Đề tài Ứng dụng marketing phát triển thương hiệu cho sản phẩm Hameco

Ngoài những điểm mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong sản xuất kinh doanh thì Công ty cũng gặp không ít những khó khăn do những tồn tại sau: - Mặc dù cơ sở vật chất có đồng bộ trong việc sản xuất một số sản phẩm nhưng vẫn có những khuyết điểm: Thiết bị và công nghệ cũ, lạc hậu (75% thiết bị và máy móc đã hoạt động trên 20 năm), mất cân đối giữa khâu tạo phôi và khâu gia công khí, cơ sở hạ tầng và môi trường bị xuống cấp. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít tới năng suất lao động của cán bộ công nhân viên của Công ty, cũng ảnh hưởng tới chất lượng và mức độ hoàn thiện của một số bộ phận. Về mức độ phong phú đa dạng của sản phẩm thì Công ty còn đang gặp khó khăn. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty được sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho thị trường truyền thống của mình như thị trường máy công cụ, thị trường phụ tùng ngành mía đường. Cho nên, Công ty đã bỏ qua rất nhiều cơ hội của mình trên thị trường sản phẩm khác.

doc49 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng marketing phát triển thương hiệu cho sản phẩm Hameco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thực hiện một chương trình sản xuất kinh doanh linh hoạt nhằm đảm bảo doanh thu, nhịp độ phát triển của Công ty và phục vụ một cách tối đa cho các ngành công nghiệp khác. Công ty thực hiện chế tạo theo các đơn đặt hàng của các nhà máy đường trong cả nước, sản xuất được nhiều phụ tùng và các thiết bị đảm bảo kỹ thuật, đồng bộ, chính xác. Trong số các thiết bị lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam như: Máy đập mía, cụm thiết bị bốc hàng, nồi nấu đường, nồi tinh luyện đường, trục ly tâm, các nồi nấu liên tục, nồi nấu chân không... và rất nhiều phụ tùng cơ khí khác. Trong những năm qua Công ty hàng năm đã ký kết được rất nhiều hợp đồng sản xuất với giá trị lớn cho các ngành kinh tế, trong đó có rất nhiều mặt hàng thay thế nhập khẩu như các thiết bị nồi nấu đường, quả lô cán, hộp số, máy ép kéo dây... Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh máy công cụ của Công ty cơ khí Hà Nội Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. SL tiêu thụ Cái 203 193 187 95% 96% 2. Doanh thu Triệu 6682 5975 4007 89% 67% 3. DT/SDT % 11,4 8,04 7,45 70% 92% 4. Giá trị TSL Triệu 5997 4527 4649 75% 102% 5. TTSL/SGTTSL % 13,12 9,85 9,13 75% 92% Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh phụ tùng - thiết bị các ngành của Công ty cơ khí Hà Nội (2001 - 2003) Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. Doanh thu Triệu 30343 47960 28680 158% 59% 2. DT/SDT % 50,53 64,56 56,86 127% 88% Bảng 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh thép cán của Công ty cơ khí Hà Nội (2001 - 2003) Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. SL tiêu thụ Tấn 3427 3616 256 105% 70% 2. Doanh thu Triệu 15420 16280 11570 105% 71% Qua các bảng số liệu trên, nhìn chung doanh thu và giá trị tổng sản lượng của các mặt hàng chủ yếu của Công ty đều tăng theo các năm (2001 - 2003), riêng doanh thu và sản lượng của máy công cụ có dấu hiệu giảm xuống từ năm 2000 đến nay, đó là do máy công cụ của Công ty không đủ khả năng cạnh tranh với máy công cụ nhập từ nước ngoài, điều này được thấy rõ qua tỷ trọng về doanh thu và giá trị tổng sản lượng của nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ năm 2001 tỷ trọng về doanh thu chỉ chiếm 7,45% tỷ trọng về giá trị tổng sản lượng chiếm 9,13% chứng tỏ một điều rằng việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của Công ty đang được thực hiện một cách tích cực. Sản phẩm máy công cụ của Công ty giờ đây đã không còn chiếm vị trí chủ yếu như những năm 70 tỷ lệ này là 80%, thay vào đó là các sản phẩm về phụ tùng thay thế cho Xí nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, phụ tùng VICASA, giấy Bãi Bằng, điện tử Hanel, các sản phẩm danh cho ngành hoá chất như phân đạm Hà Bắc, phân lân Ninh Bình..., Năm 2002, giá trị tổng sản lượng đạt 53,3% doanh tu chiếm 56,86% sơ với tổng số tương ứng. Có thể nói loại sản phẩm này đã trở thành nguồn thu chính và thế mạnh của Công ty. Bên cạnh đó sự góp mặt của mặt hàng thép cán thực sự đã góp một phần không nhỏ vào việc hoàn thành các chỉ tiêu đề ra của Công ty. Hàng năm, sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng thép cán xây dựng đều tăng tương đối nhanh. Riêng năm 2002 giá trị tổng sản lượng và doanh thu của các mặt hàng bị giảm xuống do Nhà nước áp dụng thuế xuất khẩu 3% đối với thép và 10% thuế VAT vào hàng nhập khẩu ngay từ khâu đầu và chỉ cho phép trả chậm 30 ngày nên giá đầu vào tăng, gia đầu ra không tăng nên sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, buộc Công ty phải nhiều lần giảm giá để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù vậy, nhờ phát huy tính sáng tạo xưởng cán thép vẫn giữ được ổn định sản xuất và đạt doanh thu tiêu thụ cao nhất so với các chỉ tiêu kế hoạch khác (đạt 11,57 tỷ đồng bằng 98,13% so với kế hoạch). Tóm lại, những kết quả trên mà Công ty đạt được là luôn biến động, sự biến động đó chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân sau: Sự đổi mới cơ chế chính sách của Nhà nước, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, môi trường và đối thủ cạnh tranh, sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực Châu á nên các ngành công nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn, các nguồn đầu tư trong nước giảm sút mạnh dẫn đến tình trạng thiếu công ăn việc làm cho công nhân, ngành cơ khí hầu như không có đơn đặt hàng, cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp cơ khí ngày càng gay gắt, giá bán giảm, trong đó giá vật tư đầu vào lại tăng lên do áp dụng thuế VAT từ đầu năm 2002. Trong những năm gần đây, Công ty cơ khí Hà Nội đã có một chiến lược phát triển đúng đắn về sự đa dạng hoá sản phẩm, sự đổi mới trong cách quản lý, bố trí sản xuất, khai thác tối đa nguồn lực sẵn có của mình, đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất mới nhằm đáp ứng nhu cầu cảu thị trưởng, chỉ sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần chứ không sản xuất ra những cái mà mình có. Do đó đã được những kết quả khả quan đáng kích lệ trên. Vượt qua nhiều khó khăn trong gia đoạn sản xuất kinh doanh để tự trang trải, vừa đào tạo đội ngũ lao động, vừa cải tạo mở rộng mặt bằng và nâng cấp nhà xưởng, đổi mới công nghệ, Công ty cơ khí Hà Nội dã phấn đấu hết minh và đạt được những kết