Khái niệm thị trường của doanh nghiệp: mô tả thị trường doanh nghiệp theo tiêu thức tổng quát, thị trường của doanh nghiệp bao gồm:
- Thị trường đầu vào: liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thị trường đầu ra:
+ Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm.
+ Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý.
+ Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ.
Theo Mc Carthy: “Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó”
- Thị trường trọng điểm:
Mục tiêu của việc xác định thị trường của doanh nghiệp là tìm kiếm, lựa chọn thị trường trọng điểm (thị trường mục tiêu): Thị trường trọng điểm được hiểu là nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn chinh phục.
Cách tốt nhất thường được sử dụng để xác định thị trường trọng điểm của doanh nghiệp là kết hợp một cách đồng bộ cả ba tiêu thức khách hàng, sản phẩm và địa lý. Trong đó: tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ là tiêu thức chủ đạo.
64 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng marketing trong hoạt động kinh doanh của công ty ADsoft-Corp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin đại chúng để lôi cuốn người mua.
b. Khuyến mại:
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
c. Trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ:
Trưng bày, giới thiệu hàng hoá dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tàu liệu về hàng hoá để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó.
d. Hội chợ, triển lãm thương mại:
Là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.
e. Xúc tiến bán hàng:
Xúc tiến bán hàng là những kỹ thuật đặc thù nhằm gây ra một sự bán hàng tăng lên nhanh chóng nhưng tạm thời do việc cung ứng một lợi ích ngoại lệ cho người phân phối, người tiêu thụ hay người tiêu dùng cuối cùng.
f. Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu hàng hoá:
Thương hiệu hàng hoá là giá trị vô hình của doanh nghiệp và là tài sản quý giá của quốc gia, bởi vậy nhận được sự quan tâm của Nhà nước và doanh nghiệp.
g. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác:
Quan hệ công chúng (public relation) là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước như: nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, đóng góp từ thiện
Các hoạt động khuyếch trương khác có thể như: hoạt động tài trợ, hoạt động họp báo, tạp chí của công ty.
Công chúng là một nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng hiện tại hay tiềm ẩn đến khả năng thành công của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình.
II. Khái quát về hoạt động marketing trong doanh nghiệp
1. Chức năng marketing trong doanh nghiệp
Cũng như các chức năng khác trong doanh nghiệp, nhiệm vụ cơ bản của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sản xuất tạo ra sản phẩm. Xét về yếu tố cấu thành của nội dung quản lý thì marketing là một chức năng có mối liên hệ thống nhất với các chức năng khác, là đầu mối quan trọng của một cơ thể quản lý thống nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Xét về quan hệ chức năng thì marketing vừa chi phối, vừa bị chi phối bởi các chức năng khác.
2. Những vấn đề cơ bản về kế hoạch marketing
2.1 Khái niệm về kế hoạch marketing
Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích môi trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng với những mục tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sản phẩm cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cần thiết để thực hiện những mục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán những khoản thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập một ngân sách cho phép thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
2.2 Vị trí của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp:
Kế hoạch marketing giữ vị trí trung gian giữa các lựa chọn chính sách chung của doanh nghiệp và các chiến thuật, nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể cần thực hiện hàng ngày.
Thị trường phần mềm công nghệ thông tin của Việt Nam
Nước ta được đánh giá có tiềm năng phát triển công nghiệp phần mềm (CNPM), ngành công nghiệp này là nơi thu hút nhiều lao động trẻ, có trình độ cao trong nước và việt kiều ở nước ngoài. Phần mềm và công nghệ thông tin ngày càng được phổ cập với gần 20 triệu người sử dụng Internet. Tuy mới phát triển, nhưng CNPM nước ta đã tạo việc làm cho trên 48 nghìn lao động, có mức tăng trưởng hàng năm trên 40%, đạt doanh thu gần 500 triệu USD và kim nganch xuất khẩu trên180 triệu USD trong năm 2007. Có thể nói, CNPM nước ta đã có những bước tiến quan trọng, dần xác lập được vị thế trên bản đồ thế giới, được xem là một trong 20 thị trường hấp dẫn toàn cầu.
1.Thị trường phần mềm Việt Nam bước khởi đầu hứa hẹn:
Theo đà phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), thị trường phần mềm nước ta đã có sự tăng trưởng khá mạnh. Từ năm 2000 đến 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường nội địa đạt trên 32%/năm. Trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ phần mềm gần đây, thị trường trong nước chiềm khoảng 2/3. Theo nhiều phân tích thì cơ quan hành chính sự nghiệp và công ty Nhà nước vừa qua đã là những khách hàng tiềm năng của Công nghệ Phần Mềm (CNPM) Việt Nam, chiếm 1/3 tổng chi tiêu cho CNTT cả nước.
Gần đây, trong xu thế hội nhập, việc ứng dụng CNTT trong các ngành viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí... đã gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hạn chế lớn về thị trường của DNPM trong nước vẫn là thiếu thông tin và thị trường không ổn định. Để định hướng phát triển thị trường, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) cho rằng, cần có những biện pháp kích cầu, không chỉ đơn thuần bỏ tiền ngân sách mua phần mềm mà quan trọng là phải đặt ra chuẩn mực, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nên mua phần mềm nào cho hiệu quả và khuyến khích việc sử dụng những phần mềm nội địa.
Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song mức độ ứng dụng có nhiều khác biệt. Số liệu công bố cho thấy 81,8% tổng công ty 91 có sử dụng CNTT, đến tổng công ty 90 còn 50%, công ty độc lập- 26,8%, còn các dạng công ty khác chỉ có 25%.
Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được quan tâm nhiều nhất là phần mềm quản lý doanh nghiệp, tiếp đó là phần mềm quản lý bán hàng và vật tư. Tuy nhiên, cái mà doanh nghiệp cần cũng mới chỉ là phần mềm phổ cập, mang giá trị thấp, có thể cung cấp hàng loạt như phần mềm kế toán. Một trong những sản phẩm được đánh giá có tiềm năng là phần mềm quản lý, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) song mới chỉ có chừng 3% số doanh nghiệp được khảo sát quan tâm, chừng 7% có nhu cầu, số còn lại dường như chưa có khái niệm về việc sử dụng sản phẩm này.
Thị trường xã hội mới tập trung vào phần mềm giải trí với những trò chơi trực tuyến, phần mềm dịch vụ gia tăng cho thiết bị thông tin di động và các phần mềm cho giáo dục đào tạo. Sự bùng nổ của trò chơi M.U Online cuốn hút hàng trăm nghìn người tham gia chỉ trong một thời gian ngắn, đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Tuy chỉ bắt đầu bước vào thị trường xuất khẩu trong vòng 10 năm gần đây, song phần mềm xuất khẩu Việt Nam đã có nhịp độ tăng trưởng khá nhanh. Nhiều công ty phần mềm đã vươn tới những thị trường lớn ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu hàng năm không ngừng gia tăng (từ 70 triệu USD năm 2005 lên 110 triệu USD năm 2006, tăng 57%, đạt 180 triệu USD, tăng gần 64% trong năm 2007). Doanh nghiệp phần mềm nước ta đã tìm được những khách hàng lớn để gia công xuất khẩu nhưng chủ yếu mới là dịch vụ và đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và những nước đang phát triển. Gần đây, thị trường Nhật Bản đang nổi lên như một lựa chọn ưu tiên với những doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch đầu tư mở rộng dịch vụ phần mềm tại Việt Nam.
2.Hiện trạng doanh nghiệp CNPM
Cho đến năm 2008, trên địa bàn cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh phần mềm, song số thực sự sản xuất mới có trên 750 doanh nghiệp. Trong số này, trên 52% ở thành phố Hồ Chí Minh, 40% ở Hà Nội, các địa phương khác khoảng 8%.. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương thu hút mạnh nhất các công ty phần mềm hoạt động; các địa phương khác đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Trong cơ cấu doanh nghiệp phần mềm, trên 86% là những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân; 8% là những doanh nghiệp liên doanh hoặc100% vốn nước ngoài; số doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5,1% Nhiều tổ chức nước ngoài tuy chỉ mới thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam, nhưng lại giành được những hợp đồng lớn để cung cấp giải pháp phần mềm, đã đẩy nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vào thế bị cạnh tranh gay gắt ngay tại sân nhà.
Trong số những doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động, khoảng 150 doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm, một số ít có quy mô trung bình từ 100 đến 150 lao động.; đã xuất hiện một vài doanh nghiệp có hàng nghìn lập trình viên, Trong đó, công ty phần mềm FPT (FPT Soft) với 2.500 người làm việc đã trở thành DNPM lớn nhất Đông Nam Á. Mặc dù vậy, đại bộ phận doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn còn trong quy mô nhỏ, thậm chí chỉ có chừng 10 lao động; thiếu lao động có kỹ năng chuyên môn nhất là lao động quản lý và làm việc theo nhóm. Đây chính là hạn chế trong mong muốn khẳng định thương hiệu phần mềm doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, đội ngũ lao động phần mềm và nội dung số đã phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 35% đến 40%. Cả nước hiện có 99 đại học, 105 trường cao đẳng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin; ngoài ra, còn có 72 trung tâm đào tạo liên kết với nước ngoài cấp bằng CNTT. Số sinh viên nhận bằng kỹ sư và cử nhân CNTT hàng năm lên khoảng 10 nghìn người, nhưng vẫn là con số quá nhỏ so với nhu cầu đòi hỏi hiện nay.
3.Thách thức và triển vọng
Cho dù có những lợi thế cơ bản, song trong thực tiễn CNPM nước ta đang còn nhiều điểm yếu, chịu nhiều thách thức mà trước hết là, cạnh tranh toàn cầu và trong khu vực ngày càng quyết liệt với sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á.
Trong bối cảnh cạnh tranh; hạn chế về số lượng và quy mô doanh nghiệp phần mềm nhỏ bé đang là trở ngại. Với quy mô chưa đến 50 lao động trong một doanh nghiệp và chừng 100 lao động phần mềm ở những doanh nghiệp Outsourcing; trong khi liên kết hỗ trợ còn lỏng lẻo, đã đặt doanh nghiệp xuất khẩu trước những khó khăn. Đây cũng là thách thức.to lớn đối với công nghiệp phần mềm cả nước ..
Cùng với quy mô doanh nghiệp nhỏ, cơ sở luật pháp nhất là về sở hữu trí tuệ (SHTT) chưa đủ mạnh nên tỷ lệ vi phạm quyền SHTT phần mềm còn cao. Hạn chế này đòi hỏi Nhà nước phải thực thi những giải pháp mạnh để tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể SHTT trong CNPM.
Đội ngũ lao động tuy được đào tạo nhiều về số lượng, nhưng về kỹ năng nhất là trình độ quản lý và ngoại ngữ còn là điểm yếu; thiếu nghiêm trọng đội ngũ nhà quản lý chương trình và nhà quản lý dự án, đòi hỏi phải có những chuyển hướng mạnh mẽ trong đào tạo, đặc biệt là đào tạo đội ngũ các nhà quản lý và làm việc theo nhóm.
