Công ty may Hưng Việt là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh may mặc xuất khẩu, vật liệu - công cụ dụng cụ sử dụng ở Công ty với khối lượng lớn, chủng loại nhiều. Nhưng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo cũng như các phòng ban chức năng, đặc biệt là phòng kế toán nên quá trình sản xuất của Công ty luôn đảm bảo liên tục, sản phẩm của Công ty không những đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước mà cả thị trường nước ngoài .
88 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty may Hưng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá đơn gá trị gia tăng, kế toán ghi:
- Nợ TK 152: 638568976
(Chi tiết: TK 1521: 465611437
TK1522: 160222616
TK 1524: 12734923
- Nợ TK 153: 10447 454
(Chi tiết: TK 1531: 600000
TK 1532: 9874454
- Nợ TK 133: 422980101
- Có TK 331: 691314440
- Khi thanh toán với người bán, kế toán phản ánh tình hình thanh toán và ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người bán phàn ghi nợ TK 331, có các TK... và ghi vào mặt nhật ký chứng từ số 1 (nếu trả bằng tiền mặt) , ghi vào nhật ký chứng từ số 2 ( nếu trả bằng tiền gửi ngân hàng), kế toán ghi như sau:
-Nợ TK 331: 1551914009
- Có TK 111 (1111):758060300
- Có TK 112 (1121):793853709
-Khi hàng về mà Công ty thanh toán ngay bằng tiền mặt, kế toán sẽ phản ảnh trên sổ nhật ký chứng từ số 1 như sau:
- Nợ TK 152: 57486820
(Chi tiết: TK 1521: 42000000
TK1522: 12206920
TK 1524: 1890000
TK 1525: 1389900
- Nợ TK 153: 3762500
(Chi tiết: TK 1531: 3762500
- Nợ TK 133: 6495300
- Có TK 111 (1111): 67744620
- Chi phí vận chuyển vật tư về công tác thanh toán bằng tiền mặt và được theo dõi trên nhật ký chưngs từ số 1, ở Công ty chi phí vận chuyển không tính vào giá trị của vật tư mà được hạch toán riêng cùng chi phí bán háng kế toán ghi như sau:
- Nợ TK 641: 23716600
- Có TK 111: 23716600
( Số tiền này bao gồm cả chi phí bán hàng)
Nếu trong tháng Công ty trả tiền trước nhưng chưa lấy hàng thì kế toán chuyển số dư nợ TK 311 sang tháng sau.
Để tiện cho việc theo dõi tình hình nhập vật liệu - công cụ dụng cụ và tình hình thanh toán của người bán hàng, kế toán sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán.
ở Công ty, sổ chi tiết thanh toán với người bán hàng dùng để theo dõi chung cho tất cả các đơn vị bán hàng cho Công ty. (biểu số 13)
* Cơ sở số liệu và phương pháp ghi sổ này như sau:
+ Căn cứ vào các hoá đơn, phiếu nhập kho kế toán ghi cột diễn giải, cột hoá đơn và cột phiếu nhập.
+ Căn cứ vào cột phiếu chi, kế toán ghi cột phiếu chi.
+ Cột dư đầu tháng: Căn cứ vào cột dư cuối tháng của sổ chi tiết này ở tháng trước để ghi số dư nợ, dư có cho phù hợp.
+ Cột phát sinh nợ: Ghi nợ TK 331, có các TK... căn cứ vào các chứng từ như phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng... kế toán ghi sổ theo đúng các nội dung cho phù hợp.
+ Cột phát sinh có: Khi mua loại vật tư gì chưa thanh toán với người bán, căn cứ vào số tiền ghi trên hoá đơn và phiếu nhập kho kế toán ghi vào cột ghi có TK 331 nợ các TK...
+ Sổ dư cuối tháng: Căn cứ vào số dư đầu tháng, tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh có kế toán tính ra số dư cuối tháng để ghi số dư nợ, dư có cho phù hợp.
Vật tư mua về công ty có trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ, như ghi sổ kế toán phải quy đổi ra VNĐ. Do đó, việc hạch toán ngoại tệ ở Công ty sẽ được theo dõi như sau:
VD: Trong tháng 1, Công ty may Hưng Việt mua bông của Công ty liên doanh sản xuất bông EVC Hà Nội với tổng số tiền là 24981 USD ( theo hoá đơn số 014499 + 014471).
ngày 5/2/2000 Công ty thanh toán tiền thì tỉ giá lúc đó là:
1 USD = 13875 VNĐ.
Số tiền công ty phải trả là: 24981 x 13875 = 346611375 VNĐ
Nếu trước ngày 5/2/2000 mà kế toán vảo sổ chi tiết thanh toán với người bán thì tại thời điểm này tỷ giá lại khác, khi đó kế toán phải phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá lên sổ chi tiết thanh toán với người bán.
Nhưng ở công ty thì kế toán lại vào sổ chi tiết thanh toán với người bán sau ngày trả tiền( sau ngày 5/2) nên kế toán vẫn lấy tỷ giá của ngày 5/2, tương ứng với số tiền là 346611375 VNĐ, do đó không phát sinh chênh lệch tỷ giá. Vì vậy mà trên sổ chi tiền thanh toán với người bán của tháng 1 kế toán không phản ánh TK 413 - Chênh lệch tỷ giá.
ở Công ty , sổ chi tiết thanh toán với người bán tập chung cho tất cả các đơn vị bán hàng cho Công ty, việc ghi chép lại chưa khoa học, do đó chưa theo dõi được một cách chính xác quan hệ thanh toán giữa Công ty với từng đơn vị cung cấp. Hơn nữa, sổ này giống sổ nhật ký chứng từ số 5, mặc dù vậy kế toán vẫn nhập nhật ký chứng từ số 5. Nhưng cả 2 sổ này đều được ghi chép như nhau nên kế toán chủ yếu theo dõi trên sổ chi tiết thanh toán với người bán. Cuối tháng khi nhập sổ cái các tài khoản có liên quan thì kế toán có thể căn cứ vào sổ chi tiết theo dõi thanh toán hoặc nhật ký chứng từ số 5 đều như nhau.
Trong tháng, tiền mua vật tư được thanh toán trược tiếp bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng, kế toán sẽ theo dõi qua nhật ký chứng từ 1 ( ghi có TK 11110 và nhật ký chứng từ số 2 ( ghi có TK 1121).
* Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có TK 1111. (biểu số 14)
Sổ này được mở theo từng tháng, kế toán tập hợp tất cả các chứng từ thanh toán bằng tiền mặt cho các đối tượng liên quan trong tháng như chi thanh toán nợ với người bán, chi để mua vật tư, chi cho vận chuyển vật tư về kho... cuối tháng tính tổng số tiền và ghi vào nhật ký chứng từ số 1, sau đó kế toán đối chiếu số nợ ở phần ghi có TK 1111, nợ TK 331 ở nhật ký chứng từ số 1 với số liệu ở phần ghi nợ TK 331, có TK 1111 ở sổ chi tiết thanh toán với người bán, tổng cộng phải khớp nhau.
