Đề tài Triển khai dịch vụ WAP cho thuê bao mạng MobiFone

Với một công nghệ nào cũng vậy, WAP được xây dựng trên cơ sở của mạng Internet vì vậy nó còn liên quan đến rất nhiều công nghệ khác. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này mặc dù không đề cập được hết nhưng phần nào cũng cho ta một cái nhìn cụ thể về giao thức WAP. Qua đây ta biết được các thành phần của chồng giao thức WAP và nguyên tắc hoạt động của dịch vụ này, xem cách thức nó giao tiếp với mạng Internet thế nào. Hơn nữa ta cũng biết được cụ thể khi triển khai dịch vụ WAP cho một mạng thông tin di động, ở đây là thuê bao MobiFone. Trong lộ trình phát triển lên 3G, mạng GSM còn phải thực hiện một số công nghệ nhất định. WAP chỉ là một trong số đó, qua việc tìm hiểu WAP ta có thể có một cơ sở tốt cũng như là bước đệm cho việc tìm hiểu các công nghệ tiếp theo. Nếu có điều kiện, sau này tôi sẽ tìm hiểu hơn nữa về các công nghệ liên quan đến mạng thông tin di động nói chung và mạng GSM nói riêng để có một kiến thức toàn diện hơn.

doc27 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Triển khai dịch vụ WAP cho thuê bao mạng MobiFone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong cuộc sống hiện đại, khoa học kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng và tác động nên nhiều mặt của cuộc sống. Thông tin di động không nằm ngoài trong số đó, nó không những giúp con người trao đổi thông tin liên lạc một cách thuận tiện mà còn đưa xã hội phát triển sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin hiện đại. Kể từ khi ra đến nay thông tin di động không ngừng được cải tiến, đi hết từ thành tựu này đến thành tựu khác. Mạng thông tin di động đã được phát triển trên phạm vi toàn cầu cùng rất nhiều dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó, thông tin di động cũng phải đối mặt với một số vấn đề nảy sinh đó là vấn đề làm sao ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong xu thế hội nhập ngày nay, một lượng không nhỏ các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đang nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ. Một mặt họ có thể cạnh tranh với nhà cung cấp khác nhưng quan trọng hơn là để phát triển hơn nữa mạng thông tin di động. Trong tiến trình phát triển của thông tin di động, cần trải qua một số giai đoạn cũng như các công nghệ khác nhau. Với chuẩn GSM, giao thức WAP ra đời để đáp ứng nhu cầu kết nối vào mạng IP của các thuê bao di động. Các vấn đề cụ thể về giao thức WAP được xem xét trong bài tiểu luận này, ngoài ra phương án triển khai dịch vụ WAP của mạng thuê bao MobiFone cũng được đề cập đến. Mục lục Các hình minh hoạ Hình 2.1 Cấu trúc WWW 8 Hình 2.2 Mô hình WAP 9 Hình 2.3 Ví dụ mạng WAP 11 Hinh 2.4 Chồng giao thức WAP 12 Hình 2.5 Các thành phần của WAP 13 Hình 2.6 Các thành phần của WTLS 14 Hình 2.7 Cấu trúc WDP 15 Hình 2.8 WDP qua GSM SMS 16 Hình 2.9 Các chồng WAP mẫu 17 Hình 3.1 Cấu hình hệ thống WAP 20 Các từ viết tắt CGI : Computer Graphic interface GSM : Global System Mobile HDML : Device Markup Language HTML : HyperText Markup Language HTTP : HyperText Transport Protocol ISP : Internet service provider MSC : Mobile Switching Center SMS : Short Message Service SMTP : Simple Mail Transfer Protocol SSL : Secure Sockets Layer TCP : Transmission Control Protocol UDP : User Datagram Protocol URL : Uniform Resource Locator WAE : Wireless Application Environment WAP : Wireless Application Protocol WDP : Wireless Datagram Protocol WML : Wireless Markup Language WSP : Wireless Session Protocol WTA : Wireless Telephone Application WTLS : Wireless Transport Layer Security WTP : Wireless Transaction Protocol WWW : World Wide Web Giới thiệu về WAP Lịch sử hình thành WAP Cuối thế kỷ 20 khi mà Internet mới phát triển, ít người nghĩ rằng có thể truy cập thông tin cơ sở dữ liệu toàn cầu, ý nghĩ này giống như một ý tưởng khoa học