Đề tài Tra cứu điểm thi học phần sinh viên

Ngoài các nguyên nhân kể trên, trang Web của Khoa Tin học kinh tế cũng gặp phải những bất cập thường thấy của trang Web ở Việt Nam như đã đề cập ở phần II. Do đó, Khoa Tin học kinh tế cần phải xây dựng một trang Web riêng. Trang Web mới được xây dựng phải là một trang Web động với đầy đủ những yêu cầu, tiện ích cần thiết. Trong giới hạn của đề tài, em chỉ tìm hiểu khía cạnh làm cơ sở cho việc xây dựng trang Web động: Tra cứu điểm thi học phần sinh viên.

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tra cứu điểm thi học phần sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời giới thiệu 1 I. Bộ phận thư ký BGH và trang Web; trang Web trường ĐHKTQD 2 1. Bộ phận thư ký BGH và trang Web 2 2. Trang Web trường ĐHKTQD 5 II. Những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập tổng hợp - Thực trạng các Website đã và đang được thiết kế tại Việt Nam 11 1. Thực tế tại Việt Nam 11 2. Những bất cập thường thấy 13 3. Hậu quả và cách khắc phục 15 III. Đề tài thực tập 17 1. Lý do chọn đề tài 17 2. Khoa Tin học kinh tế - Trường ĐHKTQD 17 Kết luận 20 Lời giới thiệu Sự bùng nổ của Internet đã đưa đến một cơ hội lớn cho các nhà lập trình Web. Với khả năng kết nối mở, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng. Từ khi ra đời tới nay, các dịch vụ Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới Kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet, một quan hệ sản xuất mới đã được thiết lập. Để bắt kịp với nền công nghệ thông tin của các nước phát triển, một số các doanh nghiệp trong nước đã xây dựng cho mình một trang Web riêng để giới thiệu, cung cấp dịch vụ của mình trên mạng. Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta chỉ nghĩ tới việc ứng dụng các trang Web trong lĩnh vực kinh tế mà không nghĩ tới việc ứng dụng nó vào giáo dục. Đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, hiện tại Trường ĐHKTQDN đã xây dựng và đưa vào hoạt động trang Web riêng đồng thời thành lập bộ phận quản lý trang Web. Được thực tập ở Bộ phận Thư ký Ban Giám hiệu và trang Web là cơ hội lớn để em tìm hiểu và tích luỹ kiến thức thực tế về kiến trúc, hoạt động của trang một Web. Sau thời gian thực tập tổng hợp em xin chân thành cảm ơn thày Bùi Thế Ngũ, thày Trần Quang Yên đã chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện báo cáo. Bộ phận thư ký ban giám hiệu và trang web; trang web trường đại học kinh tế quốc dân Tên cơ quan: Bộ phận Thư ký Ban Giám hiệu và trang Web, phòng Hành chính – Tổng hợp, Đại học Kinh tế quốc dân. Địa chỉ: Phòng 21B – Gác 2 – Nhà 7, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Số điện thoại: (04)-6280698 Bộ phận thư ký ban giám hiệu và trang web Bộ phận Thư ký Ban Giám hiệu và trang Web là bộ phận trực thuộc Phòng Hành chính – Tổng hợp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tuy bộ phận mới được thành lập vào tháng 12 năm 2003 với một Uỷ viên thường trực và một thư ký trị sự nhưng bộ phận đã nhanh chóng giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính thức về các hoạt động của trường trên phương tiện thông tin toàn cầu Internet. Nhân sự Theo quyết định Số 653/QĐ-TCCB, ngày 04 tháng 03 năm 2004, về việc thành lập Ban biên tập và Tổ cộng tác viên Ban biên tập trang Web của trường, Bộ phận Thư ký Ban giám hiệu và trang Web gồm có: Danh sách ban biên tập STT Họ và tên Chức vụ Đảm nhiệm 1. Nguyễn Văn Thường GS.TS Hiệu trưởng Tổng biên tập 2. Nguyễn Thành Độ GS.TS Phó hiệu trưởng Phó tổng biên tập 3. Đặng Thị Loan PGS.TS Phó hiệu