* Nhật ký chứng từ số 2: Ghi có TK 1121
Cũng như nhật ký chứng tư số 1, sổ này được mở theo từng tháng, kế toán tập hợp các chứng từ liên quan đến việc trả bằng tiền gửi ngân hàng trong tháng. Cuối tháng tính tổng số tiền và ghi vào nhật ký chứng từ số 2. Sau đó tiến hành đối chiếu số liệu ở phần ghi nợ TK 331, có TK 1121 ở sổ chi tiết thanh toán với người bán và phần ghi có TK 1121, nợ TK 331 ở nhật ký chứng từ số 2, số liệu dòng tổng cộng phải khớp nhau.
Qua đó, ta thấy được kế hoạch tổng hợp nhập vật liệu - công cụ ở Công ty may Hưng Yên được nhập từ nhiều nguồn khác nhau ở cả trong nước và nước ngoài với số lượng và chủng loại phong phú, kế toán phải phản ánh chính xác để có thể nắm bắt được kịp thời đặc điểm, tầm quan trọng của từng đơn vị cung cấp vật tư để từ đó có những biện pháp thích hợp đảm bảo cho vật tư được luân chuyển liên tục phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong tháng, để phản ánh giá trị nhập và hay xuất ra của vật liệu- công cụ, dụng cụ thì kế toán thực hiện lập bảng kế số 3 - tính giá thành thực tế vật liệu - công cụ dụng cụ. (biểu số 16)
* Phương pháp lập các cách ghi bảng kê số 3 như sau:
I. Số dư đầu tháng: Số liệu lấy từ dòng tổng kho cuối tháng của bảng kês 3 tháng trước.
II. Số phát sinh trong tháng: Số liệu lấy từ dòng tổng cộng của số chi tiết tài khoản 331 và các nhật ký chứng từ liên quan.
III. Cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng: I +II
IV. Xuất trong tháng: Vật tư xuất dùng tong tháng: Lấy giá thực tế từ số liệu tổng hợp xuất của mỗi loại vật tư tập hợp từ các chứng từ xuất.
V. Tồn kho cuối tháng :III - IV
Bảng kê số 3 được lập với mục đích là tính giá thành thực tế của vật liệu - công cụ dụng cụ khi doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán. Mặc dù Công ty sử dụng giá thực tế nhưng vẫn lập bảng kê này với mục đích chính là thấy được tình hình nhập - xuất vật liệu - công cụ dụng cụ và làm cơ sở để lập bảng phân bổ vật liệu- công cụ dụng cụ.
4.2 Kế toán tổng hợp xuất vật liệu - công cụ:
ở Công ty, việc quản lý vật tư không chỉ ở khâu thu mua, bảo quản, dự trữ mà khâu xuất dùng vật tư cần phải được quản lý chặt chẽ, bởi vì đây là khâu cuối cùng của vật liệu - công cụ dụng cụ khi chuyển dịch giá trị của nó vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
Vật liệu xuất kho chủ yếu là sử dụng cho kho sản xuất, quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất, ngoài ra có thể xuất dùng vào việc cắt mẫu kỹ thật. Để phản ánh một cách chính xác vật liệu - công cụ dụng cụ xuất kho cho các đối tượng sử dụng thì kế toán phải căn cứ vào các chứng từ xuất kho, phân loại các đối tượng sử dụng và tính giá vốn thực tế của vật liệu - công cụ xuất kho.
ở Công ty , giá thực tế vật liệu - công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế bình quân gia quyền của vật liệu - công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Theo phương pháp này, kế toán sẽ theo dõi tình hình xuất kho và tính giá thực tế của vật liệu- công cụ dụng cụ xuất kho trên cơ sở số liệu ở cột số lượng thực xuất của phiếu xuất kho ( vì trường hợp xuất vật liệu - công cụ dụng cụ thì trên phiếu xuất kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng, không ghi chỉ tiêu giá trị).
Vật liệu - công cụ dụng cụ khi xuất kho được kế toán theo dõi và hạch toán như sau:
- Khi xuất kho vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất kế toán phản ánh vào bên nợ TK 621 dối ứng với bên có TK 152 như sau:
- Nợ TK 621
- Có TK 152 ( chi tiết)
- Xuất vật tư thay thế, sửa chữa, kế toán ghi:
- Nợ TK 627
- Có TK 152 ( chi tiết)
- Có TK 153 ( chi tiết)
- Xuất bao bì phục vụ cho việc bán hàng, kế toán ghi:
- Nợ TK 641
- Có TK 153 ( chi tiết)
- Xuất vật tư dùng cho việc quản lý, kế toán ghi:
- Nợ TK 642
- Có TK 152 ( chi tiết)
- Có TK 153 ( chi tiết)
Việc hạch toán tổng hợp xuất vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty được thực hiện theo từng bước sau:
ở các xí nghiệp, bộ phận thống kê của các xí nghiệp căn cứ vào các chứng từ xuất kho đã tập hợp được trong tháng và phân loại vật liệu theo từng chứng từ sử dụng sau đó tiếp tục phân bổ vật liệu đó cho từng mã sản phẩm xuất ra.
Cuối tháng bộ phận kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ xuống các xí nghiệp tập hợp các bảng phân bổ của các xí nghiệp sau đó tiến hành phân bổ vật liệu cho từng mã sản phẩm chung cho toàn Công ty (biểu số 17).
Đối với công cụ dụng cụ thì được sử dụng chung cho toàn xí nghiệp, bộ phận thống kê của xí nghiệp có trách nhiệm tập hợp tất cả các chứng từ xuất công cụ - dụng cụ rồi tính ra tổng giá trị của công cụ dụng cụ.
Riêng công cụ dụng cụ phục vụ cho việc bán hàng và phục vụ quản lý thì thì do chính bộ phận kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ đảm nhận công việc tập hợp và tính giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng theo phương pháp mà Công ty áp dụng.
Trên cơ sở các bảng phân bổ đã được tập hợp, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ (biểu số 18).
Bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ được mở hàng tháng và phân bổ toàn bộ số vật liệu - công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng trong tháng. Cơ sở lập bảng này là các bảng phân bổ của xí nghiệp và các bảng có liên quan. Trên cơ sở số liệu ở bảng này sẽ được sử dụng để lập nhật ký chứng từ số 7 và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, hạch toán các nghiệp vụ xuất vật liệu công cụ dụng cụ là khâu quan trọng, nếu được tổ chức tốt khâu này sẽ là cơ sở cho việc hạch toán chính xác giá thành sản phẩm.
Ngoài các sổ mà kế toán của Công ty theo dõi, các nghiệp vụ nhập xuất vật liệu - công cụ dụng cụ thì cuối mỗi tháng kế toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ còn lập sổ cái các tài khoản nhằm theo dõi tổng hợp số dư đầu năm, phát sinh nợ, phát sinh có, số dư cuối tháng của các tài khoản theo từng tháng.
