nước, công ty đã tiến hành sản xuất hơn 100 loại bánh kẹo các loại. Do lượng chi phí sản xuất phát sinh rất lớn vì vậy mà Công ty luôn luôn phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi phí để tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng vật liệu, trình độ thành thạo của người lao động, trình độ tổ chức, quản lý... Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động ảnh hưởng tới giá thành để từ đó người sử dụng thông tin sẽ có các quyết định quản lý tối ưu hơn. Để phân tích giá thành người quản lý phải phân tích rất nhiều nội dung trong đó có phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm so sánh được.
Vì có nhiều loại sản phẩm cho nên việc phân tích khá phức tạp, người quản lý phải biết lựa chọn nên phân tích những loại sản phẩm nào. Mặt khác hầu hết các sản phẩm của Công ty hầu hết đều được sản xuất qua các kỳ liên tiếp, đều là mặt hàng truyền thống của Công ty nên một trong những công việc phân tích thường ngày là phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm so sánh được.
Ví dụ: Có số liệu về 2 loại sản phẩm của Công ty tháng 3/2003 như sau: (biểu số 24)
Bảng 24:
Sản phẩm
Sản lượng sản xuất
Giá thành đơn vị
KH (Q0)
TH (Q1)
Thực tế tháng trước (Ztt)
KH (Z0)
TH (Z1)
Kẹo cứng nhân dứa
12.580
14.132
16.120
16.120
15.768
Kẹo cứng nhân Sôcôla
16.120
15.018
12.580
12.016
11.965
Căn cứ bảng số liệu trên lập bảng phân tích giá thành sản phẩm so sánh được.
Bảng 25: Bảng phân tích giá thành sản phẩm so sánh được
Sản phẩm
Tổng Z sản lượng hàng hoá
Nhiệm vụ hạ Z
Tổng Z sản lượng hàng hoá thựctế
Kết quả hạ Z
Q0 Ztt
Q0 Z0
Mức hạ
Tỷ lệ hạ
Q1 Ztt
Q1 Z0
Q1 Z1
Mức hạ
Tỷ lệ hạ
... dứa
202.789.600
202.789.600
0
0
227.807.840
227.807.840
222.833.376
-4.974.464
-2,18%
... Sôcôla
202.789.600
193.697.920
-9.091.680
-4,48%
188.926.440
180.456.288
179.690.370
-9.236.070
-4,89%
Tổng
405.479.200
396.487.520
-9.091.680
-2,24%
416.734.280
408.264.128
402.523.746
-14.210.534
-3,41%
Mức hạ = (-14.210.534) - (-9.091.680) = (-5.118.854)
Tỷ lệ hạ = (-3,41%) - (-2,24%) = (-1,17%)
So với kế hoạch tổng giá thành thực tế đã hạ thêm được 5.118.854đ tương đương với tỷ lệ hạ 1,17%. Nhìn chung giá thành càng hạ càng tốt. Việc phấn đấu để hạ 1% giá thành sản phẩm so sánh được là rất khó vì với những sản phẩm so sánh được thì việc xây dựng định mức đã được rà soát qua các tháng, Công ty đã phấn đấu hạ được 1,17% là rất tốt.
Sự biến động của giá thành là do ảnh hưởng của các nhân tố:
+ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng
= x 100% = x 100% = 102,75%
Do sản lượng tăng lên 2,75% đã làm cho mức hạ giá thành hạ thêm được:
(-9091.680) x 2,75% = (-250.021,2)
+ ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng
Mức hạ mới = 408.264.128 - 416.734.280 = (-8.470.152)
Tỷ lệ hạ mới = = (-2,03%)
Đã ảnh hưởng:
Về mức = (-8.470.152) - (-9.091.680) x 102,75% = 871.549,2
Về tỷ lệ = (-2,03%) - (-2,24%) = 0,21%
+ ảnh hưởng của giá thành đơn vị:
Mức hạ mới = 402.523.746 - 416.734.280 = -14.210.534
Tỷ lệ hạ mới = = - 3,41%
Đã ảnh hưởng đến:
Về mức = (-14.210.534) - (-8.470.152) = (-5.740.382)
Về tỷ lệ hạ = (-3,41%) - (-2,03%) = (-1,38%)
Bảng 26: Bảng tổng hợp các nhân tố
Nhân tố
ảnh hưởng đến mức
ảnh hưởng đến tỷ lệ
1. Sản lượng
-250.021,2
0
2. Cơ cấu
871.549,2
0,21%
3. Giá thành đơn vị
-5.740.382
-1,38%
Tổng
-5.118.854
-1,17%
Như vậy tổng giá thành thực tế đã hạ thêm được 5.118.854 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 1,17%. Trong đó chủ yếu là do giá thành đơn vị thay đổi làm quy mô hạ giá thành nhiều nhất. Tuy nhiên cần phải xem xét nguyên nhân nếu giá thành đơn vị hạ mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì rất tốt.
