MỤC LỤC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
4. 1. Đối tượng nghiên cứu 5
4. 2. Khách thể nghiên cứu 5
4. 3. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
5. 1. Phương pháp quan sát 6
5. 2. Phương pháp phân tích tài liệu 6
5. 3. Phương pháp trắc nghiệm 6
5. 4. Phương pháp phỏng vấn 6
5. 5. Phương pháp thống kê toán học 6
6. GIẢ THUYẾT KHOA HOC 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 8
1. 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI 14
1. 2. 1 Khái niệm trí nhớ 14
1. 2. 2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ 15
1. 2. 3. Các loại trí nhớ 16
1. 2. 4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ 20
1. 2. 5. Chất lượng trí nhớ 23
1. 3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 24
1. 4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ( từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi ) 25
1. 5. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN HÌNH 27
CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
2. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn 29
2. 1. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 29
2. 1. 2. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 31
2. 1. 3. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 33
2. 1. 4. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 35
2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở 38
2. 2. 1. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 39
2. 2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 39
2. 2. 3. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 40
2. 2. 4. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 41
2. 3. So sánh trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở 43
2. 4. Kết quả quan sát và phỏng vấn học sinh trung học cơ sở 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
1. Kết luận 45
2. Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 48
Phụ lục 1: Trắc nghiêm trí nhớ bảng số 48
Phụ lục 2: Trắc nghiệm trí nhớ hình tượng 49
Phụ lục 3 : Trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ 50
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng về nội dung bức tranh chắc chắn ta sẽ thấy rằng miêu tả ấy về nhiều khía cạnh quan trọng khác biệt hẳn với chính bức tranh.
- Có nhiều lý thuyết và mô hình khác nhau được đưa ra nhằm giải thích cho các quá trình tâm lý - thần kinh liên quan với trí nhớ, trong số đó có ba mô hình chính đặc biệt quan trọng. Đó là mô hình Atkitson – Shifrin ( 1968 ), mô hình về các mức độ xử lý và mô hình Tulving
+ Mô hình Atkinson – Shiffrin
Đây là mô hình thuộc loại cấu trúc, theo đó có ba hệ thống lưu trữ của trí nhớ : trí nhớ cảm giác, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Thông tin tiếp nhận được dịch chuyển qua ba hệ thống dưới sự kiểm soát của các quá trình nhận thức như chú ý, hồi tưởng…Sự khác nhau của ba hệ thống được căn cứ theo bốn đặc tính : dung lượng thông tin, thời gian lưu trữ, thể thức mã hoá và các cơ chế thoái biến thông tin. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy ranh giới giữa những hệ thống này đang bị mờ nhạt đi.
+ Mô hình về các mức xử lý ( Craik và Lockhart, 1972 )
Theo mô hình này trí nhớ được chia thành các giai đoạn khác nhau : trí nhớ cảm giác, trí nhớ làm việc và trí nhớ dài hạn. Quan điểm mà mô hình này đưa ra là kích thích thông tin đồng thời được xử lý ở các cấp độ khác nhau tuỳ thuộc đặc tính của nó. Thông tin được xử lý kỹ càng, sâu sắc thì cơ hội được lưu giữ sẽ lớn hơn những thông tin chỉ được xử lý hời hợt. Mức độ kỹ càng và sâu sắc được hiểu theo mức xử lý : từ các đặc tính vật lý của thông tin, đặc tính âm thanh ( lời nói ) đến ngữ nghĩa của thông tin. Học thuyết này chứng minh cho thực tế là chúng ta nhớ tốt hơn những điều có ý nghĩa và giá trị đối với bản thân.
+ Mô hình Tulving ( 1972 )
Lý thuyết này chia trí nhớ dựa trên bản chất vật liệu nhớ : trí nhớ hồi đoạn, trí nhớ ngữ nghĩa và trí nhớ kỹ năng.
Trí nhớ hồi đoạn là diễn trình ghi nhận kinh nghiệm của mỗi cá nhân, lưu giữ thông tin về các sự kiện xảy ra cùng các mối liên hệ giữa chúng. Tất cả các sự kiện này được gắn với thời gian, không gian cụ thể. Đặc điểm sử dụng bối cảnh cho phép xác định chính xác về thông tin mới, biến nó thành riêng biệt và có thể tái hiện được tốt hơn.
Trí nhớ ngữ nghĩa được hiểu là khối kiến thức được tổ chức hoá về vạn vật ( văn hoá chung, vốn hiểu biết về đời sống, các khái niệm trừư tượng, các kiến thức chuyên môn... Nói chung đây là vốn kiến thức đa dạng về các sự vật, hiện tượng và không gắn với yếu tố không gian, thời gian.
Trí nhớ kỹ năng về bản chất là những mối quan hệ giữa các kích thích và hành vi vận động, được tạo thành qua quá trình rèn tập những công việc nào đó.
1. 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI
1. 2. 1 Khái niệm trí nhớ
- Trong cuốn sách “ Tâm lý học đại cương ”. Tập1. Viện Đại Mở Hà Nội. 1995 của Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn đã định nghĩa : “ Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tưởng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua ”.
Thực vậy nội dung phản ánh của trí nhớ là toàn bộ vốn kinh nghiệm của con người, nó bao gồm những hình ảnh mà con người đã tri giác trước đây, những ý nghĩa mà con người đã trải qua, những rung cảm mà con người đã thể nghiệm, những việc làm mà con người đã tiến hành…. Nói khác đi, toàn bộ vốn kinh nghiệm của con người đã để lại dấu vết trong trí nhớ. Sản phẩm được tạo ra trong trí nhớ được gọi là biểu tượng. “ Biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc chúng ta khi không còn sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan ta ”.
- Trong cuốn “ Tâm lý học đại cương ” (2004) của Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên ) đã đưa ra khái niệm về trí nhớ : “ Trí nhớ được biểu hiện là sự ghi nhớ, giữ lại và làm xuất hiện lại (tái hiện) những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình ”.
Như vậy, nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì cá nhân đã trải qua, tức là nó hoạt động một cách máy móc và thật thà, trí nhớ không làm thay đổi chút gì trong các yếu tố đã được cá nhân trải qua.
- Tác giả Phạm Minh Hạc trong cuốn “ Tâm lý học ” ( 1989) định nghĩa trí nhớ như sau : “ Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại, nhận lại và làm hiện lại những kinh nghiệm của sự vật hay hiện tượng đã được tri giác trước đây, cũng như tất cả những kinh nghiệm trước đây của bản thân mỗi người ”.
Nội dung của trí nhớ có thể là hình tượng của tri giác, có thể là biểu tượng của tưởng tượng, có thể là những điều được suy nghĩ, những việc đã làm, những cảm xúc đã trải qua. Trí nhớ là một quá trình phản ánh nhưng trí nhớ không phản ánh những cái đang tác động trực tiếp mà phản ánh những cái đã qua. Như vậy, những cái đã được tri giác, suy nghĩ, đã làm, cảm xúc trước đây không mất đi mà dấu vết của chúng còn được giữ trên vỏ bán cầu đại não trong một thời gian nào đó. Những dấu vết này có khả năng làm sống lại hưng phấn đã xảy ra khi kích thích gây hưng phấn đó không còn nữa.