trưởng Uỷ viên 4. Nguyễn Văn Nam GS.TS Phó hiệu trưởng Uỷ viên 5. Phan Công Nghĩa PGS.TS Phó hiệu trưởng Uỷ viên 6. Hoàng Ngọc Việt GS.TS Phó hiệu trưởng Uỷ viên 7. Nguyễn Đình Phan GS.TS Bí thư ĐU trường Uỷ viên 8. Vũ Minh Trai PGS.TS TP HCTH Uỷ viên 9. Nguyễn Chí Tuệ TP.CTCT & QLSV Uỷ viên 10. Trần Quang Yên Phụ trách trang Web UV thường trực 11. Nguyễn Tường Khanh CB Trang Web Thư ký trị sự Thành phần tổ Cộng tác viên Các đồng chí Trưởng khoa, Trưởng phòng, Viện trưởng, Giám đốc trung tâm, Trưởng bộ môn trực thuộc. Các đồng chí Chủ tịch công đoàn trường, Bí thư đoàn thành viên và Chủ tịch Hội sinh viên trường. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng Tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác Hành chính – Tổng hợp, thực hiện công tác hành chính, lưu trữ, biên tập thông tin thuộc trách nhiệm và thẩm quyền. Nhiệm vụ Thư ký Ban giám hiệu, thư ký trong các cuộc giao ban do Phòng Hành chính – Tổng hợp làm đầu mối tổ chức. Tiếp nhận phân loại văn bản của các đơn vị trong trường và cơ quan ngoài trường gửi Ban Giám hiệu. Tham mưu cho Ban Giám hiệu xử lý công việc, các văn bản hành chính nhanh chóng kịp thời. Nắm vững lịch công tác của Ban Giám hiệu chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho lãnh đạo cấp trường đi công tác. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo pháp luật hiện hành và quy định của trường. Vị trí Địa chỉ liên hệ: Bộ phận Thư ký Ban giám hiệu và trang Web, Phòng 21B, Gác 2, Nhà 7, Đại học Kinh tế quốc dân. Sơ đồ tổ chức bộ máy: Các đơn vị phục vụ Các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, bồi dưỡng Các đơn vị đào tạo (Không có đào tạo chuyên ngành) Các đơn vị đào tạo (có đào tạo chuyên ngành) Ban giám hiệu Hiệu trưởng Các phó hiệu trưởng Các đơn vị chức năng quản lý Phòng hành chính tổng hợp Phòng hợp tác quốc tế Ban thanh tra Phòng tổ chức cán bộ Phòng quản lý đào tạo Phòng công tác chính trị Phòng quản lý khoa học Phòng quản trị thiết bị Phòng Kế hoạch Tài chính Phòng Bảo vệ Khoa Quản lý sau đại học Khoa Quản lý tại chức Bộ phận thư ký ban giám hiệu và trang web Các bộ phận khác Trang Web Trường Đại học Kinh tế quốc dân Theo chỉ thị 59-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng về đẩy mạnh giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành giáo dục. Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã và đang triển khai việc khôi phục và đi vào hoạt động của trang Thông tin điện tử (Web) trường Đại học Kinh tế quốc dân. Địa chỉ: www.neu.edu.vn Mục đích Trang Web được xây dựng nhằm mục đích giới thiệu, cung cấp thông tin chính thức về các hoạt động của trường trên phương tiện thông tin toàn cầu Internet; là địa chỉ tin cậy để cán bộ, giáo viên, sinh viên của trường, các cơ quan, doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài nước truy cập thu thập thông tin về trường. Quá trình hoạt động Được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2001 nhưng do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của trang Web dẫn đến trang tin không hoạt động bị nhà quản lý tên miền VNNIC và nhà cung cấp dịch vụ WEBHOSTING (VDC) tạm ngừng phục vụ. Tháng 12 năm 2003, được sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã quyết định hình thành bộ phận thư ký Ban Giám hiệu và phụ trách trang Web trực thuộc phòng Hành chính – Tổng hợp để xúc tiến việc hình thành và khôi phục lại sự hoạt động của trang Web. Những bất cập Trang Web của Trường Đại học Kinh tế quốc dân hiện nay được xây dựng từ năm 2001, khi đó Internet chưa phát triển