Quá trình tìm hiểu về công tác giá thành tại công ty cầu 5 Thăng Long tôi nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý giá thành trong qủn lý kinh tế tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Một lần nữa khẳng định vai trò của công tác quản lý giá thành giúp cho đơn vị sản xuất kinh doanh theo dỏi quản lý chặt chẽ kể cả khối lượng và chất lượng sản phẩm trong thời gian thực tập trong lĩnh vực quản lý giá thành, tôi nhận thấy đây là một vấn đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của công ty.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng tìm hiểu công tác tổ chức quản lý giá thành tại công ty nhưng do thời gian thực tập có hạn chế và trình độ còn hạn hẹp nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn em rất mong có sự góp ý của các cô chú trong công ty cầu 5 Thăng Long nhất là phòng kế hoạch cùng với sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn.
31 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức quản lý giá thành ở Công ty cầu 5 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong những năm vừa qua, với chủ trương đổi mới tổ chức và quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhà nước và chính phủ đã tạo ra cho các doanh nghiệp quyền tự chủ trong kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Với những đặc trưng của cơ chế thị trường sự khan hiếm của các nguồn lực, sự biến động của môi trường kinh doanh nên các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải cạnh tranh với nhau rất gay gắt và quyết liệt.
Bên cạnh đó, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả sau mỗi chu kỳ sản xuất, chỉ có tổ chức và quản lý tốt thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển.
Trong tình hình chung đó, công tác tổ chức quản lý giá thành của công ty cầu 5 Thăng Long cũng được coi trọng và ngày được hoàn thiện để đảm bảo thi công và xây dựng công trình đạt hiệu quả và chất lượng cao, nâng cao uy tín cũng như tầm quan trọng của công ty.
Sau một thời gian đi sâu vào tìm hiểu và học hỏi ở công ty cầu 5 Thăng Long em nhận thấy khâu quản lý giá thành là một trong những vấn đề rất quan trọng có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp, cũng như trong thực tiễn đối với các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy trong báo cáo em đã chọn đề tài “Tổ chức quản lý giá thành” để viết báo cáo.
Do thời gian và trình độ của em còn hạn chế, vì vậy trong báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự quan tâm đóng góp của giáo viên hướng dẫn và các cô chú trong phòng kế hoạch của công ty cầu 5 Thăng Long để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Chương I:
Quá trình hình thành và phát triển
của công ty cầu 5 Thăng Long.
I. Bộ máy quản lý và tổ chức của công ty cầu 5 Thăng Long.
1.1. Giới thiệu về công ty.
Công ty cầu 5 Thăng Long hiện nay là đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long - Bộ Giao thông vận tải.
Tháng 3 năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc, Bộ giao thông công chính đã thành lập Đội cầu chủ lực gồm 40 người. Năm 1954 hoà bình lập lại tại Miền Bắc, đội cầu chủ lực được đổi tên thành đội cầu thuộc Tổng cục đường sắt với nhiệm vụ Xây dựng và khôi phục cầu.
Năm 1963 đội cầu 1 sát nhập với đội đại tu cầu trực thuộc Tổng cục Đường sắt lấy tên là Công ty cầu Thống Nhất. Năm 1975 công ty cầu Thống Nhất được đổi tên thành công ty cầu 5 trực thuộc Tổng cục đường sắt với nhiệm vụ chủ yếu là khôi phục cầu Long Biên và 1 số đường sắt khác. Bằng quyết định số 2179 QĐ - TCĐS ngày 28/12/1982, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định thành lập Xí nghiệp cầu 16 trên cơ sở của công ty cầu 5 trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông (nay thuộc Tổng cục xây dựng công trình 1) với nhiệm vụ chủ yếu là thi công xây dựng cầu Chương Dương cùng với một số đơn vị bạn.
Năm 1986 hoàn thành bàn giao đưa cầu Chương Dương đi vào sử dụng Bộ GTVT đã điều cầu 16 trở lại trực thuộc Tổng cục đường sắt. Tháng 5 năm 1991 Bộ GTVT đã có quyết định điều Xí nghiệp cầu 16 từ liên hiệp đường sắt Việt Nam về trực thuộc liên hiệp các Xí nghiệp cầu Thăng Long (nay thuộc Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long) cho đến nay.
Sau khi xem xét khả năng và nhu cầu sản xuất kinh doanh của ngành, thực hiện quy chế thành lập và giải thể DNNN do hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 27/03/1993 theo QĐ số 500/QĐ TCCB - LĐ của Bộ GTVT thành lập DNNN. Công ty cầu 5 Thăng Long được thành lập lại với tư cách là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long - Bộ GTVT. Trụ sở chính của công ty đặt tại 309 đường Nguyễn Văn Cừ thị trấn Gia Lâm Hà Nội. Công ty cầu 5 là một tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ với tổng mức vốn kinh doanh ban đầu là 1.726.000.000 đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp:979.000.000 đồng
Gồm: Vốn bằng tiền: 91.000.000 đồng
Vốn bằng hiện vật: 591.000.000 đồng
Vốn khác: 297.000.000 đồng.