Cũng giống như quá trình trí giác, trí nhớ liên hệ chặt chẽ với xu hướng cá nhân. Cá nhân nhớ cái gì, quên cái gì, phụ thuộc vào sự hứng thú của cá nhân với cái đó. Những điều gì vừa liên quan đến nhiệm vụ cá nhân lại vừa phù hợp với nhu cầu hứng thú của cá nhân thì những điều đó cá nhân sẽ nhớ nhanh và nhớ lâu. Ngược lại những điều không phù hợp với nhu cầu hứng thú cá nhân hoặc không liên quan đến nhiệm vụ thì cá nhân sẽ rất chóng quên.
Biểu tượng là sản phẩm của quá trình trí nhớ. Biểu tượng là sự làm hiện ra trong óc cá nhân một cách nguyên vẹn hoặc có sáng tạo những hình tượng của sự vật hay hiện tượng mà ta đã trí giác trước kia, mặc dầu không có những thuộc tính cụ thể của các sự vật hiện tượng đó tác động trực tiếp vào cơ quan cảm giác.
Phần lớn định nghĩa về trí nhớ có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung về bản chất khái quát của trí nhớ đều có sự thống nhất. Chúng tôi dựa trên định nghĩa về trí nhớ của tác giả Phạm Minh Hạc để làm cơ sở lý luận triển khai đề tài này.
1. 2. 2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
Nền tảng lý luận của trí nhớ là những qui đinh hoạt động thần kinh cấp cao được Paplop phát hiện cụ thể là lý luận về sự hình thành trí nhớ cá nhân. Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ. Sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập là cơ sở sinh lý của sự giữ gìn và tái hiện. Tất cả những quá trình này gắn chặt và phụ thuộc vào mục đích của hành động.
Thuộc vào lý thuyết sinh học của trí nhớ còn có quan điểm vật lý. Quan điểm này coi những kích thích để lại những dấu vết mang tính chất vật lý do đó sụ diễn biến có tính chất lặp lại của kích thích được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra.
Những cơ chế của sự giữ gìn tài liệu trong trí nhớ ngày nay được nghiên cứu sâu hơn, trước hết trong những thay đổi phân tử ở các nơron ( tế bào thần kinh ). Người ta thấy rằng những kích thích xuất phát từ những nơron hoặc được dẫn vào những nhánh của nơron hoặc quay trở lại thân nơron. Bằng cách đó những nơron này thu thêm năng lượng, một số nhà khoa học coi đây là cơ chế sinh lý của sự tích luỹ những dấu vết và là bước trung gian từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
1. 2. 3. Các loại trí nhớ
Trí nhớ con người được hình thành trong hoạt động và do hoạt động quyết định mà hoạt động của con người thì vô cùng phong phú. Theo đặc điểm của hoạt động có ba tiêu chí sau để phân loại trí nhớ.
1. 2. 3. 1. Căn cứ theo tính chất của tính tích cực tâm lý nổi bật nhất trong một hoạt động nào đó
a. Trí nhớ vận động
Trí nhớ vận động là trí nhớ những quá trình vận động ít nhiều mang tính chất mang tính chất tổ hợp. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực nào con người thường xuyên hoạt động mà trí nhớ vận động này hay trí nhớ vận động khác phát triển mạnh. Loại trí nhớ này có vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành kĩ xảo trong lao động chân tay.
Trí nhớ vận động là kiểu trí nhớ rất phổ biến. Ở những người có kiểu trí nhớ này họ ghi nhớ tốt nhất là khi vừa nghe hoặc nhìn thì họ vừa viết, vẽ hoặc thực nghiệm. Vì vậy khi có mặt kiểu trí nhớ này thì cần phải :
- Trong khi nghiên cứu học tập luôn dùng bút chì màu để đánh dấu vào ý quan trọng, lập dàn bài hoặc đề cương tóm tắt.
- Trong khi nghiên cứu sâu rộng tài liệu học tập phải do chính mình thí nghiệm lại trong phòng thí nghiệm, trong xưởng trường…
b. Trí nhớ xúc cảm
Trí nhớ xúc cảm là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm đã diễn ra trong một hoạt động trước đây. Những xúc cảm, tình cảm đó trở thành một loại tín hiệu đặc biệt : hoặc thúc đây con người hành động, hoặc nhắc nhở họ những phương thức hành vi trước đây đã gây ra những tình cảm đó. Sự cảm thông với người khác là những hình thức bề ngoài của trí nhớ này. Sự tái mặt đi hay đỏ mặt lên khi nhớ đến một kỷ niệm cũ là do ảnh hưởng của trí nhớ này. Vai trò của trí nhớ xúc cảm là để cá nhân cảm nhận được giá trị thẩm mỹ trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật.
c. Trí nhớ hình ảnh
Trí nhớ hình ảnh gắn liền với việc ghi nhớ và nhớ lại những hình ảnh được ghi lại một cách đậm nét, sâu sắc thông qua hoạt động của một cơ quan cảm giác ( mắt, mũi, tai... ). Ví dụ : nhớ đến một bài hát hay, nhớ đến một phong cảnh đẹp…Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào ghi nhớ và nhớ lại, trí nhớ hình ảnh còn được chia thành trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn…Vai trò của từng loại trí nhớ hình ảnh với đối với mọi người khác nhau. Những người bình thường rất phát triển trí nhớ nhìn, trí nhớ nghe. Trí nhớ mùi vị thường đặc trưng cho những người có nghề nghiệp đặc biệt hoặc phát triển ở người mù, điếc. Trí nhớ hình ảnh rất cần thiết cho người nghệ sĩ.
Trí nhớ bằng mắt là kiểu ghi nhớ phổ biến nhất đặc biệt là ở lứa tuổi thiếu niên và vị thành niên. Theo sự nghiên cứu của nhà tâm lý học Liên Xô Pôtzôrôva thì những thành phần của ghi nhớ bằng mắt chiếm chừng 80% trong trí nhớ con người. Ghi nhớ bằng mắt liên quan chặt chẽ với trí nhớ hình ảnh.
Những người ghi nhớ bằng mắt khi nghe tài liệu phải thấy cho được vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ của người thuyết trình. Những lời nghe được phải ghi ra giấy. Những điều quan trọng phải làm dấu hiệu riêng để chú ý. Khi nghiên cứu giáo trình, tài liệu tự mình đọc đủ cho mình nghe, chứ không giao phó cho người khác đọc.
Để đáp ứng kiểu ghi nhớ này, người giáo viên khi giảng dạy phải có giáo cụ trực quan minh hoạ, phải cố gắng dùng ngôn ngữ hình ảnh để diễn đạt những vấn đề trừu tượng.
Trí nhớ bằng tai là kiểu trí nhớ ít phổ biến hơn. Loại trí nhớ này gắn liền với loại trí nhớ thiên về trừu tượng logic. Đối với kiểu trí nhớ này cần lưu ý những điều sau đây để phát triển nó :
- Phải nghe nhiều và với âm lượng lớn hơn người khác.
- Khi xem tài liệu phải đọc to.
- Phải làm việc trong im lặng để tiếng ồn ào khỏi chen lấn làm phân tán chú ý.
- Nói và biện luận to ngay cả khi chỉ có một mình mình.
d. Trí nhớ từ ngữ - logic
Trí nhớ từ ngữ - logic là loại trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi tư tưởng của con người. Hệ thống tín hiệu thứ hai có tính quyết định đối với loại trí nhớ này vì vậy đây là loại trí nhớ chỉ có ở con người. Loại trí nhớ này có vai trò chính trong việc lĩnh hội tri thức của học sinh.
