Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty thực phẩm miền Bắc

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia trong mọi nền kinh tế nói chung và trong mọi doanh nghiệp nói riêng. TSCĐ nó phản ánh nănglực, trình độ biến bộ khoa học kỹ thuật và trang bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Do vậy theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm, hao mòn, sửa chữavà phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng củacông tác hạch toán và quản lý TSCĐ. Tổ chức hạch toánTSCĐ không có ý nghĩa góp phần nâng cao chấtlượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư cho sản xuất.

doc89 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty thực phẩm miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ phản ánh sự tăng giảm thuần tuý về TSCĐ mà còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp. Khi phân tích ta so sánh các hệ số trên giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ, hoặc giữa thực tế và kế hoạch để thấy được phương hướng đầu tư đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp. * Sức sản xuất của TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào qúa trình sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ càng tốt. * Sức sinh lợi của TSCĐ. = * Hiệu suất hao phí TSCĐ = Ngoài các chỉ tiêu nêu trên người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như hệ số sử dụng công suất, chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ... Thông qua các chỉ tiêu này, nhà quản lý sẽ so sánh, phân tích để cho ra những quyết định tài chính về đầu tư, điều chỉnh quy mô kinh doanh cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có khắc phục những tồn tại trong quản lý. 3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định - Bố trí sắp xếp sử dụng TSCĐ phù hợp với đặc trưng kỹ thuật kết cấu tài sản cố định. - Tiến hành kiểm kê tài sản cố định theo định kỳ để qua đó đánh giá được thực trạng TSCĐ để có kế hoạch sửa chữa lớn nhằm khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ. - Tăng cường công tác bảo quản TSCĐ khi đưa vào sử dụng để TSCĐ đạt hiệu quả cao nhất. - Đối với những tài sản cố định cũ, lạc hậu những TSCĐ không phát huy tác dụng cần được nhượng bán, thanh lý kịp thời để thu hồi vốn tạo nguồn tái đầu tư đổi mới kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong kinh doanh. Phần II Thực trạng tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ tại công ty thực phẩm miền Bắc I. Đặc điểm chung của công ty thực phẩm miền Bắc. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Thực phẩm miền Bắc có tên giao dịch quốc tế là Northen Foodstuf Company - FONEXIM, là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định 699 TM - TCCB ngày 13 tháng 8 năm 1996 của Bộ thương mại. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước Việt Nam và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Công ty có trụ sở đặt tại 203 Minh Khai - Hai Bà Trưng và 210 Trần Quang Khải - Hà Nội và là đơn vị trực thuộc Bộ thương mại. Từ những năm 1988 đến tháng 8 năm 1996, qua nhiều lần sắp xếp lại tổ chức công ty vẫn chỉ là một thành viên trực thuộc Tổng công lty thực phẩm. Hoạt động kinh doanh của công ty rất hạn hẹp do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. ở phía Bắc có tới hơn chục đơn vị trực thuộc Tổng công ty với chức năng và nhiệm vụ khác nhau, hoạt động phân tán, về cơ sở hạ tầng, vốn, lao động, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu nên công ty không thể phát huy được sức mạnh. Vào năm 1991 Công ty thực phẩm Miền Bắc sát nhập với công ty rau quả thành công ty thực phẩm rau quả trực thuộc Tổng công ty thực phẩm - Bộ thương mại. Năm 1992 công ty rau quả lại sát nhập với công ty thực phẩm công nghệ Miền Bắc thành công ty Thực phẩm Miền Bắc vẫn thuộc Tổng công ty thực phẩm. Tới tháng 8 năm 1996 Bộ thương mại đã quyết định sát nhập các đơn vị thuộc Tổng công ty thực phẩm vào công ty Thực phẩm miền Bắc thành Công ty thực phẩm miền Bắc trựcthuộc Bộ Thương mại theo quyết định số 699 TM - TCCB. Từ khi thành lập công ty đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể trong 2 năm 1997, 1998 công ty đã đạt được các chỉ tiêu sau: Đơn vị tính: 1000đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Chênh lệch 1. Doanh thu thuần 531.599.897 789.136.079 257.536.182. 2. Giá vốn hàng hoá 514.143.426 774.276.177 260.132.751 3. Lãi gộp 17.456.471 23.859.901 6.403.430 4. Chi phí lưu thông 16.844.797 23.125.202 6.280.405 5. Tỷ lệ lãi gộp/ Doanh số 3,28% 3,02% - 0,26% 6. Tỷ lệ chi phí lưu thông/ doanh số 3,16% 2,9% - 0,26% 7. Nộp ngân sách 28.894.579 30.2572.775 1.378.196 Qua số liệu 2 năm 1997 và 1998 ta thấy quy mô hoạt động của năm 1998 được mở rộng đáng kể cụ thể: doanh thu thuần 257.536.182.000 đồng và giá vốn cũng có tỷ lệ tăng tương đương, điều này chứng tỏ công ty đã có những nguồn hàng ổn định và tổ chức tốt công tác bán hàng và mua hàng. Đối với nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước công ty luôn nộp đầy đủ, đúng thời hạn. Hàng năm công ty đã đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 28 tỷ đồng trong đó chủ yếu là thuế nhập khẩu và thuế doanh thu. 2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Công ty thực phẩm miền Bắc. Công ty thực phẩm miền Bắc là một đơn vị hoạt động kinh doanh với chức năng là thông qua các hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh khách sạn... Để phát triển sản xuất, khai thác vật tư nguyên liệu hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước tạo nguồn hàng xuất, góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty được thể hiện như sau: + Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn vẽ sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ du lịch, khách sạn, liên doanh, liên kết đầu tư trong và ngoài nước... theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương mại. + Xây dựng về phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty. + Tổ chức sản xuất nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. + Chấp hành luật pháp nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực thể hiện hạch toán kinh tế bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. + Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. + Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật và chính sách của nhà nước và sự phân cấp