Đề tài Ứng dụng gis đánh giá đất đai cho phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề . trang 1 1.2 Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu . trang 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu . trang 2 1.2.2 Giới hạn nghiên cứu trang 2 1.3 Nội dung nghiên cứu trang 2 1.4 Phương pháp thực hiện . trang 3 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm đánh giá thích nghi đất đai trang 4 2.1.1 Định nghĩa trang 4 2.1.2 Phân loại khả năng thích nghi đất đai trang 4 2.2 Các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai . trang 6 2.2.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới trang 6 2.2.2 Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam . trang 8 2.3 Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trang 9 2.3.1 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới . trang 9 2.3.2 Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam trang 10 2.3.3 Các nghiên cứu trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng có liên quan đến đề tài . trang 11 2.4 Tổng quan vùng nghiên cứu trang 13 2.4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trang 13 2.4.2 Thực trạng kinh tế – xã hội . trang 14 2.4.3 Thực trạng về ngành dâu tằm trang 21 2.5 Tổng quan về cây dâu tằm trang 26 2.5.1 Đặc điểm sinh học trang 26 2.5.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái . trang 27 CHƯƠNG 3: CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Khái niệm GIS trang 30 3.1.1 Mô hình dữ liệu GIS . trang 32 3.1.2 Phân tích dữ liệu GIS trang 32 3.2 Phân tích đa tiêu chuẩn . trang 35 3.2.1 Phân tích thống kê tổng hợp trang 35 3.2.2 Phân tích thứ bậc 9 mức độ . trang 36 3.2.3 Phân tích thứ bậc 3 mức độ . trang 36 3.3 Mô hình hóa không gian . trang 37 3.3.1 Một số khái niệm trang 37 3.3.2 Các chức năng phân tích không gian trên dữ liệu raster được sử dụng trang 38 3.4 ModelBuilder trong phân tích không gian của ArcView . trang 40 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Dữ liệu trang 42 4.1.1 Dữ liệu bản đồ . trang 42 4.1.2 Các loại dữ liệu khác trang 43 4.1.3 Các thuật toán sử dụng . trang 43 4.2 Phần mềm trang 43 4.3 Phân tích đánh giá các yếu tố trang 43 4.3.1 Xác định trọng số trang 43 4.3.2 Phân tích đánh giá thích nghi . trang 47 4.3.3 Phân tích chồng lớp theo trọng số và chồng lớp số học trang 58 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Phân vùng thích nghi các điều kiện tự nhiên trang 61 5.1.1 Địa hình trang 61 5.1.2 Khí hậu - Thủy văn . trang 63 5.1.3 Thổ nhưỡng trang 66 5.1.4 Phân vùng thích nghi tự nhiên trang 72 5.2 Phân vùng thích nghi điều kiện kinh tế - xã hội . trang 73 5.3 Phân vùng thích nghi tổng thể các điều kiện tự nhiên & kinh tế - xã hội . trang 74 5.4.1 Vùng thích nghi cấp 1 (không thích nghi) . trang 76 5.3.2 Vùng thích nghi cấp 2 (ít thích nghi) . trang 76 5.3.3 Vùng thích nghi cấp 3 (thích nghi trung bình) . trang 76 5.3.4 Vùng thích nghi cấp 4 (rất thích nghi) . trang 76 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 6.1 Kết luận . trang 78 6.2 Đề nghị trang 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

doc103 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng gis đánh giá đất đai cho phát triển cây dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ phân giải dựa vào tỉ lệ bản đồ gốc và đơn vị bản đồ nhỏ nhất. Nếu kích thước pixel quá lớn sẽ dẫn đến mất hoặc bỏ sót thông tin, ngược lại nếu kích thước pixel quá nhỏ sẽ làm cho kích thước dữ liệu tăng lên, bộ nhớ bị chiếm dụng lớn sẽ làm chậm quá trình xử lý. Như vậy việc lựa chọn kích thước pixel phải đảm bảo sao cho vừa cung cấp đầy đủ thông tin, vừa đảm bảo dung lượng dữ liệu không quá lớn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong mô hình hóa không gian (“GIS đại cương – Phần lý thuyết”, Trần Vĩnh Phước – 2000). 3.3.2 Các chức năng phân tích không gian trên dữ liệu raster được sử dụng - Chuyển dữ liệu từ vector sang raster (Conversion to Grid) - Tái phân loại đối tượng (Reclassfication) - Nội suy theo điểm (Interpolation) - Xây dựng độ dốc (Terrain Slope) - Chồng lớp theo trọng số (Weighted Overlay) và chồng lớp số học (Arithmetic Overlay) - Đại số bản đồ (Map Algebra) a. Chuyển dữ liệu từ vector sang raster Quy trình chuyển dữ liệu từ vector sang raster cho phép tạo ra dữ liệu raster từ một lớp dữ liệu dạng điểm, đường hoặc vùng. Dữ liệu đầu vào có thể chứa một trường dạng số nguyên, số thập phân hay chuỗi kí tự. Giá trị của trường dữ liệu đầu vào sẽ xác định giá trị mỗi ô (cell) của kết quả đầu ra và loại dữ liệu raster được tạo (rời rạc hay liên tục). b. Tái phân loại đối tượng Quy trình này cho phép chúng ta gộp nhóm giá trị của các ô (cells) vào các phân lớp khác nhau. Việc chỉ định giá trị của mỗi phân lớp do người phân loại xác định. Dữ liệu đầu vào bắt buộc phải ở dạng raster. Kết quả xuất ra là dữ liệu ở dạng raster với các phân lớp mới do người phân lại xác định. c. Nội suy theo điểm Quy trình này cho phép chúng ta chuyển từ dữ liệu dạng điểm thành dữ liệu raster liên tục. Giá trị của mỗi ô (cell) được ước tính dựa trên giá trị của các điểm lân cận. Dữ liệu đầu vào bắt buộc phải ở dạng điểm và phải chứa ít nhất một trường dữ liệu dạng số làm cơ sở tính toán cho kết quả đầu ra. Hai phương pháp nội suy phổ biến được sử dụng là nội suy theo cạnh (Spline) và trọng số đảo ngược khoảng cách (Inverse Distance Weighted - IDW). e. Chồng lớp theo trọng số và chồng lớp số học - Chồng lớp theo trọng số Chồng lớp theo trọng số cho phép chúng ta kết hợp dữ liệu từ nhiều lớp dữ liệu đầu vào bằng cách chuyển đổi giá trị trong mỗi ô của chúng thành một tỉ lệ thông thường (common scale), sau đó thiết lập trọng số (phần trăm ảnh hưởng) cho mỗi yếu tố rồi cộng dồn giá trị của các ô đã được thiết lập trọng số với nhau. Trong phương pháp chồng lớp theo trọng số, chúng ta chuyển đổi giá trị của mỗi ô thành các giá trị tỉ lệ thông thường. Các giá trị này đã được thiết lập sẵn hoặc chúng ta cũng có thể tự thiết lập. - Chồng lớp số học Chồng lớp số học cho phép chúng ta kết hợp nhiều lớp dữ liệu đầu vào bằng cách thiết lập một toán tử và hệ số nhân cho mỗi lớp. Kết quả của phương pháp