1.2.3.2. Căn cứ vào thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu
a. Trí nhớ cảm giác
Trí nhớ cảm giác liên hệ và lưu giữ thông tin ban đầu, có tính chất nhất thời, thời gian lưu giữ thông tin chỉ kéo dài trong một chốc lát. Các thông tin này được ghi nhận bởi hệ thống giác quan của con người dưới dạng các kích thích thô sơ và vô nghĩa. Có thể nói trí nhớ cảm giác là kho tàng đầu tiên lưu giữ các thông tin mà thế giới bên ngoài chuyển đến chúng ta.
Trí nhớ cảm giác chỉ có thể lưu giữ thông tin trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi và nếu nội dung lưu giữ không được chuyển qua một dạng trí nhớ khác thì các thông tin ban đầu ấy sẽ mất đi vĩnh viễn. Trong trí nhớ cảm giác ta có ghi nhớ hình tượng ( phản ánh các thông tin tiếp nhận qua cơ quan thị giác ) chỉ kéo dài không đến 1 giây, dù kích thích ban đầu có rực rỡ đến đâu thì hình ảnh cũng chỉ được lưu lại lâu hơn chút đỉnh mà thôi. Hay như ghi nhớ tượng thanh ( lưu giữ thông tin tiếp nhận qua thính giác ) cũng sẽ phải mờ đi trong vòng 3 đến 4 giây. Dù thời gian lưu giữ của trí nhớ cảm giác rầt ngắn nhưng mức độ chính xác lại rất cao. Nó có khả năng lưu giữ một bản sao hầu như chính xác của từng kích thích tiếp nhận được.
b. Trí nhớ ngắn hạn
Bởi vì thông tin lưu giữ rất ngắn ngủi trong trí nhớ cảm giác của chúng ta biểu thị cho các kích thích cảm giác còn rất thô sơ, nên chúng không nhất thiết có ý nghĩa với chúng ta. Muốn có ý nghĩa với chúng ta và được lưu giữ lâu dài, các thông tin đó phải được chuyển vào giai đoạn kế tiếp của quá trình trí nhớ là trí nhớ ngắn hạn. Kí ức ngắn hạn là loại ký ức chứa đựng những thông tin ban đầu có ý nghĩa đối với chúng ta dù thời gian lưu trữ tối đa cũng khá ngắn ngủi. Đa số các nhà tâm lý học cho rằng thông tin ghi nhận bởi trí nhớ ngắn hạn đều sẽ mất đi sau một khoảng thời gian kéo dài từ 15 đến 25 giây nếu như chúng không được chuyển vào trí nhớ dài hạn.
c. Trí nhớ dài hạn
Để chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn ta tiến hành phần lớn trên cơ sở nhắc lại thông tin đã được lưu giữ trong kí ức ngắn hạn. Nhưng quan trọng hơn là hành vi nhắc lại này phải tạo điều kiện cho thông tin ấy được chuyển thành trí nhớ lâu dài.
Việc chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn có thể thực hiện được hay không dường như phụ thuộc vào cách thức nhắc lại thông tin. Nếu như thông tin chỉ đơn thuần là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần ( ví dụ : ta vừa nhẩm số điện thoại vừa chạy ra máy để gọi thì đó chỉ là quá trình ghi nhớ ngắn hạn, bởi ngay sau khi gọi điện chúng ta có thể quên ngay số điện thoại đó ).
Nếu như thông tin trong trí nhớ ngắn hạn được nhắc lại nhiều lần theo tiến trình gọi là diễn tập tỉ mỉ để ghi nhớ, thì thông tin ấy có khả năng được chuyển vào kí ức lâu dài. Tiến trình diễn tập tỉ mỉ để ghi nhớ diễn ra khi thông tin được tìm hiểu và sắp xếp theo một cách thức nhất định ( liên hệ với thông tin ghi nhớ khác, chuyển hoá thành hình ảnh, đưa ra mối liên hệ giữa các yếu tố của thông tin... )
1.2.3.3. Căn cứ vào tính chất mục đích của hoạt động
a. Trí nhớ không chủ định
Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ không gắn liền với việc đề ra một mục đích từ trước nhưng ngưòi ta vẫn có thể ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện đựoc một điều gì đó cần ghi nhớ.
b. Trí nhớ có chủ định
Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ gắn liền với việc để ra một mục đích từ trước nhằm ghi nhớ, giữ gìn, và tái hiện cái gì đó.
1.2.4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
1.2.4.1. Quá trình ghi nhớ
Ghi nhớ là khâu đầu tiên của hoạt động trí nhớ. Đó là quá trình tạo nên dấu vết của đối tượng ( tài liệu cần ghi nhớ ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn tài liệu mới vào chuỗi kinh nghịêm đã có của bản thân.
Hiệu quả của vịêc ghi nhớ phụ thuộc không chỉ vào nội dung, tính chất của tài liệu mà còn phụ thuộc vào mục đích, phương thức hành động của cá nhân. Có nhiều hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ ta có :
a. Ghi nhớ không chủ định
Ghi nhớ không chủ định là loại trí nhớ không cần đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một cách thức nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên. Nếu nội dung tài liệu nào có khả năng tạo ra sự tập trung chú ý cao độ hay một xúc cảm mạnh mẽ thì sự ghi nhớ này sẽ đạt hiệu quả tối ưu.
Ghi nhớ không chủ định thường gắn với xúc cảm mạnh mẽ của cá nhân, liên quan tới sự thoả mãn nhu cầu. Đặc biệt tài liệu ghi nhớ có quan hệ trực tiếp tới hoạt động của cá nhân.
b. Ghi nhớ có chủ định
Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo một mục đích đã đinh từ trước, đòi hỏi nỗ lực ý chí, lựa chọn các biện pháp, thủ thuật để ghi nhớ.
Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích của sự ghi nhớ. Đồng thời muốn ghi nhớ có chủ định có kết quả cần lưu ý xác định nhiệm vụ ghi nhớ, thời gian ghi nhớ. Thường có hai cách ghi nhớ có chủ định.
- Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách giản đơn, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các thành phần của tài liệu cần ghi nhớ, không cần thông hiểu nội dung tài liệu đó.
- Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu.
Một số yêu cầu của ghi nhớ tốt :
+ Đặt nhiệm vụ ghi nhớ lâu dài và bền vững
+ Tạo điều kiện để tri giác đối tượng tốt nhất
+ Tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, phải có tình cảm say mê, hứng thú với tài liệu ghi nhớ. Vốn kinh nghịêm, tri thức về lĩnh vực nào đó càng phong phú thì càng dễ ghi nhớ những sự kịên liên quan.
+ Lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý.
1.2.4.2. Quá trình lưu giữ
Giữ gìn những điều đã ghi nhớ được là một khâu cần thiết của hoạt động trí nhớ. Nếu ghi nhớ nhanh nhưng không giữ gìn được thông tin đã ghi nhớ bằng cách củng cố những dấu vết đã hình thành trên vỏ não thì không thể nhớ lâu bền,chính xác.
Có hai cách thức giữ gìn :
- Giữ gìn tiêu cực : là sự giữ gìn dựa trên tri giác lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, thụ động tài liệu cần ghi nhớ.
