Đề tài Tổ chức kế toán và chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Thành Nam

- Giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. - Là cơ sở giúp cho kế toán tập hợp các chi phí sản xuất. - Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. - Nhờ có chi phí sản xuất mới tạo ra được sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Vì vậy người quản lý cần phải tận dụng tối đa chi phí sản xuất để hạ thấp chi phí sản xuất. - Việc quản lý chi phí sản xuất ảnh hưởng rất nhiều đến việc cạnh tranh trên thị trường. Nếu quản lý tốt chi phí sản xuất thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao, doanh nghiệp sẽ phát triển, còn nếu quản lý chi phí sản xuất không tốt thì lợi nhuận thấp, doanh nghiệp sẽ trì trệ, kém phát triển.

doc68 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán và chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức. 5. Phương pháp tỷ lệ Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhưng đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm. Trong trường hợp này phải căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch jhoặc tổng chi phí dự toán của các hạng mục công trình có liên quan để xác định tỉ lệ phân bổ, thông thường tỷ lệ phân bổ là: Giá thành thực tế sản phẩm Tỷ lệ điều chỉnh (tỷ lệ phân bổ) Giá thành kế hoạch (hay dự toán) x = 6. Phương pháp hệ số. Cách tính giá thành sản phẩm theo hệ số được áp dụng trong trường hợp cùng quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu và kết quả được dồng thời nhièu loại sản phẩm chính khác nhau. Đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí sản xuất (do loại sản phẩm) còn đối tượng tính giá thành lại là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đã thực hiện. Nội dung phương pháp : - Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn loại sản phẩm có đặ trưng tiêu biểu nhất (hoặc thông dụng) làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ bằng 1 (hệ số giá thành sản phẩm bằng 1). - Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính quy đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn sản lượng có hệ số giá thành bằng 1. Tính giá thành thực tế một đơn vị sản phẩm đã quy đổi theo công thức: Giá thành thực tế một sản phẩm chuẩn Tổng chi phí thực tế cho toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành Tổng số sản lượng sản phẩm đã quy đổi về sản phẩm hệ số 1 = Giá thành thực tế của sản phẩm cần tính Giá thành thực tế của sản phẩm tiêu chuẩn Hệ số giá thành = x Phương pháp này phù hợp với các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng. Chương II Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị. I. Đặc điểm chung của đơn vị. - Tên công ty: công ty xây dựng Thành Nam - Tên đối ngoại: Thanh Nam contruction engineering Co., Ltd - Tên viết tắt: Cotana - Ngày thành lập: 1/6/1993 - Trụ sở: 21/199 đường Trường Chinh –Hà Nội. - Hình thức sở hữu vốn: Vốn ngân sách, vốn tự có, vốn vay. - Hình thức hoạt động: Xây dựng và thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. - Tổng số cán bộ công nhân viên: 514 trong đó nhân viên quản lý là 44 người. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: a. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty xây dựng Thành Nam được thành lập theo quyết định số 00803/GP-UP do UBND cấp ngày 08/03/1994. Đăng ký kinh doanh số 040984 UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 04/06/1993. *Có chức năng thực hiện các công việc xây dựng gồm: - Đào đắp đất đá, nề mộc, bê tông, gia công các cấu kiện sắt thép trong xây dựng. - Lắp đặt trang thiết bị điện, điện lạnh, nước; trang trí nội, ngoại thất và tạo cảnh quan kiến trúc công trình. *Thực hiện xây dựng các công trình gồm: - Sửa chữa cải tạo, xây dựng mới công trình dân dụng. - Xây dựng công trình công nghiệp. - Xây dựng công trình hạ tầng. - Xây dựng công trình giao thông. Công ty xây dựng Thành Nam với một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm thi công. Bao gồm: - 44 tiến sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân kinh tế. - 470 công nhân thuộc lực lượng lao động thường xuyên của công ty. Công ty xây dựng Thành Nam được sự hỗ trợ có hiệu quả của trường Đại học Xây Dựng Hà Nội, do đó công ty có thể giải quyết những vấn đề phức tạp của thực tế sản xuất nhờ một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về kỹ thuật xây dựng. Việc ứng dụng kỹ thuật tin học vào việc lập dự án thiết kế thi công, quản lý thi công, hoàn công, quản lý tài chính, kế toán và văn phòng đã được công ty triển khai và ứng dụng có hiệu quả trongnhiều năm vừa qua. Bên cạnh đó công ty còn có một hệ thống các xưởng sản xuất trực thuộc. Bao gồm: - Xưởng sản xuất và gia công đồ gỗ. - Xưởng sản xuất và gia công hệ thống thông gió, điều hoà nhiệt độ. - Xưởng sản xuất và gia công kết cấu thép, nhôm kính, Inox. Công ty có một hệ thống máy móc, thiết bị ngoại nhập tương đối hiện đại đủ sức đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đa dạng hiện nay: - Máy móc vận chuyển. - Thiết bị nâng (gồm các loại vận thăng và cần cẩu). - Thiết bị thi công các hệ thống điện - điều hoà thông gió. - Thiết bị thi công hệ thống nội thất và sản xuất đồ gỗ, thép, nhôm kính... Công ty xây dựng Thành Nam đã và đang thực hiện thi công nhiều công trình thuộc chủng loại, đòi hỏi kỹ thuật đa dạng và phức tạp. Bao gồm: - Xây dựng các công trình dân dụng nhà cao tầng và hệ thống xử lý móng phức tạp. - Xây dựng khách sạn bao gồm phòng ngủ; văn phòng cho thuê; khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Trang trí nội thất; cung cấp đồ gỗ. - Lắp đặt hệ thống thang máy cho nhà cao tầng. - Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước sạch và nước thải. hệ thống hạ tầng, giao thông, sân vườn, khu công cộng. Những dự án mà công ty đã thi công đòi hỏi kỹ thuật khá đa dạng và phức tạp. Song với khả năng chuyên môn cao, công ty đã hoàn thành xuất sắc các dự án đó. Trong những năm gần đây với tiềm năng sẵn có, với chiến lược phát triển đúng đắn, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề chuyên môn giỏi, giá trị sản lượng sản xuất của công ty tăng lên không ngừng, công ty đã và đang thi công nhiều công trình có quy mô lớn, kết cấu hiện đại như khách sạn Hoà Bình, khách sạn Kim Liên, khách sạn Hoàng Long, Nhà làm việc Ngân hàng - 46 Lý Thái