- Vốn doanh nghiệp tự huy động thêm: 747.000.000 đồng
Gồm: Vay của các tổ chức hoặc cá nhân trong nước: 656.000.000 đ
Vay của các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài: 0
Vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: 91.000.000 đồng
Vốn lưu động dự tính ngân sách bổ sung : 100.000.000 đồng
- Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng các công trình giao thông gồm: Xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa cầu cống, xây dựng công trình nghiệp vụ dân dụng, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và vật liệu xây dựng. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình công ty đã vận dụng hết khả năng kinh doanh với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty cầu 5 là một doanh nghiệp nhà nước xây lắp đặt cho xã hội một loại hàng hoá đặc biệt quan trọng giúp cho khoảng cách giữa các tỉnh và thành phố hẹp lại gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.
1.2.1. Ban giám đốc:
* Giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất nhà nước bổ nhiệm có trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động quản lý kinh doanh của công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước.
- Phó giám đốc: có nhiệm vụ quản lý sản xuất và mọi công việc có liên quan đến kỹ thuật trong quá trình sản xuất và quản lý hồ sơ sổ sách giúp giám đốc một số công việc nội chính
1.2.2. Các bộ phận chức năng
Phòng khoa học kỹ thuật thực hiện kiểm tra thanh tra đánh giá các quy trình quy phạm công nghệ chất lượng sản phẩm, giám sát thi công an toàn lao động.
- Phòng kinh tế kế hoạch: Tiếp cận thị trường lập dự toán tổng hợp phân tích kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm, ký kết các hợp đồng kinh tế, lập dự toán giám khảo, lập kế hoạch quỹ lương, giám sát tiền lương...
- Phòng vật tư: Mua bán vật tư cho công ty, quản lý nhập, quản lý vật tư, điều phối vật tư, ký kết các hợp đồng mua bán vật tư.
Ban cơ điện: quản lý xe, máy, mua sắm thiết bị mới, lập kế hoạch sửa tài sản cố định, mua sắm phụ tùng.
Phòng tài chính: kế toán thực hiện các chức năng giám đốc về mặt tài chính thu thập số liệu phản ánh vào sổ sách cung cấp thông tin kinh tế kịp thời thực hiện cho việc gia quyết định của giám đốc. Báo cáo kịp thời thu chi đưa ra biện pháp hạ giá thành tiết kiện chi phí, quản lý sự vận động của đồng tiền vay vốn, quản lý ch tiêu hợp lý lập kế hoạch nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ...
- Phòng tổ chức hành chính: Công tác tổ chức cán bộ lao động giải quyết các chế độ chính sách đối với lao động và bảo vệ nội bộ, thanh tra.
- Ban bảo vệ: có nhiệm vụ bảo đảm giữ vững an ninh trật tự trong toàn bộ công ty.
Giữa các phòng, ban, đội, xưởng có quan hệ chặt chẽ trong việc định hướng sản phẩm, lựa trọn phương án sản xuất, kế hoạch quyết toán công trình cùng nhau bảo vệ quản lý công ty.
Giám đốc, kế toán trưởng do nhà nước bổ nhiệm
Bí thư đảng uỷ, chủ tịch công đoàn: do bầu cử
Còn lại toàn bộ công nhân đều phải ký hợp đồng đến năm 2001, số công nhân viên là 602 người.
II. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và một số kết quả đạt được.
2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Mỗi ngành sản xuất có quy trình công nghệ riêng và mang nét đặc trưng của ngành đó, ngành xây lắp có nét đặc trưng riêng nổi bật tỷ lệ khối lượng công việc nặng nhọc, công trình thi công tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố tự nhiên, chu kỳ sản xuất dài, vốn đầu tư lớn.
Các yếu tố của sản xuất xây dựng vật liệu máy móc thi công thường xuyên phải vận chuyển lưu động từ công trình này sang công trình khác.
Quy trình sản xuất tại công ty cầu 5 Thăng Long là quy trình công trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, tổ chức sản xuất từng công trình đây là căn cứ quan trọng để xây dựng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành nguyên vật liệu chính dùng cho các công trình là xi măng, cát, sỏi, thép,...
Bước 1: Cắt thép ra và ghép lại thành khung (theo đúng thông số kỹ thuật) định vị theo hình cầu đúc.
Bước 2: Xi măng, cát vàng, sỏi nhào đều với nước (theo tỷ lệ quy định kỹ thuật của ngành kỹ thuật) thành bê tông.
Bước 3: Đổ bê tông.
Trước khi đổ bê tông phải lót một lượng để chống bê tông ăn vào nơi khác sau đó giữ khung thép để một khoảng cách nhất định, tiếp theo đổ bê tông vào khung thép đã định vị theo hình, dùng bàn xoa đều cho độ dày của bê tông đều nhau sau một thời gian bê tông khô lại thì bắt đầu vào giai đoạn 2.