này là việc kết hợp các lớp theo các toán tử và hệ số nhân đã chỉ định. f. Đại số bản đồ (Map Algebra) Một trong những ưu thế nổi bật của GIS là khả năng phân tích không gian rất mạnh mẽ. Đại số bản đồ cung cấp các công cụ toán học để thực hiện các phép phân tích không gian. Đại số bản đồ dựa trên đại số ma trận với các phép toán đại số xử lý trên ma trận và mạng lưới. Cấu trúc dữ liệu raster trong GIS rất phù hợp cho các xử lý bằng các phép toán của đại số bản đồ. Đại số bản đồ tạo đối tượng không gian và liên kết các thuộc tính bằng cách chồng lớp các đối tượng từ hai hay nhiều lớp dữ liệu bản đồ. Các đối tượng trong mỗi lớp dữ liệu đơn sẽ được tổ hợp để tạo ra đối tượng mới. Những thuộc tính của đối tượng sẽ được nhập với nhau để mô tả đối tượng mới. Do đó những quan hệ mới về thuộc tính được thiết lập. Đại số bản đồ sử dụng các biểu thức toán để tổ hợp các dữ liệu raster như: các phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia), các phép toán quan hệ (, , =, =), đại số Boolean (“and”, “or”, “not”, “xor”…) và đại số logic (DIFF, IN, OVER) (“Principles of Geography Informations Systems for land Resource Assesment”’ P.A.Bourrough - 1986; “Phân tích và xử lý thông tin địa lý trong GIS”, Hoàng Thanh Tùng - 2005). 3.4. MODELBUILDER trong phân tích không gian của ARCVIEW ArcView là phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin địa lý của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường Hoa Kỳ (Enviroment System Research Institute – ESRI). ArcView cho phép người dùng không chỉ hiển thị dữ liệu địa lý mà còn cung cấp nhiều tương tác tiện dụng khác với dữ liệu. ArcView đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và khá phổ biến ở Việt Nam. Công nghệ GIS không những cho phép xử lý, phân tích kết hợp dữ liệu không gian mà còn có thể tổ chức tổng hợp các bước xử lý không gian thành một hệ thống lớn để mô hình hóa thế giới thực. Tuy nhiên khi mô hình không gian đó phức tạp thì việc quản lý các tiến trình xử lý trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Xuất phát từ yêu cầu đó, bộ công cụ mở rộng ModelBuilder ra đời. ModelBuilder là một công cụ của phần mở rộng Spatial Analyst chạy trên nền của ArcView, với khả năng tạo lập và quản lý mô hình không gian tự động giúp cho người sử dụng dễ dàng xây dựng, chỉnh sửa, quản lý mô hình. Trong Modelbuilder, khi chúng ta nhập dữ liệu đầu vào thì các chương trình con sẽ tự động tính toán để xuất ra dữ liệu đầu ra. ModelBuilder có thể giúp ích cho người sử dụng rất nhiều trong việc xây dựng các mô hình, đặc biệt là các mô hình lớn. Trong một mô hình, chúng ta có thể thực hiện nhiều thao tác như thêm một tiến trình mới, xóa tiến trình cũ, thay đổi mối quan hệ giữa các tiến trình, thay đổi dữ liệu đầu vào, thay đổi thuật toán xử lý. Các thao tác này có thể thay đổi tùy ý cho phù hợp với mục tiêu cuối cùng. Các bước tiến hành mô hình hóa trên ModelBuilder: - Xây dựng dữ liệu cho mô hình - Xây dựng các tiến trình - Xác định mối quan hệ giữa các tiến trình - Chạy mô hình - Chỉnh sửa mô hình - Hoàn thiện mô hình. Nhìn chung, ModelBuilder là công cụ rất hữu ích cho việc mô hình hóa không gian thế giới thực. Trong đề tài, đây là công cụ chính để tiến hành xây dựng các vùng thích hợp phát triển cây dâu tằm. ( “ModelBuilder for ArcView Spatial Analist 2”, ESRI - 2000). CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP 4.1. DỮ LIỆU 4.1.1 Dữ liệu bản đồ Bảng 4.1: Các dữ liệu dạng bản đồ STT Tên Nội dung Tỉ lệ Hệ tọa độ Năm xây dựng Nguồn 1 Bản đồ sử dụng đất Phân loại 08 nhóm sử dụng đất chính 1/10.000 UTM, WGS - 84 2005 Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng 2 Bản đồ thổ nhưỡng Phân loại tầng dày, thành phần cơ giới, đá lộ đầu, độ sâu kết von, độ sâu đá lẫn, độ sâu gley. 1/10.000 UTM, WGS - 84 2000 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp miền Nam 3 Bản đồ địa hình Các điểm độ cao, đường bình độ 1/10.000 UTM, WGS - 84 2000 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp miền Nam 4 Bản đồ thủy văn Hệ thống sông ngòi 1/10.000 UTM, WGS - 84 2000 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam 5 Bản đồ ngập lũ Phân loại 03 nhóm đối tượng ngập lũ 1/10.000 UTM, WGS - 84 2002 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng 6 Bản đồ thủy lợi Phân loại 03 nhóm đối tượng nước tưới 1/10.000 UTM, WGS - 84 2002 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng 7 Bản đồ hành chính Phân vùng 16 xã, thị trấn 1/25.000 VN - 2000 2005 Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng 8 Bản đồ giao thông Các tuyến giao thông đường bộ 1/25.000 VN - 2000 2005 Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng 4.1.2 Các loại dữ liệu khác Bảng 4.2: Các loại dữ liệu khác STT Tên Nội dung Nguồn 1 Dữ liệu khí hậu Thống kê về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm Các trạm khí tượng – thủy văn các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận 2 Dữ liệu cây dâu tằm Thống kê về diện tích, sản lượng, phân bố Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Lâm Hà 4.1.3 Các thuật toán sử dụng - Chuyển đổi hệ tọa độ: chuyển tất cả các dữ liệu đầu vào (VN – 2000, UTM - WGS 84) sang lưới chiếu UTM, ellipsoid WGS – 84. - Chuyển dữ liệu từ vector sang raster (Conversion to Grid): áp dụng cho các 10 lớp đối tượng: lượng mưa, ngập lũ, nước tưới, thành phần cơ giới đất, tầng dày đất, đá lộ đầu, độ sâu đá lẫn, độ sâu kết von, độ sâu gley, quy hoạch sử dụng đất. - Kích thước ô (cell): 50 mét. - Tái phân loại đối tượng (Reclassfication): áp dụng cho lớp độ cao, độ dốc, quy hoạch sử dụng đất. Nội suy theo điểm (Interpolation): dùng để nội suy ra lớp độ cao từ các điểm độ cao. - Xây dựng độ dốc (Terrain Slope): xây dựng dữ liệu độ dốc từ lưới raster độ cao. 4.2. PHẦN MỀM Sử dụng MODELBUILDER trong phân tích không gian của ARCVIEW 4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ 4.2.1 Xác định trọng số Trọng số của các yếu tố tham gia vào bài toán phân tích chọn vùng không gian ưu tiên chính là mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó. Trọng số có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả cuối cùng, trọng số thay đổi thì kết quả cũng thay đổi. Trong mục 3.3, chúng ta đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc xác định trọng số thông qua 3 phương pháp pháp là thống kê tổng hợp, phân tích thứ bậc 9 cấp độ và phân tích thứ bậc 3 cấp độ. Trên cơ sở đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp cộng với điều kiện dữ liệu thực tế, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê tổng hợp để tính toán trọng số cho các yếu tố. Như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết, phương pháp phân tích thống kê tổng hợp là phương pháp tiếp cận hệ chuyên gia. Để sử dụng phương pháp này trong tính toán trọng số, đề tài đã tiến hành tiếp cận 22 chuyên gia có chuyên môn liên quan đến cây dâu tằm gồm 05 chuyên gia nông học, 05 chuyên gia quy hoạch, 05 người dân sản xuất dâu tằm, 03 cán bộ địa chính xã, 02 chuyên gia kinh tế, 02 nhà nghiên cứu cây dâu tằm. Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra, đề tài tiến hành tổng hợp thống kê. Bảng 4.3: Tổng hợp thông tin điều tra Độ cao 0 0 2 3 6 7 4 0 0 0 0 Độ dốc 4 3 11 4 0 0 0 0 0 0 0 Lượng mưa 0 0 0 0 0 6 6 8 2 0 0 Ngập lũ 0 0 12 6 3 1 0 0 0 0 0 Tp cơ giới đất 5 5 3 5 4 0 0 0 0 0 0 Đá lộ đầu 0 0 0 0 0 0 0 0 6 12 4 Đá lẫn 0 0 0 0 0 0 0 1 0 11 10 Kết von 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 18 Gley 0 0 0 0 0 0 0 1 3 10 8 Tầng dày 7 5 7 3 0 0 0 0 0 0 0 Nước tưới 0 0 0 0 0 0 0 6 10 4 2 Yếu tố Mức quan trọng Qtrọng thứ nhất Q.trọng thứ hai Q.trọng thứ ba Q.trọng thứ tư Q.trọng thứ năm Q.trọng thứ sáu Q.trọng thứ bảy Q.trọng thứ tám Q.trọng thứ chín Q.trọng thứ mười Q.trọng thứ mười một Bảng 4.4: Xử lý thông tin điều tra Độ cao 0 0 0.09 0.14 0.27 0.32 0.18 0 0 0 0 Độ dốc 0.18 0.14 0.50 0.18 0 0 0 0 0 0 0 Lượng mưa 0 0 0 0 0 0.27 0.27 0.37 0.09 0 0 Ngập lũ 0 0 0.54 0.27 0.14 0.05 0 0 0 0 0 Tp cơ giới đất 0.23 0.23 0.13 0.23 0.18 0 0 0 0 0 0 Đá lộ đầu 0 0 0 0 0 0 0 0 0.27 0.55 0.18 Đá lẫn 0 0 0 0 0 0 0 0.05 0 0.50 0.45 Kết von 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.18 0.82 Gley 0 0 0 0 0 0 0 0.05 0.14 0.45 0.36 Tầng dày 0.32 0.23 0.32 0.13 0 0 0 0 0 0 0 Nước tưới 0 0 0 0 0 0 0 0.27 0.46 0.18 0.09 Yếu tố Mức quan trọng Qtrọng thứ nhất Q.trọng thứ hai Q.trọng thứ ba Q.trọng thứ tư Q.trọng thứ năm Q.trọng thứ sáu Q.trọng thứ bảy Q.trọng thứ tám Q.trọng thứ chín Q.trọng thứ mười Q.trọng thứ mười một Qua bảng 4.4 chúng ta nhận thấy yếu tố độ dốc, tầng dày đất và thành phần cơ giới đất có ảnh hưởng lớn nhất đến việc chọn vùng không gian ưu tiên. Yếu tố độ dốc với 18% quan trọng nhất, 14% quan trọng thứ hai, 50% quan trọng thứ ba và 18% quan trọng thứ tư; yếu tố tầng dày đất với 32% quan trọng nhất, 23% quan trọng thứ hai, 32% quan trọng thứ ba và 13% quan trọng thứ tư. Trong khi đó các yếu tố ít quan trọng nhất là độ sâu xuất hiện đá lẫn, độ sâu xuất hiện gley và độ sâu xuất hiện kết von. Trên cơ sở này chúng ta tiến hành tính toán vector trọng số: w== = [6.64; 9.32; 4.72; 8.30; 9.10; 2.09; 1.65; 1.18; 1.88; 9.74; 2.91] Thực hiện chuẩn hóa dữ liệu, chúng ta xác định được vector trọng số là w = (0.12; 0.16; 0.08; 0.14; 0.16; 0.04; 0.03; 0.02; 0.03; 0.17; 0.05). Như vậy, kết quả trọng số cho các yếu tố xác định theo phương pháp phân tích thống kê tổng hợp là: Bảng 4.5: Kết quả tính toán trọng số cho 12 yếu tố phân tích Yếu tố Độ cao Độ dốc Lượng mưa Ngập lũ TP cơ giới Đá lộ đầu Đá lẫn Kết von Gley Tầng dày Nước tưới Trọng số 0.12 0.16 0.08 0.14 0.16 0.04 0.03 0.02 0.03 0.17 0.05 4.2.2 Phân tích đánh giá thích nghi Để giải quyết vấn đề đánh giá thích nghi cho cây dâu tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, đề tài sử dụng 2 phương pháp chủ đạo là chồng lớp theo trọng số và chồng lớp số học với dữ liệu dạng raster. Các yếu tố tự nhiên sẽ sử dụng phương pháp chồng lớp theo trọng số để tìm ra phân cấp các vùng ưu tiên. Kết quả này sẽ được tích hợp với lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất theo phương pháp chồng lớp số học để tìm ra vùng không gian thích nghi nhất. Vì tất cả các đối tượng đều được sử dụng dưới dạng dữ liệu vector nên chúng ta phải thực hiện mã hóa cho các đối tượng này. - Mã hóa dữ liệu raster cho các yếu tố tự nhiên: Việc mã hóa được thực hiện cho từng phân cấp thích nghi cụ thể: + Rất thích nghi (S1): mã hóa là 3 + Thích nghi trung bình (S2): mã hóa là 2 + Ít thích nghi (S3): mã hóa là 1 + Không thích nghi (N): mã hóa là 0 - Mã hóa dữ liệu raster cho lớp quy hoạch sử dụng đất (yếu tố kinh tế – xã hội) + Giá trị mã hóa bằng 0 (Khu vực không thích hợp): Đất quốc phòng, đất thổ cư, rừng phòng hộ, hồ ao. + Giá trị mã hóa bằng 1(Khu vực ít thích hợp): Đất trồng cây lâu năm. + Giá trị mã hóa bằng 2 (Khu vực khá thích hợp): Đất trồng hoa màu, lúa, rừng sản xuất. + Giá trị mã hóa bằng 3 (Khu vực rất thích hợp): Đất chưa sử dụng. Việc mã hóa dữ liệu raster cho lớp quy hoạch sử dụng đất giúp phân loại mức độ phù hợp của từng vùng để phát triển cây dâu tằm vì thích nghi tự nhiên thôi chưa đủ mà còn phải phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội. Độ dốc ……….... Thích nghi KT - XH X Gley Độ dốc Thích nghi tự nhiên Thích nghi tổng thể Hình 4.1: Quy trình đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm a. Các yếu tố tự nhiên Trong đánh giá thích nghi cây trồng, các yếu tố tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng. Mỗi loại cây trồng thích nghi với một giới hạn tự nhiên khác nhau. Đối với cây dâu tằm, chúng ta đánh giá khả năng thích nghi dựa trên đặc tính sinh thái của cây theo 3 nhóm yếu tố: khí hậu – thủy văn (lượng mưa, ngập lũ, nước tưới), thổ nhưỡng (tầng dày, đá lẫn, đá lộ đầu, kết von, gley, thành phần cơ giới), địa hình (độ cao, độ dốc). + Khí hậu – Thủy văn - Lượng mưa Lượng mưa từ 2000 mm đến 3000 mm có mức thích nghi cao nhất. Trong khi đó lượng mưa trên 3000 mm hay dưới 2000 mm có mức thích nghi trung bình. Lượng mưa trung bình trong toàn huyện Lâm Hà khá cao, phân bố tương đối đồng nhất, ngoại trừ một số sườn núi đón gió phía Tây có lượng mưa vượt trội (> 3000mm) và một số vùng nhỏ nằm lọt trong các thung lũng khuất núi ở phía Bắc và Đông Bắc có lượng mưa thấp hơn (< 2000mm). Bảng 4.6: Đánh giá thích nghi yếu