Đề tài Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xanh, cây cổ thụ góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường tại Quận Ba Đình - Hà Nội

Tính cấp thiết của đề tài Cây xanh, cây bóng mát có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Hệ thống cây xanh từ lâu được coi như lá phổi của trái đất, có tác dụng bảo vệ và cải thiện môi trường. Tại các thành phố lớn với mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triển như Hà Nội, cây xanh lại càng trở nên quan trọng [1]. Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đang đến gần, việc thống kê các di sản quý giá cuả thủ đô là hết sức cần thiết. Chính vì vậy Liên Hiệp hội Khoa học Việt Nam đã giao cho Trung Tâm giáo dục Môi trường đề tài “Xây dựng ATLAS cây cổ thụ Hà Nội”. Mục tiêu của đề tài là điều tra, lập lý lịch, xây dựng bản đồ phân bố và đề xuất các biện pháp bảo vệ cây cổ thụ của thủ đô. Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2007 đến năm 2009. Để tiết kiệm thời gian, tăng giá trị khoa học của đề tài, chúng tôi đã thử áp dụng phương pháp GIS trong công tác điều tra, xây dựng bản đồ cây cổ thụ. Phương pháp này nếu thành công có thể được áp dụng để điều tra quy hoạch hệ thống cây xanh trong phạm vi toàn quốc. Vì tầm quan trọng và triển vọng của phương pháp trên, chúng tôi tiến hành xây dựng đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xanh, cây cổ thụ góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường tại Quận Ba Đình - Hà Nội”. 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu - Sử dụng viễn thám và GIS để nâng cao tính khoa học trong quản lý cây cổ thụ. Thử nghiệm phương pháp viễn thám và GIS trong công tác điều tra, giám sát và quản lý cây cổ thụ của thành phố Hà Nội. - Xây dựng bản đồ phân bố cây cổ thụ Quận Ba Đình tỷ lệ 1: 5000.

doc73 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong công tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xanh, cây cổ thụ góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường tại Quận Ba Đình - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp : Quận Tây Hồ Phía Đông giáp: Quận Hoàn Kiếm Phía Nam giáp : Quận Đống Đa Phía Tây giáp : Quận Cầu Giấy 3.1.1.2. Khí hậu Quận Ba Đình thuộc thành phố Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới ẩm. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 gió chủ đạo là gió Nam và Đông Nam và mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió chủ đạo là gió Bắc và Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm 230C, nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm là 270C [28]. Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm là 20,70C. Độ ẩm trung bình hàng năm 84%, là khu vực có độ ẩm cao. Mùa mưa cũng là mùa thường có gió bão xuất hiện một năm trung bình có 2-3 cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ ảnh hưởng đến Hà Nội [28]. 3.1.1.3. Thủy văn Hồ Trúc Bạch có diện tích khoảng 18ha, mực nước cao nhất về mùa mưa 7- 7,1m, sâu trung bình 1-1,2m. Hồ Trúc Bạch bị ô nhiễm nặng do 2 hệ thống cống chính Phạm Hồng Thái và Nguyễn Trường Tộ xả cả nước thải và nước mưa vào hồ này [28]. Ngoài ra khu vực quận Ba Đình có một phần diện tích nằm ngoài Đê sông Hồng. Địa hình ở đây có độ cao trung bình từ 10,5-11m, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mực nước lũ sông Hồng [28]. Qua số liệu thủy văn thống kê từ 1904 đến 1986, mực nước max sông Hồng hàng năm về mùa mưa thường cao hơn mức 11,5 đến 12,0m. Đặc biệt có những năm mực nước dâng cao như năm 1945 H = 13,9m, năm 1969: 13,22m, năm 1941: 14,71m, năm 1983: 13,2m, năm 1986: 13,70m [28]. Trong quận, ngoài Hồ Tây là nơi xả nước còn một số ao hồ khác như :Vạn Phúc, Hữu Tiệp, Giảng Võ, Ngọc Khánh. 3.1.1.4. Địa chất Theo khu vực bản đồ khu địa chất công trình quận Ba Đình chủ yếu thuộc phân khu I-3a, II-2b, có cấu tạo lớp á sét dày 10m, rất thuận lợi cho việc xây dựng và khu II-2b có cấu tạo á sét dày 4-6m, dưới lớp bùn, than bùn và than non, có thể xây dựng nhà 4-5 tầng với độ sâu đặt móng khoảng 1m [28]. 3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội Ba Đình có diện tích 9.244km2. Có 14 phường. Dân số trong quận 228.352 người. Mật độ 24.703 người/km2 [28]. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra kiểm kê thu thập tài liệu ngoại nghiệp, tình hình nghiên cứu cây, và ứng dụng tin học vào trong quản lý cây xanh đô thị. - Xây dựng phiếu điều tra cây cổ thụ Hà Nội [phụ lục 2]. - Tính toán chỉnh lý số liệu đánh giá về mặt số lượng, chủng loại và chất lượng. Xây dựng các bảng biểu thống kê tổng hợp trên cơ sở đã điều tra theo các tiêu chuẩn cây, địa chỉ, các chỉ tiêu điều tra và tình trạng cây. - Thành lập bản đồ nền. - Xây dựng bản đồ thành quả tỷ lệ 1:5000 thể hiện sự phân bố cây xanh của Quận Ba Đình - Đánh giá hiện trạng cây xanh theo quan điểm sinh thái, bảo vệ môi trường. - Thành lập cơ sở dữ liệu quản lý cây trên cơ sở điều tra cây cổ thụ Quận Ba Đình. - Ứng dụng GIS trong điều tra và quản lý cây cổ thụ. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Điều tra mô tả, đo đếm và ghi chép cây cổ thụ Việc thiết kế phiếu điều tra được kế thừa từ đề tài nghiên cứu cây cổ thụ ở Hà Tây và đã được thống nhất điều tra [phụ lục 2]: tên cây (tên khoa học và tên Việt Nam); thuộc Họ; thôn, đường; xã phường; tuổi cây cùng với việc đo các chỉ tiêu về đường kính; chu vi; chiều cao; đường kính tán cây; đánh giá cây về các mặt: hiện trạng cây; giá trị cảnh quan; giá trị bảo tồn nguồn gen; sự kiện lịch sử văn hóa, dự kiến quy hoạch. Việc điều tra cây được tiến hành như sau: Các tuyến đường Quận Ba Đình bao gồm có: dọc phố Hàng Bún, phố Phó Đức Chính, phố Quán Thánh, phố Phan Đình Phùng, phố Hòe Nhai, phố Nguyễn Trường Tộ, phố Trúc Bạch, phố Hàng Cót, phố Ngọc Hà, đường Ông Ích Khiêm, đường Yên Phụ, phố Hoàng Hoa Thám. Các điểm Quận Ba Đình bao gồm có: Vườn Bách Thảo, sân chùa Quán Thánh, Đền Voi Phục, Công viên Thủ Lệ, Văn Phòng Chính Phủ, Phủ Chủ Tịch, Khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch, nhà sàn Bác Hồ, vườn hoa Lê -nin, vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Vườn hoa Lý Tự Trọng. 