- Nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất thủy tinh của công ty và thị trường nội địa.
- Sản phẩm thủy tinh phục vụ cho tiêu dùng (lọ hoa, cốc, đĩa, ), phục vụ cho khoa học, y tế (ống thủy tinh nhỏ, các vật dụng dùng để đựng,.), bao gồm cả sản phẩm thủy tinh trắng, thủy tinh kiềm, thủy tinh đục, thủy tinh dân dụng và thủy tinh pha lê.
- Cho thuê bất động sản (hoạt động cho thuê đất, cho thuê xưởng, )
- Liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước mở đại lý văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
52 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o quy trình sao cho sau 14-16 tiếng thủy tinh phải chín, không bị hột, bột và đảm bảo đầy nồi, giao cho tổ thổi gia công, đồng thời duy trì nhiệt độ vừa phải trong khi gia công.
Tổ thổi: tùy theo từng loại sản phẩm mà bố trí dây chuyền của tổ, mỗi tổ có từ 8-10 người, thường là 4 thợ thổi và 6 thợ phụ. Khi thổi dùng ống thổi khều thủy tinh thổi tạo phôi và xuống khuôn thổi, tạo thành sản phẩm thô đạt tiêu chuẩn giao cho tổ cắt.
Tổ cắt: thực hiện cắt pháo sản phẩm (phần trên của sản phẩm) bỏ đi.
Tổ mài: dùng cát mài trên bàn mài để mài miệng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã quy định cho loại sản phẩm rồi giao cho bộ phận đốt. Bộ phận này dùng ga hoặc dầu để đốt miệng sản phẩm, tiếp đó đưa sản phẩm vào lò ủ băng chuyền với nhiệt độ 4500C - 5000C. Sau 3 tiếng băng chuyền đưa ra sản phẩm, nhân viên dỡ sản phẩm và giao cho tổ rửa, đóng gói sản phẩm.
Bộ phận KCS – rửa, đóng gói sản phẩm: rửa sản phẩm bằng nước xà phòng, lau khô, đóng vào hộp catton và nhập kho thành phẩm; theo dõi việc thực hiện quy trình công nghệ, kiểm kê chất lượng sản phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm về nguyên vật liệu trước khi nhập kho của công ty; kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho chế tạo khuôn mẫu; sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, công cụ lao động, theo dõi giám sát an toàn lao động.
Phân xưởng 2: hay còn gọi là phân xưởng chế biến nguội, tiếp tục gia công những sản phẩm đòi hỏi mẫu mã đẹp, chất lượng cao, tùy theo yêu cầu của sản xuất, cho đến khi hoàn thành, nhập kho thành phẩm.
4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI.
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thủy tinh Hà Nội áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kê toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán chung của công ty. Cùng với sự sắp xếp lại tổ chức trên cơ sở tinh giảm từ 5 người xuống 3 người, tuy một người kiêm nhiều việc nhưng các nhân viên kế toán vẫn đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán theo quy định của Bộ tài chính.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, TSCĐ, thuế, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán thanh toán kiêm kê toán ngân hàng, kế toán lương và BHXH, kế toán NVL, CCDC
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm thủ quỹ
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, TSCĐ, thuế, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kế quả kinh doanh
Kế toán truởng: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình hạch toán kế toán, tình hình tài chính của công ty. Đồng thời làm công tác đối nội, đối ngoại thuộc phạm vi tài chính, đôn đốc và giám sát việc thực hiện các chính sách và chế độ tài chính; làm công tác kế toán tổng hợp, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm.
Kế toán thanh toán kiêm kế toán ngân hàng, kế toán lương và kế toán NVL, CCDC:
Lập phiếu thu - chi.
Theo dõi công nợ của các đơn vị, các cá nhân trong và ngoài công ty.
Giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản tiền qua ngân hàng.
Theo dõi các hợp đồng mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thu tiền khi tiêu thụ.
Tính lương và các khoản trích theo lương cho công nhân viên toàn công ty.
Theo dõi nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất và quản lý.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm thủ quỹ:
Bảo quản, cất giữ và thu - chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ hợp lệ.
Tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ và tính giá thành sản phẩm, cuối tháng tập hợp lên Bảng kê, bảng phân bổ nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ.
Thống kê năng suất lao động, cập nhật số liệu để cuối tháng làm báo cáo sơ kết.
Hàng tháng, quý, năm, phòng tài vụ phải lập Báo cáo chính thức về hoạt động sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý.
4.2. Tổ chức sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội.
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ kết hợp với việc xử lý số liệu trên máy vi tính. Công tác hạch toán hàng tồn kho áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên và đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Đối với công tác khấu hao tài sản cố định, Công ty áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Sổ chi tiết bao gồm: sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.
Sổ tổng hợp bao gồm: NKCT số 1, NKCT số 5 và các Sổ Cái khác.
HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ ĐƯỢC HẠCH TOÁN
Bảng kê
NKCT
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chứng từ ghi sổ và Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ
THEO SƠ ĐỒ SAU:
Ghi chú: : ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để ghi vào bảng kê, bảng phân bổ, sau đó ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan.
Các chứng từ cần hạch toán chi tiết chưa thể phản ánh được trong các NKCT, các bảng kê thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết.
Các chứng từ thu – chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ, sau đó ghi vào NKCT số 1 và Bảng kê số 1.
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào các bảng kê, NKCT có liên quan rồi từ NKCT ghi vào sổ cái.
Căn cứ vào bảng chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
Kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán có liên quan.
Tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán.
HÌNH THỨC GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
Phần mềm
kế toán
Máy vi tính
Chú thích:
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán.
Các chứng từ thu – chi tiền mặt, các phiếu nhập – xuất kho được sử dụng để ghi vào sổ quỹ, sổ kho để theo dõi và là cơ sở để đối chiếu, sau đó được nhập số liệu vào máy vi tính.
Cuối tháng (hoặc thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động. Sau khi đã in ra giấy, kế toán có thể đối chiếu, kiểm tra lại số liệu giữa sổ chi tiết, sổ tổng hợp với báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán quản trị.
4.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống chứng từ ban đầu, thông tin đầu vào là dữ liệu của toàn bộ công tác kế toán, công ty đã xây dựng lên một hệ thống chứng từ ban đầu theo quy định của Bộ Tài chính, bao gồm các chứng từ kế toán có tính chất bắt buộc như: hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho – phiếu xuất kho, phiếu thu – phiếu chi, và các chứng từ có tính chất đặc thù của công ty như phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm, Đồng thời, Công ty cũng tổ chức được một quy trình lập và luân chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý, bao gồm các bước:
Tiếp nhận chứng từ bên ngoài và lập chứng từ.
Kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ.
Tổ chức luân chuyển chứng từ.
Ghi sổ chứng từ.
Bảo quản và lưu trữ chứng từ.
4.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty áo dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo quy định của Bộ tài chính dành cho Doanh nghiệp, bao gồm 9 loại tài khoản. Tài khoản cấp 1, 2 mang tính chất bắt buộc. Ngoài ra, Công ty không xây dựng thêm một tài khoản đặc trưng nào theo ngành nghề kinh doanh của mình.
4.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống Báo cáo kế toán.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
Định kỳ hàng tháng, phòng tài vụ - kế toán phải lập Báo cáo thuế và Báo cáo sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng để nộp cho các đơn vị cho liên quan.
- Báo cáo thuế được lập thành 3 bản: 2 bản để nộp cho cơ quan thuế trực thuộc, 1 bản được lưu lại tại công ty.
- Báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh trong tháng cũng được làm thành 3 bản: gửi cho ban giám đốc, phòng kinh doanh, 1 bản để lưu lại tại phòng kế toán.
Hàng quý, hàng năm, bên cạnh Báo cáo thuế phải lập để nộp cho cơ quan thuế, phòng tài vụ phải lập Báo Cáo Tài Chính gửi cho cơ quan thuế.
- Báo cáo tài chính (hàng quý) được lập thành 4 bản: gửi cho Ban giám đốc, gửi trên Tổng công ty, Hội đồng quản trị công ty, 1 bản lưu lại.
- Báo cáo thuế TNDN: được lập hàng quý, về số thuế TNDN ước tính phải nộp trong quý cho co quan thuế.
- Báo cáo tài chính (cuối năm) được lập thành 7 bản: gửi Hội đồng quản trị công ty, gửi trên Tổng công ty, Ban giám đốc, 2 bản gửi cho cơ quan thuế, 1 bản gửi cho Sở kế hoạch đầu tư, 1 bản lưu tại công ty.
- Báo cáo kế toán được lập hàng quý gửi cho hội đồng cổ động và các bộ phận liên quan
4.6. Giới thiệu về phần mềm kế toán Công ty sử dụng.
Để đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thời đại và đòi hỏi chuyên môn trong công tác kế toán, tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội đã đầu tư sử dụng phần mềm kế toán CADS 2005 vào quá trình hạch toán tại doanh nghiệp. Chương trình này được thiết kế tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại Công ty.
Nội dung của phần mềm kế toán CADS 2005 gồm:
Chức năng hệ thống.
Thiết lập hệ thống ban đầu.
Phân loại các chứng từ kế toán và các nghiệp vụ kế toán.
Cập nhật số dư ban đầu.
Xử lý số liệu kế toán cuối tháng.
Lên các báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Các loại vật tư, hàng hóa, dịch vụ và các tài khoản mà Công ty sử dụng đã được mã hóa nên khi nhập số liệu vào máy tính, kế toán viên chỉ cần đánh mã vật tư, hàng hóa.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán viên nhập dữ liệu vào máy tính theo trình tự.
Cuối tháng chương trình sẽ in ra các bảng kê, sổ chi tiết và các báo cáo kế toán khác có liên quan.
Cuối năm chương trình sẽ tự động tổng hợp các số liệu liên quan cho ra các báo cáo tổng chi tiết, báo cáo tổng hợp cần thiết.
CHƯƠNG II
CÔNG TÁC KẾ TOÁN THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI
2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Với những đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ tinh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội (Đã được trình bày ở trên), chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng, trong đó:
Phân xưởng 1: chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ cho số nồi thuỷ tinh sản xuất trong tháng, trên cơ sở năng suất thổi ra sản phẩm sau cắt để tính giá thành đơn vị sản phẩm ở công đoạn phân xưởng 1.
Phân xưởng 2: chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ cho số ca sản xuất và căn cứ vào số sản phẩm nhập kho để tính giá thành sản phẩm của phân xưởng 2.
Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm
Kỳ tính giá thành: hàng tháng kế toán tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm .
2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất, bao gồm 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
2.1.2.1. Kế toán tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: cát Vân Hải, các loại hoá chất, các loại tuýp Pyrex, dầu hoả, dầu Fo, than đá, xăng dùng trực tiếp cho việc sản xuất thuỷ tinh. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên, nhiên vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, từ đó tính giá thành xuất vật liệu bình quân.
* Chứng từ sử dụng :
Để phản ánh các nghiệp vu kinh tế phát sinh, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu 90 - VT)
Biên bản kiểm nghiệm.
Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
Thẻ kho
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản:
TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
TK 621 được chia làm 2 tài khoản cấp 2:
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Phân xưởng 1.
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Phân xưởng 2.
TK 152 : “ Nguyên liệu, vật liệu ”
TK 152 được chia thành 4 tài khoản cấp 2:
TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính.
TK 1522: Vật liệu phụ.
TK 1523: Nhiên liệu.
TK 1524: Phụ tùng sửa chữa thay thế.
Quy trình nhập liệu: căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao vật tư trong tháng, thủ kho xuất vật tư cho 2 phân xưởng. Tại kho thủ kho thu thẻ kho và lập phiếu xuất vật tư không ghi giá trị mà chỉ ghi số lượng vật tư xuất, phiếu xuất vật tư được chia làm hai liên một liên cho đơn vị sử dụng giữ, một liên do thủ kho giữ. Đến cuối tháng thủ kho mới chuyển toàn bộ phiếu xuất vật tư, thẻ kho, bảng nhập xuất tồn lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán: kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra xuất nhập tồn vật tư trong tháng xem số lượng nguyên vật liệu thực xuất là bao nhiêu, kế toán hoàn chỉnh lại phiếu xuất kho và tiến hành cập nhật vào máy.
Các bước tiến hành:
Từ màn hình giao diện chính của CADS 2005 chọn phần hành kế toán “ Vật tư”, chọn “Xuất vật tư ”, kế toán tiến hành nhập một số chỉ tiêu sau:
Số chứng từ.
Ngày chứng từ .
Mã TKNX.
Mã đơn vị.
Bộ phận.
Diễn giải.
Ông bà.
Khoản mục
Kho.
