Trong bài chuyên đề này em cũng xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng để công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Tuy vậy, do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong bài chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định, em rất mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo, của các cô các chị để em ngày càng tiến bộ hơn.
61 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lương theo thời gian thì đều có đơn giá lương sản phẩm và đơn giá lương thời gian đã được quy định sẵn trên “Sổ định mức đơn giá”.
Phiếu ghi năng suất cá nhân.
Tháng 12/2000
Ngày tháng
Tên sản phẩm,
công việc
Máy sản xuất
Thực hiện
Xác nhận của thủ kho hoặc tổ trưởng sản xuất
Ghi chú
Thời gian (giờ)
Số lượng
(cái, kg)
26
27
29
30
31
1
2
3
4
CN
Cốc NT 1
Khay XPNT 1
- Vệ sinh máy
- Khay XPNT 1
Khay xpnt 1
Khay XPNT 1
Lễ
Khay XPNT 1
Khay XPNT 1
Hạt quai dép
Khuấy bột
3 h
180
320
225
350
350
350
350
275
275
Ca 3
Ca 3
Phiếu lương thời gian
Công ty Nhựa Hà nội Ngày ký phiếu: 12/12/2000
Họ tên công nhân: Hùng Phân xưởng Công nghệ 1
Tổ: 2 Ca: 1
Từ ngày 12 tháng 12 năm 2000 đến ngày....tháng.....năm 2000
Nội dung công việc: 1) - Vệ sinh rửa nhựa máy 1502
- Chuyển ABS sang PEHD
2) -Vệ sinh phễu nhập liệu và xy lanh máy 852
Thời gian thực hiện: 4 h Số lượnh sản phẩm:....................
Tổ trưởng S/X Quản đốc ph/xg Phòng KH Kỹ thuật Trực S/X P.G.đốc
Trích: Sổ định mức đơn giá
Sản phẩm
Cấp bậc công việc
Máy sản xuất
Dịnh mức SL/LĐ
Đơn giá
Ghi chú
Ca 1
Ca 2
1. Dép HT
2. Khuấy đế
3.Cắt hạt PVC đen
4. Khuấy bột
5. Dán khoá quai
6. Âu cơm
7. Nắp cài các CáCH MạNG
SINH VIêN
...........................
3,5
3,5
3,5
3,5
3,5
4
4
3
...............
ép kích
Máykhấy
Cán + đùn
Máy khuấy
Dán thủ công
180
85L2
............................
710/6
900
150
900
1500
500
1200
3000
.............
73,9
9,72
58,31
9,72
5,83
18,55
7,73
2,74
.............
77,6
Cụ thể: Căn cứ vào “Phiếu ghi năng suất cá nhân” của ông Tài đơn vị 1 PXCN1 và “Sổ định mức đơn giá lương” nhân viên tính lương phòng tổ chức tính được lương tuần 01 tháng 12 năm 2000 của ông Tài như sau:
Tên sản phẩm,
Công việc
Đơn giá
Ca 1, 2
Ca 3
Vượt N/S
106%
Vượt N/S
111%
Nghỉ lễ
14.169,00
1 công
Cốc NT1
49,98
180
Khay XPNT1
28,99
1.505
320
120
Tạo hạt quai
38,03
230
45
Khuấy bột
15,90
275
Vệ sinh máy
8.746,00
0,38
Trong đó đơn giá và công thức tính lương như sau:
Ca 1, Ca 2: Đơn giá x 1,2 x Số lượng sản phẩm x 1.45
Ca 3 : Đơn giá x 1,2 x Số lượng sản phẩm x 1,45 x 1,35
Vượt năng suất:
106 % : Đơn giá x1,2 x Số sản phẩm vượt định mức x 1,45 x 1,1
111 % : Đơn giá x 1,2 x Số sản phẩm vượt định mức x 1,45 x 1,15
Trong đó: 1,45 là Hệ số tiết kiệm vật tư
1,35 là Hệ số lương ca 3
Hiện nay, ở công ty Nhựa Hà nội vẫn áp dụng tính lương cho công nhân theo đơn giá lương cũ chi nên để chuyển thành đơn giá lương mới thì phải lấy đơn giá lương cũ nhân với hệ số 1,2.
Và công ty cũng áp dụng hình thức lương luỹ tiến tức là một khoản tiền thưởng khi công nhân làm vượt năng suất so vớ định mức:
Nếu vượt năng suất ở mức 106 % thì nhân thêm với hệ sô 1,1
Nếu vượt năng suất ở mức 111% thì nhân thêm với hệ số 1,15
Cụ thể, đối với ông Tài: Để biết được công nhân có vượt năng suất định mức hay không thì nhân viên tính lương phải căn cứ vào Sổ định mức năng suất hay Sổ định mức đơn giá như đã trrình bày ở trên.
ở đây, sản lượng định mức của sản phẩm Khay xà phòng nội thất 1 là 320 sản phẩm một ca nhưng ông Tài thực hiện được 350 sản phẩm. Do đó để biết được ông Tài vượt năng suất ở mức nào ta lấy:
=
350SP
320SP
1.093...
Ta thấy vượt năng suất ở mức 106% và số lượng sản phẩm vượt định mức là:
1945 - (320 x 6 ca) = 120 sản phẩm.
Tương tự đối với công việc tạo hạt quai dép, nhân viên tính lương cũng tính được: Ông Tài vượt năng suất là 45 sản phẩm và vượt ở mức 111%.
Sau đó áp dụng công thức đã trình bày ở trên tính được lương tuần 1 - tháng 12/2000 của ông Tài - tổ 1 PXCN1 như sau:
Lễ : 14.169,000
Cốc NT1 : 49,98 x 1,2 x 180 x1,45 x 1,35 = 21.132,543
Khay XP NT1 :
. Ca 1 : 28,99 x 1,2 x 1505 x 1,45 = 75.916,113
. Ca 3 : 28,99 x 1,2 x 320 x 1,45 x 1,35 = 21.791,203
. Vượt năng suất : 28,99 x 1,2 x120 x145 x 1,1 = 6.658,423
Tạo hạt quai dép :
. Ca 1 : 38,03 x 1,2 x 230 x 1,45 = 15.219,606
. Vượt năng suất : 38,03 x 1,2 x 45 x 1,45 x 1,15 = 3.424,4113
Khuấy bột : 15,9 x 1,2 x 275 x 1,45 = 7.608,150
Vệ sinh máy : 8746 x1,2 x 0,38 x 1,45 = 5.782,885
Tổng cộng : 171.702,000
Đối với lương các tuần khác cũng tính tương tự ta được:
Lương 4 tuần của ông tài = 171.702 + 141.698 +138.300 + 158.800
= 610.500
Hay nói cách khác lương tháng 12/2000 của ông Tài tổ 1 PXCN1 là: 610.500đ.