viễn tưởng. Cuối những năm 1990 khi Internet đã thâm nhập vào đời sống con người, khi đó WAP (Wireless Application Protocol) ra đời như là một cầu nối giữa thế giới thông tin di động với Internet. Các thuê bao di động có thể truy cập thông tin từ mạng Internet và có thể thực hiện được một số dịch vụ với mạng Internet. Năm 1995 bắt đầu một dự án mà mục đích chủ yếu là để phát triển một số dịch vụ thêm vào mạng di động. Tháng 6 năm 1997, Ericsson, Nokia và Unwired Planet (bây giờ là Phone.com) đã thành lập WAP Forum và từ đó WAP ra đời. WAP là sự hội tụ của hai kỹ thuật mạng: dữ liệu không dây và Internet. Hầu hết kỹ thuật phát triển cho Internet là cho máy tính lớn và băng thông trung bình đến cao. Thông tin không dây ngày nay vẫn có một số hạn chế về sự tiêu thụ năng lượng ngay cả khi kỹ thuật đang cố gắng duy trì pin được lâu hơn và giao tiếp radio tiêu thụ ít năng lượng hơn. Do đó hạn chế cơ bản của mạng dữ liệu không dây về năng lượng, phổ, tính di động đặc trưng của mạng. Với dịch vụ WAP thì không tiêu tốn nhiều băng thông đường truyền, phù hợp với việc truy cập mạng không dây. So với mạng dây thì mạng không dây có trễ cao ơn, với WAP vấn đề này được giảm thiểu. Một số đặc điểm của giải pháp WAP: Mô hình có quan hệ khăng khít với Internet: WAP phát triển dựa trên cơ sở mạng Internet đang tồn tại qua ngôn ngữ chung. Việc này giúp cho WAP phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. Handheld Device Markup Language (HDML) và Wireless Markup Language (WML): HDML là ngôn ngữ mà cung cấp các công cụ để tạo nội dung cho thiết bị WAP. WML là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp với trình duyệt WAP đồng thời nó cũng cho phép người lập trình phát triển ngay lập tức các ứng dụng trên cơ sở Web và có thể hiển thị được trong thiết bị cầm tay. WML có ít chức năng hơn HTML phù hợp với các thiết bị tiêu tốn ít năng lượng và tài nguyên bộ nhớ nhỏ. Tối ưu hoá việc truyền dữ liệu: Thông tin không dây do có hạn chế về băng thông vì vậy các nhà phát triển WAP tập trung vào việc tối ưu hoá giữa giao thức HTTP (HyperText Transport Protocol) và TCP (Transmission Control Protocol) để có thể truyền được nhiều dữ liệu nhất trong khi chiếm giữ băng thông thấp. WAP chiếm ít băng thông bởi WML mã hoá nhị phân vào mẫu tích hợp để khi được gửi qua không khí nó giảm thiểu lưu lượng truyền. Hệ điều hành độc lập: WAP có thể được sử dụng trên một hệ thống nào đó mà chứa các hệ điều hành tương thích như Palm OS, Windows CE, JavaOS, Windows 95/98/NT, Linux, Solaris. Điều này có được bởi vì WAP phụ thuộc vào chuẩn giao tiếp cho nên hệ điều hành nào phù hợp với chuẩn giao tiếp thì cũng tương thích với WAP. Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ WAP Đối với các nhà khai thác thông tin di dộng: Xây dựng lòng trung thành của khách hàng và giảm tỷ lệ thuê bao rời mạng, tăng doanh thu. Giảm chi phí và tăng thuê bao bằng việc cải tiến các dịch vụ đã có như giao diện với VoiceMail và hệ thống Prepaid và tạo ra rất nhiều các dịch vụ và ứng giá trị gia tăng như quản lý tài khoản, hỏi về cước phí. Với những thông tin mới và phù hợp với khách hàng sẽ tăng khả năng cạnh tranh của nhà khai thác. Đối với nhà cung cấp nội dung thông tin: Với các ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ WML, nhà cung cấp nội dung sẽ dễ dàng phát triển nội dung và ứng dụng trên mạng lưới của các nhà khai thác thông tin di động. Có thể tiếp cận ngay lập tức các khách hàng tiềm năng, do đó có thể có doanh thu đáng kể. Đối với người sử dụng: Rất thuận tiện: Chỉ cần điện thoại di động MobiFone/MobiCard (có hỗ trợ WAP) thuê bao đã có thể truy cập được một khối lượng lớn các thông tin trên Internet/Intranet, dễ dàng gửi và nhận e-mail v.v.. mà không cần thêm thiết bị nào khác như máy tính hoặc modem ... Dễ sử dụng: Chỉ cần chọn chức năng WAP từ danh mục trong máy điện thoại di động, danh