Tỷ giá (USD/VND nếu có)
Khi các thông tin trên được nhập vào máy xong, kích chuột vào biểu tượng “Chấp nhận” trên màn hình và kết thúc quy trình nhập dữ liệu của phiếu xuất kho.
Giá vốn (đơn giá) máy tự thực hiện theo phương pháp bình quân gia quyền đã được khai báo từ trước, tại phiếu xuất nhập đã khai báo mã số vật tư, giá vật liệu xuất dùng theo công thức:
Đơn giá thực tế bình quân của vật liệu xuất
=
Trị giá thực tế NVL dư đầu kỳ
+
Trị giá thực tế NVL nhập trong k ỳ
Khối lượng NVL dư đầu kỳ
+
Khối lượng NVL nhập trong kỳ
Trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ, máy tự động tính và hiện số liệu theo công thức:
Trị giá vốn thực tế vật liệu xuất trong kỳ
=
Số lượng vật liệu xuất trong kỳ
x
Đơn giá thực tế bình quân của vật liệu xuất kho
Ví dụ: Trong tháng 11/2007 có tình hình xuất nhập tồn hoá chất Asen như sau:
Dư đầu kỳ Số lượng: 35 kg ĐG: 13.601,636 đ/kg
Nhập trong tháng: 200 kg ĐG: 14.428 đ/kg
Xuất trong tháng: 25 kg
Khi đó đơn giá xuất được tính như sau:
Đơn giá tính bình quân 1kg Asen xuất dùng
=
35 x 13.601,636 + 200 x 14.428
=
14.304,92 (đ/kg)
35 + 200
Trị giá vốn xuất dùng là: 25 x 14.304,92 = 357.623 (đ)
Cuối tháng để xem tình hình sử dụng nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trong tháng, kiểm tra và in ra bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ các thao tác thực hiện theo trình tự:
Trên giao diện của màn hình kích chuột vào mục “Báo cáo” Một danh sách các báo cáo xuất hiện tiếp đó ta kích chuột vào mục “ Báo cáo chi phí, giá thành ” thì một bảng danh sách liên quan đến giá thành sẽ xuất hiện.
Trong các danh sách báo cáo chi phí và giá thành kích chuột vào mục “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ” sau đó ấn phím F10 khi đó màn hình hiện lên cửa sổ để kế toán khai báo các thông tin liên quan đến bảng phân bổ cần tìm.
Sau khi khai báo dữ liệu ấn phím Enter trên màn hình sẽ xuất hiện bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong một thời gian nào đó, kế toán có thể xem, in ra sổ cái tài khoản 621 và các sổ chi tiết của tài khoản 621.
2.1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
- Giới thiệu chung
Cán bộ công nhân viên trong Công ty có 72 người, chia làm 2 bộ phận:
Bộ phận sản xuất trực tiếp: 50 người, trong đó: PX1: 40 người
PX2: 10 người
Bộ phận gián tiếp sản xuất : 22 người.
- Hình thức trả lương:
Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức lương thời gian. Lương thực tế của mỗi cán bộ công nhân viên là cố định, bao gồm cả tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp phụ cấp, trợ cấp.
Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT,. Theo chế độ hiên hành.
Mức lương thực tế của cán bộ công nhân viên:
-Giám đốc:
5.000.000 đồng / tháng
- Phó giám đốc:
3.500.000 đồng / tháng
-Kế toán trưởng:
3.000.000 đồng / tháng
-Kế toán viên
1.200.000 đồng / tháng
-Thợ thổi:
1.400.000 đồng / tháng
-Thợ mồi:
1.100.000 đồng / tháng
-Thợ nấu gia công
1.100.000 đồng / tháng
-Thợ nhập nấu:
1.400.000 đồng / tháng
-Thợ phụ:
1.000.000 đồng / tháng
-Thợ mài:
1.300.000 đồng / tháng
-Thợ đánh bóng:
1.200.000 đồng / tháng
-Thợ phụ sửa:
1.000.000 đồng / tháng
-Thủ kho:
1.100.000 đồng / tháng
- Bảo vệ:
900.000 đồng / tháng
- Phương pháp tính lương:
Lương thực tế = Lương cơ bản + các khoản phụ cấp, trợ cấp
Như trên đã trình bày, PX1 là phân xưởng sản xuất chủ yếu. việc gia công sản phẩm phần lớn là thủ công, do đó kéo theo một số lao động phụ: sửa chữa dụng cụ, cơ điện, vệ sinh, đều được Công ty tập hợp và phân bổ trực tiếp cho PX1.
Đối với PX2: số lượng công nhân ít hơn, bộ máy phụ trợ chỉ có một người và một công nhân phục vụ chạy ga xăng.
Hệ số lương x 450.000
Lương cơ bản 1CN/ 1 ngày =
26
Trong đó
Hệ số bậc lương dựa vào bậc thợ của từng công nhân.
Bậc 1 có hệ số: 1,4
Bậc 2 có hệ số: 1,58
Bậc 3 có hệ số: 1,78
Bậc 4 có hệ số: 2,01
* Ngoài ra Công ty còn trả lương nghỉ phép, lễ theo chế độ hiện hành.
Lương cơ bản
Lương nghỉ phép, lễ = x số công phép, lễ
26
Lương cơ bản = Hệ số cấp bậc x mức lương tối thiểu
* Phương pháp kế toán Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Kinh phí công đoàn
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Công ty trích ra các khoản sau:
BHXH: trích ra 20% trên tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó Công ty chịu 15%, còn 5% trừ vào lương của cán bộ công nhân viên.
BHYT: trích ra 3% trên tiền lương cơ bản phải trả cho nhân viên, trong đó Công ty chịu 2%, còn 1% trừ vào lương của cán bộ công nhân viên .
Cách tính:
BHXH của 1CN = hệ số bậc lương x mức lương tối thiểu x 20%
BHYT của 1 CN = hệ số bậc lương x mức lương tối thiểu x 5%
KPCĐ của 1CN = hệ số lương trung bình x mức lương tối thiểu x 2%
Hệ số lương trung bình của toàn công ty được xác định là 1,7
Vậy KPCĐ của toàn Công ty = 72 x KPCĐ của 1CN
- Phương pháp tính các khoản BHXH mà CBCNV Công ty được hưởng:
Các khoản tiền lương thai sản, đẻ được hưởng 100% lương cơ bản
Nghỉ không lương thì phải đóng tiền BHXH, BHYT trong tháng mình nghỉ.
