Theo tôi, Công ty nên để kế toán nguyên vật liệu kiêm luôn cả phần việc kế toán công cụ dụng cụ. Bởi vậy sẽ tiện lợi hơn trong công việc, kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ sẽ được bao quát hơn. Giám được sự cồng kềnh trong bộ máy kế toán.
86 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty giầy Thụy Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạch toán bao gồm các khoản mục:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên phân xưởng, quản đốc và các nhân viên quản lý khác.
- Chi phí vật liệu
- Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong quản lý phân xưởng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao máy móc thiết bị phân xưởng...
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí điện nước, điện thoại, và các chi phí dịch vụ khác.
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí dùng chung cho phân xưởng ngoài các chi phí trên.
Chi phí này được phân loại theo dõi ở sổ chi phí tài khoản 627 và các bảng phân bổ, bản kê nhật ký chứng từ, sổ chi tiết tài khoản liên quan.
Chi phí gián tiếp bao gồm: Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động khác.
Chi phí bán hàng gồm: Các khoản dịch vụ bán hàng, chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Các khoản chi phí như chi phí nhân viên, mua nguyên vật liệu công cụ, khấu hao tài sản cố định, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Chi phí hoạt động khác, chi phí bất thường như chi phí thanh lý tài sản cố định.
Tất cả các khoản chi phí này cũng được mở sổ chi tiết theo dõi phân loại để quản lý theo từng khoản.
2. Công tác quản lý chi phí sản xuất ở Công ty giầy Thụy Khuê
Chi phí sản xuất là nội dung của giá thành sản phẩm do vậy chú ý quan tâm đến việc quản lý sản xuất. Chi phí sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để hạ thấp giá thành sản phẩm việc đầu tiên phải quản lý chi phí sản xuất thật tốt, giảm ở mức thấp thông qua việc xây dựng kế hoạch sản xuất, Công ty đã xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại giầy, lập kế hoạch chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành, phát huy sáng kiến, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu của công nhân sản xuất... dần dần từng bước hạ chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất.
Công ty đã gắn liền quyền lợi, trách nhiệm của từng công nhân, từng Xí nghiệp, phân xưởng với công việc được giao, góp phần đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty giầy Thuỵ Khuê
Việc ta xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi phát sinh của chi phí, làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa trực tiếp đến việc hạch toán.
Tại Công ty Giầy Thụy Khuê, đặc điểm chi phí sản xuất gồm các xí nghiệp thành viên sản xuất độc lập, mỗi xí nghiếp thành viên có quy trình công nghệ sản xuất khép kín cho ra sản phẩm cuối cùng. Chính vì thế mỗi một xí nghiệp thành viên sẽ là một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, mặt khác các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng, nên mỗi đơn đặt hàng cũng được tập hợp chi phí sản xuất riêng để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Các chi phí sản xuất chung của các xưởng được phân bổ cho các đơn đặt hàng theo các tiêu thức khác nhau, như thưo chi phí công nhân trực tiếp, theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cụ thể, các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty sẽ là:
- Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 1
- Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 2
- Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 3
Mỗi Xí nghiệp, chi phí sản xuất lại được tập hợp riêng theo từng đơn đặt hàng thời kỳ đó.
* Tài khoản để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621, tài khoản này được mở chi tiết theo mỗi Xí nghiệp thành viên là các Xí nghiệp lại theo dõi chi tiết theo từng đơn đặt hàng.
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho XN 2
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho XN 1
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho XN 3
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 152 để theo dõi sự vận động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở doanh nghiệp. Tài khoản 154 để tập hợp TK chi phí cuối kỳ, các tài khoản trên cũng được theo dõi chi tiết từng loại và từng đối tượng tập hợp chi phí.
* Tài khoản để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là TK 622.
* Tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất chung là TK 627.
Cũng giống như TK 621 các TK 622 và TK627 đều được mở chi tiết theo từng Xí nghiệp thành viên và các Xí nghiệp laị theo dõi chi tiết theo từng đơn đặt hàng.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK 152, 153 để theo dõi sự vận động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở doanh nghiệp. Tài khoản 154 được sử dụng để tập hợp chi phí cuối kỳ.
Tất cả các tài khoản trên đều được theo dõi chi tiết từng loại và từng đối tượng tập hợp chi phí.
4. Trình tự kế toán chi phí sản xuất
4.1. Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty Giầy Thuỵ Khuê, nguyên vật liệu chính chủ yếu là mua ngoài, quan hệ thanh toán với người bán cũng là quan hệ thanh toán với người cung cấp. Chính vì thế kế toán nguyên vật liệu luôn gắn với kế toán thanh toán, với nguồn cung cấp.
ở Công ty, nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (từ 70% - 80%). Do việc hạch toán chính xác, đầy đủ các loại chi phí này có tầm quan trọng sản xuất, tiết kiệm chi phí và đảm bảo độ chính xác khi tính giá thành sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng theo giá thực tế của từng loại nguyên vật liệu đó.
Tại Công ty, nguyên vật liệu được sử dụng cho mục đích sản xuất và quản lí. Nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty bao gồm.
- Nguyên vật liệu chính: vải bạt, vải phin, kếp,cao su tổng hợp ...
- Nguyên vật liệu phụ: dây giầy, ôzê, xăng
- Nhiên liệu dùng trong sản xuất như than, xăng.
* Nguyên tắc xuất dùng.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu thực tế, các bộ phận sản xuất cần sử dụng nguyên vật liệu phải làm phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên bộ phận cung tiêu thuộc phòng kế hoạch kinh doanh XNK. Tuỳ thuộc nhu cầu hợp lí hay không và tuỳ thuộc vào số lượngvật tư tồn kho bộ phận cung tiêu sẽ làm thủ tục xuất nguyên vật liệu.
Tại kho, khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho xuất nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất, ghi số lượng vào cột thực xuất (Mẫu 02 - VT).
Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phải ghi rõ trên các phiếu xuất kho số lượng, chủng loại nguyên vật liệu xuất dùng và địa điểm phát sinh chi phí.
Qua xuất kho vật tư, kế toán ghi sổ chi tiết vật tư theo số lượng và địa điểm phát sinh chi phí.
Cuối kỳ, căn cứ vào số lượng và giá trị vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, cước phí vận chuyển ... để xác định được giá trị vật liệu thực tế xuất kho.
Hiện nay, tại Công ty, giá thực tế nguyên vật liệu chính,phụ xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức:
Giá thực tế tồn ĐK + Giá thực tế nhập trong kỳ
+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ
Đơn giá bình quân =
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
=> Giá thực tế xuất kho = đơn giá bình quân x số lượng xuất kho.
* Trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu, CCDC trực tiếp:
Hàng ngày, kế toán vật liệu xuống kho nhận chứng từ kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, kí xác nhận với thủ kho. Phiếu nhập kho được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, hoàn chỉnh số liệu điều khoản phân loại ghi vào bảng kê. Cuối tháng sau khi tổng hợp vật liệu số liệu về nhập, xuất trong kỳ kế toán sẽ tính giá bình quân và ghi số tiền. Căn cứ ghi sổ đối chiếu luân chuyển.
Sổ đối chiếu luân chuyển được lập thành quyển, mỗi loại vật tư hoặc nhóm vật tư được ghi theo 1 hàng trong 1 dòng vào cuối tháng. Sổ luân chuyển có các cột đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ.
Bên cạch việc ghi rõ sổ kế toán, tại phòng kế toán Công ty còn sử dụng máy vi tính trong việc nhập số liệu chứng từ nhập xuất tồn trên máy, cuối mỗi tháng máy tính sẽ tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền. Chứng từ về nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được nhập riêng theo mác vật tư.Sau đó máy tính giá vật tư, tính toán định khoản kế toán trên máy. Cho phép in ra sổ cân đối vật tư, đối chiếu với sổ luân chuyển thủ kho.
Cuối tháng, căn cứ vào kết quả tính giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng xí nghiệp thành viên, từng đơn đặt hàng và lập bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Trong tháng 7 năm 2003, theo phiếu xin lĩnh vật tư, thủ kho đã xuất kho nguyên vật liệu theo mẫu xuất phiếu kho (Xem biểu số 01 )
Biểu số 01
Đơn vị: Công ty giầy Thụy khuê Mẫu số 02 - Vật tư
Địa chỉ: ..................................... Ban hành theo quyết định số
1141/Tc/QD/CĐKINH Tế
Ngày 01/1/1995 của Bộ tài chính
Phiếu xuất kho
Ngày 5 tháng 7 năm 2003
Số: 678
Nợ:
Có:
Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Nam
Lí do xuất kho: Sản xuất giầy Footech
Xuất tại kho: Chị Nguỵêt
TT
Tên nhãn hiệu
Mã số
Đ.V.T
Số lượng
Đ.giá
Thành tiền
Qui cách
Yêu cầu
Thực xuất
1
Kếp loại 1
010KL1
Kg
700
700
2
Kếp loại 3
010KL3
Kg
500
500
....
...............
.....
......
......
......
......
..........
7
Ti tan
020TT1
Kg
10
10
Cộng
Phụ trách bộ phận sd
(Ký tên)
Phụ trách Cung tiêu
(Ký tên)
Kế toán trưởng
(Ký tên)
Người nhận
(Ký tên)
Thủ kho
(Ký tên)
Trong tháng có rất nhiều phiếu xuất kho để xuất nguyên vật liệu và công cụ,dụng cụ phục vụ sản xuất. Cuối tháng kế toán sẽ tập hợp toàn bộ các phiếu xuất kho để xác định số lượng các nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã xuất kho. đồng thời dựa trên số liệu đã tổng hợp được số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Kế toán sẽ xác định được giá trị thực tế vật liệu xuất kho trong tháng 9 của các xã thành viên theo phương pháp bình quân gia quyền.
Cụ thể như sau:
Tháng 7 Công ty xuất nguyên vật liệu cho xí nghiệp II như sau:
+ Vật liệu tồn kho đầu kỳ (Trích sổ đối chiếu luân chuyển)
....tháng 7 năm 2003
TT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Mã vật tư
Số lượng
Thành tiền
1
Kếp loại 1
Kg
010KL1
650
5.736.817
2
Kếp loại 3
Kg
010KL3
1.450
11.201.250
......
......
.....
.....
......
.......
7
Ti tan
Kg
020TT1
75
2.055.779
8
Vải bạt
M
030VB1
1.356
10.170.000
...
.......
......
......
......
........
18
Vải phin
M
030VP1
2.654
12.208.400
+ Vật liệu nhập trong kỳ (Trích bảng tổng hợp nhập)
TT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Mã vật tư
Số lượng
Thành tiền
1
Kếp loại 1
Kg
010KL1
6.500
57.500.000
2
Kếp loại 3
Kg
010KL3
5.500
41.250.000
......
......
.....
.....
......
.......
7
Ti tan
Kg
020TT1
175
4.900.000
8
Vải bạt
M
030VB1
6.575
50.627.500
...
.......
......
......
......
........
18
Vải phin
M
030VP1
4.560
21.432.000
Cuối tháng theo số liệu tập hợp ở các phiếu xuất kho. Ta tính giá thực tế xuất kho như sau (Trích):
+ Kếp loại 1:Xuất 5.540kg
Giá thực tế xuất kho = x 5.540 = 48.997.477
+ Kếp loại 3: xuất 4.530 kg
Giá thực tế xuất kho = x 4.530 = 34.187.649
+ Ti tan: xuất 195 kg
Giá thực tế xuất kho = x 195 = 5.425.507
+ Phin mộc: xuất 6.695m
Giá thực tế xuất kho = x 6.695 = 31.220.193
Biểu số 02
Bảng Tổng hợp Xuất Vật liệu
Tháng 7 năm 2003
XN:II
TT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Mã vật tư
Số lượng
Thành tiền
1
Kếp loại 1
Kg
010KL1
5540
48.997.477
2
Kếp loại 3
Kg
010KL3
4530
34.187.649
......
......
.....
.....
......
.......
7
Ti tan
Kg
020TT1
195
5.425.507
...
.......
......
......
......
........
18
Vải phin
m
030VP1
6695
31.220.193
Với các loại nguyên vật liệu khác được xuất trong tháng 7 cũng sẽ được tính tương tự theo cách trên. Căn cứ vào sổ đối chiếu luân chuyển, tổng hợp được tổng chi phí nguyên vật liệu trong tháng 7 của xí nghiệp 2 sẽ là: 3.884.817.597
Tháng 7 năm 2003 tại xí nghiệp II, tổng chi phí công cụ dụng cụ cũng được tổng hợp là 745.604.728
Đối với xí nghiệp 1, xí nghiệp 3 việc tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ cũng được tiến hành theo các bước giống như đã trình bày ở trên đối với xí nghiệp 2.
Như vậy, căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu ghi trực tiếp cho các đơn đặt hàng.
Căn cứ vào kết quả tính giá thành xuất kho bình quân. Theo kết quả tính toán phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng cụ thể. Toàn bộ số liệu đó được tập hợp vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ (xem bảng phân bố số 2 ở biểu số 03 ).
Từ bảng phân bổ số 2, số liệu sẽ được tập hợp vào bảng kê số 4 ở biểu số 04.
Cũng theo số liệu ghi trong bảng phân bổ đó, kế toán định khoản:
Nợ TK 621 10.511.396.332
(Nợ TK 621 XN2 4.630.422.325
Nợ TK 621 XN3 3.275.702.751
Nợ TK 621 XN1 2.605.271.256)
Có TK 152 8.781.737.249
Có TK 153 1.729.659.083
4.2. Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp khác như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ, các khoản trích theo lương theo chế độ bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế và kinh phí Công đoàn tại Công ty Giầy Thuỵ Khuê, chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi tại TK 622.
