MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 0
I. NGUỒN GỐC TỤC LỆ ĂN TRẦU 1
II. TRỒNG TRẦU CAU 4
III. TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT 6
1. Cách ăn trầu của người Việt 6
1.1. Cấu tạo miếng trầu 6
1.2. Bổ cau 7
2. Văn hoá người Việt được thể hiện qua cách ăn trầu 10
3. Cau trầu trong một số nghi lễ 11
3.1. Miếng trầu cúng mụ 11
3.2. Trong nghi lễ hôn nhân 12
4. Trầu cau trong giao tế xã hội 14
1.1. Mời trầu tiếp khách 14
4.2. Trầu cau là món quà biếu thông dụng 16
4.3. Mời trầu là cách ngỏ tình yêu giữa nam và nữ 17
IV. HÌNH TƯỢNG TRẦU - CAU - VÔI TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN, DÂN CA, CA DAO 17
1. Truyện trầu - cau - vôi của người Việt 17
2. Mời trầu trong sinh hoạt dân ca 19
3. Hình tượng trầu - cau trong thơ da dân gian 21
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tục trầu - cau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tục trầu - cau
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc sinh sống, đa dân tộc, đồng thời cũng đa bản sắc dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, nhưng do sự giao thoa, tiếp xúc giữa các nền văn hoá, mà các dân tộc này có những phong tục, tập quán giống nhau. Trong đó có tục lệ ăn trầu, một phong tục văn hoá truyền thống của người Việt, không chỉ dân tộc kinh ăn trầu mà ở một số dân tộc khác cũng ăn trầu, mà còn ding trầu cao vào các nghi lễ lớn như cưới xin, cúng gia tiên, đám ma, ngày lễ tết… có lẽ trầu cau là một thứ mà không thể thiếu được trong văn hoá cổ truyền của dân tộc ta. Mặc dù ngày nay, một số nghi thức đã mất dần đI, thêm vào đó là những nét văn hoá hiện đại, tục lệ ăn trầu bắt nguồn từ sự tích trầu cau được trích trong Lĩnh Nam chích quái, mà Trần Thế Pháp đã nêu ra. Gắn lion với tục ăn trầu là những hiệntượng văn hoá phong phú mà người xưa thường làm. Qua tục ăn trầu ta có thể hiểu thêm về nếp sống, một nếp cảm nghĩ, mối quan hệ tình cảm giữa những người lao động cùng những ước mơ lành mạnh của họ bắt nguồn từ xa xưa. Ngày nay, số người ăn trầu ngày càng ít dần, tục ăn trầu sẽ không còn trong xã hội tương lai, nhưng những giá trị tinh thần chân chính biểu hiện qua tục ăn trầu thì vẫn tồn tại. Tất cả những vốn quý đó cần được nghiên cứu và sử dụng nhằm phát huy cao độ những di sản văn hoá quá khứ để góp phần cải tạo và xây dung nếp văn hoá mới ở nước ta. Vì vậy em đã chọn đề tài trên.
Đây là một đề tài mà nhiều nhà sử học hay các nhà văn hoá đã nghiên cứu và tìm tòi. Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt để hiểu được một phần trong phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt.
- Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt, em đi sâu và tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong văn hóa cổ truyền của người Việt. Từ đó hiểu thêm bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
I. NGUỒN GỐC TỤC LỆ ĂN TRẦU
Có từ sự tích trầu cau, có 2 anh em sinh đôi là Tân + Lang, do một hiểu lầm với người chị dâu là Lưu Liên nên người em là Lang đã bỏ đai đến một dòng suối vì sầu não, cô đơn mà thác, biến thành phiến đá vôi.
- Tục ăn trầu có từ rất sớm, nhưng chưa biết từ thời điểm nào. Phải đợi đến tận cuối thế kỷ XV, sách Lĩnh Nam chính quái của Trần Thế Pháp ra đời, nó mới được ghi chép thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mang nhiều ý nghĩa thâm thuý.
Sau khi đọc sử tích trầu cau trong Lĩnh Nam chích quái, ta nhận thấy một truyện được ghi chép lại không những có kết cấu chặt chẽ, lại phối hợp được cả những yếu tố hiện thực lẫn huyền ảo một cách khéo léo à như thế tác giả của nó đã khiến một câu truyện vụn vặt, còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một truyện cổ tích có đầu đuôi, vừa lý thú hấp dẫn, vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thuý.
+ Ở giai đoạn đầu truyện có tính hiện thực với dấu vết hiện đại, với những tên tuổi rõ ràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp lý, tự nhiên. Ở giai đoạn cuối, truyện trở nên huyễn hoặc hai anh em họ Cao và vợ người anh vì không hiểu nhau nên đã tự chia lìa chỉ đến khi cả ba người cùng chết đi và chết bên nhau, người anh hoá cây cau, người em hoá phiến đá, vợ người anh hoá cây trầu không, họ mới có được sự cảm thông hoàn toàn, từ nay họ sẽ mẫimĩ gắn bó bên nhau và kết hợp làm một qua miếng trầu tình nghĩa ở đáo, một dòng nước đỏ tươi như máu được tiết ra, tượng trưng cho tính gia đình muôn đời thiêng liêng, bền chặt.
Trần Thế Pháp, cũng như các tác giả đời Lê khác, khi viết lại sự tích trầu cau nói riêng, dàn dung lại những truyện huyền thoại dân gian trong Lĩnh Nam chích quái nói chung, hiển nhiên đã có hậu ý đề cao những giá trị cũ của dân tộc với mục đích phổ biến để giáo dục con em theo tinh thần 24 điều dụ của Lê Thánh Tông. Có lẽ bắt đầu từ đấy (cuối thế kỷ XV) các truyện cổ tích, thần thoại nói chung, truyện trầu cau nói riêng mới được truyền bá rổngãi trong toàn quốc.
Riêng trong sự tích Trầu cau, các tác giả muốn giải thích cho mọi người rằng, dân tộc ta đã có một đời sống văn hoá khá cao ngay từ xưa từ thời Hùng Vương kia (Theo Đại việt sử lược, vào khoảng thế kỷ VII trước Tây lịch). Ngay từ thuở đó, xã hội Việt Nam có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết thương quý nhau, trên kính dưới nhường, vợ chồng lấy nhau vì tình, vì nghĩa, và người đàn bà đã biết chọn đời chung thuỷ son sát với chồng… Không phải đợi đến khi Hoa sang đô hộ nước ta, giáo hoá ta, dân ta mới biết thế nào là hiếu đễ, thế nào là biết nghĩa.
Vì sự tích Trầu cau có ý nghĩa sâu sắc như thế nên tục ăn trầu của dân ta đã được thăng hoa, trở thành một mỹ tục mang tính chất đặc thù của một nền văn minh cổ Đông Nam Á.
Mỹ tục ăn trầu này đã gắn lion với những sinh hoạt văn hoá, từ đời sống vật chát, đến đời sống tinh thần của dân tộc ta.
*Tiềm ẩn sự tích anh em ở nơi sự tích Trầu - cau - vôi, đôi vợ chống và người em trai bất hạnh: sống chia rẽ anh em là chết sự hối hận đền bù cho cái chết, bằng cho cái chết, chết rồi nên vì biết hối hận nên lại sống lại, hoá thân vào trầu - cau - vôi, hoà hợp với miếng trầu. Một triết lý nhân sinh, huyền nhiệm, tuyệt với.
Anh em như thể tay chân
Máu chảy, ruột mềm.
Ngày nay, qua nhiều sách vở và các tài liệu khảocor, người ta được biết trầu cau là hai loại cây đã xuất hiện rất lâu đời ở các vùng Trung Ấn, Đông Nam Á và ơt một số quần đảo trên Thai Bình Dương; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hoà Bình, hạt cau đã được tìm thấy trên dưới một vạn năm. Tại các nơi đây đã có nhiều dân tộc có tục ăn trầu như các dân tộc thiếuố xưa ở miền Nam nước Trung Hoa (kể từ lưu vực sông Dương Tử trở xuống), tức người Trung hoa miền nam ngày nay, các dân tộc Thái Lan, Miến Điện, các dân tộc Việt - Mên - Lào, kể cả các dân tộc thiểu số như người Thái, Nùng, Mường, Dao, Thượng… trên bán đảo Đông Dương, cùng các dân tộc trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân; và ở Ấn Độ cũng có nhiều nơi dân chúng có tục ăn trầu.
Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau, cũng như các loại lá, rễ, quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa hay trị bệnh. Quả thực, ăn trầu đã giúp cho cơ thể được ấm nóng, chống lạnh, chống sơn lam thuỷ khí; ăn trầu lại sạch miệng, răng lợi va xương cốt được bồi dưỡng, vững mạnh.
Như Giáo sư Trần Quốc Vượng đã nói:
Trầu cau là một loại đặc biệt, không thuộc đồ ăn, đồ uống, cũng không thuộc đồ hút, với mọi gia đình người Việt chúng ta, Trầu cau cũng thân thuộc như cơm ăn, nước uống, như bát chè xanh, như điều thuốc lào”.
Trầu có tong miếng, mỗi miếng trầu gồm một miếng cau khô hoặc tươi, một miếng lá trầu không quét vôi, một miếng vỏ cây chát (cây chay, cây vỏ đỏ) ăn trầu có vị cay thơm, nó trừ được mùi hôi trong mồm, các chất trong lá trầu, hạt cau và vôi có tác dụng làm chắc chân răng. Mùa đông giá rét, ở những người làm nông nghiệp đó họ thường phải lội xuống nước, làm việc không ngơi nghỉ, nhai trầu làm cho người ấm lên, đỡ được phần giá buốt.
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thiệp tục ăn trầu nó tiềm ẩn một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau:
+ Cây cạ vươn cao là biểu tượng của trời (dương).
+ Vôi - chất đá là biểu tượng của đất (âm)
+ Dây trầu mọc lên từ đất quân quýt lấy thân cây biểu tượng cho vũ trụ trung gian hoà hợp. Sự tổng hợp biện chứng của âm dương tam tài ấy tạo nên một kết hợp hết sức hài hoà. Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ… Tất cả tạo nên một chất kích thích, làm cho thơm mồm, đỏ môi và khuôn mặt người ăn bừng bong như say rượu. Ăn trầu có nhai mà không nốt, nó mang một tính cách linh hoạt khó thấy - không thuộc loại ăn, mà cũng không thuộc loại uống, cũng không thuộc loại hút”.
Chính vì vậy trầu cau đã trở thành một thứ không thể thiếu trong sinh hoạt tinh thần của người Việt.
II. TRỒNG TRẦU CAU
Cây cau thẳng tắp, cây trầu không mềm mại trên mảnhvườn nho nhỏ của mỗi gia đình người Việt xưa kia, chúng là những thứ cây quý giá, thể hiện một lối sống thanh bình, yên ả, một cuộc sống định canh, định cư thuộc nền nông nghiệp lú nước. Trong xã hội Âu Lạc nền văm minh nông nghiệp khá phát triển cho nên “nhà nào cũng có vườn trồng cau và trầu không. Có lẽ từ đó trở đi việc trồng cau ngày càng phổ biến cùng với nghề làm vườn, có thể nói trong các gia đình người Việt xưa, đặc biệt là ở nông thôn, trầu cau là một thứ không thể thiếu được, mà nếu thiếu nó gia đình người Việt cảm thấy thiếu và trống vắng một cái gì đó. Vì vậy ta có thể nói trồng trầu cau là một tục lệ của cư dân nng “xưa”. Nói từ “xưa” có nghĩa là trồng trầu cau nó chỉ là tục lệ xưa mà thôi, còn ngày nay, tục trồng trầu cau không còn nữa, mà nó chỉ tồn tại trong một số gia đình ở nông thôn, mà trong những gia đình nông thôn đó có những cụ ông, cụ bà với những hàm răng đen, chắc, có lẽ những hàm răng đen đó, nó được tạo ra từ chính miếng trầu. Vậy nên tục nhuộm răng đen luôn gắn lion với tục lệ ăn trầu, mà người xưa thường làm, muốn cho hàm răng đẹp, nụ cười tươi, cácthiếu nữ xưa đến tuổi trưởng thành đều học ăn trầu để có một hàm răng đẹp và môi đỏ, nét mội cắn chỉ. Có thểnói răng đen làbiểu hiện của cái đẹp.
“Răng đen ai nhuộm cho mình.
Để duyên mình đẹp, để tình anh say”.
Người thôn nữ má hang, răng đen đã trở thành hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa thường nói.
“Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Năm qua mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”.
Tục trồng trầu cau mặc dù không còn mấy tồn tại trong xã hội đại Việt này nay. Vậy tại sao nói lại không còn mấy tồn tại như trước kia nữa, có lẽ do con người ngày nay đã quên mất thói quen ăn trầu mà xưa kia người ta gọi đó là nhu cầu cần thiết, rồi các phong tục ct xưa kia cũng mất dần, xã hội biến đổi nó mất dần bản sắc dân tộc, nhưng đồng thời, nó lại bổ sung thêm những cái mới, mang màu sắc hiện đại, văn minh, tiến bộ.
Việc trồng trầu cau ngày nay không còn mang sắc thái thể hiện phong tục ăn trầu của người Việt nữa mà nó tồn tại vì kinh tế, như vườn trầu ở Hoóc Môn - Bà Điểm, nó đã đi vào lịch sử dân tộc gắn lion với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, nay nó đã trở thành mục đích kinh tế, trồng trầu cau để đem lại lợi nhuận.
Xưa kia trầu cau đã trở thành sản phẩm trao đổi giữa các vùng, ở chợ đồng bằng, trung du, miền núi sản phẩm cau tươi, cau khô, lá trầu không, vỏchay, rễ quạch, chúng là những món hàng phổ biến ở các chợ cả nông thôn và miền núi, chúng kết hợp lại với nhau cho một màu sắc thắm tươi, đủ hưng vị cuộc đời.
Ở phố, người thượng lưu mới có đất trồng cau, nhưng không nhiều người chơi cảnh để nuôi dưỡng tâm hồn, để níu giữa chút duyên quê, để thể hiện cốt cách. “sống thẳng như cau, sống thơm như quế”. Thậmchí có người còn “chơi” cau Ta lẫn vơi cau Nhật (lùn)ư, câu sâm banh “bụng phệ”. Buồng cau, khay trầu chỉ còn là chút lễ nghĩa tượng trưng trong ngày cưới hỏi. Trái cau được dán têm cánh phượng màu đỏ, hồng lấp lánh, cách điệu, song không còn “thay chủ” gửi gắm những thông điệp, ý nghĩa sâu xa như ngày xưa.
Dẫu vậy, các miền quê ở Quảng Nam, vẫn còn xanh mướt những vườn cau ngút thẳng. Cây cau được trồng rộ khắp nơi, vừa phục vụ ăn trầu, lễ lạt, vừa xuất khấuang nước ngoài, và chuyển ang dịch vụ cây. Việc gìn giữ và khôi phục nét văn hoá Trầu cau không phải quá khó với vùng quê này.
Cây cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu hiện của sự thái bình. Trong Nam có 18 thôn vườn trầu, tổng diện tích hàng trăm câu số vuông. Ngoài Bắc, dọc các thôn xóm ven sông Hồng, ngày xưa tới đâu mà chẳng nghe câu át:
Ru con con ngủ cho rồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh”.
Và ở miền Trung, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng cau bên cạnh bang cừa và văng vẳng đâu đây câu hát:
“Bồng em mà bỏ vô nôi.
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mau cau Bát Nhị, mua trầu Hội An”.
III. TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT
1. Cách ăn trầu của người Việt
1.1. Cấu tạo miếng trầu
Cho đến cách mạng tháng Tám, tục ăn trầu vẫn còn phổ biến ởnong thôn và thành thị. Thành phần mỗi một miếng trầu thường có: là trầu có quệt vôi, một miếng cau, một miếng vỏ chay. Nếu không co vỏ chay người ta chỉ ăn trầu quệt vôi với cau tươi hoặc cau khô. Không phải ngay từ đầu người Việt đã ăn trầu có cả vỏ chay. Nghiên cứu so ánh truyện Trầu - Cau - vôi của người Việt và truyện Bơ-lô Đu-lơ của người Ca-tu (Tây Nguyên)chúng ta có thể nêu lên một giả thuyết có ý nghĩa về thành phần miếng trầu của người Việt. Các dị bản về truyện Trầu - cau - vôi của người Việt đều thống nhất một chi tiết: ba nhân vật tượng trưng cho ba yếu tố: cau trầu, vôi; và từ thời xưa vua Hùng người Việt ăn trầu quệt vôi với cau. Sách Quế hải ngu hành chí cho biết thêm: “Người Việt thích ăn trầu, ding bạc và thiếc làm các hộp nhỏ, một cái đựng vôi, cái đựng dây hay lá trầu; và một cái đựng cau. Theo truyện Bơ-lô Đu-lơ của người Ca-tu thì từ xa xưa miếng trầu của người Ca-tu đã gồm có:cau, trầu, vôi, vỏ chay. So sánh truyện của hai dân tộc ta có thể nghĩ rằng cách ăn trầu kèm thêm vỏ chay của người Việt bắt nguồn từ ảnh hưởng qua lại giữa người Việt và cư dân Môn - Khơme cổ đại. Cho đến nay, theo đồng bào nghiện trầu, ăn trầu thiếu vỏ chay vị đậm kém đi nhiều lắm. Nếu không có vỏ chay, người ta tìm một thứ rễ cây khác để thay thế, đó là rễ cây quạch, ăn riêng thì có vị chát nhưng ăn cùng với trầu quệt vôi và cau thì miếng trầu đậm đàthêm lên và màu đỏ cốt trầu cũng thắm hơn. Câu tục ngữ “trầu không rễ như rể nằm nhà ngoài” chính nhằm khẳng định vị ngon đậm của miếng trầu có thêm rễ cây quạch hoặc voe chay, chứng tò người Việt dã tự giác làm tăng vị đạm cho miếng trầu trong quá trình giao lưuvh với các dân tộc khác.
1.2. Bổ cau
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm 6 mời anh xơi trầu.
Quả cau to có thểbổ làm 6miếng, mỗi khẩu trầu ding 1/6 quả cau, quảnhỏ hơn, bổ tư. Ở Nam bộ, quả cau to người ta thường bổ làm 8 miêng, quả cau được dóc vỏ xanh, tiện bỏ chũm rồi mới bổ ra thành miếng. Dao bổ cau phỉ chọn dao sắc miếng cau mới đẹp do đó ngôn ngữ Việt có từ “dao cau” để chỉdao sắc và lion dó là sự hình thành mỹ từ pháp “mắt sắc như dao cau”.
Mùa cau là mùa nắng hanh, người Việt phơi cau để dành ding quanh năm. Quả cau cũng được bổ thành miếng đem phơi. Trong lúc phơi phải biết dĩư cho hạt khỏi long. Miếng cau có đẹp là miếng cau còn nguyên hạt không bị long ra khỏi miếng cau, gọi là cau đậu. Cau đậu là loại cau quí, vì khi miếng cau đã khô hạt dễ long, muốn có cau đâu lúc phơi cau cần phải công phu.
Cắt vỏ chay hoặc rễ quạch. Vỏ chay được cắt thành miếng mỏng hình vồ hoặc hình chữ nhật, khi ding mới đem cây vỏ ra cắt để miếng vỏ khỏi khô.
Nhiều loại dụng cụ được tạo nên gắn liền với tục ăn trầu.
-Âu đồng hình tròn có nắp đậy kín ding đựng lá trầu chưa têm, để giữ cho lá trầu được tươi lâu. Đồng có khi được thay bằng thiếc.
Bình vôi và chìa vôi là loại dụng cụ phổ biến của mọi gia đình. Bình đựng vôi đã tôi, chia vôi cắm ngay trong bình, dài như chiếc đũa, một đầu nhọn, vừa để quệt vôi vừa để têm trầu, ởnong thôn, con dao vôi ding để rọc lá trầu, và quệt vôi têm trầu là dụng cụ thông dụng (hình)
Bình vôi cũng ding để đựng vôi đã tôi. Ống vôi nhỏ có thể bỏ túi, dặt trên cơi, mang đi mang lại thuận tiện, không như bình vôi để cố định một nơi. Thường thường, ống vôi được làm bằng thiếc. Nhà giầu xưa kia ding ống vôi bạc chạm trổ tinh vi.
Khăn trầu, túi trầu là những đồ dùng phổ biến của đồng bào ở nông thôn từ xưa cho đến Cách mạng tháng Tám, dùng để đựng những miếng trầu đã têm, những miếng cau, miếng vỏ, ống vôi. Trong nhân dân lao động, những đồ dùng này được may bằng vải hoặc lụa theo kiểu giản dị. Khăn trầu, túi trầu củấcc cô gái được giữ gìn cẩn then. Đối với tầng lớp quí tộc, khăn trầu thường bằng lụa, nhiễu quí, túi trầu bằng gốm, đoạn là những hàng hiếm, đắt tiền.
Tráp trầu, cơi trầu, hộp đựng trầu bằng gỗ được làm ra từ lâu đời. Nghề khảm phát triển, những tráp trầu, hộp trầu khảm gắn xà cừ do bàn tay khéo léo của những người thợ cả tạo nên tiêu biểu cho trình độ tinh xảo của nghề thủ công dân gian. Những tráp trầu, hộp trầu sơn mài là sản phẩm độc đáo và quí hơn.
Người Việt đã tổ chức chu đáo việc ăn trầu, gắn lion với tục ăn trầu, một nếp sống văn hoá cao và một trình độ them mỹ tinh tế hình thành dâbf qya các thời kỳ lịch sử.
Tục ăn trầu của người Hà Nội.
Người Hà Nội vốn nổi tiếng sành ăn, sành mặc, Hà Nội là nơi chắt lọc những tinh hoa, nét đẹp của mọi miền để tạo nên nét đẹp cho riêng mình. Nét đẹp của Hà Nội thể hiện ngay cả trong tục dùng trầu - một phong tục mà theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương dung nước (qua sự tích Trầu cau mà người Việt Nam hầu như ai cũng biết.
Trước kia, người Hà Nội từ 13 tuổi trở lên là biết ăn trầu. Theo sứ giả nhà Nguyễn vào đời Trần, ở Thăng Long, 61 phố phường đều trồng rất nhiều cau và trầu không. Người Hà Nội trước đây có dâu:
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phố, mua trầu chợ Dinh.
Chợ Cầu, chợ Quán là các chợ lẻ, chợ phụ dọc đường, Nam phố là tên cũ của phố Hàng Bè bây giờ, nơi xưa bán rất nhiều cau tươi, cau khô. Chợ Dinh gần dinh quan phủ Phụng thiên (quãng phố Phủ Doãn và ngõ Huyện bây giờ). Ngày nay, người Hà Nội ít ăn trầu hơn trước nên không còn những phố bán trầu mà tập trung phần lớn ở những chợ một số ít được đem bán rong. Người Hà Nội rất công phu trong cách chọn trầu. Cau ngon phải là cau bánh tẻ, không già, không non, vừa tới hạt (nửa màu nửa hạt). Người sành ăn thường kén mua cau Đông ở tỉnh Hải Hưng (cũ) . Từ tháng 8 có thêm cau miền Nam nhưng người ta ít ăn vì loại cau này nhiều hạt không ngon. Mua tràu phải chọn lá hơi ánh vàng, nhỏ, dày, tươi. Ngày tứơc có trầu không làng Chả ngon nổi tiếng vì lá nhỏ, vừa thơm vừa cay, để có được lá trầu như vậy, người làng Chả ngày đó trồng cuãng rất công phu, dàn trầu không phải được trồng trên đất trồng gong. Ngày nay người Hà Nội ăn trầu Hưng Yên, vào dịp lễ hỏi người ta mua trầu Tây Sơn vì lá to đẹp. Người ăn sành trầu chọn vôi xứ Đàoi - Sơn Tây.