Biểu số 18:
bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ
Tháng 1/2000
Số
TT
Ghi có các TK Ghi nợ các TK
(đối tượng sử dụng)
TK 152
TK153
1521
1522
1523
1524
1525
1531
1532
1
TK621-CPNVL TT
1840869560
333236821
Mã HY – 107
1260864
6538960
103
14389914
4568681
87
7130594
6159849
1998
891506560
118990611
PT 1,2,3,4
375036527
18902712
PT 11
5133731
90
2159928
3951252
2
TK 627 – CPSXC
796017
18490799
124700
3701084
Xí nghiệp may I
363982
4847245
Xí nghiệp may II
2306719
3
TK 641 – CPBH
4
TK 642 – CPQLDN
2930440
938833
Cộng
1840869560
333236821
796017
21421239
124700
4639917
36277989
Biểu số 19
Sổ cái TK 1521
Tháng 1/2000
Số dư đầu năm
Nợ
Có
1839674359
Số
TT
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Cộng
1111
331
42000000
4656114437
43000000
45000000
46000000
49000000
131000000
559611437
1
Cộng phát sinh nợ
507611437
88000000
95000000
690611437
2
Tổng số phát sinh có
1840869560
101000000
131500000
2073369560
3
Số dư cuối tháng nợ
Có
506416236
493416236
456916236
Biểu số 20:
Sổ cái TK 331
Tháng 1/2000
Số dư đầu năm
Nợ
Có
1400196468
Số
TT
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Cộng
1111
1121
641
642
758060300
793853709
8207000
32124745
810000000
920000000
5100000
25000000
800000000
700000000
5000000
27000000
2368060300
2413853709
18307000
84124745
1
Cộng phát sinh nợ
1592245754
1760100000
1532000000
4884345754
2
Tổng số phát sinh có
1356744110
1510000000
1310000000
4176744110
3
Số dư cuối tháng nợ
Có
1164694824
914594824
692594824
Biểu số 21
Sổ cái TK 133
Tháng 1/2000
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Số
TT
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
........
Cộng
1111
1121
1122
141
331
6495300
4847204
695669
243675
42298010
1
Cộng phát sinh nợ
54579858
2
Tổng số phát sinh có
3
Số dư cuối tháng nợ
Có
54579858
Sổ cái các TK 152. TK 1523, YK 1524, TK 1525 cũng được lập tương tự như sổ cái TK 1521.
* Căn cứ lập sổ cái TK 1521
+ Số dư đầu năm: Số liệu lấy ở dòng số dư cuối tháng 12/98
+ Phát sinh nợ: căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1 ghi có TK 1111, nợ TK 1521 và sổ chi tiết TK 331 cột có TK 331, nợ TK 1521.
+ Phát sinh có: Căn cứ vào số liệu trên bảng kê xuất và sổ ghi chi tiết TK 1521
+ Số dư cuối tháng: Số dư đầu năm + phát sinh nợ + phát sinh có.
* Căn cứ lập sổ cái TK 331
+ Số dư dầu năm: Số liệu lấy từ dòng số dư cuối tháng 12/98
+ Phát sinh nợ: Căn cứ vào dòng tổng cộng nợ TK 331 trên sổ chi tiết thanh toán với người bán.
+ Phát sinh có: Căn cứ vào dòng tổng cộng cột có TK 331 trên sổ chi tiết thanh toán với người bán.
+ Số dư cuối tháng: Số dư đầu năm + phát sinh có - phát sinh nợ
* Căn cứ lập sổ cái TK 133
+ Số dư đầu năm:
+ Phát sinh nợ: Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 1- có TK 1111, nợ TK 133
Nhật ký chứng từ số 2-có TK 1121, nợ TK 133
Sổ chi tiết thanh toán với người bán - Có TK 331, nợ TK 133
Và một số cột có liên quan khác.
Phát sinh có:
+ Số dư cuối tháng: Số dư đầu năm + Phát sinh nợ - Phát sinh có.
Trên cơ sở số liệu ở sổ cái các TK, kế toán sẽ lập bảng cân đối số phát sinh các TK, bảng này được lập vào cuối mỗi tháng do kế toán tổng hợp lập nhằm khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Biểu số 22:
bảng cân đối phát sinh các TK
Tháng 1/2000
Tên TK
Dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1521
1839674359
507611437
1840869560
506416236
1522
28070380
172429536
333236821
120063095
1523
3683548
796017
2887531
1524
150492355
14624923
21421239
143696039
1525
116756853
1389900
124700
118022053
1531
45470491
4362500
4639917
45193074
133
1400196468
1592245754
1356744110
1164694824
321
Cộng
53701717098
53701717098
53746800356
53746800356
53219684554
53219684554
Qua đây tả có thể khái quát trình tự hạch toán vật liệu - Công cụ dụng cụ ở Công ty may Hưng Việt như sau:
Chứng từ nhập
NKCT số 1,2
Chứng từ xuất
Sổ chi tiết
Bảng kê số 3
Bảng phân bổ
VL - CCDC
Bảng cân đối phát sinh các TK
Sổ cái
CHƯƠNG III.
nhận xét và đóng góp ý kiến về công tác kế toán vl, ccdc.
I. Nhận xét chung về kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty:
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất vật chất hiện nay trong sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được mục đích này thì mỗi doanh nghiệp phải đặt ra những mục tiêu cũng như hướng đi khác nhau. Nhưng với điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản ký của Nhà nước thì việc đạt được một trong các mục tiêu đó không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm dược, nó đòi hỏi những phương thức sản xuất, cách quản lý trong doanh nghiệp phải làm sao đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Do đó, một trong những biện pháp cơ được nhiều doanh nghiệp quan tâm tới là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. bởi vì giá thành sản phẩm có hạ thì sản phẩm mới có đủ sức để cạnh tranh trên thị trưòng,doanh nghiệp mới tiêu thụ được nhiều sản phẩm,lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng cao và doanh nghiệp có khả năng tái sản xuất mở rộng.
Công ty may Hưng Việt kể từ khi thành lập đến nay đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Để trở thành một Công ty lớn mạnh như hiện nay, Công ty may Hưng Việt đã có hướng đi đúng đắn nên những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có lãi. Sự lớn mạnh đó của Công ty không những thể hiện qua cơ sở vật chất, kỹ thuật mà còn thể hiện trình độ quản lý của lãnh đạo của Công ty đã từng bước hoàn thiện ngày càng được nâng cao.
Là một doanh nghiệp luôn sản xuất và kinh doanh mặt hàng may mặc, Công ty luôn xác định nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản đển đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, và là cơ sở vật chất tạo ra thực thể sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn tổng chi phí và giá thành. Ngoài ra, công cụ dụng cụ tuy không trực tiếp tạo ra thực thể sản phẩm nhưng nó góp phần đảm bảo cho độ chính xác của sản phẩm,đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Nhận thức được tầm quan trọng này, lãnh đạo Công ty đã có những biện pháp tích cực và đặc biệt quan tâm đến vấn đề này nhằm tăng cưòng việc quản lý và hoàn thiện công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty.
Để đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời cho sản xuất, ngoài việc theo dõi và hạch toán chính xác tình hình nhập xuất vật tư Công ty còn huy động và khuyến khích phòng xuất nhập khẩu tìm ra thị trường mới, bạn hàng mới đồng
thời nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.