Gia công kết cấu thép: Xưởng gia công kết cấu thép căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng tính ra số lượng cọc thép, cây thép cần thiết để gia công căn cứ vào thông số kỹ thuật, xưởng tiến hành gia công.
2.1.2 Giai đoạn 2 đóng cọc
Giai đoạn làm chắc móng, chắc đế, cọc bê tông, cọc thép được đóng xuống chân công trình bằng búa máy. Đóng cọc xong thì giai đoạn 3 được tiến hành.
2.1.3. Giai đoạn 3: xây dựng lắp ráp hoàn thiện.
Khuôn móng chân cầu đã chắc thì đơn vị lắp ráp xây dựng tiến hành thi công kết quả của giai đoạn này là cho ra đời các công trình, cầu, cống và công trình khác.
2.2. Một số két quả đạt được.
Bước sang năm 2001 năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới. Công ty chúng ta đã nắm bắt được thời cơ hết sức thuận lợi để công ty tạo ra bước chuyển biến rõ rệt trên mặt trận sản xuất kinh doanh. Với sự chuẩn bị kỹ càng trong công tác tổ chức, xây dựng lực lượng lao động, tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý, từng bước xây dựng nên nền nếp tác phong công nghiệp, song song với việc đầu tư có hiệu quả về máy móc thiết bị, công nghệ thi công tiên tiến, đã chú ý đầu tư về trí tuệ, nên trong năm qua Công ty đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng việc thực hiện một số công việc mà lần đầu tiên tham gia như: Thi công móng sâu dưới nước, công nghệ đúc dầm dự ứng lực, công nghệ đúc hẫng cân bằng đạt yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, đáp ứng được sự tin cậy của lãnh đạo tổng công ty và lòng mong mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
Kết quả thực hiện kế hoạch giá trị sản lượng năm 2001.
+ Tổng giá trị sản lượng kế hoạch: 50.205.000.000đ
+ Tổng giá trị sản lượng thực hiện: 51.540.000.000đ
đạt 102,7%
+ Doanh thu đã đạt: 40.200 triệu đồng.
Trong đó: - Doanh thu tính trùng: 3.300.000.000 đồng.
- Số tiền thực thu: 32.118.000.000 đồng.
- Số tiền bảo hành: 0
A còn nợ: 20.977.200.000 đồng.
+ Kết quả sản xuất kinh doanh: - Lãi: 131.000.000 đồng.
- Lỗ: 0
Công ty cầu 5 quyết tâm cố gắng phấn đấu vươn lên để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002, xây dựng Công ty cầu 5 Thăng Long ngày càng vững mạnh, xứng đáng với truyền thống Công ty là đơn vị “anh hùng lao động”.
III. Nhân tố ảnh hưởng va xu hướng phát triển cơ chế quản lý giá thành.
3.1. Về công tác quản lý.
- Trong những năm qua các phòng ban cơ quan công ty đã có nhiều chuyển biến nhưng chưa thực sự đi trước, chưa kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn đối với các đơn vị sản xuất ở hiện trường gây lãng phí về thời gian và máy móc thiết bị.
- Để khắc phục vấn đề này công ty đã có những thay đổi, khoảng cách giữa các phòng ban và các đội phải được rút ngắn thông qua sự phối kết hợp, sự kiểm tra, theo dõi và đôn đốc thường xuyên.
3.2. Về công tác đầu tư thiết bị.
Công ty đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng máy móc và thiết bị mới phục vụ thi công và hoàn thiện công nghệ. Đầu tư 566 triệu sửa chữa máy móc thiết bị dần dần cải thiện năng lực thiết bị của công ty. Tuy nhiên việc đưa thiết bị mới vào hoạt động sản xuất còn chậm gây không ít khó khăn, chế độ bảo dưỡng không kịp thời, biện pháp quản lý còn lỏng lẻo, việc sửa chữa thiết bị xe máy còn kéo dài gây ách tắc ảnh hưởng đến sản xuất, các vụ tai nạn vẫn xẩy ra trên công trường gây thiệt hại tài sản ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần có quy chế sử dụng xe máy thiết bị thật đầy đủ quy rõ trách nhiệm người quản lý và sử dụng. Chống việc sử dụng tuỳ tiện gây lãng phí và hư hỏng thiết bị của công ty.
3.3. Công tác giáo dục đào tạo đội ngũ công nhân.
Một số cán bộ KHKT đã thực sự phát huy năng lực của mình, thích ứng được yêu cầu về KHKT, công nghệ hiện nay. Song với những công trình đòi công nghệ mới, phương pháp thi công phức tạp, công tác đấu thầu các công trình và quản lý sử dụng các thiết bị mới vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, đôi khi còn xẩy ra sai sót không đáng có.