tố lượng mưa Yếu tố tự nhiên Giá trị (mm) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Lượng mưa < 2000 ü 2000 - 3000 ü > 3000 ü - Ngập lũ Các vùng không bị ngập lũ rất có mức thích nghi cao nhất cho cây dâu. Vùng ngập lũ theo mùa thì ít thích nghi còn vùng ngập lũ thường xuyên thì hoàn toàn không thích nghi. Là một huyện miền núi nên ở Lâm Hà, yếu tố ngập lũ không có ảnh hưởng mạnh. Chỉ có một số ít các khu vực đất trũng, lọt trong các khe núi, hình thành nên các đầm lầy và một vài vùng dọc sông Đạ Dâng là có ngập nước thường xuyên. Các khu vực đất cao ven sông suối thường chỉ có ngập cục bộ theo mùa còn phần lớn đất đai trong huyện không chịu ảnh hưởng của ngập lũ. Bảng 4.7: Đánh giá thích nghi yếu tố ngập lũ Yếu tố tự nhiên Giá trị Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Ngập lũ Không ngập lũ ü Ngập theo mùa ü Ngập thường xuyên ü - Điều kiện nước tưới Khu vực được tưới tưới nước mặt có mức thích nghi cao; khu vực được tưới nước bằng nước ngầm có mức thích nghi trung bình còn khu vực không được tưới thì ít thích nghi. Ở huyện Lâm Hà, phần lớn đất đai vẫn chỉ chờ vào nước mưa, một phần được tưới bằng nước ngầm, diện tích được tưới bằng nước mặt rất hạn chế, chủ yếu là nhờ vào một số công trình thủy lợi nhỏ dọc theo sông Đạ Dâng, suối Cam Ly. Bảng 4.8: Đánh giá thích nghi yếu tố điều kiện nước tưới Yếu tố tự nhiên Giá trị Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Nưới tưới Tưới nước mặt ü Tưới nước ngầm ü Không được tưới ü + Địa hình - Độ cao Nhìn chung các vùng có độ cao dưới 1000m là thích hợp nhất cho sinh trưởng cây dâu tằm. Càng lên cao, mức thích nghi càng giảm. Huyện Lâm Hà có diện tích lớn, sự phân hóa độ cao cũng tương đối rõ nét. Vùng núi phía Bắc và phía Đông Bắc có độ cao khá lớn (trên 1500m); khu vực này thường có sương muối với nền nhiệt độ thấp quanh năm. Phần diện tích rộng lớn ở trung tâm và phía Nam huyện có độ cao dưới 1000m, khí hậu mát mẻ quanh năm. Giữa 2 khu vực này là vùng đồi núi chuyển tiếp có độ cao từ 1000m đến 1500m. Riêng vùng dọc thung lũng sông Đồng Nai ở phía Nam và Tây Nam có độ cao nhỏ nhất, thường không quá 600m. Bảng 4.9: Đánh giá thích nghi yếu tố độ cao Yếu tố tự nhiên Giá trị (m) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Độ cao < 600 ü 600 - 1000 ü 1000 - 1500 ü > 1500 ü - Độ dốc Các vùng có độ dốc nhỏ hơn 80 là thích hợp nhất cho cây dâu. Vùng dốc từ 8 – 200 có mức thích nghi trung bình. Vùng dốc từ 20 – 300 ít thích nghi. Các vùng dốc trên 300 thì hoàn toàn không thích nghi. Sự phân hóa độ dốc ở huyện Lâm Hà rất rõ nét với đầy đủ 8 cấp độ dốc. Vùng cao nguyên trung tâm huyện là nơi bằng phẳng nhất. Các vùng đồi núi chuyển tiếp có độ dốc vừa phải. Vùng có độ dốc lớn nhất là các sườn núi phía Bắc huyện và vùng chuyển tiếp từ cao nguyên xuống thung lũng sông Đồng Nai. Bảng 4.10: Đánh giá thích nghi yếu tố độ dốc Yếu tố tự nhiên Giá trị (0) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Độ dốc 0 – 3 ü 3 - 8 ü 8 – 15 ü 15 – 20 ü 20 – 25 ü 25 – 30 ü 30 – 35 ü > 35 ü + Thổ nhưỡng - Thành phần cơ giới đất Đất thịt nhẹ có mức thích nghi cao nhất. Đất thịt trung bình có mức thích nghi trung bình còn đất thịt nặng và đất sét thì ít thích nghi. Lâm Hà có đầy đủ các loại đất trên. Bảng 4.11: Đánh giá thích nghi yếu tố thành phần cơ giới Yếu tố tự nhiên Giá trị Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Thành phần cơ giới Thịt nhẹ ü Thịt trung bình ü Thịt nặng ü Sét ü - Độ dày tầng đất hiện hữu Các vùng thích nghi cao nhất phải có tầng dày đất trên 70 cm. Vùng thích nghi trung bình có tầng dày từ 50 – 70 cm. Vùng có tầng dày từ 30 – 50 cm thì ít thích nghi còn vùng có tầng dày nhỏ hơn 30 cm thì hoàn toàn khôn thích nghi. Phần lớn đất đai trong huyện có tầng dày khá lớn (> 50 cm), ngoại trừ một vài vùng nhỏ trên các sườn núi rải rác trong huyện và khu vực thung lũng sông Đồng Nai. Bảng 4.12: Đánh giá thích nghi yếu tố độ dày tầng đất hiện hữu Yếu tố tự nhiên Giá trị (cm) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Độ dày tầng đất hiện hữu < 30 ü 30 - 50 ü 50 - 70 ü 70 - 100 ü > 100 ü - Đá lộ đầu Mức thích nghi cao nhất thuộc về các khu vực không xuất hiện đá lộ đầu. Khu vực đá lộ đầu xuất hiện rải rác có mức thích nghi trung bình. Khu vực đá lộ đầu xuất hiện trung bình thì ít thích nghi còn nơi nào đá lộ đầu xuất hiện tập trung thì không thích nghi. Trên phần lớn huyện Lâm Hà, đá lộ đầu không có hoặc chỉ xuất hiện rải rác. Chỉ trên một vài vùng nhỏ như các vách núi, vùng chuyển tiếp xuống thung lũng sông là xuất hiện đá lộ đầu tương đối tập trung. Bảng 4.13: Đánh giá thích nghi yếu tố đá lộ đầu Yếu tố tự nhiên Giá trị (cm) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Đá lộ đầu Không có ü Rải rác ü Trung bình ü Tập trung ü - Độ sâu xuất hiện gley Khu vực không xuất hiện gley có mức thích nghi cao nhất. Nơi nào gley xuất hiện ở độ sâu 30 – 70 cm thì có mức thích nghi trung bình. Khu vực gley xuất hiện ở độ sâu 0 – 70 cm thì ít thích nghi còn vùng nào gley xuất hiện ở độ sâu chưa tới 30 cm thì không thích nghi. Ở huyện Lâm Hà, hiện tượng gley hóa xuất hiện ở các vùng thung lũng trũng, thấp dọc các sông suối nhưng diện tích cũng không nhiều. Phần lớn đất đai trong huyện không bị gley hóa hoặc xuất hiện ở độ sâu lớn (> 70cm) nên ảnh hưởng là không đáng kể. Bảng 4.14: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu gley hóa Yếu tố tự nhiên Giá trị (cm) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Độ sâu gley hóa 0 – 30 ü 0 - 70 ü 30 - 70 ü Không có ü - Độ sâu xuất hiện kết von Khu vực không xuất hiện kết von có mức thích nghi cao nhất. Nơi nào gley xuất hiện ở độ sâu 70 – 100 cm có mức thích nghi trung bình. Khu vực gley xuất hiện ở độ sâu 0 – 70 cm thì ít thích nghi. Ở Lâm Hà, hiện tượng kết von chỉ xuất hiện ở vùng đồi chuyển tiếp từ vùng đồng bằng ven sông Đạ Dâng lên các xã vùng Tân Hà. Độ sâu xuất hiện kết von cũng tương đối lớn (30cm – 70cm) nên không có ảnh hưởng nhiều. Bảng 4.15: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu kết von Yếu tố tự nhiên Giá trị (cm) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Độ sâu kết von 0 – 70 ü 70 - 100 ü Không có