Để tăng cường quản trị doanh nghiệp trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành Công ty còn tiến hành phân tích tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế so với kế hoạch của từng loại sản phẩm. Việc phân tích này cũng được lựa chọn đối với những sản phẩm nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ví vụ đối với sản phẩm kẹo Tây du ký, có số liệu về thực tế và kế hoạch về số lượng sản phẩm sản xuất và chi phí từng khoản mục trong tháng 3/2003 như sau (bảng 27).
Bảng 27: Bảng phân tích chi phí
Sản phẩm: Kẹo Tây du ký
Sản lượng thực tế = Sản lượng kế hoạch = 1977,5 kg.
Khoản mục chi phí
Kế hoạch
Thực tế
Chênh lệch
S Z
Z đơn vị
%
S Z
Z đơn vị
%
S Z
Z đơn vị
CP NVLTT
30.240.000
15.292,03
86,03
29.692.730
15.015,29
85,31
-547.270
-276.74
CP NCTT
2.776.412
1.404
7,9
2.582.175,7
1.305,78
7,42
-194,237
-98,22
CP SXC
2.133.853
1.079,07
6,07
2.532.733
1.280,77
7,27
398.880
201,7
Tổng cộng
35.150.265
17.775,1
100
34.807.638,7
17.601,84
100
-342.627
173,26
Từ bảng trên cho thấy tổng giá thành thực tế của sản phẩm kẹo Tây du ký giảm 342.627 đồng kéo theo giá thành đơn vị thực tế cũng giảm so với giá thành đơn vị kế hoạch là 173,26 đồng.
Nói chung giá thành giảm là rất tốt. Tuy nhiên để đánh giá chính xác nguyên nhân dẫn đến việc giảm giá thành cần xem xét sự biến động trong từng khoản mục chi phí trong giá thành.
*Khoản mục chi phí NVLTT: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Trong tháng Công ty đã tiết kiệm được 547.270 đồng chi phí NVLTT hay mỗi đơn vị sản phẩm đã tiết kiệm được 276,74 đồng so với kế hoạch tương ứng với việc giảm 0,72% chi phí NVL thực tế so với kế hoạch. Sở dĩ có được điều này là do Công ty thực hiện tốt chế độ khoán và tổ chức tốt công tác thu mua, bảo quản chi phí nên ít hao hụt và hầu như không có tình trạng sử dụng lãng phí.
* Khoản mục chi phí NCTT: Chi phí NCTT thực tế giảm là 194,237 đồng hay mỗi đơn vị sản phẩm giảm 98,22 đồng so với kế hoạch tương ứng với việc giảm 0,48% chi phí nhân công thực tế so với kế hoạch. Điều này cho thấy Công ty đã bố trí lao động hợp lý, quản lý lao động tương đối chặt chẽ.
* Khoản mục chi phí SXC: Chi phí SXC thực tế tăng so với kế hoạch là 398.880 đồng hay mỗi đơn vị sản phẩm tăng 201,7 đồng tương ứng với việc tăng 1,2% chi phí SXC thực tế so với kế hoạch nếu không phải do nguyên nhân giá điện, giá nước, giá dầu tăng thì Công ty cần phải xem xét lại.
Phần III
Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty bánh kẹo Hải Hà
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.
Công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư lao động, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm, nên giá thành sản phẩm là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành mà còn phải cung cấp thông tin cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Phân tích chi phí giá thành để để đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhờ đó mà công việc kinh doanh sẽ hiệu quả cao hơn và lợi nhuận thu được cũng sẽ cao hơn. Nếu không làm tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh và gây khó khăn cho người quản lý trong việc ra quyết định. Vì vậy mà mọi doanh nghiệp nói chung và công ty bánh kẹo Hải hà nói riêng muốn đứng vững trên thị trường, kinh doanh có lãi thì phải không ngừng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
II. Một số nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Bánh kẹo Hải Hà phải nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản đó là:
- Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí.
- Phân phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán.
- Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng.
- Phải nắm được các cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán.
- Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phù hợp.
- Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng.
