- Khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ chi phí là số tiền 13.949.000 đ nói trên cho Công ty ngay sau khi đã nghiệm thu và bàn giao công việc sửa chữa.
- Trong quá trình thực hiện công việc, nếu có vấn đề gì phát sinh mới hai bên cùng bàn bạc và thống nhất cách xử lý.
- Thời gian bảo hành : 05 tháng kể từ ngày nghiệm thu.
82 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chỉ sử dụng TSCĐ : ngày 01 tháng 12 năm 2004
Lý do đình chỉ : Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày tháng
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
06
04/05/99
Mua máy
24.000.000
1999
2000
….
2004
1.500.000
3.000.000
….
3.000.000
1.500.000
4.500.000
….
16.500.000
2.3.3. Kế toán khấu hao TSCĐ.
Công ty Xây dựng Hồng Hà thực hiện việc tính và trích khấu hao theo “Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ” ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tất cả TSCĐ đang sử dụng. Tuy nhiên, Công ty không trích khấu hao đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động SXKD và những TSCĐ đã khấu hao hết theo nguyên giá nhưng vẫn tham gia vào hoạt động SXKD.
Việc tính và phân bổ khấu hao được tiến hành như sau : Căn cứ vào số năm sử dụng và nguyên giá của TSCĐ, kế toán của Công ty tính toán mức khấu hao hàng năm và hàng tháng cho từng TSCĐ. Sau đó tổng hợp lại và phân bổ vào chi phí SXKD cho từng bộ phận một cách hợp lý.
Công ty Xây dựng Hồng Hà thực hiện trích khấu hao hàng tháng của từng TSCĐ theo công thức sau :
Mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ
=
Thời gian sử dụng x 12
Cụ thể : Dựa vào danh mục TSCĐ phục vụ cho hoạt động SXKD trong tháng 12/2004, kế toán tính, trích khấu hao và phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng.
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12 năm 2004
Đơn vị tính : đồng
S
tt
Diễn giải
Ghi Có TK 214
Ghi Nợ các TK
623
627
642
1.
Nhà cửa vật kiến trúc
12.330.359
4.110.119
8.220.240
2.
Máy móc thiết bị
82.509.692
82.509.692
3.
Phương tiện vận tải
16.363.654
11.433.654
4.930.000
4.
Thiết bị quản lý
4.033.295
4.033.295
Cộng
115.237.000
82.509.692
15.543.773
17.183.535
Sau khi phân bổ xong khấu hao tháng 12 năm 2004, kế toán lập Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2004
Đơn vị tính : đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ Cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
…
31/12
31/12
Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
x
TK 623
TK 627
TK 642
TK 214
82.509.692
15.543.773
17.183.535
115.237.000
…
Cộng
xx
xx
SỔ CÁI Số dư đầu năm :
TK 214 – Hao mòn TSCĐ Dư Nợ : … Tháng 12 năm 2004 Dư Có : …
Đơn vị tính : đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư đầu kỳ
xx
31/12
31/12
Phát sinh trong kỳ :
…
Phân bổ khấu hao TSCĐ
…
*
TK 623
TK 627
TK 642
82.509.692
15.543.773
17.183.535
Cộng phát sinh
…
Số dư cuối kỳ
xx
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.3.4. Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ.
Tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, một số máy móc thiết bị thi công không còn mới nên việc sửa chữa nhỏ TSCĐ xảy ra thường xuyên để duy trì khả năng hoạt động bình thường của mỗi TSCĐ. Việc sửa chữa này có thể do tổ sửa chữa của Công ty làm hoặc có thể thuê ngoài. Chi phí sửa chữa không lớn nên đều được phản ánh trực tiếp vào chi phí SXKD trong kỳ.
Cụ thể : Trong tháng 12/2004, Công ty tiến hành sửa chữa nhỏ một chiếc máy lu rung BOMAG phục vụ cho thi công các công trình.
Các chi phí bao gồm :
Phụ tùng thay thế ( mua ngoài bằng tiền mặt ) : 1.560.500 đ
Chi phí nhân công để sửa chữa : 450.000 đ
Dầu mua để chạy thử : 170.000 đ
PHIẾU CHI số : 84 Mẫu số : 02 - TT
Ngày 03 tháng 12 năm 2004 ( QĐ số 1141 - TC/CĐKT
NỢ TK : 623 Ngày 1 tháng 1 năm 1995
CÓ TK : 111 của Bộ Tài chính )
Họ, tên người nhận tiền : Nguyễn Văn Trường
Địa chỉ : Cán bộ tổ sửa chữa
Lý do chi trả : Mua phụ tùng và dầu máy sửa chữa máy lu
Số tiền : 1.730.500 đ ( Một triệu bảy trăm ba mươi nghìn năm trăm đồng chẵn )
Kèm theo : 02 hóa đơn GTGT số 007664 về phụ tùng thay thế và dầu máy
là chứng từ gốc.
Ngày 03 tháng 12 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị KT trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
( ký, đóng dấu ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên )
* Căn cứ vào các phiếu chi, bảng lương, kế toán tiến hành ghi sổ :
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2004
Đơn vị tính : đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
…
3/12
84
3/12
Chi tiền mặt mua phụ tùng và dầu máy
x
TK 623
TK 111
1.730.500
1.730.500
5/12
12
5/12
Tiền lương CN sửa chữa
x
TK 623
TK 334
450.000
450.000
…
Cộng
xx
xx
SỔ CÁI Số dư đầu năm :
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Dư Nợ : … Tháng 12 năm 2004 Dư Có : …
Đơn vị tính : đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
…
3/12
84
3/12
Chi tiền mua phụ tùng và dầu máy
*
TK 111
1.730.500
5/12
12
5/12
Tiền lương công nhân sửa chữa
*
TK 334
450.000
…
Cộng phát sinh
xx
xx
2.3.5. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ.
Để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, ngoài việc mua sắm mới TSCĐ, các công ty còn quan tâm đến việc sửa chữa lớn kết hợp với việc nâng cấp TSCĐ. Hàng năm, để tăng cường năng lực hoạt động của TSCĐ, Công ty Xây dựng Hồng Hà lại tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ. Do chi phí sửa chữa thường phát sinh lớn, TSCĐ phải ngừng hoạt động trong một thời gian nên Công ty luôn lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ vào đầu mỗi năm cũng như trích trước chi phí sửa chữa.
Hồ sơ sửa chữa lớn TSCĐ bao gồm : Dự toán sửa chữa thiết bị; Hợp đồng sửa chữa; Biên bản phê duyệt quyết toán công trình; Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành; Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành; Phiếu chi …
Cụ thể : Trong tháng 10/2004, Công ty đã ký hợp đồng với Công ty lắp máy điện nước và xây dựng, thuê công ty này sửa chữa và thay thế một số phụ tùng của cần cầu tháp QZT của đội 1 theo kế hoạch. Chi phí sửa chữa đã chi bằng tiền mặt hết 13.949.000 đ.
Kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu để ghi sổ kế toán Các chứng từ đó như sau :
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 11 năm 2004
Đơn vị tính : đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
…
15/11
09
15/11
Sửa chữa cần cẩu tháp QZT
*
TK 241
TK 111
13.949.000
13.949.000
15/11
71
15/11
Kết chuyển CP sửa chữa lớn vào số trích trước
*
TK 335
TK 241
13.949.000
13.949.000
…
Cộng
xx
xx
SỔ CÁI Số dư đầu năm :
TK 241 – XDCB dở dang Dư Nợ : … Tháng 11 năm 2004 Dư Có : …
Đơn vị tính : đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
Số hiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
…
15/11
295
15/11
Sửa chữa cần cẩu
*
TK 111
13.949.000
15/11
71
15/11
Kết chuyển vào số trích trước
*
TK 335
13.949.000
…
Cộng phát sinh
xx
xx
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.4. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà.
Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Mức
Tỷ lệ
Nguyên giá TSCĐ
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị quản lý
Số lao động (người )
Mức trang bị TSCĐ/LĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
Hệ số sử dụng TSCĐ
TSCĐ mới đưa vào HĐ
Hệ số đổi mới TSCĐ
TSCĐ thanh lý
Hệ số loại bỏ TSCĐ
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư TSCĐ
Tổng giá trị sản lượng
Sức sản xuất của TSCĐ
Sức hao phí của TSCĐ
Lợi nhuận trước thuế
Sức sinh lợi của TSCĐ
14.668.519.090
1.712.618.780
10.553.926.720
1.871.821.186
530.152.405
125
117.348.152,7
5.732.914.600
0,390
8.935.604.490
0,609
2.105.370.416
0,144
1.321.554.100
0,090
11.455.903.190
0,780
101.372.685.000
6,900
0,140
1.433.600.000
0,098
16.005.783.000
1.712.618.780
11.460.140.630
2.272.821.186
560.202.405
125
128.046.264
6.012.387.913
0,376
9.993.395.087
0,624
2.365.218.221
0,148
1.027.954.311
0,064
12.187.067.180
0,820
125.814.839.000
7,860
0,127
1.761.400.000
0,110
1.337.263.910
0
906.213.910
401.000.000
30.050.000
0
10.698.111,3
288.473.313
-0,014
1.057.790.597
0,015
259.847.805
0,004
-293.599.789
-0,026
731.163.990
0,040
24.442.154.000
0,960
-0,013
327.800.000
0,012
0,091
0
0,086
0,214
0,057
0
0,050
0,118
0,123
-0,222
0,064
0,240
0,229
Nhìn chung, tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty Xây dựng Hồng Hà năm 2004 là 16.005.783.000 đ, so với năm 2003 tăng 9,1%. Sự tăng lên trong nguyên giá TSCĐ phản ánh năng lực hoạt động SXKD của Công ty. Trong đó, TSCĐ là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải có mức tăng lớn nhất tương ứng là 8,6% và 21,4%. Điều này là do đặc điểm kinh doanh của Công ty là thuộc lĩnh vực xây dựng, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là công cụ lao động chủ yếu, thiếu chúng thì không thể hoạt động được.
Mức trang bị TSCĐ/LĐ phản ánh giá trị TSCĐ bình quân cho một người lao động. Với số lượng lao động không thay đổi qua 2 năm, và nguyên giá TSCĐ tăng lên đã làm cho mức trang bị TSCĐ/LĐ tăng từ 117.348.152,7đ đến 128.046.264đ tức là tăng 0,091%. Con số này chứng tỏ rằng điều kiện hoạt động trong Công ty Xây dựng Hồng Hà là rất lý tưởng. Mức trang bị TSCĐ/LĐ cao như vậy giúp công ty tránh khỏi tình trạng thừa người thiếu công cụ lao động và giảm bớt sự hao phí về sức lao động do đã có sự tham gia tối đa của máy móc thiết bị.
Chỉ tiêu Hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty năm 2003 là 0,39 còn năm 2004 là 0,376. Điều này là dấu hiệu đáng mừng vì so sánh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc so với tiêu chuẩn chung của ngành, chỉ tiêu Hệ số hao mòn TSCĐ của Công ty là thấp, đặc biệt năm sau còn thấp hơn năm trước.
Các con số trong bảng cho thấy, ngoài việc sử dụng tốt TSCĐ, Công ty còn rất chú trọng vào việc đầu tư mới TSCĐ. Nhiều TSCĐ mới được đưa vào sử dụng giúp cho Công ty luôn giữ được một lượng TSCĐ hiện đại, cập nhật liên tục các thành tựu khoa học mới vào phục vụ hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, chỉ tiêu Hệ số loại bỏ TSCĐ năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,026 cho thấy lượng TSCĐ bị hỏng hóc phải thanh lý đã giảm xuống. Điều này có thể là do công tác bảo quản và bảo dưỡng TSCĐ đã được thực hiện tốt.
Tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản tăng từ năm 2003 là 0,78 lên năm 2004 là 0,82 đã kéo theo kết quả là Sức sản xuất của TSCĐ và Sức sinh lời của TSCĐ của Công ty tăng lên đáng kể. Nếu sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lời của TSCĐ trong năm 2003 tương ứng là 6,9 và 0,098 thì trong năm 2004 là 7,86 và 0,11. Điều này không chỉ làm lợi cho Công ty mà còn rất có lợi cho Ngân sách nhà nước và người lao động.
Thông qua phân tích, ta có thể thấy trình độ trang bị TSCĐ của Công ty không ngừng được nâng cao, phần nào phản ánh hoạt động SXKD của Công ty đang trên đà phát triển và công tác quản lý, sử dụng TSCĐ cũng được thực hiện rất tốt. Điều này khẳng định hướng đi ưu tiên đổi mới công nghệ trang thiết bị của Công ty là hoàn toàn đúng đắn và có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người lao động và thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của Công ty.
PHẦN III - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ.
TSCĐ là biểu hiện của năng lực sản xuất, là một bộ phận quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trong quá trình SXKD, về hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách sử dụng tối đa công suất của TSCĐ hiện có, kịp thời thay thế TSCĐ cũ kỹ lạc hậu, bảo quản tốt TSCĐ, tính toán chính xác hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư.