Qua thời gian thực tập tại Công ty may Hưng Việt đi sâu vào tìm hiểu phần hành kế toán về vật liệu - công cụ dụng cụ, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn công tác kế toán. Tôi thấy công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty có những điểm đáng chú ý sau:
- Trải qua thời gian Công ty may Hưng Việt đã thực sự trưởng thành về mọi mặt. Quy mô sản xuất của Công ty không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với hình thức tổ chức kinh tế tập trung như hiện nay đã đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung đối với công tác kế toán trong Công ty đã tạo điều kiện cho kế toán phát huy đầy đủ vai trò và chức năng của mình, mặt khác đó cũng chính là điểm thuận lợi cho việc phân công lao động chuyên môn hoá , nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn hoá cho cán bộ kế toán.
- Cùng với sự phát triển của Công ty, hệ thống quản ký nói chung và bộ phận kế toán nói riêng, trong đó đặc biệt là kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ đã không ngừng hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh . Qua tình hình thực tế ở Công ty cho thấy việc tổ chức kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ nói riêng và công tác kế toán nói chung đã đáp ứng được yêu cầu thông tin đặt ra. - Về công tác cung ứng vật tư : Mặc dù ở Công ty lượng vật tư được mua về thường xuyên với số lượng và chủng loại nhiều, nhưng các cán bộ cung ứng vẫn đảm bảo phân loại và nhập kho đầy đủ, khi có nhu cầu sử dụng họ vẫn phục vụ kịp thời cho sản xuất , không làm gián đoạn quá trình sản xuất, đó là những thành tích,cố gắng với tinh thần làm việc có trách nhiệm của các cán bộ ở kho cũng như phòng xuất nhập khẩu đảm nhận công việc này.
- Việc tổ chức vận chuyển vật tư là hình thức vận chuyển thuê ngoài nhưng Công ty luôn có những chế độ và chính sách hợp lý với các lái xe thường xuyên chuyên chở hàng cho Công ty. Do đó Công ty luôn chủ động phương tiện vận tải.
- Về công tác bảo quản, dự trữ vật tư luôn thực hiện tốt các chức năng
của mình. Công việc này luôn được lãnh đạo Công ty quan tâm. Vật tư khi về đến kho của Công ty sẽ được bảo quản tốt bằng hệ thống kho đã được phân chia theo đối tượng sử dụng và công dụng kinh tế như: Kho nguyên liệu, kho phụ liệu, kho cơ khí, kho thành phẩm. Các kho này đều được trang bị hệ thống giá để hàng gồm nhiều tầng để đảm bảo cho vật tư không bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên như thời tiết , môi trường...hệ thống giá để hàng lại được chia thành nhiều ô, ngăn tạo điều kiện cho việc sắp xếp, bố trí các chủng loại vật tư tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng, do đó tiết kiệm được thời gian cho việc quản lý vật tư.
Hơn nữa, do tính đặc thù của ngành may nói chung và của Công ty may
Hưng Việt nói riêng đó là sản xuất theo đơn đặt hàng cũng như sản xuất theo
mã hàng, theo thời vụ nên khi thời vụ hay mã hàng của từng khách hàng kết
thúc thì thủ kho sẽ quyết toán toàn bộ nguyên phụ liệu còn thừa trong kho theo số liệu thực nhập và thực xuất trên thẻ kho, sau đó so sánh với số thực tế còn lại trong kho. Trên cơ sở đó phát hiện ra số chênh lệch, tìm ra nguyên nhân và rút kinhnghiệm để việc quản lý vật tư dược tốt hơn. Cũng từ đó có thể tạo điều kiện cho công tác hạch toán được chính xác hơn.
- Hiện nay, ở Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ
theo hệ thống tài khoản hiện hành, việc này rất phù hợp với công ty bởi vì trên thực tế đối với Công ty nó đã giảm bớt được khối lượng ghi chép rất nhiều, đồng thời nó cũng cung cấp các thông tin tương đối chính xác và kịp thời.
- Về tổ chức công tác kế toán với cơ cấu tổ chức kế toán phân công lao
động kế toán như hiện nay là tương đối gọn nhẹ , phù hợp với yêu cầu của công việc. Mặt khác công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ được
hạch toán theo từng tháng, tạo điều kiện cho việc hạch toán được nhanh gọn,tháng nào song tháng đấy. Hơn nữa , giữa kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ và các phần hành kế toán khác lại có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhau, hỗ trợ nhau và luôn có sự đối chiếu, kiểm tra lẫn nhau đảm bảo cho việc thực hiện tốt chính sách chế độ hạch toán chính xác , đầy đủ.
- ở Công ty, vật tư được đánh giá theo giá thực tế, giá xuất là giá bình quân của số tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, đảm bảo cho giá trị của vật tư được tính toán khá chính xác sát với thực tế . Do đó công việc đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ diễn ra tương đối thuận lợi.
- Về hình thức thanh toán của Công ty với khách hàng chủ yếu là tiền mặt , Sec ,L/C... Công ty đã và đang thiết lập được mối quan hệ với bạn hàng lâu dài, qua đó uy tín của Công ty với bạn hàng ngày được nâng cao, Công ty ngày càng nhận được đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh tế.
- Mặt khác, Các công ty đã dần hiện đại hoá công cụ quản lý đó là việc áp dụng kế toán trên máy vi tính. Hiện nay, phòng kế toán của công ty có 6 máy vi tính hoạt động phục vụ công tác kế toán ( chủ yếu là làm lương, tập hợp chi phí và tính giá thành). tuy nhiên, phòng kết toán vẫn chưa tận dụng hết hiệu xuất làm việc của các máy vì số lượng ghi chép thủ công vẫn còn là chủ yếu. Do đó, Công ty cần tạo điều kiện cho cán bộ kế toán được học hỏi, nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính vì đối với công tác kế toán như hiện nay ở công ty thì việc sử dụng máy vi tính là hết sức cần thiết.
Trên đây là những thành tích đáng kể mà công tác kế toán nói chung và công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ nói riêng đã đạt được. Nhưng bên cạnh những thành tích đó thì kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ còn có một số điểm hạn chế nhất định cần phải được hoàn thiện hơn nữa, cụ thể như sau:
Về công tác thu mua vật tư:
Vật tư ở Công ty thường được mua ở những đơn vị có quan hệ bạn hàng lâu dài do đó bảo đảm được nguồn hàng thường xuyên, không phải chịu ảnh hưởng nhiều của quy luật cung - cầu, chính vì thế mà đôi lúc Công ty không nắm bắt được tình hình giá cả trên thị trường của từng mặt hàng tại mỗi thời điểm nhất định. Cho nên giá cả vật tư mua về Công ty nhiều khi không đảm bảo là giá tối ưu tại thời điểm mua hàng.
Đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ
Do ở Công ty tồn tại hai loại hình kinh doanh đó là gia công hàng xuất khẩu và mua nguyên liệu bán sản phẩm nên chủng loại vật tư mà Công ty sử dụng rất lớn. Mà khi hạch toán tình hình nhập - xuất vật tư của hai loại hình kinh doanh này kế toán lại theo dõi khác nhau.
Trường hợp mua nguyên liệu, bán sản phẩm thì kế toán theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá tri, do đó việc hạch toán nhập - xuất - tồn. Vật liệu - công cụ dụng cụ được theo dõi trên tất cả các sổ có liên quan và có thể kiểm tra đối chiếu giữa các sổ với nhau.
