Đề tài Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng, góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta

MỤC LỤC PHẦN I: GIÁO DỤC KHOA CỬ THỜI LÊ TRUNG HƯNG 1. Bối cảnh lịch sử văn hoá 2. Chế độ giáo dục - khoa cử PHẦN II: CÁC MỐI TỆ TRONG THI CỬ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CỦA QUẦN THẦN THỜI LÊ TRUNG HƯNG 1. Các mối tệ trong thi cử 2. Những đề xuất cải cách giáo dục dưới thời Lê Trung Hưng PHẦN III. BÀN VỀ GIÁO DỤC NGÀY NAY 1. Bối cảnh, thực trạng 2. Một số bất cập còn tồn động trong công tác dạy và học ở trường đại học hiện nay 3. Đề xuất một số giải pháp

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng, góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Văn chương có quan hệ đến thế vận, việc thi cử cốt chọn lựa kẻ thực tài. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Tổ tiên ta bắt đầu học chữ Hán ngay từ đầu thời Bắc thuộc, việc giáo dục bắt đầu có tổ chức từ thời Sĩ Nhiếp (Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Sĩ Nhiếp được xem là Nam giao học tổ của người Việt). Song phải từ khi giành quyền tự chủ, việc học hành thi cử để đào tạo và tuyển chọn nhân tài mới thực sự chú trọng ở nước ta. Các triều Ngô và triều Đinh, trị vì nước không lâu, lại thêm việc củng cố võ bị để bảo vệ độc lập đặt ra cấp thiết hơn nên việc giáo dục học tập bấy giờ chủ yếu diễn ra ở trong chùa chiền. Đến thời Lý việc đặt khoa cử diễn ra, rõ rệt ở thời Trần, Lê và sôi nổi nhất vào thời Nguyễn. Trong khoảng thời gian đó, việc học hành khoa cử có nhiều thay đổi, được mất khác nhau. Sự mở mang khoa cử nước ta bắt đầu từ thời Lý với việc Lý Thánh Tông (1054 - 1072) sửa sang việc học; cho lập Văn Miếu, sai làm tượng Chu Công, Khổng Tử và thất thập nhị hiền để tỏ ý tôn trọng Nho học. Đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1075) cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học. Năm 1076 laị cho lập trường Quốc Tử Giám để làm nơi dạy dỗ con vua, quan, đào tạo nhân tài. Năm 1086 lại mở khoa thi chọn người vào Hàn lam viện. Niên hiệu Chính Long Báo Ứng (1163 - 1173), có thêm khoa thi Thái học sinh, qui chế thi cử đã khá đầy đủ. Sang thời Trần việc giáo dục khoa cử đã được tổ chức chu đáo hơn, con đường khoa cử ngày càng rộng mở cho các sĩ tử. Đời Trần Thái Tông (1225-1231), việc phân chia tam giáp được định rõ để phân biệt cao thấp (việc phân chia này học theo phép thi của nhà Minh ở Trung Quốc). Đến khoa thi năm 1247 lại đặt ra Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) cũng được xác định. Đặc biệt, nhằm khuyến khích việc học hành ở những nơi xa kinh đô, nhà Trần chia khoa thi làm hai loại là Kinh và Trại, lấy hai Trạng nguyên, phân biệt Tam khôi, hoang giáp cũng có từ đây. Năm 1253, Quốc học viện được lập để giảng Tứ thư Ngũ kinh và lập Giảng võ đường để luyện tập võ nghệ. Điều này cho thấy việc giáo dục thời này đã khá phát triển, giáo dục không chỉ trọng trí dục mà cả thể dục cũng được quan tâm. Đến đời Long Khánh (Trần Duệ Tông, 1373-1377), danh hiệu Tiến sĩ cũng bắt đầu được sử dụng (năm 1374, Lê Quý Ly cải cách phép thi đổi Thái học sinh làm Tiến Sĩ, cho Tam khôi và Hoàng giáp là cập đệ xuất thân). Năm 1427, sau khi Lê Thái Tổ đánh được quân Minh, khôi phục độc lập, việc học lại được đặt lại. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, năm Đại Bảo thứ ba (1442), chủ trương dựng bia đá để tôn vinh những người đỗ đạt được đề ra, đến năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đời Lê Thánh Tông chủ trương đó được thực hiện trên thực tế. Triều Lê Thánh Tông được xem là triều đại đỉnh cao nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, việc học hành thi cử cũng có nhiều tiến bộ. Lê Thánh Tông cho mở rộng lại nhà Thái học ở phía sau Văn Miếu, làm thêm phòng ốc cho sinh viên ở và học, xây kho bí thư để cất sách vở. Ông cũng cho định lại phép thi Hương, thi Hội, thi Đình và định lệ ba năm một khoa thi; lệ xướng danh và lệ vinh qui cũng có từ thời đấy. Triều Lê Thánh Tông cũng là lúc mà hiền tài đông đảo nhất, vua ở ngôi 20 năm mà mở tới 19 khoa thi. Đến triều Nguyễn, vua Gia Long thống nhất đất nước cũng theo chế độ nhà Lê mà định phép thi và các dời sau có chỉnh sửa đôi chút. Việc học thời Nguyễn có thể xem như là phát triển nhất với số lượng 47 khoc thi từ năm1807 đến năm1919. Từ năm Minh Mệnh thứ 6, 1825 trở về sau, nghi lễ thi cử được tổ chức ngày càng long trọng, các sĩ tử trình báo theo phủ huyện, khảo hạch thật kĩ càng, có các chức quan lo thu quyển, rọc phách, chấm điểm phân định rõ rệt. Sau khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, việc học tập giáo dục vẫn diễn ra song không còn được quan tâm đúng mức. Cho đến năm 1945 khi cách mạng tháng Tám do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo thành công thì hơn 90% dân số nước ta vẫn còn mù chữ. Trong tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm phát triển hệ thống giáo dục con người mới trên đất nước ta. Hệ thống giáo dục phong kiến không còn tồn tại, thay vào đó là một hệ thống giáo dục mới tiến bộ, phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, khẳng định vai trò và tinh thần của người Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó đến nay giáo dục đã thay đổi nhiều và đang ngày càng hướng tới đào tạo con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất trình độ và thể chất. Giáo dục luôn là mặt trận được Đảng và Nhà nước quan tâm đàu tư đúng mức để hàng ngày, hàng giờ đào tạo ra những con người mới phục vụ cho việc đẩy nhanh quá trình đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Như vậy có thể thấy, giáo dục khoa cử có truyền thống lâu dài, xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, cho dù có nhiều biến đổi thăng trầm trong đời sống chính trị song giáo dục luôn được quan tâm và việc học tập kho cử đã trở thành một truyền thống rất đáng tự hào. Tuy nhiên đời nào cũng vậy, việc học tập khoa cử không tránh khỏi các mối tệ, gây cản trở cho sự phát triển của giáo dục, làm cho việc học đôi khi trở thành một tệ nạn cho nhiều người phê phán. Giáo dục hiện nay ở nước ta cũng đang đứng trước nhiều bất cập, nhiều kì họp gần đây của Chính Phủ, Quốc Hội tập trung vào vấn đề làm thế nào để tạo ra một hệ thống giáo dục phù hợp, toàn diện, tránh được tình trạng gian lận và các