MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần mở đầu
Phần thứ nhất : Khổng Tử và Luận ngữ
1. Con người Khổng Tử
2. Tác phẩm Luận ngữ
3. Giới thuyết khái niệm quân tử và tiểu nhân
Phân thứ hai
1. Cấu trúc dân cư và cách hiểu khái niệm quân tử, tiểu nhân trong xã hội Tây Chu
2. Đại biến Xuân Thu, tầng lớp sĩ mất mất đị vị quí tộc
3. Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ
4. Con đường từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân trong luận ngữ
Phần thứ ba: Thay lời kết.
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong hệ thống tư tưởng Nho giáo chiếm một vị trí tương đối quan trọng. Trong lịch sử nghiên cứu Nho học, có rất nhiều học giả đã quan tâm đến vấn đề này, và đã giải quyết từ nhiều góc độ khác nhau.
Sự hiện diện của hai khái niệm này trong tư tưởng Khổng Tử đã có ảnh hưởng rất sâu rộng và trong thời gian dài đối với văn hoá của các nước thuộc khu vực Nho giáo.
Để phục vụ cho quá trình học tập, tìm hiểu về lĩnh vực tư tưởng này, trong phạm vi báo cáo khoa học của sinh viên, chúng tôi đã lựa chọn triển khai đề tài “Từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ”.
Đây không phải là một vấn đề nhỏ và dễ giải quyết, song chúng tôi đặt mục tiêu thông qua việc thực hiện đề tài này sẽ bổ sung thêm được nhiều kinh nghiệm làm khoa học cũng như kiến thức Nho giáo. Chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, nhưng việc hoàn thành báo cáo này cũng đã là một cố gắng lớn của chúng tôi.
2. Kết cấu báo cáo.
Chúng tôi chia báo cáo thành 4 phần:
Phần mở đầu: Nếu lý do chọn đề tài và kết cấu báo cáo.
Phần thứ nhất: Không tử và Luận ngữ.
Trong phần này chúng tôi trình bày 3 nội dung:
- Con người Khổng Tử
- Tác phẩm Luận ngữ
- Giới thiệu khái niệm quân tử và tiểu nhân.
Phần thứ hai: chúng tôi trình bày 4 mục, nhằm đưa ra hình dung về con đường phát triển của cách hiểu về quân tử tiêu nhân từ quan niệm xã hội Tây Chu đến Luận ngữ.
- Cấu trúc dân cư và cách hiểu khái niệm quân tử, tiêu nhân trong xã hội Tây Chu.
- Đại biến Xuân Thu, tấng lớp xĩ mất địa vị quý tộc.
- Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ.
- Con đường từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ.
Phần thứ ba: Thay lời kết.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong hệ thống tư tưởng Nho giáo chiếm một vị trí tương đối quan trọng. Trong lịch sử nghiên cứu Nho học, có rất nhiều học giả đã quan tâm đến vấn đề này, và đã giải quyết từ nhiều góc độ khác nhau.
Sự hiện diện của hai khái niệm này trong tư tưởng Khổng Tử đã có ảnh hưởng rất sâu rộng và trong thời gian dài đối với văn hoá của các nước thuộc khu vực Nho giáo.
Để phục vụ cho quá trình học tập, tìm hiểu về lĩnh vực tư tưởng này, trong phạm vi báo cáo khoa học của sinh viên, chúng tôi đã lựa chọn triển khai đề tài “Từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ”.
Đây không phải là một vấn đề nhỏ và dễ giải quyết, song chúng tôi đặt mục tiêu thông qua việc thực hiện đề tài này sẽ bổ sung thêm được nhiều kinh nghiệm làm khoa học cũng như kiến thức Nho giáo. Chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, nhưng việc hoàn thành báo cáo này cũng đã là một cố gắng lớn của chúng tôi.
2. Kết cấu báo cáo.
Chúng tôi chia báo cáo thành 4 phần:
Phần mở đầu: Nếu lý do chọn đề tài và kết cấu báo cáo.
Phần thứ nhất: Không tử và Luận ngữ.
Trong phần này chúng tôi trình bày 3 nội dung:
Con người Khổng Tử
Tác phẩm Luận ngữ
Giới thiệu khái niệm quân tử và tiểu nhân.
Phần thứ hai: chúng tôi trình bày 4 mục, nhằm đưa ra hình dung về con đường phát triển của cách hiểu về quân tử tiêu nhân từ quan niệm xã hội Tây Chu đến Luận ngữ.
- Cấu trúc dân cư và cách hiểu khái niệm quân tử, tiêu nhân trong xã hội Tây Chu.
- Đại biến Xuân Thu, tấng lớp xĩ mất địa vị quý tộc.
- Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ.
- Con đường từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ.
Phần thứ ba: Thay lời kết.