Trong xu thế phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của CNTT toàn cầu; từ sự thiếu hụt của đội ngũ chuyên gia CNTT thế giới, áp lực giảm giá và tăng năng suất trong ngành CNPM ở các nước phát triển đã hình thành trào lưu thuê gia công phần mềm và dịch vụ nước ngoài của các công ty, tập đoàn CNTT đa quốc gia và những doanh nghiệp lớn. Nhiều thị trường có nhu cầu thuê gia công phần mềm đã hình thành ở Nhật Bản, Úc, Canada, Singapore, Mỹ và các nước châu Âu. Cùng với nhu cầu này, sự vượt lên của Ấn Độ, Trung Quốc, Ixraen... đã tạo áp lực cạnh tranh, buộc nhiều công ty phần mềm ở những nước phát triển phải chuyển hướng thuê gia công sang những nước đang phát triển. Với sự quan tâm, thực thi chính sách ưu tiên hỗ trợ của Chính phủ, đây sẽ là cơ hội để ngành CNPM nước ta có thể mở rộng thị trường, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Thế mạnh và sự hấp dẫn của CNPM đã được nhấn mạnh trên các mặt: Nước ta có dân số trẻ, trên 60% trong tuổi lao động; hầu hết nhân lực CNTT có trình độ cao, ở lứa tuổi trẻ, năng động và ham học hỏi. Các trường đại học Việt Nam tăng nhanh việc đào tạo CNTT và thu hút được nhiều sinh viên giỏi theo học. Sự hấp dẫn của thị trường gia công phần mềm còn ở chỗ, chi phí hoạt động và giá thuê nhân công tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ và chừng 1/2 so với Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam có nền văn hoá mở, gần gũi với nhiều quốc gia; người Việt thân thiện, cởi mở dễ thích nghi là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động thuê gia công phần mềm. Trong điều kiện chính trị, an ninh ổn định, an toàn xã hội được đảm bảo, CNPM Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư CNTT nước ngoài.
Phát triển CNTT, đặc biệt là CNPM là chủ trương ưu tiên của lãnh đạo Nhà nước, là một trong những hướng đi tắt, đón đầu để công nghiệp hoá đất nước. Thời gian qua, CNTT đã trở thành ngành kinh tế mũi, nhọn có tốc độ phát triển cao nhất và giá trị đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày một lớn, trở thành ngành có sức hấp dẫn, thu hút mạnh đầu tư trong, ngoài nước. Những hoạt động hợp tác đầu tư CNPM với nhiều nước diễn ra sôi nổi những năm gần đây đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp với nhiều kế hoạch đầu tư lớn Đây là động thái quan trọng mở đường cho sự phát triển thị trường gia công phần mềm và sự trưởng thành, lớn mạnh của các doanh nghiệp phần mềm trong nước.
4. Mục tiêu và những định hướng cơ bản phát triển CNPM Việt Nam
CNPM ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực KT-XH, có vai trò cốt lõi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo những khả năng, phương thức trao đổi, giao dịch và nhất là tư duy mới cho người lao động. CNTT và CNPM đã và đang trở thành phương tiện chủ lực để nâng cao năng lực canh tranh, hiện đại hoá với chi phí thấp; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý và nhất là chất lượng đời sống văn hoá-xã hội. Từ vai trò quan trọng của ngành công nghiệp này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển CNPM đến năm 2010.Theo đó, quan điểm phát triển CNPM nước ta được tập trung vào:
+ Khuyến khích, ưu đãi tối đa, tập trung nguồn lực, tạo mọi thuận lợi cho đầu tư, phát triển để ngành công nghiệp này trở thành ngành kinh tế trọng điểm;
+ Phát triển nhân lực CNPM cả về số lượng và chất lượng theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa nguồn lực cho nhiệm vụ này; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu phát triển công nghệ và sản xuất;
+ Chú trọng phát triển, tập trung vào gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài đồng thời mở rộng thị trường trong nước; coi trọng một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả KT-XH cao, thay thế phần mềm nhập khẩu đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT.
Trên quan điểm này, mục tiêu đến năm 2010 đã hướng vào:
Nâng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lên từ 35% đến 40% để năm 2010 đạt tổng doanh thu 800 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu phải đạt 40%;
Đưa tổng số nhân lực phần mềm, dịch vụ phần mềm lên từ 55 nghìn đến 60 nghìn người với năng suất lao động bình quân 15.000USD/ngưới/năm;. Ít nhất phải có 10 doanh nghiệp phần mềm trên 1.000 lao động; 200 doanh nghiệp trên 100 người; vươn lên đứng vào nhóm 15 nước hấp dẫn nhất thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm;
Giảm tỷ lệ vi phạm quyền SHTT lĩnh vực CNPM xuống bằng mức trung bình khu vực.
Từ mục tiêu cần đạt, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNPM, đặc biệt là đẩy mạnh gia công xuất khẩu. Những biện pháp đề ra được thực hiện với những nỗ lực nhằm:
Hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng đất, hỗ trợ và tăng cường đầu tư cho CNPM;
Phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Khuyến khích thành lập đại học CNTTgắn kết với doanh nghiệp; Đẩy mạnh đào tạo phi chính quy và mở rộng đào tạo bằng tiếng Anh, tiếng Nhật;
Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu phần mềm Việt Nam cả ở trong nước và trên thế giới;
Hỗ trợ và nâng cao năng lực Outsourcing cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi để thực hiện quy trình quản lý sản xuất phần mềm quốc tế (CMMI), chuyển giao công nghệ, thiết lập và phát triển những liên kết ngành;
Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận tiện đồng thời với thực thi bảo vệ quyền SHTT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư;
Sau cùng là tăng cường hạ tầng truyền thông, Internet; nâng cao chất lượng, giảm giá cước; ưu đãi kết nối đường truyền đặc biệt đối với các khu phần mềm tập trung.
Sự phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế của CNPM nước ta đã khẳng định tính đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Viết Nam có thế mạnh và những cơ hội để phát triển CNPM, đặc biệt là trong lĩnh vực gia công và làm dịch vụ IT. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và vai trò tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA; với vị trí của mình; sự vươn lên, chủ động, mạnh dạn trong đầu tư hoàn thiện quy trình, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp sẽ là động lực quan trọng đẻ thúc đẩy phát triển toàn ngành.
