Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần diêm Thống Nhất

Hiện nay, công ty đang sử dụng các chỉ tiêu về định mức kế hoạch, định mức thực hiện và chênh lệch để theo dõi tình hình biến động và tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Việc đánh giá được tiến hành 6 tháng một lần và tính theo cách bù trừ giữa phần tiết kiệm và phần lãng phí để tính ra mức thưởng, phạt. Theo em, cách tiến hành bù trừ khi đánh giá tình hình thực hiện không phản ánh thông tin kịp thời và chính xác nội dung và bản chất của sự việc. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu được kế toán tiến hành đúng quy định và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm tăng lên so với kỳ trước làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên làm cho tổng giá thành tăng lên. Tại xí nghiệp Que Diêm, phế liệu thu hồi còn nhiều, doanh nghiệp cần có biện pháp tiết kiệm hơn. Trong khi đó tại xí nghiệp Hộp và Bao phế liệu thu hồi lại không đáng kể, như vậy là chưa hợp lý.

doc92 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần diêm Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 36.489 Giá thành bao gói 1. CFNVL trực tiếp - 549.372.465 - 549.372.465 15.872 2. CFNC trực tiếp 606.856.652 606.856.652 17.532 3. CFSX chung 236.984.201 236.984.201 6.846 Cộng - 1.393.213.318 - 1.393.213.318 40.250 Tổng cộng 34.604.493 3.971.921.497 36.569.235 3.969.956.755 114.693 Sau khi tính ra giá thành của từng công đoạn sản phẩm, kế toán tiến hành cộng giá thành của từng xí nghiệp, tính ra giá thành của sản phẩm diêm hộp nội địa hoàn chỉnh theo phương pháp tổng cộng chi phí: Giá thành Diêm hộp = Zque thuốc + Zhộp diêm + Zbao gói = 37.954 + 36.489 + 40.250 = 114.693 (đồng/kiện) Như vậy, quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất theo hình thức Nhật ký chứng từ có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Quy trình ghi sổ quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Chứng từ CPSX và các bảng phân bổ 1,2 Bảng kê 4 Bảng kê 5 Thẻ tính giá thành sản phẩm NKCT số 7 Sổ Cái TK 621,622,627,154 Báo cáo tài chính Bảng kê 6 III. Vai trò của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tới việc tăng cường công tác quản trị trong công ty 1. Phân tích chi phí sản xuất tại công ty Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất là một doanh nghiệp sản xuất. Do đó chi phí sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài... Biểu số 26: Bảng phân tích chi phí sản xuất ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Quý IV/2002 QuýIV/2003 Chênh lệch (+,-) Chênh lệch (%) 1. CFNVLTT 1.991.431.100 2.162.883.722 171.452.622 8,6 2. CFNCTT 1.423.456.800 1.145.056.358 -278.400.442 -19,56 3. CFSXC 1.379.147.529 933.008.665 -446.138.864 -32,35 4. Tổng Z 4.791.714.283 4.239.057.125 -552.657.158 -11,53 5. Doanh thu 6.542.790.076 5.623.213.634 -919.576.442 -14,05 6. CFNVLTT/1000 đồng doanh thu 304 384,63 80,26 26,37 7. CFNCTT/1000 đồng doanh thu 218 203,63 -13,93 -6,40 8. CFSXC/1000 đồng doanh thu 211 165,92 -44,87 -21,29 9. Tổng CFSX/1000 đồng doanh thu 732 753,85 21,48 2,93 Với mức giá bán sản phẩm giữa các kỳ tương đỗi ổn định, doanh thu quý IV năm 2003 giảm 919.576.442 đ (giảm 14,05%) so với quý IV/2002 là do số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm mà nguyên nhân trực tiếp là số lượng sản phẩm sản xuất giảm. Qua bảng trên ta thấy tỷ suất chi phí NVLTT/1000 đồng doanh thu quý IV/2003 tăng lên so với quý IV/2002 là 80,26 tức là tăng 26,37% trong khi tỷ suất chi phí nhân công trực tiếp/1000 đồng doanh thu và tỷ suất chi phí SXC/1000 đồng doanh thu quý IV/2003 lại giảm đi so với quý IV/2002 làm cho tổng chi phí sản xuất/1000 đồng doanh thu quý IV/2003 tăng lên 21,48 tức là tăng lên 2,93%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã không có kế hoạch tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong quý IV/2003. Nguyên nhân cụ thể của sự biến động này sẽ được phân tích đối với từng khoản mục chi phí như sau: Biểu số 27: Bảng kiểm kê số lượng sản phẩm tại các xí nghiệp Bộ phận Quý IV/2002 Quý IV/2003 SLSPDD SL thành phẩm SLSPDD SL thành phẩm XN Que QM: 3,7 tấn ỹ 52 tấn ỹ 43.000 kiện QM: 3,7 tấn ỹ 45,2 tấn ỹ 34.614 kiện XN Hộp Đáy: 1.520 kiện ỹ 43.000 kiện Đáy: 1.152 kiện ỹ 34.614 kiện XN Bao - ỹ 43.000 kiện - ỹ 34.614 kiện ỉ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Đây là khoản mục chiếm 51% trong Tổng giá thành sản xuất sản phẩm. Biểu số 28: Bảng phân tích chi phí NVL trực tiếp Chỉ tiêu Sản phẩm QuýIV/2002 Quý IV/2003 Chênh lệch 1. CFNVLTT (Đồng) Que mộc XK 173.013.039 160.386.064 -12.626.975 Diêm hộp NĐ 1.816.096.915 2000.606.038 184.509.123 2. Số lượng thành phẩm Que mộc XK 52 tấn 45,2 tấn -6,8 tấn Diêm hộp NĐ 43.000 kiện 34.614 kiện -8.386 kiện 3. Hao phí NVL 1đv SP Que mộc XK (đồng/tấn) 3.327.174 3.548.364 221.190 Diêm hộp NĐ (đồng/kiện) 42.235 57.798 15.563 Từ các bảng số liệu ta thấy: Tổng chi phí vật liệu cho hai loại sản phẩm que mộc xuất khẩu và diêm hộp nội địa Quý IV năm 2003 tăng so với Quý IV năm 2002 là: 2.162.883.722 – 1.991.431.100 = 171.452.622 (đồng) hay tăng 171.452.622/1.991.431.100 = 8,6% Chi phí nguyên vật liệu tăng lên không làm cho tổng giá thành tăng lên, vì số lượng sản phẩm hoàn thành thấp hơn quý IV/2002. Nhưng mức nguyên vật liệu hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm của cả hai loại sản phẩm lại tăng lên, mặc dù doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng không nhất thiết phải hao phí nguyên vật liệu nhiều như vậy, chứng tỏ doanh nghiệp chưa có biện pháp sử dụng chi phí nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm. Một nguyên nhân nữa cũng có thể đơn giá nguyên vật liệu tăng lên vì nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp là gỗ, được mua về từ các tỉnh miền núi phía Bắc, chi phí vận chuyển cao, lại khan hiếm... Ngoài ra, phương hướng phấn đấu tiết kiệm vật tư kỹ thuật trong quá trình sản xuất ở các xí nghiệp sản xuất thường tập trung vào các mặt: giảm phế liệu khi gia công chế biến sản phẩm, giảm phế phẩm trong quá trình sản xuất và giảm trọng lượng tinh của sản phẩm đến mức tối thiểu cần thiết. Cả ba mặt này, trong quý IV/2003 doanh nghiệp đều không thực hiện tốt bằng năm 2002, lượng phế liệu thu hồi nhiều hơn, phế phẩm que mộc xuất khẩu vẫn là 3,7 tấn trong khi lượng que mộc sản xuất ra kỳ này