Đề tài Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Lilama Hà Nội

Công ty cổ phần Lilama Hà Nội nói riêng, các hoanh nghiệp xây lắp nói chung có hoạt động sản xuất kinh doanh mang những đặc trưng riêng có của ngành xây lắp. Những đặc trưng này ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như tổ chức công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp. Là một công cụ quản lý kinh tế đắc lực và hiệu quả nhất, kế toán cần phải được tổ chức và đổi mới, cải tiến cho phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp và đáp ứng các yêu cầu của quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường. Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, từ khi thành lập đến nay Công ty cổ phần Lilama Hà Nội luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Nhà nước giao, góp phần tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Công ty luôn phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng xây lắp, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo uy tín với khách hàng.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Lilama Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng ký hiệu viết tắt Từ viết tắt Diễn giải BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP Chi phí CNV Công nhân viên CBCNV Cán bộ công nhân viên Cty Công ty CTR Cụng trỡnh CCDC Công cụ dụng cụ GTGT Giỏ trị gia tăng GĐ Giám đốc TSCĐ Tài sản cố định NVL Nguyờn vật liệu DN Doanh nghiệp DT Doanh thu KD Kinh doanh KTQD Kinh tế quốc dân KTTT Kinh tế thị trường HTK Hàng tồn kho PP Phương pháp SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh SP Sản phẩm TK Tài khoản VĐT Vốn đầu tư VLXD Vật liệu xây dựng XD Xây dựng XDCB Xây dựng cơ bản XNK Xuất nhập khẩu Lời nói đầu Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội, em đã được nhận thức rõ hơn về vai trò và chức năng quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Qua thực tế, em đã hiểu rõ được việc tổ chức kế toán tại một doanh nghiệp, quy trình thực hiện các định khoản đối với các nghiệp vụ phát sinh, đối với các yếu tố sản xuất kinh doanh và tập hợp các chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Những lý thuyết em học được trong nhà trường là rất cơ bản, đã trang bị cho em những kiến thức quan trọng để vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tiễn còn có một khoảng cách. Chính nhờ thực tập mà em hiểu rõ hơn về lý thuyết và dùng lý thuyết để vận dụng vào thực tế một cách nhuần nhuyễn hơn. Em xin trình bày những kết quả thực tập đạt được trong báo cáo này. Nội dung của báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quát về Công ty cổ phần Lilama Hà Nội. Phần 2: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội. Phần 3: Nhận xét chung và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội. Mặc dù trong quá trình học tập cũng như đi thực tế để hoàn thành bài viết này, em đã được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của thầy giáo GS.TS Lương Trọng Yêm và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, anh chị phòng kế toán của Cty cổ phần Lilama Hà Nội, cùng với sự nỗ lực của bản thân, song bài viết không thể tránh khỏi sai sót. Em vô cùng biết ơn những ý kiến góp ý giúp em hoàn thiện hơn hiểu biết của mình cũng như để hoàn thiện hơn bài viết. Phần I – Tổng quát về Cty cổ phần Lilama Hà Nội. 1.1 - Quá trình hình thành và phát triển: Cty cổ phần Lilama Hà Nội tiền thân là Cty lắp máy và XD Hà Nội – là DN trực thuộc Tổng Cty lắp máy Việt Nam (LILAMA), được thành lập năm 1960, có giấy phép KD số 109587 do Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp, là Cty hạch toán độc lập, đáp ứng đầy đủ chế độ kế toán do Nhà nước Việt Nam công nhận. Tên giao dịch: Cty cổ phần Lilama Hà Nội. Địa chỉ: 52 Đường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội. Vốn điều lệ: 13.500.000.000 đồng (VNĐ). Hình thức sở hữu vốn: Cty cổ phần (51% vốn NN). Quá trình hình thành và phát triển của Cty được khái quát qua các giai đoạn sau: - Từ năm 1960-1988: giai đoạn này mục tiêu KD không đặt lên hàng đầu, hoạt động SXKD thực hiện theo kế hoạch của cấp trên giao cho. Mục đích chính là phục vụ lợi ích chung của cả dân tộc, vì thế hiệu quả KD chưa được coi trọng. Mặt khác thời kỳ này, nền kinh tế còn chậm phát triển, SXKD chưa đạt hiệu quả cao song hạch toán Cty vẫn có lãi, các chỉ tiêu mà cấp trên giao vẫn hoàn thành và vượt mức. - Từ năm 1989-2004: Cty đã thực hiện theo đường lối Đại hội VI của Đảng đề ra là chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT có sự quản lý vĩ mô của NN. Cty đã nỗ lực khắc phục khó khăn để tạo dựng uy tín trên thị trường và SXKD có hiệu quả, mục tiêu kinh tế được coi trọng hơn. - Từ năm 2005 đến nay: theo quyết định số 177/QĐ-BXD ngày 18/02/2005 của Bộ XD, Cty thực hiện cổ phần hoá từ DN 100% VĐT của NN thành Cty cổ phần với 51% vốn Nhà nước, 49% vốn góp cổ phần. Giấy phép đăng ký KD mới số 0103007179-CTCP do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Số vốn điều lệ là 13,5 tỷ đồng. Hơn 47 năm phấn đấu không ngừng, cùng với sự đi lên của đất nước, tập thể CBCNV của Cty đã được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều huân, huy chương. Cty đã tạo dựng được uy tín lớn trong lĩnh vực XDCB và đã được tham gia vào nhiều CTR quan trọng của đất nước như: Nhà máy sợi Nha Trang, Huế, Nhà máy dệt 8/3, Trường Đại học Bách Khoa, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm thể thao dưới nước (Seagames), Trung tâm hội nghị Quốc Gia… 1.2 – Nhiệm vụ SXKD: Lĩnh vực KD: chế tạo thiết bị, lắp máy và XD các CTR. Ngành nghề KD: SX, thiết kế, chế tạo, XD và lắp đặt. Cty cổ phần Lilama Hà Nội là một đơn vị SXKD với nét đặc trưng của ngành là tái tạo ra TSCĐ. Đặc điểm nổi bật của SP xây lắp là những CTR XD, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, thời gian thi công dài và chủ yếu ở ngoài trời, thời gian sử dụng SP xây lắp cũng lâu dài. SP xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của SP xây lắp không được thể hiện rõ. Quá trình SX rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao, việc hoàn thành kế hoạch SX chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Quy trình công nghệ SX: Để có được CTR XD phải trải qua các bước công việc sau: Trước hết, khi có CTR gọi thầu, cán bộ phòng kỹ thuật xem xét thiết kế cũng như yêu cầu kỹ thuật để lập giá dự toán theo từng CTR, hạng mục CTR (vì SP CTR có giá trị lớn, thời gian thi công dài). Giỏ trị dự toỏn từng CTR, hạng mục CTR Giỏ thành dự toỏn từng CTR, hạng mục CTR Lói định mức Thuế GTGT đầu ra Đây cũng chính là giá dự thầu khi Cty chính thức tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu Cty sẽ ký hợp đồng với bên A (chủ đầu tư). Căn cứ vào hợp đồng lập dự toán chính thức cho CTR rồi tiến hành thi công theo dự toán. Có thể khái quát quá trình trên như bằng sơ đồ 1.2 (mời xem Phụ lục 01). 