Về công nhân số thợ bậc cao dần ít đi phần đông là thợ trẻ nhưng đều được đào tạo cơ bản trong các trường nghiệp vụ. Vì vậy ban lãnh đạo công ty phải biết khai thác tiềm năng tay nghề, trí thông minh sáng tạo để có thể đáp ứng được yêu cầu máy móc thiết bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại những thành tựu to lớn cho công ty.
Chương II
Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý giá thành của công ty cầu 5 Thăng long
I. Công tác tập hợp chi phí.
1.1. Công tác tổ chức quản lý giá thành công ty cầu 5 Thăng Long
Trong mỗi hạng mục công trình đòi hỏi người quản lý phải biết tập hợp chi phí, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có nội dung công dụng khác nhau; yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Việc quản lý sản xuất, tài chính, quản lý về các chi phí sản xuất không những dựa vào số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình, trong từng thời điểm nhất định. Nếu không phân loại một cách chính xác thì việc tính giá thành và quản lý chi phí không phát huy được hết hiệu quả của nó.
Căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí, các chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố không phân biệt chi phí đã phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào và ở đâu, căn cứ vào tiêu thức này, toàn bộ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được phân loại thành các yếu tố sau:
Chi phí về vật liệu.
Chi phí về nhân công.
Chi phí về khấu hao tài sản cố định.
Chi phí về phục vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương.
* Định khoản tập hợp chi phí.
Nợ NC 621:
Nợ NC 622:
Nợ NC 623:
Nợ NC 627:
Có TK 154:
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2001.
TT
Yếu tố chi phí
Số tiền
1
Chi phí nguyên liệu, vật liệu.
20.763.316.784
2
Nhiên liệu động lực
0
3
Chi phí nhân công
5.499.228.457
- BHXH
581.744.020
- BHYT
62.000.000
- Tiền lương
4.740.484.437
- Kinh phí công đoàn (2%)
115.000.000
4
Chi phí khấu hao tài sản cố định
2.820.478.274
5
Chi phí dịch vu mua ngoài
11.638.904.287
6
Chi phí bằng tiền khác
5.659.437.941
Tổng cộng
46.381.355.743
- Căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí toàn bộ chi phí sản xuất cảu danh nghiệp được chia thành các khoản mục chi phí.
+ Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sử dụng mayd thi công.
+ Chi phí sản xuất chung.
Ví dụ: Đối với công trình cầu Đỗ Xá các khoản chi phí trực tiếp cho hệ liên kết dọc dưới cần dựa vào bảng phân tích đơn giá cầu Đỗ Xá.
Phân tích đơn giá cầu đỗ xá
Đơn vị tính đồng
TT
Hạng mục công trình
Đơn vị
Khối lượng
ĐM
Đơngiá
Thành tiền
Hệ liên kết dọc dưới
1
Chi phí vật liệu trực tiếp
12.940.867
- Thép bản dầy d = 10
Kg
1556,33
1,05
4.500
7.353.659
- Rivê d = 22 (324 cm)
Kg
101,14
1,05
13.500
1.433.660
- Than rèn
Kg
81
1,045
1.500
126.968
- Bulông + lót để lắp ráp
Con
3240
10/15
5.000
108.000
- ôxy cắt tôn 10mm
m
217,840
0,0398
30.450
264.002
- axêtylen
m
217,840
0,0133
201.215
582.975
- Que hàn d = 8mm
m
93
1
33.028
3.071.604
2
Chi phí nhân công trực tiếp
1.833.572
Hàn d = 8mm
m
93
1
4.465
415.245
Lấy dấu sắt bản
m
217,84
0,011
21.143
50.663
Cắt thép bản 10mm
m
217,84
0,0254
21.143
116.987
Nấp thép bản 0,0382 ´ 0,555
Kg
1556
0,0212
21.143
697.448
Lấy dấu lỗ rivê
Lỗ
708
0,010
21.143
149.692
Khoan lỗ rivê
Lỗ
708
0,0076
21.143
103.768
- Tán rivê
Con
324
0.0323
21.143
221.266
- Doai lỗ rivê
Lỗ
324
0,0100
21.143
68.502
3
Chi phí máy thi công trực tiếp
9.776.969
Máy hàn d = 8m 23 Kw
m
93,00
1
34.219
3.182.367
Máy ép khí mài bavia 10mm
m
217,84
0,0472
266.405
2.739.189
Máy hơi ép khoan lỗ
Lỗ
708
0,0063
266.405
1.888.273
Máy hơi ép doa lỗ
Lỗ
324
0,0083
266.405
716.417
Máy hơi ép tán đinh
Con
324
0,0226
266.405
1.950.724
4
Chi phí chung: NC ´ 64%
1.173.486
Ngoai hai cách phân loại trên còn nhiều cách phân loại chi phí khác nhau nhưng trong doanh nghiệp xây dựng chủ yếu sử dụng hai cách phân loại trên, giúp rất nhiều cho công tác quản lý chi phí sản xuất được phản ánh theo khoản mục chi phí.