III. Đánh giá kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chung ở Công ty
1.1. Ưu điểm của hệ thống kế toán
Là một công ty lớn với nhiều xí nghiệp thành viên nên việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện tại của công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý. Mỗi phần hành kế toán do một kế toán viên đảm nhiệm. Đội ngũ kế toán viên đều có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo. Trong quá trình hạch toán đã có sự vận dụng và lập các chứng từ một cách linh hoạt. Việc bảo quản và lưu trữ chứng từ của công ty theo đúng chế đọ. Cụ thể trong năm tài chính chứng từ được bảo quản tại các phần hành, khi báo cáo quyết toán năm được duyệt các chứng từ sẽ được chuyển và lưu trữ tại kho. Và khi muốn sử dụng lại phải được sự đồng ý của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị (trong trường hợp đối tượng bên ngoài công ty). Sau 10 đến 15 năm tiến hành huỷ chứng từ. Sự vận dụng hệ thống tài khoản đối với các tài khoản chi tiết cũng đã đáp ứng được yêu cầu quản lý. Cụ thể có những tài khoản chi tiết đến từng sản phẩm. Việc quản lý các khách hàng, vật tư theo mã cũng đã làm giảm sự chi tiết hoá các tài khoản.
Do số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất nhiều, chủng loại sản phẩm của công ty rất đa dạng, phong phú (hơn 100 loại sản phẩm) nên để đơn giản hoá và hiệu quả hệ thống kế toán công ty đã trang bị cho phòng kế toán một hệ thống máy tính hiện đại đi kèm theo các chương trình xử lý thông tin kế toán trên máy tính (chương trình được lập trên Foxpro). Các phần hành kế toán nhờ sự hỗ trợ của hệ thống kế toán máy được thực hiện một cách hệ thống và khoa học. Hệ thống kế toán máy đã giúp cho các phần hành kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, đưa ra những thông tin một cách chính xác, kịp thời và hữu ích công tác kiểm tra tài chính và công tác quản trị nội bộ.
Nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống kế toán máy, nên sự kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết ở hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ được phát huy đến mức cao. Sự chính xác của hệ thống kế toán máy làm cho nhân viên không mất thì giờ đối chiếu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp mà hệ thống sổ sách vẫn được kiểm soát chặt chẽ, hơn nữa khi lấy tổng hợp chi tiết để hạch toán tổng hợp đã làm giảm nhiều công sức hạch toán, giúp ích nhiều trong việc cung cấp các bảng biểu phục vụ quản trị nội bộ.
Các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt được kiểm soát chặt chẽ được thể hiện ở chỗ có hai sổ quỹ cùng song song tồn tại. Một sổ quỹ do thủ quỹ lập, một sổ quỹ do kế toán tiền mặt lập và đều dựa trên các chứng từ hợp lý. Và hàng ngày được đối chiếu với nhau dưới sự kiểm soát của kế toán trưởng hoặc phó phòng kế toán.
Nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết đến từng loại, theo từng đơn vị, từng sản phẩm và được so sánh chặt chẽ với định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Sở dĩ là như vậy bởi vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm (trung bình là hơn 80%). Mỗi xí nghiệp lại sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm lại dùng nhiều loại nguyên vật liệu có định mức tiêu hao khác nhau, nên việc hạch toán nguyên vật liệu dựa trên định mức đã góp phần tích cực trong việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hơn nữa việc xây dựng các định mức khoán về lương cho từng công đoạn sản phẩm đã giúp công ty quản lý và phân phối quỹ lương rất hiệu quả. Sử dụng định mức khoán công bằng, một phần nào đó đã kích thích công nhân có năng suất lao động cao hơn.
Về báo cáo tài chính thì việc lập ba loại báo cáo theo quy định của nhà nước là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính vào cuỗi mỗi quý đã đáp ứng được yêu cầu quản lý công ty. Các báo cáo đều được lập theo đúng chế độ quy định. Một số báo cáo quản trị như báo cáo doanh thu bán hàng được lập từng ngày cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm xuất bán, người mua, doanh thu, từng sản phẩm, từng khách hàng đáp ứng nhu cầu kiểm soát tình hình doanh thu thực hiện của phòng kế toán, tình hình tiêu thụ sản phẩm của phòng kinh doanh.
1.2. Nhược điểm của hệ thống kế toán
Mặc dù hệ thống kế toán đã được trang bị bằng hệ thống máy tính khá đầy đủ (mỗi nhân viên một máy) song phần mềm kế toán vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cập nhật số liệu và cung cấp thông tin một cách đầy đủ. Đối với vật tư kỹ thuật có nhiều loại nên không thể dùng mã để quản lý trên máy tính được cho nên kế toán vẫn phải sử dụng thủ công ghi chép trên một cuốn sổ có tên là sổ vật tư kỹ thuật. Việc ghi sổ quỹ và các sổ cái được tiến hành thủ công, kế toán chi phí và giá thành vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất chung và việc thanh toán quyết toán tình hình thực hiện chi phí khoán của các xí nghiệp với Công ty bằng thủ công.
2. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1. Ưu điểm
- Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản xuất cũng như yêu cầu của công tác quản lý, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như hiện nay là hợp lý, đảm bảo ý nghĩa của việc tập hợp chi phhí cũng như chỉ tiêu giá thành.