- Giữ gìn tích cực : là sự giữ gìn bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã ghi nhớ, không cần tri giác lại tài liệu đó.
1.2.4.3. Quá trình tái hiện
Những hình ảnh được ghi lại và giữ gìn trong trí nhớ làm thành kho tàng kinh nghiệm của cá nhân. Về sau này trong những điều kiện nhất định những kinh nghiệm đó được sống lại trong trí nhớ nhờ nhận lại và nhớ lại.
Nhận lại là khả năng nhận ra đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng đó.
Nhớ lại là biểu hiện cao của trí nhớ tốt. Đó là khả năng làm sống lại những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được khi nhớ trước đây khi sự vật và hiện tượng không còn ở trước mắt.
Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủ định và có chủ định. Nhớ lại không chủ định là sự nhớ lại một cách tự nhiên, chợt nhớ hay sực nhớ ra một điều gì đó khi gặp một hoàn cảnh cụ thể, không cần xác định nhiệm vụ cần ghi nhớ. Nhớ lại có chủ định là nhớ lại một cách tự giác, đòi hỏi phải có sự cố gắng nhất định, chịu sự chi phối của nhiệm vụ cần nhớ lại.
1.2.4.4. Sự quên
Quên là biểu hiện của sự không nhận lại hay nhớ lại được hoặc nhận lại và nhớ lại sai. Sự quên diễn ra theo một số quy luật nhất định :
- Người ta thường quên những cái không liên quan đến đời sống của mình, những cái không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của cá nhân.
- Những cái ít được củng cố hoặc không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân.
- Quên khi gặp những kích thích mới lạ hoặc những kích thích mạnh.
- Sự quên diễn ra theo trình tự xác định : chi tiết quên trước, ý chính quên sau. Trong chi tiết thí chi tiết nào phù hợp với hứng thú cá nhân, gây được ấn tượng, cảm xúc sâu sắc thì lâu quên hơn.
- Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều : ở giai đoạn đầu mới ghi nhớ, tốc độ quên khá nhanh và tốc độ quên giảm dần về sau.
1. 2. 5. Chất lượng trí nhớ
Đặc điểm ghi nhớ và nhớ lại của cá nhân được thể hiện trong chất lượng trí nhớ ở các mặt sau :
Khối lượng nhớ lại : số lượng tài liệu nhớ lại ngay sau khi tri giác tài liệu.
Tốc độ ghi nhớ và nhớ lại : độ dài thời gian để ghi nhớ, nhớ lại tài liệu.
Mức độ chính xác : mức độ giống nhau giữa tài liệu tái hiện và tài liệu đã tri giác.
Thời gian lưu giữ : độ dài thời gian lưu giữ tài liệu mà không được tri giác lại tài liệu.
1. 3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học học sinh nhưng đến học sinh trung học cơ sở hoạt động học tập được xây dựng lại một cách cơ bản so với lứa tuổi học sinh tiểu học. Bắt đầu vào học trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, mối môn học bao gồm một hệ thống tri thức với những khái niệm trừu tượng, khái quát, có nội dung sâu sắc, phong phú vì vậy đòi hỏi phải thay đổi cách học. Các em không thể học thuộc từng bài, mà phải biết cách lập dàn bài, làm tóm tắt, nắm bắt các ý chính, dựa vào các ý chính mà trình bày toàn bộ bài học theo cách hiểu của mình. Sự phong phú về tri thức từng môn học làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hội đuợc tăng lên nhiều. Tầm hiểu biết của các em được mở rộng.
Nội dung khái niệm “ học tập ”ở lứa tuổi thiếu niên mở rộng hơn ở tuổi học sinh. Những tri thức mang tính khái niệm, khái quát, logic của tài liệu học tập thuộc các bộ môn đòi hỏi ở thiếu niên tính tích cực trong trí tuệ cao, đòi hỏi sự tập trung chú ý có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa. Chẳng hạn muốn lĩnh hội một định lý của hình học, học sinh phải có kỹ năng nhìn hình vẽ, đọc hình vẽ, ghi nhớ và biết tái tạo nó, mặt khác phải rút ra những mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Việc học tập ở trường trung học cơ sở đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và lĩnh hội các môn học khác nhau. Các em phải nắm vững một khối lượng tri thức lớn. Tài liệu lĩnh hội một mặt đòi hỏi hoạt động nhận thức và tư duy cao hơn, mặt khác đòi hỏi các em phải nắm được phương thức hành động đối với từng môn khoa học. Ví dụ : hệ thống công thức, kí hiệu trong toán học, vật lý học, hoá học …. Về mặt khách quan, những môn học mới đề ra những yêu cầu mới, phương thức lĩnh hội mới nhằm phát triển trí tuệ ở trình độ cao hơn.
Cách thức dạy và học ở trường trung học cơ sở khác căn bản với tiểu học. Thay cho một giáo viên dạy tất cả các môn học, giờ đây là 5, 6 giáo viên mới. Mỗi giáo viên dạy một môn học với phong cách, trình độ tri thức, cách giao tiếp riêng của mình. Không phải học sinh nào cũng thích nghi ngay lập tức với hình thức dạy học này.
1. 4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ( từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi )
Tuổi của học sinh trung học cơ sở ( tuổi thiếu niên ) được xác định vào khoảng 12, 13 đến 15,16 tuổi. Đây là quãng đời diễn ra những “ biến cố ” rất đặc biệt. Do sự trưởng thành và tích luỹ ở những giai đoạn trước, thiếu niên đã có một vị trí xã hội mới : nó không hoàn toàn là trẻ con và cũng chưa phải là người lớn, đây là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ. Về mặt giải phẫu sinh lý và thể chất, tuổi thiếu niên đã có những điều kiện chín muồi cơ bản mà đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển của quá trình phát dục. Tiếp đó là những cải tổ của cơ thể về mặt hình thái các mô và các tuyến nội tiết như tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận.
Ngoài sự thay đổi quan trọng về mặt sinh lý thì tâm lý của lứa tuổi này cũng có nhưng biến đổi đáng kể. Ở lứa tuổi thiếu niên, bên cạnh hoạt động học tập thì hoạt động giao tiếp bạn bè cũng vô cùng quan trọng. Nhu cầu có bạn tâm tình và thông cảm là một nhu cầu đặc trưng và nổi bật ở lứa tuổi này. Một trong những phẩm chất nhân cách quan trọng ở lứa tuổi này là sự phát triển của tự ý thức. Họ có ý thức về mình là một nhân cách có quyền được tôn trọng, được độc lập và được tin cậy như mọi người lớn khác. Họ tích cực lĩnh hội từ thế giới người lớn những giá trị, những chuẩn mực về phương thức hành vi khác nhau, nhờ đó những phẩm chất mới về tự ý thức, tự đánh giá được hình thành.
Sự thay đổi tính chất và các hình thức hoạt động học tập cùng với óc tò mò, ham hiểu biết đòi hỏi hoạt động trí tuệ, tư duy và khả năng tri giác, chú ý của học sinh thiếu niên phát triển hơn. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn. Chú ý có chủ định bền vững được hình thành, khối lượng chú ý tăng lên rõ rệt và khả năng di chuyển chú ý từ hoạt động này đến hoạt động khác cũng được tăng cường rõ rệt Bên cạnh đó hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở cũng có những biến đổi. Đặc điểm tư duy ở lứa tuổi này là tư duy khái quát, trừu tượng và tư duy suy luận.