Trong các doanh nghiệp, nội dung công việc kế toán là thu nhận, ghi chép, phản ánh, hệ thống hoá, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp đó, để có thể kiểm tra được nội dung hoạt động kinh tế tài chính, đồng thời giúp người quản lý kiểm tra được các biện pháp quản lý đang thực hiện, đề ra được các quyết định kinh tế, các biện pháp quản lý kinh tế tài chính hữu hiệu hơn. Vì thế, kết quả của công tác kế toán là thông tin quan trọng phục vụ công tác quản lý và hiệu quả của công tác kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý cũng như hiệu quả hoạt động SXKD.
Xuất phát từ các yêu cầu và đặc điểm nói trên đòi hỏi công tác kế toán phải luôn luôn được hoàn thiện. Các doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là hạch toán TSCĐ một cách khoa học, sử dụng kế toán như một công cụ sắc bén và có hiệu quả nhất để phản ánh một cách khách quan và giúp giám đốc một cách toàn diện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời phải xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở đó giúp cho quản trị doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để quản lý thật tốt doanh nghiệp.
II. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ.
Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, cho tới nay, có thể nói, Công ty Xây dựng Hồng Hà đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành Xây dựng nói riêng và của đất nước nói chung. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty ngày một tăng. Về năng lực sản xuất, Công ty đã tích lũy được một lượng TSCĐ đáng kể làm tiền đề cho phát triển sản xuất.
Đồng thời, công tác kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán TSCĐ không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về quản lý và hạch toán. Từ đó đã góp phần quan trọng trong việc quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn lực của Công ty.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, em đã có những hiểu biết nói chung về bộ máy kế toán cũng như công tác tổ chức quản lý TSCĐ của Công ty. Tuy nhiên, việc xem xét tính hiệu quả của công tác kế toán ở doanh nghiệp, đặc biệt là ở doanh nghiệp xây lắp luôn là một công việc khó khăn. Vì thế, để có những đánh giá xác đáng nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán, đòi hỏi phải dựa vào các tiêu chí như sau :
- Đảm bảo kế toán thực sự là công cụ quản lý của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình kinh tế tài chính cho nhà quản lý cũng như cho người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải phù hợp với chế độ chính sách của Nhà nước, với chuẩn mực kế toán hiện hành của Bộ Tài chính và thích nghi với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
- Việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ phải được thực hiện từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng thể. Những mặt ưu điểm trong công tác kế toán cần phải phát huy, đồng thời phải khắc phục những hạn chế cho phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình. Có như vậy mới làm tốt được công tác kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng.
Sau đây, em xin đưa ra một số nhận xét về công tác tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ ở Công ty như sau :
2.1. Những ưu điểm.
* Về tổ chức chung Phòng tài vụ :
Phòng kế toán của công ty gồm 6 người, đứng đầu là kế toán trưởng. Mỗi thành viên trong phòng thực hiện những nhiệm vụ khác nhau phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người, đáp ứng được yêu cầu quản lý của nội bộ phòng kế toán. Quán triệt được trách nhiệm, mỗi nhân viên đều làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ làm cho bộ máy kế toán lớn mạnh và hoàn thành trách nhiệm với hiệu suất và chất lượng cao.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Việc công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán như thế này đã đạt được một số ưu điểm như : - Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán.
- Giảm nhẹ bộ máy kế toán.
- Tăng cường sự chỉ đạo của kế toán trưởng đối với công tác kế toán của toàn công ty.
* Về hình thức kế toán :
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Nhìn chung, hình thức kế toán này có ưu điểm là cung cấp thông tin rõ ràng, rành mạch, thuận tiện cho việc phân công lao động trong phòng kế toán, và phù hợp khi công tác kế toán của Công ty đã thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính.
* Về sổ sách, chứng từ kế toán :
Tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, các thủ tục chứng từ, đặc biệt là các biên bản, chứng từ trong bộ hồ sơ của từng TSCĐ đều rõ ràng, tương đối hợp lý và tuân thủ đúng đắn quy định của pháp luật.
Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty được thực hiện tương đối đầy đủ theo đúng hình thức kế toán mà Công ty áp dụng. Hàng tháng, các loại sổ theo dõi được mở và ghi chép theo trình tự nghiêm ngặt nên đã giúp cho công tác quản lý TSCĐ được chặt chẽ hơn và việc sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả cao hơn.
Đặc biệt, các kế toán viên của Công ty đã thực hiện việc chi tiết hóa hợp lý một số tài khoản trong quá trình ghi chép sổ chi tiết và cuối tháng lập đầy đủ các bảng tổng hợp chi tiết. Phương pháp ghi sổ như thế này tạo điều kiện cho công tác kiểm tra số liệu được tiến hành thuận lợi. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc lấy số liệu khi lập Báo cáo quyết toán thường là rất nhanh chóng, đảm bảo đúng tiến độ và có tính chính xác cao, nhất là trong điều kiện luôn có sự biến động không ngừng về số lượng và giá trị TSCĐ trong Công ty.
* Về các tiêu thức phân loại TSCĐ :
Việc Công ty phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật, theo nguồn hình thành và theo tình hình sử dụng là phù hợp với đặc điểm của Công ty. Từ đó cho thấy được kết cấu của TSCĐ, khả năng huy động vốn để hình thành TSCĐ và trình độ sử dụng TSCĐ để kịp thời quản lý và sử dụng đúng mục đích nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn và nâng cao hiệu quả SXKD.
* Về công tác tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ :
Việc quản lý TSCĐ của Công ty được thực hiện chặt chẽ từ trên xuống dưới trong suốt quãng đời của mỗi tài sản. Mỗi tài sản đều được theo dõi trên sổ sách theo cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Các biến động tăng, giảm TSCĐ đều được tổ chức và tập hợp đầy đủ vào các biên bản, chứng từ có liên quan.
Ngoài ra, Công ty cũng luôn đổi mới, nâng cấp các tài sản, máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu của công việc. Mỗi tài sản được sử dụng theo đúng chức năng, phù hợp với đặc điểm góp phần đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch về sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhìn chung, công tác quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ của Công ty Xây dựng Hồng Hà là hợp lý và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh luôn là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tìm tòi những yếu điểm của mình và khắc phục chúng để tồn tại và vươn lên đứng vững trên thị trường.
