Đề tài Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm ở công ty VIDAMO Hà nội trong điều kiện nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu quan trọng nhằm giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư, thúc đẩy quá trình sản xuất. Như vậy, tiêu thụ gián tiếp có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Tiêu thụ không chỉ là khâu cuối cùng của cả quá trình sản xuất kinh doanh mà tiêu thụ có ý nghĩa giúp quay vòng vốn nhanh. Tổ chức hạch toán tốt khâu này tức là doanh nghiệp đã tổ chức tốt sản xuất.

doc38 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm ở công ty VIDAMO Hà nội trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm đã gửi đi cho khách hàng, hàng hoá sản phẩm nhờ bán đại lý, ký gửi nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Kết cấu TK 157 Bên nợ: Trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi bán hoặc nhờ bán đại lý. Bên có: Trị giá hàng hoá, thành phẩm đã chuyển quyền sở hữu, đã được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi bán bị trả lại. Dư nợ: Trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi chưa bán được. + TK 521 “Chiết khấu bán hàng” phản ánh số doanh thu bị chiết khấu của việc bán hàng hoá, thành phẩm trong kỳ hạch toán. Kết cấu của TK 521 Bên nợ: Số tiền chiết khấu đã chấp nhận cho khách. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu ghi giảm doanh thu, TK này cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 3 tiểu khoản: -5211. Chiết khấu hàng hoá. -5212. Chiết khấu thành phẩm. -5213. Chiết khấu dịch vụ. +TK 512. Doanh thu bán hàng nội bộ, phản ánh doanh thu của số hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty, tập đoàn...hạch toán toàn ngành. Nó còn sử dụng để theo dõi các khoản được cọi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hoá vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trả lương, thưởng cho công nhân....Tài khoản này cuối kì không có số dư và được chi tiết thành 3 tiểu khoản: -5121. Doanh thu bán hàng hoá. -5122. Doanh thu bán sản phẩm. -5123. Doanh thu cung cấp dịch vụ. + TK 531 “Hàng bán bị trả lại” phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại trong kỳ do vi phạm hợp đồng, không phù hợp với yêu cầu của người mua... Kết cấu TK 531 Bên nợ: Doanh thu bán hàng bị trả lại trong kỳ Bên có: Kết chuyển toàn bộ doanh thu về hàng trả lại ghi giảm giá doanh thu. TK này cuối kỳ không có số dư + TK 532 “Giảm giá hàng bán ” phản ánh khoản giảm trừ chấp nhận cách đặc biệt trên giá thoả thuận do hàng kém quy cách, phẩm chất nhưng chưa đến mức bị trả lại. Kết cấu TK 532 Bên nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua trong kỳ. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán. TK này cuối kỳ không có số dư. + TK 632. Gía vốn hàng bán: Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Gía vốn hàng bán có thể là giá thành công xưỡng thực tế của sản phẩm hay giá thành thực tế lao vụ. Bên nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. TK này cuối kỳ không có số dư. + TK 911. Xác định kết quả: Kết cấu TK 911 Bên nợ: Trị giá vốn hàng hoá, thành phẩm đã bán. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính. Chi phí bất thường. Kết chuyển thực lãi Bên có: Doanh thu thuần trong kỳ. Thu nhập hoạt động tài chính. Thu nhập bất thường. Kết chuyển thực lãi. TK này cuối kỳ không có số dư, ngoài ra còn sử dụng các TK sau: TK 111 “Tiền mặt”; TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”; TK 155 “Thành phẩm”; TK 333 “Phải nộp ngân sách”; TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp ”, 334, 421... C. Hạch toán thành phẩm hàng hoá. a) Tính giá thành sản phẩm. Giá thành công xưởng thực tế, đối với sản phẩm, hàng hoá còn gọi là giá vốn hàng bán, được tính là toàn bộ hao phí của các yếu tố trực tiếp tạo ra sản phẩm, gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. Giá vốn hàng bán được tính riêng cho từng loại sản phẩm hoàn thành. ý nghĩa của giá vốn hàng bán được sử dụng khi nhập xuất kho thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Khi hàng đã được tiêu thụ và được phép xác định doanh thu thì đồng thời trị giá vốn hàng bán của số hàng đã tiêu thụ cũng được phản ánh để xác định kết quả. Vì vậy, xác định đúng trị giá vốn hàng bán là rất cần thiết, nhờ đó doanh nghiệp xác định đúng kết quả, đồng thời đánh giá hiệu quả của khâu sản xuất và có biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp xác định giá vốn hàng bán để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Nhưng cần lưu ý rằng giá vốn hàng bán được phản ánh trên sổ của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng hoàn toàn đồng nhất. Vì lượng hàng sản xuất và nhập kho trong một kỳ là lớn và thường xuyên, do vậy, khi xuất hàng đi tiêu thụ thì khó phản ánh chính xác giá vốn từng mặt hàng, từng chủng loại theo từng lô sản phẩm nhập kho (hoặc nếu làm được thì cũng rất phức tạp, mất thời gian và tốn kém về chi phí). Để cho việc hoạch toán giá vốn hàng bán vừa đảm bảo độ chính xác, tin cậy, vừa tiết kiệm được chi phí lại phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán hàng hoá có thể xác định giá vốn hàng xuất bán theo hai phương pháp: + Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này trị giá vốn hàng hoá được xác định đơn chiếc hoặc từng lô hàng làm trị giá vốn hàng xuất bán. áp dụng phương pháp này vừa đơn giản, dễ làm vừa cho kết quả chính xác. Nhưng phương pháp này không phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng và nhập xuất hàng thường xuyên. + Nhà máy sử dụng giá thực tế: hệ thống kế toán nhà máy có sử dụng hệ thống máy tính vào phục vụ cho công tác kế toán do đó việc tính giá để áp dụng giá thực tế nhà máy không sử dụng giá hạch toán. Như chúng ta đã biết giá cả luôn biến động do đó việc không áp dụng này là bất hợp lý. Đối với thành phẩm do các bộ phận sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ hoàn thành nhập kho, giá thành thực tế chính là giá thành công xưởng thực tế. Trường hợp thuê ngoài gia công, giá thành thực tế bao gồm toàn bộ các chi phí kiên quan đến việc gia công như chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê gia công, vận chuyển, bốc dỡ..... +Đối với giá thành thực tế thành phẩm xuất kho, có thể sử dụng một trong các phương pháp hạch toán như giá đơn vị bình quan, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, LIFO, FIFO....Tuy nhiên, do việc tính giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho thường thực hiện vào