Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) là những chi phí về vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ của các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải. chi phí NVLTT thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức chi phí theo từng định mức. Thông thường chi phí NVLTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đó có thể tổ chức tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chứng từ liên quan đến chi phí trực tiếp, các chứng từ liên quan đến NVLTT, đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng.

doc81 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện định mức chi phí theo từng công trình và tạo cơ sở nền tảng cho việc tính giá thành từng công trình khi công trình đó hoàn thành. Vì vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là từng công trình. 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. * Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng: Công ty sử dụng các tài khoản sau để hạch toán chi phí sản xuất: - TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. - TK 623: Chi phí máy thi công. - TK 627: Chi phí sản xuất chung. - TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. * Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí: Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây lắp đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng chi tiết trên một trang sổ để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đó theo từng khoản mục chi phí. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất của tất các các công trình, hạng mục công trình trong tháng, kế toán tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho các công trình, hạng mục công trình ... Khi công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư, giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành đồng thời được phản ánh trên sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các công trình, hạng mục công trình. 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo thành phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, xây dựng cơ bản ... chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý chúng theo định mức. - Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là các loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm. Cụ thể nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm: xi măng, cát, sỏi, đá, sắt thép ... - Nguyên vật liệu phụ là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể của sản phẩm, nhưng có vai trò nhất định và cần thiết trong quá trình sản xuất. Vật liệu phụ bao gồm: Cốp pha, giàn giáo, gỗ ván, nhựa đường ... - Nhiên liệu bao gồm: xăng, dầu diezel, nhớt mobil ... Công ty đã sử dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp tính giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này, căn cứ vào hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán, kế toán thanh toán với người bán ghi giá trên hoá đơn vào phiếu nhập (giá mua thực tế). Cuối tháng kế toán vật liệu đối chiếu với kế toán thanh toán lấy giá mua hàng làm giá cho hàng xuất thẳng tại chân công trình. Đối với hàng nhập qua kho, giá thực tế bao gồm: Giá thực tế = Giá mua + chi phí vận chuyển (nếu có). Cụ thể công tác hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ở Công ty được tiến hành như sau: Trước hết phòng Kế hoạch kỹ thuật căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình, hạng mục công trình để lập kế hoạch cung ứng vật tư và giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho từng công trường xây lắp, từng đội sản xuất ở từng công trình, hạng mục công trình. Dựa vào nhiệm vụ thi công cụ thể, phòng vật tư lập kế hoạch, kịp hợp đồng mua vật tư, sẽ mua nguyên liệu, vật liệu từ những đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ đại lý ... về nhập kho theo giá thực tế cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Phiếu nhập, xuất kho vật liệu được chia thành 3 liên : - 01 liên do thủ kho giữ để theo dõi và ghi thẻ kho. - 01 liên kế toán vật liệu giữ để theo dõi và ghi vào chứng từ liên quan. - 01 liên kế toán thanh toán lưu để làm căn cứ cùng Hoá đơn để thanh toán cho người bán. * Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu (NL), vật liệu (VL) trực tiếp: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành công trình, hạng mục công trình (Khoảng 68% tổng giá trị xây lắp công trình, hạng mục công trình). Do đó, việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên liệu, vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây lắp. Chi phí NL, VL trực tiếp sản xuất sản phẩm thường là liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng sản xuất để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Do đặc điểm các công trình của Công ty ở cách xa nhau nên Công ty không thực hiện việc nhập kho nguyên vật liệu mà thực hiện nhập, xuất thẳng đến chân công trình. Chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất giao ngày nào, sử dụng cho công trình nào thì được thể hiện trên phiếu xuất kho nên việc tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho từng công trình được tập hợp từ chứng từ gốc và được tiến hành như sau: Khi các đội thi công các công trình có nhu cầu sử dụng loại vật liệu nào thì đội thi công các công trình đó tự tiến hành mua sau đó gửi hoá đơn GTGT về Công ty để làm thủ tục nhập, xuất kho (nhập, xuất thẳng đến chân công trình). Phiếu xuất kho do phòng vật tư lập. Đơn giá ghi trên phiếu xuất kho là giá đích danh. Căn cứ vào phiếu xuất kho cho từng công trình, định kỳ kế toán sẽ lập bảng kê xuất vật tư và bảng tổng hợp xuất vật liệu cho từng công trình. Cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NLVL, công cụ dụng cụ (CCDC) (Biểu số 1). Bảng phân bổ NL, VL, CCDC dùng để phản ánh NLVL, CCDC xuất dùng trong tháng theo giá thực tế cho đối tượng sử dụng. Phiếu xuất kho Ngày 01 tháng 10 năm 2007 - Họ tên người nhận hàng: Vũ Tuấn Cường - Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất - xuất tại kho: NVL TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Xi măng Hoàng thạch PC 400 Tấn 20 10 800.000 8.000.000 2 Thép phi 8 Tấn 5 2 9.000.000 18.000.000 3 Sỏi loại 1 x 2 m3 40 20 135.000 270.000 4 Cát sông lô m3 60 60 110.000 3.300.000 5 Gạch 2 lỗ Viên 10.000 10.000 600 6.000.000 Cộng 35.570.000 Cộng thành tiền ( bằng chữ ) Năm mươi lăm triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn. Xuất, ngày 01 tháng 10 Năm 2007 Thủ trưởng đơn vị PT bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký Bảng kê xuất nhập tồn nVL Quý IV năm 2007 TT Tên NVL Đơn vị tính Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Số lượng Giá trị 1.000đ Số lượng Giá trị 1.000đ Số lượng Giá trị 1.000đ Số lượng Giá trị 1.000đ 1 Xi măng Tấn 0,5 600 120 148.000 251,3 148.400 0,2 200 2 Cát m3 5 350 360 40.500 361 40.610 4 240 3 Sỏi m3 5 475 240 35.800 247 36.100 2 175 4 Thép Tấn 0,4 3.200 30 167.000 30,3 167.560 0,1 2.640 5 Gạch Viên 420 252 85.000 42.000 85.200 42.030 200 222 Cộng 4.877 433.400 434.700 3.177 Kế toán trưởng Lập biểu Đã ký Đã ký Vương Xuân Dụng Phạm Văn Đức Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình (CT): Trường Tiểu học Quảng Nghĩa ĐV tính: đồng. NNgày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền KKí hiệu Ssố CT Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 21/11 PKT 70 Xuất NVL chính dùng cho thi công công trình 1521 217.406.285 21/11 PKT 70 Xuất NVL phụ dùng cho thi công công trình 1522 11.314.016 21/11 PKT 70 Kết chuyển chi phí NVL 154 228.720.301 Cộng phát sinh: 228.720.301 228.720.301 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình: UBND xã Hải Sơn Đơn vị tính: đồng. NNgày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền KKí hiệu Ssố CT Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 22/11 PKT 70 Xuất NVL chính dùng cho thi công công trình 1521 159.585.545 22/11 PKT 70 Xuất NVL phụ dùng cho thi công công trình 1522 6.463.125 22/11 PKT 70 Kết chuyển chi phí NVL 154 166.048.067 Cộng phát sinh: 166.048.670 166.048.670 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Cụ thể: Kế toán định khoản: Nợ TK 621: 394.768.971 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 228.720.301 CT: UBND Xã Hải Sơn: 166.048.670 Có TK 152: 394.768.971 Biểu số 1: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ Quý IV - Năm 2007 ĐV tính: đồng. TK ghi Có TK ghi Nợ (Đối tượng sử dụng) TK 152 - NLVL TK153-CCDC TK 1521 TK 1522 TK1523 Cộng TK152 TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp 376.991.830 17.777.141 394.768.971 Trường tiểu học Quảng Nghĩa 217.406.285 11.314.016 228.720.301 UBND xã Hải Sơn 159.585.545 6.463.125 166.048.670 TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công 50.737.270 50.737.270 15.750.000 Trường tiểu học Quảng Nghĩa 34.285.676 34.285.676 11.286.972 UBND xã Hải Sơn 16.451.594 16.451.594 4.463.028 TK 627 - Chi phí sản xuất chung 15.266.333 76.331.662 1.753.900 Trường tiểu học Quảng Nghĩa 10.452.720 10.452.720 1.270.264 UBND xã Hải Sơn 4.813.613 4.813.613 483.636 TK 642 - Chi phí QLDN 2.253.646 2.253.646 254.545 Tổng cộng 376.991.830 17.777.141 68.257.249 454.026.220 17.758.445 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Chứng từ ghi sổ Số: 70 Ngày 30 tháng 11 năm 2007 ĐV tính: đồng. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất NVL dùng cho thi công các công trình 621 152 394.768.971 Tổng cộng: 394.768.971 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: * Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Trong giá thành công trình xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng đáng kể khoảng trên dưới 10%; trong đó số lao động biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ còn lại đa số là lao động hợp đồng. Do đó, việc quản lý, theo dõi và hạch toán chi phí nhân công cho các công trình xây dựng là một vấn đề quan trọng và đáng quan tâm vì nó ảnh hưởng đến giá thành công trình và đến thu nhập của người lao động. ở Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà, việc quản lý và sử dụng nhân công tuỳ thuộc theo tiến độ từng công trình. Từ đó, có biện pháp thuê lao động ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí nhân công lao động. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tất cả các khoản này được thanh toán vào TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ thì kế toán sau khi căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả cho công nhân và tỷ lệ trích 15% BHXH, 2% KPCĐ, 2 % BHYT cho công nhân từng đội xây lắp của công trình. Hiện nay, Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương là: lương sản phẩm (lương khoán) và lương thời gian. Hàng tháng, đơn vị phải mở bảng theo dõi chấm công hoặc khối lượng công việc giao khoán hoàn thành để xác định tổng số tiền lương phải thanh toán cho các đội sản xuất theo định kỳ. Cuối tháng, kế toán các đội sản xuất kiểm tra và thanh toán tiền lương cho người lao động. Ngoài ra, Công ty còn thuê nhân công bên ngoài làm việc theo thời vụ. Đối với khoản này, Công ty không phải trích BHXH, KPCĐ và BHYT. Như vậy, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty bao gồm : + Tiền lương chính. + Tiền lương phụ. + Các khoản phụ cấp khác . . . Dựa vào khối lượng công việc được Công ty giao khoán cho từng công trường xây dựng, từng đội sản xuất, công trường xây dựng và đội sản xuất sẽ giao khoán công việc lại cho các tổ. Tổ trưởng sản xuất đôn đốc lao động thực hiện thi công phần việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ làm căn cứ cho việc thanh toán tiền công sau này. Cụ thể: Hàng ngày, tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất, chấm công cho từng công nhân trong ngày ghi vào các ngày tương ứng với các cột (từ cột 1 đến cột 31) theo dõi các ký tự quy định ở bảng chấm công. Tổ trưởng sản xuất còn theo dõi thời gian sản xuất của từng công nhân phục vụ thi công cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể trong tháng ghi vào nhật ký