ü - Độ sâu xuất hiện đá lẫn Khu vực không xuất hiện đá lẫn hoặc đá lẫn xuất hiện ở độ sâu trên 70 cm thì có mức thích nghi cao nhất. Nơi nào đá lẫn xuất hiện ở độ sâu 30 – 70 cm có mức thích nghi trung bình. Ở huyện Lâm Hà, đá lẫn xuất hiện ở nhiều nơi; đặc biệt là ở các vùng đồi núi nhưng độ sâu xuất hiện khá lớn (thường trên 70cm) nên không có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây dâu. Bảng 4.16: Đánh giá thích nghi yếu tố độ sâu đá lẫn Yếu tố tự nhiên Giá trị (cm) Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Độ sâu đá lẫn 30 – 70 ü 70 - 125 ü Không có ü b. Các yếu tố kinh tế – xã hội Các yếu tố về kinh tế – xã hội đóng vai trò rất quan trọng để chọn vùng không gian thích hợp vì trong bất kì chương trình dự án nào cũng phải tính đến lợi ích kinh tế. Trong đề tài này, chúng ta đánh giá khả năng thích nghi cho yếu tố hiện trạng sử dụng đất – điều kiện đủ để chọn vùng không gian thích nghi. Hiện trạng sử dụng đất giữ vai trò rất quan trọng để chọn vùng không gian thích hợp. Không phải loại hình sử dụng đất nào cũng có thể đưa vào sản xuất dâu tằm mà còn phải xét về điều kiện kinh tế cũng như các điều kiện xã hội khác. Địa bàn huyện Lâm Hà được phân nhóm thành 8 loại hình sử dụng đất: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất, đất trồng cây hoa màu, đất trồng cây lâu năm, đất thổ cư, đất trồng lúa, đất quốc phòng, đất chưa sử dụng. Trong 8 loại hình sử dụng đất trên thì ưu tiên cao nhất thuộc về nhóm đất chưa sử dụng, kế đến là các nhóm đất rừng sản xuất, đất trồng hoa màu, đất trồng lúa. Nhóm đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ thì rất ít ưu tiên cho chọn vùng còn đất quốc phòng thì không thể đưa vào sản xuất. Bảng 4.17: Đánh giá thích nghi yếu tố hiện trạng sử dụng đất Yếu tố tự nhiên Giá trị Mức thích nghi Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi Hiện trạng sử dụng đất Rừng phòng hộ ü Rừng sản xuất ü Hoa màu ü Cây lâu năm ü Đất trồng lúa ü Đất thổ cư ü Đất quốc phòng ü Đất chưa sử dụng ü 4.3.3 Phân tích chồng lớp theo trọng số (Weighted Overlay) và chồng lớp số học (Arithmetic Overlay) - Chồng lớp theo trọng số để đánh giá thích nghi tự nhiên - Chồng lớp số học đề tìm ra vùng không gian thích hợp tổng thể. Chồng lớp theo phương pháp trọng số trên cơ sở các kết quả đã tính toán. Nhập trọng số lần lượt cho các đối tượng: Qua các tiến trình trên, chúng ta đã xác định được các vùng thích nghi tự nhiên cho cây dâu tằm. Nhưng để có thể đưa các vùng này vào phát triển cây dâu tằm thì phải đánh giá kết hợp các điều kiện kinh tế – xã hội. Phương pháp chồng lớp số học (toán tử nhân) được sử dụng cho quy trình này. Các tiến trình cụ thể được thể hiện như sơ đồ 4.1 bên dưới. Hình 4.2: Mô hình tích hợp các lớp dữ liệu cho đánh giá thích nghi đất đai Theo sơ đồ, bước đầu tiên chúng ta tiến hành chồng lớp 9 đối tượng của lớp các tố tự nhiên theo phương pháp trọng số để xác định vùng thích nghi tự nhiên. Tiếp theo ta chồng lớp kết quả trên với lớp quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp số học để tìm ra kết quả cuối cùng là phân vùng các khu vực thích nghi cho không gian toàn bộ huyện Lâm Hà. Như vậy chúng ta đã mô hình hóa bài toán phân tích thích nghi cho cây dâu tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ 5.1 PHÂN VÙNG THÍCH NGHI TỰ NHIÊN 5.1.1 Địa hình a. Độ cao Các phân vùng độ cao được tính toán nội suy từ lớp các điểm độ cao. Lớp độ cao có giá trị ở 03 phân cấp thích nghi. Phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chiếm tỉ lệ lớn nhất với 52972 ha (53.67%), phân vùng ít thích nghi (mức 1) chiếm tỉ lệ nhỏ nhất – 5895 ha (5.97%). Vùng mặt nước hồ ao - diện tích 165 hecta (0.17%), không được đưa vào đánh giá nên phân cấp thích nghi mặc định là 0. Bảng 5.1: Phân vùng thích nghi lớp độ cao Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 165 0.17 1 5895 5.97 2 39678 40.19 3 52972 53.67 Tổng 98710 100 Hình 5.1: Phân vùng thích nghi lớp độ cao b. Độ dốc Các phân vùng độ dốc được nội suy từ lớp độ cao. Lớp độ dốc có đầy đủ các đới tượng ở cả 04 phân cấp thích nghi. Phân vùng không thích nghi (mức 0) chiếm tỉ lệ lớn nhất với 31486 ha (31.90%), phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chỉ có 12951 ha, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (13.12%). Vùng mặt nước hồ ao - diện tích 165 hecta (0.17%), không được đưa vào đánh giá nên gộp chung với phân cấp thích nghi là 0. Bảng 5.2: Phân vùng thích nghi lớp độ dốc Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 31486 31.9 1 23189 23.50 2 31084 31.49 3 12951 13.12 Tổng 98710 100 Hình 5.2: Phân vùng thích nghi lớp độ dốc 5.1.2 Khí hậu – Thủy văn a. Lượng mưa Lớp lượng mưa có giá trị ở 03 phân cấp thích nghi. Ngoại trừ vùng mặt nước hồ ao - diện tích 165 hecta (0.17%) không được đưa vào đánh giá, không có vùng nào không thích nghi (mức 0). Phân vùng rất thích nghi (mức 3) chiếm diện tích lớn nhất: 87173 ha (88.31%), phân vùng thích nghi trung bình (mức 2) chiếm diện tích nhỏ nhất: 4774 ha (4.84%). Bảng 5.3: Phân vùng thích nghi lớp lượng mưa Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 165 0.17 1 6598 6.68 2 4774 4.84 3 87173 88.31 Tổng 98710 100 Hình 5.3: Phân vùng thích nghi lớp lượng mưa b. Ngập lũ Lớp ngập lũ chỉ có giá trị ở 03 phân cấp thích nghi, không có phân cấp thích nghi trung bình (mức 2). Phân vùng rất thích nghi (mức 3) chiếm diện tích lớn nhất: 95939 ha (97.19%), phân vùng không thích nghi (mức 0) được đánh giá chung với lớp ao hồ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất: 705 ha (0.71%). Bảng 5.4: Phân vùng thích nghi lớp ngập lũ Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 705 0.71 1 2066 2.10 3 95939 97.19 Tổng 98710 100 Hình 5.4: Phân vùng thích nghi lớp ngập lũ c. Nước tưới Lớp nước tưới có giá trị ở cả 03 phân cấp thích nghi, không có giá trị ở phân lớp không thích nghi (mức 0). Phân vùng thích nghi trung bình (mức 2) chiếm diện tích lớn nhất với: 48523 ha (49.16%) với hecta, phân vùng rất thích nghi (mức 3) chỉ có 8695 ha, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (8.81%). Vùng mặt nước hồ ao - diện tích 165 hecta (0.17%), không được đưa vào đánh