quả đáng kích lệ. Với định hưởng nâng cao chất lượng mặt hàng máy công cụ, đa dạng hoá sản phẩm, Công ty đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp, phù hợp với nhu cầu thị trường. Tổng kết năm 2002 so với năm 2001 Công ty đã ký được khối lượng hợp đồng với giá trị 47,7 tỷ đồng đạt 162% doanh thu bán hàng đạt 60 tỷ bằng 150,17%, nội ngân sách hơn 3,7 tỷ bằng 124,9% so với năm trước. Kết quả hiện nay Công ty đã đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ, điều khiển tự động để nâng cao các thiết bị công nghệ ra các sản phẩm máy công cụ tự động điều khiển đầu tiên tại Công ty, có máy đã được tặng Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm Quốc tế hàng công nghiệp năm 2003 và nhiều thành tích khác. Ta có thể nhìn rõ hơn qua bảng tổng kết sau: Bảng 2.4. So sánh kết quả SXKD 2001- 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu TH 2001 TH 2002 TH 2003 So sánh 1 2 3 4 3/2 4/3 Giá trị TSL 37673 38825 47423 103% 122% Doanh thu 46232 48048 63413 103% 132% a. Doanh thu sản xuất công nghiệp 40145 43405 57587 108% 133% b. Doanh thu thương mại 6087 4643 5826 76% 125% Tổng doanh thu 92.464 96.096 126.826 Tổng giá trị hợp đồng đã ký 30931* 42956* 50972 139% 119% Trong đó: Gối đầu năm 3100* 15000 21125** 484% 141% * Đã trừ giá trị hợp đồng thực hiện được. ** Trong đó có 5,2 tỷ đồng doanh thu bán hàng chuyển sang năm 2004 và 7,7 tỷ chuyển phụ cho dự án đầu tư chiều sâu. Qua bảng báo cáo này ta có thể nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau: + Nhờ cố gắng của Lãnh đạo Công ty và đoàn thể CBCNV mà giá trị tổng sản lượng của Công ty năm 2003 tăng 112% so với năm 2002. Với kết quả này nó đã giúp cho Công ty có một đà thuận lợi để tăng doanh thu của mình: Năm 2003 doanh thu bán hàng của Công ty tăng 132% so với năm 2002, trong đó doanh thu sản xuất công nghiệp tăng lên giúp cho doanh thu bán hàng tăng 29,5% và doanh thu thương mại khác tăng giúp doanh thu bán hàng tăng 2,5%. + Việc giá trị hợp đồng của Công ty năm 2003 tăng 119% so với năm 2002 cho thấy Công ty đang dần tăng trưởng một cách ổn định và vững vàng và ta cũng thấy được uy tín của Công ty đang ngày càng lớn trên thị trường. Điều này còn được khẳng định qua việc: Trong năm 2003 Công ty đã thắng thầu nhiều hợp đồng trong nước và Quốc tế. 2.1.2. Thị trường tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của Doanh nghiệp Ngày nay đã không còn cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên các Doanh nghiệp không còn kiểu sản xuất theo lệch và thực hiện tiêu thụ theo lệch phân phối nữa mà thay vào đó là cơ chế kinh tế hoàn toàn mới: Cơ chế mở cửa tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ sản xuất đến tiêu thụ đều do doanh nghiệp tự quyết định. Vì vậy vấn đề tiêu thụ sản phẩm đã trở thành vô cùng quan trọng vì có tiêu thụ được mới thực hiện được vòng quay của vốn tiếp tục sản xuất và có lãi. Với truyền thống và khả năng lớn mạnh của mình Công ty cơ khí đã tìm cho mình một thị trường tiêu thụ tương đối lớn không chỉ là trong mà còn cả nước ngoài. Tuy nhiên khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp là thị trường trong nước * Thị trường trong nước: 2.1.2.1. Các sản phẩm máy công cụ và phụ tùng: Đây là một thị trường vô cùng to lớn, đặc biệt là trong thời gian tới. Theo các nguồn dự báo đều khẳng định như vậy. Hàng năm có hàng trăm nhà máy được xây dựng, trong đó có nhiều nhà máy có nhu cầu máy công cụ và các loại phụ tùng. Trong mấy năm qua máy công cụ hầu hết phải nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn. Vì vậy Công ty cơ khí đang cố gắng đầu tư đề giành lại thị phần của mình. 2.1.2.2: Các sản phẩm thiết bị công nghiệp, thiết bị kết cấu công trình: Do yêu cầu phát triển của các ngành đường, điện, thép, xi măng trong những năm tới như sau: 1,5 triệu tấn đường vào năm 2005 3,5 triệu tấn đường vào năm 2010 40 triệu tấn xi măng vào năm 2005 4 - 5 triệu tấn thép vào năm 2005 -2010 30 tỷ KWh điện vào năm 2005 60 tỷ KWh điện vào năm 2010 Như vậy đây là một thị trường to lớn cần rất nhiều thiết bị kết cấu thép. Công ty cơ khí đã xác định được nhu cầu này và sẽ hợp đồng lắp đặt với các ngành công nghiệp trên. 2.1.2.3. Thị trường phụ tùng phụ kiện công nghiệp: Trong thị trường này đối tượng đẻ Công ty quan tâm nghiên cứu là: - Phụ tùng máy công cụ - Phụ tùng máy công nghiệp từ thép và gang. * Thị trường nước ngoài: ở thị trường nước ngoài Doanh nghiệp xác định sau khi dự án đầu tư xưởng đúc đi vào hoạt động thì sẽ mở rộng tiêu thụ máy công cụ, chi tiết máy cơ khí và mặt hàng đúc chất lượng cao ra thị trường nước ngoài. Công ty có sản phẩm sang các nước Italy, Tây Âu, Đan mạch, sản phẩm chủ yếu: Bánh răng, hộp số... Nhưng số lượng sản phẩm đạt giá trị hàng xuất khẩu chưa cao, tuy nhiên nó khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế. 2.1.3. Giá cả, phương pháp định giá hiện tại của một số mặt hàng chủ yếu. Qua tình hình tiêu thụ thực hiện thực tế của từng loại sản phẩm, căn cứ vào năng lực sẵn có của Công ty và uy tín của Công ty trên thị trường, cùng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty từ khi thành lập đến nay và những năm tới đó cũng chính là những sản phẩm mà Công ty cố gắng hoàn thiện về mọi mặt nhằm tạo ra nhu cầu và tiêu thụ chúng trên thị trường. Giá bán các loại sản phẩm chủ yếu được tính toán căn cứ vào giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất ra, căn cứ vào giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trường và có một mức lãi nhất định đủ để thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động và Nhà nước. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty cơ khí Hà Nội, em được biết từ năm 2002 đến nay giá của các loại sản phẩm chủ yếu là không đổi và giá đó được biểu hiện ở bảng sau: Bảng 2.5. Giá một số sản phẩm năm 2002 - 2003 Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục Đơn giá (1000đ/máy) Năm 2002 Năm 2003 KH TH KH TH Doanh thu 63491.5 33402 55010 46970 Máy công cụ các loại 7126.81 2904.75 5206.44 4022.73 Máy tiện T18A 44270 1328.1 929.67 1549.45 1593.72 Máy tiện T14L 35070 350.7 105.21 350.7 420.84 Máy tiện T630A x 1500 107500 1612.5 537.5 1075 537.5 Máy tiện T630A x 3000 115000 575 230 575 345 Máy khoan K525 19834 595.1 396.7 495.87 416.52 Máy bào B365 33904 847.6 440.75 508.56 406.85 Máy tiện T18A CNC 167286 1672.86 167.28 501.68 167.29 Máy thanh lý 145 97.75 150 135 Phụ tùng máy công cụ 820.2 557.7 728.56 697.28 Thép cán xây dựng 10.500 10.020.5 12.250 12.250 Phụ tùng các ngành 45.000 19872 36750 30000 Sản phẩm phục vụ TD 650 32.5 40.95 65 0 Các sản phẩm khác 12 6.1 10 0 Doanh thu dịch vụ 18338.5 10651 9990 6360 Tổng doanh thu 81830 44053 65000 53330 * Phương pháp định giá: Do sản phẩm của Công ty có nhiều loại nên có rất nhiều phương pháp định giá, xây dựng giá bán sản phẩm; tuy nhiên ta có thể quy chúng lại theo quy trình định giá: + Xác định mục tiêu đặt hàng. + Xác định nhu cầu đối với sản phẩm. + Xác định chi phí + Xác định giá sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh Hiện tại Công ty đang sử dụng phương pháp định giá là: phương pháp định giá theo chi phí. Giá bán = giá thành + thuế + Lợi nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên đôi khi cách tính này không phù hợp vì chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt dựa trên hai yếu tố là: Chi phí sản xuất và những điều kiện khách quan của thị trường. 