2.2. Những vấn đề còn tồn tại.
* Về huy động vốn để đầu tư vào TSCĐ :
Nhìn vào bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, ta thấy hầu hết TSCĐ của Công ty được hình thành từ nguồn vốn tự bổ xung. Mặc dù là doanh nghiệp Nhà nước nhưng tổng giá trị TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách không nhiều. Đặc biệt, TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Việc dùng nguồn vốn tự có để bổ sung vốn cố định có thể tạo ra trạng thái ổn định trong quá trình kinh doanh. Nhưng nó cũng có những hạn chế như sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, khiến doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất kinh doanh và có thể triệt tiêu những cơ hội làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
* Về khấu hao TSCĐ :
Mặc dù TSCĐ ở Công ty Xây dựng Hồng Hà rất đa dạng về quy mô, chủng loại nhưng Công ty chỉ sử dụng một phương pháp tính khấu hao duy nhất là tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp tính khấu hao này, tuy có ưu điểm là tính toán đơn giản nhưng lại không hợp lý cho tất cả các loại TSCĐ vì mỗi loại tài sản có mục đích sử dụng, giá trị cũng như thời gian sử dụng khác nhau. Mặt khác, áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng sẽ thu hồi vốn chậm, không tránh khỏi hao mòn vô hình. Vì thế, Công ty phải đề ra cách thức tính và trích khấu hao hợp lý trong quá trình hoạt động SXKD.
Mặt khác, khi tính và phân bổ khấu hao, Công ty đã sử dụng mẫu bảng chưa đúng với quy định của Nhà nước. Vì thế không phản ánh hết được các chỉ tiêu làm căn cứ cho việc so sánh và đánh giá về chi phí khấu hao giũa các kỳ hoạt động.
* Về kế toán chi tiết TSCĐ :
Trong theo dõi chi tiết TSCĐ, kế toán của Công ty chỉ lập Sổ ( thẻ ) TSCĐ và tổng hợp lại thành Sổ TSCĐ và do phòng Tài vụ theo dõi. Như vậy là Công ty chưa chấp hành đầy đủ về chế độ sổ kế toán theo chế độ kế toán hiện hành. Việc phòng Tài vụ đơn phương theo dõi trên sổ sách toàn bộ TSCĐ của Công ty là chưa hợp lý. Điều này sẽ gây khó khăn, chậm trễ trong việc kiểm tra, giám sát và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến TSCĐ. Mặt khác, do không tự theo dõi các TSCĐ hiện đang sử dụng, các phòng ( ban )… thiếu tinh thần tự giác trong việc sử dụng và bảo quản TSCĐ.
* Về việc sử dụng TK kế toán :
Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty Xây dựng Hồng Hà không sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng” để phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến việc bán hàng mà chỉ sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để phản ánh tổng hợp các chi phí gián tiếp. Như vậy là chưa hợp lý. Việc dùng TK 642 để phản ánh những chi phí thuộc loại chi phí bán hàng sẽ gây ảnh hưởng tới việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Bởi vì các chi phí quản lý phát sinh trong kỳ sẽ làm giảm ngay lợi nhuận trong kỳ. Nhưng có những chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ lại được kết chuyển chờ đến kỳ sau. Như vậy nếu tính ngay vào chi phí trong kỳ sẽ làm giảm lợi nhuận trong kỳ của Công ty cũng như giảm một phần thuế nộp cho Nhà nước.
* Việc tự kiểm tra công tác kế toán :
Theo Luật Kế toán Việt Nam, kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Do đó, kiểm tra kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kiểm tra kinh tế. Kiểm tra kế toán nhằm thúc đẩy việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán, phát huy đầy đủ tác dụng của công tác kế toán ở đơn vị giúp cho các cơ quan cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện được việc kiểm tra các hoạt động ở đơn vị...
Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu của kế toán và chấp hành nghiêm túc các quy định về tài chính thì trong mỗi doanh nghiệp có thể tự kiểm tra kế toán của doanh nghiệp mình.
Kiểm tra kế toán có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, tại Công ty Xây dựng Hồng Hà chưa có việc tự kiểm tra kế toán định kỳ và hàng năm.
* Về quản lý và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ :
Mặc dù đã có những kết quả đáng kể, song việc quản lý TSCĐ còn tồn tại một số vấn đề nhỏ và việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty vẫn phần nhiều dựa trên ngôn ngữ kế toán, các thông tin nguyên thủy của kế toán mà chưa áp dụng cách thức phân tích bằng các chỉ tiêu tài chính. Điều này khiến hoạt động quản lý của Công ty mang tính bài bản, hiệu quả hiển nhiên không cao bằng việc áp dụng các chỉ tiêu tài chính như một công cụ đắc lực cho quản lý.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ.
Có thể nói, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào tiến hành hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì yêu cầu sống còn là không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Muốn làm được điều đó, việc quan trọng nhất là đòi hỏi doanh nghiệp phải tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của mình để ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi khắc nghiệt của thị trường.
Ở Công ty Xây dựng Hồng Hà, trong công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ, bên cạnh những mặt tích cực đạt được tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty không ngừng lớn mạnh trong những năm qua, thì vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục như đã nói ở trên. Qua một quá trình nghiên cứu tìm hiểu và tích lũy kiến thức, em xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ tại Công ty như sau :
* Đề xuất 1 : Về vấn đề huy động vốn
Việc tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh là khâu đầu tiên trong quản lý vốn cố định của mỗi doanh nghiệp. Vì thế, để định hướng cho việc tạo lập và khai thác nguồn vốn cố định, Công ty phải xác định rõ nhu cầu TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài, làm căn cứ cho việc lựa chọn nguồn vốn huy động thích hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ của Công ty là rất phong phú như nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh liên kết, vốn do ngân sách cấp… Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, để có điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, Công ty Xây dựng Hồng Hà không nên chỉ sử dụng nguồn vốn tự có mà cần phải đa dạng hóa các nguồn tài trợ. Công ty có thể vay vốn để đầu tư cho TSCĐ. Tuy nhiên, Công ty cần phải tính toán một cách thận trọng giữa tỉ lệ sinh lời với lãi suất vốn vay đầu tư cho TSCĐ và vấn đề rủi ro. Nếu tỉ lệ sinh lời của Công ty lớn hơn lãi suất vay vốn và nguồn vốn vay là nguồn ổn đinh lâu dài thì Công ty càng vay nhiều để đầu tư cho TSCĐ càng tốt. Mặt khác, Công ty phải duy trì một tỷ lệ thích hợp giữa các loại TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung và từ nguồn vốn vay để có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.
Là một Công ty xây dựng có phạm vi hoạt động rộng lớn trên cả nước, nên việc di chuyển TSCĐ để phục vụ cho các công trình rất khó khăn. Ngoài ra, mỗi công trình xây dựng lại đòi hỏi những đặc trưng nhất định, do đó nếu mua sắm TSCĐ đặc chủng để phục vụ một số ít các công trình là không hợp lý. Do đó kiến nghị ở đây là Công ty nên thực hiện việc thuê ngoài một số TSCĐ không mang tính chuyên dùng, để tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như chi phí vận chuyển.