Tiềm năng của thị trường phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn tại Việt Nam
1. Tiềm năng du lịch Việt Nam:
Việt Nam có một tiềm năng du lịch rất lớn.
Với rất nhiều danh lam thắng cảnh trải dài từ bắc vào nam, một dân tộc với 4000 năm lịch sử vẻ vang, một nền chính trị ổn định, người dân Việt Nam hiếu khách, đường bờ biển dài Việt Nam là một địa chỉ du lịch hấp dẫn trên thế giới. Cùng với sự kiện Vịnh Hạ Long được bình chọn là kì quạn thiên nhiên của thế giới, Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới.
Những năm gần đây, ngành du lịch được chính phủ quan tâm nhiều hơn với các kế hoạch và dự án lớn nhằm thúc đẩy ngành du lich phát triển mạnh mẽ: Các hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam, các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế (Miss World, Festival Huế) được tổ chức tại các điểm du lịch lớn như Hạ Long, Nha Trang, Huếvà gần đây là các cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2009 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Việt Nam trong con mắt bạn bè và du khách quốc tế có một vị trí, một bản sắc văn hóa riêng biêt mà độc đáo và dành được những thiện cảm nhất định
Theo số liệu từ Tổng cục du lịch Việt Nam: liên tục trong vòng 5 năm (2003-2008) lượng khách du lịch đến nước ta tăng nhanh kỉ lục:
Tổng cộng trong cả năm 2003 lượng khách du lịch đến Việt Nam là 2.438.735 lượt, năm 2004 là 2.927.876 lượt tăng 20% so với 2003, năm 2005 là 3.467.757 lượt tăng 18.4% so với 2004 , 2006 lước đạt 3.583.486 lượt tăng 3% so với năm 2005, năm 2007 con số này là 4.171.564 lượt tăng 16% so với năm 2006, và trong năm 2008 vừa qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.253.740 lượt, tăng 0,6% so với năm 2007.
Phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn – một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy triển vọng
Ở Việt Nam, viêc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà hàng, khách sạn những năm gần đây bắt đầu được quan tâm khi yêu cầu đặt ra đối với lĩnh vực nhà hàng khách sạn ngày càng chuyên nghiêp và khắt khe hơn. Nó là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như đẳng cấp của bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào..
Các sản phẩm phần mềm về quản lý nhà hàng, khách sạn được phát triển rất sớm từ các công tỵ thiết kế phần mềm của Mỹ và Châu Âu tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam các sản phẩm này trở nên không phù hợp vì tính tương tác không cao đó là không kể việc lắp đặt đòi hỏi khách sạn phải đáp ứng được những yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe về trang thiết bị, đội ngũ nhân viên có trình độ cao và giá thành của chúng rất cao (khoảng từ vài chục ngàn usd trở lên, một bản phần mềm FIDELIO của MICROS có giá không dưới 30.000 usd) do đó chỉ phù hợp với các khách sạn lớn và cao cấp như: Hilton, Deawoo, Sofitel Plaza, Sheraton, Horrizon
Nhận thấy được điều này hàng loạt các công ty phần mềm của Việt Nam đã tham gia vào lĩnh vực đầy triển vọng này. Những cái tên như: Trí Tuệ Việt(Vsoft), Trí Tuệ Trẻ, Anh Minh, SGTR, ADsoft, ATOđược giới quản lý nhà hàng khách sạn cả nước biết đến với những phiên bản phù hợp với người Việt Nam hơn, giá cả rẻ hơn, có tính tương tác tốt hơn và nó thích nghi với đặc điểm và điệu kiện đặc thù của từng khách sạn hơn. Khách sạn càng lớn việc quản lý càng phức tạp và khó khăn, các sản phẩm phần mềm quản lý hỗ trợ rất tốt vấn đề này. Nó làm tăng độ mạnh trong quản lý và điều hành, cắt giảm bớt nhân lực thừa và nhàn rỗi, giúp quản lý và lưu trữ thông tin chính xác.
Sự chuyên nghiệp, chính xác, kịp thời, tận tuy tạo nên đẳng cấp cho các khách sạn và nhà hàng lớn. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng khốc liệt và ác liệt hơn. Khách du lịch nhất là khách quốc tế luôn có những đòi hỏi và tiêu chuẩn khắt khe, họ sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho các dịch vụ ăn nghỉ cao cấp. Có thể khẳng định lĩnh vực phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn là một ngành có triển vọng và lơi nhuận rất lớn.
Chương II: Thực trạng hoạt động marketing của
công ty Adsoft-corp
I. Khái quát về công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin Adsoft-corp
1.Đặc điểm của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin.
a. Giới thiệu chung về công ty.
- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tên giao dịch quốc tế: Software Development And Application Information Technology corp.
- Tên viết tắt là: ADSOFT- CORP.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin ( ADSOFT – CORP ) Số: 0103011487 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội, Phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 28 tháng 03 năm 2004.
- Vốn điều lệ: 1 tỷ đồng.
- Danh sách cổ đông sáng lập gồm:
Số thứ tự
Tên cổ đông
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức.
Số cổ phần
1
Bùi Đức
Số nhà 28 phố Mạo Khê, khu Vĩnh Tuy I, Thị Trấn Mạo Khê, Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh.
350 Triệu đồng
2
Trần Bá Di
Số 63/6 Pasteur phường Bến Nghé, quận I Thành Phố Hồ Chí Minh.
330 Triệu đồng
3
Nguyễn Quang Huy
Số 126 A Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân - Hà Nội
320 Triệu đồng
- Trụ sở giao dịch chính là: phòng 1210, Building G4, Khu Đô Thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Tell: 04. 2214 1313/ 6269 1897
- Website: http:// www.ADSOFT-CORP.com
- E-mail: Adsoft@Adsoft-corp.com
b. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ADSOFT – CORP.
