Đề tài Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp BHXH, tiền lương, tiền ăn ca Chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động từ đó sẽ làm cho người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động, thời gian làm việc giảm, mọi thao tác kỹ thuật được thực hiện một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.1.3. Môi trường văn hoá-xã hội: Việt Nam với 4000 năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Một nền văn hoá pha trộn của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với nhiều di tích văn hoá lịch sử như: cố đo Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, văn hoá cồng chiêng Hoà Bình, lễ hội dân gian, cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đặc trưng cho một nền văn hoá. Mỗi dân tộc giữ cho mình một bản sắc riêng biệt với những phong tục tập quán khác nhau. Điều đó tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn hoá nước ta. Tất cả tạo nên thế mạnh đáng kể trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lực to lớn để thúc đẩy du lịch phát triển tạo ra nguồn thu nhập cho tầng lớp dân cư, ngân sách Nhà nước và tạo ra nhiều việc làm cho người dân. 1.2.1.4. Môi trường tự nhiên: Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Châu á. Nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú hớp dẫn phân bố rộng khắp và trải dài từ Bắc vào Nam. Rất nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên đã được Nhà nước và thế giới xếp hạng. Đây là nhân tố tạo ra những thuận lợi ban đầu cho việc phát triển kinh doanh du lịch của một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương hay một quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh sao cho phải phù hợp với môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng của từng vùng. Đối với một nơi nào đó có đầy đủ những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các điều kiện tự nhiên thuận lợi thì nơi đó sẽ có điều kiện rất lớn để phát triển du lịch. 1.2.1.5. Yếu tố về chính trị-luật pháp Chế độ chính trị của nước ta hiện nay được coi là tương đối ổn định và vững chắc được thế giới công nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thông thoáng hơn. Thể hiện nhất quán quan điểm mở rộng hợp tác, giao lưu thân thiện với các nước trên thế giới phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây Việt Nam tham gia xây dựng nhiều mối quan hệ quốc tế: Tham vào tổ chức ASEAN, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC), đặc biệt là Việt Nam đã bình thường quan hệ hoá với Mỹ. Hệ thống luật pháp của nước ta ngày càng kiện toàn một cách đầy đủ và đồng bộ hơn với nhiều bộ luật, pháp lệnh, quy định cụ thể Nhằm tăng cường công tác quản lý của Nhà nước tạo ra khung hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình hơn. Trong lĩnh vực du lịch hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngành như: pháp lệnh du lịch, Nghị định 27-2000/NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Nghị định 47/2001/NĐ/CP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức thanh tra du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lữ hành và thành tra du lịch. Dự án xây dựng luật du lịch đã được Quốc hội chấp nhận và đưa vào nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong giai đoạn 2002-2007. 1.2.2. Môi trường vi mô: Bao gồm: Đối thủ cạnh tranh, sức ép từ các nhà cung cấp, thị trường khách, sự phát triển dịch vụ môi giới. 1.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì dứt khoát sẽ có sự cạnh tranh. Vì nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, cho nên trong quá trình cạnh tranh luôn có sự điều tiết của các doanh nghiệp Nhà nước để tránh cạnh tranh độc quyền. Trên thị trường Hà Nội hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành đã và đang diễn ra hết sức sôi nổi, quyết liệt và mạnh mẽ với sự hiện diện của hàng trăm, hàng nghìn công ty lữ hành kể cả quốc doanh, liên doanh lẫn tư nhân. Các công ty này hoạt động trên các lĩnh vực và các mảng lữ hành khác nhau, cả lữ hành quốc tế lẫn lữ hành nội địa. Trong trường hợp này, công ty Du lịch Đống Đa sẽ phải lựa chọn ra cho mình đâu là đối thủ mà công ty cần cạnh tranh. Để từ đó công ty đưa ra các phương án, chiến lược, sách lược cạnh tranh sao cho có thể đạt được hiệu quả cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để xác định ai là đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường cần phải thực hiện các công việc hay đặt ra các câu hỏi để: Xác định xem ai có cùng thị trường mục tiêu với mình. Sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế hay cùng loại. Vị trí địa lý có gần kề hay không. Tình hình trạng thái có tương tự không (sản phẩm, dịch vụ có giống nhau hay không). 1.2.2.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp: Đối với một doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung cấp có vai trò đặc biệt trong quá trình kinh doanh của mình. Các nhà cung cấp đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp, nó quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này. Do đó, nó góp phần tạo nên tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lữ hành nói chung và công ty Du lịch Đống Đa nói riêng có rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là liên kết tất cả các dịch vụ mà nhà cung cấp đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Các nhà cung cấp là những người cung cấp các dịch vụ về: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vé tham quan tại điểm đến cũng như tại địa bàn hoạt động của công ty. Trong số các nhà cung cấp trên, riêng về vận chuyển thì công ty Du lịch Đống Đa đã tự tổ chức cho mình một đội xe. 1.2.2.3. Sức ép từ phía khách hàng: công ty Du lịch Đống Đa hoạt động kinh doanh trong cả mảng lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Do đó, thị trường khách hàng chính của công ty thực hiện trong thời gian qua là: ăThị trường khách Châu Âu: Đây là một trong những thị trường truyền thống của Trung tâm Du lịch Hà Nội. Khách du lịch là người Châu Âu trong những năm gần đây đi vào Việt Nam ngày càng đông. Họ đã biết đến Việt Nam qua báo chi và các phương tiện thông tin đại chúng trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, khi Việt Nam sống trong cảnh hoà bình, mở cửa giao