Bộ đồ ăn trầu của người Hà Nội gồm có: cơi đựng trầubằng đồng hoặc quả trầu sơn khảm xà cừ, ống vôi chạm bạc, ống nhổ bằng đồng thau dung quết trầu. Những cụ già ăn trầu còn có thêm cối giã trầu bằng đồng chạm trổ khá tinh vi chỉ bỏ vừa miếng trầu, miếng cau, vỏ để giã. Dao bổ cau phải sắc để bổ cau cho đẹp và hạt không bị vỡ. Cũng chỉ là “Quả cau nho nhỏ, lá trầu xanh” nhưng cách ăn trầu của người Hà Nội rất duyên dáng, họ ăn trầu không những làm đỏ môi, răng đen mà còn tạo nét môi cắn chỉ rất đẹp. Người ta không cho cả cau, trầu và rễ vào cùng một lúc mà ăng từng thứ một. Cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là rễ quệt thêm một ít vôi, khi ăn người ta thường lấy tay quệt ngang miệng, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ.
Ngày nay, ở Hà Nội hầu như chỉ những người trên 60 tuồi mới ăn trầu cho nên Hà Nội không còn cảnh mời trầu như A.de Rovodes - một người Phap nói về việc ăn trầu của người Thăng Long thế kỷ XII: “Họ có tục đem theo một vài túi con đầy trầu cau đeo ở thắt lung, họ để mở trong khi qua lại phố phường để mời bạn bè. Khi gặp họ bắt đầu chào hỏi nhau, rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn”. Tuy nhiên, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Ngày Rằmg, mồng Một hoặc các ngày lễ Tết hoặc trong những dịp lễ ăn hỏi, cưới xin của các gia đình Việt Nam vẫn không thể thiếu miếng trầu quả cau trên bàn thờ tổ tiên.
Trầu cau chỉ là một thứ nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng lại có nhiều ý nghĩa trên lĩnh vực y học, tâm lý học xã hội… dùng trầu cau còn là một truyền thống văn hoá của dân tộc. Ngày nay, không mấy ai ăn trầu nhưng nét đẹp đó vẫn được gìn giữ và áp dụng trong cuộc sống của người dân.
2. Văn hoá người Việt được thể hiện qua cách ăn trầu
Têm trầu được người Việt tiến hành: Lá trầu đã rửa sạch được dọc ra làm đôi (nếu như lá trầu to), hoặc chỉ dọc bớt cọng già, sau đó để cuốn lại. Rọc xong quệt vôi lên trên lá trầu, dùng tay cuốn lại, rồi ghim chặt bằng cọng trầu, miếng trầu đều đặn như chiếc kén xinh xinh. Từ lúc dọc lá trầu đến khi làm nên những miếng trầu gọi là têm trầu: têm trầu phải đạt 2 yêucầu: vừa vôi và đẹp mắt.
Qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu để phán đoán phong cách, tính nết cũng như nếp sống của con người. Chính vì lẽ đó, khi đi xem mặt nàng dâu tương lai, nhà trai đòi bằng đựơc cô gái ra têm trầu, trước là để xem mặt cô dâu, sau làđể xem cử chỉ têm trầu của cô gái mà phán đoán tính nết. Miếng trầu têm vụng là người không khéo tay; miếng trầu nhỏ miếng, cau to là người không biết tính toán làm ăn; miếng trầu quệt nhiều vôi là người hoang phí không biết lo xa.
Việc “têm” miếng trầu, nhìn miếng trầu được têm thì người thưởng thức còn đánh giá được sự khéo tay của người têm trầu (ở cái dáng đẹp hay xấu, ở nếp gấp, ở cánh trầu…). Chàng hoàng tử trong truyện cổ Tấm Cám nhờ nhìn vào miếng trầu được têm khéo léo mà nhận ra được vợ mình. Trần Quốc Vượng viết: “Ăn miếng trầu, càng biết được “tính nết” người têm nó. Giản dị hay cầu kỳ. Đậm đà hay nhạt nhẽo. Do chất lượng và số lượng vôi bôi trên lá trầu. Và khi có miếng trầu “ở giữa đậm quế hai đầu thơm cay”…” (Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, 2002, tr.293). Trong dân gian, một cơi trầu được têm khéo được dùng để đánh giá về nề nếp, công - dung - ngôn - hạnh củamột cô con gái trong một gia đình. Chính vì vậy, chỉ mỗi việc têm trầu, người xưa cũng nghĩ ra được kiểu dáng cho miếng trầu. Tuỳ vào hoàn cảnh, tình huống sửdụng mà miếng trầu được têm theo những cách khác nhau gắn với những ý nghĩa tượng trưng, ngụ ý gửi gắm của người têm: trầu cánh phượng, trầu cánh quế, trầu cánh dơi, trầu mũi kiếm, trầu mũi mắc…
Như trong ca dao đã ghi lại hình ảnh miếng trầu.
Túi gấm lẫn với túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân.
Têm trầu mũi mác cho chồng đi quân.
Câu ca dao trên, gắn lion với những truyện kể về cuộc khởi nghĩa bà Triệu (quân ba Triệu mang túi trầu đi đánh giặc, miếng trầu têm hình cánh kiếm và mũi mác. Đó là vẻ đẹp độc đáo củamiếng trầu ra trận. Còn têm trầu trong ngày cưới người ta thường têm trầu cánh phượng. Nhưng không phải ai cũng làm được, đám cưới là một nghi lễ rất thiêng liêng và quan trọng vì vậy cững như việc chọn người bê mâm trầu xin dâu, hay chọn người têm trầu thì không phẩii cũng làm được mà người ta phải chọn ra một người phúc hậu (có gia đình yên ấm hạnh phúc, con đàn cháu đống thì mới được chọn mặt gửi vàng. Têm trầu sao cho đẹp, cho đủ gia vị chứ không phải chỉ cuộn tròn viên cho vào miệng, cùng với trầu là cau, với vôi kết hợp lại cho màu sắc thắm tươi để hưởng vị đắng cay ngọt bùi của cuộc đời.
Cũng như trà đạo của người Nhật Bản, tục ăn trầu của người Việt Nam cũng đòi hỏi lắm công phu. Dường như tất cả cái tinh hoá củatụcăn trầu đã được kết đọng lại trong cách têm trầu. Têm trầu là cả một nghệ thuật. Khi mời trầu, miếng trầu không chỉ gói gọn trong nó tình cảm nồng thắm mà còn thể hiện cái nết khéo tay, hay mắt của người têm. Trong các hội làng, bên cạnh trò thi nấu cơm, làm bánh, dệt cửi, còn có cả thi têm trầu.
3. Cau trầu trong một số nghi lễ
“Đồ sính lễ quí nhất nước Nam không gì bằng trầu cau…”, Trầu cau là lễ vật của khá nhiều hình thức nghi lễ hàng năm của người Việt. Bên cạnh lễ vật khác, Trầu cau thuộc loại lễ vật đơn sơ, tinh khiết. Ở đây em chỉ phân tích một vài hình thức nghi lễ trong đó cau trầu là lễ vật chủ yêú.
3.1. Miếng trầu cúng mụ
Theo tín ngưỡng dân gian, 12 bà mụ là nguồn gốc sinh ra con người, theo dõi giúpđỡ con người từ lúc trong trong bụng mẹ đến khi trưởng thành. Em bé cưới nụ cười đầu tiên, người mẹ nựng “mụ dạy”, em bé bắt đầu hang chuyêbnj, bà khen “mụ dạy khôn”, chạp chững bước những bước đi đầu tiên em được người lớn khuyến khích “gắng lên, mụ đỡ…”. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, cha mẹ em bé sửa lễ cúng mụ ba lần, trong dịp:
- Bé ba ngày
- Bé đầy tháng.