2.1.4. Chính sách phân phối của Doanh nghiệp K.hàng Các đại lý Từ công ty TTKH tiêu thụ Từ công ty * Kênh phân phối trực tiếp * Kênh gián tiếp * Trách nhiệm của đại lý: trung chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng và được hưởng chiết khấu hoa hồng. Cũng vì mạng lưới tiêu thụ của Công ty còn hạn chế nên kết quả tiêu thụ thực tế thấp hơn so với kế hoạch. Cho đến nay Công ty bán hàng chủ yếu tại kho và bán hàng theo hợp đồng đã ký kết. Tuỳ theo từng hợp đồng mà sản phẩm có thể giao tận tay công trình hoặc tại Công ty. Công ty có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm "Hợp tác xã quê hương" tại Thành phố Hồ Chí minh và cũng có 5 Đại lý ở Hà Nội và các tỉnh khác, nhưng khi mở 5 Đại lý đến nay gần như chưa bán được sản phẩm nào. Đây cũng là vấn đề mà Công ty cần đi sâu nghiên cứu và tìm nguyên nhân để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. 2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng doanh nghiệp áp dụng Trong những năm gần đây Doanh nghiệp đã chú trọng đến việc tổ chức sản phẩm hàng hoá, cùng với việc ra đời của Hội đồng kinh doanh là việc thành lập văn phòng giao dịch thương mại (tháng 3 năm 2002) kết hợp với chính sách Marketing phù hợp và các hình thức quảng cáo trên truyền hình, các loại catalô giới thiệu sản phẩm và năng lực sản xuất của Công ty. Công ty đã xác định thị trường trong nước là chủ yếu, thị trường nước ngoài là quan trọng tạo cơ hội cho Doanh nghiệp quan sát, học hỏi, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm. 2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương Lao động là nguồn lực quan trọng nhất để tạo ra của cải vật chất như: Đối cới Công ty cơ khí Hà Nội với tính chất là một Doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng cơ khí nên đặc điểm lớn nhất về nguồn nhân lực của Công ty là cơ cấu nguồn nhân lực mang theo đặc trưng của ngành. Đa số người lao động là những cán bộ từ thời bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường nên chậm tiến bộ, gây khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh của Công ty, khó đáp ứng kịp thời được đòi hỏi của thị trường về mặt hàng cơ khí. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty phụ thuộc theo mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty. Song với cơ chế ngày nay bằng mọi cách Công ty đã khắc phục được phần lớn tình trạng đó, với đặc thù là ngành sản xuất hàng cơ khí nên ngoài năng lực kỹ thuật và trình độ tay nghề còn cần đến sức khoẻ con người nên cơ cấu nhân lực của Công ty hầu hết người lao động là nam giới với 720 người chiếm 75% trong tổng số lao động, có tuổi đời trẻ và tay nghề cao. Thợ bậc 2 có 32 người, thợ bậc 3 có 78 người, bậc 4 có 57 người, bậc 5 có 134 người, bậc 6 có 143 người, bậc 7 có 103 người. Nếu theo tiêu thức trình độ học vấn ta thấy vào thời điểm tháng 1 năm 2003 tổng số công nhân viên là 948 người, trong đó có 238 nữ, số cán bộ công nhân viên có trình độ Tiến sĩ là 1 người, Thạc sĩ là 2 người, Đại học, Cao đẳng là 159 người, Trung cấp 82 người. Số cán bộ quản lý 69 người (trong đó có 57 người có trình độ Đại học trở lên), số công nhân kỹ thuật chiếm 546 người, trong đó có 376 người là thợ bậc cao (từ bậc 5 trở lên). Số cán bộ công nhân viên bị bệnh nghề nghiệp là 23 người, cán bộ công nhân viên thuộc diện dôi dư là 4 người. Như vậy, ta thấy số lượng lao động của Công ty luôn biến động, có tuyển dụng và sa thải... nó phụ thuộc vào tình hình kế hoạch mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty để tạo sự liên tục trong qúa trình sản xuất. 2.2.1. Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp Bảng 2. 6. Cơ cấu lao động của Công ty Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Cán bộ quản lý 73 72 79 98% 109% Nhân viên gián tiếp Phòng ban trung tâm Xưởng, phân xưởng, xí nghiệp 174 23 159 44 167 27 91% 191% 109% 61% Công nhân sản xuất Sản xuất Phục vụ 547 112 569 109 566 118 104% 97% 99% 108% Bảng 2. 7. Cơ cấu trình độ lao động Công ty cơ khí Hà Nội Năm Tổng số 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 929 853 969 91% 113% Trên đại học 2 3 3 150% 100% Đại học 150 162 180 108% 11% Cao đẳng 11 10 12 90% 120% THCN 73 81 88 110% 108% Sơ cấp 54 40 17 74% 42% CNKT bậc 3 trở xuống 113 132 143 116% 108% CNKT bậc 4 53 55 53 103% 96% CNKT bậc 5 119 11 108 9% 980% CNKT bậc 6 trở lên 253 260 254 102% 97% Lao động phổ thông 101 99 111 98% 112% 2.2.2. Cách xây dựng định mức Định mức lao động tổng hợp = Tcn + Tpv + Tql (h/người/sản phẩm). Trong đó: Tcn: Là tổng thời gian định mức thực hiện các nguyên công theo quy trình công nghệ (thời gian định mức ở từng nguyên công do Phòng kỹ thuật thanh toán và xác định cho từng loại sản phẩm). Tpv = 30% Tcn. Tql = 15% (Tcn + Tpv) * Tính Tcn: Bằng tổng thời gian định mức (có căn cứ KTH hoặc theo thống kê kinh nghiệm) của những công nhân chính thực hiện nguyên công theo quy trình công nghệ và các công việc (không thuộc nguyên công) để sản xuất ra sản phẩm đó trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật xác định. Trong trường hợp một nguyên công được thực hiện trên nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau có mức thời gian và sản lượng khác nhau thì áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính Tcn. Trong đó: Tcni là thời gian công nhân ở máy i. Mi là số máy i cần dùng. * Tính Tpv: Tổng thời gian định mức với lao động phụ trợ trong các phân xưởng chính và lao động của các phân xưởng phụ trợ thực hiện chức năng phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm đó. Tpv tính theo mức phục vụ và là khối lượng công việc phục vụ quy định để sản xuất sản phẩm hoặc theo tỷ lệ % so với Tcn, hoặc tính bằng tỷ lệ % định biên lao động phụ trợ so với công nhân chính. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình và căn cứ vào các bước trong quy trình sản xuất và mức độ cần thiết phục vụ của từng sản phẩm, Phòng kỹ thuật đã xác định Tpv của Công ty là: Tpv = 30% Tcn * Tính Tql: Tql tính bằng tỷ lệ % so với mức lao động sản xuất Tsx. (Tsx = Tcn + Tpv) ở Công ty cơ khí Hà Nội xác định: Tql = 15% (Tcn + Tpc) 2.2.3. Tổng quỹ lương và cách tính Quỹ tiền lương là tổng số tiền trong 1 năm mà Doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Quỹ lương trong doanh nghiệp gồm 3 phần: - Quỹ lương theo đơn giá. - Quỹ lương bổ sung. - Quỹ lương làm thêm giờ. - Phụ cấp không nằm trong đơn giá Vc = Vđg + Vbs + V (thêm giờ) + Vpc Bảng 2.8. Báo cáo quỹ lương Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 1. Quỹ lương theo đơn giá Tr.đ 13560 9146 4639 2. Quỹ lương bổ sung Tr.đ 803 439 668 3. Quỹ lương làm thêm giờ Tr.đ 463 81 236 4. Tổng quỹ lương Tr.đ 14826 9666 11815 5. Thu nhập bình quân 1CNV 1000đ 958 739 938 Nguồn: Bảng đăng ký đơn giá và quỹ lương năm 2001 * Tổng quỹ lương năm kế hoạch: Vckh Tổng quỹ lương năm kế hoạch là tổng số tiền theo kế hoạch mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động. Vckh = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg Trong đó: Vckh: Tổng qũy lương chung năm kế hoạch. Vkh: Tổng quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương không nằm trong đơn giá (quỹ lương này tính theo số lao động kế hoạch được hưởng Vbs: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch. Quỹ tiền lương này trả cho thời gian kế hoạch không tham gia sản xuất được hưởng lương theo chế độ quy định của công nhân viên (tính theo số lao động kế hoạch) trong doanh nghiệp, mà chỉ khi xây dựng định mức lao động không tính đến bao gồm: Quỹ lương nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ... theo quy định của Bộ luật lao động. Vtg: Quỹ lương thêm giờ được tính theo kế hoạch, không vượt quá giờ làm thêm theo quy định của Bộ luật lao động. * Tổng quỹ lương thực hiện là tổng số tiền thực tế Công ty phải chi về lương trong một năm. Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Quỹ lương được xác định như sau: Vth = (Vđg * Csxkd) + Vpc + Vbs + Vtg Vth: Là quỹ lương thực hiện Vđg: Là đơn giá tiền lương do Cơ quan có thẩm quyền giao. Csxkd: Là chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp không được tính trong đơn giá tính theo số lao động thực tế được hưởng ứng với từng chế độ. Vbs: Quỹ lương bổ sung (chỉ áp dụng với Công ty được giao đơn giá tình lương theo đơn vị sản phẩm) quỹ tiền lương bổ sung trả lời cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất được hưởng theo chế độ như nghỉ phép, học tập... Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ được tính theo số giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật lao động. 2.2.4. Các hình thức trả lương ở Công ty cơ khí Hà Nội trả lương theo 2 hình thức sau: - Trả lương theo thời gian: áp dụng với những người không trực tiếp sản xuất. - Trả lương theo sản phẩm: áp dụng với công nhân sản xuất trực tiếp. * Cách tính và trả lương cho CBCNV gián tiếp: Li = Qi * ki * (N1 + 1,5 N2) Trong đó: Li là lương thực lĩnh trong tháng. Qi là mức lương chuẩn một ngày. Ki là hệ số do trưởng đơn vị đánh giá. N1 là số ngày làm việc bình thường. N2 là số ngày làm thêm do đơn vị hoặc do Công ty yêu cầu. Mức lương chuẩn một này ở Công ty cơ khí Hà Nội (Qi) do Giám đốc quy định căn cứ vào chức vụ công việc đảm nhận, trình độ chuyên môn của từng người. Ki là hệ số do trưởng đơn vị đánh giá căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, thái độ khi làm việc... N1, N2 căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày của từng phòng. * Cách tính và trả lương cho CNSX trực tiếp: Căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng xưởng và đơn giá của từng loại sản phẩm để tính lương. Công thức như sau: n: Là số loại sản phẩm trong 1 tháng xưởng đó sản xuất. SL: Là tổng số lương1 tháng của xưởng. Tđmi: Là thời gian định mức để sản xuất sản phẩm i. Lgi: Là tiền lương của một giờ làm sản phẩm i. * Tiền thưởng là số tiền mà người lao động nhận được ngoài lương căn cứ vào kết quả công việc. Bao gồm hai phần chính: Thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ. - Thưởng thường xuyên: Là khoản tiền thưởng hàng tháng và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp nhưng ở Công ty cơ khí Hà Nội không có khoản thưởng này. - Thưởng định kỳ: Thưởng vào các dịp lễ, tết, khoản thưởng này Công ty được trích từ quỹ khen thưởng. Quỹ khen thưởng trích ra từ lợi nhuận. Mức thưởng của từng CBCNB là khác nhau căn cứ vào loại CBCNV xếp trong từng tháng, mỗi loại có một mức thưởng khác nhau. Việc xếp loại này do Hội đồng xếp loại làm và trình duyệt Giám đốc, căn cứ vào kết quả xếp loại của các Trưởng phòng ban, tổ trưởng, quản đốc, Giám đốc xưởng đưa lên. Đồng thời mức thưởng trong Công ty còn căn cứ vào thời gian làm việc của từng người (thời gian công tác tại Công ty) 2.3. phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định 2.3.1. Tình hình tài sản cố định Tài sản cố định là tài sản của Doanah nghiệp có thời gian luân chuyển, thu hồi lớn hơn một năm hay trên một chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn 1 năm). Các loại tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh có 3 loại: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính. Trong Công ty cơ khí Hà Nội, hầu hết các loại máy móc thiết bị đều được trang bị từ khi mới xây dựng cho nên cũ kỹ và lạc hậu. Tuy nhiên hàng năm Công ty cũng có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng nhưng do quá cũ nên các máy móc thiết bị hoạt động cũng không mang lại kết quả cao, thời gian làm việc hạn chế. Cho đến nay nhờ đi sâu vào nghiên cứu kỹ thuật mới, một số máy móc thiết bị của Công ty được nâng cấp bằng cách lắp thêm bộ điều khiển trực tiếp trên máy. Cho dù được bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên nhưng mức độ hao mòn của các máy móc thiết bị nói chung cao 55% - 56%. Còn về các nhà xưởng sản xuất môi trường làm việc của công nhân bị ô nhiễm, bụi, khói, các chất thải của nhà xưởng đúc, xưởng cơ khí... tiếng ồn, ánh sáng không đảm bảo. Thế nhưng nhiều khi việc sử dụng máy móc không triệt để, có lúc có nhiều má bỏ không, không sử dụng đến. Công ty cần sắp xếp lại lượng máy móc thiết bị xem loại nào thừa, loại nào thiếu để có kế hoạch sử dụng hợp lý. Vì