PHẦN THỨ NHẤT
KHỔNG TỬ VÀ LUẬN NGỮ
1. Khổng tử.
Khổng Tử (551 - 479tr.CN) người nước Lỗ, dòng dõi quí tộc sa sút. Bố mất sớm, thuở nhỏ sống nghèo khổ, nên gần gũi với tầng lớp bình dân. Khổng Tử tính tình trầm lặng, ham học hỏi, từ nhỏ thích chơi những trò cúng tế, tỏ ra có thiên hướng về lễ. Lớn lên rất thích tìm hiểu thi, thư, lễ, nhạc, học thứ gì cũng đều cặn kẽ, đến nơi đến chốn và rất xuất sắc.
Hoàn cảnh không may của gia đình, bên cạnh đó là bối cảnh xã hội cuối thời Xuân Thu nhiều động loạn, lễ hoại nhạc băng, quyền lực của Thiên tử nhà Chu giảm sút, nhiều nước chư hầu mạnh lên, tranh giành đất đaim lấn lướt Thiên tử, chiến tranh xảy ra liên miên không dứt, đã có những tác động lớn đến ông, Khổng Tử muốn đem những sở học của mình ổn định lại thế cuộc, xây dựng lại một xã hội lễ nhạc Tây Chu. Nhưng bằng con đường nào?
Trong xã hội Tây Chu, trật tự được duy trì bằng sức mạnh của Vu giáo, bằng quyền uy chế ước ngoại lai của Lễ. Con người không tồn tại trong mối quan hệ xã hội, nghĩa là giữa con người với con người, mà chỉ có quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trên cùng thì có Thượng đế, lại có lễ biện biệt đẳng cấp, giá trị con người đồng nhất với một địa vị mà nó chiếm giữ. Nhưng đến khi hệ giá trị đó bắt đầu bị lung lay, cơ cấu xã hội bắt đầu có biến chuyển, tầng lớp địa chủ mới hình thành mạnh lên, giai cấp quí tộc yếu thế dần thì Lễ cũng mất quyền uy. Trước đây, con người được nhận một sự bảo trợ vô điều kiện từ trời, nhưng nay thì vị thần tối linh ấy cũngđã bất lực, số phận con người cảm thấy thật bấp bênh, người ta cần một hệ giá trị khác phù hợp hơn để mà bấu cìu. Xu hướng tư tưởng đều bứt ra khỏi Vu Giáo không còn thiêng nữa. Không nằm ra ngoài xu hướng trên, Khổng Tử đi tìm một con đường mới: con đường nhân tâm. Không bàn đến quái lực, loạn, thần. .. Nho giáo dành trọn quan tâm vào ứng xử.
Xây dựng phạm trù “Nhân”, Khổng Từ muốn dùng một ước thúc nội tại để nhằm đạt đến hiệu quả của một ước thúc ngoại tại. Điều này quan trọng.
Nho giáo đã đem đến cuộc sống một triết học gắn liền với nhân sinh, để giải quyết một vấn đề về xã hội nó đã trình bày một lối sống. Lý Trạch Hậu gọi đó là “lý tính thực tiễn” của Nho giáo. Lâm Ngữ Đường gọi Nho giáo là “triết học cận nhân tình” và gọi Khổng Từ là “nghệ thuật gia về lối sống”.
Tuy nhiên, học thuyết của ông không được ai sử dụng.
Cuối đời, Khổng Tử để tâm dạy học, san định kinh sách, đem chí hướng một đời cứu thế tôn Chu chưa toại nguyện mà chỉnh đốn sắp xếp lại Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, lại dựa vào bộ sử nước Lỗ mà làm kinh Xuân Thu, bàn chuyện thị phi của hơn hai trăm năm, ngụ ý khen chê để tỏ nền Lễ chính. Đây là một cuộc tổng kết văn hoá có ảnh hưởng to lớn và quan trọng vào bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nhận xét về cuộc tổng kết văn hoá này, học giả Liễu Di Chinh - “Văn hoá sử Trung Quốc” - Nhà xuất bản Đại Bách Khoa toàn thư Trung Quốc - 1998, viết: “Không có Khổng Tử thì không có văn hoá Trung Quốc. Ông đã truyền bá nền văn hoá trước ông hàng ngàn năm và sáng lập nên văn hoá sau ông hàng ngàn năm”(1).
2. Luận ngữ.
“Luận ngữ” có nghĩa đen là những lời bàn bạc trao đổi. Đúng với tên gọi của nó, Luận ngữ ghi lại lời dạy của Khổng Tử về nhiều vấn đề như luân lí, chính trị, học thuật... ngoài ra sách còn chép cả những trao đổi của đám cao đệ như Tăng Sâm, Nhan Uyên, Tử Lộ... Khổng Tử không viết Luận ngữ, mà sách do các học trò sưu tầm, biên soạn, có khi chủ yếu là sau khi Khổng Tử đã mất.