Đặc điểm trí nhớ của học sinh trung học cơ sở phát triển cao hơn các lứa tuổi trước. Ở lứa tuổi này trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ thị giác, thính giác cũng được thay đổi về chất. Đặc tính cơ bản của lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định của các chức năng này. Trí nhớ dần dần mang tính chất của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Học sinh trung học cơ sở có nhiều tiến bộ trong ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ. Những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở nhằm ghi nhớ tài liệu nhất định, kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ được ghi nhớ phát triển ở mức độ cao hơn nhiều so với học sinh tiểu học. Học sinh trung học cơ bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, phân loại, hệ thống hoá. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu ghi nhớ được tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Nếu trước đây ở bậc tiểu học các em thường ghi nhớ từng chữ, từng bài thì bây giờ các em thích việc được tự mình tái hiện bằng lời nói. Vì thế giáo viên phải :
Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic ( kỹ năng biết phân đoạn theo ý nghĩa, biết tách ra các ý làm điểm tựa để nhớ, biết lập dàn bài sơ lược …)
Cần giải thích cho học sinh rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, quy luật. Ở đây phải chỉ cho các em thấy nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa.
Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.
Khi tổ chức quá trình ghi nhớ học sinh không nên kiểm tra hiệu quả ghi nhớ bằng sự nhận lại mà bằng sự tái hiện. Kiểm tra sự ghi nhớ bằng sự tái hiện thì mới biết được hiệu quả ghi nhớ.
Một đặc điểm nữa của trí nhớ học sinh trung học cơ sở là sự thiết lập các mối liên tưởng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ vào hệ thống tri thức. Đặc điểm liên tưởng của học sinh trung học cơ sở là từ mức độ hình thành mối liên tưởng bên trong bộ môn ( phản ánh tri thức bên trong các môn học ) sang mối liên tưởng giữa các môn học ( giữa các hệ thống trí thức ). Điều này giúp cho học sinh trung học cơ sở thấy được mối liên hệ giữa tri thức của các môn học khác nhau, hiểu biết về cái chung, sự thống nhất tri thức của nhiều khoa học khác nhau.
1. 5. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN HÌNH
Phương pháp dạy học qua phương tiện truyền hình hiện nay đang được sử dụng khá rộng rãi và đang dần trở thành một trong những phương pháp học tập quan trọng. Bằng phương pháp này, người giáo viên truyền đạt kiến thức cho người học qua việc sử dụng phương tiện truyền hình. Học tập qua phương tiện truyền hình là việc tiếp nhận kiến thức do chương trình phát sóng trên truyền hình mang lại. Phương pháp này có những đặc điểm :
Đây là công cụ học tập trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang bùng nổ hiện nay và là một công cụ đắc lực trong công nghệ giáo dục.
Phương pháp này ngày càng phổ biến và phát triển.
Phương pháp học tập chủ yếu thông qua nghe, nhìn.
* Ưu điểm của phương pháp học tập từ phương tiện truyền hình là :
- Cá nhân có thể lựa chọn cách học phù hợp với khả năng của từng người.
- Luôn cập nhật những thông tin mới nhất.
- Người học có thể tự học
- Quan sát được nhiều sự vật mà trong thực tế người học khó có thể quan sát được ( ví dụ : các hiện tượng, sự vật trong phim khoa học )
* Nhược điểm của phương pháp học tập từ phương tiện truyền hình là :
- Giao tiếp giữa người học và người dạy chỉ có tính chất một chiều.
- Tính sư phạm yếu như : cử chỉ, điệu bộ đơn điệu, thiếu linh hoạt trong việc truyền đạt đối với các đối tượng khác nhau.
- Khó nghe, nhìn khi xảy ra sự cố của sóng phát thanh truyền hình.
* Để học có hiệu quả đòi hỏi người học cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Xác định rõ mục đích học tập
- Chuẩn bị thời gian, phương tiện và không gian yên tĩnh tránh bị phân tâm sự chú ý gây gián đoạn quá trình học.
- Kiên trì học tập nhất là với những thông tin có tính chất tẻ nhạt hoặc khó và phức tạp.
- Tự kiểm tra kết quả sau mỗi buổi học.
Hiện nay Ban khoa giáo ( VTV2 ) – Đài truyền hình Việt Nam thường xuyên có chương trình dạy học qua truyền hình cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông với nhiều môn học như : Toán, Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Văn học, Địa lý, Sinh học…đặc biệt là có nhiều chương trình dạy ngoại ngữ. Phương pháp dạy học này đã giúp cho học sinh học tập, tiếp thu kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết cho bản thân đồng thời giúp cho người dân ở mọi nơi có thể học tập để phổ cập kiến thức trung học cơ sở toàn quốc.
CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn
2. 1. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6
Bảng 2. 1 : Nhớ bảng số của học sinh lớp 6
Trí Nhớ Số lượng
chữ số
Khối lượng
Độ chính xác
1 – 4
11 %
35 %
5 – 8
65 %
41 %
9 – 12
24 %
24%
Bảng 2. 1 cho thấy :
- Nhớ khối lượng các chữ số cúa học sinh lớp 6 như sau :
+ 11% học sinh nhớ 1 – 4 /12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 65% học sinh nhớ 5 – 8 /12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 24 % học sinh nhớ 9- 12 /12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
Như vậy phần lớn ( 65 %) học sinh lớp 6 nhớ khối lượng chữ số ở mức độ khá tốt.
- Nhớ chính xác vị trí các chữ số của học sinh lớp 6 như sau :
+ 35 % số học sinh nhớ 1 – 4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 41% số học sinh nhớ 5 – 8/ 12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 24 % số học sinh nhớ 9 – 12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
41% học sinh lớp 6 nhớ chính xác vị trí chữ số ở mức độ khá tốt. Như vậy việc nhớ chính xác vị trí các chữ số khó hơn nhớ khối lượng chữ số.
Bảng 2. 2 : Nhớ hình tượng của học sinh lớp 6
Số lượng hình ảnh
Khối lượng
1 – 4
0 %
5 – 8
0%
9 – 12
54 %
13 – 16
46 %
Bảng 2. 2 cho thấy
+ 0% học sinh nhớ 1-4/16 hình ảnh ( nhớ được 15. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 5-8/16 hình ảnh ( nhớ được 40. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ trung bình.
+ 54 % học sinh nhớ 9 - 12 /16 hình ảnh ( nhớ được 65. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 46 % học sinh nhớ 13 – 16/16 hình ảnh ( nhớ được 90. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.
46% học sinh lớp 6 có trí nhớ hình tượng đạt mức độ tốt. Như vậy trí nhớ hình tượng ở học sinh lớp 6 tốt hơn trí nhớ chữ số.
2. 1. 2. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 7
Bảng 2. 3 : Nhớ bảng số của học sinh lớp 7
Trí Nhớ
Số lượng
chữ số
Khối lượng
Độ chính xác
1 – 4
8 %
30 %
5 – 8
59 %
38 %
9 – 12
33 %
32 %
Bảng 2. 3 cho thấy
- Nhớ khối lượng các chữ số của học sinh lớp 7 như sau :
+ 8% học sinh nhớ 1-4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 59% học sinh nhớ 5-8/12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 33% học sinh nhớ 9-12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
Như vậy phần lớn ( 59% ) học sinh lớp 7 nhớ khối lượng chữ số ở mức độ khá tốt.