cuối kỳ hạch toán nên để theo dõi chi tiết tình hình biến động thành phẩm trong kỳ, kế toán sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá thành kế hoạch hoặc là giá nhập kho thống nhất quy định, cuối kỳ kế toán sẻ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế. Gía thực tế thành phẩm Gía hạch toán thành phẩm Hệ số xuất bán trong kỳ = xuất bán trong kỳ x giá hoặc tồn kho cuối kỳ) ( hoặc tồn kho cuối kỳ) TP Trong đó: Hệ số giá thành phẩm = (Gía thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ) : ( Gía hạch toán thành phẩm tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ) b) Phương pháp hạch toán biến động tổng hợp: + Hạch toán biến động tổng hợp thành phẩm. - Khi phát sinh các nghiệp vụ nhập kho thành phẩm từ các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, phụ hoặc thuê ngoài gia công, chế biến, kế toán ghi theo giá thành thực tế: Nợ TK 155 Có TK 154 -Trường hợp hàng gửi bán bị từ chối, hàng ký gửi, giao đại lý không bán được nhận lại đem nhập kho theo giá thành thực tế: Nợ TK 155 Có TK 157 -Trường hợp hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đem nhập kho: Nợ TK 155 Có TK 632 -Trường hợp đánh giá tăng thành phẩm (ghi phần chênh lệch tăng) Nợ TK 155 Có TK 412 -Trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê. Nợ TK 155: giá trị thừa. Có TK 642: giá trị thừa trong định mức Có TK 3388 (3381) ; giá trị thừa chưa rõ nguyên nhân. -Đối với sản phẩm xuất kho đem tiêu thụ trực tiếp: Nợ TK 632 Có TK 155 -Nếu xuất kho tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng( gửi bán) hoặc xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi: Nợ TK 157 Có TK 155 -Trường hợp xuất sản phẩm để đổi vật tư, hàng hoá, phản ánh trị giá vốn sản phẩm xuất kho: Nợ TK 632: Trao đổi trực tiếp tại kho Nợ TK 157: Giá trị trao đổi Có TK 155 -Trường hợp xuất thành phẩm để biếu, tặng, thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, kế toán ghi trị giá vốn sản phẩm xuất kho: Nợ TK 632 Có TK 155 -Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê kho sản phẩm: Nợ TK 632:Thiếu trong định mức Nợ TK 138(1381): Thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ sử lý. Nợ TK 138(1388): Thiếu cá nhân phải bồi thường. Nợ TK 334: Thiếu cá nhân bồi thường(trừ vào lương) Có TK 155: Giá trị sản phẩm thiếu tại kho. -Trường hợp đánh giá giảm: Ghi ngược với giá tăng. -Trường hợp xuất thành phẩm đi góp vốn liên doanh: Nợ TK 128: Giá trị góp vốn liên doanh ngắn hạn. Nợ TK 222: Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn. Nợ (hoặc có) TK 412: Phần chênh lệch giá Có TK 155: Giá thành thực tế thành phẩm. + Hạch toán hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp thương mại, hoặc xuất nhập khẩu mới phải hạch toán hàng hoá. Vì doanh nghiệp VIDAMO là doanh nghiệp sản xuất do đó trong khuôn khổ bài viết này không đề cập đến. D. Hạch toán tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ. Các phương thức tiêu thụ chủ yếu bao gồm: Các phương thức bán buôn và các phương thức bán lẻ. 1. Các phương thức bán buôn. Bán buôn là việc bán hàng cho các đơn vị thương nghiệp để tiếp tục chuyển bán, hoặc bán cho các đơn vị sản xuất, hoặc bán cho các tổ chức để thoả mãn nhu cầu kinh tế khác. Hàng bán buôn sau khi tiêu thụ vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Phương thức bán buôn chuyển hàng: doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí với người mua để gửi hàng cho họ bằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuê ngoài. Khi hàng xuất kho chuyển đi, phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho kiêm phiếu chuyển thành 5 liên, lưu 1 liên, chuyển cho kho 4 liên, sau khi xuất hàng thủ kho lưu 1 liên, 1 liên kèm theo hàng hoá, chuyển cho phòng kế toán 2 liên . Hàng chưa tiêu thụ nên được theo dõi như hàng gửi đi bán và vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Khi giao hàng tại kho của người mua, được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho số hàng đó thì lập hoá đơn bán hàng 3 liên, giao cho bên mua một liên, phòng kinh doanh lưu 1 liên, gửi cho phòng kế toán 1 liên , lúc đó hàng được coi là đã tiêu thụ. Phương thức bán buôn giao hàng trực tiếp tại kho cho bên mua căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí uỷ nhiệm cho cán bộ của mình đến nhận hàng tại kho của bên đơn vị bán và chịu trách nhiệm áp tải hàng về bằng phương tiện vận chuyển tự có hoặc thuê ngoài. Khi hàng xuất kho giao cho người mua được coi là đã tiêu thụ ngay, phòng kinh doanh lập hoá đơn kiểm phiếu xuất kho thành 4 liên, lưu 1 liên, chuyển cho thủ kho 3 liên, sau khi xuất hàng thủ kho lưu 1 liên, chuyển 1 liên cho người mua, còn 1 liên chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ. 2. Các phương thức bán lẻ. Bán lẻ là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và một bộ phận nhu cầu kinh tế của tập thể. Hàng bán lẻ ra khỏi lĩnh vực lưu thông, đi vào lĩnh vực tiêu dùng và số lượng từng lần bán thưòng là nhỏ. 2.1 Bán lẻ thu tiền tập trung. Là phương thức tách rời việc thu tiền và giao hàng cho khách nhằm chuyên môn hoá công tác bán hàng. Mỗi quầy có một nhân viên thu tiền và viết hoá đơn hoặc tích kê mua hàng cho khách hàng, các mậu dịch viên khác nhận hoá đơn hoặc tích kê đã thu tiền rồi giao cho khách hàng. Cuối ngày hoặc cuối ca, nhân viên thu ngân kiểm tiền, lập giấy nộp tiền bán hàng (đó chính là doanh thu của hàng đã bán) còn các mậu dịch viên khác nhận hoá đơn hoặc tích kê đã thu tiền rồi giao hàng cho khách. Cuối ngày hoặc cuối ca, nhân viên thu ngân kiểm tiền, lập giấy nộp tiền bán hàng (đó chính là doanh thu của hàng đã bán), còn các mậu dịch viên tập hợp hoá đơn và tích kê để tiến hành kiểm kê hàng hoá, xác định hàng đã bán và lập báo cáo bán hàng. Đối chiếu 2 chứng từ này với nhau để kế toán làm căn cứ ghi sổ. 2.2 Bán lẻ và thu tiền trực tiếp. Theo phương thức này, mậu dịch viên trực tiếp giao hàng và thu tiền của khách. Cuối ngày hoặc cuối ca mậu dịch viên nộp giấy nộp tiền bán hàng, đồng thời kiểm kê hàng còn lại ghi vào “thẻ quầy hàng” và xác định lượng bán ra từng mặt hàng, và lập báo cáo bán hàng: Tổng doanh số = Tổng lượng bán x Đơn giá Chứng từ là giấy nộp tiền và báo cáo bán hàng do mậu dịch viên lập. 3.Giao hàng cho đại lý ( ký gửi hàng bán): Đây chính là biến tướng của phương thức bán buôn chuyển hàng và khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay. Hàng ký gửi được coi là “ hàng gửi đi bán” và vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ. Căn