Từ những định hướng ở trên, triển khai bảo hiểm thất nghiệp theo các giải pháp sau:
- Một là, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Chương V Luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp. Những nội dung chủ yếu cần tập trung hướng dẫn, gồm: quyền lợi và trách nhiệm của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp; mới quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm thất nghiệp với hệ thống dạy nghề và giới thiệu việc làm
- Hai là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Vì đây là chế độ bảo hiểm mới, nên bằng các phương tiện thông tin đại chúng làm cho người lao động hiểu rõ mục đích, ý nghĩa BHTN, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHTN để họ hiểu và thấy rõ lợi ích của chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống an sinh xã hội, từ đó tự giác tham gia.
- Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm thất nghiệp với dạy nghề và giới thiệu việc làm; kiện toàn các hệ thống dạy nghề và giới thiệu việc làm, để hệ thống này có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu học nghề và giới thiệu việc làm của người lao động. Đây là giải pháp quan trọng cho các cơ quan phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện có hiệu quả mục tiêu của chính sách BHTN là sớm đưa lao động thất nghiệp trở lại làm việc.
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trợ cấp thất nghiệp và liên hệ với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm công ăn lương trong xã hội. Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng nhất.
Theo tổng kết của ILO (công ước 102 năm 1952), bảo hiểm xã hội bao gồm chín chế độ chủ yếu sau: chăm sóc y tế,trợ cấp ốm đau,trợ cấp thất nghiệp,trợ cấp tuổi già ,trợ cấp tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp trợ cấp gia đình ,trợ cấp thai sản ,trợ cấp tàn tật,trợ cấp tử tuất.Công ước cũng nói rõ là những nước phê chuẩn công ước này có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử tuất. Việc áp dụng bảo hiểm xã hội trên của quốc gia khác nhau thường cũng rất khác nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng quản lí có thể đáp ứng. Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã hội, bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ.
Trong nền kinh tế thị trường người lao động luôn có nguy cơ gặp rủi ro thất nghiệp,nhất là đối với những người đang tìm kiếm công việc lần đầu tiên. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá ,thất nghiệp được coi là “con đẻ”, “bạn đồng hành”.Thất nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đến hầu hết các vấn đề kinh tế,chính trị và xã hội .Thậm chí thất nghiệp còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người lao động ,gây căng thẳng cho họ.Bởi vậy giải quyết tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến ASXH .Chống thất nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới.
Chống thất nghiệp và chính sách việc làm thường đi đôi với nhau.Các biện pháp này nhau.Các biện pháp này góp phần khuyến khích đầy đủ việc tự do lựa chọn việc làm một cách có hiệu quả và không ngăn cản người sử dụng lao động được yêu cầu và người lao động được tìm kiếm việc làm có hiệu quả. Thất nghiệp được chia làm các loại :
Thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người trong giai đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác.
Thất nghiệp cơ cấu: do sự không tương thích của phân bố lao động và phân bố chỗ làm việc (khác biệt địa lý hoặc khác biệt kỹ năng). Người thất nghiệp không muốn hoặc không thể thay đổi nơi ở hoặc chuyển đổi kỹ năng.
Thất nghiệp chu kỳ: khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động ở giai đoạn suy thoái của chu kì kinh tế
Thất nghiệp kỹ thuật: do việc thay thế công nhân bằng máy móc hoặc công nghệ tiên tiến hơn.
Thất nghiệp thông thường: khi thu nhập thực tế xuống dưới mức chấp nhận được.
Thất nghiệp theo học thuyết Mark: là mức cần thiết để thúc đẩy công nhân làm việc và giữ mức lương thấp
Thất nghiệp theo mùa: khi công việc phụ thuộc vào nhu cầu theo thời tiết. Ví dụ: công nhân xây dựng trong mùa mưa, giáo viên dạy trượt tuyết trong mùa hè.