sách các dịch vụ cung cấp sẽ hiển thị trên màn hình của máy. Thuê bao có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cần. Tiết kiệm thời gian: WAP là công cụ giúp bạn chủ động và tiết kiệm thời gian. Thuê bao có thể nhanh chóng nhận và gửi e-mail hay truy cập những thông tin cần thiết vào bất cứ lúc nào. Những thông tin được cung cấp qua dịch vụ WAP đã được cô đọng để có thể hiển thị trên màn hình của máy điện thoại di động. Đối với toàn ngành Bưu điện và xã hội. Góp phần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bưu chính - viễn thông của ngành Bưu điện Việt nam, tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng nhất là trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh. Tạo ra hiệu quả gián tiếp cho sự phát triển của các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Cấu trúc của WAP Mô hình World Wide Web Hình 2.1 Cấu trúc WWW Cấu trúc World Wide Web (WWW) cung cấp một mô hình chương trình mềm dẻo. Các ứng dụng và nội dung của nó được biểu diễn dưới dạng chuẩn và được duyệt bởi các ứng dụng được gọi là trình duyệt Web. Trình duyệt web là một ứng dụng mạng, nó gửi yêu cầu đối tượng dữ liệu đến máy chủ mạng và máy chủ đáp lại dữ liệu được mã hoá dưới dạng chuẩn. Chuẩn WWW đưa ra nhiều cơ chế cần thiết để xây dựng một môi trường ứng dụng mục đích chung, bao gồm: Mô hình tên chuẩn: Tất cả các máy chủ và nội dung trên WWW được đặt tên với một chuẩn Internet Uniform Resourse Locator (URL). Phân loại nội dung: Tất cả nội dung trên WWW được cho trước một loại cụ thể do đó cho phép trình duyệt web xử lý đúng nội dung trên cơ sở loại của nó. Định dạng nội dung chuẩn: Tất cả trình duyệt web cung cấp một tập định dạng chuẩn, bao gồm HyperText Markup Language (HTML), JavaScript và một số ngôn ngữ khác. Các giao thức chuẩn: Các giao thức mạng chuẩn cho phép một trình duyệt web nào đó giao tiếp với một máy chủ web. Giao tiếp được sử dụng phổ biến nhất trên WWW là HyperText Transport Protocol (HTTP). Cấu trúc này cho phép người dùng dễ dàng tiếp cận được một lượng lớn ứng dụng và các dịch vụ. Nó cũng cho phép các nhà phát triển ứng dụng dễ dàng tạo ra các ứng dụng và dịch vụ cho một lượng lớn khách hàng. Giao thức WWW định nghĩa 3 mức dịch vụ: Máy chủ: Đây là nơi chứa tài nguyên Proxy: Đây là một chương trình trung gian giữa máy chủ và máy khách mà không thể giao tiếp trực tiếp với nhau chẳng hạn như qua một firewall. Một proxy có thể phải thực hiện cả yêu cầu của máy chủ và máy khách. Gateway: Là một máy chủ hoạt động với tư cách là một trung gian cho một số máy chủ khác. Không giống proxy, gateway nhận yêu cầu với vai trò như là một máy chủ và máy khách không nhận ra nó giao tiếp với một gateway.wwww Mô hình WAP Mô hình Hình 2.2 Mô hình WAP Mô hình WAP giống với mô hình WWW, cung cấp một số thuận lợi cho các nhà phát triển ứng dụng bởi nó là một mô hình quen thuộc, cấu trúc đã được chứng minh, có các công cụ như máy chủ Web, công cụ XML. Sự tối ưu hoá cũng như sự mở rộng của nó được xây dựng để tương thích với môi trường không dây. Các ứng dụng và nội dung WAP được đặc tả trong một tập định dạng chuẩn đã biết là định dạng WWW. Nội dung được truyền đi bằng việc sử dụng một tập giao thức giao tiếp chuẩn trên cơ sở giao thức giao tiếp WWW. WAP định nghĩa một tập các thành phần để có thể giao tiếp giữa các thiết bị đầu cuối di động với các máy chủ mạng, bao gồm: Mô hình tên chuẩn: URL chuẩn WWW được sử dụng để định nghĩa nội dung WAP trên các máy chủ. URL chuẩn WWW được sử dụng để định nghĩa các tài nguyên trong một thiết bị, như các chức năng điều khiển cuộc gọi. Phân loại nội dung: Tất cả nội dung WAP được cho trước một loại cụ thể tương thích với loại WWW. Điều này cho phép các người dùng WAP xử lý chính xác nội dung trên cơ sở loại của nó. Định dạng nội dung chuẩn: Định dạng nội dung WAP được đặt trên cơ sở kỹ thuật WWW, chứa thông tin