Chính sách mở cửa nền kinh tế thông thương với nước ngoài, mộtmặt tạo điều kiện cho công ty phát huy hết khă năng tiềm lực của mình, mặt khác lại đạt công ty trước những thử thách lớn lao. Đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Muốn hoạt dộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng và đổi mới cải tiến các công trình, quy trình công nghệ.
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, cho đến nay công ty đã tạo cho mình được niềm tin trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác tổ chức hạch toán kế toán.
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy kế toán hợp lý và có hiệu quả được công ty rất chú trọng. Song song với việc này, công ty cũng sắp xếp hợp lý hoá quá trình kinh doanh và kế hoạch khai thác, tăng tích luỹ và dần dần nâng cao chất lượng đời sống cán bộ công nhân viên.
Trên cơ sở quy mô và đặc điểm kinh doanh của công ty, công ty đã tổ chức công tác kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán, từ việc thu nhận, xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán đến việc lập báo cáo kế toán, phân tích tình hình kinh doanh của đơn vị và kiểm tra công tác kế toán toàn đơn vị.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giảm
4.Hạch toán sửa chữa TSCĐ.
TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ
phận chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động của TSCĐ đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết của tài sản bị hao mòn hư hỏng có ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ.
Các chi phí sửa chữa gồm: Khoản phải trả cho đơn vị thầu sửa chữa, chi phí tiền lương công nhân sửa chữa, chi phí vật liệu sử dụng cho đơn vị thầu sửa chữa. các khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng nó.
Trình tự hạch toán:
a.Hạch toán sửa chữa thường xuyên
TK 111, 112, 152, 153.. TK 627, 641, 642
(1)
TK 334, 338
(2)
TK 331
(3)
Ghi chú:
(1): Chi phí tự sửa chữa.
(2): Chi phí lương, bảo hiểm cho công nhân sửa chữa.
(3): Thuê ngoài sửa chữa.
b.Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch
TK 111, 112, 152.. TK 2413 TK 335 TK 627, 641, 642
(2a) (1)
(3)
(4b)
TK 331
(2b)
(4a)
Ghi chú:
(1) : Thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn.
(2) : Chi phí thực tế sửa chữa lớn phát sinh.
(3) : Kết chuyển chi phí sửa chữa.
(4a): Trích thừa (ghi giảm chi phí)
(4b):Trích thiếu (ghi thêm)
c.Hạch toán sửa chữa lớn ngoài kế hoạch
TK 111,112,152,334 TK 2143 TK 142 TK 627,641,642
(1a)
TK 331 (2) (3)
(1b)
Ghi chú:
(1a): Tập hợp chi phí sửa chữa lớn tự làm.
(1b): Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài phải trả người nhận thầu.
(2) : Khi công việc hoàn thành ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
(3) : Kết chuyển nguồn.
5.Hạch toán TSCĐ đi thuê và cho thuê.
Mọi doanh nghiệp hiện nay mục tiêu hoạt động là lợi nhuận, để dạt được điều này không chỉ hạch toán tốt mà còn cần quản lý tôt mọi mặt về tài sản của doanh nghiệp trong đó có TSCĐ. Nhiều khi công việc cần TSCĐ cho sản xuất lại không có và ngược lại. Do đó để giải quyết việc này doanh nghiệp có thể đi thuê những tài sản mà doanh nghiệp chưa cần đến, điều này sẽ đem lại lợi ích về mặt kinh tế tiết kiệm cho doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình hd kinh doanh diễn ra bình thường.
TSCĐ đi thuê ở hai dạng sau:
- TSCĐ đi thuê hoạt động: TSCĐ đi thuê về chỉ dùng trong thời gian ngắn, công ty chỉ có quyền sử dụng, trrg thời gian sử dụng đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản, quản lý TSCĐ này.
TSCĐ đi thuê tài chính: Thực chất là thuê vốn, đây là TSCĐ chưa thuê quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý, quản lý, bảo dưỡng giữ gìn và sử dụng như TSCĐ của doanh nghiệp.
5.1.Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động
a. Đối với đơn vị đi thuê.
Kế toán sử dụng TK 001- Tài sản thuê ngoài và 1 số TK khác như TK 627,641,642,331,111
Sơ đồ:hạch toán TSCĐ thuê hoạt động tại bên đi Thuê.
TK 111,112 TK 627,641,642
Chi phí thuê TSCĐ phải trả
TK 111,112 TK 142 TK 672,641,642
Tập hợp phải phân bổ Khi phân bổ vào chi phí
chi phí phải trả do sản xuất kinh doanh
thuê TSCĐ
b. Đối với đơn vị cho thuê
Khi cho thuê TSCĐ theo phương thức thuê hàng hoạt động kế toán không ghi giảm TSCĐ hữ hình trên TK 211.
Khi thu tiền về cho thuê ghi là thu nhập hoạt động tài chính.
Các chi phí khác liên quan đến cho thuê (khấu hao TSCĐ, các chi phí khác) được coi là chi phí hoạt động tài chính.
Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê hoạt động tại bên cho thuê.
TK 111,112,152 TK 635
Chi phí về cho thuê TSCĐ
(khấu hao TSCĐ và các chi phí khác)
TK 515 TK 111,112
Thu nhập về cho thuê tài chính
5.2. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính.
a. TSCĐ ở đơn vị đi thuê:
Đơn vị đi thuê chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định đã ký trong hợp đồng. Đồng thời phát nghĩa vụ phải trả số tiền thuê bao gồm trả cả gốc lẫn kãi khi thuê- ghi tăng TSCĐ của doanh nghiệp.
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định như sau khi kết thúc thời hạn thuế.
Trường hợp trong hợp đồng thuê đã xác định phần lãi thuê TSCĐ.
Nguyên giá = Tổng giá trị hợp đồng thuê - Số lãi thuê.
Khi sử dụng TSCĐ thuê phải thực hiện khấu hao và phân bổ lãi vào chi phí. Định kỳ phải trả tiền thuê có thể bao gồm cả gốc lẫn lãi. Căn cứ vào các biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan kế toán mở sổ, thẻ chi tiết TSCĐ...
Sơ đồ hạch toán TSCĐ đi thuê tài chính
TK 111,112 TK 211,213
(4c)
TK 342 TK 212
(1a)
(4a)
TK 142 TK 641,642,627
(1b) (2a)
TK 214
(5)
TK 2141,2143 TK 2142
(4b) (2b)
TK 111,112 TK 342
(3)
Ghi chú:
(1): Kết chuyển nguyên giá TSCĐ và tiền lãi vào nợ dài hạn.
(2): Tính chi phí thuê và hạch toán khấu hao vào chi phí kinh doanh.
(3): Hàng kỳ phải trả tiền thuê cho bên cho thuê.
(4): Chuyển giao quyền sở hữu TSCĐ.
(4a): Chuyển nguyên giá TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ hữu hình.
(4b): Chuyển hao mòn.
(4c): Chi thêm tiền mua TSCĐ.
b.Hạch toán TSCĐ ở đơn vị cho thuê.
TSCĐ cho thuê tài chính thực chất là một khoản vốn bằng hiện vật cho bên ngoài thuê. Thu tiền cho thuê được coi là thu nhập hoạt động tài chính, các chi phí gắn với việc cho thuê là: chi phí khấu hao TSCĐ cho thuê, các chi phí khác được coi là chi phí hoạt động tài chính.
