Qua thời gian thực tập tại Công ty nước sạch Hà Nội vì điều kiện nghiên cứu và hiểu biết còn có những hạn chế nhất định nên chuyên đề này mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề chính của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Từ đó làm rõ được những ưu điểm, những nỗ lực cố gắn của công ty, đồng thời cũng nêu lên được một số hạn chế trong vấn đề quản lý tiêu thụ và xác định kết quả và kèm theo đó là những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty.
75 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu trong tháng viên nộp
đối chiếu đối chiếu
Báo cáo Báo cáo Báo cáo
Vào cuối tháng vào cuối tháng
- Phòng kinh doanh : Quản lý khách hàng tại các XNKDNS thông qua mạng vi tính. Hệ thống máy vi tính giúp cho công ty quản lý 1 khối lượng lớn khách hàng, nắm bắt được thông tin và tình hình sử dụng, tình hình thanh toán của khách hàng với công ty. Từ đó công ty biết được khả năng doanh thu của mình đạt tới đâu để có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra và lợi nhuận của công ty hay không để kịp điều chỉnh lên kế hoạch và giám đốc việc thực thi nhiệm vụ ở các đơn vị trực thuộc khác.
Hàng tháng để hỗ trợ cho công việc quản lý ghi thu của các nhân viên tại các XNKD. Phòng kinh doanh in ra danh sách khách hàng theo sổ đọc và phân làm nhiều đợt gọi là sổ đọc vi tính, bản kê hoá đơn. Sau đó nhân viên ghi đọc hệ số số m3 tiêu thụ của khách hàng và qua kiêm tra đối chiếu số tiền cuối cùng để in ra hoá đơn.
- Tại các XNKDNS: Là các bộ phận trực tiếp tham gia khâu “Bán” thành phẩm và chịu trách nhiệm thu tiền về cho công ty. ở đây, nhân viên ghi đọc quản lý khách hàng dựa theo số biên độ đồng hồ ( theo biểu...) đồng thời kết hợp với phòng kinh doanh để nắm bắt kịp thời và chính xác về tình hình khách hàng hỗ trợ cho nhân viên ghi thu quản lý khách hàng được chặt chẽ hơn. Chẳng hạn như: Doanh số khách hàng không phát sinh trong tháng; doanh số khách hàng có đồng hồ hỏng - Tính;doanh số đồng hồ xoá khoán...ngoài mhững sổ sách cơ bản
-Phòng tài vụ: Tại đây diễn ra công tác hạch toán kế toán tình hình doanh thu của công ty, vì công ty áp dụng hình thức khoán tập trung nên ở các XNKD chỉ mang hình thức thống kê, báo số lên công ty. Hàng ngày các nhân viên ghi thu ngân thu được tiền nộp ngay vào thủ quỹ tại XN. Sau đó thủ quý xí nghiệp tập hợp lại nộp ngay lên phòng gửi của công ty. Như vậy giúp cho việc tổng hợp của công ty được nhanh chóng, số liệu doanh thu nắm bắt được từng ngày để kịp thời đôn đốc việc thanh toán của khách hàng đặc biệt là các khách hàng thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp hay các cơ quan sản xuất kinh doanh là những khách hàng lớn.
Tất cả 3 bộ phận chính trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên 1 tổ chức tiêu thụ thành phẩm hoàn chỉnh của công ty kinh doanh nước sạch Hà nội. Tuy mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng, song chúng giúp nhau tạo ra doanh thu tạo ra lợi ích kinh doanh cho công ty.
Ngoài 3 bộ phận chính đó ra công ty còn có các bộ phận chức năng khác nhau tham gia vào quá trình tiêu thụ va phục vụ công tác tiêu thụ của công ty như: phòng Thanh tra (ở công ty và ở xí nghiệp), phòng tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên phòng kỹ thuật...Trong đó phòng kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối và cung ứng nước sạch cho khách hàng. Chẳng hạn cong tác láp đặt đường ống mới, cải tạo đường ống cũ, sửa chữa thay thế đồng hồ đo điểm nước để cho nhân viên ghi đọc quản lý mưc tiêu thụ của khách hàng được đầy đủ chính xác.
2.Quá trình thực hiện công tác ghi thu tại xí nghiệp kinh doanh:
Tại XNKDNS tổ chức bộ máy ghi thu có thể theo sơ đồ:
Nhân viên ghi Nhân viên thu
Đọc số đồng hồ
Vào sổ ghi đọc
(sổ vi tính BKC soát)
Hoá đơn Nhận hoá đơn P/S trong tháng
Thu tiền khách hàng nộp thu ngân
Kết hợp
Cùng NV Còn lại khách hàng chưa trả
giải quyết ( khó đòi )
Bộ phận Thanh Tra
Kiểm tra, xác minh KH
Nợ tồn
Nợ khó đòi chờ xử lý.
-Nhân viên ghi: Có trách nhiệm theo dõi mức tiêu thụ của khách hàng: đọc chỉ số đồng hồ, áp giá sử dụngcho từng mục đích SH- SX hay KD đầy đủ và đúng. Quản lý hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm tránh lãng phí gây thất thu cho công ty. Nhân viên ghi đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lượng nước tiêu thụ của khách hàng, là người chịu trách nhiệm ra P/S hoá đơn và xác định số doanh thu mà công ty phải thu của khách hàng do sử dụng sản phẩm cua công ty.
Trước đây do quản lý còn chưa chặt chẽ, nên chưa tạo mối ràng buộc giữa trách nhiệm của nhân viên ghi với kết quả kinh doanh cuối cùng (là số hoá đơn thu được tiền) nên để lại số tồn đọng, khách hàng khó đòi là tương đối nhiều. Nay đánh giá được tầm quan trọng của nhân viên ghi và nâng cao vai trò của họ đối với công tác tiêu thụ thành phẩm, công ty đã đưa ra nhiều yêu cầu đối với nhân viên ghi, gắn trách nhiêm của họ đối với công việc, với kết quả kinh doanh tạo ra sản phẩm để cuối cùng là đánh giá khả năng và việc thực thi nhiệm vụ ghi đọc bằng hình thức, trả lương theo doanh thu đạt được. Mặt khác công ty thường xuyên chú ý nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho nhân viên ghi thu; hàng năm tổ chức các khoá đào tạo thi nâng bậc.
Nhân viên ghi thu không chỉ đơn thuần là người đọc số đồng hồ để P/S ra hoá đơn không cần biết hoá đơn đó có được khách hàng chấp nhận thanh toán hay không. Mà người “làm” ra hoá đơn phảI đảm bảo được là nhân viên thu ngân đến thu được khách hàng chấp nhận như vậy vừa tạo thuận lợi cho nhân viên thu vừa để cho khách hàng thấy được trách nhiệm thanh toán của mình với công ty, đồng thời đánh giá được trách nhiệm trong công việc của nhân viên ghi thu và cách quản lý thống nhất chặt chẽ.
- Nhân viên thu: Là người nhận số hoá đơn do nhân viên ghi P/S ra phải có trách nhiệm đến tận nhà KH để thu tiền, đôn đốc thuyết phục khách hàng thanh toán đầy đủ nhanh chóng để xác định được số doanh thu mình đạt được đến đâu. Hiện nay theo mức cho phép công ty yêu cầu nhân viên thu ngân phải đạt mớc tối thiểu trong doanh thu là 97%. Dưới 97% hưởng 80% đơn giá trả lương. Tức là thu không đạt nhân viên thu bị đánh ngay vào kết quả thu được của mình bằng hình thức phạt lương.
Ngoài ra cùng kết hợp với nhân viên ghi quản lý, khách hàng theo dõi sự biến động về tình hình sử dụng nước.