Công thức:
Hệ số lương x 450.000
Lương đẻ, thai sản = x Công đẻ, thai sản
26
Hệ số lương x 450.000
Lương ốm, con ốm = x Công ốm, con ốm
26
Sau khi kế toán tính xong các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ của từng người thì sẽ tập hợp các khoản này trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
*Chứng từ sử dụng: Để xác định tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán dựa vào các chứng từ sau:
Bảng chấm công.
Bảng năng suất cá nhân.
Bảng thanh toán lương cho từng tổ sản xuất .
Bảng thanh toán từng phân xưởng và toàn Công ty .
* Tài khoản sử dụng :
Kế toán sử dụng TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Và chi tiết cho từng phân xưởng:
- TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp PX1
- TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp PX2
Đã được khai báo sẵn ở trong máy để tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp của Công ty.
Cuối tháng phòng tài chính kế toán sẽ tiến hành nhập liệu về chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm .
* Quy trình nhập dữ liệu:
Từ giao diện nền của CADS 2005 kích đúp vào biểu tượng “Chứng từ kế toán khác ” màn hình nhập liệu của “Chứng từ kế toán khác ” sẽ hiện ra để kế toán nhập các thông tin cần thiết tương ứng.
Cán bộ kế toán sẽ tiến hành lần lượt nhập các thông tin về chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất theo từng phân xưởng, cụ thể các thông tin cần nhập như sau:
Mã chứng từ:
Số chứng từ:
Ngày Công ty:
Ông (bà) : Phân xưởng 1
Diễn gải : Phân phối lương công nhân PX1
Sau khi nhập hết các thông tin trên kích chuột vào nút “Lưu” trên màn hình, sau đó lại tiếp tục nhập thông tin liên quan đến phân phối lương công nhân sản xuất PX2.
- Giữ nguyên các thông tin về “Mã CT” , “Số chứng từ ”, “Ngày CT ” .
- Diễn giải: phân phối lương công nhân sản xuất PX2
Kích chuột vào nút “ Lưu ”
Sau khi nhập hết các thông tin liên quan đến phân phối lương công nhân sản xuất cả 2 phân xưởng, nhấn phím F10 sau đó vào mục “ Tổng hợp ” để chạy tổng hợp tháng đưa số liệu lên các báo cáo.
Kết thúc quá trình nhập liệu về phân phối lương công nhân sản xuất cán bộ kế toán tiếp tục nhập liệu về các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất.
Trên giao diện CADS 2005 vào mục “Chứng từ kế toán khác ” sau đó chọn mã chứng từ “ Phiếu kế toán khác VNĐ ” nhập “ Số Mã ” “ ngày CT ”, diễn giải chứng từ, nhập “TK N ”, “TK C ”, công trình sản phẩm, “ mã CT ”, “ số tiền ”, kế toán nhập từng khoản một, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương công nhân sản xuất từng phân xưởng. Sau khi nhập xong thông tin liên quan đến một khoản trích ấn phím “ Lưu ” để chuyển sang nhập liệu khoản trích tiếp theo.
Ví dụ: Để nhập thông tin liên quan đến khoản trích BHXH theo lương của công nhân sản xuất PX1.
Mã CT: 1. pkkv - Phiếu kế toán khác VND
- Số CT: 6221 Ngày CT: 30/11/2007
- Ông ( Bà): PX1
Diễn giải: trích BHXH theo lương công nhân sản xuất PX1.
Kích chuột vào nút “ Lưu ” trên màn hình.
Sau khi nhập hết thông tin liên quan đến khoản trích theo lương
Công nhân sản xuất của 2 phân xưởng ấn phím F10 sau đó vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa các số liệu báo cáo.
Tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội chi phí lương phải trả và các khoản trích cho công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân quản lý phân xưởng được theo dõi cho phân xưởng.
Cuối tháng để xem sổ cái tài khoản 622, kế toán vào mục “ Báo cáo” chọn “Báo cáo nhật ký chứng từ” sau đó chọn mục “Sổ cái” một cửa sổ để người sử dụng khai báo thông tin sẽ xuất hiện trên màn hình.
Cuối kỳ kế toán, toàn bộ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp được kế toán tổng hợp và thực hiện lệnh kết chuyển sang TK154 trên giao diện màn hình kết chuyển. Việc kết chuyển này được trình bày ở phần “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ”.
2.1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Tại công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục sau:
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng.
Chi phí vật liệu dùng chung cho sản xuất
Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng như tiền điện, tiền nước
Chi phí bằng tiền khác:
* Chứng từ liên quan: để phản ánh các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng các chứng từ như: Phiếu thu, Phiếu chi, Bảng thanh toán lương, Phiếu xuất kho, Nhập kho nguyên vật liệu,
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí sản xuất chung Công ty sử dụng tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Trong đó chi tiết thành các tài khoản cấp 2 để tiện theo dõi:
TK6271: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
TK6272: Chi phí nguyên vật liệu
TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK6278: Chi phí khác bằng tiền
Chi phí sản xuất chung tập hợp cho toàn Công ty căn cứ vào bảng “Phân bổ vật liệu sử dụng ”, bảng “Phân bổ khấu hao tài sản cố định” và các chứng từ liên quan để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung.
Sau khi tính được chi phí nhân viên quản lý cho từng phân xưởng, kế toán sẽ tiến hành nhập các thông tin liên quan đến việc phân phối các khoản chi phí này cho từng phân xưởng.
Từ giao diện của CADS 2005 kích đúp chuột vào biểu tượng “Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu, sau khi mở được màn hình nhập liệu ta tiến hành nhập các thông tin sau:
Mã CT: 1PKKV - Phiếu kế toán khác VNĐ
Số CT: Ngày CT: 30/11/2007
Ông (bà): Phân xưởng 1
Diễn giải: Phân bổ nhân viên quản lý
Nhập các thông tin tương tự đối với chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 2. Sau khi khai báo xong nhấn F10 vào mục “Tổng hợp” để chạy tổng hợp tháng .Đưa số liệu ra các báo cáo
Sau khi nhập các thông tin liên quan đến việc phân phối lương nhân viên quản lý , kế toán tiếp tục sử dụng “Phiếu kế toán khác VNĐ” để nhập các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng như BHXH, BHYT, KP CĐ.
