Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Tiêu thụ hàng hóa hay bán hàng là một quá trình thực hiện việc chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và doanh nghiệp thu được tiền hoặc được quyền đòi thu tiền. Đó là quá trình để hàng hóa thực hiện giá trị của chúng.
Tiêu thụ hàng hóa thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, đó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất với một bên là tiêu dùng. Với mỗi cơ chế quản lý khác nhau công tác tiêu thụ sản xuất được thực hiện bằng các hình thức khác nhau.
78 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán quá trình bán hàng ở Công ty Vật liệu Điện máy và Chất đốt Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty áp dụng chế độ tính toán do bộ tài chính ban hành bao gồm:
-Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT), bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.
- Hệ thống chứng từ hướng dẫn như:giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, biên bản giao nhận tài sản cố định,...
- Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán cho các doanh nghiệp do bộ tài chính ban hành ngày 01/11/1995 và được sửa đổi bổ xung theo thông tư số 100/1998/TT - BTC ngày 15/07/1998 của bộ tài chính. Cụ thể:
+ Đối với hàng nhập: sử dụng tài khoản 156, 138,...
+ Đối với hàng bán: Sử dụng tài khoản 632, 511,641,...
+ Kế toán tiền lương: sử đụng tài khoản 334, 338,...
+ Kế toán thanh toán: sử dụng tài khoản 111, 112, 113,...
+ Kế toán TSCĐ: sử dụng tài khoản 211, 214,...
Phương pháp tính toán phân bổ:
Do đăc điểm kinh doanh của Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây theo phương thức “khoán quản, khoán nộp” cho các đơn vị kinh doanh nên việc tính toán, xác định giá cả hàng hóa là do các đơn vị kinh doanh quyết định.
Với các loại hàng hóa nhập kho, các đơn vị kinh doanh hạch toán theo giá nhập kho thực tế của hàng nhập do sự thỏa thuận của các đơn vị kinh doanh và bên bán tùy thuộcvào từng loại để hàng tính thuế VAT, thuế nhập khẩu,...
Với hàng xuất bán, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hàng, vào giá vốn, chi phí, đối tượng khách hàng và từng khu vực mà các đơn vị kinh doanh đặt giá cho từng loại hàng đó (giá bán lẻ). Nếu hàng hóa xuất ra với khối lượng lớn (bán buôn) các đơn vị kinh doanh có thể quy định mức giá thấp hơn giá bán lẻ phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội, nhu cầu sử dụng của con người mà các đơn vị kinh doanh quy định các mức giá khác nhau theo từng thời kỳ.
II.2. Các thủ tục quản lý và chế độ hạch toán ban đầu.
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty theo phương thức “khoán quản, khoán nộp” cho các đơn vị kinh doanh nên quá trình nhập - xuất hàng hóa được tiến hành ngay tại các cửa hàng của Công ty. Tổng cộng lượng nhập - xuất - tồn hàng hóa của tất cả các cửa hàng là tổng lượng nhập - xuất - tồn của Công ty. Do đặc thù như vậy nên để quản lý chặt chẽ hàng hóa thì mọi họat động nhập - xuất kho phải được lập chứng từ đầy đủ, chính xác theo địa điểm và thời gian đúng với quy định trong chế độ hạch toán ban đầu và phù hợp với đặc điểm của Công ty. Nếu có sai xót hay nhầm lẫn diễn ra ở một khâu nào đó trong quá trình lập chứng từ sẽ dẫn đến sự sai xót chung của số liệu kế toán trên sổ sách toàn Công ty, ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh và tình hình chung toàn Công ty, Do vậy mọi hoạt động cần phải được làm chính xác theo chế độ quy định.
II.2.1. Chứng từ ghi chép ban đầu.
Để thuận tiện cho việc quản lý và thực hiện đúng chế độ hạch toán, doanh nghiệp thương mại sử dụng hệ thống chứng từ trên cơ sở lấy biểu mẫu do vụ kế toán quy định. Phục vụ cho quá trình bán hàng, doanh nghiệp thương mại thường sử dụng các loại chứng từ sau:
Hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT).
Báo cáo bán hàng hoặc bảng kê bán hàng ở các quầy bán, của hàng bán lẻ.
Phiếu gửi hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi.
Thẻ quầy hàng.
Ngoài ra còn một số chứng từ khác có liên quan đến quá trình bán hàng và thanh toán tiền hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của chứng từ kế toán vì nó là căn cứ để ghi sổ kế toán, là cơ sở pháp lý cho mọi số liệu kế toán. Chính vì vậy số liệu kế toán phải đảm bảo được tính chung thực của nó. Tổ chức tốt việc thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách cụ thể theo thời gian phản ánh trong chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đến công tác kế toán ở Công ty. Do vậy cần xây dựng một chương trình luân chuyển chứng từ kế toán cho từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân công rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong Công ty để giảm bớt những thủ tục chứng từ không cần thiết. Thực tế trong khâu tiêu thụ trình tự luân chuyển chứng từ được thực hiện như sau:
Hóa đơn GTGT loại 3 liên được lập bởi kế toán bán hàng của Công ty hoạch kế toán thống kê ở cửa hàng.
+ Liên 1: lưu.
+ Liên 2: giao cho khách.
+ Liên 3: lưu tại phòng kế toán tài chính.
Liên 3 được dùng làm căn cứ để bộ phận kế toán ở cửa hàng lập thẻ kho, bảng kê xuất bán, báo cáo bán hàng và báo cáo nhập - xuất - tồn, sau đó liên 3 được chuyển lên phòng kế toán của Công ty để kế toán sử dụng và lưu giữ.
Việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty chủ yếu được thực hiện theo phương thức bán buôn, bán lẻ trực tiếp với nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuy nhiên những nghiệp vụ phát sinh chủ yếu là bán lẻ trực tiếp. Do vậy hóa đơn bán hàng sẽ được lập vào cuối ngày hoặc cuối ca bán hàng hoặc khi khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn. Số lượng hàng hóa tiêu thụ ghi trên hóa đơn này phản ánh tổng lượng tiêu thụ trong ca bán hàng đó. Liên 3 của hóa đơn GTGT này được tập hợp và được chuyển về phòng kế toán theo quy định.
Báo cáo bán hàng, bảng kê xuất bán hàng hóa được kế toán quầy hàng lập hàng ngày sau mỗi ca bán hàng. Căn cứ để lập các báo cáo bán hàng này là liên 3 của hóa đơn GTGT. Các báo cáo bán hàng của các quầy hàng đều được chuyển cho kế toán cửa hàng để lập bảng kê xuất bán hàng hoá và báo cáo cho cửa hàng mình. Lượng hàng hoá xuất - nhập - tồn tại mỗi cửa hàng được ghi nhận vào thẻ kho. Cuối tháng kế toán cửa hàng lập báo cáo xuất - nhập - tồn cho cửa hàng mình rồi chuyển đến phòng kế toán công ty để đối chiếu và làm cơ sở cho phòng kế toán làm báo cáo nhập - xuất - tồn cho toàn Công ty.