Tổ, trung tâm đào tạo nghề mộc cao cấp Hà Tây, phòng mổ bệnh viện Xanh Pôn, thi công mái khách sạn The Liên... Với địa bàn hoạt động cả nước, công ty xây dựng Thành Nam chuyên nhận thầu, xây lắp các công trình với hình thức chìa khoá trao tay hoặc nhận thầu trực tiếp công trình, hạng mục công trình. Bên cạnh đó công ty còn có khả năng về vốn để tiến hành liên doanh, liên kết với mọi hình thức, mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để sản xuất vật liệu, thi công xây lắp và kinh doanh bất động sản. Khi mới thành lập công ty chỉ có 417,8 triệu tổng số vốn kinh doanh, sau 9 năm hoạt động đến hết năm 2002 số vốn kinh doanh của công ty là 63.664,5 triệu đồng, tăng lên 145 lần. Do đặc thù của ngành xây dựng nên doanh thu giữa các năm không được ổn định, cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh vào những năm gần đây của công ty xây dựng Thành Nam như sau: Đơn vị : triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh thu 21.145 42.847 2 Chi phí 21.118 42.654 3 Tổng lợi nhuận 27,5 192,5 4 Tỷ suất lợi nhuận/DT(%) 0,13 0,45 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh ở công ty xây dựng Thành Nam a. Đặc điểm về quy trình công nghệ. Như chúng ta đã biết, sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quy trình sản xuất các loại sản phẩm của Công ty xây dựng Thành Nam nói riêng và các Công ty xây dựng nói chung có đặc thù sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự đoán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất sau: - Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp - Ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (bên A) - Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết. Công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hoặc hạng mục công trình). + San nền giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng + Tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư. + Xây, trát, trang trí, hoàn thiện - Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công. - Bàn giao công trình hoàn thành và thanh toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. b. Tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất: - Tiếp thị: Là công việc tiếp cận và nắm bắt các thông tin để tìm kiếm việc làm. Việc tìm kiếm này nhằm nắm bắt các diễn biến về giá cả, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, chuẩn bị số liệu cần thiết cho việc quảng cáo, giới thiệu với khách hàng về năng lực công ty phục vụ cho việc đấu thầu các công trình. - Lập hồ sơ dự thầu gồm: + Bóc tiên lượng dự toán + Lập biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công. Bước này do phòng kinh tế - kỹ thuật thực hiện chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc. - Nhận thầu và thi công công trình : sau khi trúng thầu tiến hành thương thảo và ký hợp đồng với chủ đầu tư và bắt đầu giao cho đội, xí nghiệp tiến hành thi công trên cơ sở hợp đồng và hồ sơ dự thầu Thi công công trình được tiến hành theo những bước như sau: + Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ bản vẽ thiết kế, đề xuất ý kiến thay đổi hoặc bổ sung thiết kế cho phù hợp với điều kiện thi công thực tế. + Thi công phải bảo đảm chất lượng, đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động. + Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thi công thực hiện các quy định về quản lý vật tư, thiết bị, kiểm tra xác nhận khối lượng công việc hoàn thành. + Soạn thảo, phổ biến các quy trình công nghệ, quy trình quy phạm kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc. - Kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ đầu tư. c. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng thành nam Công ty xây dựng Thành Nam tổ chức bộ máy theo mô hình tập trung gồm: Giám đốc,các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc và phụ trách theo từng mảng khác nhau, kế toán trưởng và các phòng ban chức năng giúp giám đốc điều hành công việc của công ty ; các đội, xí nghiệp trực thuộc công ty thực hiện công tác thi công xây lắp công trình. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty được khái quát theo sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng TCLĐ Các đội xây lắp 1,2 Phó giám đốc Phòng KH,KT,KT Các xí nghiệp 1,2 Phó giám đốc Phòng TC-KT * Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận phòng ban như sau: - Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, là người điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. - Các phó giám đốc công ty: giúp việc cho giám đốc công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc công ty. - Kế toán trưởng công ty : giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phân công công tác trong lĩnh vực tài chính kế toán thống kê của công ty và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật. - Các phòng ban chức năng : giúp việc cho giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng theo sự phân công của ban lãnh đạo công ty. * Phòng kinh tế-kế hoạch-kỹ thuật-tiếp thị: là đầu mối trong công tác tiếp thị tìm kiếm công việc và chuẩn bị hồ sơ dự thầu và đấu thầu. + Nhận hồ sơ thiết kế, dự toán và các tài liệu có liên quan để giao lại cho các đơn vị thi công, là đầu mối giao tài liệu thanh quyết toán trước khi trình giám đốc ký duyệt, nhận tài liệu khi được chủ đầu tư và đơn vị chủ quản phê duyệt để sao giữ cho các đơn vị phòng ban liên quan. + Tham gia cùng với đơn vị tính toán, điều chỉnh bổ sung đơn giá, xây dựng đơn giá đối với những công việc khác biệt, kiểm tra dự toán, quyết toán của các công trình trước khi trình giám đốc. + Chuẩn bị mọi thủ tục, giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công sau khi được giám đốc công ty giao việc. + Soạn thảo các hợp đồng kinh tế theo dõi các đơn vị thi công trong quá trình thực hiện hợp đồng để từ đó điều chỉnh, bổ sung hợp đồng cho phù hợp. + Tiến hành thanh lý hợp đồng với bên A và các đơn vị phụ thuộc. + Kiểm tra tính toán xác nhận khối lượng thực hiện của các đơn vị hàng tháng để giám đốc công ty xác định được khối lượng các công việc đã hoàn thành để từ đó có biện pháp thúc đẩy hoàn thành công trình đúng thời hạn hợp đồng. + Lập biện pháp tổ chức thi công, kèm theo biện pháp an toàn lao động. + Kiểm tra giám sát tiến độ thi công, chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động, bảo hộ lao động các công trình theo chức năng nhiệm vụ. + Cùng với bên A và tư vấn thiết kế giải quyết những vướng mắc về kỹ thuật, chất lượng, thay đổi thiết kế và tiến độ thi công trong quá trình thi công công trình. *Phòng tổ chức lao động tiền lương + Chuẩn bị hợp đồng giao khoán (khi đã có ý kiến giám đốc) + Theo dõi đơn vị thực hiện hợp đồng giao khoán gồm: kiểm tra nhân lực, chứng từ lương, định mức đơn giá khoán nội bộ, phân phối tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở chính sách đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động và quy định của nội bộ công ty. + Căn cứ vào yêu cầu sản xuất bố trí lực lượng cán bộ cho phù hợp tình hình sản xuất và yêu cầu công việc. + Thanh lý hợp đồng giao khoán giữa công ty với đơn vị trực thuộc khi quyết toán được duyệt. *Phòng tài chính kế toán: + Hàng tháng căn cứ kết luận đã được phòng KTKH kiểm tra xác nhận để cho vay vốn theo quy chế sau khi được giám đốc duyệt. + Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các đơn vị để đảm bảo chi đúng mục đích và hiệu quả đồng vốn. + Kiểm tra việc hạch toán thu chi của các đơn vị theo mẫu biểu công ty hướng dẫn, kiểm tra chứng từ, thu chi theo quy định của Bộ Tài Chính. Nếu phát hiện sai sót, chưa hợp lý yêu cầu đơn vị sữa chữa hoàn chỉnh chứng từ sổ sách. + Kết hợp với phòng KTKH và các đơn vị để lập kế hoạch đôn đốc thu hồi vốn cho phụ vụ thi công công trình, giảm lãi vay cho đơn vị. + Hạch toán giá thành, phân tích hoạt động kinh tế của công ty trên cơ sở các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và chế độ chính sách Nhà nước hiện hành. d. Tổ chức kế toán - Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo nguyên tắc hạch toán phụ thuộc. Phòng tài chính kế toán công ty có 6 người, 1 kế toán trưởng và 5 kế toán viên. Tại các xí nghiệp, đội có các nhân viên kế toán. Dưới xí nghiệp, đội không có bộ máy kế toán độc lập mà hạch toán phụ thuộc công ty. Có thể khái quát bộ máy kế toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Thành Nam Kế toán trưởng Kế toán thuế lương Kế toán chi phí sản xuất Kế toán tổng hợp KT TSCĐ và vật tư Kế toán quỹ Nhân viên kế toán các đội, xí nghiệp trực thuộc Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau: - Kế toán trưởng: + Phụ trách trực tiếp phân công công việc cho các nhân viên trong phòng thực hiện. + Chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính của công ty từ đội, xí nghiệp đến các phòng ban. + Nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành cho các đội, xí nghiệp trực thuộc cùng các phòng ban chức năng giải quyết các công việc tài chính kế toán liên quan đến bên A, tổng công ty, cục thuế, ngân hàng, cục quản lý doanh nghiệp, - Kế toán tổng hợp: + Ghi sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản + Kiểm tra định khoản kế toán của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn cơ quan. + Lập bảng cân đối phát sinh của toàn công ty và các đội, xí nghiệp + Xác định kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty, hạch toán các khoản thuế, các khoản thu nhập. + Lập báo cáo quyết toán tài chính toàn công ty - Kế toán công nợ, quỹ: + Theo dõi cấp phát chi phí cho 2 xí nghiệp và các đội, tổ , báo cáo chi tiết công nợ giữa các công ty với các đơn vị + Kiểm tra đối chiếu chứng từ thu chi, chứng từ ngân hàng + Quản lý và lập báo cáo quỹ. - Kế toán TSCĐ và vật tư + Vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ của khối cơ quan công ty + Tính khấu hao TSCĐ của khối cơ quan công ty. + Lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ, vốn kinh doanh, nguồn vốn khấu hao của toàn công ty + Vào sổ tổng hợp vật tư, công cụ dụng cụ + Lên bảng kê và hạch toán cũng như vào thẻ chi tiết theo dõi nhập xuất, tồn vật tư + Lập bảng quyết toán, hạch toán chi phí và báo nợ cho các đơn vị - Kế toán thuế và tiền lương: + Hàng tháng tổng hợp thuế GTGT đầu vào, lập bảng kê thuế GTGT đầu vào, đầu ra + Xác định thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ hàng tháng + Lập báo cáo chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước + Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, BHXH hàng tháng để báo cáo cán bộ công nhân viên làm việc tại các công trình cho phòng tổ chức lao động tiền lương theo mẫu quy định của công ty. - Kế toán chi phí sản xuất và giá thành + Tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp , chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung + Tổng hợp biểu chi phí giá thành công trình của các đơn vị trực thuộc + Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành các công trình Xác định kết quả lãi lỗ của công trình - Nhân viên kế toán các đơn vị trực thuộc: ở đơn vị trực thuộc không có bộ phận kế toán mà chỉ có các nhân viên kế toán. Các nhân viên kế toán này làm nhiệm vụ thu thập chứng từ gốc liên quan đến chi phí sản xuất của đơn vị mình. Định kỳ hàng tháng, quý các nhân viên kế toán phải gửi về công ty để đối chiếu , so sánh với nhân viên trực tiếp theo dõi ở phòng kế toán công ty. e. Tổ chức hệ thống chứng từ Chứng từ được tập hợp về phòng tài chính kế toán công ty: + Chứng từ tiền mặt gồm: phiếu thu chi, uỷ nhiệm thu chi + TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ, bảng tính trích KHTSCĐ, phân bổ KHTSCĐ + Tiền lương: bảng chấm công, chia lương, bảng thanh toán lương chi tiết, bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH + Chi phí : bảng kê chi phí vật liệu, bảng kê chi phí nhân công, bảng kê chi phí máy thi công, bảng kê chi phí khác và bảng kê chứng từ chi phí. c. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Để theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Trình tự tổ chức sổ kế toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán công ty Thành Nam Chứng từ gốc Sổ cái Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung Các sổ nhật ký “Đặc biệt” Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối kế toán Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi định kỳ (5 ngày) Quan hệ đối chiếu II. thực tế công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty xây dựng thành nam. Phân loại chi phí: Chi phí sản xuất ở công ty xây dựng Thành Nam tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo 4 khoản mục sau: Chi phí NVLTT: Vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện bê tông, phụ gia, giàn giáo, ván khuôn... Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí sản xuất máy thi công, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao máy thi công, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác sử dụng cho máy thi công, chi phí sửa chữa lớn máy thi công... Chi phí sản xuất chung: Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định không phải là máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền dùng cho đội sản xuất. Phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục giúp cho việc quản lý theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành và định mức sản xuất cho kỳ sau: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty xây dựng Thành Nam là một doanh nghiệp xây lắp mang đầy đủ những đặc điểm của ngành xây dựng. Vì vậy, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí dựa trên những căn cứ sau: - Tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục - Loại hình sản xuất đơn chiếc - Đặc điểm tổ chức sản xuất: sản xuất theo đơn đặt hàng và khoán cho các xí nghiệp. - Đảm bảo yêu cầu thực hiện hạch toán nội bộ trong công ty. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình. Mặt khác do quy mô sản xuất của công ty và đảm bảo yêu cầu quản lý của Công ty đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất a. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp . Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau. Để tạo điều kiện cho quá trình sản xuất thi công tránh việc vận chuyển tốn kém nên xí nghiệp tổ chức kho vật liệu ngay ở từng công trình. Vật tư mua về được nhập vào kho công trình. Nhân viên kinh tế đội, thủ kho kiểm tra về số lượng, chất lượng. Rồi lập phiếu nhập kho làm 2 bên (1 liên thủ kho giữ, một liên ở phòng kế toán) khi có nhu cầu sử dụng vật tư, chủ nhiệm công trình (đội trưởng) viết phiếu xuất kho có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị chuyển cho thủ kho đổi xuất vật tư phục vụ thi công. Công ty Xây dựng Thành nam Mẫu 02-VT Ban hành theo QĐ 1141/TC/QD/CĐKINH Tế Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính Phiếu xuất kho Ngày 10/12/2002 Số 52 Nợ TK 621 Có TK 152 - Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Hàn - Lý do xuất kho: Lát đá hành lang, cầu thang - Xuất tại kho: Trung tâm thiết bị y tế. TT Tên nhãn hiệu quy cách vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xi măng Hoàng Thạch Kg 2.350 700 1645000 2 Cát vàng m3 5 49500 247500 3 Đá Granit xám m3 80 1100000 88000000 4 Cộng 89892500 Xuất ngày 10/12/2000 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Giá vật tư xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Cuối tháng kế toán xuống kho thu thập thẻ kho và phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để lập bảng chi tiết xuất vật tư, công cụ dụng cụ. Bảng chi tiết xuất vật tư, công cụ, dụng cụ. Công ty Xây dựng Thành nam Bảng số 01 Tháng 12/2003 Công trình Trung tâm thiết bị y tế TT Tên quy cách vật tư Đơn vị Đơn giá Nợ TK 152 Nợ TK 153 Số lượng Thành Tiền Số lượng Thành tiền 1 Đá Granit xám m2 1.100.000 80 88000000 2 Xi măng Hoàng Thạch kg 700 2350 1645000 3 Cát vàng m3 19500 5 247500 4 Nhiên liệu 5560000 Tổng cộng TK152 95452500 5 Dụng cụ sản xuất 200000 Căn cứ số liệu trên bảng chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ đã được kiểm tra kế toán tiến hành nộp số tiền vào máy theo định khoản. Nợ TK621: 95452500 (chi tiết công trình trung tâm thiết bị y tế) Có TK152: 9542500 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các bảng biểu là căn cứ để kế toán ghi vào nhật ký chung. Sổ cái TK621 và sổ cái các tài khoản có liên quan trích nhật ký chung. Sổ nhật ký chung Tháng 12/2003 Đơn vị :đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKđối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có Nợ Có 7 7 29 Xuất vật tư vào công trình TT thiết bị y tế 621 152 3251765 3251765 12 12 32 Phân bổ các CCDC công trình trung tâm thiết bị y tế 627(3) 142(1) 200000 200000 b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền trả cho công nhân trực tiếp tham gia quá trình thi công. Công ty Xây dựng Thành Nam tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản: Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất . Hiện nay, lực lượng lao động của công ty gồm có cả lao động thuê ngoài và công nhân thuộc công ty. Công nhân viên thuộc công ty chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng là lực lượng nòng cốt, thực hiện những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Công ty áp dụng cả 2 hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm. Lương sản phẩm được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng theo khối lượng công việc hoàn thành. Lương thời gian được áp dụng trong những trường hợp có những công việc không định mức hao phí nhân công mà phaỉ tiến hành làm công nhật. Việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ đối với công nhân thuộc công ty theo đúng quy định hiện hành. Còn đối với lao động thuê ngoài kế toán không tiến hành trích BHXH, BHYT theo tháng mà đã tính theo đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động, còn kinh phí công đoàn vẫn được tính như công nhân thuộc công ty. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công. Hợp đồng làm khoán khi lập hợp đồng khoán gọn kỹ thuật công trình (hoặc đội trưởng) tách riêng lao động thuộc công ty và lao động thuê ngoài. Trích mẫu: Hợp đồng khoán gọn (bảng số 03) Vì ở tổ không bình lương theo hệ số nên kế toán chia đều lương cho số công Tiền lương bình quân 1 công = 6450.000 = 34308,5 đ 188 công Vậy lương của anh Nguyễn Văn Hàn sẽ là: 34.308,5 x 30 công = 1.029.260 (đồng) Lương của những người khác cũng tính tương tự. Đối với công nhân thuê ngoài cũng tính tương tự, nhưng ở cột bậc lương có ghi ký hợp đồng với công ty. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương sẽ được kế toán phản ánh vào Nhật ký chung theo định khoản Chi tiết theo công trình trung tâm thiết bị y tế Nợ TK 622: 28.489.112 Có TK 334: 27.080.200 Có TK 338: 1.408.912 Sau đó kế toán phản ánh vào sổ cái TK 622 sổ cái TK có liên quan Sổ Cái TK 622 Tháng 12/2003 Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 27 31 Phân bổ lương 12 – 2003 công trình TTTB ytế 334 27.080.200 43 31 Trích BHXH, BHYT KPCĐ công trình TTTB ytế 338 5.145238 KC 31 Kết chuyển CPNC trực tiếp công trình TTTB ytế 154 32.225.438 Cộng 32.225.438 32.225.438 Sổ chi tiết Tài khoản 622 Tháng 12/2003 - Công trình: Trung tâm thiết bị y tế Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có 27 31 Phân bổ lương 12 – 2003 công trình TTTB ytế 27.080.200 43 31 Trích BHXH, BHYT KPCĐ công trình TTTB ytế 5.145.238 KC 31 Kết chuyển CPNC trực tiếp công trình TTTB ytế 32.225.438 Cộng 32.225.438 32.225.438 c. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Theo chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp được Bộ Tài chính ban hành chính thức theo Quyết đinh số 1864 QĐ/BTC ngày 16/12/1998. Công ty Xây dựng Thành Nam mở thêm TK 623 dùng để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công. Việc tính toán trích khấu hao TSCĐ nói chung và máy thi công nói riêng được thực hiện theo quyết định số 1062 TC/QĐ/ CSTC ngày 14/11/1996 Phương pháp tính khấu hao được áp dụng là phương pháp đường thẳng. Mức tính khấu hao hàng tháng đối với từng máy thi công như sau: = Mức trích khấu hao tháng NG (hoặc giá trị còn lại của) TSCĐ Số năm còn phải trích khấu hao x12 - Số năm trích khấu hao TSCĐ được cục quản lý vốn và tài sản nhà nước duyệt căn cứ vào chủng loại và hiện trạng TSCĐ. Việc trích khấu hao TSCĐ trích vào chi phí của công ty được thể hiện ở sổ chi tiết Khấu hao TSCĐ Ví dụ: Với máy đầm xăng Mức trích khấu hao tháng 12/2003 7.500.000 - 1.360.000 4x12 127.900 = = Cuối tháng căn cứ vào mức trích khấu hao ở sổ chi tiết khấu hao TSCĐ. Kế toán lập bảng Khấu hao TSCĐ (Bảng số 08). Số liệu trên Bảng phân bổ sẽ được phản ánh vào Nhật Ký Chung theo định khoản: Nợ TK 623 (4): 890.000 (Chi tiết công trình TTTB y tế) Có TK 214 (1): 890.000 Cuối tháng kết chuyển sang TK 154 kế toán ghi Nợ TK 154: 890.000 (Chi tiết công trình TTTB y tế) Có TK 623 (4): 890.000 Đối với khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ công ty đều có trích trước hàng tháng. Công ty Xây dựng Thành Nam Bảng số 08 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12/2003- công trình trung tâm thiết bị y tế Nợ TK 623(4) Có TK 214(1) TT Tên TSCĐ Số tiền 1 Máy thi công 890.000 2 Tài sản cố định khác 1.080.250 Cộng 1.970.250 Cuối tháng kế toán tập hợp những chi phí liên quan đến máy thi công ghi vào sổ cái TK 623 và sổ cái TK có liên quan. Số cái Tài khoản 623 Tháng 12/2003 Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có Dư đầu tháng 59 18 Chi phí máy thi công công trình TTTB y tế 214 890.000 KC 31 Kết chuyển chi phí sử dụng máy công trình TTTB y tế 154 890.000 Cộng 890.000 890.000 d. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở công ty Thành Nam là những chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ở các bộ phận, đội xây lắp như tiền lương nhân viên quản lý đội (TK 627 (1)), chi phí vật liệu (TK 627 (2)). Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 627 (3)) Chi phí khấu hao TSCĐ không phải máy thi công ở các đội (TK627 (4)) Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 627(7)) Chi phí bằng tiền khác dùng cho quản lý đội sản xuất (TK 627 (8)) Nếu chi phí sản xuất chung chỉ liên quan đến một công trình, hạng mục thì được hạch toán trực tiếp vào chứng từ đó, nếu liên quan tới nhiều công trình, hạng mục công trình thì kế toán tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ. *Chi phí nhân viên quản lý đội: gồm lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên quản lý đội hàng tháng đội trưởng theo dõi thời gian hoạt động cho từng nhân viên trên bảng chấm công. Vì ở dưới công trình đã nhận khoán với công ty nên việc trả lương cho công nhân viên quản lý đội cũng được hưởng khoán. Cụ thể tháng 12/2003 chi phí nhân viên quản lý đội ở công trình TTTB y tế được thể hiện ở Bảng phân bổ lương, được kế toán ghi vào Nhật Ký Chung theo định khoản: Nợ TK 627 (1): 3.961.675 (Chi tiết công trình Trung tâm TBYT) Có TK 334:3.329.139 Có TK 338: 632.536 Sau đó kế toán ghi vào sổ cái TK 627 (1) và các sổ Cái TK có liên quan: Sổ Cái TK 627 (1) Tháng 12/2000 Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có Dư đầu tháng 73 31 Phân bổ lương nhân viên quản lý đội công trình TTTB y tế 334 3.329.139 79 31 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ công trình TTTB y tế 338 632.536 KC 31 Kết chuyển chi phí nhân viên quản lý đội công trình TTTB y tế 154 3.961.675 Cộng 3.961.675 3.961.675 * Chi phí vật liệu dùng cho quản lý đội: Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tập hợp chi phí vật liệu cho sản xuất chung (lưới an toàn, dây thừng, bạt dứa). Số liệu này được phản ánh trên bảng chi tiết xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ và được kế toán ghi vào nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK: 627(2) Có TK liên quan (111, 112, 152...) Sau đó vào sổ Cái TK 627 (2). Tháng 2/2003 ở công trình TTTB y tế không phát sinh nghiệp vụ này. *Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất: Những công cụ dụng cụ sản xuất có giá trị lớn chưa đủ tiêu chuẩn là TSCĐ, được sử dụng nhiều lần thì được phân bổ dần. Còn những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như: cuốc, xẻng,... tính 1 lần vào công trình đó. Chi phí công cụ dụng cụ luân chuyển xuất dùng cho công trình là 4.800.000. Kế toán định khoản: Nợ TK 142 (1421): 4.800.000 Có TK 153: 4.800.000 Căn cứ thời gian sử dụng công cụ dụng cụ xuất dùng thực tế. Số phân bổ tính vào chi phí trong tháng 12/2000. Cho công trình TTTB y tế: 200.000 Kế toán định khoản: Nợ TK 627 (3): 200.000 (Chi tiết công trình TTTB y tế) Có TK 142 (1421): 200.000 Cuối tháng kế toán phản ánh vào sổ cái TK 627 (3) Sổ cái tài khoản 627 (3) Tháng 12/2003 Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có Dư đầu tháng 26 11 Phân bổ công cụ dụng cụ công trình TTTB y tế 142 (1) 200.000 KC 31 154 200.000 Cộng 200.000 200.000 Chi phí khấu hao TSCĐ: Được tính vào chi phí sản xuất chung là những TSCĐ phải là máy thi công, hàng tháng số trích khấu hao được theo dõi ở sổ chi tiết khấu hao TSCĐ. Tháng 12/2003 sổ trích khấu hao TSCĐ tính cho công trình Trung tâm Thiết bị y tế là: 1.181.250. Số liệu này được phản ánh vào “Nhật ký chung theo điều khoản” Nợ TK 627 (4): 1.181.250 (Chi tiết TTTB y tế) Có TK 214 (1): 1.181.250 Sau đó kế toán ghi sổ cái TK 627 (4) Sổ cái Tài khoản 627 (4) Tháng 12/2003 Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có Dư đầu tháng 41 31 Trích khấu hao TSCĐ công trình TTTB y tế 214(1) 1.181.250 KC 31 154 1.181.250 Cộng 1.181.250 1.181.250 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Những khoản chi phí này phát sinh ở công trình nào thì được tính trực tiếp vào chi phí của công trình đó. Bao gồm: tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại. Sổ cái TK 627 (7) Tháng 12/2003 Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có Dư đầu tháng 176 13 Chi tiền vận chuyển vật liệu công trình TTTB y tế 111 1.000.000 195 30 Thanh toán tiền điện công trình TTTB y tế 111 3.756.200 KC 31 Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài công trình TTTB y tế 4756200 Cộng 4.756.200 4.756.200 Chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí giao dịch, tiếp khách, photo, in ấn tài liệu. chi phí ohát sinh ở công trình nào, thì tập hợp vào công trình đó. Kế toán căn cứ vào các phiếu chi để ghi vào sổ có liên quan. Sổ cái TK 627 (8) Tháng 12/2003 Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có Dư đầu tháng 371 20 Tiếp khách chuyên gia công trình TTTB y tế 111 1.828.000 KC 31 Kết chuyển chi phí khác công trình TTTB y tế ... 1.828.000 Cộng 1.828.000 1.828.000 Sổ cái TK 627 Tháng 12/2003 Công trình : Trung tâm thiết bị y tế Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có Dư đầu tháng KC 31 Chi phí quản lý đội công trình TTTb y tế 334 3.961.675 26 11 Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý đội 142 200.000 41 31 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 1.181.250 KC 31 Chi phí dịch vụ mua ngoài 111 4.756.200 371 20 Chi phí bằng tiền 111 1.828.000 KC 31 Kết chuyển chi phí sản xuất chung công trình TTTB y tế 154 11.927.125 Cộng 11.927.125 11.927.125 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang a. Tổng hợp chi phí sản xuất Như đã đề cập, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Xây dựng Thành Nam là phương pháp trực tiếp. Cuối tháng từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình hạng mục công trình, kế toán tiến hành lập bảng “Tổng hợp chi phí sản xuất ” (Bảng số 09) trong từng tháng của từng công trình hạng mục công trình theo từng khoản mục. Cuối quý: Căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình và hạng mục công trình kế toán tiến hành cộng luỹ kế các tháng được số liệu tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong qúy của từng công trình. Công ty Xây dựng Thành Nam Bảng số 09 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Tháng 12/2003 TT Tên công trình Tổng chi phí Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí máy Chi phí sản xuất chung 1 Công trình TTTB y tế 140.495.063 95.452.500 32.225.438 890.000 11.927.125 Toàn bộ chi phí tập hợp được kế toán kết chuyển sang TK 154 Ghi: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Nợ TK 154: 95.452.500 (Chi tiết công trình Trung tâm thiết bị y tế) Có TK 621: 95.452.500 (Chi tiết công trình Trung tâm thiết bị y tế) - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 154: 32.225.438(Chi tiết công trình Trung tâm thiết bị y tế) Có TK 622: 32.225.438 (Chi tiết công trình Trung tâm thiết bị y tế) - Kết chuyển chi phí sử dụng máy Nợ TK 154: 890.000 (Chi tiết công trình Trung tâm thiết bị y tế) Có TK 623: 890.000 (Chi tiết công trình Trung tâm thiết bị y tế) - Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154: 11.927.125 (Chi tiết công trình Trung tâm thiết bị y tế) Có TK 627: 11.927.125 (Chi tiết công trình Trung tâm thiết bị y tế) Số liệu này được phản ánh vào sổ cái TK 154 Sổ cái TK 154 Tháng 12 /2003 Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK ĐƯ Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ Dư có Dư đầu tháng 445.559.295 KC 31 Kết chuyển NVL trực tiếp công trình TTTBYT 621 95.452.500 KC 31 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp công trình TTTB y tế 622 32.225.438 KC 31 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công công trình TTTB Ytế 623 890.000 Cộng 128.567.938 Sổ chi tiết TK 154 Tháng 12 năm 2003 Công trình: trung tâm thiết bị y tế Số CT Ngày CT Nội dung chứng từ TK ĐƯ Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ Dư có Dư đầu tháng 445.559.295 KC 31 Kết chuyển chi phí NVLtrực tiếp 621 95.452.500 KC 31 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp công trình TTTB y tế 622 32.225438 KC 31 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 623 890.000 KC 31 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627 11.927.125 KC 31 Kết chuyển giá trị khối lượng XL HT 621 128.567.938 Dư cuối kỳ 622 237.304.180 Công ty xây dựng Thành Nam Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Quý IV/2003 Công trình trung tâm thiết bị y tế Diễn giải Chi phí thực tế Vật liệu Nhân công Máy Chi phí sản xuất chung Tổng cộng Dư đến 31/09 130.200.000 54.250.000 7.137.000 26.300.330 217.887.330 Tháng 10 59.310.000 28.549.000 1.750.500 12.967.465 99.876.965 Tháng 11 82.728.300 32.685.700 834.000 11.547.000 127.795.000 Tháng 12 95.452.500 32.225.438 890.000 11.927.125 140.495.063 Cộng quý 4 237490800 93.460.138 3.474.500 36.441.590 368.167.028 b. Đánh giá sản phẩm dở dang Xuất phát từ đặc điểm của công trình xây dựng là có khối lượng giá trị lớn, thời gian thi công dài, nên hiện nay các công trình, hạng mục công trình thường được tiến hành quyết toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Từ lý do trên đòi hỏi phải xác định chi phí thực tế cảu khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Khối lượng xâylắp dở dang cuối kỳ là khối lượng chưa được nghiệm thu và chưa được chấp nhận thanh toán. Việc xác định chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được thực hiện thông qua giá trị khôí lượng xây lắp dở dang theo dự toán. Công thức xác định Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của khối lượng XLDD đầu kỳ + Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ X Giá trị dự toán của khối lượng XLDD cuối kỳ Giá trị dự toán của khối lượng XLHT bàn giao trong kỳ + Giá trị dự toán của khối lượng XL Cuối kỳ Theo công thức trên trong qúy IV/2003 công trình. Trung tâm thiết bị y tế được tính như sau: - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ: Lấy số liệu từ báo cáo chi phí và tính giá thành quý III hay số dư đầu kỳ của TK154 là : 217.887.330 