Sơ đồ: Hạch toán TSCĐ cho thuê tài chính.
TK 213 TK 228 TK 635
(1a) (3) (4)
TK 214 TK 515 TK 111,112
(1b) (2) (5)
(6)
Ghi chú:
(1): Xoá sổ TSCĐ.
(2): Định kỳ nhận được tiền về cho thuê tài chính.
(3): Chi phí về hoạt động tài chính.
(4): Giá trị đầu tư chưa thu hồi- chi phí hoạt động tài chính.
(5): Thu nhập hoạt động tài chính.
(6): Nhận lại TSCĐ.
Phần II
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi hoà bình
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi hoà bình
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Ngày 20 tháng 11 năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ có Nghị định 388/HĐBT nhằm tổ chức các đơn vị kinh tế quốc doanh cụ thể hoá chủ trương đổi mới cơ chế quản lý của đảng. Cũng đồng thời thực hiện chủ trương cải cách hành chính nhà nước. Nhằm tập trung quản lý đầu mới các công trình thuỷ lợi trên phạm vi toàn tỉnh đặc biệt là quản lý hệ thống công trình hồ Khang Trào, hệ thống hồ Đồi Vưng và hệ thống Công trình hồ Đầm Bài trong tương lai, nâng cao hiệu quả phụcv vụ sản xuất trước mắt và lâu dài trên địa bàn tỉnh. Sở thuỷ lợi( Nay là Sở Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn) đã lập đề án thành lập Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình và đã được Bộ trưởng Bộ Thuỷ Lợi(nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn) đồng ý tại Thông báo số: 284TB/TN ngày 31/10/1994.
Từ những cơ sở trên ngày 21/11/1994 UBND Tỉnh Hoà Bình có Quyết định Số 689QĐ/UB về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước: Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Tỉnh Hoà Bình và Quyết định số 782QĐ/UB ngày 27/12/1994 của UBND Tỉnh Hoà Bình về việc sắp xếp lại ngành thuỷ nông Tỉnh Hoà Bình.
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Tỉnh Hoà Bình chịu sự quản lý nhà nước Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Ngành nghề kinh doanh
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình có giấy phép kinh doanh số 109717 ngày 20/01/1995 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Hoà Bình cấp với ngành nghề kinh doanh sau:
+ Khai thác công trình thuỷ lợi( mã số 0303)
+ Tu bổ sửa chữa thường xuyên, xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ trong phạm vi quản lý của Công ty đượcphân cấp (mã số 020101)
- Phạm vi hoạt động trong toàn tỉnh Hoà Bình và trong hệ thống các công trình thuộc Công ty quản lý, hiện nay Công ty quản lý khai thác phục vụ tưới cho 9/10 huyện thị có chi nhánh khai thác công trình thuỷ lợi ở 9 huyện. Trong những năm qua với nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ Công ty đặc biệt hơn là ban lãnh đạo của Công ty đã đạt được những kết quả qua một số những chỉ tiêu sau:
Các chỉ tiêu đó được thể hiện qua các bảng sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)
Năm Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng doanh thu
39. 375. 684
41. 356. 254
45. 775. 485
Lợi nhuận trước thuế
42.250
44.750
47. 000
Lợi nhuận sau thuế
29. 265
32. 236
35. 500
Thuế thu nhập doanh nghiệp
15. 225
16. 550
18. 400
Tổng nộp ngân sách
245. 583
248. 184
256. 654
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty.
Công ty khai thác công trình thuỷ loị Hoà Bình có chức năng là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo phương thức hạch toán lấy thu bù chi, được Nhà nước cấp vốn cố định, vốn lưu động, được vay ngân hàng để hoạt động. Là đơn vị hạch toán độc lập tự chủ về tài chính. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định tại nghị định 62CP ngày 22/09/1993 của Chính phủ và được mở tài khoản tại ngân hàng.
Công ty có nhiệm vụ quyền hạn thực hiện theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo nghị định số 98 ngày 27/12/1995 của Chính phủ quy định viêvj thi hành pháp lệnh khai thác và bảo vệ công rình thuỷ lợi. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty được UBND tỉnh Hoà Bình giao tại nghị quyết 689 QĐ/UB ngỳa 21/11/1994 là:
+ Khai thác công trình thuỷ lợi để tưới tiêu, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Tu bổ sửa chữa công trình thuỷ lợi trong phạm vi quản lý của Công ty được phân cấp.
+ Làm chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án sửa chữa, nâng cấp công trính trực thuộc Công ty. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế xã hội sản xuất lương thực để cung cấp cho cuộc sống. Do vậy việc tưới tiêu là rất quan trọng và cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở thu lại tài sản là thu thuỷ lợi phí để bù đắp những chi phí cho phù hợp dựa theo những quy định của nhà nước, phát huy mọi nguồn lực nâng cao hiệu quả sản xuất cung cấp kịp thời, đầy đủ về nhu cầu tưới tiêu đảm bảo thời vụ, nâng cao sản lượng nông nghiệp.
Mô hình quy trình sản xuất của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình được trình bày bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trinh công nghệ.
Giám đốc
Chi nhánh lạc Thuỷ
Chi nhánh Kim Bôi
Chi nhánh Tân Lạc
Chi nhánh Lạc Sơn
Chi nhánh Lương Sơn
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ trao đổi
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý cuả Công ty.
Đứng đầu bộ máy công ty là giám đốc, Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành công ty theo chế độ thủ trưởng theo quy định nhiệm vụ quyền hạn giám đốc doanh nghiệp và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả mọi hoạt động của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình được trình bày với sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Chi nhánh lạc Thuỷ
Chi nhánh Kim Bôi
Chi nhánh Tân Lạc
Chi nhánh Lạc Sơn
Chi nhánh Lương Sơn
Phó giám đốc
Phong tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ trao đổi
*. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
+ Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên chức và sự phát triển của Công ty.
+ Phó giám đốc công ty: Là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc điều hành công tác kỹ thuật cho công ty, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học mới áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, là người trự tiếp điều hành sản xuất theo kế hoạch giúp cho giám đốc cung ứng đảm bảo vật tư cho hoạt động sản xuất.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp việc cho giám đốc về tất cả công việc liên quan đến tổ chức hành chính của công ty. Làm các công việc đối nội, đối ngoại, và đào tạo cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của công việc, sắp xếp điều động theo quyết định của giám đốc với toàn thể cán công nhân viên trong công ty, mặt khác chăm lo đến đời sống của công nhân.
Phòng tài chính kế toán: Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành tài chính kế toán trong công ty, có trách nhiệm ghi chép, tính toán phản ánh kịp thời chính xác tình hình biến động luân chuyển của vốn và tài sản của công ty trong kỳ báo cáo, đồng thời trên cơ sở số liệu báo cáo, phân tích các hoạt động kinh tế của Công ty.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, từng kỳ sản xuất,báo cáo tiến độ thực hiện và xây dựng cơ bản.
