Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ một quốc gia nào, mà nó đang là xu thế tất yếu bắt buộc các quốc gia phải thực hiện để đưa nền kinh tế của quốc gia mình đi vào quỹ đạo chung của kinh tế thế giới. Do đó, để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển kịp với các quốc gia trong khu vực thì một trong những vấn đề quan trọng là từng bước cải cách hệ thống tài chính, hoàn thiện hệ thống ngân hàng theo hướng hội nhập.
Chúng em xin trình bày bài nghiên cứu của cả nhóm dưới đây!
Bài nghiên cứu của chúng em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu xót,mong cô góp ý để chúng em hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Phần I:Lý thuyết chung
I. Kiềm chế tài chính
Kiềm chế tài chính là khái niệm để chỉ luật và chính sách của chính phủ hoặc những biện pháp phi thị trường nhằm ngăn chặn các tổ chức trung gian tài chính của một kinh nền kinh tế vận hành tối đa năng lực.
Các chính sách dùng trong việc kiềm chế tài chính bao gồm: trần lãi suất, yêu cầu về tỷ lệ thanh khoản, nhu cầu dự trữ cao của các ngân hàng, kiểm soát vốn, ngăn chặn giới hạn việc gia nhập khu vực tài chính , trần tín dụng hoặc những biện pháp hạn chế phân phối tín dụng, quyền sở hữu hoặc chi phối nhà nước đối với các ngân hàng.
Tác động của kiềm chế tài chính
Kiềm chế tài chính dẫn đến việc phân phối kém hiệu quả ngồn vốn, làm tăng chi phí tài chính trung gian và tỷ lệ lãi từ tiết kiệm thấp, rõ ràng trên lý thuyết điều đó làm cản trở sự phát triển.Những phát hiện dựa trên kinh nghiệm về tính hiệu quả của việc xóa bỏ kiềm chế tài chính, ví dụ tự do hóa tài chính đã ủng hộ quan điểm này.
Những ảnh hưởng không tốt từ kiềm chế tài chính lên sự phát triển của nền kinh tế không hiển nhiên có nghĩa là những quốc gia nên lựa chọn chính sách phát triển thị trường tài chính tự do và loại bỏ tất cả nguyên tắc và sự kiểm soát đã tạo nên kiềm chế tài chính. Nhiều nước đang phát triển đã giải phóng thị trường tài chính trải qua những cuộc một phần vì những cú sốc bên ngoài do tự do tài chính gây ra. Tự do tài chính có thể tạo ra bất ổn trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn (Kaminsky and Schmukler, 2002). Đồng thời, do thị trường không hoàn hảo và tính bất đối xứng của thông tin, việc xóa bỏ tất cả quy định tài chính công cộng có thể không tạo ra một môi trường tối ưu cho phát triển tài chính. Một biện pháp thay thế đối với việc giám sát tài chính có thể là một hệ thống các quy định mới nhằm đảm bảo cạnh tranh và những quy định cũng như việc giám sát cẩn trọng.
II.Tự do hóa tài chính
Khái niệm về tự do hóa tài chính:
Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo qui luật thị trường
Bản chất của tự do hóa tài chính:
Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường chuyên vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thi trường ,muc tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa nhà nước và thị trường trong việc thưc hiện các mục tiêu nhiệm vụ kịnh tế xã hội .do đó kết quả của tự do hóa tài chính thường được thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng trên thu nhập quốc dân
Nội dung của tự do hóa tài chính
Cải cách hệ thống tài chính
Loại bỏ tín dụng chỉ định với lãi suất thấpCổ phần hóa các NHTM nhà nướcTháo dỡ những quy định liên quan đến đồng ngoại tệ và nới lỏng hàng rào chình thức để hợp nhất thị trườngThực hiện đồng tiền chuyển đổi và đẩy mạnh tự do hóa tài khoản vốn với nhiều cấp độ khác nhau
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tự do hóa tài khoản vốn và ổn định khu vực tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo qui luật thị trường
Bản chất của tự do hóa tài chính:
Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường chuyên vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thi trường ,muc tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa nhà nước và thị trường trong việc thưc hiện các mục tiêu nhiệm vụ kịnh tế xã hội .do đó kết quả của tự do hóa tài chính thường được thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng trên thu nhập quốc dân
Nội dung của tự do hóa tài chính
Cải cách hệ thống tài chính
Loại bỏ tín dụng chỉ định với lãi suất thấp
Cổ phần hóa các NHTM nhà nước
Tháo dỡ những quy định liên quan đến đồng ngoại tệ và nới lỏng hàng rào chình thức để hợp nhất thị trường
Thực hiện đồng tiền chuyển đổi và đẩy mạnh tự do hóa tài khoản vốn với nhiều cấp độ khác nhau
Tác động của tự do hóa tài chính lên nền kinh tế
1.1. Tự do hoá tài chính tác động đến quá trình chuyển tiết kiệm cho đầu tư
Tự do tài chính sẽ đẩy mạnh việc sử dụng vốn nhàn rỗi của tư nhân vào tiến trình đầu tư, bởi vì khi đó, các ràng buộc về thủ tục vay vốn sẽ được đơn giản hoá, lãi suất huy động tương đối thấp do sự cạnh tranh của các tổ chức đầu tư tài chính. Tuy nhiên, một nhược điểm nổi bậc của quá trình luân chuyển tiền tệ là không thể chuyển hết toàn bộ số tiền tiết kiệm huy động được cho đầu tư, mà nó bị tiêu hao cho các giao dịch phát sinh và còn đọng lại trong các tổ chức kinh doanh tài chính (dưới dạng dự trữ bắt buộc, tiền mặt chờ luân chuyển...). Hơn nữa, tự do hoá tài chính bằng hình thức mở rộng các chi nhánh của các ngân hàng thương mại và giảm lượng dự trữ bắt buộc sẽ kích thích sự cạnh tranh trong khu vực kinh doanh tài chính, điều này làm giảm các khoản chi phí giao dịch, chi phí quản lý và đặc biệt là giảm sự khác biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất vay vốn. Chính điều này làm tỷ trọng tiền tiết kiệm dành cho đầu tư (f) ngày càng gia tăng
1.2. Tự do hoá tài chính góp phần nâng cao hiệu quả việc phân bổ nguồn lực đầu tư
Bằng cách chuyển nguồn vốn vào các dự án đầu tư có khả năng sinh lời cao, tự do hoá tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội. Quá trình tự do hoá tài chính đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải làm việc thật sự cật lực nhằm xác định những dự án nào là những dự án mang lại khả năng sinh lợi cao, để quyết định việc cho vay vốn trong khoảng thời gian ngắn nhất với thủ tục nhanh gọn nhất. Như vậy, do áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, các định chế tài chính ngày càng nâng khả năng làm việc. Kết quả là việc đánh giá, thẩm định dự án được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, vốn đầu tư có thể được đưa vào những dự án mang tính sinh lợi và có hiệu quả cao.Hơn nữa, quá trình tự do tài chính sẽ giúp cho các cá nhân dễ dàng tiếp cận được các nguồn tín dụng. Thông qua việc kinh doanh hoặc học tập bằng các nguồn tín dụng vay mượn được, mỗi cá nhân có thể nâng cao kiến thức của mình. Ngoài ra, hiệu ứng lan tỏa (spillover/external effects) về “vốn tri thức” sẽ làm cho mặt bằng kiến thức của xã hội không ngừng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực của xã hội được cải thiện một cách đáng kể.