Còn đối với trường hợp gia công hàng xuất khẩu thì kế toán không theo dõi về mặt giá trị mà chỉ theo dõi về mặt số lượng. Do đó hạch toán chi tiết vật liệu - công cụ dụng cụ kế toán mới chỉ ghi sổ theo dõi chỉ tiêu số lượng, không có sự luân chuển của các sổ kế toán do đó gây khó khăn cho việc quản lý vật tư và đặc biệt là việc kiểm tra đối chiếu sẽ không thực hiện được.
ở Công ty , chi phí vận chuyển vật tư về nhập kho không tính vào trị giá
vật tư mà được hạch toán riêng cùng chi phí bán hàng. Như vậy là chưa đúng
với nguyên tắc tính giá thực tế của vật tư nhập kho , do đó việc tính giá vật tư nhập về là không chính xác.
1. Hạch toán chi tiết vật liệu - công cụ dụng cụ:
Xuất phát từ đặc điểm vật liệu - công cụ dụng cụ của Công ty, trong công tác kế toán chi tiết vật liệu - công cụ dụng cụ ở công ty đã sử dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển là tương đối hợp lý . Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định đó là kế toán không lạp sổ đối chiếu luân chuyển mà chỉ lập sổ chi tiết của từng loại vật tư. Vì vậy việc đối chiếu kiểm tra cuối tháng sẽ gặp khó khăn, mất thời gian, dẫn đến việc phản ánh số liệu vật tư nhập - xuất - tồn kho trong tháng không được chính xác.
Mặt khác, bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lại lập theo từng loại vật tư, do đó việc đối chiếu kiểm tra sẽ rất phức tạp và mất thời gian.
Hơn nữa, sổ chi tiết TK152 cũng chưa lập riêng cho từng thứ vật tư và lập theo từng loại vật tư, và cũng không theo mẫu quy định. Do đó việc theo dõi tình hình - nhập - xuất - tồn kho của từng thứ vật tư sẽ gặp khó khăn.
Đó là những điểm còn tồn tại trong công tác kế toán chi tiết vệt liệu-công cụ dụng cụ ở công ty càn phải được hoàn thiện hơn nữa để công việc kiểm tra đối chiếu số liêụ giữa các chứng từ được dễ dàng hơn.
2. Kế toán tổng hợp vật liệu- công cụ dụng cụ:
Trong việc hạch toán tổng hợp ở Công ty, kế toán đã sử dụng TK 641 để phản ánh chi phí vận chuyển vật tư khi vật tư về nhập kho là chưa chính xác và không đúng với ý nghĩa của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có thể dẫn đến hiểu lầm trong hạch toán khoản chi phí vận chuyển.
ở Công ty, kế toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ đã sử dụng hệ thống sổ sách thuần tuý nhưng chưa đúng và đầy đủ theo chế độ quy định.
Chẳng hạn sổ chi tiết thanh toán với người bán - TK331 do kế toán lập không đúng mẫu cho nên kết cấu của sổ này giống kết cấu của nhật ký chứng tù số 5
Mặc dù kế toán có lập nhật ký chứng từ số 5 nhưng cả hai sổ này được theo dõi như nhau. cho nên kế toán chủ yếu theo dõi trên sổ chi tiết thanh toán với người bán.
Mặt khác, sổ chi tiết thanh toán với người bán kế toán chưa lập riêng cho từng đơn vị bán hàng, vì vậy sẽ không tiện cho việc theo dõi thanh toán và mối quan hệ mua bán của từng đơn vị với Công ty.
Công ty cũng cần điều chỉnh lại một số mẫu sổ theo đúng kết cấu quy định để có thể phản ánh đúng với tính chất và nội dung của các sổ đó .
3. Một số vấn đề khác:
* Về tổ chức kho tàng nhập - xuát vật liệu - công cụ dụng cụ :
Tuy công ty đã xây dựng được một hệ thống kho tàng tốt nhưng vẫn còn điểm hạn chế đó là ở các xí nghiệp sản xuất lại không có kho để vật tư riêng , mà kho ở các xí nghiệp chỉ tồn tại về mặt hình thức. Khi công nhân của xí nghiệp lĩnh vật tư về xí nghiệp , vật tư sẽ được bố chí để nơi quy định của xí nghiệp , có khi vật tư lĩnh về xí nghiệp lại cấp phát ngay cho các tổ sản xuất. Do đó không thể tránh khỏi được những hao hụt mất mát vật tư. Hơn nữa, các xí nghiệp của công ty lại không tập trung ở một chỗ mà lại phân tán, vì vậy khi chuyền vật tư từ tổng kho của Công ty đến các xí nghiệp sẽ mất thêm một lần chi phí vận chuyển . Cũng có thể trong quá trình vận chuyển vật tư lại bị hao hụt , mất mát . Dó đó công ty nên xem lại và có biện pháp khắc phục vấn đề này.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty may Hưng Việt .
Trong công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ ở công ty may Hưng Việt mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến, đổi mới nhằm phát huy nhưng ưu điểm và hạn chế những nhược điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những điểm cần bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về quản lý , kiểm tra, đối chiếu và sử dụng vật tư .
Qua nghiên cứu lý luận và thực tế về công tác kế toán vật liệu- công cụ dụng cụ ở Công ty may Hưng Việt, để phát huy vai trò và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty, tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
1. ý kiến thứ nhất:
*Đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ nhận gia công hàng xuất khẩu:
- Về đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ trong trường hợp nhận gia công hàng xuất khẩu.
Đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh , trong công tác hạch toán và quản lý vật liệu - công cụ dụng cụ.
ở Công ty, trường hợp gia công hàng xuất khẩu kế toán không theo dõi về mặt giá trị mà theo dõi về mặt số lượng. Vì vậy khi hạch toán chi tiết kế toán chỉ lập sổ theo dõi vật tư theo chỉ tiêu số lượng, không theo dõi được giã trị của vật tư. Do đó việc kiểm tra đối chiếu sẽ gặp không ít khó khăn.
Thông qua việc đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ, kế toán sẽ tính toán chính xác số tài sản hiện có và số vốn lưu động của Công ty, từ đó có những thông tin trung thực và kịp thời cung cấp cho việc lập báo cáo tài chính, giúp ban giám đốc Công ty có biện pháp quản lý tốt hơn.
Mặt khác, do Công ty tồn tại song song hai hình thức kinh doanh là theo hợp đồng gia công và theo hợp đồng mua bán. Nên khi hạch toán giá trị của vật liệu - công cụ dụng cụ vào giá thành sản phẩm sẽ làm căn cứ để so sánh về mặt lợi ích kinh tế giữa hai loại hình kinh doanh, nhờ đó mà Công ty có thể phát huy được những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại của từng loại hình kinh doanh, giúp cho Giám đốc Công ty có quyết định kinh doanh đúng đắn trong từng thời kỳ .
- Về việc đánh giá vật liệu - cộng cụ dụng cụ nhập kho:
Vật liệu - công cụ dụng cụ về nhập kho Công ty, giá thực tế nhập kho là
giá ghi trên hoá đơn không bao gồm chi phí vận chuyển. Mà ở Công ty đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ theo giá thực tế , giá xuất là giá bình quân gia quyền . Như vậy giá xuất kho chỉ được tính trên cơ sở giá ghi trên hoá đơn của vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho không tính chi phí vận chuyển.