Với cách tính tương tự, nhân viên tính lương sẽ tính được lương tuần và tháng của tất cả các công nhân khác và lên “Bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp” của từng tổ, từng phân xưởng trong tháng như sau:
( Xin xem biểu số 04 - bảng thanh toán tiền lương)
ở phòng kế toán, sau khi đã có các bảng chấm công, bảng thanh toán lương và phụ cấp của từng tổ sản xuất do phòng tỏ chức đưa sang, kế toán tiền lương sẽ vào sổ tổng hợp thanh toán lương và BHXH. Trong đó, kế toán phân chia lương chính, lương phụ và các khoản khác. Đồng thời trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định để lập bảng phân bổ số 1: “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Theo quy định kế toán tính 19% gồm: 2% KPCĐ
15%BHXH
2% BHYT vào giá thành sản phẩm.
Còn 6% gồm: 5% BHXH
1% BHYT là người lao động phải chịu và được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng.
Trên bảng phân bổ kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào giá thành sản phẩm như sau:
- Cột trích 2% KPCĐ (TK 3382) là trích trên tổng lương thự tế bao gồm lương chính và lương phụ.
Cụ thể: Đối với PXCN1:
2% của cột TK 3382 = (30.834.800 + 540.200) x 2% = 627.500
- Cột trích 15% BHXH (TK 3383) và 2% BHYT (TK 3384) là trích trên lương cơ bản.
Đối với PXCN 1 là: 18.148.000 x 15% = 2.722.200 và
18.148.000 x 2% = 362.960
Số liệu về lương cơ bản này không được phản ánh trên bảng phân bổ số 1 mà chỉ đực kế toán tổng hợp từ các bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp của các tổ sản xuất do phòng tổ chức lập và đưa sang.
ở công ty nhựa Hà nội, trên Bảng phân bổ số 1 ta thấy kế toán không tách riêng lương của nhân viên quản lý phân xưởng mà gộp cả vào với lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Về cách tính toán và tổng hợp số liệu thì không sai lệch vì cuối cùng để tính được giá thành sản phẩm kế toán vẫn phải phân bổ số lương này cho từng loại sản phẩm. Nhưng về cách hạch toán thì kế toán đã hạch toán sai làm cho trên bảng phân bổ só 1 không thấy được tiền lương của bộ phận nhân viên quản lý phân xưởng. (Thiếu các dòng của TK 627 đối ứng Có với TK 334 và TK 338 trên bảng phân bổ số 1). (Biểu số 05)
* Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận sản xuất, khi phát sinh các chi phí về tiền lương và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc phân xưởng ...), chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị.
Chi phí sản xuất chung ở công ty chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng chi phí sản xuất.
ở công ty Nhựa Hà nội, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau:
- Chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung phản ánh trên TK 6272 là các khoản chi để mua sắm vật liệu phục vụ thêm cho quá trình sản xuất như:
+ Vật liệu phụ ngoài định mức: dầu mỡ dùng để bôi trơn máy móc.
+ Phụ tùng thay thế như bu lông, ê cu, dây gai, dây đai, vòng bi ...
+ Vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, sắt thép ...
Các vật liệu trên khi tham gia vào quá trình sản xuất chỉ góp phần nâng cao năng suất của máy mó, tạo điều kiện cho sản xuất trôi chảy chứ không làm tăng chất lượng của sản phẩm.
- Chi phí công cụ dụng cụ phản ánh vào TK 6273: bao gồm chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng như khay, zoang, dẻ lau, tắc te, cầu chì, các dụng cụ điện như bóng đèn...và các dụng cụ sản xuất khác.
Khoản chi phí này cũng được phản ánh trên bảng phân bổ số 2 theo định khoản: Nợ TK 627 (6273) 9.032.300
Có TK 153 9.032.300
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất:được hạch toán trên TK 6274. ở công ty, khoản mục này tính vào chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm khấu hao cơ bản toàn bộ TSCĐ đang được sử dụng trực tiếp tại các phân xưởng như: nhà xưởng, máy móc thiết bị (máy liên hợp, máy làm lạnh, máy ép, máy dập, máy đùn...), vật kiến trúc và một số tài sản khác.
ở công ty nhựa, chi phí khấu hao được hạch toán vào TK này không bao gồm các chi phí khấu hao cơ bản của những TSCĐ dùng cho quản lý chung ở công ty như các TSCĐ dùng ở các phòng ban quản lý như điện thoại, máy Photocopy, két sắt, nhà làm việc... TSCĐ của công ty được theo dõi từng loại trên sổ TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: được hạch toán trên TK 6277. ậ công ty Nhựa Hà nội, khoản mục chi phí này bao gồm: tiền điện trả cho chi nhánh điện-Sở điện lực Hoàn Kiếm và tiền nước mua của công ty kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm.
- Chi phí khác bằng tiền: bao gòm các chi phí bằng tiền khác không bao gồm các khoản chi phí đã trình bày ở trên phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất như các chi phí tiếp khách giao dịch, chi phí trả cho công nhân sửa chữa nhỏ máy móc thiết bị sản xuất, chi phí mài dao kéo, sụng cụ sản xuất...
* Kế toán chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng:
ở công ty Nhựa Hà nội, khi tính lương ở phòng tổ chức khoản tiền lương của nhân viên phân xưởng như tiền lương của quản đốc, phó quản đốc phân xưởng...được tính theo hình thức lương thời gian. Nhưng ở đây khi tập hợp, kế toán tiền lương đã không tách và hạch toán riêng khoản tiền lương của quản đốc và phó quản đốc...mà lại gộp cả vào tiền lương của công nhân sản xuất thành khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Như vậy, ở công ty Nhựa không có khoản chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung. Mặc dù vậy, việc thanh toán lương và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng cũng được tiến hành đồng thời và tương tự như khi thanh toán cho công nhân sản xuất.
Như đã biết, chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng không phải là chi phí trực tiếp nên trong trường hợp một phân xưởng tiến hành sản xuất từ hai loại sản phẩm trở lên thì kế toán phải phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng loại sản phẩm.
Như vậy có thể thấy việc kế toán không tách riêng bộ phận lương của bộ phận lương của nhân viên phân xưởng vaò TK 6271 về nội dung và số liệu tính toán thì không sai lệch nhưng về phương diện hạch toán kế toán thì kế toán đã hạch toán sai làm cho trên bảng phân bổ số 1 không thể hiện được lương của bộ phận nhân viên phân xưởng.
Trên bảng phân bổ số 1, kế toán đã tổng hợp đượn chi phí nhân công tính vào giá thành sản phẩm như sau (bao gồm tiền lương của nhân viên sản xuất và tiền lương của nhân viên phân xưởng) theo định khoản sau:
* Nợ TK 622: 91.976.690
+ PXCN 1: 36.076.090
+ PXCN 2: 38.560.720
+ PXCN 3: 17.339.900
Có TK 334: 91.976.690
* Nợ TK 622: 9.168.012
+ PXCN 1: 3.712.660
+ PXCN 2: 3.684.014
+ PXCN 3: 1.807.329
có TK 338: 9.168.012
* Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ sản xuất:
ở công ty Nhựa Hà nội, các loại vật liệu CCDC xuất dùng cho bộ phận quản lý sản xuất chung phần lớn cũng được xuất theo định mức và việc theo dõi, hạch toán chi phí này cũng tương tự như đối với việc theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, đối với một số vật liệu phụ, CCDC xuất dùng ngoài hạn mức khi phản ánh trên bảng phân bổ số 2 kế toán cũng căn cứ vào các phiếu xuất kho để tập hợp giá trị xuất dùng trong từng phân xưởng. Như vậy, phần giá trị vật tư này sẽ phản ánh được số thực tế xuất dùng cho từng phân xưởng, bộ phận sử dụng.