Như vậy, có thể nói nhân viên ghi thu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác tiêu thụ. Do đặc thù về sản phẩm và tiêu thụ của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, sự phát triển của đời sống đô thị làm cho thị trường hoạt động lớn dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu. Song quan trọng hơn cả là vấn đề xác định doanh thu xác định đúng và đủ mức tiêu dùng của khách hàng để đảm bảo doanh thu cao gần bằng với lượng sản xuất ra sản phẩm. Hạn chế thất thu, thất thoát.
(Vì khó tránh khỏi tình trạng thất thu và thất thoát bởi vậy nó vẫn chiếm một tỷ lệ % nào đó )
Có thể nói công tác ghi thu ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Vì vậy mà trong công tác này công ty nên coi trọng và đẩy mạnh hơn.
_ Bộ phận thanh tra xí nghiệp: Trong tổ chức của xí nghiệp không thể thiếu đội ngũ này, với tính chất công việc là chuyên di kiểm tra khách hàng sử dụng nước đúng mục đích hay không, là khách hàng của công ty có kí kết hợp đồng hay sử dụng trái phép đục phá đường ống để dùng.
Không để tình trạng người có hợp đồng sử dụng với công ty thì không có nước dùng, người không thanh toán, không có hợp đồng với công ty thì sử dụng nhiều. Là những người hiểu rõ hơn các qui định quy chế của công ty, của thành phố đề ra, thanh tra có biện pháp xử lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng mục đích hơn. Ngoài ra bộ phận này kết hợp với nhân viên ghi thu giải quyết những khách hàng cố tình không thanh toán, khó đòi. Đến đây nếu những khách hàng đó vẫn không giải quyết được thì thanh tra lấy xác nhận nợ của khách hàng là bằng chứng thể hiện lý do, ý kiến của khách hàng tại sao lại không thanh toán. Từ đó chuyển lên công ty để có biện pháp xử lý.
Hiện nay vấn đề nợ tồn cũng cần được xem xét và quan tâm. Nợ tồn năm 2000 cho phép là 3% và dự tính đến năm 2001 là1% vì đến nay công ty đã đầu tư cho cải tạo nhiều tuyến ống truyền dẫn mở rộng sản xuất tăng công suất khắc phục được phần lớn nhu cầu của nhân dân ngày càng cao.
3. Xác định giá bán sản phẩm của công ty KDNSHN:
Giá nước phải thoả mãn 2 mục tiêu trái ngược nhau_ mục tiêu về tài chính và xã hội. Giá nước phải giúp một công ty nước vững mạnh, đồng thời cũng phải giữ ở mức đủ thấp để các gia đình thu nhập thấp cũng có thể tri trả được.
Trong nghiên cứu của UBND TP Hà Nội, giá nước hàng năm được dùng làm cơ sở tính giá nước. Giá nước hàng năm nghĩa là giá nước mỗi năm bù đắp được tất cả các chi phí sản xuất nước quy trình tính giá nước hàng năm do các công trình mở rộng nhà máy mới như sau:
Giá nước hàng năm = chi phí VH&BD ( + trả nợ + lãi định mức )
Trong đó: - CP VH&BD: Nhà máy + XNKDNS + Văn phòng công ty
- Trả nợ gồm: Khấu hao TSCĐ, vốn vay,lãi xuất
Trả nợ VNĐ/m3 = khoản trả hàng năm (vốn và lãI, khấu hao) (VNĐ/năm)/lượng nước đo đếm được(m3/ngày)/(365ngày)
Và theo quyết định số 3192/QĐUB (20-8-97) của UBNDTPHN ra quyết định về việc điều chỉnh giá nước máy như sau:
Giá 1500đ áp dụng cho lượng nước máy đã dùng tại các hộ dân, các khu vực, nhà ở tập thể.
Giá 3000đ áp dụng đối với các cơ quan hành chính, đoàn thể, bệnh viện, trường học, đơn vị sự nghiệp.
Giá 6500đ áp dụng cho các đối tượng sử dụng là dịch vụ, kinh doanh, và các tổ chức cơ quan nước ngoài, người nước ngoài.
Quyết định này được thi hành từ tháng 9/1997 cho đến nay vẫn được áp dụng.
Đó là trên thực tế công ty KDNSHN đã áp dụng đúng theo quyết định còn theo dự án nghiên cứu chính sách giá nước quốc gia VN thì cơ cấu về giá nước đề xuất cho HN (bao gồm cả phí thoát nước 10%).
Hà nội- Giá nước đề xuất (VND/m3)
Hệ số
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Sinh hoạt
1,0
1000
1240
1545
1915
2380
2522
Cơ quan
1,5
2000
2000
2315
2875
3260
3785
Sản xuất. Doanh nghiệp NN
2,0
2000
2000
3085
3830
4760
5040
Kinh doanh, nước ngoài
5,0
5000
6200
7700
9600
10700
12600
Giá nước TB theo tỉ trọng
Doanh thu cần thiết theo dự tính tài chính
2114
2111
2590
2577
2868
3156
3560
3537
3795
3769
Dự tính AIFC
2867
3096
3344
3612
3900
4135
Ghi chú: 1. Sự liên hệ với mức giá sinh hoạt tối thiểu
2. Các mức giá trên bao gồm cả phí thoát nước 10%.
Qua bảng đề xuất trên, ta nhận thấy rằng giá nước được áp dụng hiện nay chỉ áp dụng cho năm 97-98. Tức là có sự gia tăng liên tục về giá nước cần thiết 24%/năm trong giai đoạn 97-2000. Do vậy, tiền nước hàng năm sẽ tăng lên theo tỉ lệ này
Như vậy,có thể nói là giá nước áp dụng ở thời điểm này là Cty bị lỗ. Và mặc dù được phép của Chính phủ và Thành phố, Công ty đã vay nhiều nguồn vốn: Ngân hàng Thế giới, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, mặt khác, Công ty vẫn xin Nhà nước,Chính phủ cấp bù lỗ cho giá nước để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Năm 1995, Việt Nam đã tiến hành 1 công trình nghiên cứu về chính sách giá nước Quốc gia được Ngân hàng Châu á tài trợ có sự tham gia của Chính quyền Trung ương để xác định giá nước tối ưu. Hơn nữa, vào tháng 3-1996, giá nước trong cả nước đã trở nên quá thấp so với khả năng tài chính của các công ty nước ở Việt Nam. Do đó, chiến lược giá nước Quốc gia đã nêu sự cân thiết phải nâng giá nước, đồng thời cải tiến hệ thống ghi thu và giáo dục khách hàng dùng nước.
V. Tổ chức hạch toán, kế toán tiêu thụ thành phẩm:
Tài khoản sử dụng:
Công ty sư dụng tài khoản cho quá trình tiêu thụ gồm những tài khoản sau:
-TK 155: “Thành phẩm nước”
-TK 511: “ Doanh thu bán hàng”
TK5111: Bán hàng
TK5112: Bán TP nước
TK5113: Dịch vụ lắp đặt đồng hồ
TK5114: Dịch vụ dấu nước vào nhà
TK5115: Dịch vụ sửa chữa có thu tiền
TK5116: Dịch vụ CTXD và CTLĐ đường ống
TK5118: Doanh thu các dịch vụ khác
-TK632: “Giá vốn hàng bán”
TK6321: Giá vốn hàng hoá bán
TK6322: Giá vốn nước bán
TK6323: Giá vốn dịch vụ hoàn thành bàn giao lắp đặt đồng hồ
TK6324: Giá vốn dịch vụ hoàn thành bàn giao đấu nước vào nhà
TK6325: Giá vốn dịch vụ hoàn thành, bàn giao sửa chữa có thu tiền
TK6326: Giá vốn công trình xây dựng và lắp đặt đường ống bàn giaoTK6327: Giá vốn dịch vụ hoàn thành bàn giao khác
2. Thủ tục, chứng từ kế toán:
Tuỳ theo phương thức bán hàng mà Công ty có các thủ tục kế toán cần thiết
Các phương thức bán hàng của Công ty bao gồm 2 hình thức như sau:
- Phương thức bán hàng trước trả tiền sau: Công ty mang sản phẩm đến tận nơi tiêu dùng của khách hàng. Công ty thể hiện việc thanh toán là hoá đơn vi tính, thời điểm lập hoá đơn là 1 tháng. Thủ tục thanh toán gồm tiền mặt, tiền séc, UNC, ngoại tệ, chứng khoán. Sau 1 tháng công ty giao hoá đơn theo số lượng sản phẩm tiêu thụ để khách hàng thanh toán.