Tài khoản 622, được chi tiết thành:
TK 622 XN2 : Chi phí nhân công trực tiếp cho xí nghiệp 2
TK 622 XN3 : Chi phí nhân công trực tiếp cho xí nghiệp 3
TK 622 XN1 : Chi phí nhân công trực tiếp cho xí nghiệp 1
Mỗi tài khoản cấp hai được tập hợp riêng theo từng đơn đặt hàng cụ thể, để phục vụ cho công tác tính giá thành.
Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp được chia làm hai loại.
- Tiền lương sản phẩm tính cho công việc đã xây dựng được đơn giá lương (chủ yếu tính cho công nhân may, công nhân gò).
- Tiền lương theo thời gian. Tính cho các công việc trung gian chưa xây dựng được đơn giá tiền lương.
Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty diễn ra như sau:
Tại phòng tổ chức Công ty, thống kê xí nghiệp căn cứ vào bảng chấm công, bảng báo cáo sản phẩm và cân đối thời gian lao động tập hợp cho từng loại sản phẩm của đơn đặt hàng để theo dõi chi tiết từng bước công việc làm ra loại sản phẩm đó. mỗi bước công việc do ai làm, làm trong bao nhiêu giờ, lương bao nhiêu. hai bản này cùng phản ánh cả số sản phẩm làm ra trong tháng và tổng số lượng sản phẩm mà Công ty phải trả cho người lao động của từng loại sản phẩm đó.
Sau khi tính toán hợp lí, thống kê lập bảng thanh toán tiền lương theo từng tổ phân xưởng và tập hợp các bảng thanh toán lại để vào sổ tổng hợp thanh toán lương.
Tại Công ty, tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất được tính theo công thức sau.
* Tiền lương
sản phẩm
=
Đơn giá lương sản phẩm
X
Số sản phẩm
hoàn thành
* Ngoài ra, còn thực hiện cách tính tiền lương theo thời gian. áp dụng với bộ phận trả lương thời gian như bộ phận máy quản lí.
- Căn cứ vào bảng chấm công của từng tổ mà nhân viên đã theo dõi.
- Căn cứ vào bậc lương (cấp bậc kỹ thuật) của từng công nhân.
- Căn cứ vào lương cơ bản và số ngày làm việc theo quy định (Do là đơn vị sản xuất kinh doanh hiện Công ty vẫn thực hiện tuần nghỉ một buổi ).
210.000 x bậc lương kỹ thuật
Tiền lương ngày =
26 ngày
=> Lương thời gian = Tiền lương ngày x Số ngày làm việc hưởng lương thời gian
Ngoài ra, công nhân viên được hưởng phụ cấp độc hại (cụ thể do Cục đo lường xác định), tiền bồi thường thêmgiờ là 2000đ/1ca/1người. Một số công nhân được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm.
Toàn bộ công việc tính toán được tập hợp vào bên bảng thanh toán cho một tổ (hoặc một phân xưởng). Trên cơ sở bảng lương kế toán còn tiền hàng khấu trừ phần vay nợ của công nhân (nếu có) và xác định số tiền mà công nhân được lĩnh.
Sau đây là ví dụ cách tính lương sản phẩm của tổ may 1 thuộc phân xưởng may trong tháng 7 năm 2003 như sau:
Căn cứ theo phiếu xác nhận sản phẩm của tổ may 1.
Phiếu xác nhận sản phẩm
Tổ may 01
Sản phẩm
SLSP
Đơn giá
Số tiền
Mũ giày
10.652
1.150
12.249.800
+ Tổng số sản phẩm đã hoàn thành: 10.652 sản phẩm.
+ Đơn giá sản phẩm: 1.150đ/sp
Tổnglương sản phẩm tổ may I: 12.249.800đ
- Để tính được lương sản phẩm của từng công nhân đơn vị áp dụng phương pháp hệ số chia lương
+ Căn cứ vào bậc lương kỹ thuật để tính ra hệ số bậc lương quy đổi bằng cách cho công nhân có bậc lương kỹ thuật thấp nhất lấy hệ số quy đổi là 1 sau đó nhân với ngày công thực tế của từng công nhân để tính ra được số ngày công quy đổi của công nhân
+ Lương sản phẩm của 1 công nhân được tính như sau.
S lương sản phẩm của tổ
S ngày công quy đổi của tổ
Lương sản phẩm một công nhân
=
Số ngày công quy
x đổi của công nhân
Bảng tính lương sản phẩm được trình bày như dưới đây.
Tổ May 1 Phân xưởng May
S
T
T
Tên công nhân
Bậc lương KT
Hệ số quy đổi
Ngày công thực tế
Ngày công quy đổi
Lương sản phẩm được lĩnh
1
Nguyễn Kiều Trinh
1.78
1
24
24
419.993
2
Nguyễn Thị Hằng
2.5
1,4
26
36,4
636.989
3
Trần Văn Sơn
2.6
1,42
25
35,5
621.239
..
.......
....
...
....
....
....
18
Nguyễn ánh Tuyết
3.2
1,8
23
41,4
721.488
19
Phạm Hồng Hạnh
2.78
1,56
27
42,12
737.087
20
Đỗ Thị Thanh
2.90
1,6
26
41,6
727.988
Tổng cộng:
700
12.249.800
+ Lương sản phẩm, phụ cấp độc hại, phụ cấp thêm giờ .v.v... sẽ được phản ảnh vào (bảng thanh toán lương của từng loại phân xưởng ở biểu số 06 )
Rồi từ bảng thanh toán lương, kế toán sẽ vào sổ tổng hợp thanh toán lương . (Lương tháng của công nhân sản xuất ở xí nghiệp 2 trong tháng 7 là: 1.548.256.180
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương được lập và đã được duyệt, kế toán tiền lương sẽ lập bảng phân bổ lương và các khoản tính theo lương. Bảng phân bổ số 1 này ghi nợ cho các đối tượng sử dụng và xí nghiệp thành viên, các đơn đặt hàng đối ứng với số phát sinh có của TK 334, 338.
Theo số liệu đã có ở bảng phân bổ số 1 được ghi chuyển vào bảng số 4.kế toán ghi định khoản sau:
Nợ TK 622 3.393.613.940
Nợ TK 622 XN2 1.358.604.316
Nợ TK 622 XN3 988.091.702
Nợ TK 622 XN1 1.046.917.922
Có TK 334 3.393.613.940
* Các khoản trích theo lương tại Công ty giầy Thuỵ Khuê.
Bên cạnh tiền lương, các khoản trích theo lương như Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội, kinh phí Công đoàn cũng là những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho lợi ích của công nhân khi ốm đau,thai sản,mất sức .v.v...
Tại Công ty,các khoản bảo hiểm và kinh phí công đoàn được Công ty tính vào giá thành theo tỷ lệ trích như sau:
+ BHXH : 15% Lương của công nhân sản xuất
+ BHYT : 2% Lương của công nhân sản xuất
+ KPCĐ : 2% Lương của công nhân sản xuất
Các khoản trích theo lương được phản ánh vào TK 338, TK 338 được chi tiết thành : TK 3382 KPCĐ
TK 3383 BHXH
TK 3384 BHYT
Như vậy căn cứ theo tiền lương của công nhân sản xuất; kế toán tính ra số tiền trích BHXH, BHYT, KTCĐ và cũng từ bảng thanh toán lương (đã lập từ các tổ (phân xưởng) của từng xí nghiệp để phản ánh vào bảng phân bổ tiền lương đã lập từ các tổ (phân xưởng) của từng xí nghiệp để phản ánh vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Căn cứ theo số liệu đã được tính toán ở bảng phân bổ số 1 sẽ được ghi chuyển vào bảng số 4. kế toán định khoản:
Nợ TK 622 255.877.285
CT Nợ TK 622 XN2 80.101.213
CT Nợ TK 622 XN3 105.616.254
CT Nợ TK 622 XN1 70.159.818
Có TK 338 255.877.285
CT Có TK 3382 68.872.279
CT Có TK 3383 165.886.770
CT Có TK 3384 22.118.236
Vậy chi phí nhân công trực tiếp của Công ty tháng 7 /2003 tập hợp được
Nợ TK 622 3.649.491.225
Có TK 334 3.393.613.940
Có TK 338 255.877.285
4.3. Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung khi phát sinh sẽ được hạch toán theo từng yếu tố cụ thể. Cuối kỳ sẽ được tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể theo tiêu thức phù hợp.
ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê, chi phí sản xuất chung bao gồm những khoản chi cho việc quản lí sản xuất chung tại Công ty bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ như vật liệu phụ để sửa chữa thay thế, dụng cụ hao phí, đồ dùng cho các phân xưởng, xí nghiệp thành viên.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định, khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng và phương tiện vận chuyển hàng tháng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phục vụ cho sản xuất.
- Ngoài ra còn có chi phí bằng tiền khác: Khoản chi phí phát sinh ngoài những khoản đã nêu trên.
ở Công ty, chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627.
- TK 627 : Chi phí sản xuất chung cho xí nghiệp II
- TK 627 : Chi phí sản xuất chung cho xí nghiệp I
- TK 627 : Chi phí sản xuất chung cho xí nghiệp III
Đồng thời TK 627 có thêm các TK cấp hai như sau:
- TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng
- TK 6272: chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
- TK6274: chi phí khấu hao tài sản cố định.
- TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6278: chi phí bằng tiền khác.
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung được tập hợp như sau:
* Chi phí nhân viên phân xưởng:
Theo bảng thanh toán tiền lương phản ánh vào bảng phân bổ số 1 (biểu 8), kế toán ghi vào bảng kê số 4 phần ghi nợ 627 (việc tính toán lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng được tính giống như việc tính lương cho công nhân sản xuất)
Ví dụ: Quản đốc phân xưởng gò: Bậc lương là 2,74 Số công là 28 (dựa trên bảng chấm công).
Vậy quản đốc phân xưởng được hưởng mức lương tính theo lương thời gian là: = 470.436đ
Ngoài ra, quản đốc phân xưởng còn hưởng phụ cấp trách nhiệm độc hại.v.v...
Với cách tính như vậy, trong tháng 9/1999 chi phí nhân công phân xưởng tập hợp được là 291.438.263
Dựa vào số liệu trên bảng phân bố sô 1. kế toán ghi.
Nợ TK 627 (TK 6271) 369.620.422
(CT TK6271A: 76.730.860
CT TK6271B : 92.995.405
CT TK6271C : 199.894.157)
Có TK 334 341.608.887
Có TK 338 28.011.535
* Chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ sản xuất:
Tại Công ty, chi phí này được tập hợp theo TK 6272.
Căn cứ vào chứng từ mua nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, các phiếu xuất kho phục vụ sản xuất. kế toán ghi và lập bảng phân bổ vật liệu. Giá trả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho , tháng 7 năm 2003 là: 353.862.857 Theo số liệu trên biểu số 03, ta có :
Nợ TK 627 (TK 6272) 353.862.857
(TK 6272 XN2 257.713.279
TK 6272 XN3 12.912.092
TK 6272 XN1 83.237486
Có TK 152 94.763.786
Có TK 153 259.099.071
* Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Để theo dõi tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định các phân xưởng, các xí nghiệp thành viên. Kế toán sử dụng sổ theo dõi chi tiết từng máy móc thiết bị theo các chỉ tiêu như số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao .v.v..
ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê, tài sản cố định bao gồm rất nhiều loại như máy cán, máy dập ôzê, máy may công nghiệp v.v... rồi các loại nhà xưởng .... tất cả các tài sản trên đều được tính khấu hao theo thời gian sử dụng. Do các tài sản cố định có nguyên giá tương đối lớn và mức hao mòn khác nhau nên số khấu hao của mỗi loại cũng khác nhau.
Để tính số khấu hao tài sản cố định, hiện nay Công ty thực hiện tính khấu hao tài sản cố định theo phương thức tính khấu hao theo thời gian. (áp dụng thông tư 1062)
Sổ khấu hao trích trong tháng
Công thức:
Sổ khấu Nguyên giá tài sản cố định
hao trích =
trong tháng Thời gian sử dụng x 12
Căn cứ vào kết quả tính toán, kế toán TSCĐ sẽ lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (bảng phân bổ số 3 ở biểu số 10).
Bảng phân bổ số 3 được lập dựa vào căn cứ sau:
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng trước được ghi vào dòng số khấu hao trích tháng trước.
- Căn cứ theo biên bản giao nhận và thanh lý tài sản cố định để ghi vào dòng số khấu hao tăng giảm trong tháng.
- Căn cứ vào số khấu hao phải trích trong tháng trước và số khấu hao tăng, giảm trong tháng để ghi vào dòng số khấu hao phải trích tháng này.
Tại Công ty, kế toán tài sản cố định chỉ tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định đến từng xí nghiệp thành viên còn việc tính toán phân bổ khấu hao cho từng loại sản phẩm do kế toán chi phí giá thành thực hiện.