Mặc dù giá trị này không lớn như đối với giá trị của nguyên vật liệu chính trực tiếp nhưng việc hạch toán và tính toán chính xác loại chi phí này đảm bảo sự chính xác cho công tác tính giá thành sau này và sự chính xác của bảng phân bổ.
Khi một phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm. Để biết được chi phí vật liệu, CCDC xuất dùng cho quản lý phân xưởng của từng loại sản phẩm kế toán phải tiến hành phân bổ số chi phí đó cho từng loại sản phẩm. Việc phân bổ được tiến hành cụ thể sau này khi kế toán cần số liệu cho công tác tính giá thành vào cuối tháng. Cụ thể cuối tháng kế toán tổng hợp được số liệu từ bảng phân bổ số 2 như sau:
Chi phí CCDC xuất dùng cho sản xuất chung là: 9.302.600 theo định khoản sau:
Nợ TK 627 (6273): 9.302.600
+ PXCN 1: 2.302.900
+ PXCN 2: 3.500.700
+ PXCN 3: 3.229.000
Có TK 153: 9.302.600
* Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất:
Theo quy định của chế độ kế toán mới công ty đã tiến hành tính trích khấu hao TSCĐ hàng tháng theo thời gian sử dụng TSCĐ và nguyên giá TSCĐ. Những TSCĐ tăng tháng này, tháng sau mới tiến hành tính khấu hao, TSCĐ tháng này, tháng sau mới thôi không tính khấu hao. Những TSCĐ đã cũ, đã hết thời hạn tính trích khấu hao thì mới thôi không tính khấu hao đối với những TSCĐ đó nữa mạc dù chúng vẫn phát huy được tác dụng do công ty có các chế độ bảo quản, bảo dưỡng tốt. Đây có thể coi là lợi thế và là mặt tích cực của công ty, đã nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quy định của chế độ kế toán mới vừa đảm bảo được sự chính xác của khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong việc hạch toán và tính giá thành sản phẩm vừa đảm bảo được yêu cầu và hiệu quả của công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
ở công ty, khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung bao gồm khấu hao cơ bản của toàn bộ TSCĐ đang được sử dụng trực tiếp tại các phân xưởng như nhà xưởng, máy móc thiết bị (máy liên hợp, máy trộn bột, máy làm lạnh...) vật kiến trúc và một số tài sản khác. Chi phí khấu hao được hạch toán vào TK này không bao gồm chi phí khấu hao cơ bản của những TSCĐ dùng cho quản lý chung của công ty. Đó là các TSCĐ dùng ở các phòng ban quản lý chung của công ty như điện thoại, máy điều hoà nhiệt độ, két sắt, nhà làm việc, phòng hoá nghiệm...
Tài sản cố định của công ty được theo dõi trên sổ TSCĐ. Sổ này dùng để theo dõi năm đưa vào sử dụng, nước sản xuất, đặc trưng kỹ thuật, nguồn hình thành, nguyên giá, tổng khấu hao năm, giá trị còn lại cuối năm...của từng TSCĐ.
Phương pháp tính trích khấu hao của TSCĐ:
Số KHTSCĐ tính trích (theo năm)
Nguyên giá của TSCĐ
Số năm sử dụng
=
Số năm sử dụng x 12 tháng
Số KHTSCĐ tính trích (theo tháng)
Nguyên giá của TSCĐ
=
Số năm sử dụng của TSCĐ được căn cứ vào khung thời gian sử dụng của từng loại máy móc thiết bị được ghi trực tiếp trên TSCĐ hoặc khung thời gian sử dụng TSCĐ kèm theo.
Việc tính toán số khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng 12/2000 được thể hiện cụ thể trên bảng phân bổ số 3 (Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ). (Xem biểu số 06)
* Kế toán dịch vụ mua ngoài:
Chi phí này ở công ty chủ yếu là các chi phí về tiền điện mua của chi nhánh điện Hoàn Kiếm và nước mua của công ty kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm. Ngoài ra, nếu có phát sinh tiền sửa chữa TSCĐ thuê ngoài ở bộ phận sản xuất thì cũng được hạch toán vào loại chi phí này.
Cụ thể:
Trong tháng 12/2000 công ty phải trả tiền điện và tiền nước như sau:
+ Tiền điện tính vào chi phí sản xuất kinh doanh phản ánh trên sổ chi tiết TK 331 và NKCT số 5 là:43.912.300 theo định khoản sau:
Nợ TK 627 (6277a) 47.912.392
Có TK 331 47.912.392
Việc phân bổ tiền điện cho các bộ phận sử dụng: các phân xưởng sản xuất, bộ phận văn phòng...sẽ được kế toán giá thành tính toán khi cần số liệu cho công tác tính giá thành. Và tiêu chuẩn để phân bổ là phân bổ theo số điện công tơ chạycủa từng bộ phận sử dụng. Đồng thời tiền nước cũng được kế toán hạch toán tính toán phân bổ tương tự.
+ Tiền nước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp được trên sổ chi tiết TK 331 và NKCT Số 5 là: 12.550.000 theo định khoản sau:
Nợ TK 627 (627b) 12.550.000
Có TK 331 12.550.000
* Kế toán chi phí bằng tiền khác:
Các chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí ngoài các chi phí đã nêu trên phát sinh trực tiếp ở các phân xưởng sản xuất như các chi phí giao dịch, tiếp khách, photocpy, in ấn tài liệu và ở công ty Nhựa Hà nội chi phí bằng tiền khác còn bao gồm cả chi phí mua CCDC xuất dùng cho sản xuất chung.
Các chi phí này phát sinh được phản ánh trên các sổ kế toán tổng hợp theo các định khoản:
Nợ TK 627 (6278)
Có TK liên quan
Các chi phí thuộc loại này phát sinh ở đâu thì kế toán ghi cho đối tượng chịu chi phí ở đó. Căn cứ vào các chứng từ ban đầu như hoá đơn mua hàng, phiếu chi tiền, sổ chi tiết TK 111 hay sổ thu chi tiền mặt kế toán xác định được chi phí này của từng phân xưởng là bao nhiêu.
Cụ thể kế toán tập hợp được khoản chi phí khác bằng tiền cho các phân xưởng như sau:
+ PXCN 1 là: 13.483.429
+ PXCN 2 là: 16.618.976
+ PXCN 3 là: 11.160.900
Số liệu này được lấy từ NKCT số 1 (TK 111 tháng 12/2000) theo định khoản:
Nợ TK 6278.1 13.483.429
Nợ TK 6278.2 16.618.976
Nợ TK 6278.3 11.160.900
Có TK 111 41.263.008
Riêng đối với các TK chi phí thiệt hại trong sản xuất, theo quy định không được hạch toán vào giá thành sản phẩm, nếu có phát sinh chi phí này thì hạch toán vào TK 821 hoặc TK 138...Trên thực tế, ở công ty không theo dõi các khoản thiệt hại trong sản xuất bởi vì:
+ Đôi với thiệt hại sản phẩm hỏng: Sản phẩm của công ty được sản xuất theo dây chuyền, máy móc thiết bị phần lớn đã được trang bị. Quá trình sản xuất sản phẩm đều có nhân viên kỹ thuật hoặc tổ trưởng sản xuất giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiêmj về sản phẩm.chính vì vậy, nếu có sản phẩm hỏng phát sinh thì rất ít và luôn nhỏ hơn tỷ lệ % cho phép của phòng Kỹ thuật - công nghệ.
