Đề tài Tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary

Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế của chúng ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá do Đảng lãnh đạo đã mở ra nhiều cơ hội cho các công ty tìm chỗ đứng trên thị trường nhưng các công ty cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường chưa hoàn thiện và những khó khăn, cản trở khác trong sản xuất, quản lý thường xuyên sẽ xuất hiện. Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường là hàng loạt các công ty của nước ngoài vào làm ăn, trong đó có những tập đoàn kinh tế khổng lồ với những tiềm năng về vốn, công nghệ, kinh nghiệm đã gây không ít khó khăn cho các công ty trong nước trong đó có Công ty. Cùng với đó là sự mất cân đối, không đồng bộ về thiết bị dẫn tới việc giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong những năm qua, Công ty đã đầu tư với giá trị lớn các thiết bị sản xuất, công nghệ mới để tăng năng lực sản xuất, kinh doanh nhờ đó mà sản lượng hàng năm đã được tăng lên đáng kể và đã xuất khẩu được đi nhiêu quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, việc hạch toán nói chung và vận dụng vào tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nói riêng cũng được đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt và việc ban hành và áp dụng Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 với nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã dần đáp ứng được yêu cầu quản lý.

doc43 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p hoạt động tài chính ( Lãi bán trả chậm) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi: Doanh thu bán hàng (tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm). Nợ TK 627, 641, 642 : Chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ. Thuế GTGT phải nộp Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Sản phẩm hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT, chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay dùng cho mục đích khác (khen thưởng, hoạt động sự nghiệp …) thì số thuế GTGT phải nộp tính vào chi chí SXKD hay trừ vào nguồn king phí, kế toán ghi: Nợ TK 641, 642 : Chi phí (+) thuế GTGT Nợ TK 431 : Quỹ khen thưởng, phúc lợi Nợ TK 161 : Chi sự nghiệp … Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 152 : Doanh thu nội bộ Trả lương cho công nhân bằng sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 512 : Doanh thu nội bộ Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, bất thường (thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập chưa có thuế GTGT), kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 … : Tổng giá thanh toán Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 711 : Thu nhập hoạt động tài chính Có TK 721 : Các khoản thu nhập bất thường Kế toán thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT được miễn giảm, hoàn thuế GTGT và quyết toán thuế GTGT. Cuối kỳ trên cơ sở số thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ, kế toán tính toán, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. Số thuế GTGT phải nộp được xác định: Thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào phải nộp = đầu ra - được khấu trừ Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ kế toán sau hay được hoàn thuế theo quy định. Khi phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra, kế toán ghi: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, kế toán ghi: Nợ TK 3331 Có TK 111, 112 Số thuế GTGT đầu vào được hoàn, kế toán phản ánh, theo dõi trên sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (mẫu số 02-DN). Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 133 Trường hợp cơ sở kinh doanh được giảm thuế GTGT phải nộp theo quy định của luật thuế GTGT thì số thuế GTGT được giảm hạch toán vào thu nhập bất thường trong kỳ. Thuế GTGT được giảm sẽ phản ánh, theo dõi trên sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (mẫu số 03-DN). Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 721 : Các khoản thu nhập bất thường Số thuế GTGT được giảm, NSNN trả lại bằng tiền, khi nhận được tiền, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 721 g. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán thuế GTGT. Khi thực hiện luật thuế GTGT, chế độ sổ sách kế toán áp dụng cho các cơ sở kinh doanh được thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bổ sung thêm 2 mẫu sổ: Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (mẫu số 02- DN): dùng ghi chép, phản ánh số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại ở cuối kỳ kế toán. Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (mẫu số 03- DN): dùng ghi chép, phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm ở cuối kỳ báo cáo. Tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng tại cơ sở kinh doanh, các sổ kế toán theo dõi, phản ánh TK 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ” và TK 3331 – “Thuế GTGT phải nộp” được quy định như sau: Đối với hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, TK 133 và TK 3331 được theo dõi, phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 10. Đối với hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái thì Nhật ký sổ cái được mở thêm các cột để phản ánh TK 133 (chi tiết TK 1331, TK 1332) và TK 3331. Đối với hình thức kế toán Nhật ký chung và hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì TK 133 và TK 3331 được theo dõi trên Sổ cái mở cho từng TK. Cuối mỗi tháng, đồng thời với quá trình ghi sổ kế toán, kế toán phải nộp: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra. Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ (nếu có) Bảng kê thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất (nếu có). Hàng tháng cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán, số liệu tổng hợp các Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra, Bảng kê hoá đơn chứng từ dịch vụ mua vào, các chứng từ nộp thuế GTGT, chứng từ được hoàn trả, giảm thuế GTGT lập tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT) nộp cho cục thuế. Hàng kỳ cơ sở kinh doanh thực hiện quyết toán thuế GTGT với cơ quan thuế, kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán thuế. Cơ sở kinh doanh lập bản quyết toán thuế GTGT (mẫu số 10/GTGT) nộp cho Cục thuế. Lập tờ khai thuế GTGT – Lập quyết toán thuế GTGT (vào cuối kỳ). 1.2.2 Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và doanh nghiệp không nộp thuế GTGT. a. Nguyên tắc . Giá vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua vào là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT đầu vào). . Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế). Với thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập. . Phương pháp hạch toán. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh giá vốn thực tế là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT), tế toán ghi: Nợ TK liên quan (152, 153, 156, 211, 241…) Có TK 111, 113, 331 … Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, hoạt động sự nghiệp … được trang trải bằng nguồn kinh phí khác, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211 Có TK 3331 (33312) : Thuế GTGT phải nộp Có TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu. Có TK 111, 112, 331 Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu. Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp. Có TK 111, 112 Khi bán hàng hoá, dịch vụ kế toán phản ánh doanh thu là tổng giá thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511, 512 Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, bất thường, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 711, 721 Cuối kỳ kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. . Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD, kế toán ghi: Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp. . Thuế GTGT phải nộp cho hoạt động khác, kế toán ghi: Nợ TK 811, 821 Có TK 3331 . Nộp thuế GTGT vào NSNN, kế toán ghi: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112 Khi được giảm thuế GTGT, kế toán ghi như trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được giảm thuế. Sơ đồ số 1: HẠCH TOÁN TỔNG HỢP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ 111,112 152,156, 331 211, 627… 511, 512 112, 131 Mua vật tư, hàng hoá Doanh thu 133 3331 Thuế GTGT được khấu trừ Thuế GTGT phải nộp Thuế Thuế GTGT Số thuế GTGT khấu trừ trong kỳ GTGT được khấu đầu ra trừ 111, 112 phải nộp Thuế GTGT được Nộp thuế GTGT hoàn lại bằng tiền cho Ngân sách 721 Thuế GTGT được miễn giảm bằng tiền Thuế GTGT được miễn giảm trừ vào số thuế phải nộp Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY 2.1 Khái quát chung về Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary . Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary (VIHEM) tiền thân là nhà máy động cơ điện Việt – Hung được ra đời trên cơ sở Nghị định thư trao đổi giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa nhân dân Hungary ngày 27/12/1965. Theo Nghị định thư này, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Hungary viện trợ, giúp Việt Nam xây dựng một nhà máy chế tạo động cơ điện và trang bị dây chuyền thiết bị, công nghệ hoàn chỉnh chế tạo động cơ điện có công suất từ 0,75 kW đến 40 kW ; tốc độ 1.500 vg/ph; sản lượng 15.000 chiếc/ năm. Sau 13 năm triển khai, xây dựng, tháng 11/1978, Công ty đã chế tạo thử thành công động cơ 33 kW – 1.000 vg/ph. Ngày 4/12/1978, bộ trưởng Bọ cơ khí Luyện kim lý quyết định thành lập nhà máy lấy tên là Nhà máy động cơ điện Việt – Hung. Là một doanh nghiệp Nhà nước, với nhiệm vụ chính là thiết kế, chế tạo các loại động cơ cung cấp cho các thành phần kinh tế quốc dân , phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và xuất khẩu. Ngay từ những năm đầu khi mới thành lập, trong khi đất nước đang khắc phục những hậu quả sau chiến tranh, lại phải huy động sức người, sức của chống lại cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu đất nước. nền kinh tế yêu cầu rất cao đố với các xí nghiệp trong việc sản xuất ra nhiều của cải vật chất. Trong khi đó , việc tổ chức sản xuất của Công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhưng công ty đã vượt qua những khó khăn đó để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Trong cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp đã tìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Công ty VIHEM gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Nguyên vật liệu đầu vào thiếu. Nhưng cùng với sự quyết tâm, cố gắng của lãnh đạo và tập thể CBCNV, Công ty đã đưa ra nhiều phương án, kế hoạch để duy trì và phát triển sản xuất, ổn định việc làm cho CBCNV. Bên cạnh đó, Công ty đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của nước bạn Hungary. Các đoàn chuyên gia Hungary tiếp tục được cử sang hướng dẫn chuyển giao công nghệ, hướng dẫn thiết kế, chế tạo và sản xuất động cơ điện, đồng thời Chính phủ Hungary cũng giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật tại Hungary. Bởi vậy, Công ty vẫn duy trì và phát triển được sản xuất, luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước giao, giá