lưu, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, họ mới có dịp đến Việt Nam du lịch. Trong năm 2008 lượng khách Châu Âu vào Hà Nội tăng 22% so với năm 2007. Khách du lịch là người Châu Âu thường đi du lịch vào khoảng thời gian vào tháng 1-3 và từ tháng 8-12, thời gian đi du lịch của họ thường kéo dài khoảng 3-7 ngày hoặc từ 8-13 ngày. Khách du lịch Châu Âu đến Việt Nam họ thường đi các tour ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long Tại Hà Nội họ thường muốn thăm những di sản có giá trị lịch sử cao như :Văn Miếu-Quốc Tử Giám, quần thể di tích lịch sử Hồ Chí Minh, Các bảo tàng, Từ Hà Nội họ cũng rất thích những tour đi Hạ Long để ngắm cảnh và tắm biển. Khi phục vụ đối tượng khách là người Châu Âu cần chú ý đến các yếu tố vệ sinh, họ thích những nơi yên tĩnh, thích ở những khách sạn và nhà hàng nổi tiếng có chất lượng phục vụ cao. Khách du lịch Châu Âu khi đi du lịch họ có nhu cầu về dịch vụ uống rất cao, thích thưởng thức những món ăn đặc sản, cổ truyền của Việt Nam. ăThị trường Bắc Mỹ: Đây là thị trường rất có triển vọng của công ty. Trong tương lai thị trường khách này có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Thị trường Bắc Mỹ chủ yếu là khách Mỹ thường rất năng động, đam mê hành động, phưu lưu mạo hiểm, thực dụng thoả mái tự nhiên. Họ không cầu kỳ trong ăn uống. Khách Mỹ thường quan tâm đặc biệt về vấn đề an ninh nơi họ đến. Bởi vì hiện nay nhiều tổ chức khủng bố, tôn giáo thường nhằm vào những người công dân Mỹ trên thế giới. Loại hình du lịch văn hoá lịch sử, lễ hội cổ truyền thường rất nhiều khách này ưa chuộng. Kể từ khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ cả về chính trị và kinh tế số lượng khách Mỹ vào Việt Nam rất đông. Năm 2008 lượng khách Mỹ vào Việt Nam tăng 9,7% so với năm 2007. Như vậy khách Mỹ là thị trường rất lớn và nhiều tiềm năng đối với công ty. Công ty cần chú trọng vào việc khai thác đối tượng khách này. ăThị trường khách du lịch Châu á: Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch là người Châu á vào Việt Nam ngày càng đông. Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức trở thành viên của tổ chức ASEAN, số lượng khách từ những nước trong khu vực đi du lịch vào Việt Nam ngày càng nhiều và ngược lại khách du lịch Việt Nam đi du lịch sang những nước trong khu vực cũng ngày một tăng lên. Năm 2008 số lượng khách du lịch vào Việt Nam là người Châu á chiếm tỷ trong cao trong toàn bộ số lượt khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong đó Trung Quốc chiếm 27,2%, Nhật Bản chiếm 10,5%, Đài loan chiếm 8%, Hàn Quốc chiếm 3,9%. ăThị trường khách du lịch nội địa: Trong một vài năm gần đây, Công ty Du lịch Đống Đa đã chú trọng nhiều đến việc mở rộng và phát triển thị trường khách du lịch nội địa. Vì nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam tăng hơn so với thời gian trước là do điều kiện kinh tế cao hơn, quỹ thời gian nhàn rỗi dài hơn. Về phía Công ty Du lịch Đống Đa đã chú trọng hơn rất nhiều đến nguồn khách nội địa, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm du lịch. Tạo ra các chương trình độc đáo, hấp dẫn phù hợp với khả năng thành toán, sở thích của khách. Hiện nay, số lượng khách du lịch nội địa đến với Công ty Du lịch Đống Đa đã tăng lên rất nhiều. Theo thống kê của công ty thì trong năm 2008, công ty đã đón được 4.867 lượt khách du lịch nội địa. Và dự định trong những năm tới thì số lượng khách này sẽ tăng cao hơn nữa. Để có được điều đó là do khách du lịch đến với công ty luôn nhận được thái độ đón tiếp niềm nở của cán bộ công nhân viên cùng với những chương trình du lịch mới mẻ, hấp dẫn, chất lượng phục vụ tốt. 1.2.2.4. Sức ép từ phía các sản phẩm thay thế: Trong tương lai sản phẩm thay thế của Công ty Du lịch Đống Đa sẽ có xu hướng gia tăng. Với nhiều hình thức tổ chức các chương trình du lịch mới do các doanh nghiệp lữ hành khác tiến hành như các chương trình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng sẽ tạo nên một sức ép rất lớn đối với sản phẩm du lịch hiện thời của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải tích cực nghiên cứu triển khai các loại sản phẩm mới của mình. Đồng thời tích cực nâng cấp bổ sung và hoàn thiên những sản phẩm đang lưu hành trên thị trường của công ty. Chỉ có vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép của các sản phẩm thay thế đối với những sản phẩm của công ty Du lịch Đóng Đa. 1.2.2.5. Thị trường khách du lịch: Thị trường khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty du lịch Đống Đa. Bởi vì, mức độ tăng trưởng của thị trường khách quy định mức độ hấp dẫn của thị trường. Khi thị trường đó là hấp dẫn thì công ty sẽ xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thâm nhập, phát triển và mở rộng thị trường. Công ty sẽ sử dụng tất cả mọi nguồn lực của mình để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất tại thị trường đó. Đối với công ty Du lịch Đống Đa, trong mảng lữ hành quốc tế, công ty chưa thực sự đi sâu váo khám phá, khai thác một số thị trường mới như: Nhật, Pháp, Mỹ mà công ty mới chỉ chú ý đến thị trường khách Trung Quốc. Trong năm 2008, mặc dù công ty đón được số lượng lớn khách quốc tế nhưng hiệu quả kinh tế mà công ty đạt được không cao. Đó là vì cơ cấu khách mà công ty đón tiếp chưa phong phú, chủ yếu là khách Trung Quốc với mức chi tiêu thấp và lối sống bừa bãi. Hiện nay, công ty Du lịch Đống Đa đã phân khách ra làm hai loại chính: Thị trường khách có nhu cầu đi du lịch với chất lượng phục vụ cao. Và thị trường khách không chú ý nhiều đến chất lượng phục vụ mà đơn giản là được tham gia vào các chuyến đi. 1.2.2.6. Sự phát triển của dịch vụ môi giới: Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế càng phát triển bao thì hoạt động môi giới lại càng có vai trò quan trọng bấy nhiêu. Và trong hoạt động kinh doanh du lịch thì dịch vụ môi giới cũng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ, thị trường du lịch là vô cùng rộng lớn và không phải bất cứ một người khách nào cũng có thể biết hết được mọi thông tin về nó. Để thoả mãn sự tò mò muốn tìm hiểu về thị trường du lịch thì du khách sẽ phải tìm đến dịch vụ môi giới để có thể tìm kiếm được những thông tin cần thiết phục vụ cho chuyến đi du lịch sắp tới của mình. Chính từ đó mà hoạt động môi giới đã thực sự sôi động trên thị trường, nó là chiếc cầu nối giữa du khách với các công ty du lịch trong việc thực hiện các chương trình du lịch cho du khách. 