làm việc (đặc biệt cần khi công trường xây lắp, đội sản xuất trong tháng đảm nhân thi công nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau). Cuối tháng, Phó giám đốc công ty phụ trách thi công, chỉ huy trưởng công trường xây dựng hoặc đội trưởng sản xuất cùng phòng Kế hoạch, kỹ thuật và kỹ thuật viên công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp làm được trong tháng sau khi xem xét tài liệu, bản vẽ, hồ sơ và kiểm tra xác minh tại hiện trường. Trên cơ sở đó, công trường xây dựng, đội sản xuất lập bảng sản lượng cho từng tháng có chi tiết từng công việc đã thực hiện theo 4 yếu tố chi phí là chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất . Đối với lao động thuê ngoài kế toán căn cứ vào hợp đồng lao động thuê ngoài và bảng thanh toán lương lao động thuê ngoài để tập hợp trực tiếp cho từng công trình. Cuối kỳ, kế toán tập hợp và ghi vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng công trình (Biểu số 2). Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: Trường tiểu học Quảng Nghĩa ĐV tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 15/12 PKT 73 Tiền lương phải trả cho CN trực tiếp thi công 334 110.909.270 15/12 PKT 73 Các khoản trích theo lương 338 15.318.509 15/12 PKT 73 Kết chuyển chi phí NCTT 154 126.227.779 Cộng phát sinh 126.227.779 126.227.779 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Bảo Cường Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: UBND xã Hải Sơn ĐV tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 15/12 PKT 73 Tiền lương phải trả cho CN trực tiếp thi công 334 81.479.875 15/12 PKT 73 Các khoản trích theo lương 338 11.009.740 15/12 PKT 73 Kết chuyển chi phí NCTT 92.489.615 Cộng phát sinh 92.489.615 92.489.615 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Bảo Cường Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Cụ thể: 1. Số tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm: Nợ TK 622: 192.389.145 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 110.909.270 CT: UBND xã Hải Sơn: 81.479.875 Có TK 334: 192.389.145 2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả CN trực tiếp SX: Nợ TK 622: 138.569.730 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 80.623.730 CT: UBND xã Hải Sơn: 57.946.000 Nợ TK 334: 8.314.184 Có TK 338: 26.328.249 (138.569.730 x 19%) TK 3382: 2.771.395 (138.569.730 x 2%) TK 3383: 20.785.460 (138.569.730x 15%) TK 3384: 2.771.395 (138.569.730 x 2%) Chứng từ ghi sổ Số: 73 Ngày 25 tháng 12 năm 2007 ĐV tính: đồng. Trích yếu Số hiệu tàI khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công 622 334 192.389.145 Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) 622 338 26.328.249 Tổng cộng: 218.717.394 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Bảo Cường Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng 2.2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: * Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công: Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc sử dụng máy thi công trong công tác xây lắp các công trình thuộc ngành XDCB ngày càng trở nên cần thiết và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành của các công trình xây dựng. Do vậy, việc tăng cường trang bị máy móc thiết bị sẽ giúp cho Công ty tăng năng suất lao động, đẩy mạnh tiến độ thi công và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình sử dụng bao gồm: chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí NVL, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị), các chi phí bằng tiền khác. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào sổ TSCĐ toàn Công ty, kế toán trích khấu hao TSCĐ cho từng máy thi công, cho từng công trình. Trên cơ sở đó, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 3). Cuối quý, căn cứ vào các Bảng phát sinh các khoản chi phí sử dụng máy thi công (hoặc Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công, biểu số 6), kế toán lấy số liệu để ghi vào Sổ chi tiết và Chứng từ ghi sổ (Số 80) của TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (MTC). Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Công trình: Trường TH Quảng Nghĩa Đơn vị tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 24/11 PKT 74 Chi phí NC điều khiển MTC 334 20.640.274 Các khoản trích theo lương 338 3.921.652 25/11 PKT 75 Chi phí NVL cho MTC 152 30.537.270 29/11 PKT 75 Chi phí CCDC cho MTC 153 9.453.000 30/11 PKT 76 Chi phí khấu hao MTC 214 6.505.066 10/12 PKT 77 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 47.556.700 12/12 PKT 78 Chi tiền VC máy thi công đến công trình + tiếp khách 111 7.621.494 15/12 PKT 79 Chi tiền vay ngân hàng để mua NVL phục vụ cho máy thi công hoạt động 112 11.978.000 15/12 PKT Kết chuyển chi phí MTC 154 138.213.456 Cộng phát sinh: 138.213.456 138.213.456 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Công trình: UBND xã Hải Sơn Đơn vị tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 24/11 PKT 74 Chi phí NC điều khiển MTC 334 15.044.000 Các khoản trích theo lương 338 2.858.360 25/11 PKT 75 Chi phí NVL cho MTC 152 20.200.000 29/11 PKT 75 Chi phí CCDC cho MTC 153 3.645.028 30/11 PKT 76 Chi phí khấu hao MTC 214 3.645.028 10/12 PKT 77 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 14.541.700 12/12 PKT 78 Chi tiền VC máy thi công đến công trình + tiếp khách 111 5.355.106 15/12 PKT 79 Chi tiền vay ngân hàng để mua NVL phục vụ cho máy thi công hoạt động 112 15.730.100 15/12 PKT Kết chuyển chi phí MTC 154 83.681.294 Cộng phát sinh: 83.681.294 83.681.294 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Biểu số 4: Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài Quý IV - Năm 2007 Đơn vị tính: đồng. TT Nội dung Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Nợ Có 1 Chi phí sửa chữa máy thi công 6237 331 37.128.400 37.128.400 Trường TH Quảng Nghĩa 29.656.000 29.656.000 UBND xã Hải Sơn 7.472.400 7.472.400 2 Chi phí tiền điện 6237 331 12.595.910 15.595.910 Trường TH Quảng Nghĩa 