* Đề xuất 2 : Về khấu hao TSCĐ
Do có bất hợp lý trong việc áp dụng một phương pháp tính khấu hao duy nhất là khấu hao theo phương pháp đường thẳng, vì thế kiến nghị ở đây là Công ty nên lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ cho phù hợp với từng loại TSCĐ tùy theo cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng TSCĐ.
Theo đó, phương pháp khấu hao đường thẳng chỉ nên dùng cho những TSCĐ gián tiếp tham gia sản xuất. Những TSCĐ gián tiếp tham gia sản xuất như nhà xưởng, vật kiến trúc, những TSCĐ mang tính chất phụ trợ công việc sản xuất, TSCĐ thuộc loại công cụ quản lý…Còn những TSCĐ trực tiếp tham gia sản xuất và tạo ra sản phẩm thì nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm như các loại máy rải đá, máy ép cọc…Với mức lợi nhuận cao như hiện nay, Công ty được phép áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho TSCĐ có sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, dễ bị hao mòn vô hình. Đó là máy móc công nghệ cao đi liền là các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công việc quản lý, khảo sát, thiết kế công trình…
Việc lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp là vô cùng cần thiết, giúp Công ty phân bổ chính xác giá trị TSCĐ vào chi phí SXKD. Hiện nay, các doanh nghiệp đều muốn khấu hao nhanh TSCĐ để nhanh chóng thu hồi vốn, tái đầu tư. Tuy nhiên, Công ty Xây dựng Hồng Hà cần tìm được giải pháp cho vấn đề là liệu việc khấu hao nhanh TSCĐ có làm cho giá thành sản phẩm của Công ty cao hơn so với mặt bằng thị trường và từ đó làm giảm sức cạnh tranh của Công ty hay không.
Mặt khác, khi tính và phân bổ khấu hao Công ty chưa thực hiện theo đúng chế độ quy định hiện hành. Đề nghị Công ty nên sử dụng theo đúng mẫu chế độ quy định, đó là “Bảng tính và phân bổ khấu hao” xem phụ lục số 01.
* Đề xuất 3 : Về kế toán chi tiết TSCĐ
Qua quá trình thực tập tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, em nhận thấy Công ty chưa mở sổ theo dõi tài sản theo đơn vị sử dụng. Để kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng TSCĐ, Công ty nên sử dụng thêm “Sổ Tài sản theo đơn vị sử dụng”. Sổ này được mở tại các phòng, ban hay đội, công trường, phân xưởng của Công ty để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ do đơn vị mình quản lý và sử dụng. Căn cứ để ghi sổ này là các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ.
Mẫu sổ xem phụ lục số 02.
* Đề xuất 4 : Về việc sử dụng TK kế toán
Đề nghị Công ty cần sử dụng thêm TK 641 để phản ánh các chi phí liên quan đến nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, trong đó có chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động bán hàng theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Việc hạch toán khấu hao các TSCĐ phục vụ hoạt động SXKD được tiến hành như sau :
Nợ TK 623, 627 : Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm.
Nợ TK 642 : Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý Công ty.
Nợ TK 241 : Khấu hao TSCĐ dùng cho XDCB.
Nợ TK 641 : Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng.
Có TK 214 : Giá trị khấu hao TSCĐ
* Đề xuất 5 : Việc tự kiểm tra công tác kế toán
Nhận thức rõ hiệu quả của công tác tự kiểm tra kế toán, vì vậy hàng năm, Công ty nên tổ chức việc kiểm tra nhằm đánh giá tính chính xác của thông tin kế toán, thẩm định tính hiệu quả của bộ máy kế toán, khắc phục ngay những tồn tại của công tác kế toán với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng công việc kế toán. Việc kiểm tra công tác kế toán có thể do Giám đốc Công ty và Kế toán trưởng trực tiếp tiến hành việc tự kiểm tra kế toán. Hoặc Công ty cũng có thể ký hợp đồng kiểm toán dài hạn với một công ty thực hiện dịch vụ kiểm toán có uy tín để giám sát chặt chẽ bộ máy kế toán.
* Đề xuất 6 : Về tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ trong Công ty.
Quản lý TSCĐ là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của Công ty. Kết quả của công tác quản lý ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty. Do đó trước hết, Công ty cần có một cơ chế quản lý TSCĐ thật hữu hiệu. Công ty nên thực hiện phân loại TSCĐ và phân quyền quản lý cho đối tượng trực tiếp sử dụng tài sản. Đối với những nguyên nhân làm thất thoát vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng, cần xác định rõ bản chất là nguyên nhân khách quan hay chủ quan và có biện pháp giải quyết triệt để nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, cán bộ kỹ thuật phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ, phát huy tối đa công suất của tài sản. Ngoài ra, định kỳ tiến hành kiểm kê TSCĐ để nắm được tình trạng kỹ thuật, số lượng cũng như chất lượng của từng loại tài sản, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời đối với tài sản bị hư hỏng. Đối với những TSCĐ đã cũ kỹ, lạc hậu và hết thời hạn sử dụng, Công ty nên có biện pháp xử lý, thay thế nhằm nâng cao năng lực làm việc của tài sản. Một số TSCĐ đã được trang bị nhưng ít sử dụng đến hoặc trong thời gian tới chưa có nhu cầu sử dụng, Công ty nên cho thuê hoạt động để tránh tình trạng bỏ không tài sản và dẫn tới bị hao mòn ( cả vô hình và hữu hình ).
Để quản lý chặt chẽ và đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng TSCĐ, Công ty cần lập ra hệ thống các chỉ tiêu tài chính để phân tích và đánh giá về TSCĐ nói riêng và nguồn vốn nói chung. Các chỉ tiêu tài chính sẽ phản ánh một cách chính xác hơn về tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ vì tài chính không đơn thuần chỉ là những con số mà còn tính đến hiệu quả về mặt thời gian khi sử dụng TSCĐ. Ngoài ra, việc phân tích đánh giá thông qua các chỉ tiêu là vô cùng quan trọng, do đó Công ty nên thực hiện trong định kỳ ngắn để bám sát tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. Mục đích trước hết là đưa ra được những phương án sử dụng tối ưu với những TSCĐ hiện có, sau đó mới là tăng cường đầu tư, đổi mới TSCĐ. Điều này thực sự cần thiết khi muốn phát triển trong nền kinh tế hiện nay. Vì thế nó đòi hỏi rất nhiều ở sự năng động, nhạy bén của các nhà quản lý trong Công ty.
Trên đây là một số nhận xét, ý kiến về tình hình kế toán của Công ty Xây dựng Hồng Hà mà em đã mạnh dạn đưa ra, nhằm mục đích đưa kế toán trở thành một công cụ sắc bén và có hiệu quả nhất để phục vụ có hiệu quả hoạt động SXKD. Cùng với việc không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu quả SXKD thì hy vọng trong tương lai, Công ty sẽ phát triển vững mạnh và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.