bất cập khác trong học tập, thi cử. Đứng trước vấn đề đó của nước ta hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Từ thực trạng giáo dục khoa cử thời Lê Trung Hưng, góp thêm lời bàn về giáo dục khoa cử thời nay ở nước ta”, nhằm góp thêm tiếng nói nhỏ bé của mình vào vấn đề phức tạp trong giáo dục của cả nước. Nhân đây tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế và các bạn đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này! PHẦN I: GIÁO DỤC KHOA CỬ THỜI LÊ TRUNG HƯNG 1. Bối cảnh lịch sử văn hoá Đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy sụp. Nhân dân cực khổ nổi dậy nhiều nơi. Sự tranh chấp giữa các thế lực phong kiến đưa đất nước đến cảnh chiến tranh, chia cắt. Tình hình chính tri-quân sự, kinh tế-văn hoá diễn ra sôi động cùng với những biến chuyển sâu sắc. Sau các triều vua cuối đời Lê sơ hủ bại ăn chơi sa đoạ (Lê Uy Mục.1505-1509, Lê Tương Dực(1509-1516), đất nước rơi vào cảnh rối ren loạn lạc, năm 1527, được một số quan lại và thần dân trong nước ủng hộ, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê lập ra triều nhà Mạc. Từ khi nhà Mạc thay ngôi nhà Lê, một số quí tộc, cựu thần nhà Lê đã chuẩn bị nổi quân chống lại. Năm 1532 An thành hầu Nguyễn Kim đã dựa vào sự giúp đỡ của vua Ai Lao, đưa một người con của Lê Chiêu Tông lên làm vua và mộ quân chống lại nhà Mạc. Sau nhiều năm chiến tranh chia cắt liên miên, năm 1592 chính quyền nhà Lê mới được phục hồi trở lại trên đất Đại Viêt – còn gọi là triều Lê Trung Hưng. Tuy được phục hồi nhưng chính quyền nhà Lê không còn uy thế như trước, các thế lực phong kiến Trịnh, Nguyễn nổi lên tranh giành quyền lực và phân chia địa vị thống trị. Đặc biệt khi nhà Trịnh lập ra phủ chúa thao túng tình hình chính trị thì nhà Lê chỉ còn tồn tại một cách yếu ớt cho đến những năm cuối thế kỉ XVIII. Trong bối cảnh xã hội rối ren như vậy, văn hoá cũng nhiều suy đồi, ý thức hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng suy giảm. Về danh nghĩa, lúc này, đạo lý Khổng giáo luôn được coi là tư tưởng chính thống, nhà nước vẫn dựa vào các kinh sách Nho giáo để trị nước cũng như để tổ chức tuyển cử quan lại, nhưng trên thực tế nhiều giá trị đã thay đổi. Vua Lê chỉ tồn tại trên hư vị nên lòng trung quân cũng chỉ là lời nói suông… Các chuẩn mực giá trị bắt đầu bị chi phối bởi quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Phật giáo và đạo giáo được phục hưng cùng với các tín ngưỡng dân gian cũng phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian đã phản ánh được một cách rõ nét và trung thực đời sống xã hội, các tệ nạn rối ren của thời đoạn này. Thể chế nhà nước rệu rã, kỉ cương phép nước bịu buông lỏng, tư tưởng thực dụng len lỏi vào trong các quan hệ xã hội, việc học hành thi cử theo đó cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Nội dung thi cử khuôn sáo, hiện tượng gian lận, hối lộ trong thi cử tràn lan, đến nỗi “sinh đồ ba quan đầy cả thiên hạ”. Giáo dục khoa cử dưới sự chi phối của các quan hệ xã hội đã ngày càng biến đổi và bộc lộ nhiều hạn chế. Sĩ tử đỗ đạt không còn được người dân trọng vọng như xưa mà đôi khi còn trở thành đề tài châm biếm của nhiều người. 2. Chế độ giáo dục-khoa cử Do bối cảnh chiến tranh loạn lạc, kể từ năm 1514 (triều Lê Tương Dực, thời Lê sơ) đến năm 1526 triều Lê Trung Hưng công việc học hành khoa cử bị đình trệ, trong khoảng thời gian đó chỉ diễn ra một kì thi Đình (1526) lấy đỗ Trạng nguyên. Đến năm 1554 tình hình chính trị tạm thời ổn định, nhà nước mới tổ chức một kì thi chế khoa tiến hành ở cung An Trường để chọn người tài giỏi. Tuy nhiên do đất nước vẫn còn nhiều biến động nên phải đến năm Canh Thìn 1562 mới mở khoa thi Chế khoa lần thứ hai và mười mấy năm sau mới mở khoa thi lần thứ ba (Năm gia Thái thứ 5, 1577). Từ năm Canh Thìn (Quang Hưng 1580), việc thi cử mới được thực hiện tương đối đều khoảng ba năm một khoa (trừ năm 1586 không tổ chức được), các học vị theo như định lệ nhưng không có thi đình. Theo định lệ, khoa Đại Bảo thứ 3 (1442, triều Lê sơ), người thi đỗ được chia làm hai bảng. Chính bảng gồm ba vị Tam khôi và những người được lấy đỗ Tiến sĩ, những người cũng được lấy đỗ nhưng điểm thấp hơn so với Tiến sĩ thì được ghi tên ở phụ bảng. Nếu lấy đủ khung bậc và tiến hành thi Đình thì sau khi thi Đình sẽ có người được danh học vị Trạng nguyên, (tuy vậy Vua có quyền không ban đủ các học vị qui định như chỉ lấy Bảng nhãn mà không lấy Trạng nguyên, thế nên đời Lê Trung Hưng nhiều khoa thi không lấy đỗ Trạng nguyên). Ất Mùi năm 1595 (Quang Hưng thứ 18), các khoa thi Hội của Lê Trung Hưng được tổ chức tiếp ở kinh đô Thăng Long và lại thi Đình như thường lệ. Cũng từ đây trở đi các qui chế khảo hạch sĩ tử, thi Hương, thi Hội được thường xuyên bổ sung điều chỉnh. Các vua Lê chúa Trịnh tuy tài đức khác nhau, việc giáo dục khoa cử cũng đậm nhạt qua các đời song vẫn phải nêu lên mục đích đào tạo “vì nước, vì dân” (điều này được ghi ở hầu hết qua lời văn trên các bia Tiến sĩ đặt ở Quốc Tử Giám). Các sĩ tử đỗ đạt thời này được đãi ngộ khá trọng hậu, theo các qui định từ thời Lê Thái Tông (), đến thời Nguyễn vẫn còn được duy trì, thì các vị tân khoa đều được ban áo mũ Tiến sĩ, được ban yến ở vườn Quỳnh Lâm và được cấp ngựa tốt, có lính hầu rước về quê vinh qui bái tổ. Đó là những ân điển cực kì long trọng giành cho những người thi đỗ đại khoa. Lê Quí Đôn từng điểm lại việc này và nhận xét: “Bản triều từ lúc Trung Hưng đến nay, đối với người đỗ khoa Tiến sĩ đãi ngộ rất hậu, bổ dụng rất cao: Ban cho mũ áo. cân đai triều phục, cho vinh qui về quê hương, có đủ các hạng cờ quạt, nghi trượng, phường trống và phường nhạc đón rước. Viên quan có trách nhiệm bắt dân làng trước hết dựng phủ đệ cho Tiễn sĩ Không những người đỗ Tam khôi hoặc ứng thi Chế khoa trúng cách được bổ và viện Hàn lâm, mà cả người đỗ Đồng Tiến sĩ cũng được bổ chức khoa đạo, không phải bổ làm quan ở phủ , huyện. Trong mỗi khoa một người đỗ trẻ tuổi nhất được bổ chức Hiệu thảo. Người nào bổ quan ở ngoài các trấn thì bổ vào hai ty Thừa chính hoặc Hiến sát, đều trao chưởng ấn chính thức, không phải giữ chức Tá nhị. Năm ân điển này so với việc đặt khoa mục ở Trung Quốc từ xưa đến nay chưa từng có” ( ). Triều Lê Trung Hưng cũng là triều đầu tiên phong quan chức ngay cho người đỗ đạt. Có thể tham khảo ân điển với người