* Chi phí vật liệu phụ, công cụ dụng cụ
Khi xuất dùng trong kỳ đối với công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn thì kế toán sẽ hạch toán luôn vào chi phí sản xuất chung, đối với công cụ dụng cụ có giá trị trung bình kế toán sẽ hạch toán vào TK142 sau đó phân bổ dần vào chi phí, đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn thời gian sử dụng dài kế toán sẽ hạch toán vào TK242 sau đó phân bổ dần vào chi phí.
Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kế toán tổng hợp dùng cho chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất trong tháng tính cho từng phân xưởng theo tiêu thức chi phí nhân công sản xuất trực tiếp.
Sau khi tính được chi phí công cụ của từng phân xưởng dùng để sản xuất sản phẩm, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này.
Đối với vật liệu phụ, công cụ dụng cụ phân bổ 1 một lần thì quy trình nhập liệu thực hiện tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đến cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho, thẻ kho vào báo cáo nhập xuất vật tư để nhập vào máy theo định khoản:
Nợ TK 2678:
Có TK 152
Có TK 153
Đối với công cụ phân bổ nhiều kỳ khi công cụ dụng cụ được xuất dùng trong tháng , kế toán tiến hành phân bổ một phần giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung trong tháng và được nhập vào máy theo các bước sau:
- Để nhập liệu chi phí công cụ dụng cụ các phân xưởng kế toán viên vào mục “ Chứng từ kế toán khác ”trên màn hình giao diện nhập liệu CADS 2005 sau đó khai báo :
- Mã Công ty: 1.PKKV - Phiếu kế toán khác VNĐ
- Số CT:
- Ngày CT:
- Diễn giải:
Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho phân xưởng 2, sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục “Tổng hợp” để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo.
* Chi phí khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu về cơ sở vật chất trong công ty. Do đó việc trang bị hay sử dụng tài sản cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để bù đắp hao mòn trong quá trình sản xuất, Công ty đã tiến hành trích khấu hao, chuyển dần giá trị hao mòn vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Khoản chi phí khấu hao TSCĐ này bao gồm toàn bộ khấu hao về máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xe máy phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng và của công ty.
Để tập hợp chi phí này kế toán sử dụng TK 6274 đối ứng với TK 214 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
Việc khấu hao TSCĐ của Công ty đuợc thực hiện theo quy định của Bộ tài chính
Bộ phận TSCĐ do các phân xưởng quản lý áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
Căn cứ vào thời gian sử dụng TSCĐ hàng tháng kế toán tính mức khấu hao theo công thức:
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ
bình quân =
tháng Thời gian sử dụng TSCĐ
12
Cuối tháng kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao này cho các phân xưởng để thực hiện tính giá thành.
+ Các chứng từ sổ sách sử dụng
Chứng từ:
Hoá đơn GTGT
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Bảng tính và phân bổ lại TSCĐ
Phiếu chi, phiếu thu
+ Để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong đơn vị Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội sử dụng một số sổ kế toán sau:
Thẻ TSCĐ
Sổ TSCĐ
Bảng kê số 1
Nhật ký chứng từ số 1
Bảng tính khấu hao TSCĐ
Bảng tổng hợp phát sinh TSCĐ
Sau khi tính chi phí khấu hao TSCĐ cho từng phân xưởng kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này kích chuột vào biểu tượng “Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu rồi nhập:
- Mã CT
- Phiếu kế toán khác VNĐ
- Số CT
- Ngày CT
- Diễn giải: phân bổ khấu hao TSCĐ PX1
Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí chi phí khấu hao cho phân xưởng 2 sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo.
* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Là các khoản chi phí về lao vụ dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động chung ở phân xưởng
Hàng tháng căn cứ vào các hoá đơn thanh toán tiền điện nước, điện thoại kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất ở từng phân xưởng theo hệ số phân bổ được Công ty xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty : PX1: 70%, PX2: 30%
Sau khi tính được dịch vụ mua ngoài, của từng phân xưởng dùng để sản xuất sản phẩm, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này, kế toán viên khai báo theo trình tự sau:
Từ màn hình nhập liệu của phần mềm CADS 2005 chọn mục “Chứng từ kế toán khác” sau đó khai báo
- Mã CT: 1.PKKV - Phiếu kế toán khác VNĐ
- Số CT
- Ngày CT
- Diễn giải: phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho PX1
Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho phân xưởng 2, sau khi khai báo xong ấn phím F10 vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo
* Chi phí bằng tiền khác:
Chi phí bằng tiền khác tại Công ty là các khoản chi phí tiếp khách, cước phí vận chuyển, kế toán tập hợp theo dõi trên TK6278 chi tiết cho từng phân xưởng
Sau khi tính toán được chi phí bằng tiền khác tính cho từng phân xưởng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ cho các khoản chi phí này, trình tự như sau:
Từ màn hình nhập liệu CADS 2005 kích đúp chuột vào biểu tượng “Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu
- Mã CT: 1.PKKV - Phiếu kế toán khác VNĐ
- Số CT
- Ngày CT
- Diễn giải: Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho PX1
Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho phân xưởng 2, sau khi khai báo xong ấn phím F10 vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo
Để xem tình hình chi phí sản xuất cuối tháng xem sổ cái TK627 kế toán vào mục báo cáo chọn “Báo cáo Nhật ký chứng từ” sau đó mục “Sổ cái” cửa sổ khai báo thông tin về sổ cái TK 627 Sau đó kích chuột vào nút “Chấp nhận” màn hình hiện ra sổ cái TK627
2.2.1.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty
Để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 154
Để thực hiện công việc kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần mềm kế toán đã xây dựng nên Menu kết chuyển: “Tổng hợp”\ “Tổng hợp các bút toán phân bổ, kết chuyển” \“các bút toán kết chuyển”.
Trên giao diện nền của phần hành kế toán CADS 2005, kế toán viên chọn mục “Tổng hợp”, khi đó màn hình nhập liệu sê xuất hiện. kế toán đánh dấu các bút toán kết chuyển bằng cách ấn tổ hợp phím “ Ctrl + PageUp”. Các bút toán sau khi được đánh dấu sẽ có màu sẫm. sau đó kế toán bấm tổ hợp phím “Ctrl + F6” để thực hiện kết chuyển tự động. Lúc này chương trình sẽ tự động kết chuyển các tài khoản đầu 6 sang TK154
Cuối tháng để xem bảng kê số 4, kế toán vào mục “Báo cáo”, sau đó chọn mục “Báo cáo nhật ký chứng từ ”, sau đó chọn mục “Bảng kê số 4.