Với những khách hàng là tư nhân ( tiêu thụ theo giá 1500đ/ 1m3) thì thanh toán bằng tiền mặt. Còn các loại thanh toán khác thì thường sử dụng đối với khách hàng có mức tiêu thụ lớn có tài khoản tại các ngân hàng.
VD: Với khách hàng thanh toán bằng séc. Kế toán xí nghiệp phải lập bản kê nộp séc. Với UNC nhờ ngân hàng trả hộ bằng việc trích tiền ở tài khoản của mình.
- Phương thức bán hàng thu tiền ngay: Phương thức này là đặc biệt dùng bán nước bằng xe téc. Trong trường hợp này khách hàng có nhu cầu mua nước công ty sẽ chở đến để bán. Thủ tục là xe téc và tiền mặt thu bằng HTTC ( Do bộ tài chính ban hành )
Trong 2 phương thức trên thì phương thức bán hàng trước trả tiền sau chiếm khoảng 98-99%. Còn phương thức thu tiền ngay lúc bán hàng thì chiếm tỷ lệ nhỏ. Còn công ty không có hình thức gửi đi bán hoặc đem ký gửi đại lý.
3.Công tác hạch toán, kế toán:
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty KDNS Hà Nội là sản xuất và cung ứng nước sạch cho dân. Ngoài ra có các dịch vụ khác như xây lắp, sửa chữa đường ống, các công việc khác liên quan tới quá trình tiêu thụ thành phẩm.Để cho việc kế toán, hạch toán, tiêu thụ thành phẩm của Công ty được tổng quát và dẽ hiểu, ta đi tìm hiểu sơ lược quá trình hạch toán chi phí sản xuất nước sạch. ở Công ty KDNSHN, chi phí cho quá trình sản xuất nước là một chi phí rất lớn cho hệ thống cấp nước bao gồm 8 nhà máy nước chính và 12 trạm sản xuất nước nhỏ phục vụ cho các khu nhà cao tầng của thành phố. Các chi phí đó bao gồm các tập hợp các chi phí như:
Chi phí điện năng là một chi phí lớn nhất trong quá trình sản xuất. Vì “nguyên liệu” để sản xuất sản phẩm của Công ty là nước tự nhiên lấy từ các mạch nước ngầm, bởi vậy phải sử dụng điện để vận hành bơm hút nước lên và tiến hành quy trình sản xuất (chi phí này chiếm khoảng 50% tổng chi phí)
Chi phí về khấu hao tài sản cố định: Công ty có số tài sản cố định khá lớn vì sản phẩm công ty sản xuất trên một dây chuyền khép kín và liên tục lại là một sdản phẩm tiêu dùng đặc biệt của xã hội. Vì vậy, Công ty được đầu tư hệ thhống đường ống, máy móc thiết bị là rất lớn (trên sổ sách tính toán khoảng 120 tỉ, còn theo đánh giá khoản 700 tỉ vì một số được đầu tư bằng vốn vay không hoàn lại)
Chi phí nhân công: có số nhân viên làm việc nhiều 1649.
Chi phí phan xưởng, chi phí quản lý các nhà máy, xí nghiệp kinh doanh nước sạch.
Và một số chi phí khác .
Tập hợp các chi phí để hạch toán, kế toán sử dụng các tài khoản:
TK6212: Vật liệu sản xuất nước
TK6272: Chi phí sản xuất chung
TK6222: Chi phí nhân công cho sản xuất nước chung cho các xí nghiệp.
Hạch toán giá vốn hàng bán.
Với những nét đặc thù về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, là sản phẩm sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó, 1 quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra liên tục không có thành phẩm nhập kho, xuất kho hay tồn kho. Tuy nhiên kế toan vẫn mở TK 155 để theo dõi giá trị sản phẩm xuất đI tiêu thụ bằng số m3 sản xuất ở các nhà máy.
Cuối kỳ kế toán sử dụng bút toán kết chuyển toàn bộ chi phí từ TK 154 sang TK 155 rồi lại kết chuyển sang TK 632.
Sản phẩm sản xuất ra khỏi nhà máy được đo đếm bằng ĐH tổng không có tồn kho vì vậy toàn bộ chi phí được hạch toán vào GVHB. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Do vậy kế toán sử dụng TK 632 để hạch toán GVHB. Xuất thành phẩm kế toán ghi
Nợ TK 632 5.779.303.449
Có TK 155. 5.779.303.449
Cuối kỳ kế toán kết chuyển sang 911
Nợ 911 5.779.303.449
Có 632. 5.779.303.449
Hạch toán doanh thu bán hàng.
Lượng giá trị tiêu dùng của khách hàng được xác định trên cơ sở đơn vị tính là m3 và đơn giá tiền nước ( tuỳ theo mục đích sử dụng mà có đơn giá khác nhau) xác định m3 tiêu thụ bằng phương tiện đo đếm là đồng hồ của từng khách hàng. Theo thống kê thì cho đến nay khoảng 60% khách hàng sử dụng có đồng hồ. Còn lại khách hàng dùng theo mức khoán theo số người sử dụng. Trung bình tối thiểu 1người 1 tháng sử dụng bằng 4m3. Do đIều kiện sử dụng và cung ứng ở từng địa bàn, đIều kiện đời sống nhu cầu mỗi nơI một khác. ĐIều kiện ở 1 khu vực chỗ đầu nguồn cũng lại khác bởi vậy với nước K= 4m3, ở nơI nước khoẻ thì lại thấp hơn mức sử dụng của khách hàng còn những nơI nước yếu, khu cao tầng thì 4m3 quả là hơI khó khăn.
Để theo dõi quá trình vận động tiền hàng kế toán phảI quản lý việc thanh toán và thu hồi tiền hàng. Đối với trường hợp bán hàng thu tiền mặt kế toán lập phiếu thu:
CÔNG TY PHIếU THU Số...... Mẫu số C 21 - H
KINH DOANH NƯớc SạCH Hà NộI ( Ban hành theo QĐ
Ngày... tháng... năm 199... Số 999 _TC/QĐ/CĐKT
Nợ......... Ngày 2/11/1996 của BTC)
Có.........
Họ tên người nộp tiền..................................................................................................
Địa chỉ.........................................................................................................................
Lý do nộp.....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Số tiền................................................( Viết bằng chữ )..............................................
................................................................................................................................... Kèm theo............................................ chứng từ gốc...................................................
Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ )............................................................................
Ngày......tháng.... năm 199......
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp Thủ quỹ
+ Tỷ giá ngoại tệ ( vàng bạc, đá quý )... ... ... ... ... ... ...
+ Số tiền quy đổi... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì chứng từ ban đầu là bản kê nộp séc. Thông thường khách hàng thanh toán bằng séc bảo chi, séc chuyển khoản hoặc UNC.
Uỷ NHIệM CHI Số.............
Chuyển khoản, chuyển thu, điện Lập ngày
Tên đơn vị trả tiền:.....................