1.3. Tự do hoá tài chính và tiết kiệm
Việc tự do hoá tài chính sẽ đảm bảo cho lãi suất thực được dương bởi vì sự cân bằng giữa cung và cầu vốn trên thị trường tài chính. Do sự tự điều chỉnh bởi quy luật cung và cầu, lãi suất tiền gửi vào trong các tổ chức tín dụng loại trừ đi tốc độ lạm phát sẽ luôn luôn dương, khi đó người cho vay sẽ an tâm hơn khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Chính vì điều này sẽ thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng, kết quả là làm gia tăng tín dụng cho các dự án đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế.
1.4 tự do hóa tài chính gây bất ổn vĩ mô
Dòng vốn chảy vào làm nâng giá nội tệ
tăng lợi nhuận khu vực phi ngoại thương
lợi nhuận khu vực ngoại thương giảm
tăng thâm hụt tài khoản vãng lai tài trợ bằng nước ngoài
dẫn đến: bong bóng tài sản, thâm hụt thương mại, lạm phát, chính sách tiền tệ thiếu tự chủ
1.5 tự do hóa tài chính làm giảm chi phí giao dịch
Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ). Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất.
Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ và làm giảm thiểu chi phí giao dịch
1.6 Làm cải thiện tính minh bạch
“Tự do hóa” tài chính là quá trình nới lỏng những hạn chế về các quyền tham gia, cũng như tiếp cận dịch vụ trên TTTC cho các bên kiếm tìm lợi ích trong phạm vi kiểm soát được của Pháp Luật. Tự do hóa tài chính do đó trước hết luôn gắn chặt với năng lực minh bạch và khả năng kiểm soát khả năng thanh tra giám sát các dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế cũng như chu chuyển vốn giữa trong nước với nước ngoài của NHTW để thúc đẩy nền kinh tế nói chung, các chủ thể kinh tế nói riêng ngày càng phát triển một cách vững chắc. Điều đó cũng có nghĩa: không thể có cái gọi là tài chính tự do hoàn toàn ở bất kỳ quốc gia hay tổ chức kinh tế quốc tế nào.
Phân loại :
Tự do thị trường tài chính trong nước gồm:
- Thị trường tiền tệ: là thị trường chỉ có những công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới một năm) được mua bán. Hàng hóa mua bán trên thị trường tiền tệ có tính thanh khoản rất cao. Chứng khoán ngắn hạn có giao động giá trị nhỏ hơn với các chứng khoán dài hạn, do vậy chúng là những khoản đầu tư an toàn.
- Thị trường vốn: là thị trường trong đó diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu
Thị trường vốn gồm ba bộ phận:
+ thị trường cổ phiếu – chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường vốn
+ Các khoản vay thế chấp
+ Thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty
Tự do hóa tài khoản vốn
Là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi các trong nước thành tài sản tài chính ở nước ngoài và ngược lại theo quy định. Tức là tháo dỡ những ràng buộc:
+ Đối với người không cư trú đầu tư vào thị trường tài chính trong nước
+ Đối với người cư trú đầu tư ra thị trường quốc tế
Kết cấu tài khoản vốn
+Nguồn vốn FDI
+Nguồn vốn PI
+Vay nợ
Ích lợi của việc tự do hóa TKV
+Lợi ích tĩnh: Tái phân bổ vốnđầu tư từ nước giàu về vốn nhưng có suất sinh lợi thấp sang nước nghèo về vốn nhưng có suất sinh lợi cao.
+Lợi íchđộng: Tạo ra cơ hội đa dạng hóa rủi ro (tài sản trong nước có thể được kết hợp trong một danh mục đầu tư quốc tế rộng lớn), từ đó giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp trong nước
Bất cập:dẫn đến hiện tượng”Bay hơi TKV”
Tự do hóa + Chính sách tiền tệ tồi = Bay hơi
Chính sách kinh tế tồi:
Bội chi ngân sách nhà nước cao
Lạm phát cao
Đồng tiền định giá thực cao
Các định chế yếu kém
Nếu bội chi ngân sách quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt NSNN, để bù đắp thâm hụt phải huy động từ nguồn vay trong nước và vay nợ nước ngoài, làm cho khoản nợ phải trả hàng năm tăng lên trong tổng chi ngân sách. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư và hệ quả tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng.
Đồng tiền định giá thực cao, sẽ làm cho khối lượng xuất khẩu giảm, và tăng khối lượng nhập khẩu, làm giảm vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia
Tự do hóa tài chính trong điều kiện các định chế yếu kém là một tình trạng rất nguy hiểm cho nền kinh tế, xác suất rất lớn có khủng hoảng tài chính
Phần II:Thực trạng tự do hóa thị trường vốn và tài chính
Tự do hóa tài khoản vốn
Từ đầu năm 2007 đến nay sau khi VN trở thành thành viên WTO thì tốc độ gia tăng đầu tư nước ngoài vào VN cũng như việc VN đầu tư ra nước ngoài đã rất mạnh trở lại so với những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và ở qui mô cao hơn.chúng ta sẽ cùng nhìn lại từng bước phát triển của việc tự do hóa tài khoản vốn của Việt nam.
Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vay nợ ODA
Đối với FDI
Tình hình thu hút và thực hiện
Từ Năm 2000-2008
-Số liệu đăng ký FDI và giải ngân FDI từ năm 2000 đến 2008
TÌNH HÌNH FDI TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2008 (ĐVT:Triệu đồng)
Năm
Số dự án
Đăng ký
Giải ngân
2000
391
2838.9
2413.5
2001
555
3142.8
2450.5
2002
808
2998.8
2591.0
2003
791
3191.2
2650.0
2004
811
4547.6
2852.5
2005
970
6839.8
3308.8
2006
987
12004.0
4100.1
2007
1544
21347.8
8300.0
2008
1171
64011.0
11500.0
(theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tư)
* Đồ thị biểu diễn số FDI đăng ký và FDI giải ngân: cột bên trái là
DI đăng ký, cột bên phải là FDI giải ngân
- Giai đoạn 2000-2008:Tổng số vốn đăng ký 120,9 tỷ USD, tổng số giải ngân 40,16 tỷ USD. Tỷ trọng giải ngân 33%.
Theo số liệu và đồ thị biểu diễn, FDI giai đoạn 2000-2005 có giá trị đăng ký thấp, nhưng tỷ trọng giải ngân khá cao (69%). Trong khi giai đoạn 2006-2008 cơ mức đăng ký cao, giá trị giải ngân tuyệt đối cũng cao nhưng tỷ trọng giải ngân so với đăng ký lại rất thấp (25%)
Nguyên nhân: Việt Nam đang trong giai đọan mở cửa => tốc độ FDI phụ thuộc vào lộ trình hội nhập quốc tế. Giai đoạn đầu, FDI chủ yếu vào các ngành thương nghiệp, công nghiệp nhẹ do đó FDI đăng ký thấp nhưng tỷ trọng FDI giải ngân cao.
-Giai đoạn 2006-2008, hội nhập trở thành nhu cầu bức xúc của Việt nam và thế giới =>tốc độ hội nhập cao =>lượng vốn đăng ký nhiều. Tuy nhiên cơ cấu FDI vào các ngành công nghiệp lớn, thời gian triển khai dự án dài, cộng với khả năng quản lý dòng vốn FDI của chính phủ chưa đáp ứng được tốc độ phát triển FDI =>Giải ngân chậm là 1 tất yếu
Năm 2009-2010
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2009, Việt Nam có 839 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới và xin tăng vốn, với tổng vốn 21,48 tỉ USD, giải ngân xấp xỉ 10 tỉ USD, chỉ bằng 30% và 87% so với năm 2008. Tuy nhiên, đây là cũng là con số khả quan trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Đến tháng 7/2010, vốn FDI đăng ký đạt khoảng 700 triệu USD, nâng tổng số vốn cam kết 7 tháng đầu năm lên mức 9.13 tỷ USD, giảm 31.8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này còn cách khá xa mục tiêu thu hút vốn FDI năm 2010 ở mức khoảng 22-25 tỷ USD. Vốn giải ngân FDI trong 7 tháng đạt 6.4 tỷ USD, tăng 1.6% so với cùng kỳ năm trước.
FDI đăng ký và giải ngân theo tháng
FDI qua từng năm
Nguồn: TCTK
Nguồn: TCTK và Vietstock dự báo
Nhận định: Dòng vốn FDI đăng ký giảm khá mạnh cho thấy tiềm năng thu hút vốn FDI Việt Nam đang giảm dần. Trong 3 năm gần đây Việt Nam thu hút những dự án hàng tỷ USD nhưng hiệu quả thực sự chưa cao
Nhìn chung, lượng FDI vào Việt Nam ngày càng tăng dần cả về số vốn đăng kí và số vốn thực hiện. Sở dĩ như vậy vì Việt nam đã xây dựng những lợi thế riêng cho mình để trở thành một địa điểm hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là theo tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ), Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo…Đặc biệt, theo nhận định của các chuyên gia, lượng FDI vào các ngành công nghiệp ngày càng giảm trong khi vào các ngành dịch vụ, y tế, các ngành công nghệ cao.. lại tăng mạnh. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009. Nếu như năm đầu của thế kỷ này, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 85%, thì tới năm vừa qua, khu vực này chỉ còn chiếm 22% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có xu hướng ngược chiều, khi tăng từ 7% lên 77%, cũng trong cùng giai đoạn với các con số thống kê kể trên.
b.Tác động của FDI đối với VN:
b1)Tích cực:
Về kinh tế:
● Nông nghiệp:
i, FDI góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm.
Các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây.
ii, Các dự án đầu tư FDI vào nông nghiệp tuy không lớn nhưng đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định.
Các dự án FDI vào nông nghiệp giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì…, góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo.
●Công nghiệp:
Đầu tư FDI đem đến cho nền công nghiệp nước ta nhiều lợi ích:
i, Đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước.
Vai trò của đầu tư nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước đang ngày càng được củng cố. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65% (1995), 26,5% (1996) lên tới 41,3% năm 2000, và 36,4% (2006) và 43,8% giá trị sản lượng công nghiệp (2007) tương đương với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp.
ii, Việc đầu tư nước ngoài trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.
Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông qua việc áp dụng các công nghệ, máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo của nhiều ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử và công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm và đồ uống, các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép... thu hút hàng hàng trăm ngàn lao động...
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ.
● Dịch vụ:
FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều va dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ.
Tổng vốn đăng kí vào dịch vụ chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, cộng thêm với việc đời sống nhân dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, việc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư quốc tế.