Số liệu được phản ánh ở bảng phân bổ số 3 sẽ ghi vào bảng kê số 4 ở biểu số 04
Tháng 7/2003. Số trích khấu hao dùng cho sản xuất sản phẩm là 1.340.300.623
Nợ TK 627 (TK 6274) 1.340.300.623
(Nợ TK 6274A 314.702.854
Nợ TK 6274B 710.219.903
Nợ TK 6274C 315.377.866)
Có TK 214 1.340.300.623
* Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Các chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty là chi phí dịch vụ điện thoại, chi phí cho điện, nước .. Căn cứ vào số đo trên đồng hồ đo điện, công tơ nước, và phiếu báo sử dụng điện của Công ty điện lực gửi tới ... Trong tháng việc tính tiền điện, nước được tính như sau:
Tiền điện Đơn giá 1kwh Số kwh
( nước ) phải = điện Hoặc x ( số m3 nước )
thanh toán 1m3 nước đã sử dụng
Tuy nhiên từ ngày 1/1/2003, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng bắt đầu được thực hiện. Do doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Khi thanh toán các khoản điện, nước ... Công ty phải trả luôn cả 10% thuế giá trị gia tăng. Vì vậy khi tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán phải tiến hành tách thuế ra, không tính khoản thuế đó vào chi phí.
Do vậy trong tháng 7/2003, căn cứ theo chứng từ hoá đơn thanh toán điện, nước, điện thoại. Căn cứ vào số liệu ở nhật ký chứng từ số 2 và số 5. Số chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại các xí nghiệp thành viên được hạch toán và ghi bảng kê số 4 (chỉ ghi phần chi phí đã được tách thuế).
Nợ TK 627(TK6277): 569.575.532
(CT TK 6277A : 169.315.911
TK6277B : 262.984.148
TK6277C : 138.275.473)
Có TK 331: 100.845.088
Có TK 112 : 468.730.444
* Chi phí bằng tiền khác:
Kế toán căn cứ vào tổng số phát sinh bên có của TK 111 "Tiền mặt đối ứng với nợ TK 627 (cụ thể là TK 6278) lấy từ nhật ký chứng từ số 1 để ghi Nợ TK 627.
Cơ sở để ghi nhật ký chứng từ số 1 đó là các chứng từ gốc như phiếu chi, hoá đơn mua hàng .v.v...
Các số liệu đó sẽ được ghi vào bảng kê số 4. kế toán định khoản.
Nợ TK 627 (TK 6278) 67.783.879
(Nợ TK 6278A 31.001.673
Nợ TK 6278 B 18.491.000
Nợ TK 6278C 18.291.206)
Có TK 111 67.783.879
Trên đây là toàn bộ các yếu tố của chi phí sản xuất chung đã thuộc tập hợp trong tháng 7 năm 2003.
Theo các số liệu đã, chi phí sản xuất chung của toàn Công ty trong tháng 7/ 2003 là 2.701.143.313
* Tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung trong kỳ:
Chi phí sản xuất chung sau khi đã được tập hợp theo từng xí nghiệp thành viên kế toán tiến hành tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng trong kỳ.
Để phân bổ chi phí sản xuất chung công ty phân bổ CFSXC theo 2 cách sau:
- Chi phí nhân viên được phân bổ theo tiền lương nhân công trực tiếp.
- Chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ và các khoản chi phí còn lại được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tổng chi phí sản xuất chung
Tổng số đơn vị tiêu thức phân bổ
Công thức:
Hệ số phân bổ =
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn đặt hàng A
= Hệ số phân bổ x
Đơn vị tiêu thức phân bổ thuộc về đối tượng A
Hiện nay, ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê có 3 xí nghiệp thành viên trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung đối vớil từng đơn đạet hàng tương tự nhau. Hơn nữa, xí nghiệp 2 là xí nghiệp vừa sản xuất giầy bán trong nước vừa xuất khẩu nên chỉ có nó là thể hiện đầy đủ các yếu tố. Do vậy ta chỉ cần tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của xí nghiệp 2 là được tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của xí nghiệp 2 theo các đơn đặt hàng của một số mặt hàng tiêu biểu là giầy bata, giầy Bassket, giầy Ottos.
+ Phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng ở xí nghiệp giầy XK số 2 cho các đơn đặt hàng theo tiêu thức tiền lương nhân công trực tiếp.
Giầy Bata = x 239.642.386 = 11.876.565,78
Giầy Bassket = x 363.434.885 = 18.011.664,76
Giầy Ottos = x 945.178.909 = 46.842.629,46
+ Phân bổ chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Giầy Bata = x 24.119.825 = 81.010.419,92
Giầy Bassket = x 23.118.820 = 77.648.379,14
Giầy Ottos = x 29.492.215 = 99.054.479,94
+ Phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định.
Giầy Bata = x 24.119.825 = 98.924.705,99
Giầy Bassket = x 23.118.820 = 94.819.198,37
Giầy Ottos = x 29.492.215 = 120.958.949,64
+ Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài:
Giầy Bata = x 24.119.825 = 53.223.307,32
Giầy Bassket = x 23.118.820 = 51.014.468,88
Giầy Ottos = x 29.492.215 = 65.078.134,8
+ Phân bổ chi phí bằng tiền khác:
Giầy Bata = x 24.119.825= 9.745.165,5
Giầy Bassket = x 23.118.820 = 9.340.728
Giầy Ottos = x 29.492.215 = 11.915.779,5
Trên đây là toàn bộ chi phí sản xuất chung của xí nghiệp giầy xuất khẩu số II, đã được phân bổ theo các tiêu thức đã chọn trước với 2 xí nghiệp chúng ta cũng tiến hành phân bổ chi phí sản xuất tương tự như vậy với từng đơn đặt hàng.
* Tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty
Sau khi đã tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo ba khoản mực chi phí, cuối tháng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty. kết chuyển chi phí phát sinh vào TK 154. kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất và bảng kê số 4. Kế toán định khoản:
Nợ TK 154 16.935.863.622
(Nợ TK 154 A 7.115.588.490
Nợ TK 154 B 4.540.748.700
Nợ TK 154 C 4.369.526.432)
Có TK 621 10.511.396.332
Có TK 622 3.649.491.225
Có TK 627 2.774.976.065
5. Đánh giá sản phẩm dở
Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà khốilượng sản phẩm làm dở phải gánh chịu.
Việc đánh giá sản phẩm dở sẽ là cơ sở để tính chính xác giá thành sản phẩm hoàn thành và đánh giá được phần vốn còn nằm trong khâu sản phẩm.
ở Công ty giầy Thuỵ Khuê, do đặc điểm sản phẩm là sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng nên khi có hợp đồng (đơn đặt hàng) kế toán m,ở sổ theo dõi từ khi bắt đầu sản xuất cho tới lúc hoàn thành. Hàng ngày, kế toán tập hựp chi phí căn cứ vào các chứng từ phát sinh cóliên quan, các bảng tổng hợp chi phí để lấy sô liệu ghi từng đơn đặt hàng.