Được thành lập vào đầu năm 2004 với ba thành viên ở số 10 Lý Thường Kiệt đến đầu năm 2005 mở thêm chi nhánh ở 34A Hàn Thuyên Hà Nội, đến tháng 07 năm 2006 chuyển trụ sở chính về 45 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội và đến tháng 02/2009 chuyển trụ sở chính về Khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty cổ phẩn phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin ( ADSOFT – CORP ) là công ty tin học chuyên nghiên cứu, phát triển phần mềm ứng dụng cho Khách Sạn, Nhà Hàng, Khu Nghỉ..
Phần mềm Quản lý Khách Sạn, Nhà Hàng, resort ( FOLIO ) được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế CMMi, được phát triển từ năm 2004 với đội ngũ kỹ thuật trẻ, đam mê công nghệ, được sự tư vấn của nhiều chuyên gia co nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hành Khách Sạn như: Raju Nair (Indian), San Deep (Indian), Richard Chui (Singapore) Đặc biệt với phiên bản mới nhất năm 2009 (FOLIO Version 2009) được xây dựng trên các công cụ mới nhất của hãng Microsoft: Ngôn ngữ lập trình Donet, Microsoft.Net, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 trên nền Windows XP, Windows 2000. Đây là một hệ thống tổng thể, các phân hệ dễ dàng có thể liên kết được với nhau, từ phâmn hệ quản lý phòng (Front Office – FO) tới các điểm bán hàng ( Point of Sale – POS), phân hệ kế toán (Back Office – BO), tổng đài điện thoại (DABX), hệ thống VingCard, Tour Operation, Website đặt phòng trực tuyến (Online booking )Tạo thành một quy trình quản lý thống nhất, chặt chẽ. Giúp chủ đầu tư, các nhà Quản lý giám sát chi tiết mọi hoạt động diễn ra trong từng bộ phận của Khách Sạn. Hệ thống đưa ra các báo cáo phân tích tình hình tài chính một cách trực quan, sinh động giúp cho người quản lý, điều hành một Khách Sạn dễ dàng như trong thao tác với một trò chơi tại mọi thời điểm, mọi lúc, mọi nơi chỉ với một máy tính có kết nối Internet.
Với giao diện thân thiện theo tiêu chuẩn của hãng Microsoft, dễ sử dụng rất phù hợp với mô hình hiện nay của hệ thống Khách Sạn Việt Nam.
Bởi vậy trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty ADSOFT – CORP được nhiều khách hàng và các đối tác biết đến là một Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Công Nghệ thông tin có uy tín, đáng tin cậy trên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm phần mềm đã được triển khai và đưa vào sử dụng tại nhiều Khách Sạn, Resort đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các trung tâm du lịch lớn, đã chứng minh được tính thiết thực và hiệu quả của nó trong và được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao như:
- Khách Sạn Hoàng Gia Royal **** (Đài Loan ) tại Quảng Ninh.
- Khách Sạn SunFlower **** ( Hàn Quốc ) tại Hải Phòng.
- Khách Sạn Galaxy *** tại Hà Nội.
- Vạn Chài Sầm Sơn Resort *** tại Sầm Sơn – Thanh Hoá.
Và nhiều Khách Sạn, Nhà Hàng, khu nghỉ vừa và nhỏ khác
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
a.Cơ cấu lao động.
100% lao động đều có trình độ Đại học và trên Đại học có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc. Cụ thể tổng số lao động của Công ty ADSOFT - CORP trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động theo phòng ban của Công ty
(Đơn vị: người)
Phòng ban
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1.Hội đồng quản trị
3
3
3
3
2.Giám đốc
1
1
1
1
3.Phó giám đốc
2
2
2
2
4.Phòng kỹ thuật
5
5
5
5
5.Phòng triển khai
4
4
4
5
6.Phòng Marketing
4
5
5
5
7.Phòng kế toán
1
2
2
3
8.Phòng chăm sóc khách hàng
3
4
4
5
Tổng số lao động
23
26
26
29
(Nguồn: theo số liệu phòng kế toán của Công Ty)
b. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức của Công ty ADSOFT – CORP
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Giám Đốc Công Ty
Giám Đốc Công Ty
Phó Giám Đốc
Kỹ Thuật
Phó Giám Đốc
Điều Hành
Phó Giám Đốc
Kỹ Thuật
Phó Giám Đốc
Điều Hành
Phòng
Chăm sóc khách hàng
Phòng
kế toán
Phòng
Marketing
Phòng
triển khai
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng
Chăm sóc khách hàng
Phòng
kế toán
Phòng
Marketing
Phòng
triển khai
Phòng
Kỹ Thuật
* Hội đồng quản trị: là cơ quan quyền lực cao nhất được các cổ đông bầu ra thông qua Đại Hội Đồng cổ đông có trách nhiệm tập thể trong việc quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Công ty trong phạm vi pháp luật và điều lệ của Công ty quy định.
Ban kiểm soát: Do các cổ đông bầu ra thông qua Đại Hội cổ đông có trách nhiệm trước cổ đông và Pháp Luật về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của giám đốc, bộ máy tiến hành hoạt động của Công ty và việc chấp hành điều lệ của công ty cũng như nghị quyết, quyết định của Hội Đồng Quản trị và Đại Hội đồng cổ đông trong quá trình kinh doanh của Công ty.
Ban Giám Đốc: Do Hội đồng quản trị quyết định là người trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước Pháp Luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
+ Phó Giám đốc điều hành: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về các lĩnh vực: kinh doanh, khuếch trương hình ảnh của Công ty, cung cấp các thông tin về đối tác kinh doanh, phân tích thị trường của công ty trong thời gian hiện tại và thị trường trong tương lai
+ Phó Giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp giám đốc trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật như: thiết kế và lập trình phần mềm, tư vấn vể kỹ thuật, nghiên cứu thiết kế phần mềm mới
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Phó giám đốc còn gọi là Ban Quản Lý với các nhiệm vụ chính:
Xác định chiến lược phát triển dài hạn và ngắn hạn cho Công ty và lập kế hoạch.