Phiếu thu được phòng kế toán lập khi nhận được tiền bán hàng do nhân viên thu tiền chuyển lên khi nộp tiên bán hàng, kế toán tại các cửa hàng viết phiếu chi - phiếu thu này được lập cho từng đối tượng (từng cửa hàng) theo từng lần nộp tiền hoặc khi khách hàng thanh toán tiền hàng.
II.2.2. Sổ sách kế toán sử dụng và tài khoản sử dụng .
Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty căn cứ vào các chứng từ ban đầu để lên sổ sách kế toán gồm: các bảng kê, nhật ký chứng từ và sổ cái các tài khoản có liên quan.
Tài khoản sử dụng.
* Tài khoản 156 - hàng hóa: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng ở trong kho hàng tại các quầy hàng.
Kết cấu và nội dung TK156:
Bên nợ:
+ Trị giá mua của hàng hóa đã nhập kho.
+ Chi phí thu mua hàng hóa phát sinh khi hàng hóa được mua nhập kho.
+ Trị giá hàng hóa nhập kho từ khâu sản xuất phụ hoặc thuê ngoài gia công.
+ Trị giá hàng hóa bị người mua trả lại nhập kho một phần hoặc hoàn toàn.
+ Trị giá hàng thừa trong kiểm kê chưa rõ nguyên nhân.
Bên có:
+ Trị giá hàng hóa xuất tiêu thụ.
+ Trị giá hàng hóa thực tế của hàng hóa xuất giao đại lý ký gửi.
+ Chi phí thu mua hàng hóa phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ.
+ Trị giá thực tế của hàng hóa xuất giao gia công chế biến hoặc xuất dùng.
+ Các khoản giảm giá, bớt giá hàng mua được hưởng.
+ Trị giá hàng hóa tổn thất, thiếu hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất.
Số dư bên nợ:
+ Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho.
+ Chi phí thu mua hàng hóa tồn kho.
TK 156 có 2TK cấp 2:
+ TK 1561 - giá mua hàng hóa thực tế.
+ TK 1562 - chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát sinh liên quan tới số hàng hóa mua nhập kho và tình hình phân bổ chi phí mua hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ.
* TK 157 - Hàng gửi đi bán: Phản ánh trị giá sản phẩm hàng hóa đã được gửi hoặc chuyển thẳng đến cho khách hàng, hàng hóa sản phẩm nhờ đó bán đại lý ký gửi, trị giá lao vụ dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa chấp nhận thanh toán.
Kết cấu và nội dung TK157:
Bên nợ:
+ Trị giá hàng hóa thành phẩm gửi đi bán hoặc nhờ đại lý ký gửi.
+ trị giá lao vụ dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Bên có:
+ trị giá hàng hóa thành phẩm, lao vụ dịch vụ gửi đi đã được xác định là tiêu thụ.
+ Trị giá hàng hóa thành phẩm gửi đi bị khách hàng trả lại.
Số dư bên nợ:
+ Phản ánh trị giá hàng hóa thành phẩm, lao vụ dịch vụ đã gửi đi nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
* Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về số tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp lao vụ dịch vụ. Đồng thời TK này cũng phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản. đã hoàn thành.
Kết cấu và nội dung TK131:
Bên nợ:
+ Số tiền phải thu của khách hàng.
+ Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
+ Số tiền vận chuyển bốc xếp hàng hóa do bên mua chịu, doanh nghiệp ứng hộ bên mua.
Bên có:
+ Số tiền khách hàng đã trả nợ hoặc số tiền nhận trước của khách hàng.
+ Khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại tính giảm khoản phải thu của khách hàng.
+ Số chiết khấu hàng bán được trừ cho khách hàng.
Số dư cuối kỳ:
+ Bên nợ: phản ánh số công nợ còn được thu của khách hàng đến cuối kỳ.
+ Bên nợ: Phản ánh số tiền đã nhận trước của khách nhưng chưa có hàng giao hoặc số đã thu của khách hàng lớn hơn số phải thu theo từng chi tiết cụ thể, số dư này sẽ được phản ánh các khoản mục bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.
* Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng: Phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong 1 kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết cấu và nội dung của TK511:
Bên nợ:
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hoặc thuế xuất khẩu phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng thuần để xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ và dịch vụ thực hiện trong kỳ hạch toán.
TK 511 không có số dư cuối kỳ và có 4TK cấp 2:
+ TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
+ TK 5112: Doanh thu bán thành phần
+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ TK 5111: Doanh thu trợ cấp trợ giá.
* Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ: Phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ (giữa các đơn vị trực thuộc cùng một Công ty, tổng Công ty hoặc toàn ngành).
Kết cấu và nội dung TK 512:
Bên nợ:
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt bị trả lại, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
+ Cuối ký kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần để xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
+ Bán hàng.
TK512 không có số dư cuối cùng và có ba tài khoản cấp 2:
+ TK 5121 - Doanh thu bán hàng hóa.
+ TK 5122 - Doanh thu bán thành phẩm.
+ TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
* Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại: Phản ánh trj giá của số sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm cam kết hợp đồng kinh tế và không đúng với chủng loại quy cách hoặc kém, mất phẩm chất.
Nội dung kết cấu của TK 531:
Bên nợ: Phản ánh trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả cho người mua hoặc tính vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán ra.
Bên có: Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại vào bên nợ TK511 hoặc 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
TK531 không có số dư cuối kỳ.
* Tài khoản 532 - giảm giá hàng bán: Phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu cho khách hàng trên giá đã thỏa thuận.
Nội dung kết cấu của TK532:
Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511 hoặc 512.
TK 531 không có số dư.
*Tài khoản 632 - giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm hàng hóa, lao vụ dịch vụ đã xuất bán trong kỳ.
Nội dung kết cấu TK632:
Bên nợ:
+ Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa , lao vụ và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
+ Cuối kỳ phân bố phí mua cho hàng bán ra.
Bên có:
+ Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh.
TK 632 không có số dư cuối kỳ.
*Tài khoản 3387 - Doanh thu nhận trước: Phản ánh số thực có và tình hình tăng giảm số doanh thu nhận trước trong kỳ kế toán.
Nội dung kết cấu TK 3387:
Bên nợ:
+ Kết chuyển doanh thu nhận trước từng kỳ kế toán.
+ Trả lại tiền cho khách hàng khi không thực hiện hết hợp đồng, xuất tiền trả cho khách.
Bên có:
+ Nhận trước tiền của khách về số dịch vụ đã cung cấp.
Số dư cuối kỳ bên có:
+ Số doanh thu nhận trước hiện còn cuối kỳ.
II.2.3. Phương pháp hạch toán.
156 632 3332 511 111,112 641
(3) (2) (1a) (4)
1532
(1b)
3331
(1b)
Sơ đồ trình tự kế toán bán lẻ hàng hóa.
Ghi chú:
(1a): Phản ánh doanh thu bán hàng
(1b): Bán hàng có kèm theo bao bì.
: Phản ánh thuế TTĐB (nếu hàng thuộc diện thuế TTĐB).
: Phản ánh giá vốn hàng bán.
: Bán hàng có chi phí phát sinh.
1561 157 632 511 111,112,131,331 641
(1) (2a) (4)
1532 (3a) 3331
(1) (2a)
111,131,... 157
(3c) (2b)
(3b) 1532
(2c)
Sơ đồ trình tự kế toán bán buôn hàng hóa:
Ghi chú:
: Gửi hàng sang bên mua theo phương thức bán buôn qua kho.
(2a): Phản ánh doanh thu bán hàng.
(2b): Phản ánh bao bì của hàng hóa theo phương thức bán buôn qua kho người mua.
(2c): Phản ánh bao bì của hàng hóa theo phương thức giao hàng trực tiếp.
(3a): Phản ánh giá vốn hàng bán theo phương thức bán buôn qua kho.
(3b): Phản ánh giá vốn hàng bán theo phương thức giao hàng trực tiếp.
(3c): Phản ánh giá vốn hàng bán theo phương thức giao hàng thẳng.
( 4) : Phản ánh chi phí bán hàng.
Sơ đồ trình tự kế toán bán hàng có phát sinh thừa thiếu tìên bán hàng.
1561 632 3332 511 111
(3) (1)
3331
(1)
721
(2a)
1388
(2b)
Ghi chú:
: Phản ánh doanh thu thực thu
(2a): Phản ánh số tiền thừa.
(2b): Phản ánh số tiền thiếu.
(3) : Phản ánh giá vốn hàng bán.
Sơ đồ trình tự kế toán hàng bán bị trả lại.
111,131,... 531 511 632 1561
(1) (2) (3)
157
(1) (4)
154
(5)
Ghi chú:
: Phản ánh số hàng bị trả lại.
: Cuối kỳ kết chuyển doanh thu.
: Số hàng bị trả lại mang về nhập kho.
: Số hàng bị trả lại nhờ người mua giữ hộ.
: Số hàng bị trả lại mang vào gia công chế biến.
Kế toán xác định kết quả
Kế toán xác định kết quả
156 632 911 511
(1) (2) (3)
641
(4)
421 421
(6) (7)
(5)
642
Ghi chú:
: Phản ánh giá vốn hàng hóa.
: Kết chuyển giá vốn hàng hóa.
: Kết chuyển doanh thu thuần.
,(5) : Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
(6) : Kết chuyển số thực lãi vào tài khoản lãi chưa phân phối.
(7) : Kết chuyển số thực lỗ vào tài khoản lãi chưa phân phối.
II.3. Tổ chức công tác kế toán bán hàng.
Tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty được kết hợp cả hạch toán tổng hợp và chi tiết.
Trình tự kế toán:
Việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty được thực hiện thông qua 2 phương thức: Bán buôn, bán lẻ.
Trình tự hạch toán theo phương thức bán buôn.
Khi khách hàng (người mua) nhận hàng và chấp nhận hoặc đã trả tiền kế toán căn cứ hóa đơn bán hàng ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: giá thanh toán.
Có TK 511: doanh thu bán hàng.
Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra.
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán.
Có TK 1561: trị gía hàng hóa.
- VD: khi xuất hàng ra khỏi quầy hàng nhân viên thống kê kế toán sẽ viết hóa đơn GTGT xuất hàng. Hóa đơn GTGT mà nhân viên thống kê kế toán lập cho hàng xuất, các quầy hàng sẽ giữ lại liên 1, giao cho khách liên 2 và gửi lên phòng kế toán liên 3.
Hóa đơn (GTGT)
Liên 3: (dùng để thanh toán)
Ngày 03 tháng 03 năm 2003
Mẫu số 01 GTKT – 3LL
02 – B
EV 058850
Đơn vị bán hàng: Trạm bán buôn vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây.
Địa chỉ: Hà Tây Số tài khoản:
Điện thoại: Mã số: 05002340910021
Họ tên người mua hàng: Anh thư.
Đơn vị : chi nhánh Công ty TNHH Khải Hưng.
Địa chỉ: Phúc La – Hà Đông Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số: 010077918 – 001
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 2 + 1
01
Thép cuộn F8
kg
204
6.095,24
1.243.429
02
Thép F10 - 11,7 m
c
20
40.952,38
819.048
03
Thép F18 – 11,7 m
c
40
138.095,24
5.523.810
Cộng tiền hàng
7.586.287
Thuế xuất GTGT: 5%
Tiền thuế GTGT
379.314
Tổng cộng tiền thanh toán
7.965.601
Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu chín trăm sáu mươi năm ngàn sáu trăm lẻ một đồng.
Người mua hàng
( ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( ký, họ tên)
Khi có số liệu của hoá đơn xuất bán, kế toán sẽ hạch toán:
Ghi nhận doanh thu.
Nợ TK 131 7.965.661
Có TK 511 7.586.287
Có TK 3331 379.314
Kết chuyển giá vốn.
Nợ TK 632 7.380.554
Có TK 1561 7.380.554
Căn cứ vào hóa đơn GTGT này kế toán viên phụ trách ở cửa hàng tập hợp và lập bảng kê xuất định kỳ nộp về Công ty.
ĐV: VNĐ
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
(kèm theo tờ kê khai thuế GTGT)
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng)
tháng 03 năm 2003
Tên cơ ở kinh doanh : Trạm bán buôn vật liệu điện máy chất đốt.
Địa chỉ: Trần Phú – thị xã Hà Đông Mã số: 0500234091002
Mẫu số: 02/GTGT
Ghi chú
10
Thuế GTGT
9
379.314
1.411.375
8.364.702
3.881.189
346.000
5.576.000
226.400.185
Thuế suất (%)
8
5
5
5
5
10
5
Doanh số bán chưa có thuế
7
7.586.287
28.227.500
167.294.508
77.623.778
3.460.000
111.520.000
4.166115.666
Mặt hàng
6
Thép
Tôn mầu
Sắt thép
Thép
Sơn
ống thép mạ
Mã số thuế người mua
5
010077911801
0100107892-1
0100106867
0500403159
0500234091001-1
0100364561-1
Tên người mua
4
Anh Như
C. ty VLXD & Lâm Sản
Xí nghiệp cơ khí
Ông Thành
Cô Minh
Anh Mạnh
Hóa đơn, chứng từ bán
Ngày, tháng, năm phát hành
3
03/03/03
06/03/03
12/03/03
21/03/03
29/03/03
31/03/03
Tổng cộng
Số hóa đơn
2
58850
74241
74246
58949
77884
77909
Ký hiệu hóa đơn
1
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
tờ khai thuế giá trị gia tăng
Tháng 3 năm 2003
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Tên cơ sở: Trạm bán buôn vật liệu - điện máy và chất đốt Hà Đông.
Địa chỉ: Trần Phú thị xã Hà Đông.
