Đề tài Tổ chức phân công công việc của các thành viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009

- Ủy viên phụ trách văn phòng, hành chính. - Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về nghiên cứu các biện pháp, chế độ, cơ chế chính sách để xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính quyền các cấp, các ngành; quản lý địa giới hành chính. - Giúp Chủ tịch chỉ đạo công tác của Văn phòng HDND và UBND Thành phố đảm bảo các hoạt động của Thường trực HDND, UBND Thành phố, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội. - Nghiên cứu và đề xuất các cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố. - Là Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Thành phố; giúp Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện Chương trình cải cách nền hành chính quốc gia của Thành phố, triển khai thưc hiện quy chế dân chủ cơ sở.

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức phân công công việc của các thành viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Môi Trường - Đô Thị Môn Quản lí đô thị BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 Chủ đề: TỔ CHỨC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHIỆM KỲ 2004 – 2009 Nhóm thực hiện (Nhóm 6): ĐINH ĐỨC AN NGUYỄN LAN HƯƠNG TRẦN THỊ THANH HƯƠNG LÊ THỊ HỒNG LUYÊN ĐỖ THỊ HẢI YẾN Hà Nội, Tháng 4 năm 2010 NỘI DUNG PHÂN CHIA CÔNG TÁC THEO ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẤT HỢP LÝ TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 99/2004/QD-UB. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT. NÔI DUNG CÔNG TÁC THUỘC PHẠM VI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Theo điều 1 Quyết định số 99/2004/QD-UB phân chia công tác thuộc phạm vi thành phố Hà Nội theo định hướng theo mối quan hệ ngành chia làm 6 nhóm bao gồm: Nội chính, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch, Tổng hợp. Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Hội nhập quốc tế. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên Môi trường và Nhà đất. Xây dựng, Quản lý Đô thị, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông. Văn hóa – Xã hội, Giáo dục – Đào tạo. Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Thương mại, Du lịch. Với tư cách là nhà quản lý đô thị, nhóm đề xuất phân chia công tác thuộc phạm vi thành phố Hà Nội theo đối tượng quản lý, gồm 12 mảng công việc như sau: Nội chính, Tổng hợp, Hội nhập quốc tế. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch. Tài chính – Ngân hàng. Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ. Đổi mới phát triển doạnh nghiệp. Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, Xây dựng, Quản lý xây dựng đô thị. Nông nghiệp – Phát triển nông thôn. Tài nguyên – Nhà đất. Môi trường. Văn hóa Giáo dục, Y tế, Trật tự an toàn xã hội. Dân số, Lao động, Việc làm. An ninh quốc phòng. Trong đó công việc cụ thể của từng mảng công việc như sau: Quy hoạch, kế hoạch: Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình Hội đồng nhân dân thông qua để trình Chính phủ phê duyệt; Tổng hợp: Tham gia với các bộ, ngành trung ương trong việc phân vùng kinh tế; xây dựng các chương trình, dự án của bộ, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao. Tài chính, ngân hàng: Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương; lập phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương theo quy định của pháp luật; Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình Hội đồng nhân dân quyết định; Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương theo quy định của pháp luật để trình Hội đồng nhân dân quyết định; tổ chức, chỉ đạo thực hiện đề án sau khi được Hội đồng nhân dân thông qua; Lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trình Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thành phố; tổ chức quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố theo thẩm quyền. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và các ngành, nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác. Thương mại, dịch vụ và du lịch: Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch; hướng dẫn, sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn; tham gia hợp tác quốc tế về thương mại, dịch vụ, du lịch theo quy định của pháp luật; Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành nội địa của Thành phố theo quy định của pháp luật; Tổ chức quản lý xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công tác quản lý thị trường; Quy định các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch; Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch. Giao thông vận tải: Chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh phù hợp với tổng sơ đồ phát triển và quy hoạch chương trình giao thông vận tải của trung ương; Tổ chức quản lý công trình giao thông đô thị, đường bộ và đường thuỷ nội địa ở địa phương theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám định kỹ thuật an toàn các loại phương tiện cơ giới đường bộ, đường thuỷ nội địa; kiểm tra, cấp giấy phép lưu hành