Đối tượng được trợ cấp thất nghiệp là những người lao động tham gia BHXH và bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan chứ không do lỗi của họ.Theo điều 20 ,phần IV ,Công ước 102: “ trường hợp bảo vệ phải gồm tình trạng gián đoạn thu nhập như pháp luật hoặc quy định quốc gia quy định ,và xảy ra do không thể co được một công việc thích hợp ,trong tình hình người được bảo vệ có khả năng làm việc và sẵn sang làm việc”.Người được bảo vệ là những lao động làm công ăn lương với số lượng tham gia tối thiểu là 50% đối với các quốc gia (1).Diện bảo vệ bao gồm những người lao động làm công ăn lương nhưng tối thiểu là 50% số người làm việc trong các công sở công nghiệp sử dụng ít nhất 20 lao động.
Các quốc gia phải đối xử bình đẳng đối với tất cả những người được bảo vệ ,không phân biệt chủng tộc ,màu da,giới tính ,tôn giáo ,quan điểm chính trị ,nguồn gốc dân tộc ,sắc tộc hoặc nguồn gốc xã hội ,mất khả năng lao động hoặc tuổi tác.Tuy nhiên ,loại trừ việc bảo vệ đối với những người lao động làm công ăn lương mà pháp luật hoặc quy định bảo đảm có việc làm đến tuổi nghỉ hưu bình thường ,trong đó bao gồm cả tuổi nghỉ hưu thấp hơn mức chung do đặc thù của công việc.
Mỗi Nước thành viên sẽ tuyên bố như một quyền được ưu tiên về mục tiêu chính sách đã được dự kiến khuyến khích đầy đủ việc lựa chọn việc làm tự do và có hiệu quả bằng mọi biện pháp phù hợp, bao gồm cả bảo đảm xã hội. Những biện pháp này bao gồm cả dịch vụ việc làm, đào tạo nghề và hướng nghiệp.
Tuỳ theo thực tiễn và pháp luật hoặc quy định quốc gia mỗi Nước thành viên sẽ cố gắng thiết lập chương trình đặc biệt để khuyến khích những cơ hội có việc làm thêm và sự trợ giúp việc làm và khuyến khích tự do lựa chọn việc làm có hiệu quả những loại người bị bất lợi đã được xác định có thể bị khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm lâu dài như phụ nữ, thiếu niên, người bị khuyết tật, người thất nghiệp vĩnh viễn, người lao động di trú hợp pháp tại Nước thành viên và những người lao động dôi ra do thay đổi cơ cấu
Điều kiện được hưởng trợ cấp: Người lao động bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan ,tuy có khả năng làm việc và sẵn sang làm việc mà chưa tìm được việc làm sẽ được coi là người thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động thất nghiệp toàn phần và mất nguồn thu nhập để sinh sống . Đối với lao động có thời vụ ,cần có những quy định riêng để tính thời gian làm việc cần thiết trong năm khi xác nhận tình trạng thất nghiệp.Không xét trợ cấp thất nghiệp cho người lần đầu đi tìm việc mà không tìm được việc làm.Đối với những người già ,người mãn hạn tù ,người di trú ra nước ngoài nay trở về hoặc trước kia là lao động tự do.
Người thuộc diện bào vệ cũng không được nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc tạm ngừng trợ cấp trong các trường hợp sau:
+ Không có mặt trên lãnh thổ quốc gia.
+ Cơ quan có thẩm quyền xác nhận bị sa thải do lỗi cố ý hoặc tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng.
+ Trong thời gian có tranh chấp về lao động ,bỏ việc để tham gia và tranh chấp lao động hoặc không có chỗ làm việc hay ngăn cản làm việc do hậu quả trực tiếp của sự ngừng việc do tranh chấp lao động đó.
+ Có ý định hoặc đã nhận trợ cấp một cách gian lận.
+ Không có lý do xác đáng, không thể sử dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ,hướng dẫn nghề, đào tạo, đào tạo lại vào những công việc thích hợp.Đặc biệt là họ từ chối công việc thích hợp.