KẾT LUẬN
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc theo dõi và phản ánh chính xác tình hình biến động và sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác hạch toán và quản lý TSCĐ. Tổ chức hạch toán TSCĐ tốt không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng đầu tư vào sản xuất.
Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ, cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Xây dựng Hồng Hà luôn chú trọng quan tâm đến công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong những năm qua, Công ty đã đạt được những thành công đáng khích lệ mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào tham gia vào guồng quay của cơ chế thị trường hiện nay đều gặt hái được. Điều này có sự đóng góp rất lớn của công tác kế toán mà đặc biệt là kế toán TSCĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần dược khắc phục để hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức hạch toán TSCĐ của Công ty.
Thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng Hồng Hà đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết vào thực tế công việc và đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp "Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty Xây dựng Hồng Hà”. Nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên khóa luận chỉ mới trình bày được một số vấn đề có tính chất cơ bản. Vì thế rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thày cô giáo và toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, góp ý tận tình của giáo viên hướng dẫn Hà Thị Ngọc Hà và các cán bộ công nhân viên Công ty Xây dựng Hồng Hà đối với em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Bích Vân
* Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Nhật ký – Sổ Cái
Sổ quỹ
Báo cáo kế toán
Chứng từ gốc
* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Chứng từ ghi sổ
Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký CTGS
Bảng cân đối TK
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng ( hoặc định kỳ )
Đối chiếu, kiểm tra
* Hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
* Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
Nhật ký - Chứng từ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng ( hoặc định kỳ )
Đối chiếu, kiểm tra
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM TSCĐ
( Trường hợp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ )
111, 112,
311, 341 2411 211, 213 811
TSCĐ mua sắm phải TSCĐ hoàn thành lắp Thanh lý nhượng bán TSCĐ
qua lắp đặt, chạy thử đặt, chạy thử đưa vào (giá trị còn lại)
sử dụng
133 214
(hao mòn)
TSCĐ mua sắm không qua lắp đặt, chạy thử
222 Góp vốn LD bằng TSCĐ
2412
Chi phí đầu tư XDCB XDCB hoàn thành 412 214
133
1381
411 TSCĐ thiếu chờ xử lý
TSCĐ được cấp, nhận vốn góp
411
222 Trả lại TSCĐ cho các bên
Nhận lại vốn góp liên doanh
tham gia góp vốn LD
412
3381 TSCĐ giảm do đánh giá lại
TSCĐ thừa chưa rõ nguyên nhân
212
Chuyển TSCĐ thuê tài chính sang
TSCĐ thuộc sở hữu
412
TSCĐ tăng do đánh giá lại
Ghi chú :
1. Nếu TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguòn vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu tư phát triển, đồng thời ghi : Nợ TK 414, 441,…/ Có TK 411
2. Nếu TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, đồng thời ghi : Nợ TK 161/ Có TK 466
2.4.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê và cho thuê hoạt động :
( trường hợp đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT )
Sơ đồ trình tự hạch toán :
1 - Bên thuê ghi :
001 - Tài sản thuê ngoài
Khi nhận Khi trả lại
TSCĐ đi thuê TSCĐ đi thuê
111, 112,… 142, 242 623, 627, 641, 642…
Nếu trả trước tiền thuê cho Khi phân bổ dần tiền thuê phải trả
nhiều kỳ từng kỳ (theo số tiền thuê
133 phải trả từng kỳ)
Tổng số tiền Nếu thanh toán Tiền thuê phải trả từng kỳ
phải thanh toán tiền thuê định kỳ không có thuế GTGT
133
Thuế GTGT đầu vào
2 - Bên cho thuê ghi :
2.1 - Phản ánh chi phí liên quan đến TSCĐ cho thuê :
111, 112,… 142, 242 627
Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan Định kỳ, khi phân bổ dần
đến cho thuê hoạt động TSCĐ vào chi phí SXKD
( nếu phát sinh lớn, phải phân bổ dần )
133
Thuế GTGT
( nếu có )
Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động TSCĐ
( nếu phát sinh nhỏ tính toàn bộ vào chi phí SXKD )
214
Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD
Đồng thời ghi Nợ TK 009
2 - Bên cho thuê ghi :
2.2 - Phản ánh doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ ( Ghi Có TK 511 ) :
a - Nếu thu tiền cho thuê hoạt động TSCĐ theo định kỳ :
511 131 111, 112
Doanh thu chưa có Doanh thu cho thuê tài sản Tổng giá Khi thực thu tiền
thuế GTGT phải thu từng kỳ thanh toán
33311 Nếu thu tiền ngay
Thuế GTGT
đầu ra
b - Nếu thu trước tiền cho thuê hoạt động TSCĐ nhiều kỳ :
511 3387 - Doanh thu chưa thực hiện 111, 112…
Định kỳ, tính và kết chuyển doanh Doanh thu Khi nhận tiền của Tổng Tổng
thu ( theo số tiền thu từng kỳ ) nhận trước chưa bên thuê trả trước số tiền số tiền
có thuế GTGT nhận trước trả lại
Doanh thu trả lại
chưa có thuế GTGT
33311
Thuế GTGT trả lại Thuế GTGT
đầu ra
Khi trả lại tiền cho bên cho thuê vì hợp đồng cho thuê TSCĐ không được thực hiện
hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước
Sơ đồ quy trình SXKD của Công ty Xây dựng Hồng Hà.
Chủ đầu tư mời thầu
Nhận hồ sơ
Tìm hiểu chi tiết, lập phương án thi công và lập dự toán
Tham gia đấu thầu
Thắng thầu
Chuẩn bị các nguồn lực : vốn, nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị thi công …
Tiến hành xây dựng
Nghiệm thu công trình, tính giá thành xây dựng và lập quyết toán
Bàn giao và thanh toán
Trình tự kế toán trên máy vi tính theo
hình thức Nhật ký chung
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
Xử lý nghiệp vụ
Nhập dữ liệu vào máy
Lên các sổ sách, báo cáo như:
- Vào Sổ Nhật ký chung và đặc biệt
- Vào Sổ Cái và các sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết
- Lên bảng cân đối tài khoản.
- Lên các Báo cáo tài chính
In các tài liệu và lưu giữ
Khóa sổ chuyển kì sau
Kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ
HÓA ĐƠN ( GTGT ) Mẫu số 01 GTKT - 3LL
KB / 01 – B
Liên 2 : ( Giao cho khách hàng )
Ngày 04 tháng 11 năm 2004
No : 61
Đơn vị bán hàng : Công ty liên doanh TOYOTA - Hà Nội
Địa chỉ : 103 - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội Tài khoản : ………….