Để khắc phục vấn đề này, theo tôi khoản chi phí vận chuyển phải được ghi vào giá trị vật tư nhập kho chứ không tính vào chi phí bán hàng như thực tế Công ty đã làm. Điều đó đảm bảo được nguyên tắc tính giá thực tế của vật tư nhập kho , vừa đảm bảo tính chính xác cho việc tính giá cho vật tư xuất kho , làm cơ sở cho việc hạch toán chính xác giá thành sản phẩm .
2. ý kiến thứ hai:
* Hoàn thiện hạch toán chi tiết vật liệu - công cụ dụng cụ :
Vật liệu - công cụ dụng cụ là những đối tượng kế toán cần phải được
hạch toán chi tiét cả về chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật theo từng kho, loại, nhóm , thứ... Vật liệu - công cụ dụng cụ phải được tiến hành đồng thời cả ở kho và phòng kế toán .
Do tính chất và đặc điểm của ngành may nên vật liệu - công cụ dụng cụ
sử dụng trong Công ty được mua từ nhiều nguồn khác nhau với khối lượng và chủng loại lớn . Để tiện cho việc quản lý, theo dõi thì Công ty đã tiến hành phân loại theo từng loại vật tư nhưng để công tác quản lý được chặt chẽ hơn nữa , theo tôi công ty nên theo dõi từng thứ vật tư theo từng lần nhập - xuất để phù hợp với yêu cầu của công tác kế toán trong công ty hơn nữa .
Mặc dù ở kho, thủ kho đã sử dụng thẻ kho cho từng thứ vật tư là hoàn
toàn phù hợp, như vậy việc quản lý vật tư ở kho đã tương đối chặt chẽ nhưng ở phòng kế toán khi theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư kế toán lại không lập sổ chi tiết cho từng thứ vật tư mà lại lập cho từng loại vật tư, do đó sẽ không tránh khỏi việc ghi chép trùng lặp . Việc đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũng không được thuận tiện .
Để có sự liên hệ và phối hợp trong việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán, đồng thời tránh được việc ghi chép trùng lặp không cần thiết ,đảm bảocho việc ghi chép được chính xác, đạt hiệu quả cao thì công tác kế toán cho tiết vật liệu - công cụ dụng cụ cần được hoàn thiện như sau:
ở kho, về cơ bản thủ kho vẫn thực hiện công việc như cũ. Định kỳ 7-10 ngày, thủ kho tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất, phát sinh, sắp xếp và phân loại chứng từ gửi lên phòng kế toán.
ở phòng kế toán, định kỳ kế toán sẽ xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và nhận các chứng từ. Trên cơ sở các chứng từ nhập - xuất kế toán sẽ lập bảng kê nhập bảng kê xuất cho từng thứ vật tư và tính giá trị vật tư nhập, xuất theo phương pháp Công ty áp dụng.
Sau đó căn cứ vào số liệu trên bảng kê nhập , bảng kê xuất , kế toán lập
sổ chi tiết cho từng thứ vật tư . Sổ chi tiết này dùng để đối chiếu với thẻ kho.
Như vậy, ta có thể hoàn thiện việc hạch toán cho tiết vật liệu - công cụ
dụng cụ như sau:
VD: Căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất bông 120 trong tháng
1/2000 được hạch toán như sau:
Biểu số 23:
Bảng kê nhập
Tháng 1/2000
Chứng từ
Tên vật tư
ĐVT
số lượng
Thành tiền
Số
Ngày
014499
9/1
Bông 120
M
10968
71095500
014471
12/1
Bông 120
M
15538
100718625
Cộng
26506
171814125
Biểu số 24:
bảng kê xuất
Tháng 1/2000
Chứng từ
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Thành tiền
Số
Ngày
15/1
Bông 120
M
9200
59651749
20/1
Bông 120
M
13084,7
84839701
Cộng
22284,7
144491450
* Căn cứ lập bảng kê nhập :
- Căn cứ vào các chứng từ nhập như hoá đơn, phiếu nhập kho, ghi cột chứng từ và cột tên vật tư.
- Cột số lượng : Căn cứ vào số thực nhập trên phiếu nhập để ghi cột số
lương tương ứng.
- Cột thành tiền : Trên cơ sở số lượng và đơn gía trên phiếu nhập, tính
thành tiền và ghi vào cột thành tiền.
* Căn cứ lập bảng kê xuất:
- Căn cứ vào các chứng từ xuất để ghi cột chứng từ và cột tên vật tư.
- Cột só lượng: Căn cứ vào số thực xuất trên phiếu xuất kho để ghi vào
cột số lượng.
- Cột thành tiền: Giá thực tế xuất kho tính theo phương pháp đơn giá
bình quân gia quyền. Lấy số lượng thực xuát của từng thứ vật tư nhân với
đơn giá bình quân để ghi vào cột thành tiền tương ứng.
* Căn cứ để ghi sổ chi tiết VL - TK 1521
- Căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất để ghi cột chứng từ và cột diễn giải .
- Cột TK đối ứng: Ghi các TK đối ứng với TK 1521
3. ý kiến thứ 3:
Hoàn thiện việc ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán - TK 331 và
ghi sổ nhật ký chứng từ số 5.
Cung ứng vật tư là khâu quan trọng không thể thiếu được trong một
doanh nghiệp sản xuất, việc đảm bảo vật tư được cung cấp đầy đủ và liên tục sẽ giúp cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường , không gián đoạn .
Do vậy việc tìm nguồn cung cấp vật tư thường xuyên, đảm bảo chất lượng vật tư tốt cũng là điều mà công ty quan tâm . Vì nếu Công ty mua vật liệu ở các đơn vị có mối quan hệ bạn hàng lâu dài thì sẽ đảm bảo được nguồn hàng thưòng xuyên, đảm bảo chất lượng mà lại không chịu ảnh hưởng nhiều của quy luật cung - cầu trên thị trường, từ đó công ty sẽ có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy mối quan hệ mua bán.
ở sổ chi tiét thanh toán với người bán kế toán lập chưa khoa học.
Khi nhìn vào sổ ta chưa thể xác định được ngay đơn vị nào có quan hệ mua bán thường xuyên với công ty. Hơn nữa , việc tổng hợp số liệu mất nhiều thời gian và phức tạp vì nếu cùng một trang sổ mà kế toán lại ghi tất cả các nghiệp vụ phát sinh quan hệ mua bán với tất cả các đơn vị . Theo tôi, kế toán nên mở rieng sổ cho từng người bán có quan hệ thường xuyên với Công ty ,còn những đơn vị không có quan hệ thường xuyên với Công ty thì vẫn có thể lập chung sổ.
* Căn cứ để ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán như sau:
- Căn cứ vào các hoá đơn, phiếu nhập kho, kế toán ghi cột chứng từ.
- Cột diễn giải: Ghi nội các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong tháng.
- Cột TK đối ứng: Ghi các TK đối ứng với TK 331
- Cột phát sinh nợ: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán để ghi đúng nội dung của sổ chi tiết TK 331.
- Cột số phát sinh có: Khi mua vật tư chưa thanh toán với người bán, căn cứ vào số tiền ghi trên hoá đơn, phiếu nhập kho kế toán ghi vào cột phát sinh cố.