- Bé đầy năm.
Để tỏ lòng biết ơn các bà mụ và cầu mong cho bé mau lớn khôn. Tuỳ theo gia cảnh cỗ cúng có thể thịnh soạn, có thể đơn giản nhưng nhất thiết có một đĩa trầu gồm 12 miếng dâng lên 12 bà mụ. Lễ vật chủ yếu là 12 miếng trầu. Trong nhân dân lao động, cùng với đĩa trầu thường có hương, hoa quả (mùa nào thức ấy) xôi chè ít khi cúng cỗ mặn. Dây là những ngày vui trong gia đình, họ hàng, bè bạn đến chơi mưng cháu bé, tặng quà cho cháu. Lễ cúng mụ thường không kèm theo ăn uống linh đình, xa hơn, lãng phí hơn.
3.2. Trong nghi lễ hôn nhân
Hôn nhân là một lễ nghi quan trọng trong đời sống mỗi con người, trong hôn nhân, miếng trầu, quả cau là nền tảng, dân gian ta có âu: miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu nên dâu nhà người. Trong mâm cỗ cúng tổ hông - vị thần của hôn nhân bao giờ cũng có buồng cau và tệp lá trầu, tục lên này không chỉ tồn tại từ xưa nữa mà nó còng tồn tại cho đến tận ngày nay. Không như các tục lệ khác như tục lệ cưới xin của người Việt, một số nghi lễ trong cưới xin trong lễ cưới hay vào các ngày cúng gia tiên, lễ tết như trong dịp lễ tết, ở một số nơi, vào lúc đón giao thừ, người chủ nhà sẽ chọn một người hợp tuổi để xông nhà cho năm mới để sang năm mới, gia đình có nhiều niềm vui, ăn nên làm ra, thì người xông nhà đó thường mang trầu cau đến và trong buồng cau người ta xem có đẹp không, mống lá trầu có tươi không mà ước đoán rằng đôi lứa ấy có đẹp duyên không, có được bách niên giai lão không.
Tục trầu cau một hôn nhân có ý nghĩa từ trong câu truyện thương tâm trong sự tích trầu cau, tuy họ chết đi nhưng tình yêu còn tồn tại mãi mãi bên nhau, giúp họ hóa thân thành miếng trâu đỏ thắm để nhắc nhở con người phải lấy tình nghĩa làm trọng. Như vậy, tục lệ trầu cau của người Việt xuất hiện trong hôn lễ người Việt là để khơi gợi, nhắc nhở mọi người hướng về một cuộc sống đạo lý, nghĩa tình thủy chung sâu sắc.
Miếng trầu ân nặng là bao. Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn, trầu này trầu ái trầu ân - trăm cô con gái đầu ăn trầu này.
Trong lễ cưới truyền thống của người Việt gồm có các thủ tục :
+ Kén chọn
+ Giạm ngõ (chạm mặt).
+ Ăn hỏi.
+ Lễ cưới.
Ngày nay các nghi lễ này đã dần được lược bớt đi, đơn giản hơn, chỉ đi vào những bước chính:
+ Chạm ngõ
+ Ăn hỏi đó là 3 bước cụ thể.
+ Cưỡi.
Nhưng có nơi, việc ăn hỏi đã dần mất đi, không còn nữa, trong các nghi thức trong lễ cưới này, trầu cau là một trong những lễ vật quan trọng nhất.
a/ Cau trầu trong lễ giạm: là lễ vật đầu tiên để đặt quan hệ giữa hai họ, trong nghi thức này, đây là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của 2 gia đình, lễ trạm ngõ ngày nay không còn như xưa nữa mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình, nhà trai đem trầu cau đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại tiếp tục qtr tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân, và nếu nhà gái nhận trầu cau của nhà trai là nhận lời gả con gái sau lễ giạm thì cô gái đã là người có nơi có chốn, không tìm hiểu ai nữa. Nếu cô vẫn thầm yêu người khác cũng chỉ còn luyến tiếc mà thôi.
“Yêu nhau chẳng nói khi đầu
Để cho thầy mẹ nhận trầu người ta”.
Sau khi nhận trầu cau, mà do một nguyên nhân nào đó mà hai người không đến với nhau được, nhà gái trả lại trầu cau cho nhà trai.
b. Cau trầu trong lễ ăn hỏi: là lễ vật mà nhà trai đem đến nhà gái để biếu họ hàng, lễ ăn hỏi này là một thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ, đánh dấu một sự chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái được hỏi đã trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi. Trong nghi thức này lễ vật thường là: cau tươi, bánh cốm, chè, tượi, bánh xu xê (phu thê) đó là những lễ vật tối thiểu tỏng tục lễ cưới cổ truyền trong các lễ vật đó thì trầu cau luôn đặt lên hàng đầu, đứng thứ nhất trong các lễ vật, có nghĩa là nó mang một vai trò quan trọng trong nghi thức này. Quả cau tuy là lễ vật để nhà gái đem biếu họ hàng, bnos không lớn lăm, và không có giá trị về vật chất nhiều nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa, là thông điệp báo tin với họ hàng, làng xóm rằng đám cưới sẽ diễn ra, xưa kia nó thay cho lời mời (thay cho thiếp mời ngày nay). Trong nghi thức này, nhà trai phải mang đến nhà gái hàng trăm, có khi hàng ngàn quả cau. Trong thời kỳ xã hội phong kiến suy tàn, tục thách cưới trở thành một tục lệ hạ thấp phẩm giá người con gái, thì số lượng cau trong lễ ăn hỏi lại phản ánh mặt hạn chế của phong tục. Từ chỗ quả cau có giá trị như một lời báo hỉ đến lúc hàng ngàn quả cau cùng với những ràng buộc khác gây công mắc nợ cho người lao động thì một phong tục có thể rất ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
c/ Cơi trầu xin dâu: là cơi trầu nhà trai đem đến nhà gái lúc đón dâu, đầy là nghi thức tổ chức lễ cưới, là đỉnh điểm của cả quá trinh tiến tới hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỷ, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể, nó có ý nghĩa rất thiêng liêng, do đó cả xưa và nay mọi người đều rất coi trọng. Trong nghi thức này, cơi trầu thường được tô điểm rất đẹp, trầu têm cánh phượng, cau bổ khéo, xếp trên cơi sao cho màu sắc hài hòa. Trong lễ đón dâu, một bà đứng tuổi đại diện mẹ chồng bưng cơi trầu nói xin dâu. Đây là lúc qd là ngày cô gái từ biệt cha mẹ về nhà chồng “Cơi trầu nên dâu nhà người” có ý nghĩa như vậy.
4. Trầu cau trong giao tế xã hội
1.1. Mời trầu tiếp khách
- Theo phong tục cổ truyền của nhân dân ta, khi khách đến nhà, lúc nào cũng phải có trầu mời khác. Nếu không, đó là điều ân hận đầu tiên của gia chủ. Nó được ghi lại trong câu ca cao.
“Rễ quạch còn chửa đi đào,
Trầu không chưa có, thuốc lào chưa mua”.
Nhờ có miếng trầu, chủ và khách cảm thấy gần gũi, thân mật nên từ xưa đã có câu. “Miếng trầu là đầu câu chuyện, sau miếng trầu đến bát nước chè xanh, đậm đà hương vị thơm ngon, đãi khách miếng trầu và bát nưc[s chè xanh gắn liền với đời sống hàng ngày của người lao động nông nghiệp. Người dân nông nghiệp thường lao động chân tay mệt nhọc, sau một ngày làm việc bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cuộc sống vất vả là thế, nhưng họ vẫn cảm thấy vui vẻ, mỗi buổi tối đi làm về họ thường ngồi quây quần bê nhau; đến thăm hỏi nhau ăn miếng trầu, uống bát nước chè xanh, tinh thần thoải mái, người dễ chịu. Đó là một nếp sống ấm cúng của bà con nông dân ta trong làng xóm. Ngày nay, những hình thức sinh hoạt này không còn như trước nữa nhưng ở một số vùng, địa phương hình thức này vẫn giữ được.