trị sản xuất công nghiệp năm sau cao hơn năm trước, đời sống của CBCNV không ngừng được cải thiện; sản phẩm cảu Công ty ngày càng chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trong nền kinh tế và niềm tin khách hàng. Bước sang thời kỳ đổi mới của đất nước, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn bởi xuất phát điểm quá thấp. Tuy nhiên, với một bản lĩnh tự chủ vốn có, lại sẵn trong tay hệ thống dây chuyền thiết bị chế tạo động cơ động cơ điện gần như khép kín, tiên tiến nhất Việt Nam do nước ngoài trang bị, lãnh đạo Công ty đã chọn được một con đường đi đúng đắn, name bắt được các quy luật của thị trường, phát huy nội lực, đổi mới phương thức lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao về chất mọi hoạt động của Công ty. Công ty không ngừng phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra Công ty cũng rất chú trọng trong công tác khai thác, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Tháng 3/2000, Công ty thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và tháng 5/2001, Công ty tiếp tục thành lập chi nhánh Công ty tại thành phố Đà Nẵng. Việc thành lập hai chi nhánh này đã phát huy được hiệu quả to lớn trong việc thực hiện chiến lược mở rộng thị trường của công ty. Sản phẩm đã trực tiếp đén được tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng một cách tôt nhất, đồng thời giúp công ty có điều kiện gần gũi khách hàng ở khu vực miền Trung và miền Nam, tiếp cận những thông tin phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm để từ đó có biện pháp phù hợp đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng và phát triển thị trường. Hiện nay, Công ty là doanh nghiệp duy nhất chế tạo máy điện quay ở Việt Nam có sản phẩm được Nhà nước cấp giấy chứng nhận hàng thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Bănglađet, Lào, Irắc, Cuba, Mianma, Philipin, Campuchia, Braxin, kể cả thị trường khó tính như Hoa Kỳ… Những năm qua VIHEM không ngừng phát triển với một tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là : giá trị SXCN tăng trên 19%/năm; thu nhập bình quân tăng trên 17%/năm, lợi nhuận tăng trên 41%/năm. 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và năng lực của Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary là một Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nắm giữ. Công ty có nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các loại động cơ điện xoay chiều phục vụ cho nhu cầu của toàn bộ ngành kinh tế quốc dân và xuất khẩu. Đồng thời công ty cung trực tiếp xuất nhập khẩu các thiết bị, máy móc, vật tư kỹ thuật chuyên ngành cơ khí – điện. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết kế, công nghệ ban đầu do Chính phủ Hungary viện trợ với trang thiết bị đồng bộ chuyên chế tạo các loại động cơ điện xoay chiều, là nhà máy duy nhất của Việt Nam được nước ngoài chuyển giao công nghệ hoàn thiện trong lĩnh vực sản xuất máy điện quay. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tọa máy điện quay lớn nhất Việt Nam hiện nay, sau 25 năm phấn đấu trưởng thành, tới nay, Công ty đã thiết kế, chế tạo được các loại động cơ điện xoay chiều có công suất từ 0,125 kW đến 2.500 kW; tốc độ quay từ 250 vòng/ phút đến 3000 vòng/ phút; điện áp 110V, 220V, 380V, 3.300V, 6.000V, 10.000V; tần số 50 Hz, 60Hz và các loại động cơ đặc chủng ( theo đặt hàng) dùng trong khai thác hầm lò, băng tải, dệt may, động cơ phanh từ, động cơ gắn liền hộp số … Năm 2003, Công ty đã sản xuất, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hơn 40.000 động cơ điện các loại. Sản phẩm của công ty có mặt hầu hết trong các ngành kinh tế quốc dân và có mặt ở nhiều nước trên thếù giới như Băngladet, Lào, Irắc, Cuba, Myanma, Philipin, Mỹ, Campuchia, Braxin…. Trong đó, Công ty vừa xuất khẩu trực tiép, xuất khẩu gián tiếp thông qua thiết bị của ngành chế tạo máy xuất khẩu. Ở trong nước, Công ty cung cấp sản phẩm của mình tới tất cả các ngành: Công nghiệp xây dựng, Khai thác mỏ, Sản xuất xi măng, Thép, Giấy – bột giấy, Sản xuất vật liệu xây dựng, Chế biến nông lâm hải sản, Công nghiệp phục vụ nông nghiệp (như thủy lợi, mía đường, chè và nuôi trồng thủy sản …), Công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Côngty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. Sơ đồ số 2: Giám đốc công ty Phó Giám đốc Kỹ thuật - SX Phó Giám đốc Kinh doanh Xưởng điện Xưởng cơ khí Phòng Tài Chính Phòng TCHC Và LĐ CN Miền Trung CN Miền Nam Phòng Kinh Doanh Phòng Kỹ thuật Phòng Thiết bị Phòng Quản lý CL 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, có quyền điều hành cao nhất. Phó giám đốc kỹ thuật – sản xuất: chịu trách nhiệm về sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty. Phó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm về việc kinh doanh, phát triển của công ty. Phòng Tài chính : thực hiện chức năng kế toán tài chính của công ty, tập hợp chi phí, hạch toán kết quả kinh doanh thực hiện thanh toán, quyết toán, định kỳ lập báo cáo kết quả kinh doanh tài chính. Phòng Tổ chức hành chính và lao động: có nhiệm vụ tổ chức lao động, tiền lương, giải quyết các vấn đề tiền nong, tiền thưởng, chính sách với người lao động, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, lễ tân đối ngoại, làm đầu mối thông tin phục vụ cho việc kinh doanh. Phòng Kinh doanh: Thực hiện chức năng kinh doanh, tiến hành hợp tác liên doanh, mở rộng doanh thu. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Sơ đồ số 3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty: Trưởng phòng Tài chính Phó phòng Tài chính Thủ quỹ Kế toán vật tư hàng hóa , chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán Thống kê Kế toán Tổng hợp Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng): Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước, của ngành về công tác kế toán. Tham gia ký, kiểm tra thực hiện các hợp đồng kinh tể, tổ chức và phân tích hoạt động tài chính của công ty. Phó phòng kế toán: Giúp và thay thê kế toán trưởng giải quyết các công việc liên quan đến phòng kế toán khi kế toán trưởng đi vắng. Kế toán tổng hợp: Trực tiếp hướng dẫn các kế toán viên giải quyết và xử lý các thông tin về kế toán và cuối kỳ căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê cụ thể các phần hành kế toán lập kế toán tổng hợp lên các sổ cái các tài khoản, lập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán. Kế toán thống kê: Cuối tháng dựa vào các chứng từ nhập – xuất để tổng hợp mua bán trong tháng cảu toàn công ty bao gồm tổng hợp việc mua bán hàng nội địa và kinh doanh xuất nhâp khẩu, báo cáo số liệu lên các cơ quan chức năng. Kế toán thanh toán: Theo dõi tất cả các nghiệp vụ liên quan tới thu - chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các hợp đồng vay ngân hàng, các nghiệp vụ thanh toán với hải quan, thanh toán với cơ quan thuế và thanh toán ngân sách. Kế toán TSCĐ: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về TSCĐ, theo dõi các khoản khấu hao và thanh lý TSCĐ. Kế toán vật tư hàng hóa, chi phí và tính giá thành sản phẩm: theo dõi về tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng hóa, các khoản chi phí trong Công ty (cả chi phí trực tiếp và gián tiếp), tính giá thành sản phẩm. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý các loại tiền mặt, nhập xuất quỹ có đủ mặt phiếu thu, phiếu chi do kế toán lập, có đầy đủ chữ ký của người lập chứng từ, người nhận, người giao, kế toán trưởng. Rêng phiếu chi phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị. 2.1.4.2. Công tác áp dụng chế độ kế toán tại Công ty. 2.1.4.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Việt Nam đồng. Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chứng từ Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo chế độ kế toán hiện hành. Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo Quyết định 166/1999/QĐ- BTC ngày 30/12/1999. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá gốc Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp bình quân gia quyền. Phuơng pháp hạch toán hàng tồn kho cuối kỳ: Kê khai thường xuyên 2.1.4.2.2. Công tác tổ chức sổ kế toán tại công ty: Hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Ngoài những Báo cáo tài chính bắt buộc phải lập theo quy định, Công ty còn sử dụng một số báo cáo phục vụ cho công tác quản trị nội bộ như: Báo cáo theo dõi tinh hình quản lý công nợ, Báo cáo lao động tiền long, Báo cáo hàng hóa tồn kho, Báo cáo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( Báo cáo của các chi nhánh). Sơ đồ số 4: Sơ đồ trình tự sổ kế toán tại Công ty theo hình thức Nhật ký chứng từ Sổ quỹ Bảng kê Chứng từ gốc và bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ và các thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng biểu kế toán Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 2.1.4.2.3. Danh mục chứng từ kế toán đơn vị sử dụng STT Tên chứng từ A Tiền tệ 1 Phiếu thu 2 Phiếu chi 3 Giấy đề nghị tạm ứng 4 Giấy thanh toán tạm ứng 5 Ủy nhiệm chi 6 Ủy nhiệm thu 7 Séc tiền mặt 8 Séc chuyển khoản 9 Bảng kê thanh toán B Hàng tồn kho 1 Phiếu nhập kho 2 Phiếu xuất kho 3 Biên bản kiểm nghiệm 4 Thẻ kho C Lao động tiền lương 1 Bảng chấm công 2 Bảng thanh toán tiền lương 3 Bảng thanh toán hưởng BHXH 4 Bảng thanh toán tiền thưởng D Bán hàng 1 Hóa đơn GTGT 2 Biên bản giao nhận hàng E Tài sản cố định 1 Biên bản giao nhận TSCĐ 2 Biên bản thanh lý TSCĐ 3 Biên bản đánh giá lại tài sản 4 Biên bản kiểm kê TSCĐ 5 Thẻ TSCĐ 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. 2.2.1. Tổ chức công tác thuế GTGT tại Công ty. Tổ chức quy trình ghi sổ kế toán thuế GTGT theo hình thức Nhật ký chứng từ tại công ty đươc khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ số 5: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ – CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY Chứng từ gốc (Hoá đơn GTGT) Nhật ký- Chứng từ số 10 (mở cho TK 333) Nhật ký TK111, 112… Tờ kê chi tiết, Bảng kê HĐ, CT mua vào, bán ra… Sổ Cái TK 133, 333. Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào, đầu ra Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, quý Quan hệ đối chiếu Do đặc điểm kế toán của Công ty, chuyển từ hình thức kế toán Nhật ký chung sang hình thức Nhật ký – Chứng từ nên việc áp dụng sổ sách cho hình thức mới này chưa được đầy đủ: Công ty không mở Nhật ký – Chứng từ cho TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, bên cạnh đó kết cấu sổ cũng có sự pha trộn của hình thức Nhật ký chung. Quy trình ghi sổ cụ thể như sau: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các hoá đơn GTGT ghi vào các bảng kê hoá đơn, chứng từ mua vào, bán ra. Cuối tháng cộng các số liệu trên các bảng kê (dùng theo dõi thuế GTGT) kế toán lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào, đầu ra; sau đó lập Tờ khai thuế GTGT trong tháng. Cuối quý, cộng số liệu trên các tờ kê chi tiết… ghi vào Nhật ký – chứng từ số 10, trên các sổ Nhật ký quỹ vào Sổ Cái TK 133, 333. 2.2.2. Hạch toán thuế GTGT 2.2.2.1. Chứng từ hạch toán thuế GTGT. Theo Luật thuế GTGT được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/1999 thay thế cho luật thuế doanh thu, khắc phục được sự đánh thuế chồng chéo. Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ nghiệp vụ cao hơn để có thể thực hiện một cách đầy đủ các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Công ty VIHEM là một trong những doanh nghiệp đã nhanh chóng áp dụng Luật thuế GTGT. Hệ thống chứng từ được công ty sử dụng bao gồm: Hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào và bán ra, giấy thông báo thuế, biên lai nộp thuế … 2.2.2.2. Hạch toán chi tiết. Tại bộ phận kế toán cũng như các bộ phận khác của Công ty, hàng ngày khi có các nghiệp vụ phát sinh kế toán và các cán bộ chịu trách nhiệm căn cứ vào hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc bán ra vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ, mua vào hoặc bán ra của bộ phận mình. Cuối tháng tính ra tổng số thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra cho số hàng hoá mua vào hoặc bán ra và gửi toàn bộ các bảng kê này về phòng Tài chính của Công ty cùng các chứng từ gốc liên quan. Cụ thể, tại phòng Tài chính của Công ty, các bảng kê tổng hợp hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc bán ra được mở chi tiết cho từng tài khoản tuỳ thuộc vào hình thức thanh toán: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay theo phương thức trả chậm. Chẳng hạn, các nghiệp vụ mua vào haợc bán ra phát sinh thanh toán hoặc được thanh toán bằng tiền mặt thì kế toán sẽ vào bảng kê tổng hợp mở cho TK 111. Ví dụ: Ngày 4/11/ 2003 Mua một lô hàng hoá của Công ty XNK D1 và đầu tư XD Hà Nam có hoá đơn GTGT số 42396 ngày 4/11/2003 và được thanh toán bằng tiền mặt qua phiếu chi số 3780. Căn cứ vào phiếu chi và hoá đơn GTGT, kế toán phản ánh nghiệp vụ này vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào tháng 11/2003 mở cho TK 111 ( Biểu 1) như sau: Biểu 1: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, Mẫu số: 03/GTGT DỊCH VỤ MUA VÀO (Dùng cho cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng) Tháng 11 năm 2003 Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam- Hungary Địa chỉ: Km25 Đường Hà Nội- Thái Nguyên, Đông Anh, Hà Nội. Mã số thuế: 0100656568-1 Tài khoản: Tiền mặt. Ngày 3 tháng 12 năm 2003 Người lập biểu Kế toán trưởng Vì mỗi loại hàng hoá, dịch vụ mua vào có các mức thuế suất khác nhau nên cuối tháng sau khi tính ra tổng số thuế GTGT đầu vào của bộ phận mình, kế toán còn chi tiết thuế GTGT đầu vào cho từng mức thuế suất. Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào các bảng kê của từng bộ phận lập Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào, đầu ra trong tháng. Với Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào (đầu ra) lấy tổng số thuế GTGT đầu vào (đầu ra) và tổng giá mua chưa có thuế (doanh thu chưa có thuế) trên các bảng kê của từng bộ phận rồi đưa vào các cột tương ứng trong bảng kê tổng hợp, tương ứng với từng bộ phận. Đối với vật tư, hàng hoá nhập khẩu (thuộc diện chịu thuế GTGT) thì sau mỗi lần nhập khẩu, kế toán lập tờ khai thuế GTGT của hàng nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Căn cứ vào các chứng từ gốc của vật tư nhập khẩu (tờ khai thuế GTGT, giấy thông báo thuế …) kế toán vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá mua vào có hoá đơn mở cho TK 33312. Ví dụ: Ngày 17/10/2003 Công ty ký kết hợp đồng ngoại thong số 147,00 với hãng KRONE mua băng bảo an 3 điểm có lắp 10 bảo an 3 cực. Đến ngày 15/11/2003 nhận được vận đơn. Người chịu trách nhiệm mua lô hàng này đã lập tờ khai số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (số 5387) có ghi rõ số thuế GTGT hàng nhập khẩu, và trong ngày cũng nhận được thông báo thuế số 5220, kế toán căn cứ vào các chứng từ này vào Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào sau: Biểu 2: BẢNG KÊ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO CÓ HOÁ ĐƠN Tháng 11 năm 2003 Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam- Hungary Địa chỉ: Km25 Đường Hà Nội- Thái Nguyên, Đông Anh, Hà Nội. Mã số thuế: 0100656568-1 Tài khoản: 33312 Điều chỉnh giảm của tháng 10 do không có biên lai thuế: - 102.640 GTGT Thuế cảu hàng NK được khấu trừ tháng 11/2003 là: 706.160.963 Ngày 5 tháng 12 năm 2003 Người lập biểu Kế toán trưởng Và cuối tháng cũng được tổng hợp đưa vào Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào như biểu sau: Biểu 3: BẢNG KÊ TỔNG HỢP THUẾ GTGT ĐẦU VÀO Tháng 11 năm 2003 Ngày 10 tháng 12 năm 2003 Người lập biểu Kế toán trưởng Đối với các nghiệp vụ bán hàng phát sinh cũng được thực hiện ghi chép tương tự. Tại mỗi bộ phận, khi bán hàng đều phải lập hoá đơn GTGT và phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế suất, thuế GTGT và tổng số tiền mà nguời mua phải thanh toán. Ví dụ: Ngày 2/11 bán hàng cho khách hàng Tuấn: Giá bán chưa có thuế là : 7.616.000đ, Thuế suất 5% Thuế GTGT đầu ra là : 380.800đ Tổng số tiền người mua thanh toán là: 7.996.800đ Khách háng đã thanh toán bằng tiền mặt, kế toán thanh toán viết Phiếu thu số 20354. Căn cứ vào Phiếu thu số 20354 và hoá đơn GTGT, kế toán vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ, dịch vụ bán ra cho TK 111 như biểu sau: Biểu 4: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, Mẫu số: 02/GTGT DỊCH VỤ BÁN RA Tháng 11 năm 2003 Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam- Hungary Địa chỉ: Km25 Đường Hà Nội- Thái Nguyên, Đông Anh, Hà Nội. Mã số thuế: 0100656568-1 Tài khoản: 1111 Ngày 10 tháng 12 năm 2003 Người lập biểu Kế toán trưởng Cuối tháng tại các bộ phận tính ra tổng doanh thu trong tháng và số thuế GTGT