Về mặt xã hội:
Các dự án FDI đa góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng xuất khẩu qua đó cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, việc thực hiện dự án FDI còn tạo ra việc làm cho người lao động của Việt Nam, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Không chỉ có vậy, các lao động làm trong khu vực có vốn FDI còn được hưởng mức lương cao hơn các khu vực khác. Vì vậy, FDI góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam.
b2) Hạn chế
Mặc dù có những tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam,nhưng mức độ lan tỏa của khu vực FDI đối với nền kinh tế chưa cao. Điều đó được thể hiện ở chỗ: mức độ chuyển giao các nguồn lực kinh doanh thấp (công nghệ, kỹ năng quảnlý, kỹ năng kinh doanh) do vốn FDI tập trung nhiều trong những ngành thay thế nhập khẩu và có mức độ bảo hộ cao; nguồn vốn FDI từ các nước có công nghệ nguồn còn chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng chậm; số lượng các TNC đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài, hình thức liên doanh chưa thực sự có hiệu quả còn hình thức M&A hầu như chưa có; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong việc sản xuất các sản phẩm phụ trợ.
Tiềm năng thu hút vốn FDI của Việt Nam lớn nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất cập như:cơ sở hạ tầng lạc hậu (giao thông, nước, hệ thống viễn thông, hệ thống ngân hàng...); trình độ nguồn nhân lực còn thấp; hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, hay thay đổi, khó tiên đoán trước; công tác quy hoạch còn bất hợp lý, nặng về bảo hộ sản xuất trong nước và chưa phù hợp với cam kết quốc tế; thủ tục hành chính còn nhiều chồng chéo và thiếu nguồn kinh phí; công tác phân cấp đầu tư còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng “xé rào” trong ưu đãi đầu tư; thiếu sự hỗ trợ đối với các nhà đầu tư sau khi đầu tư đã được cấp phép.....
Đối với ODA
Tình hình thu hút và thực hiện
Tính từ 1993 đến 2009
Ta có số liệu về :tình hình cam kết ODA và thực hiện ODA của nước ta từ năm 1993- 2009 (đơn vị: tỷ usd)
Năm
Cam kết
Thực hiện
1993
1,81
0,41
1994
1,94
0,73
1995
2,26
0,74
1996
2.43
0.91
1997
2,4
1,24
1998
2,2
1,35
1999
2,21
1,65
2000
2,4
1,5
2001
2,26
1,53
2002
2,43
1,42
2003
2,4
1,65
2004
2,5
1,853
2005
2,83
1,82
2007
3,44
2,2
2008
3,75
2,45
2009
5,58
3,0
(Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư)
Qua bảng trên ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng khả năng thu hút vốn ODA của nước ta tăng với tốc độ khá nhanh và ổn định trong suốt giai đoạn từ 1993- 2009 mặc dù có một giai đoạn ngắn tăng trưởng âm nhưng giai đoạn này trùng với cuộc khủng hoảng kinh tế đặc biệt là sự mất giá của đồng yên Nhật mà Nhật là nước tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam nên có thể chấp nhận được. Còn lại trong suốt quá trình từ 93- 03 là mức độ tăng trưởng ổn định trên dưới 8% đặc biệt tăng cao vào giai đoạn từ 04- nay thời điểm này trùng với giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Tuy khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mức khá nhưng việc thực hiện vốn cam kết hay nói cách khác là tốc độ giải ngân của Việt Nam còn chậm và chưa đạt được hiệu quả cao và đang có xu hướng sút giảm trong thời gian 3 năm trở lại đây. Tốc độ giải ngân chậm gây ra việc lãng phí, thất thoát vốn gây ra gánh nặng nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnh hưởng xấu cho khả năng thu hút các nguồn đầu tư quốc tế khác.
Trong 9 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.209 triệu USD; trong đó vốn vay đạt 2.108 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 101 triệu USD. (Trong khi đó con số thu hút vốn ODA 9 tháng đầu năm 2009 tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 3.236 triệu USD).
Giải ngân ODA 9 tháng đầu năm 2010 ước đạt khoảng 1.920 triệu USD, bằng 79% kế hoạch cả năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009.
Tác động
Tích cực
• Thứ nhất: phát triển cơ sở hạ tầng qua đó tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI hay các nguồn vốn tài trợ khác của các công ty, tổ chức kinh tế quốc tế khác. Điển hình thông qua các dự án ODA, hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ 1A, 10, 18, 9, đường xuyên á (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài), các cầu lớn (Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bính
• Thứ hai: xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội.• Thứ ba: tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Nhiều dự án ODA hỗ trợ bảo vệ môi trường ở các thành phố lớn. Nhiều dự án ODA đã dành cho việc tăng cường hệ thống cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn; cải thiện hệ thống thoát nước thải ở các thành phố lớn. Bảo tồn các di tích văn hóa hay cá danh lam thắng cảnh.• Thứ tư: tăng cường thể chế: ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người... Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiện đại được chuyển giao.• Thứ năm: quan hệ đối tác chặt chẽ: Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA
Hạn chế:
Do ODA có một phần là vốn vay với lãi suất thấp và thời hạn vay dài. Mặc dù ta thừa nhận đây là 1 ưu điểm nổi trội của ODA tuy nhiên ta phải thừa nhận thực tế vay thì phải đi kèm với nghĩa vụ trả nợ do thời hạn vay dài cho nên sẽ dẫn tới gánh nặng nợ cho tương lai. Đây là 1 sự rủi ro tiềm ẩn đối với khả năng thanh toán của một quốc gia và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong tình trạng này.
Điều thứ hai về hạn chế của ODA và các nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận khi sử dụng nguồn vốn này chính là những điều kiện của các nước cho ODA. Đó là những điều kiện về mở rộng hàng rào thuế quan, sự phụ thuộc về thương mại quốc tế. Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia......
Đối với đầu tư ra nước ngoài
1.Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp VN trong thời gian qua:
+ Giai đoạn 1989- 2008:
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN (tính đến 19/12/2008)
Năm
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
1989
1
563,318
1990
1
-
1991
3
4.000.000
1992
3
5.282.051
1993
5
690.831
1994
3
1.306.811
1998
2
1.850.000
1999
10
12.337.793
2000
15
7.165.370
2001
13
7.696.452
2002
15
191.459.576
2003
24
62.390.970
2004
17
12.463.114
2005
37
437.905.179
2006
36
349.106.156
2007
80
911.819.885
2008
103
2.386.201.934
Tổng cộng
368
4.391.676.122
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
+ Năm 2009
Những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến kế hoạch đầu tư ra nước ngoài năm 2009 điều chỉnh giảm so với năm 2008 (2,8 tỷ USD) với ngưỡng kỳ vọng 2,4 tỷ USD. Thế nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại khi các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội này để xâm nhập thị trường và mở rộng quy mô.
Năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt 7,2 tỷ USD với 457 dự án, tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng hơn 143% kế hoạch và bằng 214% cả quá trình đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2008.
Nhiều dự án chuyển từ quy mô đầu tư nhỏ vào các ngành nghề đơn giản sang các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục. Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn mở sang cả những quốc gia và vùng lãnh thổ vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…
Phân bổ đầu tư ra nước ngoài đang có sự chuyển dịch và thay đổi. Trước đây, nước bạn Lào là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam thì sang năm 2010, Việt Nam đầu tư sang Campuchia nhiều nhất, với việc doanh nghiệp 2 nước ký thỏa thuận hợp tác với tổng trị giá khoảng 6 tỷ USD. Hiện nay, nhiều ngân hàng Việt Nam cũng đã mở chi nhánh tại các nước có dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi đầu tư tại nước ngoài.
Sự tăng trưởng vượt bậc của đầu tư ra nước ngoài trong năm 2009 vượt xa dự báo của Cục Đầu tư nước ngoài. Thời gian tới, nhiều văn bản pháp quy sẽ được ban hành và có hiệu lực, lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam hứa hẹn những thành công mới trên con đường hội nhập.
+ Năm 2010:
Trong chín tháng đầu năm 2010 đã có khoảng 65 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp mới. Xét trên nguồn vốn đầu tư, tính luỹ kế đến nay, khai khoáng là lĩnh vực chiếm ưu thế nhất.
(Nguồn: bộ Kế hoạch và đầu tư)
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 4 tháng đầu năm 2010 đã có 38 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp mới với tổng vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD. Số dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài không chỉ gói gọn trong các lĩnh vực “truyền thống” như nông nghiệp, khai khoáng, trồng cây công nghiệp mà còn thuộc các lĩnh vực dịch vụ xây dựng, trò chơi trực tuyến, kinh doanh trung tâm thương mại, nhà hàng, dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản, dù quy mô của đa số dự án trong các lĩnh vực này không lớn, chỉ trên dưới 1 triệu USD. Đây là khác biệt lớn trong xu thế đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam so với thời gian trước.
Đáng lưu ý, thị trường Mỹ có 9 dự án đầu tư được cấp mới, chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch, chế biến thủy sản. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ thời gian khủng hoảng kinh tế để tiến hành mua lại khách sạn, khu du lịch, văn phòng cao cấp ở Mỹ với mức giá hấp dẫn.
Một dự án đáng lưu ý khác là dự án trong lĩnh vực xây dựng tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) do Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đăng ký đầu tư. Đây được coi là cơ hội để xuất khẩu lao động có trình độ, tay nghề của Việt Nam sang thị trường nhiều tiềm năng này. Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) cũng mạnh dạn “mở cửa” thị trường Indonesia sau thành công trong phát triển dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Hàn Quốc…
2.Tác động đối với VN
Những thành tựu đạt được:
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã mở ra một “mặt trận” kinh tế thứ hai khai thác thị trường và lợi thế cạnh tranh của các nước khác để bổ sung, hỗ trợ sự phát triển kinh tế trong nước và nâng cao vị thế kinh tế của VN trong khu vực và trên thế giới.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài mang tính đa dạng:
Đa dạng về thị trường (cả 5 châu lục) – các nước có nền công nghiệp phát triển lẫn nước đang phát triển.
Đa dạng về ngành đầu tư: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…
Đa dạng về quy mô đầu tư: có nhiều dự án chỉ vài trăm ngàn USD, có những dự án vài trăm triệu USD (có dự án trên 1 tỷ USD )
Đa dạng về hình thức đầu tư: 100% vốn liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng phân chia sản phẩm (dầu khí); chuyển nhượng quyền thương hiệu…
Đa dạng về các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ra nước ngoài: doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài , cá nhân…
Đa dạng về loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư: Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Có một số dự án đầu tư thành công ở nước ngoài: dầu khí, bưu chính viễn thông chẳng những mang doanh thu ngoại tệ cho đất nước, mà còn nâng cao vị thế hình ảnh của VN trên trường quốc tế.
Hình thành một đội ngũ doanh nhân có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng) trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện đầu tư ở nước ngoài.
Một số hạn chế còn tồn tại:
Quản lý đầu tư và thực hiện chưa chặt chẽ
Chưa có kế hoạch đầu tư dài hạn, quy mô
Các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đang còn yếu
Triển khai dự án chậm
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thiếu tính liên kết với nhau
II.Ổn định thị trường tài chính trong nước
Về thực trạng phát triển thị trường tiền tệ
Tham gia thị trường tiền tệ gồm có: 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm...
Nhìn chung, năm 2009 trên TTTT, lãi suất cho vay và huy động liên tục biến động, tỷ giá giữ ở mức ổn định trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, cho đến quý III năm 2010, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ổn định, đảm bảo an toàn, cung - cầu vốn không có biến động lớn, vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) đảm bảo khả năng thanh toán, lãi suất USD giảm, tỷ giá không có biến động lớn.
Từ đầu năm tới nay Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND tăng trên 5%, đây là việc làm rất cần thiết và phần nào phản ánh giá trị thực của VND. Trong ngắn hạn tỷ giá vẫn ổn định do đồng USD đang mất giá quá mạnh trên thị trường thế giới, Việt Nam nếu có muốn cũng không dễ làm mất giá tiền VND hơn nữa. Tuy nhiên ở Việt Nam thời điểm quý IV lượng kiều hối thường gia tăng đột biến, nguồn cung này sẽ góp phần giảm áp lực dự trữ ngoại tệ. Dự báo cho một thị trường ngoại hối dần ổn định, cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã dần cân bằng, tính thanh khoản ngoại tệ được cải thiện đáng kể, tỷ giá trên thị trường tự do sát với tỷ giá của các ngân hàng thương mại.