+ Đối với thiệt hại do bị ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan thì chủ yếu là do nguyên nhân mất điện nhưng đều được chi nhánh điện lực, sở điện lực Hoàn Kiếm báo trước vì vậy công ty sẽ tổ chức làm bù cho đủ số ngày, số giờ bị ngừng sản xuất.
II.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ở công ty Nhựa Hà Nội
Việc kết chuyển chi phí sản xuất chung cũng giống chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung ở bên Nợ của TK 627 của các phân xưởng, kế toán kết chuyển sang TK 154 chi tiết phân xưởng đó để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Cụ thể kế toán đã tập hợp được:
+ Chi phí tiền điện ở bên Nợ của TK 627 như sau:
Nợ TK 627 (6277) 47.912.300
Có TK 331 47.912.300
+ Chi phí tiền nước ở bên Nợ TK 627 như sau:
Nợ TK 627 (6277) 12.550.000
Có TK 331 12.550.000
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, từng bộ phận sử dụng, kế toán tién hành như sau:
Hàng tháng căn cứ vào đồng hồ đo điện của toàn công ty và căn cứ vào hoá đơn thu tiền điện của chi nhánh điện, Sở điện lực Hoàn Kiếm gửi đến kế toán tập hợp được số tiền điẹn phải trả của toàn công ty và ghi sổ NKCT số 5 theo định khoản như trên.
Sau đó căn cứ vào từng công tơ điện của từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất kế toán sẽ tính được số tiền điện mà từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất phải chịu theo công thức sau:
Số tiền điện
Phân xưởng i phải chịu
Tổng số tiền điện phải trả
Số công tơ phân xưởng i
Tổng số công suất của các công tơ của các phân xưởng và các bộ phận sử dụng
=
x
Cụ thể trong tháng 12/2000 kế toán tính được:
- Số tiền điện phân bổ cho PXCN 1 là:
47.912.300
58.306
20.250KW
ằ 16.640.209
x
- Số tiền phân bổ cho PXCN 2 là:
47.912.300
58.306
x
17.687KW
ằ 14.534.093
- Số tiền diện phân bổ cho PXCN 3 là:
47.912.300
58.306
x
10.804KW
ằ 8.907.648
- Số tiền điện phân bổ cho các bộ phận sử dụng là: 8.145.435
Tương tự như cách phân bổ tiền điện ở trên, cuối tháng cũng căn cứ vào đồng hồ đo nước của toàn công ty và hoá đơn thu tiền nước của công ty kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm, kế toán ghi NKCT số 5 theo định khoản trên và căn cứ vào số công tơ nước của từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất, kế toán sẽ tính được số tiền từng phân xưởng và bộ phận sử dụng phải chịu cũng theo công thức tương tự:
Số tiền nước phân xưởng i phải chịu
Tổng số tiền nước phải trả
Tổng số công suất của các công tơ của các phân xưởng và các bộ phận sử dụng
Số công tơ phân xưởng i
=
x
Kế toán tính được:
- Số tiền nước phân bổ cho PXCN 1 là:
12.550.000
4050
x 1952 ằ 6.048.790
12.550.000
4050
x 1015 ằ 3.145.246
- Số tiền nước phân bổ cho PXCN 2 là:
- Số tiền nước phân bổ cho PXCN 3 là:
4050
12.550.000
x 725 ằ 2.246.604
- Số tiền nước phân bổ cho các bộ phận sử dụng khác là: 1.491.800
Sau khi kết chuyển chi phí sản xuất chung đã tập hợp được ở bên Nợ TK 627 của các phân xưởng sang TK 154 chi tiết phân xưởng đó thì kế toán cũng căn cứ vào TK 617 của các phân xưởng tập hợp lại và lập Sổ cái TK 627. Đồng thời kế toán cũng căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ lập sổ cái các TK chi phí liên quan khác như sổ cái TK 621,622,154,155...Sau đó, để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm sau này kế toán căn cứ số liệu từ các bảng phân bổ và số liệu sau khi đã phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí, lập ra bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp.
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Yếu tố chi phí
TK 1541
PXCN 1
TK 1542
PXCN 2
TK 1543
PXCN 3
Cộng
Vật tư
Nhân công
Khấu hao TSCĐ
Điện
Nước
Chi phí khác
353.145.580
39.788.750
43.899.957
16.640.209
6.048.790
15.786.329
230.138.262
42.208.734
38.179.463
14.534.093
3.145.246
20.119.379
97.848.524
19.147.229
27.500.155
8.907.648
2.246.604
14.389.900
681.132.384
101.144.713
109.579.575
40.081950
11.432.640
50.295.608
Cộng
475.309.615
348.325.177
170.040.078
993.656.870
II.2.4.Đánh giá sản phẩm làm dở dang và tính giá thành sản phẩm
- Xác định chính xác giá trị của SPDD luôn là khâu quan trọng đảm bảo cho sự chính xác khi tính giá thành sản phẩm, do đó việc đánh giá một cách đúng đắn và khách quan SPDD cuối kỳ là rất cần thiết.
Nhưng ở công ty Nhựa, các chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng đều được tập hợp, phân bỏ hoặc tính hết cho số sản phẩm hoàn thành nhập kho nên thực tế kế toán không quan tâm đến số lượng và giá trị của sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất mà chỉ chú ý đến các phiếu nhập kho thành phẩm.
Do vậy, tổng chi phí sản xuất phát sinh trong tháng tập hợp được ở bên Nợ TK 154 cũng chính là tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
* Phương pháp tính giá thành ở công ty:
Công ty quản lý giá thành theo giá thành định mức. Như đã trình bày ở trên, trong quá trình sản xuất, công ty đã xây dựng một hệ thống định mức tương đối hoàn chỉnh (định mức về vật tư, về nhân công, về các khoản chi phí khác...) nhằm xác định mức tiêu hao về các loại vật tư, lao động và các yếu tố chi phí khác để sản xuất ra các loại sản phẩm của công ty.
Trên cơ sở hệ thống định mức đó ngay từ đầu kỳ công ty đã xây dựng được một hệ thống giá thành định mức của từng loại sản phẩm theo từng yếu tố chi phí. Hệ thống giá thành định mức này sẽ làm cơ sở cho việc tính giá thành thực tế của từng loại sptheo yếu tố chi phí.