cứ vào hợp đồng đã ký, phòng kinh doanh lập “Phiếu xuất kho” hay “biên bản giao hàng cho đại lý “. Khi kết thúc hợp đồng ký gửi hoặc đến thời hạn thanh toán hợp đồng, đại lý bán sẽ lập quyết toán và gửi cho doanh nghiệp về số hàng đã bán, số tiền bán hàng và hoa hồng đại lý. Khi đó, hàng được coi là đã tiêu thụ, kế toán căn cứ vào “biên bản giao hàng cho đại lý” và quyết toán đã lập để ghi sổ. Phương thức này giúp doanh nghiệp tiếp cận và khai thác tốt thị trường, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh mà không phải đầu tư thêm vốn. 4. Bán hàng trả góp: Các phương thức thanh toán tiền bán hàng bao gồm bán hàng thu tiền trực tiếp và bán hàng trả chậm (bán chịu). Bán trả góp là một biến tướng của phương thức bán trả chậm. Khi giao hàng cho người mua thì hàng được coi là tiêu thụ ngay và doanh nghiệp mất quyền sở hữu. Doanh nghiệp lập “hoá đơn bán hàng” và hợp đồng thanh toán để làm căn cứ giao hàng và nhận tiền lần đầu, phần còn lại người mua chấp nhận trả dần ở kỳ tiếp theo và phải chịu lãi suất nhất định. Vì vậy phương thức này giúp doanh nghiệp khai thác được thị trường tiềm năng triệt để mà hầu như không phaỉ đầu tư thêm (lãi suất thu tiền hàng bù đắp chi phí vốn tăng trong khâu thanh toán và dự phòng rủi ro có thể xảy ra). Các phương thức tiêu thụ trên có phương pháp hạch toán khác nhau như sau: 1) Tiêu thu theo phương pháp bán hàng trực tiếp. (bán buôn, bán lẻ) a) Khi doanh nghiệp xuất hàng cho người mua khỏi kho, khỏi phân xưởng, khỏi quầy thì đã ghi nhận là đã tiêu thụ: BT1: phản ánh tổng tiền thanh toán, doanh thu, thuế VAT đầu ra của hàng bán đó. Nợ TK: 111, 112, 131,(334,1368): tổng tiền thanh toán. Có TK: 3331 : VAT đầu ra Có TK: 511, 512 : Doanh thu theo giá bán. -Nếu bán hàng đổi lấy hàng thì: Nợ TK152 : Số vật tư đổi. Nợ TK 133: Thuế VAT đầu vào của vật tư trên. Có TK 511: Doanh thu Có TK 3331: VAT đầu ra của hàng bán trên. Chú ý là không được ghi bút toán VAT riêng như: Nợ TK 133 Có TK 3331 BT2: phản ánh giá vốn của hàng bán đó: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Giá thành phẩm, dịch vụ sản xuất xong bán ngay. Có TK 155: Giá thành công xưởng thực tế xuất của thành phẩm Có TK 156: Giá vốn thực tế xuất của hàng hoá xuất bán. Ghi chú: 1)Nếu hàng bán không chịu thuế VAT thì trong doanh thu đả trùng tổng tiền thanh toán. 2)Nếu hàng bán là hàng thuộc nhóm đặc biệt do doanh nghiệp chế biến ra và người bán là xuất khẩu thì đó trùng tổng tiền thành toán, kế toán phải xác định và phản ánh số thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511,512: ghi giảm doanh thu Có TK 3332, 3333: số thuế phải nộp b) Nếu trong kỳ doanh ngiệp có thực hiện các giảm trừ cho người mua: b.1) Thực hiện chiết khấu, giảm giá hàng bán. Nợ TK 521: số chiết khấu theo giá bán đả thực hiện. Nợ TK 532: số giảm giá đả thực hiện. Nợ TK 331: VAT giảm trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 131: tổng tiền thanh toán đả thực hiện bắng... b.2) Nếu có hàng bán bị trả lại: BT1: phản ánh giá vốn hàng nhận lại đó. Nợ TK 154, 155, 156: sửa chửa, nhập kho Có TK 632 : ghi giảm giá vốn BT2: phản ánh doanh thu hàng bị trả lại, tổng tiền thanh toán cho người mua, thuế VAT Nợ TK 531: doanh thu số hàng bị trả lại. Nợ TK 3331: sô thuế VAT của số hàng bị trả lại. Có TK 112,111, 131: tổng tiền thanh toán. c) Cuối kỳ kế toán tiến hành khoá sổ cho các tài khoản trung gian thuộc phần này. C.1) Kết chuyển các giảm trừ (521,531,532) về TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần: Nợ TK 511, 512: ghi giảm doanh thu Có TK 521, 531, 532: kết chuyển các giảm trừ. C.2). Kết chuyển doanh thu thuần (511, 512) về tài khoản 911 để xác định kết quả: Nợ TK 511, 512: doanh thu thuần: Có TK 911 : ------------------ C.3) Kết chuyển giá vốn của hàng hoá thực sự bán được trong kỳ(632) để chuẩn bị xác định kết quả: Nợ TK 911: giá vốn hàng bán Có TK 632: -------------------- 2). Tiêu thụ theo phương thức gưởi hàng cho hợp đồng: Nội dung: Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp; xuất hàng theo đơn đặt trước của khách hàng. Hàng xuất khỏi phân xưởng, khỏi kho thì chưa được coi là tiêu thụ mà là hàng gưởi bán. Phương pháp hạch toán + Khi hàng xuất theo phương thức này thì kế toán phản ánh giá vốn hàng gưởi đó: Nợ TK 157: giá vốn hàng xuất. Có TK 154,155,156: ............... + Khi hàng gưởi được bên mua chấp nhận và làm thủ tục thanh toán thì kế toán phản ánh: BT1: Nợ TK 111, 112,131: tổng tiền thanh toán Có TK 511, 512 : doanh thu Có TK 3331 : thuế VAT. BT2: Nợ TK 632: giá vốn hàng gưởi đả bán được Có TK 157: --------------------- Các nội dung còn lại được hạch toán tương tự như phương thức 1. 3) Tiêu thụ theo phương thức gưởi, nhận hàng đại lý. Theo luật thuế giá trị gia tăng, nếu bên đại lý bán hàng theo đúng theo giá bên giao đại lý quy định và phần hoa hồng được hưởng tính theo tỷ lệ thoả thuận trên phần gia doanh thu chưa có VAT thì toàn bộ thuế VAT sẻ do chủ hàng chịu, bên đại lý không phải nộp thuế VAT trên phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại, nếu bên đại lý hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ thoả thuận trên tổng giá thanh toán(gồm cả thuế VAT) hoặc bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên đại lý sẻ phải chịu thuế VAT trong phạm vi doanh thu của mình. Giửa hai doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch này thì cần thoả thuận hoặc bằng hợp đồng kinh tế với các nội dung sau: + Đem, nhận ký quỷ. + Gía bán, thuế VAT, tổng tiền thanh toán của hàng giao nhận. + Phần trăm hoa hồng trả nhận của hàng đả bán. + Thời gian quy định lập báo cáo bán hàng và thu tiền của hàng đó. Hạch toán tại đơn vị gưởi hàng cho đại lý. + Nếu doanh nghiệp nhận ký quỷ: Nợ TK 111, 112: số nhận ký quỷ ngắn hạn, dài hạn. Có TK 3388, 334 (ct):--------- + Khi doanh nghiệp xuất hàng giao cho đại lý, số hàng đó vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ, coi như hàng gưởi: Nợ TK157: Gửi đại lý Có TK 154,155, 156: Giá vốn hàng xuất. + Khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của đại lý gưởi tới, căn cứ báo cáo để : BT1: phản ánh số hàng gưởi đả bán được: Nợ TK 632: giá vốn hàng gưởi. Có TK 157:----------------------- BT2: phản ánh số tiền phải thu, hoa hồng trả đại lý, doanh thu, VAT đầu ra của hàng giao đại lý đả bán được: Nợ TK 131: số tiền phải thu Nợ TK 6417: hoa hồng trả Có TK 511: doanh thu Có TK 3331: VAT.... Lưu ý: bút toán trên có thể được ghi như sau: + Phản ánh doanh thu và thuế VAT: Nợ TK131: tổng giá bán( cả