4. Tổ chức công tác kế toán ở công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình.
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Xuất phát từ đặc điểm của tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của đơn vị bộ máy kế toán của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, tức là toàn bộ công tác kế toán từ việc tập trung chứng từ đến việc ghi sổ chi tiết , tổng hợp số liệu, lập báo cáo và kiểm tra báo cáo đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty. Các chi nhánh ở các huyện chỉ bố trí mỗi chi nhánh 1 nhân viên kế toán theo dõi báo sổ. Phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra toàn bộ công tác thống kê, kế toán trong phạm vi toàn công ty, giúp giám đốc tổ chức tốt công tác thông tin kinh tế và phân tích các họat động kinh tế đồng thơì hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính ở công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Thủ kho kiêmthủ quỹ
Kế toán vật tư, TSCĐ
Kế toán vốn bằng tiền và tiền lương
Kế toán trưởng
Nhân viên kế toán các chi nhánh
Kế toán tổng hợp và tính gía thành
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
*. Nội dung công viiệc kế toán.
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng cũng như các hoạt động khác của công ty có liên quan đến công tác tài chính kế toán thống kê trong công ty phù hợp với chế độ quản lý tài chính của công ty. Thực hiện các chế độ chính sách về công tác tài chính, kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng, tổ chức công tác kiểm kê định kỳ theo quy định, trực tiếp chỉ đạo phân công giám sát nghiệp vụ đối với từng cán bộ chịu trách nhiệm từng phần hành của mình.
- Kế toán vật tư tài sản cố định: Phản ánh số lượng hiện có, giá trị hiện có, tình hình biến động vật tư, sản phẩm hàng hoá. Và phản ánh các số lượng hiện có về nguyên giá và giá trị hao mòn , giá trị hiện có của tài sản cố định và tình hình biến động tài sản cố định, công tác đầu tư xây dựng cơ bảnvà sửa chữa tài sản cố định tại đơn vị.
- Kế toán vốn bằng tiền và tiền lương: Phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền của công ty gồm tiền mặt. Ngoại tệ và các chứng chỉ có giá. Và phản ánh các khoản phải thu, các khoản phải trả, phải nộp ngân sách nhà nước. Đồng thời nắm chắc tình hình biên chế cán bộ công nhân viên trong công ty trên các mặt: Số lượng,họ và tên từng người, các khoản khấu trừ vào lương; thanh toán đầy dủ, đúng kịp thời cho cán bộ công nhân viên; giữ sổ chi tiết về thanh toán tiền lương.
- Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Tập hợp các chứng từ đã thực hiện, tiến hành kiểm tra phân loại, chỉnh lý trình kế toán trưởng duyệt; Giữ sổ tổng hợp và tính giá thành, đôn đốc các kế toán phần hành thực hiện công việc.
- Thủ kho kiêm thủ quỹ. Có trách nhiệnm về số lượng hàng nhập trong kho và đối chiếu với kế toán vật tư nguyên vật liệu. Theo dõi qúa trình thu chi tiền mặt, lập báo cáo thu chi hàng tháng.
ở các các chi nhánh có nhân viên kế toán có nhiệm vụ theo dõi tập hợp tất cả các chi phi sản xuất phát sinh, tổng hợp số liệu và lập báo cáo gưỉ về phòng tài vụ công ty.
b. Hình thức kế toán áp dụng ở công ty.
Để phát huy vai trò của kế toán trong công tác quản lý một cách có hiệu quả thì công tác kế toán phải được tiến hành theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định, tức là doanh nghiệp phải tổ chức hính thức sổ kế toán cho phù hợp tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình hình thức kế toán hiện nay công ty áp dụng là hình thức” nhật ký chứng từ” sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của chế độ thể lệ kế toán ban hành theo QĐ 1141/TC – CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính. Hệ thống sổ kế toán bao gồm:
+ Sổ kế toán tổng hợp: Các bảng kê, bảng tổng hợp, sổ cái tài khoản.
+Sổ kế toán chi tiết: Do yêu cầu quản lý của công ty đơn vị sử dụng sổ kế toán chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết thu chi.
Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ tại công ty khai thác công trình thuỷ lơị Hoà bình
Chứng từ gốc
(bảng phân bổ)
Bảng kê
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp số liệu
Ghi chú: ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
II. Thực tế tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi hoà bình.
1. Tình hinh chung về công tác quản lý TSCĐ ở công ty.
Tài sản cố định và phân loại TSCĐ.
TSCĐ của công ty khai thác công trình thuỷ lợi hoà bình là tài sản cố định hữu hình rất đặc thù, khác với các loại tài sản cố định khác. Vì nó hầu hết là các công trình thuỷ lợi bằng đất đá, bê tông cốt thép, xây lát, …..và các máy mọc thiết bị. Hầu hết tài sản cố định thuộc công trình thuỷ lợi như hồ, đập, kênh mương. Hiện nay nhà nước quy định trích khấu hao, mà chỉ trích khâu hao những tài sản cố định thuộc công trình thuỷ lưọi như: Các loại máy bơm có công suất dưới 8.000 m3/h.
+ Nếu căn cứ vào hình thái biểu hiện, đặc trưng kỹ thuật và kết cấu tài sản cố định thì được chia ra tài sản cố định hữu hình và vô hình. Nhưng tại công ty hiện nay chỉ có loại tài sản cố định hữu hình.
+ Nếu phân loại theo quyền sở hữu: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài thì nay công chi có 1 loại TCSĐ đó là tài sản cố định tự có coi như ngân sách cấp.
+ Nếu theo yếu tố kinh tế thì TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh, thì loại dùng ngoài sản xuất chỉ có đất đai khoảng 7000m2 làm văn phòng công ty và các chi nhánh cở các huyện.
*. TSCĐ hữu hình của công ty được phân nhỏ theo kết cấu của tuèng nhóm TSCĐ như sau:
Nhà cửa vật kiến trúc:
Khu nhà 3 tầng khép kín với 388m2 (trụ sở chính của công ty)
9v khu nhà ở của 9 chi nhánh huyện(văn phòng đại diện của công ty)
10 khu nhà trạm quản lý vận hành công trình thuỷ lợi cở các chi nhấnh
Tường dào bảo vệ cơ quan
Ga ra ôtô.
Nhà kho của chi nhánh khai thác công trình thuỷ lợi huyện Kim Bôi và Lạc sơn.
+ phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn.
Ôtô con phục vụ lãnh đạo.
Đường dây hạ thế cấp điện sinh hoạt(chi nhánh Lạc Sơn)
Xe môtô phục vụ công tác.
Hệ thống điện thoại.
+ Công trình thuỷ lợi: (Hồ, đập kênh mương chính) tổng số: 206 công trình.
Tổng số công trình thuỷ lợi của công ty đã đảm bảo tưới cho 19.530 ha của toàn tỉnh.
Loại công trình lơn nhất cho 600ha như Khang Trào huyện Lạc Sơn và tương lai tơí đây công ty sẽ tiếp nhận bàn giao công trình hồ chứa nước Đầm bài huyện Kỳ Sơn với diện tích tưới cho hơn 600ha.
+ Máy móc thiết bị các loại.
- Máy bơm công suất 1000m3/h: 10 cái
- Động cơ điện 33KWh: 5 cái
- Máy biến áp các loại: 5 cái
- Thiết bị thuỷ luân: 7 cái
- Máy vi tính: 2 cái
- Máy đièu hoà: 2 cái
- Công tơ ba pha: 5 cái
- Công tơ 1 pha: 100 cái
+ Tài sản cố định khác: Là loại tài sản cố định hữu hìh chưa sắp xếp vào một trong các loại tài sản cố định nói trên.