Mã số: 0500234091002-1
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu kê khai
Doanh thu (chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT
1
Hàng hóa dịch vụ bán ra
2
Hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT
4.166.115.666
226.400.185
a
Hàng hóa xuất khẩu chịu thuế 0 %
b
Hàng hóa, dịch vụ thuế xuất 5%
3.804.227.623
190.211.381
c
Hàng hóa, thuế xuất 10%
361.888.043
36.188.804
d
Hàng hóa, dịch vụ thuế suất 20%
3
Hàng hóa, dịch vụ mua vào
3.902.926.456
215.449.524
4
Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào
215.449.524
5
Thuế GTGT được khấu trừ
215.449.524
6
Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái (-) trong kỳ (tiền thuế 2-5)
10.950.661
7
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
a
Nộp thiếu
b
Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ
8
Thuế GTGT đã nộp trong tháng
9
Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng
10
Thuế GTGT phải nộp tháng này
10.950.661
Số tiền thuế phải nộp: (Ghi bằng chữ): Mười triệu, chín trăm năm mươi nghìn sáu trăm sáu mươi mốt đồng.
Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm sử lý theo pháp luật.
Ngày 10 tháng 04 năm 2003
TM/ cơ sở
(Ký tên đóng dấu)
Trình tự hạch toán theo phương thức bán lẻ.
Hình thức bán lẻ của Công ty được thực hiện chủ yếu theo phương thức bán lẻ thu tiền trực tiếp thông qua các quầy hàng. Các quầy hàng trực tiếp thu tiền và nộp lên kế toán viên phụ trách cửa hàng, chứng từ được chuyển lên kế toán viên phụ trách cửa hàng theo định kỳ. Chứng từ bán hàng cũng là các hoá đơn GTGT mẫu số 2, ngoài ra còn có báo cáo bán hàng của các quầy hàng, phiếu thu tiền. Khi nhận được liên 3 của hoá đơn GTGT cùng với báo cáo bán hàng từ các quầy hàng gửi lên, kế toán viên phụ trách cửa hàng lấy số liệu đó để lập bảng kê và hạch toán.
Hóa đơn (GTGT)
Liên 3: (dùng để thanh toán)
Ngày 03 tháng 03 năm 2003
Mẫu số 01 GTKT – 3LL
02 – B
EV 077774
Đơn vị bán hàng: Cửa hàng bán lẻ điện máy
Địa chỉ: Hà Tây Số tài khoản: ……………
Điện thoại: ……………….. Mã số: 050023409
Họ tên người mua hàng: Anh Quân – Sơn La
Đơn vị : …………………….
Địa chỉ: …………………… Số tài khoản:……………..
Hình thức thanh toán: ……. Mã số: ……………………
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 2 + 1
01
Két bạc
C
10
857.143
8.571.430
02
Két bạc
C
05
685.714
3.428.570
Cộng tiền hàng
12.000.000
Thuế xuất GTGT: 5%
Tiền thuế GTGT
600.000
Tổng cộng tiền thanh toán
12.600.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười hai triệu sáu trăm ngàn đồng.
Người mua hàng
( ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( ký, họ tên)
Căn cứ vào hoá đơn hàng xuất bán, kế toán sẽ hạnh toán
Trị giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 10.400.000
Có TK 1561 10.400.000
Doanh thu hàng bán
Nợ TK 131 12.600.000
Có TK 511 12.000.000
Có TK 3331 600.000
Khi nhận tiền từ các quầy hàng hay cửa hàng, kế toán sẽ viết phiếu thu theo mẫu sau:
Đơn vị: cửa hàng bán lẻ vật liệu điện máy chất đốt
Phiếu thu
Quyển số
Số: 02/3
Mẫu số: 01-TT
(QĐsố1141–TC/QĐ/LĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của bộ tài chính)
Ngày 14 tháng 03 năm 2003
Nợ:…………………...
Có:……………………
Họ tên người nộp tiền:
Chị tuyết
Địa chỉ:
Quầy điện máy Quang Trung
Lý do nộp:
Nộp khoán + nộp thuế
Số tiền:
4.383.000 (viết bằng chữ: Bốn triệu ba trăm tám mươi ba ngàn đồng chẵn)
Kèm theo:……………….
Chứng từ gốc: …………………………………………………...
Đã nhận đủ số tiền(viết bằng chữ):………………………………………………………………
Ngày 14 tháng 03 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người nộp
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi:
Nợ TK 111 4.383.000
Có TK 131 4.383.000
Cuối tháng kế toán cửa hàng căn cứ vào các hoá đơn (GTGT) theo thứ tự số các hoá đơn lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra.
ĐV: VNĐ
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
(kèm theo tờ kê khai thuế GTGT)
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng)
tháng 03 năm 2003
Tên cơ ở kinh doanh : Cửa hàng bán lẻ vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Địa chỉ: Quang Trung – thị xã Hà Đông Mã số: 0500234091002
Mẫu số: 02/GTGT
Ghi chú
10
Thuế GTGT
9
180.952
1.822.985
144.813
1.130.000
697.659
600.000
26.357.155
Thuế suât (%)
8
5
5
10
5
10
5
Doanh số bán chưa có thuế
7
3.619.048
36.454.019`
14.448.136
22.600.000
6.976.595
12.000.000
393.202.160
Mặt hàng
6
Tủ săt
Sắt
ống
Kim khí
Điện máy
Két bạc
Mã số thuế người mua
5
Không
0100108695-1
5400208918
0500235472-1
0100109346-1
Không
Tên người mua
4
NH CT Thái Nguyên
Cty Long Giang bộ QP
DNTN Đại Hùng Cường
Cty may Hưng Thịnh
Anh Việt CTy GT 827
Anh Quân – Sơn La
Hóa đơn, chứng từ bán
Ngày, tháng, năm phát hành
3
01/03/03
03/03/03
10/03/03
18/03/03
23/03/03
31/03/03
Tổng cộng
Số hóa đơn
2
058858
058857
058868
058881
058894
077774
Ký hiệu hóa đơn
1
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
02 - B/EV
...
Mẫu số : 01/GTGT
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tựdo- Hạnh phúc
Tờ KHAI THUế GIá TRị GIA TĂNG
Tháng 3 năm 2003
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Tên sơ sở: Cửa hàng bán lẻ Vật liệu Điện máy và Chất đốt Hà Đông.
Địa chỉ : Quang Trung- Hà Đông.
Mã số: 05002340910011
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu kê khai
Doanh thu (chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT
1
Hàng hóa dịch vụ bán ra
393.202.160
26.357.155
2
Hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT
A
Hàng hóa xuất khẩu chịu thuế 0 %
B
Hàng hóa, dịch vụ thuế xuất 5%
259.261.203
12.963.060
C
Hàng hóa, thuế xuất 10%
133.940.957
13.394.095
D
Hàng hóa, dịch vụ thuế suất 20%
3
Hàng hóa, dịch vụ mua vào
264.895.798
4
Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào
18.695.655
5
Thuế GTGT được khấu trừ
18.695.655
6
Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái (-) trong kỳ (tiền thuế 2-5)
7.661.500
7
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
A
Nộp thiếu
B
Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ
8
Thuế GTGT đã nộp trong tháng
9
Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng
10
Thuế GTGT phải nộp tháng này
7.661.500
Số tiền thuế phải nộp: (Ghi bằng chữ): Bảy triệu sáu trăm sáu mươi mốt nghìn năm trăm đồng.
Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm sử lý theo pháp luật.
Ngày 10 tháng 04 năm 2003
TM/ cơ sở
(Ký tên đóng dấu)
Sau khi hoàn tất số liệu bảng kê, kế toán Công ty dựa trên số liệu tổng hợp của bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra ghi vào nhật ký chứng từ.
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Nhật ký chứng từ
Ghi có TK 1561
Tháng 03 năm 2003
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Tên đơn vị
Ghi có TK 1561 ghi nợ TK khác
632
Cộng có
1
Trạm bán buôn
4.019.218.830
4.019.218.830
2
Cửa hàng bán lẻ
264.895.798
264.895.798
Cộng có
4.284.114.628
4.284.114.628
Kế toán trưởng Người lập biểu
Kế toán lập nhật ký chứng từ này cho toàn bộ hàng hoá của Công ty bán ra trong tháng
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
bán ra trong tháng.
BảNG KÊ chứng từ
Ghi Nợ TK 511
Tháng 03 năm 2003
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Tên đơn vị
Ghi có TK 511 ghi có các TK khác
Dư cuối kỳ
911
Cộng nợ
Nợ
Có
1
Trạm bán buôn
4.166.115.666
4.166.115.666
-
-
2
Cửa hàng bán lẻ
393.202.160
393.202.160
-
-
Cộng nợ
4.559.317.826
4.559.317.826
Kế toán trưởng Người lập biểu
Dựa vào bảng kê ta có thể biết được số doanh thu và kết quả kinh doanh mà Công ty đạt được.
Đến cuối kỳ kế toán sẽ tổng hợp doanh thu bán hàng vào nhật ký chứng từ.
Công ty vật liu điện máy và chất đốt Hà Tây
Nhật ký chứng từ
Ghi có TK 511
Tháng 03 năm 2003
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Tên đơn vị
Ghi có TK 511 ghi nợ TK khác
131
Cộng có
1
Trạm bán buôn
4.166.115.666
4.166.115.666
2
Cửa hàng bán lẻ
393.202.160
393.202.160
Cộng có
4.559.317.826
4.559.317.826
Kế toán trưởng Người lập biểu
Vào cuối tháng kế toán tiến hành lập sổ cái tài khoản doanh thu bán hàng hoá. Sổ cái TK 511 phản ánh toàn bộ doanh thu của hàng hoá bán ra trong tháng. Sổ cái tài khoản 511 có kết cấu ghi Có các tài khoản đối ứng Nợ cho toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh có doanh thu trong tháng. Căn cứ để ghi vào Sổ cái tài khoản 511 là số liệu trên bảng kê chứng từ (ghi có TK 511).
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Sổ cái
TK 511 – Doanh thu bán hàng
Tháng 03 năm 2003
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Ghi có các TK đối ứng
Nợ với TK này
Tháng 1
…
Tháng 3
…
Tháng 12
911
4.559.317.826
1
Cộng số phát sinh nợ
4.559.317.826
2
Tổng số phát sinh có
4.559.317.826
3
Số dư
Cuối tháng
Nợ
Có
-
-
Kế toán trưởng Người lập biểu
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Sổ cái
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Tháng 03 năm 2003
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Ghi có các TK đối ứng
Nợ với TK này
Tháng
1
…
Tháng 3
…
Tháng 12
Cộng
1561
4.284.114.628
1
Cộng số phát sinh nợ
4.284.114.628
2
Tổng số phát sinh có
4.284.114.628
3
Số dư
Cuối tháng
Nợ
Có
-
-
Kế toán trưởng Người lập biểu
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Sổ cái
TK 641 – Chi phí bán hàng
Tháng 03 năm 2003
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Ghi có các TK đối ứng
Nợ với TK này
Tháng
1
…
Tháng 3
…
Tháng 12
Cộng
111
6.691.383
1422
14.172.000
214
1.000.000
331
183.857.292
334
34.971.300
338
800.000
1
Cộng số phát sinh nợ
241.491.975
2
Tổng số phát sinh có
241.491.975
3
Số dư
Cuối tháng
Nợ
Có
-
-
Kế toán trưởng Người lập biểu
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Sổ cái
TK 642 – Chi phí quản lý
Tháng 03 năm 2003
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Ghi có các TK đối ứng
Nợ với TK này
Tháng
1
…
Tháng 3
…
Tháng 12
Cộng
111
9.183.136
214
600.000
3337
500.000
334
7.761.700
338
150.000
1
Cộng số phát sinh nợ
18.194.836
2
Tổng số phát sinh có
18.194.836
3
Số dư
Cuối tháng
Nợ
Có
-
-
Kế toán trưởng Người lập biểu
Việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được xác định như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ.
Trong đó:
Các khoản Giảm giá hàng bán Thuế TTĐB
giảm trừ = hàng bán + bị trả lại + thuế xuất khẩu
Tại Công ty các khoản giảm trừ doanh thu không xảy ra nên:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – trị giá vốn hàng bán
Lợi Nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
Cuối tháng 3, Công ty đạt được một số chỉ tiêu sau:
Doanh thu bán hàng = 4.559.317.826 (đ).
Trị giá vốn hàng bán = 4.284.114.628 (đ).
Chi phí bán hàng = 241.491.975 (đ).
Chi phí quản lý = 18.194.836 (đ).
Lợi nhuận gộp = 4.559.317.826 (đ) – 4.284.114.628 (đ)
= 275.203.198 (đ).
Lợi nhuận thuần = 275.203.198 (đ) – 241.491.975 (đ) – 18.194.836 (đ)
= 15.516.387 (đ).
632
641
642
421
511
4.284.114.628
241.491.975
4.559.317.826
18.194.836
15.516.387
911
Hoặc có thế xác định kết quả kinh doanh trong kỳ bằng cách lập sơ đồ tài khoản như sau:
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Sổ cái
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Tháng 03 năm 2003
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Ghi có các TK đối ứng
Nợ với TK này
Tháng
1
…
Tháng 3
…
Tháng 12
Cộng
632
4.284.114.628
641
241.491.975
642
18.194.836
421
15.516.387
1
Cộng số phát sinh nợ
4.559.317.826
2
Tổng số phát sinh có
4.559.317.826
3
Số dư
Cuối tháng
Nợ
Có
-
-
Kế toán trưởng Người lập biểu
Bên cạnh việc theo dõi chi tiết tình hình tiêu thụ hàng hoá, Công ty rất chú trọng đến công tác thanh toán của các cửa hàng. Công ty sử dụng phương thức thanh toán trả chậm là chủ yếu, do vậy tài khoản Nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, kế toán Công ty luôn theo dõi sát sao, kiểm tra đôn đốc các cửa hàng trả đúng hạn.