8.580.110 11.580.110 UBND xã Hải Sơn 4.015.800 4.015.800 3 Chi phí tiền nước 6237 331 2.406.870 2.406.870 Trường TH Quảng Nghĩa 2.406.870 2.406.870 UBND xã Hải Sơn 1.000.010 1.000.010 4 Chi phí tiền điện thoại 6237 331 12.427.184 12.427.184 Trường TH Quảng Nghĩa 6.913.830 8.313.830 UBND xã Hải Sơn 3.053.390 4.113.354 Tổng cộng: 62.098.400 62.098.400 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Biểu số 5: Bảng tổng hợp chi phí bằng tiền khác Quý IV - Năm 2007 Đơn vị tính: đồng. STT Nội dung Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Nợ Có 1 Chi tiền vận chuyển máy thi công đến công trình 6238 111 8.876.463 8.876.463 Trường TH Quảng Nghĩa 4.821.357 4.821.357 UBND xã Hải Sơn 4.055.106 4.055.106 2 Chi tiền mặt phục vụ tiếp khách và hội nghị 6238 111 4.100.137 4.100.137 Trường TH Quảng Nghĩa 2.800.137 2.800.137 UBND xã Hải Sơn 1.300.000 1.300.000 3 Chi tiền vay ngân hàng để mua NVL phục vụ cho máy thi công hoạt động 6238 112 27.708.100 27.708.100 Trường TH Quảng Nghĩa 11.978.000 11.978.000 UBND xã Hải Sơn 9.730.100 9.730.100 Tổng cộng: 40.684.700 40.684.700 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Cụ thể: 1. Số tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho nhân công điều khiển máy thi công: Nợ TK 623 (6231): 35.684.274 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 20.640.274 CT: UBND xã Hải Sơn: 15.044.000 Có TK 334: 35.684.274 2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả công nhân điều khiển máy thi công: Nợ TK 623 (6231): 6.780.012 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 3.921.652 CT: UBND xã Hải Sơn: 2.858.360 Có TK 338: 6.780.012 ( 35.684.274 x 19%) TK 3382: 713.685 ( 35.684.274 x 2%) TK 3383: 5.352.641 ( 35.684.274 x 15%) TK 3384: 713.685 ( 35.684.274 x 2%) Căn cứ vào Bảng phân bổ NVL, CCDC quý IV năm 2007 (Biểu số1). Chi phí nguuên vật liệu (bao gồm: xăng, dầu mỡ ...) dùng cho máy thi công để máy thi công có thể hoạt động có hiệu quả. Kế toán định khoản: 3. Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng cho máy thi công: Nợ TK 623 (6232): 50.737.270 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 30.537.270 CT: UBND xã Hải Sơn: 20.200.000 Có TK 152 (1523): 50.737.270 4. Trị giá công cụ, dụng cụ sử dụng cho máy thi công: Nợ TK 623 (6233): 15.753.000 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 9.453.000 CT: UBND xã Hải Sơn: 6.300.000 Có TK 153: 15.753.000 Hiện nay, Công ty đang thực hiện trích khấu hao theo phương pháp khấu hao tuyến tính. Công thức áp dụng: Mức khấu hao TSCĐ phải trích hàng tháng = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng Mức khấu hao TSCĐ phải trích hàng quý = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 4 quý Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 3). Kế toán định khoản: 5. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho máy thi công: Nợ TK 623 (6234): 10.157.094 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 6.505.066 CT: UBND xã Hải Sơn: 3.645.028 Có TK 214: 10.157.094 Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài (Biểu số 4). Kế toán định khoản: 6. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho máy thi công hoạt động: Nợ TK 623 (6237): 56.453.901 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 43.233.364 CT: UBND xã Hải Sơn: 13.219.727 Nợ TK 133 (1331): 5.645.309 Có TK 331: 62.098.400 Các khoản chi phí bằng tiền khác bao gồm chi phí vận chuyển máy thi công đến địa điểm thi công, chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ cho máy thi công vận hành có hiệu quả tốt nhất ... Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí bằng tiền khác (Biểu số 5). Kế toán định khoản: 7. Chi phí bằng tiền mặt dùng cho máy thi công hoạt động: Nợ TK 623 (6238): 11.796.909 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 6.928.631 CT: UBND xã Hải Sơn: 4.868.278 Nợ TK 133 (1331): 1.179.691 Có TK 111: 12.976.600 8. Chi TGNH dùng cho máy thi công hoạt động: Nợ TK 623 (6238): 25.189.182 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 10.889.091 CT: UBND xã Hải Sơn: 14.300.091 Nợ TK 133 (1331): 2.518.918 Có TK 112: 27.708.100 Chứng từ ghi sổ Số: 80 Ngày 31tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: đồng. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Chi phí nhân công điều khiển MTC 6231 334 35.684.274 Các khoản trích theo lương 6231 338 6.780.012 Chi phí NVL cho MTC 6232 152 50.737.270 Chi phí CCDC cho MTC 6233 153 15.753.000 Chi phí khấu hao MTC 6234 214 10.157.094 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6237 331 62.098.400 Chi tiền vận chuyển máy thi công đến công trình + Tiếp khách 6238 111 12.976.600 Chi tiền vay ngân hàng để mua NVL phục vụ cho MTC hoạt động 6238 112 27.708.100 Tổng cộng: 221.894.750 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng 2.2.2.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: * Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: Trước hết kế toán mở Bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí sản xuất chung đã tập hợp được phân bổ theo nguyên tắc sau: - Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí tho công cho mỗi công trình được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. - Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí thi công cho mỗi công trình theo chi phí thực tế phát sinh. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung : + Chi phí khấu hao TSCĐ: Tiêu chuẩn phân bổ là định mức chi phí, khấu hao TSCĐ, số giờ máy chạy thực tế . . . + Chi phí năng lượng dùng cho thi công: Tiêu chuẩn phân bổ là định mức chi phí năng lượng hoặc số giờ máy làm việc thực tế kết hợp với công suất của máy. Các loại chi phí sản xuất chung còn lại tiêu chuẩn phân bổ thường là tiền lương công nhân sản xuất, định mức chi phí hoặc giờ công công nhân sản xuất. Cuối kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc; kế toán lấy số liệu để vào sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ (Số 89) của TK 627. Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 627 - Chi phí sản xuất chung Công trình: Trường Tiểu học Quảng Nghĩa Đơn vị tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 14/12 PKT 81 Chi phí nhân công quản lý phân xưởng thi công 334 19.534.400 81 Các khoản trích theo lương 338 3.711.536 16/12 PKT 82 Chi phí NVL cho sản xuất chung 152 9.166.332 17/12 PKT 83 Chi phí CCDC cho sản xuất chung 153 1.000.000 20/12 PKT 84 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý 214 80.300.562 20/12 PKT 85 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 5.632.650 20/12 PKT 86 Chi phí bằng tiền khác dùng cho quản lý 111 1.207.400 20/12 PKT Kết chuyển chi phí SXC 154 120.552.880 Cộng phát sinh: 120.552.880 120.552.880 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 627 - Chi phí sản xuất chung Công trình: UBND xã Hải Sơn Đơn vị tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 14/12 PKT 81 Chi phí nhân công quản lý phân xưởng thi công 334 11.308.600 81 Các khoản trích theo lương 338 2.148.634 16/12 PKT 82 Chi phí NVL cho sxc 152 6.100.000 17/12 PKT 83 Chi phí CCDC cho sản xuất chung 153 753.900 20/12 PKT 84 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý 214 63.200.000 20/12 PKT 85 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 5.000.000 20/12 PKT 86 Chi phí bằng tiền khác dùng cho quản lý 111 1.300.000 20/12 PKT Kết chuyển chi phí SXC 154 84.248.598 Cộng phát sinh: 84.248.598 84.248.598 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Chứng từ ghi sổ Số: 89 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: đồng. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Chi phí NC quản lý phân xưởng thi công 6271 334 30.843.000 Chi khác 6271 338 5.860.170 Chi phí NVL cho sản xuất chung 6272 152 15.266.332 Chi phí CCDC cho sản xuất chung 6273 153 1.753.900 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý 6274 214 143.500.562 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 331 10.632.650 Chi phí bằng tiền khác dùng cho quản lý 6278 111 2.507.400 Tổng cộng: 210.364.014 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ cái Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 627 - Chi phí sản xuất chung Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 14/12 81 14/12 Chi phí nhân công quản lý phân xưởng thi công 334 30.843.000 14/12 81 14/12 Các khoản trích theo lương 338 5.860.170 16/12 82 16/12 Chi phí NVL cho sản xuất chung 152 15.266.332 17/12 83 17/12 Chi phí CCDC cho sản xuất chung 153 1.753.900 20/12 84 20/12 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý 214 143.500.562 20/12 85 20/12 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 10.632.650 20/12 86 20/12 Chi phí bằng tiền khác dùng cho quản lý 111 2.507.400 Kết chuyển chi phí quản lý chung 154 210.364.014 Cộng số phát sinh trong quý 210.364.014 210.364.014 Số dư cuối quý Cộng luỹ kế từ đầu quý Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Cụ thể: Kế toán định khoản: 1. Tiền lương (tiền công) và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho nhân viên phân xưởng (Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương) (Biểu số 2): Nợ TK 627 (6271): 30.843.000 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 19.534.400 CT: UBND xã Hải Sơn: 11.308.600 Có TK 334: 30.843.000 2. Các khoản trích theo tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng (Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương) (Biểu số 2): Nợ TK 627 (6271): 5.860.170 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 3.711.536 CT: UBND xã Hải Sơn: 2.148.634 Có TK 338: 5.860.170 (30.843.000 x 19%) TK 3382: 616.860 (30.843.000 x 2%) TK 3383: 4.626.450 (30.843.000 x 15%) TK 3384: 616.860 (30.843.000 x 2%) 3. Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng bao gồm chi phí về bảo hộ lao động (Căn cứ vào Bảng phân bổ NLVL, CCDC) (Biểu số 1): Nợ TK 627 (6272): 15.266.332 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 9.166.332 CT: UBND xã Hải Sơn: 6.100.000 Có TK 152: 15.266.332 4. Trị giá công cụ, dụng cụ (CCDC dùng cho thi công là các ván, khuôn ...) sử dụng trong phân xưởng (Căn cứ vào Bảng phân bổ NLVL, CCDC) (Biểu số 1): Nợ TK 627 (6273): 1.753.900 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 1.000.000 CT: UBND xã Hải Sơn: 753.900 Có TK 153: 1.753.900 5. Trích khấu hao TSCĐ (gồm nhà, xưởng ...) dùng cho sản xuất và quản lý phân xưởng (Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ) (Biểu số 3): Nợ TK 627 (6274): 143.500.562 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 80.300.562 CT: UBND xã Hải Sơn: 63.200.000 Có TK 214: 143.500.562 6. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động tại phân xưởng, bộ phận SX (Căn cứ vào bảng tổng hợp CP dịch vụ mua ngoài) (Biểu số 4): Nợ TK 627 (6277): 9.666.045 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 4.833.023 CT: UBND xã Hải Sơn: 4.833.023 Nợ TK 133 (1331): 966.605 Có TK 331: 10.632.650 7. Các khoản chi phí bằng tiền khác (chi tiếp khách, hội họp, giao dịch...) dùng cho hoạt động sản xuất tại phân xưởng, bộ phận sản xuất (Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí bằng tiền) (Biểu số 5): Nợ TK 627 (6278): 2.279.454 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 1.097.636 CT: UBND xã Hải Sơn: 1.181.818 Nợ TK 133 (1331): 227.945 Có TK 111: 2.507.400 2.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp: Chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp riêng theo từng khoản mục (Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) theo từng công trình cần được kết chuyển để tập hợp chi phí cho từng công trình. Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà đang áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên kế toán kết chuyển các chi phí theo khoản mục vào TK 154 - Chi phí SXKD dở dang. Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Công trình: Trường tiểu học Quảng Nghĩa Đơn vị tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý 0 Số phát sinh trong quý 31/12 PKT 90 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 621 228.720.301 31/12 PKT 91 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622 126.227.779 31/12 PKT 92 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 623 138.213.456 31/12 PKT 93 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627 120.552.880 31/12 PKT 94 Kết chuyển giá vốn 632 613.714.416 Cộng phát sinh: 613.714.416 613.714.416 Dư cuối quý IV: 0 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Công trình: UBND xã Hải Sơn Đơn vị tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý 0 Số phát sinh trong quý 31/12 PKT 90 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 621 166.048.670 31/12 PKT 91 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622 92.489.615 31/12 PKT 92 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 623 83.681.294 31/12 PKT 93 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627 84.248.598 31/12 PKT 94 Kết chuyển giá vốn 632 426.468.177 Cộng phát sinh: 426.468.177 426.468.177 Dư cuối quý IV: 0 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng 2/ Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: 2.1. Tổng hợp và kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp: Nợ TK 154: 394.768.971 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 228.720.301 CT: UBND xã Hải Sơn: 166.048.670 Có TK 621: 394.768.971 2.2. Tổng hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: 218.717.394 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 126.227.779 CT: UBND xã Hải Sơn: 92.489.615 Có TK 622: 218.717.394 2.3. Tổng hợp và kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 154: 221.894.750 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 138.213.456 CT: UBND xã Hải Sơn: 83.681.294 Có TK 623: 221.894.750 2.4. Tổng hợp và kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: 210.364.014 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 120.552.880 CT: UBND xã Hải Sơn: 84.248.598 Có TK 627: 210.364.014 2.5. Kết chuyển giá vốn: Nợ TK 632: 1.040.182.593 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 613.714.416 CT: UBND xã Hải Sơn: 426.468.177 Có TK 154: 1.040.182.593 Chứng từ ghi sổ Số: 95 Ngày 31tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: đồng. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 621 394.768.971 KC chi phí nhân công trực tiếp 154 622 218.717.394 KC chi phí sử dụng máy thi công 154 623 221.894.750 KC chi phí sản xuất chung 154 627 210.364.014 Tổng cộng: 1.040.182.593 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Chứng từ ghi sổ Số: 96 Ngày 31tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: đồng. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển giá vốn 632 154 1.040.182.593 Tổng cộng: 1.040.182.593 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Biểu số 8: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Quý IV - Năm 2007 Đơn vị tính: đồng. Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 70 30/11 394.768.971 95 31/12 1.040.182.593 73 25/12 218.717.394 96 31/12 1.040.182.593 80 31/12 221.894.750 89 31/12 210.364.014 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ cái Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu quý xxx Số phát sinh trong quý 31/12 90 31/12 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 621 394.768.971 31/12 91 31/12 KC chi phí nhân công trực tiếp 622 218.717.394 31/12 92 31/12 KC chi phí sử dụng máy thi công 623 221.894.750 31/12 93 31/12 KC chi phí sản xuất chung 627 210.364.014 31/12 94 31/12 Giá vốn hàng bán 632 1.040.182.593 Cộng số phát sinh trong quý 1.040.182.593 1.040.182.593 Số dư cuối quý xxx Cộng luỹ kế từ đầu năm xxx Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng 2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm làm dở của Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà chính là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành đến khâu cuối cùng để tiến hành nghiệm thu bàn giao. Toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh thuộc công trình hay hạng mục công trình đều là chi phí của sản phẩm dở dang. Sau khi công trình hay hạng mục công trình hoàn thành được bàn giao và thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh sẽ được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất dở dang của Công ty: Đó là toàn bộ chi phí của từng công trình, hạng mục công trình mà đến cuối kỳ hạch toán còn nằm ở dư Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Biểu số 9: Bảng tổng hợp chi phí sản phẩm dở dang Quý IV - Năm 2007 Công trình: UBND xã Hải Sơn Đơn vị tính: đồng. Khoản mục chi phí CP SXKD dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Cộng 1. TK 621 - Chi phí NL, VL trực tiếp 61.815.500 166.048.670 227.864.170 2. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 25.138.900 92.489.615 117.628.515 3. TK 623 - Chi phí sử dụng MTC 44.865.400 83.681.294 128.546.694 4. TK 627 - Chi phí sản xuất chung 16.078.184 84.248.598 100.326.782 Cộng: 147.897.984 426.468.177 574.366.161 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng 2.4. Tính giá thành sản phẩm: Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây lắp, đặc điểm của từng công trình và kỳ tính giá thành sản phẩm của Công ty nên Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) để tính giá thành cho từng công trình hay hạng mục công trình. Thời điểm tính giá thành thực tế là khi kết thúc sản phẩm, công trình, hạng mục công trình, có thể là điểm dừng kỹ thuật của công việc xây lắp. Để tính giá thành cho công trình hay hạng mục công trình, kế toán lấy số liệu ghi trên Sổ chi tiết TK 154 và Bảng tổng hợp chi phí thực tế phát sinh trong các quý cho từng công trình hay hạng mục công trình, đồng thời căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu quý để lập bảng giá thành xây lắp trực tiếp các công trình. Công thức tính giá thành: Giá thành xây dựng cơ bản hoàn thành = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu quý + Chi phí sản xuất kinh doanh trong quý - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối quý Khi công trình hoàn thành có Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành, Biên bản thanh lý hợp đồng, Bảng quyết toán giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đã được bên A xác nhận, các cơ quan thẩm định, kiểm toán xem xét và có kết quả. Dựa vào các Bảng nghiệm thu kỹ thuật, Biên bản bàn giao công trình và các hình thức ký kết hợp đồng; kế toán tổng hợp lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng quý đồng thời kế toán giá thành dựa vào đó để lập bảng tính giá thành chi tiết cho từng công trình hay hạng mục công trình. Biểu số 10: Bảng (thẻ) tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Quý IV - Năm 2007 Công trình: Trường tiểu học Quảng Nghĩa Đơn vị tính: đồng. Khoản mục chi phí DĐK CPSX DCK Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. TK 621 - Chi phí NL, VL trực tiếp 228.720.301 228.720.301 80.252,7 2. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 126.227.779 126.227.779 44.290,4 3. TK 623 - Chi phí sử dụng MTC 138.213.456 138.213.456 48.495,9 4. TK 627 - Chi phí sản xuất chung 120.552.880 120.552.880 42.299,3 Cộng: 613.714.416 613.714.416 215.338,4 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Chương 3 : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng thái hà 3.1 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty cổ phần xây dựng thái hà. Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà đã trải qua nhiều bước thăng trầm, song Công ty cũng đã khẳng định được mình thông qua việc khai thác tương đối tốt những tiềm năng, những thuận lợi cùng sự phấn đấu của tập thể CBCNV và lãnh đạo Công ty. Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp, em nhận thấy công tác quản lý nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói chung của Công ty có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Trong mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh luôn tồn tại những mặt mạnh và yếu nào đó; đánh giá đúng những mặt tốt, mặt chưa tốt của công tác kế toán sẽ giúp cho Công ty tiếp tục phát huy những mặt tốt, xem xét lại những mặt chưa tốt để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng mang tính chính xác cao và đạt hiệu quả cao. 3.1.1. Ưu điểm: - Về tổ chức quản lý: Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà đã tổ chức được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý có hiệu quả phù hợp với nền kinh tế thị trường, đó là việc cải tiến quản lý kinh tế, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm với công việc. - Về tổ chức sản xuất: Bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty gọn nhẹ, phù hợp với đặc trưng của ngành xây dựng cơ bản. Luôn chủ động trong sản xuất kinh doanh. Các phòng ban chức năng phục vụ tốt, có hiệu quả. Các đội trưởng của đội thi công chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ, chất lượng thi công nhưng ngược lại Công ty cũng tạo điều kiện cho các đội trong việc chủ động khai thác, cung cấp máy móc thi công. - Về đội ngũ kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với những nhân viên có năng lực và trình độ, nhiệt tình trong công việc... và được bố trí phù hợp với khả năng của mỗi người. - Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty chính xác và kịp thời. - Về tổ chức công tác kế toán: Chứng từ hạch toán ban đầu nhìn chung hợp lý, hợp pháp, đầy đủ, được kế toán Công ty kiểm tra chặt chẽ cho nên không có sai sót xảy ra. Các số liệu đều có chứng từ đi kèm làm căn cứ pháp lý. Đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì kế toán của Công ty đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là các công trình hay hạng mục công trình. Cách xác định đúng đắn và hợp lý đó giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn bám sát và phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình hay hạng mục công trình. Từ đó, đảm bảo tốt cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dễ dàng, chính xác và hợp lý. 3.1.2 Một số tồn tại: - Về luân chuyển chứng từ: Chứng từ được chuyển lên phòng kế toán đôi khi chưa kịp thời. - Phương pháp hạch toán: Các chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị, tiền lương của công nhân nghỉ phép không được tiến hành trích trước có thể gây nên sự không tương xứng giữa chi phí và giá thành. Tuy nhiên, các trường hợp này rất hãn hữu xảy ra và cũng phù hợp khi Công ty tiến hành khoán cho các đội xây lắp. - Hạn chế: Đây là hạn chế của hầu hết các Công ty xây dựng. Đó là thiệt hại do ngừng sản xuất vì lý do thời tiết (thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn ...), phá đi làm lại. 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận chung, kết hợp với việc tìm hiểu thực tế tình hình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà, em xin có một số ý kiến đề xuất xung quanh vấn đề kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để công tác kế toán của Công ty được hoàn thiện hơn. Một số đề xuất đóng góp cho Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà như sau: 3.2.1 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí 3.2.1.1 Việc luân chuyển chứng từ: Việc hoàn chứng từ chi phí chậm trễ chứng từ không chỉ do nguyên nhân khách quan mà còn do nguyên nhân chủ quan từ phía các đội xây lắp, các công trường. Cần có sự hỗ trợ đắc lực của Công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng để động viên cán bộ công nhân viên trong việc SXKD. Đối với các công trình lớn, phòng Tài chính kế toán có thể trực tiếp cử nhân viên để hỗ trợ và đẩy nhanh việc ghi chép sổ sách đảm bảo chính xác, kịp thời. 3.2.1.2. Về hoàn thiện các thủ tục nhập xuất kho vật tư: Hiện nay, với mỗi trường hợp nhập xuất kho vật tư, các ban, đội xây lắp công trường đều áp dụng những hình thức, thủ tục nhập, xuất như nhau. Trong một số trường hợp mua vật tư xuất thẳng cho thi công, kế toán thường viết phiếu nhập kho sau đó lại