Người ta còn mời trầu để làm quen và để tỏ lòng tin cậy. Một người phương Tây đến Việt Nam thế kỷ 17 nhận xét: “Người Việt Nam đi đâu cũng có túi trầu mang theo. Gặp nhau, sau câu chào hỏi, cởi túi trầu, người nọ lấy miếng trầu ở túi người kia, rồi vừa ăn trầu “của nhau” vừa trò chuyện… Mến yêu, tin cậy, lịch sự biết bao! đó là nét giao tiếp đặc sắc của Việt Nam. Trong tục lệ mời trầu xưa kia là người Việt, người ta mời nhau miếng trầu để nói chuyện thân mật với nhau hơn. Và giáo sư Trần Quốc Vượng đã so sánh mời trầu tiếp khách với mời thuốc lá để tiếp khách giữa xã hội xưa và nay. Theo giáo sư thì “miếng trầu đơn giản thế thôi; trầu, cau, vôi, nếu có thể thêm tí vỏ, viên thuốc lào (với người ăn trầu thuốc”), ấy thế mà miếng trầu nó mang đậm “cá tính con người”, người ta tên trầu là để mời trầu, mời người khác ăn trầu. Điếu thuốc lá công nghiệp ngày nay thật phi cá tính. Ăn miếng trầu người ta biết được tính nết” của người têm nó: và ông còn cho rằng, ăn trầu không hại sức khỏe còn hút thuốc là thì ngược lại và ông đưa ra ưu điểm của việc ăn trầu như, ăn trầu chắc răng, bền rằng, chống rét, kích thích nhè nhẹ hệ tuần hoàn, kích thích thần kinh, ăn trầu hông đôi má, thêm duyên, ăn trầu hơi say say, câu chuyện tâm tình cởi mở rồi từ đó ông đưa ra một câu hỏi: “người xưa cởi mở hơn người nay, một phần vì thế chăng?
- Mời trầu để bắt chuyện làm quen.
“Tiện đây ăn một miếng trẩu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là.
Xưa kia au biết ai đâu
Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen.
Nhất là khi đến chỗ xa lạ, muốn được đón nhận vui vẻ, người khôn ngoan phải có cơ trầu đem ra mời chào mọi người để gây thiện cảm, nếu vì một lẽ gì mà thiếu sót thì họ vô cùng áy náy, băn khoăn, xa xưa quan họ tiếp khách, đi mời khách, hoặc đi chơi hội thường có miếng trầu - trầu têm cánh phượng. Vì quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
4.2. Trầu cau là món quà biếu thông dụng
Như đã nói ở trên, mặc dù trầu cau không là món quà biếu có giá trị vật chất nhưng nó là tục lệ của người Việt. Như khi trẻ con đến tuổi đi học, cha mẹ đem vài chục cau đến xin thầy đồ cho nhập môn, hay để tỏ lòng biết ơn thày lang chữa khỏi bệnh tật hiểm nghèo, người nhà bệnh nhân đem trầu cau đến biếu, người không hay chữ đem trầu cau đến biếu xin cho đôi câu đố:
“Đem một cơi trầu kêu với cụ
Xin dăm ba chữ để thờ ông”
(Nguyễn Khuyến)
Thời xưa dân vào cửa quan phải có cơ trầu hoặc vài trái cau, thợ cả đến xin việc cũng phải có chẽ cau tươi, xin chữ ký các chức sắc trong làng, trong tổng phải có trầu cau, khao vọng phải có trầu trình làng, trong quan hệ gia đình, đi xa về con biếu cha mẹ chẽ cau, cây vỏ, đi chợ về nàng dâu mua cho mẹ chồng trầu vàng, rễ tía, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, mỗi khi có công việc quả biếu thường là cau, trầu. Nhiều khi chỉ một chẽ 5 ba quả cau đã là quí, đối với những nhà giàu có, điều đó có thể là nhiều hơn nhưng ở đây người ta thường không căn cứ vào số lượng mà chính là ở tấm lòng ăn ở với nhau.
4.3. Mời trầu là cách ngỏ tình yêu giữa nam và nữ
Miếng trầu còn là vật giao duyên. Chàng trai và cô gái gặp nhau, mời trầu là để ướm lời thử lòng.
“ Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là nghĩa cử về sau mà chào”.
Với hương vị của trầu, cau, vôi luôn luôn gợi cho nam nữ liên tưởng đến những chuyện tình yêu, chuyện duyên phận lứa đôi.
“Vào vườn hái quả cau non
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên”.
Trong hình thức này, người con trai thường chủ động mời trầu trước và lợi dụng lúc mời trầu để tán tỉnh người con gái, nếu người con gái đó từ chối không nhận trầu thì dù sự từ chối ấy lịch sự, tế nhị đến đâu cũng phải hiểu đó là sự từ chối tình yêu, nếu người con gái đó tỏ ý ngần ngại, muốn hiểu thêm tình ý đối phương thì
“Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn.
Trong trường hợp này, người con trai phải trấn an và thổ lộ rõ tình ý đứng đắn, muốn xây dựng gia đình của mình, nếu người con gái thấy hợp ý, lòng ưa rồi thì người con gái mới nhận trầu.
Cách giao duyên trên vừa kín đáo, vừa duyên dáng, và miếng trầu lúc này không phải là một vật chất đơn thuần nữa mà nó còn là một biểu tượng của tình yêu.
IV. HÌNH TƯỢNG TRẦU - CAU - VÔI TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN, DÂN CA, CA DAO
Từ bao đời nay, người Việt kể chuyện trầu cau, lá trầu, đá, vôi, một nguồn dân ca, ca dao sôi nổi, đằm thắm xung quanh miếng trầu đã sinh sôi, nẩy nở mãi phản ánh tình sâu nghĩa nặng của lòng người Việt Nam gắn bó với nhau.
1. Truyện trầu - cau - vôi của người Việt
Cho đến thế kỷ XV truyện Trầu - cau - vôi của người Việt có chủ đề ổn định ca ngợi tình vợ chống chung thủy, tình anh em hòa thuận. Vậy ta đặt ra một câu hỏi. Tại sao lúc này người ta lại đặt vấn đề thống nhất tình vợ chồng, tình anh em.
Quá trinh tan rã của chế độ đại gia đình đã tạo nên bi kịch trong đời sống. Mối quan hệ anh em bị phá vỡ do chế độ tư hữu tài sản. Nhưng nhận thức của tác giả dân gian chỉ dừng lại ở hiện tượng phổ biến trong xã hội, tình vợ chồng mâu thuẫn với tình anh em, mà không rõ nguyên nhân sâu xa chi.