Điều hành việc thực hiện các chiến lược đề ra.
Phát triển kinh doanh.
Xây dựng các quy định, chế độ chính sách chung của Công ty về nhân sự, lương, tài chính kế toán.
Các phòng ban chức năng:
+ Phòng kỹ thuật.
Là phòng quan trọng của công ty với các chức năng:
Nghiên cứu và lập trình phần mềm mới.
Tạo phần mềm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Hỗ trợ triển khai thực hiện hợp đồng trong việc lập trình sửa đổi theo yêu cầu của khách hàng.
- Tư vấn về kỹ thuật.
Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh sửa đổi sản phẩm theo các yêu cầu đặc thù.
Bảo hành chương trình sửa đổi.
+ Phòng triển khai.
Triển khai là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất một phần mềm nhằm mục đích cài đặt cho khách hàng, đâo tạo, sử dụng, hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu và đưa vâo hoạt động chính thức với các chức năng cơ bản sau:
Khảo sát thêm yêu cầu của khách hàng.
Tư vấn về xây dựng hệ thống thông tin.
Phối hợp với phòng kỹ thuật để sửa đổi, kiểm tra và tiếp nhận chương trình sửa đổi theo yêu cầu của khách hàng.
Cài đặt chương trình phần mềm cho khách hàng.
Đào tạo người sử dụng.
Hỗ trợ khách hàng sử dụng trong thời gian đầu.
Hỗ trợ bảo hành khi cần thiết.
+ Phòng Marketing.
Đây là một phòng quan trọng để xây dựng hình ảnh, thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường có các chức năng sau:
Nghiên cứu dự báo thị trường về nhu cầu thực tế và nhu cầu tiềm năng.
Tìm kiếm khách hàng.
Có kế hoạch và lập phương án tiếp thị, phát triển quan hệ khách hàng cũ và các khách hàng tiềm năng.
Tiếp nhận và tổng hợp các ý kiến của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của Công ty góp phần định hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn.
+ Phòng kế toán.
Có chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
Tồ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán ở Công ty theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê, của ngành và hướng dẫn của giám đốc điều hành.
Triển khai hoạt động hạch toán kế toán.
Thanh toán bù trừ các chứng từ.
Thanh toán điện tử.
Thanh toán liên ngân hàng.
Kiểm soát các chứng từ trước khi thu chi tiền mặt.
Kế toán việc chi tiêu nội bộ Công ty.
Hoạch toán các chứng từ gửi tiết kiệm của các thành phần kinh tế.
Xây dựng và bảo vệ kế hoạch tài chính, kế hoạch xây dựng cơ bản của công ty. Tổ chức thực hiện trang bị, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, quản lý chi tiêu theo kế hoạch do ban giám đốc đã xét duyệt.
Lập báo cáo kế toán thống kê tháng, quý và báo cáo quyết toán năm. Tổ chức phân tích đánh giá kết quả tài chính theo định kỳ quý, năm, báo cáo sơ kết, tổng kết theo chuyên đề lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.
Tiếp nhận xử lý các văn thư đi, đến; theo dõi lưu trữ các văn thư và tờ trình được xử lý, quản lý con dấu và các ấn tín khác của Công ty.
Sắp xếp và điều động phương tiện phục vụ công tác, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các cuộc họp, hội nghị và thực hiện công tác lễ tân.
Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do ban quản lý giao cho.
+ Phòng chăm sóc khách hàng.
Sau khi cài đặt phần mềm cho khách hàng công ty còn thực hiện các hoạt động dịch vụ sau:
Lắp đặt phần mềm tại đơn vị tại đơn vị sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm đã cài đặt.
Tư vấn cho khách hàng về phần mềm đã cài đặt.
Bảo hành cho khách hàng sau khi đã cài đặt.
Hội nghị khách hàng để thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng của phần mềm, về giao nhận, thanh toán các hợp đồng năm báo cáo và ký kết các hợp đồng mới.
2. Đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin.
* Đặc điểm kinh doanh của Công ty.
a. Các sản phẩm chủ đạo của Công Ty.
a.1. Phần mềm Quản Lý Nhà Hàng – FOLIO Point of Sales, gồm các phân hệ:
+ Phân hệ quản lý danh mục đồ ăn.
+ Phân hệ quản lý giao dịch.
+ Phân hệ báo cáo và truy vấn.
+ Phân hệ cấu hình tham số hệ thống.
+ Kết nối với phân hệ Lễ tân, Kế toán.
a.2. Phần mềm Quản Lý Khách Sạn - FOLIO Front Office, gồm các phân hệ:
+ Phân hệ đặ phòng.
+ Phân hệ CheckIn/CheckOut.
+ Phân hệ kiểm soát cuối ngày.
+ Phân hệ buồng.
+ Phân hệ quản lý đại lý du lịch.
+ Phân hệ điều hành, giám sát (GM).
a.3. Phần mềm Kế Toán – FOLIO Back Office, gồm các phân hệ:
+ Phân hệ kế toán tổng hợp.
+ Phân hệ kế toán bán hàng.
+ Phân hệ kế toán công nợ phải thu.
+ Phân hệ kế toán công nợ phải trả.
+ Phân hệ kế toán tài sản cố định.
+ Phân hệ kế toán hàng tồn kho.
+ Phân hệ giá thành, giá vốn.
+ Phân hệ định lượng nguyên vật liệu
Ngoài ra trong những năm tới Công ty sẽ hướng tới một số lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chuyển giao công nghệ Tin Học và ứng dụng vào các công nghệ khác, xuất nhập khẩu thiết bị, sản phẩm Tin Học và các công nghệ khác.