- Về phương pháp tập hợp chi phí kế toán Công ty lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên là thích hợp do là một Công ty có quy mô sản xuất lớn, việc nhập xuất các loại nguyên vật liệu… diễn ra thường xuyên liên tục đòi hỏi việc thu thập, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phải cập nhật theo sát thực tế.
- Về một số khoản mục chi phí và phương pháp tính giá thành
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu: Do giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ là rất lớn nên việc xây dựng định mức nguyên liệu cho sản phẩm là rất tốt, từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ vật liệu xuất dùng và công việc hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp trở nên đơn giản hơn, theo dõi được chi tiết chi phí nguyên vật liệu đến từng sản phẩm. Và nhờ việc xây dựng định mức đã khuyến khích các xí nghiệp thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao hiệu quả của sản xuất.
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp : Hạch toán tiền lương nhân công theo chi phí lương khoán. Trong chi phí lương khoán bao gồm đơn giá lương cho công nhân viên tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào sản xuất sản phẩm gồm công nhân chính, công nhân phụ, gián tiếp, vệ sinh cuối tuần, trực sớm, dự phòng. Điều này cũng làm cho việc hạch toán được đơn giản. Tuy việc tập hợp lương cho các đối tượng như phục vụ, gián tiếp, trực sớm.. là không đúng với bản chất của chi phí nhân công trực tiếp, nhưng xét theo cách quản lý cũng như hạch toán tại công ty là phù hợp.
+ Phương pháp tính giá thành: Công ty lựa chọn phương pháp giản đơn, tổng cộng chi phí trực tiếp là rất phù hợp do dây truyền sản xuất bánh kẹo là liên tục và không có sản phẩm dở dang.
- Về phân tích chi phí và giá thành đã giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Qua phân tích chi phí và giá thành giúp các nhà quản trị tìm ra được những nguyên nhân và nhân tố biến động ảnh hưởng tới giá thành. Để phân tích chi phí và giá thành đạt hiệu quả hơn nữa bên cạnh quá trình kiểm tra số liệu trên sổ sách các nhà quản trị còn tìm hiểu số liệu thực tế để nắm bắt tình hình rõ hơn, cụ thể hơn. Kiểm tra kiểm soát góp phần giảm thiểu các tình trạng gian lận, thông đồng của các bộ phận, tránh được các khoản mất mát không đáng có. Các nhà quản trị cần phải nắm bắt tình hình thực tế một cách thường xuyên để có những quyết định kịp thời phù hợp.
2.2. Nhược điểm
Về chi phí nguyên vật liệu: Công ty quản lý toàn bộ việc tổng hợp xuất dùng NVL, kế toán không sử dụng bảng phân bổ số 2. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà phản ánh vào bên Có của bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152.
Về chi phí sản xuất chung:
Chi phí công cụ dụng cụ trong sản xuất sản phẩm phụ được hạch toán vào tài khoản 621 - 6212). Khoản chi phí này tuy nhỏ song vẫn là điều không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Mặc dù máy tính hỗ trợ trong việc thống kê TSCĐ nhưng nhân viên kế toán TSCĐ vẫn chưa tách biệt TSCĐ của từng xí nghiệp một nên khấu hao TSCĐ được tính trên cơ sở phân chia TSCĐ sử dụng cho sản xuất thành hai nhóm (nhóm 1 cho xí nghiệp Phụ trợ và nhóm 2 cho các xí nghiệp còn lại). Sau đó chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ cho các xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng sản phẩm. Điều này mất đi sự chính xác trong việc xác định hiệu quả của từng xí nghiệp.
Việc phân bổ chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp Phụ trợ cho các xí nghiệp bánh và kẹo theo tiêu thức sản lượng sản xuất của mỗi xí nghiệp là chưa hợp lý vì hoạt động của xí nghiệp Phụ trợ chủ yếu phát sinh do nhu cầu thực tế của các xí nghiệp bánh và kẹo.
Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp (bao gồm cả chi phí sản xuất chung của xí nghiệp Phụ trợ phân bổ sang) sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản lượng. Việc phân bổ này sẽ làm cho giá thành từng loại sản phẩm thiếu đi sự chính xác vì sư tiêu hao các yếu tố chi phí sản xuất chung của các sản phẩm là khác nhau phụ thuộc vào quy trình công nghệ, tính chất mới cũ của máy móc thiết bị.