3.3.2. Thu thập dữ liệu Ảnh vệ tinh IKNOS. Dùng để kiểm tra xem vị trí của cây có tác dụng hỗ trợ trong việc điều tra cây được nhanh chóng và chính xác hơn. Dùng GPS. Một bộ kiểm tra GPS có tác dụng ghi lại vị trí của một cây trong vòng 1-5m bằng cách hiệu chỉnh vệ tinh [12]. Người đo đứng cạnh cái cây để ghi thông tin của vị trí cây. Độ chính xác của thông tin phụ thuộc vào đơn vị GPS, số điểm tập hợp được về một cây, và số lượng vệ tinh có mặt trên bầu trời khi mà thu thập dữ liệu. Sau đó máy tính được sử dụng để chỉnh dữ liệu và chuyển dữ liệu thu thập được trực tiếp vào GIS. Chỉ tiêu chung +Loài cây. + Vị trí của cây (phường, quận). + Mảnh bản đồ. Tên loài cây do các chuyên gia xác định, loài nào chưa rõ được xác định bằng cách lấy tiêu bản sau đó được đem đi làm thí nghiệm. Chỉ tiêu định lượng. + Đường kính thân cây ở độ cao 1,3m (D1,3) + Chiều cao cây. + Chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao dưới cành (HDC). + Tuổi cây. + Đường kính tán (Đông Tây, Nam Bắc, Trung bình). Chu vi, đường kính: Dùng thước dây có ghi sẵn giá trị đường kính khi đo thân cây theo chu vi cây. Vị trí cần đo đường kính bao gồm đường kính ngang ngực (D1,3). Đường kính được tính qua chu vi và được ghi sẵn trên thước do đó đọc trực tiếp giá trị đường kính trên thước dây. Một số hình ảnh về đường kính của các loại cây: Hình 3.2. Các vị trí đo đường kính (D1.3) thân cây Nguồn: ([15]) Hình 3.3. Đo chiều cao vút ngọn bằng máy SUNNTO Nguồn: [15] Theo hình vẽ đo trên mặt phẳng Công thức: H = H1 + H2 H2 = tgα * L Trong đó: H: chiều cao thực tế cần đo của cây tgα: được xác định giá trị tuyệt đối trong thước đo của máy. Cạnh huyền của tam giác là đại lượng có trong SUNNTO H1: Chiều cao của người đo cây. L : Khoảng cách người đo so với cây (tùy chọn) . Chỉ tiêu chất lượng, phẩm chất cây + Hình dáng cây: cây đứng một thân, nghiêng hướng Nam, nghiêng hướng Bắc… + Hiện trạng của cây: mục thân ở gốc, cây cụt ngọn, u bướu, tơ hồng. + Đánh giá chất lượng: cây sinh trưởng tốt, cây sinh trưởng trung bình, cây sinh trưởng xấu. + Dự kiến quy hoạch: chăm sóc, bảo vệ… 3.3.3. Cơ sở dữ liệu cây xanh 3.3.3. 1. Cấu trúc cơ sở dữ liệu Mô hình dữ liệu Hệ cơ sở dữ liệu xây dựng trên các mô hình cơ sở dữ liệu: Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ Mô hình dữ liệu đa phương tiện Mô hình dữ liệu Hệ thống thông tin địa lý Dữ liệu Dữ liệu từ các thông tin xây dựng mô hình quan hệ bằng các bảng của Database trong Mapinfo. Các bảng dữ liệu gồm các trường theo các đề mục có kiểu: số thứ tự cây, tên cây, số mảnh bản đồ, tên khoa học (Name), thuộc họ (Specie), thôn, đường xá (Street), quận huyện (District), kinh độ (Longitude), vĩ độ (Latitude)… Dữ liệu bản đồ ở dạng Format của Mapinfo: dữ liệu bản đồ phân bố với lớp cây xanh, dữ liệu bản đồ hành chính, địa hình. Dữ liệu ảnh ở format JPG, BMP, TIF: các ảnh của cây cổ thụ. 3.3.3.2. Chức năng Do đối tượng sử dụng của CSDL hiện tại là các nhà khoa học, nhà quản lý và mục tiêu là có thể sử dụng qua mạng cho nhiều đối tượng do đó phải xây dựng được các chức năng đáp ứng cho nhiều đối tượng. Trong nội dung của khóa luận, chỉ sử dụng các chức năng sẵn có của các phần mềm Database trong Mapinfo. Các chức năng chính Nhập liệu: Bằng các bản của Database trong Mapinfo. Quản lý dữ liệu: Hiện thị thông tin: Tìm kiếm thông tin Theo dữ liệu bảng: các thông tin của Phiếu đi thực tế với danh sách các cây cổ thụ điều tra được. Theo dữ liệu bản đồ: từ dữ liệu bảng tìm thông tin trên bản đồ và từ bản đồ tìm bảng. Để có thể tìm kiếm chọn lựa một cách trực quan trên bản đồ rất nhiều chức năng của HTTĐL như tìm kiếm, chọn lựa thông tin (theo bán kính, theo giới hạn chữ nhật, Theo vùng với các phương thức tìm kiếm, Chứa đựng (Contain) - Chứa đối tượng, Nằm trong (Within) - Thuộc đối tượng; theo điều kiện Hoàn toàn (Entire) - đối tượng tìm kiếm hoàn toàn thuộc đối tượng dùng để tìm kiếm; Một phần (Partially) - chỉ cần một phần đối tượng tìm kiếm thuộc đối tượng dùng để tìm kiếm, Trọng tâm (Centroild) đối tượng tìm kiếm thuộc đối tượng dùng để tìm kiếm, ngôn ngữ SQL. Kết xuất và In thông tin. - Xử lý dữ liệu Tính mật độ Buffer zone 3.3.4. Thành lập công cụ GIS để hỗ trợ công tác quản lý cây cổ thụ 3.3.4.1. Giới thiệu phần mềm Mapinfo Giới thiệu chung Khái niệm cơ bản MapInfo là phần mềm chuyên dùng xử lý, trình bày, biên tập bản đồ thành quả trên cơ sở số liệu ngoại nghiệp và bản đồ nền đã được số hoá, phần mềm này được sử dụng khá phổ biến trên máy tính cá nhân. Nó quản lý cả thuộc tính không gian và phi không gian của bản đồ nên còn có tên gọi khác là hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Infomation System), các lớp thông tin trong MapInfo được tổ chức theo dạng Table (bảng), mỗi một bảng là một tập hợp của một lớp thông tin bản đồ trong đó có các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra, do đó chỉ có thể truy nhập Table bằng chức năng của phần mềm MapInfo khi đã mở ít nhất 1 Table [14]. Tuy nhiên, cần phân biệt hai khái niệm trên tờ bản đồ đó là: Các đối tượng không gian và phi không gian. Các đối tượng không gian gồm có độ cao thấp của địa hình được biểu thị bằng đường đồng mức, độ dốc hay không dốc, toạ độ x,y của một điểm bất kỳ trên bản đồ, các đối tượng này có trị số khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm địa hình của từng vùng và lưới chiếu để xây dựng tờ bản đồ đó (trước đây là HN72, hiện nay Nhà nước đã quyết định Việt Nam dùng lưới chiếu UTM kể từ tháng 7 năm 2000, gọi tắt là hệ chiếu HN2000) [15]. Các đối tượng phi không gian gồm có: các con số, chữ viết trên bản đồ nhằm giải thích rõ hoặc ghi chú một đặc điểm nào đó, ví dụ như ghi các điểm độ cao 100 mét ở đường bình độ cái, độ cao đỉnh núi ở các điểm tam giác, tên làng bản, sông suối, cầu cống, đập nước, ao hồ. . . Sự liên kết thông tin thuộc tính Đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS với các phần mềm đồ hoạ khác là sự gắn kết rất chặt chẽ giữa đối tượng thuộc tính với đối tượng bản đồ, chúng không thể tách rời ra được (ví dụ nếu xoá 1 dòng trong table, lập tức trên bản đồ mất luôn đối tượng đó). Trong cấu trúc dữ liệu MapInfo chia làm hai phần là CSDL thuộc tính (phi không gian) và CSDL bản đồ, các bản ghi trong các CSDL này được quản lý độc lập với nhau nhưng lại liên kết với nhau rất chặt chẽ thông qua chỉ số ID (yếu tố để nhận dạng ra các đối tượng) được lưu giữ và quản lý chung cho các loại bản ghi nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ, do đó có thể truy cập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua cả hai loại dữ liệu [15]. 3.3.4.2.Cấu trúc dữ liệu trong Mapinfo Tổ chức thông tin theo các tập tin Mapinfo là phần mềm thông tin địa lý GIS (Geographic Information System). Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo bảng (Table). Mỗi một Table là một tập hợp thông tin về đồ họa (mang tính không gian) và các bản ghi dữ liệu (thuộc tính phi không gian) do hệ thống tạo ra. Khi muốn tổ chức quản lý và lưu giữ tổng hợp các Table hoặc các tệp thông tin khác nhau của Mapinfo vào chung một tệp tin và các mối liên quan giữa các đối tượng đó phải được bảo tồn như khi tạo lập, tập tin chung đó được gọi là trang làm việc Workspace [15]. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng Các thông tin bản đồ trong các phần mềm GIS thường được tổ chức theo từng lớp đối tượng. Bản đồ trong máy tính là sự chồng xếp các lớp với nhau, mỗi lớp chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp là một tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối tượng trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ mục đích nhất định trong hệ thống MapInfo, có thể coi mỗi table là một lớp đối tượng (layer). Ví dụ như: Quản lý bản đồ hành chính của một quận có thể tổ chức thành các lớp thông tin sau [15]: Lớp thông tin về đường ranh giới các phường (đối tượng đường). Lớp thông tin về vùng lãnh thổ các phường (đối tượng vùng). Lớp thông tin về trụ sở UBND các quận, phường (đối tượng điểm). Lớp thông tin về địa danh tên khu dân cư (đối tượng text chữ). Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như trên giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính giúp cho việc lập bản đồ trên máy tính linh hoạt hơn theo cách tập hợp các lớp thông tin khác nhau trong một hệ thống, dễ dàng thêm vào một lớp thông tin mới hoặc xoá đi lớp thông tin không cần thiết. Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo quản lý, trừu tượng hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực và thể hiện chúng thành các loại bản đồ máy tính khác nhau là [15]: 1. Đối tượng vùng (Region hay Polygon) thể hiện đối tượng khép kín về mặt hình học, bao phủ một vùng diện tích nhất định theo một hình dạng bất kỳ nào đó, vid dụ như diện tích một xã, hồ nước, khu rừng… 2. Đối tượng điểm (Point) thể hiện vị trí cụ thể của một đối tượng nào đó, ví dụ như cột cờ, điểm bán xăng … 3. Đối tượng đường (Line) thể hiện các đối tượng không khép kín hình học, chạy dài theo một khoảng cách nhất định, có thể là đường thẳng, gấp khúc, hình cung.. 4. Đối tượng kiểu chữ (Text) thể hiện các đối tượng không phải thuộc tính địa lý của bản đồ như ghi nhãn, tiêu đề, ghi chú. Hoàn thành bản đồ Làm bản đồ chuyên đề trên cơ sở bản đồ nền, sau đó đưa các thông tin về cây lên bản đồ số. PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Kết quả điều tra cây cổ thụ Sau khi tiến hành ngoại nghiệp, chúng tôi đã điều tra được 284 cây cổ thụ bao gồm 55 loài, 45 chi, thuộc 23 họ thực vật. Chúng có thể được phân hạng theo các đặc điểm số lượng, tuổi, đường kính, chiều cao sau đây: 4.1.1. Số lượng và các thông tin về cây cổ thụ Bảng 4.1. Mười loài cây cổ thụ có số lượng lớn nhất Quận Ba Đình TT Tên Số lượng Tỷ lệ (%) Việt Nam Khoa học 1 Sữa Alstonia scholaris 46 16,2% 2 Muỗm Mangifera foetita 46 16,2% 3 Bàng Terminalia catappa 22 7,75% 4 Xà cừ Khaya senegalensis 21 7,4% 5 Nhạc ngựa (Săng đào) Swietenia marcophylla 21 7,4% 6 Bồ đề (Đề) Ficus relegiosa 9 3,16% 7 Bụt mọc Taxodium distichum 8 2,81% 8 Dầu rái (Dầu nước) Dipterocarpus alatus 7 2,5% 9 Nhội Bischofia javanica 7 2,5% 10 Đa lông Ficus villosa 5 1,7% Nhận xét Sữa hay Mò cua và Muỗm là hai loài có số lượng lớn nhất trong Quận Ba Đình, với số lượng là 92 cây chiếm 32,4% tống số cây cổ thụ trong toàn quận Ba Đình. Tiếp đến Bàng có 22 cá thể và Xà cừ, Nhạc ngựa hay còn gọi la Săng Đào có 42 cây chiếm đến 14,4% (Bảng 4.1). Đa số chúng đều tập trung ở Phủ Chủ tịch, Khu lưu niệm Bác Hồ, dọc phố Hàng Bún. Tuổi cây cổ thụ Các cây cổ thụ trong Quận Ba Đình tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 100-149, sau đó là 50-99 và 100-199 (Bảng 4.2). Bảng 4.2. Phân bố tuổi của cây cổ thụ Quận Ba Đình TT Nhóm tuổi (năm) Số lượng cây Tỷ lệ 1 50 -99 18 6,34% 2 100-149 245 86,27% 3 150- 199 11 3,87% 4 200-300 3 1,06% 5 Trên 300 7 2,46% Nhận xét Cây cổ thụ nằm trong nhóm tuổi từ 100-149 chiếm 86,27%, tiếp đến là nhóm tuổi trong khoảng từ 50-99 chiếm 6,34%, sau đó nhóm tuổi trong khoảng 150-199 là 3,87%. Cây cổ thụ trong nhóm tuổi 200-300 có 3 cây đó là các cây Nhãn, Đa, Bồ đề ở chùa Quán Thánh chiếm một tỷ lệ nhỏ nhất là 1,06%. Cây cổ thụ trên 300 tuổi có 7 cây chiếm tỷ lệ 2,46% trong đó có 5 cây Muỗm ở sân chùa Quán Thánh, và 1 cây Doi, 1 cây Đại ở chùa Một Cột. Cấp đường kính Cây cổ thụ của Quận Ba Đình tập trung chủ yếu ở cấp đường kính 50-100cm (Bảng 4.3). Bảng 4.3. Phân bố đường kính của cây cổ thụ Quận Ba Đình TT Nhóm đường kính (cm) Số lượng cây Tỷ lệ 1 50 -99 177 62,32% 2 100-149 70 24,65% 3 150- 199 19 6,7% 4 200- 249 6 2,11% 5 250-299 2 0,7% 6 Trên 300 2 0,7% Nhận xét Các cây có đường kính từ 50-99cm chiếm 62,32%, tiếp đến số cây có cấp đường kính từ 100-149cm chiếm 24,65%, chiếm 6,7% là các cây có cấp đường kính từ 150-199cm. Các cây nằm trong cấp đường kính 250-299cm có 2 cây: Đa thắt nghẹt ở QuánThánh, Đa thắt nghẹt ở Khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch. Cây nằm trong cấp đường kính trên 300cm có 2 cây: Đa búp đỏ ở Khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch và Vườn Bách Thảo. Trong đó đặc biệt cây Đa búp đỏ có đường kính là 8,59m đây không phải là đường kính thật của chúng vì xung quanh chúng có 4 thân phụ phát triển rất tốt, do đó đường kính đo được gồm cả 4 thân phụ. Chiều cao vút ngọn Chiều cao vút ngọn tập trung chủ yếu trong khoảng từ 15-20m, tiếp đến là 20-25m và 25-30m (Bảng 4.4). Bảng 4.4. Phân bố Chiều cao vút ngọn (HVN) cây cổ thụ Quận Ba Đình TT Chiều cao vút ngọn (m) Số lượng (cây) Tỷ lệ 1 5m < HVN £ 10m 9 3,17% 2 10m < HVN £ 15m 36 12,68% 3 15m < HVN £ 20m 84 29,58% 4 20m < HVN £ 25m 70 24,65% 5 25m < HVN £ 30m 46 16,2% 6 30m < HVN £ 35m 20 7,04% 7 35m < HVN £ 40m 13 4,58% 8 40m < HVN £ 45m 3 1,06% 9 45m < HVN £ 50m 2 0,7% Nhận xét: Chiều cao vút ngọn nằm trong khoảng từ 15 -20m, chiếm khoảng 29,58%, tiếp đến là chiều cao vút ngọn trong khoảng từ 20-25m chiếm 24,65%, chiều cao vút ngọn nằm trong khoảng 25-30m chiếm khoảng 16,20%. Chiều cao vút ngọn nằm trong khoảng từ 40-45m có 3 cây chiếm 1,06% đó là cây: Dầu Rái (Dầu Nước) ở Khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch, cây Xà cừ ở Vườn Bách Thảo. Chiều cao vút ngọn nằm trong khoảng