đ - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ. Lấy số liệu từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong quý: 368.167.028 đ - Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ: lấy số liệu từ quyết toán trong quý là: 520.763.500 đ - Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: Lấy số liệu dựa trên cơ sở báo cáo thống kê thực hiện giá trị sản lượng là: 276.287.390 Chi phí thực tế của khối lượng XLDD cuối kỳ = (217.887.330+368.167.028)/ (520.763.500+ 276.287.390) x 276287390 = 203.148.169(đ) 2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp a. Đối tượng tính giá thành ở Công ty xây dựng Thành Nam đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành. Cụ thể là do công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn giữa chủ đầu tư và đơn thi công. b. Kỳ tính giá thành Trên cơ sở đối tượng tính giá thành của Công ty là công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn quy ước của chủ đầu tư và Công ty, và tổ chức công tác kế toán ở Công ty, nên Công ty xây dựng Thành Nam đã xác định kỳ tính giá thành của doanh nghiệp là theo quý để đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời phục cụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Phương pháp tính giá thành mà Công ty xây dựng Thành Nam áp dụng đó là phương pháp trực tiếp. Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong quý và chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ kế toán tiến hành theo công thức sau Giá thành thực tế của KLXL HT trong quý = Chi phí thực tế của KLXLDD đầu kỳ + Chi phí thực tế của KLXL PS trong kỳ - Chi phí của KLVL DD cuối kỳ - Vậy giá thành khối lượng XLHT bàn giao trong quý 4 năm 2000 của công trình Trung tâm thiết bị y tế là: 217.887.330 + 368167028 –203148169 = 382.906.189 (đồng) Kế toán phản ánh vào nhật ký chung theo định khoản Nợ TK 632: 382.906.189 Có TK 154: 382.906.189(chi tiết công trình TTTB y tế) Phần III Những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Thành nam I. Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm 1. Những ưu điểm cơ bản. Qua hơn 10 năm cùng với sự trưởng thành và phát triển của ngành Xây dựng Việt Nam. Công ty Xây dựng Thành Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất, quản lý tài chính. Công ty đã chủ động nghiên cứu từng bước thực hiện một mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý và phù hợp với địa bàn hoạt động quy mô, đặc điểm của công ty trong nền kinh tế thị trường và có một vị trí vững chắc, có uy tín trên thị trường. Để có được thành tựu đó, đòi hỏi một cố gắng nỗ lực không ngừng của Ban Giám Đốc, nhân viên trong công ty và đặc biệt phải kể đến những đóng góp của Bộ máy kế toán trong Công ty. Qua thời gian thực tập nghiên cứu về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở Công ty. Kết hợp với kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập tại trường em thấy công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở Công ty xây dựng Thành Nam đã đặt được những thành công đáng kể. Với đặc điểm sản phẩm quy trình sản xuất của công ty thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mà công ty xác định là hợp lý, tạo điều kiện cho việc tính giá thành nhanh gọn chính xác. Việc phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đáp ứng yêu cầu hạch toán ở công ty, phù hợp với chế độ kế toán mới. II. Những tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nói chungvà kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng Thành Nam vẫn còn một số vấn đề cần phải nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện cụ thể là: 1. Đối với công tác lập chứng từ ban đầu. Hiện nay công ty sử dụng chứng từ ban đầu khi xuất vật tư phục vụ cho sản xuất của Công ty vật tư dùng thường xuyên, hơn nữa địa bàn hoạt động của Công ty rộng thì việc kiểm tra đối chiếu, phân loại và tập hợp vật liệu sản xuất dùng cho đối tượng sử dụng - Hình thức kế toán được áp dụng tại Công ty là hình thức “nhật ký chung”, tận dụng ưu điểm của hình thức này là mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, dễ cơ giới hoá công tác kế toán nên phòng kế toán sớm đưa máy vi tính vào phục vụ cho công tác kế toán. Bởi vậy, mặc dù có quy mô khá lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều và phức tạp nhưng phòng kế toán công ty vẫn được bố trí khá gọn nhẹ, hợp lý. Sự phân công công việc được rõ ràng cụ thể đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, nhiệt tình với công việc để thực hiện tốt công tác kế toán, đặc biệt là khoản chi phí giá thành đáp ứng yêu cầu quản lý một cách kịp thời - Kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán được Công ty coi trọng. Việc tập hợp chi phí sản xuất hàng tháng giúp cho các số liệu hạch toán ghi chép chính xác, kịp thời, đầy đủ và là cơ sở đảm bảo tính đúng, tính đủ vào giá thành công trình hạng mục công trình hoàn thành. Công ty được mở sổ chi tiết TK621, 622, 623, 627 và chi tiết theo từng công trình hạng mục công trình sẽ giúp cho việc theo dõi cụ thể để phân tích các hoạt động kinh tế nhạy bén, kịp thời, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác. - Việc áp dụng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thnàh sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với kế toán chi phí, nhân công trực tiếp. Hiện nay, ở Công ty xây dựng Thành Nam khoản trích bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương công nhân trực tiếp xây lắp được Bộ Tài Chính ban hành chính thức tại quyết định 1564/1998 QĐ.BTC ngày 16/12/1998. Đã bổ sung thêm TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công gồm các khoản : chi phí nhân, chi phí vật vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền cho xe, máy thi công. Do vậy, TK 623 của Công ty chưa phản ánh chính xác , đầy đủ và các khoản mục chi phí sử dụng máy trong giá thành. Đối với kế toán chi phí khấu hao TSCĐ Theo nguyên tắc hàng tháng, kế toán phải trích đủ số khấu hao tính bình quân vào giá thành nhưng ở công việc trích hay không trích khấu hao phụ thuộc vào giá trị sản lượng đạt trong kỳ. Việc tính khấu hao trong kỳ tính không đúng, không đủ vào chi phí sản xuất sẽ làm giá thành sai lệch, ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản lý III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng thành nam. 1. Đối với