3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà
* ý kiến 1: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Mặc dù việc xây dựng định mức nguyên vật liệu xuất dùng đã làm gọn nhẹ quá trình hạch toán và khuyến khích người lao động tiết kiệm vật tư, song công việc này làm vào cuối tháng sau khi nhận được báo cáo vật tư do xí nghiệp gửi lên, điều này là không phù hợp với thực tế, hàng ngày Công ty đều có vật liệu xuất kho cho sản xuất sản phẩm nhưng không ghi ngay vào chi phí cho khoản nguyên vật liệu đó. Vì vậy để duy trì việc xây dựng định mức mà vẫn đảm bảo được khoản chi phí này vẫn phản ánh đúng thực chất chi phí bỏ ra thì kế toán tiến hành như sau:
Khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kế toán tập hợp ngay cho từng đối tượng theo số thực dùng.
Vào cuối tháng, sau khi đối chiếu với các báo cáo vật tư của xí nghiệp kế toán sẽ tập hợp ngay cho từng đối tượng theo số thực dùng.
Trong bảng tổng hợp phát sinh TK152, bảng tổng hợp phát sinh TK153 đang dùng hiện nay của công ty bên Có của bảng tổng hợp này dùng để theo dõi tổng hợp việc xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, dòng TK621 chưa chi tiết cho từng loại sản phẩm, dòng TK627 cũng không được chi tiết cho từng xí nghiệp về chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ đã dùng nên những bảng này không được dùng để vào sổ tổng hợp Nợ TK627 theo từng xí nghiệp. Vậy nên Công ty nên mở bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ NVL, CCDC (Biểu số 28). Điều này vừa phù hợp với chế độ vừa cung cấp đầy đủ thông tin tiện lợi cho việc ghi sổ.
Biểu số 28: Mẫu bảng phân bổ số 2
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng........ năm ......
Đơn vị tính
TT
Ghi Có các TK
Đối tượng sử dụng
(Ghi Nợ các TK)
152
153
1
2
3
4
1
TK 621- Chi phí NVL trực tiếp
Sản phẩm a
Sản phẩm b
...
2
TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Xí nghiệp bánh
Xí nghiệp kẹo cứng
Xí nghiệp kẹo mềm
....
3
TK 641 - Chi phí bán hàng
4
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
...
Cộng
Hơn nữa để quản lý nguyên vật liệu tốt hơn Công ty nên sử dụng sổ danh điểm nguyên vật liệu theo mẫu sau:
Biểu số 29: Sổ danh điểm vật liệu
Mã số
Tên vật liệu
ĐV
Đơn giá
Ghi chú
Đ
Đường kính
Kg
G
Glucô
Kg
F303
Băng dính vàng to
Cuộn
F7
Bột tan
Kg
.....
* ý kiến 2: Về chi phí sản xuất chung
Về phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ của các xí nghiệp bánh, kẹo (gồm cả chi phí khấu hao của xí nghiệp Phụ trợ phân bổ sang) theo tiêu thức sản lượng là điều chưa hợp lý vì TSCĐ của mỗi xí nghiệp là không giống nhau nên chi phí sử dụng tài sản đó là khác nhau. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất lớn, giá trị TSCĐ rất lớn cho nên khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, nếu không phân bổ chính xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành. Mặt khác hiện nay Công ty vẫn chưa sử dụng bảng phân bổ số 3 - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 30) thì việc hạch toán khoản mục khấu hao TSCĐ sẽ trở nên dễ dàng hơn từ đó sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Công ty nên thực hiện một số công việc sau về khoản mục chi phí khấu hao.
- Xác định rõ TSCĐ được dùng ở xí nghiệp nào, điều này có thể làm được vì TSCĐ của từng xí nghiệp được sử dụng riêng rẽ.
- Với chi phí khấu hao TSCĐ cùng từng xí nghiệp, kế toán nên phân bổ cho từng loại sản phẩm theo thời gian sử dụng máy. Chỉ tiêu giá thành sẽ chính xác hơn nếu chi phí khấu hao được tính toán và phân bổ đúng đắn.
Về phân bổ của xí nghiệp Phụ trợ: Toàn bộ chi phí phát sinh ở xí nghiệp Phụ trợ đều hạch toán vào TK627 - xí nghiệp Phụ trợ sau đó phân bổ cho các xí nghiệp bánh, kẹo theo tiêu thức sản lượng là chưa hợp lý lắm như đã nhận xét ở phần nhược điểm. Vậy nên kế toán nên có sự theo dõi chi tiết chi phí phát sinh ở xí nghiệp Phụ trợ theo từng hoạt động trong tháng phục vụ trực tiếp, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
* ý kiến 3: Về chi phí sản xuất phụ
Về chi phí sản xuất đối với sản xuất phụ hiện nay Công ty bao gồm 2 khoản là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp mà không có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của sản xuất phụ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung của xí nghiệp Phụ trợ. Điều này đã làm cho việc tính giá thành sản phẩm phụ chưa chính xác lắm. Vậy nên Công ty nên hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ theo sơ đồ dưới đây để việc tính giá thành sản phẩm phụ được chính xác hơn.