từ 45-50m có 2 cây đều là cây Dầu Rái (Dầu Nước) ở Vườn Bách Thảo. Đường kính tán trung bình Đường kính tán trung bình tập trung chủ yếu trong khoảng từ 10 - 15m (Bảng 4.5) Bảng 4.5. Phân bố Đường kính tán trung bình ( D tánTB) cây cổ thụ Quận Ba Đình TT Đường kính tán trung bình (m) Số lượng (cây) Tỷ lệ (%) 1 5m < D tán TB £ 10m 71 25% 2 10m < D tán TB £ 15m 76 26,76% 3 15m < D tán TB £ 20m 74 26,06% 4 20m < D tán TB £ 25m 39 13,73% 5 25m < D tán TB £ 30m 14 4,9% 6 30m < D tán TB £ 35m 9 3,17% 7 35m < D tán TB £ 40m 1 0,35% Nhận xét: Đường kính tán trung bình nằm trong khoảng 10 - 15m có 76 cá thể chiếm 26,76%, đường kính tán trung bình nằm trong khoảng 15-20m có 74 cá thể chiếm 26,05%, tiếp đến là đường kính tán trung bình nằm trong khoảng 5-10m chiếm có 71 cá thể chiếm khoảng 25%. Đường kính tán trung bình nằm trong khoảng 35 – 40m có cây Xà Cừ ở Vườn Bách Thảo. Chiều cao dưới cành Chiều cao dưới cành tập trung chủ yếu trong khoảng từ 3,0 – 3,5m (Bảng 4.6) Bảng 4.6. Phân bố Chiều cao dưới cành (HDC) cây cổ thụ Quận Ba Đình STT Chiều cao dưới cành (m) Số lượng cây Tỷ lệ (%) 1 0m < HDC £0.5m 5 1,76% 2 0.5m < HDC £1.0m 2 0,7% 3 1.0m < HDC £1.5m 11 3,84% 4 1.5m < HDC £2.0m 17 5,99% 5 2.0m < HDC £2.5m 13 4,58% 6 2.5m < HDC £3.0m 16 5,63% 7 3.0m < HDC £3.5m 31 10,92% 8 3.5m < HDC £4.0m 29 10,21% 9 4.0m < HDC £4.5m 24 8,45% 10 4.5m < HDC £5.0m 15 5,28% 11 5.0m < HDC £5.5m 14 16,67% 12 5.5m < HDC £6.0m 15 5,281% 13 6.0m < HDC £6.5m 4 1,41% 14 6.5m < HDC £7.0m 11 3,87% 15 7.0m < HDC £7.5m 9 3,17% 16 7.5m < HDC £8.0m 12 4,23% 17 8.0m < HDC £8.5m 6 2,11% 18 8.5m < HDC £9.0m 13 4,58% 19 9.0m < HDC £9.5m 5 1,76% 20 9.5m < HDC £10.0m 7 2,46% 21 10.0m < HDC £15.0m 16 5,63% 22 15.0m < HDC £20.0m 7 2,46% 23 20.0m < HDC £25.0m 1 0,35% 24 25.0m < HDC £30.0m 1 0,35% Nhận xét: - Chiều cao dưới cành trong khoảng từ 3,0 - 3,5m có 31 cá thể chiếm 10,92%, tiếp đến là chiều cao dưới cành trong khoảng từ 3,5 - 4m có 29 cá thể chiếm 10,21%, sau đó là chiều cao dưới cành trong khoảng từ 4,0 - 4,5m có 24 cá thể chiếm khoảng 8,45%. - Chiều cao dưới cành nằm trong khoảng 20 – 25m và trong khoảng 25 – 30m có 2 cây Dầu nước ở Vườn Bách Thảo. Chiều cao tán (Htán) Chiều cao tán tập trung chủ yếu trong khoảng 15 - 20m (Bảng 4.7) Bảng 4.7. Phân bố Chiều cao tán (Htán) cây cổ thụ Quận Ba Đình TT Chiều cao tán (m) Số lượng (cây) Tỷ lệ 1 0.0m < Htán £ 5m 2 0,7% 2 5.0m < Htán £ 10m 48 16,9% 3 10.0m < Htán £ 15.0m 87 30,63% 4 15.0m < Htán £ 20.0m 68 23,94% 5 20.0m < Htán £ 25.0m 42 14,79% 6 25.0m< Htán<30.0m 6 2,11% 7 30.0<Htán<35.0m 4 1,48% Nhận xét: Chiều cao tán cây trong khoảng 10 -15m có 87 cây trong khoảng 30,63%, tiếp đến là cây trong khoảng 15 -20m trong khoảng 23,94%. Có 48 cây có chiều cao tán trong khoảng 5 -10m chiếm 16, 9%. Chiều cao tán trong khoảng 30 – 35m chiếm 1,48% có cây: có 2 cây Xà cừ, cây Muỗm ở Vườn Bách Thảo, Dầu nước ở Khu lưu niệm ở Phủ Chủ Tịch. 4.1.2. Tình trạng cây cổ thụ quận Ba Đình – thành phố Hà Nội Đa số cây trong quận đều có hiện tượng: mục ở gốc, thân; rỗng ruột; cây phụ sinh; nhiều u bướu; thân bị đóng đinh; cây bị tỉa cành… Một số cây thường bị mối đục thân gây hại hoặc bị bệnh mục gốc, thân, cành. Nguyên nhân một phần do khả năng chống chịu của cây kém, dễ bị mối, mục, mặt khác do một số cây sống trên đường phố ở những vị trí đông người nên có nhiều vết thương cơ giới do va chạm, hoặc do quá trình tỉa cành hàng năm đã tạo nên vết thương cho cây. Đây cũng là tiền đề bệnh mục xâm nhập phát triển, tạo điều kiện cho mối ăn vào thân cây. Thêm nữa, điều kiện chăm sóc cây trồng rất hạn chế và luôn bị những tác động từ bên ngoài. Chính điều này đã làm giảm khả năng thích nghi của cây, giảm sức đề kháng và cây dễ bị nhiễm bệnh mục và sâu hại. Một số cây ký sinh gây hại trên một số loài cây cổ thụ. Trong đó tập trung phá hoại ở một vài cây chủ yếu sau: Sưa, Muỗm, Xà cừ…Ký sinh chủ yếu là cây phụ sinh Tai Chuột. Mức độ gây hại của cây phụ sinh tuy chưa cao nhưng khả năng lây lan cũng rất lớn do đó cũng cần có biện pháp phòng trừ triệt để. Hiện tượng đóng đinh, bảng điện trên cây cổ thụ có thể thấy ở trên các tuyến đường điều này gây tổn hại lớn đến cây. Các cây cổ thụ trong Vườn Bách Thảo đều có chỉ tiêu đứng đầu trong số các cây cổ thụ của Quận Ba Đình và hầu hết đều có phụ sinh Tai Chuột. Biện pháp đặt ra là phải bảo vệ một cách chặt chẽ và chặt bỏ các cây phụ sinh. 4.2. Xây dựng các bản đồ chuyên đề trong phần mềm Mapinfo 4.2.1. Bản đồ nền Bản đồ nền sử dụng trong đề tài này do Bộ Tài nguyên Môi trường cung cấp thông qua Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Sau đây là những đặc điểm chính của bản đồ nền này: `Tỷ lệ bản đồ Chọn lựa một tỷ lệ thích hợp cho bản đồ nền là rất quan trọng. Nếu tỷ lệ quá nhỏ khó có thể phân biệt được các cây với nhau. Và ngược lại, nếu quá tỷ lệ quá lớn sẽ gây ra việc xuất hiện các chi tiết không cần thiết. Tỷ lệ thích hợp nhất trong một quận về vấn đề điều tra cây xanh đó là 1:5000. Xây dựng bản đồ tỷ lệ 1:5000 cho thấy được sự phân bố các cây cổ thụ của quận Ba Đình. Từ đó giúp cho việc khái quát hệ thống cây cổ thụ và sự phân bố trên phạm vi từng quận Ba Đình. Nội dung Bản đồ nền bao gồm: File text : Tên quận huyện, làng xã, tên địa danh… File point: Ủy ban File dạng line: line thực vật, ranh giới 4.2.2. Chuyển đổi bản đồ nền từ MicroStation sang Mapinfo Nguồn là bản đồ nền địa hình VN2000 của Bộ Tài nguyên Môi trường thuộc phần mềm Microstation. Do làm trên phần mềm Mapinfo nên phải chuyển từ phần mềm Microstation sang phần mềm Mapinfo. Hình 4.1. Chuyển các file từ MicroStation sang Mapinfo Hình 4.2. Khai lưới tọa độ Các file đầu ra có dạng line, dạng polygon và dạng text 4.2.3. Gộp các đối tượng trong từng mảnh lại với nhau Gộp các lớp trong từng mảnh lại với nhau. Append Rows Table Gộp các đối tượng: dân cư, giao thông, thủy hệ, thực vật. Ví dụ làm lớp giao thông của 2 mảnh 219hdc_shape và 219gdc_shape. Mở 2 mảnh giao thông 219hdc_shape và 219gdc_shape Hình 4.3. Chọn các file giao thông để append Hình 4.4. Kết quả append các file giao thông Tương tự như vậy Append cho từng loại khác nhau ta được bản đồ chuyên đề về: giao thông, thủy hệ, dân cư, thực vật. 4.2.4. Tạo khung bản đồ Click Tools à Run MapBasic program à Click Grid makr à Click Create Grid (biểu tượng quả cẩu trên thanh công cụ). Hình 4.5. Tạo khung và lưới của bản đồ 4.2.5. Thể hiện giá trị dữ liệu sử dụng phối màu Các đối tượng của bản đồ có thể được tô màu theo giá trị dữ liệu (theo phân nhóm hay cá thể), hoặc các đối tượng chủ đề được tạo để biểu thị giá trị của dữ liệu. Tuy nhiên có nhiều cách để thể hiện bản đồ chủ đề. Ví dụ bản đồ giao thông: Sau khi đã append tất cả giao thông ở các mảnh của quận Ba Đình, ta tiến hành như sau: Mở File giao thông đã được append của toàn quận Ba Đình àClick Map à Create Thematic Map àClick Individual à bên cột Template Name Click Region Indvalue Default àNext àkhai báo Table cần tạo chủ đề và tên cột làm dữ liệu (trong trường hợp này chọn trường igds_level) à Click Next ta được bảng như sau: Hình 4.6. Thể hiện giá trị dữ liệu sử dụng phối màu Như vậy, mỗi một ID riêng rẽ sẽ là một đối tượng riêng rẽ. Mapinfo tự động gán màu ngẫu nhiên cho từng loại hình giao thông và chú giải cho các loại hình đó. Click vào ô Style để sửa đổi màu, pattern cho loại giao thông đó. Sau đó, Click vào ô Lengend để nạp chú giải cho từng dòng. Sau đó làm tương tự như vậy với các phần khác: dân cư, thủy hệ, thực vật. 4.2.6. Cơ sở dữ liệu trong Mapinfo Sau khi đưa lớp cây vào bản đồ Nhập các thuộc tính của cây được tiến hành như sau: Mở lớp tọa độ cây lênàCần tạo thêm trường dữ liệu cho cây, đưa vào các dữ liệu về cây đã đi thực địa: Click Table àchọn Mainternance àchọn Table Structure à xuất hiện màn hình như sau: Hình 4.7. Thêm trường thuộc tính cho cây cổ thụ 4.2.8. Gán cho mỗi đối tượng điểm một biểu tượng Chọn bảng Symbol Style và tiến hành chọn các biểu tượng để biên tập. Ví dụ làm biểu tượng bảo tàng Hình 4.8 Gán biểu tượng cho các đối tượng point, text 4.2.9. Làm bản đồ chú giải Chú giải biểu tượng cho các đối tượng trên bản đồ. Ví dụ: bệnh viện, trường học, bảo tàng v.v… Trang làm việc của Workspace Trang làm việc chính là cửa sổ bản đồ tổng hợp vừa biên tập, gồm một hay nhiều Table, được sắp xếp một cách logic theo bản đồ biên tập, và sự sắp xếp này được lưu giữ tổng hợp thành một Workspace. Hình 4.9. Sắp xếp một Layout trong bản đồ thành quả Trình tự sắp xếp của một Layout là Các file điểm Các file text Các file line Các file polygon Hình 4.10. Bản đồ thành quả phân bố cây cổ thụ của Quận Ba Đình Bản đồ thành quả: Bản đồ phân bố cây cổ thụ của Quận Ba Đình tỷ lệ 1:5000. Từ bản đồ này sẽ giúp cho cơ quan quản lý cây xanh dễ dàng tìm kiếm số liệu hơn trên cơ sở việc xây dựng cơ sở dữ liệu với các trường khóa chính và phụ. 4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS 4.3.1. Các bảng dữ liệu và các trường khóa Theo biểu đo đếm, chúng ta có 25 mục thông tin. Bảng 4.8. Các mục thông tin trong điều tra cây 1. Số thự tự cây 14. Chiều cao vút ngọn 2. Mảnh bản đồ 15. Chiều cao dưới cành 3. Tên cây 16. Đường kính tán Đông-Tây 4. Tên khoa học 17. Đường kính tán Nam-Bắc 5. Thuộc họ 18. Đường kính tán trung bình 6. Thôn đường 19. Chiều cao tán 7. Xã phường, 20 Đặc điểm hình thái 8. Quận huyện 21. Hiện trạng cây 9. Kinh độ 22. Giá trị cảnh quan 10. Vĩ độ 23. Giá trị bảo tồn nguồn gen 11. Tuổi cây 24. Sự kiện lịch sử, văn hóa liên quan 12 Chu vi 25. Dự kiến quy hoạch 13. Đường kính Ngoài ra, còn có các thông tin ảnh Nếu tất cả thông tin vào một bảng dữ liệu với các trường là các mục thông tin (mỗi Loài đều có thông tin về Họ và nhiều Loài lại nằm trong cùng một Họ, mỗi Loài đều có thông tin về quận, huyện, phường xã trong khi đó mỗi quận, huyện, phưỡng xã đều bao gồm nhiều Loài. Sự trùng lặp này sẽ gây ra một số vấn đề: - Không thể lưu trữ một cây mới khi chưa có đủ thông tin. - Khi cần sửa thông tin thì gây ảnh hưởng đến tất cả các dòng (trường thông tin) có liên quan. Điều này dễ gây ra tình trạng dữ liệu thiếu nhất quán. - Khi có nhu cầu xóa thông tin kéo theo khả năng xóa các thông tin khác. - Tăng dung lượng cơ sở dữ liệu và dễ dẫn đến sai sót khi nhập liệu (cùng một giá trị nhập đi nhập lại). Việc lưu trữ dữ liệu như trên không đúng với mô hình quan hệ. Để lưu trữ đúng với mô hình quan hệ ta tách một bảng dữ liệu lớn đó ra thành nhiều bảng con. Trong đó một bảng chứa trường khóa chính và các trường thông tin chính như Họ, phường. Và các bảng dữ liệu con lưu trữ trong các thông tin khác liên quan với bảng chính bằng một trường khóa. Bảng 4.9. Các tên trường trong xây dựng cơ sở dữ liệu cây cổ thụ Tên trường Kiểu Ghi chú ID_old 1 Tuổi cây ID_map 2 Mảnh bản đồ ID_Name 4 Tên cây (tên Việt Nam, Tên khoa học) ID_Area 7 Khu vực ID_Chars 21 Đặc điểm hình thái ID_Status 22 Hiện trạng cây ID_Ecoval 23 Giá trị cảnh quan ID_Genval 24 Giá trị bảo tồn gen ID_History 25 Sự kiện lịch sử, văn hóa liên quan ID_Planaction 26 Dự kiến quy hoạch ID_Addaction 27 Biện pháp Bảng thông tin họ chứa các thông tin khác của loài theo phiếu thông tin: Bảng thông tin tên Việt Nam Bảng thông tin tên khoa học Bảng thông tin Họ Các bảng thông tin loài liên hệ với các bảng chính bằng Mã Tên (ID_Name). Như vậy có thể cập nhật thêm các trường thông tin mới mà không ảnh hưởng đến các dữ liệu đã có. Một loài có thể có nhiều thông tin và các loài có thể có các thông tin giống nhau. Sẽ có rất nhiều thông tin sử dụng nhiều lần và chung cho nhiều loài. Ví dụ: Một phường Cống Vị có rất nhiều Cây Muỗm… Để đảm bảo độ chính xác (tránh sai số khi nhập đi nhập lại cùng một giá trị), và giảm dung lượng. Ta mã hóa (mã code) các giá trị chung này và đưa chúng vào thành các bảng dữ liệu và các giá trị Bảng thông tin Loài sẽ được sử dụng bằng mã code từ chúng gọi là Bảng thông tin chung. Bảng thông tin chung chứa mã code, giá trị của các thông tin được dùng chung, sử dụng nhiều lần: Bảng thông tin chung về đường phố Bảng thông tin chung về quận Ba Đình Bảng thông tin chung về kế hoạch quản lý Để biết rõ hơn về các giá trị thông tin chung và sử dụng cho một số mục đích khác xây dựng bảng dữ liệu chứa các thông tin mô tả chi tiết của các thông tin chung được liên hệ qua mã code của thông tin chung gọi là Bảng thông tin mô tả. Bảng thông tin mô tả chứa các thông tin chi tiết của các thông tin chung. Bảng thông tin mô tả Loài Bảng thông tin mô tả các sự kiện lịch sử, văn hóa liên quan Bảng thông tin mô tả dự kiến quy hoạch Bảng thông tin mô tả về đặc điểm hình thái Bảng thông tin mô tả về giá trị cảnh quan Phiếu thông tin đã được thiết kế xây dựng thành các bảng dữ liệu theo mô hình quan hệ. Với cấu trúc như trên dễ dàng cập nhật, phát triển thêm thông tin của một Loài. 4.3.2. Trường khóa và trường khóa chính Trong bảng thông tin chính cần phải có trường làm khóa để liên kết với các bảng thông tin Loài đó là trường khóa chính. Để liên kết các thông tin với bảng chính thì trong các bảng thông tin cũng phải có trường khóa chính đó. Trường khóa không phức tạp, dễ tìm kiếm chứa đựng được các thông tin cần thiết. 