thấp hơn kỳ trước. Và để làm ra một tấn que mộc xuất khẩu hay một kiện diêm hộp nội địa doanh nghiệp cũng tốn nhiều chi phí vật liệu hơn. ỉ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương và các khoản trích theo tỷ lệ tiền lương cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT trả cho lao động trực tiếp sản xuất – kinh doanh. Chi phí này chiếm khoảng 27% trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm. Qua Biểu số 29 ta thấy chi phí nhân công trực tiếp Quý IV/2003 giảm so với Quý IV/2002 là: 278.400.442 đồng tức là giảm 19,56%. Doanh nghiệp hiện nay đã có một dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất diêm tự động, chỉ riêng tại xí nghiệp Bao gói, công nhân vẫn còn làm một số động tác thủ công, nên cần nhiều công nhân trực tiếp sản xuất tại xí nghiệp này nhất. Nguyên nhân chủ yếu làm chi phí nhân công giảm xuống là số lượng công nhân giảm, thu nhập bình quân một công nhân toàn công ty cũng giảm (Xem biểu số 01). Điều này tuy vậy không làm mất tính khuyến khích công nhân hăng say trong công việc vì doanh nghiệp áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm, với đơn giá tiền lương công bằng hợp lý giữa các bộ phận nên càng khuyến khích công nhân làm việc và quản lý tinh thần làm việc của công nhân tốt hơn. Ta cũng cần phải xem xét liệu chi phí nhân công giảm có làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất hay không? ỹ Phân tích chỉ tiêu tiền lương bình quân: Tiền lương bình quân = Tổng quỹ lương trong kỳ Tổng số người lao động Tiền lương bình quân quý IV/2002 : = 1.299.140.900 / (525 x 3) = 824.851 (đ/người) Tiền lương bình quân quý IV/2003 : = 978.158.623 / (450 x 3) = 724.562 (đ/người) Từ đây ta có chỉ tiêu tốc độ tăng tiền lương bình quân: Tốc độ tăng tiền lương bình quân = Tiền lương bình quân quý IV/2003 Tiền lương bình quân quý IV/2002 Tốc độ tăng tiền lương bình quân = 724.562 824.851 x 100% = 87,8% ỹ Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động bình quân: NSLĐ bình quân = Tổng số sản phẩm sản xuất trong kỳ Tổng số người lao động NSLĐ bình quân quý IV/2002 = 224 / (525 x 3) = 0,142 (Tấn/người) NSLĐ bình quân quý IV/2003 = 183,656 / (450 x 3) = 0,136 (Tấn/người) Tốc độ tăng NSLĐ bình quân = NSLĐ bình quân quý IV/2003 NSLĐ bình quân quý IV/2002 Tốc độ tăng NSLĐ bình quân = 0,136 0,142 x 100% = 95,77% Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy mặc dù tiền lương bình quân quý IV/2003 giảm so với Quý IV/2002 nhưng tốc độ tăng năng suất lao động giữa hai quý lại lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân (95,77% > 87,8%), chứng tỏ mặc dù tiền lương bình quân giảm, năng suất lao động bình quân giảm về mặt tuyệt đối nhưng nhìn chung doanh nghiệp sử dụng nhân công hợp lý. Nguyên nhân làm cho tiền lương bình quân giảm là do ảnh hưởng của việc tiêu thụ sản phẩm, vào thời điểm quý IV/2003, doanh nghiệp không sản xuất thêm các sản phẩm phụ khác, lại đang từng bước thử nghiệm sản xuất các sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm diêm hiện tại chuẩn bị cho năm 2004, sản phẩm của doanh nghiệp đang phải đương đầu với một thị trường diêm giả, và nhiều sản phẩm thay thế, nên tiền lương bình quân giảm nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc làm này chỉ tạm thời trong giai đoạn này, bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động, nếu kéo dài tạo ra tâm lý không tốt cho người lao động, làm giảm năng suất lao động. ỉ Chi phí sản xuất chung là những chi phí chi ra trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp). Thuộc chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại, có loại mang tính chất biến đổi, có loại cố định, có loại vừa biến đổi vừa cố định. Chi phí này chiếm khoảng 22% trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm. Qua biểu số 29, ta thấy chi phí sản xuất chung của Quý IV/2003 giảm so với Quý IV/2002 là: 446.138.864 đồng tức là giảm 32,35%. Biểu số 29: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung ĐVT: Đồng Nội dung chi phí Quý IV/2002 Quý IV/2003 Chênh lệch (+, -) Chênh lệch (%) 1. CF NVPX 307.665.213 202.178.004 -105.487.209 -34,3% 2. CF NVL 107.192.212 90.831.180 -16.361.032 -15,3% 3. CF CCDC 110.517.800 40.152.729 -70.365.071 -63,66% 4. CF KHTSCĐ 117.555.716 78.123.161 -39.432.555 -33,54% 5. CF dịch vụ mua ngoài 369.667.800 310.128.800 -59.539.000 -16.1% 6. CF = tiền khác 154.938.450 764.209 -154.174.241 -99.7% 7. CF của XNCN 211.610.338 210.830.882 -779.456 -0,37% Tổng cộng 1.379.147.529 933.008.665 - 446.138.864 - 32,35% Qua biểu trên ta thấy chi phí sản xuất chung giảm xuống ở tất cả các khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phí nhân viên phân xưởng giảm 105.487.209 tức giảm 34,3% là do số lượng nhân viên quản lý phân xưởng giảm, tiền lương bình quân giảm. Chi phí nguyên vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ giảm là do số lượng sản phẩm sản xuất được giảm, hoặc do tiết kiệm chi phí sản xuất chung trong quá trình phục vụ sản xuất. Chi phí khấu hao giảm 39.432.555 tức giảm 33,54% là do doanh nghiệp không đầu tư thêm TSCĐ mới, một số tài sản trước đây đến năm 2003 đã khấu hao hết... Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác giảm tương ứng trong đó chi phí bằng tiền khác giảm rất đáng kể, chi phí của xí nghiệp Cơ Nhiệt phục vụ sản xuất hầu như vẫn không thay đổi. Tóm lại, doanh nghiệp sử dụng chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung hợp lý, cần có biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. 2. Phân tích giá thành sản phẩm tại công ty Tuỳ thuộc vào phạm vi tập hợp chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành công xưởng (giá thành sản xuất) và giá thành toàn bộ. Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Trong phạm vi bài viết của mình, em chỉ xin trình bày đánh giá về giá thành sản xuất sản phẩm. Biểu số 30: Bảng phân tích giá thành sản xuất sản phẩm Chỉ tiêu Quý IV/2002 Quý IV/2003 Chênh lệch Que XK (đồng/tấn) Diêm NĐ (đồng/kiện) Que XK (đồng/tấn) Diêm NĐ (đồng/kiện) Que XK (đồng/tấn) Diêm NĐ (đồng/kiện) SLSP 52 tấn 43.000 kiện 45,2 tấn 34.614 kiện -6,8 tấn -8.386kiện Tổng Z (đồng) 389.616.871 4.402.097.412 269.100.370 3.969.956.755 -120.516.501 -432.140.657 Zđơn vị 7.492.632 102.374 5.953.548 114.693 -1.539.084 12.319 ỉ Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng giá thành sản xuất que mộc xuất khẩu giảm đi 120.516.501 đ là do: ỹ Số lượng sản phẩm que XK giảm đi 6,8 tấn làm cho tổng giá thành sản xuất giảm: 6,8 x 7.492.632 = 50.949.898 (đ). Số lượng sản phẩm giảm đi là do doanh nghiệp đang từng bước thử nghiệm với các mặt hàng mới như diêm hộp XK, diêm hộp carton, diêm khách sạn, diêm quảng cáo. ỹ Giá thành đơn vị giảm (5.953.548 – 7.492.632) = -1.539.084 (đ/tấn) làm cho tổng giá thành giảm 1.539.084 x 45,2 = 69.566.597 (đ). Giá thành đơn vị giảm vì mặc dù chi phí nguyên vật liệu tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm tăng nhưng doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. ỉ Cũng qua bảng trên ta thấy Tổng giá thành sản xuất diêm hộp nội địa giảm đi 432.140.657 (đ) là do: ỹ Số lượng sản phẩm diêm hộp nội địa giảm đi 8.386 kiện làm cho tổng giá thành sản xuất sản phẩm giảm đi: 8.386 x 102.374 = 858.508.364 (đ). ỹ Giá thành đơn vị tăng lên 12.319 làm cho tổng giá thành tăng lên : 34.614 x 12.319 = 426.409.866 (đ) . Giá thành đơn vị tăng lên nguyên nhân chính là do hao phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm tăng lên. Doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu chưa tiết kiệm, hợp lý. Cụ thể tại giá thành chi tiết sản phẩm diêm hộp nội địa tại từng xí nghiệp như sau: Biểu số 31: Bảng phân tích giá thành tại từng xí nghiệp XN Quý IV/2002 Quý IV/2003 Chênh lệch Tổng Z Z đơn vị Tổng Z Z đơn vị Tổng Z Z đơn vị XN Que 1.625.322.453 37.798 1.327.295.244 38.346 -298.027.209 548 XN Hộp 1.004.578.913 23.362 1.263.033.473 36.489 258.454.560 13.127 XN Bao 1.772.196.046 41.214 1.393.213.318 40.250 -378.982.728 -964 Tổng 4.402.097.412 102.374 3.983.542.035 115.085 -418.555.377 12.711 Qua bảng phân tích giá thành tại từng xí nghiệp, ta thấy tổng giá thành tại xí nghiệp Que Diêm giảm 298.027.209 đ nhưng giá thành đơn vị sản phẩm lại tăng lên 548 đ/kiện điều này chứng tỏ tại xí nghiệp Que mức chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất một sản phẩm là nhiều hơn so với kỳ trước. Với giá thành đơn vị là 37.798 đ/kiện thì tổng chi phí sản xuất cần thiết phải bỏ ra là: 37.798 x 34.614 = 1.308.339.972 (đ) Nhưng thực tế quý IV/2003 tại xí nghiệp Que doanh nghiệp bỏ ra 1.327.295.244 đ để sản xuất 34.614 sản phẩm do đó làm giá thành đơn vị tăng lên, mà như đã phân tích ở trên nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp sử dụng chi phí nguyên vật liệu chưa hợp lý. Tại xí nghiệp Hộp diêm, tổng giá thành sản xuất tăng lên, kéo theo giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp tập trung cho việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng. Tại xí nghiệp Bao gói, doanh nghiệp đã có biện pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hầu như không có phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng và bán thành phẩm dở dang tại xí nghiệp này, công nhân trực tiếp tại xí nghiệp này tuy vẫn chiếm đa số lực lượng lao động trong các xí nghiệp nhưng doanh nghiệp đang từng bước hoàn thiện để giảm bớt khối lượng công việc thủ công, từ đó giảm số lượng công nhân, giảm chi phí nhân công trực tiếp. 3. Vai trò của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Gắn liền với chi phí sản xuất là giá thành sản phẩm. Có thể nói chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí, còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Có thể nói, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thống tin và kiểm tra về chi phí giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng vật liệu, trình độ thành thạo của người lao động, trình độ tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó, người sử dụng thông tin sẽ có các quyết định quản lý tối ưu hơn. Đối với Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, công tác phân tích chi phí và giá thành được tiến hành vào hàng năm nhưng chưa thực sự đi sâu phân tích mà chỉ mới dừng lại ở các con số trên sổ sách. Qua phân tích sơ bộ về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất ở mục 1 và 2, chưa thể có kết luận gì chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung trong quý IV/2003 công ty đã hạ được giá thành đơn vị của sản phẩm que mộc xuất khẩu, nhưng lại làm tăng giá thành đơn vị của diêm hộp nội địa. Nguyên nhân là mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm tăng lên không hợp lý (đặc biệt là ở xí nghiệp Que và Hộp), mặc dù vậy doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ cơ giới hoá, cải tiến kỹ thuật, chất lượng công nghệ sản xuất, trình độ thành thạo của người lao động làm giảm số lượng công nhân trực tiếp sản xuất cũng như nhân viên quản lý từ đó làm giảm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng. Sử dụng chi phí sản xuất chung hợp lý, tiết kiệm. Đây đang là trong giai đoạn doanh nghiệp thực hiện một số thử nghiệm để đưa doanh nghiệp phát triển đa dạng hơn, nên chi phí sản xuất chưa thực sự ổn định. Qua việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sẽ đem lại cái nhìn toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, từ các yếu tố chi phí hình thành nên sản phẩm tới việc tính ra giá thành đơn vị của từng sản phẩm, cho phép người kế toán trưởng so sánh, phân tích với số liệu của các kỳ kế toán trước đó, trên cơ sở đó rút ra ưu, nhược điểm của việc xây dựng định mức chi phí, lập kế hoạch sản xuất kỳ này từ đó chỉ ra nguyên nhân tìm biện pháp khắc phục và phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất cho kỳ kế toán tiếp theo. Phần II Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 1. Những nhận xét chung về thực trạng kế toán tại công ty 1.1. Những thành tựu và tồn tại của doanh nghiệp Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất là doanh nghiệp sản xuất diêm lớn trong nước, nhu cầu diêm phục vụ nông thôn, thành thị, thị trường biên giới Việt Trung, có mặt trên hầu hết các Tỉnh thành của cả nước. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu được sản phẩm que mộc sang Malaysia. Công ty cũng đã quan tâm tới việc đầu tư và thiết lập quan hệ bạn hàng ổn định lâu dài với các vùng nguyên vật liệu chính dồi dào tại các tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, qua đó đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất trong khi vẫn tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ, phát triển và khai thác ổn định bền vững tài nguyên rừng. Mặt khác, công ty cũng đã quan tâm đầu tư chiều sâu, thay dàn lao động thủ công bằng máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất diêm. Vì vậy lượng lao động dôi ra từ sản xuất là tương đối lớn, tuổi đời còn thấp, cần được quan tâm tạo công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó, công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thị trường diêm giả phát triển mạnh, mặt hàng diêm ngày càng có nhiều mặt hàng thay thế, nhu cầu về diêm ngày càng ít đi. Từ đó, công ty đặt ra mục tiêu cần đạt là: Nâng cao chất lượng, hạ chi phí để giảm giá các loại diêm; mở rộng sang các mặt hàng phụ trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng chính, các mặt hàng xuất khẩu. Muốn vậy con đường và giải pháp là phải thực hiện phương án: tăng trưởng theo hướng đa dạng hoá, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường. 1.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán Bộ máy quản lý của công ty sau nhiều lần thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ thì đến nay nó đã là một bộ máy quản lý tinh giản, hợp lý, tiết kiệm và làm việc rất hiệu quả. Mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng như hiện nay là rất hợp lý vì nó vừa đảm bảo được quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các phòng ban, bộ phận chức năng. Bộ máy kế toán của công ty hiện nay gồm 3 người trong đó có một người đảm nhiệm vai trò kế toán trưởng, một người là kế toán viên kiêm nhiều phần hành và một thủ quỹ. Là công ty sản xuất diêm lớn trong nước, quy mô sản xuất lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều thì số lượng nhân viên kế toán như vậy là ít, người kế toán viên phải đảm nhiệm tất cả các phần hành kế toán mặc dù có sự trợ giúp của máy tính điện tử nhưng khối lượng công việc nhiều dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo công việc không đảm bảo tính đối chiếu kiểm tra giữa các phần hành. Mặc dù vậy cho đến nay thì bộ máy kế toán của Công ty vẫn đang hoạt động rất hiệu quả cũng như luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp các Báo cáo tài chính đúng thời hạn. Sở dĩ vậy là vì các kế toán viên của công ty là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc. Doanh nghiệp cũng đã tích cực trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào tổ chức công tác kế toán. Hệ thống máy vi tính được đưa vào sử dụng trong doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2003, mỗi kế toán viên được trang bị một máy. Tuy còn mới nên cũng có nhiều điều chưa hợp lý, phần mềm kế toán là do công ty mua lại, nên chưa bám sát với tình hình thực tế của công ty, còn gặp nhiều khó khăn trong khâu hạch toán phân bổ và kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả, vì vậy trong năm qua công ty vừa thực hiện kế toán thủ công, vừa thực hiện kế toán máy nên rất phức tạp và mất nhiều thời gian. 1.1.2. Về vận dụng chế độ chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán đang được áp dụng tại công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất là đúng với quy định của Bộ Tài chính. Công ty đã sử dụng những chứng từ cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý tại doanh nghiệp. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hầu hết đều có căn cứ rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên trong việc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại doanh nghiệp vẫn còn có một số tồn tại sau: Hiện tại, công ty không lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, đây là một chứng từ quan trọng và rất cần thiết cho việc phản ánh và tập hợp chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ làm căn cứ để vào các sổ tổng hợp. 1.1.3. Về vận dụng chế độ tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản công ty sử dụng tuân thủ đúng theo chế độ các tài khoản cấp 1 và cấp 2, chi tiết thành các tiểu khoản cấp 3, 4 để phục vụ tốt cho nhu cầu quản lý của công ty. Các loại vật tư, khách hàng, người bán đều được kế toán xây dựng một hệ thống TK đến cấp chi tiết nhất với các mã dễ nhớ đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác kế toán tốt nhất. Bên cạnh đó, công ty luôn cập nhật chế độ kế toán mới và đã sử dụng các tài khoản mới theo chuẩn mực như tài khoản 3353 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm”... Ngoài ra, công ty còn sử dụng tài khoản 1382 để theo dõi khoản phải thu công nhân viên tiền mua hộ bảo hiểm phẫu thuật, nằm viện, TK 1538 để theo dõi tài sản cố định dưới 10 triệu được chuyển từ TK 2111 sang theo quy định mới không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ. 1.1.4. Về vận dụng hệ thống sổ sách kế toán trong công ty. Hệ thống sổ sách công ty sử dụng theo hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ, số lượng sổ sách nhiều, ghi chép vất vả, mặc dù đã có sự hỗ trợ của kế toán máy nhưng do chưa hoàn thiện nên hệ thống sổ sách của doanh nghiệp chưa hoàn thiện, về các sổ tổng hợp nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin để kế toán lập các báo cáo tài chính, tuy nhiên về sổ chi tiết phần mềm kế toán này cung cấp nhiều sổ kế toán chi tiết nhưng chưa thực sự phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Ví dụ, khi kế toán nhập các chứng từ nhập, xuất vật tư, máy tính không kiết xuất ra Bảng kê chi tiết xuất vật tư, đây là một bảng mà theo em nghĩ có thể cung cấp số liệu đầy đủ và chi tiết để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1.1.5. Về vận dụng hệ thống báo cáo kế toán trong công ty. Báo cáo kế toán là những bảng tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, quy mô, tình hình sử dụng và luân chuyển vốn của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, thể hiện được kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh. Tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính, kế toán công ty luôn lập đúng, đủ, chính xác và kịp thời tất cả các báo cáo tài chính, báo cáo thuế bắt buộc, ngoài ra công ty cũng tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại báo cáo chưa bắt buộc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mặc dù khối lượng công việc kế toán rất nhiều, đó là sự nỗ lực rất lớn của các nhân viên phòng Tài vụ của công ty. Tuy nhiên hiện nay, các báo cáo quản trị của công ty không nhiều, kế toán công ty chỉ lập khi có yêu cầu của Giám đốc. 1.1.6. Về công tác tổ chức hạch toán một số phần hành kế toán chủ yếu. Nhìn chung các phần hành kế toán của công ty được hạch toán đúng theo quy định của Bộ Tài chính, các nhân viên kế toán luôn chịu khó tìm tòi, tiếp thu các quy định mới và áp dụng vào công tác kế toán tương ứng. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau: Thứ nhất, khi tiến hành công việc kế toán bằng tay, thường không hạch toán chi tiết đến cùng, chi phí mang tính chất phân bổ nhiều, không có điều kiện để tập hợp chi tiết đến từng sản phẩm cần tính giá thành. Kỳ tính giá thành dài (quý) lập báo cáo theo quý nên tại một thời điểm cần số liệu của một yếu tố chi phí nào đó khó có thể có ngay, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu thì không thể có số liệu chính xác do các bộ phận phải chờ nhau, kế toán chưa thể có số liệu để tập hợp lên các sổ sách liên quan được, hơn nữa sẽ dẫn đến tình trạng các sổ sách nếu ghi sổ chi tiết thì sẽ rất dài, còn nếu ghi sổ tổng hợp thì rất khó đối chiếu, kiểm tra. Thứ hai, trong kinh doanh, để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan làm giảm giá vật tư, hàng hoá, giảm giá các khoản vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, thị trường vốn… hoặc thất thu các khoản nợ phải thu có thể phát sinh, công ty cổ phẩn Diêm Thống Nhất nên thực hiện chính sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư, tài sản, tiền vốn trong kinh doanh. Hơn nữa, việc lập dự phòng sẽ làm tăng chi phí từ đó làm giảm lợi nhuận làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Thứ ba, công ty không sử dụng các tài khoản 521,531,532 để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, mà tiến hành trừ ngay trên hoá đơn các khoản này, theo em công ty nên sử dụng những tài khoản này trong hạch toán để đảm bảo tính đầy đủ, hợp lý và tiện cho việc theo dõi. Thứ tư, như đã trình bày ở trên, phương pháp tính giá vốn thành phẩm xuất kho công ty đang áp dụng hiện nay là phương pháp giá hạch toán. Theo quyết định 149/2001/BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1). Hiện nay chỉ còn 4 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Phương pháp tính theo giá đích danh; phương pháp bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trướcvà phương pháp nhập sau, xuất trước nên việc công ty vẫn áp dụng phương pháp này để xác định giá trị hàng tồn kho là không phù hợp. 1.2. Nhận xét về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. Phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán có số lượng nghiệp vụ phát sinh lớn, gắn liền với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu phần hành này được tổ chức tốt thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao. Như vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tăng cường quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các chi phí phát sinh từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho đến chi phí sản xuất chung đều được kế toán phản ánh và tập hợp đầy đủ vào các TK chi phí cho từng xí nghiệp, từng sản phẩm. Công tác hạch toán nhìn chung phản ánh đúng quy định của Bộ Tài chính, đúng bản chất chi phí và giá thành, phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp. Phương pháp tính giá thành tổng cộng chi phí là rất phù hợp với tình hình đặc điểm quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm chưa thực sự phù hợp như sau: 1.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hiện nay, công ty đang sử dụng các chỉ tiêu về định mức kế hoạch, định mức thực hiện và chênh lệch để theo dõi tình hình biến động và tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Việc đánh giá được tiến hành 6 tháng một lần và tính theo cách bù trừ giữa phần tiết kiệm và phần lãng phí để tính ra mức thưởng, phạt. Theo em, cách tiến hành bù trừ khi đánh giá tình hình thực hiện không phản ánh thông tin kịp thời và chính xác nội dung và bản chất của sự việc. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu được kế toán tiến hành đúng quy định và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm tăng lên so với kỳ trước làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên làm cho tổng giá thành tăng lên. Tại xí nghiệp Que Diêm, phế liệu thu hồi còn nhiều, doanh nghiệp cần có biện pháp tiết kiệm hơn. Trong khi đó tại xí nghiệp Hộp và Bao phế liệu thu hồi lại không đáng kể, như vậy là chưa hợp lý. 1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Phương pháp tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất có điểm chưa hợp lý. Đó là việc xác định đơn giá tiền lương dựa vào doanh thu hàng tháng. Hàng tháng, Phòng Tổ chức lao động căn cứ vào tổng quỹ lương đã đăng ký với cơ quan thuế là chiếm bao nhiêu % doanh thu, căn cứ vào số lượng lao động, tính phức tạp của công đoạn sản phẩm ở từng bộ phận sản xuất, nhân viên Phòng Tổ chức lao động lập ra bảng đơn giá tiền lương, và hàng tháng các nhân viên kinh tế căn cứ vào đó để tính ra tiền lương của từng người công nhân, chuyển lên Phòng Tài vụ để kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương. Việc tính lương như thế này có ưu điểm là: Chi phí ít nhiều biến động cùng với doanh thu, đảm bảo mức lãi ít biến động. Khi doanh thu tăng, đơn giá tiền lương của công nhân cao làm cho chi phí nhân công cao, ngược lại khi doanh thu giảm lại làm cho chi phí nhân công giảm. Nhưng việc làm này cũng có nhược điểm là: Lương hàng tháng phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất thường không ổn định nếu tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn, doanh thu thấp công nhân phải gánh chịu, trong khi đó họ đã phải gánh chịu áp lực của khối lượng công việc sản xuất, tạo nên tâm lý không yên tâm cho người công nhân, vì vậy nếu tình hình kinh doanh của công ty ổn định thì việc làm này là rất hợp lý. 1.2.3. Chi phí sản xuất chung Hiện nay, kế toán công ty hạch toán tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất như sau: Nợ TK 6271 Có TK 111 (Trả trực tiếp bằng tiền) Có TK 335 (Nếu là tiền ăn ca của T10 nhưng đến T12 mới trả). Việc hạch toán này có ưu điểm là cho phép phân biệt trong tổng quỹ lương phải trả công viên không có tiền ăn ca, mà tiền ăn ca chỉ là một khoản phụ cấp ngoài lương, một khoản thu khác ngoài lương mà công nhân viên được hưởng và trả trực tiếp cho công nhân viên bằng tiền mặt hoặc được kế toán hạch toán vào tài khoản “Chi phí phải trả” trong trường hợp đấy là tiền ăn ca của tháng 10 nhưng đến tháng 12 mới trả. Nhưng việc hạch toán như thế này cũng có nhược điểm là thực chất tiền ăn ca là của công nhân trực tiếp sản xuất, mọi chi phí phát sinh thuộc về công nhân trực tiếp sản xuất phải tiến hành tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp. Như vậy mới phản ánh đúng và đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp. Mặt khác, tiền ăn ca cũng là một khoản phải trả cho công nhân viên, mà bản chất của TK 334 là “Phải trả công nhân viên”, bên Có TK 334 bao gồm các khoản phải trả cho công nhân viên như: Lương phải trả công nhân viên (lương sản phẩm, lương thời gian); Các khoản phải trả khác cho công nhân viên ngoài lương (ví dụ: tiền thưởng, BHXH phải trả công nhân viên, tiền ăn ca, phụ cấp khác..). 