Điện thoại : ………………………………… Mã số thuế : ………...
Họ tên người mua hàng : …………………………………………………
Đơn vị : Công ty Xây dựng Hồng Hà.
Địa chỉ : Số 206A, Đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản
Mã số thuế : 0100109674 – 1
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
Ôtô TOYOTA
4 chỗ ngồi, mới 100%
Lắp ráp tại Việt Nam
Màu xanh - ghi
SK : 6903298
SM : 0496502
Chiếc
01
580.000.000
580.000.000
Cộng tiền hàng
580.000.000
Thuế GTGT ( 10% )
58.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán
638.000.000
Số tiền viết bằng chữ : Sáu trăm ba mươi tám triệu đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên )
Đã ký Đã ký Đã ký
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN Số : 05
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2004
Hôm nay, tại 103 Láng Hạ Hà Nội chúng tôi gồm có :
A/ BÊN GIAO :
Ông : Hà Mạnh Trí
Đại diện : Công ty liên doanh TOYOTA - Hà Nội
Địa chỉ : 103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : 8562141
B/ BÊN NHẬN :
Ông : Đàm Thế Khoa
Đại diện : Công ty Xây dựng Hồng Hà
Địa chỉ : Số 206A, Đường Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại : 5540845
Cùng nhau lập biên bản bàn giao xe với những nội dung sau :
* Loại xe : TOYOTA
* Số khung : 6903298 * Số máy : 0496502 * Màu : Xanh - Ghi
* Chất lượng xe :
TT
Khoản mục
Nội dung
Kiểm tra
1.
Hư hỏng bên ngoài
Không
x
2.
Hư hỏng bên trong
Không
x
3.
Hệ thống đèn trước sau
Đủ, hoạt động tốt
x
4.
Gương chiếu hậu trong ngoài
Đủ, tốt
x
5.
Radio, ăngten gạt nước
Đủ, hoạt động tốt
x
6.
Chụp la – răng, châm thuốc lá
Đủ
x
7.
Lốp dự phòng, nắp bình xăng
Đủ, tốt
x
8.
Đồ nghề kèm theo
Kích, tay kích, tuýp tháo buzi, tay, tuýp tháo lốp, tuốc nơ vít, kìm, 02 cờ lê, chèn lốp
x
* Giấy tờ kèm theo xe :
STT
Loại giấy tờ
Nội dung
Kiểm tra
1.
Hóa đơn GTGT
Có
x
2.
Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng
Có
x
3.
Hóa đơn của TMV cho C.ty TOYOTA – HÀ Nội
Có
x
4.
Sổ bảo hành
Có
x
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, chúng tôi cùng nhất trí bàn giao chiếc xe trên với đầy đủ tính năng kỹ thuật, chất lượng xe và toàn bộ giấy tờ như trong biên bản.
Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 2 bản, bên nhận giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
Đã ký Đã ký
ỦY NHIỆM CHI
Số 118
Chuyển khoản, chuyển tiền thư điện. Lập ngày : ………
Tài khoản NỢ
Tên đơn vị trả tiền : Công ty Xây dựng Hồng Hà PHẦN DO NH GHI
Số tài khoản : 605 C - 00235
Tài khoản CÓ
Tại Ngân hàng Công thương khu vực Thanh Xuân
Tên đơn vị nhận tiền : Công ty liên doanh TOYOTA - HN
Số tài khoản : 7311 - 0183
Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển
Số tiền bằng số
638.000.000 đ
Số tiền bằng chữ : Sáu trăm ba mươi tám triệu đồng.
Nội dung thanh toán : Mua xe ô tô TOYOTA
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B
Kế toán Chủ tài khoản Ghi sổ ngày … Ghi sổ ngày …
Kế toán Trưởng phòng KT Kế toán Trưởng phòng KT
( Ký tên, đóng dấu ) ( Ký tên ) ( Ký tên )
PHIẾU CHI số : 21 Mẫu số : 02 - TT
Ngày 06 tháng 11 năm 2004 ( QĐ số 1141 - TC/CĐKT
NỢ TK : 141 Ngày 1 tháng 1 năm 1995
CÓ TK : 111 của Bộ Tài chính )
Họ, tên người nhận tiền : Đàm Thế Khoa
Địa chỉ : Cán bộ phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Đầu tư
Lý do chi trả : Ứng trước tiền lệ phí trước bạ cho xe TOYOTA
Số tiền : 11.600.000 đ ( Mười một triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn )
Kèm theo : 01 “Giấy đề nghị tạm ứng” đã duyệt.
Ngày 06 tháng 11 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị KT trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
( ký, đóng dấu ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên )
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Mẫu số 03 - TSCĐ
Ngày 17 tháng 12 năm 2004 Theo QĐ số 1141 – TC/CĐKT
Số : 9 Ngày 01 tháng 11 năm 1995 của BTC
Căn cứ vào quyết định số 362 ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Giám đốc Công ty Xây dựng Hồng Hà về việc thanh lý TSCĐ.
A/ Ban thanh lý gồm :
1. Ông Lê Hoàng Anh : Giám đốc công ty
2. Bà Nguyễn Thị Hà : Kế toán trưởng
3. Ông Đinh Văn Quyền : Phụ trách kỹ thuật
B/ Tiến hành thanh lý :
Tên ký mã hiệu, quy cách ( cấp hạng ) TSCĐ : Máy phát điện Honda.
Số ký hiệu TSCĐ : B - 31
Nước sản xuất : Nhật
Nguyên giá TSCĐ : 24.000.000 đ
Giá trị hao mòn đã tính đến thời điểm thanh lý : 16.500.000 đ
Giá trị còn lại của TSCĐ : 7.500.000 đ
C/ Kết quả thanh lý TSCĐ :
Chi phí thanh lý : 1.500.000 đ. ( Một triệu năm trăm nghìn đồng chẵn )
Giá trị thu hồi : 13.200.000 đ. (Mười ba triệu hai trăm nghìn đồng chẵn )
Ngày 17 tháng 12 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị KT Trưởng Trưởng ban thanh lý
( Ký tên, đóng dấu ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
PHIẾU CHI số : 33 Mẫu số : 02 - TT
Ngày 18 tháng 12 năm 2004 ( QĐ số 1141 - TC/CĐKT
NỢ TK : 811 Ngày 1 tháng 1 năm 1995
CÓ TK : 111 của Bộ Tài chính )
Họ, tên người nhận tiền : Lê Thị Kim Hoa
Địa chỉ : Cán bộ Phòng Hành Chính
Lý do chi trả : Chi phí cho việc thanh lý máy phát điện
Số tiền : 1.500.000 đ ( Một triệu năm trăm nghìn đồng chẵn )
Kèm theo : ……………………………. chứng từ gốc.