1.2.3. Nguồn lực của công ty Du lịch Đống Đa 1.2.3.1. Thực trạng nguồn tài chính của công ty: Vốn hoạt động kinh doanh ban đầu của doanh nghiệp được Nhà nước cấp là 166 triệu đồng. Lượng vốn kinh doanh được tăng lên qua các năm, điều này được lấy từ lợi nhuận của công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, không chỉ theo chiều rộng mà chúng còn theo chiều sâu. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngày một tăng. Bảng 6: Nguồn vốn kinh doanh của công ty Du lịch Đống Đa Đơn vị: nghìn đồng Stt Năm Vốn kinh doanh 1 2001 16.019 2 2002 16.707 3 2003 21.201 4 2004 31.500 5 2005 36.866 6 2006 39.720 7 2007 41.100 8 2008 43.000 Nguồn: công ty Du lịch Đống Đa Năm 2007 gấp 247,59 lần lúc công ty mới thành lập. Vốn hoạt động kinh doanh của công ty không những được bảo toàn mà nó còn tăng ở tốc độ cao. Vốn kinh doanh của công ty được duy trì và phát triển. Bảng vốn ở trên đây là vốn chủ sở hữu của công ty. Vốn này được công ty trích ra từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Sau khi hạch toán tài chính, công ty đã trích từ 30-40% lợi nhuận sau thuế để đưa vào vốn kinh doanh của công ty. Với số lượng vốn như vậy, công ty không những duy trì được hoạt động kinh doanh của mình, công ty còn mở rộng hoạt động kinh doanh. Lúc đầu, khi mới thành lập công ty chỉ có một trụ sở chính là số 8 Tô Hiến Thành. Hiện nay, ngoài trụ sở chính, công ty có hai văn phòng ở 157 Phố Huế, 98 Hàng Trống và hai chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Tiến tới công ty mở thêm chi nhánh tại Huế. Hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng. 1.2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của công ty: Hiện nay, công ty Du lịch Đống Đa có số lượng cán bộ nhân viên là trên 40 người. Đội ngũ nhân viên này còn trẻ, có trình độ và năng động trong công việc. Tất cả các nhân viên làm công tác chuyên môn ở công ty đều đã tốt nghiệp đại học. Đối với bộ phận nghiệp vụ, là bộ phận quan trọng của công ty thì các nhân viên đều tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành du lịch như: trường ĐH KTQD, ĐH Xã Hội và Nhân Văn, ĐH Thương Mại Do đó, họ nắm vững được những kiến thức cơ bản về du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong khi tiến hành công việc. Ngoài ra, số lượng cán bộ nhân viên trong công ty có trình độ ngoại ngữ rất khá. Là một người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch thì việc đòi hỏi trình độ ngoại ngữ là hết sức cần thiết và quan trọng. Đặc biệt, khi công ty đang hướng tới thu hút, phục vụ thị trường mục tiêu là thị trường Âu-Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN thì đòi hỏi nhân viên trong công ty phải thông thạo tiếng Anh, Nhật, Trung Quốc để thuận tiện trong quá trình giao dịch. Công ty Du lịch Đống Đa có đội ngũ hướng dẫn viên riêng của mình với khoảng 30 người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ giỏi có thể phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. Trong số 30 hướng dẫn viên, có 20 người là những cộng tác viên và 10 người hiện đang làm hợp đồng cho công ty 1.2.3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty Du lịch Đống Đa: Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo kiểu cơ cấu trực tuyến-chức năng. Đây là kiểu cơ cấu phù hợp với quá trình hoạt động của công ty. Kiểu cơ cấu này có thể đảm bảo cho công ty kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi công việc của mình, đồng thời tạo ra tính năng động và có thể thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Cơ cấu của công ty Du lịch Đống Đa được tổ chức như sau: gồm có một Tổng giám đốc, một Giám đốc và bên dưới sự quản lý của Giám đốc là các Trưởng phòng như Trưởng phòng du lịch 1 (Phòng du lịch 1 chuyên kinh doanh mảng lữ hành nội địa), Trưởng phòng du lịch 2 (Phòng du lịch 2 chuyên kinh doanh mảng lữ hành quốc tế), Đội xe, phòng kế toán, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên trong phòng du lịch 1 và 2 có các bộ phận chức năng khác nhau: Bộ phận thị trường, bộ phận điều hành, bộ phận kế toán, bộ phận hướng dẫn Tuy có sự phân chia thành các bộ phận khác nhau, nhưng tất cả các bộ phận, các phòng ban đều có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tạo thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Vì công ty được cơ cấu theo kiểu trực tuyến-chức năng nên đã tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và ra các quyết định của Giám đốc một cách thuận tiện, nhanh chóng, trực tiếp và rõ ràng. 1.2.3.4. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu: Công ty Du lịch Đống Đa là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Trong đó, hoạt động kinh doanh du lịch được công ty Du lịch Đống Đa đảm nhiệm. Công ty hoạt động trong mảng lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Được phép hoạt động từ giữa năm 1988, trong suốt thời gian hoạt động của mình Công ty Du lịch Đống Đa đã tạo được danh tiếng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, tên tuổi công ty đã có trong Guidebook của du lịch nước ngoài. Để tạo ra được uy tín và danh tiếng của mình, nó phải phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá khách quan từ phía khách du lịch và sự đánh giá từ phía các công ty cùng hoạt động trong ngành. Có được sự đánh giá này là do Công ty đã biết tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với mức chất lượng cao, giá cả phù hợp được khách hàng tín nhiệm và khen ngợi. Ngoài ra, sự thành công này còn phải kể đến những nỗ lực, những cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty như thái độ phục vụ khách nhiệt tình, chu đáo, không ngại khó khăn 2.1.PHƯƠNG PHáP TíNH TIềN LƯƠNG Và CáC KHOảN TRíCH THEO LƯƠNG. * Việc tính lương và trả lương của công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội. 2.1.1 Lương sản phẩm: Là tiền lương trả cho nhân viên theo tháng và thù lao công tác cụ thể là theo số lượng khách du lịch, công việc, đã hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo và vừa lòng khách hàng theo công ty đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một nhân viên và tiền công tac phí của mỗi tua du lịch . Căn cứ vào khách du lịch và tính ngày công tác phí cho mỗi chuyến công tác của tong nhân viên, sẽ tính được lương mà người công nhân sẽ nhận được trong thời gian định trước và ghi rõ vào hợp đồng công tác Đây là hình thức trả lương tiên tiến nhất trong giai đoạn hiện nay,trả lương cho người nhân viên theo kết qủa làm việc trong tháng của từng nhân viên, Đối với trả lương khoán cho nhân viên thì hình thức trả lương được tính theo công thức: Lương khoán: T=Vđg x q Trong đó: T: Tiền lương Vđg: Đơn giá tiền lương khoán q : Số lượng khoán hoàn thành. VD:Tính tiền lương cho 1 nhân viên Lê Văn An Với công việc khoán 1 tua du lịch trong vòng 7 ngày với công tac phí cua tua du lịch là: -Hướng dẫn và phiên dịch cho khách hàng :1 ngày là 300 000đ/ ngày -Tiền ăn trong thời gian công tác: 1 ngày là 70 000đ/ ngày -Phòng nghỉ cho nhân viên : 1 phòng la 200.000đ/ ngày -Tiền lương khoán7ngày=(1 x300000)+(1x70000)+(1x200 000)=570.000đ Vì công việc được giao khoán cho 1 tua di lịch nên Ông Lê Văn An đã được trả cho chuyên công tac là 570 000đ 2.1.2.Lương thời gian: Nguyên tắc chung:toàn bộ cán bộ ,nhân viên thời gian làm được xác định và giao qũy lương hàng tháng gắn liền với mức hoàn thành công việc của công ty. 2.3.2.1.Các đối tượng hưởng lương thời gian: -Giám đốc công ty -Các phó giám đốc công ty. -Các cán bộ quản lý các phòng ban,trong công ty -Các nhân viên làm văn phòng. 2.1.2.2.Cách tính lương và trả lương: -Lương thời gian của nhân viên (A)=Số thời gian làm việc quy đổi CN(A)*Lương bình quân. -Số công quy đổi=Số công thực tế x Mức độ hoàn thành công việc. Tổng lương Lương bình quân= Tổng số ngày công quy đổi. *Đối với các cán bộ công nhân khối quản lý và nhân viên: -Đối với giám đốc công ty:lương hàng tháng được tính trên cơ sở kết qủa sản xuất kinh doanh của công ty,Cơ sở để xác định hệ số 1 được tính căn cứ bởi 2 chỉ tiêu: +Giá trị sản xuất. +Doanh thu thực hiện trong tháng. GTSXCN trong tháng 350-400 >400-480 >480-520 >520-600 Hệ số 1 1 1.3 1.5 1.8 -Đối với các phó giám đốc công ty: Được hưởng hệ số bằng 0,85 mức lương của giám đốc công ty. -Đối với cán bộ quản lý và các phòng ban,:khối cán bộ quản lý xác định lương theo hệ số bằng 0,7 mức lương của giám đốc công ty(hệ số 1) +Đối với cán bộ quản lý phòng ban :trưởng phòng,quản đốc được hưởng hệ số bằng 0,7 mức lương của giám đốc công ty +Phó phòng,phó phòng được hưởng hệ số 85% mức lương của trưởng phòng. +Tố trưởng tổ sản xuất công tác và những đồng chí kiêm nhiệm thêm công việc ngoài mức lương thì còn được hưởng phụ cấp 30.000đ/tháng. *Đối với nhân viên: -Nhân viên chính:65% lương trưởng phòng. -Nhân viên bậc 2:60% lương trưởng phòng. -Nhân viên bậc 1:55% lương trưởng phòng. -KCS trưởng:hưởng lương bằng lương phó phòng. -Lái xe con:hưởng 65%lương hệ số 1 giám đốc. -Nhân viên y tế:hưởng lương bằng nhân viên bậc 2 khi kiêm nhiệm thêm việc hành chính. VD: Căn cứ vào bậc lương để tính,mà cột bậc lương được tính trên cơ sở :lương tối thiểu 540.000đ/tháng và hệ số lương là 2.36 đối với ông Lê Văn An Bậc lương=540.000 x 2,36=1.274.400đ -Số công làm việc theo chế độ:26 1.274.400 Do đó:Lương thời gian=__________ =49.015đ 26 2.2.3.Các khoản phụ cấp: +Phụ cấp thêm giờ:100% lương cấp bậc +Phụ cấp chủ nhật:100% lương sản phẩm *Cột phụ cấp thêm giờ:Có 2 cột số công và số tiền phóng trả lương 1 giờ công Hệ số lương x 540000 Lương 1 giờ công =___________________ x số giờ làm thêm 22 x 8h VD:Trong tháng Ông An lam vịêc thênm 6h 1 ngày là: 2.36 x 540000 __________________ x 6h =43.445đ 22 x 8 *Cột phụ cấp khác: Cột tổng số=lương sản phẩm+lương thời gian+nghỉ việc ngừng việc hưởng phép % lương+Phụ cấp khác. 2.2.4.Các khoản khấu trừ lương: *BHXH:5% lương cấp bậc. *BHYT:1% lương cấp bậc. Căn cứ vào số lượng khach đặt tua du lịch vàgiao phiếu giao nhiệm vụ kiêm chứng từ thanh toán tiền lương cho công ty định mức (do phòng kế hoạch đảm nhiệm) sau khi nghiên cứu và quyết định mức lương cho phiếu giao nhiệm vụ ,tổ định mức sẽ giao phiếu này cho trưởng phòng .Từ đó kế toán lao động tiền lương sẽ tiến hành chia lương cho từng nhân viên. Khoản tiền nhân viên phải nộp BHXH+BHYT=Hệ số lương x 540.000 x 6% (6% tiền lương cơ bản) VD:Trong tháng Ông An có cấp bậc là:2,36 x 540.000=1.274.400đ Vậy tiền phải trích BHXH+BHYT là:1.274.400 x 0,06=76.464đ. 2.2.5.Các khoản trích theo lương: Căn cứ vào giấy nghỉ ốm,trông con ốm,thai sản ,tai nạn làm việc do cơ quan y tế lập;sau đó phụ trách bộ phận xác nhận và được dùng làm cơ sở tính. Hệ số lương x lương cơ bản Số ngày nghỉ việc,ngừng việc = ___ ______________ x hưởng phép % lương. Số ngày chế độ VD:Chú Nguyễn Viết Lâm bộ phân visa và DV có số công phép là 1,do trong tháng đã nghỉ 1 ngày;nên có số tiền lương nghỉ việc,ngừng việc là: 2,42 x 540.000 = _____________ x 1=52.272đ 25 3.1. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty: *Các chứng từ hạch toán,tính và thanh toán lương: +Phiếu giao nhiệm vụ: -Cơ sở lập: Căn cứ vào định mức tiền lương do phòng kế hoạch lập. -Phương pháp lập: Trên phiếu phải ghi đầy đủ nội dung công việc giao, số lượng, thời gian và số tiền khoán. Sau mỗi khâu kiểm tra người chịu trách nhiệm đều phải ký duyệt và chịu trách nhiệm pháp lý. Tuỳ theo mức độ và tính chất công việc mà tiền lương khoán có thể là nhiều hay ít. - Tác dụng: Là cơ sở để tiến hành trả lương cho nhân viên Tại công ty trong tháng 03/2009 có phiếu giao nhiệm vụ sau: Công ty cổ phần du lịch Đống Đa HN *** Phiếu giao nhiệm vụ (Kiêm chứng từ thanh toán tiền lương) Giám đốc công ty Giao nhiệm vụ cho phòng:visa và DV Nội dung công việc: + Giao tiền khách đến giải trí cho công ty: 10 x 100.000đ = 1.000.000đ + Thống kê tiền mua và bán nước uống, giải khát 20C x 79.000đ = 1.580.000đ + Thống kê tiền sửa chữa trang thiết bị 5C x 70.000đ = 350.000đ + Bảng chấm công của tưng nhân viên: 10C x 80.000đ = 800.000đ = 3.730.000đ Bằng chữ: (Ba triệu, bẩy trăm ba mươi ngàn đồng chẵn) Thời hạn: Định mức: Phòng KT-TH Giám đốc *Bảng chấm công: -Cơ sở lập: Hàng ngày căn cứ vào giấy xin phép nghỉ, ốm, học, họp, phép, căn cứ vàp số công làm việc thực tế người có trách nhiệm theo dõi và tập hợp lại đánh dấu vào bảng chấm công tổ, phòng ban theo quy định. -Phương pháp lập: Mỗi người được ghi một dòng, mỗi ngày làm việv thực tế được đánh dấu vào bảng chấm công đó, nếu là công nhân gián tiếp đánh dấu khoán (k), nếu nghỉ ốm, học, họp, phép ghi ốm, học họp. Bảng chấm công được ghi hàng ngày do tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm ghi bảng chấm công được treo công khai tại nơi làm việc. -Tác dụng: Đánh giá chính xác thời gian thời gian lao động của từng cán bộ công nhân viên trong tháng ở công ty cổ phần du lịch Đống Đa HN sử dụng mẫu bảng chấm công là mẫu số 1-LĐTL ban hành theo quyết định số 1141 – TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính. Bảng chấm công là cơ sở để lập các bảng thanh toán lượng và chia lượng cho các phòng ban. ở trên bảng chấm công có ghi rõ họ tên, lương, cấp bậc và số ngày làm việc thực tế, số ngày nghỉ . Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội Bảng chấm công bộ phận hành chính tổng Tháng 3 năm 2009 S TT Họ và tên Chức vụ HSL Ngày trong tháng Quy ra công A B C D 1 2 CN 4 5 6 7 8 9 .. 28 29 30 31 Thời gian làm ốm Lương phép PC chức vụ PC giữa ca 1 Nguyễn Huy Dũng Trưởng phòng hành chính tổng 4,12 x x x x x x x x x x x x 24 2 Người duyệt (Ký, họ tên) Phụ trách phòng ban (Ký, họ tên) Người chấm công (Ký, họ tên) Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội Bảng chấm công bộ phận quản lý Công ty Tháng 03 năm 2009 S TT Họ và tên Chức vụ HSL Ngày trong tháng Quy ra công A B C D 1 2 3 CN 5 6 7 8 9 ... 29 30 31 Thời gian làm Nghỉ ốm Lương phép Phụ cấp chức vụ Phụ cấp giữa ca 1 Hoàng Anh Dũng GĐ 4,52 x x x x x x x x x x x 26 2 Nguyễn Thị Nhi PGĐ 4,23 x x x x x x x x x x x 26 3 Đỗ Lan Hương KT T 4,12 x x x x x x x x x x 26 4 Phạm Thanh Tú 2,08 x x x x x x x x x x x 26 5 Lê Ngọc Hà 2,08 x x x x x x x H x x x 26 6 Phạm Thọ Biên 2,42 x x x x x x x x x x x 25 1 7 Phạm Văn Chắc 1,99 x x x x x x x x x x 0 26 8 Nguyễn Hữu Ngôn 1,99 x x x x x x x x x x x 26 9 Cao Thanh Tùng 2,67 x x x x x x x x x x 26 *Bảng thanh toán lương: -Cơ sở lập: Căn cứ vào bảng chấm công của tổ, hệ số lương, các khoản phụ cấp và các khoản giảm trừ trong tháng. -Phương pháp lập: Cột thứ tự: Đánh giá theo thứ tự từ người đầu tiên đến người cuối cùng. Cột lương sản phẩm: Công ty cổ phần Du lịch Đống Đa – Hà Nội tính lương cho nhân viên Căn cứ số lượng khoán và đơn giá. +Cột lương thời gian và nghỉ việc ngừng việc hưởng 100% lương: Cột này được chia thành hai cột nhỏ là: Số công và số tiền; căn cứ vào bậc lương để tính, mà cột bậc lương được tính trên cơ sở: Lương tối thiểu 540.000đ/tháng xhệ số lương. + Cột nghỉ việc ,ngừng việc hưởng phép % lương: Có 2 cột: Số công và số tiền HSL x lương cơ bản lương ngừng việc hương phép, lương nghỉ việc = x Số ngày nghỉ việc, ngừng việc hưởng phép % lương Số ngày chế độ + Cột phụ cấp thêm giờ: Có 2 cột số công và số tiền Công ty cổ phần Du lịch Đống Đa – Hà Nội trả lương 1 giờ công. Hệ số lương x 540.000 Lương 1 giờ công = x số giờ làm thêm 22 x 8h + Cột phụ cấp khác: Cột tổng số = Lương SP + Lương thời gian + Nghỉ việc ngừng việc hưởng phép % lương + Phụ cấp khác +Cột tạm ứng lương kỳ I: do Công ty quy định có 2 cột, số tiền và ký nhận. Sau khi nhận tiền, người nhận tiền sẽ phải ký xác nhận vào cột ký nhận. + Cột các khoản khấu trừ: Có 2 cột là cột bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: 6% và cột cộng. Dùng để tính các khoản tiền nhân viên phải nộp BHXH + BHYT = Hệ số lương x 540.000 x 6% (6% tiền lương cơ bản). +Cột thực lĩnh kỳ II: = Cột tổng số - tạm ứng kỳ I - các khoản phải khấu trừ. + Dòng tổng cộng: Ghi số tổng số các cột trong bảng Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội bảng thanh toán lương tổ quản lý Inboud & Outbou tháng 03 năm 2009 ĐVT: VNĐ stt Họ và tên hsl Lương TG Nghỉ việc hưởng % lương phụ cấp trách nhiệm tổng thu nhập Các khoản khấu trừ vào lương Thu nhập còn lại công tiền Phép bhxh 6% Tạm ứng 1 Nguyễn Huy Dũng 4,12 24 2.053.662 128.354 81.000 2.263.016 138.348 500.000 1.624.668 Cộng 4,12 24 2.053.662 128.354 81.000 2.263.016 138.348 500.000 1.624.668 Người lập biểu ( ký, họ tên ) Kế toán trưởng (ký , họ tên) Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội Bảng thanh toán lương tổ quản lý công ty Tháng 03 năm 2009 ĐVT:VNĐ STT Họ và tên HSL Lương thời gian nghỉ việc hưởng % lương Phụ cấp trách nhiệm Tổng thu nhập Các khoản khấu trừ vào lương Thu nhập còn lại Phép BHXH 6% Tạm ứng 1 Hoàng Anh Dũng 4,52 2.440.800 162.000 2.602.800 156.168 500.000 1.946.632 2 Nguyễn Thị Nhi 4,23 2.284.200 135.000 2.419.200 145.152 500.000 1.774.048 3 Đỗ Lan Hương 4,12 2.224.800 81.000 2.305.800 138.348 500.000 1.667.452 4 Phạm Thanh Tú 2,08 1.123.200 1.123.200 67.392 500.000 555.808 5 Lê Ngọc Hà 2,08 1.123.200 1.123.200 67.392 500.000 555.808 6 Phạm Thọ Biên 2,42 1.256.538 37.696 1.294.234 78.408 500.000 715.826 7 Phạm Văn Chắc 1,99 1.074.600 1.074.600 64.476 500.000 510.124 8 Nguyễn Hữu Ngôn 1,99 1.074.600 1.074.600 64.476 500.000 510.124 9 Cao Thanh Tùng 2,67 1.441.800 1.441.800 86.508 500.000 855.292 Cộng 26,1 14.043.738 37.696 378.000 14.459.434 868.320 4.500.000 9.091.114 Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội Bảng thanh toán lương bộ phận visa và DV Tháng 03 năm 2009 ĐVT:VNĐ STT Họ và tên HSL Lương thời gian nghỉ việc hưởng % lương Phụ cấp trách nhiệm Tổng thu nhập Các khoản khấu trừ vào lương Thu nhập còn lại phép BHXH 6% Tạm ứng 1 Nguyễn Văn Minh 1,99 1.074.600 1.074.600 64.476 350.000 660.124 2 Bùi Xuân Thắng 1,86 1.004.400 1.004.400 60.264 350.000 594.136 Cộng 3,85 2.079.000 2.079.000 124.740 700.000 1.254.260 Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội Bảng thanh toán lương đội xe Tháng 03 năm 2009 ĐVT:VNĐ Stt Họ và tên Hsl Lương thời gian nghỉ việc hưởng % lương Phụ cấp trách nhiệm Tổng thu nhập Các khoản khấu trừ vào lương Thu nhập còn lại phép BHXH 6% Tạm ứng 1 Bùi Duy Khải 2.36 1.274.400 1.274.400 76.464 400.000 797.936 2 Nguyễn Viết Lâm 2.42 1.256.538 50.262 1.306.800 78.408 400.000 828.392 3 Nguyễn Đức Tài 3.03 1.636.200 1.636.200 98.172 400.000 1.138.028 4 Vũ Bá Sơn 2.62 1.414.800 1.414.800 84.888 400.000 929.912 5 Phương Duy Lập 2.62 1.414.800 1.414.800 84.888 400.000 929.912 6 Vũ Anh Hùng 2.62 1.414.800 1.414.800 84.888 400.000 929.912 Cộng 15.67 8.411.538 50.262 8.461.800 507.708 2.400.000 5.554.092 Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội Bảng thanh toán lươngbộ phận kế toán Tháng 03 năm 2009 ĐVT:VNĐ Stt Họ và tên Hsl Lương thơì gian nghỉ việc hưởng % lương Phụ cấp trách nhiệm Tổng thu nhập Các khoản khấu trừ vào lương Thu nhập còn lại phép BHXH 6% Tạm ứng 1 Đinh Văn Mạnh 1.70 918.000 918.000 55.080 200.000 662.920 2 Lê văn Hải 1.99 991.938 41.331 30.998 1.004.267 64.476 200.000 799.791 3 Đinh Văn Hải 2.67 1.441.800 1.441.800 86.508 200.000 1.155.292 4 Lê Hữu Độ 2.14 1.155.600 1.155.600 69.336 200.000 886.264 Cộng 8.5 4.507.338 41.331 30.998 4.579.667 275.400 800.000 3.504.267 Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội Bảng thanh toán lương bộ phận open tour Tháng 03 năm 2009 ĐVT:VNĐ Stt Họ và tên Hsl Lương thời gian nghỉ việc hưởng % lương Phụ cấp trách nhiệm Tổng thu nhập Các khoản khấu trừ vào lương Thu nhập còn lại phép BHXH 6% Tạm ứng 1 Nguyễn Minh Hoà 2.16 1.166.400 1.166.400 69.984 400.000 696.416 2 Bùi Văn Hiển 2.36 1.274.400 1.274.400 76.464 400.000 797.936 3 Trần Văn Hạnh 2.70 1.458.000 1.458.000 87.480 400.000 790.520 4 Cao Văn Hải 2.42 1.256.538 37.696 1.294.234 78.408 400.000 815.826 5 Trần Thanh Bình 1.86 1.004.400 1.004.400 60.264 400.000 544.136 Cộng 11.74 6.159.738 37.696 6.197.434 372.600 2.000.000 3.824.834 * Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội (tháng 03 năm 2009) - Cơ sở lập: Sau khi đã lập xong các bảng thanh toán lương tổ, phòng ban, phòng hành chính – tổ chức tập hợp số liệu tổn cộng cuối tháng để lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty - Phương pháp lập: Mỗi phòng ban, được ghi một dòng trên bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty * Cột đơn vị: Ghi tên các bộ phận tính lương như: Văn phòng Giám đốc, công ty * Các cột 1,2,3,4,..., 7: Căn cứ vào dòng tổng cộng của các bảng thanh toán lương tổ, phòng ban để ghi vào dòng và cột phù hợp VD: Tính tiền lương được lĩnh trong kỳ của tổ quản lý phòng ban (cột 8). Cột 8 = cột 5 + cột 6 + cột 7 = 2.053.662 +128.354 +81.000 =2.268.016đ Tính tổng cộng tiền lương trong toàn công ty = 21.317.901 +2.268.016 +14.459.434 =38.040.351đ + Tác dụng: Phản ánh tình hình thanh toán tiền lương của toàn công ty là cơ sở để lập bản phân bổ tiền lương và BHXH. Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội Bảng thanh toán tiền lương toàn công ty Tháng 03 năm 2009 Stt Khoản mục Hsl Lương thời gian nghỉ việc hưởng % lương Phụ cấp trách nhiệm Tổng thu nhập Các khoản khấu trừ vào lương Thu nhập còn lại phép BHXH 6% Tạm ứng 1 TK 622 39.76 21.157.614 91.593 68.694 21.317.901 1.280.448 5.900.000 14.137.453 City tour 3.85 2.079.000 2.079.000 124.740 700.000 1.254.260 Open tour 15.67 8.411.538 50.262 8.461.600 507.708 2.400.000 5.554.092 Đội xe 8.5 4.507.338 41.331 30.998 4.579.667 275.400 800.000 3.504.267 Visa và DV 11.74 6.159.738 37.696 6.197.434 372.600 2.000.000 3.824.834 2 TK 627 4.12 2.053.662 128.354 81.000 2.263.016 138.348 500.000 1.624.668 3 TK 642 26.1 14.043.738 37.696 378.000 14.459.434 868.320 4.500.000 9.091.114 Cộng 69.96 37.255.014 91.593 234.744 459.000 38.040.351 2.287.116 10.900.000 24.853.235 * Bảng phân bổ tiền lương và BHXH : Trong hình thức Nhật ký chứng từ, các khoản tiền lương trợ cấp BHXH phải trả và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ và trích trước tiền lương nghỉ phép, được tập hợp và phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. a. Cơ sở lập: - Bảng thanh toán lương phòng ban - Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty b. Kết cấu và phương pháp ghi: * Kết cấu: - Cột 1 ghi thứ tự: ghi theo thứ tự các khoản mục chi phí. - Cột 2 ghi tên các tài khoản:, 627, 642, 3,34. - Cột 3 đến cột 6 ghi có TK 334, các khoản phụ cấp và tổng cộng. - Cột 7 đến cột 10 Ghi có TK 338, chi tiết cho từng khoản, BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng cộng. - Cột 11: Phản ánh số tổng cộng. - ở bảng phân bổ không có TK 641 vì công ty làm theo hợp đồng đã ký kết nên khi hoàn thành nhiêm vụ, nên không có chi phí dự phòng * Phương pháp ghi: “Chi phí nhân công trực tiếp”. - Dòng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty.Tiền lương của bộ phận phục vụ sản xuất gián tiếp được hạch toán vào TK 627. - Dòng TK 642 “Chi phí quản lý công ty”. Bao gồm các khoản chi phí cho bộ máy quản lý của công ty - Cột TK 338: “Phải trả phải nộp khác”. Ghi chi tiết cho các TK: + TK 338(2) – Kinh phí công doàn: Trích 2% tổng quỹ lương. + TK 338(3): “Bảo hiểm xã hội”. Công ty nộp bảo hiểm cho mọi công nhân viên trong công ty và được tính 15% với tiền lương cơ bản. Căn cứ vào số người tham gia nộp bảo hiểm kế toán ghi vào dòng phù hợp của những bộ phận nào có người nộp bảo hiểm. + TK 338 (4) “Bảo hiểm y tế”. * Căn cứ vào số khấu trừ trong Bảng lương toàn công ty - Dòng tổng cộng: Cộng các dòng, TK 627, TK 642, TK 334 ghi vào cột phù hợp. c. Tác dụng của Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: - Phân bổ chính xác về chi phí tiền lương và các loại hình bảo hiểm, kinh phí công đoàn của toàn bộ công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội - Bảng phân bổ tiền lương là một trong những yếu tố cơ bant để dánh giá thành công trình. Công ty cổ phần Du lịch Đóng Đa Hà Nội Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 03 năm 2009 Khoản mục TK 334 TK 338 Tổng Lương chính Lương phụ Lương khác Cộng 3382 3383 3384 Cộng có 338 TK 642 21.616.614 91.593 21.708.207 434.164 3.256.231 434.164 4.124.559 25.832.766 City tour 2.538.000 2.538.000 50.760 380.700 50.760 482.220 3.020.220 Open tour 8.411.538 50.262 8.461.800 169.236 1.269.270 169.236 1.607.742 10.069.542 Đội xe 4.507.338 41.331 4.548.669 90.973 682.300 90.973 864.246 5.412.915 Visa và DV 6.159.738 6.159.738 123.195 923.961 123.195 1.170.351 7.330.089 TK 627 2.053.662 2.053.662 41.073 308.049 41.073 390.195 2.443.857 TK 642 14.043.738 14.043.738 280.875 2.106.561 280.875 2.668.311 16.712.049 TK 338 234.744 234.744 234.744 TK 334 1.902.018 385.098 2.287.116 2.287.116 Cộng 37.714.014 91.593 234.744 38.040.351 756.112 7.572.859 1.141.210 9.470.181 47.510.532 Công ty cổ phần du lịch Đống Đa Hà Nội Sổ Cái TK 334 - Phải trả công nhân viên Tháng 03năm 2009 Số dư đầu năm Nợ Có 8.000.000 Đơn vị: VNĐ Ghi có TK đối ứng, ghi nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Cộng 111 6.860.000 3383 1.879.068 3384 2.254.882 141 10.900.000 Cộng phát sinh Nợ 21.893.950 Có 38.040.351 