trúng thí theo bảng sau: Khoa giáp Học vị Tiêu chuẩn hưởng thụ Bổ dụng Đệ nhất giáp Đệ nhất danh Đệ nhị danh Đệ tam danh Đệ nhị giáp Đệ nhất danh Đệ nhị danh trở xuống Đệ tam giáp Giáp bảng Tiến sĩ cập đệ Trạng nguyên Bảng nhãn Thám hoa Tam khôi Tiến sĩ xuất thân Hoàng giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân Gọi chung Tiến sĩ hoặc Giáp tiến sĩ - Được mũ áo phẩm phục - Ăn yến - Xem hoa - Chơi kinh đô - Cưỡi ngựa vinh qui - Được hàng tổng làm biếu một ngôi nhà gọi là “nhà đại khoa” - Được hưởng ruộng biếu . Trạng nguyên:Thị giảng . Bảng nhãn: Thị thư . Thám hoa: Thị chế . Hoàng giáp:hiệu lý . Đồng tiến sĩ: Giám sát ngự sử hàng đạo Bên cạnh việc hậu đãi những người đỗ đạt, triều Lê Trung Hưng còn quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục. Như ngày mồng bảy tháng tám năm Vĩnh Thịnh 1720, Chúa Trịnh hạ lệnh cho “Mỗi phủ đều lập trường học, cho phép quan liêu được cư trú ngay ở trường học để làm việc giáo huấn” ( ). Trường Quốc Tử Giám bấy giờ được xem làm trung tâm điểm để truyền bá giáo dục, đào tạo Nho sĩ và chấn hưng văn phong, nhưng chỉ nghiêng về văn chương cử nghiệp. Nhà Giám bấy giờ ngoài việc giảng Kinh truyện và Bắc sử thì hấu hết là giành thời gian cho việc bình văn, ngâm thơ, phú, giải kinh nghĩa. Thí dụ năm 1728, tham tụng Nguyễn Hãng đem các văn quan vào Quốc Tử Giám giảng văn bát cổ chế nghệ để hướng dẫn, cổ vũ học trò.Theo Phạm Đình Hổ, thì vào thời Cảnh Hưng (1740-1786) “cứ mỗi tháng vào trước hôm soc vọng một ngày thì nhà Giám lại mở cuộc bình văn” ( ). Trong “Lời dẫn” về cuốn “Lê triều giám tập phú văn”, Minh đô sử cũng cho biết: “Về việc văn chương, triều Lê coi là một điển chương trọng đại. Những ngày bình văn ở Quốc Tử Giám, các quan Tham tụng, Bồi tụng đều dự, sĩ tử như mây họp lại, nhà Giám cơ hồ không chứa đủ người” ( ) .Như vậy cũng đủ thấy việc văn chương lúc này cũng khá chú trọng. Nói thêm về Quốc Tử Giám thì có thể thấy, đây được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là nơi đào tạo và cung cấp nhiều nhân tài cho đất nước. Các qui định về học quan và giám sinh nơi đây cũng theo những thể chế nhất định. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biết sơ lược về hai chức quan đứng đầu nhà Giám như sau: “Các viên Trì giám tư Tế tửu, tư nghiệp phụng mệnh coi nhà Văn Miếu, rèn tập sĩ tử, phải theo chiếu chỉ truyền năm trước, hàng tháng cho tập làm văn để gây dựng nhân tài giúp việc thực dụng cho nước” ( ). Các bậc thầy ở trường Giám tuyệt đại là các vị đại khoa nổi tiếng, nhiều khi là các vị quan to tại triều kiêm nhiệm như Lê Quí Đôn, Bùi Huy Bích… Các học quan nhà Giám đến thời Lê Trung Hưng về cơ bản giống triều Lê sơ, chỉ bãi bỏ chức Ngũ kinh bác sĩ (quan đi sâu về từng kinh riêng), phẩm trật của các quan nhà Giám qui định theo thời Hồng Đức: Tế tửu tòng tứ phẩm; Tư nghiệp tòng ngũ phẩm; Giáo thụ chánh bát phẩm; Huấn đạo chánh cửu phẩm; thấp hơn là chức học lục chuyên lo về giáo vụ: thi cử, quản lí giám sinh… Giám sinh nhà Giám được phân loại như sau: Ân giám Ấm giám Cử giám Giám sinh do Quốc Tử Giám tuyển chọn Cống sinh Quan sinh Công sinh Tuế Ưu Ân Bạt Phó Cống cống cống cống cống Giám sinh do nhà vua ban ân cho vào học Giám sinh là con em quan chức Giám sinh được cử sau khi đã qua thi hương Học sinh qui dịnh cho mỗi địa phươ theo số dân Nho sinh ưu tú từ các xứ được chọn ba năm một lần Do khánh điển hàng năm của Hoàng tộc Do quan Học chính các xứ khảo thi đưa lên Đỗ phó bảng của kì thi hương Con quan chức ở kinh đô (có quyể thi riêng) Giám sinh có quân công từ nhị đẳng trở lên Ngoài các khoa thi Tiến sĩ, triều Lê Trung Hưng còn đặt một số khoa thi là những khoa thi không nhất định trên cấp thi Hương như khoa: Hoành từ, Sĩ vọng, Đông các, Tuyển cử. Những Hương cống thi đỗ koa đó được châm trước bổ dụng vào các chức vụ phụ tá tại kinh cũng như ở ngoài. Những người này sau vẫn có quyền thi Hội và được ghi là “có đỗ khoa Sĩ vọng”. Phép thi thời Lê Trung Hưng, theo Kiến Văn tiểu lục của Lê Quí Đôn thì “kì đầu thi năm bài kinh nghĩa sĩ tử đều chuyên trị một kinh, có thính thực, có kết thúc, có bình luận, có trong kinh. Các bậc tiền bối soạn sẵn từng bài, lời lẽ rắn rỏi, trang nhã, bọn hậu sinh cùng nhau rập theo bản cũ, quan trường chỉ chấm thải bỏ bài thối nát mà thôi” ( ). Việc thi cử về trí lực thì như vây, còn bên cạnh các khoa thi ấy còn có các khoa thi về thể lực - thi võ. Hàng năm, việc giảng tập và khảo duyệt thi võ đều được thực hiện. Niên hiệu Bảo Thái (1720-1729), Trịnh Cương phỏng theo phép nhà Đường, nhà Tống để thu dụng nhân tài, hạ lệnh đặt ba năm một khoa, các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thi sở cử (thi ở địa phương); các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi bác cử (thi ở kinh đô). Thời này, để phát triển giáo dục thể chất, nhà Vũ cũng học được lập ra, có quan viên chỉ báo học trò, vũ sinh được dự thi ở sở Vũ học gồm cả binh lính trong ngạch và ngoại binh. Cuộc thi được tổ chức do một viên quan võ làm đề điệu, giám thí và giám khảo đều cử hai phúc khảo và đồng khảo bốn người (dùng cả quan văn, quan võ). Phép thi thường gồm hai kì, kì đệ nhất hỏi sơ qua về một số câu trong sách Tôn Tử, Binh Thư ( )….Kì đệ nhị thi thể chất, đấu các môn như vầt, cưỡi ngựa, bắn cung, mém lao, múa đao, lăn khiên…, tuỳ theo thể chất của mỗi người mà dự thi môn thi đấu các hạng khác nhau.Năm Bảo Thái thứ 5 (1724) có thêm kì đệ tam thi bài văn sách hỏi về phương lược thao luyện, đánh, giữ và trận pháp. Các võ sinh sau khi trúng thí đều được ân điển trọng hậu, theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quí Đôn thì ân điển được ban gồm: “áo sắc xanh; đai dệt tơ dát sừng trâu; nón sơn đỏ; thưởng 10 lạng bạc; được dự yến ở bộ Lễ; được vinh qui về làng; cho bái yết nhà Võ học, nghi lễ long trọng” ( ). Như vậy, theo thống kê trong Các nhà khoa bảng Việt Nam( ), thì chỉ riêng các khoa thi Tiến sĩ chính thức từ năm 1554 đến năm 1787 đã mở 73 khoa thi, lấy đỗ 772 Tiến sĩ. Bên cạnh giáo dục trí dục, như trên đã đề cập, triều Lê Trung Hưng còn quan tâm đến cả giáo dục thể chất. Những sự quan tâm đó đã làm cho nền giáo dục được duy trì và có nhiều thay đổi, cải cách cho phù hợp với mỗi thời. Mục tiêu giáo dục vì nước, vì dân vẫn được các vua chúa thời Lê Trung Hưng coi trọng hàng đầu trong duy