của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, chăm lo đời sốngtạo điều kiện cho người lao động thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện phân phối công bằng. + Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của công ty. + Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng vật tư, nguyên vật liệu hàng tiêu dùng theo đúng quy định của nhà nước phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và thị trường. + Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy sản, hải sản và các mặt hàng do liên doanh, liên kết tạo ra. + Tổ chức sản xuất, chế biến các loại sản phẩm thực phẩm công nghệ như: Rượu, bia, nước giải khát... các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông lâm sản, rau củ quả... + Dịch vụ khách sạn, phục vụ khách hàng trong và ngoài nước tuy tỷ trọng còn nhỏ bé so với sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng tạo ra giá trị kinh tế, nộp thêm cho ngân sách nhà nước góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Bán buôn, bán lẻ trên thị trường nội địa những mặt hàng thuộc phạm vi công ty sản xuất kinh doanh. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Đứng đầu công ty là giám đốc do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm. Giám đốc điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng, và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, trước bộ thương mại và tập thể công nhân viên chức của công ty về việc tồn tại và phát triển của công ty cũng như các hoạt động ký kết hợp đồng, thế chấp vay vốn, tuyển dụng nhân viên, bố trí sắp xếp lao động. Giám đốc công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của công ty và quy định phân cấp quản lý của Bộ thương mại. Trong ban giám đốc: giúp việc cho giám đốc có một đồng chí phó giám đốc phụ trách sản xuất và giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng. Giúp giám đốc có các phòng chức năng bao gồm: + Phòng kinh doanh nội địa: Tham mưu cho ban giám đốc các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh và quản lý chất lượng hàng hoá, theo dõi đôn đốc việc thực hiện kinh doanh của các đơn vị, thực hiện các nhiệm vụ bán buôn và tổ chức bán lẻ. + Phòng kế hoạch thị trường: Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm từ các số liệu báo cáo định kỳ của các bộ phận khác trong công ty từ tình hình thực tế của thị trường, xây dựng phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch dài hạn. + Phòng xuất nhập khẩu thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty giao theo nhu cầu sản xuất, theo hợp đồng với các công ty trong và ngoài nước qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc qua uỷ thác. + Phòng kế toán tài chính: Quản lý toàn bộ vốn, các tài liệu, số liệu về kế toán tài chính, quyết toán, tổng kiểm kê tài sản hàng năm theo định kỳ của nhà nước, báo cáo về tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản cho ngân sách nhà nước theo quy định, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty qua hoạt động tài chính. + Phòng tổ chức hành chính: Làm công tác hành chính, tổ chức cán bộ, thanh tra bảo vệ, lao động, tiền lương... là bộ phận trung gian truyền đạt, xử lý thông tin hành chính giữa giám đốc và các đơn vị khác, xử lý thông tin từ các cơ quan cấp trên. + Phòng kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm về máy móc kỹ thuật trong các dây truyền bộ phận sản xuất của công ty, quản lý, sản xuất, có kế hoạch cung ứng vật tư cho các đơn vị theo kế hoạch. + Các đơn vị trực thuộc: Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do công ty giao, tự chủ trong công việc, tổ chức mọi hoạt động kinh doanh và tổ chức việc hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước và công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty thực phẩm miền Bắc. Ban giám đốc Các phòng ban Các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố Chi nhánh Việt Trì Chi nhánh Hải phòng Chi nhánh TP HCM P. kinh doanh P. Tổ chức hành chính P. Kế toán tài chính P. Kế hoạch thị trường P. Kỹ thuật sản xuất Các xí nghiệp Các cửa hàng Trung tâm Các đơn vị trực thuộc 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán. a. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Việc tổ chức công tác kế toán công ty vận dụng theo hình thức tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán và hình thức ghi sổ áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chứng từ. Vì tổ chức bộ máy kế toán theo chế độ phân cấp nên phòng kế toán công ty có trách nhiệm hạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng công ty và các nghiệp vụ không phân cấp hạch toán cho các cửa hàng như: nghiệp vụ về vốn kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, các quỹ xí nghiệp, thanh toán với ngân hàng, thanh toán với ngân sách, kết quả kinh doanh toàn bộ công ty... Đảm bảo phản ánh chính xác kịp thời số thực có về tình hình lưu chuyển hàng hoá, tình hình giữ gìn và sử dụng các tiềm lực lao động, vật tư, tiền vốn, tính toán chính xác và đôn đốc các khoản lợi nhuận, khấu hao, phải thu, phải trả khác cho nhà nước. Thông qua việc tính toán ghi chép và phản ánh mà thực hiện kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch mua bán, tình hình chấp hành các chế độ, thể lệ tài chính kế toán, chế độ hạch toán kinh tế, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại vật tư, tiền vốn. Đồng thời kế toán có trách nhiệm tổng hợp các sổ sách kế toán chung toàn công ty, lập các báo cáo biểu kế toán, tổ chức đánh giá, xét duyệt và phân tích hoạt động kinh tế... Phòng kế toán của công ty thực phẩm Miền Bắc gồm có 12 người trong đó có một kế toán trưởng, hai phó phòng kế toán, kế toán viên. Mỗi thành viên trong phòng đảm nhiệm một công việc riêng cụ thể như sau: - Kế toán trưởng: là người phục trách chung, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát mọi số việc trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận chấp hành các quy định, chế độ kế toán doNhà nước ban hành. Kế toán trưởng cũng là người trực tiếp cung cấp thông tin kế toán cho giám đốc và cơ quan chủ quản đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu thông tin đã báo cáo. Kế toán trưởng là kiểm soát viên về tài chính của Nhà nước tại công ty. - Một đồng chí phó phòng: phụ trách công tác xây dựng cơ bản, theo dõi và quyết toán công trình, đi thị trường nắm bắt tình hình bán hàng của công