lịch, các đối tượng, ngôn ngữ tập lệnh, Các giao thức giao tiếp chuẩn: Các giao thức giao tiếp WAP để đáp ứng yêu cầu giao tiếp các thiết bị đầu cuối đến máy chủ web. Các loại giao thức và loại nội dung được tối ưu hoá cho một thị trường rộng lớn các thiết bị không dây cầm tay. WAP sử dụng kỹ thuật proxy để kết nối giữa miền không dây và WWW. Proxy WAP bao gồm các chức năng sau: Giao thức Gateway: Chuyển yêu cầu từ chồng giao thức WAP (WSP, WTP, WTLS, và WDP) đến chồng giao thức WWW (HTTP và TCP/IP). Mã hoá và giải mã nội dung: Mã hoá nội dung chuyển nội dung WAP vào định dạng được mã hoá tích hợp để giảm kích thước dữ liệu khi truyền qua mạng. Cấu trúc này đảm bảo rằng người sử dụng đầu cuối di động có thể duyệt được một phạm vi rộng các ứng dụng và nội dung WAP, đồng thời những người thiết kế các ứng dụng có thể xây dựng các dịch vụ và ứng dụng chạy trên một số lớn các đầu cuối di động. Proxy WAP cho phép các ứng dụng tồn tại trên máy chủ WWW chuẩn và được phát triển bởi sử dụng các kỹ thuật WWW như tập tin CGI (Computer Graphic interface). WAP chứa một máy chủ, proxy WAP và máy khách WAP nên cấu trúc WAP có thể hoàn toàn dễ dàng cung cấp các cấu hình khác nhau, có thể tạo một máy chủ mà chứa cả chức năng proxy WAP. Một minh hoạ mạng WAP Hình 2.3 Ví dụ mạng WAP Trong ví dụ, máy khách WAP giao tiếp với hai máy chủ trong mạng không dây. Proxy WAP chuyển yêu cầu WAP đến yêu cầu WWW, cho phép máy khách WAP đưa yêu cầu đến máy chủ web. Proxy cũng giải mã đáp ứng từ máy chủ web vào định dạng nhị phân tích hợp mà máy khách hiểu được. Nếu máy chủ web cung cấp nội dung WAP (như WML), proxy WAP khôi phục nó trực tiếp từ máy chủ web. Tuy nhiên, nếu máy chủ web cung cấp WWW (như HTML) thì bộ lọc được sử dụng để chuyển WWW thành WAP. Ví dụ bộ lọc HTML sẽ chuyển HTML thành WML. Máy chủ WTA (Wireless Telephone Application) là một máy chủ Gateway mà đáp ứng yêu cầu từ máy khách WAP một cách trực tiếp. Máy chủ WTA được sử dụng để cung cấp truy cập WAP của cơ sở hạ tầng viễn thông của nhà cung cấp mạng không dây. Chồng giao thức WAP Hinh 2.4 Chồng giao thức WAP Cấu trúc WAP cung cấp một môi trường mở cho việc phát triển các ứng dụng cho các thiết bị giao tiếp di động. Điều này đạt được qua một thiết kế theo lớp của chồng giao thức. Mỗi lớp của cấu trúc làm dịch vụ cho các lớp ở trên cũng như cho các dịch vụ và ứng dụng khác. Cấu trúc phân lớp của WAP để cho các ứng dụng và dịch vụ khác có thể dùng các đặc tính của chồng WAP qua một tập các giao tiếp được định nghĩa trước. Các ứng dụng bên ngoài có thể truy cập các lớp phiên, giao dịch, an ninh và truyền tải một cách trực tiếp. Các phần dưới đây mô tả các phần tử khác nhau của cấu trúc chồng giao thức. Lớp ứng dụng (WAE –Wireless Application Environment) WAE là một môi trường ứng dụng chung trên cơ sở kết hợp của WWW và kỹ thuật điện thoại di động. Mục đích ban đầu của WAE là để thiết lập một môi trường hoạt động mà sẽ cho phép người vận hành và nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các ứng dụng và dịch vụ để có thể tiếp cận một phạm vi rộng các hệ thống không dây một cách hiệu quả và hữu ích. WAE có các thành phần sau: Hình 2.5 Các thành phần của WAP User Agent: Như các trình duyệt, danh bạ điện thoại, soạn thảo tin nhắn. Định dạng và dịch vụ WAE: Gồm một số thành phần sau: WML: Một ngôn ngữ đánh dấu đơn giản, giống HTML, nhưng được tối ưu hoá để tận dụng cho các đầu cuối di động cầm tay. WMLScript: Một ngôn ngữ tập tin đơn giản, giống với JavaScript. URL: WAE đưa ra một tập các dịch vụ URL mà người dùng có thể sử dụng. Định dạng nội dung: Một tập các định dạng dữ liệu được định nghĩa, bao gồm hình ảnh, bản ghi danh bạ điện thoại và thông tin lịch. Lớp phiên (WSP -Wireless Session Protocol) WSP cung cấp cho lớp ứng dụng WAP với một giao tiếp tương thích cho hai dịch vụ phiên. Dịch vụ đầu tiên là một dịch vụ hướng kết