giá nên phân cấp thích nghi mặc định là 0. Bảng 5.5: Phân vùng thích nghi lớp nước tưới Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 165 0.17 1 41323 41.86 2 48523 49.16 3 8699 8.81 Tổng 98710 100 Hình 5.5: Phân vùng thích nghi lớp nước tưới 5.1.3 Thổ nhưỡng a. Thành phần cơ giới Lớp thành phần cơ giới có giá trị ở 03 phân cấp thích nghi. Ngoại trừ vùng mặt nước hồ ao - diện tích 165 hecta (0.17%) không được đưa vào đánh giá, không có vùng nào không thích nghi (mức 0). Phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chiếm diện tích lớn nhất: 40497 ha (41.03%), phân vùng thích nghi trung bình (mức 2) chiếm diện tích nhỏ nhất với 26929 ha (27.28%). Bảng 5.6: Phân vùng thích nghi lớp thành phần cơ giới Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 165 0.17 1 31119 31.53 2 26929 27.27 3 40497 41.03 Tổng 98710 100 Hình 5.6: Phân vùng thích nghi lớp thành phần cơ giới b. Tầng dày Lớp tầng dày có giá trị ở cả 04 phân cấp thích nghi. Phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chiếm diện tích lớn nhất: 83584 ha (84.67%), phân vùng không thích nghi (mức 0) được đánh giá chung với phân vùng mặt nước hồ ao - diện tích chiếm diện tích nhỏ nhất: 307 hecta (0.31%). Bảng 5.7: Phân vùng thích nghi lớp tầng dày Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 307 0.31 1 1070 1.08 2 13749 13.94 3 83584 84.67 Tổng 98710 100 Hình 5.7: Phân vùng thích nghi lớp tầng dày c. Đá lộ đầu Lớp đá lộ đầu có giá trị ở cả 04 phân cấp thích nghi. Phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chiếm diện tích lớn nhất: 74325 ha (75.3%), phân vùng không thích nghi (mức 0) được đánh giá chung với phân vùng mặt nước hồ ao - diện tích chiếm diện tích nhỏ nhất: 1248 hecta (1.26%). Bảng 5.8: Phân vùng thích nghi đá lộ đầu Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 1248 1.26 1 2753 2.79 2 20384 20.62 3 74325 75.3 Tổng 98710 100 Hình 5.8: Phân vùng thích nghi lớp đá lộ đầu d. Độ sâu đá lẫn Nếu không tính phân vùng mặt nước hồ ao - diện tích 165 hecta (0.17%) không được đưa vào đánh giá thì lớp độ sâu đá lẫn chỉ còn giá trị ở 02 phân cấp thích nghi là rất thích nghi (mức 3) và thích nghi trung bình (mức 2). Phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chiếm tỉ lệ lớn nhất (81.45%) với 80399 hecta, phân vùng thích nghi trung bình (mức 2) chỉ có 18145 ha, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (18.38%). Bảng 5.9: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu đá lẫn Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 165 0.17 2 18146 18.38 3 80399 81.45 Tổng 98710 100 Hình 5.9: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu đá lẫn e. Độ sâu kết von Lớp độ sâu kết von có giá trị ở 03 phân cấp thích nghi. Ngoại trừ vùng mặt nước hồ ao - diện tích 165 hecta (0.17%) không được đưa vào đánh giá, không có vùng nào không thích nghi (mức 0). Phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chiếm diện tích lớn nhất 92378 ha (93.59%), phân vùng ít thích nghi (mức 1) chiếm diện tích nhỏ nhất: 2654 ha (2.69%). Bảng 5.10: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu kết von Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 165 0.17 1 2654 2.69 2 3513 3.55 3 92378 93.59 Tổng 98710 100 Hình 5.10: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu kết von f. Độ sâu gley hóa Lớp độ sâu gley hóa có giá trị ở cả 04 phân cấp thích nghi. Phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chiếm diện tích lớn nhất: 78314 ha (79.34%), phân vùng không thích nghi (mức 0) được đánh giá chung với phân vùng mặt nước hồ ao - diện tích chiếm diện tích nhỏ nhất 286 hecta (0.29%). Bảng 5.11: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu gley Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 286 0.29 1 629 0.64 2 19480 19.73 3 78315 79.34 Tổng 98710 100 Hình 5.11: Phân vùng thích nghi lớp độ sâu gley 5.1.4 Phân vùng thích nghi tự nhiên Thực hiện chồng lớp theo trọng số đã tính toán cho 11 lớp đối tượng trên, chúng ta tìm ra được vùng thích nghi tự nhiên. Vùng thích nghi tự nhiên chỉ có 03 phân cấp thích nghi là rất thích nghi, thích nghi trung bình và không thích nghi. Phân vùng thích nghi cao nhất (mức 3) chiếm tỉ lệ lớn nhất (65.51%) tức 64666 ha, phân vùng không thích nghi (mức 0) chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (2.17%), tức 2137 ha. Bảng 5.12: Phân vùng thích nghi tự nhiên Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 2137 2.17 2 31903 32.32 3 64670 65.51 Tổng 98710 100 Hình 5.12: Phân vùng thích nghi tự nhiên 5.2 PHÂN VÙNG THÍCH NGHI KINH TẾ – XÃ HỘI Hiện trạng sử dụng đất Lớp hiện trạng sử dụng đất có giá trị ở cả 04 phân cấp thích nghi. Phân vùng không thích nghi (mức 0) chiếm diện tích lớn nhất với 41194 ha (41.75%), phân vùng rất thích nghi (mức 3) chiếm diện tích nhỏ nhất với chỉ 3473 ha (3.52%). Bảng 5.13: Phân vùng thích nghi lớp hiện trạng sử dụng đất Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 0 41194 41.75 1 32090 32.52 2 21953 22.21 3 3473 3.52 Tổng 98710 100 Hình 5.13: Phân vùng thích nghi lớp hiện trạng sử dụng đất 5.3 PHÂN VÙNG THÍCH NGHI TỔNG THỂ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI Thực hiện chồng lớp giữa phân vùng thích nghi tự nhiên với phân vùng hiện trạng sử dụng đất theo phương pháp chồng lớp số học, sử dụng toán tử nhân, hệ số nhân bằng 1. Kết quả cho ra vùng thích nghi tổng thể các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội với 06 phân vùng thích nghi. Bảng 5.14: Phân vùng thích nghi phát triển cây dâu tằm STT Phân cấp thích nghi Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 0 – 1 42681 43.24 2 1 – 2 6239 6.32 3 2 – 3 25323 25.65 4 3 – 4 7327 7.42 5 5 – 6 15109 15.3 6 8 – 9 2031 2.06 Tổng 98710 100 Tái phân loại vùng theo tiêu chuẩn phân loại thích nghi đất đai của FAO cho các phân vùng vừa được tạo ra. Kết quả cuối cùng ta xác định được 04 phân vùng thích nghi với các mức độ lần lượt là: N (Không thích nghi); S1 (Ít thích nghi); S2 (Thích nghi trung bình); S3 (Rất thích nghi). Không thích nghi Ít thích nghi Thích nghi trung bình Rất thích nghi Không có dữ liệu Hình 5.13: Phân vùng thích nghi phát triển cây dâu tằm PHÂN VÙNG THÍCH NGHI PHÁT TRIỂN CÂY DÂY TẰM 5.3.1 Vùng thích nghi cấp 1 (không thích nghi) Vùng này chiếm diện tích lớn nhất với 42681 ha (43.24% diện tích toàn huyện), tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện, trung tâm các xã, thị trấn và các vùng núi phía Bắc và Tây Nam huyện. Sở dĩ vùng này chiếm diện tích lớn nhất vì đây là khu vực đất thổ cư và các cánh rừng phòng hộ lớn thượng nguồn sông Đồng Nai. Trong đánh giá thích nghi điều kiện kinh tế - xã hội, các vùng này đều không thích nghi ( giá trị S = 0). 