Số hiệu trên nhật ký chứng từ số 7 sẽ được kết chuyển vào sổ cái tài khoản 154. để mở sổ cái TK154, kế toán vào mục “Báo cáo”, chọn “Báo cáo nhật ký chứng từ”, sau đó chọn mục “sổ cái” kế toán sẽ mở đựoc sổ cái TK154
2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thuỷ tinh Hà Nội
2.2.1. Đối tượng tính giá thành của Công ty
Cũng giống như việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm.
+ Đối với PX1: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm thông qua số nồi nấu phục vụ cho sản xuất sản phẩm đó, nghĩa là căn cứ vào số nồi sản xuất của từng loại sản phẩm trong tháng trên cơ sở tổng hợp chi phí tổng hợp được phân bổ cho số nồi sản xuất, sau đó phân bổ tiếp cho số sản phẩm sản xuất được.
+ Đối với PX2: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm thông qua số ca sản xuất tại phân xưởng 2, từ đó phân bổ cho số sản phẩm chịu chi phí.
Kỳ tính giá thành trùng với kỳ tập hợp chi phí sản xuất .
2..2.2. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang của Công ty
- Tại PX1: Sản phẩm hợp cách được chuyển sang cho phân xưởng 2 theo kế hoạch tác nghiệp sản xuất. Vì vậy phân xưởng 1 có thể có sản phẩm dở dang.
- Tại PX2: Tiến hành gia công và kết thúc trong ngày, do đó làm đến đâu thì nhập kho đến đó. Vì vậy phân xưởng 2 không có sản phẩm dở dang.
Cuối tháng thống kê kết hợp với PX1 kiểm kê bán thành phẩm chưa được gia công đồng thời lên bảng cân đối bán thành phẩm để xác định sản phẩm dở dang.
Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Công thức:
Dck(i)
=
Dđk(i) + Cn(i)
x
Sck(i)
Sđk(i) + Sn(i)
Trong đó:
Dck(i): Giá trị sản phẩm i làm dở cuối kỳ
Dđk(i): Giá trị sản phẩm i làm dở đầu kỳ
Sđk(i): Số lượng sản phẩm i làm dở cuối kỳ
Cn(i): Giá trị sản phẩm i phát sinh trong kỳ ở PX1
Sn(i): Số lượng sản phẩm i sản xuất đầu kỳ
Sck(i): Số lượng sản phẩm i làm dở kiểm kê cuối kỳ
Ví dụ: Tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm lọ hoa 021/255 tháng 11/2007. Số lượng sản phẩm làm dở đầu kỳ là 220 cái, trị giá sản phẩm làm dở dang của lọ hoa 021/255 là 10.685.620đ, trong đó:
- CPNVLTT : 6.780.386
- CPNCTT : 1.512.620
- CPSXC: 2.392.614
Chi phí phát sinh trong tháng 11/2005 ở PX1 của lọ hoa 021/255 là 43.885.496đ, trong đó: - CPNVLTT : 19.724.760
- CPNCTT : 9.212.421
- CPSXC : 14.948.315
Số lượng sản phẩm thô lọ hoa 021/255 PX1 sản xuất trong tháng 11/2005 là 550 cái, 87 sản phẩm dở và 13 sản phẩm hỏng không sửa chữa được
* Đánh giá sản phẩm hỏng PX1:
Theo định mức thì PX1 được phép hư hao 2% tương đương với:
2% x ( 550 + 80 + 20 ) = 13 (cái )
Vậy 13 lọ hoa 021/255 hỏng không sửa chữa được này được phân bổ vào giá thành của các sản phẩm còn lại
* Đánh giá sản phẩm dở PX1:
Giá trị sản phẩm dở lọ hoa 021/255 cuối kỳ
=
10.685.620 + 43.885.496
x 87
= 5.539.891,6
220 + 550 + 87
Trong đó:
CPNVLTT
=
6.780.386 + 19.724.760
x 87
= 2.690.720,8
220 + 550 + 87
CPNCTT
=
1.512.620 + 9.212.421
x 87
= 1.088.773
220 + 550 + 87
CPSXC
=
2.392.614 + 14.948.315
x 87
= 2.690.720,8
220 + 550 + 87
* Đánh giá sản phẩm hỏng PX2
Theo định mức thì phân xưởng 2 được phép hư hao 2%, tương đương với: 2% x 550 = 11 (cái)
PX2 có 10 sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được, như vậy là vẫn nằm trong định mức hư hao cho phép nên giá trị 10 sản phẩm hỏng này được phân bổ cho 540 thành phẩm còn lại.
2.2.3. Phương pháp tính giá thành
Cuối tháng kế toán căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất trong tháng của từng phân xưởng và báo cáo sản phẩm hoàn thành cùng các tài liệu có liên quan để tính ra tổng giá thành đơn vị của từng sản phẩm.
Cụ thể:
* Tại PX1: Căn cứ vào số nồi sản xuất của từng loại sản phẩm trong kỳ để phân bổ theo công thức:
Ci
=
Tổng chi phí sản xuất PX1
x
Số nồi sản xuất sản sản phẩm i
Tổng số nồi sản xuất trong tháng
Trong đó: Ci là chi phí sản xuất sản phẩm i
Tổng giá thành của sản phẩm i
=
Giá trị sản phẩm i dở
dang đầu kỳ
+
Chi phí Sx sp i phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản
phẩm i dở
dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị
=
Tổng chi phí sản xuất PX1
Số sp i Sx trong kỳ
Tại PX2: Căn cứ vào số ca sản xuất từng loại sản phẩm trong kỳ để phân bổ theo công thức:
Ci
=
Tổng chi phí sản xuất PX2
x
Số ca sản xuất sản sản phẩm i
Tổng số ca sản xuất
Định mức được phép hư hao ở mỗi PX lá 2% .
Ví dụ: Trong tháng 11/2007, Tổmg số nồi sản xuất trong tháng là 38 nồi, trong đó số nồi sản xuất lọ hoa 021/255 là 10 nồi, sản phẩm thô của PX 1 hoàn thành là 550 cái chuyển sang cho PX2, còn 80 sản phẩm dở dang và 20 sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
PX2 nhận 550 nửa thành phẩm ở PX1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành 540 thành phẩm nhập kho và có 10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Tổng số ca sản xuất tại PX2 là 120 ca trong đó số ca sản xuất lọ hoa 021/255 là 30 ca.