trì, tổ chức nền giáo dục đất nước. PHẦN II: CÁC MỐI TỆ TRONG THI CỬ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CỦA QUẦN THẦN THỜI LÊ TRUNG HƯNG 1. Các mối tệ trong thi cử Qua tình hình giáo dục nêu trên, có thể thấy triều Lê Trung Hưng đã rất quan tâm đến việc giáo dục đào tạo nhân tài cho đất nước. Việc giáo dục không chỉ bao gồm giáo dục trí dục mà còn cả giáo dục thể dục, các chương trình học tập, rèn luyện không ngoài mục đích kén chọn nhân tài thực học. Tuy nhiên, đời nào cũng vậy, con đường khoa cử không thể tránh được các mối tệ nảy sinh; thời Lê Trung Hưng, tình hình chính trị xã hội không mấy ổn định, văn hoá giáo dục ngày càng sa sút, việc khoa cử lại càng nhiều rối ren hơn. Các mối tệ trong thi cử thời Lê Trung Hưng được nhiều tác gia trong các tác phẩm sử học cũ đề cập (cả trong chính sử cũng như trong dân gian). Có rất nhiều hình thức tương tự so với gian lận trong thi cử ngày nay mà có thể gọi “tên” được như: Đi thi hộ: Năm 1648, Sĩ Dương đội tên đi thi đỡ ( ). Quay cóp: Năm 1664, Ngô Sách Dụ coi việc trường thi ngầm đem sách và văn cũ vào trường, riêng cho người nhà viết thay quyển thi, trà trộn đưa vào chấm lấy đỗ để chiếu theo giá đã định, khoét lấy tiền của người ta ( ). “Đánh dấu” trước để nâng điểm: Năm1696, Ngô Sách Tuân đưa riêng quyển thi của con Lê Hy (không trúng cách) được đóng giấy Thanh Hoa cho quan phúc khảo phê lại, lấy trúng cách ( ). Chậm thông báo điểm để chạy chọt: Năm 1705, do rối loạn thi cử, nhà nước ra lệnh răn dạy các quan ở trường học các châu, huyện, kinh, trấn phải yết bảng tên người đỗ ngay sau khi có điểm để tránh tình trạng mơ hồ, chạy vạy ( ). Nhờ người gà bài: Năm 1726, phần nhiều Hương cống nhờ người gà văn cho được đỗ một cách quá lạm, con nhà quyền thế phần nhiều không có thực học, vì thế phải tổ chức thi lại cống sĩ ( ). Niên hiệu Quang Hưng (Lê Thế Tông 1578-1599), năm 1592 hai cha con Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hoà đi thi đọc bài cho nhau chép để lấy đỗ ( ). Biết trước đề thi: Theo Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ nhiều thí sinh đã bằng cách này hay cách khác mà biết trước được đề thi như trường hợp của Nguyễn Hoãn hay Nguyễn Quốc Ngạn…( ). Ra đề đánh đố thí sinh: Trường hợp Hoàng giáp Nguyễn Lại (1581-1661, Hoằng Lộc- Hoằng Hoá- Thanh Hoá) là một ví dụ. Do tính tình lập dị, khi được cử làm chủ khảo khoa thi hương ở trấn Sơn Nam, ông đã chủ ý ra đề thi lắt léo, đánh đố các sĩ tử khiến khoa thi đánh trượt đến 8000 thí sinh, nhiều thí sinh tức giận đã sáng tác thơ văn nói lên nỗi ấm ức bất bình của mình( ). Đánh tráo bài thi: (do biết trước được học lực của từng người mà người thi chủ ý đánh tráo bài thi để lấy đỗ). Trường hợp tráo bài này đã được dân gian truyền tụng rất nhiều trong các giai thoại và trong Đại Việt sử kí tục biên – Nxb,KHXH.H,1991) cũng đề cập đến. Đó chính là trường hợp đổi tên trên quyển thi của Đinh Thời Trung (Đông Thanh -Đông Sơn – Thanh Hoá) với Lê Quý Kiệt (Diên Hà, trấn Sơn Nam) ( ). Nhờ cậy người có chức quyền: Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đinh Hổ đã nhắc tới trường hợp một chính phi của chúa Trịnh lợi dụng thân tín với nhà Chúa cậy nhờ lấy đỗ cho người nhà ( )… Việc học tập thi cử có nhiều rối ren không chỉ do tệ tham tiền mà nguồn gốc sâu sa còn do nội dung gíao dục đào tạo còn khuôn sáo, người học phần nhiều chỉ chuộng lối tầm chương trích cú, văn chương ngày càng hèn kém, quê kệch, toàn là các thành ngữ, điển tích…, suốt cả một đời học trò, thậm chí học đến những năm 70 tuổi rồi vẫn chỉ có hằng ấy sách mà thôi. Về nội dung học tập này, Lê Quí Đôn có điểm qua và nhận xét: “đặt ra khoa cử, tuy có thi từ, phú, sách, luận, thể thì văn hoa, thể thì chất thực, thể chế khác nhau, nhưng tóm lại, chỉ là dùng lời nói suông để chọn người, mà người ta cũng dùng lời nói suông ứng đối lại, thực ra thì đến khi thi thố ra việc làm, vẫn không phải những điều ấy, vả lại căn cứ vào văn chương trong mấy bài thi nơi trường ốc chỉ biết sơ lược, đại khái, làm gì mà có thể xem được nhân tài?” ( ). Còn Phan Huy Chú xét rằng: “Văn chương thời Lê Trung Hưng thì rườm rà…, người học chỉ bết noi theo khuôn sáo, không biết học rộng là hơn; người chấm văn cầu lấy người nhớ sách thuộc cũ, mà không nghĩ hiểu rộng là đáng chuộng” ( ) Nội dung giáo dục còn cũ kĩ, phương pháp giáo dục cũng rất thô sơ, cốt chỉ mang tính thuộc lòng, giáo điều: “Nay chỉ có trường tư đầu đề văn sách là có theo được văn thể thời Hông Đức một chút, nhưng tìm tòi những câu hiểm hóc, cốt hỏi cho học trò không nhớ thì mới là giỏi. Học trò làm văn chỉ vụ nông nổi dễ dàng để vừa ý quan trường thì cho là hay. Về quốc sử thời vụ cũng chỉ biết qua loa, trả lời cẩu thả, không có gì là thực dụng đáng kể, cũng không có gì là tư tưởng khả quan”( ). Người giảng dạy kém cỏi trong phương pháp như thế, người ra đề thì thụ động không có ý thức phát huy tính sáng tạo của người học. Năm1755, hội thi các cống sĩ, văn thể đã thay đổi song người hầu đề là Nguyễn Quốc Khuê vẫn ra đề theo thói cũ, đủ cho thấy tinh thần trách nhiệm thời này của các quan như thế nào. Bên cạnh những quan chủ khảo như Nguyễn Lại, Nguyễn Quốc Khuê thì còn xuất hiện nhiều chủ khảo do chủ ý cá nhân không muốn cho người nào đó trúng cách thì lại cố tình hỏi vặn lắt léo để người thi khó trả lời. Đó là trường hợp các quan trường thi triều Lê Chân Tông (1646) đã dồn Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo vào thế bí bằng nhiều câu hỏi lắt léo ( )… Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các thói tệ trong trường thi chính là do hạn chế mang tính lịch sử của thời phong kiến: Do bài bác phường ca hát nên nhiều người con nhà hát xướng dù có tài nhưng vẫn không được đi thi, trường hợp của Đào Duy Từ là một ví dụ: “đời Lê Trung Hưng phép thi rất nghiêm. Những con nhà hát xướng không được thi. Lộc khê Đào Duy Từ dẫu tài giỏi, văn chương hay, thi hội đã trúng cách, chỉ vì là con nhà hát sướng mà phải tước tịch không được đỗ… về sau chính thể ngày càng đồi bại mới có kẻ làm gian được” ( ). Cũng do thời buổi rối ren, triều Lê Trung Hưng cũng muốn dùng khoa củ để lung lạc sĩ phu, bắt chước chế độ của nhà Minh Thanh ở Trung Quốc, cốt xô đẩy sĩ tử vào con đường cử nghiệp hư văn, để tiện lợi cho chính trị, cho nên khoa cử là con đường xuất thân