- Xuất nhập khẩu uỷ thác
- Nhập khẩu và kinh doanh các thiết bị viễn thông
- Nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh , tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Tin Học.
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1. Doanh thu theo cơ cấu từng dòng sản phẩm( sản phẩm chủ đạo, sản phẩm mới phát triển)
Có thể nhận thấy doanh thu của từng dòng sản phẩm của công ty qua bảng doanh thu sau:
Có thể nhận thấy sản phẩm phần mềm quản lý khách sạn luôn có doanh thu tốt nhất trong ba sản phẩm của công ty, sau đó là sản phẩm phần mềm quản lý nhà hàng và sản phẩm phần mềm kế toán.
Bảng 1: Bảng kê chi tiết doanh thu các dòng sản phẩm vào doanh thu của Công Ty.
Lĩnh vực kinh doanh
Doanh thu (triệu đồng)
% đóng góp vào doanh thu của Công ty
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1.Phần mềm quản lý nhà hàng
100
120
150
250
35.7%
31.6%
27.3%
27%
2.Phần mềm quản lý khách sạn
150
180
300
490
53.6%
47.4%
54.5%
52%
3.Phần mềm kế toán
30
80
100
200
10.7%
21%
18.2%
21%
Tổng
280
380
550
940
100%
100%
100%
100%
( Nguồn: theo tài liệu của phòng kế toán)
2. Các khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty
Đặc điểm khách hàng của công ty:
- Một đặc điểm quan trọng đó là khách hàng của công ty đều là các tổ chức có tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất.
- Cách mua sản phẩm của một tổ chức có những đặc điểm riêng biệt mà khi bán hàng doanh nghiệp cần nghiên cứu một cách tỉ mỉ và kĩ lưỡng.
- Nhu cầu mua hàng của họ phụ thuộc rất lớn vào yêu cầu thực tế của khách du lịch và sự tiện lợi và linh hoạt trong quản lý.
- Quyết định mua hàng phụ thuộc rất lớn vào uy tín, độ tin cậy, hiệu quả và khả năng marketing của người bán.
- Đôi khi quyết định mua hàng được tiến hành rất đa dạng, phức tạp, phải thông qua sự nhất trí của nhiều cấp quản trị trong khách sạn. Đôi khi để việc mua bán đòi hỏi phải có sự quen biết cũng như quan hệ lâu dài với các cá nhân trong ban quản trị khách sạn, nhà hàng từ trước.
- Khách hàng công ty đều nằm trong những trung tâm kinh tế lớn, những khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế, họ có sự hiểu biết rất tốt về nhu cầu thực sự của mình, về nhu cầu dịch vụ của khách du lịch và các nhà cung cấp sản phẩm phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn ở thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Họ là những chuyên gia đầy kinh nghiệm và lão luyện.
- Mỗi khách sạn, nhà hàng đều mang những đặc điểm riêng về cơ sở vật chất cũng như cách thức kinh doanh. Nó đòi hỏi sản phẩm công ty có tính phù hợp, đa dạng, phong phú và đưa ra được những giải pháp khác nhau trong sử dụng và quản lý để tạo ra nhiều sự lựa chọn cho họ.
- Họ mua sản phẩm bởi họ kỳ vọng vào hiệu quả mà sản phẩm mang lại trong quản lý và điều hành khách sạn, nhà hàng. Họ luôn muốn đơn giản trong sử dụng nhưng hiệu quả trong năng suất và chất lượng. Họ rất quan tâm đến dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng của công ty.
- Không hẳn khách hàng nào cũng ủng hộ giải pháp quản lý nhà hàng, khách sạn bằng phần mềm khi mà cách thức quản lý cũ vẫn phát huy hiệu quả.
- Hiện tại khách hàng của công ty mới chỉ là những khách hàng trong nước.
Một số khách hàng tiêu biểu
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Huế - Nirvana Spa & Resort với qui mô: 180 phòng, 5 nhà hàng, 1 khu Spa
Khách sạn Công Đoàn, 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội với qui mô: 130 phòng, 4 nhà hàng
Lăng Cô Resort, Lộc Hải, Phú Lộc, Huế với qui mô: 180 phòng, 5 nhà hàng, 1 Spa
Hệ thống Khách sạn, nhà hàng tại sân bay quốc tế Nội Bài với qui mô: 73 phòng, 3 nhà hàng, 5 khu mua sắm
Khu du lịch sinh thái V-Resort, Kim Bôi, Hòa Bình với qui mô: 190 phòng, 2 nhà hàng, 1 khu Massage, 1 quầy lưu niệm
Khách sạn Hữu Nghị, 63 Ngô Quyền, TP Hải Phòng với qui mô: 130 phòng, 3 nhà hàng
Danly Hotel, 22-24 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội với qui mô: 80 phòng, 2 nhà hàng, 1 Pub, 1 quầy bar, 1 khu Massage
Hệ thống chuỗi khách sạn Thuận Thiên, 277 Lê Thánh Tôn, Bến Thành, Quận I, TP Hồ Chí Minh với qui mô: 80 phòng, 3 nhà hàng, 1 khu Massage, 1 Spa
..Và một hệ thống hơn 30 khách sạn, nhà hàng vừa và nhỏ sử dụng sản phẩm của công ty trên lãnh thổ Việt Nam.