Căn cứ vào các số trên ta có các số liệu sau:
Chi phí
DđkPX1
PX1
PX2
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
6.780.386
1.512.620
2.392.614
74.954.088
35.007.200
56.803.596,4
14.965.657
21.295.600
75.759.508,6
Cộng
10.685.620
116.764.884,4
112.020.765,6
* Tại PX1:
Tổng chi phí sản phẩm thô lọ hoa 021/255
=
166.764.884,4
x 10
= 43.885.496
38
Trong đó:
Chi phí NVLTT
=
74.954.088
x 10
= 19.724.760
38
Chi phí NCTT
=
35.007.200
x 10
= 9.212.421
38
Chi phí SXC
=
56.803.596,4
x 10
= 14.948.315
38
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH HÀ NỘI
3.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH HÀ NỘI.
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thuỷ Tinh Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1947. Tuy trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nhiều thời kỳ khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, nhưng đến nay cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Công ty đã cố một cơ sở vật chất, quy mô sản xuất tốt hơn.
Có được sự trưởng thành đó là một quá trình phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cùng với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý của Công ty cũng từng bước được hoàn thiện và nâng cao.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như toàn bộ nội dung phần hành của công tác kế toán phục vụ tốt nhất cho việc quản trị Doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của Công ty trong điều kiện hiện nay. Chính vì vậy, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các Doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, với chính sách mở cửa thông thương với thị trường nhiều nước trên thế giới, có rất nhiều Doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ nước ta thì môi trường kinh tế ngày càng phức tạp, đa dạng và cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trong bối cảnh đó không chỉ có Doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.
Mặc dù vậy các Doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều yếu tố thuận lợi như: môi trường pháp lý, vật tư, lao động vì vậy, không ít các Doanh nghiệp đã vưon lên sản xuất nhiều mặt hàng chất lượng cao, giá rẻ được thị trường chấp nhận, ngày càng khẳng định uy tín và vị thế của mình trên thị trường. có thể khẳng định được: vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chỉ dừng lại ở con số lợi nhuận thu được mà nó đã trở thành chiến lược kinh tế của các Doanh nghiệp hiện nay.
Trong công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thuỷ tinh Hà Nội nhìn chung đã phục vụ cho yêu cầu quản trị Doanh nghiệp. Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ đã gắng kết hợp việc ghi sổ theo thứ tự thời gian hàng ngày với việc tổng hợp báo cáo kế toán. Bằng việc sử dụng phần mềm kế tóan CAD 2005 chuyên nghiệp và có hiệu quả. Các phần hành kế toán được phân bổ theo dõi hợp lý và việc luân chuyển ghi chép các phần hành kế toán được tiến hành tuần tự, lôgíc ăn khớp nhịp nhàng.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng và chi phí theo từng loại sản phẩm là hợp lý, có căn cứ khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng chính xác, phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý Doanh nghiệp và quản lý chặt chẽ giá thành từng loại sản phẩm.
Tổ chức kế toán của Công ty được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và đặc điểm của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ kế toán Công ty. Các phần hành kế toán do kế toán viên thực hiện một cách chặt chẽ, thường xuyên có sự so sánh, đối chiếu những sai sót.
Công ty chủ động kiện toàn bộ máy quản lý, sắp xếp thay đổi nhân sự kế toán phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn phù hợp với phần hành kế toán. Đây là một quyết định phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mới, thể hiện chiến lược nhân lực của Công ty.
Với việc thay đổi toàn bộ cơ cấu hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên kế toán thực hiện tốt các phần hành kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Trực tiếp theo dõi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phó phòng kế toán với trình độ nghiệp vụ cao đã cung cấp, phản ứng nhanh nhạy, chính xác chi phí sản xuất.
Bên cạnh những mặt đạt được thì còn một số điểm chưa tôt trong công tác kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ ĐẦU PHẦN TƯ XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH HÀ NỘI.
Quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thuỷ Tinh Hà Nội em thấy rằng: nhìn chung công tác này đã được tiến hành theo đúng trình tự hạch toán của luật kế toán, chuẩn mực kế toán đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản xuất sản phẩm. Đây là một trong những mặt tích cực của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn một số tồn tại nhỏ cần tiếp tục hoàn thiện:
Kiến nghị 1:
Theo dõi chặt chẽ mãnh thuỷ tinh thu hồi liên quan đến chi phí nguyên vật liệu.
Trong quá trình sản xuất việc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất trong đó có tỉ lệ mảnh thuỷ tinh thu hồi (sản phẩm hỏng sau khi gia công ở phân xưởng 1 đưa sang phân xưởng 2 và sản phẩm sau khi gia công ở phân xưởng 2 đem đi nhập kho) đưa vào nấu lại với tỉ lệ tối đa cho phép đưa kèm với phối liệu là 30%. Khi số lượng mảnh thuỷ tinh nhiều thì nguyên vật liệu xuất ra cho sản xuất sẽ ít đi và chi phí sản xuất cũng giảm đi. Vì trong thực tế tuỳ theo từng lượng mảnh thu hồi được nhiều ít khác nhau mà số mảnh được đưa khác nhau.
Nếu thuỷ tinh có bọt, khuyết tật thì sản phẩm loại ra làm mảnh nhiều hơn. còn mảnh được thu hồi do các pháo ( phần miệng của cốc, chai, lọ ) do tổ cắt đã cắt ra, phần do tổ đốt vỡ được thu hồi làm mảnh mang nấu lại đã được kế toán theo dõi chặt chẽ và thu hồi nhằm vào việc tái sản phẩm. Nói chung là số mảnh thuỷ tinh này đã được sử dụng triệt để nhưng do giá trị thấp nên kế toán đã không hạch toán giá trị của nó một cách độc lập như các nguyên vật liệu khác vào giá thành sản phẩm.
Xem bảng tổng hợp nguyên vật liệu đưa vào sản xuất (Tháng 11/2007) thì giá trị mảnh thuỷ tinh thu hồi bằng 0. Vậy các hạch toán này chưa chính xác và không khoa học.