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường ngoại hối có những diễn biến không thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ. Liên tục từ đầu tháng 10 đến nay, giá USD luôn giữ ở mức cao. Đến ngày 18/10, tỷ giá giao dịch tại ngân hàng Vietcombank USD (mua/bán) 19.490 đồng/19.500 đồng, còn ngoài thị trường chợ đen, giá USD (mua/bán) đứng ở mức 19.990 đồng/19.995 đồng. Cùng với đó CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 9/2010 cũng tăng mạnh. Nhập siêu chưa có dấu hiệu giảm, tạo ra nguy cơ mất cân đối ngoại tệ theo chiều hướng âm.
Lãi suất thị trường đang gặp khó khăn do mặt bằng lãi suất hiện nay chịu tác động của cả nhân tố làm tăng và giảm đan xen nhau và do lãi suất huy động chưa giảm được trong thời gian trước mắt và chênh lệch lãi suất của ngân hàng thương mại không cao (khoảng 2,5%/năm), nên lãi suất cho vay chưa có điều kiện để giảm xuống mức lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ. Việc tiếp tục hỗ trợ lãi trong năm 2010 nhưng giảm về đối tượng và mức hỗ trợ là phù hợp với diễn biến tích cực về kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2010, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và kịp thời khắc phục những khó khăn, tồn tại về những tác động không tốt của cơ chế hỗ trợ lãi suất đã áp dụng trong năm 2009.
Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD. Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động vốn.
Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét.
Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.
Về thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn:
Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Năm 2008, sự biến động vào đầu năm của lãi suất và mức dự trữ bắt buộc mà NHTW quy định đã khiến thị trường tiền gửi và huy động vốn rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi mà sự thiếu hụt của nguồn vốn huy động trong ngắn hạn kèm theo đó là lãi suất tiền gửi đã tăng mạnh.
Năm 2009 cũng là một năm kinh doanh không mấy thuận lợi đối với các doanh nghiệp nói chung và hệ thống NHTM nói riêng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ, sự điều hành thận trọng của NHNN cùng với những nỗ lực tự thân của các NHTM cũng như các doanh nghiệp, từ quý II/2009, những khó khăn đã giảm bớt và hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vượt qua được tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% (sơ đồ 1) khá lâu khiến cho hoạt động ngân hàng có nhiều lúc rất khó khăn do nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế không dễ thu hút được nếu không có lãi suất hấp dẫn. Trong khi đầu ra bị khống chế bởi 150% lãi suất cơ bản, nên chênh lệch đầu vào và đầu ra trong hoạt động ngân hàng thấp, tiềm ẩn rủi ro. Mặc dù vậy, hệ thống ngân hàng vẫn cố gắng phát huy vai trò là kênh truyền dẫn vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là dòng vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ với dư nợ đạt trên 450.000 tỷ đồng, chiếm hơn ¼ tổng dư nợ của toàn hệ thống.
Những tháng đầu năm 2010, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất, tỷ giá và áp dụng đồng bộ các biện pháp bình ổn thị trường, thị trường tiền gửi đã có một số chuyển biến đáng ghi nhận, tính thanh khoản ngoại tệ trên thị trường được cải thiện đáng kể. Mặt khác, do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng.
Trên thị trường hiện nay vẫn tồn tại tình trạng huy động USD của các ngân hàng rất nhiều nhưng lại thiếu USD nguồn vốn để có thể bán lại cho các doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh nhiều công ty vẫn phải chấp nhận mua đồng USD ở thị trường tự do với mức giá cao hơn so với mức giá của NHNN quy định.
Hiện nay, ngân hàng muốn huy động thì phải tăng lãi tiết kiệm, dẫn đến lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. “Nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp Việt Nam lên tới 80% đến 90% của các kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, có rất ít doanh nghiệp có đủ uy tín để tự huy động vốn trong xã hội, còn lại đa phần vẫn phải vay vốn từ ngân hàng. Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng gia tăng ở mức hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần kiểm soát lạm phát. Theo NHNH, tổng phương tiện thanh toán 5 tháng đầu năm 2010 tăng 7,5%; tín dụng 5 tháng đầu năm 2010 tăng 7,46%. Ước đến tháng 6/2010, so với cuối năm 2009, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,6%, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng 10,82%, dư nợ tín dụng tăng 10,52%.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn, đảm bảo khả năng thanh khoản, các tổ chức tín dụng chấp hành tốt yêu cầu dự trữ bắt buộc và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Lãi suất thị trường được điều tiết ở mức hợp lý. Lãi suất huy động và cho vay có biểu hiện giảm sau khi NHNN ban hành Thông tư 12/TT-NHNN. Từ cuối tháng 5, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn trên 3 tháng tăng chủ yếu do sức ép tăng huy động vốn để cho vay. Điều đó góp phần táo tính khả quan cho thị trường tiền gửi và huy động vốn năm 2010.
Về quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán:
Bức phá mạnh mẽ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam là vào năm 2006 và những tháng trong năm 2007, tiếp theo đó là sự sụt giảm về chỉ số chứng khoán lớn nhất vào năm 2008, mức giảm 66% của chỉ số VN-Index khiến Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong khu vực.
Điểm lại năm 2009 là năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động tăng giảm không ngờ. Đầu năm là sự sụt giảm mạnh mẽ khi chỉ số VN-Index chỉ còn lại 235 điểm, sau đó là sự tăng mạnh mẽ VN-Index tăng mạnh đạt đỉnh cao 525 giữa tháng 6 và đợt sóng cuối cùng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 khi VN-Index liên tiếp lập những kỷ lục mới chưa từng có trước đó về khối lượng giao dịch cả giá trị giao dịch, tại vùng 630 điểm đây cũng là đỉnh cao nhất trong năm. Những tháng cuối năm với việc dòng tiền bị hạn chế tâm lý nhà đầu tư bất ổn đã khiến thị trường giảm điểm mạnh trong khi thị trường cả thế giới đi lên. Đó là đặc điểm của thị trường việt nam khi tâm lý đám đông chế ngự.
Đến đầu năm 2010 với sự khai thông của dòng tiền, áp dụng hạn mức tín dụng mới và không bị hạn chế như cuối năm vừa qua, các công ty CK và ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay, nhà đầu tư mạnh dạn sử dụng đòn bẫy, khi mà áp lực giải chấp không còn. Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hầu như đều tăng trưởng tốt trong quý I 2010 khi mà tiêu dùng tăng mạnh trong những tháng lễ tết.