nối vận hành trên giao thức lớp giao dịch WTP. Dịch vụ thứ hai là dịch vụ không kết nối vận hành trên một dịch vụ gói dữ liệu an toàn hay không an toàn. WSP bao gồm một số dịch vụ thích hợp cho các ứng dụng trình duyệt (WSP/B). WSP/B cung cấp chức năng sau: HTTP với mã hoá tích hợp để truyền qua môi trường không khí. Trạng thái phiên làm việc dài. Treo và hồi phục phiên với sự biến động của phiên. Phương tiện chung cho việc sắp xếp dữ liệu tin cậy và không tin cậy. Sự thống nhất đặc điểm của giao thức. Các giao thức trong họ WSP được tối ưu hoá cho mạng mang băng thông thấp với trễ lớn. WSP/B được thiết kế cho phép một Proxy WAP kết nối máy khách WSP/B đến một máy chủ HTTP. Lớp giao dịch (WTP -Wireless Transaction Protocol) WTP chạy phía trên của dịch vụ gói dữ liệu như là một giao thức giao dịch định hướng đơn giản phù hợp cho sự thực thi cho các trạm di động. WTP hoạt động hiệu quả cho mạng gói dữ liệu không dây và cung cấp một số đặc điểm sau: Ba lớp dịch vụ giao dịch: Yêu cầu một chiều không tin cậy. Yêu cầu một chiều tin cậy. Giao dịch hỏi đáp hai chiều tin cậy. Độ tin cậy giữa người dùng - người dùng có thể tuỳ chọn. Người dùng WTP có thể chọn là có cần xác nhận mỗi bản tin nhận được hay không. Dữ liệu báo nhận ngoài dải có thể tuỳ chọn. Sự liên kết PDU và báo nhận trễ để giảm số bản tin được gửi. Các giao dịch không đồng bộ. Lớp an ninh (WTLS -Wireless Transport Layer Security) Hình 2.6 Các thành phần của WTLS WTLS là một giao thức an toàn trên cơ sở giao thức Transport Layer Security (TLS) chuẩn công nghiệp, nguyên được biết như là Secure Sockets Layer (SSL). WTLS được định hướng sử dụng với các giao thức truyền tải WAP và đã được tối ưu hoá cho việc sử dụng các kênh giao tiếp băng hẹp. WTLS cung cấp các đặc điểm sau: Toàn vẹn dữ liệu: WTLS đảm bảo cho dữ liệu được gửi giữa đầu cuối và một máy chủ ứng dụng mà không bị thay đổi. Tính riêng biệt: WTLS đảm bảo cho dữ liệu được truyền giữa đầu cuối và một máy chủ ứng dụng là riêng biệt và không thể nhận biết được bởi một thành phần trung gian nào khi mà ngăn lại luồng dữ liệu đó. Tính xác thực: WTLS thiết lập tính xác thực của đầu cuối và máy chủ ứng dụng. Ngăn chặn sự từ chối của dịch vụ: WTLS dò và loại những dữ liệu mà không được xác minh đúng để bảo vệ cho các lớp giao thức phía trên. WTLS cũng được sử dụng cho giao tiếp an toàn giữa các đầu cuối, ví dụ như sự xác thực của việc trao đổi thẻ kinh doanh điện tử. Các ứng dụng có thể chọn các đặc tính WTLS phụ thuộc vào những yêu cầu an toàn và đặc tính của mạng. Lớp truyền tải (WDP -Wireless Datagram Protocol) Hình 2.7 Cấu trúc WDP Giao thức lớp truyền tải trong cấu trúc WAP được gọi là WDP. Lớp WDP vận hành trên dịch vụ mang dữ liệu bởi các loại mạng khác nhau. Là một dịch vụ truyền tải, WDP đưa ra một dịch vụ tương thích cho các giao thức lớp trên của WAP đồng thời giao tiếp với các dịch vụ mang. Do giao thức WDP cung cấp một giao tiếp chung đến các giao thức lớp trên nên các lớp an ninh, phiên và ứng dụng có thể thực thi chức năng độc lập với mạng không dây. Việc này được thực hiển bởi việc điều chỉnh lớp truyền tải để đặc tả các đặc tính của bộ mang. Dưới đây là hình minh hoạ một WDP qua thành phần mang là GSM SMS: Hình 2.8 WDP qua GSM SMS Trong hình trên WDP cung cấp giao tiếp tương thích đến các lớp phía trên. Giữa Mobile và Proxy WAP, khung dữ liệu được gửi qua một đường hầm SME-IF để đảm bảo cho khung đến được Proxy mặc dù truyền qua các mạng khác nhau. Nếu mạng là TCP/IP thì một kết nối trực tiếp đến lớp TCP/IP của máy chủ được cung cấp qua UDP (Uer Datagram Protocol). Các bộ mang (Bearer) Các giao thức WAP được thiết kế để vận hành với một phạm vi lớn các dịch vụ mang khác nhau, bao gồm bản tin ngắn, dữ liệu chuyển mạch kênh, dữ liệu gói. Các bộ mang đưa ra các mức chất lượng dịch vụ khác nhau về độ trễ, tỉ lệ lỗi, thông lượng. Các giao thức WAP