mạnh mẽ như bây giờ. Do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, trang Web chỉ được xây dựng với đúng nghĩa là một trang tin điện tử, tức là một trang Web tĩnh, với mục đích đơn thuần là giới thiệu và cung cấp “thông tin tĩnh”. Cùng với sự phát triển của Internet, các kỹ thuật xây dựng trang Web cũng được hoàn thiện. Một trang Web, không chỉ là một trang tin điện tử như trước, nó có thể tương tác với người dùng, đưa ra những “thông tin động” mà người dùng yêu cầu từ cơ sở dữ liệu được lưu trong máy chủ. Những trang Web như vậy gọi là Web động. Trang Web động giúp cho cán bộ, công nhân viên, sinh viên của trường có thể liên hệ trực tiếp với các viện, trung tâm, phòng ban, khoa, tổ chức trong trường; có thể thao tác với cơ sở dữ liệu của trường. Thấy được những bất cấp của trang Web hiện nay cũng như lợi ích lớn lao mà trang Web động đưa lại, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã quyết định triển khai dự án xây dựng trang tin (Web) động, là một phần trong dự án mức B của trường. Các giai đoạn triển khai Việc triển khai và đưa vào sử dụng trang thông tin điện tử Web của trường được thực hiện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn I Mục tiêu Khôi phục và thiết kế mới lại trang Web trên cơ sở giữ nguyên cấu trúc trang Web đã được xây dựng năm 2001. Xin đăng ký lại tên miên WWW.NEU.EDU.VN đã bị nhà cung cấp dịch vụ VNNIC ngừng cung cấp. Công việc thực hiện Khôi phục tên miền WWW.NEU.EDU.VN Thu thập thông tin liên quan để biên tập, xử lý và cập nhật thông tin lên trang Web tĩnh của trường. Kỹ thuật Cung cấp các thiết bị phục vụ cho việc biên tập tin và xây dựng lại trang thông tin Web. Nhân sự Một cán bộ phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng đối với các thông tin cung cấp và truyền tải lên trang tin điện tử trên mạng. Một cán bộ có kinh nghiệm trong việc sưu tập và biên tập tin. Yêu cầu có kiến thức về viết báo, biên tập hoặc bằng cấp tương đương. Ngoài ra, trang thông tin điện tử còn cần có các cán bộ trợ giúp trong việc biên dịch tiếng nước ngoài: Trung, Anh, Pháp ngữ. Thời gian Trong thời gian 2 tháng, từ khi triển khai, các công việc được thực hiện như sau: Đăng ký sử dụng lại tên miền từ ngày 02/01/2004 đến 15/01/2004. Xây dựng lại và cập nhật nội dung trang thông tin từ ngày 10/01/2004 đến ngày 29/02/2004. Đưa nội dung trang tin lên phục vụ từ ngày 01/03/2004 Giai đoạn II Bối cảnh chung Dự án mức B đã triển khai và đưa vào hoạt động với đường thuê bao Leased Line 256 KB/s và đường truyền đa phương tiện với băng thông rộng (ADSL) cùng sự kết nối mạng toàn trường tạo nên trục thông tin. Trung tâm điều hành mạng với máy chủ cấu hình cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng trang Web động. Mục tiêu Xây dựng trang Web trên cơ sở Web động, cho phép cán bộ, sinh viên khai thác cơ sở dữ liệu trên trang Web của trường. Cập nhật các thông tin trên cơ sở dữ liệu tại chỗ trên máy chủ của trường. Cung cấp thông tin cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên toàn trường trên mạng thông tin qua trục thông tin Công việc Thu thập thông tin liên quan để biên tập, xử lý và cập nhật thông tin lên trang Web động trực tiếp qua máy chủ của trường. Cung cấp các thông tin qua việc mua tin và sưu tầm trên mạng. Xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng trang thông tin trên cơ sở Web động. Thời gian Xây dựng cơ sở dữ liệu và xây dựng trang thông tin trên cơ sở Web động mất rất nhiều thời gian. Do đó, thời gian triển khai và đưa vào sử dụng khoảng 6 tháng (tính từ khi cho phép triển khai). Hoạt động Sau khi đi vào hoạt động, trang tin (Web) Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện cung cấp các thông tin sau: Cung cấp các thông tin về trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cung cấp các thông tin mới về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo các tiêu thức sau: Viện, Trung tâm, dự án. Khoa, Bộ môn. Các phòng ban chức năng. Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh. Cung cấp các thông tin hoạt động thường xuyên của các đơn vị trong trường. Các hoạt động thường xuyên do các bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức.Nghiên cứu khoa học: Hội thảo, nghiệm thu đề tài… Đào tạo. Quan hệ hợp tác quốc tế. Các hoạt động khác của chính quyền, Đoàn thể. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, mít tinh kỷ niệm… Các thông báo của giám hiệu và của các đơn vị. Các thông tin giới thiệu, quảng cáo của các dự án, viện, trung tâm. Mở khoá đào tạo mới. Thông tin tuyển sinh… Các thông tin mang tính thời sự về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, thể thao,… được cập nhập thường xuyên vào trang Web của trường. Tổ chức thực hiện Nhà trường đã quyết định thành lập Ban biên tập, cộng tác viên ban biên tập cùng thư ký trị sự để trang tin điện tử đi vào hoạt động thường xuyên. Những Kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập tổng hợp – Thực trạng các website đã và đang được thiết kế tại việt nam Thực tế tại Việt Nam Website bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1995 – 1996. Khi đó việc thiết lập một Website là cả một vấn đề. Vào thời kỳ đó, người ta xây dựng một Website thông qua việc viết các tệp siêu văn bản HTML với các thẻ của nó bằng các trình soạn thảo thông thường như NotePad, WordPad, cao cấp hơn thì sử dụng Hotdog, Hotmetal có hỗ trợ một vài công cụ để giảm bớt sự nặng nhọc khi phải viết các thẻ HTML. Giữa những năm 1996, tình hình trên đã được cải thiện nhiều khi xuất hiện các sản phẩm như MS Word Assistance, cho phép soạn thảo các tệp văn bản Word từ phiên bản 6.0 rồi tiếp tục cho tới các phiên bản Word sau này với những cải thiện ngày một lớn. Tiếp theo đó là các công cụ mạnh như Microsoft FrontPage 98/2000, Microsoft Office 97/2000/XP, ColFusion, Dreamware và nhiều công cụ khác hỗ trợ cho việc xây dựng các tệp siêu văn bản HTML một cách dễ dàng. Theo hướng này, rất nhiều các Website đã được ra đời và được biết tới như những Website tĩnh, hiểu theo nghĩa là các Website được xây dựng nên bởi các liên kết giữa các tệp văn bản HTML mà không có sự tham gia của bất cứ hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào. Tuy nhiên, tuy dữ liệu trở nên nhiều hơn và đa dạng hơn, hầu hết mọi nơi đều nghĩ tới việc xây dựng các Website có sự kết hợp với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Cuối năm 1996, đầu năm 1997, tại Việt Nam, công nghệ Active Server Page của Microsoft được nhiều người biết tới. Cùng với nó, việc xây dựng các cơ sở dữ liệu dựa trên Web bắt đầu được xây dựng. Ban đầu là với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access hay FoxPro. Sau này, nhiều công nghệ khác cũng đã du nhập vào Việt Nam và nhiều Website được xây dựng theo hướng này dựa trên nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau như Oracle, Microsoft SQL Server, Sybase, Informix, DB2 và Lotus Domino. Hai năm trở lại đây, trào lưu sử dụng phần mềm mã nguồn mở với hệ điều hành Linux xuất hiện tại Việt Nam thì xu hướng này được mở rộng ra với cả hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác như MySQL hoặc PostgreSQL. Với việc phát triển các ứng dụng Web dựa vào các hệ quản trị trên cho các cơ sở dữ liệu, có thể thấy rõ hai xu hướng chính là sử dụng công nghệ Active Server Page (hoặc DotNet) với đại diện là các tệp có phần mở rộng là .asp (hoặc .aspx của DotNet) và sử dụng công nghệ Java của Sun với đại diện là các tệp *.jsp. Cho tới nay, phần lớn các Website có sự kết hợp của các phần động – được xây dựng trên cơ sở các hệ quản trị cơ sở dữ liệu viết trên công nghệ Web – với các tiêu trí của cơ sở dữ liệu trỏ tới phần tĩnh – thường là các tệp văn bản, ảnh, đa phương tiện – được lưu trữ trong cây thư mục của máy chủ Web. Để tìm kiếm nội dung trên Website, người ta sử dụng cách tìm kiếm theo trường của cơ sở dữ liệu kết hợp với kiểu tìm kiếm toàn văn đối với các tệp văn bản nằm trong các cây thư mục của máy chủ Web – thông qua một máy chủ đánh chỉ số tìm kiếm (như MS Index Server chẳng hạn). Hiện nay, tại Việt Nam có hàng chục ngàn Website đã và đang được xây dựng. Vì vậy, nhu cầu về quản lý nội dung thông tin trên Website là rất lớn. Những bất cập thường thấy Cập nhật thông tin Khi mà việc xây dựng một Website dù là tĩnh hay động đều trở nên dễ dàng hơn thì hầu hết các đơn vị có Website lại phải đối mặt với công việc thường nhật và nặng nhọc – vấn đề quản trị và cập nhật nội dung thông tin Website. Cập nhật qua mạng Lan Có rất nhiều các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng tới chất lượng thông tin trên Website. Một trong các yếu tố đó là: Việc quản trị và cập nhật nội dung thông tin chỉ có thể thực hiện được trên mạng Lan. Nội dung Website được cập nhật không dựa trên nền Web mà thường là được viết thành các form nhập liệu và quản trị, thậm chí phần quản trị đôi khi phải nhờ cậy vào chính các phần mềm hệ thống và vì vậy việc quản trị và cập nhật nội dung thông tin Website chỉ có thể thực hiện được trong một hệ thống mạng Lan giới hạn trong một cơ quan, một toà nhà, một bộ phận chịu trách nhiệm về thông tin. Cập nhật theo thời gian Thông tin có tính cập nhật theo thời gian kém do người cập nhật tin từ xa không thể tham gia được mà phải chuyển về trung tâm (thường thông qua một phần mềm thứ ba khác như phần mềm FTP Client hoặc qua thư điện tử) rồi trung tâm lấy thông tin đó từ máy chủ thư điện tử, xử lý (ví dụ như chuyển đổi font chữ, biên tập lại), duyệt rồi mới đưa thông tin đó lên Website. Cập nhật thông tin lên Website Việc cập nhật thông tin lên Website gặp khó khăn. Đối với các Website tĩnh, việc cập nhật thông tin thường gặp khó khăn do phải sử dụng phần mềm trung gian để tạo trang Web (như Microsoft FrontPage) và thực hiện việc siêu liên kết theo phương pháp thủ công. Đối với Website có kết hợp tĩnh và động thì vấn đề trở nên phức tạp hơn vì ngoài việc phải cập nhật các thông tin động trong các cơ sở dữ liệu và sau đó phải xác định đúng thư mục để đặt các tệp siêu văn bản, các tệp ảnh hoặc đa phương tiện vào đúng thư mục trên máy chủ Web để chúng có thể hiện lên trên trình duyệt theo đúng ý muốn. Công việc này thường phải nhờ tới những chuyên gia hiểu biết về công nghệ thông tin thay vì sử dụng những thông tin nhập liệu bình thường. Khi thiếu các chuyên gia này thì thông tin sẽ khó có thể được cập nhật thường xuyên. Loại bỏ thông tin khỏi Website Việc loại bỏ thông tin khỏi Website cũng gặp khó khăn. Khi xây dựng Website, người ta thường để ý tới việc đưa thông tin lên Website mà ít ai để ý tới việc loại bỏ thông tin khỏi Website. Các thông tin không có hoặc không còn giá trị, các thông tin