Đơn đặt hàng nào hoàn thành một tháng thì cuối tháng tính giá thành của đơn đặt hàng ấy. Trường hợp nào hết tháng mà đơn đặt hàng chưa hoàn thành (chưa sản xuất xong) thì đó là sản phẩm dở. Toàn bộ các chi phí mà ta đã tập hợp được của đơn đặt hàng chưa được hoàn thành sẽ chỉ được coi là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ mà thôi. Sang tháng sau tiếp tục sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng đó, thì các chi phí sản xuất dở dang tập hợp được tháng trước sẽ chuyển sang làm chi phí sản xuất dở dầu kì của tháng sau cộng với chi phí P/S trong tháng đó khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán sẽ tiến hành tính toán được giá thành sản phẩm.
6. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm
6.1. Công tác quản lý tính giá thành
ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê, khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng Công ty sẽ tiến hành sản xuất mẫu để đưa cho khách hàng, khi được khách hàng chấp nhận thì tiến hành sản xuất hàng loạt. Như vậy, khi bắt đầu sản xuất một đơn đặt hàng, phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, lập kế hoạch cho từng đơn đặt hàng.
Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển kế hoạch giá thành đến từng phân xưởng, xí nghiệp thành viên và các phòng ban liên quan để thực hiện. Trong tháng khi đơn đặt hàng đã ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho sau khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tiến hành tính giá thành cho từng đơn đặt hàng, đồng thời điều chỉnh số liệu với số liệu tính giá thành kế hoạch của thành phẩm nhập kho.
Như vậy, trong kỳ dù đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì kế toán vẫn kết chuyển được chi phí, tránh được tình trạng chậm trễ và ứ đọng vốn. bên cạnh đó nhờ xây dựng kế hoạch giá thành hoàn chỉnh nên Công ty làm tốt được công tác tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
6.2. Đối tượng tính giá thành ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lí kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Từ công tác tính giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để làm sao việc tính toán được chính xác, đầy đủ và hợp lý. Trước khi tính giá thành sản phẩm, kế toán được đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm .v.v....
Căn cứ vào yếu tố, Tổng Công ty Giầy Thuỵ Khuê đã xác định đối tượng tính giá thành của Công ty là từng đơn đặt hàng hoàn thành. Như vậy, kỳ tính giá thành ở Công ty không trùng với kỳ tập hợp chi phí mà theo thời gian các đơn đặt hàng hoàn thành.
6.3. Phương pháp tính giá thành
Sau khi đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành cùng các đơn đặt hàng phát sinh trong kỳ, kế toán xác định phương pháp tính giá thành bằng phương pháp đơn đặt hàng. Theo phương pháp này khi có đơn đặt hàng., kế toán mở thẻ tính giá thành cho từng đơn đặt hàng đó và tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ theo từng khoản mục.
Khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán nhận được các chứng từ như phiếu nhập kho thành phẩm, bản thanh lý hợp đồng của Công ty với khách hàng, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho đơn đặt hàng từng loại giầy.
Trong tháng có các đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tập hợp số liệu về kỳ khoản mục chi phí và lập thẻ tính giá thành sản phẩm.
Để lập được thẻ tính giá thành , kế toán căn cứ vào:
- Các bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.
- Bảng kê số 4.
- Bảng phân bố chi phí sản xuất chung.
ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê, có 3 xí nghiệp thành viên sản xuất nhiều chủng loại giầy khác nhau. Song cùng áp dụng 1 phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Vì vậy, ta chỉ xem xét lại một xí nghiệp thành viên đại diện đó là xí nghiệp 2. tiến hành tính giá thành theo các đơn đặt hàng sản xuất giày bata, giầy Ottos.
Ta có thể tính giá thành theo đơn đặt hàng ở xí nghiệp 2 như sau: (Thẻ tính giá thành trang bên).
Do việc sản xuất giầy Ottos theo đơn đặt hàng còn đang dở dang nên toàn bộ chi phí mà ta đã tập hợp được coi là chi phí của sản phẩm dở dang mà thôi. Vì vậy, kế toán chưa thể xác định được giá thành sản phẩm giầy Ottos.
Các chi phí sản xuất dở dang trên sẽ được kết chuyển sang tháng sau thành chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ tháng sau (đơn đặt hàng đó tiếp tục được sản xuất).
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Tháng 7/2003
Tên sản phẩm: Giày Bata Số lượng 63.630 đôi
Ngày bắt đầu sản xuất 15/05/2003 ngày hoàn thành
Chỉ tiêu
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Cộng
CP phát sinh trong kỳ
1.443.474.108
420.542.126
254.780.165
2.118.796.399
Xí nghiệp 2
1.443.474.108
420.542.126
254.780.165
2.118.796.399
Tổng giá thành
1.443.474.108
420.542.126
254.780.165
2.118.796.399
Giá thành đơn vị
22.685
6.609
4.005
33.299
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Tháng 7/2003
Tên sản phẩm: Giày Bassket Số lượng73.815 đôi
Ngày bắt đầu sản xuất 01/05/2003 ngày hoàn thành 25/5/2003
Chỉ tiêu
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Cộng
CP phát sinh trong kỳ
1.534.379.375
445.156.412
250.834.439
2.230.370.226
Xí nghiệp 2
1.534.379.375
445.156.412
250.834.439
2.230.370.226
Tổng giá thành
1.534.379.375
445.156.412
250.834.439
2.230.370.226
Giá thành đơn vị
20.787
6031
3398
30.216
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Tháng 7/2003
Tên sản phẩm: Giày Ottos Số lượng:83.475đôi
Ngày bắt đầu sản xuất 05/05/2003 ngày hoàn thành 27/5/2003
Chỉ tiêu
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Cộng
CP phát sinh trong kỳ
1.652.568.842
573.006.991
343.849.973
2.569.425.806
Xí nghiệp 2
1.652.568.842
573.006.991
343.849.973
2.569.425.806
Tổng giá thành
1.652.568.842
573.006.991
343.849.973
2.569.425.806
Giá thành đơn vị
19.797
6865
4119
30.781
Phần thứ ba
một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩmtại Công ty Giầy Thụy Khuê
I. Nhận xét chung về công tác quản lí và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ ở nước ta đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo đà phát triển cho nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là cả những thách thức và những cơ hội cho Công ty trong nước tự khẳng định mình. Do chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, chúng ta còn nhiều yếu tố như vốn sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu, công nghệ sản xuất thấp kém và cả trình độ, kinh nghiệm quản lí vẫn còn lạc hậu.
Trước tình hình đó, Công ty Giầy Thuỵ Khuê đã có rất nhiều cố gắng trong sản xuất, bước đầu đứng vững và phát triển Công ty đã năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, cố gắng tìm giải pháp để sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm với chất lượng cao sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, có thể cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Thị trường tiêu thụ được mở rộng, số lượng sản phẩm nhiều, chất lượng sản phẩm bảo đảm. Công ty đã đảm bảo giải quyết được việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty; đã có đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước và tạo thu nhập ổn định cho người lao động.