Phương pháp mà công ty áp dụng để tính giá thành sản phẩm là phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
ã áp dụng phương pháp tính giá thành đã lựa chọn ở trên vào tình hình sản xuất thực tế của công ty, kế toán đã tiến hành tính giá thành thực tế các loại sản phẩm sản xuất ra trong tháng của công ty như sau:
- Trước hết, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng theo từng đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định tức là theo từng phân xưởng. Sau đó, kế toán tính ra được tổng giá thành sản xuất thực tế trong tháng của tất cả các sản phẩm sản xuất ra trong tháng của phân xưởng đó theo công thức:
Tổng giá thành sản xuất thực tế trong tháng
Tổng chi phí thực tế phát sinh trong tháng
=
Cụ thể đối với PXCN 1 kế toán tập hợp đước số liệu từ các bảng tổng hợp, phân bổ và sau khi phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí (số liệu này được lấy từ các bảng phân bổ hoặc từ các bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp) là: 475.309.615
Trong đó:
- Vật tư : 353.145.580
- Nhân công : 39.788.750
- Khấu hao TSCĐ : 43.899.957
- Điện : 16.640.209
- Nước : 6.048.790
- Chi phí khác : 15.786.329
Trong đó yếu tố chi phí khác đã được kế toán cộng vào cả số chi phí về tiền mua CCDC chưa có trong kho để xuất dùng cho sản xuất chung.
Cũng tương tự như PXCN 1 kế toán tính giá thành cũng sẽ tập hợp được tổng giá thành sản xuất thực tế của PXCN 2 và PXCN 3 hay là tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng của PXCN 2 và PXCN 3.
Sau khi đã tập hợp được tỏng giá thành sản xuất thực tế trên theo các yếu tố chi phí, kế toán sẽ tính tổng giá thành định mức của tất cả các sản phẩm sản xuất trong tháng của phân xưởng đó theo sản lượng thực tế để dùng làm tổng đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ.
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất định mức theo yếu tố và sản lượng sản phẩm sản xuất trong tháng kế toán xác định đưọc tổng giá thành định mức của toàn bộ sản phẩm theo sản lượng thực tế, đồng thời cũng tính được giá thành định mức của tất cả các sản phẩm sản xuất trong tháng ở phân xưởng theo từng yếu tố chi phí.(Xin xem biểu số 07)
- Sau khi khi đã xác định được tổng giá thành thực tế và tổng giá thành định mức của tất cả các sản phẩm ở một phân xưởng theo từng yếu tố chi phí, kế toán sễ tiến hành xác định tỷ lệ tính giá thành theo công thức sau:
Tỷ lệ tính tính giá thành từng yếu tố
Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm của phân xưởng i theo từng yếu tố chi phí
Tổng giá thành định mức toàn bộ sản phẩm của phân xưởng i theo từng yếu tố chi phí
=
- Sau đó kế toán lấy tỷ lệ tính giá thành đã tính toán được ở trên nhân ngược lại với các khoản chi phí định mức theo sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm cũng theo từng yếu tố chi phí. Từ đó kế toán sẽ lập được bảng giá thành thực tế (hay chi phí thực tế) của các sản phẩm sản xuất ra trong tháng ở từng phân xưởng.
(Xem biểu số 08)
- Tổng hợp tất cả các yếu tố chi phí theo từng loại sản phẩm được giá thành thực tế và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
VD: Kế toán xác định giá thành sản phẩm của sản phẩm dép nhựa HT- 38 như sau: Căn cứ vào giá thành định mức của dép HT-38 và sản lượng sản xuất thực tế của dép HT-38 kế toán xác định được giá thành định mức của dép HT-38 theo sản lượng thực tế của dép HT-38.
Giá thành định mức của dép HT-38 là: 4789 (đ/đôi)
Sản lượng thực tế của dép HT-38 là : 12.288 (đôi)
Trong đó yếu tố chi phí như sau:
+ Vật tư : 12.288 x 4220 = 51.855.360
+ Nhân công : 12.288 x 172 = 2.113.536
+ Khấu hao TSCĐ : 12.288 x 237 = 2.912.256
+ Điện : 12.288 x 60 = 737.280
+ Nước : 12.288 x 50 = 614.400
+ Chi phí khác : 12.288 x 50 = 614.400
Tổng : = 58.847.232
Tương tự như đối với các sản phẩm khac sản xuất ở PXCN 1 kế toán cũng tính được giá thành định mức của từng sản phẩm theo yếu tố chi phí. Sau đó cộng tất cả các yếu tố chi phí tương ứng của các sản phẩm lại ta được tổng chi phí sản xuất theo yếu tố của từng phân xưởng.
VD: Lấy yếu tố vật tư của sản phẩm dép HT-38 + yếu tố vật tư của dép HT-39 + yếu tố vật tư của dép HT-40 + ....... ta được tổng chi phí vật tư định mức theo sản lượng thực tế của tất cả các sản phẩm ở PXCN 1.
Tiếp theo, lấy tổng chi phí vật tư thực tế của PXCN 1 mà vừa tính được ở phần trên chia cho tổng chi phí vật tư định mức này sẽ được tỷ lệ tính giá thành của các yếu tố chi phí vật tư. Tương tự tính được tỷ lệ tính giá thành của các yếu tố còn lại:
353.145.580
363.202.026
ằ 0,972311
39.788.750
32.965.499
43.899.957
58.146.430
ằ 1,206981
ằ 0,913789
16.640.209
18.210.111
16.640.209
18.210.111
ằ 0,850620
ằ 0,754989
15.786.329
14.831.350
ằ 1,064389
+ Yếu tố vật tư: :
+ Yếu tố nhân công :
+ Yếu tố KHTSCĐ :
+ Yếu tố Điện :
+ Yếu tố Nước :
+ Yếu tố Chi phí khác:
Giá thành thực tế theo yếu tố của dép HT-38 là:
+ Vật tư : 0,972311 x 51.855.360 = 50.420.574
+ Nhân công : 1,206981 x 2.113.536 = 2.550.997
+ Khấu hao : 0,754989 x 2.198.721 = 2.198.721
+ Điện : 0,913789 x 673.718 = 673.781
+ Nước : 0,850620 x 522.620 = 522.620
+ Chi phí khác : 1,064389 x 653.966 = 653.966
Tổng Giá thành = 57.020.596
57.020.596
12.288
= 4.640 (đ/đôi)
đ Giá thành đơn vị của dép HT-38 là:
Với cách tính tương tự như trên đối với các sản phẩm còn lại và với các phân xưởng còn lại, kế toán xác định được giá thành thực tế của các sản phẩm nhập kho theo từng phân xưởng.
Phần III
Một số nhận xét, đánh gía về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và nhứng kiến nghị nhằm Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty nhựa Hà nội
III.1 Nhận xét đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa Hà nội
1. Những ưu điểm:
*Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty có những ưu điểm sau:
- Công ty đã xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, với đặc điểm tổ chức sản xuất và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại công ty.
- Việc ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức kế toán theo đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định.
Mặc dù hàng tháng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty tương đối nhiều nhưng kế toán vẫn đảm bảo tính giá thành sản phẩm đúng kỳ là vào thời điểm cuối tháng. Do đó kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế làm căn cứ để ghi chép số thành phẩm nhập kho và tính toán các chỉ tiêu có liên quan trong kỳ.