Khi thu hồi mảnh thuỷ tinh về cuối tháng tổng hợp kế toán ghi theo quy định kế hoạch:
Nợ TK 152 : 1.072.981
Có TK 154 : 1.072.981
Khi xuất mảnh thuỷ tinh ra nấu kèm với phối liệu cũng coi như xuất nguyên liệu cho sản xuất , kế toán ghi:
Nợ TK 621 : 1.072.981
Có TK 152 : 1.072.981
Trên cơ sở đó mới phản ánh chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Kiến nghị 2:
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ đã cố gắng kết hợp việc ghi sổ theo thư tự thời gian theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi sổ hằng ngày với việc tổng hợp báo cáo kế toán. Tuy nhiên hệ thống sổ sách này còn chưa đồng bộ, nhất quán. Công ty vừa sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, vừa sử dụng hình thức Nhật ký chung ( các sổ chi tiết TK621, TK622, TK627, TK154 và các bảng tổng hợp phát sinh khác).
Theo em Công ty nên áp dụng thống nhất một hình thức kế toán chung và kế toán Nhật ký chứng từ để thuận lợi cho việc theo dõi số liệu trên sổ sách ghi chép. Vậy các sổ chi tiết của TK 154 kế toán nên mở chi tiết riêng cho từng phân xưởng theo mẫu sau:
`Kiến nghị 3:
Tổ chức sản xuất, khi thay đổi mẫu mã sản phẩm hoặc sản xuất sản phẩm mới thì Công ty phải đi mua hoặc đặt khuôn mới. bộ khuôn này thường có giá trị không lớn lắm (3 – 5 triệu ) nhưng nó phát huy tác dụng lâu dài trong quá trình sản xuất. Trên thực tế Công ty phân bổ 1 lần vào kỳ hạch toán cụ thể khi xuất khuôn dùng kế toán ghi:
Nợ TK 627 : 4.809.500
Có TK 153 : 4.809.500
Như vậy giá thành sản phẩm trong kỳ sẽ tăng lên, những kỳ sau sẽ giảm xuống. Việc hạch toán chi phí chưa hợp lý, chưa chính xác, không đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ của kế toán chi phí.
Để hạch toán chi phí giá thành được chính xác thì chúng ta phải phân bổ giá trị của khuân xuất cho nhiều kỳ sản xuất.
Nợ TK 142 : 4.809.500
Có TK 153 : 4.809.500
Giả sử công cụ được phân bổ làm 2 kỳ
Giá trị 1 lần phân bổ: 4.809.500 :2 = 2.404.750
Nợ TK 627 : 2.404.750
Có TK 142 : 2.404.750
Kiến nghị 4:
Tổ chức chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng
Thiệt hại trong sản xuất là hiện tượng thường xảy ra có thể do chủ quan của con người hay do khách quan, do đặc thù của ngành sản xuất thuỷ tinh thì những thiệt hại này thường xuyên xảy ra.
Thiệt hại về sản phẩm hỏng của Công ty đó là những sản phẩm sau sau thổi (sản phẩm hợp cách ) bị vỡ, sản phẩm sau cắt, sản phẩm sau đốt bị vỡ. những sản phẩm hỏng này được Công ty đưa vào giá thành tỉ lệ là 1,12%. Và trên thực tế những sản phẩm hỏng do bị đổ vỡ này thường nằm trong định mức. Nhưng còn một khoản thiệt hại khác tại Công ty là những nồi thuỷ tinh nấu bị hỏng. Những nồi thuỷ tinh nấu bị hỏng này có thể do tay nghề của người thợ, do ý thức trách nhiệm hoặc do những nguyên nhân khách quan: than không được tốt, tỉ lệ phối liệu chưa hợp lý hay chất lượng của các hoá chất đưa vào nấu chưa đạt yêu cầu. Việc xác định nguyên nhân thiệt hại không phải bao giờ cũng được tiến hành ngay mà cần có thời gian mà công việc hạch toán thì lại phải tiến hành ngay, Và việc hạch toán khoản thiệt hại này vào một tài khoản nào đó là cần thiết.
Với loại chi phí có nội dung phức tạp này không thể đưa vào tài khoản 154 là tài khoản tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. hạch toán vào TK627 cũng không phù hợp vì đây không phải là chi phí sản xuất chung. Còn nếu đưa vào TK142 thì cũng không đúng vì sản phẩm hỏng phát sinh ở kỳ này nên không được đưa vào kỳ sau.
Mặt khác, những khoản thiệt hại trong sản xuất dù tính vào giá thành thiệt hại sản phẩm hay bắt bồi thường thì cũng cần được phản ánh toàn bộ tình hình thiệt hại, có như vậy lãnh đạo mới có thể đánh gía đúng bản chất của sự thiệt hại để có thể khắc phục, giảm nhiều nhất mức thiệt hại trong tương lai. đồng thời để nhận diện ngay được loại chi phí này từ khi nó mới phát sinh, đảm bảo cho công việc tính giá thành sản phẩm. Và đây cũng là yêu cầu cần thiết khách quan, như vậy công tác kế toán mới thực sự rõ ràng, dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra.
Kiến nghị 5:
Hiện nay Công ty trích 2% KPCĐ cho quỹ công đoàn của Công ty theo lương cơ bản, như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán. Để mở rộng quỹ của công đoàn, tăng cường, khuyến hích các hoạt động của cán bộ công nhân viên thì Công ty nên trích 2% KPCĐ theo đúng chế độ kế toán Nhà nước quy định, tức là theo lương thực tế.
Kiến nghị 6:
Kế toán dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho.
Hiện nay Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm thuỷ tinh trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm nhập ngoại của Pháp, Nhật, Để có nguồn vốn bù đắp những tỗn thất có thể xãy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo tồn vốn kinh doanh của Công ty.
Nguyên tắc cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Số dự phòng cần trích lập cho năm N + 1
=
Số lượng HTK ngày 31/12/N
x (SL HTK ngày 31/12/N – Đơn giá gốc HTK)
Việc lập dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá được tính riêng cho từng mặt hàng, được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính năm, chỉ lập dự phòng cho vật tư, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của Công ty.
KẾT LUẬN
Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp canh tranh. Do vậy việc tìm ra một phương pháp quản lý tốt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp.
Với những kiến thức thu nhận được từ Thầy Cô, cùng với sự giúp đỡ của Cô giáo hướng dẫn. Trong thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội, em đã tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Em đã hoàn thành chuyên đề này. Với mong muốn góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, em đã đưa ra một số kiến nghị đề xuất chủ quan của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty hơn.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành chuyên đề này với đúng nội dung kết cấu. Song với lượng thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của Quý Thầy Cô, bạn bè nhằm hoàn thiện bài luận văn và bổ sung kiếm thức còn hạn chế của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô Thủy, cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng kế toán tài vụ cùng toàn thể Cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6610.doc