4) Một số đánh giá về thực trạng phát triển thị trường tài chính ở nước ta
Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ. Nhìn chung thị trường này chưa phát triển và Ngân hàng Nhà nước NHTW, chưa thực sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả vào thị trường này. Các loại lãi suất của NHTW: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nét đến thị trường. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc... thiếu linh hoạt. Các NHTM và Tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM.
Về thị trường chứng khoán. Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các NHTM là rất lớn. Việc các NHTM cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, các NHTM NN cổ phần hóa thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu trên Trung tâm, cũng như tới đây sẽ có thêm một số Công ty kinh doanh chứng khoán của các NHTM đi vào hoạt động... sẽ tạo đà thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa.
Song cho đến thời điểm này, mới chỉ có gần 100 công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là quá ít, tạo ra sự nghèo nàn hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của các NHTM chưa được niêm yết và giao dịch cũng phần nào hạn chế tính sôi động của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường chưa cao. Thông tin chưa thật sự minh bạch.
Phần III:Giải pháp và định hướng ổn định và phát triển tự do hóa Tài chính
Đối với tự do hóa tài khoản vốn
Do tính linh hoạt của các tài sản tài chính còn thấp, các qui định pháp lý về giao dịch của các công cụ tài chính chưa được luật hóa, dư nợ tín dụng tăng mạnh nhưng rủi ro rất cao, đặc biệt khi lượng ngoại tệ chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng tín dụng tại các NHTM. Việc cho phép các ngân hàng được cấp tín dụng bằng ngoại tệ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng cân đối được bảng tổng kết tài sản ngoại tệ và hạn chế rủi ro ngoại hối trong một môi trường thiếu vắng các công cụ bảo hiểm trước những dao động về tỉ giá của VND. Tuy nhiên, cơ chế khuyến khích trong các TCTD không gắn liền với mục đích hoạt động, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng còn bất cập. Năng lực giám sát của NHNN đối với hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế, các phương pháp giám sát vẫn dựa trên cơ chế tuân thủ các qui định hành chính một cách máy móc.
Quá trình tự do hóa GDV đã tác động mạnh tới hoạt động của các TCTD, đặc biệt là nền kinh tế đang bị đô la hóa với 30% lượng tiền gửi tại các TCTD là ngoại tệ, tỉ lệ này là 40% tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, năng lực quản trị rủi ro tại các TCTD Việt Nam còn hạn chế, tính chất mệnh lệnh trong quan hệ tín dụng chưa được khắc phục.
Việc điều hành CSTT gặp nhiều khó khăn do NHNN phải đồng thời thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, can thiệp trên thị trường ngoại hối để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và ổn định tỉ giá tránh để VND mất giá hoặc lên giá quá mức.
Về cơ bản, khu vực tài chính của Việt Nam hiện nay còn hạn chế để có thể thực hiện một tài khoản vốn hoàn toàn tự do, vốn tự có tại các TCTD còn thấp và vẫn còn có TCTD chưa đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, chất lượng tài sản và các khoản dự phòng chưa đáp ứng yêu cầu, tính linh hoạt của các tài sản tài chính còn thấp, hệ thống quản lý giám sát còn nhiều bất cập.
Đứng trước những thực trạng như vậy các giải pháp đã được các nhà kinh tế đưa ra đó là:
-Phải chủ động tự do hoá tài chính trên cơ sở: Minh bạch hoá mối quan hệ giữa CSTT và CSTK, làm cho cả 2 chính sách này ngày càng lành mạnh bằng cách trao nhiều quyền lực cho NHTW trong việc hoạch định và thực thi CSTT. NHTW phải đủ sức và đủ công cụ để bảo đảm ổn định sức mua của đồng tiền Việt nam; Đủ sức kiểm soát và làm chủ các nghiệp vụ chính của NHTW như: Điều hành thị trường tiền tệ; Điều hành và kiểm soát toàn bộ hệ thống thanh toán quốc gia; Đảm bảo trên đất Việt nam chỉ tiêu tiền VN và nhanh chóng thực hiện lộ trình tự do chuyển đổi cho đồng tiền VN; Đổi mới cơ chế và quyền lực trong hoạt động thanh tra – giám sát hoạt động Ngân hàng của mọi loại Định chế tài chính (ngay cả khi có Uỷ Ban giám sát tài chính ngoài NHTW)
- Mọi hoạt động có tính chất đầu tư của khu vực tài chính công phải thực hiện thống nhất theo cơ chế thị trường, đều phải bị điều chỉnh thống nhất bởi Luật chuyên ngành về Ngân hàng; Hạn chế dần và có kỷ cương minh bạch, công khai về các hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi đối với khu vực thuộc đối tượng chính sách ưu đãi của Nhà nước; Thống nhất một mạng thanh toán quốc gia đối với mọi Pháp nhân có quan hệ thanh toán với Ngân hàng, kể cả khu vực NSNN và khu vực tài chính Nhà nước ngoài NSNN.- Cần phải đứng trên lợi ích của Nhà nước để dẫn dắt thị trường bằng cách có chính sách “dãn” rộng hơn khoảng cách giữa các lần cổ phần hoá từng NHTMNN hay từng DNNN nếu không, một bộ phận tài sản của Nhà nước sẽ có xu hướng rơi vào tay cá nhân các nhà đầu cơ!
- Đào tạo và từng bước phổ cập kiến thức phổ thông về cung ứng và “mua” các dịch vụ tiện ích từ Ngân hàng. Mở rộng việc chuyển quan hệ tín dụng trực tiếp giữa cá nhân với Ngân hàng sang quan hệ tín dụng gián tiếp thông qua các Công ty, Nhà máy chế biến, Tập đoàn công nghiệp, Tập đoàn thương mại đồng thời có chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ việc mở tài khoản thanh toán qua Ngân hàng của cả Pháp nhân và thể nhân để cùng với các giải pháp công nghệ nhanh chóng nhất thể hóa thẻ thanh toán trên lãnh thổ Việt am .