vì lý do nào đó bị sai lệch… cần phải được dỡ ngay ra khỏi Website. Việc dỡ bỏ này cũng phức tạp và khó khăn như việc cập nhật thông tin vậy. Quy trình tự động cập nhật thông tin Hầu hết các Website không có quy trình tự động cập nhật thông tin lên Website mà được thực hiện trên chính ứng dụng tạo nên Website. Vì vậy nảy sinh mâu thuẫn thường thấy giữa người chịu trách nhiệm đưa thông tin lên Website (lãnh đạo) với người thực hiện việc đưa tin (nhân viên). Nếu có quy trình tự động thì quy trình lại phức tạp và cần thêm nhiều khâu thủ công, bán tự động dễ dàng sinh lỗi khi cập nhật thông tin. Thông tin khó bảo vệ Khi Website là tĩnh hoặc kết hợp giữa động và tĩnh mà thực tế là các nội dung thông tin của các tệp thông tin toàn văn – chứa các thông tin quan trọng nhất của Website – được lưu giữ trong các cây thư mục của máy chủ Web thì việc bảo vệ các thông tin này được lưu giữ toàn bộ trong cơ sở dữ liệu. Do đó, thông tin trong cơ sở dữ liệu sẽ không được an toàn, khó bảo vệ trước các sự cố của máy chủ. Thông tin khó quản trị Khi Website là tĩnh hoặc kết hợp giữa động và tĩnh thì việc sao lưu, phục hồi và đồng bộ hoá dữ liệu thường gặp khó khăn. Trên thực tế, khi cần sao lưu, người quản trị cần phải lưu cả phần nằm trong cơ sở dữ liệu lẫn phần nội dung thông tin các tệp siêu văn bản HTML nằm trong cây thư mục của máy chủ Web. Khi cần phục hồi dữ liệu cũng cần phải phục hồi cả hai phần này rồi lại đồng bộ chúng với nhau thì chúng mới chạy được, nếu không sẽ sinh lỗi. Hậu quả và cách khắc phục 3.1. Hậu quả Những bất cập thường thấy trên là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng thông tin Website. Các Website kiểu này thường không có thông tin hoặc thông tin đa phần là lạc hậu, được tích tụ trong một khoảng thời gian dài, đôi khi mâu thuẫn với nhau. Những thông tin này khó có thể dọn dẹp và chỉnh sửa lại để tạo thành nguồn thông tin đáng tin cậy, phù hợp và có tính cập nhật như mong muốn. 3.2. Cách khắc phục Muốn khắc phục những tình huống như trên, cần phải có một hệ thống quản trị nội dung Website. Các phần mềm loại này đều là các ứng dụng hoàn toàn chạy trên nền Web ở cả mặt tiền (mặt giao diện với người sử dụng) và mặt hậu (mặt mà người quản trị thực hiện các công việc của mình). Điều này đảm bảo cho việc quản trị và cập nhật thông tin được thực hiện ở bất cứ đâu không phụ thuộc vào vị trí địa lý chứ không bị giới hạn trong hệ thống mạng Lan, miễn là kết nối Internet và được phân quyền truy nhập vào hệ thống ứng dụng. Các phần mềm loại này dựa trên nguyên tắc là mọi dữ liệu đều được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kể cả các tệp văn bản, các tệp ảnh, các tệp đa phương tiện. Điều này đảm bảo cho việc bảo vệ, sao lưu, phục hồi và đồng bộ dữ liệu tốt nhất. Như vậy, các tệp HTML, tệp *.gif, *.jpg và các tệp đa phương tiện không được lưu vào trong thư mục máy chủ nữa vì tất cả chúng đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Với công nghệ này, việc tìm kiếm văn bản đối với cả các tệp gắn kèm nằm trong cơ sở dữ liệu đều thực hiện được. Các phần mềm loại này cũng được tích hợp quy trình xử lý và quản lý thông tin của Website. Việc viết tin, duyệt tin và phát hành tin bài của Website đối với các dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh và đa phương tiện. Điều này đảm bảo cho việc cập nhật và loại bỏ thông tin được nhanh chóng, chính xác và tạo tiền đề cho nội dung thông tin trên Website luôn được tin cậy, phù hợp và có tính cập nhật như mong muốn. Đề tài thực tập Lý do chọn đề tài Internet, không