Số tàI khoản:......................... PHầN DO NH GHI
Tại ngân hàng......................................tỉnh,TP....................... TàI KHOảN Nợ
Tên đơn vị nhận tiền:........................................................................ TàI KHOảN Có
Số tài khoản:.....................................................................................
Tại ngân hàng:.........................tỉnh,TP..............................................
Số tiền bằng chữ:...............................................................................
........................................................................................................... Số TIềN BằNG Số
nội dung thanh toán:
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B
Kế toán Chủ tài khoản Ghi sổ ngày.................. Ghi sổ ngày..........
Kế toán Trưởng phòng kế toán Kế toán Trưởng phòng kế toán
Đây là chứng từ xác nhận ngân hàng đã nhận được tiền và số hiệu tàI khoản được chuyển vào khi đó kế toán phản ánh số tiền theo giấy báo có của ngân hàng vào tàI khoản liên quan:
Tại các XNKDNS trực thuộc quá trình quản lý chứng từ tiêu thụ thành phẩm được thực hiện như sau: Sau khi phòng kinh doanh giao hoá đơn cho xí nghiệp, xí nghiệp sẽ giao lại cho từng thu ngân viên theo sổ giao nhận hoá đơn. Các thu ngân viên giao hoá đơn cho khách hàng và thu tiền về cho công ty.
Trích mẫu hoá đơn nước
Hoá đơn nước tháng 11/2000: Mã số: 400.5988-3
Thời gian sử dụng: 03/11 – 03/12
Họ tên
Địa chỉ KH
Chỉ số ĐH tháng này
Chỉ số ĐH tháng trước
Số nước tiêu thu (m3)
Loại giá
Thành tiền
412
402
10
Ông/ bà
Hồ Sỹ Dương
50 Hàng Chuối
10
1286
12.860
- Cộng tiền nước
- Phí thoát nước (10%)
- Tiền thuế GTGT (5%)
- Tiền đồng hồ
12.860
1.500
640
Cộng
15.000
Số tiền bằng chữ: Mười lăm ngàn đồng chẵn
Các thu ngân viên giao hết hoá đơn cho khách hàng, lúc đó thu ngân viên nhận được của khách hàng tiền mặt, séc. Người tổng hợp của xí nghiệp sẽ mang tiền đến nộp trực tiếp cho phòng tài vụ của công ty, còn séc thì nhờ thu qua ngân hàng công thương việt nam.
Nếu các thu ngân viên không giao được hết số hoá đơn cho khách hàng, thì số hoá đơn tồn phải báo lại cho phòng kinh doanh của công ty và báo cáo tình hình với xí nghiệp để xí nghiệp vào sổ theo dõi nợ của khách hàng.
Sổ theo dõi nợ
Sổ tổng hợp nộp hoá đơn + tiền
Sổ giao nhận TH. Hoá đơn
Hoá đơn
Sổ ghi thu
Sơ đồ luân chuyển chứng từ ở các xí nghiệp.
Báo cáo doanh thu
Cuối tháng các báo cáo doanh thu được gửi về công ty. Số liệu giữa báo cáo doanh thu và giấy nộp chứng từ nộp tiền và số còn tồn phải được đối chiếu kiểm tra thường xuyên số lượng sản phẩm “bán” ra được theo dõi riêng bởi từng thu ngân viên. Báo cáo doanh thu được lập theo biểu.
Từ báo cáo doanh thu của các xí nghiệp phòng kinh doanh, phòng tài vụ làm tổng hợp báo cáo tổng hợp doanh thu của cả công ty.
Bảng biểu báo cáo thu ( Xem ở trang sau ).
Căn cứ vào bảng tổng hợp doanh thu kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK1312 5.779.303.449
Có TK 5112 5.779.303.449
Khi nhận được các chứng từ thu, séc, uỷ nhiệm chi kế toán ghi.
Nợ TK 111 7.684.386.380
Có TK 1312. 7.684.386.380
- Trường hợp truy thu bằng hoá đơn tài chính phát sinh do khách hàng sử dụng sai mục đích, khách hàng chưa có mã số để thu bằng hoá đơn vi tính. Các tổ kiểm tra thu bằng hoá đơn tài chính bằng tiền mặt, khách hàng trả ngay kế toán ghi và phản ánh số doanh thu
Nợ TK 1121 5.268.857
Nợ TK 1131 4.037.143
Nợ TK 111 128.773.370
Có TK 5112 118.057.862
Có TK 3331 13.807.937
Có TK 3339 6.213.571
Hạch toán thuế GTGT:
Thuế GTGT đối với sản phẩm nước được tính theo công thức:
Số thuế phải nộp = (doanh thu nước – phí thoát nước) x thuế suất
Trong đó: phí thoát nước = 10% doanh thu nước
Thuế GTGT = 5%
Doanh thu tiền nước = 8.352.593.892
- Phí thoát nước = 10% = 835.259.389
- Doanh thu chịu thuế = 7.517.334.503
Cuối tháng dựa trên số doanh thu đạt được, kế toán lập tờ khai tính thuế
Tờ khai tính thuế ( Xem ở trang sau )
Từ đó, kế toán tiêu thụ ghi TK:
Nợ TK 511: 375.866.725
Có TK 3331: 375.866.725
Hạch toán XĐKQ:
+ Chi phí bán hàng: Là các chi phí cho các XNKD nước sạch (bộ phận ghi thu, bộ phận làm hoá đơn, chi phí quản lý mạng, đường ống) chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí đào hè đường cụ thể:
- Chi phí lương, vật liệu...
- Chi phí sửa chữa hè đường, TSCĐ...
- Chi phí điện thoại, ...
- Tiền điện bơm cao tầng, phục vụ kinh doanh
- Chi phí phòng hoả, bão lụt
- Chi phí in ấn, hội nghị...
Chi phí bán hàng được theo dõi trên TK 641. Cuối tháng chuyển sang TK 911. Do hoạt động tiêu thụ sản phẩm nước ở Cty là chủ yếu nên kế toán hạch toán toàn bộ chi phí bán vào kết quả tiêu thụ nước chứ không phân bổ cho dịch vụ xây lắp.
Kế toán ghi: Nợ TK 911:1.154.120.914
Có TK 641:1.154.120.914
+ Chi phí QLDN: chi phí DN được phân bổ cho 2 loại thành phẩm nước và dịch vụ xây lắp. Tiêu thức để phân bổ là GVHB:
Chi phí quản lý tính = Tổng chi phí quản lý phát sinh trong kỳ x ∑GVHB sản
cho sản phẩm nước Tổng GVHB phẩm nước
Chi phí quản lý tính cho sản phẩm nước
=
966.637.951
5.779.303.449 + 21.995.850 + 626.693.636
x 5.779.303.449
=
966.637.951
6.427.992.935
x 5.779.303.449 = 866.895.517
Cuối tháng kế toán ghi:Nợ TK 911 :866.895.517
Có TK 6422:866.895.517
+ XĐKQ: Đây là bút toán được tiến hành vào cuối tháng. Kế toán căn cứ vào số liệu kế toán đã tổng hợp vào các sổ NKC và sổ cái TK911:
- Về trị giá vốn hàng bán
- Về doanh thu thuần
- Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Cuối cùng tính số lãi hoặc lỗ trong tháng của công ty bằng cách cân đối số phát sinh trên sổ TK 911.
Các sổ cái được lập phục vụ cho quá trình quản lý ở công ty là cuối mỗi tháng còn để gửi lên cơ quan quản lý cấp trên, kế toán sẽ lập vào cuối quí.
Sổ cái theo mẫu NKC ( Xem ở trang sau ).