1.2. Đặc điểm phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành dản phẩm là cách thức, các phương pháp tính toán xác định giá thành sản phẩm đơn vị của từng loại sản phẩm hoàn thành.
Trong ngành xây lắp thì đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tưọng tính giá thành sản phẩm, nên trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng phương pháp tính giá thành sau.
1.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (hay phương pháp trực tiếp).
Phương pháp này phù hợp với các đơn vị thi công xây lắp vì nó thường được áp dụng cho các đơn vị, các doanh nghiệp sản xuất mang tính đơn chiếc, đối tưọng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tưọng tính giá thành.
Theo phương pháp này tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho tới khi hoàn thành công trình. chính là giá thành thực tế của hạng mục công rtình, công trình đó.
Trường hợp công trình, hạng mục công trình có khối lượng xay lắp theo giai đoạn dầu kỳ và cuối kỳ có sản phẩm dở dang thì:
Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao
=
Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ
-
Chi phí thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ
Trường hợp cuối tahngs không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tạp hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành: 2 = C.TK
1.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp công trình theo đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là những đơn đặt hàng đã hoàn thành.
Theo phương pháp này hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.
1.2.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Đối với Công ty cầu 5 Thăng Long việc áp dụng phương pháp này nhằm:
- Tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và dồn giá tại thời điểm tính giá thành. Giá thành địn mức có thể là giá thành định mức cảu từng hạng mục công trình cấu thành nên giá thành công trình.
- Thông qua phương pháp này ta có thể chỉ ra các thay đổi về định mức trong quá trình thi công công trình.
- Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó.
Theo phương thức này giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được tính theo công thức:
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp
=
Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp
±
Chênh lệch do thay đổi định mức
±
Chênh lệch do thoát ly định mức
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp xây lắp có quy trình công nghệ nhất định, có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý.
Quá trình tính giá thành của một công trình của công ty cầu 5 Thăng Long cũng áp dụng phương pháp này.
Ví dụ như khi tính giá thành của công trình cầu Đỗ Xá của công ty như sau:
Công ty cầu 5 Thăng Long
Chi phí sản xuất và giá thành thực tế
Tên công trình: Cầu Đỗ Xá
TT
Diễn giải
Chi phí XL trực tiếp
CPQLDN
T cộng Z toàn bộ
VL
NC
Máy thi công
SXC
Z SP XL
1
Chi phí XL d2 đầu kỳ
0
Chi phí phát sinh giữa kỳ quý IV/2000
1.568.636
67.900.000
73.354.837
5.429.647
118.253.120
75.000.000
193.253.120
Cộng sản phẩm trong kỳ
1.568.636
67.900.000
73.354.837
5.429.647
118.253.120
75.000.000
193.253.120
Chi phí XL d2 cuối kỳ
193.253.120
Giá thành SPXL kỳ này
0
Đối với công trình cầu Đỗ Xá kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành đơn (hay phương pháp trực tiếp) công ty áp dụng phương pháp này phù hợp với công trình, tính theo phương pháp này tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình là giá thành thực tế của công trình.
II. Quản lý giá thành của công trình cầu Đỗ Xá của công ty cầu 5 Thăng Long.
2.1. Dự toán giá thành của công trình.
Trong các doanh nghiệp xây lắp khi tham gia đấu thầu công trình, hạng mục công trình đều phải nộp dự toán thiết kế kỹ thuật thi công. Công ty cầu 5 Thăng Long cũng tham gia đấu thầu thi công công trình cầu Đỗ Xá và đã được Bộ Giao thông vận tải liên hiệp đường sắt Việt Nam phê duyệt thiết kế và dự toán.
Khi công ty đã trúng thầu căn cứ thông tư 09/2001TTBXD ngày 17 tháng 7 năm 2001 hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng thuộc các dự án đầu tư của Bộ xây dựng. Xét tờ trình xin duyệt thiết kế và dự toán công trình cầu Đỗ Xá Km 28 + 922 của ban quản lý dự án đường sắt khu vực I với kinh phí 1.545.036 đồng.