*. TSCĐ được phân loại: Trích khấu hao và chưa trích khấu hao.
+ TSCĐ phải trích khấu hao: như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn với tổng nguyên giá: 1.304.339.534đ.
+ TSCĐ chưa phải tríc khấu hao: Như hồ đập, kênh mương, cống các loại vơí tổng số 206 hệ thống công trình, nguyên giá là: 16.810.033.387đ. Ngoài ra còn 7000m2 đất cũng không tính khấu hao.
*. TSCĐ phân theo yếu tố sử dụng.
+ Tài sản cố định chờ thanh lý:
- Như máy biến áp 560Kwa của trạm bơm Thanh Lương Kim Bôi
- Nhà tập thể của cán bộ công nhân viên.
- Tường rào của cơ quan chi nhánh.
1.2 Công tác quản lý TSCĐ.
Mục đích phản ánh tình hình biến động về số lượng, chất lượng là giá trị của TSCĐ. Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng thanh lý và sửa chữa TSCĐ.
+ Tổ chức kho tàng bến bãi(vỏ bao che), hành lang bảo vệ công trình: Những TSCĐ là máy móc thiết bị đều được quản lý chặt chẽ, có kho tàng bảo quản, đối với TSCĐ để ngoài trời đều có bãi và hàng rào bảo vệ. Đối với TSCĐ là công trình thuỷ lợi hoặc đường dây dẫn điện, đường dây thông tin đều quy định hành lang bảo vẹ một cách nghiêm ngặt.
+ Nội quy, quy chế bảo quản sử dụng và chế độ trách nhiệm vật chất.
- Công ty đã ban hành điều lệ hoạt động của công ty theo điều lệ mẫu của nhà nước và đã được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt ngày 12/05/1994.
- Quy chế hoạt động của công ty do giám đốc công ty ban hành ngày 30/6/1995.
- Quy định phân cấp cho các đơn vị trực thuộc công ty về quản lý điều hành trong toàn công ty.
- Quy định về sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
- Quy định về tổ chức và hoạt động công tác kế toán(trong đó có kế toán TSCĐ).
- Nội quy kỷ luật và trách nhiệm vật chất và được Sở lao động TB – XH ra quyết định thừa nhận.
- Tất cả những nội dung quản lý nói chung và quản lý sử dụng TSCĐ đã được thể chế hoá và tuyên truyền sâu rộng cho đến CBCNV. Đặc biệt, đã cam kết rất chi tiết trong bản ký thoả ước lao động tập thể giữa giám đốc doanh nghiệp(người sử dụng lao động) với chủ tịch công đoàn doanh nghiệp(đại diện hợp lý cho những người lao động).
+Hệ thống định mức: Là Công ty mới thành lập, nên chưa xây dựng được hệ thống định mức nội bộ mà hoàn toàn tuân thủ theo hệ thống đinh mức của nhà nước do Bộ Tài Chính ban hành.
+ Thủ tục giao nhận TSCĐ:
- Khi có quyết định cấp có thẩm quyền giao TSCĐ cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đầu tư mua sắm TSCĐ. …thì đều phải lập biên bản giao nhận TSCĐ(theo mẫu của Bộ Tài Chính quy định theo mẫu số 01 – TSCĐ, ban hành theo quyết định số 1141- CT/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995). Sau đó kế toán TSCĐ vào thẻ TSCĐ(tại mẫu số 02 – TSCĐ ban hành theo quyết định số: 1141- CT/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính).
- Nếu là TSCĐ sửa chữa lớn xong đưa vào sử dụng: Thì lập Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành(tại mẫu số 04 – TSCĐ ban hành theo quyết định số: 1141- CT/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính).
1.3. Định giá TSCĐ.
Định giá TSCĐ là dùng tiền: để biểu hiện giá trị của TSCĐ theo những nguyên tắc nhất định.
a. Nguyên giấ TSCĐ.
Là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc mua sắm xây dựng TSCĐ, kể cả các chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử trước khi sử dụng TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá mua trên hoá đơn
+
Chi phí trước khi sử dụng
+ Nguyên giá TSCĐ tự chế hoặc mới được xây dựng, xác định bằng giá trị thực tế hoặc giá quyết toán công trình hoàn thành bàn giao.
+ Nguyên giá TSCĐ nhận liên doanh, giá do hội đồng liên doanh định giá.
+ Nguyên giá TSCĐ được cấp phát là giá ghi trên Biên bản giao nhận cộng với chi phí tiếp nhận trước khi sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ được tặng xác định bằng giá trị thị trường của các TSCĐ tương đương.
+ Chú ý: Nguyên giá TSCĐ không được thay đổi trong suốt thời gian sử dụng, nó chỉ được xác định một lần khi tăng TSCĐ loại trừ các trường hợp sau:
- Do đánh giá lại TSCĐ.
- Lắp giáp trang thiết bị thêm bộ phận.
- Tháo dỡ một số bộ phận.
- Do sửa chữa nâng cấp cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của máy móc thiết bị.
b. Giá trị còn lại:
Là phần giá trị chưa được thu hồi của TSCĐ.
Giá trị còn lại
=
Nguyên giá
-
Giá trị hao mòn
Tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình: Thời điểm 31/03/2003
Nguyên giá TSCĐ = 18.254.185.054đ
Giá trị hao mòn = 1.449.925.411đ
Vậy Giá trị còn lại = 16.804.259.640đ
+ Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 214: 1.449.925.411
Nợ TK 811: 16.804.259.640
Có TK211: 18.254.185.054
c. Đánh giá TSCĐ của doanh nghiệp.
Việc đánh giá TSCĐ do nhà nước quy định chung 5 năm một lần(có văn bản)
Theo công thức:
Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại
=
Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại
x
Nguyên giá mới
Nguyên giá cũ
Qua bảng tổng hợp TSCĐ trên cho ta thực tế doanh nghiệp:
TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh chiếm 99,23% trên toàn bộ tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp chỉ có 0,77% nguyên giá đang chờ thanh lý TSCĐ ngoài sản xuất kinh doanh không có(riêng đất đai mặt bằng chưa có chủ trương của cơ quan thẩm quyền). Qua đặc thù sản xuất kinh doanh Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình ta thấy đặc điểm ở đây TSCĐ của doanh nghiệp chủ yếu là công trình thuỷ lợi chiếm 92% nằm phân tán trên khắp 9 huyện của tỉnh Hoà Bình. Vì vậy tầm quan trọng của TSCĐ chủ yếu này sẽ quyết định rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho đến 30/04/2003 TSCĐ của doanh nghiệp có giá trị còn lại chung là; 92,1%:
Trong đó TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh còn 92,4%.
- Giá trị còn lại của TSCĐ là nhà cửa: 49,2%.
- Giá trị còn lại của TSCĐ là máy móc thiết bị: 61,2%.
- Giá trị còn lại của TSCĐ là thiết bị truyền dẫn, phương tiện vận tải: 97%.
Đặc biệt TSCĐ là công trình thuỷ lợi còn lại 95% điều này là bất hợp lý. Vì công trình thuỷ lợi không được trích khấu hao một cách đầy đủ cho nên nguyên nhân công trình thuỷ lợi bị xuống cấp một cách nghiêm trọng như hiện nay là có cơ sở, do không nguồn khấu hao để đại tu nâng cấp các công trình thủy lợi mà chỉ nhờ các nguồn vốn hỗ trợ qua đầu tư XDCB(vốn kế hoạch tập chung hàng năm) không chủ động và không hợp lý về mặt quản lý, sử dụng của các doanh nghiệp.