Số dư cuối tháng Nợ Có 8.000.000 24.146.401 Người lập biểu ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) + Cơ sở lập: Dựa vào bảng phân bổ số 1 và các chứng từ liên quan + Phương pháp lập: Mỗi chứng từ ghi một dòng trên sổ cái. Dòng TK 111 lấy từ NKCT 1, trả tiền còn nợ công nhân viên từ kỳ trước và chi tạm ứng lương kỳ I tháng 5 bằng tiền mặt. Dòng TK 3383, TK 3384 lấy phát sinh ở bảng phân bổ số 1. Dòng TK 141 lấy từ NKCT 10, chi tạm ứng cho công nhân viên đi công tác. +Tác dụng: dùng để theo dõi các khoản chi trả của công ty. Công ty cổ phần Đống Đa Hà Nội Sổ Cái TK 338 - Phải trả phải nộp khác Tháng 03năm 2009 Số dư đầu năm Nợ Có 10.000.000 Đơn vị: VNĐ Ghi có TK đối ứng, ghi nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Cộng 111 5.000.000 cộng phát sinh Nợ 5.000.000 Có 9.470.181 Số dư cuối tháng Nợ Có 3.420.000 7.890.181 người lập biểu (ký, họ tên ) kế toán trưởng (ký, họ tên) + Cơ sở lập: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, căn cứ vào chứng từ thu chi. + Phương pháp lập: mỗi chứng từ ghi một dòng. Sau khi tiến hành định khoản kế toán ghi vào bên nợ hoặc bên có cột số tiền. Cuối tháng tính ra số phát sinh nợ, phát sinh có và tính ra số dư cuối tháng.  Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty I. Nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Du lịch Đống Đa Hà NộI 1. Nhận xét chung về công tác kế toán của công ty Trong mỗi một công ty, liên doanh hay thuộc ngân sách Nhà nước thì bộ phận kế toán là một bộ phận không thể thiếu. Hệ thống sổ sách của công ty tương đối hoàn chỉnh, kế toán đã sử dụng hình thức trả lương rất phù hợp đối với cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt ở phòng kế toán được bố trí rất khoa học, hợp lý và được phân công theo từng phần hành cụ thể rõ ràng nên công việc không bị chồng chéo cùng với đội ngũ cán bộ đều có trình độ nên đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh doanh của công ty. 2. Nhận xét về công tác kế toán lao động tiền lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ tại công ty Hạch toán tiền lương là một hệ thống thông tin kiểm tra các hoạt động của tài sản và các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối trao đổi và tiêu dùng. Kế toán tiền lương ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng về tiền lương là giai đoạn gắn liền với lợi ích kinh tế của người lao động và tổ chức kinh tế. Phương pháp hạch toán chỉ được giải quyết khi nó xuất phát từ người lao động vfa tổ chức kinh tế. Trong công ty việc trả lương công bằng luôn luôn được đặt lên hàng đầu, trả lương phải hợp lý với tình hình kinh doanh của công ty. Để công tác kế toán tiền lương các khoản trích theo lương của người lao động thực sự phát huy được vai trò của nó và là những công cụ hữu hiệu của công tác quản lý thì vấn đề đặt ra cho những cán bộ làm công tác kế toán lao động tiền lương và các nhà quản lý, doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu các chế độ chính của Nhà nước về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương để áp dụng vào công ty mình một cách khoa học và hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời phải luôn luôn cải tiến để nâng cao công tác quản lý lương và các khoản trích theo lương. Thường xuyên kiểm tra xem xét để rút ra những hình thức và phương pháp trả lương một cách khoa học, công bằng với người lao động để làm sao đồng lương phải thực sự là thước đô giá trị lao động. Cùng với việc nâng cao chất lượng lao động công ty phải có lực lượng lao động với một cơ cấu hợp lý, trình độ tay nghề phải được qua đào tạo, có sức khoẻ và bố trí lao động phù hợp với khả năng để họ phát huy, tạo thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch đồng thời công ty phải quản lý và sử dụng tốt thời gian lao động nhằm nâng cao thu nhập cho công ty. Ngoài ra công ty phải không ngừng nâng cao hoàn thiện trang thiết bị TSCĐ của công ty để phát huy khả năng lao động nhằm nâng cao thu nhập cho công ty và cải thiện đời sống cho người lao động thông qua số tiền lương mà họ được hưởng. Trong công ty ngoài tiền lương được hưởng theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí. Người lao động còn được hưởng, thu nhập từ các quỹ BHXH, khi ốm đau, tai nạn, thai sản mất sức Công ty đã sử dụng qũy KPCĐ tại công ty rất hợp lý. Bộ máy quản lý của công ty rất quan tâm đến tình hình lao động cũng như cuộc sống của công nhân viên. Chính điều này đã làm cho CNV trong công ty cảm thấy yên tâm về công việc cũng như công ty mà mình đã chọn để cống hiến sức lao động của mình sao cho đúng đắn. 3. Ưu điểm Với hình thức trả lương theo thời gian với mức lương ổn định và tăng dần đã làm cho CBCNV thực sự tin tưởng và gắn bó với công ty cùng với điều hành của ban lãnh đạo cũng như sự lao động hiệu quả của phòng kế toán luôn đảm bảo công bằng hợp lý chính xác đã làm cho CNV yên tâm và hăng say trong công việc, do vậy công ty đã ngày càng phát triển hơn, đời sống CBCNV ngày càng được đảm bảo và nâng cao. 4. Nhược điểm Do sự cập nhật của các chứng từ còn chậm hơn nữa sự giám sát, quản lý của các văn phòng vẫn còn buông lỏng do vậy các chứng từ về tiền lương, BHXH đôi khi cũng chưa thật chính xác, chưa thập hợp lý. Do vậy công ty cần phải đưa ra chính sách quản lý thật đúng đắn, chặt chẽ để công tác kế toán hoạt động có hiệu quả hơn, chính xác hơn. II. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương tại công ty Để công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty thực sự phát huy hết vai trò của nó là công cụ hữu hiệu quả công tác quản lý, để từ đó nâng cao mức sống cho người lao động và để công ty ngày một phát triển thì công ty Thương mại và dịch vụ kỹ thuật nói chung và công tác kế toán nói riêng phải không ngừng nghiên cứu để hoàn thiện hơn hình thức trả lương hiện nay của công ty để quản lý tốt lao động và nâng cao hiệu quả lao động. Phải quan tâm đến đời sống cán bộ CNV hơn nữa để tìm ra phương thức trả lương phù hợp với sức lao động mà họ đã bỏ ra. Để đáp ứng kịp thời thông tin nhanh và chính xác phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty, xin đề nghị ban giám đốc và phòng kế toán quản lý tốt các hình thức trả lương hơn nữa. - Do công ty áp dụng hình thức trả lương là thời gian nên việc tính ra lương của công nhân viên vẫn chưa thiết thực. - Ngoài việc trả lương theo thời gian công ty nên áp dụng thêm hình thức trả lương theo sản phẩm, có như vậy thì việc tính toán lương của công nhân viên sẽ thực tế hơn. - Đối với bộ phận kỹ thuật và bộ phận kinh doanh nên áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, vì có như vậy công nhân viên mới tích cực tham gia, hoạt động kinh doanh tiêu thụ được nhiều hàng hoá giúp cho lợi nhuận của công ty tăng cao đồng thời việc hạch toán lương cũng cụ thể hơn, thiết thực hơn đối với năng lực của từng người. Kết luận Ngành Du lịch Việt Nam đã và đang trên đà phát triển một cách nhanh chóng, theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, điều này đã mở ra rất nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch phát triển. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó vẫn tồn tại một số khó khăn trong môi trường kinh doanh và trong chính các doanh nghiệp. Để phát triển cùng với nhịp phát triển của ngành, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những kế hoạch, phương hướng, mục tiêu phát triển cụ thể và chúng sẽ được chuyển thành các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, ngoài những thành công do việc áp dụng đúng đắn các chiến lược thì sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm trong khi xây dựng chiến lược và đòi hỏi cần phải khắc phục. Trước những điều kiện thuận lợi này, công ty Du lịch Đống Đa đã có những biện pháp, phương hướng hoạt động cụ thể để theo kịp với sự phát triển của ngành nói chung. Trong đề tài của mình, em đã chọn phân tích quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty Du lịch Đống Đa thông qua việc đánh giá thực trạng của Trung tâm trong thời gian qua, từ đó thấy được những thành công cũng như những khó khăn, thiếu sót của công ty trong khi thực hiện, để rồi nêu ra các giải pháp, kiến nghị, những phương hướng và mục tiêu nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Trên đây, em đã trình bày toàn bộ chuyên đề thực tập của mình trong thời gian thực tập tại công ty Du lịch Đống Đa. Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này là dựa trên những kiến thức đã học, sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phí Thị Kim Thư, Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế-Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng ban Giám đốc, cán bộ nhân viên công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Lý thuyết Hạch toán kế toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do Tiến Sỹ Nguyễn Thị Đông chủ biên - Nhà xuất bản Tài chính Tháng 11/1999. 2. Giáo tình Kế toán Công trong đơn vị hành chính sự nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân do PGS - Tiến sỹ Nguyễn Thị Đông chủ biên - Nhà Xuất bản Tài chính T5/2003 3. Giáo trình Kế toán Doanh nghiệp sản xuất - Trường Đại học Tài chính kế toán chủ tiên Tiến Sỹ Nguyễn Đình Đồ - Nhà xuất bản Tài chính Tháng 12/2000. 4. Giáo trình Kế toán tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Mục lục Lời mở đầu 2 Chương I:Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Doanh nghiệp. I Đặc điểm vai trò , vi trí tiền lương và các khoản trích theo lương trong Doanh nghiệp.............4 1 Bản chất và chức năng của tiền lương.........4 II Các hình thức tiền lương trong Doanh nghiệp...4 1 Hình thức tiền lương theo thời gian....5 2 Hình thức trả lương theo sản phẩm.. 3 Theo sản phẩm trực tiếp..6 4 Theo sản phẩm gián tiếp.7 5 Theo khối lương công việc.....7 6 Cac hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương.....8 III Quỹ tiền lương , quỹ BHXH,BHYT và KPCĐ.8 1Quỹ tiền lương.8 2 Quỹ BHXH.. 3 Quỹ BHYT.. 4 Kinh phí công đoàn. VI. Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương.. 1 Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương 2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương VII Hình thức sổ kế toán. 1 Nhật ký chung.. 2 Nhật ký chứng từ.. 3 Chứng từ ghi sổ 4 Nhật ký sổ cái.. Chương II: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần du lịch Đống Đa 10 1.1. Vài nét về Công ty du lịch Đống Đa 10 1.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển 10 2.1.1.1. Sự ra đời của Công ty du lịch Đống Đa 11 1.1.2. Tổ chức bộ máy 12 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty du lịch Đống Đa 12 1.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 13 1.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty du lịch Đống Đa 14 1.2. Môi trường kinh doanh của Công ty du lịch Đống Đa 17 1.2.1. Môi trường vĩ mô 17 1.2.2.1. Môi trường kinh tế 17 1.2.1.2. Môi trường kỹ thuật công nghệ 18 1.2.1.3. Môi trường văn hoá xã hội 19 1.2.1.4. Môi trường tự nhiên 19 1.2.1.5. Yếu tố về chính trị, luật pháp 19 1.2.2. Môi trường vi mô 20 1.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh 20 1.2.2.2. Sức ép từ phía nhà cung cấp 21 1.2.2.3. Sức ép từ phía khách hàng 21 1.2.2.4. Sức ép từ phía sản phẩm thay thế 24 1.2.2.5. Thị trường khách du lịch 24 1.2.2.6. Sự phát triển của dịch vụ môi giới 25 1.2.3. Nguồn lực của Công ty du lịch Đống Đa 25 1.2.3.1. Thực trạng nguồn tài chính của Công ty 25 1.2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty 26 1.2.3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Công ty du lịch Đống Đa 27 1.2.3.4. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu 27 2.1. Phương pháp tính tiền lương và các khoản trích theo lương..36 2.2.1 Lương sản phẩm...36 2.2.2Lương thời gian.37 2.2.2.Các đối tượng hưởng lương......37 2.2.2.2 Cách tính lương và trả lương.38 2.2.3Các khoản phụ cấp.39 2.2.4Các khoản khấu trừ lương..40 2.2.5Các khoản trích theo lương....40 3.1Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.....41 ChươngIII: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ choc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtại công ty Du lịch Đống Đa 60 I. Nhận xét chung về công tác kế toán của công ty 60 2Nhận xet về công tác kế toán lao động tiền lương trích BHXH,BHYT,KPCĐ tại công ty 61 3.Ưu điểm.61 4. Nhược điểm 62 II.Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương tại công ty 62 Kết luận 72 TàI LIệU THAM KHảO Nhận xét của đơn vị thực tập . . . . . . . . . . Hà Nội, ngày..tháng.năm Giám đốc Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2581.doc
Tài liệu liên quan