Khổng Tử có khoảng hơn 14 năm du thuyền các nước, quyết tâm cải tạo xã hội của ông đều thể hiện cả trong Luận ngữ. Trên thực tế, tư tưởng Đại học, Trung dung và cả Mạnh Tử về cơ bản đều được xây dựng trên cơ sở Luận ngữ.
Sách gồm 20 thiên, được chia thành hai quyển thượng và hạ, mỗi thiên lấy hai chữ đầu để đặt tên. Do tính chất ghi chép trực tiếp của nó, Luận ngữ được coi là tài liệu quan trọng nhất để nghiên cứu về Khổng Tử và Nho giáo nguyên thuỷ.
3. Khái niệm quân tử và tiểu nhân.
Học thuyết Nho gia đặc biệt chú ý đến vấn đề quân tử và tiểu nhân. Trong tác phẩm Luận ngữ “quân tử” được nhắc đến 104 lần, “tiểu nhân” được nhắc đến 22 lần. Sách “Almanach những nền văn minh thế giới” - Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin - Hà Nội - 1999, viết: “Sách Luận ngữ có thể coi như là cuốn sách dạy người ta cái Đạo làm người quân tử một cách thực tiễn...” (tr.1402).
Nho giáo đã cố gắng xây dựng hình mẫu lý tưởng người quân tử, đặt trong mối quan hệ đối lập, mâu thuẫn với kẻ tiểu nhân. Người ta gọi Nho giáo là học thuyết quân tử, cái này có lý do của nó, ta sẽ nói đến sau, còn ở đây điều đó cho thấy rằng, vấn đề quân tử và tiểu nhân gắn liền với nội dung học thuyết Nho giáo, và tìm hiểu nội hàm hai khái niệm này là công việc không thể không quan tâm. Trong thực tế, chuyện này không có gì mới.
Sào Nam Phan Bội Châu trong “Khổng học đăng”, đã dành một chương để bàn về “Phương pháp biện biệt quân tử với tiểu nhân” (Chương XIII - Khổng học đăng thượng thiên), xét 14 câu trong Luận ngữ mà quân tử và tiểu nhân “so đọ cung nha”(2), qua đó đưa ra cách nhìn nhận thế nào là quân tử, thế nào là tiểu nhân.
Nguyễn Hiến Lê trong “Đại cương triết học Trung Quốc” - quyển hạ - phần V - Chương V, dẫn lại trong “Khổng Tử” - Nhà xuất bản Văn hoá - 1996, tr.204 - tr.205, viết:
“Cứ xét trong Luận ngữ thì Khổng Tử dùng tiếng quân tử theo ba nghĩa: thuần trỏ địa vị, thuần trỏ tư cách, vừa trỏ địa vị vừa trỏ tư cách”.
Có một điều, hai từ quân tử và tiểu nhân không phải chỉ mới ra đời trong Luận ngữ. Trong Kinh Thi, đếm được hơn 150 lần xuất hiện từ quân tử. Các công bố khoa học gần đây của Trung Quốc cho biết có nhiều tư liệu để tin rằng, Kinh Thi đã hoàn thành muộn nhất là năm 559 tr.CN, như vậy, chắc chắn vào nhà Chu từ quân tử đã lưu hành rộng rãi.
PHẦN THỨ HAI
1. Cấu trúc dân cư và cách hiểu khái niệm quân tử, tiểu nhân trong xã hội Tây Chu.
Đầu Tây Chu, xã hội chiếm hữu nô lệ đang ở thời kỳ cường thịnh của nó. Của cải và quyền lực tập trung trong tay tầng lớp quý tộc. Trật tự xã hội được duy trì bởi niềm tin sự Thượng đế, bởi sức mạnh chế ước của Lễ. Trong bối cảnh đó, quan hệ xã hội là quan hệ đẳng cấp, phận vị, người ta chưa đặt thành vấn đề quan hệ đạo đức.
Một phân biệt quan trọng trong xã hội chiếm hữu nô lệ là phân biệt quốc và dã. Quốc là đô, nơi vua và bách quan ở, dã là vùng xung quanh đó, nơi đồng nội, ở đó có nô lệ và những người cai quản nô lệ. Dã chịu trách nhiệm sản xuất để nuôi sống quốc. Quốc “như một cái bướu ăn bám trên cơ thể nông thôn là dã” (Trần đình Hượu). Dân cư ở quốc gọi là quốc dân, cơ bản có tầng lớp quý tộc, những người làm phục dịch, ngoài ra còn có dân tự do gọi là tiểu thần. Dân sống ở dã gọi là dã nhân, là “tiểu nhân”. Dân tự do và người làm phục dịch ở quốc cũng gọi là “tiểu nhân”, còn giới quý tộc, có địa vị và có của cải, gọi là “quân tử”.