được thiết kế để bù hay chấp nhận mức thay đổi của dịch vụ. Do lớp WDP cung cấp sự hội tụ giữa dịch vụ mang và phần còn lại của chồng giao thức WAP. Các dịch vụ mang mà cho phép giao thức WAP chạy qua có thể thay đổi theo thời gian khi mà sự tiến triển của thị trường không dây thay đổi. Các ứng dụng và dịch vụ khác Cấu trúc phân lớp WAP tạo cho các ứng dụng và dịch vụ khác có thể tận dụng được tiện ích của chồng giao thức WAP qua việc thiết lập các giao tiếp biết trước. Các ứng dụng bên ngoài có thể truy cập các lớp phiên, giao dịch, an ninh, và truyền tải một cách trực tiếp. Điều này cho phép chồng WAP được sử dụng cho các ứng dụng và dịch vụ khác mà có ý nghĩa đối với thị trường không dây. Ví dụ các ứng dụng như thư điện tử, lịch, danh bạ điện thoại, soạn thảo, thương mại điện tử, hay các dịch vụ như các trang vàng được phát triển để sử dụng giao thức WAP. Các cấu hình mẫu của kỹ thuật WAP Hình 2.9 Các chồng WAP mẫu Chồng bên trái là một ví dụ của một ứng dụng WAP, WAE user agent. Chồng ở giữa được định hướng cho các ứng dụng và dịch vụ đòi hỏi các dịch vụ giao dịch. Chồng bên phải cho các ứng dụng và dịch vụ mà chỉ yêu cầu truyền tải gói dữ liệu. Triển khai dịch vụ WAP cho thuê bao mạng MobiFone Các dịch vụ cung cấp cho thuê bao sử dụng MobiFone WAP Với dịch vụ MobiFone WAP các thuê bao MobiFone/MobiCard có thể sử dụng các dịch vụ như: Gửi và nhận e-mail Truy cập các thông tin trên Internet/Intranet (có hỗ trợ WAP) Và truy cập các thông tin sau: Tỷ giá hối đoái Thể thao Thời tiết Phim/Ca nhạc Tin tức Thị trường chứng khoán Lịch bay của Vietnam Airlines Thông tin về MobiFone/MobiCard Dịch vụ điện thoại v.v.. Cách sử dụng dịch vụ MobiFone WAP Để sử dụng dịch vụ MobiFone WAP thuê bao cần: Điện thoại di động có hỗ trợ WAP (ví dụ: máy Ericsson R320s, Nokia 7110, Motorola V8088, v.v..) SIM Card của người sử dụng dịch vụ phải có dịch vụ Data. Đăng ký sử dụng dịch vụ WAP (tại bất kỳ cửa hàng hoặc Trung tâm dịch vụ Khách hàng của MobiFone). Cài đặt dịch vụ trên máy, Ví dụ như : Wap gateway: User ID: Password: IP Address: GSM data: User ID: Password: Phone number: 999 Sử dụng dịch vụ MobiFone WAP: Sau khi đăng ký dịch vụ và được cài đặt trên máy điện thoại di động khách hàng có thể sử dụng được ngay. Trong Menu của máy điện thoại di động chỉ cần mở dịch vụ WAP hoặc Internet. Sau đó nhập địa chỉ vào sau đó nhận và đọc thông tin. Việc sử dụng email cũng tương tự như vậy Cấu hình hệ thống Cấu hình hệ thống WAP được mô tả ở hình dưới: Hình 3.1 Cấu hình hệ thống WAP Dung lượng: Cho phép 50 thuê bao có thể truy cập cùng 1 lúc do phần mềm WAP Gateway pha 1 chỉ mua license cho 50 người sử dụng đồng thời. Dự kiến có thể cung cấp dịch vụ cho 3.000 thuê bao. Phương thức truy nhập: Thuê bao sử dụng dịch vụ WAP sẽ truy nhập trực tiếp qua mạng GSM vào hệ thống cung cấp dịch vụ WAP qua kết nối E1 giữa tổng đài MSC và Access Server Router. Sử dụng 2 Access Server Router cho truy nhập tại Trung tâm I và Trung tâm II. Số cổng Modem cho mỗi Access Server Router sẽ căn cứ vào số thuê bao WAP ước tính. Trong giai đoạn đầu dự tính kết nối như sau: 01 kết nối E1, sử dụng báo hiệu R2 kết nối giữa Access Server Router và tổng đài MSC Hà Nội. Access Server Router với 30 cổng Digital Modem cho phép 30 người sử dụng đồng thời truy nhập. 01 kết nối E1, sử dụng báo hiệu R2 kết nối giữa Access Server Router và tổng đài MSC Hà Nội. Access Server Router với 30 cổng Digital Modem cho phép 30 người sử dụng đồng thời truy nhập. Thuê bao ở khu vực miền Trung có nhu cầu sử dụng dịch vụ WAP sẽ được định tuyến qua MSC để chuyển tiếp cuộc gọi Data dùng cho WAP ra tổng đài MSC Hà Nội. WAP Gateway: Chức năng của WAP Gateway: là cổng cung cấp các dịch vụ truy nhập cơ bản cho người dùng WAP để có thể truy nhập tới các site hỗ trợ WML (Wireless Markup Language), ngôn ngữ được sử dụng cho các WAP Site. Để có thể truy