Trong truyện “người anh lấy vợ rồi lạnh nhạt với em” chính là phản ánh nhận thức đó. Cho nên vấn đề đặt ra trong truyện rất rõ rang: thống nhất mâu thuẫn trong những mối quan hệ gia đình, ca ngợi tình vợ chồng chung thủy, tình anh em hòa thuận. Chủ đề này được các tác giả Lính Nam chích quái và tác giả Sử Nam chi dị sau này nhấn mạnh. Ngày nay, nhân dân ta khi kể truyện Trầu - Cau - Vôi vẫn khẳng định chủ đề đó. Chế độ tư hữu là nguyên nhân sâu xa tạo nên đau khổ cho cả ba nhân vật. Đó là thực tế cay đắng. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trưc[s thực tế cay đắng đó nhân dân chỉ biết ước mơ. Những ước mơ đã tạo nên chất thần kỳ của cốt truyện. Sự biến hóa của cả ba nhân vật làm cho cốt truyện thêm phong phú. Trí tưởng tượng và óc thẩm mỹ dân gian không dừng lại ở cái chết mà trái lại kéo dài cuộc sống đoàn tụ. Thủy chung của cả ba nhân vật trong hình tượng nghệ thuật. Trong thực tế, con người đang trải qua đau khổ thực sự và chưa có cách giải thoát, họ phải sáng tạo và luôn luôn tìm đến tác phẩm nghệ thuật để giải thoát cho chính mình. Ba nhân vật đã biến thành cây cau, dây trầu và hòn đá. Cây cau mọc ngay bên hòn đá. Dây trầu mãi mái quấn quit lấy cây và đá. Nhân dân lập miếu thờ. Những hình thức tín ngưỡng cổ: tục thờ cây, thờ đá là những chứng tích cụ thể ghi nhận, khẳng định những tình cảm lành mạnh đang bị chế độ tư hữu phá vỡ. Màu son tươi đỏ, hình ảnh kết tinh của những yếu tố vật chất cụ thể tượng trưng cho những tình cảm trong sáng, lành mạnh trong đời sống. Hình tượng nghệ thuật gắn liền với phong tục và tín ngưỡng cổ đều bắt nguồn từ hoạt động. Tính bền vững sâu sắc của tình nghĩa thể hiện trong phần kết thúc tác phẩm dân gian vừa là ước mơ. Đó là lý do cắt nghĩa vì sao truyện Trầu - Cau - Vôi vượt qua thử thách của ifgian còn lại đến ngày nay. Trong tâm trí dân gian, miếng trầu không chỉ “là đầu câu chuyện”, miếng trầu chủ yếu là tình, là nghĩa gắn bó keo sơn, không chỉ trong đạo vợ chồng, nghĩa anh em mà rộng ra là một mối quan hệ giữa những người lao động. Sức mạnh của tình cảm ấy tạo nên tính bền vững của cốt truyện.
2. Mời trầu trong sinh hoạt dân ca
Mời trầu có thể diễn ra hàng ngày trong sinh hoạt của thanh niên nam nữ. Trong sinh hoạt dân ca cảnh mời trầu không có tính tự phát, là một khâu có đặc điểm cụ thể. Sinh hoạt dân ca của người Việt phong phú và đa dạng, gồm nhiều yếu tố văn hóa, đậm đà màu sắc dân tộc. Trong quá trình phát triển, ở tất cả mọi vùng đã hình thành dần dần và ngày càng hoàn thiện các lề lối thủ tục sinh hoạt dân ca. Các chặng, các bước trong một cuộc hát (có thể diễn ra trong một đêm hoặc nhiều đêm ngày liên tục) được quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt. Mời trầu là một khâu có những dặcđiểm rõ rệt.
Chặng đầu tiên của một cuộc sinh hoạt dân ca là chặng hát mừng, hát dạo. Đôi bên mới tiếp xúc chúc tụng nhau, thăm hỏi nhau hoặc có vùng thử tài nhau. Ở chặng này đô ibeen chưa thổ lộ tình cảm sâu sắc. Cảnh mời trầu - nếu có, có vùng chỉ hát mừng, hát thăm hỏi, hát chúc tụng, không mời trầu - cũng diễn ra như một nghi thức. Trong hát ghẹo Phú Thọ, bên gái hát:
Em thưa với anh:
Đôi nước anh em ta.
Áo vải dải gai, cổ kím chí nghĩa.
Anh đưa chân ra tôn thần đã đoạn.
Chị em nhà em có cơi trầu đưa tay nâng lại hầu anh!
Bên trai đáp:
Em thưa với chị:
Cơi trầu để đữa bưng ra
Trầu chẵn, cau lẻ thật là trầu cau
Nhân dân địa phương có những bài ví đặt trầu để hát trong chặng này song song với việc ăn trầu, uống nước. Những bài hát lúc này đã đề cặp đến tình cảm đôi bên nhưng chưa sâu sắc đậm đà. Phải đến những chặng sau, tình cảm mới bộc lộ tha thiết. Ở chặng này văn nghệ và cuộc sống gắn bó, tính chất hồn nhiên của đời sống hàng ngày cùng những thủ tục của một cuộc trình diễn ca hát hòa vào nhau tạo nên một khúc dạo đầu vừa tự nhiên thoải mái vừa chuẩn bị cho việc thổ lộ tâm tình sâu sắc sau này. Cảnh mời trầu trong dân ca Quan họ được hình thành phù hợp với sự phát triển tình cảm nghệ nhân, mặc dầu có tính chất nghi lễ nhưng không gò bó mà trái lại vẫn nhẹ nhàng như tâm trạng đôi bên đón chờ một cuộc sinh hoạt phong phú, lành mạnh. Lời ca lúc này cũng mộc mạc giản dị.
Tuy nhiên, khác hẳn với nghi lễ phong kiến, ở đây hai bên cùng mời nhau ăn trầu, đó chính là phản ánh quan hệ hồn nhiên vô tư giữa những người lao động không bị lễ giáo ràng buộc mà vẫn giữ được thái độ đúng mực.
Trong sinh hoạt dân ca ở nhiều vùng mời trầu vượt khỏi khuôn khổ một nghi thức, nhằm mục đích trao đổi tâm tình.
Cũng như ở chặng đầu, đến chặng này hai bên cùng mời trầu, hoặc nữ mời trước. Trong hai phường vải Nghệ - Tĩnh, một loại dân ca phong phú và độc đáo củ vùng Trung đất nước, mời trầu ở vào chặng sôi nổi nhất của cuộc hát. Một cuộc hát có thể kéo dài ba bốn, năm sáu đêm. Sau hát chào, hát mừng, hát hỏi, hát đố, hát đối nhằm mục đích giao tế và thử tài mới đến mời trầu. Lúc này bên nam không còn phải đứng ngoài cổng nhà phường nữ mà hát vọng vào nữa, được mời vào nhà. Ở đây nữ chủ động mời Nguyễn Du đã miêu tả trong bài văn tế sống “Trưởng lưu nhị nữ”:
… “Ngồi trong nhà, chị em chín mười ả, ả vi, ả hát, ả kéo sợi, ả đưa thoi, cũng có ả trao trầu tận miệng, mỹ nữ như hòa”. Vừa mời trầu vừa hát:
_Trầu xanh, cau trắng, chay vàng.
Cơi trầu bịt bạc thiếp mời chàng ăn chung.
Bên trai gặng hỏi:
- Trầu này trậu mẹ trầu cha
Hay là trầu bạn đứa ra hỡi nàng!
Cô gái đáp ngay:
Trầu này thực của em têm,
Trầu phú, trầu quí, trầu nên vợ chồng
Trầu này bọc khăn tơ hồng,
Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây.
Càng hát càng say, mời trầu chỉ còn là một dịp để đôi bên tâm sự. Đặc sắc hơn cả là cảnh chơi đúm trong hát xoan Phú thọ.
Chơi đúm là một lối chơi trong dân ca giao duyên. Hai bên trai gái đứng đối diện nhau, vừa chơi đúm vừa hát. Quả đúm là một vuông vải hoặc lụa màu đỏ cuộn tròn, trong quả đúm có những miếng trầu. Cô gái cầm quả đúm vừa đi vừa hát. Khi hát hết những câu:
Đúm này em dặn thì nghe,
Đúm bay cho tới áo the đúm vào
Đúm vào người hỏi làm sao
Em là quả đúm em vào kết duyên.
Thì ném quả đúm vào một anh bên nam. Anh nào bắt được quả đúm mở ra lấy miếng trầu ăn rồi đặt vào đó một vài đồng tiền, cuộn lại. Anh cầm quả đúm vừa đi vừa hát và ném quả đúm trả lại cô gái. Vừa chơi, vừa ăn trầu, vừa hát đối đáp sôi nổi, dạt dào tình cảm. Chơi đúm kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ liền.