“Nho học Bách khoa toàn thư” - Nhà xuất bản Đại Bách Khoa toàn thư - Trung Quốc - 1997, mục từ “Quân tử luận” viết:
“Trước thời Xuân Thu, quân tử chỉ những người có thân phận, địa vị quý tộc đứng trong thế đối sánh với người có địa vị thấp hèn là tiểu nhân, người quân tử đương nhiên có tu dưỡng Lễ nghĩa và phẩm chất đạo đức tương xứng với địa vị của họ. Nhưng người ta có thể dựa vào những tiêu chuẩn nhất định để tiến hành đánh giá về người quân tử “Bọn người quân tử kia, không biết gì đến đức hạnh” (Thi Kinh - Bân phong - Hùng Kê). Mặc dù những người quân tử ấy không biết đến đức hạnh nhưng họ vẫn là quân tử”.
Như vậy, trong xã hội Tây Chu, khái niệm quân tử và tiểu nhân mang ý nghĩa đẳng cấp. Mối quan hệ giữa quân tử và tiểu nhân là mối quan hệ giữa người thống trị và kẻ bị trị, và mối quan hệ ấy được ràng buộc bởi Lễ.
Trong học thuyết chính trị của mình, Khổng Tử đã ra sức theo đuổi một xã hội Chu Công lý tưởng như vậy. Cho nên, cách hiểu quân tử và tiểu nhân như thế sẽ được Nho giáo kế thừa. Nho gia trước hết, lấy thân phận, địa vị để làm tiêu chí phân biệt quân tử và tiểu nhân.
Hình 1: Mô hình xã hội Tây Chu.
2. Đại biến Xuân Thu, tầng lớp sĩ mất địa vị quý tộc.
Bước vào thời Xuân Thu, xã hội có những thay đổi lớn. Trong nông nghiệp, 00 sự phổ biến của dụng cụ lao động bằng sắt cũng như biết sử dụng sức bò kéo đã dẫn đến kinh tế phát triển vượt bậc, tiếp theo là sự xuất hiện của tư hữu ruộng đất. Trong xã hội xuất hiện những người giàu có xuất hiện là bồi thần hay nông quan.
Trước đây, danh và thực luôn đi cùng nhau, giàu tức là sang, phú tức là quý, thì bây giờ, đã có những người giàu mà không sang, trong khi đó, tiềm lực kinh tế của quý tộc lại suy sút dần, không còn có đủ sức mạnh để duy trì cục diện, bèn phải tiến hành “cắt giảm nhân khẩu”. Đây là một sự xáo trộn cơ cấu dân cư lớn, sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của Nho học cũng như ảnh hưởng đến quan niệm về quân tử và tiểu nhân sau này.
Ban đầu tầng lớp quý tộc gồm: Vương, Công, Khanh, Đại phu, Sĩ được hưởng chế độ thế tập bổng lộc, quyền lực được truyền từ đời nọ sang đời kia. Tầng lớp Sĩ là loại thấp nhất, nhưng lại tiêu biểu nhất cho quý tộc. Tầng lớp này nắm giữ văn hoá và là lực lượng chính giải quyết hai sứ mệnh của quí tộc trong xã hội nô lệ: quân sự và tôn giáo. Nhưng đến đây, Sĩ chiếm số lượng lớn trong quý tộc sẽ bị cắt xuống hàng thứ nhân. Việc cắt bỏ tư cách quý tộc của Sĩ được ban thành văn bản hẳn hoi vào năm 651 tr.CN - Lỗ Hy) (Công năm thứ 9.
Việc Sĩ không còn được hưởng chế độ thế tập là một biến động sâu sắc đối với đời sống của tầng lớp này. Theo quan niệm lúc đó, Sĩ đa không còn là quân tử. Hai ứng xử trước tình huống này của tầng lớp Sĩ dẫn đến hai học thuyết lớn nhất của Trung Hoa cổ đại. Khổng Tử chủ trương đưa kẻ Sĩ quay lại với địa vị quân tử từ đây sẽ có Nho giáo, một bộ phận kẻ Sĩ khác như Lão Tử, đã không tìm con đường quay về mà mang tâm tự chán chường ấy đến một thế giới khác, đây là Đạo giáo.
3. Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ.
3.1. Lý tính thực tiễn của Nho gia.
Khi tầng lớp Sĩ bị cắt tư cách quý tộc, là hậu quả của một xã hội lễ hoại nhạc băng, các trục xã hội bị đảo lộn, Khổng Tử muốn chống loạn phục lễ cũng chính là muốn khôi phục tư cách quý tộc của tầng lớp mình.
Trong Luận ngữ, ta sẽ thấy bàn đến quân tử tiểu nhân là một nội dung quan trọng, từ “quân tử” xuất hiện 104 lần, từ “tiểu nhân” xuất hiện 22 lần nhưng không thể tìm thấy một định nghĩa nào. Tất cả đều như đã được mặc định.