4.3.3. Các bảng thông tin về cây cổ thụ của Quận Ba Đình Thông tin về tên Loài đều có tên Tiếng Việt và tên Latinh. Các thông tin điều tra được trên các con phố đều có: tên cơ quan, tên người điều tra, công việc, điện thoại cơ quan, điện thoại nhà, địa chỉ, quận, huyện… Các bảng thông tin chung: Quận: Ba Đình Cơ quan điều tra Người điều tra Người nhập dữ liệu Các bảng chứa thông tin mô tả Loài có các bảng thông tin Mô tả chứa các thông tin chi tiết các đối tượng đó. Mục đích của các bảng thông tin chứa đựng các thông tin chi tiết của các đối tượng từ đó ta có thể tìm, kiểm định lại các thông tin về đối tượng Hình 4.11. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của cây cổ thụ Dữ liệu bản đồ Thông tin phân bố loài lưu trữ bằng trường phân bố và lưu trữ ở dạng bản đồ. Bản đồ được lưu ở format của Mapinfo Các bản đồ sử dụng hệ tọa độ UTM84, VN2000 Dữ liệu bản đồ được xây dựng theo CSDL thuộc tính ID: mã loài – được dùng làm trường khóa liên kết với CSDL Dữ liệu ảnh Đây là dữ liệu đa phương tiện Dữ liệu ảnh Bảng 4.10. Bảng cơ sở dữ liệu mảnh bản đồ ID_Map Map_No (Mảnh bản đồ) 1 234k 2 235e 3 235f 4 235f 5 235g 6 235h 7 235h3 8 235k 9 236d 10 236g 11 250c 12 251c 99 NA Bảng 4.11. Bảng cơ sở dữ liệu xếp theo loài ID_Name Name_vie (tên Việt Nam) Name_Scie (Tên khoa học) ID_Specie 29 Muỗm; Xoài hôi Mangifera foetida Lour. 1 41 Sấu Dracontomelon duperreanum Pierre 1 58 Xoài xang ca Mangifera indica L. 1 13 Đại Plumeria rubra L. 1 45 Sữa (Mò Cua) Alstonia sicholaris (L.) R.Br. 1 20 Gạo Bombax malabarica 2 30 Muồng đen Senna siamea (Lamk.) Irwin & Barneby 3 25 Me Tamarindus indica L. 3 26 Me keo Pithecolobium dulce 3 31 Muồng hoàng yến Cassia fistula L. 3 38 Phượng vĩ Delonyx regia Raf. 3 54 Vàng anh Saraca dives Pierre(indica L. lá nhỏ) 3 1 Bàng Terminalia catappa L. 4 17 Dầu Rái (Dầu nước) Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don. 5 50 Thị ăn quả Diospyros decandra Lour. 6 6 Chòi mòi Antidesma bunius (L.) Spreng. 7 37 Nhội Bischofia javanica Blume. 7 3 Bánh dày Pongamia pinnata DC. 8 21 Giáng hương ấn Dterocapus indiaus Nild. 8 46 Sưa (Huê mộc; Trắc thối; Sưa đỏ) Dalbergia tonkinensis Prain 8 48 Thàn mát Millettia ichthyochtona Drake 8 24 Long não Cinnamomum camphora (L.) Presl 9 2 Bằng lăng Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. 10 23 Hoàng Lan Michelia champaca L. 11 15 Nhạc ngựa ( Săng đào) Swietenia macrophylla King. 12 56 Xà cừ Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss 12 32 Muồng ngủ Samanea saman (Jacq.) Merr 13 34 Muồng xanh Albizia procera (Roxb.) Benth. 13 33 Muồng ràng ràng Adenanthera pavonica L. 13 4 Bồ đề Ficus relirosa L. 14 7 Đa núi cao Ficus altisima 14 8 Đa (Sung Nhân) Ficus drupaeae 14 9 Đa quả xanh Ficus sp 14 10 Đa búp đỏ Ficus clastica Roxb. 14 11 Đa lông Ficus villosa 14 12 Đa vòng Ficus annulata BI. 14 18 Đề Ficus religiosa L. 14 27 Mít Artocarpus heterophyllus Lamk. 14 39 Ruối Streblus asper Lour. 14 43 Si Ficus retusa L. 14 47 Sung Ficus racemosa L. 14 57 Sanh Ficus benjamina L. 14 19 Doi Syzygium samarangense Merr. & Perry. 15 40 Sao đen Hopea odorata 99 35 Ngân hoa Grevillea robusta A.Cum ex R.Br. 16 52 Trúc tiết Carallia brachiata (Lourt.) Merr. 17 16 Dầu dâu Schleichera oleosa (Cour.) C.Ken. 18 36 Nhãn Dimocarpul longan Lour. 18 55 Vú sữa Chrysophyllum cainito L. 19 51 Trâm Mõ Sterculia foetida L. 20 5 Bụt mọc Taxodium distichum (L.) Rich. 21 44 Lò bo Browlovia tabularis 22 42 Sếu (cơm nguội) Celtis sinensis Pers. 23 22 Gõ đỏ (Gõ cà te) Afzelia xylocarpa (Kuz) Craib. 99 49 Thanh Thất Ailanthus triphysa (Dennst.) Alst. 99 53 Trường xanh Oleasp 99 Bảng 4.12. Bảng cơ sở dữ liệu họ ID_Specie Family (Tên họ) 1 Anacardiaceae 2 Bombacaceae 3 Caesalpiliaceae 4 Combretaceae 5 Dipterocacrpaceae 6 Ebenaceae 7 Euphorbiaceae 8 Fabaceae 9 Lauraceae 10 Lythrataceae 11 Magnoliaceae 12 Meliaceae 13 Mimosaceae 14 Moraceae 15 Myrtaceae 16 Proteaceae 17 Rhyzophoraceae 18 Sapindaceae 19 Sapotaceae 20 Sterculiaceae 21 Taxodiaceae 22 Tiliaceae 23 Ulmaceae 99 NA Bảng 4.13. Bảng cơ sở dữ liệu phố ID_str Postion (Tên phố) ID_Ward 93 Trước cổng bộ ngoại giao 1 100 Vườn hoa Lê Nin 1 57 Cạnh Chùa Một Cột 2 58 Cạnh đường ông ích khiêm 2 59 Chùa một cột 2 61 Dốc phố Ngọc hà 2 75 Đường ông ích khiêm 2 77 Khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch 2 79 Nhà sàn Bác Hồ 2 82 Phủ Chủ tịch 2 85 Sân của trung đoàn 275 2 86 Trên đường hoàng hoa thám 2 90 Trong di tích phủ Chủ tịch 2 96 Trước cổng nhà máy bia HN 2 98 Văn phòng Chính Phủ 2 99 Vườn Bách Thảo 2 87 Trên đường vào đền Voi Phục 3 88 Trong công viên Thủ Lệ 3 89 Trong đền Voi Phục 3 92 Trong sân đền giáp công viên 3 95 Trước cổng đền Voi Phục 3 97 Trước cổng ven đường Kim Mã 3 41 64 Đường yên phụ 4 1 101Quán thánh 5 2 103 Quán thánh 5 3 105/3Quán thánh 5 5 109 Quán thánh 5 6 113 Quán thánh 5 15 148 Quán thánh 5 16 150 Quán thánh 5 17 154 Quán thánh 5 18 158 Quán thánh 5 19 176 Quán thánh 5 20 180+182Quán thánh 5 21 186 Quán thánh 5 22 192 Quán thánh 5 45 6 Đặng Dung 5 48 73 Quán thánh 5 53 95 Quáng thánh 5 55 99 Quán thánh 5 56 Bên cạnh đền Quán Thánh 5 81 Phố Mai xuân thưởng 5 83 Quán thánh 5 84 Sân chùa Quán Thánh 5 94 Trước cổng chùa Quán Thành 5 102 Vườn hoa Mai Xuân Thưởng 5 101 Vườn hoa Lý Tự Trọng 6 60 Công ty KD nước sạch HN 7 39 55 Trúc Bạch 7 42 66 Phó Đức Chính 7 43 67 Phó Đức Chính 7 4 106 Quán Thánh 8 7 118a Quán Thánh 8 8 134 Quán Thánh 8 9 138 Quán Thánh 8 10 14 Nguyễn Trường Tộ 8 11 140 Quán Thánh 8 12 144 Quán Thánh 8 13 144c Quán Thánh 8 14 144c Quán Thánh 8 23 21 Quán Thánh 8 24 23 Quán Thánh 8 25 25 Hàng Bún 8 26 27 Quán Thánh 8 27 29 Hàng Bún 8 28 29c Hàng Bún 8 29 31 Hàng Bún 8 30 36Hàng Bún 8 31 44 Hàng Bún 8 32 45 Hàng Bún 8 33 46 hàng Bún 8 34 47 Quán Thánh 8 35 49 Hàng Bún 8 36 49 Quán Thánh 8 37 51 Hàng Bún 8 38 55 hàng Bún 8 40 59 Quán Thánh 8 44 68 Quán Thánh 8 46 71 Quán Thánh 8 47 72 Quán Thánh 8 49 80 Quán Thánh 8 50 86 Quán Thánh 8 51 9 Quán Thánh 8 52 90 Quán Thánh 8 54 96 Quán Thánh 8 62 Đối diện 36Quán thánh 8 63 Đối diện 40Quán thánh 8 64 Đối diện 44 Quán thánh 8 65 Đối diện 50 hoè nhai 8 66 Đối diện 7 phan đình phùng 8 68 Đối diện đường phùng hưng 8 69 Đối diện số 10 Quán Thánh 8 70 Đối diện số 22 Quán