Nhập kho
Kết chuyển CPNVLTT
Chi phí NVLTT
152 621- sx phụ 154- sx phụ 152
CP NCTT
K/c CPNCTT
Xuất bán
334,338 622- sx phụ 632
K/c CP SXC
CP SXC
111,112 627- sx phụ
Sản phẩm của sản xuất phụ hiện nay của Công ty chỉ để sử dụng nội bộ không bán ra ngoài. Vậy nên trong thời gian tới công ty có thể xem xét việc xuất bán sản phẩm này cho bên ngoài nếu thị trường có nhu cầu. Để từ đó tăng thêm thu nhập và tạo thêm việc làm cho công nhân.
* ý kiến 4: Hoàn thiện sổ chi tiết TK627
Sổ chi tiết mà TK 627 mà Công ty đang sử dụng chưa chi tiết cho loại chi phí về nhiên liệu động lực (điện, nước, dầu...) mà khoản này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi phí sản xuất chung. Mặt khác sổ chi tiết TK 627 chỉ theo dõi bên Nợ của TK này. Do đó chỉ theo dõi được những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tăng trong kỳ mà không theo dõi được những khoản ghi giảm chi phí. Do đó công việc kế toán sẽ gặp nhiều bất lợi. Vì vậy để công việc kế toán chi phí sản xuất chung được tiện lợi hơn Công ty nên sử dụng Sổ chi tiết TK 627 theo mẫu sau (biểu số 31):
Đối với các xí nghiệp, Công ty đều đặt mã riêng ví dụ như xí nghiệp kẹo có mã NB2, xí nghiệp bánh NB9....
Biểu số 31: Sổ chi tiết TK627
Tháng… năm…
Đơn vị tính
Mã đơn vị
Nội dung nghiệp vụ
TKĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
NB2
Dầu hoả xuất dùng
152- dầu hoả
....
* ý kiến 5: Hoàn thiện bảng kê số 4
Bảng kê số 4 hiện nay của Công ty được dùng để tập hợp chi phí trong kỳ. Tuy nhiên bảng kê này chỉ tập hợp các số liệu tổng cộng trên các TK621, 622, 627. Khoản mục CPNVL trực tiếp CPNCTT chưa chi tiết cho từng loại sản phẩm, CPSXC chưa chi tiết theo từng xí nghiệp. Vậy nên công ty nên cải tiến bảng kê số 4 theo mẫu sau (Biểu số 32):
* ý kiến 6: Hạ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm từ đó nâng cao lợi nhuận: Để giảm tối đa chi phí tái chế lại sản phẩm Công ty cần phải kiểm tra kỹ nguyên vật liệu đầu vào về số lượng và chất lượng, luôn đảm bảo một lượng tồn nguyên vật liệu vừa đủ phục vụ cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, số lượng nguyên vật liệu không nên dự trữ quá nhiều vừa gây ứ đọng vốn vừa ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu. Hơn nữa công tác bảo quản nguyên vật liệu cũng như sản phẩm của Công ty phải đặc biệt chú ý tránh tình trạng sản phẩm bị giảm chất lượng do bảo quản. Bên cạnh đó do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên để việc xây dựng định mức chi phí thật phù hợp đối với mỗi loại sản phẩm thì bên cạnh việc thu thập số liệu chính xác, kế toán quản trị còn phải tăng cường hơn nữa công tác phân tích chi phí và giá thành. Việc phân tích không chỉ được tiến hành so sánh giữa các sản phẩm trong Công ty mà còn phải phân tích so sánh với các sản phẩm Công ty bạn.
Biểu số 32: Bảng kê số 4
Tập hợp chi phí sản xuất theo xí nghiệp
dùng cho các TK 154, 621, 627
Tháng …năm…
Đơn vị tính
STT
Ghi có các TK
Ghi Nợ các TK
142
152
153
...
Các TK phản ánh các NKCT khác
Tổng cộng
NKCT số 1
NKCT số ...
1
TK 154
XN bánh
XN kẹo cứng
XN kẹo mềm
XN phụ trợ
....
2
TK621
XN bánh
XN kẹo cứng
XN kẹo mềm
XN phụ trợ
....
3
TK 622
....
4
TK627
...
Cộng
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự hoà nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Vì vậy mà mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì một trong những biện pháp là phải thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để từ đó đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm song chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo. Và Công ty bánh kẹo Hải Hà ngày nay trở thành một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong cả nước, sản phẩm của Công ty được tín nhiệm của khách hàng trên thị trường một phần lớn là do Công ty đã không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Do thời gian thực tập không nhiều và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, mặc dù đã cố gắng hết sức song luận văn tốt nghiệp của em không tránh được những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để luận văn thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Đức Vinh và các cán bộ phòng Tài vụ, phòng Kinh doanh và các phòng ban khác của Công ty bánh kẹo Hải Hà đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân- NXB Tài chính.