+ Nhận những khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật ,trừ trợ cấp gia đình
Mức độ trợ cấp, và thời gian trợ cấp: Mức độ trợ cấp tối thiểu là 50% thu nhập trước đó của người lao động ,nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống bình thường cho người lao động và gia đình họ.Đồng thời, để tránh lạm dụng chế độ và khuyến khích người lao động tích cực tìm kiếm việc làm, mức trợ cấp không được thay thế bằng toàn bộ thu nhập trước đó.
Người lao động bị thất nghiệp không được hưởng trợ cấp trong thời gian chờ việc cho mỗi lần gián đoạn thu nhập, nhưng thời gian chờ việc được quy định không quá 7 ngày. Sau thời gian tạm chờ ,họ sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo công ước 102 thời gian trợ cấp thất nghiệp là 13 tuần trong thời kì một năm. Và công ước 168 quy định mở rộng hơn với thời gian 26 tuần cho mỗi kì thất nghiệp hoặc 39 tuần trong mỗi giai đoạn 24 tháng. Nếu có quy định trợ cấp thay đổi theo độ dài khoảng thời gian làm việc, thời hạn trung bình trả trợ cấp ít nhất là 26 tuần.
Đối với lao động thời vụ, thời gian tạm chờ và thời gian trợ cấp được tính toán riêng cho phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp và cho công việc. Tuy nhiên, nếu đã nhận được tiền đền bù thiệt hại do ngừng việc thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM.
Việt Nam là nước đang phát triển và hội nhập kinh tế thế giới tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên Việt Nam chưa tham gia Hiệp hội An sinh Xã hội Thế giới, nhưng những gì mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang thực hiện trong nhiều thập kỷ qua đều hàm chứa nội dung cơ bản của hệ thống an sinh xã hội bao gồm: Các hoạt động phòng ngừa rủi ro, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…cả về chiều rộng và chiều sâu, tăng cường mức độ bao phủ, cải thiện chất lượng dịch vụ, từng bước mở thêm các hình thức bảo hiểm nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động, phòng ngừa rủi ro. An sinh xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững của nền kinh tế, an sinh xã hội cũng nhằm phát triển các thế hệ tương lai, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. An sinh xã hội tốt sẽ thúc đẩy thực hiện các quyền cơ bản của con người. Các hoạt động trợ giúp thường xuyên sẽ bảo đảm từng bước được mở rộng đối tượng bao phủ mà quan niệm của các nước là chương trình trợ cấp “không đóng góp, hưu trí không đóng góp” nhưng vẫn tập trung cho những đối tượng khó khăn nhất, bảo đảm công bằng trong các chính sách hỗ trợ, không để sót đối tượng nhằm đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội được bảo vệ về cuộc sống. Đa dạng hoá và linh hoạt trong các hình thức hỗ trợ- đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng trên cơ sở mở rộng sự tham gia của các đối tượng vào các hoạt động trợ giúp. Các hoạt động trợ giúp đột xuất bảo đảm đến đúng đối tượng, đến kịp thời và đáp ứng nhu cầu của đối tượng. Linh hoạt trong hoạt động cứu trợ và huy động được sự tham gia rộng rãi của cộng đồng nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về Nhà nước.
Như vậy, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam ngoài tuân thủ nguyên tắc đóng và hưởng còn có trách nhiệm của Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đối với người dân- những người có hoàn cảnh khó khăn không trực tiếp tham gia các hình thức bảo hiểm, bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, bền vững về tài chính. Kết hợp giữa phòng ngừa rủi ro có hiệu quả với giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Tạo môi trường để khu vực phi chính thức tham gia vào quá trình cung cấp các dịch vụ của an sinh xã hội. Hướng tới bảo đảm công bằng và ổn định xã hội tạo môi trường cho phát triển bền vững. Đầu tư cho an sinh xã hội là đầu tư cho con người, phát triển vốn con người. An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, bần cùng hoá.