thuế VAT) Có TK511: doanh thu Có TK3331: thuế VAT. + Phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhận đại lý, ký gưởi: - Trường hợp hoa hồng tính trên giá bán không có thuế VAT: Nợ TK641: hoa hồng trả cho đại lý. Có TK131: tổng số hoa hồng. - Trường hợp tính theo giá bán có thuế VAT: Nợ TK 641: hoa hồng... Nợ TK3331: thuế VAT tính trên hoa hồng Có TK131: tổng số hoa hồng. Hạch toán tại đơn vị nhận bán hàng đại lý: + Nếu doanh nghiệp phải ứng tiền đi ký quỷ: Nợ TK 144, 244: số tiền mang đi ký quỷ ngắn hạn,dài hạn Có TK 111, 112:------------ + Khi doanh nghiệp nhận hàng để bán đại lý: Nợ TK 003: tổng số tiền thanh toán cho số hàng nhận đại lý. + Khi bán được hàng: BT1: xoá sổ hàng đả bán hoặc trả lại: Có TK 003: số hàng đả bán được BT2: phản ánh số tiền đã bán được, hoa hồng được hưỡng, số tiền phải trả cho bên giao đại lý: Nợ TK liên quan: 111, 112, 131: tổng tiền thanh toán của người bán Có TK 511: hoa hồng được hưỡng Có TK 331: số tiền phải trả cho chủ hàng. + Định kỳ lập báo cáo về số hàng đã bán được để gưởi cho bên giao + Khi nộp tiền: Nợ TK 331: số nộp Có TK 111, 112: số nộp. 4) Tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả góp. Xác định giá bán trả góp của hàng hoá: Trong đó: p : là giá bán trả góp; M1 là số tiền thu lần đầu. pv : là số tiền gốc còn phải thu chậm= tổng giá bán thực tế – số tiền thu lần đầu. r : Là tỷ lệ lãi suất trên một đơn vị thời gian trả chậm. t : là thời gian thu chậm. Đây là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua, số còn lại trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một lãi suất nhất định. Về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyền giao được coi là tiêu thụ. Kế toán hạch toán như sau: BT1: phản ánh giá vốn hàng bán Nợ TK 632: giá vốn Có TK 154, 155, 156: giá vốn. BT2: phản ánh số tiền thu lần đầu, số còn lại phải thu, doanh thu, thuế VAT, lãi phần thu chậm: Nợ TK 111, 112: số tiền thu lần đầu Nợ TK 131: số còn phải thu (gốc + lãi) Có TK 511: doanh thu Có TK 3331: thuế VAT đầu ra Có TK 721: lãi (coi như đầu tư tài chính). 5) Hạch toán tiêu thụ nội bộ. a) Hạch toán giữa các đơn vị thành viên. + Khi cung cấp sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giửa các đơn vị thành viên trong công ty, tổng công ty....., kế toán ghi các bút toán: BT1: phản ánh giá vốn Nợ TK 632. Có TK 155, 156. BT2: phản ánh doanh thu tiêu thụ đặc nội bộ Nợ TK 111, 112: tiền hàng đã thu. Nợ TK 136(1368): số tiền hàng phải thu nội bộ. Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ( chưa có thuế VAT) Có TK 3331: thuế VAT phải nộp. Các bút toán còn lại như: chiết khấu, giảm giá.....ghi giống như tiêu thụ bên ngoài. + Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ nội bộ: Nợ TK 512 Có TK 911. + Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 Có TK 632. Hạch toán các trường hợp khác: + Dùng vật tư, hàng hoá, dịch vụ....để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng hay sử dụng sản phẩm phục vụ cho sản xuất kinh doanh... BT1: phản ánh trị giá vốn hàng xuất: Nợ TK 632 Có TK liên quan 154,155,152. BT2: phản ánh doanh thu: - Nếu dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay tiếp tục chế biến thì ghi theo chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm. Nợ TK 621, 627, 641, 642: tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Có TK 512: doanh thu bán hàng. - Nếu dùng biếu, tặng cho công nhân viên chức, cho khách hàng thì bù đắp bằng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Nợ TK 431: tính theo tổng giá thanh toán. Có TK 512: doanh thu của hàng tương dương CóTK 3331: thuế VAT phải nộp. - Nếu dùng biếu, tặng phục vụ sản xuất, kinh doanh nhu khuyến mại, tiếp thị, quãng cáo, hội nghị khách hàng.....: ghi theo giá bán của hàng tương đương tại cùng thời điểm. Nợ TK 641: tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 642: tính vào chi phí quản lý Có TK 512: doanh thu bán hàng. - Nếu các cơ sở kinh doanh tính VAT theo phương pháp khấu trừ khi xuất hàng để khuyến mại, tiếp thị, quãng cáo không tính thuế đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế VAT đầu vào tương ứng của số hàng đó trong giới hạn chi phí hợp lý khác quy định đối với doanh nghiệp khi tính thu nhập chịu thuế. Số thuế VAT đầu vào của số hàng này không được khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 641: thuế VAT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi phí. Có TK 133: thuế VAT không được khấu trừ. + Trường hợp trả lương, thưỡng cho công nhân viên chức bằng sản phẩm, hàng hoá, vật tư. BT1: phản ánh trị giá vốn hàng xuất Nợ TK 632. Có TK 154, 155, 152... BT2: phản ánh giá thanh toán với công nhân: Nợ TK 334: giá thanh toán với công nhân viên Có TK 512: giá thanh toán (không có thuế VAT) Có TK 3331: thuế VAT phải nộp. E) Hạch toán chi phí thời kỳ,xác định kết quả hoạt động sản xuất, thương mại. Hạch toán chi phí bán hàng: + Chi phí bán hàng trong kỳ là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho công tác tiêu thụ kỳ đó. Các chi phí này được tập hợp vào TK 641 và chi tiết cho từng yếu tố chi phí vào tài khoản chi tiết. - TK 6411: chi phí nhân viên bán hàng. - TK 6412: chi phí nguyên vật liệu cho bán hàng. - TK 6413: chi phi công cụ, dịch vụ cho bán hàng. - TK 6414: chi phí khấu hao tài sản cố định cho bán hàng. - TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài hàng ký ...... - TK 6418: chi phí khác bằng tiền.... + Phương pháp hạch toán: Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên bộ phận tiêu thụ: Nợ TK 641 Có TK 334 Trích kinh phí CĐ, BHXH, BHYT: Nợ TK 641. Có TK 3382, 3383, 3384. Gía trị vật liệu xuất dùng cho bán hàng: Nợ TK 641 Có TK 152. Các chi phí về dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho việc tiêu thụ: Nợ TK 641 Có TK 153: xuất dung với giá trị nhỏ. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng: Nợ TK 641 Có TK 214. Chi phí bảo hành thực tế phát sinh. Nợ TK 641 Có TK 111, 112,152, 155, 334, 338.... Gía trị dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng. Nợ TK 641: trị giá dịch vụ mua ngoài. Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ. Có TK 331: tổng giá thanh toán. - Chi phí dự toán tính vào chi phí bán hàng kỳ này. Nợ TK 641 Có TK 142: phân bổ dần chi phi trả trước. Có TK 335: trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch vào chi phí bán hàng. - Các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong kỳ. Nợ TK 641 Có TK 111,112. - Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng Nợ TK 111, 112.... Có TK 641. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng. Nợ TK 142: đưa vào chi phí chờ kết chuyển. Nợ TK 911: trừ vào kết quả trong kỳ. Có TK 641. Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thông tin về kết quả tiêu thụ chi tiết cho từng loại mặt hàng mà doanh nghiệp đã tiêu thụ tron kỳ thì kế toán phân bổ chi phí bán hàng phần phù hợp trong kỳ cho mỗi loại mặt hàng đó theo một tiêu chuẫn phân bổ sau: + Theo doanh thu của mỗi loại hàng. + Phân bổ theo số lượng mỗi loại mặt hàng đã tiêu thụ + Phân bổ theo định mức. 2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho công tác quản lý toàn doanh nghiệp trong kỳ đó (Ban giám đốc, các phòng ban như: tổ chức, nhân sự, kế hoạch, tài chính...). Các chi phí đó được tập hợp vào tài khoản 642 và chi tiết theo yếu tố chi phí và tài khoản tương ứng: - 6421, 6422, 6423, 6427, 6428. - 6425: thuế, phí, lệ phí doanh nghiệp chịu. - 6426: chi phí dự phòng. + Phương pháp hạch toán tương tự như hạch toán chi phí bán hàng. 3. Xác định kết quả: + Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyễn giá vốn, chi phí 641, 642, 1422 phù hợp và kết chuyễn doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả. Nợ TK 511, 512: doanh thu thuần về tiêu thụ Có TK 911:------ Kết chuyển giá vốn: Nợ TK 911 Có TK 632. Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911 Có TK 641, 642, 1422: chi tiết chi phí. Kết chuyễn kết quả tiêu thụ: + Nếu lãi: +Nếu lỗ: Nợ TK 911 Nợ TK 421 Có TK 421 Có TK 911. Sơ đồ hạch toán như sau: Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển thực lỗ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển thực lãi TK 632 TK 911 TK 511 TK 641 TK 421 TK 642 TK 421 Phần II Tình hình thực tế về kế toán tiêu thành thành phẩm ở công ty VIDAMO. I. Đặc điểm của công ty VIDAMO Công ty VIDAMO thuộc tổng công ty dầu mỏ và khí đốt Việt nam, là công ty công nghiệp chế biến có nhiệm vụ sản xuất dầu mỡ nhờn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của công ty VIDAMO. Công ty này được thành lập ngày 20/06/1991 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/1991 với số vốn ban đầu là 1,6 tỷ đồng, 32 cán bộ công nhân viên chức, 2 phòng làm việc và một xưởng sản xuất tiếp nhận của DMC chỉ có nhà xưởng và không có thiết bị tuy nhiên gần 7 năm qua công ty đã không ngừng phát triển về quy mô cũng như hiệu quả. Bên cạnh sự giúp đỡ của tổng công ty, công ty đã chú trọng vào việc tạo ra các nguồn vốn cũng như sử dụng chúng một cách có hiệu quả, tăng nhanh vòng vốn. Ngoài ra công ty cũng rất chú trọng tới công tác tiếp thị, mở hội nghị khách hàng, mở rộng hệ thống bán lẻ, nâng cao công nghệ. Thông qua một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Năm 1991 Năm 1994 Tổng giá trị tài sản có 6.026.821.856đ 28.750.742.507đ Tồng giá trị sản lượng 230 Tấn 2.006Tấn Tổng doanh thu 2.168.993.553đ 38.372.783.925đ Lợi nhuận 380.199.268đ 8.125.748.007đ Số CBCNV 32Người 180Người Hiện nay thu nhập bình quân 850 nghìn. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý công ty Đặc điểm tổ chức. Công ty có 3 phân xưởng chính: 2 phân xưởng ở miền nam và 1 ở miền bắc. Toàn bộ quy trình công nghệ tổ chức sản xuất được tập chung trong 3 phân xưởng, mỗi phân xưởng bao gồm: - Quản đốc phân xưởng quản lý chung. - Phó quản đốc phân xưởng. - Trưởng điều hành công việc trong tổ. Sản phầm tiêu thụ mang nhãn hiệu VIDAMO: Dầu chuyển động, dầu thuỷ lực, dầu công nghiệp, dầu máy lạnh... Đơn vị phụ trợ của công ty: SHELL Singapore, một số hãng Nation, Trion... Sản phẩm dầu mỡ nhờn phục vụ cho các nghành công nghiệp nói chung và đặc biệt là ngành điện, ngành than là hai ngành công nghiệp năng lượng quan trọng của đất nước. Đặc điểm tổ chức quản lý Là doanh nghiệp nhà nước quản lý theo một cấp. Giám đốc công ty là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm chung, giúp cho việc giám đốc và quản lý các phòng ban chức năng (Phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng kế toán...). Vốn của công ty được quản lý tập chung, lợi nhuận phân chia theo cấp bậc và khả năng đóng góp của từng người. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh như sau: Giám đốc công ty Giám đốc công ty Chi nhánh Miền nam Các phòng ban Dự án đầu tư Xưởng Văn phòng P. Mar P.Kế toán P.Kế hoạch P.kỹ thuật P. Bán lẻ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Dầu gốc... bể nguyên liệu: Thùng khuấy Gia SP nhiệt Bể sản phẩm Đóng phuy Kho TP, phụ gia, thùng trộn phụ gia 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán thực hiện mọi công việc kế toán của cả công ty. Các phân xưởng, địa điểm tiêu thụ không có phòng kế toán riêng. Phòng kế toán hiện có 7 thành viên: - Một kế toán trưởng phụ trách chung là người quản lý chỉ đạo mọi hoạt động của phòng, có nhiệm vụ báo cáo kế toán hàng quý. - Một phó phòng kiêm kế toán tổng hợp sẽ chỉ đạo khi kế toán trưởng vắng mặt. - Một kế toán thành phẩm và tiêu thụ theo dõi quá trình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm vào các bảng kê đồng thời theo dõi công nợ và hạch toán kết quả lỗ lãi. - Một kế toán vật liệu hàng hoá thu thập các chứng từ thủ kho về nhập xuất vật tư hàng hoá. - Một kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và các quỹ, tính lương cho CBCNVC và lập bảng tổng hợp tiền lương làm cơ sở phân bổ tiền lương vào giá thành. - Một kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền vay, tiền gửi và việc thanh toán qua ngân hàng của công ty. Một thủ quỹ và khấu hao TSCĐ giữa quý và theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao cơ bản từng loại TSCĐ mà công ty hiện có. Dưới những phân xưởng thành viên đều có những nhân viên làm nhiệm vụ ghi chép số liệu ban đầu. II. Kế toán tiêu thụ. Đặc điểm tiêu thụ ở công ty VIDAMO . - Đa dạng hoá sản phẩm để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách. - Tiêu thụ sản phẩm gắn với việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật bảo hành. Chính sách tiêu thụ của công ty là sản xuất, bán hàng với chất lượng cao, tìm bạn hàng truyền thống để có thị trường ổn định. Cụ thể là việc nghiên cứu nhu cầu thị trường và đối tượng mua (Số lượng, chủng loại, nhóm hàng) đồng thời xác định đối tượng bán hàng để từ đó cung cấp và chiếm giữ thị trường. Hiện nay công ty có các hình thức tiêu thụ như sau: + Tiêu thụ thu tiền ngay bằng tiền mặt, séc, ngân phiếu + Tiêu thụ theo hợp đồng kinh tế hoặc trả trước tiền hàng hoặc áp dụng hình thức thanh toán chấp nhận( gửi hàng