Nhìn chung, công tác kế toán đã đáp ứng được yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh và phát huy vai trò trong việc giám đóc bằng đồng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm công ty đã có những biện pháp tích cực. Cụ thể là: công ty đã thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến từng nhóm công nhân, khuyến khích và có chế độ khen thưởng kịp thời cho việc tiết kiệm nguyên vật liệu. Việc khóan sản phẩm có tác dụng giúp công nhân lao động hăng hái sản xuất, vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của từng công nhân theo cách “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”. Đồng thời sử dụng hết công suất máy móc thiết bị để tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
2. Những nhược điểm cần khắc phục:
- Đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn khi xuất dùng cho sản xuất phải phân bổ nhiều lần, kế toán không dùng TK 142 (1422) để phân bổ dần mà hạch toán thẳng từ TK 153 vào các tài khoản.
- Đối với chi phí nhân viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung: Khi tính lương cho bộ phận nhân viên phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc...) thì nhân viên tính lương vẫn tính bình thường và khoản lương này được tính theo hình thức lương thời gian. Nhưng khi hạch toán khoản chi phí này để lập bảng phân bổ số 1 thì kế toán đã gộp cả chi phí nhân viên phân xưởng vào với chi phí công nhân sản xuất trực tiếp trên TK 622.
- Đối với công tác đánh giá SPDD: Hiện nay ở công ty Nhựa Hà nội kế toán không tiến hành đánh giá SPDD cuối tháng vì ở công ty các chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng đều được tập hợp và phân bổ hết cho số sản phẩm hoàn thành nhập kho nên thực tế kế toán không quan tâm đến số lượng và giá trị SPDD trên dây chuyền sản xuất mà chỉ chú ý đến các phiếu nhập kho thành phẩm. Do vậy mà tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng tập hợp được ở bên mợ TK 154 cũng chính là giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
- Đối với hệ thống sổ kế toán: Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm sau nàyvà phục vụ cho việc cung cấp thông tintheo yêu cầu của công tác quản lý kinh doanh nói chung và yêu cầu quản lts chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng. ở công ty Nhựa Hà nội, các chi phí sản xuất trong tháng mới chỉ được phản ánh và theo dõi một cách phân tán trên các tài khoản chữ T hoặc trên sổ cái các TK chi phí chưa được kế toán tổng hợp và theo dõi một cách tổng quát trên hệ thống sổ kế toán đã được quy định như:
+ Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng dùng cho các tài khoản 154, TK631, TK632, TK 621, TK 622, TK 627.
- Đối với phương pháp lập bảng tính giá thành sản phẩm ở công ty hiện nay: Hiện nay công ty Nhựa Hà Nội bảng tính giá thành sản phẩm là bảng tính giá thành theo từng yếu tố chi phí. Mà khi tập hợp chi phí sản xuất kế toán lại tập hợp theo khoản mục đối với từng phân xưởng. Như vậy có thể thấy, phương pháp lập bảng tính giá thành theo từng yếu tố chi phí như hiện nay ở công ty là chưa hợp lý làm cho công tác tính giá thành cuat kế toán giá thành còn gặp những khó khăn nhất định trong công việc.
III.3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Hà nội.
1. Đối với công cụ dụng cụ sản xuất:
Trên thực tế khi mua ccdc sản xuất về, công ty khong nhập kho mà đưa thẳng tới các bộ phận sử dụng. ở phòng kế toán, căn cứ vào các chứng từ ban gốc kế toán vẫn theo dõi và hạch toán bình thường (nghĩa là vẫn coi như coong cụ dụng cu có qua kho).
Tuy nhiên khi lập bảng phân bỏ số 2, đối với những ccdc có giá trị lớn cần phải phân bổ kế toán không dùng TK 142(1422) để phân bổ dần mà lại hạch toán thẳng từ TK 153 vào các TK chi phí. Như vậy, TK 153 ngoài chức năng là một TK tồn kho nó còn được sử dụng như là một TK “chi phí chờ kết chuyển”. Do đó, để việc hạch toán được rõ ràng và hợp lý hơn công ty nên sử dụng TK 142(1422) để phản ánh giá trị ccdc cần phân bổ. Mặt khác, vì loại vật tư này khi mua về thường không nhập qua kho nên kế toán có thể hạch toán theo sơ đồ sau:
2. Đối với chi phí nhân viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung:
Xét về mặt bản chất thì chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng và chi phí tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp đều là khoản chi phí nhân công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Hai khoản chi phí này cũngc là những khoản chi phí cấu thành trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp và trong giá thành của sản phẩm.
Nhưng như đã trình bày ở mục trên, tại công ty Nhựa Hà nội chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung kế toán đã không tách riêng và hạc toán riêng mà gộp cả vào với tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp thành khoản chi phí nhân công trực tiếp. Việc kế toán hạch toánhư vậy là không đúng với nội dung của hai khoản chi phí này.
Vì vậy, để đảm bảo sự chính xác của giá thành sản phẩm và để thực hiện đúng một trtong các yêu cầu và nhiệm vụ của công cụ kế toán kà hạch toán đúng, đủ với nội dung của các khoản chi thì kế toán nên thực hiện tính toán và tách riêng hai khoản chi phí này rồi hạch toán khoản tièn lương công nhân sản xuất trực tiếp vào TK 622 còn khoản chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng thì hạch toán vào TK 627(6271) để làm cơ sở cho việc lập bảng phân bổ số 1 (bảng phân bổ tiền lương và BHXH) và cũng là căn cứ để kế toán giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm sau này.
Cụ thể là: Căn cứ vào các bảng chấm công, bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp của các tổ sản xuất, các phân xưởng ta sẽ tiến hành tách được tiền lương và các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT của bộ phận nhân viên phân xưởng như sau:
ã PXCN 1:
+ Tiền lương nhân viên phân xưởng tập hợp được: 2.172.400
+ BHXH, KPCĐ, BHYT của nhân viên phân xưởng tập hợp được: 231.548
ã PXCN 2:
+ Tiền lương nhân viên phân xưởng tập hợp được: 1.982.190
+ BHXH, KPCĐ, BHYT của nhân viên phân xưởng tập hợp được: 248.136
ã PXCN 3:
+ Tiền lương nhân viên phân xưởng tập hợp được là: 1.546.726
+ BHXH, KPCĐ, BHYT của nhân viên phân xưởng tập hợp được: 155.129
Từ các số liệu đã tách được ở trên kế toán sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho bộ phận nhân viên phân xưởng của các phân xưởng và kế toán cũng tiến hành lập được lại bảng phân bổ như sau. (xem bảng phân bổ số 1)
3. Đối với công tác kế toán vật liệu, cụ thể là cách tính vật liệu xuất kho:
Vì các lý do đã trình bày ở trên, theo em công ty nên áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá vật liệu xuất kho.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Thứ nhất: Khối lượng công việc tính toán của kế toán sẽ giảm bớt bởi vì cuối mỗi tháng kế toán mới phải tiến hành tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền thay vì kế toán phải tính giá vật liệu xuất kho nhiều lần trong tháng cho mỗi lần xuất (cho mỗi phiếi xuất kho) theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Thứ hai là: áp dụng phương pháp này sẽ có ưu điểm trong trường hợp gía nhập vật liệu biến động nhiều lần và mỗi lần biến động lớn. áp dụng phương pháp này, mặc dù trong kỳ giá nhập vật liệu biến động nhiều thì vẫn đảm bảo đơn giá bình quân không bị chênh lệch lớn làm cho giá vật liệu xuất kho giữa các lần không bị chênh lệch hay biến động quá lớn.