Phần III
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh tại công ty KD nước sạch Hà nội
I. Đánh giá khái quát về công tác tiêu thụ sảm phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Kinh doanh Nước sạch Hà nội:
Trong những năm qua kể từ khi sát nhập ba thành viên, Cty kinh doanh nước sạch Hà nội mà thực chất là Cty cấp nước Hà nội đã có lịch sử hơn 100 năm đã đứng vững và dần dần phát triển thành một doanh nghiệp nhà nước lớn, đóng vai trò quan trọng tong hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Mục đích của Cty từ xưa đến nay là sản xuất nước máy phạu vụ cho Hà nội góp một phần quan trọng vào sự phát triển đời sống, chính trị, xã hội của thủ đô. Từ một trạm cấp nước nhỏ bé bờ sông Hồng đến nay Cty Kiinh doanh nước sạch Hà nội đã có 8 nhà máy nước (công suất từ 3 đến 8 vạn m3 /ngày) và 16 trạm sản xuất cục bộ (công suất từ 2 đến 10 nghìnm3 /ngày đêm) sản xuất bình quân 390 nghìn m3 nước một ngày. Hệ thống đường ống trước đây chỉ có vài km đến nay đã có tổng chiều dài của mạng ống phân phối khoảng 420 km trong đó 250 km được lắp đặt mới (sau năm 1985). Ngoài ra còn 1.200 km ống dịch vụ chạy vào từng hộ tiêu thụ phục vụ cấp nước trên 60% địa bàn Hà nội với lượng nước đặc trựng 316 lít/người/ngày, Có thể nói đây là một trong số Cty có quy mô cấp nước lớn nhất của nước ta.
Để đạt được kết quả đó, hệ thống quản lý nói chung và bộ phận kế toán nói riêng trong đó đặc biệt là khâu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình thực tế của Cty cho thấy việc tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra: đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan cũng như nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh một cách trung thực, hợp lý rõ ràng, dễ hiểu. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế ghi chép trùng lặp nhưng đảm bảo tính thống nhất các nguồn số liệu ban đầu. Do vậy, việc tổ chức công tác kế toán tại Cty là rất phù hợp với điều kiện thực tế tại Cty. Nhờ đó, Cty luôn chấp hành các chính sách, chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước, cac chính sách giá, thuế, tổ chức mở sổ một cách phù hợp để phản ánh và giám đốc tình hình tiêu thụ và xác định kết quả. Đồng thời kế toán cũng ghi chép đầy đủ, hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhờ đó kế toán tiêu thụ thành phẩm của Cty đã góp phần bảo vệ tài sản của Cty.
Tại phòng kế toán, việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và luận chuyển sổ kế toán một cách hợp lý, khoa học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với khả năng, trình độ của độ ngũ cán bộ kế toán hiện nay, thuận tiện cho quản lý. Các nhân viên trong phong kế toán được bố trí đảm nhiệm từng phần một cách khoa học, tiện lợi trong mối quan hệ với nhau.
Công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh được tiến hành hàng tháng và khá nề nếp. Giữa kế toán tiêu thụ và xác định kết quả với các phần việc kế toán có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhau. Cụ thể:
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm đảm bảo theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ, chi tiết về khách hàng nợ tồn, đồng thời phản ánh kịp thời và chính xác doanh thu bán hàng cùng các khoản giảm trừ doanh thu.
- Kế toán xác định kết quả của Cty tính toán các chi phí phát sinh chính xác trong quá trình tiêu thụ, xác định đầy đủ giá vốn hàng bán để cuối cùng kế toán xác định đúng kết quả thực hiện của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm đó, hoạt động kế toán tại đây còn bộc lộ những điểm yếu. Nếu được cải tiến và hoàn thiện, tôi tin rằng hệ thống quản lý kế toán của Cty sẽ phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công việc kinh doanh của Cty. Tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
II. Một số công tác về công tác kế toán:
Về hạch toán thành phẩm:
Tại Cty KDNS vì đặc thù của sản phẩm là không có nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho. Theo tôi, để theo dõi chặt chẽ hơn về sản phẩm nước Cty nên lập một sổ theo dõi sản phẩm nước sản xuất và tiêu thụ. Qua đó thì chúng ta mới thấy được lượng nước thực tế tiêu thụ như thế nào, từ đó kiến nghị tới ban lãnh đạo Cty cũng như các bộ phận có liên quan giải quyết, tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới lượng nước thất thoát.Hiện nay tỷ lệ nước thất thoát từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng vẫn còn lớn.Tỷ lệ thất thoát là 56% tức là mới chỉ thu có 44% lượng nước sản xuất được.Các nguyên nhân thất thoát có thể do:
-ĐH đo đếm không chính xác
-Dùng khoán nhiều,dùng nguồn công cộng
-Do quản lý....
2.Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm:
Hiện nay, kế toán tiêu thụ của Cty theo dõi về 2 nguồn doanh chính là doanh thu tiền nước và doanh thu về xây lắp. Về các chứng từ, bảng, báo cáo doanh thu tiền nước ở Cty là tương đối chặt chẽ. Nhưng việc theo dõi tổng hợp doanh thu của sản phẩm nước, các dịch vụ xây lắp thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Kế toán tiêu thụ theo dõi doanh thu khi cần lấy số liệu tổng hợp về doanh thu thì mới lắp ráp các số liệu của từng bộ phận kế toán dẫn đến thông tin chậm, số liệu không đầy đủ, thông tin đưa ra không rõ ràng. Theo tôi thì kế toán nên lập một sổ tổng hợp để theo dõi toàn bộ số doanh thu của các sản phẩm nước, dịch vụ xây lắp. Sổ này theo dõi cụ thể và đầy đủ các khoản doanh thu nước, dịch vụ xây lắp.
Để theo dõi tình hình tiêu thụvà xác định kết quả, kế toán đang sử dụng sổ TK 911. Nhìn chung việc sử dụng sổ cái này đã phản ánh đầy đủ tình hình tiêu thụ và kết quả. Tuy nhiên lượng thông tin của quá trình này được phản ánh trên sổ là tổng hợp, chưa có các thông tin về doanh thu thuần, các khoản làm giảm doanh thu. Muốn xem chi tiết về thuế doanh thu, tổng doanh thu đạt được là bao nhiêu thì phải xem lại sổ chi tiết về tài khoản 511.
3. Tin học hoá công tác kế toán:
Trong thời đại tin học hoá hiện nay, việc máy tính hoá công tác nhập và xử lý số liệu là điều hết sức nên làm, nhất là trong lĩnh vực kế toán là nghề có dặc thù nhiều số liệu phức tạp. Nó giúp Cty giảm bớt thời gian lao động thủ công đồng thời tăng năng suất, tính chính xác và hiệu quả công việc.
Kế toán máy giảm được khối lượng hàng ngày nhưng phải đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trình độ nhất định. Do đó vấn đề đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cần được đặc biệt lưu ý.
4. Những điều kiện để thực hiện các giải pháp đó:
Qua phần đánh giá thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả, chúng ta thấy những phương hướng hoàn thiện muốn có tính khả thi thì trước hết phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở với đặc điểm của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Hệ thống kế toán ban hành là một bản thiết kế tổng thể. Các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng hệ thống đó nhưng được quyền đổi trong một phạm vi nhất dịnh cho phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất.
- Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng thông tin kịp thời chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý.
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, vì mục đích của doanh nghiệp và kinh doanh có lãi.
- Trên cơ sở những điều kiện của việc hoàn thiện, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả cũng như toàn bộ công tác kế toán nói chung, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại trong việc hạch toán góp phần hoàn thiện và ngày càng nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của Cty.
III. Kiến nghị về biện pháp quản lý:
Trên góc độ quản lý Nhà nước:
Cty KDNSHN là một doanh nghiệp Nhà nước có nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là do ngân sách cấp được hạch toán độc lập và chịu sự quản lý trực tiếp của Sở GTCT thành phố.