duy nhất. Triều đình lại đối đãi những người đỗ đạt quá trọng hậu (như đã nói ở trên) nên các thói tệ trong thi cử sinh ra là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Tình hình giáo dục như thế không khỏi làm cho những nhà Nho thực học, yêu nước lúc bấy giờ phải suy nghĩ. 2. Những đề xuất cải cách giáo dục dưới thời Lê Trung Hưng Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nứơc của dân tộc ta, có một hiện tượng rất đáng tự hào là cứ mỗi khi đất nước gặp khó khăn, xã hội rơi vào khủng hoảng thì tinh thần cải cách lại xuất hiện. Tinh thần cải cách giáo dục, củng cố học thuật, củng cố giáo dục cũng không nằm ngoài truyền thống ấy. Thời Lê Trung Hưng, xã hội có nhiều biến động phức tạp, giáo dục có nhiều rối ren, bất cập, nhiều Nho sĩ thức thời, ngay thẳng, đã dũng cảm dâng trình các đề xuất cải cách tiến bộ, kết quả thành bại của các đề xuất đó có khác nhau song tất cả đều xuất phát từ động cơ yêu nước, muốn đưa đất nước thoát khỏi khó khăn để tiến lên. Một trong những Nho sĩ đầu tiên có tư tưởng canh cải trên tất cả các mặt của đời sống xã hội cũng như có đóng góp vào công cuộc cải cách học thuật phải kể đến trong thời Lê Trung Hưng là Vũ Công Đạo (1629-1714). Ông là người làng Mộ Trạch (nay thuộc thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương), đỗ Tiến sĩ năm1673. Sách xưa chép lại về Vũ Công Đạo không còn nhiều song việc ông sau chín năm bị Trịnh Căn bãi chức ở nhà dạy học (từ 1683-1691) lại được vời vào sung làm việc trong lúc phủ Chúa ban hành các lệnh cải cách văn thể, phục hồi văn thể thời Hồng Đức. Điều đó đã chứng tỏ vai trò của ông trong giới Nho sĩ và với nền học thuật mang đậm tính Nho học lúc đó. Phải chăng chúng ta cũng có thể thấy được rằng ông là một trong những những Nho sĩ sớm đề xuất việc cải cách văn thể, chấn hưng Nho học. Tinh thần cải cách học thuật theo hướng đề cao thực tiễn, khắc phục lối văn chương tầm chương trích cú, lấy văn chương thời Hồng Đức làm biểu tượng mà Vũ Công Đạo đề xuất đã được người học trò xuất sắc của ông phát huy, đó chính là Vũ Thạnh.-------------.Mười tuổi ông lên kinh thành Thăng Long theo đòi nghiệp học, ông tiếp nhận sự giáo dục của thầy và văn hoá kinh thành cộng với tư chất vốn có, ông sớm đỗ đạt. Thời gian làm việc ở phủ Chúa ông đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Không chỉ dạy trong trường văn, ông còn được cử dạy tại trường võ, ông có ảnh hưởng không nhỏ trong giới Nho sĩ. Đánh giá về ông, Phan Huy Chú có nhận xét: Trung Hưng về sau, văn chương theo lối tầm chương trích cú nên trở thành ty lậu. Văn ông (Vũ Thạnh) làm ra có tính thanh thoát, đổi lốt trần hủ ra thành thnah tân mà người đương thời đua nhau học theo. Từ đây văn thể được đổi mới.( ) Tư tưởng thể nghiệm một thể thức mới trong học thuật của ông đã được kế tục một cách tích cực thông qua văn học bởi các học trò của ông. Trong số đó có Nguyễn Tông Quai (1693-1763), người huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Các tác phẩm của Lê Quí Đôn, Ngô Thì Sĩ, Phạm Đình Hổ và nhiều tác gia khác kể cả một số nhà Nho Trung Quốc đều đánh giá cao tài thơ của Nguyễn Tông Quai. Phạm Đình Hổ viết trong Vũ trung tuỳ bút: “Thơ đời Lê Trung Hưng chỉ có câu nệ về khuôn phép, xu thế không kể làm gì. Trong khoảng thời gian Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng, các bậc tiền bối danh công có nhiều ông lưu ý vê thi luật, Nguyễn Tông Quai thực là một tay lãnh tụ về thời ấy”( ). Tài năng ấy của Nguyễn Tông Quai có được ngoài tư chất vốn có thì còn do được dạy dỗ bởi những người thầy nổi tiếng và tài năng như Vũ Thạnh. Tinh thần cải cách của Vũ Thạnh còn thể hiện thông qua hệ thống trường tư thục của mình. Theo Đại Việt sử kí tục biên, trường của Vũ Thạnh và trường của Nguyễn Đình Trụ là hai trường tư lớn nhất Thăng Long lúc bấy giờ. Học trò của ông được đào tạo khá toàn diện về cả văn chương và võ cử. Vì thế, học trò của ông không chỉ có người đỗ Tiến sĩ văn mà cả Tiến sĩ võ (Tạo sĩ). Số lượng học trò của ông đông tới mức Phạm Đình Hổ ca ngợi: Một hôm nhà ông (Vũ Thạnh) có giỗ, các quan trong triều đều về họp ở nhà ông. Chợt khi ấy Trịnh phủ đòi các quan vào chầu. Không có một người nào trực hầu cả. Chúa hỏi, kẻ lại phòng mới thưa thực là các quan về lễ giỗ nhà ông thầy ở Hào Nam. Chúa cũng đợi đến hôm sau, xong việc mới triệu vào chầu” ( ). Chắc chắn phải có một tinh thần học tập mới mẻ, cách giáo dục uyên bác thì trường học của Vũ Thạnh mới có sức hút đông đảo các sinh đồ như thế. Như vậy, Vũ Công Đạo và Vũ Thạnh là hai thầy trò đã có rất nhiều đóng góp mang tính mở đầu cho tinh thần cải cách Nho học lúc bấy giờ. Tuy nhiên sách sử hiện nay không còn lưu giữ những thông tin chính xác nhất về các tờ khải kiến nghị của hai ông nên chúng ta chỉ có thể thấy được đóng góp về mặt giáo dục của hai ông qua một vài thông tin để lại như trên và qua lối hành văn được các nhà phê bình văn học cho là đã đổi mới rất nhiều so với cách hành văn đương thời. Trong số các nhà cải cách lúc bấy giờ, người có những đề xuất cải cách toàn diện nhất, trong đó có cả giáo dục phải kể đến là Bùi Sĩ Tiêm (1690-1733) - người đã thẳng thắn nêu lên các kiến nghị về thực trạng xã hội đương thời. Kiến nghị của ông bị bác bỏ, ông bị bãi chức về quê song tinh thần thanh cao khảng khái dám nói thẳng của ông thì còn mãi cho thế hệ con cháu sau này noi theo: Bùi Sĩ Tiêm sinh tại Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, ông đỗ Đình nguyên Hoàng giáp khoa thi Ất Mùi (1715). Năm 1731, nhân nhà Chúa xuống chỉ dụ cho quần thần tâu bày những kiến giải về thế sự, Bùi Sĩ Tiêm đã dâng tờ khải mười điều trình bày cặn kẽ, thấu đáo những sự việc nên làm để yên nước, yên dân. Khải thập điều của ông có lẽ là tờ khải toàn diện nhất và thấu tình đạt lý nhất về tất cả các mặt dưới thời Lê Trung Hưng. Trong số mười điều khải đó ông đã dành riêng điều thứ bảy để tâu bày về tình hình giáo dục khoa cử. “Văn chương dùng để lựa chọn nhân tài, làm cho đất nước tươi đẹp. …Khoảng trung gian, thể văn một lần biến đổi, văn viết lồng theo sáo cũ trong các sách. Một lần nữa lại biến đổi, văn nặng về tìm tòi ý nghĩa trong từng đoạn, từng câu. Năm Chính Hoà (1680) thể chế thời Hồng Đức được phục hồi. Rừng cũ văn nho thắm đẹp. Vườn hoa từ tảo tưng bừng, cũng mừng vận hội đến ngày tươi sáng. Thế