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Nhật ký chứng từ
Ghi có TK 131
Tháng 03 năm 2003
Đơn vị tính: VNĐ
TT
Tên đơn vị
Chi có TK 131 Ghi Nợ các TK khác
1111
1387
334
331
336
Cộng có
1
Trạm bán buôn
32.570.000
2.049.967
14.200.000
4.328.667.223
4.377.487.190
2
Cửa hàng bán lẻ
15.500.000
16.756.800
381.935.515
6.654.000
420.846.351
3
Văn phòng công ty
65.000.000
65.000.000
Cộng có
113.070.000
2049.967
30.956.800
4.710.602.738
6.654.000
4.863.333.505
Kế toán trưởng Người lập biểu
Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây
Bảng kê chứng từ
Ghi Nợ TK 131
Tháng 03 năm 2003
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Tên đơn vị
Ghi Nợ TK 131 Ghi Có các TK khác
Dư cuối kỳ
511
3331
111
Cộng Nợ
Nợ
Có
1
Trạm bán buôn
4.166.115.666
226.400.185
4.329.515.851
47.971.339
2
Cửa hàng bán lẻ
393.202.160
26.357.155
6.604.000
426.163.315
5.316.946
3
Văn phòng công ty
65.000.000
Cộng Nợ
4.559.317.826
252.757.340
6.604.000
4.818.679.166
44.654.339
Kế toán trưởng Người lập biểu
Việc xác định thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước của Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây được xác định như sau:
Thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Dựa vào Nhật ký chứng từ (ghi có TK 3331) và bảng kê chứng từ (Ghi Nợ TK 3331) ta biết được:
Thuế GTGT đầu ra là: 252.757.340 (đ).
Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ là: 234.294.856 (đ)
Vậy Thuế GTGT phải được nộp Ngân sách nhà nước trong tháng 3 là:
252.757.340 (đ) – 234.294.856 (đ) = 18.462.484 (đ).
III. Công tác phân tích kinh tế về tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp kinh doanh luôn phải tìm cho mình hướng đi đúng đắn nhất. Để tìm hướng đi đó, các doanh nghiệp cần phải đi sâu phân tích về quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tìm hiểu xem kết quả đó đạt được trong thực tế là như thế nào, có những tích cực và hạn chế gì để có thể rút ra kinh nghiệm cho kỳ kinh doanh sau đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó để đảm bảo kinh doanh được liên tục phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phát hiện ưu điểm và những tồn tại trong công tác này nhằm khắc phục những mặt tồn tại và phát huy những tiềm năng sẵn có giúp cho việc tiêu thụ ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn.
Cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây đã tiến hành phân tích những mặt mạnh và những mặt yếu để phát huy tốt hơn những điểm mạnh và tìm ra nguyên nhân của những điểm yếu, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa.
Để phân tích Công ty dựa vào báo cáo kết quả hoại động kinh doanh (mẫu sốB02-DN ban hành ngày 25/10/2000 theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC của bộ trưởng bộ tài chính). Qua báo cáo có thể thấy được tất cả các chỉ tiêu đã đạt được như thế nào trong năm hoạt động đó, đem lại lợi nhuận là bao nhiêu hay lỗ là bao nhiêu nguyên nhân là do đâuvà so với kết quả hoạt động kinh doanh năm trước thì năm nay đạt được như thế nào?Tuy nhiên để nắm rõ tình hình hoạt động, để đạt được kế hoạch đề ra, hàng tháng Công ty đều lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sơ bộ cụ thể.
báo cáo sơ bộ
kết quả hoạt động kinh doanh
Phần I: lãi, lỗ ĐVT :VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
TH T3/2002
KH T3/2003
TH T3/2003
1
2
3
4
5
- Tổng doanh thu
01
1.673.111.558
4.500.000.000
4.559.317.826
Tron g đó có doanh thu hàng xuất khẩu
02
-
-
-
- Các khoản giảm trừ
03
-
-
-
+ Chiết khấu
04
-
-
-
+ Giảm giá
05
-
-
-
+ Hàng bán bị trả lại
06
+ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp
07
-
-
-
1. Doanh thu thuần (01-03)
10
1.673.111.558
4.500.000.000
4559.317.826
2. Giá vốn hàng bán
11
1.560.615.167
4.220.000.000
4.284.114.628
3. Lợi nhuận gộp (10-11)
20
112.496.391
280.000.000
275.203.198
4. Chi phí bán hàng
21
88.596.391
240.000.000
241.491.975
5. Chi phí quản lý
22
10.493.962
17.500.000
18.194.836
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20-21-22)
30
13.406.038
22.500.000
15.516.387
Để phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận , ta căn cứ vào bảng:
Phân tích chung thực hiện lợi nhuận
Chỉ tiêu
Mức biến động so với TH T3/2002
Mức biến động TH/KH T3/2003
Tỉ lệ so với doanh thu thuần (%)
Số tiền
Tỉlệ (%)
Số tiền
Tỉ lệ (%)
T3/2002
T3/2003
6 =5 - 3
7=5/3*100
8 = 5 - 4
9=5/4*100
10
11
Doanh thu thuần
2.886.206.268
272,5
59.317.826
101,32
100
100
Giá vốn hàng bán
2.723.499.461
274,5
64.114.628
101,52
93,28
93,96
Lợi nhuận gộp
162.706.807
244,6
-4.796.802
98,28
6,72
6,04
Chi phí bán hàng
152.895.584
272,6
1.491.975
100,62
5,29
5,3
Chi phí quản lý
7.700.874
137,4
694.836
103,97
0,63
0,4
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
2.110.349
115,7
-6.983.613
68,96
0,8
0,34
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy tổng doanh thu bằng doanh thu thuần vì Công ty không có nghiệp vụ phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp,… mà chỉ có doanh thu bán hàng của Công ty. Điều này làm cho doanh thuần của Công ty tăng thêm một khoản tương ứng với khoản tăng của lợi nhuận gộp vì cùng một lượng hàng hóa bán ra (giá vốn cố định) thì doanh thu và lợi nhuận gộp tỉ lệ với nhau. Do vậy Công ty cần phải chú trọng tới khâu thu mua hàng hoá vì nếu hàng hoá mua vào đúng quy cách phẩm chất như hợp đồng mua thì khi hàng bán ra sẽ đảm bảo không có trường hợp triết khấu, giảm giá,… hay bị người mua trả lại, không những thế mà chất lượng mẫu mã hàng hoá của Công ty cũng làm tăng uy tín cũng như thúc đẩy nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tới hàng hoá của Công ty.
Đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sơ bộ ta thấy:
Về doanh thu thuần: So với kế hoạch đặt ra, T3/2003 doanh thu tăng 59.317.826 (đ) tương ứng với 1,32%, như vậy Công ty đã thực hiện tốt và vượt mức kế hoạch đặt ra. So với T3/2002 doanh thu của T3/2003 tăng mạnh 2.886.206.268 (đ) tương ứng với 172,5%. Có được kết quả này là do Công ty đã thực hiện tốt công tác tiêu thụ hàng hoá, hàng hoá T3/2003 tiêu thụ được nhiều hơn T3/2002 chứng tỏ quy mô kinh doanh hay phạm vi hoạt động của Công ty đã được mở rộng.