III.Tổ chức hạch toán kế toán chi tiết TSCĐ ở công ty khai công trình thuỷ lợi Hoà Bình.
1. Tổ chức kế toán tăng TSCĐ tại Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình.
TSCĐ là những tư liệu lao động cơ bản chủ yếu của doanh nghiệp để phản ánh và giám đốc tình hình vận động và số hiện có của TSCĐ hữu hình, thông qua việc theo dõi phản ánh kịp thời chính xác có hệ thống nhằm giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra quyết định chính xác, kịp thời trong việc đầu tư, sửa chữa máy móc cũng như tu tạo lại một các kịp thời.
*. Tài khoản sử dụng.
- Tài khoản 211:” TSCĐ hữu hình”( theo dõi chi tiết theo từng đối tượng trên tài khoản cấp 2 từ tài khoản 211.2 đến tài khoản 211.8).
+ TK 211.2: Nhà cửa, vật kiến trúc.
+ TK 211.3: Máy móc, thiết bị.
+ TK 211.4: Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
+ TK 211.5: Thiết bị dụng cụ quản lý.
+ TK 211.8: TSCĐ hữu hình khác.
- TK 214:” Hao mòn TSCĐ” chi tiết trên TK 214.1 và 214.2.
*. Chứng từ hạch toán.
+ Biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ.
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn của bên bán,bốc dỡ….
+ Phiếu thu chi tiền mặt.
+ Giấy báo nơ, báo từ ngân hàng.
*. Sổ sách hạch toán.
- Các sổ dùng để hạch toán chi tiết TSCĐ gồm:
+ Sổ chi tiết TSCĐ theo dõi chi tiết theo từng loại TSCĐ về tình hình biến động tăng giảm nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại.
+ Thẻ TSCĐ.
+ Bảng kê phân loại.
Song song với việc hạch toán chi tiết, tài sản cố định còn được theo dõi, hạch toán tổng hợp trên sổ hạch toán tổng hợp tài sản cố định.
Tuy hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ để ghi sổ kế toán, nhưng trên thực tế sổ sách kế toán TSCĐ của công ty chỉ bao gồm các sổ sau:
+ Bảng phân bổ số 3, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ Sổ TSCĐ.
+ Sổ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ.
+ Sổ tổng hợp khấu hao TSCĐ.
+ Sổ cái Ghi Nợ TK 211,214,212,214….
+ Nhật ký chứng từ ghi Có tài khoản 211, 212, 214…..
Quá trình hạch toán tăng tài sản cố định trên sổ của công ty được thực hiện như sau:
Ngày 30/05/2003 để đáp ứng yêu cầu hoạt động phục vụ mùa màng công ty trang bị thêm một máy nổ. Máy nổ được mua bằng tiền mặt và được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Bảng kê phân loại
Ghi Nợ TK 211: 7.800.000đ
Ghi Có TK111: 7.800.000đ
Ngày 30/05/2003
Đvt:1000đ
Chứng từ
Nội dung
Số tiền
Phiếu chi 159
Mua máy nổ cho chi nhánh Kim Bôi
7.800.000
Tổng
7.800.000
Đồng thời ghi tăng nguồn vốn:
Nợ TK 414: 7.800.000đ
Có TK 411: 7.800.000đ
Từ bảng kê phân loại kế toán lập thẻ tài sản cố định.
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Mãu số: 02 - TSCĐ
Thẻ tài sản cố định
Số: 03
Ngày 30/05/2003
Căn cứ vào biên bản số: 347
Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách tài sản cố định: Máy nổ.
SH: 047
Nước sản xuất(xây dựng): Nhật, năm sản xuất 1998
Bộ phận quản lý sử dụng: Chi nhánh Kim Bôi, năm sử dụng 2003
Công xuất diện tích:
Đình chỉ sử dụng tài sản cố định này……Lý do…..
Đvt:1000đ
SHCT
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn
Ngày tháng sử dụng
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
Pc 159
30/05/2003
Máy nổ
7.800.000
Tổng
7.800.000
Từ thẻ tài sản cố định cuối tháng kế toán vào sổ theo dõi tăng giảm tài sản cố định
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Sổ theo dõi tăng giảm tài sản cố định
Đvt:1000đ
Chứng từ
Tên TSCĐ
Đvt
sl
TSCĐ tăng
TSCĐ giảm
SH
Nt đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Nguồn sd
Bộ phận sd
NG
KH
GTCL
………
159
30/2/03
Máy nổ
ch
01
7.800.000
414
KBôi
2. Hạch toán giảm tài sản cố định.
Hiện nay, số máy móc công ty lạc hậu và không còn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, mặt khác mọt số tài sản cố định có thời gian sử dụng lâu dài nên bị hỏng… Vì vậy, số tài sản này cần thanh lý hoặc điều chuyển cho các đơn vị khác để loại bỏ để thu hồi vốn tái đầu tư mua sắm trang thiết bị mới cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Đối với những tài sản không cần dùng, để có kế hoạch xử lý số tài sản cố định này, kế toán phải lập bảng tổng hợp thiết bị cần thanh lý trong năm và bảng kê chi tiết thiết bị cần thanh lý kèm theo đơn gưỉ cơ quan có thẩm quyền để xin thanh lý.
Các chứng từ gốc dùng làm căn cứ ghi sổ bao gồm:
+ Bảng tổng hợp thiết bị cần thanh lý.
+ Bảng kê chi tiết thiết bị cần thanh lý.
+ Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ.
Quá trình tổ chức hạch toán giảm tài sản cố định trên sổ tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình được thực hiện như sau:
Đầu năm 2003 công ty làm thủ tục xin thanh lý 02 tài sản cố định, trình tự lập thủ tục hò sơ xin thanh lý như sau:
Kế toán căn cứ vào hiện trạng TSCĐ lập bảng tổng hợp xin thanh lý TSCĐ:
* Bảng tổng hợp xin thanh lý TSCĐ.
* Bảng phụ lục chi tiết 02 đơn vị TSCĐ xin thanh lý.
Hai bảng này được gửi kèm đơn xin thanh lý tài sản cố định lên các cơ quan cấp trên về số tài sản cố định được thanh lý trên, giám đốc công ty cho thành lập ban thanh lý tài sản cố định gồm đại diện phòng kế toán và đại diện các bộ phận sử dụng tài sản cố định, ban này chịu trách nhiệm lập biên bản thanh lý tài sản cố định và tổ chức việc thanh lý tài sản cố định.
Phụ lục chi tiết đơn vị TSCĐ xin thanh lý
Đvt:1000đ
Stt
Tên tài sản cố đinh
Nguyên giá
Giá trị còn lại
I
Nguồn ngân sách cấp
181.690.524
78.120.624
1
Máy biến thế
31.690.524
16.391.124
2
ôtô
155.000.000
61.729.500
Biên bản thanh lý tscd
Số 217
Căn cứ vào quyết định số 45 ngày 17/2/2003 của giám đốc công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình về việc thanh lý tài sản cố định.