nhưng văn thể chỉ đêm dùg ở hai kì thi Hương và Hội mà thi Đình vẫn còn dùng lối văn cũ…” ( ) Ông đã nêu bật những hạn chế mang tính khuôn sáo trong lối học, thi lúc bấy giờ. Lối học tập đó không phải do người học tạo ra mà trước hết là do các nhà phụ trách giáo dục bấy giờ không có tinh thần đổi mới, chỉ khư khư giữ nguyên thói cũ, lề xưa: “Kẻ ra đề thi, thì chọn những bài văn người ta ít học đến để thí sinh cầu may khó làm nổi. Quan chấm trường thì hâm mộ việc ám tả lời cũ mà quên việc lược giảng tâm thuật. Thậm chí cho thánh kinh là dâu vết cũ kĩ. Cho cổ sử là chuyện nhan đầm, chỉ chăm vào những lời nói phù phiếm trong đối sách của chữ tử để làm câu thần diệu mở đề. Rốt cuộc khiến cho sĩ tử trong một thời coi thường việc học sách kinh mà chỉ nghiên cứu các sách linh tinh”( ). Như vậy việc học của các sĩ tử lúc bấy giờ chỉ hoàn toàn mang tính chất chống đối, việc thi cử đỗ đạt phần nhiều có chăng cũng chỉ do cầu may mà thôi. Từ thực tế học tập như vậy, Bùi Sĩ Tiêm đã nhiệt liệt đề cao lối học chú tâm vào các điều cốt yếu thiết thực, chú trọng thử giải quyết các cơ sự thời thế: “Văn cổ thì hỏi đại lược phải trái để xưm học lực nông, sâu của học trò; văn kim thì hỏi những việc thời vụ, cơ nghi( ) để xét mưu trí cao thấp”, để “người đỗ đại khoa đều có lối văn kinh luân, hữu dụng; người ra làm quan đều có sẵn cái học tu, tề, trị, bình”( ). Từ chỗ học tập như thế thì việc thi cử cũng theo đó mà tiến hành, “khoa trường theo đó mà chọn người”. Lối học tập thi cử mà ông đề xuất như thế hoàn toàn mới mẻ so với thực tế tình hình giáo dục bấy giờ. Đó là lối học đề cao Nho học chính thống nhưng đồng thời cũng đề cao tính thực dụng của việc học, người học không chỉ biết được nhân nghĩa đạo lí của người xưa mà còn phải có khả năng xử lí tình hình thế sự đương thời phục vụ cho việc dựng xây đất nước. Qua việc học tập, thi cử ấy, nhà nước cũng kén chọn được những nhân tài thực sự, tranh được tình trạng nhiều người có năng lực bị bỏ sót trong khi một vài kẻ nhờ có mưu mẹo gian lận mà đỗ đạt, thăng quan. Những đề xuất của Bùi Sĩ Tiêm vô cùng tiến bộ và sáng suốt, song rất đáng tiếc là những đề xuất của ông không được nhà Chúa chấp nhận. Việc chấn chỉnh thể văn để khích lệ người tài cũng như các đề xuất khác của ông đã bị bác bỏ, ông bị bãi chức về quê và kết thúc con đường công danh sự nghiệp ở đó. Tuy vậy, những đề xuất của ông đến nay vẫn còn giá trị tiến bộ, không chỉ cho giáo dục nói riêng mà cho rất nhiều lĩnh vực khác, nhất là trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình vận động để đi tới một xã hội tiến bộ và tốt đẹp hiện nay. Sau khi bị bãi chức, Bùi Sĩ Tiêm về quê dạy học, rất nhiều học trò của ông đã nổi danh và đỗ đại khoa, nhiều người cũng đã kế tục được tư tưởng đổi mới canh cải trong giáo dục của ông. Một trong những người kế tục xuất sắc đó phải kể đến là Lê Quí Đôn (1762-1785), Là một người uyên bác, lại đi nhiều nơi, học rộng, biết nhiều; đặc biệt là đã có nhiều lần đi sứ, Lê Quí Đôn đã tiếp thu nhiều quan điểm học thuật, phương pháp khảo cứu, thành tựu khoa học của các học giả thời Minh – Thanh ở Trung Quốc. Trên cơ sở cái nhìn toàn diện về thực trạng xã hội cũng như tình hình giáo dục và các tệ nạn trong thi cử, ông đã thẳng thắn phê phán lối học “tầm chương”, “trích cú’ lúc bấy giờ . Ông cũng nêu ra các kiến nghị cuả mình: “… khoa điều cử nghiệp cần phải bớt đi, trình thức cần phải giản dị, thì sĩ tử không phân tán chí ý, mà việc học được chuyên, văn từ mới có thể khả quan, nhân tài mới không bị bỏ sót”( ). Bên cạnh đưa ra một số kiến giải, Lê Quí Đôn còn dẫn chứng nhiều bài răn dạy của bậc đế vương trong và ngoài nước để thấy hết được tầm quan trọng của việc học tập một cách đúng đắn. Như việc ông trích dẫn bài văn răn bảo sĩ tử của Thánh Tổ Nhân hoàng đế triều Đại Thanh (Trung Quốc), trong đó có những điều rất thiết thực cho người học như: “cần phải tự mình thực tiễn, mài giũa phẩm hạnh cho được nghiêm trang; thờ cha mẹ dốc lòng hiếu thuận; lập chí khí giữ đạo trung trình; nghiên cứu kinh sách, suy xét nghĩa lý, đừng lầm lẫn những lời bàn luận vu vơ,; tìm thầy học hỏi, chọn bạn giao du… văn chương đi vào thuần hậu ôn nhã, không phù hoa phép tắc đúng như thước như khuôn để đề phòng phóng đãng…” ( ). Hay ông trích: năm Càn Long thứ 2, 1737 thượng dụ rằng: “Văn chương bát cổ thực không quan thiết gì với chính sự, từ nay về sau, vĩnh viễn đình chỉ lối văn chương bát cổ trang sức phù phiếm ấy. Các đầu bài thi, chỉ xoáy trong các bài sách, bài luận, bài biểu, bài chế có quan hệ đến việc nước, việc dân”( ). Ông bác bỏ chủ trương của quan tham tụng Nguyễn Công Hãng về việc muốn dùng lối văn bát cổ của Trung Quốc để thi lấy sĩ tử. Bằng tri thức khoa học uyên bác và vốn hiểu biết sâu rộng, Lê Quí Đôn đã có những đóng góp thiết thực cho công tác giáo dục bấy giờ, nhất là phát triển lối học thực học, đề cao khả năng tư duy của người học mà nhiều nhà Nho trước đó đã đề cập. Những năm làm quan tư nghiệp trực tiếp giảng dạy ở Quốc Tử Giám chính là thời gian mà Lê Quí Đôn đã cống hiến những đề xuất quan trọng cho giáo dục thời Vua Lê, Chúa Trịnh. Ngoài một số nhà Nho kể trên, dưới thời Lê Trung Hưng cũng còn nhiều nhà khoa bảng khác cũng nhìn rõ thực chất lối học bấy giờ như Phan Huy Ích, Phạm Đình Hổ…: Phan Huy Ích -----------------.Ông đề cao lối học tập và thi cử thời Hông Đức,: “phép dạy phép thi cũng chỉ có kinh nghĩa, tứ lục, thơ phú, đối sách. Nhưng kinh nghĩa không cứ chương nào, thiên nào…Những người học đều phải nghĩ làm cho đủ quyển thành bài, còn có sức đâu mà làm hộ cho người khác. Kẻ dốt chỉ lo không làm đủ quyển nên không dám vào thi. Vì thế không có tệ mua bán văn nữa” ( ). Như vậy, việc ca ngợi lối họ, thi thời Hồng Đức của ông cũng nhằm đề xuất một phép mới nhằm hạn chế các mối tệ trong học tập, thi cử, trong đó có tệ mua bán văn chương, một thới tệ mà thời nào cũng có. Trong khi nêu cao lối văn thời Hồng Đức, Phan Huy Ích cũng đề xuất: “Theo ý ngu thần,…, kinh nghĩa thì bỏ lối thiếp quát ( ), văn sách thì cấm hỏi vụn vặt,…, Chọn một vài viên quan trong triều có sức học rộng làm học quan, theo với quan coi Quốc Tử Giám mà dạy sinh viên quốc tử. Trường học các quận cũng theo cái lệ ấy” ( ). Đề xuất của ông không chỉ nhằm thay đổi lối học tầm chương trích cú mà còn nhằm tổ chúc giáo dục