2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân- NXB Thống kê.
3. Giáo trình kế toán quản trị - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NXB Giáo dục.
4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - hướng dẫn chứng từ kế toán, hướng dẫn sổ kế toán.
5. Nguyễn Huy Cẩm - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm - NXB Thống kê
6. Nguyễn Văn Công - Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - NXB Tài chính.
7. Nguyễn Văn Công - 201 sơ đồ kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính, 2003
Tài liệu tổ chức hạch toán kế toán
9. Kế toán quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân- NXB Thống kê.
10. Một số tạp chí kế toán
11. Tài liệu nội bộ Công ty Bánh kẹo Hải Hà.
Mục lục
Trang
Biểu số 7:
Sổ chi tiết xuất vật tư
(Ghi Có TK 152)
Tháng 3/2003
STT
Vật tư
Đơn giá
(đồng)
TK 142
TK 621
TK 627
TK 641
...
Tổng cộng
Mã VT
Tên VT
Lượng
Tiền
Lượng
(đồng)
Tiền
Lượng
Tiền
(đồng)
Lượng
Tiền
(đồng)
Lượng
Tiền
(đồng)
...
...
...
...
...
...
4
2
Đường kính
3.800
293.750kg
1.116.250.000
302.160
1.148.208.000
5
G1
Glucozơ1
2.950
261.215kg
770.584.250
297.365
47
877.226.750
6
5
Sữa bột
28.500
108.760kg
3.099.660.000
7
24
Axít chanh
26.870
11.150kg
299.600.500
...
...
...
19
F280
Nhãn Tây du ký
148.589,24
32,78 cuộn
4.870.755,29
32,78 cuộn
4.870.755,29
20
F303
Băng dính vàng to
9000
2800 cuộn
25.200.000
3100 cuộn
27.900.000
...
...
Cộng
10.803.162.350,16
229.485.337
165.500.370
13.038.254.170
Biểu số 11:
bảng phân bổ số 1
Tiền lương và BHXH
Tháng 3/2003
Đơn vị : đồng
Tên sản phẩm
Ghi Có TK 334
Ghi Có TK 338
Lương
Phụ cấp
Khác
Tổng cộng 334
KPCĐ
BHXH
BHYT
Tổng cộng 338
TK 622
602.941.000
52.688.303
258.997.827
914.627.130
18.627.130
51.970.984
6.929.518,4
77.193.045
...
Cộng xí nghiệp bánh
...
...
...
...
...
...
...
....
...
Kẹo Tây du ký
1569.739,5
137.172,8
674.293,5
2.381.205,8
47.624,12
135.305,1
18.04,68
200.969,9
...
55
Cộng xí nghiệp kẹo
226.173.720
19.764.357
97.154.634
343.092.711
6.861.854,22
19.495.247,1
2.599.366,28
28.956.467,6
...
Tổ in hộp
4.386.127
370.182
...
Cộng xí nghiệp Phụ trợ
TK 627
55.720.528
4.702.722,76
Xí nghiệp Phụ trợ
...
TK 641
348.167.410
29.384.764,52
TK 642
29.753.630
2.511.158,09
Tổng cộng
873.167.254
162.310.471,74
601.274.836,21
1.765.342.728,53
43.306.854,57
123.039.194,17
16.405.354,41
182.751.413,15
Biểu số 15:
Bảng kê số 4
Ghi Có TK 152, 155, 157, 214,334,336,338,621,622,627
Tháng 3/2003
Đơn vị : đồng
SH các TK ghi Nợ
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
142
152
153
214
334
338
621
622
627
331
336
66
155
154
Chi phí SXKD
10.807.316.845
991.820.175
1.020.007.480
15.726.438
621
CPNVLTT
10.803.162.350
4.154.495
622
CPNCTT
914.627.130
77.193.045
627
CPSXC
229.485.337
5.292.174
543.859.703
55.720.528
4.072.722
98.995.779
81.951.237
Cộng
11.032.647.687
9.446.669
543.859.703
970.347.658
81.265.767
10.807.316.845
991.820.175
1.020.007.480
98.995.779
81.951.237
15.726.438
Ghi chú: Cột 155 (sản phẩm tái chế) căn cứ vào báo cáo chi tiết xuất tái chế của các xí nghiệp gửi lên. Ví dụ trong tháng 3/2003 giá trị sản phẩm tái chế tổng cộng là 15.726.438 đồng. Khoản này được ghi vào cột 155.
Biểu số 16
Nhật ký chứng từ số 7
Ghi Có các TK 142,152,153,154,214....
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Tháng 03/2003
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
152
153
214
NKCT số 8 TK155
NKCT số 10 TK333
334
NKCT số 10 TK336
338
...