1.2.4. Các chi phí khác Thứ nhất, công cụ dụng cụ là những loại vật liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ nên mặc dù chúng có những đặc điểm như TSCĐ nhưng lại được hạch toán và quản lý như nguyên vật liệu. Công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, trong quá trình sử dụng, công cụ hao mòn dần và chuyển từng phần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh. Vì thế, kế toán phải tiến hành phân bổ vào chi phí. Đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ kế toán có thể sử dụng phương pháp phân bổ một lần còn đối với những công cụ dụng cụ có giá trị tương đối lớn, kế toán phải tiến hành phân bổ nhiều lần. Hiện nay, công ty không sử dụng TK 142, TK 242 để tập hợp chi phí phân bổ nhiều lần cho công cụ có dụng cụ có giá trị lớn. Cách làm này đơn giản nhưng sẽ gây ra biến động chi phí giữa các kỳ, ảnh hưởng đến chỉ tiêu về chi phí, giá thành. Thứ hai, chi phí phải trả là những khoản chi phí trong kế hoạch của công ty, cần phải tiến hành trích trước để tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ đảm bảo không có sự đột biến lớn trong giá thành sản phẩm khi các chi phí này phát sinh. Các chi phí phải trả bao gồm: tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch, lãi tiền vay chưa đến hạn trả, chi phí dịch vụ mua ngoài... Tuy nhiên, hiện tại công ty chỉ sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả” để theo dõi khoản trích trước tiền ăn ca. Hiện nay, công ty cũng không lập bảng kê số 6 để theo dõi khoản trích trước tiền ăn ca. Thứ ba, chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa chi hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Các chi phí trả trước bao gồm: giá trị công cụ dụng cụ nhỏ, giá trị sữa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, tiền thuê phương tiện kinh doanh trả trước, giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, dịch vụ mua ngoài trả trước...Tuy nhiên, hiện nay công ty không sử dụng TK 142, 242. Thứ tư, sản phẩm hỏng là một tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Đối với các sản phẩm sai hỏng tại công ty hoặc các doanh nghiệp tự sửa chữa ngay trong sản xuất hoặc tận dụng đốt lò hơi, xí nghiệp không hạch toán. Thứ năm, ngừng sản xuất để sữa chữa máy móc, do nhu cầu thị trường không cao... là những điều có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất và gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nhưng cũng không được tính đến trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất của công ty. Thứ sáu, đối với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên chi phí này chỉ chiếm khoảng 51% tổng chi phí sản xuất trong kỳ, do vậy sản phẩm dở dang mới phản ánh được 51% lượng chi phí kết tinh trong đó còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã tham gia sản xuất tính cả cho sản phẩm hoàn thành. 2. Những kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 2.1. Về tổ chức bộ máy và thiết lập hệ thống sổ kế toán quản trị. Do yêu cầu của công tác kế toán, bộ máy kế toán doanh nghiệp nên được tổ chức một cách chặt chẽ, một nhân viên kế toán không nên kiêm nhiệm nhiều phần hành như hiện nay, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của việc đối chiếu số liệu giữa các phần hành kế toán khác nhau, tạo ra sự chồng chéo trong công việc, ghi chép sổ sách kế toán không đầy đủ. Sự tồn tại và hoạt động của hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp có vai trò rất lớn. Kế toán quản trị sẽ phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rút ra những nguyên nhân tạo nên sự phát triển hay suy yếu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Từ đó, kế toán sẽ đưa ra những hướng phát triển cho phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới để doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tốt nhất. 2.2. Về sử dụng chứng từ kế toán Như đã nêu trong phần trên, hiện nay, doanh nghiệp không lập bảng tính và phân bổ khấu hao. Ưu điểm của việc làm này là giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán vì chỉ cần căn cứ vào sổ chi tiết phân bổ khấu hao, bảng tổng hợp phân bổ khấu hao, kế toán cũng đã có đủ số liệu để lập bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 và sổ Cái các TK liên quan. Tuy nhiên việc làm này cũng có nhược điểm là kế toán sẽ không có số liệu cụ thể về mức khấu hao trích cho từng bộ phận sử dụng trong kỳ trước, tăng, giảm trong kỳ này, do đó, người quản lý không so sánh được mức độ biến động về mức khấu hao của tài sản cố định trong kỳ. Do đó, kiến nghị công ty nên sử dụng mẫu sổ của Bộ Tài chính như sau: Bộ, tổng cục:.... Đơn vị: ... Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Quý ... Năm ... (ĐVT: đồng) STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH hoặc TGSD Nơi SD Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 TK 136 ... NG TSCĐ Số KH XN Que XN Hộp XN Bao 1 2 3 4 I- Số KH đã trích kỳ trước II-Số KH TSCĐ tăng trong kỳ III-Số KHTSCĐ giảm trong kỳ IV- Số KH phải trích kỳ này (I + II – III) Ngày ... tháng ... năm... Người lập bảng Kế toán trưởng 2.3. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Khi có quy định mới của Bộ Tài chính về việc chuyển những TSCĐ có giá trị dưới 10 triệu thành công cụ dụng cụ, doanh nghiệp đã sử dụng TK 1538 để theo dõi công cụ dụng cụ này, nhưng theo em để gọn nhẹ tiện lợi trong quá trình hạch toán, kế toán công ty có thể hạch toán trực tiếp vào TK 1531 “Công cụ, dụng cụ” là đúng bản chất. 2.4. Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, trong thời gian tới công ty có thể áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để giảm bớt số lượng hệ thống sổ sách kế toán và quy trình hạch toán đơn giản hơn. Kế toán nên lập Bảng kê chi tiết xuất vật tư để đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ chính xác và tiện lợi hơn theo mẫu như sau: Bảng kê chi tiết xuất vật tư Loại vật tư: Nguyên vật liệu chính Quý ... Năm ... ĐVT: Đồng Số TT Chứng từ TK đối ứng Nội dung Số tiền Ngày Số hiệu ... ... ... ... Tổng cộng Mặc dù khoản trích trước tiền ăn ca là không nhiều, nhưng kế toán cũng nên lập Bảng kê số 6 để theo dõi khoản trích trước tiền ăn ca làm cơ sở để vào Nhật ký chứng từ số 7 theo mẫu như sau: Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Phòng Tài vụ Bảng kê số 6 Tập hợp: - Chi phí trả trước (TK 142, TK 242) - Chi phí phải trả (TK 335) Quý IV năm 2003 ĐVT: Đồng Số TT Diễn giải SDĐK Ghi Nợ TK 335, Ghi Có các TK Ghi Có TK 335, ghi Nợ các TK SDCK Nợ Có ... Cộng Nợ TK 627 Cộng Có Nợ Có 1 Trích trước tiền ăn ca T12 81.246.065 81.246.065 Cộng 81.246.065 81.246.065 Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 2.5. Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Công ty cần lập thêm nhiều báo cáo kế toán quản trị sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp như báo cáo chi tiết tình hình bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, Báo cáo giá thành, báo cáo chi tiết nợ phải thu... đảm bảo việc cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. 2.6. Về công tác tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu Thứ nhất, doanh nghiệp nên thay đổi kỳ kế toán từ hạch toán theo quý về hạch toán theo tháng, tuy công việc vất vả hơn nhưng đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác hơn. Thứ hai, để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh, kế toán công ty nên tiến hành lập dự phòng cho hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu khó đòi. Thứ ba, để có được những thông tin đầy đủ về các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán nên sử dụng các TK 521, 531, 532 để hạch toán. Thứ tư, công ty có thể sử dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ thay cho phương pháp giá hạch toán đang sử dụng để tính giá thành phẩm xuất kho hiện nay cho phù hợp với quy định của Bộ Tài chính. 2.7. Về hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.7.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Thứ nhất, công ty có thể rút ngắn thời gian đánh giá định mức nguyên vật liệu. Việc đánh giá nên được tiến hành hàng tháng hoặc tối thiểu là từng quý, song song với việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bằng cách này công ty vừa có thể kịp thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch vừa có thể điều chỉnh kịp thời các định mức cho phù hợp. Thứ hai, công ty cần có biện pháp sản xuất, quản lý nguyên vật liệu để tránh tình trạng phế liệu thu hồi tại xí nghiệp Que là quá nhiều. Phòng kỹ thuật cần có biện pháp đánh giá lại mức tiêu hao nguyên vật liệu, giảm trọng lượng tinh của sản phẩm, giảm phế liệu thu hồi, giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng. Thứ ba, Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Que Diêm bao gồm cả chi phí về gỗ, nan để sản xuất que mộc, parafin để đánh bóng que, các hoá chất đầu diêm khác và vật liệu phụ để đóng thùng que xuất khẩu vì thế khi doanh nghiệp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho hai loại sản phẩm theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo bảng định mức KTKT như trên thì chưa chính xác tuyệt đối được. Vì trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có những loại nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất diêm hộp nội địa mà không dùng để sản xuất que mộc xuất khẩu và ngược lại. Vì vậy, để chính xác hơn, kế toán công ty có thể tập hợp riêng chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm đối với những nguyên vật liệu sử dụng riêng cho từng loại sản phẩm, còn những vật liệu sử dụng chung cho cả hai loại sản phẩm kế toán có thể phẩn bổ theo định mức như trên. 2.7.2. Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Doanh nghiệp cần có phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương ổn định hơn, tạo niềm tin cho người lao động yên tâm sản xuất. Tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất, như đã trình bày ưu, nhược điểm ở trên, theo em công ty nên hạch toán là: Nợ TK 622 Có TK 334 2.7.3. Về các chi phí khác Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, để phát triển quy mô sản xuất trong tương lai Công ty phải đầu tư rất nhiều cho TSCĐ (mua sắm thiết bị máy móc, đầu tư cho dây chuyền công nghệ...) vì vậy việc hạch toán các khoản trích trước hay trả trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là một việc làm nên được tiến hành ngay từ bây giờ. Ngoài ra, công ty cũng nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất để tạo ra sự ổn định chi phí giữa các kỳ kế toán khi có biến động xảy ra. Công ty cũng có thể gặp phải những nguyên nhân khách quan hay chủ quan như: thiên tai, thiếu nguyên vật liệu, máy móc hỏng đột xuất... làm ngừng sản xuất. Để ổn định chi phí giữa các kỳ sản xuất, đối với các khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi trên tài khoản 335-chi phí phải trả; còn đối với những trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này không được chấp nhận, nên kế toán theo dõi trên tài khoản 142 (hoặc TK 242). Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có), giá trị thiệt hại thực tế sẽ được xử lý trên cơ sở xem xét nguyên nhân gây thiệt hại. 2.7.4. Về đánh giá sản phẩm dở dang Để tính đúng và đủ giá thành, công ty nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Số lượng sản phẩm tương đương Số lượng sản phẩm dở dang Mức độ hoàn thành của sản phẩm = x Phòng kỹ thuật sẽ xây dựng ước tính để quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành theo công thức sau: Sau đó kế toán tiến hành phân bổ chi phí theo từng khoản mục cho sản phẩm dở dang. CFNVL chính TT phân bổ cho SPDD = CFNVL chính trực tiếp Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng SPDD không quy đổi + x Số lượng SPDD không quy đổi CFNVL phụ TT phân bổ cho SPDD = CFNVL phụ trực tiếp Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm tương đương + x Số lượng sản phẩm tương đương CFNCTT phân bổ cho SPDD = CFNC trực tiếp Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm tương đương + x Số lượng sản phẩm tương đương CFSX chung phân bổ cho SPDD = CF sản xuất chung Số lượng sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm tương đương + x Số lượng sản phẩm tương đương Tập hợp chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm dở dang theo khoản mục là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.8. Về tổ chức lập dự toán chi phí sản xuất và phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Chi phí mà các doanh nghiệp chi ra bao gồm rất nhiều loại mỗi loại có nội dung kinh tế, mục đích công dụng riêng đối với quá trình hoạt động SXKD do vậy để quản lý chặt chẽ từng loại chi phí trong quá trình hoạt động SXKD nhằm mục đích hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm để đạt lợi nhuận tối đa, cần thiết phải lập dự toán chi phí và kiểm tra việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí. Lập dự toán chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong quản lý doanh nghiệp. Dự toán sản phẩm sản xuất cung cấp cho nhà quản trị thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh ở các quá trình trong toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh ở các quá trình trong toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Qua đó, giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời, lập kế hoạch cho tương lai và xây dựng các mục tiêu cần đạt được. Dự toán chi phí sản xuất còn là cơ sở và căn cứ để phân tích biến động chi phí kinh doanh trong từng kỳ thực hiện để xác định những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của sự biến đổi chi phí, có tác dụng tích cực cho quá trình lập dự toán sau. Thấy được ý nghĩa của việc lập dự toán chi phí sản xuất và việc phân tích chi phí, giá thành, do vậy kế toán nên tiến hành lập dự toán và phân tích chi phí, giá thành và nên làm công việc này một cách đều đặn để hoạt động sản xuất kinh doanh có kết quả cao hơn. Trên đây là một số những đánh giá và kiến nghị của em về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất. Em tin rằng với sự nỗ lực của bộ máy kế toán của doanh nghiệp, trong thời gian gần nhất, công tác tổ chức hạch toán kế toán tại doanh nghiệp sẽ được hoàn thiện hơn, cung cấp được những thông tin quan trọng cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kết luận Kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đang giữ vai trò là công cụ có hiệu lực nhất trong công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp. Đóng vai trò là “Ngôn ngữ kinh doanh”, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phản ánh thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có quan hệ trực tiếp đến lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và Nhà Nước. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, trên cơ sở đó tính toán một vài chỉ tiêu phân tích, rút ra những nhận xét chủ quan, mạnh dạn đưa ra những kiến nghị với mong muốn góp một phần nhỏ trong quá trình không ngừng đổi mới, hoàn thiện của công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty, đã cho em cái nhìn thực tế hơn về những vấn đề lý thuyết được học tại trường, qua đó thấy được tính đa dạng và phong phú của thực tiễn, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm thực tế bổ ích. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề tổng hợp, đòi hỏi một sự tìm tòi, nghiên cứu lâu dài, nghiêm túc... Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như nhận thức của bản thân còn ít ỏi lại đứng trước sự khác biệt giữa lý luận và thực tiễn, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo cùng các bạn đọc. Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Trần Đức Vinh cùng các cô chú trong Phòng Tài vụ của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan – NXB Giáo dục năm 2001 2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp Vụ chế độ kế toán – NXB Tài chính năm 1995. 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh NXB Thống Kê năm 2001 4. Giáo trình kế toán quản trị Chủ biên: PGS.TS.Nguyễn Minh Phương–NXB lao động- XH năm 2001 5. Tạp chí kế toán. 6. Các Quyết định, Thông tư của Bộ Tài chính. 7. Các tài liệu của Phòng Tài vụ – Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. Phụ lục 4 Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 19 DTN/KT Độc lập – tự do – hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2003 Quyết định ban hành định mức KTKT Quý IV/2003. Tổng giám đốc công ty cổ phần Diêm Thống Nhất - Căn cứ vào quyết định số 1130/TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển DNNN công ty Diêm Thống Nhất thành công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. - Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đã được Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua ngày 5/12/2001. - Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế. - Theo đề nghị của đồng chí trưởng phòng kỹ thuật sản xuất. Quyết định Điều 1: Nay ban hành định mức KTKT quý IV năm 2003 cho các sản phẩm diêm hộp nội địa và que mộc xuất khẩu. (có phụ lục kèm theo) Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2003. Điều 3: Các đơn vị và cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh thi hành quyết định này, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình. Nơi gửi: Tổng giám đốc - Phó TGĐ kỹ thuật - KTSX, KD, TV, TCLĐ, Mar - XN Que, XN Hộp, XN Bao Phụ lục kèm theo quyết định số 19/DTN/KT STT Tên vật tư ĐVT Định mức I. Diêm hộp nội địa 1 Gỗ sản xuất que M3/kiện 0,0153 2 A1- KCLO3 Kg/kiện 0,318 3 A2- Lưu huỳnh Kg/kiện 0,0355 4 A3- Thạch cao Kg/kiện 0,0131 5 A5- Cát bãi bùng Kg/kiện 0,075 6 A6- Đất sét Kg/kiện 0,0812 7 A8- Zêlatin Kg/kiện 0,071 8 A14- Parafin chấm Kg/kiện 0,342 9 A15 – K2Gr2O7 Kg/kiện 0,00482 10 A16- Phẩm cánh sen Kg/kiện 0,000975 11 A18- Dầu hoả Lít/kiện 0,0065 12 Gố sản xuất ống M3/kiện 0,0108 13 Gỗ sản xuất đáy M3/kiện 0,005 14 Gỗ TDSX đáy M3/kiện 0,007 15 Giấy sản xuất ống Kg/kiện 0,25 16 Giấy sản xuất đáy máy Kg/kiện 0,35 17 Giấy đáy thủ công Kg/kiện 0,3 18 B1- Phốt pho Kg/kiện 0,0162 19 B2- Sunfua ăngtimo Kg/kiện 0,00713 ... ... ... ... II. Que mộc xuất khẩu 40 Nan sản xuất que Tấn/tấn 2,16 41 Gỗ sản xuất que M3/tấn 4,56 42 A14 Kg/tấn 1,84 43 A17 Kg/tấn 9,5 44 Đai nẹp nhựa Kg/tấn 5,6 45 Kẹp sắt Kg/tấn 0,56 ... ... ... ... Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0441.doc
Tài liệu liên quan