cho hợp lí, bố trí đội ngũ học quan có đủ tài đức để giảng dạy cho người học. Để tổ chức đội ngũ học quan có hiệu quả, ông còn đề xuất việc thưởng phạt, hậu đãi những người có công trong giảng dạy như: “phải xét siêng lười nhanh chậm mà định cách thưởng phạt cho học quan, xét văn chương tinh hay mà phân biệt sĩ tử…” ( ). PHẦN III. BÀN VỀ GIÁO DỤC NGÀY NAY 1. Bối cảnh, thực trạng Nền giáo dục cách mạng nước ta hình thành từ sau cách mạng tháng Tám (1945) và ngày càng phát triển; trong những năm khói lửa của cuộc kháng chiến chóng Pháp (1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975) xâm lược, giáo dục vẫn là một mặt trân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Năm 1975, đại thắng mùa xuân đã mở ra một giai đoạn mới: cả nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng với cả nước, giáo dục cũng tiến bước tới nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư của Đảng (12/1976) vạch ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong đó về vấn đề giáo dục, Đảng chỉ rõ: “Đào tạo có chất lượng người lao động mới” và “thấu suốt hơn nữa nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”( ). Ngày 11- 01-1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng khoá IV ra nghị quyết số 14 NQ/TW về cải cách giáo dục (cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba). Nghị quyết chỉ rõ mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là: “Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ cho đến lục trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, con người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện, kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”( ). Nghị quyết chỉ rõ phải cải cách nội dung, phương pháp và cơ cấu hệ thống giáo dục. Nghị quyết còn đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành học, bậc học; nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên; nhiệm vụ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với giáo dục và vấn đề toàn dân tham gia cải cách giáo dục. Cuộc cải cách giáo dục của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Song bên cạnh những thành tựu đó thì hạn chế và khó khăn vẫn còn tồn đọng. Trước yêu cầu của thực tiễn, tháng 6/1991, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII đã xác định “Giáo dục- Đào tạo” và “Kho học và công nghệ” là “Quốc sách hàng đầu”. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khoá VII đã ra nghị quyết về “Đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Trên tinh thần đó, vấn đề giáo dục cũng được từng bước cải thiện, nội dung phương phps dạy và học đã có nhiều đổi mới; hệ thống trườg lớp được chuẩn hóa… Tuy nhiên, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ IX, giáo dục được đối chiều và đánh giá là “Chất lượng giáo dục đào tạo thấp so với yêu cầu”( ). Như vậy, cải cách diễn ra nhiều, hệ thống giáo dục cũng có nhiều điểm tiến bộ hơn, tuy nhiên do cải cách không đồng bộ nên khắc phục được thiếu sót sai lầm ở mặt này thì lại bộc lộ những hạn chế ở mặt khác. Cho đến hiện nay, những bất cập trong giáo dục lại ngày càng gia tăng, đặc biệt là các tệ nạn, hiện tượng tiêu cực trong giáo dục ngày càng phát sinh với nhiều mô thức và mánh lới tinh vi hơn. --------------. 2. Một số bất cập còn tồn đọng trong công tác dạy và học ở trường đại học hiện nay Các bất cập trong giáo dục hiện nay còn tồn đọng khá nhiều vấn đề, do phạm vi công trình nghiên cứu không đủ sức đề cập tới tất cả các vấn đề tồn đọng trong giáo dục hiện nay nên tôi chỉ có thể đề cập tới một vấn đề tồn đọng mà không thời nào là không tồn tại, đó chính là vấn đề dạy và học. Thời Lê Trung Hưng vấn đề dạy và học cũng là một trong những vấn đề được các nhà Nho quan tâm và đề xuất nhiều kiến giải nhất. Sau đây tôi xin đề cập tới vấn đề này ở trong nhà trường Đại học của chúng ta hiện nay: Đầu tiên liên quan tới công tác dạy và học ở trong trường Đại học chính là vấn đề chất lượng giảng dạy của giáo viên (giảng viên): Trong các trường đại học hiện nay, nhiều giáo viên vẫn còn chưa năng động, chưa áp dụng những phương pháp giảng dạy mới để có thể phát huy tính sáng tạo của sinh viên. Tình trạng giáo viên lên lớp đọc chép, tới kì thi thì cho sinh viên học tủ để lấy kết quả còn tồn tại làm cho người học thụ động, học tập chỉ mang tính chất chống đối làm cho chất lượng sinh viên ra trường không cao. Phương pháp giáo dục cũ kĩ mang tính nhồi nhét áp đặt chính là một hiện tượng được rất nhiều nhà Nho phê phán, thế mà cho đến thời điểm hiện nay, qua nhiều lần cải cách và đổi mới giáo dục, phương pháp đó vẫn còn phổ biến trong hầu hết các trường đại học. Phương pháp giảng dạy thì cũ kĩ, nội dung kiến thức truyền đạt còn quá tải, chưa gắn với thực tế. Người học hiện nay chỉ được trang bị kiến thức, một khối lượng kiến thức nhồi nhét, mà chưa được trang bị các kĩ năng làm việc trong khi ngoài xã hội lại yêu cầu kĩ năng đó khi tuyển nhân viên.Việc học tập một khối lượng kiến thức quá nhiều như vậy đã gây sức ép cho người dạy và người học, hạn chế khẳ năng tư duy sáng tạo, nhất là do khối lượng các môn học quá nhiều, sinh viên không tạo được cho mình thói quen đọc sách, làm cho văn hoá đọc của sinh viên ngày càng hạn chế. Công tác cập nhật thông tin để dưa vào trong bài giảng cho sinh viên hiện nay cũng chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các bài lên lớp vẫn chứa đựng những thông tin cũ mà ít có những thông tin mới liên quan đến bài học. Trong khi thế kỉ XXI được đánh giá là thế kỉ của công nghệ thông tin thì việc cập nhật thông tin chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Đi cùng với việc cập nhật thông tin đó thì vấn đề sử dụng máy móc khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong giảng dạy chưa được phổ biến. Thực tế của các quốc gia ứng dụng các phương tiện máy móc hiện đại vào giảng dạy đã cho thấy hiệu quả của bài giảng cũng như chất lượng giáo dục được nâng lên rất nhiều. Hạn chế của vấn đề này một phần là do nước ta còn nghèo, trang thiết bị cho việc giảng dạy chưa được đầu tư đầy đủ, tuy nhiên bên cạnh đó thì trình độ của người dạy cũng như ý tưởng sử dụng còn hạn chế. Nhiều trường Đại học, máy móc trang thiết bị không thiếu song người giảng dạy phần vì chưa quen sử dụng, phần vì khối lượng kiến thức nhiều, máy móc trang