Thánh 8 71 Đối diện số 24 Quán Thánh 8 72 Đối diện số 26 Quán Thánh 8 73 Đối diện số 28 Quán Thánh 8 74 Đối diện số 30 Quán Thánh 8 76 Hàng cót 8 78 Ngã tư Hoè nhai Quán thánh 8 80 Phan đình phùng 8 103 NA1 8 104 NA2 8 91 Trong sân chùa Trấn Quốc 9 67 Đối diện 7+9 phan đình phùng 99 Bảng 4.14. Bảng cơ sở dữ liệu phường, xã ID_Ward Ward (Phường, xã) ID_District 1 Điện biên 1 2 Ngọc Hà 1 3 Ngọc Khánh 1 4 Nguyễn Trung Trực 1 5 Quán Thánh 1 6 Thuỵ khuê 1 7 Trúc bạch 1 8 Trung trực 1 9 Yên Phụ 2 99 NA 1 Bảng 4.15. Bảng cơ sở dữ liệu quận ID_Dist District (Quận) 1 Ba Đình 2 Tây Hồ Bảng 4.16. Bảng cơ sở dữ liệu đặc điểm hình thái ID_Characs Characteristics (Đặc điểm hình thái) 1 Cây đứng hai thân 2 Cây đứng một thân 3 Cây đứng nhiều thân 4 Cây đứng, 4 thân phụ 5 Cây đứng, nhiều thân rễ phụ 6 Cây ký sinh: đa, tai chuột, dương xỉ; Cây bị bong nhiều mảng vỏ lớn; Cây bị tỉa nhiều cành to 7 Cây nghiêng 8 Cây nghiêng 1 thân 9 Cây nghiêng 50; một thân 10 Cây nghiêng hướng Bắc 100; Một thân 11 Cây nghiêng hướng Bắc 120; Một thân 12 Cây nghiêng hướng Bắc, 1 thân 13 Cây nghiêng hường Bắc, 5o, một thân, 14 Cây nghiêng hướng bắc, hai thân 15 Cây nghiêng hướng đông bắc, một thân 16 Cây nghiêng hướng đông, một thân 17 Cây nghiêng hướng nam 18 Cây nghiêng hường Nam 50; một thân 19 Cây nghiêng hướng Nam 70; một thân 20 Cây nghiêng hướng nam, ba thân 21 Cây nghiêng hướng nam, hai thân 22 Cây nghiêng hướng nam, một thân 23 cây nghiêng hướng nam; góc nghiêng 10 độ 24 Cây nghiêng hướng tây 25 Cây nghiêng hướng tây 10 độ một thân 26 Cây nghiêng hướng tây 12 độ, đã bị cắt ngọn, gốc nhiều u bướu, bị đóng nhiều đinh, buộc dây thép, treo dây điện; Phụ sinh: Dương xỉ 27 Cây nghiêng hướng tây nam, một thân 28 Cây nghiêng hướng tây, hai thân 29 Cây nghiêng hướng tây, một thân 30 Cây nghiêng phí Tây 100; Một thân 31 Cây nghiêng, hướng tây 32 Cây thẳng, sinh trưởng bình thường Bảng 4.17. Bảng cơ sở dữ liệu giá trị cảnh quan ID_ecoval Ecological values ( Gía trị cảnh quan) 1 Bóng mát 2 Bóng mát, hoa đẹp 3 Cây bên cổng đền 4 Cây cao, tán đẹp 5 Cây có nhiều giá trị thẩm mỹ, Di dời các quán bàn nước quan gốc cây tạo cảnh quan đẹp cho cây 6 Cây có tán rộng, đẹp 7 Cây mục gốc (rỗng ruột), mục cành, cong queo, đã bị tác động bởi con người 8 Cây tạo cảnh quan đẹp trong chùa 9 Cây trồng cạnh ao cá Bác Hồ 10 Cây trồng trong khuân viên 11 Cây trồng trong khuôn viên chùa Trấn quốc năm 1959 12 Cây trồng trước cổng đền 13 Loài cây biểu tượng ở các đền chùa 14 Loài cây thường được trồng ở các đền chùa 15 Tán dày, che bóng mát tốt 16 Tạo cảnh quan đẹp 17 Trồng sân sau đền 18 Trong sau sân chùa, Sát công viên thủ lệ 99 NA Bảng 4.18. Bảng cơ sở dữ liệu bảo tồn nguồn gen ID_Gen Genetic_val (Bảo tồn nguồn gen) 1 Cây ăn quả 2 Cây ăn quả trồng trong vườn 3 Cây Bồ đề được mang từ đất phật 4 Cây được đưa về trồng từ rừng tự nhiên 5 Cây gỗ quý hiếm, nhập nội 6 Cây rất ít được trồng ở các đình chùa HN 7 Cây tự nhiên 8 Cây tự nhiên còn sót lại, loài cây ít xuất hiện ở các đền chùa 9 Hạt Trâm có dầu 10 Loài cây đưa từ rừng tự nhiên về trồng 11 Loài cây hiếm có ở HN 12 Loài cây nhập nội 13 Loài cây nhập nội từ châu Mỹ 14 Loài cây nhập nội từ Châu Phi 15 Loài cây quý hiếm, có giá trị kinh tế cao 16 Loài cây rất hiếm được trồng ở các đền chùa 17 Loài cây từ miền Nam mang ra trồng 18 Phát triển tròng ở các công viên 99 NA Bảng 4.19. Bảng cơ sở dữ liệu dự kiến quy hoạch ID_Plan Descriptions (Dự kiến quy hoạch) 1 Bảo vệ 2 Bảo vệ chống xâm hại 3 Bảo vệ không đổ rác quanh gốc cây 4 Bảo vệ nghiêm ngặt 5 Bảo vệ tích cực, dỡ bỏ các quán xung quanh 6 Cần bảo dưỡng, mở rộng diện tích gốc 7 Cần bảo vệ nghiêm ngặt 8 Cần bảo vệ nghiêm ngặt, loại bỏ các cây thắt nghẹt 9 Cần có biện pháp cấm phóng uế xung quanh 10 Chăm sóc bảo vệ 11 Chăm sóc bảo vệ chặt chẽ 12 Chặt bỏ cây Đa, dây leo 13 Có biện pháp bảo vệ chống xâm hại 14 Có biện pháp bảo vệ tốt hơn bởi cây nằm sát đường 15 Có biện pháp chăm sóc tốt hơn 16 Có chế độ chăm sóc, tránh bị mục gỗ 17 Dỡ bỏ những diện tích xây dựng xung quanh 18 Loại bỏ cây đa 19 Loại bỏ cây xanh 20 Tỉa bớt cành nhỏ ở gốc cây 99 NA Bảng 4.20. Bảng cơ sở dữ liệu biện pháp ID_AddAction Additiona_Actions (Biện pháp) 1 Cắt bỏ rễ cây đa đang bám thân cây 2 Chặt bỏ hoàn toàn hai hàng cây bạch đàn, thay vào đó là vườn cây ăn quả Có các bảng thông tin Quan hệ: Các quan hệ trong bảng rất rõ ràng. Các bảng thông tin chung ở đây bao gồm có: Quận Ba Đình Các bảng thông tin mô tả Loài mô tả chứa các thông tin chi tiết của các đối tượng có thể tìm kiếm, kiểm định lại các đối tượng của thông tin. Cơ sở dữ liệu của cây cổ thụ đã được xây dựng bao gồm có 11 bảng. Các bảng này liên kết với nhàu bằng các khoá chính và phụ như được trình bày trong hình 3.11. Ví dụ như bảng chính liên hệ bảng mảnh bản đồ bằng khoá ID_Map, bảng chính liên hệ với bảng đặc điểm hình thái bằng khoá ID_Characs, bảng chính liên hệ với bảng giá trị bảo tồn nguồn gen bằng khoá chính là ID_Gen, bảng chính liên hệ với bảng biện pháp bằng trường ID_AddAction… Nhận xét: - Bản đồ thành quả là bản đồ tỷ lệ 1: 5000 đã thể hiện được sự phân bố cây cổ thụ của Quận Ba Đình. - Chúng tôi đã đưa được cơ sở dữ liệu qua việc đi điều tra vào từng cây, và đặc biệt đã xây dựng được cấu trúc cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác theo dõi quản lý được tốt hơn. 4.4. Các giải pháp bảo tồn cây cổ thụ Tình trạng của cây chủ yếu là có cây khác ký sinh, cây bị sâu đục gỗ, thân cành, cây bị mục thân, rỗng ruột …. Trong những trường hợp như vậy, cần phải có các giải pháp để bảo vệ cây cổ thụ như sau: 4.4.1. Đối với những cây dễ bị đổ gẫy * Kỹ thuật chăm sóc cải tạo: Với những cây lệch tán, nghiêng cần có biện pháp tăng cường sự ổn định cho cây như thiết kế dây đai giữ cây, điều chỉnh thế phát triển, chặt tỉa cành nhánh xòe rộng và vượt tán 4.4.2. Cây bị rỗng ruột, mục thân gốc * Kỹ thuật chăm sóc cải tạo: Cần hạn chế các lỗ thủng (với các lỗ thủng không sâu, không quá rộng chúng ta cần dùng dao sắc xén sạch xung quanh vết thương dùng dung dịch CuSO4 2-5% hoặc Hg 0,1 % để diệt trùng hoặc dung dịch lưu huỳnh vôi để tiêu độc diệt khuẩn. Sau đó dùng chất kích thích sinh trưởng như - NAA 0,01%- 0,1 % bôi vào làm vết thương mau lành. - Với cây bị nặng lỗ thủng lớn nhưng đặc biệt cần khoét hết phần mục và sử dụng thuốc trừ nấm thường xuyên 6 tháng một lần. Lấp kín lỗ thủng: Sau khi lỗ thủng được tiêu độc diệt nấm, dùng một miếng gỗ lấp kín bề mặt, sau đó