đi bán) Hình thức tiêu thụ thanh toán chấp nhận là phổ biến nhất của công ty.Các đại lí của công ty rất nhiều, ở tất cả các tỉnh thành phố. Điều này đặt ra cho công tác tiêu thụ nặng nề là theo dõi chính xác, ghi chép khoa học theo từng mặt hàng, từng đại lý. Trong cơ chế hiện nay, công ty đã áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt vừa phù hợp với khách hàng vừa không ảnh hưởng đến lợi ích của công ty, do vậy sản phẩm của công ty ngày càng bán chạy, sản xuất ra sản phẩm hầu như không tồn kho. Để hỗ trợ cho tiêu thụ, việc tiếp cận thị trường và quảng cáo sản phẩm do công ty tiến hành rất có hiệu quả. Đồng thời ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm tới mức cho phép để cạnh tranh với các công ty khác. Khách hàng đến với công ty sẽ vừa lòng với chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp. Đối với những bạn hàng quen thuộc hoặc ký hợp đồng daì hạn tiêu thụ sản phẩm sẽ được hưởng chính sách ưu tiên của công ty. - Giảm giá bán theo một tỷ lệ nhất định. - Gửi nguyên giá bán đi cho tới khi hết hạn hợp đồng trong trường hợp có sự biến động tăng giá sản phẩm; giảm giá cho hợp đồng trong trường hợp giá bán sản phẩm của công ty giảm. Tuy nhiên công ty cũng có những biện pháp đối với những khách hàng dây dưa hoặc vi phạm hợp đồng. Quản lý tiêu thụ của công ty. Công tác tiêu thụ thành phẩm ở công ty luôn đảm bảo chữ tín đối với người tiêu dùng để đẩy nhanh khối lượng tiêu thụ nhằm đạt kết quả cao nhất biểu hiện ở những mặt sau: + Về khối lượng thành phẩm xuất kho tiêu thụ: Phòng kế toán đảm nhiệm khâu hạch toán chi tiết thành phẩm để phòng kế hoạch nắm chắc được tình hình hiện có của từng loại thành phẩm làm cơ sở ký kết hợp đồng tiêu thụ và viết lệnh xuất đảm bảo cho khách hàng đã ký hợp đồng có thể nhận hàng đúng thời gian và đủ số lượng đã ký. Khâu giao hàng, nhận hàng và thanh toán tiền hàng không gây phiền hà cho khách, luôn thực hiện khẩu hiệu “Khách hàng là thượng đế”. + Về quy cách phẩm chất thành phẩm tiêu thụ: Trước khi nhập kho thành phẩm phải được bộ phận KCS kiểm tra một cách nghiêm ngặt về chất lượng kiên quyết không cho phép nhập các thành phẩm chưa đạt yêu cầu kỹ thuật. + Về giá bán: Công ty sử dụng hệ thống giá động. Giá bán được xác định dựa trên giá thành do công ty quyêt định gắn liền với sự biến động của thị trường. Tuy cùng một thời điểm nhưng giám đốc có thể áp dụng giá bán khác nhau cho các khách hàng thuộc các địa phương khác nhau. Khi giá bán sản phẩm thay đổi, phòng kế hoạch sẽ thông báo ngay cho các khách hàng liên quan. Công ty thực hiện đúng trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký tronng khi đã tăng hoặc giảm giá bán ở các hợp đồng khác. Kế toán chi phí lưu thông Chi phí lưu thông của công ty được phân loại như sau: - Chi phí trực tiếp cho quá trình tiêu thụ: đóng gói sản phẩm, vận chuyển. - Khoản trích nộp cho Tổng công ty tính bằng 1% tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ. - Chi phí gián tiếp: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường... Việc tập hợp chi phí được tiến hành vào cuối tháng để phục vụ cho việc xác định kết quả của công ty hàng tháng. Việc phân bổ chi phí lưu thông theo doanh thu tiêu thụ của từng loại sản phẩm. Toàn bộ chi phí lưu thông được chia thành các khoản sau: (Trong đó những khoản nào liên quan trực tiếp sẽ tính ngay cho từng loại sản phẩm, những chi phí nào không thể tính trực tiếp sẽ được phân bổ theo doanh thu từng loại sản phẩm) - Chi phí tiêu thụ gián tiếp phân bổ là khoản chi cho quảng cáo, giới thiệu sản phẩm ... - Chi phí vận chuyển, chi phí xúc dầu, xúc rửa máy cho khách là các chi phí trực tiếp. - Phần trích nộp cho tổng công ty bằng 1% doanh thu tiêu thụ từng loại sản phẩm. Khi chi phí lưu thông phát sinh, dựa vào các chứng từ liên quan như bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, BHXH, phiếu xuất kho sản phẩm ... Kế toán lập chứng từ ghi sổ theo định khoản. Nợ TK 641 (chi tiết tiểu khoản) Có TK liên quan (334, 338, 155...) Các chứng từ gốc cùng các chứng từ ghi sổ đã lập là cơ sở để kế toán ghi sổ chi tiết chi phí lưu thông (Phụ lục 1). 4. Kế toán hàng tiêu thụ theo giá bán Căn cứ vào hợp đồng , đơn đặt hàng, phòng kế hoạch viết phiếu hoá đơn bán hàng chuyển cho thủ kho sau đó thủ kho chuyển chuyển về phòng kế toán. Ngoài việc xuất bán sản phẩm, công ty còn xuất nội bộ chuyển vào Miền nam và phòng bán lẻ. Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất, phòng kế hoạch lập phiếu xuất kho gửi cho thủ kho sau đó cũng chuyển cho phòng kế toán. Đơn vị: Công ty VIDAMO hoá đơn kiêm phiếu xuất kho số: 17698 Người mua: Công ty tổng hợp Hà tuyên Xuất tại kho: Nghĩa Đô STT Tên quy cách sản phẩm Đ.vị tính S lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Mở Cana 1-13 (hộp 0.5 kg) hộp 192 5000 980000 8K 2 Mỡ MU 2 (hộp 0.5 kg) hộp 192 6500 1.248.000 8K 3 Mỡ phanh BCK(1litứ) Hộp 96 17.000 1.632.800 4K 4 MD 40 Lít 1672 7.400 12.372.800 Tổng Cộng (kèm 8 vỏ phay) 16. 213.600 Tổng số tiền viết bằng chữ (.....) Người mua Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Vỏ phay tính luôn vào chi phí tiêu thụ thành phẩm bán) phiếu xuất KHO Ngày: 05/1/1996 Lưu hành nội bộ Số: 11515 Người mua - địa chỉ: Chi nhánh công ty VIDAMO - 15 Hàm Nghi - T P HCM ( Xuất kho thành phẩm nội bộ không coi là tiêu thụ ) STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 HD40 lít 836 2 SAE 90 TD ” 209 3 DREAM 0,8 hộp 24 4 SHELL 0,7 ” 72 5 SHELL 1l ” 24 Người mua (nhận) Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Từ các phiếu xuất kho và hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, thủ kho xuất hàng và ghi vào thẻ kho. Thẻ kho được lập riêng cho từng mặt hàng trong kho. Cuối tháng, tổng cộng số liệu từ các thẻ kho ghi vào một báo cáo kho (Nghĩa là báo cáo kho được lập chung cho các mặt hàng). Kế toán dựa vào báo cáo các kho để ghi vào phần xuất trong kỳ ở bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm (phụ lục 2). Sau đó căn cứ vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm và báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( Tài liệu này do bộ phận kế toán và giá thành cung cấp hàng tháng), kế toán lấy số liệu, lập chứng từ ghi sổ như sau: Chứng từ ghi sổ 5/1/1996 Số: 387 Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Xuất thành phẩm gửi bán cho Công ty than Cẩm phả 157 155 25.000.000 25.000.000 Cộng 25.000.000 25.000.000 Người lập Kế toán trưởng Đồng thời, kế toán ghi vào bảng kê xuất thành phẩm phản ánh trị giá vốn của số mặt hàng xuất (bán hoặc gửi bán). Bảng kê xuất thành phẩm (Phụ lục 3). Cùng với việc lập chứng từ ghi sổ và các sổ chi tiết phản ánh giá vốn của hàng xuất bán theo phương thức bán buôn, việc bán lẻ hàng được ghi chép như sau: kế toán dựa vào báo cáo bán hàng để xác định lượng hàng bán lẻ trong kỳ và dựa vào báo cáo chi phí sản xuất, từ đó lập chứng từ ghi sổ theo định khoản giống với phương thức bán buôn. Nợ TK 632, TK 157 Có TK 155 Sau đó, ghi tiếp vào bảng kê xuất thành phẩm cho bán lẻ ( Phụ lục 4) 5. Kế toán hàng tiêu thụ theo giá bán. 5.1. Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn xuất kho, kế toán thành phẩm sẽ phân loại hoá đơn theo từng loại sản phẩm và ghi vào Bảng kê tiêu thụ thành phẩm ( Phụ lục 5) theo thứ tự phát sinh của chứng từ. Số tổng cộng của từng tháng là doanh thu của toàn bộ hàng tiêu thụ trong tháng. Doanh thu thuần của công ty là số doanh thu tiêu thụ sau khi đã trừ đi thuế, các khoản phải nộp khác, các khoản làm giảm doanh thu. Kế toán sẽ định khoản như sau: - Tính thuế VAT phải nộp cho số hàng tiêu thụ: Nợ TK 511 Có TK 333 ( 3331 ): thuế VAT. - 1% doanh thu nộp Tổng công ty: Nợ TK 511 Có TK 336. Phải trả nội bộ - Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần. Nợ TK 511 Có TK 521, 531, 532. - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả. Nợ TK 511 Có TK 911 5.2. Sổ theo dõi khách hàng ( Sổ chi tiết TK 131 ). Sổ này theo dõi cho từng khách hàng. Đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài để tiện cho việc theo dõi kế toán mở riêng cho mỗi khách hàng 1 sổ, còn đối với khách hàng không thường xuyên thì một sổ có thể theo dõi cho nhiều khách hàng. Sổ này được mở cả năm và theo dõi từng tháng. Phương pháp hạch toán - Bán hàng cho khách nhưng chưa thu tiền: Nợ TK 131 Có TK 511 - Hàng giao cho khách bị trả lại: Nợ TK 531 Có TK 131 - Chấp nhận giảm giá hàng đã giao cho khách nhưng không phù hợp với chất lượng hợp đồng hoặc quy cách sản phẩm không đúng. Nợ TK 532 Có TK 131 - Nhận tiền do khách trả liên quan đến hàng đã giao. Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Sổ chi tiết TK 131 - phải thu khách hàng Tháng 1/1996 Đối tượng: XN cơ điện lạnh Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 178 2/1 Trả tiền 111 7.950.360 7411 5/1 3 F Clams 46 511 7.950.360 754 9/1 1 F Clams 46 511 2.650.120 962 19/1 Trả tiền 112 2.650.120 Cộng: 10.800.480 10.800.480 Số dư: . Bảng kê hàng gửi bán. Dùng để phản ánh tổng số hàng gửi bán của từng loại, từng thứ sản phẩm. Phương pháp hạch toán hàng gửi bán của Công ty. - Khi gửi hàng cho đơn vị nhận bán hàng đại lý, căn cứ vào phiếu xuất kho. Phụ lục 6: Nợ TK 157 Có TK 155 - Khi khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Nợ TK 632 Có TK 157 - Trường hợp hàng bị trả lại và nhập kho. Nợ TK 155 Có TK 157 Bảng kê hàng gửi bán ( Phụ lục 6 ) Sổ cái TK xác định kết quả Dùng để phản ánh tình hình bán hàng trong kỳ, số hàng đang đi đường của mỗi loại thành phẩm và cho biết kết quả tiêu thụ trong tháng. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái TK 911 biết được phần tiêu thụ sản phẩm trong tháng và doanh thu tiêu thụ trong tháng. Sổ cái TK 911 tháng 1/1996 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Giá vốn SP tiêu thụ 632 2.079.283.060 Doanh thu bán hàng 111 119.349.723 Lãi ngân hàng 112 5.310.026 Người mua chấp nhận trả tiền 131 7.839.968.547 Giảm giá thanh hàng tiêu thụ 155 5.429.700 Tổng doanh thu tháng 1/1996 333 110.575.691 Chi phí bán hàng 641 229.132.365 Lợi nhuận 421 1.389.100.422 Cộng: PS 3.892.960.076 7.964.628.296 SD 4.071.668.220 Phần III Một số ý kiến đề xuất phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ ở công ty VIDAMO I. Những ưu điểm và nhược điểm. Nhận xét chung. Công ty đã trưởng thành qua hơn 8 năm đầy gian nan thử thách song thu hoạch được những thành tích đáng kể. Từ khi công ty mới thành lập với một cơ sở vật chất nghèo nàn, khó khăn về tài chính nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo, công ty VIDAMO đã và đang có một vị trí vững chắc trên thị trường. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ quy luật của kinh tế thị trường để vận dụng linh hoạt vào thực tế, công ty rất coi trọng và chú ý tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Để có được những sản phẩm có đủ chất lượng không bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, công ty có những biện pháp bảo quản, chống thất thoát hao hụt đồng thời đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Phòng Marketing của công ty luôn tìm kiếm thị trường, chủ động thiết lập các kênh phân phối, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ và có chính sách quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở công ty VIDAMO đã phản ánh giám đốc chặt chẽ, toàn diện, cung cấp thông tin chính xác phục vụ tốt cho công tác quản lý, phân tích, lập kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động SXKD trong công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với nhu cầu của công việc và trình độ chuyên môn của mỗi người. Toàn bộ CBCNVC phòng kế toán đều có trình độ đại học hoặc đã được qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ vững vàng. Để cơ giới hoá công tác kế toán, công ty đã quan tâm tới việc trang bị kiến thức tiếng Anh và máy tính cho nhân viên kế toán. Đến nay tất cả các nhân viên kế toán đều sử dụng thành thạo máy vi tính do vậy phần làm kế toán đều được cài đặt trên máy vi tính trong đó có phần kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Tuy nhiên do có sự đổi mới thay đổi chế độ kế toán công ty mới bắt đầu thực hiện chế độ kế toán mới vào tháng 10/1995 nên không tránh khỏi những lúng túng trong công việc hạch toán. Nhận xét cụ thể: Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm ở công ty VIDAMO dựa trên đặc điểm, tình hình thực tế của công ty và vận dụng sáng tạo chế độ kế toán mới. Công ty đã tiến hành quản lý và đánh giá thành phẩm, kế toán chính xác quá trình tiêu thụ thành phẩm theo quá trình thanh toán của từng khách hàng... Xác định đúng thời điểm tiêu thụ, bảo đảm thông tin quan trọng cho việc sản xuất sản phẩm. Kế toán tiêu thụ ở công ty đảm bảo theo dõi tình hình tiêu thụ của từng loại, từng thứ thành phẩm đảm bảo theo dõi tình hình công nợ của từng khách hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm ở công ty diễn ra liên tục nhưng công ty đã làm tốt công tác theo dõi tình hình thanh toán của từng hoá đơn, bên cạnh đó công ty rất chú trọng việc quản lý và lưu giữ những chứng từ gốc bởi những chứng từ gốc của khâu kế toán tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Với khối lượng công việc nhiều nhưng kế toán của công ty luôn hoàn thành báo cáo đúng kỳ hạn, đáp ứng được mọi công yêu cầu của công tác quản lý. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm tiêu thụ là điểm tiêu thụ, công ty VIDAMO đã vận dụng linh hoạt vào thực tế và đưa ra hệ thống sổ sách ghi chép chính xác đầy đủ. Về tình hình thanh toán công nợ ngoài những bạn hàng đến là bạn hàng thường xuyên và thanh toán ngay, công ty còn có hàng loạt bạn hàng quen thuộc đến nhận hàng trước, trả tiền sau hoặc ngược lại. Điều này đặt ra cho kế toán công ty một nhiệm vụ rất nặng nề đó là phải luôn luôn kiểm tra một lượng tài sản rất lớn của công ty nằm trong tay khách hàng. Công ty phải đảm bảo hai nguyên tắc: “ Lợi ích của công ty không bị xâm hại và đồng thời cũng không mất bạn hàng”. II. Một số ý kiến đóng góp cụ thể để hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ ở công ty VIDAMO. Qua quá trình tìm hiểu thực tế kế toán tiêu thụ ở công ty tôi nhận thấy về cơ bản khâu này, công việc đã đi vào nền nếp, đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành phù hợp với yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho công ty giám sát được tài sản, tiền vốn của mình, xác định đúng doanh thu bán hàng từ đó xác định chính xác kết quả của SXKD trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó còn một số vấn đề vướng mắc sau: 1. Với cơ chế tài chính mới thì doanh thu là doanh thu bán hàng thực sự, chi phí quản lý và chi phí bán hàng tính trừ vào toàn bộ doanh thu trong kỳ, không tính cho khối lượng hàng tồn kho hoặc chưa tiêu thụ. Điều đó cho phép đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh theo nguyên tắc thận trọng, chỉ tiêu nào thực sự thu được tiền hàng hoặc thực nợ sẽ có tiền hàng trong một thời gian nhất định thì mới coi là có doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy khi công ty gửi hàng xuất nội bộ hay bán buôn thành phẩm nên lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất, các khoản thu khó đòi. 2. Trong sản xuất kinh doanh không thể tránh khỏi việc sản xuất sản phẩm ra tồn đọng tại kho do không đúng phẩm chất, không đúng hợp đồng... gây ra đọng vốn. Biện pháp tốt nhất là giảm giá những mặt hàng đó để thu hồi vốn càng nhanh càng tốt. Thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản thu khó đòi, người nợ không có khả năng trả nợ hoặc không xác định được người nợ. Vì vậy, để dự phòng những mất mát có thể xảy ra vào cuối niên độ kế toán công ty phải dự kiến tổng số nợ có khả năng khó đòi doanh số bán ra số tiền dự kiến về chúng được tính vào chi phí trong kỳ gọi là dự phòng các khoản thu khó đòi. Những đặc thù của nền kinh tế thị trường như triết khấu bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hoa hồng..., xử lý theo nguyên tắc hợp lý. Việc luân chuyển chứng từ kế toán công ty chưa được kịp thời do việc giao nhận chứng từ giao kho, phòng kế hoạch và phòng kế toán thực hiện chưa thường xuyên do đó việc nắm thành phẩm tồn kho chưa chặt chẽ gây ra thất thoát tài sản của công ty. Phòng kế toán phải kiểm soát chặt chẽ chi phí hơn nữa để sao cho chi phí bỏ ra ít nhất nhưng hiệu quả cao nhất từ đó tăng lợi nhuận tối đa cho công ty, phải kết hợp với phòng Marketing tìm kiếm thị trường và giữ bạn hàng, phải cùng phòng kế hoạch kiểm tra xử lý sản phẩm tồn kho, thu hồi nợ đến hạn... Những tồn tại của chế độ kế toán mới và một số kiến nghị. Hệ thống Tài khoản kế toán: Việc thiết kế và sắp xếp các tài khoản kế toán đã đảm bảo được tính tổng hợp chi tiết theo yêu cầu quản lý phản ánh đúng tài sản và nguồn vốn nhưng do tài khoản không có tính chất lưỡng tính do đó khi lập báo cáo phải thêm công việc xử lý chi tiết và kết chuyển cho cùng tính chất của tài khoản. TK 331: “Gửi trả người cung cấp” nên gọi là “Phải trả khách hàng” vì nó bao gồm cả từ người cung cấp và người mua ứng trước tiền hàng. Báo cáo kết quả kinh doanh phần thực hiện nghĩa vụ ngân sách với nhà nước cần cho thêm cột số chưa nộp kỳ trước chuyển sang số phải nộp và số đã nộp làm hai quý báo cáo và luỹ kế từ đầu năm. Về chứng từ kế toán: các phiếu thu chi, nhập xuất nên lưu về tại bộ phận viết phiếu là không cần thiết. Hoá đơn bán hàng và hoá đơn xin phiếu xuất kho phía dưới cần ghi thêm thời hạn thanh toán và chiết khấu bán hàng. Nhà nước cần có quy định ưu đãi về thế chấp tái sản để quay vốn khi gặp khó khăn. Nhà nước cần quy định thời gian để có được các khoản dự phòng. Khi hàng tồn kho giảm giá có thể được gửi vào tài khoản dự phòng được không ? Khoản dự phòng đã lập kỳ trước được hoà nhập hay giảm chi phí? Có cần dùng TK 559 hay ghi thẳng vào TK 911 ? Một doanh nghiệp cần áp dụng chính sách kế toán kiểm tra định kỳ hay kê khai thường xuyên thì phương pháp nào đảm bảo nhất, doanh nghiệp có thể áp dụng hai phương pháp không? Do công ty tiêu thụ sản phẩm nội bộ nên không được tính vào chỉ tiêu doanh thu bán hàng do đó nên mở thêm TK doanh thu bán hàng nội bộ để phản ánh kiểm tra. Về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nên đổi là báo cáo lỗ lãi hoặc lợi tức. Cách sắp xếp chỉ tiêu trong báo cáo chưa thật hợp lý, chưa đúng tính chất kinh tế. Chỉ tiêu thuế VAT nên đặt sau các khoản giảm trừ (hàng bị bán trả lại, giảm giá ...). Cán bộ kế toán phải được đào tạo lại để thực sự am hiểu nội dung, yêu cầu của chế độ kế toán mới trên cơ sở đó mới thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Bộ máy kế toán phải được sắp xếp, định biên lại cho phù hợp. Công ty cần phải trang bị đầy đủ phương tiện làm việc như máy in, máy vi tính, phô to... Việc thực hiện chế độ kế toán mới phải đi đôi với việc vi tính hoá công tác kế toán thì ghi sổ, lập báo cáo tài chính mới chính xác và kịp thời. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu quan trọng nhằm giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư, thúc đẩy quá trình sản xuất. Như vậy, tiêu thụ gián tiếp có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Tiêu thụ không chỉ là khâu cuối cùng của cả quá trình sản xuất kinh doanh mà tiêu thụ có ý nghĩa giúp quay vòng vốn nhanh. Tổ chức hạch toán tốt khâu này tức là doanh nghiệp đã tổ chức tốt sản xuất. Em hy vọng các ý kiến và giải pháp đưa ra ở đây sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và có tính khả thi về mặt thực tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0638.doc
Tài liệu liên quan