xe, các phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa và giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ công trình giao thông và bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. Xây dựng, quản lý và phát triển đô thị::Tổ chức việc lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố; quản lý kiến trúc, xây dựng, đất xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt; phê duyệt kế hoạch, dự án đầu tư các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền; quản lý công tác xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố; Quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu đô thị, điểm dân cư nông thôn; quản lý việc thực hiện các chính sách về nhà ở, đất ở; quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước do Chính phủ giao; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quản lý việc khai thác và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền. Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi; các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phát triển sản xuất và bảo vệ cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc sản xuất, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp. Tài nguyên, môi trường, nhà đất: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Chính phủ xét duyệt; xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; quyết định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, giải quyết các tranh chấp đất đai; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm quản lý và lập quy hoạch sử dụng tài nguyên hiệu quả đúng mục đích; các vấn đề liên quan đến môi trường như chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc bảo vệ, cải thiện môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; an toàn và kiểm soát bức xạ; sở hữu công nghiệp; việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường ở địa phương; ngăn chặn việc sản xuất, lưu hành hàng giả và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Văn hoá – giáo dục đào tạo: Quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá, thông tin, quảng cáo, báo chí, xuất bản, thể dục thể thao theo quy định của pháp luật; tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp về văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình của tỉnh; Tổ chức hoặc được uỷ quyền tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao quốc gia, quốc tế trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá, nghệ thuật theo thẩm quyền; hướng dẫn xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; Kiểm tra, ngăn chặn việc kinh doanh, lưu hành sách báo, văn hoá phẩm phản động, đồi trụy. Quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp được giao trên địa bàn Thành phố; trực tiếp quản lý các trường cao đẳng sư phạm, trường trung học chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông, trường bổ túc văn hoá; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh từ trình độ cao đẳng sư phạm trở xuống; cho phép thành lập các trường ngoài công lập theo quy định của pháp luật; Quản lý và kiểm tra việc thực hiện về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và việc cấp văn bằng theo quy định của pháp luật; Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác giáo dục, đào tạo trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật. Dân số, lao động, việc làm: Thực hiện kế hoạch, biện pháp về sử dụng lao động và giải quyết các quan hệ lao động; giải quyết việc làm, điều động dân cư trong phạm vi Thành phố; Thực hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội; xây dựng thực hiện chế độ chính sách quản lý lao động. An ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội: Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân; chỉ đạo công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và kiểm tra việc vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ; quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trong nhân dân và trường học ở địa phương; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc; chỉ đạo việc xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu của địa phương và cả nước trong mọi tình huống; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương; thực hiện việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; tổ chức quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn Thành phố. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẤT HỢP LÝ TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 99/2004/QD-UB. Tóm tắt lại bảng phân công công tác của các thành viên trong UBND Thành phố Hà Nội theo 12 mảng công việc đề xuất trong mục (I) như trên: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Nhóm 9 Nhóm 10 Nhóm 11 Nhóm 12 Chủ tịch N.Q.Triệu X X P.chủ tịch V.V.Ninh X X P.chủ tịch N.T.Quang X X P.chủ tịch Đ.H.Ân X P.chủ tịch L.Q.