1.3 – Cơ cấu tổ chức quản lý Cty cổ phần Lilama Hà Nội. Cty cổ phần Lilama Hà Nội là một DN trực thuộc Tổng Cty lắp máy Việt Nam nên cơ cấu tổ chức của Cty phải được sự phê duyệt của Bộ chủ quản (Bộ XD) và đơn vị cấp trên (Tổng Cty). Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cty cổ phần Lilama Hà Nội được trình bày rõ ràng, cụ thể qua Sơ đồ 1.3 (mời xem Phụ lục 02). Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định như sau: + Đại hội cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất trong Cty, được trợ giúp bởi Ban kiểm soát. + Hội đồng quản trị: gồm các thành viên: Tổng GĐ, Phó tổng GĐ SX, Phó tổng GĐ thi công, Phó Tổng GĐ nội chính, Kế toán trưởng. Chịu trách nhiệm và bảo toàn phát triển giá trị các khoản VĐT của các cổ đông, chức năng chủ yếu là đưa ra những chỉ dẫn mang tính chiến lược, gồm cả những quyết định đầu tư lớn và kế hoạch tài chính của Cty; chỉ định tư vấn và bãi miễn người quản lý điều hành; giám sát các hoạt động trái với mục tiêu đã đặt ra. Các phòng ban chức năng do Trưởng phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trước ban GĐ về việc thực thi nhiệm vụ được giao: - Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế toán, vừa XD kế hoạch huy động vốn, theo dõi việc thanh toán với các ngân hàng, chủ đầu tư cũng như đối với CBCNV. Hàng kỳ phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho lãnh đạo Cty và các cơ quan quản lý Nhà nước. - Phòng tổ chức: có chức năng quản lý nhân sự theo sự chỉ đạo trực tiếp của ban GĐ bao gồm: tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của công việc. Theo dõi đề bạt nâng lương, đi học, khen thưởng, kỉ luật, nghỉ hưu, đóng bảo hiểm của người lao động (đóng BHXH, BHYT). - Phòng hành chính tổng hợp: thừa lệnh GĐ kí tên đóng dấu các công văn, các bản sao và các bản xác nhận khác đồng thời soạn thảo và bảo mật các văn bản hành chính của Cty. - Phòng kinh tế kỹ thuật: lập kế hoạch về khối lượng thi công, theo dõi khối lượng thực hiện, chủ trì XD định mức, đơn giá, lập dự toán, lập hồ sơ thầu, tổ chức áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phối hợp cùng các đơn vị thi công làm tốt công tác nghiệm thu kỹ thuật, chạy thử, bàn giao CTR. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu để GĐ ký hợp đồng với đối tác, lập các hợp đồng thanh lý theo quy định. - Phòng cung ứng vật tư: có chức năng phối hợp với các phòng ban lập dự trù cung cấp vật tư cho CTR, mua sắm vật tư, sắp xếp kho bãi bảo quản vật tư, chi tiết liên hệ mua vật tư với các Cty để phục vụ các CTR. - Phòng kế hoạch đầu tư: giúp GĐ theo dõi thực hiện khối lượng công tác SXKD, qua đó XD các kế hoạch ngắn và dài hạn. Lập các dự án đầu tư, dự án tiền khả thi để đầu tư phát triển SX. - Phòng KD – XNK: phụ trách toàn bộ các HĐ KD, tiếp thị và XNK vật tư, hàng hoá phục vụ cho hoạt động SXKD. - Phòng quản lý máy: chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị của Cty và tổ chức khai thác các thiết bị đó, giám sát tình hình sử dụng máy móc ở các đơn vị thi công, lập kế hoạch điều phối, sử dụng máy cho các bộ phận, sửa chữa, bảo dưỡng máy và tính khấu hao. - Các xưởng chế tạo: thực hiện các hoạt động chế tạo thiết bị và kết cấu thép. - Các đội lắp đặt: thực hiện các hoạt động lắp đặt kết cấu kim loại, hệ thống điện, hệ thống, hệ thống máy. - Các dây chuyền mạ kẽm, mạ màu: thực hiện các hoạt động SX SP thép mạ cung cấp cho thị trường. - Phòng kỹ thuật (của Nhà máy SX thép): nghiên cứu, nâng cao chất lượng SP, phát triển các SP mới; quản lý kỹ thuật SX, thiết bị, dây chuyền; quản trị chất lượng đầu vào và thành phẩm do dây chuyền SX ra. 1.4 – Tổ chức công tác kế toán: 1.4.1 – Các chính sách kế toán Cty áp dụng: Chế độ kế toán: theo quyết định số 15/QĐ-BTC của bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006. Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01/N, kết thúc 31/12/N hàng năm. Kỳ kế toán: quý. Đơn vị tiền tệ: VNĐ (đồng Việt Nam). Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: theo tỷ giá ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. PP tính trị giá vốn hàng xuất kho: theo giá thực tế đích danh. PP tính thuế GTGT: khấu trừ. PP kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá. + PP khấu hao TSCĐ: khấu hao tuyến tính (đường thẳng). PP kế toán HTK: + Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế. + PP xác định giá trị HTK: theo giá bình quân cả kỳ dự trữ. + PP hạch toán tổng hợp HTK: kê khai thường xuyên. + PP hạch toán chi tiết HTK: sổ số dư. Hệ thống TK mà Cty sử dụng: hiện nay Cty đang sử dụng hầu hết hệ thống TK mà Bộ Tài Chính đã ban hành đối với ngành xây lắp, còn một số TK thì hiện nay Cty chưa sử dụng như: 113, 144, 151, 155, 157, 161, 212, 213, 222, … PP tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: Không phát sinh. 1.4.2 – Hình thức kế toán, hình thức tổ chức công tác kế toán của Cty: - Mô hình kế toán: theo mô hình tập trung. Theo đó, Cty chỉ mở một hệ thống sổ kế toán, tổ chức một bộ máy nhân sự kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn ở mọi phần hành kế toán. - Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung (Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” – mời xem Phụ lục 03), có ứng dụng phần mềm kế toán Fast