Ngày 18 tháng 12 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị KT trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
( ký, đóng dấu ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên )
PHIẾU THU số : 14 Mẫu số : 01 - TT
Ngày 18 tháng 12 năm 2004 ( QĐ số 1141 - TC/CĐKT
NỢ TK 111 Ngày 1 tháng 1 năm 1995
CÓ TK 711 của Bộ Tài chính )
CÓ TK 333
Họ, tên người nộp tiền : Lê Văn Bình
Địa chỉ : Công ty tư nhân Đức Thành
Lý do nộp : Mua thanh lý máy phát điện Honda.
Số tiền : 13.200.000 đồng ( Mười ba triệu hai trăm nghìn đồng chẵn )
Kèm theo : …………………………………chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền : Mười ba triệu hai trăm nghìn đồng chẵn.
Ngày 18 tháng 12 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị KT Trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nộp tiền
( ký tên, đóng dấu ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên ) ( ký tên )
CÔNG TY LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG
Địa chỉ : 375 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
SĐT : ( 04 ) 9327337
HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA
SỐ 295
Họ và tên khách hàng : Ông ( bà ) Lê Văn Hảo
Địa chỉ : Công ty Xây dựng Hồng Hà - 206A, Nguyễn Trãi, Từ Liêm, Hà Nội.
Số điện thoại : ( 04 ) 5540845
Loại hình : Cần cầu tháp QZT.
Đặc điểm : Q = 6000 kg; H = 174 m.
I. Nội dung sửa chữa :
1. Sửa chữa mô tô điện 1.327.000 đ
2. Thay thế dây cáp cẩu 5.612.000 đ
3. Thay thế hộp số 6.010.000 đ
4. Nhân công 1.000.000 đ
Thành tiền : 13.949.000 đ ( Mười ba triệu chín trăm bốn mươi chín nghìn đồng chẵn )
II. Điều kiện hợp đồng :
- Khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ chi phí là số tiền 13.949.000 đ nói trên cho Công ty ngay sau khi đã nghiệm thu và bàn giao công việc sửa chữa.
- Trong quá trình thực hiện công việc, nếu có vấn đề gì phát sinh mới hai bên cùng bàn bạc và thống nhất cách xử lý.
- Thời gian bảo hành : 05 tháng kể từ ngày nghiệm thu.
Hợp đồng này được lập thành 2 bản. Mỗi bên giữ một bản.
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2004
Khách hàng Đại diện Công ty
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
Sau khi công việc đã hoàn thành, hai bên cùng tiến hành lập biên bản nghiệm thu thanh toán :
Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng
Công ty Xây dựng Hồng Hà
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
SỐ 09
Tại trụ sở Công ty Xây dựng Hồng Hà, chúng tôi gồm :
Ông : Lê Văn Hảo
Đội trưởng đội xây dựng số 1
Đại diện Công ty Xây dựng Hồng Hà
Ông : Đặng Hùng Cường
Trưởng phòng máy
Đại diện Công ty lắp máy điện nước và xây dựng
Cùng nhau lập biên bản nghiệm thu công việc sửa chữa cần cẩu tháp QZT. Cả hai bên đều nhất trí xác nhận :
1. Các mục tiêu và điều kiện của hợp đồng đã được thực hiện đầy đủ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Trong quá trình sửa chữa đã phát sinh thêm một số việc ( có phụ lục kèm theo ).
3. Máy đã chạy thử, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
4. Máy được bảo hành 05 tháng kể từ 15/11/2004.
Ngày 15 tháng 11 năm 2004
Đại diện Công ty Đại diện Công ty
Xây dựng Hồng Hà. Lắp máy điện nước và xây dựng.
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực Kế toán.
NXB Thống kê.
2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp.
NXB Tài chính.
3. Hạch toán kế toán trong Xây dựng.
NXB Xây dựng.
Chủ biên : Thạc sĩ Nguyễn Quốc Trân.
4. Hệ thống Kế toán DN xây lắp : những văn bản pháp quy, những hướng dẫn hạch toán.
NXB Tài chính.
5. Sách : “ 207 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp”
NXB Tài Chính
Chủ biên : Thạc sĩ Hà Thị Ngọc Hà.
6. Giáo trình “Kế toán tài chính”.
Học viện tài chính - NXB Tài chính.
7. Giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp”.
Trường Đại Học DL Phương Đông.
8. Giáo trình “Phân tích họat động kinh doanh”.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Chủ biên : PGS - TS Phạm Thị Gái
9. Các tài liệu, hồ sơ về Công ty Xây dựng Hồng Hà.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 3
I. Những vấn đề cơ bản về TSCĐ trong doanh nghiệp. 3
1.1. Khái niệm TSCĐ 3
1.2. Đặc điểm TSCĐ 4
1.3. Phân loại TSCĐ 5
1.4. Đánh giá TSCĐ 7
1.5. Yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp 11
1.6. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 12
II. Nội dung hạch toán TSCĐ 13
2.1. Hạch toán chi tiết TSCĐ 13
2.2. Hình thức tổ chức sổ kế toán 14
2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 15
2.3.1. Phương pháp hạch toán tăng TSCĐ 16
2.3.2. Phương pháp hạch toán giảm TSCĐ 20
2.4. Kế toán TSCĐ thuê ngoài và cho thuê 21
2.4.1. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê 21
2.4.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê và cho thuê hoạt động 21
2.5. Kế toán khấu hao TSCĐ 23
2.5.1. Hao mòn và khấu hao TSCĐ 23
2.5.2. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ 24
2.5.3. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ 26
2.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ 27
2.6.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 27
2.6.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 27
III. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp 28
PHẦN II - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ 32
I. Đặc điểm chung về Công ty Xây dựng Hồng Hà 32
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Hồng Hà 32
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xây dựng Hồng Hà 33
1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng Hồng Hà 33
1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Xây dựng Hồng Hà 34
1.5. Tổ chức công tác kế toán tài chính tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 37
1.5.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 37
1.5.2. Tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 39
II. Tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 40
2.1. Đặc điểm TSCĐ ở Công ty Xây dựng Hồng Hà 40
2.2. Phân loại TSCĐ trong Công ty Xây dựng Hồng Hà 41
2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 42
2.3.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ 42
2.3.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 44
2.3.3. Kế toán khấu hao TSCĐ 46
2.3.4. Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ 48
2.3.5. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 50
2.4. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 52
PHẦN III - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ 54
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ 54
II. Nhận xét về thực trạng công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 55
2.1. Những ưu điểm 56
2.2. Những vấn đề còn tồn tại 58
III. Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 60
KẾT LUẬN 65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0758.doc