Về giá vốn & chi phí:
Trong T3/2003 giá vốn hàng bán tăng 64.114.628 (đ) tương ứng với 1,52% so với kế hoạch đặt ra và tăng 2.723.499.461 (đ) tương ứng với 174,5% so với T3/2002. Do quy mô kinh doanh được mở rộng hơn, số lượng hàng bán ra tăng làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh kỳ TH/KH của T3/2003 giảm 6.983.613 (đ) tương ứng giảm 31,04%, như vậy Công ty đã không hoàn thành kế hoạch đề ra. Nguyên nhân ở đây là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn đến lãi gộp giảm và do chi phí bỏ ra tăng làm cho lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh cũng giảm xuống.
Trong T3/2002 cứ 100(đ) doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm 93,28 (đ), lãi gộp là 6,72 (đ), chi phí hàng bán chiếm 5,29 (đ) và chi phí quản lý là 0,63 (đ) do đó lợi nhuận thuần còn lại là 0,8 (đ). Nhưng trong T3/2003 hiệu quả đạt được thấp hơn, cụ thể là: trong 100(đ) doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm 93,96 (đ) tăng 0,68 (đ) (93,96 – 93,28) so với T3/2002, yếu tố giá vốn hàng bán tăng là yếu tố khách quan không phải do lỗi của Công ty. Lợi nhuận gộp chỉ còn 6,04 (đ) giảm so với T3/2002 là 0,68 (đ) (6,04–6,72); chi phí bán hàng là 5,3 (đ) tăng 0,01 (đ) (5,3 – 5,29) so với T3/2002 chi phí bán hàng tăng sẽ làm giảm lợi nhuận do vậy ban lãnh đạo Công ty cần chú ý quản lý tốt hơn nữa để giảm bớt chi phí tăng lợi nhuận của Công ty vào kỳ kinh doanh sau chi phí quản lý chỉ là 0,4 (đ) giảm so với T3/2002 là 0,23 (đ) (0,4-0,36); lợi nhuận thuần chỉ còn 0,34 (đ) giảm so với T3/2002 là 0,46 (đ) (0,34- 0,8).
So với T3/2002 lợi nhuận bán hàng tăng thêm là 2.110.349(đ) tương ứng 15,7% là do các nguyên nhân sau.
+ Do doanh thu bán hàng tháng 3/2003 so với tháng 3/2002 tăng 2886.206.268(đ).
+ Do giá vốn hàng bán tháng 3/2003 so với tháng 3/2002 tăng thêm 2.723.449.461(đ) tương ứng với 174,5% làm lợi nhuận bán hàng giảm 2.723.449.461(đ).
+ Do chi phí bán hàng tháng 3/2003 so với tháng 3/2002 tăng 152.895.584(đ) tương ứng với 172,6% làm cho lợi nhuận bán hàng giảm 152.895.584(đ).
+ Do chi phí quản lý tháng 3/2003 so với tháng 3/2002 tăng 7.700.874(đ) tương ứng với 73,4% làm cho lợi nhuận bán hàng giảm 7.700.874(đ).
*Tổng hợp kết quả:
Các nguyên nhân làm tăng lợi nhuận:
Doanh thu bán hàng +2.886.206.268(đ).
Các nguyên nhân làm giảm lợi nhuận: - 2.884.095.919(đ).
+ Giá vốn hàng bán: - 2.723.499.461(đ).
+ Chi phí bán hàng: - 152.895.584(đ).
+ Chi phí quản lý: 7.700.874(đ).
Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh trên ta cũng thấy rõ được sự sáng suốt trong công tác quản lý của ban lãnh đạo. Sự chỉ đạo sát sao và sáng tạo đã làm cho doanh thu của Công ty kỳ sau tăng hơn kỳ trước. Đó cũng có nghĩa là Công ty đã quản lý tốt nghiệp vụ bán hàng. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hết sức gay gắt. Để dành được thị phần trên thị trường, đứng vững và phát triền trên thị trường là một điều hết sức khó khăn. Vậy mà Công ty không những đứng vững mà còn phát triển rất tốt. Kết quả kinh doanh này không phải bất cứ một doanh nghiệp nào muốn cũng có thể đạt được.
Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tại Công ty vât liệu điện máy và chất đốt hà tây.
I. Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng tại Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây.
Sau một thời gian thực tập tại Phòng kế toán của Công ty Điện máy và Chất đốt Hà Tây, được tìm hiểu, tiếp xúc thực tế công việc quản lý nói chung, công tác kế toán bán hàng nói riêng, cùng với vốn kiến thức có được trong nhà trường, em xin mạnh dạn nêu lên một số nhận xét của mình về tổ chức công tác kế toán bán hàng ở công t y như sau:
Cùng với khó khăn chung của đất nước trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đầy sự thách thức cạnh tranh. Công ty Vật liệu Điện máy và Chất đốt Hà Tây đã gặp không ít những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ cả trong và ngoài nước. Đứng trước những khó khăn và thử thách đó, lãnh đạo Công ty đã tổ chức tốt công tác nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để xây dựng mặt hàng kinh doanh hợp lý nhờ đó mà Công ty dần dần chiếm được lòng tin của khách hàng, uy tín ngày càng được nâng cao và thị trường ngày càng được mở rộng. Những năm vừa qua tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định có lãi. Có được kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng lỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, đặc biệt là ban lãnh đạo Công ty đã có được những biện pháp quản lý linh hoạt và hiệu quả, năng động sáng tạo trong việc tìm hướng đi đúng đắn phù hợp với Công ty. Những thành tích trên cũng là kết quả của việc tổ chức công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Bộ máy của Công ty được tổ chức khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng chuyên môn của từng người đã thực sự là công cụ quản lý đắc lực và có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng chuyên môn từng người, công tác kế toán nói chung đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định cần được duy trì và phát triển hơn nữa.
Về hình thức kế toán áp dụng: Công ty Vật liệu Điện máy và Chất đốt Hà Tây đã nghiên cứu vận dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ là một hình thức kế toán phức tạp mà vận dụng nó đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ và năng lực, phải được phân công phân cấp hạch toán khoa học thì mới phát huy được ưu điểm của hình thức này.Do quy mô kinh doanh không lớn, đồng thời do yêu cầu tổ chức quản lý tập chung, nhờ vậy mà Công ty có thể nắm bắt được thông tin kế toán một cách thường xuyên chặt chẽ và kịp thời.
Về chứng từ kế toán: Công ty đã sử dụng tương đối và hoàn thiện chứng từ trong quá trình hạch toán, số liệu được lập đầy đủ, trình tự luân chuyển hợp lý, chính vì vậy mà hệ thống chứng từ của Công ty đã chứng minh được tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm căn cứ để phục vụ cho quá trình hạch tóan.