Để đạt được thành tích như vậy, đó chính là kết quả của sựli nh hoạt nhạy bén trong quản lí và đặc biệt là sự đóng góp quan trọng không thể thiếu của công tác kế toán. Công ty đã nhận thức đúng vai trò của công tác kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã có những biện pháp phát huy triêtj để. bên cạnh đó là đội ngũ kế toán năng động và nhiều kinh nghiệm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. bộ máy kế toán được tổ chức sắp xếp tương đối phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng trình độ của từng người.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy công tác quản lí, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đáp ứng mục tiêu quan trọng là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. cụ thể như sau:
* Bộ máy kế toán ở Công ty được tổ chức tập trung, gọn nhẹ và phát huy được tính hiệu quả trong công việc. Việc phân công công tác đáp ứng được yêu cầu của công việc đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn của từng người đảm bảo tính độc lập và chuyên môn hoá. Đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán đều được trang bị tốt về trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong công tác nên nhanh chóng và thích ứng đúng với chế độ kế toán mà Bộ tài chính đã ban hành. Phòng Tài vụ luôn nỗ lực, cố gắng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao như quản lí sự vận động nguồn vốn, tài sản một cách chặt chẽ, cung cấp thông tin kịp thời để Ban Giám đốc và các phòng chức năng đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh và ra quyết định hợp lý, kịp thời đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Việc áp dụng hình thức nhật ký chứng từ mặc dù phức tạp song hệ thống sổ sách kế toán tương đối đầy đủ và phù hợp. Việc ghi chép trên sơ đồ thường tiến hành thường xuyên và tỉ mỉ, bám sát phản ánh thực tế chi phí quá trình sản xuất và sự thay đổi giá thành sản phẩm kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo thống kê nội bộ đầy đủ kịp thời để lãnh đạo nắm bắt tình hình nhanh chóng.
* Mục tiêu của Công ty là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Công ty đã tổ chức tốt việc quản lí nguyên vật liệu về mặt hiện vật, thực hiện một số biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng phế liệu khai thác hiệu quả công suất máy móc sản xuất ...mỗi khi đưa vào sản2 xuất hàng mới Công ty đều xây dựng định mức nguyên vật liệu, lập dự toán sản xuất và kế hoạch giá thành
Thông qua dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành Công ty đã chủ động quản lí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được đánh giá đúng tầm quan trọng cũng như vai trò của nó với việc hoạt động sản xuất nên được tổ chức và vận dụng một cách có hiệu quả.
* Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là các xí nghiệp thành viên và đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm sản xuất ra là râts hợp lý, kế hoạch phù hợp với tính chất sản xuất, đặc điểm và điều kiện thực tế của Công ty.
* Công ty tổ chức hạch toán chi phí đúng chế độ quy định theo các khoản mục rõ ràng. Việc hạch toán các khoản chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung là tương đối đầy đủ. Công việc ghi chép tiến hành bắt đầu ở phân xưởng, lập chứng từ và tổng hợp số liệu, ghi rõ số kế toán góp phần gánh trách nhiệm, quyền lợi của người lao động và nhân viên phân xưởng với kết quả công việc họ được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh đó trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất vẫn còn là một thiếu sót, hạn chế.
Để đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm thực hiện đầy đủ chức năng quản lí và cung cấp thông tin cho Tổng Giám đốc có quyết định chính xác, Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề sau.
* Khi tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì tiếp thì việc kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành thực tính nguyên vật liệu xuáat kho theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền chưa đảm bảo độ chính xác cao. Do mặc dù phương pháp này đơn giản dễ tính song nó lại bình quân hoá toàn bộ nguyên vật liệu xuất kho từ đầu tháng để cuối tháng nên tính chính xác của giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho là chưa đảm bảo do thực tế giá cả nguyên vật liệu chưa được ổn định.
* Do đặc điểm của hoạt động sản xuất và tính chất tổ chức sản xuất mang tính thời vụ cao, chi phíphát sinh giữa các kỳ có chênh lệch lớn nên để ổn định chi phí, giá thành sản phẩm giữa các kỳ kế toán cần phải có biện pháp xử lí một cách có hiệu quả. Vì vậy, việc Công ty chưa thực hiện trích trước các khoản chi phí như chi phí tiền lương công nhân nghỉ phép, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Đồng thời chưa tiến hành hạch toán các khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất ... theo tôi là chưa hợp lý, Công ty cần phải xem xét và khắc phục.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Giầy Thụy Khuê
Qua thời gian thực tập tốt nghiệp Công ty, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô giáo và phòng tài vụ Công ty Giầy Thuỵ Khuê tôi đã phần nào nắm bắt được tình hình thực tế tại Công ty, kết hợp với lí luận đã được học ở trường; tôi xin đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm tại Công ty như sau:
* Kiến nghị 1: Về việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh thực tế ở Công ty có phát sinh một số khoản thiệt hại cả sản phẩm hỏng và ngừng sản xuất bất thường. Nhưng Công ty lại chưa tiến hành tính toán thiệt hại bao giờ vì vậy theo tôi Công ty nên tiến hành hạch toán chi phí thiệt hại để đảm bảo hiệu quả cho chi phí phát sinh.
Quá trình hoạt động sản xuất, đôi lúc sản phẩm giầy của Công ty không đảm bảo được đúng yêu cầu chất lượng theo đơn đặt hàng. Vì vậy Công ty cần phải kết hợp bộ phận kĩ thuật để xác định số lượng sản phẩm honmgr trong kỳ, từ đó căn cứ theo định mức và giá thực tế từng yếu tố để tính chi phí thiệt hại sản xuất. Đồng thời xem xét và quy trách nhiệm cho bên có liên quan để đền bù thiệt hại.
Bên cạnh đó còn xuất hiện cả việc ngừng sản xuất bất thường như bị cắt điện đột ngột ... Khoản thiệt hại này cần phải được xác định chính xác để btừ đó Công ty có được các biện pháp khắc phục.
Việc theo dõi ngừng sản xuất bất thường được tập hợp theo dõi riêng
Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất
=Chi phí phát sinh do ngừng sản xuất
- Số tiền bồi thường
Khoản chi phí này sẽ được tính vào chi phí bất thường. bút toán như sau:
+ Khi chi phí ngừng sản xuất bất thường phát sinh trong kỳ.
Nợ TK 621, 622, 627
Có TK liên quan
+ Kết chuyển chi phí bất thường
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627
+ Phần chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất bất thường không được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ mà tính vào chi phí bất thường
Nợ TK 821
Có TK 154
Nếu theo dõi và hạch toán chi tiết được các khoản này sẽ đảm bảo mặt hiệu quả cho chi phí phát sinh.