Từ số kinh phí cấp giám đốc bàn giao cho ban tổ chức quản lý giá thành bắt đầu lập bảng tổng hợp chi phí giá thành cho công trình đó. Công việc này đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt được tốt giá thị trường và lập bảng giá dự thầu của công trình cầu Đỗ Xá “Xem biểu”
Công ty cầu 5 Thăng Long
Biểu tổng hợp giá dự thầu cầu Đỗ Xá
Km 28 + 992 đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh
TT
Hạng mục công trình
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá dự thầu
Giá dự thầu
A. Dầm thép
1
Chi tiết dầm dọc
kg
5.316,16
20.221,24
107.499.347
2
Chi tiết dầm ngang
kg
6.147,41
14.357,03
88.258.573
3
Chi tiết nút dàn chủ
kg
4.647,13
21.263,42
98.813.865
4
Các thanh dàn chủ
kg
13.034,57
12.263,42
167.019.157
5
Hệ liên kết dọc dưới
kg
1.556,33
18.930,516
29.462.130
6
Gối cầu
TB
1
26.693.393
26.693.393
7
Mặt cầu
M
19,3
2.696.957,93
52.051.288
8
Lắp ráp dầm mới
Tấn
31,75
2.389.970
75.881.558
9
Phun cát, tẩy sỉ, sơn dầm
- Sơn dầm thép 5 nước (hệ mặt cầu)
- Sơn dầm thép 4 nước (dầm còn lại)
m2
1
278
555,8
109.699.514
57.487
69.718
109.699.514
10
Cốt thép bản mặt cầu
Tấn
2,29
4.587.690,83
10.505.812
11
BTM 300 khác bản mặt cầu
m3
11,95
1.353.060,75
16.169.076
12
Tầng phòng hộ bản mặt cầu
TB
1
5.708.639,00
5.708.639,00
B. Mố cầu
13
Sửa 2 mố
TB
1
55.079.330
55.079.330
C. Thi công
14
Nâng đường 2 đầu cầu đá balát
m
575
30.075,81
17.293.592
15
Biện pháp thi công, vận chuyển dầm vật tư máy móc thiết bị và các khối lượng công việc khác
TB
1
275.775.135
275.775.134
Cộng giá dự thầu
1.135.910.408
Dựa trên cơ sở biểu tổng hợp giá dự toán để phân tích đơn giá cầu Đỗ Xá, quá trình phân tích đòi hỏi người quản lý phải phân tích một cách tỷ mỉ và chi tiết tránh những sai sót không đãng có để gây ảnh hưởng đén quá trình thi công sau đây là ví dụ khi phân tích giá thành trong việc phun cát Tẩy Rỉ (xem biểu)
Công ty cầu 5 Thăng Long
Trích bảng phân tích chi tiết đơn giá cầu Đỗ Xá
STT
Hạng mục công trình
Đơn vị
Khối lượng
ĐM
Đơn giá
Thành tiền
PHUN CAT Tấn Rỉ
a. Vật liệu
Cát chuẩn phun tẩy rỉ
(Cát vàng + cát đen)
m3
0,040
1.00
93.220
3.729
Vật liệu khác
%
2.000
1.00
3.729
75
b. Nhân công
Sàng cát dun: phun
m3
1.00
0.78
21.143
16.491
c. Máy thi công
Cần cẩu 16 tấn
m3
1.00
0.0150
856.362
12.845
Máy ép khí
m3
1.00
0.028
402.758
11.277
Thiết bị phun cát
m3
1.00
0.028
83.200
2.330
Máy khác
%
1.00
1.000
26.452
265
Tổng hợp dàn giá toàn bộ phần phun cát tẩy rỉ dầm thép = 833,8m2
I
Chi phí trực tiếp
Vật liệu VL ´ 833.8m2
3.171.255
Nhân công NC ´ 833.8m2
13.750.321
Máy thi công M ´ 833.8 m2
22.276.441
Cộng A1
39.198.017
Chi phí chung: NC ´ 64%
8.800.205
Cộng A2
47.998.222
Chi phí xây lắp khác
Lán trại” A2 ´ 2,9%
1.391.948
Cộng A3
49.390170
Giá trị thực tế của công trình đạt được.
Sau thời gian thi công, công ty đã hoàn thành công rình từ ngày 28 – 12 năm 2000 đến tháng 06 năm 2001. Công trình được thi công đạt yêu cầu chất lượng, công suất và khối lượng đảm bảo đạt yêu cầu thiết kế được duyệt. Cầu có độ dài l = 19.30m thiết kế vĩnh cửu cho khổ đường 1000mm các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn thiết kế.
Sau đây là số tính giá thành khi đã hoàn thành công trình
Công ty cầu 5 Thăng Long
Số giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp
tháng 06 năm 2001.
Tên công trình: Cầu Đỗ Xá
Đơn vị tính 1.000đồng
TT
Diễn giải
Chi phí XL trực tiếp
CPQLDN
TC 2 toàn bộ
VLCCụ
NC
Máy TCông
SXC
627
Z SPXL
1
CPXL dở dang đầu kỳ
118.253
75.000
193.253
CP phát sinh trong kỳ
Quý I
117.950
100.755
76.896
170.826
466.428
9.000
475.429
Quý II
67.847
54.454
0
152.882
275.185
3.690
278.185
Cộng phát sinh trong kỳ
185.797
1.552.095
76.896
323.709
741.613
12.690
754.304
CPXL dở dang cuối kỳ
0
Giá thành sản phẩm xây lắp kỳ này
947.557
Ngưòi lập Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Với giá đơn vị nhận thầu công trình là: 1.135.910.408 đồng. Trong quá trình thi công với công tác quản lý và chi phí giá thành tốt hợp lý đạt kết quả cao.