lấy dầu Trẩu xoa lên phía trên miếng gỗ. Dùng dao sắc nạo bằng và nhẵn vết lấp. hay có thể đổ bê tông tuy nhiên khi đổ cần tráng đổ trào ra ngoài, không lấp đầy cây để vỏ cây phát triển tự nhiên tự lấp đầy vết thủng. Định kỳ một năm 2 lần quét vôi vào gốc cây để phòng trừ sâu bệnh. - Những cây bị mục cây đứng là do một số loài nấm mục làm cho mô gỗ bị phá hoại. Nguyên nhân gây bệnh mục hầu hết là do các loài nấm thuộc bộ nấm lỗ (Aphyllophorales) gây ra. Đối với hiện tượng này thì biện pháp phòng chính là ở những cây già cỗi sẽ dễ bị nấm xâm nhập. Do đó đó thì đối với những cây dễ có nguy cơ bị bệnh như Đa, Muỗm, Đề… người ta cần phải tằng cường chăm sóc quản lý, bảo đảm vệ sinh xung quanh vị trí cây mọc sạch sẽ, cần tiến hành tỉa cành hợp lý tránh gây vết thương trên thân cành tạo điều kiện cho nấm mục xâm nhập. Những vết chặt cành phải được quét vôi để ngăn chặn nấm xâm nhập. Khi cây đã có hiện tượng bị bệnh thì phương pháp phòng trừ hiệu quả nhất là dùng thuốc khử trùng vết thương với thành phần ZnCl2 500g +cồn 500g + nước 150g + HCl đậm đặc 10g quét lên vết thương để bảo vệ cây hoặc dùng thuốc phòng mục chuyên dụng có bán tại các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra để bảo vệ cây chúng ta còn có thể sử dụng : + Vôi sống 5kg + hợp chất lưu huỳnh vôi 1kg + muối ăn 1kg + dầu động vật 100g + nước tạo thành hồ và quét lên thân cây. Thuốc này thường được quét vào mùa hè thu, cách mặt đất khoảng 2m. 4.4.3. Cây bị trơ rễ Đối với hiện tượng sẽ làm cho cây hạn chế khả năng hút chất dinh dưỡng nuôi cây, cây sẽ thiếu chất cho sự phát triển, làm cho khả năng phát triển của các loại sâu bệnh hại gây ra do thiếu chất dinh dưỡng, mất nước, nhiệt độ không thích hợp, các chất gây hại và mặn hoá đất. Thông thường hiện tượng thiếu dinh dưỡng là vấn đề cần được bàn tới. * Kỹ thuật chăm sóc cải tạo: Thực hiện xới, vun đất xung quanh gốc, đối với những cây trơ gốc nhiều quá thì phải gia cố bằng cách xây các bồn rộng, kè xung quanh và bồi đắp thêm nhiều đất để đảm bảo cây có khả năng trụ vững tránh bị đổ khi có gió bão cũng như tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Có như vậy thì sẽ ngăn chặn được các bệnh do thiếu dinh dưỡng gây ra. 4.4.4.. Cây cổ thụ bị các cây khác cạnh tranh và ký sinh Với hiện tượng này thì các cây ký sinh hoặc các cây cạnh tranh sẽ làm cho cây cổ thụ không có được không gian dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển, sẽ không đủ dinh dưỡng, không quang hợp được. Đồng thời những cây ký sinh và cạnh tranh còn có nguy cơ là những cây mầm mống lây bệnh cho cây cổ thụ của chúng ta. Do đó cần phải có biện pháp để bảo vệ phù hợp. * Kỹ thuật chăm sóc cải tạo: Thực hiện loại bỏ các cây chèn ép không mục đích và loại bỏ các cây ký sinh trên thân cây. Phát sạch thực bì dưới tán sạch sẽ để tạo điều kiện cho cây cổ thụ phát triển tốt. Đồng thời ngăn chặn các mầm mống gây bệnh cho cây. PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Chúng tôi đã điều tra được 284 cây cổ thụ trong toàn quận Ba Đình. Trong đó Sữa và Muỗm có số cá thể lớn nhất trong vùng với 92 cá thể chiếm 32,4% tiếp đến là Bàng có số lượng cá thể là 22 cây chiếm 7,74% Đã lập lý lịch để điều tra cây cổ thụ về chu vi, đường kính, chiều cao cây, đường kính tán. Trong đó có thể thấy hầu hết các cây có chu vi, đường kính và chiều cao lớn, đường kính tán lớn đều tập trung chủ yếu ở Vườn Bách Thảo và khu vực Phủ Chủ Tịch. Đã đánh giá được tình hình sâu bệnh của từng cây, chủ yếu là các cây có tuổi lớn nằm trong khu vực Vườn Bách Thảo và trong Phủ Chủ Tịch. Trên cơ sở dữ liệu điều tra về cây cổ thụ. Chúng tôi đã xây dựng bản đồ quận Ba Đình tỷ lệ 1:5000, kể cả cơ sở dữ liệu về mảnh bản đồ, cơ sở dữ liệu xếp theo loài, cơ sở dữ liệu về Họ, cơ sở dữ liệu về phố, cơ sở dữ liệu phường xã, cơ sở dữ liệu quận, cơ sở dữ liệu đặc điểm hình thái, cơ sở dữ liệu giá trị cảnh quan, cơ sở dữ liệu giá trị bảo tồn nguồn gen, cơ sở dữ liệu dự kiến quy hoạch, cơ sở dữ liệu biện pháp. Cơ sở dữ liệu trong GIS giúp cho Trung tâm giáo dục Môi trường bảo vệ, quản lý tốt hơn cây cổ thụ. Kết quả này cũng là bước đầu giúp cơ quan quản lý ứng dụng công nghệ tin học trong sự nghiệp bảo vệ môi trường xanh của thành phố. Đề tài cũng góp phần chứng minh giá trị lịch sử của Hà Nội, đồng thời cung cấp một tài liệu quý nhân dịp kỷ niệm Thủ đô Hà Nội 1000 năm. 5.2. Đề nghị 5.2.1. Các mặt còn hạn chế Đề tài có đề cập đến công nghệ viễn thám nhưng do thời gian không cho phép, chúng tôi không tiến hành giải đoán ảnh mà chỉ sử dụng ảnh để nhận biết các cây có tán lá rộng để phục vụ tốt hơn trong quá trình điều tra ngoại nghiệp. Chúng tôi chỉ mới bước đầu nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ tin học quản lý cây cổ thụ do dữ liệu và thời gian hạn chế. 5.2.2.Kiến nghị mở rộng đề tài Trong quá trình đi điều tra ngoại nghiệp, chúng tôi nhận thấy cây cổ thụ trong Phủ Chủ Tịch cần được đánh số để phục vụ cho công tác quản lý được tốt hơn. Việc điều tra ngoại nghiệp cần được hỗ trợ thêm về nguồn nhân lực, công cụ phải hiện đại hơn để đem lại độ chính xác cao cho công tác điều tra. Trong qúa trình điều tra, cần đánh giá thêm mức độ và khả năng gây thiệt hại đối với người và tài sản đối với các cây lớn của Hà Nội. Nên đặt “khả năng gây hại” là một trong các chỉ tiêu theo dõi cây cổ thụ của Hà Nội. Tiến hành chăm sóc ngay các cây cổ thụ đã già cỗi hoặc bị sâu bệnh. Cần có các đề nghị phải có sự hỗ trợ về kinh phí để việc thực hiện các hoạt động bảo vệ cây cổ thụ đạt hiệu quả cao hơn. Quy định chế độ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chính quyền và các ngành. Tạo điều kiện thuận lợi để ban quản lý và người trực tiếp quản lý cây cổ thụ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các cấp ngành liên quan cần xây dựng và ban hành quy chế lập và phê duyệt hồ sơ, kỹ thuật chăm sóc, cải tạo và bảo vệ cây cổ thụ . Do thời gian có hạn của một đề tài tốt nghiệp, chúng tôi chỉ đạt được kết quả nhất định về ứng dụng GIS và cơ sở dữ liệu trong điều tra và quản lý cây xanh. Khả năng và tác dụng của công nghệ tin học là rất to lớn. Nếu đề tài tiếp tục hoàn chỉnh và tạo ra được công cụ tin học thì công tác quản lý cây xanh đô thị sẽ hữu hiệu hơn. Đề tài cũng có thể mở rộng cho quản lý toàn bộ hệ thống cây xanh của Hà Nội và mở rộng hơn là cả nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docUng dung gis quan ly cay co thu quan ba dinh.doc
Tài liệu liên quan