Bên cạnh đó ta cũng nên nghiên cứu mô hình tự do hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt Trung Quốc tập trung vào những lợi thế, thách thức, và những khó xử trong chính sách liên quan đến quá trình tự do hóa của họ để làm bài học cho Việt Nam. Có thể thấy trước rằng việc tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với một cuộc cải cách sâu rộng và đồng bộ trên nhiều mặt của nền kinh tế vĩ mô mà một trục trặc trong quá trình này cũng sẽ làm cái giá phải trả cho việc tự do hóa trở nên đắt hơn nhiều
Định hướng trong những năm tiếp theo:
Từng bước mở cửa thị trường vốn trong nước theo phạm vi và trình tự hợp lý, phù hợp dần với thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện mở cửa thị trường vốn đồng thời với cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính, cả về cơ cấu tổ chức, trình độ nguồn nhân lực, quan điểm và phương pháp điều hành. Trong đó, cải cách về chính sách điều hành tỉ giá, quản lý ngoại hối và lãi suất có vai trò đặc biệt quan trọng.
Tự do hóa GDV phải gắn liền với việc tăng cường kỷ luật tài chính, trong đó hệ thống ngân hàng là trung tâm. Mục tiêu là minh bạch hóa hệ thống kế toán, kiểm toán, tăng cường thanh tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro, trong đó việc thực hiện minh bạch hóa thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực của các quyết định chính sách và biện pháp điều chỉnh.
Giám sát chặt chẽ các luồng vốn vào, nhất là vốn ngắn hạn, có biện pháp điều chỉnh cơ cấu luồng vốn nước ngoài theo hướng hạn chế rủi ro của các luồng vốn ngắn hạn thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô và kiểm soát các luồng vốn, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, nhằm ổn định thị trường và tỉ giá hối đoái.
Tăng cường hiệu quả giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, xây dựng các chỉ tiêu giám sát theo CAMELS, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống thông tin quản lý để có biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết.
Trong quá trình đàm phán mở cửa dịch vụ tài chính, không nên loại bỏ những hạn chế cần thiết về tỉ lệ sở hữu vốn của bên đối tác nước ngoài, đồng thời kèm theo những ràng buộc về hình thức đầu tư và nhân sự điều hành hoặc sử dụng lao động để đảm bảo lợi ích chủ quyền quốc gia và duy trì sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường tài chính. Đối với hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán, cần có những bước đi và biện pháp bảo vệ hết sức thận trọng, tiến tới mở cửa toàn diện thị trường vốn khi điều kiện cho phép.
Tự do hóa GDV cần được thực hiện từ từ và chỉ khi đã có đủ những điều kiện cơ bản sau đây:
- Hệ thống ngân hàng đã phát triển mạnh, có khả năng hấp thụ và phân bổ hiệu quả các nguồn vốn vào. Đồng thời, có qui định pháp lý đầy đủ và đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và hạn chế độc quyền;
- Cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh cao, có khả năng thích ứng với những thay đổi kinh tế trong và ngoài nước, các công ty được sắp xếp lại và đổi mới công nghệ nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay;
- Môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh để tránh thâm hụt ngân sách, thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trưởng GDP, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán;
- Xây dựng hệ thống qui định thận trọng và đủ mạnh, đảm bảo thực hiện hệ thống kế toán, kiểm toán và chế độ báo cáo phù hợp. Cơ chế thị trường phát triển đồng bộ và có hiệu quả, có khả năng huy động mọi nguồn lực cho tăng trưởng;
- Đảm bảo hiệu lực của các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế điều hành tỉ giá hối đoái, đảm bảo mức dự trữ ngoại hối phù hợp, có khả năng đối phó với những biến động trên thị trường ngoại hối và tỉ giá hối đoái, đáp ứng đủ ngoại tệ cho nhu cầu của đất nước;
- Tạo lập hạ tầng cơ sở cho thị trường trong nước trước khi tự do hóa các GDV, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho hoạt động đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu và các công cụ nợ, góp phần giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Tóm lại cần phải tiến hành tự do hóa các giao dịch vốn từng bước phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần gắn nó với việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng phải đủ mạnh để đủ sức ứng phó với những rủi ro khi các nguồn vốn biến động và hệ thống giám sát tài chính phải được củng cố và phát triển.
Đối với thị trường tài chính trong nước
Việt Nam không thể đẩy quá nhanh việc xây dựng thị trường tài chính, cũng như thị trường chứng khoán vượt lên trên sự phát triển chung của nền kinh tế, tức là phải phát triển đồng bộ, tất nhiên là phải có sự ưu tiên xây dựng các tiền đề, cơ sở hạ tầng nào đó. Chúng ta không thể nôn nóng, cũng như không thể ngồi chờ cho đủ điều kiện được. Như phần đầu bài viết đã đề cập, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên, khi thị trường tiền tệ nóng lên, thì thị trường chứng khoán cũng sôi động. Phát triển thị trường tiền tệ, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn trong nền kinh tế, nâng cao khả năng kinh doanh trên thị trường tiền tệ của các tổ chức trung gian tài chính, tạo điều kiện cho các tổ chức này sẵn sàng tham gia có hiệu quả trên thị trường chứng khoán. Theo đó một số đề xuất và kiến nghị như sau:
- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp chặt chẽ mạnh dạn đưa 2-4 NHTM cổ phần đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Phối hợp chặt chẽ, trên cơ sở tài trợ quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của NHTM trên thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính cũng nên cùng NHNN tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc định giá NHTM và một số giải pháp khác đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hai NHTM NN đầu tiên theo kế hoạch.
- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các NHTM cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay.
- Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so NHNN tổ chức, vận hành.
- NHNN nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối cùng của NHNN trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế. Các NHTM mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳ hạn, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Đây cũng chính là các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới, cũng như là khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà Ngân hàng thương mại cần nhằm tới thu hút./.
DANH SÁCH NHÓM 4
NGUYỄN THỊ XUÂN-NHD-K11 (NHÓM TRƯỞNG)
PHẠM LAN HƯƠNG-NHC-K11
PHẠM THỊ HỒNG VÂN-TTQTD-K11
NGÔ THỊ THANH-NHA-K11
LƯƠNG THỊ NGỌC HÀ-TCDNA-K11
DƯƠNG HOÀNG GIANG-NHB-CĐ26
NGUYỄN THỊ NĂM-TCDNA-K11
NÔNG VĨNH HÀ-NHE-K11
NGUYỄN TOÀN THẮNG-NHD-K11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 71183457BaiThaoLuanTCQT.doc