nhập vào các WAP site cần có WAP Gateway để cung cấp dịch vụ WAP cho người sử dụng. Dự kiến trong giai đoạn đầu sử dụng 2 WAP Gateway tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mỗi WAP Gateway sẽ được trang bị License cho 50 người sử dụng đồng thời truy nhập có nghĩa là tại cùng một thời điểm tối đa có 50 người sử dụng có thể dùng dịch vụ MobiFone WAP. Máy chủ WAP Gateway: Máy chủ PC Server chạy hệ điều hành WindowsNT 4.0. Mail Gateway: Chức năng của Mail Gateway: Thực hiện chức năng cổng cung cấp dịch vụ Internet Mail cho những người dùng WAP. Các thiết bị WAP chỉ cung cấp WAP Browser nên để có thể sử dụng dịch vụ Internet Mail cần có những gateway cung cấp dịch vụ riêng. Mail Gateway cho phép các khả năng sau: Cho phép người dùng có thể lấy E-Mail tại mọi Server có hỗ trợ POP.3 Mail Gateway cho phép lựa chọn nhiều máy chủ khác nhau, ví dụ như lấy E-Mail qua giao diện WAP từ các Account hn.vnn.vn, vol.vnn.vn, Hotmail, Yahoo ... Cho phép người sử dụng E-Mail có thể đăng ký thêm Account miễn phí thông qua giao diện trên WAP để có được Account E-Mail mới có đuôi @vol.vnn.vn. Convert Gateway: Chức năng của Covert Gateway: Thực hiện chức năng tự động chuyển đổi khuôn dạng các Website trên Internet sử dụng trình duyệt web thông thường sang Website có thể hiển thị được trên trình duyệt WAP của máy điện thoại di động. Với việc sử dụng WAP Gateway, người sử dụng chỉ có thể truy nhập đến các Site cung cấp trang WAP dạng WML. Do đó, người sử dụng WAP không thể đọc các trang WEB thông thường trên Internet. Với việc sử dụng Covert Gateway để chuyển đổi từ HTML sang WML, lọc bỏ các thông tin không cần thiết, các File ảnh, các Script , chỉ giữ lại các thông tin dưới dạng văn bản (text). Hơn thế nữa, Convert Gateway còn cho phép chuyển đổi các font chữ tiếng Việt trên các WEB Site Việt Nam sang tiếng Việt không dấu để có thể đọc được từ giao diện WAP. Kết nối Internet: Thuê 2 kênh trực tuyến (On-line) 64Kb/s nối mạng Internet của VDC tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. WWW/WAP Server: Để tạo ra được WAP Site của VMS/MobiFone, cần phải có WAP Server. WAP Server này hoàn toàn có thể xây dựng dựa trên nền tảng WEB Server sẵn có với ngôn ngữ WML. Trong pha 1 WAP Site sẽ được cài đặt ngay trên máy chủ WAP Gateway chạy hệ điều hành WindowsNT 4.0 với Internet Information Server 4.0. Giải pháp bảo mật: Dùng Cisco PIX Firewall ngăn giữa mạng tin học của Công ty và Internet. 01 Cisco PIX Firewall ngăn giữa mạng Internet và hệ thống mạng bên trong để ngăn chặn các truy nhập trái phép từ Internet. 01 Cisco PIX Firewall ngăn giữa hệ thống truy nhập từ xa sử dụng cho dịch vụ WAP (số 999) và mạng WAN của Công ty để đề phòng người sử dụng có thể sử dụng máy tính qua Mobile để truy nhập vào mạng WAN của VMS. Thực chất thiết bị Cisco PIX Firewall 520 của Cisco với 2 cổng In, Out và Module 4 cổng 10/100 Mbps có thể đặt cấu hình để thực hiện chức năng của cả 2 Firewall trên. Giải pháp tính cước: Thuê bao ở vùng nào sẽ truy nhập WAP thông qua Gateway ở vùng đó, tính cước nội vùng như tính cước dịch vụ Data. Wireless E-Mail: Một trong những tính năng hết sức quan trọng của WAP là việc nhận và gửi E-Mail qua máy Mobile. Với việc sử dụng Wireless Mail Gateway trên, hệ thống cung cấp khả năng truy nhập Account E-Mail của người sử dụng trên Internet qua giao thức POP3. Để có thể truy nhập và gửi E-Mail qua giao diện WAP, người sử dụng chỉ cần biết địa chỉ Mail Server của hệ thống E-Mail cần truy nhập (ví dụ như địa chỉ máy chủ E-Mail của hn.vnn.vn là mail.hn.vnn.vn). Gửi và nhận Mail, Mail Notification qua SMS: Mail Notification: Thuê bao đăng ký dịch vụ này sẽ đăng ký một hộp thư POP3 với User name, Password của Account E-Mail đó. Việc đăng ký Account E-Mail có thể thực hiện qua giao diện WAP. Khi thuê bao có E-Mail mới, hệ thống SMS sẽ gửi Mail Notification dưới dạng SMS đến