đầu ra và chi tiết cho từng loại thuế suất. Sau đó nộp về phòng Tài chính của Công ty để kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra trong tháng. Căn cứ vào Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào và Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra, kế toán tổng hợp lập Tờ khai thuế GTGT theo mẫu quy định. Vì Công ty có nhiều loại hàng hoá có nhiều mức thuế suất khác nhau nên số thuế GTGT phải nộp được kê khai của từng loại hàng hoá theo mức thuế suất tương ứng. Và gửi kèm theo Tờ khai là các bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào, đầu ra của tháng đó. Kế toán thường lập tờ khai vào ngày 10 của tháng tiếp theo của kỳ tính thuế. Như biểu sau: Biểu 5: TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Tháng 11 năm 2003 (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam- Hungary Địa chỉ: Km25 Đường Hà Nội- Thái Nguyên, Đông Anh, Hà Nội. Mã số thuế: 0100656568-1 Đơn vị : Đồng VN Số tiền thuế phải nộp (ghi bằng chữ): Hai trăm bốn mươi hai triệu hai trăm hai mươi chín ngàn tám trăm mười bày đồng. Xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo Pháp luật. Ngày 10 tháng 12 năm 2003 Người lập biểu Kế toán trưởng 2.2.2.3. Hạch toán tổng hợp. Cuối mỗi quý kế toán tổng hợp tiến hành ghi chép vào sổ tổng hợp. Kế toán cộng tổng số thuế GTGT đầu vào trên các bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào của 3 tháng trong quý được mở cho các tài khoản 111, 112, 33312 … Đồng thời cộng tất cả số phát sinh Có TK 111, 112, 141, 331, 3312, 311 đối ứng với Nợ TK 133 trên các sổ Nhật ký để ghi vào sổ Cái TK 1333 ở cột PS Nợ như biểu sau: Biểu 6: SỔ CÁI TK 133: THUẾ GTGT ĐẦU VÀO ĐƯỢC KHẤU TRỪ Quý 4 năm 2003 NT Diễn giải TK PS Nợ PS Có Số dư 1/10 Số dư đầu kỳ 0 GTGT đầu vào 111 119.564.395 GTGT đầu vào 112 98.956.094 GTGT đầu vào 141 65.594.555 GTGT đầu vào 311 40.755.700 GTGT đầu vào 331 496.051.914 GTGT hàng NK 33312 2.650.474.262 Đ/c GTGT đầu vào 632 3.425.196 Khấu trừ GTGT Q4/03 333 3.352.101.755 Đ/c giảm GTGT đầu vào ’02 bbkt thuế 421 7.022.970 Đ/c GTGT đầu vào 141 1.000 Cộng PS Q4/03 3.471.396.920 3.362.550.921 31/12 Số dư cuối kỳ 108.845.999 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ được ghi vào Nhật ký – chứng từ số 10. Phần ghi Nợ TK 333 ghi có TK 133 dong thuế GTGT. Số thuế GTGT phải nộp căn cứ vào các bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra của quý được ghi vào Nhật ký- chứng từ số 10 phần ghi Có TK 333 ghi Nợ các TK liên quan; số thuế GTGT đã nộp căn cứ vào tổng số phát sinh Có trên các Nhật ký quỹ đối ứng với TK 333 ghi vào Nhật ký- chứng từ số 10 phần ghi Nợ TK333, ghi Có các TK liên quan. Sau đó tính ra tổng số phát sinh Có, tổng số phát sinh Nợ TK333 ghi vào sổ Cái TK 333 cột PS tương ứng (Biểu 7). Biểu 7: SỔ CÁI TK 333 QUÝ 4 NĂM 2003 Ngày Diễn giải TK PS Nợ PS Có Số dư 1/10 Số dư đầu kỳ 1.104.052.559 Thuế NK và GTGT hàng NK 111 8.697.000 Nộp ngân sách 112 4.778.977.695 Nộp ngân sách 311 926.487.299 Khấu trừ thuế GTGT quý 4/2003 133 3.352.101.755 Đ/c thuế NK Quý 4 621 668.182.520 Thuế GTGT đầu ra 111 49.997.069 Thuế GTGT đầu ra 131 290.723.042 Thuế NK phải nộp 331 2.013.745.219 Thuế GTGT hàng NK 2.650.474.262 K/c thuế đất 642 181.000.000 GTGT đơn vị phụ thuộc 136 3.967.193.371 Thuế vốn quý 3,4/03 421 127.175.334 B/s GTGT bán phế liệu 821 9.852.093 Thuế TNDN Quý IV 421 1.653.313.394 Nộp thuế thay người bán ‘02- BBKT thuế 421 13.192.480 Bổ sung thuế TNDN ’02 – BBKT thuế 421 237.924.302 Tổng PS Quý 4/03 9.734.446.269 11.194.590.566 31/12 Số dư cuối kỳ 2.564.196.856 2.2.3. Thực trạng quản lý các khoản thanh toán thuế GTGT với NSNN tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước được biểu hiện qua việc doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình phải nộp thuế và các loại lệ phí cho Nhà nước theo Luật định. Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam- Hungary đã cố gắng tổ chức tốt Công tác quản lý thuế GTGT. Cụ thể là: Việc theo dõi số thuế GTGT phải nộp trong kỳ căn cứ vào tờ khai thuế hàng tháng. Công ty cũng sử dụng hệ thống báo cáo phản ánh tình hình thanh toán với NSNN : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để xác định cụ thể đối với từng khoản mục thuế trên các chỉ tiêu Số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và Số dư cuối kỳ. Công ty quản lý rất chặt chẽ, rõ ràng tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, số thuế đầu ra của hàng bán nội địa, số phải nộp trong kỳ được giải trình rất tỉ mỉ. Từ đó cung cấp cho ban lãnh đạo một cách khá nay đủ về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Biểu 8: Trích: Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 4 năm 2003. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. CHỈ TIÊU Số còn phải nộp đến cuối quý 3/ 2003 Số phải nộp quý 4/ 2003 Số đã nộp quý 4/ 2003 Số còn phải nộp đến cuối quý 4/ 2003 I. Thuế 1.124.936.034 12.552.364.452 11.113.103.630 2.564.196.856 1.Thuế GTGT 194.533.608 5.675.539.462 5.870.073.070 0 Thuế GTGT nội bộ 0 784.067.759 784.067.759 0 2. Thuế GTGT hàng NK 0 2.650.474.262 2.650.474.262 0 3. Thuế TTĐB 0 0 0 0 4. Thuế XNK 605.631.988 2.013.745.219 2.133.156.298 486.220.909 5. Thuế TNDN 330.167.438 1.891.237.695 278.400.000 1.943.005.133 6. Thu trên vốn -5.397.000 127.175.334 0 121.778.334 7. Thuế tài nguyên 0 0 0 0 8. Thuế nhà, đát 0 0 0 0 9. Tiền thuê đất 0 181.000.000 181.000.000 0 10. Các loại thuế khác 0 13.192.480 0 13.192.480 CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY. 3.1. Nhận xét chung. Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế của chúng ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá do Đảng lãnh đạo đã mở ra nhiều cơ hội cho các công ty tìm chỗ đứng trên thị trường nhưng các công ty cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường chưa hoàn thiện và những khó khăn, cản trở khác trong sản xuất, quản lý thường xuyên sẽ xuất hiện. Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường là hàng loạt các công ty của nước ngoài vào làm ăn, trong đó có những tập đoàn kinh tế khổng lồ với những tiềm năng về vốn, công nghệ, kinh nghiệm đã gây không ít khó khăn cho các công ty trong nước trong đó có Công ty. Cùng với đó là sự mất cân đối, không đồng bộ về thiết bị dẫn tới việc giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong những năm qua, Công ty đã đầu tư với giá trị lớn các thiết bị sản xuất, công nghệ mới để tăng năng lực sản xuất, kinh doanh nhờ đó mà sản lượng hàng năm đã được tăng lên đáng kể và đã xuất khẩu được đi nhiêu quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, việc hạch toán nói chung và vận dụng vào tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nói riêng cũng được đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt và việc ban hành và áp dụng Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 với nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã dần đáp ứng được yêu cầu quản lý. 3.2. Đánh giá chung về tổ chức kế toán thuế GTGT tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. 3.2.1. Ưu điểm: Phòng Tài chính của Công ty được hỗ trợ hợp lý, phân công công việc cụ thể, rõ ràng với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình và trung thực … đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán kế toán và quản lý kinh tế tài chính của Công ty. Phòng đã xây dựng được hệ thống sổ sách, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán, lưu trữ chứng từ kế toán một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán, tổ chức công tác kếâ toán rõ ràng, khoa học… áp dụng tin học vào công tác quản lý hạch toán với công nghệ cao, giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ kế toán, đáp ứng nay đủ các thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý của Công ty và các đối tượng liên quan khác. Từ năm 1999, Nhà nước có sự thay đổi về Luật thuế. Việc áp dụng Luật thuế GTGT đã dẫn tới việc thay đổi trong tính toán và kế toán số thuế phải nộp cho NSNN. Nhin chung công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty đã tuân theo đúng chế độ quy định: Chấp hành đúng nguyên tắc về doanh thu, thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường cũng như giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào chịu thuế GTGT khi kế toán thuế GTGT. Kế toán thuế GTGT đầu vào trên cơ sở hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ mà bên bán cung cấp theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành. Ghi chép và xuất hoá đơn GTGT theo đúng quy định khi bán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Công ty cho người sử dụng. Kế toán chính xác trung thực thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp, hoặc được hoàn lại. Hàng tháng lập Tờ khai thuế GTGT kèm theo Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo đúng mẫu, nội dung và nộp cho Cục thuế trong thời gian quy định. Những tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán và hạch toán thuế GTGT của Công ty vẫn còn có những tồn tại sau : Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Việc phân chia chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng kế toán có sự vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đó là việc kết hợp công việc của kế toán thanh toán với công việc của thủ quỹ cho một cán bộ kế toán. Việc vi phạm nguyên tắc, chế độ kế toán này có thể sẽ dẫn đến nhiều sai phạm trong công tác kế toán, tạo ra sự không khách quan, gây ra kẽ hở trong quản lý. Tổ chức luân chuyển chứng từ chưa hợp lý. Chứng từ được chuyển lên phòng Tài chính Công ty nhiều khi chưa kịp thời khiến cho công việc tập hợp và báo cáo thường chậm. Hạch toán sai một số nghiệp vụ thuế GTGT như: khi bán phế liệu, kế toán không hạch toán số thuế GTGT đầu ra của phần thu nhập từ bán phế liệu khiến cho việc tính thuế GTGT đầu ra không chính xác làm cho số thuế GTGT phải nộp giảm. Theo chế độ, thu nhập từ hoạt động bất thường là đối tượng chịu thuế GTGT đầu ra nhưng trên thực tế tịa Công ty chưa được kê khai và thanh toán với Ngân sách. Vận dụng hệ thống sổ Nhật ký – chứng từ chưa đầy đủ, chưa thuần nhất. Do trong 2 năm gần nay, Công ty đã chuyển hình thức sổ kế toán từ Nhật ký chung sang hình thức Nhật ký – chứng từ, giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép hàng ngày. Tuy nhiên bước đầu còn có những tồn tại do ảnh hưởng của hình thức Nhật ký chung. Đặc biệt là Công ty không mở Nhật ký – chứng từ cho tài khoản 133, nay là một thiếu sót cho việc theo dõi thuế không được chặt chẽ. Ngoài ra nội dung sổ chưa thống nhất, còn lai tạp với hình thức sổ Nhật ký chung như : Sổ Cái mở cho TK 133, TK 333 sử dụng khôngtheo đúng mẫu của hình thức Nhật ký – chứng từ. 3.3. Một số ý kiến đề xuất hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý, kế toán nói chung cũng như công tác quản lý, kế toán thuế GTGT nói riêng là tiếp tục phát huy những ưu điểm hiện có, tìm cách khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo hạch toán đúng chế độ Nhà nước quy định và đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp, trong đó có tính đến các định hướng phát triển. Theo ý