Trên cơ sở đó, thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do Cty xây dựng và thành phố duyệt. Giá bán nước cho các loại khách hàng do Cty đề xuất có sự kiểm duyệt, quyết định, ban hành công khai của thành phố.
Nhìn về bề mặt kinh doanh, hạch toán của Cty là bán nước sạch, lắp đặt các đầu máy và dịch vụ về nước, thu tiền để tự chi trả những khoản chi phí vận hành, bảo dưỡng, xây lắp, đóng thuế vốn, thuế doanh thu, thuế đất, phí thoát nước, có lãi , tuy trong thực tế Cty còn được bao cấp rất nhiều.
Như vậy, để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là hoạt động kinh doanh của Cty phải có hiệu quả, làm ăn có lãi với một bên là nhu cầu xã hội, khách hàng sẽ mua với giá theo chi phí tương ứng hay giấ có lợi nhất?
Do nước sạch là một nhu cầu không thể thiếu của người dân, mọi đối tượng đều có trách nhiệm thanh toán, nên theo tôi Nhà nước cần phải:
- Điều tiết giá nước giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp để đảm bảo cho người có thu nhập thấp có nước sử dụng và có khả năng thanh toán.
Nhưng nếu sự điều tiết đó quá mức thì khách hàng sẽ không thể chấp nhận và tìm đến nguồn cung cấp khác có lợi cho người tiêu dùng hơn. Vậy mức giá cả phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp để khách hàng chấp nhận.
- Cần có thêm mạng nước công cộng tại nơi chưa có điều kiện mắc nước cho các hộ nhưng phải do Chính quyền địa phương đứng ra quản lý, chịu trách nhiệm bảo quản, chi trả cho Cty.
- Nhà nước cần nghiên cứu giảm các loại thuế cho việc sản xuất nước sạch nhằm cho việc phục vụ có tính xã hội công cộng và để tạo vốn đầu tư.
Trên góc độ doanh nghiệp:
Cty KDNSHN tiếp tục đẩy mạnh công tác hạch toán kinh doanh trong nội bộ, hạch toán chi phí tới từng nàh máy, xí nghiệp theo từng công đoạn sản xuất kinh doanh.
Có nghĩa là Cty sẽ mua sản phẩm của các nhà máy sản xuất nước và bán nước sạch cho các xí nghiệp kinh doanh nước sạch và các ban đại diện cụm... Các xí nghiệp kinh doanh nước sạch không chỉ thanh toán theo kết quả ghi thu mà phải tính đến cả chi phí do mua nước sạch.
Ngoài ra, Cty còn cần giải quyết một số tồn tại là cơ sở hạch toán của Cty:
Lắp đặt các đầu máy nước mới và đồng hồ nước:
Tại các nhà máy nước hiện nay đang thiếu đồng hồ tổng từ nhà máy phát ra mạng và lắp đặt trên mạng. Trong số khách hàng sử dụng nước thì có đến 40% dùng nước khoán chưa có đồng hồ. Nhưng 60% khách hàng còn lại thì có đến 10% số đồng hồ hỏng hoặc nước không đủ áp lực, nên khó xác định hiệu quả sản xuất và quản lý cũng như cơ sở thanh toán công bằng, hợp lý với khách hàng dùng nước.
Cách tốt nhất hiện thời là cán bộ ghi thu bám sát địa bàn, lắp đặt thêm đồng hồ cho từng hộ dùng khoán. Dự định trong năm 2001. Công ty sẽ cố gắng nâng cao công suất bơm nước để có thể tăng lượng khách hàng dùng đồng hồ. Các hộ thu nhập thấp có thể trả dần tiền lắp đặt và chịu lãi suất.
Chính sách giá nước:
Giá bán nước hiện nay còn thấp so với chi phí, so với khả năng chi trả của khách hàng. Như vậy Cty cần phải tăng giá nước để có điều kiện nâng cao dịch vụ cung ứng nước và đưa nước đến các xóm lao động chứ không phải là đánh vào người lao động.
Cty nên thực hiện tăng tiền nước theo giá luỹ tiến và định kỳ hàng năm để đến năm 2001 Cty thu đủ để trang trải chi phí và đảm bảo tái đầu tư và phát triển.
+ Mức giá thấp (bao cấp) bằng 80% chi phí
+ Mức giá trung bình 120% chi phí
+ Mức giá cao 160% chi phí
+ Các đơn vị kinh doanh 200% chi phí
Tuy nhiên, thực tế doanh thu còn quá thấp, Cty vẫn còn lúng túng trong cơ chế lắp đặt đồng hồ nước với khách hàng. Tỉ lệ ghi thu thấp do thiếu đồng hồ đo nước và hiệu quả quản lý kinh doanh chưa đạt.
Để tạo ra một nền tài chính tốt đẹp, tránh tình trạng thất thu và va chạm trong thanh toán, Cty cần có một nền kinh phí để giải quyết nhanh, toàn diện việc lắp đặt đồng hồ trước mắt là những khu vực đầu nguồn nước, những nơi áp lực cao với sự hố trợ của các cơ quan thành phố. Ngoài ra, Cty phải yêu cầu khách hàng phải trả đủ chi phí lắp đặt đường ống, đường máy trước khi lắp đặt.
Để củng cố công tác ghi thu, Cty yêu cầu cán bộ ghi thu bám sát địa bàn, đồng thời ban hành các quy chế ghi, thu, hướng dẫn áp giá nước, tổ chức tập huấn cho các nhân viên ghi thu và quản lý của các xí nghiệp kinh doanh nước sạch. Để các xí nghiệp quản lý nắm bắt tình hình ghi thu, Cty mở tài khoản chuyên thu cho các xí nghiệp kinh doanh nước sạch.
Khoản mục khấu hao tài sản cố định:
Hiện nay, việc tính khấu hao ở Cty còn gặp nhiều khó khăn. Tài sản cố định của Cty ngoài nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đường ống nước, phương tiện vân tải...còn có các công trình xây dựng cơ bản, tài sản cố định năm trong chương trình cấp nước Hà nội do Chính phủ Phần lan tài trợ.
Tổng vốn cố địng của Cty khoảng 700 tỉ, nhưng trên thực tế chỉ trích vào giá thành 120 tỉ. Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, hao mòn TSCĐ tính vào chi phí thường chiếm tỉ trọng cao thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu. Do vậy, khấu hao của Cty chưa tính đủ hết nên giá thành công xưởng sản xuất chưa tính được chính xác.
Giải quyết được vấn đề này, Cty nên thực hiện đúng quy định, chế độ khấu hao do nhà nước quy định, đồng thời cần có sự phối hợp của ban ngành liên quan trong sở GTCC thành phố Hà nội.
Khoản mục chi phí tiền lương:
Trước đây, khi mới thành lập Cty (1994), Cty thanh toán tiền lương theo 2 chỉ tiêu: ghi và thu tiền nước. Đây là một phương pháp rất khoa học nhưng do trình độ của nhân viên chưa đáp ứng được nên người ghi thì ghi nhiều (ghi khống để hưởng lương) người thu thì bỏ qua các điểm thu khó dẫn đến tình trạng nợ tiền nước không thu được năm 1993-1994 10%. Đến năm 1995, Cty cải tiến lại chi thanh toán theo 1 chỉ tiêu tiền thu thì tỉ lệ ghi thu giảm, tỉ lệ nợ tiền nước chỉ còn 2%.
HIện nay, lương của bộ phận ghi thu là cao nhất Cty, điều đó có phù hợp không? Theo tôi thì hoàn toàn phù hợp. Bởi vì một thu ngân viên phải quản lý 1000 khách hàng, tức là trung bình mỗi ngày phải thu tiền nước của 33 khách hàng. Nếu không có trình độ làm việc thì khó có khả năng thực hiện được.