nếu không sử dụng Công ty vẫn chịu chi phí và lại để ứ đọng vốn. Loại máy nào thừa có kế hoạch thanh lý ngay để thu hồi vốn ngay về. Trong những năm vừa qua Công ty đã đầu tư sửa chữa nâng cấp một số phân xưởng như: Hệ thống mái, thiết bị, phân xưởng đúc gang, đúc thép, đầu tư thêm dàn cán thép 5000 tấn/năm... các thiết bị nâng chuyển và thiết bị áp lực được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Đây là phương châm hoạt động của Lãnh đạo Công ty trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, việc Công ty sản xuất thành công các sản phẩm có kích thước lớn, gia công phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao là một chứng minh cho phương châm hoạt động trên. Hiện nay Công ty có 9 nhà xưởng với diện tích thông thoáng, được bố trí hợp lý tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng với nhau trong quá trình sản xuất theo một dây chuyền khép kín. Tình trạng máy móc thiết bị của Công ty được phản ánh qua bảng sau: Bảng 2.9. Tình hình máy móc thiết bị của Doanh nghiệp Chỉ tiêu Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Tổng giá trị I/ Nguyên giá TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 13.230.729 25.520.842 38.751.571 2. Số tăng trong kỳ 4.243.505 5.958.631 10.202.136 Xây dựng mới 4.243.505 115.898 4.359.403 3. Số giảm trong kỳ 716.071 448.924 1.164.995 Thanh lý 716.071 448.924 1.164.995 4. Số cuối kỳ 16.758.163 31.030.549 47.788.712 Chưa sử dụng 4.136.486 4.327.746 8.464.232 Chờ thanh lý 734.081 5.169.443 5.903.524 II/ Giá trị đã hao mòn 1. Đầu kỳ 10.140.177 14.964.821 2.510.500 2. Tăng trong kỳ 113.670 1.174.564 1.288.234 3. Giảm trong kỳ 152.489 454.113 606.601 4. Số cuối kỳ 10.101.358 15.685.273 25.786.631 III/ Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 3.090.552 40.556.021 43.646.573 2. Cuối kỳ 6.656.865 15.345.276 22.002.141 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy đầu tư trong kỳ tăng lên 9.037.140.817đ (tổng giá trị cuối kỳ - tổng giá trị đầu kỳ) với giá trị chưa sử dụng là 846.232.000đ chiếm khoảng 17% giá trị cuối kỳ, trong khi đó giá trị chờ thanh lý là 5.903.524.000đ, như vậy cùng với việc thanh lý tài sản của Công ty đã đầu tư và bổ sung thêm một số máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất. Giá trị hao mòn máy móc ở đây tăng lên rất nhanh cụ thể theo đánh giá đầu kỳ giá trị máy móc thiết bị là 40.556.020.974 đến cuối kỳ chỉ còn lại 15.345.275.952 mức độ hao mòn trên 55%. Như vậy có thể nói máy móc thiết bị của Công ty đã trở nên cũ kỹ và lạc hậu, Công ty cần nâng cấp tu sửa và đầu tư thêm một số trang thiết bị mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhìn chung mức độ đầu tư chưa hợp lý, giá trị nhà xưởng cuối kỳ tăng lên gấp đôi, trong khi đó giá trị máy móc thiết bị lại giảm hơn một nửa. Do vậy Công ty cần tập trung đầu tư hơn nữa cho việc nâng cấp và đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phục vụ tốt cho việc đa dạng hoá sản phẩm. Cách tính khấu hao của Công ty: Tính khấu hao đều theo các năm bằng cách căn cứ theo quy định số năm sử dụng, nguyên giá ban đầu của tài sản cùng với các chi phí bảo dưỡng, đánh giá lại tài sản hàng năm. 2.3.2. Tình hình nguyên vật liệu Hiện nay, nguồn nguyên vật liệu chính để Công ty sản xuất sản phẩm là các loại thép phục vụ sản xuất thép cán, các loại quặng, gang, sắt, chất đồng... được chủ yếu ở nước ngoài do nhiều loại vật tư không có ở trong nước. - Phôi, thép nhập từ Singapore. - Thép chế tạo nhập từ Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc - Chất đồng nhập từ Cộng hoà Liên bang Đức. - Thiết bị nhập từ Singapore, Thái Lan, Trung Quốc. Với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 2 triệu USD. Công ty có một số nguồn cung ứng vật tư, nguyên vật liệu ở trong nước như: - Sắt thép từ Công ty vật tư Kim khí Hải Phòng - Kim loại màu từ Công ty Đông á, Công ty Sơn Hải - Fero, gang, sắt phế nhập từ Công ty gang thép Thái Nguyên. Số lượng vật tư, nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng trong một số năm rất lớn. Ta có thể điểm qua một số loại vật tư chính được sử dụng qua bảng sau: Bảng 2.10. Bảng số lượng vật tư chính sử dụng trong năm TT Tên vật tư Số lượng (tấn) Đơn giá (đ/kg) Kim loại đen 1200 3600 - 7200 Kim loại màu 12 24000 - 39000 Gang - sắt phế 500 4000 - 12000 Fero 15 6000 - 14000 Đất đèn 20 3500 Than diện 15 16000 Đất 120 300 Gạch 50 2000 Than đá 800 2000 Phôi cán 5000 * Công tác quản lý NVL, vật tư và sử dụng : Phòng kỹ thuật sẽ thiết kế các chi tiết kỹ thuật cho sản phẩm, phân tích, lập danh sách các nguyên vật liệu, số lượng, thông số kỹ thuật... sau đó chuyển sang phòng kế hoạch và phòng này sẽ lập kế hoạch cụ thể về việc cung ứng vật liệu, xác định NVL chính, phụ, nhiên liệu và các NVL thay thế. Sau đó giao cho phòng điều động sản xuất. Tổng kho tập hợp các chi tiết lập nên bảng dự trữ NVL trình Giám đốc duyệt và gửi tới các bộ phận có liên quan. Phòng Vật tư và Vận tải nhận được bản dự trữ vật tư và lên kế hoạch thu mua khi đã chọn được nhà cung ứng. Nguyên vật liệu được mua về nhập vào các tổng kho sau đó lãnh đạo các phân xưởng chỉ đạo các xưởng lĩnh vật tư tại kho theo định mức sử dụng. Sơ đồ quản lý nguyên vật liệu Giám đốc chỉ đạo Văn phòng GDTM Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Tổng kho nhập dự trữ Phòng vật tư mua P. điều động sản xuất Kho nhập vật tư Giao KH chi tiết cho xưởng Không sản xuất Dưới đây là biểu mẫu dự trù vật tư của Công ty thời gian qua: HAMECO Dự trù vật tư 10 - 1999 Mã số: MB 0906 Số : 051.9/09 06/12 Trang: 111 Đơn vị lập: Tổng kho Đơn vị thực hiện: Phòng vật tư STT Tên vật tư và quy cách Đơn vị Số lượng Thời gian cung cấp Dùng cho sản xuất Tôn 65T 8 ly m2 2,2 Mua ngay S/c 311 xưởng đúc Tôn CT 38ly x 0,224m2 kg 140 Mua ngay Máy đẩy - Vinasteel Tôn C45 8 ly kg 60 Mua ngay HD 142/99 Tôn C45 F38 kg 160 Mua ngay Thép C45 F38 x 1,06m kg 600 Mua ngay Thép C45 F38 x 1,06m kg 90 Mua ngay Vinasteel Dây thép F3 kg 200 Mua ngay Buộc xích các loại Căn cứ vào bản dự trù vật tư do tổng kho gửi xuống, Trưởng phòng vật tư viết phiếu mua vật tư và giao cho nhân viên cung ứng vật tư thực hiện mua. Trong phiếu phải ghi rõ họ tên, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và có sự xác định của Trưởng phòng. Nhân viên Phòng vật tư có trách nhiệm tìm nguồn cung cấp, khảo sát giá cả và báo cho Trưởng phòng. Sau khi đã có đủ thông tin về vật tư thì Phòng vật tư chuyển cho Phòng kỹ thuật để kiểm tra, sau đó làm thủ tục viết phiếu mua vật tư, nhập kho, các chứng từ liên quan. Thực tế quản lý NVL, vật tư ở Công ty đã đem lại những kết quả: - Chất lượng sản phẩm được đảm bảo, NVL, vật tư đảm bảo về số lượng, chất lượng đúng quy cách và cung cấp kịp thời. - Bộ máy quản lý có sự ràng buộc chặt chẽ qua từng khâu đáp ứng được hiệu quả đối với kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng. - Bước đầu thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng có hiệu quả dựa trên hiệu quả của công tác quản lý NVL, đưa Công ty trở thành một đơn vị sản xuất và chế tạo máy hàng đầu ở Việt Nam. Tuy vậy công tác quản lý NVL còn một số hạn chế: Do khâu dự trữ NVL lâu dài của Công ty không có. Vì vậy công tác sản xuất NVL có sự biến động sẽ gặp khó khăn. Để khắc phục trở ngại này Công ty cần tìm cho mình những nhà cung ứng tin cậy, có khả năng cung ứng thường xuyên, đồng thời bản thân Công ty cần xây dựng hệ thống kho để phục vụ Công tác dự trữ lâu dài. Nguyên vật liệu mua vào được bảo quản trong kho dưới sự chỉ đạo của Thủ kho. Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra khu vực được phân công quản lý nhằm phát hiện và hạn chế những tác động xấu của môi trường đến chất lượng NVL: Thực hiện kiểm tra đảm bảo an toàn đối với vật tư dễ cháy nổ. Thủ kho tuân thủ các quy định kiểm kê: Cân, đo, đong, đếm chính xác vật tư hàng hoá, đối chiếu thẻ kho và lập biểu kiểm kê theo mẫu số 15K - BQ của Bộ tài chính ban hành sang thẻ kho mới, báo cáo số lượng tồn kho vật tư hàng hoá được giao thủ kho phải kiểm tra phiếu lĩnh vật tư, kiểm tra lại hàng hoá đã giao, số lượng bao nhiêu. * Phương pháp kế toán vật liệu chi tiết mà Công ty áp dụng là: Phương pháp thẻ song song, tức là tại kho Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình sản xuất, nhập, tồn vật liệu về mặt số lượng. Thẻ này được mở cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Cuối tháng Thủ kho tiến hành cộng số nhập xuất tính ra số tồn về mặt lượng theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Còn tại Phòng kế toán thì kế toán mở thẻ kế toán chi tiết cho nguyên vật liệu tưng ứng theo từng danh điểm của thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị. Khi nhận được thẻ kho do Thủ kho chuyển tới nhân viên phải kiểm tra đối chiếu, ghi đơn giá hạch toán và tính ra số tiền. Sau đó ghi lần lượt các nghiệp vụ xuất nhập vào thẻ kế toán chi tiết NVL có liên quan. Cuối tháng tiến hành cộng và đối chiếu thẻ kho. 2.4. Chi phí và giá thành 2.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn theo đó chi phí được tập hợp. Để hạch toán chi phí việc đầu tiên phải xác định đối tượng sử dụng chi phí. Trong một doanh nghiệp chi phí trước tiên khi được tập hợp tiếp cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh và trong từng bộ phận tập hợp cho từng sản phẩm dịch vụ. Trong Công ty cơ khí Hà Nội gồm có 10 xưởng sản xuất, chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng phân xưởng, ở mỗi xưởng lại có kế toán riêng của xưởng và kế toán có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh của xưởng minh cho từng loại sản phẩm. 2.4.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm, dịch vụ mà yêu cầu quản lý cần biết giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đó là các sản phẩm, dịch bán ra ngoài. Cũng có thể là các chi tiết, giá thành phẩm cần tính được giá thành mới tình ra được giá thành sản phẩm cuối kỳ, hoặc đối tượng tính giá thành có thể là đơn đặt hàng, loại sản phẩm. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cơ khí Hà Nội, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến. Vì vậy khi sản phẩm hoàn thành ở xưởng nào, kế toán của xưởng đó tính ngay giá thành bán thành phẩm hoàn thành ở xưởng mình rồi chuyển sang cho xưởng tiếp theo. Cuối cùng Phòng kế toán tổng hợp, rồi tính giá thành cho từng sản phẩm hoàn thành. Còn với các đơn đặt hàng thì chi phí của đơn nào tập hợp riêng cho đơn đó. Đến khi đơn đặt hàng đó hoàn thành, kế toán tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. 2.4.3. Các cách phân loại chi phí Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty phải bỏ ra các khoản chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Để tiện cho việc ghi chép tính toán chi phí, kế toán tiến hành phân loại chi phí. Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau nhưng trên góc độ quản lý tài chính người ta quan tâm đến nhu cầu sử dụng các nguồn lực khác nhau cho một kỳ sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Để phục vụ cho yêu cầu này Kế toán doanh nghiệp trong một kỳ phải hệ thống được chi phí theo hai tiêu thức: Theo nội dung kinh tế ban đầu của theo công dụng kinh tế. Đó cũng là cách phân loại chi phí ở Chính Phủ. * Theo nội dung kinh tế ban đầu: Gồm 5 yếu tố chi phí. - Yếu tố chi phí nguyên vật liệu - Yếu tố chi phí nhân công - Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài - Yếu tố chi phí bằng tiền. Cách phân loại này giúp cho Công ty lập dự toán chi phí trong kỳ, lập kế hoạch cung cấp vật tư, lập kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động. * Theo công dụng kinh tế: 5 khoản mục chi phí - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. - Khoản mục chi phí sản xuất chung - Khoản mục chi phí bán hàng - Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính là nghiên cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những chuẩn đoán. Mọi khía cạnh phân tích đều liên quan nhà quản lý doanh nghiệp quyết định đến sự hình thành vốn kinh doanh đầu cũng như nguồn vốn huy động. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Đồng thời tình hình tài chính tốt hay xấu có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua các báo cáo tài chính do Phòng kế toán lập sẽ cung cấp cho những người có liên quan biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính của những đối tượng khác nhau là khác nhau, nhưng những số liệu trên các báo cáo đó mà để nguyên thì cũng không nói lên được điều gì. Vì vậy việc phân tích các báo cáo tài chính sẽ giúp cho những người quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại có khả quan không. Thông qua các số liệu của "Bảng cân đối kế toán" và "Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh" của Công ty năm 2003 sẽ giúp chúng ta đi sâu vào phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Trước khi đi vào phân tích chi tiết, ta đi vào phân tích chung tình hình tài chính doanh nghiệp. 2.5.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 2.11.