So với lịch sử 80 năm của hệ thống an sinh xã hội thế giới, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam còn non trẻ, đang tích cực học tập, kế thừa và phát huy những mặt tốt, tiến bộ của các nước phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam, hướng tới một hệ thống an sinh xã hội năng động, hiệu quả, phòng ngừa được những biến cố, rủi ro, đóng góp tích cực vào cuộc chiến xóa đói giảm nghèo và nạn thất nghiệp.
Để thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng; Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng trình Chính phủ và Quốc hội Luật BHXH, trong đó có một chương (Chương V) quy định cụ thể chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng mà bị mất việc làm. Luật BHXH đã được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/6/2006 và chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp vừa được ban hành, cùng với các chế độ BHXH khác quy định trong Luật BHXH, không những làm cho hệ thống pháp luật BHXH nước ta dần được hoàn thiện, đầy đủ,đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH, mà còn góp phần giải quyết những bức xúc nảy sinh trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước ta, đó là: • Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập với kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế – xã hội, thì tình trạng thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc. Hàng năm có từ 1,1 đến 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi nền kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, một bộ phận lớn lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc.
• Giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp. Trong thời gian qua, do chưa có chính sách nảo hiểm thất nghiệp, khi người lao động mất việc làm; Nhà nước phải có nhiều chính sách để hỗ trợ và đã chi hàng ngàn tỷ đồng để giúp người lao động ổn định cuộc sống, như Nghị định số 176/HĐBT, QĐ 111/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số 41/2002/NĐCP ngày 11/4/2002 của Chính phủ. Đồng thời Nhà nước đã phải hình thành Quỹ Quốc gia để giải quyết việc làm cho người lao động có thu nhập, ổn định cuộc sống; nhiều doanh nghiệp đã phải chi hàng tỷ đồng để trợ cấp cho người lao động. Vì vậy, chế độ bảo hiểm thất nghiệp được ra đời đã đáp ứng nguyện vọng của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Dưới đây là một số nội dung cơ bản chính sách BHTN được quy định tại Chương V Luật BHXH:
+ Về quyền lợi: người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp với mức bằng 60% tiền lương, tiền công làm cơ sở đóng bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1 đến 3 năm, 6 năm, 12 năm và từ 12 năm trở lên sẽ được hưởng các mức tương ứng là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Ngoài ra, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí; được hỗ trợ học nghề với thời gian 6 tháng và được hưởng bảo hiểm y tế.
+ Về trách nhiệm: để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong thời gian làm việc hàng tháng, người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước cùng đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp (trong đó, người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công; người sử dụng lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công của những người lao động và Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ kéo theo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phân bố lại lao động và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sẽ thua lỗ, phá sản, làm cho một bộ phận lao động mất việc làm sẽ tăng nhanh. Do đó, việc triển khai bảo hiểm thất nghiệp phải được nghiên cứu chu đáo và chuẩn bị bước đi cho phù hợp.
Để góp phần vào việc triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp có hiệu quả, có thể nêu một số định hướng và giải pháp như sau:
a/ Định hướng triển khai thực hiện:
+Thứ nhất, Về tổ chức: Bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải gắn kết với hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở dạy nghề.