Với phương pháp này kế toán vẫn tiến hành hạch toán vật liệu bình thường, cũng vẫn căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho kế toán vào các thẻ kho và sổ chi tiết vật tư có liên quan. Nhưng trên sổ chi tiết vật tư kế toán sẽ không phải tiến hành tính giá vật liệu xuất kho ngay theo từng lần xuất nữa mà đến cuối tháng căn cứ vào các chứng từ xuất kho và số lượng vật liệu tồn kho đầu tháng, giá trị vật liệu tồn kho đầu tháng; số lượng và giá trị vật liệu nhập kho trong tháng đã tập hợp được trên thẻ kho, sổ chi tiét vật tư, bảng nhập xuất tồn kho vật liệu kế toán sẽ xác định được đơn giá vật liệu xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền như sau:
Đơn giá bình quân
Giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng
Giá trị nguyên vật liệu nhập kho trong tháng
Số lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng
Số lượng nguyên vật liệu nhập kho trong tháng
=
+
+
Giá trị vật liệu xuất kho = Đơn giá bình quân x Số lượng vật liệu xuất kho
Số liệu cụ thể như sau:
ã Giá trị của bột PVC xuất kho trên phiếu xuất kho số 25 ngày 7/12/2000 theo phương pháp bình quân gia quyền là:
48.876.100 +
129.271.000
5.371 + 13.900
X 450 = 5.084.343 đ
Trong đó đơn giá bình quân của bột PVC là: ~ 9.244đ/kg
Theo phương pháp cũ (nhập trước xuất trước) là: 5.005.000 đ với đơn giá cũ là 9.100đ/kg.
ã Giá trị của dầu hoá dẻo DOP trrên phiếu xuất kho số 25/12 ngày 7/12/2000 theo phương pháp bình quân gia quyền là:
24.735.000 + 30.450.000
2.550 + 2.900
X 300 = 3.037.500 đ
Trong đó đơn giá bình quân của dầu hoá dẻo DOP là: ~ 10.125 đ/kg.
Theo phương pháp cũ (nhập trước xuất trước) thì trị giá xuất kho là: 2.910.000đ với đơn giá cũ là: 9.700đ/kg.
Tương tự như vậy, kế toán cũng tính được giá trị xuất kho của các loại vật tư khác theo phương pháp bình quân gia quyền.
4. Đối với sản phẩm làm dở:
Theo em tuy giá trị SPDD trên dây truyễn của công ty là không lớn và không phải thường xuyên phát sinh nhưng để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của chế độ kế toán, nhiệm vụ của công tác kế toán và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm sau này, kế toán nên căn cứ vào biên bản hoặc tờ khai kiểm kê SPDD của các phân xưởng lập nên hàng tháng để tiến hành xác định, đánh giá giá trị của SPDD cuối kỳ.
ở công ty Nhựa Hà nội chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm do đó theo em công ty có thể áp dụng đánh giá SPDD cuối kỳ theo tiêu thưcs chi phí nguyên vật liệu định mức theo sản lượng thực tế.
Và sau khi xác định được giá trị SPDD cuối tháng kế toán sẽ tính được giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong tháng theo công thức sau:
Giá thành thực tế của SPHT trong tháng
Giá trị SPDD
đầu tháng
CPSX thực tế phát sinh trong tháng
Giá trị SPDD cuối tháng
=
+
-
Và xác định được giá thành đơnvị sản phẩm theo công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng giá thành thực tế
Sản lượng sản phẩm hoàn thành
=
Cụ thể kế toán tính toán như sau: Ví dụ căn cứ vào biên bản kiểm kê SPDD cuối tháng của phân xưởng công nghệ 1 tháng 12/2000.
Công ty Nhựa Hà nội Biên bản kiểm kê SPDD
Đơn vị: PXCN1 Tháng 12/2000
Sô
TRÙC TIếP
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Số
Lượng
Đơn giá
Thành tiền
Quản đốc phân xưởng ký
1
2
3
4
Dép HT-38
Dép HT-39
Cốc NT 1
Cốc NT 2
Tổng
đôi
đôi
chiếc
chiếc
126
83
116
75
4130
4085
1786
1779
516.978
339.005
207.176
133.425
1.196.425
Như vậy, căn cứ vào biên bản kiểm kê SPDD cuối tháng cụ thể là cột số lượng và cột đơn giá kế toán tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng là bao nhiêu.
Trong đó, cột đơn giá kế toán sẽ tính như sau: Trước hết kế toán lấy số lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với dịnh mức vật tư của từng loại sản phẩm đó. Cộng tất cả lại sẽ được tổng giá trị vật tư định mức của tất cả các sản phẩm sản xuất trong tháng theo sản lượng thực tế.
VD:
+ Giá trị vật tư định mức theo sản lượng thực tế của dép HT-38 là:
12.288 x 4220 = 51.885.360
+ Giá trị vật tư định mức theo sản lượng thực tế của dép HT-40 là:
8.326 x 5.250 = 43.900.500
+ Giá trị vật tư định mức theo sản lượng thực tế của Cốc NT 1là:
15.324 x 1.837 = 28.150.188
+ .....................................................................................................
Tổng = 363.202.026
Sau đó kế toán lấy giá trị vật tư thực tế phát sinh trong tháng của phân xưởng đó chia cho tổng giá trị vật tư điện nước theo sản lượng thực tế của phân xưởng đó ta được một tỷ lệ gọi là tỷ lệ tính giá thành.
Ví dụ: Trị giá vật liệu thực tế phát sinh ở PXCN 1 kế toán tập hợp được từ bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ là: 353.145.580
353.145.580
363.202.026
ằ 0,97231
Ta lấy tỷ lệ này nhân ngược lại với yếu tố vật tư định mức theo sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm thì được giá trị vật tư thực tế phát sinh trong tháng của từng loại sản phẩm.
Ví dụ:
+ Giá trị vật tư thực tế phát sinh trong tháng của dép HT-38 là:
0,97231 x 51.855.360 = 50.419.485
+ Giá trị vật tư thực tế phát sinh trong tháng của dép HT-40 là:
0,97231 x 43.900.500 = 42.684.895
+ Giá trị vật tư thực tế phát sinh trong tháng của Cốc NT 1 là:
0,97231 x 28.150.188 = 27.370.709
+ .................................................................................................
Đơn giá của SPDD cuối kỳ sẽ tính được bằng cách lấy giá trị vật tư thực tế phát sinh của từng loại sản phẩm vừa tính được này chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng.
Ví dụ:
50.419.485
12.288
= 4.103
+ Đơn giá của sản phẩm dép HT-38 dở dang cuối tháng là:
+ Đơn giá của sản phẩm dép HT-39 dở dang cuối tháng là:
42.978.943
10.522
= 4.085
+ Đơn giá của sản phẩm Cốc NT 1 dở dang cuối tháng là:
27.370.709
15.324
= 1.786
30.533.256
17.160
= 1.779
+ Đơn giá của sản phẩm Cốc NT 2 dở dang cuối tháng là:
Với cách tính tương tự kế toán sẽ tính được giá trị SPDD cuối tháng của các sản phẩm ở các phân xưởng khác (nếu có).