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2002-2003 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/ 2002 Tổng doanh thu 44053 Các khoản giảm trừ 932 145 15% Chiết khấu bán hàng 184 49 26% Giảm giá bán hàng 0 0 0 Hàng bán trả lại 0 0 0 Thuế DT, XNK phải nộp 748 96 12,8 1. Doanh thu thuần 73502 43908 59% 2. Giá vốn hàng bán 60510 36.210 59% 3. Lợi nhuận gộp hoạt động sản xuất kinh doanh 12993 7.678 59% 4. Chi phí bán hàng 60.510 36.210 59% 5. Chi phí QLDN 13.370 6.172 46% 6. Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh 809 343 42% - Thu nhập HĐTC 0 125 125% - Chi phí HĐTC 52 85 163% 7. Lợi nhuận HĐTC (52) 40 76% - Thu nhập HĐBT 938 1147 122% - Chi phí HĐBT 1193 1139 95% 8. Lợi nhuận TCBT (245) 8 3,2% 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 503 391 77% 10. Thuế TNDN 161 125 77% 11. Lợi nhuận sau thuế 342 266 77% Cách phân loại này cho phép phân tích đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực, tính giá thành theo khoản mục, phân tích cơ cấu giá thành và từ đó đề ra được phương hướng biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành. Trong các khoản mục chi phí trên, mỗi khoản mục lại gồm nhiều điều khoản chi phí khác nhau. Trong đó có những khoản chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng sử dụng, có những khoản liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này cho các đối tượng theo công thức sau: Chi phí chung cần phân bổ cho = từng đối tượng Tổng chi phí chung cần phân bổ Tổng tiêu thức của tất cả các đối tượng sử dụng x tiêu thức * Kế hoạch giá thành và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của một số sản phẩm chủ yếu. Kế hoạch giá thành là một trong những kế hoạch của Công ty được lập hàng năm. Trên cơ sở lập kế hoạch giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá kế toán ra lập kế hoạch giá thành của từng đơn vị sản phẩm. Việc lập đơn vị giá thành giúp cho Công ty có cơ sở để phấn đấu hạ thấp giá thành của sản phẩm. Do điều kiện có hạn em xin đi sâu vào tìm hiểu giá thành cảu một loại sản phẩm đó là máy tiện T640A x 1500 Bảng 2.12. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của máy tiện T640A x 1500 Đơn vị: Đồng Khoản mục chi phí Máy tiện T640A x 1500 TH / KH KH TH 1. Chi phí NVLTT 50.513.657 51.297.253 101% 2. Chi phí NCTT 12.067.968 12.067.968 100% 3. Chi phí SXC 23.918.375 24.256.615 101% 4. Chi phí bán hàng 927.382 1.082.000 116% 5. Chi phí QLDN 8.514.000 7.206.296 84% Giá thành toàn bộ ĐVSP 95.581.382 95.910.132 100% Chi phí sản xuất chung là do một trong 6 nhân tố trên. Do đó Công ty cần tìm hiểu xem nhân tố nào tăng và việc tăng đó có hợp lý hay không, nếu không thì do đâu để tìm cách khắc phục cho kỳ tới. Khoản chi phí bán hàng kỳ thực tế cũng tăng so với kỳ kế hoạch. Công ty cũng cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khoản mục chi phí này tăng để khắc phục. Nếu khoản mục chi phí QLDN không giảm thì giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế còn tăng cao hơn nữa. Vậy muốn giảm được giá thành sản phẩm Công ty cần đi sâu phân tích tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tăng và nhân tố đó là chủ quan hay khách quan để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. Bảng 2.13: Bảng cân đối kế toán Ngày 31/12/2003 Đơn vị: Triệu đồng Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm So sánh (1) (2) (3) (4) 4/3 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 36.487 44.439 122% 1. Tiền 110 761 2.960 389% 2. Tiền mặt tại quỹ 111 8 64 800% 3. Tiền gửi Ngân hàng 112 753 2.895 384% II . Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 1. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 (10.307) III. Các khoản phải thu 130 11.664 11.198 96% 1. Phải thu của khách hàng 131 2.976 2.934 98% 2. Trả trước cho người bán 132 7.002 7.848 112% 3. Phải thu nội bộ 133 0 0 4. Phải thu khác 138 329 417 126% 5. Các khoản nợ đã xác định chưa thanh toán 139 1.357 0 IV. Hàng tồn kho 140 21.839 28.469 130% 1. Hàng mua đang đi đường 141 0 0 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 4.806 6.810 141% 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 701 900 128% 4. Chi phí SXKD dở dang 144 9.956 9.807 98% 5. Hàng tồn kho 145 6.375 10.952 171% V. TSLĐ khác 150 2.196 1.660 75% 1. Tạm ứng 151 926 1.168 126% 2. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 1.267 491 38% VI. Chi sự nghiệp 160 26 151 580% 1. Chi sự nghiệp năm nay 26 151 580% B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 22.275 30.228 135% I. TSCĐ 13.646 22.002 161% 1. TSCĐ hữu hình 211 13.646 22.002 161% 2. Nguyên giá 38.751 47.789 123% 3. Hao mòn luỹ kế 213 -250.105 -25.787 10% II. Các khoản đầu tư dài hạn 220 7.898 7.898 100% 1. Góp vốn liên doanh 222 7.898 7.898 100% III. CFXD CBDD 230 730 328 44% Tổng 250 58.762 74.668 127% Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm (1) (2) (3) (4) A. Nợ phải trả 300 32.240 39.097 I/ Nợ ngắn hạn 310 32.114 34.765 1. Vay ngắn hạn 311 21.716 2.363 2. Nợ dài đến hạn trả 312 0 0 3. Phải trả người bán 313 1.553 22 4. Người mua trả tiền trước 314 4.610 652 5. Các khoản phải nộp Nhà nước 315 1.887 1.969 6. Phải trả công nhân viên 316 1.287 1.218 7. Các khoản phải trả, phải nộp 318 1.060 1.202 II/ Nợ dài hạn 320 126 4.332 1. Vay dài hạn 321 126 3.675 2. Nợ dài hạn 322 0 657 B. Nguồn vốn CSH 400 26.522 35.570 I/ Nguồn vốn quỹ 410 26.422 34.740 1. Nguồn vốn quỹ 417 26.422 34.740 2. Nguồn vốn kinh doanh - 77 -711 3. Lãi chưa chia năm trước 478 64 215 4. Quỹ khen thưởng phúc lợi 420 81 127 II/ Nguồn kinh phí 100 830 1. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 100 830 Tổng 58.762 74.668 Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán bằng tiền mặt của một doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan tới việc xem xét liệu doanh nghiệp có khả năng trả được nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán hay không. Các tỷ số phản ánh các khả năng thanh toán gồm các hệ số theo bảng 2.14: Bảng 2.14: Các hệ số tài chính Các hệ số tài chính ĐK CK Xu thế A- Các hệ số Kn thanh toán: TSLĐ 1- Kn thanh toán hiện hành = Nợ NH 44.439 =1,14lần 34.765 36.487 = 1,28 lần 32.116 TSLĐ -HTK 2- Kn thanh toán nhanh = Nợ NH 0,11% 0,17% B- Các hệ số về cơ cấu tài chính: TSLĐ 1- Cơ cấu TSCĐ = TTS 23,2% 29,4% NVCSH 2- Tự tài trợ = TTS 22.275 x100%=37,9l 58.762 30.228 x 100%=40,5% 74.668 VCSH 3- Hệ số tự chủ về vốn = TNV 45,1% 47,6% Phần 3 đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3.1. Đánh giá nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp * Những điểm mạnh của Công ty Với những