I./ Ban thanh lý tài sản cố định gồm:
Ông: Nguyễn Văn Tạo Đại diện Cục thuế Hoà Bình là trưởng ban
Ông: Nguyễn Tiến Dũng Đại diện bên mua Uỷ viên
Ông: Lê Ngọc Hùng Đại diện bên bán Uỷ viên
II./ Tiến hành thanh lý tài sản cố định.
- Tên, ký mã hiệu, quy cách, cấp bằng hạng tái sản cố định:
Máy biến thế, số hiệu A6.
- Nước sản xuất(xây dựng): Nhật.
- Năm sản xuất (xây dựng): 1981
- Năm đưa vào sử dụng: 1995 Số thẻ:193
- Nguyên giá tài sản cố định: 31.690.524đ
- Giá trị hao mòn tại thời điểm thanh lý: 15.299.400đ
- Giá trị còn lại của tài sản cố định: 16.391.124đ
II./ Kết luận của ban thanh lý:
Ngày 20 tháng 02 năm 2003
Trưởng ban thanh lý
Kế toán căn cứ vào biên bản thanh lý tài sản cố định để ghi giảm tài sản cố định.
Nợ TK 214: 15.299.400đ
Nợ TK 811: 16.391.124đ
Có TK211: 31.690.524đ
Căn cứ phiếu chi số 125 về số tiền chi phí thanh lý tài sản cố định kế toán ghi:
Nợ TK 811: 12.000.000đ
Có TK111: 12.000.000đ
Căn cứ vào phiếu thu về số tiền thu do thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 111: 27.500.000đ
Có TK 711: 25.000.000đ
Có TK 333.1: 2.500.000đ
Sau khi thanh lý kết thúc kế toán ghi giảm thẻ tài sản cố định.
Thẻ tài sản cố định
Số 19
Ngày 17/05/1981
Căn cứ vào biên bản số 217.
Tên, mã ký hiệu, quy cách tài sản cố định: Máy biến thế.
Số hiệu A6.
Nước sản xuất(xây dựng): Nhật. Năm sản xuất 1981
Bộ phận sử dụng: Trạm Kim Bôi, năm sử dụng 1995
Công xuất diện tích thiết kế.
đình chỉ sử dụng ngày 06/02/2003 lý do cháy hỏng
Đvt:1000đ
SHCT
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn
N- T - N
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
GTHM
Cộng dồn
PC183
17/05/1981
Máy bthế
31.690.524
1981
……
1995
15.299.400
Căn cứ vào thẻ tài sản cố định, cuối tháng kế toán vào sổ tăng giảm tài sản cố định.
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Sổ theo dõi tăng giảm tài sản cố định
Đvt:1000đ
Chứng từ
Tên TSCĐ
đvt
sl
TSCĐ tăng
TSCĐ giảm
SH
Tgsd
Ng
Nsd
Bộ phận
NG
KH
GTCL
…….
20/2/03
Thanh lý 2 TSCĐ
Máy biến thế
ch
01
31.690.524
15.299.400
16.391.124
ôtô
ch
01
155.000.000
93.270.500
61.729.500
Tổng
186.690.524
108.569.900
78.120.624
Cuối tháng căn cứ vào các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ từ các bảng kê phân loại TSCĐ và thẻ TSCĐ, kế toán tổng hợp ghi vào nhật ký chứng từ.
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Nhật ký chứng từ số 09
Ghi Có TK 211: TSCĐ hữu hình
Tháng 02/2003
Đvt: 1000đ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK 211
Ghi Nợ các TK
SH
NT
TK 214
TK 811
..
….
03/03
Thanh lý 2 TSCĐ
186.690.524
108.569.900
78.120.624
Tổng cộng
186.690.524
108.569.900
78.120.624
Từ nhật ký chứng từ số 9 ta trích sổ cái trong tháng 02 năm 2003 như sau:
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Sổ cái
TK 211- TSCĐ hữu hình
Số dư đầu tháng 02 là:
Nợ: 18.254.185.054đ
Đvt:1000đ
Ghi có các TK, đối ứng Nợ TK 211
Tháng 01
Tháng 02
..
…
Tháng 12
Cộng
TK 111
TK 112
7.800.000
7.800.000
Cộng số PS Nợ
7.800.000
7.800.000
Tổng số PS Có
186.690.524
186.690.524
Luỹ kế Nợ
7.800.000
7.800.000
Luỹ kế Có
186.690.524
186.690.524
Số dư Nợ
18.254.185.054
18.075.294.530
18.075.294.530
Số dư Có
3. Hạch toán khấu hao tài sản cố định.
Căn cứ để kế toán tính khấu hao tài sản cố định là chế độ quản lý khấu hao tài sản cố định ban hành theo quyết định số 507 của Bộ Tài Chính.
Hiện nay TSCĐ của công ty được tính khấu hao, được tính theo tỷ lệ sau:
+ Máy móc, thiết bị 13%/năm.
+ Phương tiện vận tải 15%/năm.
+ Nhà cửa 7% đến 8%/ năm.
+ Thiết bị văn phòng 13%/năm.
+ TSCĐ khác, công trình 6% đến 8% /năm
Hàng tháng công ty tiến hành tính giá thành nên cũng đồng thời tính khấu hao. Tuy nhiên việc tính khấu hao vẫn dựa trên cơ sở: TSCĐ tăng giảm trong tháng thì tháng sau mới tính và trích khấu hao hạc thôi không trích khấu hao.
Hàng tháng kế toán tính khấu hao bằng công thức:
Mức khấu hao TSCĐ trong tháng này
=
Mức khấu hao cơ bản tháng trước
+
Mức khấu hao cơ bản tăng trong tháng
-
Mức khấu hao cơ bản giảm trong tháng
Trong đó:
Mức khấu hao cơ bản của TSCĐ tăng giảm trong tháng
=
Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
12 tháng
Bảng tính và phân bổ khấu hao do kế toán tài sản cố định lập vào cuối tháng làm cơ sở cho việc tính khấu hao đưa vào chi phí.
Cụ thể việc tính khấu hao TSCĐ của công ty được thực hiện như sau:
Tháng 02 năm 2003 công ty mua một máy nổ cho chi nhánh Kim Bôi có nguyên giá là: 7.800.000đồng, việc tính khấu hao được tính như sau:
Mức khấu hao tháng
=
7.800.000 x 13%
=
84.500
12 tháng
Bắt đầu từ tháng 3 kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627: 84.500
Có TK214: 84.500
đồng thời ghi Nợ TK 009: 84.500
Hàng tháng căn cứ vào thẻ TSCĐ, kế toán ghi sổ tổng hợp khấu hao TSCĐ.(trích sổ tổng hợp khấu hao TSCĐ tháng 3 năm 2003)
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Sổ tổng hợp khấu hao TSCĐ
Tháng 03/2003
Đvt:1000đ
Tên TSCĐ
Số thẻ
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Tỷ lệ KH
…
Tháng 03
KH cả năm
Máy nổ
147
7.800.000
0
13%
84.500
591.500
Máy móc,TB
666.009.115
387.904.402
13%
Phương tiện vtải,tbị truyền dẫn
81.302.015
76.874.127
15%
1.016.275
12.195.300
……
……
Tổng cộng
755.111.130
464.778.529
1.100.775
12.786.800
Hàng tháng kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao như sau:(trích bảng phân bổ sau)
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 03/2003
Đvt:1000đ
Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH
Nơi sử dụng toàn DN
TK 627
TK 641
TK 642
Nguyên giá
Mức KH
I. KH trích tháng trước
200.847.214
192.913.325
8.033.889
II. Khấu hao tăng trong tháng
1. Máy nổ
13%
7.800.000
84.500
84.500
III. Khấu hao giảm trong tháng
186.690.524
1. Máy biến thế
13%
31.690.524
343.314
343.314
2. ôtô
15%
155.000.000
1.937.500
1.937.500
I.V.KH tháng(I+II-III)
198.650.900
192.654.511
6.096.389
Từ bảng phân bổ khấu hao kế toán vào nhật ký chứng từ.