Theo quy định tại Luật BHXH, thì lao động thất nghiệp, ngoài được hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo điều 82) còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm (theo điều 83, 84) và được hưởng BHYT. Với những quy định này, bộ máy chính sách thực hiện bảo hiểm thất nghiệp sẽ có các nhiệm vụ: Tổ chức thu, chi và quản lý quỹ; Đăng ký, cấp sổ và quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Tổ chức hỗ trợ dạy nghề và giới thiệu việc làm; Phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, giữa thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và dạy nghề, giới thiêu việc làm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Yêu cầu đặt ra đối với cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là: thực thi có hiệu quả chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và điều quan trọng là sớm đưa người lao động trở làm việc. Nếu trợ cấp thất nghiệp là để bù đắp thu nhập cho người lao động khi mất việc làm thì hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm chính là một nhiệm vụ quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm sớm đưa người lao động trở lại làm việc để có thu nhập ổn định cuộc sống. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động chính là góp phần giảm thiểu thất nghiệp; Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp giải quyết hậu quả của tình trạng mất việc làm. Do đó, về mặt tổ chức, cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp phải được tổ chức gắn với cơ quan giải quyết việc làm và dạy nghề.
+Thứ hai, về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, hạch toán, độc lập thu đủ chi và có dự phòng. Nguồn quỹ phải được điều chuyển linh hoạt và thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng có hiệu quả, an toàn và hạch toán minh bạch, công khai. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hạch toán độc lập với quỹ Bảo hiểm xã hội. +Thứ ba, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp tuy là một chế độ trong chính sách BHXH, nhưng loại hình bảo hiểm này có một số đặc điểm khác với những chế độ khác trong chính sách BHXH. Chính những đặc điểm này làm cho công tác quản lý rất khó thực hiện, đó là: số lượng đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp không thể tính toán, dự toán trước được như đối tượng các chế độ BHXH khác, vì người lao động hôm nay có việc làm, nhưng ngày mai với nhiều lý do khác nhau có thể mất việc làm, trở thành thất nghiệp; hoặc tuy đối tượng đã tìm được việc làm, có thu nhập nhưng vẫn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp… Do đó, để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu quả, đúng mục tiêu, cần tăng cường quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác này. Ngoài việc hướng dẫn cụ thể nội dung chính sách, cần thường xuyên kiểm tra, thanh tra trong việc thực hiện chính sách và xử lý thật nghiêm các vi phạm.
b/ Một số giải pháp:
Từ những định hướng ở trên, triển khai bảo hiểm thất nghiệp theo các giải pháp sau:
- Một là, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Chương V Luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp. Những nội dung chủ yếu cần tập trung hướng dẫn, gồm: quyền lợi và trách nhiệm của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp; mới quan hệ giữa cơ quan bảo hiểm thất nghiệp với hệ thống dạy nghề và giới thiệu việc làm
- Hai là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Vì đây là chế độ bảo hiểm mới, nên bằng các phương tiện thông tin đại chúng làm cho người lao động hiểu rõ mục đích, ý nghĩa BHTN, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHTN để họ hiểu và thấy rõ lợi ích của chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống an sinh xã hội, từ đó tự giác tham gia.
- Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm thất nghiệp với dạy nghề và giới thiệu việc làm; kiện toàn các hệ thống dạy nghề và giới thiệu việc làm, để hệ thống này có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu học nghề và giới thiệu việc làm của người lao động. Đây là giải pháp quan trọng cho các cơ quan phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện có hiệu quả mục tiêu của chính sách BHTN là sớm đưa lao động thất nghiệp trở lại làm việc.
- Bốn là, mở rộng và phát triển thị trường lao động trong nước và ngoài nước (xuất khẩu lao động) để tạo điều kiện cho lao động thất nghiệp có cơ hội tìm được việc làm mới trong nước hoặc đi làm việc ở nước ngoài. Cơ quan thực hiện chính sách BHTN cần quản lý chặt số lượng, tuổi đời, cơ cấu trình độ, giới tính, trình độ ngoại ngữ của lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để kịp thời giới thiệu, thông tin cho cơ quan giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động biết, gắn chặt cung với cầu lao động đối với đối tượng này.
Cuối cùng, BHTN là chính sách mới có tính nhân văn cao, được quy định trong Luật BHXH để góp phần ổn định đời sống cho lao động khi gặp rủi ro mất việc làm. Tổ chức thực hiện tốt chính sách này sẽ có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội lớn, góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12364.doc