Tóm lại, qua quá trình phân tích và tìm hiểu thực trạng về Cty, chúhg ta nhân thấy Cty cần phải phát huy những ưu điểm sẵn có của mình, đồng thời không ngừng hoàn thiện thêm những điều còn tồn tại để Cty ngày càng phát triển mạnh, vững, đạt hiệu quả cao. Điều đó đòi hỏi sự nố lực rất lớn của phòng kế toán nói riêng cũng như của toàn Cty nói chung.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những vấn đề lý luận cơ bản và tình hình kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại CTKDNS Hà Nội.
Đẩy mạnh công tác tiêu thụ trong doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp, để tiêu thụ sản phẩm thực sự phát huy hết vai trò của nó, là động lực phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và đạt lợi nhuận cao. Mỗi phương thức tiêu thụ sản phẩm của Cty có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Quan trọng là sự kết hợp hài hoà có khoa học giữa các phương thức tiêu thụ, quá trình hạch toán, lập báo cáo phù hợp trong loại hình doanh nghiệp của mình để phát huy được các ưu điểm của chúng, thực hiện đúng đắn theo nguyên tắc, chế độ kế toán, tổng hoà giữa các lợi ích : Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.
Có thể nói công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả của Cty đã góp phần lớn trong quản lý hoạt động tiêu thụ tốt hơn. Hạch toán đúng, đủ , chính xác , kịp thời đã giúp cho ban lãnh đạo công ty thành công, có những bước đi đúng đắn trong chiến lược phát triển của mình, đồng thời giúp cho Cty đứng vững trong cơ chế thị trường.
Với cương vị là một kế toán viên trong tương lai tôi thiết nghĩ không chỉ nắm vững về mặt lý luận mà còn phải đi sâu về thực tế thì mới có thể vận dụng một cách khoa học và hợp lý, lý luận và thực tiễn. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của công tác kế toán.
Qua thời gian thực tập tại Công ty nước sạch Hà Nội vì điều kiện nghiên cứu và hiểu biết còn có những hạn chế nhất định nên chuyên đề này mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề chính của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Từ đó làm rõ được những ưu điểm, những nỗ lực cố gắn của công ty, đồng thời cũng nêu lên được một số hạn chế trong vấn đề quản lý tiêu thụ và xác định kết quả và kèm theo đó là những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty.
Để hoàn thiện đề tài này mặc dù tôi đã hết sức cố gắng đi sâu tìm hiểu vấn đề, song do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế nên còn một số hạn chế không thể tránh khỏi. Tôi mong các thầy cô, các cán bộ kế toán của công ty góp ý để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn văn Dởu và các thầy cô đã trang bị cho tôi cả lý luận và thực tế về công tác kế toán và các cán bộ trong phòng kế toán của Cty KDNS Hà nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Hà nội, ngày 30 tháng 12 năm 2000
Sinh viên
Trần thị thu Thuỷ
Tài liệu tham khảo
- Nghiên cứu về các hệ thống cấp nước Hà Nội (Báo cáo dự thảo cuối cùng).
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tháng 6/1997
- Kế toán tài chính
NXB Tài chính 1999
- Quá trình hình thành và phát triển của CTKDNS Hà Nội
- Các sơ đồ kế toán tài chính
NXB Tài chính tháng 8/1999
Mục lục
Trang
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ thành phẩmvà
xác địmh kết quả kinh doanh 1
I- Những vấn đề chung về tiêu thụ thành phẩm 1
1.Bản chất và nội dung kinh tế của tiêu thụ thành phẩm 1
2.Các phương pháp xác địmh giá vốn thành phẩm tiêu thụ 4
3.Tài khoản sử dụng và chứng từ hạch toán tiêu thụ thành phẩm 4
II- Các phương thức tiêu thụ thành phẩm và kế toán 6
A- Đối với DN áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 6
1. Đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 6
2. Đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB hay thuế xuất khẩu 12
B- Đối với các DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 12
III- Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu trong tiêu thụ 13
1. Kế toán doanh thu bán hàng 13
2. Kế toán chiết khấu bán hàng 13
3. Kế toán giảm giá hàng bán 14
4. Kế toán hàng bán bị trả lại 15
IV- Kế toán các khoản chi phí 17
1. Kế toán chi phí bán hàng 17
2. Kế toán chi phí quản lý DN 19
V- Kế toán dự phòng trong tiêu thụ 20
1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 21
2. Dự phòng giảm giá phải thu khó đòi 21
VI- Kế toán xác định kết quả kinh doanh 22
Phần II- Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại CTKDNS 23
I- Nhiệm vụ và đặc điểm tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của CTKDNS Hà Nội 23
1. Chức năng nhiệm vụ 23
2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 23
3. Qui trình công nghệ sản xuất nước của công ty 26
4. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty 27
II- Tổ chức công tác kế toán tại CTKDNS Hà Nội 31
1.Bộ máy kế toán 31
2.Hệ thống chứng từ và sổ sách tại Cty 33
3.Chu trình luân chuyển chứng từ 34
III- Đặc điểm về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của Cty KDNS Hà Nội 35
1.Đặc điểm về thành phẩm 35
2.Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm 35
3.Đặc điểm về thị trường 36
IV-Tổ chức bộ máy tiêu thụ tại Cty KDNS Hà Nội 36
1.Tổ chức bộ máy tiêu thụ_quá trình thực hiện 36
2.Quá trình thực hiện công tác ghi thu tại XNKDNS 38
3. Xác định giá bản sản phẩm của công ty 41
V- Tổ chức hạch toán, kế toán tiêu thụ thành phẩm 43
1. Tài khoản sử dụng 43
2. Thủ tục chứng từ kế toán 43
3. Công tác hạch toán kế toán 44
Phần III- Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh taị CTKDNS Hà Nội 51
Kết luận 58
Tài liệu tham khảo 59
Sở giao thông công chính
Cty KDNS Hà Nội
Bảng giá trị nước toàn công ty
Tháng 11/2000
Số ngày
Nhà máy trạm sản xuất nước
Sản lượng nước (m3)
Giá thành
Giá trị
Qua ĐH
Không ĐH
Tổng sản lượng
A
Nhà máy nước
30
Yên Phụ
1.623.405
1.623.405
414,.5
30
Ngô Sỹ Liên
1.711.265
1.711.635
30
Mai Dịch
2.260.722
59.930
2.320.652
30
Tân Mai
972.138
972.138
30
Pháp Vân
839.172