viết luôn phiếu xuất kho. Như vậy việc thực hiện các thủ tục này chỉ nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý. Do đó để xác định bộ chứng từ gốc, làm căn cứ ghi Nợ TK 621, có thể chỉ sử dụng hoá đơn mua hàng và biên bản giao nhận vật tư giữa bộ phận cung ứng và bộ phận sản xuất. Hệ thống sổ sách cần được hạch toán trên các chứng từ ghi sổ khác nhau. Việc lên chứng từ ghi sổ vào cuối tháng và theo tính chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của thông tin, tiện cho việc ghi sổ Cái theo từng tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Việc nhập, xuất vật tư như đã nêu ở trên rất dễ dẫn đến việc chi phí nguyên vật liệu sẽ cao hơn hoặc chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Trong doanh nghiệp sản xuất vật chất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm đến việc sản xuất sao cho chất lượng tốt với giá thành hạ. 3.2.1.3 Về các khoản liên quan đến tiền lương phải trả cho công nhân: Việc không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất (trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân chạy máy) vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ làm ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành của sản phẩm hoàn thành. Để tránh sự biến động về chi phí sản xuất giữa các kỳ nhằm đảm bảo quá trình tập hợp chi phí sản xuất đúng, đầy đủ và chính xác, phản ánh đúng giá trị chi phí đã tiêu hao cho từng công trình hay hạng mục công trình thì kế toán phải tiến hành việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân. Để đơn giản cho việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất ta có thể tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất với tỷ lệ thích hợp trên tổng số tiền lương phải trả trong kỳ. Số trích này phải ở mức vừa phải để không gây ảnh hưởng lớn đến số tiền phải trả trong kỳ của mỗi công trình. Thường thì tỷ lệ trích là 3% tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất. 3.2.2. Về phương pháp tính giá thành: Thường thì kỳ tính giá thành trùng với thời điểm hoàn thành công trình hay hạng mục công trình nhưng với các công trình có thời hạn thi công ngắn và trị giá khối lượng xây lắp không lớn thì Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Vì theo phương pháp này, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo các đơn đặt hàng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Mặt khác, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng đơn giản và nhanh chóng hơn so với các phương pháp tính giá thành khác. Khi hoàn thành bàn giao theo hợp đồng là có thể tính toán chính xác được ngay giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng mà không cần phải đợi đến kỳ hạch toán đáp ứng được số liệu kịp thời và cần thiết cho công tác quản lý. Theo phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng thì đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là các đơn đặt hàng. trình tự thực hiện như sau: - Khi khởi công thi công công trình (thực hiện đơn đặt hàng) thì mỗi công trình được mở riêng một bảng để tính giá thành. - Hàng tháng, căn cứ vào số liệu phản ánh trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất của các đơn đặt hàng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp sau đó sẽ được chuyển vào bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng tương ứng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán thì đó chính là giá thành thực tế cộng với chi phí sản xuất đã tập hợp được trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó là giá thành sản phẩm xây lắp bàn giao cho bên chủ đầu tư. - Căn cứ vào bảng tính giá thành và trị giá dự toán của đơn đặt hàng, kế toán tiến hành định khoản, lập biên bản thanh lý công trình khi công trình hoàn thành bàn giao cho bên A. Khi đó, đơn đặt hàng hoàn thành. Kết luận Trong mỗi doanh nghiệp, nhiệm vụ của kế toán là phải biết vận dụng từ lý thuyết vào thực tế sản xuất một cách linh hoạt, hợp lý, chính xác, hiệu quả nhưng phải đúng với các quy định, chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất của cải vật chất đặc biệt, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho xã hội. Không giống như các doanh nghiệp sản xuất vật chất, sản phẩm của ngành công nghiệp xây dựng là các sản phẩm có kích thước và khối lượng lớn. Vì vậy, vấn đề tổ chức quản lý và tập hợp chi phí sản xuất cũng như tính giá thành sản phẩm là một vấn đề cần thiết, là một khâu quan trọng và được đặt lên hàng đầu, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu ở Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà, em nhận thấy thời gian thực tập tìm hiểu thực tế là một giai đoạn hết sức quan trọng nhất là đối với sinh viên chuẩn bị ra trường. Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Bùi Hương, các anh các chị trong công ty, đã giúp em nắm bắt được thực tế, củng cố và hoàn thiện kiến thức lý luận đã tiếp thu được trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán ở công ty, nhất là công tác “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp”. Dưới góc độ là sinh viên thực tập, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, nhận xét, đánh giá chung và mạnh dạn đưa ra những mặt còn tồn tại trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty trên cơ sở những ưu, nhược điểm. Từ đó, đề xuất một số ý kiến, nguyện vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp”. Những ý kiến này đều mang tính khả thi phù hợp với khả năng thực hiện của công ty. Tuy vậy, do khả năng và trình độ có hạn, thời gian thực tập còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, nên báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ góp ý kịp thời của các thầy cô giáo bộ môn Kế toán, các cô chú, các anh, chị Phòng Tài chính Kế toán để báo cáo của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà, Phòng Tài Chính Kế Toán công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Bùi Hương đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6318.doc
Tài liệu liên quan