- Nhớ chính xác vị trí các chữ số của học sinh lớp 7 như sau :
+ 30% học sinh nhớ 1-4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 38% học sinh nhớ 5-8/12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 32% học sinh nhớ 9-12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
38% học sinh lớp 7 nhớ chính xác vị trí chữ số ở mức độ khá tốt. Như vậy nhớ chính xác vị trí các chữ số khó hơn nhớ khối lượng các chữ số.
Bảng 2. 4 : Nhớ hình tượng của học sinh lớp 7
Số lượng hình ảnh
Khối lượng
1 – 4
0 %
5 – 8
0 %
9 – 12
43 %
13 – 16
57 %
Theo bảng 2. 4 cho thấy :
+ 0% học sinh lớp 7 nhớ 1-4/16 hình ảnh ( nhớ được 15. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 0% học sinh lớp 7 nhớ 5-8/16 hình ảnh ( nhớ được 40. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ trung bình.
+ 43% học sinh lớp 7 nhớ 9-12/16 hình ảnh ( nhớ được 65. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 57 % học sinh lớp 7 nhớ 13-16/16 hình ảnh ( nhớ được 90. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.
57% học sinh lớp 7 có trí nhớ hình tượng đạt mức độ tốt. Như vậy trí nhớ hình tượng của học sinh lớp 7 tốt hơn trí nhớ chữ số.
2. 1. 3. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8
Bảng 2. 5 : Nhớ bảng số của học sinh lớp 8
Trí Nhớ
Số lượng
chữ số
Khối lượng
Độ chính xác
1 – 4
5 %
24 %
5 – 8
47 %
33 %
9 – 12
48 %
43 %
Bảng 2. 5 cho thấy:
- Nhớ khối lượng chữ số của học sinh lớp 8 như sau:
+ 5% học sinh nhớ 1-4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 47% học sinh nhớ 5-8/12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 48% học sinh nhớ 9-12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
Như vậy chỉ có 5% học sinh lớp 8 nhớ khối lượng chữ số ở mức dưới trung bình. 48% học sinh lớp 8 nhớ khối lượng chữ số ở mức độ tốt.
- Nhớ chính xác các chữ số của học sinh lớp 8 như sau :
+ 24% học sinh nhớ 1-4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+33% học sinh nhớ 5-8/12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 43% học sinh nhớ 9-12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
43% học sinh lớp 8 nhớ chính xác vị trí chữ số đạt mức độ tốt. Như vậy tỉ lệ phần trăm số học sinh lớp 8 nhớ khối lượng chữ số và nhớ chính xác vị trí chữ số khá gần. ( 48% và 43% )
Bảng 2. 6 : Nhớ hình tượng của học sinh lớp 8
Số lượng hình ảnh
Khối lượng
1 – 4
0 %
5 – 8
0 %
9 – 12
26 %
13 – 16
74 %
Bảng 2. 6 cho thấy :
+ 0% học sinh nhớ 1-4/16 hình ảnh ( nhớ được 15. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 5-8/16 hình ảnh ( nhớ được 40. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ trung bình.
+ 26% học sinh nhớ 9 -12 /16 hình ảnh ( nhớ được 65. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 74% học sinh nhớ 13-16/16 hình ảnh ( nhớ được 90. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.
Phần lớn (74%) học sinh lớp 8 có trí nhớ hình tượng đạt mức độ tốt. Như vậy trí nhớ hình tượng ở học sinh lớp 8 tốt hơn trí nhớ chữ số.
2. 1. 4. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 9
Bảng 2. 7 : Nhớ bảng số của học sinh lớp 9
Trí Nhớ
Số lượng
chữ số
Khối lượng
Độ chính xác
1 – 4
3 %
21 %
5 – 8
45 %
34 %
9 – 12
52 %
45 %
Bảng 2. 7 cho thấy :
Nhớ khối lượng các chữ số của học sinh lớp 9 như sau :
+ 3% học sinh nhớ 1-4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 45% học sinh nhớ 5-8/12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 52% học sinh nhớ 9-12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
Như vậy số học sinh lớp 9 nhớ khối lượng chữ số ở mức độ dưới trung bình rất ít ( 3% ). Có 52% học sinh lớp 9 nhớ chính xác vị trí chữ số ở mức độ tốt.
- Nhớ chính xác vị trí các chữ số của học sinh lớp 9 như sau :
+ 21% học sinh nhớ 1-4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 34% học sinh nhớ 5-8/12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 45% học sinh nhớ 9-12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
45% học sinh lớp 9 nhớ khối lượng chữ số ở mức độ tốt. Như vậy tỉ lệ phần trăm số học sinh lớp 9 nhớ khối lượng chữ số và nhớ chính xác vị trí chữ số khá gần (52% và 45%)
Bảng 2. 8 : Nhớ hình tượng của học sinh lớp 9
Số lượng hình ảnh
Khối lượng
1 – 4
0 %
5 – 8
0%
9 – 12
20 %
13 – 16
80 %
Bảng 2. 8 cho thấy :
0% học sinh nhớ 1-4/16 hình ảnh ( nhớ được 15. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
0% học sinh nhớ 5-8/16 hình ảnh ( nhớ được 40. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ trung bình.
20% học sinh nhớ 9-12/16 hình ảnh ( nhớ được 65. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
80% học sinh nhớ 13-16/16 hình ảnh ( nhớ được 90. 6% tổng các hình ảnh). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.
Có 80% học sinh lớp 9 có trí nhớ hình tượng ở mức độ tốt. Như vậy trí nhớ hình tượng ở học sinh lớp 9 tốt hơn trí nhớ chữ số.
Biểu đồ trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở
Biểu đồ 1 : Biểu đồ trí nhớ bảng số của học sinh trung học cơ sở ( khối lượng )
Biểu đồ 2 : Biểu đồ trí nhớ bảng số của học sinh trung học cơ sở (độ chính xác)
Biểu đồ 3 : Biểu đồ trí nhớ hình tượng của học sinh trung học cơ sở
2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở
2. 2. 1. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 6
Bảng 2. 9: Nhớ từ của học sinh lớp 6
Số lượng từ
Khối lượng
1 – 2
0%
3 – 4
0%
5 – 6
0%
7 – 8
55 %
9 – 10
45%
Bảng 2. 9 cho thấy :
+ 0% học sinh nhớ 1 – 2/10 từ ( nhớ được 15% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 3 – 4/10 từ ( nhớ được 35% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 5 – 6/10 từ ( nhớ được 55% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 55% học sinh nhớ 7 – 8/10 từ ( nhớ được 75% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
+ 45% học sinh nhớ 9 – 10/10 từ ( nhớ được 95% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.
Như vậy 55% học sinh lớp 6 có trí nhớ thính giác ở mức độ tốt và 45% học sinh lớp 6 có trí nhớ thính giác ở mức độ rất tốt.