839.172
30
Hạ Đình
576.363
506.850
1.083.213
30
Ngọc Hà I
58.810
245.170
303.980
30
Ngọc Hà II
1.386.028
1.386.028
30
Lương Yên I
963.443
100.484
1.063.927
30
Lương Yên II
1.400.484
1.400.484
Cộng A
11.791.930
912.434
12.704.364
B
Trạm SX nước
30
Bách Khoa
65.905
65.905
30
Quỳnh Mai
126.264
126.264
30
Vân Đồn
85.160
85.160
30
Bạch Mai
78.089
78.089
30
Khương Trung
16.832
16.832
30
Kim Giang
43.213
43.213
30
Giáp Bát
5.881
19.964
25.845
30
Đồn Thuỷ
218.420
96.472
314.892
30
Thuỷ Lợi
82.038
82.038
30
Phúc Tân
109.704
109.704
30
An Dương
128.182
128.182
30
Thuỵ Khuê
162.343
162.343
Cộng B
1.122.031
116.436
1.122.031
Cộng A + B
12.913.961
1.028.870
13.942.831
414,5
5.779.303.449
Tờ khai tính thuế GTGT
Tháng 11/2000
Tên cơ sở kinh doanh : Cty KDNS Hà Nội
Ngành kinh doanh : Nước
Địa điểm kinh doanh : 44 Đường Yên Phụ
Tài khoản : Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
STT
Nội dung
Phần kê khai của cơ sở kinh doanh
Ghi chú
Doanh thu chịu thuế
Thuế suất
Số thuế phải nộp
Nước
7.517.334.503
5%
375.866.725
Cộng
7.517.334.503
375.866.725
Sổ cái TK 642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Từ ngày 1/11/2000 đến ngày 30/11/2000
Dư đầu kỳ
Phát sinh Nợ 966.637.951
Phát sinh có 966.637.951
Dư cuối kỳ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK Đ Ư
Số phát sinh
Số
N –T
Nợ
Có
Tiền mặt Việt Nam tại quĩ
111
104.638.194
Tiền gửi ngân hàng
112
76.767.366
Phải thu tiền nước
131
58.000
Dự phòng phải thu khó đòi
139
50.000.000
Chi phí trả trước
142
80.657.350
Nguyên liệu –vật liệu chính
152
157.380
Hao mòn TSCĐ
214
45.964.774
Phải trả tiền điện
331
53.477.250
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3337
340.000.000
Phải trả công nhân viên
334
192.651.149
Phải trả phải nộp khác
338
22.266.488
XDKQ kinh doanh
911
966.637.951
Sổ cái TK 641
Chi phí bán hàng
Từ ngày 1/11/2000 đến ngày 30/11/2000
Dư đầu kỳ
Phát sinh Nợ 1.154.120.914
Phát sinh có 1.154.120.914
Dư cuối kỳ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK Đ Ư
Số phát sinh
Số
N –T
Nợ
Có
Tiền mặt Việt Nam tại quĩ
111
112.756.938
Tiền gửi ngân hàng
112
13.870.476
Phải thu khác
138
57.553.400
Nguyên liệu, vật liệu
152
56.529.946
5.726.700
Công cụ dụng cụ
153
592.120
Hao mòn TSCĐ
214
76.542.929
Phải trả cho người bán
331
38.893.500
Phải trả công nhân viên
334
749.067.757
Phải trả nội bộ
336
1.255.439
Phải trả phải nộp khác
338
52.785.109
XĐKQ kinh doanh
1.154.120.914
Sổ cái TK 911
Từ 1/11/2000 đến 30/11/2000
Ghi Nợ TK này
Ghi Có TK đối ứng
Tháng 1
.....
Tháng 11
1. TK 6322 – GVHB
5.779.303.449
2. TK 6412– CPBH
1.154.120.914
3. TK 6422- CPQLDN
866.895.517
4. TK 421- K.quả
314.486.657
Cộng số phát sinh Nợ
8.114.806.537
Cộng số phát sinh Có
8.114.806.537
Sổ cái TK 6322
Giá vốn nước bán
Từ ngày 1/11/2000 đến ngày 30/11/2000
Dư đầu kỳ
Phát sinh Nợ 5.779.303.449
Phát sinh có 5.779.303.449
Dư cuối kỳ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK Đ Ư
Số phát sinh
Số
N –T
Nợ
Có
01
1/11
Xuất kho thành phẩm
155
5.779.303.449
30/11
Kết chuyển GVHB XĐKQ kinh doanh
911
5.779.303.449
Sổ TK 6322
Giá vốn hàng bán
Tháng 11/2000
Nội dung
Ghi Nợ TK 632 Có TK...
Cộng Nợ TK 632
Ghi Có TK 632 ghi Nợ TK...
Cộng Có TK 632
155
...
155...
911
- Nước
5.779.303.449
5.779.303.449
5.779.303.449
5.779.303.449
....
Cộng
5.779.303.449
5.779.303.449
5.779.303.449
5.779.303.449
Sổ TK 5112
Tháng 11/2000
Nội dung
Ghi Nợ TK 511
ghi Có TK ...
Cộng Nợ TK 511
Ghi Có TK 5112 ghi Nợ TK
Cộng Có TK 511
3331
911
1312
111
1121
113
Nước
8.352.593.892
8.352.593.892
Truy thu tiền nước
128.773.370
5.268.857
4.037.143
138.079.370
Thuế GTGT
375.866.725
375.866.725
Kết chuyển DT sang TK XDKQ
8.114.806.537
8.114.806.537
8.490.673.262
8.490.673.262
Cty KDNS Hà Nội
Xí nghiệp KDNS Ba Đình
Trích báo cáo phát sinh doanh thu
Tháng 10/2000
STT
Tên nhân viên
Tổng số
Tư nhân
Cơ quan
Kinh doanh
Đồng hồ thuê bao
M3
Tiền
M3
Tiền
M3
Tiền
M3
Tiền
1
Nguyễn Hồng Sơn
80.847
286.055.000
18.859
28.288.500
41.473
124.419.000
20.515
133.347.500
1.344.000
2
Trần Văn Nam
61.156
196.233.000
15.472
23.208.000
35.406
106.218.000
10.278
66.807.000
976.000
3
Đỗ Văn Thái
97.148
323.215.000
25.626
38.439.000
51.462
154.386.000
20.060
130.390.000
1.440.000
4
Lê Văn Thọ
103.689
383.577.414
33.987
50.980.914
34.419
103.257.000
35.283
229.339.500
1.672.000
.....
Tổng
552.216
1.183.145.414
213.320
319.981.414
202.760
608.280.000
136.136
884.884.000
21.600.000
Sở giao thông công chính
Cty KDNS Hà Nội
Trích báo cáo phát sinh doanh thu
Tháng 10/2000
STT
Quận
Tổng
Tư nhân
Cơ quan
Kinh doanh
M3
Tiền
M3
Tiền
M3
Tiền
M3
Tiền
1
Ba Đình
552.216
1.813.145.414
213.320
319.981.414
202.760
608.280.000
136.136
884.884.000
2
Hoàn Kiếm
622.224
1.599.144.816
351.109
526.665.216
197.078
591.235.200
74.037
481.244.400
3
Đống Đa
790.502
1.807.349.548
483.970
725.955.148
260.305
780.915.000
46.227
300.479.400
4
Hai Bà
818.496
1.639.410.406
552.409
828.613.606
262.507
787.521.600
3.580
23.275.200
5
Từ Liêm
700.891
1.493.543.708
407.263
610.895.708
293.124
879.372.000
504
3.276.000
Tổng
3.484.329
8.352.593.892
2.008.071
3.012.111.092
1.215.774
3.647.323.800
260.434
1.693.159.000
Trích: Sổ nhật ký chung
Tháng 11/2000.
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
N-T
Nợ
Có
PTV 001
11/11
Truy thu tiền nước
11111
128.773.370
5112
128.773.370
BCV 16
12/11
Tiền nước (hoá đơn tài chính)
1121
5.268.857
5112
5.268.857
BCV 07
30/11
Tiền nước truy thu tháng 11/2000
1131
4.037.143
5112
4.037.143
XV3-01
30/11
Tiền nước tháng 11/2000 XN BĐ
1312
1.813.145.414
5112
1.813.145.414
XV3-02
30/11
Tiền nước tháng 11/2000 XN HK
1312
1.599.144.816
5112
1.599.144.816
XV3-03
30/11
Tiền nước tháng 11/2000 XN DD
1312
1.807.349.548
5112
1.807.349.548
XV3-04
30/11
Tiền nước tháng 11/2000 XN HB
1312
1.639.410.406
5112
1.639.410.406
XV3-05
30/11
Tiền nước tháng 11/2000 XN TL
1312
1.493.543.708
5112
1.493.543.708
............
Cộng chuyển sang sang sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0780.doc