Về sổ sách kế toán: Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán nhìn chung là hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, mẫu biểu sổ sách đúng với chế độ hiện hành, phương pháp ghi sổ hợp lý phản ánh tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
Đối với công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá: do hàng hoá của công ty bao gồm nhiều mặt hàng hoá khác nhau nên việc theo dõi tiêu thụ không phải dễ dàng. Song thực tế công ty đã tổ chức khâu tiêu thụ một cách linh hoạt và giản đơn vừa đáp ứng mức độ nhất định yêu cầu của quản lý.
Như vậy, công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty đã được tổ chức tương đối tốt nhờ đội ngũ cán bộ công nhân viên phòng kế toán. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được nêu ở trên Công ty vẫn còn một số hạn chế và phòng kế toán cần xem xét lại nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng và công tác kế toán nói chung.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Vật liệu Điện máy và Chất đốt Hà Tây.
II.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện.
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế nước ta từ tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một xu hướng tất yếu khách quan trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và đứng vững thì phải kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được các điều đó thì phải cần thiết sử dụng đồng loạt các công cụ quản lý trong đó kế toán được coi là một công cụ đắc lực.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, sự thành bại của doang nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác kế toán. Thông qua việc kiểm định, tính toán, ghi chép phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng hệ thống các phương pháp khoa học của kế toán, chứng từ, tài khoản, ….. có thể biết các thông tin đầy đủ chính xác, toàn diện kịp thời về tình hình và sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy phải hoàn thiện đổi mới không ngừng công tác kế toán cho thích hợp với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường hiện nay là yêu cầu bức xúc.
Từ những ưu điểm, nhược điểm đã phân tích ở trên chúng ta thấy rõ phải hoàn thiện công tác kế toán nói chung và quá trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nói riêng. Nếu công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá ngày càng được hoàn thiện chắc chắn nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Công ty. Nó giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ hơn tình hình lưu thông, phân phối hàng hoá, phản ánh kịp thời doanh thu, công nợ. Thông qua đó Công ty có chính sách phù hợp đẩy nhanh vòng quay vốn, tránh được tổn thất không đáng có. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tốt sẽ giúp lãnh đạo nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, vận dụng những lợi thế của Công ty đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tránh bỏ qua cơ hội thị trường. Các chứng từ, sổ sách tài liệu kế toán có tinh pháp lý, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Tóm lại, để hoạt động kinh doanh của Công ty được liên tục, thường xuyên, hiệu quả thì công tác kế toán bán hàng phải thực hiện tốt. Vì vậy hoàn thiện và không ngừng đổi mới công tác kế toán quá trình bán hàng cho phù hợp với yêu cầu quản lý, đáp ứng nhiệm vụ mục tiêu của Công ty là thật sự khách quan và cần thiết.
II.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Vật liệu Điện máy và Chất đốt Hà Tây.
* Thứ nhất:
Để tiêu thụ được hàng hoá Công ty không chỉ chú ý đến mẫu mã, chất lượng, giá cả mà còn phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tổ chức tiêu thụ hàng hoá trong đó có các phương thức bán hàng. Việc tiêu thụ hàng hoá chỉ được tiến hành theo phương thức bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng, quầy hàng. Tuy nhiên việc bán buôn tại kho của các cửa hàng chưa được ứng dụng nhiều và chưa mở các đại lý ký gửi sản phẩm… Đây là một hạn chế làm cản trở đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Theo tôi trong điều kiện nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, các đơn vị, tổ chức và đời sống của nhân dân ngày càng cao đòi hỏi nhu cầu ngày càng nhiều, để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty nên mở rộng các phương thức tiêu thụ như phương thức gửi bán. Khi đó để hạch toán được các phương thức tiêu thụ này kế toán cần mở rộng theo TK 157- hàng gửi bán và các tài khoản chi tiết để theo dõi các khách hàng nhận bán đại lý ký gửi.
Trình tự hạch toán phương thức gửi bán:
Khi xuất hàng cho đơnvị nhận đại lý ký gửi
Nếu xuất hàng hoá từ kho
Nợ TK 157
Có TK 1561 Trị giá hàng gửi bán
Nếu hàng hoá mua thẳng cho cơ sở đại lýký gửi
Nợ TK 157 Giá thực tế của hàng hoá
Nợ TK 133 Thuế GTGT của hàng hoá
Có TK 111,112,331 Giá thanh toán với người bán
Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ, kế toán căn cứ chứng từ thực tế ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 Giá bán + thuế - hoa hồng
Nợ TK 641 Hoa hồng
Có TK 511 Theo giá bán
Có TK 3331 Thuế GTGT
Nợ TK 632
Có TK 157 Kết chuyển giá vốn hàng bán
Thứ hai:
Công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng để tăng doanh thu bán hàng nhằm tăng lợi nhuận, cụ thể như giảm giá cho các khách hàng mua với số lượng lớn hay thực hiện việc chiết khấu hàng bán. Để hạch toán các nghiệp vụ này Công ty phải sử dụng các tài khoản sau:
- TK 811: Chi phí hoạt động tài chính
- TK 532: giảm giá hàng bán
Khi phát sinh chiết khấu bán hàng, kết toán căn cứ chứng từ thực tế ghi:
Nợ TK 811
Có TK 111, 112, 131 Chiết khấu bán hàng.
Khi có phát sinh giảm giá hàng bán, kế toán căn cứ chứng từ thực tế ghi:
Nợ TK 532 Phần giảm giá hàng bán theo giá bán
Nợ TK 3331 Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 131 Giá thanh toán
Cuối kỳ kết chuyển để tính doanh thu thuần
Nợ TK 511
Có TK 532 Kết chuuyển giảm giá hàng bán.
Thứ ba:
Để đảm bảo yếu tố chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh thì Công ty nên trang bị hệ thống máy vi tính văn phòng, sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán.
Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá mà em đã rút ra được sau khi đã thực tập tại phòng kế toán của Công ty. Với vốn kiến thức còn ít ỏi chưa qua kinh nghiệm, có thể những ý kiến đóng góp trên sẽ không được xác đáng.
Điều quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán cần phát huy những ưu điểm đã đạt được và không ngừng hoàn thiện những điểm còn thiếu xót. Điều này đòi hỏi không chỉ cố gắng nỗ lực của phòng kế toán mà còn đòi hỏi sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty.
Kết luận
Qua toàn bộ nội dung đã trình bày ở trên, cho ta thấy được kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đến công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạnh toán kế toán tiêu thụ hàng hoá đầy đủ, kịp thời và đúng đắn sẽ là một trong những biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây đã chú trọng quan tâm đổi mới hơn, để đảm bảo ngày càng phù hợp hơn với Công ty cũng như thị trường trong nước.
Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ công nhân viên phòng kế toán Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây cũng như sự chỉ bảo của các thầy cô em đã hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp “ Tổ chức kế toán quá trình bán hàng tại Công ty vật liệu điện máy và chất đốt Hà Tây ”. Xong do thời gian thực tập có hạn cũng như trình độ hiểu biết và khả năng lý luận chưa vững vàng cho nên không trách khỏi những thiếu xót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên phòng kế toán Công ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT16.DOC
- BYA-.DOC