1
142
246.715.000
2.094.799
2
154
15.762.438
3
335
4
621
10.803.162.350
4.154.495
5
622
914.627.130
77.193.045
54
6
627
229.485.337
5.292.174
543.859.703
55.720.528
81.951.237
4.072.722
7
641
165.500.370
8.656.472
348.167.410
29.384.764
8
642
62.658.500
2.476.218
29.735.630
2.511.158
9
Cộng A
11.507.521.557
22.674.158
543.859.703
15.762.438
1.348.250.698
81.951.237
113.161.689
10
136
105.165.000
11
138
69.576.070
12
152
80.732.516
151.610.312
1.358.200.000
1.301.325.185
13
155
14
153
15
338
717.850.247
16
821
557.408.780
17
Cộng B
1.530.732.613
151.610.312
1.358.200.000
1.301.315.185
18
Tổng cộng (A+B)
13.038.254.170
22.674.158
543.859.703
15.762.438
151.610.312
1.348.250.698
1.440.151.237
1.414.476.874
Nhật ký chứng từ số 7
Ghi Có các TK 142,152,153,154,214....
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Tháng 03/2003
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
NKCT số 1 TK 111
NKCT số 1 TK 112
NKCT số 10 TK 141
NKCT số 5 TK 331
621
622
627
Tổng cộng
1
142
248.809.799
2
154
10.807.316.845
991.820.175
1.019.377.480
12.834.276.938
3
335
4
621
10.807.316.845
5
622
991.820.175
6
627
98.995.779
1.019.377.480
7
641
551.709.016
8
642
97.381.506
9
Cộng A
98.995.779
1.019.377.480
26.550.691.759
55
10
136
105.165.000
11
138
69.576.070
12
152
8.516.100
462.810.292
14.735.260
9.016.250.700
10.807.316.845
991.820.175
12.394.170.365
13
155
14
153
21.183.500
21.183.500
15
338
717.850.247
16
632
17
821
557.408.780
18
Cộng B
8.516.100
462.810.292
14.735.260
9.037.434.200
13.865.353.962
19
Tổng cộng (A+B)
8.516.100
462.810.292
14.735.260
9.136.429.979
10.807.316.845
991.820.175
1.019.377.480
40.416.045.721
Biểu số 17
Nhật ký chứng từ số 7
Phần II chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Tháng 3/2003
Đơn vị: đồng
TT
Tên các TK CPSXKD
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí
Tổng cộng
NVL, CCDC
NL,ĐL
Tiền lương & các khoản phụ cấp
BHXH,BHYT,
KPCĐ
Khấu hao TSCĐ
CPDV mua ngoài
CP bằng tiền khác
1
154
12.834.276.938
68
12.834.276.938
2
142
248.809.799
248.809.799
3
335
4
621
10.807.316.845
10.807.316.845
5
622
914.627.130
77.193.045
991.820.175
6
627
234.777.511
55.720.528
4.072.722
543.859.703
98.995.779
81.951.237
1.019.377.480
7
641
174.156.842
348.167.410
29.384.764
551.709.016
8
642
65.134.718
29.735.630
2.511.158
97.381.506
Cộng trong tháng
11.530.195.715
1.348.250.698
113.161.689
543.859.703
98.995.779
81.951.237
12.834.276.938
26.550.691.759
Cộng luỹ kế từ đầu năm
Biểu số 23:
Bảng tính giá thành sản phẩm
Tháng 03/2003
Đơn vị: đồng
Tên sản phẩm
Sản xuất chính
Sản lượng
TK 621
TK622
TK155
TK627
Tổng cộng
Giá bình quân
152
153
334
338
Bánh kem xốp
...
Kẹo Tây du ký
1.977,5kg
29.692.730
2.381.205,8
200.969,9
2.532.733
34.807.638,7
73
17.601,84
...
Cộng
15.762.438
Sản xuất phụ
...
Tổ in hộp
346.154 hộp
832.546
415.438
4.386.127
370.182
6.004.293
17,34
...
Cộng
Tổng cộng
10.803.162.350
4.415.495
914.627.130
77.193.045
15.762.438
1.019.377.480
12.834.537.938
Biểu số 30:
Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao
Tháng 03/2003
STT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH(%) hoặc thời gian sử dụng
Nơi sử dung
Toàn doanh nthiệp
TK 627 - chi phí sản xuất chung
TK 641 chi phí bán hàng
TK 642 chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 241 XDCB dở dang
Nguyên giá
Khấu hao
Xí nghiệp kẹo
Xí nghiệp bánh
...
I.
Số KH đã trích tháng trước
87
II.
1
2
Số KH tăng trong tháng
...
...
III.
Số KH giảm trong tháng
...
IV
Số KH phải trích tháng này
- Nhà xưởng
...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37006.doc