- Cột số dư: Số dư đầu tháng: Số liệu này lấy từ số dư cuối tháng trước chuyển sang.
Số dư cuối tháng = số dư đầu tháng + phát sinh có + phát sinh nợ.
Sổ chi tiết thanh toán với người bán có kết cấu như sau: (Theo biểu số 26).
Sổ được mở cho từng đơn vị bán và mở theo từng tháng. Nhìn vào sổ ta có thể thấy được mối quan hệ mua bán giữa công ty với đơn vị cung cấp. Sổ này kế toán có thể dùng làm căn cứ để ghi sổ nhật ký chứng từ số 5.
Mẫu số nhật ký chứng từ số 5 như biểu đồ số 27.
Sổ nhật ký chứng từ số 5: Dùng đêt tập hợp tình hình thanh toán và công nợ với người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ cho công ty. Khi nhìn vào sổ này, kế toán có thể thấy một cách tổng quát tất cả các đơn vị cung cấp vật tư cho Công ty, thấy được tình hình nhập vật tư từ các nguồn khác nhau.
Cơ sở số liệu ghi sổ này là các ssổ chi tiết thanh toán với người bán ( dòng tổng cộng).
Mỗi đơn vị bán sẽ được ghi trên một dòng của nhật ký chứng từ số 5. Số liệu ở dòng tổng cộng của nhật ký chứng từ số 5 sẽ được ghi vào sổ cái TK331.
4. ý kiến thứ 4:
Về sử dụng TK kế toán tổng hợp để hạch toán khoản chi phí vận chuyển, khi vật tư về nhập kho.
ở Công ty, vật tư về nhập kho, kế toán không hạch toán khoản chi phí vận chuyển vào trị giá của vật tư mà là hạch toán riêng chi phí vật chuyển cùng với chi phí bán hàng ( như phần thực tế đã trình bày). Việc sử dụng TK 641 để hạch toán khoản chi phí này là không đúng với nội dung, ý nghĩa của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, dẽ gây nên sự hiểu nhầm về khoản chi phí này.
Để hoàn thiện việc hạch toán chi phí vận chuyển vật tư nhập kho theo tôi, đối với những loại vật tư được cung cấp theo hợp đồng mua bán thì giá thực tế vật tư nhập kho đưọc tính theo giá thoả thuận ghi trên hợp đồng giữa hai bên. Có thể bao gồm cả giá mua và giá chi phí vận chuyển, Kế toán có thể phản ánh khoản chi phí vận chuyển vật tư nhập kho nếu thanh toán bằng tiền mặt ghi như sau:
Nợ TK 152 (Chi tiết liên quan)
Nợ TK 153 (chi tiết liên quan)
Có TK 111
Việc hạch toán nghiệp vụ này đảm bảo tính chính xác cho việc tính giá vật tư khi nhập kho.
5. ý kiến thứ 5:
tổ chức xây dựng kho tàng và cách bố trí thống nhất kho của Công ty.
Vấn đề xắp xếp kho tàng cho phù hợp là yếu tố cần thiết trong công tác quản lý, sử dụng vật tư .Toàn công ty có 4 kho chính ,cách bố chí trong kho cũng tương đối hợp lý . Nhưng khi vật tư về nhập kho thì chủ yếu là do thủ kho sắp xếp, phân loại và bố trí chỗ để từng loại, từng thứ vật tư nên chỉ có thủ kho mới biết chính xác loại vật tư nào được để ở vị trí nào. khi Công ty có nhu cầt sử dụng thì có thể người cấp phát vật tư lại là phụ kho, do đó không tránh khỏi mất thời gian tìm kiếm đúng chủng loại vật tư cần sử dụng.
Theo tôi, Công ty nên có một sơ đồ cho từng kho đêt người cấp phát vật tư có thể nhìn vào đó mà biết được chính xác vị trí quy định của từng loại, từng thứ vật tư. Với hình thức sơ đồ kho này công việc cấp phát và quản lý vật tư sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc tìm kiếm vật tư, tạo hiệu quả cao cho công việc.
Mặt khác, ở Công ty các xí nghiệp khi lĩnh vật tư về đều không có kho để hàng mà có khi còn phát ngay cho các tổ sản xuất, do đó sẽ không tránh khỏi việc thất thoát vật tư, từ đó ảnh hưởng đến công tác quản lý vật tư của toàn Công ty. Để đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời đại hiện nay, nhằm phát hiện kịp thời sự lãng phí vật tư tại các xí nghiệp thành viên trong điều kiện Công ty tổ chức sản xuất khép kín trong phạm vi từng xí nghiệp, Công ty nên tổ chức quản lý vật tư theo từng xí nghiệp sẽ hợp lý hơn. Để làm được điều này, theo tôi Công ty nên bố trí sắp xếp cho mỗi xí nghiệp có một kho riêng và cũng có sơ đồ như ở tổng kho để khi lĩnh vật tư về xí nghiệp, người đi lĩnh vật tư sẽ sắp xếp chủng loại vật tư vào đúng vị trí quy định trong kho. Khi các tổ sản xuất cần sử dụng đến thì mới cấp phát vật tư. Như vật mới đảm bảo vật tư không bị thất thoát do những nguyên nhân khách quan.
Việc tổ chức tốt hệ thống kho tàng và trang bị đầy đủ các phương tiện quản lý, thực hiện tốt chế độ bảo quản đối với từng loại vật tư là những việc rất cần làm vì nó giúp tránh được những hư hỏng, hao hụt, mất mát vật tư, đảm bảo an toàn cho vật tư là một trong những yêu cầu quản lý đối với vật liệu-công cụ dụng cụ.
Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ vật tư từ khâu mua vào, nhập kho tới khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản chung của Công ty.
6. ý kiến thứ 6:
* Về công tác thu mua vật tư:
Giá cả thu mua vật tư là một vấn đề rất đáng quan tâm của Công ty vì nó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là giá thành sản phẩm, từ đó sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của Công ty. Do đó Công ty cần tìm mọi biện pháp nhằm hạ thấp chi phí vật tử trong giá thành sản phẩm để với chi phí bỏ ra ít nhất nhưng lại có thể mua được số lượng vật tư nhiều nhất mà vẫn bảo đảm chất lượng vật tư tốt. Điều đó đòi hỏi Công ty phải tìm được địa điểm thu mua thuận tiện, lựa chọn phương thức vận chuyển thích hợp nhất để đảm bảo nhanh gọn, kịp thời với các chi phí bỏ ra thấp nhất.
Mặt khác, giá cả của vật tư thường xuyên biến động nên việc lựa chọn thời điểm thu mua thích hợp là vấn đề rất quan trọng. Công ty thường mua vật tư ở những bạn hàng có quan hệ thường xuyên nên đôi lúc Công ty sẽ không nắm bắt được giá cả trên thị trườngcủa từng mặt hàng tại mỗi thời điểm nhất định nên rất có thể Công ty sẽ phải mua với giá cao hơn mức gía trên thị trường.