5.3.2 Vùng thích nghi cấp 2 (ít thích nghi) Vùng này chiếm diện tích nhỏ nhất với chỉ 6239 ha (6.32% diện tích toàn huyện), tập trung ở các vùng đất trũng thuộc các xã Đạ Đờn, Phi Tô và các dải đất hẹp dọc thung lũng sông Đồng Nai thuộc các xã Tân Văn, Đan Phượng, Liên Hà. Vùng này có mức thích nghi tự nhiên thấp (thành phần cơ giới nặng, ngập nước theo mùa), thích nghi điều kiện kinh tế - xã hội cũng không cao (quy hoạch là vùng trồng cây lâu năm). 5.3.3 Vùng thích nghi cấp 3 (thích nghi trung bình) Vùng này chiếm diện tích lớn thứ hai với 32650 ha (33.07% diện tích toàn huyện), tập trung ở các xã thuộc khu vực Tân Hà và Nam Ban. Các khu vực này có mức thích nghi tự nhiên tương đối tốt (không bị ngập lũ, đá lộ đầu xuất hiện rải rác, tưới nước ngầm, độ dốc trung bình), thích nghi điều kiện kinh tế - xã hội trung bình (quy hoạch là vùng rừng sản xuất, vùng trồng lúa, trồng cây hoa màu). Theo đánh giá lý thuyết, vùng này có thể đưa vào sản xuất với mức ưu tiên trung bình, còn trên thực tế đây là vùng sản xuất dâu tằm chủ lực của huyện Lâm Hà dù lợi nhuận đạt được chưa thật cao. 5.3.4 Vùng thích nghi cấp 4 (rất thích nghi) Vùng này có diện tích khá lớn: 17136 ha (17.36% diện tích toàn huyện), tập trung thành một dải khá liên tục thuộc khu vực các xã Liên Hà, Tân Thanh, một phần xã Đan Phượng và rải rác ở các xã vùng Nam Ban. Các khu vực này có mức thích nghi tự nhiên cao (nưới tưới mặt, độ dốc nhỏ, không xuất hiện đá lẫn, đá lộ đầu, không có kết von, gley, lượng mưa lớn, thành phần cơ giới đất nhẹ…), thích nghi điều kiện kinh tế - xã hội cũng rất lý tưởng (đang là đất chưa sử dụng hoặc đất trồng dâu tằm). Đây là vùng có thể trồng dâu tằm với mức lợi nhuận cao nhất. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Hệ thống thông tin địa lý đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và từng bước khẳng định được vai trò của nó ở Việt Nam trong theo tính đa ngành, đa lĩnh vực. Các ứng dụng mang tính hiệu quả cao của GIS đã cung cấp thông tin rất kịp thời, chính xác và đầy đủ, hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định phục vụ các chiến lược quản lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn và mô hình hóa không gian đã được ứng dụng rất hiệu quả vào nhiều lĩnh vực như: quy hoạch kinh tế, quy hoạch đất đai, quy hoạch nông nghiệp. Trong đề tài, phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá vùng không gian thích nghi cho phát triển cây trồng, cụ thể là tìm vùng không gian thích nghi cho cây dâu tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Những nội dung nghiên cứu ứng dụng GIS chủ yếu trong đề tài là: - Xây dựng các bản đồ đơn tính phục vụ mô hình hóa bài toán quy hoạch. - Nghiên cứu sử dụng mô hình raster, xây dựng mô hình hóa trên dữ liệu vector. - Mô hình hóa không gian trên ModelBuilder (chạy trên phần mềm ArcView) nhằm xây dựng mô hình hóa cho bài toán đánh giá thích nghi không gian. Kết quả của nghiên cứu đã được trình bày cụ thể trong từng chương mục liên quan, có thể khái quát một số kết quả cơ bản như sau: - Bằng cách sử dụng phân tích đa tiêu chuẩn và mô hình hóa không gian làm nền tảng, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thích nghi cho cây dâu tằm trên toàn bộ vùng không gian huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng với diện tích 98706 hecta. - Nghiên cứu đã áp dụng các thuật toán xử lý không gian trên mô hình dữ liệu raster, kết quả đạt được khá chi tiết và khách quan. - Nghiên cứu xây dựng mô hình với tính linh động cao khi trọng số hoàn toàn có thể thay đổi theo các đối tượng được đưa vào đánh giá. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng mô hình này ở khu vực khác với các đối tượng đánh giá khác. - Mô hình hóa được xây dựng từ tổng hợp nhiều lớp thông tin thuộc cả yếu tố tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội nên đảm bảo tính khách quan. Mô hình được tạo ra từ nghiên cứu này là kết quả của việc phân tích và xây dựng từ tổ hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, có tính chất đơn lẻ và mang nét đặc thù cho địa phương. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu cũng mang tính điển hình, hoàn toàn có thể phát triển cho các vùng không gian khác với các loại cây trồng khác. Ngay cả trong mô hình này, cũng rất dễ dàng để thay đổi kết quả chỉ bằng cách thay đổi trọng số của các yếu tố ảnh hưởng tham gia vào bài toán phân tích. Tóm lại, nghiên cứu ứng dụng GIS trong nghiên cứu góp phần đưa các tiến bộ về khoa học công nghệ vào trong công tác quản lý tài nguyên, đối với một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn như Lâm Hà thì đây là một điều rất có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần cải thiện về mặt phương pháp, thời gian, chi phí trong công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên - điều mà các phương pháp đánh giá thủ công truyền thống không làm được. 6.2 ĐỀ NGHỊ Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng do nhiều nguyên nhân, nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế. Để phát triển và hoàn thiện, nghiên cứu cần tiếp tục triển khai các công việc sau: - Nghiên cứu sử dụng công nghệ GIS vào việc đánh giá thích nghi một mục tiêu (vùng nguyên liệu dâu tằm) theo các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Tuy vậy, nhiều yếu tố về kinh tế - xã hội chưa được đưa vào đánh giá (quy hoạch sử dụng đất, dân số, giao thông, nhà máy... ). Vì vậy đề hoàn thiện hơn, cần tiếp tục triển khai đánh giá các yếu tố này. - Nghiên cứu sử dụng các công cụ có sẵn của ArcView để tạo ra các lớp thông tin trung gian, làm nền tảng cho quá trình mô hình hóa nên còn khá phụ thuộc vào ArcView. Để tạo sự chủ động trong quá trình mô hình hóa cần phát triển một bộ công cụ chạy riêng rẽ, song song với ArcView. - Sử dụng mô hình quy hoạch tuyến tính (Linear Program - LP) để tính toán tối ưu trong đánh giá thích nghi không gian. - Nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá thích nghi. Để nâng cao tính thực tế của nghiên cứu cần phát triển thêm công tác đánh giá quy hoạch. - Phối hợp sử dụng đánh giá sử dụng kĩ thuật viễn thám nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đánh giá thích nghi không gian nói chung và quy hoạch quản lý tài nguyên nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách – Giáo trình 1. Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc (1996), “Cây dâu”, NXB Nông nghiệp. 2. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (1998), “Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO- UNESCO”. 3. Trần Trọng Đức (2000), “GIS căn bản”, NXB Khoa Học Kĩ Thuật. 4. Trần Vĩnh Phước (2001), “GIS đại cương”, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 5. Hoàng Thanh Tùng (2005), “Phân tích và xử lý thông tin địa lý trong GIS”, bài giảng khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Văn Long (2005), “Dâu tằm - ong mật”, bài giảng khoa Nông Học, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội. 8. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), “Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng”, NXB Khoa Học Kĩ Thuật. 9. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (2005), “Đất đồi núi Việt Nam - Thoái hoá và phục hồi”, NXB Nông nghiệp. 10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2005), “Hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng”. 11. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Hà (2006), “Niên giám thống kê huyện Lâm Hà 2006”. 12. Lê Cảnh Định (2006), “Đánh giá thích nghi đất đai”, bài giảng Kĩ thuật Trắc Địa, Đại học Nông Nghiệp Bách Khoa TP Hồ Chí Minh. 13. P.A.Bourrough (1986), “Principles of Geography Informations Systems for land Resource Assesment”, Clarendon Press Oxford, UK. 14. M.E Bridges, T.G.Mueller (2003), “Introductory Terrain Analysis using Digital Elevation Models and Spatial Analyst”, University of Kentucky, USA. 15. ESRI (2000), “ModelBuilder for ArcView Spatial Analist 2”. 16. Andy Mitchell (1999), “The ESRI Guide to GIS Analysis”, ESRI, Inc. B. Đề tài - Luận văn 1. Ngô An (1998), “Góp phần nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào công trình quy họach vùng nguyên liệu nhà máy giấy Tân Mai (Ðồng Nai).” Luận văn Thạc sĩ, ÐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Ngọc Ánh (2003), ”Ứng dụng ArcGIS thành lập bản đồ hiện trạng môi trường đất, thí điểm ở tỉnh Hoà Bình ”, ĐH Sư Phạm Hà Nội. 3. Lê Cảnh Định (2005), “Xây dựng mô hình tích hợp ALES và GIS đánh giá thích nghi đất đai huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” Luận văn Thạc sĩ, ÐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh. 4. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp miền Nam (2006), “Điều chỉnh quy hoạch đất tỉnh Lâm Đồng thời kì 2006 - 2010”. 5. Trần Vũ Hà, Đặng Xuân Hà, Nguyễn Hải Thanh (2006), “Hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quy hoạch đất dựa trên dữ liệu GIS”, Hội thảo Khoa học khoa Công Nghệ Thông Tin, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, 07/10/2006. 6. Nguyễn Tấn Trung (2007), “Đánh giá tài nguyên môi trường đất và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh. 7. Ngô Minh Thụy (2007), “Ứng dụng GIS quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hạt điều tỉnh Bình Phước”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh. 8. David Freudenberger and Judith Harvey (2003), “A method for assessing the potential biodiversity benefits of vegetation enhancement activities”, Australia. 9. Yang Manlun (2003), “Suitability analysis of urban green space system based on GIS”, Netherlands. 10. Avril L. de la Cre1taz, Yanli Zhang, David Kimball (2000), “Protecting the source : A guide to database compilation and GIS - based watershed assessment methods (Version 1)”, Univer sity of Massachusets and U.S. Forest Service, USA. 11. Ron Wilson, Kurt Smith (2008), “What is applied geography for the study of crime and public safety?”, Geography & Public Safety, Volume 1 Issue 1, 02/2008. PHỤ LỤC CÂY DÂU TẰM BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LÂM HÀ PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Trường đại học KHXH & NV Khoa Địa Lý Bộ môn Bản Đồ - Viễn Thám – GIS PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY DÂU TẰM I. Thông tin chung 1. Họ và tên Phái (nam, nữ ) 2. Cơ quan công tác .. . 3. Lĩnh vực chuyên môn công tác: 4. Ngày điều tra: ...../…../ 2008 II. Bảng đánh giá Thầy (cô) vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển của cây dâu tằm bằng cách đánh số chọn vào bảng trống dưới đây: Thang 9, trong đó: - 1: ảnh hưởng nhỏ nhất - 9: ảnh hưởng lớn nhất Lưu ý: hai yếu tố khác nhau có thể có mức ảnh hưởng giống nhau. STT Yếu tố Mức độ ảnh hưởng Ghi chú Thành phần cơ giới đất Đất cát, đất cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng... Độ dày tầng đất Đá lẫn Đá lộ đầu Kết von Gley hoá Độ dốc Độ cao Điều kiện nước tưới Nước tưới mặt, nước tưới ngầm, không được tưới Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của thầy cô! BẢNG TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC S T T Thời gian Công việc 1/2008 2/2008 3/2008 4/2008 5/2008 6/2008 Tuần 1 - 2 Tuần 3 - 4 Tuần 1 - 2 Tuần 3 - 4 Tuần 1 - 2 Tuần 3 - 4 Tuần 1 - 2 Tuần 3 - 4 Tuần 1 - 2 Tuần 3 - 4 Tuần 1 - 2 Tuần 3 - 4 Lập đề cương nghiên cứu Kiểm tra thực tế Lập đề cương chi tiết Thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thực địa Tổng hợp dữ liệu thu thập Phân tích điều kiện TN Phân tích điề kiện KT - XH Thiết kế mô hình Xây dựng mô hình Kiểm tra chỉnh sửa Tái thực địa kiểm tra Thu thập tư liệu báo cáo Viết báo cáo Chỉnh sửa + Thời gian dự trữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7912ng d7909ng Camp244ng ngh7879 GIS trong 273amp225nh giamp225 2737845t amp273.doc
Tài liệu liên quan