2. 2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 7
Bảng 2. 10 : Nhớ từ của học sinh lớp 7
Số lượng từ
Khối lượng
1 – 2
0%
3 – 4
0%
5 – 6
0%
7 – 8
51%
9 – 10
49%
Bảng 2. 10 cho thấy :
+ 0% học sinh nhớ 1 – 2/10 từ ( nhớ được 15% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 3 – 4/10 từ ( nhớ được 35% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 5 – 6/10 từ ( nhớ được 55% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 51% học sinh nhớ 7 – 8/10 từ ( nhớ được 75% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
+ 49% học sinh nhớ 9 – 10/10 từ ( nhớ được 95% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.
Như vậy 51% học sinh lớp 7 có trí nhớ thính giác ở mức độ tốt và 49% học sinh lớp 7 có trí nhớ thính giác ở mức độ rất tốt.
2. 2. 3. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 8
Bảng 2. 11: Nhớ từ của học sinh lớp 8
Số lượng từ
Khối lượng
1 – 2
0%
3 – 4
0%
5 – 6
0%
7 – 8
46%
9 – 10
54%
Bảng 2. 11 cho thấy :
+ 0% học sinh nhớ 1 – 2/10 từ ( nhớ được 15% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 3 – 4/10 từ ( nhớ được 35% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 5 – 6/10 từ ( nhớ được 55% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 46% học sinh nhớ 7 – 8/10 từ ( nhớ được 75% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
+ 54% học sinh nhớ 9 – 10/10 từ ( nhớ được 95% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.
Như vậy 46% học sinh lớp 8 có trí nhớ thính giác ở mức độ tốt và 54% học sinh lớp 8 có trí nhớ thính giác ở mức độ rất tốt.
2. 2. 4. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 9
Bảng 2. 12 : Nhớ từ của học sinh lớp 9
Số lượng từ
Khối lượng
1 – 2
0%
3 – 4
0%
5 – 6
0%
7 – 8
42%
9 – 10
58%
Bảng 2. 12 cho thấy :
+ 0% học sinh nhớ 1 – 2/10 từ ( nhớ được 15% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 3 – 4/10 từ ( nhớ được 35% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ trung bình.
+ 0% học sinh nhớ 5 – 6/10 từ ( nhớ được 55% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt.
+ 42% học sinh nhớ 7 – 8/10 từ ( nhớ được 75% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ tốt.
+ 58% học sinh nhớ 9 – 10/10 từ ( nhớ được 95% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.
Như vậy 42% học sinh lớp 9 có trí nhớ thính giác ở mức độ tốt và 58% học sinh lớp 9 có trí nhớ thính giác ở mức độ rất tốt.
* Biểu đồ trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở
Biểu đồ 4 : Biểu đồ trí nhớ từ ngữ của học sinh trung học cơ sở
2. 3. So sánh trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở
- Trí nhớ bảng số ở học sinh lớp 8, lớp 9 tốt hơn học sinh lớp 7, lớp 6 ( cả về khối lượng và độ chính xác)
+ Nhớ khối lượng chữ số đạt mức độ tốt: lớp 6 :24 %
lớp 7 : 33 %
lớp 8 : 48 %
lớp 9 : 52 %
+ Nhớ chính xác chữ số đạt mức độ tốt : lớp 6 : 24 %
lớp 7 : 32 %
lớp 8 : 43 %
lớp 9 : 45 %
- Trí nhớ hình tượng ở học sinh lớp 8, 9 tốt hơn học sinh lớp 6, 7
+ Đạt mức độ trí nhớ hình tượng tốt : lớp 6 : 46%
lớp 7 : 57 %
lớp 8 : 74 %
lớp 9 : 80 %
Trí nhớ thính giác ở học sinh trung học cơ sở đều đạt mức độ tốt trở lên trong đó học sinh lớp 8, 9 nhớ tốt hơn học sinh lớp 6, 7
+ Đạt mức độ trí nhớ từ ngữ rất tốt : lớp 6 : 45%
lớp 7 : 49%
lớp 8 : 54%
lớp 9 : 58%
Như vậy trí nhớ thị giác ngắn hạn ở học sinh trung học cơ sở có sự khác nhau : học sinh lớp 9 nhớ tốt nhất, tiếp là lớp 8, lớp 7 và cuối cùng là học sinh lớp 6 nhớ kém nhất.
Học sinh trung học cơ sở có trí nhớ hình tượng tốt nhất, tiếp đó là trí nhớ từ ngữ và cuối cùng là trí nhớ bảng số.
2. 4. Kết quả quan sát và phỏng vấn học sinh trung học cơ sở
- Đối tượng quan sát: hai học sinh lớp 6G và hai học sinh lớp 9A trường trung học cơ sở Quang Trung Hà Nội.
- Phạm vi quan sát : quan sát hai học sinh lớp 6G xem một chương trình dạy môn Sinh học và hai học sinh lớp 9A xem một chương trình dạy môn Hoá học trên kênh VTV2 – Đài truyền hình Việt Nam.
- Hình thức quan sát : quan sát công khai.
- Thời gian quan sát : 30 phút
- Đối tượng phỏng vấn : phỏng vấn 2 em học sinh lớp 6G và 2 em học sinh lớp 9A đã xem chương trình dạy học qua truyền hình.
* Chúng tôi đã tiến hành quan sát và phỏng vấn 2 học sinh lớp 6 đã xem chương trình dạy môn Sinh học và 2 học sinh lớp 9 đã xem chương trình dạy môn Hoá học trên truyền hình. Kết quả quan sát và phỏng vấn 2 em học sinh lớp 6 cho thấy rằng các em nhớ tốt những hình vẽ về cây cối, hoa lá và gọi tên chúng khá đầy đủ. Tuy nhiên nhưng số liệu về ngày tháng gieo hạt, chăm sóc, phát triển của cây trồng thì các em nhớ không tốt. Những loại cây trồng mà các em đã biết ít nhiều thì khi nhớ lại hình vẽ và tên gọi khá tốt. Trong bài giảng, các sơ đồ tóm tắt ý chính chỉ có chữ và người đọc qua truyền hình chứ không có người chỉ dẫn, minh hoạ nên các em nhớ khó hơn.
Kết quả quan sát và phỏng vấn 2 em học sinh lớp 9 cho thấy rằng các em ghi nhớ những thí nghiệm hoá học đã xem khá tốt. Còn bài tập hoá học gồm chuỗi phản ứng hoá học và con số để tính toán thì nhớ khó hơn. Do thời gian chương trình có hạn nên các con số và phản ứng hóa học mất đi khá nhanh trên màn hình và các em có sự lúng túng khi ghi nhớ những phản ứng hoá học và các con số đó.
Như vậy những hình ảnh, hình tượng diễn ra trong chương trình dạy học qua truyền hình khiến các em dễ ghi nhớ hơn những con số.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu về trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội cho thấy sự khác biệt về khả năng nhớ giữa học sinh các lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9. Học sinh lớp 8 và lớp 9 có trí nhớ thị giác tốt hơn học sinh lớp 6 và 7, đặc biệt trí nhớ bảng số ở học sinh lớp 8 và lớp 9 tốt hơn học sinh lớp 6 và lớp 7 khá nhiều cả về nhớ khối lượng chữ số cũng như nhớ chính xác vị trí các chữ số. Đồng thời trong trí nhớ thị giác thì khả năng nhớ bảng số và hình tượng ở học sinh trung hoc cơ sở có sự khác biệt. Học sinh các lớp đều nhớ hình tượng tốt hơn ghi bảng số. Trí nhớ thính giác ở học sinh khá tốt khi được nghe những từ ngữ gần gũi, thân thuộc với các em. Trong ba loại hình thông tin : bảng số, từ ngữ và hình tượng thì học sinh trung học cơ sở nhớ hình tượng tốt nhất, tiếp đó là nhớ từ ngữ và cuối cùng là nhớ bảng số.