Trong lúc cố gắng để tìm một định nghĩa. Chúng tôi phát hiện vài câu khá thú vị, như trường hợp II.12. “Tử viết: Quân tử bất khí” (Khổng Tử nói: Quân tử không phải là đồ vật). Đây là kiểu định nghĩa lẩm cẩm “A không phải là B” mà người phương Tây sẽ rất lấy làm buồn cười, nhưng nó chỉ đáng cười khi Khổng Tử đúng là định làm một công việc xa lạ đối với ông và hầu hết người Trung Hoa khác: định nghĩa. Không, phương Đông không ưa thói quen định nghĩa của tư duy luận lí, phương Đông không thích rành mạch danh từ. Ngay cả trường hợp VIII.7: “Tăng Tử viết: Khả dĩ thác lục xích chi cô, khả dĩ ký bách lí chi mệnh, lâm đại tiết nhi bất khả đoạt dã. Quân tử nhân dư? Quân tử nhân dã” (Tăng Tử nói: Có thể đem con côi sáu thước nhờ trông nom, có thể giao phó dân chúng một nước trăm dặm, gặp nguy biến vẫn giữ tiết tháo không thể uy hiếp. Người như thế là người quân tử chăng? Là người quân tử vậy), trường hợp này có vẻ giống một định nghĩa, thì đó cũng chỉ là một kiểu định nghĩa kì quái của Trung Quốc. Định nghĩa của người Trung Quốc bao giờ cũng không đầy đủ.
Như vậy, mối quan tâm của Luận ngữ không phải là việc xác định thế nào là quân tử, thế nào là tiểu nhân. Luận ngữ đã tiếp thu hai khái niệm này từ trước, và khi Khổng Tử cùng học trò bàn nhiều như thế về hai khái niệm này, đã cung cấp thêm nội hàm cho nó.
Khi Khổng Tử chuyển từ ước thúc ngoại tại của Nhân làm căn bản, lấy Nhân là một thực tiễn đạo đức để giải quyết khủng hoảng của xã hội chiếm hữu nô lệ, thì cùng với chủ trương Đức trị ấy, điều gì sẽ xảy ra? Khi Khổng Tử phản đối Pháp trị, cũng không tán thành thái độ tránh đổi tị thế của Đạo gia mà chủ trương “chấp trứ” (ngược với vô chấp của nhà Phật), hữu vi, xây dựng nên mẫu người hiền nhân - quân tử, thì điều gì sẽ xảy ra? Khi đó, Khổng Tử là đại diện tiểu biểu của kẻ sĩ - với mục đích sâu xa là tìm cách sát nhập trở lại kẻ sĩ vào bộ phận quân tử (mà không phải là quân tử vào kẻ sĩ) đã khôn khéo gạt qua một bên mối quan hệ đẳng cấp giữa quân tử và tiểu nhân, xếp nó vào hạng thứ yếu, để nhấn mạnh một mối quan hệ mới, biến nó thành nội dung cơ bản: mối quan hệ đạo đức. Thực tiễn đạo đức “Nhân” đã được biểu hiện trong khái niệm quân tử, tiểu nhân. “Nhân” là phương pháp, cuối cùng một cách không ý thức đã quan trọng hơn mục đích. Quân tử mà bỏ điều nhân thì sao mà hợp với cái danh quân tử được (Quân tử khử Nhân ô hồ thành danh - IV.5). Như vậy, Nhân từ đây trở thành Đức mục của người quân tử. Giữa quân tử và tiểu nhân xuất hiện quan hệ đạo dức: Mối quan hệ mới, Nho giáo đã cụ thể xử lí mối quan hệ đó như thế nào?
3.2. Hiếu đễ là gốc.
Vấn đề Hiếu đễ, ban đầu đơn giản là một biểu hiện của Lễ. Đức Hiếu đóng vai trò năng nổ trong việc duy trì ổn định của tôn ti, và được cả hệ thống tôn ti thuần hậu đó vận hành không cần lí giải. Khổng Tử là người đầu tiên tìm nguyên nhân vì sao phải thực thi Hiếu Đễ. Ông đã đồng nhất Hiếu đễ với nhân tính (tính người), như thế đã chuyển Hiếu đễ từ một ước thúc bên ngoài thành một nhu cầu bên trong. Thực hiện Hiếu đễ là thể hiện Nhân tính của mình, đây là tầng thứ cơ bản của “Nhân”.
Hữu Tử viết: “kỳ vi nhân dã hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả tiễn hĩ. Bất hiếu phạm thượng nhi hiếu tác loạn giả vi chi hữu dã. Quân tử vu bản, bản lập nhị đạo sinh. Hiếu đễ dã giả kì vi nhân chi bản dư”.
(Hữu Tử nói: “Làm người Hiếu đễ mà lại ưa phạm thượng, hiếm thay. Người không ưa phạm thượng mà thích làm loạn thì chưa có bao giờ. Người quân tử quan tâm ở gốc, gốc lập rồi Đạo mới sinh. Hiếu đễ là gốc của Nhân đó chăng”).