ty với khách hàng và đôn đốc việc thu hồi công nợ. - Một đồng chí phó phòng: tổng hợp số liệu kê khai thuế của các đơn vị cơ sở đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và phần kinh doanh của bộ phận văn phòng công ty, kiểm tra số liệu báo cáo quyết toán của các đơn vị cơ sở, lập báo cáo quyết toán toàn công ty, theo dõi ghi chép tổng hợp kịp thời về số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có tại đơn vị và tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty. Các kế toán viên: + Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà các cán bộ công nhân viên hoàn ứng để đưa vào sổ sách, tập hợp các nhật ký, bảng kê của các kế toán để nên báo cáo các quyết toán của bộ phận văn phòng công ty, tổng hợp chi phí và phân bổ chi phí cho các ngành hàng. + Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ thu, chi về tiền gửi, tiền vay ngân hàng, làm thủ tục cho vay vốn giúp lãnh đạo phòng trong việc theo dõi trả nợ đúng hạn, đúng cam kết trên khế ước vay ngân h àng. + Kế toán thanh toán vừa có nhiệm vụ thanh toán với bên ngoài vừa theo dõi việc thanh toán mọi bộ phận trong công ty. + Kế toán bán hàng: Căn cứ vào các hoá đơn bán hàng để ghi báo cáo bán hàng, kê khai thuế vào sổ chi tiết các công nợ với khách hàng mua. + Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi và phân tích các khoản công nợ phát sinh thường xuyên, báo cáo cho kế toán trưởng hàng ngày về tiến độ thu hồi công nợ của cộng ty. + Kế toán kho: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình nhập, xuất và tồn kho từng loại vật tư hàng hoá trên cơ sở do giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua và bán hàng. + Kế toán theo dõi thanh toán với các đơn vị nội bộ: Theo dõi việc mua và bán hàng hoá, đối chiếu với các đơn vị cơ sở trực thuộc về tình hình vay vốn, hoàn trả vốn công ty và phân bổ các khoản chi phí cho các đơn vị. + Kế toán tiền lương: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: tổng hợp chi phí về tiền lương của công ty và phân bổ chi phí cho các ngành hàng. + Bộ phận kiểm tra kế toán: Kiểm tra tính hợp pháp của hệ thống chứng từ về việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ phận này hoạt động như là một bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ chấn chỉnh công tác kế toans. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty thực phẩm Miền Bắc được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty thực phẩm Miền Bắc. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán KT tiền lương BHXH, BHYT Bộ phận kiểm tra KT thanh toán với các đơn vị nội bộ Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán Kế toán kho Kế toán bán hàng Kế toán tổng hợp b. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán của công ty. Là một đơn vị Nhà nước hoạt động kinh doanh thương mại, công tác kế toán hiện nay ở công ty được áp dụng theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định. Cụ thể như sau: Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty kế toán công ty đã sử dụng các tài khoản sau cho các phần hành kế toán: - Các tài khoản thuộc bộ phận kế toán luỹ và ngân hàng: TK 111 TK 112, TK 113. - Các tài khoản thuộc bộ phận kế toán hàng tồn kho: TK 151, TK155, TK 156. - Các tài khoản thuộc bộ phận kế toán công nợ và bán hàng: TK 131, TK 133, 136, 141, 138, 141,, 331, 511, 517, 632. Các tài khoản thuộc bộ phận kế toán TSCĐ, tiền lương, chi phí: TK 211, TK 214, 142, 333, 334, 338, 411, 401, 336, 431, 414, 415, 721, 821, 641, 642, 911. Ngoài ra công ty còn mở các tài khoản cấp II phù hợp với hoạt động của công ty. Về hình thức tổ chức sổ sách kế toán: công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ trong nhiều năm qua để ghi sổ kế toán. Hình thức này hoàn toàn phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh và trình độ kế toán của nhân viên kế toán công ty. Hình thức này đã giúp kế toán công ty nâng cao hiệu suất của kế toán viên, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp sốliệu cho quản lý. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty được khai quát qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc Bảng phân bổ Bảng kê Sổ chi tiết Nhật ký - chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Trình tự hạch toán TSCĐ theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty thực phẩm Miền Bắc Ghi sổ kế toán Chứng từ hạch toán TSCĐ NKCT số 9 NKCT liên quan (1, 2, 5..) Sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ Thẻ TSCĐ Chứng từ giao nhận Quyết định chủ sở hữu Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Báo cáo Sổ cái TK 211 Bảng kê chi tiết TSCĐ Bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ II. Trực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty thực phẩm Miền Bắc. 1. Đặc điểm TSCĐ của công ty thực phẩm Miền Bắc. Tình hình TSCĐ của công ty thực phẩm Miền Bắc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1999 được thể hiện trên bảng sau: Biểu số 1. Trong tổng giá trị tài sản cố định của công ty, hưởng máy móc thiết bị chiếm trên 50%. Trong đó có một dây truyền sản xuất bánh quy nước Đức sản xuất, công ty vừa mới đầu tư cuối năm 1996 với công suất sản xuất 1400 tấn sản phẩm/ năm. Hiện nay công ty đang cố gắng xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm để đưa kế hoạch sản xuất đạt công suất tối đa. Đối với một doanh nghiệp như công ty TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh.Một trong những biện pháp hàng đầu để tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển là tăng trưởng đầu tư cho TSCĐ, giảm bớt hao mòn hữu hình. Biểu số 1: hình hình TSCĐ của công ty thực phẩm Miền Bắc (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 19990 (cuối tệp) 2. Thực tế hạch toán tài sản cố định tại công ty thực phẩm Miền Bắc. Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng tại công ty thực phẩm Miền Bắc là hệ thống nhất do Bộ tài chính ban hành được áp dụng các doanh nghiệp (theo quyết định số 1141 TC/ CĐ KT ngày 1/4/1995). Việc hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại công ty thành phẩm Miền Bắc được theo dõi chủ yếu trên tài khoản 211, 214. Sau đây là thực tế quá trình hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợop tình hình biến động tăng giảm, sửa chữa, khấu hao TSCĐ tại công ty thành phẩm Miền Bắc. 2.1. Công tác tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ. Việc quản lý và hạch toán TSCĐ luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc đầy đủ chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm: - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Biên bản nghiệm thu công trình. - Biên bản thanh lý TSCĐ. ... Căn cứ vào chứng từ gốc, lý lịch TSCĐ và các tài liệu kỳ thuật khác, công ty quản lý TSCĐ theo 2 hồ sơ: hồ sơ kỹ thuật (do phòng kỹ thuật giữ) và hồ sơ kế toán (do phòng kế toán giữ0. Bên cạnh đó TSCĐ còn được theo dõi trên thẻ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, . Sổ chi tiết tăng giảm tài sản cố định được lập căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ khác liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ. Trên trang sổ chi tiết thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu quan trọng như trên tài sản, nơi sử dụng, diễn giải tăng giảm, nguyên giá TSCĐ... Sổ còn ghi chép những TSCĐ không dùng, chờ thanh lý... phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ căn cứ vào thẻ tài sản cố định, sổ chi tiết và các chứng từ khác liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và kê chi tiết tăng giảm TSCĐ. Song song với công tác hạch toán chi tiết TSCĐ công ty còn tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ, đây là khâu quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Mục đích hạch toán tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn TSCĐ, cơ sở để tính hiệu quả kinh tế. 2.2. Công tác tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ của công ty thực phẩm Miền Bắc. a. Tài khoản sử dụng. Để hạch toán tổng hợp TSCĐ công ty sử dụng các tài khoản theo chế độ quy định, ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan. b. Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán. Công ty thực phẩm Miền Bắc hạch toán TSCĐ trên hệ thống sổ sách được tổ chức theo đúng chế độ kế toán quy định như việc ghi sổ sách kế toán phải căn cứ vào chứng từ hợp lệ, số liệu rõ ràng, không tẩy xoá sửa chữa... Bắt đầu niên độ kế toán công ty mở sổ mới kết thúc niên độ kế toán thực khoá sổ theo đúng quy định. Hiện nay niên độ công ty áp dụng bắt đầu1 tháng 1 năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Việc theo dõi và hạch toán TSCĐ chủ yếu được thực hiện trên sổ, tờ rời. Hệ thống sổ kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nhật ký chứng từ. Theo hình thức này TSCĐ được hạch toán trên nhật ký chứng từ số 9 (NKCT số 9) và sổ cái tài khoản 211. Nhìn chung công ty thực phẩm miền Bắc chọn hình thức nhật ký chứng từ là phù hợp với đặc điểm của công ty như quy mô kinh doanh lớn, tính chất kinh doanh phức tạp, đa dạng... Trình độ quản lý và kế toán cao. Một hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp và đầy đủ, hợp lý, khoa học là bước đầu quan trọng trong việc hạch toán và quản lý TSCĐ của công ty. 2.3. Hạch toán TSCĐ của công ty a. Hạch toán tăng TSCĐ Tài sản của công ty tăng chủ yếu do mua sắm, do đầu tư, do xây dựng cơ bản hoàn thành. Mỗi trường hợp tăng TSCĐ công ty đều lập hồ sơ lưu trữ gồm những giấy tờ liênquan đến tài sản phục vụ cho quản lý có hiệu quả. - Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm. Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận, kế hoạch đầu tư đổi mới, công ty tiến hành mua sắm TSCĐ. Trong quá trình mua sắm mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi tập hợp đầy đủ theo hoá đơn. Khi hoàn thành căn cứ vào chứng từ gốc liên quan kế toán xác định nguyên giá TSCĐ và tuỳ theo tài sản được mua sắm bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng hay còn nợ... kế toán tiến hành ghi sổ, cụ thể: Tháng 1 năm 1999 Công ty thực phẩm miền Bắc mua một máy bơm điện ngầm bằng nguồn vốn khấu hao trị giá là: 18.000.000đồng thanh toán bằng tiền mặt. Trình tự hạch toán như sau: Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản TSCĐ và các chứng từ liên quan (hợp đồng mua, hoá đơn bán hàng...) kế toán xác định nguyên giá TSCĐ bằng: Định khoản: Nợ TK 211 18.000.000 Có TK 111 18.000.000 Và ghi đơn có TK 009: 18.000.000 Đồng thời tiến hành lập thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ. Cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và bảng kê chi tiết TSCĐ. Biểu số 2 Đơn vị: Công ty thực phẩm miền Bắc Địa chỉ: 203 Minh Khai Thẻ tài sản cố định Số 250 Ngày 30 tháng1 năm 1999 lập thẻ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ngày 28 tháng 1 năm 1999 Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ ... số hiệu TSCĐ............. Nước sản xuất (xây dựng) Liên xô năm sản xuất Bộ phận quản lý, sử dụng: Nhà máy bánh quy hữu nghị năm đưa vào sử dụng 1999. Công suất (diện tích) thiết kế.................................................................. Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm Lý do đình chỉ:........................................................................................ Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 4058 28.1.1999 Máy bơm điện ngầm 18.000.000 1999 3.300.000 3.300.000 Ghi giảm TSCĐ chứng từ .... ngày........ tháng ........ năm Lý do giảm: - Hạch toán tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Tháng 3 năm 1999 công ty tiến hành xây dựng một nhà kho theo hình thức giao thầu, bên nhận thầu là công ty phát triển kỹ thuật xây dựng, giá trị công trình được quyết toán duyệt y là 830.784.645 công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, từ nguồn vốn tự bổ sung. Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản và các chứng từ có liên quan, kế toán xác định nguyên giá tài sản cố định (850.784.645), kế toán định khoản. Nợ TK 211 850.784.645 Có TK 241 850.784.645 Và ghi có TK 009 850.784.645 Đồng thời kế toán ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, lập thẻ TSCĐ, cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và bảng kê chi tiết TSCĐ. - Hạch toán tăng TSCĐ do chuyển từ chi nhánh thực phẩm Miền Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh về văn phòng công ty tại Hà Nội. Tháng 12 năm 1999 khi có quyết định của giám đốc cho phép chuyển 1 chiếc xe ô tô hyundai tải trọng 1 tấn biển số 54M 4996 từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội với nguyên giá: 74.800.800 đồng giá trị hao mòn luỹ kế 7012.575 đồng giá trị còn lại là: 67.788.225 đồng. Trình tự hạch toán như sau: Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan, kế toán định khoản. Nợ TK 