Theo tôi, Công ty nên có một bộ phận tìm hiểu thị trường để từ đó có thể trao đổi, thống nhất lại giá cả trên với đơn vị bán hàng để đảm bảo mua được hàng với giá cả hợp lý mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng tốt mà vẫn giữ được mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng. Mặt khác, trên cơ sở đã tham khảo giá cả trên thị trường thì Công ty có thể dự đoán được tình hình biến động của giá cả, nhờ đó Công ty có thể đặt ra kế hoạch mua hàng. Có thể mua nhiều hơn ở thời điểm giá thấp để dự trữ cho các kỳ sản xuất tiếp theo, điều đó góp phần hạ thấp chi phí vật tư trong giá thành sản phẩm.
7. ý kiến thứ 7:
Từng bước thực hiện việc sử dụng kế toán trên máy vi tính:
Một trong những yêu cầu của công tác kế toán là chính xácvà cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học và kỹ thuật ngày một phát triển, việc đưa kế toán áp dụng trên máy vi tính đã và đang được tiến hành phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất, giúp cho kế toán, tổng hợp số liệu, làm bảng biểu nhanh chóng với độ chính xác cao. Nhờ đó mà tăng hiệu quả làm việc của kế toán, giảm bớt công việc ghi chép thủ công cho kế toán.
Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty đang được bố trí tương đối phù hợp và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán của Công ty, nhưng theo tôi, để từng bước đưa tin học vào quản lý ở Công ty, theo kịp thời đại. Công ty nên giảm bớt việc ghi chép kế toán trên sổ sách và tăng cường sử dụng bằng máy vi tính nhằm tăng năng suất làm việc của kế toán, số liệu tính toán tổng hợp sẽ chính xác hơn phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình sản xuất và cung cấp số liệu kịp thời cho Giám đốc và các bộ phận có liên quan.
Với các ý kiến đã nêu ở trên, nếu Công ty sử dụng hệ thống giá thực tế sẽ rất thuận tiện cho việc hạch toán tình hình nhập - xuất vật tư trên máy vi tính.
Do các nghiệp vụ nhập - xuất vật tư diễn ra thường xuyên ở Công ty nên việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán là rất cần thiết đối với Công ty hiện nay. Tạo điều kiện cho cán bộ kế toán được học hỏi, nâng cao trình độ sử dụng kế toán trên máy vi tính, đặc biệt là đối với kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ để cán bộ kế toán có thể thành thạo máy vi tính trong công tác đưa số liệu và tính toán chính xác khi có các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Cũng từ đó mới có thể phát huy hết hiệu suất làm việc của máy vi tính mà Công ty đã trang bị cho phòng kế toán.
Trên đây là một số ý kiến đưa ra dể phần nào khắc phục những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty nhằm tăng cường quản lý vật liệu - công cụ dụng cụ , cung cấp những thông tin chính xác kịp thời về tình hình vật liệu - công cụ ở Công ty tại chỗ mỗi thời điểm và thời kỳ để người quản lý có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhằm tránh tình trạng sản xuất bị ngừng trệ , gián đoạn do việc cung ứng vật tư không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều vật tư
Kết Luận.
Hạch toán kế toán là một trong những công cụ dùng để quản lý kinh tế, trong đó kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ phát huy tác dụng như một dụng cụ sắc bén có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý king kế trong điều kiện hạch toán kinh tế độc lập hiện nay.
Công ty may Hưng Việt là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh may mặc xuất khẩu, vật liệu - công cụ dụng cụ sử dụng ở Công ty với khối lượng lớn, chủng loại nhiều. Nhưng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo cũng như các phòng ban chức năng, đặc biệt là phòng kế toán nên quá trình sản xuất của Công ty luôn đảm bảo liên tục, sản phẩm của Công ty không những đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước mà cả thị trường nước ngoài . Phòng kế toán với bộ phận kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ đã không ngừng hoàn thiện đẻ làm tốt công việc kế toán của mình giúp Công ty quản lý vật tư an toàn, tránh hao hụt, mất mát, lãng phí vật tư, đồng thời góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, từ đó tăng tích lũy, tiết kiệm vật tư cho Công ty..
Trong thời gian thực tập tại Công ty đã giúp tôi củng cố kiến thức về lý thuyết của mình và vận dụng các kiến thức đó vào đó như thế như thế nào. Do đó, tôi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích về tình hình thực tế công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ. Mặc dù đã cố gắng phản ánh trung thực những thành tích mà Công ty đã đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty. Do đó không tránh khỏi những hạn chế nhất định . Nhưng tôi vẫn rất mong có sự tham khảo, xem xét của công ty để công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ nói riêng từng bước được hoàn thiện hơn .
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu viết chuyên đề này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên các phòng ban nói chung và đặc biệt là cấc cán bộ nhân viên phòng kế toán, và sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn thị Hồng - Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bản chuyên đề này.
Tôi xin cam đoan chuyên đề do tôi tự nghiên cứu và trung thực với thực tế tại cơ quan nơi tôi nghiên cứu chuyên đề.
Phụ Lục.
Lời mở đầu:.............................................................................................2
Chương I: Các vấn đề chung về VL-CCDC và kế toán VL, CCDC................................................................................................................3
Khái niệm đặc điểm và vai trò của VL, CCDC trong sản xuất kinh doanh.......................................................................................................4
Phân loại và đánh giá vl, ccdc.................................................................5
Nhiệm vụ kế toán VL, CCDC................................................................10
Thủ tục quản lý nhập xuất kho VL, CCDC và các chứng từ kế toán liên quan.......................................................................................................11
Phương pháp kế toán chi tiết VL, CCDC..............................................14
Kế toán tổng hợp VL, CCDC................................................................19
CHƯƠNG II: Thực tế công tác kế toán VL, CCDC tại Công ty May Hưng việt...................................................................................29
I. Đặc điểm chung của đơn vị.......................................................................29
Lịch sử ra đời và phát triển của công ty................................................29
Cơ cấu tổ chức sản xuất ........................................................................30
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm công ty...................32
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty......................................................33
Tổ chức công tác kế toán của công ty...................................................35
II. Tình hình thực tế về công tác tổ chức, công tác kế toán VL, CCDC tại công ty Hưng Việt..........................................................................................38
Đặc điểm VL, CCDC tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp vật liệu công cụ dụng cụ....................................................................................38
Phân loại và đánh giá VL, CCDC.........................................................40
Kế toán chi tiết VL, CCDC...................................................................44
Kế toán tổng hợp VL, CCDC...............................................................44
CHƯƠNG III: Nhận xét và đóng góp ý kiến về công tác kế toán vật liệu công cụ dụng cụ.....................................................72
I. Nhận xét chung về kế toán VL, CCDC ở công ty ...................................72
Hạch toán chi tiết VL, CCDC ........ .....................................................76
Kế toán tổng hợp VL, CCDC................................................................76
Một số vấn đề khác...............................................................................77
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán VL, CCDC..............77
ý kiến thứ 1:........................................................................................78
ý kiến thứ 2...........................................................................................79
ý kiến thứ 3:..........................................................................................81
ý kiến thứ 4...........................................................................................83
ý kiến thứ 5:..........................................................................................83
ý kiến thứ 6:..........................................................................................84
ý kiến thứ 7:..........................................................................................85
Kết luận.................................................................................................. 87
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0639.doc