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Nhật ký chứng từ số 07
Ghi Có TK 214: “ Hao mòn TSCĐ”
Tháng 03/2003
Đvt:1000đ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK
214
Ghi Nợ các tài khoản
SH
NT
TK 627
TK 641
TK 642
KH TSCĐ
198.650.900
192.654.511
6.096.389
Tổng cộng
198.650.900
192.654.511
6.096.389
Công ty KTCT thuỷ lợi Hoà Bình
Sổ cái
TK 214: “ Hao mòn TSCĐ”
Số dư đầu tháng 02/2003 Có: 1.449.925.414đ
Đvt:1000đ
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK 214
Tháng 01
Tháng 02
Tháng 03
..
…
Cộng
TK 211
108.569.900
108.569.900
Cộng số PS Nợ
108.569.900
108.569.900
Tổng số PS Có
198.650.900
198.650.900
Luỹ kế Nợ
108.569.900
108.569.900
Luỹ kế Có
198.650.900
198.650.900
Số dư Nợ
Số dư Có
1.540.006.414
1.540.006.414
Cùng với việc hạch toán TSCĐ hàng năm theo định kỳ, công ty tiến hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐ vào đầu mỗi năm hạch toán. Trước mỗi đợt kiểm kê đánh giá lại TSCĐ, công ty lập ban chỉ đạo kiểm kê đánh giá lại TSCĐ, tập trung, bỗi dưỡng cán bộ, xác định đối tượng kiểm kê chính xác( cố phan tổ theo địa điểm sử dụng), chuẩn bị biểu mẫu báo cáo, dự trữ kinh phí. Phòng kế toán công ty có nhiệm vụ chuẩn bị chứng từ, sổ sách và các tài liệu có liên quan để chuẩn bị cho công ty tổng hợp số liệu sau khi tiến hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐ cùng với hệ thống biểu mẫu báo cáo.
Khi tiến hành kiểm kê, ban chỉ đạo kiểm kê đánh giá lại TSCĐ của công ty có nhiệm vụ lập biên bản kiêm kê đánh giá lại TSCĐ. Kết quả kiêm kê đánh giá lại TSCĐ đưa vào bảng kiểm kê đánh giá lại TSCĐ và bảng tổng hợp kiêm kê đánh giá lại TSCĐ.
Kết quả kiêm kê được xử lý theo đúng chế độ kế toán đã nêu ở phầnI, mặt khác được phân tích để phục vụ cho công tác quản lý TSCĐ của công ty.
Phần III
một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tscđ tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi hoà bình
I.Nhận xét, đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán TSCĐ
Chính sách mở cửa nền kinh tế thông thương với nước ngoài, mộtmặt tạo điều kiện cho công ty phát huy hết khă năng tiềm lực của mình, mặt khác lại đạt công ty trước những thử thách lớn lao. Đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Muốn hoạt dộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng và đổi mới cải tiến các công trình, quy trình công nghệ.
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, cho đến nay công ty đã tạo cho mình được niềm tin trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác tổ chức hạch toán kế toán.
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy kế toán hợp lý và có hiệu quả được công ty rất chú trọng. Song song với việc này, công ty cũng sắp xếp hợp lý hoá quá trình kinh doanh và kế hoạch khai thác, tăng tích luỹ và dần dần nâng cao chất lượng đời sống cán bộ công nhân viên.
Trên cơ sở quy mô và đặc điểm kinh doanh của công ty, công ty đã tổ chức công tác kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán, từ việc thu nhận, xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán đến việc lập báo cáo kế toán, phân tích tình hình kinh doanh của đơn vị và kiểm tra công tác kế toán toàn đơn vị.
Do khối lượng công việc lớn số nhân viên kế toán lại tinh giảm nên một nhân viên phải đảm nhận nhiều công việc, tuy nhiên với hình thức công tác tổ chức kế toán này việc kiểm tra xử lý thông kế toán được tiến hành kịp thời, chặt chẽ, cung cấp kịp thời nhanh chóng toàn bộ thông tin về công tác kế toán của doanh nghiệp cho lãnh đaọ, là cơ sở để các cấp lãnh đạo ra các quyết định kiểm tra và chỉ đạo sát sao các hoạt động của công ty. Ngoài ra, việc phân công lao động chuyên môn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động của các nhân viên kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ sẽ tiết kiệm được chi phí hạch toán, giảm được chi phí quản lý chung của doanh nghiệp.
Hình thức kế toán nhật ký chứng từ mà công ty áp dụng là một hình thức phổ biến được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hình thức này thích hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị có nhiều chi nhánh, tổ đội và yêu cầu quản lý của công ty. Bởi vì công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình chưa có điều kiện thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính nên hình thức kế toán nhật ký chứng từ được coi là tối ưu trong điều kiện kế toán thủ công.
Nói chung công tác kế toán ở công ty đã vận dụng đúng chế độ kế toán của nhà nước, đáp ứng được yêu cầu quản lý, phát huy được vai trò của kế toán – công cụ quản lý kinh tế quan trọng đối với hoạt động kinh doanh thương mại của công ty.
Với đội ngũ kế toán lành nghề, có trình độ chuyên môn cao thì việc tổ chức công tác kế toán như hiện nay là hợp lý. Nó thúc đẩy qúa trình nâng cao tay nghề của nhân viên kế toán, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quá trình cơ giới hoá, vi tính hoá công tác kế toán ở công ty sau này.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý TSCĐ, để thực hiện hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, một đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp noi chung và Công ty khai thác công trình thuỷ lợi nói riêng là công tác kế toán phảo theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ. Kế toán TSCĐ tuy chỉ là một phần hạch toán của công tác kế toán, nhưng qua đó ta có thể nắm được tình hình sử dụng vốn cố định của công ty. Nhiều năm qua công ty luôn quan tâm đến việc đổi mới, nâng cấp TSCĐ, củng cố vố cố định nhằm đáp ứng và phục vụ kịp thời mùa màng cho nhân dân được tốt hơn, đồng thời với việc hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Quản lý lý vốn và nguồn vốn cố định luôn luôn đi đôi với nhau mà hạch toán kế toán sử dụng như một biện pháp quản lý hành chính để bảo vệ TSCĐ và bảo tồn vốn cố định cho công ty. Mặc dù vậy, qua thực trạng quản lý TSCĐ của công ty ta thấy vẫn còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết. Nhiều khía cạnh trong công tác hạch toán cần được giải quyết, nhiều khía cạnh trong công tác hạch toán cần được nâng cao hơn nữa để nâng cao chất lương quản lý vốn cố định và hiệu quả sử dụng TSCĐ.