Với giá thành thực tế của công trình cầu Đỗ Xa là:
Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao
=
CP thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ
-
CP thực tế của KLXL dở dang cối kỳ
ị 193.253.120đ + 754.304.329đ = 947.557.449đ..
Vậy với giá nhận thầu so với kết quả công trình đạt được là.
1.135.910.408 – 947.557.449 = 188.352.959đ
Công trình cầu Đỗ Xá đã đm lại cho công ty số lãi là 188.352.959 đồng. Qua đây chúng ta có thể thấy được bộ máy quản lý của công ty đã có những phương pháp quản lý tinhs toán chặt chẽ, đã đạt được tiến độ thi công nhanh nhất, tiết kiệm nhất.
III Một số kết quả đạt được của cong ty cầu 5 Thăng Long
Trong năm 2001 công ty cầu 5 Thăng Long đã hoàn thành bàn giao một số công trình đạt được những kết quả cao sau đây là bản báo cáo hoàn thành bàn giao công trình.
Báo cáo hoàn thành bàn giao công trình năm 2001
Đơn vị tính VNĐ
TT
Tên công trình
Quy mô
Dài rộng
Giá trị VNĐ
Thời gian
Ghi chú
Khởi công
Hoàn thành
1
- Cầu Hát Lù – Trạm Tấu
6 ´ 60m
2.503.000.000
6/2000
3/2001
2
- Cầu Quán Chè – km227+ 207-ĐSTN
17m
545.000.000
2/2001
6/2001
3
- Cầu Khe nước Lạnh- km 238 +700 ĐSTN
10m
94.000.000
2/2001
6/2001
4
- Cầu Tam Bạc – km 99 _ 250 ĐS Hà Hải
400m
1.358.000.000
12/2000
8/2001
5
- Cầu Đỗ Xá - km28 +922 ĐSTN
17m
1.135.910.408
12/2000
6/2001
6
- Cầu Chui Bắc Đuống = ĐS Hà - Lạng
17m
1.598.000.000
7/2001
11/2001
7
- Cống thoát nước qua đường sắt Hải Dương
10m
348.000.000
1/2001
3/2001
8
- Các hạng mục khác
5m
597.000.000
2001
2001
8
Người lập
Người phụ trách
Thủ trưởng đơn vị
Chúng ta có thể thấy rằng khối lượng công việc lớn công ty đã hoàn thành và bàn giao trong thời gian ngắn đem lại lợi nhuận cao cho công ty đưa công ty ngày một vững mạnh, đời sống người lao động được nâng lên từng bước.
Căn cứ vào các báo cáo hoàn thành công trình, hạng mục công trình kế toán đã được lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm.
Công ty cầu 5 Thăng Long
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2001
Lãi – Lỗ
Đơn vị tính
TT
Chỉ tiêu
Mã số
Luỹ kế đầu năm
Tổng doanh thu
01
40.200.354.392
Trong đó: Doanh thu xuất khẩu
02
0
Các khoản giảm trừ (04 + 05 + 06 + 07)
03
+ Chiết khấu
04
0
+ Giảm giá
05
0
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
06
0
+ Thuế TTĐB, thuế suất khẩu phải nộp
07
0
1
Doanh thu thuần (01 - 03)
10
40.200.354.392
2
Giá vốn hàng bán
11
35.497.670.926
3
Lợi nhuận gộp (10 – 11)
20
4.702.638.466
4
Chi phí bán hàng
21
0
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
2.905.647.377
6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD (20 – 21 + 22)
30
1.797.036.089
- Thu nhập hoạt động tài chính
31
248.272.027
- Chi phí hoạt động tài chính
32
2.013.460.253
7
Lợi nhuận hoạt động tài chính (31 - 32)
40
-1.765.188.226
- Các khoản thu nhập bất thường
41
395.351.496
- Chi phí bất thường
42
359.351.496
8
Lợi nhuận bất thường (41 – 42)
50
0
9
Tổng lợi nhuận trước thuế (30 + 40 + 50)
60
31.847.863
10
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
7.962.000
11
Lợi nhuận sau thuế (60 - 70)
80
23.885.863
Chương III:
Một số ý kiến về công tác quản lý tập hợp chi phí giá thành đối với công ty cầu 5 Thăng Long
I. Nhận xét công tác quản lý các phòng ban trong công ty.
Công ty cầu 5 Thăng Long trong 25 năm qua hoạt động đã có nhiều sự biến đổi, có những bước phát triển khá tốt sản phẩm của công ty được thị trường chấp nhận liên tục có các đơn vị đặt hàng khi chuyển sang kinh tế thị trường công ty gặp khôngít khó khăn. Máy móc thiết bị lạc hậu cũ kỹ, phần lớn là lao động thủ công mặt khác công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường điều này bắt buộc công ty phải đổi moiư công nghệ, đổi mới cacnhs quản lý .
Đến nay công ty vẫn tòn tại và phát triển đó là nhờ vào sự vươn lên không ngừng đổi mới nhất là sự năng động và sáng tạo của ban giám đốc trong đó phần đóng góp của bộ phận quản lý công tác tập hợp kinh phí và tính giá thành.