Đôn X X X P.chủ tịch N.T.T.Hằng X X Uỷ viên V.V.Hậu X Uỷ viên P.Chuyên X X Uỷ viên P.Q.Hợi X Uỷ viên L.Q.Nhuệ X Uỷ viên C.M.Châu X Một số nhận xét: Vị trí Chủ tịch UBND và các vị Phó Chủ tịch phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trong đó một số nhiệm vụ lại không liên quan đến nhau dẫn đến tình trạng chồng chéo trong giải quyết các vấn đề, các vị trí trong UBND không được chuyên trách một mảng nào cụ thể. Cụ thể như là: + Đồng chí Nguyễn Quốc Triệu có công tác trùng lặp trong mảng lập quy hoạch kế hoạch. + Đồng chí Vũ Văn Ninh và đồng chí Lê Quý Đôn có nhiệm vụ trùng lặp trong mảng Giải phóng mặt bằng. + Đồng chí Vũ Văn Ninh và đồng chí Đỗ Hoàng Ân có nhiệm vụ trùng lặp trong mảng Phát triển đô thị. + Đồng chí Phạm Chuyên và Phạm Quang Hợi có công tác trùng lặp trong mảng an ninh quốc phòng. III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT: Phân công công tác từng thành viên trong Ủy ban nhân dân, mỗi đồng chí chịu trách nhiệm một mảng công việc cụ thể. Sắp xếp lại một số nhiệm vụ công việc trùng lặp, chồng chéo nhận thấy chưa hợp lý như đã nêu ở mục (II) bên trên. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 Nhóm 8 Nhóm 9 Nhóm 10 Nhóm 11 Nhóm 12 Chủ tịch N.Q.Triệu X X P.chủ tịch V.V.Ninh X P.chủ tịch N.T.Quang X X P.chủ tịch Đ.H.Ân X P.chủ tịch L.Q.Đôn X X X P.chủ tịch N.T.T.Hằng X Uỷ viên V.V.Hậu X Uỷ viên P.Chuyên X Uỷ viên P.Q.Hợi X Uỷ viên L.Q.Nhuệ X Uỷ viên C.M.Châu X Cụ thể là: Đối với đồng chí Vũ Văn Ninh: Chuyển nhiệm vụ “giúp Chủ tịch chỉ đạo công tác của Văn phòng HDND và UBND Thành phố” cho đồng chí Lê Quang Nhuệ phụ trách. Chuyển nhiệm vụ “xây dựng các chương trình công tác tháng, quý, năm”; nhiệm vụ “Chủ tịch Hội đồng đặc xá Thành phố” cho đông chí Nguyễn Quốc Triệu phụ trách. Các vấn đề thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin chuyển sang đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng phụ trách. Các vấn đề thuộc lĩnh vực Cải cách hành chính và Văn phòng chuyển sang đồng chí Lê Quang Nhuệ phụ trách. Đối với đồng chí Nguyễn Thế Quang: Các vấn đề liên quan đến Điện lực và việc theo dõi chỉ đạo Sở Điện lực chuyển giao đồng chí Đỗ Hoàng Ân phụ trách. Đối với đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng: Các vấn đề Lao động – Thương binh – Xã hội chuyển giao đồng chí Cao Minh Châu phụ trách. Sau khi sắp xếp lại một số nhiệm vụ chồng chéo và trùng lặp của các thành viên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhóm đưa ra bản tóm tắt phân công công tác mới của các Thành viên UBND Thành phố Hà Nội như sau: Chủ tịch UBND Nguyễn Quốc Triệu Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thành Ủy và HDND Thành phố về quản lý Nhà nước trên địa bàn Thành phố; lãnh đạo điều hành toàn diện các mặt công tác của UBND Thành phố; tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HDND Thành phố; chỉ đạo hoạt động đối nội, đối ngoại của Thành phố. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Nội vụ, Chiển lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư, đối ngoại, quy hoạch, xây dựng và kiến trúc đô thị. Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Thành phố; Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Thành phố; chỉ đạo thực hiện chương trình an ninh, quốc phòng, đấu tranh chống tham nhũng. Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy quân sụ Thành phố, Hội đồng Thi đua khen thưởng Thành phố. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Văn Ninh. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thuộc mảng Tài chính: Thu chị ngân sách; xác lập, ổn định giá cả, tổ chức thị trường tài chính, quản lý và xây dựng chính sách huy động nguồn vốn; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mọi thành phân kinh tế; kinh doanh và dự trữ lương thực; quản lý vốn các doanh nghiệp; tài sản công tại các cơ quan hành chính sự nghiệp; giám sát các loại quỹ thuộc Thành phố. Chỉ đạo thực hiện vè cơ chế tài chính ngân sách đặc thù với Thủ đô theo quy định của Chính phủ. Chủ nhiệm chương trình huy động và sử dụng vốn đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội ở Thủ đô; Trưởng ban xây dựng quỹ tín dụng nhân dân. Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Sở Tài chính, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Cục Thống kê, các Ngân hàng, Kho bạc Thành phố, Cục Thuế, Cục Hải quan, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Quỹ đầu tư phát triển đô thị. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Quang. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; du lịch, thương mại. Trưởng ban Đỗi mới và phát triển Doanh nghiệp; Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; Trưởng ban Chỉ đạo ISO của Thành phố, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Thành phố. Theo dõi chỉ đạo các cơ quan: Sở Công nghiệp, Sở Du lịch, Sở Thương mại, Liên minh Hợp tác xã; Tổng Công ty Du lịch. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đỗ Hoàng Ân Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực: Xây dựng và phát triển đô thị; phát triển nhà ở và chỉ đạo thực hiện các chính sách vè xây dựng nhà ở; quản lý phát triển giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật; các công trình công cộng, công viên và các khu vui chơi giải trí. Trưởng Ban chỉ đạo về chính sách xây dựng, phát triển nhà ở và điều hành chương trình phát triển nhà ở; xây dựng hạ tầng kỹ thuật hồ Tây, hồ Trúc Bạch; Trưởng ban Chỉ đạo 197 của Thành phố; Thành viên chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Phát triển hệ thống Bưu chính viễn thông; Trưởng ban chỉ đạo xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Theo dõi chỉ đạo các cơ quan: Sở Giao thông công chính, Sở Xây dựng, Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà ở Hà Nội, Tổng Công ty vận tải, Sở Điện lực. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Quý Đôn. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên môi trường và nhà đất. Chỉ đạo thực hiện: Chương trình phát triển kinh tế ở ngoại thành, phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng phát triển nghề và làng nghề; quản lý đê điều, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; công tác địa chính, quản lý nhà đất và tài nguyên môi trường; các chính sách bồi thường và hỗ trợ, tái định cư. Chỉ đạo công tác khiếu nại, tố cáo của Thành phố. Theo dõi chỉ đạo các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất, Thanh tra Thành phố, Chi cục kiểm lâm Thành phố và cơ quan thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này; giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Thị Thanh Hằng. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực: Văn hóa – thông tin, khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, dân số, gia đình và trẻ em, công tác tôn giáo thông tin đại chúng, các hội. Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Y tế, Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Thể dục thể thao, Sở Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, Nhà xuất bản Hà Nội, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Trường Cao đẳng sư phạm, Trường Cao đẳng nghệ thuật, Ban Quản lý phố cổ và cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công. 7. Ủy viên UBND Thành phố Vũ Văn Hậu. - Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về tổ chức, điều hành bộ máy Văn phòng HDND và UBND Thành phố để phục vụ các hoạt động chỉ đạo của HDND, UBND Thành phố, Đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội. - Đảm bảo giữ mối quan hệ của UBND Thành phố với các cơ quan báo chí và thông tin tuyên truyền trên địa bàn Thành phố. - Giúp Chủ tịch UBND Thành phố trong việc phối hợp với Công an Thành phố, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp. - Tổ chức tiếp dân và đôn đốc các cấp, các ngành thuộc Thành phố giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân. 8. Ủy viên UBND Phạm Chuyên. - Ủy viên phụ trách công an. - Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về công tác trật tự trị an, an toàn xã hội, an ninh chính trị; quản lý giáo dục tội phạm; chỉ đạo các lực lượng công an Thành phố tại địa bàn các quận, huyện, phường, xã, thị trấn làm nòng cốt giúp chính quyền các cấp quản lý đô thị và trật tự an xã hội. - Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ Thành phố trong mọi tình huống. 9. Ủy viên UBND Thành phố Phạm Quang Hợi. - Ủy viên phụ trách quân sự. - Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về công tác xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn Thành phố; phối hợp với các cấp các ngành thực hiện giáo dục địa phương; xây dựng Thành phố, quận, huyện thành các khu vực phòng thủ vững chắc. - Chỉ đạo lực lượng vũ trang Thành phố phối hợp với Công an Thành phố giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. 10. Ủy viên UBND Lê Quang Nhuệ. - Ủy viên phụ trách văn phòng, hành chính. - Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về nghiên cứu các biện pháp, chế độ, cơ chế chính sách để xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính quyền các cấp, các ngành; quản lý địa giới hành chính. - Giúp Chủ tịch chỉ đạo công tác của Văn phòng HDND và UBND Thành phố đảm bảo các hoạt động của Thường trực HDND, UBND Thành phố, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội. - Nghiên cứu và đề xuất các cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố. - Là Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Thành phố; giúp Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện Chương trình cải cách nền hành chính quốc gia của Thành phố, triển khai thưc hiện quy chế dân chủ cơ sở. 11. Ủy viên UBND Thành phố Cao Minh Châu. - Ủy viên phụ trách các vấn đề Lao động – Thương binh – Xã hội. - Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND Thành phố, HDND Thành phố về xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách quản lý lao động, giải quyết việc làm và các chính sách về xã hội trên địa bàn Thành phố. - Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra đối với các đơn vị về việc chấp hành luật pháp và các quy định của Nhà nước thuộc lĩnh vực lao động – thương binh – xã hội; xem xét và giải quyết theo thẩm quyền các đơn khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực ngành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25451.doc
Tài liệu liên quan