Hiếu đễ là biểu hiện vừa là nội dung của Lễ trong phạm vi gia đình, tôn giáo. Tôn ti trong gia đình là cái gốc của tôn ti xã hội, Hiếu đễ là gốc của Nhân.
Lâm Ngữ Đường nhận xét: “Khổng Tử đã cho chế độ gia đình một căn bản triết học”. Gốc lập rồi thì đạo mới sinh, điều này quy định thái độ ứng xử, người quân tử trọng cái gốc (vụ bản). Việc thi hành Hiếu đễ của người quân tử cũng là “hành đạo”.
“Quân tử đốc ư thân, tắc dân hưng ư nhân. Có cựu bất di tắc dân bất du” (VIII.3).
(Quân tử dốc lòng đối với người thân tất dân hăng hái ở điều Nhân. Chỗ quen biết cú không bỏ rơi tất dân không bạc).
“Nhân” là đức mục của người quân tử, đức mục của người chăn dân: quân tử trên hết vẫn là một đẳng cấp. Đẳng cấp là “điều kiện cần” của quân tử.
3.3. Tự ngã, Tự lạc.
“Tự ngã, Tự lạc” là yếu tố mới, chưa xuất hiện trong khái niệm quân tử xã hội chiếm hữu nô lệ. Khi chế ước ngoại tại được thay thế bằng chế ước nội tại, thì năng lực chế ước sẽ phân định gianh giới “điều kiện đủ” cho quân tử, tiểu nhân.
Tự ngã, Tự lạc là ý thức cá thể, nhân cách cá thể, nó gắn liền với công phu nội tỉnh và tu dưỡng đạo dức, nó dẫn đến khả năng cân bằng tâm lý độc đáo của nhà Nho. Đây cũng là đặc điểm hành vi mà đến Khổng Tử mới xuất hiện.
Tử viết: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hôv? Hữu bằng tự viễn phương lại bất diệc lạc nhồ? Nhân bất tri nho bất uấn, bất diệc quân tử hồ?”.
(Khổng Tử nói: “học mà thường được luyện tập cái học há không mừng sao? Có bạn từ xa tới há không vui sao? Người ta biết tới cũng không buồn bực há chẳng phải quân tử sao?).
Học tập mà mừng là ý thức tu dưỡng, bạn đến mà vui là Tự lạc, người takhông biết đến mình mà không buồn bực là Tự ngã. Con người Tự ngã là có quyền năng tự sáng tạo bản thân: Có nhân cách cá thể độc lập 0 con người đối diện với xã hội trên cơ sở quan hệ con người với con người, cá thể này với cá thể khác, khía cạnh nhân đạo, nhân văn của Nho giáo thể hiện trên phương diện này. Ngoài ra, Tự ngã tự lạc còn đưa đến cho con người sự thoả mãn mang tính chất tôn giáo. Nho giáo vì vậy được coi như một tôn giáo mặc dù nó là một học thuyết chính trị xã hội. Nhà Nho đi tìm sự thoả mãn như thế nào? Khổng Tử không chủ trương “vô ngã”, “vô chấp” như Phật, không chủ trương “tị thể” như Đạo, Khổng Tử chủ trương “Chấp trứ”.
3.4. Tinh thần tự nhiệm.
“Chấp trứ” là tự nguyện trói buộc mình vào một vấn đề gì đấy. Nhà Nho bao giờ cũng gắn sứ mệnh của mình vào một vấn đề xã hội cần giải quyết. Đây gọi là tinh thàn tự nhiệm của Nho gia. Nhưng muốn gánh vác trách nhiệm xã hội thì phải có danh phận, phải phụ dựa chính trị. Người quân tử lúc nào cũng nơm nớp sợ phạm vào Lễ. suy nghĩ không ra khỏi phận sự của mình (Quân tử tư bất xuất kì vị - XIV. 28) bởi vì “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thế thủ túc - XIV.3”.
(Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận thì việc không thành, việc không thành thì lễ nhạc không hưng thịnh, lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt không đúng đắn, hình phạt không đúng đắn thì dân không biết xử trí như thế nào).
Ra sức bảo vệ “chính danh”, người quân tử đòi hỏi “danh chỉ tất khả ngôn dã, ngôn chỉ tất khả dã - XII.3” (có danh tất có thể nói được, nói được tất có thể làm được). Trong bối cảnh xã hội nô lệ đang tan rã, tiến vị vượt phận là tình hình tiêu biểu của thời đại, thì tất yếu tinh thần tự nhiệm của kẻ sĩ quân tử sẽ vấp phải mâu thuẫn đối kháng giữa “phụ dựa chính trị” và “toàn vẹn nhân cách”. Người quân tử sẽ chọn phương án nào thì đó là khía cạnh quan trọng nhá trong khái niệm “quân tử” của Nho gia. Hãy xem Khổng Tử khen Cừ Bá Ngọc:
“Quân tử tai Cừ Bá Ngọc! Bang hữu đạo tắc sĩ bang vô đạo tắc khả quyền nhi hoài chi - XV.6”.