Accounting để hỗ trợ cho công tác kế toán. - Hệ thống chứng từ: hệ thống chứng từ bắt buộc và một số chứng từ hướng dẫn theo mẫu của Bộ Tài Chính ban hành. - Các sổ chi tiết: Sổ theo dõi TSCĐ, Thẻ kho, Sổ chi tiết vật liệu, SP, hàng hoá và Sổ CP SXKD. 1.5 – Tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 1.5 (mời xem Phụ lục 01) đã trình bày rõ ràng, cụ thể bộ máy kế toán của Cty bằng sự phân công công việc kế toán đối với mỗi cán bộ kế toán như sau: - Kế toán trưởng đồng thời là trưởng phòng kế toán: là người tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế toán, lập báo cáo tài chính chung cho toàn Cty và chịu trách nhiệm về tính trung thực hợp pháp, hợp lý của các thông tin tài chính được tham mưu. Nhiệm vụ quan trọng của Kế toán trưởng là giúp các nhà quản trị quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn KD hiện có thông qua việc phân tích tình hình tài chính thể hiện trong các thông tin thu được để đưa ra các quyết định đúng đắn. - Kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành SP: có chức năng thực hiện tổng hợp CPSX và tính giá thành SP, xác định kết quả KD và lập các báo cáo kế toán. - Kế toán vốn bằng tiền: có chức năng theo dõi khối lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, ghi chép đầy đủ tình hình thu chi tăng giảm của các loại tiền. - Kế toán tiền lương: có chức năng và nhiệm vụ là theo dõi, tính toán chính xác số tiền lương và các khoản thanh toán khác phải trả cho CNV, đôn đốc việc thanh toán kịp thời đúng hạn, kiểm tra trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm một cách chặt chẽ về tình hình lao động, tình hình thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng. - Kế toán vật tư, TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi cơ cấu về TSCĐ, CCDC và tính hiệu quả kinh tế của nó, tình hình biến động của các TSCĐ như mới mua, thanh lý máy móc, thiết bị, tính CP khấu hao TSCĐ. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý số tiền mặt của Cty, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt tại quỹ, vào sổ sách có liên quan. 1.6 – Kết quả hoạt động KD của Cty cổ phần Lilama Hà Nội trong 2 năm 2006 – 2007. Tình hình tổng quát về kết quả KD của Cty trong 2 năm 2006 - 2007 được trình bày qua bảng 1.6 (Phụ lục 04). 1.7 – Tổ chức kế toán các yếu tố SXKD: 1.7.1 – Kế toán NVL, CCDC: Hệ thống danh mục NVL mà Cty cần sử dụng trong từng thời kỳ là khác nhau, nó phụ thuộc vào hợp đồng mà Cty nhận thi công XD hay lắp đặt…trong thời kỳ đó. Thông thường, NVL trong Cty bao gồm nhiều chủng loại: từ sắt, thép, tôn, các loại kim loại khác…, xi măng, gạch các loại, đá, VLXD khác, sơn màu, các loại dung môi, các phụ kiện lắp ráp, các kết cấu kim loại… Để đánh giá giá thực tế của NVL, Cty áp dụng các PP khác nhau cho từng loại. Đối với NVL nhập kho được tính theo giá thực tế. Giá ghi trên hoá đơn là giá đã bao gồm CP vận chuyển NVL. Đối với NVL xuất kho thì tính theo giá thực tế đích danh. Chứng từ Cty cổ phần Lilama Hà Nội sử dụng trong hạch toán NVL được dựa trên chế độ chứng từ kế toán theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01-11-1995. Tuy nhiên, do Cty áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting để tổ chức hạch toán nên một số chứng từ được lập và in ra bằng máy vi tính (Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Thẻ kho…). Các chứng từ này vẫn bảo đảm nội dung của chứng từ kế toán qui định trong điều 17- Luật Kế toán năm 2003, đồng thời có bổ sung một số nội dung khác theo yêu cầu quản lý của Cty. Cty sử dụng PP thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. Việc hạch toán chi tiết NVL được tiến hành ở cả 2 nơi: ở kho và phòng kế toán. Cty cổ phần Lilama Hà Nội hạch toán tổng hợp NVL theo PP kê khai thường xuyên, áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và tính thuế GTGT theo PP khấu trừ. Cty sử dụng TK 152-“Nguyên liệu, vật liệu” để hạch toán NVL và đã được mã hoá để quản lý. TK này không được mở chi tiết thành các TK cấp 2,3. Ngoài ra, Cty còn sử dụng các TK như: 621 (chi tiết cho từng đối tượng); 627 (chi tiết); 641; 642; và các TK khác liên quan đến việc thanh toán tiền mua NVL như: 111, 112, 331 (chi tiết cho từng nhà cung cấp), 141, 311… Ví dụ: Cty xuất sơn màu trị giá 120.000.000 (đ) để đưa vào SX (tính theo giá thực tế), kế toán định khoản: Nợ TK 621 120.000.000 (đ) Có TK 152 120.000.000 (đ) Cty không sử dụng TK 151-“Hàng mua đang đi đường” để hạch toán NVL đã mua thuộc quyền sở hữu của Cty. Tại Cty, NVL được nhập kho từ nguồn mua ngoài (trong nước, nhập khẩu) theo các hợp đồng đã ký kết hoặc mua lẻ theo lô hàng (có hoá đơn GTGT). Ví dụ: Cty nhập một số kim loại màu trị giá 250.000.000 (đ). Thuế GTGT 10%, trả bằng Séc. Căn cứ hoá đơn nhập hàng, kế toán hạch toán: Nợ TK 152 250.000.000 (đ) Có TK 112 250.000.000 (đ) 1.7.2 – Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Cty áp dụng 2 hình thức trả lương chính: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Cty thực hiện hạch toán thời gian lao động bằng việc chấm công theo từng phòng ban, bộ phận Cty theo một mẫu biểu thống nhất (mẫu số 01-LĐTL ban hành theo quyết định số 1141/TC-CSKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính ban hành). Công việc đầu tiên của kế toán tiền lương là kiểm chứng ban đầu như: bảng chấm công, bảng công tác của tổ do nhân viên đội đưa lên. Nội dung kiểm tra chứng từ ban đầu là kiểm tra hợp lý, hợp pháp của chứng từ sau khi kiểm tra xong, sẽ làm căn cứ để tính lương cho từng người, tính ra khoản phải trả, phải nộp, thanh toán. 1.7.2.1 – Cách hạch toán lương ở bộ phận gián tiếp: áp dụng với những nhân viên làm những công việc mang tính chất công nhật và tính lương theo thời gian bao gồm: tiền lương công nhân của các phòng ban như phòng Hành chính, phòng Khoa học công nghệ, phòng Tài vụ-Kế toán…Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công của phòng, ban, đội…để tính lương thời gian. 1.7.2.2 – Cách tính lương bộ phận công nhân trực tiếp: Cty sử dụng rất nhiều lực lưọng thuê ngoài. Đối tượng này Cty giao cho