Mặc dù tong thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí tính giá thành nói riêng. Tuy hiểu biết về thực tế chưa nhiều cũn như không có thơi gian tìm hiểu kỹ về tổ chức bộ máy quanr lý giá thành của công ty. Nhưng em vẫn mạnh dạn trình bầy một số ý kiến nhận xét và đưa ra hướng giải quyết nhằm hoàn thiên hơn công tác tổ chức quản lý và tính giá thành nói chung của công ty nói riêng.
1.1. Những ưu điểm.
Công ty cầu 5 Thăng Long là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, tuy chịu sự lãnh đạo của nhà nước và trực thuộc tổng công ty xây dựng ầu Thăng Long. Nhưng công ty đã chủ động nghiên cứu từng bước tìm ra được một mô hình quản lý, phù hợp với địa bàn hoạt động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước đứng vững trong thị trường.
- Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ hợp lý các phòng ban chức năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chức năng của mình cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc gia,s sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiên cứu mở rộng thị trường quản lý kinh tế, quản lý giá thành... phù hợp với điều kiện hiệnnay với yêu cầu quản lý và đặc điểm quản lý sản xuất của công ty. Chủ động trong sản xuất quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường đảm bảo đưngs vững trong cạnh tranh.
1.2. Những tồn tại cần khắc phục.
- Ban giám đốc công ty chưa chú trọng, chưa thực coi công tác quản lý và tính giá thành là một trong những vấn đề hàng đầu cần quan tâm cả công ty.
- Trong công tác kế toán của công ty các tài khoản công ty sử dụng đều không mở tài khoản cấp 2 và không mở chi hết cho từng đối tượng sử dụng đây kà hạn chế lớn trong công tác kế toán quản trị và công tác quản lý, các khoản chi phí gây khó khăn cho việc đối chiếu kiểm tra số liệu và các khoản chi phí theo yếu tố.
- Chỉ tiêu tính gía thành được tính toán cụ thể, phản ánh tổng thể chi phí đã xẩy ra. Tuy nhiên kết cấu và các khoản mục của bảng tính gái thành thị không viết được từng loại chi phí đã chi ra cấu thành nên từng loại công trình việc chỉ lập một bảng tính giá thành cho tất cả các công trình trong quý là chưa hợp lý rất rễ gây ra nhầm lẫn số liệu giữa các công trình.
II. Một số ý kiến đóng góp.
Qua quá trình thực tập tại công ty được tiếp cận với các phòng ban và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty em mạnh dạn có những ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện bộ máy tổ chức công ty nói chung và bộ máy tổ chức quản lý giá thành của công ty nói riêng.
- Công ty cầu 5 Thăng Long phải đưa việc tổ chức quản lý giá thành lên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu bởi vì có như vậy công ty mới phát triển vững mạnh công ty phảo quản lý giám sát chặt chẽ đó là một trong những điều kiện sống còn của công ty.
- Toàn bộ các chi phí thi công xây dựng của công trình đều được phản ánh theo khoản mục của từng bảng giá thành được mở tương đương cuối quý công trình bàn giao thì toàn bộ chi phí đã chi ra cho công trình đều là chi phí dở dang cuối kỳ, còn những công trình hoàn thành bàn giao thì được tiến hành tính giá thành mỗi công trình có bảng tính giá thành riêng.
- Trong công tác quản lý giá thành thì người quản lý làm sao giảm bớt các khoản chi phí mọt cách họp lý sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty người quản lý phải gắn chặt trách nhiệm vào các công trình kết quả sản xuất và chất lượng công tác quản lý giá thành tốt sẽ đem lại lợi nhuận cao nhưng điều kiện kỹ thuật của công trình vẫn phải đảm bảo tốt đạt hiệu quả cao có như vậy công ty mới tồn tại và phát triển được.
- Từ đó đòi hỏi công ty phải chú trọng đến trình độ của người quản lý tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Kết luận
Quá trình tìm hiểu về công tác giá thành tại công ty cầu 5 Thăng Long tôi nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý giá thành trong qủn lý kinh tế tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Một lần nữa khẳng định vai trò của công tác quản lý giá thành giúp cho đơn vị sản xuất kinh doanh theo dỏi quản lý chặt chẽ kể cả khối lượng và chất lượng sản phẩm trong thời gian thực tập trong lĩnh vực quản lý giá thành, tôi nhận thấy đây là một vấn đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của công ty.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng tìm hiểu công tác tổ chức quản lý giá thành tại công ty nhưng do thời gian thực tập có hạn chế và trình độ còn hạn hẹp nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn em rất mong có sự góp ý của các cô chú trong công ty cầu 5 Thăng Long nhất là phòng kế hoạch cùng với sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Kim Anh cùng các thầy cô, cảm ơn ban giám đốc công ty cầu 5 Thăng Long đãc giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2002.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8508.doc