II. một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi hoà bình.
Trên cơ sở tình hình thực tế hiện nay ở công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình, về quy trình hạch toán kế toán noi chung đã đạt yêu cầu. Một số phương pháp cải tiến cách thức làm việc, tổ chức bộ máy kế toán đã đạt được hiệu quả cao. Những ưu điểm đó cần được giữ vững và phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn tồn tại chưa hợp lý cần phải hoàn thiện, củng cố hơn nữa nhằm tăng cường công tác quản lý TSCĐ ở công ty.
1. Công tác tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức quản lý chung.
Đối với tổ chức bộ máy kế toán: Để đảm bảo cho mọi kế toán viên không những chuyên sâu về phần hành công việc được giao mà còn có khả năng tổng hợp, nắm bắt được toàn bộ công việc kế toán của công ty thì công ty cần tạo điều kiện bằng nhiều hình thức khác nhau để bồi dưỡng thêm nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là một vấn đề lớn, vấn đề để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phần hành kế toán, có thể kiêm nhiệm thay thế khi cần thiết.
Việc quản lý bộ phận nhân viên kế toán thống kê làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu ghi chép, cung cấp thông tin cần thiết về quá trình quản lý và sử dụng tài sản cố định. Cùng với việc nâng cao trình độ, quyền lợi, gắn trách nhiệm với các thông tin đưa ra để đảm bảo số liệu thống kê được cung cấp kịp thời chính xác, đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng. Công ty nên có những giải pháp về trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận, phòng ban, cá nhân trong việc bảo quản,bảo đảm an toàn cho tài sản cố định tránh mất mát hư hỏng. Thưởng cho các cá nhân, tập thể trong việc bảo quản sử dụng tốt TSCĐ và phạt những trường hợp bảo quản vận hành không đúng quy định và không có trách nhiệm trong công tác bảo quản.
2. Đối với việc huy động vốn để đầu tư mua sắm TSCĐ, đổi mới trang thiết bị, công ty cần phải huy động thêm ở các nguồn đầu tư mới như:
+ Vay các đối tượng ngoài ngân hàng.
+ Thuê TSCĐ ở các đơn vị khác.
+ Lựa chọn phương thức thuê mua.
3. Về trích khấu hao: Hiện nay công ty đang áp dụng theo quyết định 507/TCDT, theo tôi công ty áp dụng quyết định 507/TCDT là tốt nhưng có một số điều quy định không phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, có thể đề nghị mức khấu hao và lựa chọn phương pháp khấu hao sao cho phù hợp với điều kiện cuả công ty vì phản ánh hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành của sản phẩm nên tính khấu hao quá cao sẽ làm đội giá bán hoặc thấp quá sẽ ăn vào vốn của công ty, đó là nguyên nhân thất thoát vốn cố định. Bây giờ đã có quy định về trích khấu hao số 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới phương pháp khấu hao và khung tỷ lệ khấu hao của công ty, do vậy công ty cần thay đổi cải tiến để phù hợp thực tế của đơn vị mình trong điều kiện hiện nay.
4. Công ty nên thành lập quỹ khấu hao cơ bản: Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại, tích luỹ thành quỹ khấu hao TSCĐ. Quỹ khấu hao đó có khả năng dùng để tái sản xuất mở rộng TSCĐ biểu hiện ở chỗ công ty sẽ sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính bỗ xung cho các mục đích đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh để có doanh lợi nhưng dựa trên nguyên tắc hoàn lại được quỹ hoặc nhờ nguồn này công ty có thể đầu tư mới TSCĐ ở những năm sau trên một quy mô lớn hơn hoặc trang thiết bị máy móc hiện đại hơn. Do đó quỹ khấu hao còn được coi là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Công ty nên lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ. Vì trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Nếu chỉ sửa chữa có tính chất bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên hoặc thay thế một vài chi tiết nhỏ của TSCĐthì chi phí sửa chữa ít nên được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của ký phát sinh nghiệp vụ sửa chữa. Nhưng nếu công ty sửa chữa lớn có tính chất thay thế những bộ phận chủ yếu của TSCĐ thì chi phí sửa chữa lớn, do vậy công ty cần phải lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ để trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Bởi vì việc sửa chữa lớn không xẩy ra thường xuyên, nếu cứ để đến lúc chi phí sửa chữa phát sinh thì mới tính vào chi phí sản xuất kinh doanh thì lúc đó chi phí sản xuất quá lớn làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do vậy công ty cần thiết phải lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ.
Kế hoạch sửa chữa TSCĐ, kế toán trích trước chi phí từng tháng thông qua TK 335”chi phí phải trả” hàng tháng kế toán ghi:
Nợ TK 627,641,642: chi phí sản xuất, kinh doanh
Có TK 335: chi phí phải trả
+ Sau khi có kế hoạch sửa chữa TSCĐ, nếu công ty thuê ngoài khi hoàn thành công trình bàn giao phản ánh số tiền phả trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn.
Nợ TK 241.3 : Chi phí sửa chữa thực tế.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả cho người nhận thầu.
Nếu do doanh nghiệp tự làm thì tập hợp chi phí sửa chữa thực tế chi ra theo công trình.
Nợ TK 241.3: : Chi phí sửa chữa thực tế.
Có TK (111,112,152,214,334,338….) :số tiền phải thanh toán
7. Vấn đề ứng dụng tin học vào công tác kế toán: Công ty nên chú ý tới việc nghiên cứu xây dựng một bộ máy kế toán thích hợp trong điều kiện trang thiết bị và ứng dụng máy tính để có thể phát huy tối đa vai trò của kế toán trong việc quản lý công ty. Việc ứng dụng vi tính trong công tác kế toán để thu nhận, xử lý cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhanh chóng kịp thời càng là một yêu cầu cấp bách. Do vậy nên công ty cần sớm quan tâm tiến hành trang thiết bị cho phòng kế toán càng sớm càng tốt..
Kết luận
Tài sản cố định là cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mọi quốc gia mọi nên kinh tế. Việc theo dõi, phản ánh đầy đủ chính xác tình hình tăng giảm TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý và hạch toán TSCĐ. Tổ chức hạch toán TSCĐ không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng và đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Trong phạm vi có hạn chuyên đề đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về phương pháp hạch toán TSCĐ theo các trường hợp tăng giảm, khấu hao, kiểm kê đánh giá lại TSCĐ, đồng thời phản ánh tình hình hạch toán, thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình.
Trong những năm qua, những gì mà công ty đạt được không là nhỏ, cán bộ công nhân viên công ty đã kề vai sát cánh bên nhau và đã tạo được niềm tin trong nhân dân cũng như ban lãnh đạo của tỉnh Hoà Bình. Tuy những khó khăn tồn tại chưa phải là đã hết đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục và hoàn thiện.
Trên cơ sỏ phân tích và vận dụng lý luận, chuyên đề đã đưa ra giải pháp hoàn thiện, một mặt là cần có sự hỗ trợ của nhà nước, một mặt là sự sáng tạo linh hoạt, nghiêm túc và cố gắng không ngừng của công ty trong quá trình tổ chức hạch toán.
Do thời gian thực tập và trình độ hiểu biết có hạn nên chắc chắn bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong câu văn cũng như từ ngữ đưa ra, nên em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, các cô chú trong Công ty và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế giúp em hoàn thiện chuyên đề cũng như nhận thức, hiểu biết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hoà Bình, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, và sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0020.doc