còn nghi ngờ gì nữa, là một lĩnh vực gây hứng thú nhất đối với người sử dụng máy tính. ở Việt Nam đã và đang có hàng ngàn trang Web được xây dựng và có khoảng 3 triệu người thường xuyên truy cập Internet, các con số này sẽ còn tăng lên nhanh chóng trong những năm tới. Thêm vào đó, Chính phủ cũng đang cố gắng tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử; ứng dụng tin học, nhất là Internet, vào việc quản lý hành chính; đưa công nghệ thông tin Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển của các nước trong khu vực. Đó là môi trường vô cùng thuận lợi cho các công ty phần mềm, đặc biệt là các công ty phát triển ứng dụng Web. Sau thời gian thực tập tại Bộ phận Thư ký Ban Giám hiệu và trang Web; được tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận; tìm hiểu về trang Web của Trường Đại học Kinh tế quốc dân; với những kiến thức đã tích luỹ được về Công nghệ Web trong quá trình thực tập tổng hợp, em dự kiến chọn đề tài: “Xây dựng trang Web tra cứu điểm thi học phần sinh viên cho Khoa Tin học kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân”. Việc thực hiện và hoàn thành đề tài này sẽ giúp em có thêm được kinh nghiệm về lập trình Web, nó sẽ giúp ích c em rất nhiều sau khi ra trường. Khoa Tin học kinh tế – Trường Đại học kinh tế quốc dân Giới thiệu Chủ nhiệm khoa: PGS. TS Hàn Viết Thuận Phó chủ nhiệm khoa: ThS. GVC Trần Công Uẩn Các bộ môn và trung tâm trong khoa: Bộ môn Tin học kinh tế (20 cán bộ giáo viên) Chủ nhiệm bộ môn: TS. Trương Văn Tú Phó chủ nhiệm bộ môn: KS. Bùi Thế Ngũ Trung tâm CNTT QL & KT (7 cán bộ giáo viên, kỹ thuật viên) Giám đốc: TS. Cao Đình Thi Năm thành lập: Đào tạo chuyên ngành: Năm 1973 Thành lập khoa: Năm 2000 Địa chỉ liên hệ: Địa điểm: Phòng 4.3, Nhà 10, ĐHKTQD Số điện thoại: 8694790 E-mail: Khoatin@hn.vnn.vn Website: Chuyên ngành đào tạo: Tin học kinh tế thuộc ngành Hệ thống thông tin kinh tế Cấp đào tạo, hệ đào tạo: Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ Khung chương trình đào tạo theo chuyên ngành: Ngành: Hệ thống thông tin kinh tế Chuyên ngành: Tin học kinh tế 2.2. Trang Web của Khoa Hiện nay, Khoa Tin học kinh tế chưa có trang Web riêng. Trang Web của khoa là một trang HTML được liên kết với trang Web của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thông qua địa chỉ: Những hạn chế của trang Web khoa Tin học kinh tế Trang Web chỉ bao gồm các thông tin giới thiệu về khoa. Không hỗ trợ người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu. Việc liên kết với trang chủ của trường Đại học Kinh tế quốc dân rất bất tiện. Khi có nhiều người truy cập vào xem tin cùng một thời điểm rất dễ bị tắc nghẽn. Vì chỉ là một trang HTML tĩnh nên khi muốn liên hệ với Khoa người dùng không thể liên hệ trực tiếp qua trang Web mà phải gửi thư tới địa chỉ e-mail: khoatin@hn.vnn.vn. Điều này cũng rất bất tiện nếu người dùng không có e-mail riêng của mình. Cán bộ giáo viên, sinh viên của Khoa cũng không thể truy cập vào cơ sở dữ liệu để lấy thông tin. kết luận Ngoài các nguyên nhân kể trên, trang Web của Khoa Tin học kinh tế cũng gặp phải những bất cập thường thấy của trang Web ở Việt Nam như đã đề cập ở phần II. Do đó, Khoa Tin học kinh tế cần phải xây dựng một trang Web riêng. Trang Web mới được xây dựng phải là một trang Web động với đầy đủ những yêu cầu, tiện ích cần thiết. Trong giới hạn của đề tài, em chỉ tìm hiểu khía cạnh làm cơ sở cho việc xây dựng trang Web động: Tra cứu điểm thi học phần sinh viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC744.doc
Tài liệu liên quan