Ưu điểm của cách đánh giá SPDD này là giá trị SPDD cuối kỳ được đánh giá một cách chính xác hơn, sát với thực tế hơn so với cách đánh giá theo yếu tố vật tư định mức không nhân với sản lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng. Sau khi đánh giá được giá trị SPDD cuối tháng ta xác định được tổng giá thành thực tế của sản phẩm này như sau.
Z thực tế sản phẩm Dép
HT-38
Giá trị SPDD
đầu tháng của
Dép HT-38
CPSX thực tế phát sinh trong tháng của dép HT-38
Giá trị SPDD
cuốitháng của
Dép HT-38
=
-
+
Z đơn vị của dép HT-38
Tổng Z thực tế của Dép HT=38
Sản lượng thực tế của Dép HT-38
=
Các sản phẩm khác kế toán cũng tính được tổng giá thành thực tế và giá thành đơn vị theo công thức như vậy.
5. Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán:
Theo em, để có thể tổng hợp và theo dõi một cách tổng quát các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng ở doanh nghiệp tạo điều kiện thận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm sau này kế toán nên sử dụng một hệ thống sổ kế toán có thể tổng hợp và theo dõi một cách tổng quát các chi phí trong kỳ như:
- Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng dùng cho các TK 154, 631, 632, 622, 627...
- Nhật ký chứng từ số 7:
+ Phần I: Tập hợp CPSXKD toàn doanh nghiệp.
+ Phần II: Chi phí SXKD tính theo yếu tố.
+ Phần III: Số liệu chi tiết phần “luân chuyển nội bộ không tính vào CPSXKD” (Xem bảng NKCT số 7)
6. Đối vơí phương pháp lập bảng tính giá thành sản phẩm ở công ty:
Để phù hợp và dễ dàng trong việc tập hợp và theo dõi CPSXKD và tính giá thành sản phẩm trong tháng và để giảm bớt khối lượng công viêc tính toán. Theo em, kế toán nên lập bảng tính giá thành theo khoản mục.
Theo em phương pháp này kế toán sẽ lập bảng tính giá thành theo khoản mục cho từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng. Trong đó các khoản mục chi phí sản xuất là:
+ Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Koản mục chi phí nhân công trực tiếp
+ Khoản nục chi phí sản xuất chung
Trong đó khoản mục chi phí sản xuất chung bao gòm:
ã Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất
ã Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất
ã Chi phí nhân viên phân xưởng
ã Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện tiền nước dùng cho sản xuất
ã Chi phí khác bằng tiền
Cũng với phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ kế toán sẽ lập được bảng giá thành định mức theo sản lượng thực tế và theo từng khoản mục chi phí như sau:
Ví dụ:
Đối với dép HT-38:
+ Khoản mục CPNVLTT = 51.855.360
+ Khoản mục CPNCTT = 2.113.536
+ Khoản mục CPSXC = 2.912.256 + 737280 + 614.400 + 614.400
= 4.878.336
Tương tự như cách tính đối với sản phẩm dép HT-38 kế toán sẽ tính được CPSXKD của các sản phẩm khác theo từng khoản mục chi phí. Chẳng hạn như:
Đối với dép HT-39:
+ Khoản mục CPNVLTT = 44.202.922
+ Khoản mục CPNCTT = 2.041.268
+ Khoản mục CPSXC = 5.681.880
Đối với dép HT-40:
+ Khoản mục CPNVLTT = 43.900.500
+ Khoả mục CPNCTT = 1.630.590
+ Khoản mục CPSXC = 4.206.086
..............................................................................
Với phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ ở trên kế toán lập được bảng chi phí thực tế phát sinh trong tháng. Và từ đó kt sẽ lập bảng tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm theo khoản mục, mỗi sản phẩm là một bảng tính giá thành. (Xem bảng tính giá thành sản phẩm ở dưới)
Với cách tính như trên, kế toán sẽ tính toán và xác định được giá thành và giá thành đơn vị của những sản phẩm coàn lại. Như vậy căn cứ vào các bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm sản xuất ra trong tháng và giá trị định mức của các sản phẩm kế toán có thể tiến hành phân tích giá thành và các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, tìm ra các nguyên nhân để từ đó đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạn giá thành sản phẩm một cách kịp thời và có hiệu quả
Bảng tính giá thành sản phẩm
Tháng 12/2000
Phân phân xưởng CN 1
Sản phẩm: Dép HT-38
Sản lượng thực tế: 12.288 đôi
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục chi phí
Giá trị SPDD đ.kỳ
CPSX thực tế phát sinh trong kỳ
Giá trị SPDD cuối kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
_
_
_
50.419.458
2.133.656
4.931.412
516.978
_
_
49.902.507
2.133.656
4.931.412
4061
173
401
Tổng cộng
-
101.867.553
516.987
56.967.575
4.635
Kết luận
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại công ty Nhựa Hà nội em đã nhận thức được rằng thời gian thực tập tìm hiểu thực tế cũng là một giai đoạn hết sức quan trọng nhất là đối với sinh viên chuẩn bị ra trường. Đây là thời gian để sinh viên vận dụng, thử nghiệm những kiến thức đã được học tập trong nhà trường và công tác thực tế, mặt khác còn tạo điều kiện để sinh viên hiểu đúng hơn, sâu hơn những kiến thức mình đã có, bổ sung những kiến thức mà chỉ có qua công tác thực tế mới có được.
Vì vậy, trong quá trình thực tập em đã có cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi thêm về lý luận cũng như thực tế. Được sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo và các cô các chị trong công ty đặc biệt là ở phòng kế toán em đã hoàn thành bài chuyên đề của mình.
Trong bài chuyên đề này em cũng xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng để công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Tuy vậy, do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong bài chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định, em rất mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo, của các cô các chị để em ngày càng tiến bộ hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo của thầy Vương Văn Quang, của các cô các chị phòng kế toán công ty Nhựa Hà nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.
Mục lục
Phần I: Những vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất(tr 4)
I.1. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (tr 4)
I.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất (tr 4)
I.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm (tr 5)
I.2. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (tr 6)
I.2.1. Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất (tr 6)
I.2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất (tr 7)
I.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm (tr 11)
I.3.1. Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất (tr 11)
I.3.2. Kiểm kê, đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ (tr 12)
I.3.3. Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất (tr 13)
I.4. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất (tr 14)
Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa Hà nội (tr 16)
II.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán ở công ty Nhựa Hà nội(tr 16)
II.1.1. Đặc điểm chung của cộng ty Nhựa (tr 16)
II.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Nhựa (tr 20)
II.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 23)
II.2.1. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (tr 23)
II.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Nhựa(tr 25)
II.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ở công ty Nhựa (tr 39)
II.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa(tr 41)
Phần III. Một số nhận xét, đánh gía về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 45)
III.1. Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm(tr 45)
III.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 46)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0641.doc