thuê bao thông báo có E-Mail mới, chủ đề của E-Mail, tên người gửi tối đa là 160 ký tự. E-Mail qua SMS: Thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ này có thể gửi và nhận E-Mail qua SMS với chiều dài tối đa là 160 ký tự. Phương thức kết nối để gửi, nhận Mail, Mail Notification: Qua giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) kết nối tới hệ thống SMS. Cách tính cước: Tính cước như dịch vụ SMS. Thiết bị phần cứng: Trang bị 2 Cisco Router 3662 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thực hiện 2 chức năng: Access Server Router: Với 30 cổng Modem, cho phép 30 máy Mobile cùng một lúc truy nhập mạng. Gateway: Cổng kết nối giữa mạng WAN Công ty và Internet. Trang bị 2 máy chủ IBM Netfinity 5600 với hệ điều hành WindowsNT 4.0, thực hiện chức năng WAP Gateway và WAP Server: 1 máy chủ tại Hà Nội, 1 máy chủ tại Hồ Chí Minh. Trang bị máy chủ làm Convert Gateway. Trang bị 2 Cisco PIX Firewall 520 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngăn cách với mạng Internet. Thiết bị NTU để thuê kênh kết nối Internet. Truy nhập WAP sử dụng Account Internet hiện tại của các ISP Những người sử dụng đã đăng ký Account Internet với các ISP như VDC, FPT hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ WAP trên máy điện thoại di động với Account Internet đã có sẵn, với điều kiện là các nhà cung cấp dịch vụ Internet đó đã có WAP Gateway. Người sử dụng sẽ sử dụng Account Internet của mình để quay số (dial-up) qua mạng di động tới hệ thống Access Server hiện có của các ISP. Để có thể thực hiện được dịch vụ này, cần phải khai báo số điện thoại truy nhập trong tổng đài MSC của VMS/MobiFone. Ví dụ: Hiện tại, tổng đài MSC Hà Nội của VMS đã khai báo đầu số 1260 để các thuê bao MobiFone sử dụng dịch vụ Internet của VDC có thể sử dụng Account hiện có để truy nhập dịch vụ WAP qua máy Mobile. Như vậy, để có thể sử dụng dịch vụ WAP với Account Internet hiện có của các ISP, thuê bao MobiFone chỉ cần đăng ký dịch vụ Data. Địa chỉ WAP Gateway: Do các ISP (VDC, FPT ) cung cấp. Kết luận Với một công nghệ nào cũng vậy, WAP được xây dựng trên cơ sở của mạng Internet vì vậy nó còn liên quan đến rất nhiều công nghệ khác. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này mặc dù không đề cập được hết nhưng phần nào cũng cho ta một cái nhìn cụ thể về giao thức WAP. Qua đây ta biết được các thành phần của chồng giao thức WAP và nguyên tắc hoạt động của dịch vụ này, xem cách thức nó giao tiếp với mạng Internet thế nào. Hơn nữa ta cũng biết được cụ thể khi triển khai dịch vụ WAP cho một mạng thông tin di động, ở đây là thuê bao MobiFone. Trong lộ trình phát triển lên 3G, mạng GSM còn phải thực hiện một số công nghệ nhất định. WAP chỉ là một trong số đó, qua việc tìm hiểu WAP ta có thể có một cơ sở tốt cũng như là bước đệm cho việc tìm hiểu các công nghệ tiếp theo. Nếu có điều kiện, sau này tôi sẽ tìm hiểu hơn nữa về các công nghệ liên quan đến mạng thông tin di động nói chung và mạng GSM nói riêng để có một kiến thức toàn diện hơn. Tài liệu tham khảo [1] Wireless Application Protocol Architecture Specification, URL: www.wapforum.org [2] Phương án triển khai dịch vụ WAP cho thuê bao mạng MobiFone [3] Wireless Application Protocol, Wireless Application Environment overview, v1.3, URL : www.wapforum.org [4] Wireless Application Protocol, Wireless Session Protocol Specification, URL: www.wapforum.org [5] Wireless Application Protocol, Wireless transaction Protocol Specification, URL : www.wapforum.org [6] Wireless Application Protocol, Wireless Transport Layer Security Specification, URL : www.wapforum.org [7] Wireless Application Protocol, Wireless Datagram Protocol Specification, URL : www.wapforum.org [8] Wireless Application Protocol, Push Message Specification, URL : www.wapforum.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV500.doc
Tài liệu liên quan