kiến của em, các biện pháp khắc phục tồn tại trong quản lý hạch toán thuế GTGT ở Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary như sau: Tăng tính kịp thời trong luân chuyển chứng từ. Do Công ty có khá nhiều các đơn vị trực thuộc trên địa bàn Hà Nội tách rời khỏi trụ sở chính của Công ty , điều này một phần cũng khiến cho việc luân chuyển chứng từ về phòng kế toán Công ty có sự chậm chễ. Chứng từ thanh toán luân chuyển chậm dẫn đến khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ do đó việc hạch toán nhiều khi không chính xác. Có những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán kế toán như ghi thiếu, ghi nhầm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo ra quyết định và ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh, không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn nộp thuế. Việc thanh toán chậm chễ chứng từ không chỉ do những nguyên nhân khách quan còn do nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty. Do vậy phòng Tài chính Công ty nên đưa ra những quy định chặt chẽ về việc luân chuyển chứng từ đặc biệt là thời gian thanh toán chứng từ chính xác trước khi làm quyết toán và bảng kê khai nộp thuế và phải có biện pháp xử lý khi không thực hiện đúng quy định. Ngoài sự cố gắng của phòng Tài chính cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của Ban giám đốc trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm công việc, thực hiện chế độ thưởng, phạt rõ ràng. Hoàn thiện tổ chức sổ sách kế toán thuế GTGT. Nhìn chung, việc áp dụng sổ sách của Công ty tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Nhưng theo em, đê thuận tiện hơn nữa cho việc ghi chép, tính toán, phân bổ, phản ánh những khoản thuế thực tế phát sinh một cách chính xác, Công ty có thể xem xét tới ý kiến sau: Để việc theo dõi thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ chặt chẽ hơn, Công ty nên mở thêm Nhật ký – chứng từ cho TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, sổ này có kết cấu tương tự như Nhật ký- chứng từ số 10 mà Công ty đã mở cho TK 333- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách. Biểu 9: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 KẾT LUẬN Nền kinh tế mở đem lại sự sống còn cho các doing nghiệp nói chung và Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary nói riêng. Với thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải linh hoạt và nhạy bén để tồn tại với sự sống của mình trong cơ chế mới. Xuất phát từ vấn đề này đòi hỏi công tác tổ chức quản lý, công tác kế toán trong doanh nghiệp phải thực hiện có hiệu quả. Trong quản lý kinh tế tài chính doanh nghiệp, hạch toán kếtoán giữ vai trò hết sức quan trọng, vì nó là công cụ không thể thiếu để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp. Trong các phần hành kế toán tại doanh nghiệp, kế toán thuế là một phần hành chính có vị trí quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với các phần hành kế toán khác. Với mong muốn góp một phần hoàn thiện công tác tổ chức và hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp nói chung và tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary nói riêng, luận văn đã đề cập đến các vấn đề sau: Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản của thuế GTGT. Tìm hiểu thực trạng bộ máy quản lý kế toán, đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán thuế GTGT tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. Đưa ra đề xuất về phuơng hướng cơ bản nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán thuế GTGT tại Công ty. Do khả năng và kiến thức còn hạn chế, luận văn này mới chỉ đề cập đến nhữung vấn đề cơ bản nhất và chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của thầy cô giáo, cùng sự chỉ bảo của mọi người trong phòng Tài chính của Công ty để em có thể thấy được những hạn chế và học hỏi được nhiều hơn qua bài luận văn này. MỤC LỤC Lời nói đầu. T1 Chương I : Lý luận chung về kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp. T3 1.1. Nội dung cơ bản về thuế GTGT áp dụng trong doanh nghiệp T3 1.2. Phương pháp kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp. T8 Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. T19 2.1. Khái quát chung về Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. T19 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. T27 Chương III: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Chế toạ máy điện Việt Nam –Hungary T37 3.1. Nhận xét chung. T37 3.2. Đánh giá chung về tổ chức kế toán thuế GTGT tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. T37 3.3. Một số ý kiến đề xuất hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT tại Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary. T39 Kết luận. T41 TÀI LIỆU THAM KHẢO Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam- Hungary. Quy chế tài chính của Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam, Hungary. TS. Nguyễn Thế Khải; TS. Nguyễn Đình Đỗ; GVC. Hoàng Xuân Ngọc “Kế toán doanh nghiệp” –Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Năm 2000. TS. Trần Trọng Khoái; TS Đặng Quốc Tuyến “Thuế và phương pháp tính thuế đối với các hoạt động SXKD” Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội – Tháng 1 năm 2001. PGS. PTS. Ngô Thế Chi; PTS. Vũ Công Ty “Thuế và kế toán thuế GTGT, thuế TNDN”. Hệ thống hoá các văn bản Pháp quy về thuế GTGT được sửa đổi bổ sung. NXB Tài chính HN 1/2001. Thông tư 122/2000/TT/BTC ngày 29/12/2000 “ Hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0013.doc
Tài liệu liên quan