Ví dụ, trong tháng 9 xảy ra 3 lần sự cố mất điện gây ảnh hưởng đến sản xuất. Việc mất điện đột ngột làm cho nguyên vật liệu chính như các loại hoá chất đang được chế biến trong quá trìmh sản xuất bị hỏng gây 1 khoản thiệt hại. Khoản thiệt hại này theo ước tính của thống kê phân xưởng( căn cứ giá trị thực tế và số lượng hoá chất bị hỏng) là khoảng 9 triệu đồng. Theo quy định trong chế độ các thiệt hại do ngừng sản xuất bất thường được hạch toán vào chi phí bất thường. Khoản chi phí này không ảnh hưởng đến tổng chi phí SXKD trong kì nhưng cần phải hạch toán để đảm bảo tính toán đầy đủ các chi phí phát sinh từ đó xácđịnh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được chính xác. Kế toán ghi như sau:
a, Nợ TK 621 9 tr.
Có TK 152 9 tr.
b, K/c vào
Nợ TK 154 9 tr.
Có TK 621 9 tr.
c, Cuối cùng k/c vào chi phí bất thường
Nợ TK 821 9 tr.
Có TK 154 9 tr.
* Kiến nghị 2: Về việc trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép chi phí phải trả là khoản chi phí được thừa nhận chi phí cho hoạt động sản xuất trong kỳ song thực tế chưa phát sinh chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trong thời gian nghỉ phép đã dự toán.
Do đặc điểm của hoạt động sản xuất và tính chất tổ chức sản xuất mang tính thời vụ cao, do vậy Công ty cần phải trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép để tránh được biến động bất ngờ khi hạch toán chi phí sản xuất.
Để tiến hành được, Công ty cần có kế hoạch trích trước và mở TK 335 cũng như các sổ chi tiết theo dõi từng khoản trích trước.
Trước hết, Công ty cần được xác định tỉ lệ trích trước hàng tháng. Tỉ lệ này được xác định căn cứ vào số lượng công nhân sản xuất, mức lương bình quân của mỗi công nhân, thời gian nghỉ phép của mỗi công nhân bình quân năm, mức lương trả cho công nhân thời gian nghỉ pháp để tính cho phù hợp.
Kế toán sử dụng TK 335 để trích trước hàng tháng.
+ Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất:
Nợ TK 622 (chi tiết phân xưởng)
Có TK 335
+ Khi chi phí tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phát sinh:
Nợ TK 335
Có TK 334.
Chi phí được theo dõi chi tiết cho từng khoản trích trước tương đối chịu chi phí, tổ sản xuất. Các bài phân bổ, bảng kê mở thêm cột để ghi vào TK 335 cho phù hợp.
* Kiến nghị 3: Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Để ổn định chi phí sản xuất giữa các kỳ, do nguyên giá tài sản cố định rất lớn và đặc điểm của nền sản xuất tại Công ty là mang tính thời vụ, do vay nếu xảy ra sự cố hỏng hóc máy móc thiết bị bất ngờ sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi nguyên giá tài sản cố định lớn nên chi phí khi tiến hành sửa chữa lớn là rất cao.Vì vậy Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Căn cứ theo nguyên giá tài sản cố định,chủng loại tài sản cố định cũng như thời hạn sử dụng máy móc thiết bị có loại sản phẩm lâu năm loại mới sử dụng để dự trù lập kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy mocs thiết bị.
+ Khi tiến hành trích trước vào chi phí hoạt động SXKD, số chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dự tính sẽ phát sinh. kế toán ghi
Nợ TK 627 (TK 641, TK 642)
Có TK 335
+ Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn đã định trước.kế toán ghi.
Nợ TK 335
Có TK 241
Việc tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ cũng giống như trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép đòi hỏi kế toán phải tiến hành mở thêm cột tài khoản 335 trong bảng kê 4 và NKCT số 7 để việc theo dõi được cụ thể và đảm bảo chính xác chi phí phát sinh. Khi tiến hành trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định sẽ thành một yếu tố trong chi phí sản xuất chung và cũng được phân bổ cho sản phẩm theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp và như vậy nó cũng sẽ làm chi phí sản xuất chung tăng lên 1 khoản nhỏ nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến chi phí toàn doanh nghiệp và tới giá thành sản phẩm.
Việc tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ sẽ giúp công ty tránh được những biến động bất ngờ vèe chi phí sản xuất góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Kiến nghị 4: Về việc sử dụng náy vi tính trong công tác kỹ thuật. Hiện nay, tại Công ty đã đưa vào sử dụng chương trình kế toán trên máy vi tính. Tuy nhiên do Công ty áp dụng hình thức nhật kí chứng từ mà máy là hình thức kế toán có khối lượng công việc nhiều, dẫn đến thực hiện thủ công là chủ yếu, chưa khai thác được triệt để ứng dụng trong chương trình kế toán trên máy.
Ví dụ: Thực hiện khi phát sinh các chứng từ trong tháng ( ví dụ: phiếu thu, phiếu chi ...) kế toán có thể vào thẳng luôn trên máy và in hoá đơn ra chứ không cần vừa phải viết tay vừa vào máy như vậy khối lượng công việc rất cồng kềnh.
Ngoài ra cũng luôn cần phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng cán bộ kế toán có trình độ về tin học để sử dụng có hiệu quả máy tính trong công việc.
* Kiến nghị 5: Phân công công việc trong tổ chức bộ máy kế toán của Công ty còn một chút chưa hợp lý. Đó là việc tách riêng kế toán nguyên vật liệu sản xuất riêng và kế toán công cụ dụng cụ thêm nữa lại để kế toán công cụ dụng cụ kiêm thủ quỹ đâ là điều chưa hợp lý. Theo tôi, Công ty nên để kế toán nguyên vật liệu kiêm luôn cả phần việc kế toán công cụ dụng cụ. Bởi vậy sẽ tiện lợi hơn trong công việc, kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ sẽ được bao quát hơn. Giám được sự cồng kềnh trong bộ máy kế toán.
kết luận
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý kinh tế. Nó phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện về định mức hao phí lao động, vật tư tiền vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận tức là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tìm ra một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tốt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu của các nhà quản lý kinh tế và của bất cứ doanh nghiệp nào.
Với những kiến thức tiếp thu được ở nhà trường và qua thời gian thực tập, nghiên cứu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty giầy Thụy Khuê Hà Nội, tôi đã hoàn tất chuyên đề tốt nghiệp này. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất ngày một hoàn thiện hơn và phù hợp hơn, tôi đã cố gắng nêu lên những ý kiến của riêng mình. Vì thời gian thực tập và hiểu biết có hạn, tôi mong muốn có những nhận xét góp ý kiến và bổ sung từ phía các thầy cô giáo trong Bộ môn và các đồng chí trong Phòng kế toán của Công ty để nội dung đề tài tôi chọn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo hướng dẫn, đặc biệt là cô giáo Trần Thị Dung và các đồng chí trong Phòng kế toán tài vụ Công ty giầy Thụy Khuê, Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành bản chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0659.doc