211 74.800.800 Có TK 214 7.012.575 Có TK 411 67.788.225 Kế toán ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết, tăng giảm TSCĐ. Khi lên cân đối thì toàn bộ nguyên giá trị hao mòn, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ, nguồn vốn kinh doanh của toàn công ty không thay đổi. b. Hạch toán giảm TSCĐ. - Hạch toán giảm tài sản cố định do nhượng bán, thanh lý trong quá trình sử dụng TSCĐ, những tài sản không phát huy tác dụng công ty đã chủ động làm tờ trình xin thanh lý, nhượng bán. Khi có quyết định thanh lý của giám đốc công ty thành lập ban thanh lý gồm các phòng ban có liên quan, ban thanh lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh lý và lập biên bản thanh lý TSCĐ. Cụ thể: Tháng 10 năm 1999 công ty bán thanh lý 1 chiếc xe Uóat nguyên giá 53.600.000đ, hao mòn luỹ kế 43.571.625 giá trị còn lại 10.028.375. Trình tự hạch toán như sau: Căn cứ vào biên bản nhượng bán TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan, kế toán định khoản: + Ghi giảm TSCĐ nhượng bán. Nợ TK 821 10.028.375 Nợ TK 214 43.571.625 Có TK 211 53.600.000 + Phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ Nợ TK 111 11.500.000 Có TK 721 11.500.000 + Phản ánh chi phí phát sinh do nhượng bán TSCĐ Nợ TK 821 1. 048.000 Có TK 111 1.048.000 Đồng thời kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, nhật ký chứng từ số 9, cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng kê chi tiết TSCĐ. Biểu số 6 Đơn vị: Công ty thực phẩm miền Bắc Địa chỉ: 203 Minh Khai - Hà Nội Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 28 tháng 10 năm 1999 Căn cứ quyết định số 1879 ngày 28 tháng 10 năm 1999 của Ban giám đốc công ty về việc thanh lý tài sản cố định. I. Ban thanh lý tài sản cố định gồm có: 1. Lê Hồng Sơn Trưởng phòng hành chính 2. Trần Thị Hà Kế toán 3. Nguyễn Văn Bình Đội trưởng đội xe II. Tiến hành thanh lý TSCĐ Tên ký mã hiệu, quy cách: xe uóat du lịch 4 chỗ + 02 phụ Nước sản xuất: Liên xô cũ Năm sản xuất: 1967 Năm đưa vào sử dụng: 1968 Nguyên giá TSCĐ: 53.600.000 Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 43.571.625 Giá trị còn lại 10.028.375 III. Kết luận của ban thanh lý TSCĐ. Đồng ý bán thu hồi giá trị còn lại với giá 11.500.000đ (Mười một triệu năm trăm ngàn đồng chẵn) IV. Kết quả thanh lý. - Chi phí thanh lý: 1.048.000 - Giá trị thu hồi: 11.500.000 Ngày 28 tháng 10 năm 1999 Trưởng ban thanh lý Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng - Hạch toán giảm tài sản cố định do bàn giao. Tháng 9 năm 1999 công ty có bàn giao tài sản cố định tại chi nhánh công ty thành phố Miền Bắc tại Lạng Sơn sang công ty sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Lạng sơn, nguyên giá của tài sản cố định bàn giao: 113.315.627, giá trị hao mòn luỹ kế 23.533.722, giá trị còn lại 89.781.905. Trình tự hạch toán như sau: Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ và chứng từ liên quan kế toán định khoản: Nợ TK 411 89.781.905 Nợ TK 214 23.533.722 Có TK 211 113.315.627 Đồng thời kế toán ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng kê chi tiết TSCĐ, ghi nhật ký chứng từ số 9. Cuối kỳ kế toán lập sổ cái tài khoản 211. Biểu số 3 (cuối tệp) Biểu số 4 Bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ năm 1999 của công ty thực phẩm Miền Bắc Chứng từ Chi tiết Số lượng Nguyên giá Trong đó Ngày Số Ngân sách Tự bổ sung Khác Tăng tài sản 28.1.99 4058 Máy bơm điện ngầm 01 18.000.000 18.000.00 ... ... ... 20.3.99 33978 Nhà kho 850.784.645 850.784.645 ... ... ....... cộng tăng 2.658.647.732 943585445 1715062287 Giảm tài sản 4.10.99 Bàn giao TSCN Lạng Sơn 113.315.627 113315627 28.10.99 Xe ô tô u oát 53.600.000 53.600.000 ... ..... Cộng giảm 176.084.482 113.315.627 62.768.855 Bảng số 5 (cuối tệp) Biểu số 7 (cuối tệp) Biểu số 8 (cuối tệp) c. Hạch toán khấu hao TSCĐ Từ năm 1997 căn cứ để kế toán TSCĐ tính khấu hao là quyết định 1062 TC/QĐ/ CSTC ngày 14/11/96 của Bộ trưởng bộ tài chính. Đây là một sự thay đổi lớn trong quản lý của Nhà nước đối với việc khấu hao TSCĐ. Nó thể hiện quan điểm muốn khuyến khích khấu hao nhanh và khuyến khích nâng cao quyền tự chủ năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quyết định mới, các tỷ lệ khấu hao TSCĐ đã được thay bằng các khung thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu trừ là cho phép tỷlệ khấu hao được giao động trong một khoảng nhất định. Sở dĩ Nhà nước phải đưa ra khấu hao tối đa và tối thiểu như vậy vì nếu không đưa tối đa trong quá trình sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp sẽ nâng cao mức khấu hao làm cho giá thành sản xuất sản phẩm cao dẫn đến lợi nhuận giảm và Nhà nước sẽ thất thu thuế. Còn nếu không quy định mức khấu hao tối thiểu thì sẽ dẫn đến tình trạng lãi giả thật do doanh nghiệp đã sử dụng lạm vào vốn cố định mà không thực hiện vốn khấu hao kịp để bồi hoàn. Doanh nghiệp đã chủ động lực chọn tỷ lệ khấu hao phù hợp với hoạt động của đơn vị sau đó đăng ký với Bộ tài chính và tỷ lệ này không thay đổi ít nhất 3 năm. Còn nếu doanh nghiệp do một số TSCĐ có tiến bộ kỹ thuật nhanh , chế độ làm việc cao hơn mức bình quân... thì quyết định cho phép "doanh nghiệp được tăng mức khấu hao cơ bản quá 20% so với mức quy định vào phải báo cáo cơ quan tài chính để theo dõi". Công ty xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây: = Việc tính khấu hao được tính khấu hao theo năm, từng quý đơn vị tạm trích khấu hao để hạch toán vào chi phí và ghi vào bảng kê số 4, bảng kê số 5, NKCT số 7, sổ cái TK 214. Các bút toán: + Định kỳ trích khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh . Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 Đồng thời tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản: Nợ TK 009 Mức trích khấu hao được phân bổ căn cứ vào bộ phận sử dụng TSCĐ do bộ phận nào quản lý thì mức trích khấu hao của các TSCĐ đó sẽ được phân bổ vào chi phí của bộ phận sử dụng đó. Trên cơ sở phân bổ này kế toán lập các bảng trích khấu hao TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng theo mẫu sau: Bảng tính khấu hao TSCĐ năm 1999 (cuối tệp) Biểu tổng hợp trích khấu hao TSCĐ năm 1999 (cuối tệp) d. Hạch toán sửa chữa TSCĐ TSCĐ có giá trị lớn đòi hỏi phải được sửa chữa theo kế hoạch thống nhất xây dựng hàng năm cho từng đối tượng TSCĐ. Để tránh sự biến động của giá thành công ty đã sử dụng phương pháp trích trước sửa chữa lớn. Trong năm 1999 công ty tiến hành sửa chữa nâng cấp nhà làm việc 3 tầng theo phương thức giao thầu, bên nhận thầu là xí nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà - công ty xây dựng Sông Đà căn cứ vào hợp đồng kinh tế, bảng dự toán khối lượng công việc, kinh phí và bảng tổng hợp quyết toán tổng chi phí 41.852.000đ - Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 241 (2413) 41.852.000 Có TK 112 (1121) 41.852.000 - Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành Nợ TK 335 41.852.000 Có TK 241 (2413) 41.852.000 - Hàng tháng kế toán viên tiến hành phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 627: 4.185.200 Có TK 335: 4185.200 * Kiểm kê và đánh giá TSCĐ Công ty thực phẩm Miền Bắc kiểm kê TSCĐ được tiến hành theo định kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm, thời điểm trước khi lập báo cáo quyết toán. Việc tổ chức đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của nhà nước. Trước khi tiến hành kiểm kê công ty thành lập ban kiểm kê TSCĐ, ban này trực tiếp tiến hành kiểm kê từng loại TSCĐ, đối chiếu số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách để phát hiện tài sản thừa, thiếu và lập báo cáo kiểm kê. Sổ chi tiết (cuối tệp) tài khoản 241 (2413) Hạch toán TSCĐ nhằm thông tin và kiểm tra kịp thời, đầy đủ chính xác tình hình biến động tăng, giảm, sửa chữa, khấu hao TSCĐ. Để những thông tin này được thực sự có ích thì ngoài việc tổ chức tốt công tác hạch toán cần phải có phương pháp đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. d. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty thực phẩm miền Bắc. Từ khi mới thành lập Công ty thực phẩm Miền Bắc đã quan tâm đến việc đổi mới TSCĐ đồng thời hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Một trong những việc làm cần thiết góp phần hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ và tìm phương hướng đầu tư đúng đắn là phân tích tình hình sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở số liệu kế toán năm 1999 có thể lập bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty như sau: Biểu số 10: Bảng phân tích tình hình TSCĐ năm 1999 của Công ty thực phẩm Miền Bắc. Đơn vị : 1000đ STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch I Nguyên giá TSCĐ 44503.923 46.986.486 +2482.563 1 Đất 15.638 15.638 0 Tỷ trọng 0,035% 0,035% 0 2 Nhà cửa vật - kiến trúc 14.421.772 15.460.624 +1038.857 Tỷ trọng 32,4% 32,9% +0,5% 3 Máy móc thiết bị 23415.748 24.661.361 +1245.613 Tỷ trọng 525,6% 52,4% - 0,2%4 4 Phương tiện vận tải 2355.385 2.376.586 +21.201 Tỷ trọng 5,3% 5% -0,3% 5 Thiết bị - dụng cụ quản lý 97.357 97.357 0 Tỷ trọng 0,21% 0,21% 0 6 TSCĐ kháC 4.198.023 4.374.915 +176.892 Tỷ trọng 9,43% 9,31% - 0,12% II Giá trị hao mòn 9.915.697 12.721.784 +2.806.087 Hệ số hao mòn 0,22 0,27 +0,05 III TSCĐ bị loại bỏ 176.084 -176.084 Hệ số loại bỏ IV TSCĐ mới đưa vào hoạt động 2658.647 Hệ số đổi mới 0,056 Qua bảng phân tích, TSCĐ của công ty trong năm 1999 tăng 2.482.563.000 đồng theo nguyên giá là do công ty mua sắm xây dựng, cải tạo sửa chữa lớn TSCĐ đưa vào hoạt động là: 2. 658.647.000 đồng tiền nguyên giá và TSCĐ bị loại bỏ trong năm là 176.084.000 về nguyên giá. Xét về mức tăng TSCĐ của công ty trong năm 1999 chưa cao, chỉ tăng được 5,97% so với đầu năm. Để xem xét mức tăng này có hợp lý hay không ta còn phải xem xét cơ cấu của từng loại TSCĐ. Xu hướng có tính hợp lý là TSCĐ phân bổ vào nhóm đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất phải tăng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn cụ thể là máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh phải lớn hơn dùng ngoài sản xuất kinh doanh. Tại công ty tỷ trọng máy móc thiết bị cuối năm chiếm 52,4% tổng nguyên giá TSCĐ, giảm 0,2%. Tỷ trọng nhóm nhà cửa, vật kiến trúc cuối năm chiếm 32,9% tăng được 0,5% hay tăng 1038.857.000 đ về nguyên giá so với đầu năm. Tỷ trọng nhóm phương tiện vận tải chiếm 5% tổng nguyên giá TSCĐ cuối năm, giảm 0,3%. Trong cơ cấu TSCĐ của công ty nhóm tài sản máy móc thiết bị là chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp theo là nhóm nhà cửa vật kiến trúc chiếm 32,9% còn nhóm phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Với tỉ trọng và tốc độ tăng của từng nhóm TSCĐ của công ty như vậy là hợp lý vì nó phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh đang đầu tư mở rộng sản xuất những mặt hàng mới. Phần III Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty thực phẩm miền Bắc. I. Những nhận xét khái quát về kế toán TSCĐ ở công ty thực phẩm miền Bắc. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp đều hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được mục đích này mỗi doanh nghiệp có một cách làm khác nhau, biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, TSCĐ là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản, việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán là một trong những vấn đề quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tại Công ty thực phẩm miền Bắc đây cũng là một vấn đề đã và đang được ban lãnh đạo công ty quan tâm sâu sắc. Qua thời gian thực tập tại Công ty thực phẩm Miền Bắc vận dụng giữa lý luận và thực tiễn công tác kế toán TSCĐ của công ty, em có những nhận xét khái quát sau: - Xuất phát từ đặc điểm của công ty là một đơn vị sát nhập của 6 đơn vị hợp thành công ty vì vậy công ty có một khối lượng TSCĐ lớn, phân bổ trên một địa bàn hoạt động rộng. Sau khi thành lập công ty đã có một chính sách đầu tư đúng đắn, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên TSCĐ của công ty nói chung và lượng máy móc thiết bị nói riêng đã phát huy được năng lực hiện có. Hầu hết TSCĐ được huy động vào qúa trình sản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản thừa, không sử dụng, chờ thanh lý là những tài sản của đơn vị cũ bàn giao lại khi sát nhập. - Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các sản phẩm ngày càng gay gắt, trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển không ngừng công ty nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới các thiết bị công nghệ, song khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư đổi mới TSCĐ, một vấn đề nan giải không chi đối với công ty mà là mối quan tâm cỉa tất cả cá doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. - Tại Công ty thực phẩm Miền Bắc công tác quản lý TSCĐ chặt chẽ đáp ứng yêu cầu quản lý vốn, quản lý tài sản trong tình hình kinh tế hiện nay. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu về cơ bản công ty áp dụng đúng theo biểu mẫu quy định của Bộ Tài chính. Để theo dõi chi tiết TSCĐ công ty đã sử dụng thẻ TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và bảng kê chi tiết TSCĐ. Để theo dõi tổng hợp TSCĐ công ty sử dụng nhật ký chứng từ số 9, sổ cái tài khoản 211. Công ty thực hiện ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin về TSCĐ chính xác, nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu quản lý. - Tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ ở công ty theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Đây là hình thức phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Vì các đơn vị trực thuộc công ty ở vị trí xa công ty nên theo hình thức này ở phòng kế toán tổ chức ghi chép, phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình và cuối kỳ phải lập báo cáo theo quy định gửi sẽ công ty. - Từ năm 1997 đến năm 1999 công ty trích khấu hao theo quyết định 1062QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Hàng tháng công ty lập bảng phân bổ khấu hao, mức trích khấu hao theo mức công ty đã đăng ký với cục quản lý vốn, mức khấu hao này đối với công ty vừa đủ bù đắp hao mòn thực tế của TSCĐ. - Công tác sửa chữa lớn: Hàng năm công ty lập kế hoạch sửa chữa lớn và dùng phương pháp tính trước chi phí sửa chữa lớn và chi phí sản xuất kinh doanh để tránh gây biến động của giá thành sản phẩm giữa các kỳ kế toán . Nhìn chung công tác kế toán TSCĐ tại công ty thực phẩm Miền Bắc được thực hiện khá tốt đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm việc tổ chức công tác TSCĐ tại công ty còn một số tồn tại sau: - Công ty có một khối lượng TSCĐ lớn phân bổ trên một địa bàn hoạt động rộng gây khó khăn công tác quản lý, sử dụng TSCĐ qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ, nên công ty cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, sử dụng làm cho hiệu quả sử dụng ngày một cao hơn. - Chưa sử dụng đúng mẫu số chi tiết TSCĐ - sơ đồ số 16. II. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán và tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hiện nay các doanh nghiệp chủ động về sản xuất kinh doanh, tự chủ vẽ tài chính và chịu trách nhiệm về kết quả của mình, trong điều kiện đó đòi hỏi công tác kế toán phải phục vụ đắc lực việc huy động quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn gốc, sử dụng có hiệu quả tài sản, hạch toán chính xác các khoản chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị. Trên cơ sở kết quả thực tế, đơn vị có thể rà soát và xác định phương hướng và biện pháp kinh doanh đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả. Trong qúa trình kinh doanh, TSCĐ luôn bị giảm nănglực sản xuất việc bảo toàn phát triển vốn cố định là một nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp và là vấn đề then chốt trong quản lý, sử dụng TSCĐ. Vể mặt lý thuyết, bảo toàn vốn cố định có nghĩa là phải thu hồi toàn bộ phần chi phí ban đầu đã ứng ra đểmua TSCĐ. Song trong nền kinh tế thị trường giá cảluôn biến động, hao mòn vô hình luôn làm cho TSCĐ không đủ để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Vì vậy việc bảo toàn vốn cố định là thu hồi lương giá trị thực TSCĐ sao cho đủ để tái đầu tư năng lực sử dụng ban đầu của TSCĐ. Nhiệm vụ của công tác hạch toán và quản lý TSCĐ cũng nằm trong yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ. Trong thời gian qua công tác hạch toán và quản lý TSCĐ của công ty đã đóng góp đáng kể cho quản lý doanh nghiệp. Hiện nay nó vẫn không ngừng được củng cố song không phải đã hết thiếu sót ở khâu này hay khâu khác, cần có hướng sớm giải quyết và có hiệu quả. III. Một số ý kiến hoàn thiện công tác tổ chức kế toán và quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng ở công ty thực phẩm Miền Bắc. Căn cứ vào những tồn tại và khó khăn hiện nay của công ty, căn cứ vào quy định hiện hành của Nhà nước, em xin có một vài ý kiến nhỏ sau đây hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng, quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty. 1. áp dụng tin học trong hạch toán kế toán: Cùng với sự phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật, hoà nhập với xu hướng tiến bộ của toàn thế giới việc áp dụng công nghệ thông tin trong hạch toán kế toán là hoàn toàn cần thiết. Trong thời gian tới công ty nên trang bị máy vi tính cho kế toán. Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao nhưng sẽ đảm bảo được tính chính xác và nhất quán trong công tác hạch toán. Hơn thế nữa trang bị hoàn hảo công nghệ tin học sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Việc cập nhật, thu thập thông tin diễn ra thường xuyên nhanh chóng đáp ứng kịp thời thông tin, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý của công ty. 2. Tăng cường công tác bảo quản tài sản cố định: Do đặc thù mô hình tổ chức của công ty mà địa bàn hoạt động phân tán ở khắp các tỉnh trong cả nước. Vì vậy công tác quản lý TSCĐ rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm và tăng cường công tác quản lý TSCĐ. Khi đưa TSCĐ vào sử dụng cần phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn cho bộ phận sử dụng nó trong việc bảo vệ an toàn TSCĐ, tránh mất mát hư hỏng, phải thực hiện chế độ quản lý, bảo dưỡng, tiến hành sửa chữa kịp thời, đúng tiến độ, đúng kế hoạch. 3. Thực hiện đúng chế độ kế toán: áp dụng mức sổ chi tiết TSCĐ, có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp theo dõi toàn bộ quá trình mua sắm, sử dụng cho cả khi thanh lý TSCĐ. Đồng thời doanh nghiệp sẽ lắm chắc cụ thể TSCĐ hiện có trong đơn vị mình, nhờ đó tăng cường việc bảo vệ và sử dụng TSCĐ trong đổi mới cần thiết. Kết luận Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia trong mọi nền kinh tế nói chung và trong mọi doanh nghiệp nói riêng. TSCĐ nó phản ánh nănglực, trình độ biến bộ khoa học kỹ thuật và trang bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Do vậy theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm, hao mòn, sửa chữavà phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng củacông tác hạch toán và quản lý TSCĐ. Tổ chức hạch toánTSCĐ không có ý nghĩa góp phần nâng cao chấtlượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư cho sản xuất. Sau một thời gian gắn thực tập tại công ty thực phẩm Miền Bắc với những kiến thức đã học ở trường và được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Minh Phương cùng các anh chị em phòng kế toán giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này."Tổ chức hạch toán TSCĐ với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty thực phầm Miền Bắc" với khả năng và trình độ có hạn nên trong quá trình viết bản chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo hưỡng dẫn Nguyễn Minh Phương cùng các anh chị phòng kế toán của công ty thực phẩm Miền Bắc đã giúp em trong qúa trình thực tập tạo công ty và viết bản chuyên đề này. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) thời gian Nơi sử dụng TK 627 chi phí SXC TK 641 chi phí bán hàng TK 642 chi phí quản lý doanh nghiệp TK 241 xây dựng cơ bản dở dang TK TK Toàn doanh nghiệp Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao PX PX 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 I số khấu hao đã trích tháng trước 2 II số khấu hao tăng trong tháng 3 III số khấu hao giảm trong tháng IV số khấu hao phải trích tháng này Đơn vị:........................... Sổ tài sản cố định Loại tài sản.............. Số thứ tự Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Số hiệu ngày tháng năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Cộng Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) Sổ cái TK 211 Nợ Có Số dư đầu năm Các TK ghi có đối ứng với nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng 13 Cộng số PS nợ Cộng số PS có Số dư cuối tháng Biểu số 1: Tình hình TSCĐ của công ty thực phẩm miền Bắc (Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1999) Đơn vị tính: 1000đ Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu Đất Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị quản lý TSCĐ khác Tổng cộng Nguyên giá 15.638 15.460.3629 24.661.361 2.376.586 97.357 4.374.915 46.986.486 Hao mòn luỹ kế 4.594.554 5673.972 886.351 30.836 1536.071 12.721.784 Giá trị còn lại 15.638 10.866.075 18.987.389 1490.235 66.521 2838.844 34.264.702 Chỉ tiêu Tổng cộng Nguồn hình thành trong đó Vốn ngân sách Vốn tự bổ sung Vốn vay Nguyên giá 46986.486 3.507.000 7.321.000 36.158.406 Hao mòn luỹ kế 12.721.784 1.993.224 4081.203 6.647.357 Giá trị còn lại 34.264.702 1.513.776 3.239.877 29.511.049 Biểu số 3: Sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ năm 1999 của công ty thực phẩm miền bắc Chứng từ TK đối ứng Diễn giải tăng TSCĐ Nơi sử dụng Chứng từ TK đối ứng Diễn giải giảm TSCĐ Nơi sử dụng Ngày Số Ngoại tệ Số tiền VNĐ Ngày Số Số tiền 28.1.99 4058 111 Máy bơm điện ngầm 18.000.000 627 20.3.99 33978 112 Nhà kho 850.784.645 25.12.99 42 411 Xe ô tô Huynhdai 74.800.800 28.10.99 411 Bán xe ô tô 53.600.000 Biểu số 5: Bảng kê chi tiết TSCĐ năm 1999 của công ty thực phẩm Miền Bắc Stt Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nơi quản lý và sử dụng Đối tượng sử dụng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Nguồn gốc tài sản Công suất thiết kế Nguyên giá Gía trị hao mòn lũy kế Giá trị còn lại I Nhà cửa vật kiến trúc 1 Nhà làm việc tại 203 MK Văn phòng 642 VN 1976 1977 549.672.372 443.694.408 105.977.964 ... ... .... .... .... ....... ....... ..... ..... ....... ....... .... II Máy móc thiết bị 1 Dây chuyền sản xuất bánh Nhà máy 627 Đức 1996 1997 Khác 14.083.891.044 2347.315.174 11.736.575.870 ... .... .... .... ... ... ... ... .... .... ... .... III Phương tiện vận tải 1 Xe Nisan 15 chỗ Văn phòng 642 Nhật 1994 1996 BX 301.700.000 148.611.593 153.038.407 Biểu số 7: Nhật ký chứng từ số 9 Tháng 10 năm 1999 Số TT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 211 ghi nợ TK Ngày Số 214 821 411 Cộng có TK 211 4.10.99 4256 Bán xe ô tô U oát 43.571.625 10.028.375 53.600.000 30.10.99 Bàn giao tài sản 23.533.722 89.781.905 113.315.627 Cộng 67.105.347 10.028.375 89.781.905 166.915.627 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Biểu số 8 Sổ cái TK 211 Năm 1999 Nợ Có Số dư đầu năm Ghi có các TK ghi có đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng 13 111 18.000.000 28553898 42433362 6.666.667 95.653.927 1368 6.500.000 30746875 31628933 68875808 241 943585445 205887415 1.298027777 24475000637 331 46617000 46617000 Cộng số PS nợ 18.000000 6500.000 943.585445 28553898 73180237 205887415 1382940377 2658647372 Cộng số PS có 166915627 9168855 176084482 Số dư cuối tháng 44521923588 44528423588 45472009033 45472009033 45500562931 45779630583 45612714956 46986486478 Công ty thực phẩm Miền Bắc Bảng tính khấu hao tài sản cố định năm 1999 Chi nhánh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh Tên tài sản cố định Nguyên giá Khấu hao Giá trị còn lại Vốn ngân sách Vốn tự bổ sung Mức trích khấu hao bình quân năm I/ Nhà cửa vật kiến trúc 229.940.184 109.415.415 120.524.769 45.315.981 75.208.788 11.909.243 1. Kho B1 37.473.615 21.800.646 15.672.969 6.171.231 9.501.738 1.959.120 2. Kho B 100.000.284 60.800.593 39.199.691 14.926.290 24.273.401 4.899.961 3. Cửa hàng 195 NKKN 92.466.285 26.814.176 65.652.109 24.218.460 41.433.649 5.050.162 II/ Tài sản cố định khác 49.000.000 26.117.334 22.882.666 22.882.666 5.720.667 1. Xe máy Dream 22.000.000 10.853.334 11.146.666 11.146.666 2.786.667 2. Xe máy Dream II 27.000.000 15.264.000 11.736.000 11.736.000 2.934.000 Tổng cộng 278.940.184 135.532.749 143.407.435 45.315.981 98.091.454 17.629.910 Biểu tổng hợp trích khấu hao TSCĐ năm 1999 Stt Đơn vị Nguyên giá 1 - 1 - 1999 Khấu hao luỹ kế 1 - 1 - 1999 Giá trị còn lại 1 - 1 - 1999 Vốn ngân sách Vốn tự bổ sung Vốn khác Mức trích khấu hao bình quân năm 1 Chi nhánh TP HCM 278.940.184 135.532.749 143.407.435 45.315.981 98.091.454 17.629.910 2 Xí nghiệp TP T.bình 129.156.533 91.036.332 28.120.201 38.120.201 5.970.701 3 Xí nghiệp bánh kẹo Hữu nghị 2.108.043.160 749.336.547 1.358.706.613 455.321.803 903.384.810 183.895.980 4 ........ ... .......... ... ...... Cộng 44.503.923.588 9.915.697.850 34.588.225.738 1.601.538.813 3.239.877.000 29.746.809.925 2.802.444.116 Sổ chi tiết Tài khoản 241 (2413) Tháng 3 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số dư cuối kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Số Ngày Nợ Có Nợ Có Nợ Có 15 25 Chuyển trả tiền sửa chữa nâng cấp nhà 3 tầng theo quyết toán 112 41.852.000 Kết chuyển chi phí sửa chữa 335 41.852.000 Cộng 41.852.000 41.852.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0688.doc
Tài liệu liên quan