(Quân tử thay Cừ Bá Ngọc ! Nước có đạo thì ra làm quan, nước vô đạo thì lui về ẩn dật, giữ vẹn thân danh).
Tinh thần tự nhiệm và toàn vẹn nhân cách khi va chạm nhau trong thực tế đều dẫn đến bi kịch của người quân tử.
3.5. Đạo quân tử.
Gánh vác trách nhiệm xã hội, khôi phục lễ nhạc là nhiệm vụ lịch sử được đặt lên vai kẻ sĩ. Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội mà chủ thể của nó là kẻ sĩ quân tử, chỉ ra một đường lối ứng xử theo đạo quân tử. Đạo quân tử là gì? Đạo quân tử là phạm trù ứng xử phù hợp với thực tiễn đạo đức, nó quy định ứng xử và thái độ ứng xử của người quân tử. Mục đích tu đạo là gì? Tu đạo để ra làm quan, gánh vác trách nhiệm xã hội, tu đạo để hoàn thiện nhân cách, và quan trọng là để hoàn thiện tư cách quân tử, ra làm quan cũng là để hoàn thiện tư cách của kẻ sĩ.
Chúng tôi vừa trình bày 4 điểm:
Hiếu đễ là gốc.
Tự ngã, Tự lạc.
Tinh thần tự nhiệm
Đạo quân tử
Theo chúng tôi, bốn điểm này là mấu chốt để xác định nội hàm của khái niệm quân tử và tiểu nhân trong tác phẩm Luận ngữ.
4. Con đường từ khái niệm quân tử, tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử tiểu nhân trong Luận ngữ.
Quân tử và tiểu nhân vốn là hai khái niệm mang ý nghĩa đẳng cấp, địa vị xã hội, nhưng khi sức mạnh của quân tử suy yếu, dân thường bắt đầu có những người có của cải và mạnh lên, thì ranh giới quốc và dã, quân tử và tiểu nhân (theo cách hiểu của xã hội chiếm hữu nô lệ) bị xoá nhoà.
Bản chất của vấn đề là trước tình hình mới, tư tưởng của Khổng Tử không theo cách phát triển mà chủ trương bảo thủ. Khi quân tử và tiêu nhân đã có những biến động không còn là khái niệm quân tử, tiểu nhân thời Tây Chu nữa, Khổng Tử đã cải lương, chế thêm vào ý nghĩa đạo đức nhân cách, nhưng vẫn với mục đích quay trở về cục diện ban đầu. Tư tưởng Khổng Tử là như vậy nhưng chưa bao giờ ông trình bày một cách đầy đủ, khi nói với học trò, mỗi chỗ một ít và không phải học trò nào cũng hiểu hết ý của ông. Thế mới có chuyện khi thầy trò Khổng Tử bị hãm ở nước Tần, lương thực thì hết mà bọn người đi theo đều ốm không dậy nổi. Tử Lộ buồn bực bèn hỏi: “Người quân tử cũng có lúc quẫn ư?” Anh này hỏi như thế là đúng, vì quan niệm quân tử mà anh ta tiếp nhận và phấn đấu là quan niệm cũ của Tây Chu, khi quân tử là kẻ cao quý, được bọn tiểu nhân phục dịch, quân tử làm theo mệnh trời (thượng đế) hành động hợp với đạo nghĩa, thì sao lại bị cùng quẫn? Khổng Tử không trả lời trực tiếp câu hỏi này, mà có lẽ là ông cũng không trả lời được vì tư tưởng của ông là bảo thủ, cải lương, là quay trở về với quá khứ tốt đẹp, tình hình thực tế trong xã hội theo Khổng Tử là suy thoái chứ không phải là sự phát triển như chúng ta nhìn ngày nay. Ông ta đã trả lời theo một hướng khác bằng một thực tiễn ứng xử.
“Từ viết: Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng, tư lạm hĩ” (XV.1).
(Khổng Tử nói: Người quân tử gặp lúc cùng quẫn vững lòng, kẻ tiểu nhân gặp lúc cùng thường làm bậy).
Như thế, Khổng Tử đã đưa vấn đề đạo đức vào trong mối quan hệ giữa tiểu nhân và quân tử. Nhớ rằng, trước Xuân Thu, quân tử và tiểu nhân chỉ là một “phân biệt”, nhưng khi phạm trù nhân ra đời và trở thành đức mục cơ bản của người quân tử thì mối quan hệ giữa quân tử và tiểu nhân lại là “đối lập”.
Từ tất cả các vấn đề đã trình bày ở trên, chúng ta có thể trình bày hai khái niệm tiểu nhân và quân tử như sau:
Quân tử:
- Quốc nhân, có địa vị cao, thuộc tầng lớp thống trị, được tiểu nhân nuôi dưỡng.
- Có đạo đức và tu dưỡng đạo đức.
- Gánh vác trách nhiệm xã hội.