3. Hình tượng trầu - cau trong thơ da dân gian
Trong sinh hoạt dân ca, khâu mời trầu tuy đã có đặc điểm riêng về nội dung và hình thức của một chặng hát dân gian, ở nhiều vùng đã thể hiện được những tình cảm sâu sắc, nhưng chưa có tầm khái quát cao. Phải đến khi nền thơ ca dân gian phát triển, giữa thơ ca dân gian và văn học thành vưn có mối quan hệ qua lại, thơ ca dân gian gắn bó mật thiết hơn với các loại hình văn học dân gian khác, hình tượng trầu - cau thật sự khái quát được những tình cảm sâu sắc của tâm hồn người Việt. Khi sự giao lưu văn hóa giữa các vùng được mở rộng, những câu ca đặc sắc không còn là của riêng một vùng nữa, chúng ta có được những giá trị tinh thần chung đậm đà, phong phú. Hình tượng trầu - cau là một hình tượng đặc sắc trong hệ thống hình tượng thơ ca dân gian.
Dây trầu hình ảnh người con gái, cây cau hình ảnh người con trai, đôi hình ảnh hết sức quen thuộc của thơ ca dân gian. Nếp cảm nghĩ toát ra từ hình tượng trùng hợp với những mong ước trong truyện kể thần ky Trầu - cau - vôi. Ước mong sum họp, đoàn tụ là ước mong tha thiết nhất của nhân dân mà thơ ca dân gian đã thể hiện qua nhiều hình ảnh cụ thể.
Cũng cảm xúc ấy nhưng tinh tế hơn biểu hiện ở mầu sắc trầu cau tượng trưng cho sự hài hòa tương xứng trong tình vợ chồng:
Trầu vàng sánh với cau xanh,
Duyên em xứng với tình anh tuyệt vời.
Thơ ca dân gian phản ánh được những tâm tư thầm kín trong tình cảm thanh niên nam nữ ở nông thôn. Không bị những luật lệ của xã hội phong kiến gò bó, hình ảnh trao trầu trong thơ dân gian khái quát được mối quan hệ gắn bó giữa những lứa đôi, thể hiện tình cảm lành mạnh của tuổi trẻ.
- Hai ta sang một con đò
Trông cho vắng khách trao cho miếng trầu.
Kín đáo, tế nhị là phong cách biểu hiện tình cảm của người Việt. Chắt lọc trong nguồn dân ca, những hình ảnh trong thơ được mài rũa tinh vi và nghệ thuật điêu luyện rõ rệt. Hình ảnh trao trầu tượng trưng lời hẹn ước, gửi gắm niềm tin:
- Giơ tay trao một miếng trầu,
Lòng tin gửi lại cho nhau ít nhiều.
Lời hứa một khi thể hiện ở cách cấu tạo hình tượng không chỉ dừng lại ở lời ca tự sự thường có tác dụng gợi cảm sâu sắc:
-Từ ngày ăn miếng trầu trao
Miệng ăn môi thắm ngày nào cho quên!
Hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian chủ yếu thể hiện lòng chung thủy trong tình yêu nam nữ, trong quan hệ vợ chồng. Nhưng dần dần ý nghĩa mô-típ miếng trầu trong thơ được mở rộng thể hiện tình nghĩa trong mọi mối quan hệ giữa người lao động. Khi người ta nhắc nhau:
-Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
Ăn thì đã vậy lấy gì trả ơn!.
Thì không còn chỉ là tình nghĩa vợ chồng, tình yêu trong gia đình nữa mà đặt những vấn đề rộng hơn.
Truyền Trầu - cau - vôi và hình tượng miếng trầu trong thơ ca dân gian bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn của con người phản ánh những mối quan hệ gia đình và xã hội, phản ánh những quan hệ tình cảm lành mạnh của người lao động. Hình tượng nghệ thuật ấy ngày nay còn là những tư liệu quí giúp ta tìm hiểu đặc điểm tâm hồn người Việt xưa kia. Những yếu tố trong sáng trong đời sống tình cảm còn giá trị sâu sắc, chúng ta trân trọng những tình cảm ấy, như đồng chí Lê Duẩn có lần đã chỉ ra.
“Con người không phải chỉ sống với miếng cơm manh áo mà còn có đời sống tình cảm, đời sống văn hóa, những cái đó gắn liền với dân tộc. Nay mai dù cho đến khi chủ nghĩa cộng sản thành công thì câu ca dao Việt Nam vẫn làm rung động lòng người Việt Nam hơn hết. Trong việc xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta phát huy những đức tính truyền thống của các dân tộc trên đất nước ta, chúng ta có thể tìm trong văn học dân gian bản sắc dân tộc cần được kế thừa trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Chúng ta đều biết, xưa kia trầu cau là hai loại cây được trồng khắp nơi trên quê hương đất nước để lấy lá, lấy trái dùng hằng ngày. Từ vua quan cho chí thứ dân, từ đàn ông cho chí đàn bà, ai ai cũng thích nhai trầu; nhiều người còn nghiện là đằng khác, nhất là các bà gia bình dân, nhai trầu bỏm bẻm, do đó mới có khẩu ngữ “bà già trầu”.
Đặc biệt cây cau chẳng những được dân gian quí hóa bảo nhau trồng ở sân trước nhà - chuối sau cau trước - mà ngay ở Hoàng thành vào đời Minh Mạng (1820 - 1840) cây cau còn được chọn khắc trên đỉnh đồng, có tên Anh Đỉnh, đỉnh ths tư trong cửu đỉnh, được đặt trước sân Thế Miếu.
Với chúng ta, hình ảnh những hàng cau thẳng tắp, cao vút (nhiều khi cao hơn 10 mét), có lá mọc thành chùm ở ngọn cây,thân lá xẻ hình lông chim, lung linh trong nắng sớm, đong đưa trước gió chiều hay in hình trên nền trời xanh thẳm vào những đêm trăng snags.
Từ dáng thanh thoát, tạo nhã của cây cau giữa vườn quê đêm trăng, lá trầu miếng vôi quyện thắm mặn nồng trong câu chuyện truyền thuyết, đến tục ăn trầu thuần việt, chuyện trầu cau còn đi sâu vào đời sống, tâm linh trong sinh hoạt đời thường của người xưa.
Giờ đã thưa dần những người ăn trầu, kể cả ở các làng quê, nhưng trầu cau vẫn mang cốt cách tao nhã, sang trọng, vẫn là “đầu trò tiếp khách” trong những lễ nghi quan trọng đời người như cưới, hỏi. Miếng trầu cau là biểu tượng cho sự tôn kính, là “cầu nối” giữa người sống với tổ tiên, được dùng phổ biến trong những ngày giỗ chạp, lễ tế thần, gia tiên, lễ mừng thọ.
Về màu sắc, đã có một sự hòa hợp rất lạ kỳ giữa màu xanh của lá trầu, màu trắng của ruột cau và màu bạc của vôi lại cho ra một sắc màu đỏ thắm đến diệu kỳ.
Về mặt tâm lý, sắc thắm này chính là màu biểu trưng cuarngafy cưới, cho hạnh phúc lứa đôi, cho tấm lòng sắt don chung thủy.
“Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như bôi”
(Hồ Xuân Hương)
Dù son phấn đương đại đã làm mất dần cái duyên ăn trầu của người con gái, song nét văn hóa trầu cau không dễ phai mờ trong truyền thống người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn hóa ẩm thực và y phục dân tộc Việt Nam - Giáo trình đào tạo cử nhân trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Nguyễn Việt Hương).
2. Tạp chí dân tộc học ssoo 3 -1974.
3. Sổ tay văn hóa Việt Nam - Đặng Đức Siêu
4. Văn hóa Việt Nam tìm tòi + suy ngẫm - Trần Quốc Vương. H: Văn học 2003.
5. Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm. H. Giaos dục, 1997.
6. Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính. H. KHXH, 2003.
7. Trầu cau - Hiểu Ngọc H. Thế giới 2004.
8. Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam - Tân Việt. H. Văn hóa dân tộc, 1997.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (40).doc