công tác lập chứng từ ban đầu Hiện tại, công ty sử dụng chứng từ ban đầu khi xuất kho thi công là phiếu xuất kho đã bảo đảm được tính hợp lý, hợp lệ. Đồng thời, bảo đảm lập chứng từ kịp thời cho mỗi lần xuất kho. Tuy nhiên, một số trường hợp vật tư mua về không qua kho mà đưa ngay vào sản xuất việc ghi chép tình hình – xuất nhập vật tư khó khăn làm tắt kiểu này sẽ khó kiểm soát vật tư , cả về số lượng lẫn chất lượng và không thể biết vật tư mua về có sử dụng hết cho công trình hay không, dẫn đến tình trạng ước tính chi phí vật liệu vào công trình. Theo chế độ quy định chứng từ ban đầu đểm hạch toán xuất kho vật tư ngoài phiếu xuất kho còn có phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức “mẫu số 04-VT” Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức có những ưu điểm sau: Tạo điều kiện cho việc cấp phát vật tư vào sản xuất theo hạn mức. Từ đó góp phần kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất. Mặt khác, khi sử dụng thêm mẫu phiếu này sẽ đảm bảo chứng từ phát sinh ít đơn giản thủ tục xử lý chứng từ, hạn chế tiêu cực trong sử dụng vật tư nhằm tiết kiệm chi phí, hạ gía thành sản phẩm xây lắp. Vậy, nên chăng công ty có thể khắc phục những hạn chế khi sử dụng phiếu xuất kho bằng cách sử dụng thêm Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức 2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp Theo chế độ kế toán mới ban hành cho doanh nghiệp xây lắp năm 2000 quy định các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên quỹ lương công nhân trực tiếp xây lắp không được hạch toán vào chi phí nhân công trự c tiếp (TK 622) mà hạch toán vào Chi phí sản xuất chung (TK 627). Vậy các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Tháng 12/2000 của công trình TTTB y tế sẽ được hạch toán như sau: Nợ TK 627 (1): 1.764.587 (Chi tiết công trình TTTB y tế) Có TK 338: 1.764.587 (Chi tiết công trình TTTB y tế) 3. Đối với kế toán chi phí sản phẩm máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công là một khoản chi phí lớn có xu hướng ngày càng tăng và vì vậy công ty đã mở thêm TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công” là hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép hạch toán và phân tích khoản chi phí này trong giá thành. Tuy nhiên hiện nay ở công ty Xây dựng Thành Nam chỉ theo dõi trên tài khoản này trích khấu hao cho máu thi công. Điều đó không phản ánh được chi phí thực tế sử dụng cho máy mặc dù tổng chi phí trong giá thành không thay đổi song tỷ trọng giữa các khoản chi không chính xác sẽ ảnh hưởng đến phân tích chỉ tiêu giá thành ảnh hưởng đến quyết định quản lý Vậy nên Công ty cần theo dõi TK 623 theo đúng chế độ quy định toàn bộ chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp gồm: Chi phí nhân công: Nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công Chi phí khấu hao máy thi công Chi phí công cụ, dụng cụ mua ngoài dùng cho máy thi công. Chi phí khác bằng tiền dùng cho máy thi công. 4. Đối với kế toán chi phí khấu hao TSCĐ. Kế toán công ty cần tuân thủ chế độ kế toán trong việc, tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ để đảm bảo cho việc tính giá thành chính xác, giúp cho nhà quản lý ra quyết định phù hợp. Nhưng ở đây nảy sinh một vấn đề là Bộ tài chính cần xem xét lại quy định trích khấu hao sao cho phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng. Vì ở các doanh nghiệp xây dựng khi khối lượng xây lắp lớn. Tiến độ thi công gấp cần huy động nhiều máy móc phục vụ thi công, điều này làm cho máy móc hư mòn, hỏng nhanh. Trong khi đó Bộ tài chính lại quy định thời gian trích khấu hao cho những loại máy này lâu.Vì vậy, có khi xảy ra trường hợp máy bị hư hỏng trước khi đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị, làm ảnh hưởng tới sản xuất. Bên cạnh đó, Bộ tài chính quy định mức trích khấu hao TSCĐ kà cố định cho mỗi năm chưa được phù hợp với thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp xây lắp. Cụ thể có những nưam công ty cần huy động nhiều máy móc thiết bị vào sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ không tương xứng với sự hao mòn của máy móc. Vì vậy, chi phí khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất của công trình không phản ánh chính xác theo số thực tế. Từ đó dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh bị sai lệch. Ngược lại, những năm công ty có ít công trình, ít sử dụng máy móc thì vẫn phải trích khấu hao đều đặn như mọi năm. Điều này làm chi phí thực tế trong giá thành sản phẩm xây lắp tăng lên. Chính vì vậy, nên phải chăng Bộ tài chính có qui định mới về việc trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp xây dựng. Bộ có thể quy định khung thời gian trích khấu hao căn cứ vào giá trị sản xuất kinh doanh hằng năm của đơn vị. Thiết nghĩ điều đó sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng xác định mức trích khấu hao phù hợp, nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết luận Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mọi doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành là những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo sự tồn tại, ổn định và phát triển cho doanh nghiệp. Thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm là công tác mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Do đó hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất nói chung và ở công ty xây dựng nói riêng là cần thiết xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay. Việc hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực sự là chỉ tiêu chất lượng, phản ánh đúng nội dung chi phí sản xuất, thực hiện tốt chức năng thông tin. Với đề tài “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng Thành Nam” Tuy nhiên đây là một đề tài hết sức rộng, phức tạp và do thời gian có hạn cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết chưa thể giải quyết một cách triệt để các vấn đề và cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và cán bộ kế toán trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Dương Hải Oanh và các cán bộ kế toán trong Công ty Xây dựng Thành Nam đã giúp em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết này. Hà Nội ngày 20 tháng 6 năm 2004 Sinh viên thực hiện Lê Thu Hường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3111.doc
Tài liệu liên quan