điều đã biết ở trên ta thấy Công ty cơ khí Hà Nội có những điểm nổi bật như sau: - Công ty có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, có mặt bằng rộng. Nhờ đó Công ty có lợi thế trong việc giao dịch với các đối tác và điều này tạo điều kiện cho kế hoạch đầu tư chiều sâu cho hoạt động sản xuất. - Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty có dây chuyền thiết bị cơ khí nhỏ chuyên sản xuất máy công cụ công nghiệp và thiết bị công nghiệp, có một hệ thống khép kín từ khâu tạo phôi đến khâu gia công và lắp ráp... cộng với kinh nghiệm 44 năm chế tạo máy công cụ mà những sản phẩm của Công ty có sự đồng bộ cao và mức độ hoàn thiện của các sản phẩm ngày càng cao. - Đối với sản phẩm của Công ty thì do Công ty có một cơ sở vật chất đảm bảo và hơn nữa sản phẩm của Công ty đã được cấp chứng chỉ chất lượng AIA cấp. Điều này đã giúp sản phẩm của Công ty có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và đang dần khẳng định mình trên thị trường Quốc tế. - Đối với nguồn lực con người trong Công ty: Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề trong lĩnh vực chế tạo máy, một nội bộ đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau vì mục đích phát triển chung của Công ty. Đây là một điểm mạnh đã góp phần lớn vào những thành công mà Công ty đã đạt được, do vậy mà "Tăng cường đầu tư nguồn nhân lực cho Công ty trên cơ sở tăng cường công tác tuyển dụng lao động có trình độ và đào tạo cán bộ" được Công ty coi là nhiệm vụ chiến lược năm 2003 và trong những năm tiếp theo. - Do được hưởng cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập nên Công ty có thể chủ động về tài chính, tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự cân đối các hoạt động kinh doanh và đầu tư. - Tổ chức tốt các phong trào phát huy sáng kiến, kỷ luật lao động, chế độ thưởng phạt nghiêm minh luôn là động lực thúc đẩy và khuyến khích người lao động. * Những điểm yếu của Công ty Ngoài những điểm mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong sản xuất kinh doanh thì Công ty cũng gặp không ít những khó khăn do những tồn tại sau: - Mặc dù cơ sở vật chất có đồng bộ trong việc sản xuất một số sản phẩm nhưng vẫn có những khuyết điểm: Thiết bị và công nghệ cũ, lạc hậu (75% thiết bị và máy móc đã hoạt động trên 20 năm), mất cân đối giữa khâu tạo phôi và khâu gia công khí, cơ sở hạ tầng và môi trường bị xuống cấp. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít tới năng suất lao động của cán bộ công nhân viên của Công ty, cũng ảnh hưởng tới chất lượng và mức độ hoàn thiện của một số bộ phận. Về mức độ phong phú đa dạng của sản phẩm thì Công ty còn đang gặp khó khăn. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty được sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho thị trường truyền thống của mình như thị trường máy công cụ, thị trường phụ tùng ngành mía đường. Cho nên, Công ty đã bỏ qua rất nhiều cơ hội của mình trên thị trường sản phẩm khác. - Công ty chưa thực sự quan tâm tới công tác hoạch định chiến lược tổng thể. - Công ty chưa có bộ phận Marketing hoạt động độc lập với các phòng ban khác. Do đó các vấn đề về sản phẩm, giá cả phân phôi, chiêu thị, chưa được xem xét một cách có hệ thống. Chế độ kế toán mới có nhiều ưu điểm phù hợp với cơ chế quản lý mới, tuy nhiên việc áp dụng chế độ kế toán này vào các doanh nghiệp có nhiều nơi thực hiện chưa chuẩn xác. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tế tại các Doanh nghiệp là rất cần thiết. 3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh hợp lý phù hợp với nhu cầu thị trường. Do đó các doanh nghiệp phải lấy phương châm kinh doanh hướng ra thị trường lấy nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng làm xuất phát điểm, làm động lực, mục tiêu của quá trình kinh doanh. Với xu hướng hội nhập toàn cầu hoá trong nền kinh tế thì sản phẩm cũng phải mang tính quốc tế, nó là công cụ để đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Qua quá trình thực tập tại Công ty cơ khí Hà Nội, em thấy các sản phẩm của công ty tuy có chất lượng nhưng người tiêu dùng vẫn chưa biết nhiều tới thương hiệu HAMECO, hay nói cách khác sản phẩm của công ty vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt, vẫn chưa ăn sâu vào tâm trí khách hàng. Hơn nữa khi sắp bán các sản phẩm ra thị trường nước ngoài công ty vẫn chấp nhận sự thiệt thòi về giá so với thực tế chất lượng của sản phẩm vì không có thương hiệu. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng hiện nay khi nước ta đang dần hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế. Vì thế hướng đề tài tốt nghiệp của em chọn và trình bày là : " ứng dụng Marketing phát triển thương hiệu cho sản phẩm HAMECO". Để góp thêm sức mạnh với Công ty, đồng thời cũng mong muốn được học hỏi, trau dồi kiến thức thâm nhập thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cùng với những kiến thức đã học trong nhà trường em rất mong muốn được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Công ty cơ khí Hà Nội. Kết luận Với tất cả những gì khái quát mà em hiểu biết sau thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty cơ khí Hà Nội đã giúp em có được những hiểu biết rộng hơn về tình hình sản xuất kinh doanh trên thực tế, giúp em có thêm được những kiến thức sâu hơn, thiết thực hơn về chuyên ngành mình đang học và nghiên cứu. Trong một thời gian có hạn cùng kiến thức về chuyên môn còn chưa chín mồi, nên báo cáo tổng hợp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Công ty cùng thầy giáo hướng dẫn để giúp em trong thời gian tới có được một bản chuyên đề hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này./. Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2004 Sinh viên thực tập Phạm Văn Điềm tài liệu tham khảo 1-Bài giảng Quản trị Marketing, Nguyễn Tiến Dũng, Hà Nội, 2003. 2-, Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, Ngô Trần ánh (Chủ biên), NXB Thống kê, 2000. 3- Tự biên soạn nội bộ, Tạp chí kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Công ty cơ khí Hà Nội 12/4/1958 - 12/4/2000. 4- Giáo trình quản lý tài chính, Vũ Việt Hùng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. 5- Kế toán quản trị, PGS. TS. Vương Đình Huệ, NXB Tài chính, 2000. 6- Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2002, 2003 của Công ty cơ khí Hà Nội. nhận xét của đơn vị thực tập Họ và tên sinh viên: Phạm Văn Điềm Lớp: QTDN - K39 Địa điểm thực tập: Công ty Cơ khí Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC498.doc
Tài liệu liên quan