đội trưởng và các tổ trưởng, các tổ SX theo dõi trả lương theo hợp đồng thuê khoán ngoài. Mức khoán dựa trên cơ sở định mức của từng phần công việc. Khi kết thúc hợp đồng làm khoán, nhân viên kỹ thuật cùng chỉ huy CTR tiến hành kiểm tra khối lượng và chất lượng công việc. Cuối tháng dựa vào bản hợp đồng làm khoán và bảng chấm công, kế toán lập “Bảng thanh toán lương”. - Lương văn phòng Cty ghi vào TK 642 - “CP quản lý DN”. - Lương công nhân SX tại công trường ghi vào TK 622 – “CP nhân công”. - Lương bộ phận quản lý công trường ghi vào TK 627 – “CP quản lý công trường”. Để theo dõi tiền lương một cách chính xác và đầy đủ, kế toán tiền lương tại Cty hàng tháng lập “Bảng kê CP tiền lương” cho toàn Cty, bao gồm 8 đội và đội ngũ cán bộ quản lý DN rồi tiến hành lên chứng từ ghi sổ TK 334 và đồng thời làm cơ sở để lập sổ cái. Đối với “Bảng kê các khoản giảm trừ qua lương” cũng được tiến hành cùng một lúc. Sau đó cũng lần lượt lên chứng từ ghi sổ có liên quan để lấy số liệu vào sổ cái TK 338. Căn cứ vào bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán định khoản và lập chứng từ ghi sổ. Ví dụ: Tháng 10/2007, Cty tính lương cho người lao động gồm: - Lương công nhân trực tiếp SX: 300.000.000 (đ) - Lương bộ phận quản lý công trường: 60.000.000 (đ) - Lương cán bộ quản lý Cty: 80.000.000 (đ) Kế toán định khoản: Nợ TK 622 300.000.000 (đ) Nợ TK 627 60.000.000 (đ) Nợ TK 642 80.000.000 (đ) Có TK 334 440.000.000 (đ) Trên cơ sở quỹ lương, kế toán tính các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ và hạch toán vào TK 338. 1.7.3 – Kế toán TSCĐ: TSCĐ của Cty bao gồm máy móc thiết bị dùng cho thi công như: máy ủi, đầm, máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, máy trộn bêtông..., xe tải; máy móc thiết bị dùng cho quản lý, phục vụ SX, như máy in, máy điều hoà, xe con, ... được hình thành từ vốn ngân sách NN cấp, vốn tự bổ sung hoặc nguồn vốn khác. Cty cổ phần Lilama Hà Nội đang chấp hành chế độ quản lý, sử dụng TSCĐ theo quyết định số 1062 của Bộ Tài chính (hiện nay được thay thế bằng quyết định 166). Theo chế độ này, Cty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo PP khấu hao tuyến tính (đường thẳng). Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao được xác định căn cứ vào số năm sử dụng của từng loại TSCĐ theo qui định của Nhà nước mà Cty đã đăng ký tại Cục quản lý vốn và Tài sản của Nhà nước. Toàn bộ khấu hao TSCĐ, kể cả TSCĐ dùng cho thi công CTR và TSCĐ phục vụ quản lý đều được tính vào CP SX chung mà không tách riêng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Khi trích khấu hao TSCĐ kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK627 (6274) Có TK214 Việc trích khấu hao TSCĐ của Cty được thực hiện trên sổ trích khấu hao TSCĐ. 1.7.4 – Kế toán tập hợp CP SX và tính giá thành SP: Để tổ chức công tác tập hợp CP SX và tính giá thành SP Cty cổ phần Lilama Hà Nội sử dụng các TK sau đây: TK621 - “CP NVL trực tiếp”; TK622 - “CP nhân công trực tiếp”; TK627 - “CP SX chung”; TK154 - “CP SXKD dở dang”. Toàn bộ CP SX của Cty được tập hợp theo các khoản mục CP sau: CP NVL trực tiếp; CP nhân công trực tiếp; CP SX chung; CP khác. Đối tượng kế toán tập hợp CP SX của Cty là các CTR, hạng mục CTR và đối tượng tính giá thành SP là các CTR, hạng mục CTR hoàn thành, đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng đã được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Kỳ tính giá thành được tính theo định kỳ hàng quý vào cuối quý, phòng tài vụ lập Bảng tập hợp CP SX và tính giá thành SP. PP tính giá thành SP: Giá thành CTR hoàn thành là tổng CP thực tế phát sinh từ lúc khởi công CTR cho đến khi CTR hoàn thành bàn giao. Việc tập hợp CP SX thực hiện ở bên Nợ TK154, việc tính giá thành được thực hiện ở bên Có TK154. Giá thành thực tế CTR (hạng mục CTR) hoàn thành CP SP dở dang đầu kỳ CP SP dở dang cuối kỳ CP SX phát sinh trong kỳ + = _ Theo PP này giá thành CTR (hạng mục CTR) hoàn thành trong kỳ được xác định như sau: Giá thành CTR (hạng mục CTR) hoàn thành được kết chuyển sang TK632–“Giá vốn hàng bán” làm căn cứ để xác định kết quả SXKD trong kỳ. Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK632 Có TK154 Phần II – Thực tế kế toán tập hợp CP SX và tính giá thành SP tại Cty cổ phần Lilama Hà Nội. 2.1 – Đối tượng kế toán tập hợp CP SX: Toàn bộ CPSX của Cty được tập hợp theo các khoản mục CP sau: CP NVL trực tiếp; CP nhân công trực tiếp; CP SX chung; CP khác. Cty cổ phần Lilama Hà Nội là một DN xây lắp nên để phù hợp với đặc điểm của SP xây lắp, đặc điểm tổ chức quản lí SX và để đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán, đối tượng kế toán tập hợp CPSX của Cty là các CTR, hạng mục CTR. Việc tiến hành tập hợp các CP SX cho từng CTR tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại CP. Đối với CP các CP NVL trực tiếp và CP nhân công trực tiếp thì căn cứ vào các CP thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến từng CTR và tập hợp trực tiếp, còn CP SX chung được tập hợp cho toàn bộ các CTR và phân bổ cho từng CTR (phân bổ gián tiếp). 2.2 – PP kế toán tập hợp CP SX: 2.2.1 – PP kế toán tập hợp và phân bổ CP NVL trực tiếp: Vật tư phục vụ cho thi công CTR có thể được mua ngoài và vận chuyển đến thẳng chân CTR, có thể được xuất từ kho của Cty. Toàn bộ vật tư của Cty được hạch toán trên TK tổng hợp TK152, TK153 mà không mở chi tiết cho từng loại vật tư. CP NVL trực tiếp dùng cho thi công CTR được hạch toán vào TK tổng hợp TK621 và được mở chi tiết cho từng CTR. CCDC sử dụng cho thi công CTR như cuốc xẻng, que hàn, kìm, búa, ván khuôn, giàn giáo... được phân bổ cho các CTR tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng mỗi loại CCDC cho thi công CTR đó, song thông thường Cty phân bổ CCDC cho các CTR theo tỷ lệ là 30%, nhưng có những CTR được phân bổ 15% và cũng có những CTR phải phân bổ 100%. Khi có nhu cầu về vật tư cho SX thi công CTR, thủ kho tiến hành xuất vật tư ở kho hoặc vận chuyển vật tư từ nơi cung cấp đến thẳng chân CTR. Khi xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho làm căn cứ. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên giao cho phòng cung ứng vật tư và 1 liên gửi về phòng tài vụ làm căn cứ ghi sổ. (Phiếu xuất kho - mời xem Biểu 01 theo Phụ lục 05). 2.2.2 – PP kế toán tập hợp và phân bổ CP nhân công trực tiếp: Lao động trong Cty được chia thành 2 bộ phận: công nhân trực tiếp SX và lao động gián tiếp. Để tính toán đúng tiền lương cho từng công nhân phù hợp với sức lao động mà họ đã bỏ ra, hiện Cty đang áp dụng kết hợp 2 hình thức trả lương: lương theo thời gian và lương theo SP (lương khoán). Tiền lương được thanh toán cho người lao động thành 2 đợt trong tháng: 1 đợt tạm ứng và 1 đợt thanh toán số còn lại. Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với CBCNV là ở bộ phận phòng ban. Hình thức trả lương theo SP (lương khoán) được áp dụng cho công nhân SX (mời xem Biểu 02 – Phụ lục 06). Các Hợp đồng làm khoán trong tháng sau khi đã hoàn thành cả phần thực hiện, có đầy đủ chữ ký xác nhận thì được tập hợp lại theo từng đội cho từng CTR. Như vậy cuối tháng, mỗi CTR sẽ có một tờ kê các Hợp đồng làm khoán.(Công việc này làm gần giống như lập tờ kê chi tiết đối với CP NVL). Sau đó kế toán tổng hợp số liệu để lấy số tổng cộng CP nhân công trực tiếp của từng CTR và CP nhân công trong CP SX chung để đưa lên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phần TK622, TK627 đối ứng với TK334). Cty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân mà khi có công nhân nghỉ phép thực tế thì tiêng lương trả cho số công nhân này được hạch toán trực tiếp vào CP SX theo định khoản sau: Nợ TK622 Có TK334 Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở Cty được đưa vào TK627 – CP SX chung. 2.2.3 – PP kế toán tập hợp và phân bổ CP SX chung: Để hạch toán CP SX chung Cty sử dụng TK tổng hợp - TK627 và được mở chi tiết cho từng khoản CP (TK6271, TK6272, TK6274, TK6277, TK6278). Các chứng từ sử dụng: Về vật liệu (phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, CCDC...); về nhân công (bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng chấm công...); CP dịch vụ mua ngoài (chứng từ, hoá đơn thanh toán tiền điện, nước,...)... Để xác định CP SX chung phân bổ cho từng CTR, hạng mục CTR trước hết phải xác định hệ số phân bổ, hệ số phân bổ được tính căn cứ vào tổng số CP SX chung cần phân bổ và tổng số đơn vị tiêu thức dùng để phân bổ (ở đây là tổng CP nhân công trực tiếp của các CTR, hạng mục CTR). Tổng CP SX chung được tập hợp bên Nợ TK627, còn tổng CP nhân công trực tiếp được lấy từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Sau đó lấy CP nhân công trực tiếp trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của từng CTR nhân với Hệ số phân bổ để tính ra CP SX chung phân bổ cho mỗi CTR. Cty phải tiến hành điều chỉnh lại số CP SX chung phân bổ cho các CTR theo khả năng thu lãi thực tế hoặc theo doanh thu trong quí (năm). CP SX chung phân bổ cho từng CTR được sử dụng để đưa lên biểu tập hợp CP SX và tính giá thành SP. Biểu này có thể lập cho từng quí hoặc cho cả năm tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của Cty trong mỗi thời kỳ. 2.2.4 – Kế toán tập hợp và phân bổ CP khác: Ngoài CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP SX cung, Cty cổ phần Lilama Hà Nội còn theo dõi riêng khoản mục CP thuê ngoài khác (CP khác). Thuộc CP này gồm có CP thuê máy móc thiết bị cho thi công, CTR thuê kiểm định kỹ thuật thi công, và một số CP khác nhưng chủ yếu là CP thuê máy móc thiết bị cho thi công. Các CP này liên quan và phục vụ trực tiếp cho từng CTR nên Cty tiến hành tập hợp và phân bổ trực tiếp cho từng CTR giống như các khoản CP trực tiếp khác (nhân công trực tiếp, NVL trực tiếp). Khi phát sinh CP loại này liên quan đến 1 CTR nào đó, kế toán ghi vào sổ theo định khoản: Nợ TK154 Có TK331 Ví dụ: Cty có thuê cẩu của Hợp tác xã dịch vụ vận tải Vĩnh Tuy để phục vụ cho CTR Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, giá trị hợp đồng là 15.602.281 (đ), nghiệp vụ này được ghi sổ như sau: Nợ TK154 : 15.602.281 (đ) Có TK331 : 15.602.281 (đ) Các CP thuê ngoài này được tập hợp cho từng CTR, sau đó đưa lên Biểu tập hợp CP SX và tính giá thành SP ở cột khoản mục “CP khác”. 2.2.5 – Kế toán tập hợp CP SX toàn DN: Sau khi kế toán xác định được các khoản mục CP SX thì 1 công việc quan trọng tiếp theo là phải tập hợp chúng để tính toán xác định giá thành SP hoàn thành. Cuối mỗi quí (năm), kế toán tiến hành tập hợp CP trực tiếp và CP SX chung được phân bổ cho các CTR để lập Biểu tập hợp CP và tính giá thành SP. Các CP SX này được ghi sổ và cuối quí kết chuyển vào TK154 – “CP SXKD dở dang” để tính giá thành SP. (Biểu 03 - mời xem Phụ lục 07). 2.3 – PP đánh giá SP dở dang cuối kỳ: Cty cổ phần Lilama Hà Nội đánh giá SP dở dang theo quí, năm. Để xác định CP SXKD dở dang cần phải căn cứ vào khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Cuối mỗi quí, chủ nhiệm CTR, kỹ thuật viên CTR, cùng với đại diện phòng kinh tế - kỹ thuật tiến hành kiểm kê, xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công việc cụ thể, sau đó áp đơn giá dự toán cho từng công việc này và tổng hợp thành CP dở dang theo dự toán cho từng CTR, hạng mục CTR. Công việc này được thể hiện trên Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang. Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang sau khi lập được gửi cho phòng tài vụ một bản để làm căn cứ xác định CP dở dang thực tế cuối kỳ. CP dở dang cuối kỳ được xác định căn cứ vào CP dở dang dự toán, công thức xác định như sau: Giá thành thực tế CTR (hạng mục CTR) hoàn thành CP SP dở dang đầu kỳ CP SP dở dang cuối kỳ CP SX phát sinh trong kỳ + = - 2.4- Đối tượng tính giá thành SP: Đối tượng kế toán tính giá thành SP là các CTR, hạng mục CTR hoàn thành, đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng đã được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. 