Tiểu nhân:
- Dã nhân, bị trị, phục vụ quân tử.
- Không có đạo đức tu dưỡng.
- Được sự dẫn dắt của quân tử.
- Được giáo hoá, được học đạo lý nhưng không có nhân.
Chỉ có, quân tử mới có Nhân. Cũng có khi quân tử không có Nhân, nhưng như thế là chưa đúng với cái danh quân tử.
Việc bổ sung nội hàm đạo đức cho khái niệm quân tử chính là nhằm xây dựng một hệ thống chế ước mới, từ bên trong (Nội tại) nhằm khôi phục Lễ Nhạc Tôn Ti, đăng cấp phận vị. Về sau, phương pháp (Đạo đức, Nhân nghĩa) dần lớn hơn mục đích (Lễ Nhạc), tuy nhiên mục đích đó vẫn không đổi, việc cố gắng phân định rạch ròi trở lại quan niệm quân tử, tiểu nhân cũng đã tạo tiền đề cho nhiều hạn chế của tư tưởng Nho gia.
PHẦN THỨ BA
THAY LỜI KẾT
Đến Xuân Thu, quan hệ giữa quân tử và tiểu nhân không còn là một “phân biệt” mà trở thành một “đối lập”. Khổng Tử chia con người thành hai tầng lớp: Quân tử và tiểu nhân. Quân tử tốt đẹp, tiểu nhân xấu xa. Quân tử cao thượng, tiểu nhân hèn hạ. Quân tử và tiểu nhân luôn đặt trong thế đối kháng.
Nho giáo là học thuyết quân tử. Hệ thống các quan điểm ứng xử của kẻ sĩ quân tử được trình bày trong Luận ngữ chính là biểu hiện của lí tính thực tiễn, của Đạo. Luận ngữ bàn nhiều đến quân tử còn tiểu nhân chỉ xuất hiện có 22 lần, trong đó 3 lần xuất hiện độc lập, 19 lần (gần 90%) xuất hiện tương phản với khái niệm quân tử. Quân tử xác định trong tương quan với tiểu nhân và ngược lại.
Thật ra sau Khổng Tử, Nho giáo còn biến đổi rất nhiều, nhưng cơ bản quan niệm quân tử và tiểu nhân không có thay đổi. Vẫn là quan điểm của Luận ngữ thế kỷ XV ở Việt Nam, trong bài văn sách đình đối của trạng nguyên Nguyễn Trực Triều Lê có đoạn viết:
“Y, quân tử tiểu nhân, mỗi tương phản, quân tử đạo trưởng, tắc tiểu nhân đạo tiêu, quân tử đạo tiêu tắc tiểu nhân đạo trưởng. Nhược âm dương, trú dạ chi bất khả đồng vận nhi hành, nhược băng thán, huân du chi bất khả đồng khí chi trữ”.
Nghĩa là:
“Ôi! Quân tử tiểu nhân, luôn luôn tương phản, đạo quân tử lớn mạnh thì đạo tiểu nhân tiêu hao, đạo quân tử tiêu hao thì đạo tiểu nhân lớn mạnh. Hai đạo đó như âm với dương, như ngày với đêm, không thể cùng vận hành, như băng trong với tro bụi, như hương thơm với uế khí không thể chứa chung một vật”.
Đoạn này đã phát biểu không thể rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa quân tử và tiểu nhân. Khi nhấn mạnh về sự đối lập, đối kháng giữa quân tử và tiểu nhân, nhà Nho đã dựa vào tiêu chí đạo đức, nhân cách, ứng xử nhưng đồng thời lại không phủ định tiêu chí đẳng cấp. Quan điểm đạo đức gắn liền với đẳng cấp là hạn chế không thể vượt qua của Nho giáo. Tuy vậy, quan điểm về mối quan hệ quân tử tiểu nhân cũng có những ý nghĩa lịch sử và xã hội to lớn, chính từ đó, Khổng Tử đã ảnh hưởng sâu sắc mô thức tư duy của Trung Hoa, đến vấn đề hành xử, đến thái độ đối xử với xã hội... đã tạo ra một mẫu người đáng kính phục trong mọi thời đại: Người quân tử.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần mở đầu
Phần thứ nhất : Khổng Tử và Luận ngữ
1. Con người Khổng Tử
2. Tác phẩm Luận ngữ
3. Giới thuyết khái niệm quân tử và tiểu nhân
Phân thứ hai
1. Cấu trúc dân cư và cách hiểu khái niệm quân tử, tiểu nhân trong xã hội Tây Chu
2. Đại biến Xuân Thu, tầng lớp sĩ mất mất đị vị quí tộc
3. Khái niệm quân tử, tiểu nhân trong Luận ngữ
4. Con đường từ khái niệm quân tử tiểu nhân thời Tây Chu đến quân tử, tiểu nhân trong luận ngữ
Phần thứ ba: Thay lời kết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vh01.doc