thiết bị lâu la nên nhiều khi máy móc có mà người học lại không hề được tiếp cận. Như vậy, nhìn chung phương pháp dạy học vẫn còn nặng tính thuyết trình, truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tính năng động sáng tạo của người học. Chính vì một phần như thế mà sinh viên trong các trường đại học hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, việc học của sinh viên vẫn còn nhiều bất cập: Trước hết, để “đối phó” với giáo viên và với thi cử, hầu hết sinh viên còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, giáo điều, có tư tưởng bằng lòng với những gì được truyền đạt. Nhiều sinh viên còn “học gạo”, hiểu biết vấn đề một cách hời hợt không chuyên sâu và thiếu tính hệ thống, chưa có tinh thần tự tư duy tìm tòi, sáng tạo. Kết quả của việc học này là sau khi ra trường người học chỉ có một khối kiến thức bề ngoài sáo rỗng, không có khẳ năng đem những gì mình học được ra để làm việc. Mà nói như Lê Quí Đôn thì đó “chỉ là dùng lời nói suông để chọn người, mà người ta cũng dùng lời nói suông ứng đối lại, thực ra thì đến khi thi thố ra việc làm, vẫn không phải những điều ấy”( ). Vấn đề bức xúc trong giáo dục hiện nay với người học nói chung vẫn là tình trạng học vì điểm, chạy theo hình thức, xa vời với thưc tế, tình trạng đó trong sinh viên cũng không là ngoại lệ. Điều này dẫn tới xa dời với mục đích chân chính của việc học, tạo nên tình trạng chạy điểm, quay cóp và dùng nhiều thủ thuật, mánh lới để đạt điểm cao, “Những người học kém trà trộn được đỗ, mà có học thường bị hỏng”( ). Hậu quả là gây ra tình trạng thiếu công bằng trong giáo dục, tạo ra sự gian lận và tạo điều kiện cho nhiều hình thức tiêu cực trong học tập gia tăng. Một hiện tượng phổ biến trong lối học của sinh viên hiện nay đó là học tập không kết hợp với những sinh hoạt chính trị xã hội, không có ý thức tự nâng cao khẳ năng của mình bằng các nghiên cứu khoa học và các hoạt động học thuật khác. Có thể nói, công tác nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học thời gian này còn rất hạn chế, các sinh viên đến trường tiếp nhận kiến thức sau đó thì bằng lòng với những gì mà người dạy truyền đạt cho, tạo nên sự thụ động trong nhận thức, hạn chế phát triển óc phê phán cũng như thiếu khả năng đánh giá, tổ chức nghiên cứu tìm ra đáp án, lời giải cho các vấn đề. Do nghiên cứu khoa học không phải là nội dung bắt buộc đối với sinh viên nên phần đông sinh viên không có ý thức thâm gia vào hoạt động này. Bên cạnh đó một hiện tượng không lành mạnh khác là có một số sinh viên đã tham gia nghiên cứu nhưng mục đích cuối cùng không phải vì khoa học mà chỉ nhằm đối phó, chạy theo thành tích để đánh giá kết quả rèn luyện…Vì thế việc nghiên cứu khoa học với nhiều sinh viên thì có tác dụng làm cho sinh viên năng động hơn trong học tập, nghiên cứu, thì đối với một số người thì lại chỉ mang tính chất đối phó chạy theo thành tích mà thôi. Trong vấn đề cập nhật thông tin đối với sinh viên hiện nay cũng còn nhiều điều cần phải bàn đến. Phần đông sinh viên không có ý thức tự giác bổ sung thêm các nguồn thông tin cho mình bằng việc sử dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Nhiều sinh viên đi truy cập thông tin lại với mục đích không thiết thực với chuyên môn của mình như nhằm để giải trí hay thoả mãn trí tò mò… Ngoài ra một hạn chế khác là nhiều sinh viên lại không biết cũng như không có điều kiện để cập nhật thông tin. Bên cạnh việc dạy và học đó của giáo viên và sinh viên thì một vấn đề cũng cần phải nêu ra đối với giáo dục hiện nay đó là chế độ kiểm tra, thi cử trong nhà trường hiện nay còn mang nặng tính ứng thí, khung điểm nặng về khuyến khích sự ghi nhớ chứ không phải là sự sáng tạo. Việc thi cử còn quá rắc rối, chồng chất, thời gian thi cử liên tục, kéo dài, thay đổi bất thường làm sinh viên lo lắng, mệt mỏi, không có đầu óc sáng tạo, chỉ biết trả lời như một cái máy; “khoa cử … chỉ là dùng lời nói suông để chọn người, mà người ta cũng dùng lời nói suông ứng đối lại”( ). Trải mấy trăm năm lịch sử rồi mà khoa cử vẫn tồn tại tình trạng ấy thì quả là giáo dục hiện nay đang đòi hỏi phải đổi mới rất nhiều. 3. Đề xuất một số giải pháp Trước tình trạng bất cập nêu trên của giáo dục nước ta, tôi cxin đề xuất một số giải pháp như sau: Thứ nhất, cần phát triển hơn nữa đội ngũ giáo viên, cải tiến phương pháp giảng dạy: Để khắc phục điều đó, trước hết cần hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đọc chép trong giảng dạy đại học; có những chính sách ưu tiên hơn nữa đối với người dạy để họ có thể chuyên tâm yêu nghề và cống hiến cho công việc của mình. Bên cạnh đó, cần trang bị cho người daỵ các kĩ năng sử dụng trang thiết bị hiện đại (máy chiếu, giáo án điện tử…) và khả năng cập nhật thông tin để ứng dụng trong bài giảng. Tăng cường trao đổi, thảo luận giữa giảng viên với sinh viên, thay đổi hình thức thi kiểm tra theo các câu hỏi cho sẵn bằng hình thức viết tiểu luận để tăng cường kĩ năng viết và trình bày cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Thứ hai, Nhà trường cấn đầu tư lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, tạo điều kiện cho giáo viên và sinh viên được tiếp cận với các tri thức khoa học đang phát triển từng ngày, từng giờ trên thế giới. Đặc biệt là phát triển công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên một cách thực sự trên cơ sở tinh thần tự nguyện và có những hỗ trợ phù hợp với kết quả nghiên cứu của sinh viên để từ đó thúc đẩy sinh viên có khả năng rèn luyện, nâng cao tay nghề trước khi bước vào công tác. Cùng với đó là giảm tải khối lượng kiến thức, trên thực tế xã hội ngày nay, người học không chỉ cần được trang bị kiến thức mà còn cần được dạy cho cách học, cách tư duy để có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, có kinh nghiệm và năng lực thực hành để có thể hoạt động trên một lĩnh vực nào đó. Tinh giảm kiến thức đồng thời phải thực hiện cải biến, thay đổi cơ chế thi cử cho phù hợp, cách đánh giá tính điểm thay vì những bài thi mang tính lí thuyết thì có thể đánh giá thông qua các buổi cemina, các bài tiểu luận hay các công trình nghiên cứu khoa học, điều đó sẽ khắc phục tình trạng học chống đối cũng như nhiều hiện tượng tiêu cực khác trong kiểm tra thi cử… MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclsu01.doc
Tài liệu liên quan