2. Kiến nghị
Những chương trình dạy học cho học sinh trung học cơ sở qua truyền hình rất cần quan tâm đến trí nhớ lứa tuồi này để từ đó xây dựng được những chương trình dạy học có hiệu quả cao. Trên những kết quả nghiên cứu thực tiễn về trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở tại trường trung học cơ sở Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội tôi có vài kiến nghị đối với ban biên tập chương trình dạy học qua truyền hình cho học sinh trung học cơ sở như sau: Các chương trình dạy học nên sử dụng nhiều hình ảnh, hình tượng, hay những sơ đồ minh hoạ trong bài giảng của mình. Những hình tượng vừa mang lại sự hấp dẫn cho bài giảng vừa giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ bài giảng tốt hơn. Các bài giảng nên tránh chỉ sử dụng những con số máy móc đơn thuần bởi nó gây ra sự khó khăn cho quá trình ghi nhớ. Do đặc thù môn Toán chủ yếu là con số nên việc kết hợp với sơ đồ, biểu đồ, kí hiệu minh hoạ trong bài giảng để học sinh ghi nhớ tốt hơn là rất cần thiết. Ngôn ngữ trong bài giảng nên sử dụng từ dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng. Khi người dạy trên truyền hình giảng bài cần kết hợp với những cử chỉ, điệu bộ để chỉ dẫn các sơ đồ, biểu bảng minh hoạ và những cử chỉ phải phù hợp với nội dung môn học. Sự kết hợp giữa mắt nhìn, tai nghe và các động tác thân thể sẽ làm cho các em ghi nhớ bài học tốt hơn. Đặc biệt do thời gian của những chương trình dạy học qua truyền hình có hạn ( 30 phút ) nên càng cần sử dụng nhiều hình ảnh, hình tượng, nội dung cô đọng trong bài giảng để giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn. Như vậy để xây dựng được một chương trình dạy học cho học sinh trung học cơ sở qua truyền hình có hiệu quả, những người biên tập chương trình cần quan tâm đến trí nhớ thị giác, thính giác của lứa tuổi này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB Đại học Quốc Gia Hà nội 2001.
Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ. Tâm lý học. Tập 1. NXB Giáo dục 1988.
Phạm Minh Hạc (chủ biên). Tuyển tập tâm lý học. NXB Giáo dục 2002
Phạm Minh Hạc. Nhập môn tâm lý học. NXB Giáo dục 1980
Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề tâm lý học. NXB Giáo dục 1992
Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương tập 1. Viện Đại học Mở Hà Nội. 1995
Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên). Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2004
Nguyễn Sinh Phúc ( chủ biên ). Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng. NXB Quân đội nhân dân. 2004
Roberts Feldman. Tâm lý học căn bản. NXB Văn hóa – Thông tin.
Vũ Thị Nho. Tâm lý học phát triển. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2003
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Trắc nghiêm trí nhớ bảng số
1. 1. Mục đích :
Nghiên cứu khối lượng và độ chính xác của trí nhớ thị giác ngắn hạn
1. 2. Cách tiến hành :
Hướng dẫn học sinh : “ Bây giờ chị đưa cho các em xem một bảng số. Các em hãy cố gắng nhớ các số trong bảng. Sau khi xem xong các em hãy ghi lại những số mà mình nhớ được ”.
Đưa bảng số để các em học sinh quan sát trong vòng 30 giây
Sau 30 giây thu bảng số về rồi cho các em học sinh 60 giây để ghi lại những con số đã nhớ được.
Tài liệu :
Bảng số để các em học sinh xem và nhớ lại :
13
91
47
39
65
83
19
51
23
94
71
87
Dụng cụ cần thiết
Giấy, đồng hồ bấm giây
Phụ lục 2: Trắc nghiệm trí nhớ hình tượng
2. 1. Mục đích
Nhằm khảo sát khối lượng trí nhớ thị giác ngắn hạn
2. 2. Cách tiến hành
- Hướng dẫn học sinh : “ Chị đưa cho các em xem trong vòng 30 giây một tờ tranh vẽ các hình khác nhau. Sau khi xem xong hãy vẽ hoặc viết ra giấy những gì mà các em nhớ được về các hình đó ”.
- Đưa tranh cho học sinh quan sát trong vòng 30 giây. Sau đó thu tranh về. Yêu cầu các em học sinh vẽ hoặc viết lại những gì các em nhớ được trong vòng 60 giây
2. 3. Tài liệu :
Tờ tranh vẽ các hình :
2. 4. Dụng cụ :
giấy, đồng hồ bấm giây
Phụ lục 3 : Trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ
3. 1. Mục đích
Nhằm kiểm tra trí nhớ thính giác ngắn hạn
3. 2. Cách tiến hành
- Hướng dẫn các em học sinh : “ Sau đây chị sẽ đọc 10 từ trong 2 lần, sau khi chị đọc xong các em hãy viết ra giấy các từ đó không cần theo thứ tự như đã đọc “.
- Đọc 10 từ với vận tốc đều, khoảng 1 từ/ giây, âm lượng vừa phải, rõ ràng. Cho các em 60 giây để ghi lại những từ đã nghe được.
3. 3. Tài liệu
Gồm 10 danh từ thông dụng, không gắn liền với nhau về nghĩa và âm :
1
Ngôi nhà
2
Bức thư
3
Cái ghế
4
Mặt trăng
5
Chìa khoá
6
Con mèo
7
Bông hoa
8
Quyển sách
9
Chiếc mũ
10
Cánh đồng
3. 4. Dụng cụ :
Giấy, đồng hồ bấm giây
MỤC LỤC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
4. 1. Đối tượng nghiên cứu 5
4. 2. Khách thể nghiên cứu 5
4. 3. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
5. 1. Phương pháp quan sát 6
5. 2. Phương pháp phân tích tài liệu 6
5. 3. Phương pháp trắc nghiệm 6
5. 4. Phương pháp phỏng vấn 6
5. 5. Phương pháp thống kế toán học 6
6. GIẢ THUYẾT KHOA HOC 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 8
1. 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI 14
1. 2. 1. Khái niệm trí nhớ 14
1. 2. 2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ 15
1. 2. 3. Các loại trí nhớ 16
1. 2. 4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ 20
1. 2. 5. Chất lượng trí nhớ 23
1. 3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 24
1. 4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ( từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi ) 25
1. 5. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN HÌNH 27
CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
2. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn 29
2. 1. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 29
2. 1. 2. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 31
2. 1. 3. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 33
2. 1. 4. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 35
2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở 38
2. 2. 1. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 39
2. 2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 39
2. 2. 3. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 40
2. 2. 4. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 41
2. 3. So sánh trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở 43
2. 4. Kết quả quan sát và phỏng vấn học sinh trung học cơ sở 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
1. Kết luận 45
2. Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 48
Phụ lục 1: Trắc nghiêm trí nhớ bảng số 48
Phụ lục 2: Trắc nghiệm trí nhớ hình tượng 49
Phụ lục 3 : Trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ 50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLH 38.doc