2.5 – PP tính giá thành SP: Các CP SX của Cty được theo dõi và tập hợp theo từng khoản mục CP. Các CP trực tiếp (CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP khác) được tập hợp trực tiếp cho từng CTR. Còn CP SX chung được tập hợp và phân bổ gián tiếp cho các CTR. Cuối quí, kế toán tiến hành tổng hợp theo các khoản mục CP. Giá thành CTR hoàn thành là tổng CP thực tế phát sinh từ lúc khởi công CTR cho đến khi CTR hoàn thành bàn giao. Việc tập hợp CPSX thực hiện ở bên Nợ TK154, việc tính giá thành được thực hiện bên Có TK154. CP SP dở dang cuối kỳ = CP SP dở dang đầu kỳ + CP SX phát sinh trong kỳ Giá trị dự toán của giai đoạn XD hoàn thành + Giá trị dự toán của giai đoạn XD dở dang cuối kỳ * Giá trị dự toán của giai đoạn XD dở dang cuối kỳ Theo PP này giá thành CTR (hạng mục CTR) hoàn thành trong kỳ được xác định như sau: Giá thành CTR (hạng mục CTR) hoàn thành được kết chuyển sang TK632-“Giá vốn hàng bán” làm căn cứ để xác định kết quả SXKD trong kỳ. Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK632 Có TK154 Phần III – Nhận xét chung và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán CP SX và tính giá thành SP của Cty cổ phần Lilama Hà Nội. 3.1 – Nhận xét chung về Cty cổ phần Lilama Hà Nội: Trong lĩnh vực hoạt động XDCB, Cty cổ phần Lilama Hà Nội là một Cty vừa và nhỏ, vốn KD và trang thiết bị còn thiếu do đó khả năng cạnh tranh của DN với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành là chưa cao. Nhận thức được điều đó, Cty cổ phần Lilama Hà Nội đang cố gắng hết mình nhằm tạo niềm tin với khách hàng, cũng như nâng cao vị thế Cty trên thị trường hiện nay. Qua 48 năm hoạt động và phấn đấu, Cty cổ phần Lilama Hà Nội đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong ngành XDCB với một số CTR điển hình như: Cung văn hoá hữu nghị, Trung tâm hội nghị quốc gia… Tuy nhiên, cũng như các DN khác Cty cũng gặp phải những thuận lợi và khó khăn cần được khắc phục. 3.1.1 – Thuận lợi: Cty cổ phần Lilama Hà Nội có những kỹ sư có chuyên môn sâu, đội ngũ CNV lành nghề, nhiều kinh nghiệm. CBCNV Cty tâm huyết với nghề, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Cty và có trách nhiệm cao đối với công việc, tinh thần đoàn kết trong Cty làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả SXKD. Mặt khác, Cty đã chuyển thành Cty cổ phần, đây là một điều rất quan trọng cho kênh huy động vốn của Cty nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động KD, nâng cao chất lượng CTR và chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Cty cổ phần Lilama Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Theo đó Cty chỉ mở một hệ thống sổ kế toán, tổ chức một bộ máy nhân sự kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn ở tất cả các phần hành kế toán. Các đơn vị trực thuộc là các đội CTR không mở sổ sách và thành lập bộ máy nhân sự kế toán riêng mà chỉ tập trung định kỳ chuyển các chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Về hệ thống sổ sách: Cty sử dụng hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ và theo quy định của chế độ kế toán Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp với hoạt động của Cty. Cty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo mẫu của Bộ Tài chính. Hiện tại Cty đang áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung. Đây là hình thức đơn giản, dễ thực hiện phù hợp với quy mô của DN. Bên cạnh đó Cty còn đang sử dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán tại Cty.Việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán làm giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán, tăng khả năng phục vụ quản lý. Số lượng kế toán phù hợp với quy mô DN. 3.1.2 – Khó khăn: Tồn tại song song những thuận lợi thì Cty cổ phần Lilama Hà Nội cũng gặp phải một số khó khăn: + Tính cạnh tranh trong thị trường thép mạ kẽm, mạ màu còn yếu do thương hiệu LILAMA STEEL mới thâm nhập trên thị trường, chất lượng SP và giá thành chưa ổn định nên thị phần còn nhỏ. + Nợ vay ngân hàng lớn do đó lãi phải trả cao, làm tăng CP, dẫn đến giảm thu nhập của DN. + Chủ đầu tư thanh toán chậm, vốn bị ứ đọng nhiều cũng làm ảnh hưởng đến kết quả KD của DN. + Máy vi tính chính là công cụ hữu ích trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý. Công việc này đã được cải thiện hơn trước song vẫn còn chậm, nguyên nhân là do đặc tính của hoạt động XD nên các chứng từ thường về chậm đồng thời khả năng sử dụng máy vi tính của một số nhân viên kế toán còn hạn chế. 3.2 – Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán CP SX và tính giá thành SP tại Cty cổ phần Lilama Hà Nội: Qua quá trình kiến tập, nghiên cứu lý luận cũng như tìm hiểu thực tế về tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP ở Cty cổ phần Lilama Hà Nội, em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện tổ chực kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP của Cty, nhằm tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả hơn CPSX, hạ giá thành SP, đảm bảo cho kế toán thực sự là công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế. - Về hạch toán vật liệu: Hiện nay Cty không mở chi tiết TK152 để theo dõi từng loại, từng thứ vật liệu tồn kho. Mặc dù vật liệu tồn kho của Cty không nhiều, song cũng cần thiết phải theo dõi chi tiết để quản lý chặt chẽ cả về số lượng, phẩm chất, qui cách từng loại, mới có thể cung cấp kịp thời, đầy đủ những thông tin và vật liệu tồn kho. Từ đó cung cấp đúng và đầy đủ nhu cầu cho thi công cả về số lượng, chất lượng, qui cách, phẩm chất và đặc biệt là trong lắp máy thì sự đồng bộ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, Cty nên mở chi tiết TK152 để theo dõi riêng từng loại vật liệu, cụ thể là: TK1521-“Vật liệu chính”; TK1522-“Vật liệu phụ”; TK1523-“Nhiên liệu”; TK1524-“Phụ tùng thay thế”; TK1525-“Vật liệu và thiết bị XDCB”. - Về tập hợp CPSX tính giá thành sản phẩm: Bảng tập hợp CPSX và tính giá thành SP mà Cty đang sử dụng đã có đầy đủ các yếu tố cơ bản để tính giá thành SP cũng như giá thành toàn bộ của CTR, hạng mục CTR hoàn thành và làm căn cứ để xác định kết quả SXKD của Cty trong kỳ. Nhưng khi thay đổi PP tập hợp CP SX Cty nên lập Bảng tập hợp CP SX và tính giá thành SP theo mẫu mà Bộ Tài chính ban hành. Theo cách lập này, Bảng tập hợp CP SX và tính giá thành SP bao gồm 2 phần: + Phần I: CP SX và giá thành thực tế. + Phần II: Giá trị dự toán. Với cách làm này, Bảng tập hợp CP SX và tính giá thành SP vừa đưa ra những số liệu về CP SX và giá thành thực tế, vừa có số liệu về giá trị dự toán tương ứng với từng CTR, hạng mục CTR. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành so sánh giữa việc sử dụng CP thực tế với dự toán (hay giá Cty nhận thầu). Từ đó giúp lãnh đạo Cty có những quyết định kịp thời, đúng đắn trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy thông tin do kế toán cung cấp càng trở nên hữu ích và kế toán càng chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế của Cty. Kết luận Công ty cổ phần Lilama Hà Nội nói riêng, các hoanh nghiệp xây lắp nói chung có hoạt động sản xuất kinh doanh mang những đặc trưng riêng có của ngành xây lắp. Những đặc trưng này ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như tổ chức công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp. Là một công cụ quản lý kinh tế đắc lực và hiệu quả nhất, kế toán cần phải được tổ chức và đổi mới, cải tiến cho phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp và đáp ứng các yêu cầu của quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường. Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, từ khi thành lập đến nay Công ty cổ phần Lilama Hà Nội luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Nhà nước giao, góp phần tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Công ty luôn phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng xây lắp, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo uy tín với khách hàng. Qua quá trình thực tập, nghiên cứu thực tiễn việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty, kết hợp với những kiến thức lý luận về kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp xây lắp, em đã nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Lilama Hà Nội”. Những ý kiến mà em đưa ra trên đây là có khả năng thực hiện được. Em rất mong muốn Công ty xem xét và ứng dụng để quản lý có hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giúp cho kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng, kế toán nói chung tăng cường và phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế của Công ty, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong điều kiện mới. DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO 1.giáo trình Kế toán Doanh nghiệp 1 Theo luật kế toán mới Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Đình Đỗ và T.S Nguyễn Thế Khải. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (lưu hành nội bộ) – 2006. 2.Giáo trình Kế toán Doanh ngiệp 2 Chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi và T.S Nguyễn Thế Khải. Nhà xuất bản Lao động xã hội – Hà Nội, năm 2003. 3.Các chuẩn mực kế toán Việt Nam 4.Chế độ kế toán Việt Nam 5.Một số bài chuyên đề khoá trước 6. Trang web: www.tapchiketoan.com 7. Trang web: www.danketoan.com 8. Trang web: www.webketoan.vn Mục lục Phần I – Tổng quát về Cty cổ phần Lilama Hà Nội. 1 1.1 - Quá trình hình thành và phát triển: 1 1.2 – Nhiệm vụ SXKD: 2 1.3 – Cơ cấu tổ chức quản lý Cty cổ phần Lilama Hà Nội. 2 1.4 – Tổ chức công tác kế toán: 4 1.5 – Tổ chức bộ máy kế toán: 5 1.6 – Kết quả HĐ KD của Cty cổ phần Lilama Hà Nội trong 2 năm 2006 – 2007. 6 1.7 – Tổ chức kế toán các yếu tố sản xuất kinh doanh 6 1.7.1 – Kế toán NVL, CCDC: 6 1.7.2 – Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 7 1.7.3 – Kế toán tập hợp CP SX và tính giá thành SP 8 1.7.4 – Kế toán TSCĐ 9 Phần II – Thực tế kế toán tập hợp CP SX và tính giá thành SP tại Cty cổ phần Lilama Hà Nội 9 3.1 – Đối tượng kế toán tập hợp CP SX 9 3.2 – PP kế toán tập hợp CP SX 10 3.3 – PP đánh giá SP dở dang cuối kỳ 12 3.4- Đối tượng tính giá thành SP 13 3.5 – PP tính giá thành SP 13 Phần III – Nhận xét chung và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán CP SX và tính giá thành SP của Cty cổ phần Lilama Hà Nội. 14 3.1 – Nhận xét chung về Cty cổ phần Lilama Hà Nội 14 3.2 – Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán CP SX và tính giá thành SP tại Cty cổ phần Lilama Hà Nội 15 Phụ lục 01 Sơ đồ 1.2 – Quy trình công nghệ SX: Hợp đồng kinh tế Dự toán thi công Chuẩn bị thi công thi công Kết thúc Sơ đồ 1.5 – Sơ đồ bộ máy kế toán Cty cổ phần Lilama Hà Nội: Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành SP Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán trưởng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Phụ lục 02 Sơ đồ 1.3 - Tổ chức bộ máy quản lý Cty cổ phần Lilama Hà Nội: Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh - XNK Phòng kế hoạch - Đầu tư Phòng cung ứng vật tư Phòng tổ chức Phòng quản lý máy Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng hành chính Đội lắp đặt thang máy đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Pgđ Kỹ thuật Giám đốc điều hành Pgđ Phụ trách sx thép mạ kẽm, mạ màu Pgđ Kinh doanh Phòng kỹ thuật Dây chuyền mạ kẽm Ban QA - QC Xưởng Quang Minh Xưởng Mai Động Đội lắp đặt KCT 1 Đội lắp đặt KCT 2 Đội lắp đặt HT điện 1 Đội lắp đặt HT điện 2 Đội lắp đặt HT ống Dây chuyền mạ màu (Nguồn: Phòng tổ chức) Phụ lục 04 Bảng 1.6 – Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 và 2007. Đơn vị tính: Đồng stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần 130.584.864.522 282.005.194.838 151.420.330.316 115,96 2 Giá vốn hàng bán 121.451.265.333 256.895.248.092 135.443.982.759 111,52 3 Lợi nhuận gộp 9.133.599.189 25.109.946.746 15.976.347.557 174,92 4 Doanh thu hoạt động tài chính 1.127.929.924 2.399.933.241 1.272.003.317 112,77 5 Chi phí tài chính 4.402.651.291 17.420.478.018 13.017.826.727 295,68 6 Chi phí bán hàng 2.770.329.585 2.770.329.585 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.468.545.885 6.989.596.503 1.521.050.618 27,81 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 390.331.937 329.475.881 (60.856.056) (15,59) 9 Thu nhập khác 716.015.845 982.677.552 266.661.707 37,24 10 Chi phí khác 138.711.373 1.196.117 (137.515.256) (99,13) 11 Lợi nhuận khác 577.304.472 981.481.435 404.176.963 70,01 12 Lợi nhuận trước thuế 967.636.409 1.310.957.316 343.320.907 35,48 13 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 270.938.195 367.068.048 96.129.853 35,48 14 Lợi nhuận sau thuế 696.698.214 943.889.268 247.191.054 35,48 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Phụ lục 05 Biểu 01: Đơn vị: Công ty LM & XD Hà Nội Địa chỉ: phiếu xuất kho Ngày: 25/12/1999 Số:30 Nợ : TK621 Có : TK152 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Minh. Địa chỉ: Đội xe Lý do xuất: Phục vụ công trình Nhà máy đóng tàu Hải phòng Xuất tại kho: Đồng chí Bàn stt Tên sản phẩm, qui cách, phẩm chất (vật tư, hàng) hoá, thành phẩm Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền yêu cầu thực tế 1. Dầu Diegel lít 26 3.000 78.000 2. Dầu SAE 40 “ 01 10.500 10.500 Lệ phí giao thông 7.800 Cộng 96.300 Cộng thành tiền (bằng chữ): Chín mươi sáu nghìn ba trăm đồng chẵn Xuất ngày... tháng...năm Phụ trách bộ phận Phụ trách kỹ thuật Người nhận Thủ kho ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên) Phụ lục 07 Biểu 03: sổ cái tài khoản Từ ngày 01.10.1999 đến 31.12.1999 Tài khoản: 154 - Chi phí SXKD dở dang Dư Nợ đầu kỳ: 15.117.015.201 Ngày Số Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có 21.12 KC KC sang TK154 thi công nhà bảo tàng hàng không VN 331 309.947.381 31.12 KC KC CPSXKD đóng tàu HP vào TK632 632 872.702.339 31.12 KC KC CPSXKD đường Nghệ An vào TK632 632 88.422.629 31.12 KC KC thuê máy phát điện công trình Nghi Sơn 331 44.444.471 31.12 KC KC tiền lắp đặt băng tải công trình Nghi Sơn 331 16.675.871 31.12 KC KC tiền thuê cẩu CT Nghi Sơn 331 12.000.000 31.12 KC KC chi phí vật tư vào TK154 621 3.108.785.318 31.12 KC KC chi phí nhân công vào TK154 622 1.672.040.928 31.12 KC KC chi phí SXC vào TK154 627 654.759.969 31.12 KC KC tiền thuê cẩu CT dệt Hà Nội 331 22.727.300 ... Phát sinh Nợ : 9.510.343.823 Phát sinh Có : 20.276.343.433 Dư Nợ cuối kỳ: 4.351.015.591 Phụ lục 06 Biểu 02: Đơn vị: Đội công trình Nghi sơn hợp đồng làm khoán Số: 11 ĐK Nợ: Tháng 12/99 Có: Công trình: Nhà máy xi măng Nghi Sơn. HMCT: Hệ thống điện cao thế SS8 Tổ : Lắp điện Họ tên tổ trưởng: Mai Đình Dũng Số hiệu định mức Nội dung công việc điều kiện sản xuất điều kiện kỹ thuật Đơn vị tính Giao khoán Thực hiện Kỹ thuật xác nhận Khối lượng Định mức đơn giá ... Khối lượng Số công theo đm ... Đóng cọc tiếp địa D14,L=1,5m cọc 14 5016 14 70224 Chôn ngầm dây tiếp địa m 300 265 300 79500 Làm dầm cáp cao thế 6Kw đầu 6 16950 6 101700 Lắp chống sét van bộ 1 12864 1 12864 Gia công và lắp xà đỡ chống sét bộ 1 29781 1 29781 Gia công và lắp xà đỡ sứ bộ 1 29781 1 29781 Lắp ống thép D14 m 164 897080 164 897080 Lắp ống thép D82 m 5 22795 5 22795 Cộng 1243725 Ngày... tháng... năm... Người nhận khoán Phòng KTKT Người giao khoán ĐT Mai Đình Dũng Điều kiện sản xuất thay đổi so với khi giao khoán Cộng HĐ số :11: 1.234.745 12: 147.501 13: 1.456.226 14: 2.366.365 Cộng: 5.213.800 TN bq :37.400 TLCBbq : 8.970 NS : 4,17 lần Ngày... tháng... năm... Tổng số tiền lương (viết bằng chữ) Cán bộ định mức Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Xác nhận đ/m đơn giá) Bảng – Bảng kê khai tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2006 và 2007. Đơn vị tính: Đồng stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) Tài sản A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 233.641.866.109 368.736.218.139 135,094,352,030 58 I Tiền 20.589.461.568 1.237.844.144 (19,351,617,424)0 (94) II Các khoản phải thu 46.666.737.414 138.226.782.209 91,560,044,795 196 III Hàng tồn kho 152.087.161.603 211.048.971.328 58,961,809,725 39 IV Tài sản lưu động khác 14.298.505.524 18.222.620.458 3,924,114,934 27 B Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 395.974.824.852 450.821.036.405 54,846,211,553 14 I Tài sản cố định 395.842.003.752 394.844.721.228 (997,282,464) (0.25) 1 TSCĐ hữu hình 16.302.901.194 364.990.666.203 348,687,765,009 2,139 2 TSCĐ thuê tài chính 5.470.127.908 21.512.590.262 16.042.462.354 293 3 TSCĐ vô hình 810.000.000 720.000.000 (90.000.000) (11) II Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 373.258.974.650 7.621.464.763 (365.637.509.887) (98) III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 804.429.034 804.429.034 IV Tái sản dài hạn khác 132.821.100 55.171.886.143 55.039.065.043 41,438 Tổng cộng tài sản 629.616.690.961 819.557.254.544 189.940.563.583 30 Nguồn vốn A Nợ phải trả 615.081.887.503 805.680.098.562 190.598.211.059 31 I Nợ ngắn hạn 254.113.298.628 444.093.921.341 189.980.622.713 75 II Nợ dài hạn 360.968.588.875 361.586.177.221 617.588.346 0,17 B Nguồn vốn chủ sở hữu 14.534.803.458 13.877.155.982 (657.647.476) (5) I Nguồn vốn, quỹ 14.508.522.244 13.857.730.340 (650.791.904) (4) II Nguồn kinh phí, quỹ khác 26.281.214 19.425.642 (6.855.572) (26) Tổng cộng nguồn vốn 629.616.690.961 819.557.254.544 189.940.563.583 30 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Cty năm 2006 – 2007) Phụ lục 03 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung”. (6) Chứng từ gốc Sổ NK đặc biệt Sổ NK chung Sổ, thẻ KT chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán (3) (6) (1) (2) (1) (4) (5) (2) (7) (6) Sổ quỹ (7) (1) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Ghi chú: Phụ lục 7: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần Lilama Hà nội Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh - XNK Phòng kế hoạch - Đầu tư Phòng cung ứng vật tư Phòng tổ chức Phòng quản lý máy Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng hành chính Đội lắp đặt thang máy đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Pgđ Kỹ thuật Giám đốc điều hành Pgđ Phụ trách sx thép mạ kẽm, mạ màu Pgđ Kinh doanh Phòng kỹ thuật Dây chuyền mạ kẽm Ban QA - QC Xưởng Quang Minh Xưởng Mai Động Đội lắp đặt KCT 1 Đội lắp đặt KCT 2 Đội lắp đặt HT điện 1 Đội lắp đặt HT điện 2 Đội lắp đặt HT ống Dây chuyền mạ màu (Nguồn: Phòng tổ chức)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10600.doc
Tài liệu liên quan