Thực trạng hoạt động marketing của công ty Adsoft
1. Chính sách sản phẩm của công ty
Thiết kế sản phẩm khách hàng có nhu cầu:
Hiện tại việc thiết kế và viết sản phẩm do Phó giám đốc kiêm trưởng phòng lập trình Lê Sơn phụ trách. Với kinh nghiệm bản thân 5 năm trong lĩnh vực viết phần mềm cùng đội ngũ phòng lập trình trong đó có 3 nhân viên tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin Đại học Bách Khoa Hà Nội. Việc thiết kế được chia nhỏ thành các công đoạn trong đó mỗi nhân viên được chia viết từng chương trình nhỏ, sau khi đã được thẩm định và chạy thử mới được ráp từng mảng chương trình lại với nhau. Việc viết chương trình được tiến hành rất tỉ mỉ và phức tạp và cần nhiều thời gian thử nghiệm, thông thường các phiên bản mới sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng để test hoàn chỉnh. Trải qua thời gian thử nghiệm mới được đưa ra giới thiệu và bán cho khách hàng. Công việc vẫn chưa dừng ở đó, phòng triển khai và hỗ trợ khách hàng sẽ thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng sau một thời gian sử dụng sản phẩm và chuyển về cho phòng lập trình xử lý. Sau đó phiên bản đó sẽ được sửa lại một số đoạn chương trình nhỏ và có thể thêm vào những chức năng theo yêu cầu của riêng khác hàng. Công ty luôn nỗ lực để làm hài lòng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Tùy vào từng trường hợp cần thiết công ty mới thu thêm phí của khách hàng.
Sản phẩm của công ty không chỉ là phần mềm quản lý, hiện phòng lập trình công ty đang tập trung nghiên cứu các ứng dụng khác như: thiết kế Web, xây dựng các phần mềm quản lý việc sử dụng internet, quản lý sản xuất, xây dựng các chương trình học FOLIO
Cam kết của ADsoft về chất lượng sản phẩm:
Cam kết về chất lượng sản phẩm của ADsoft được thể hiện bằng phương châm ngắn gọn: “Cam kết của ADsoft về chất lượng được thể hiện không chỉ ở chính sản phẩm”. ADsoft muốn khẳng định không phải mọi tính chất ưu việt của FOLIO có thể cảm nhận được ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Cũng như dich vụ hậu mãi hoàn hảo và tính tương thích cao của FOLIO không được nhận thấy ngay khi nó mới chỉ được giới thiệu và trình diễn. Thế nhưng, đây lại là những yếu tố thật sự quan trọng tạo nên “chất lượng toàn diện” của FOLIO. Sự cam kết hỗ trợ khách hàng tận tâm đồng thời đảm bảo tính bảo mật, an toàn, tương thích cao và dễ nâng cấp khi dùng FOLIO chính là trọng tâm của “chất lượng toàn diện”
Phát triển sản phẩm mới
Từ 2008 trở về trước, công ty luôn đặt trọng tâm vào phát triển và nâng cấp và hoàn thiện dòng sản phẩm phần mềm quản lý nhà hàng và khách sạn. Đầu năm 2009, chứng kiến sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, công ty đã đổi hướng và tập trung nghiên cứu sản phẩm mới. Phần mềm kế toán đang được tập trung nghiên cứu, dự kiến tháng 5/2009 sẽ ra mắt bộ sản phẩm phần mềm kế toán máy đầu tiên trên nền Donet 3.0, bên cạnh đó các phần mềm khác vẫn được công ty quan tâm và tiếp tục nghiên cứu như phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn vốn xưa nay vẫn là thế mạnh của công ty.
Đa dạng hóa sản phẩm để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận:
Tính đến thời điểm này hiện danh mục sản phẩm công ty đã lên đến 8 gói sản phẩm phần mềm khác nhau liên quan đến quản lý, thiết kế lập trình và kế toán.
Các sản phẩm cũng với rất nhiều gói dịch vụ đi kèm với các mức giá có thể thay đổi linh hoạt với khách hàng.
Ví dụ bản FOLIO version 1 2009 cài cho phân hệ 50 phòng đang được bán với giá 1499USD, bản FOLIO version 2 2009 cao cấp nhất cài cho phân hệ 50 – 200 phòng đang được bán với giá 3500USD nhưng nếu khách hàng mua thêm một bản FOLIO FBO version 2009 thì giá của nó chỉ còn 2000USD.
Đặc biệt nếu khách hàng cài trọn bộ bản FOLIO Full version 2009 (gồm FOLIO – FO, FOLIO – BO, FOLIO – POS, FOLIO – PABX) sẽ được giảm giá từ 6000USD chỉ còn 4500USD và kèm theo 2 năm bảo trì và nâng cấp miễn phí.
Các sản phẩm mới như: FELIO - BOX (dùng trong lĩnh vực kế toán máy), FOLIO 4.5(dùng trong bảo mật và lưu trữ dữ liệu), FOM full XCS( dùng trong quản lý sản xuất)được ưu đãi cho khách hàng dùng thử trong hai tháng kèm theo dịch vụ hỗ trợ qua đường truyền miễn phí.
2.Chính sách phân phối, hỗ trợ sau bán hàng
Chính sách phân phối
Hiện nay việc bán sản phẩm vẫn chủ yếu được thực hiện trên mạng với cách thức tìm kiếm và gửi các bản chào giá trên mạng internet. Việc tìm kiếm và quan hệ khách hàng do phòng marketing phụ trách. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu qua điện thoại và internet.
Các khách hàng ở xa như các khu vực miền Trung và phía Nam sẽ được giảm từ 5 – 10% giá khi mua sản phẩm của công ty nhưng cũng phải lo tất cả mọi chi phí đi lại và sinh hoạt cho đội ngũ lắp đặt. Mức phí này được qui định cụ thể trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng sản phẩm.
Thường sau một khoảng thời gian, các khách hàng sẽ được nâng cấp phiên bản mới miễn phí nhưng phải trả các khoản phí bảo trì.
Chú trọng và quan tâm đến dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng
- Đây là việc công ty làm rất tốt. Trừ những trường hợp cần thiết đội kĩ thuật mới phải đến hỗ trợ cho khách hàng còn lại đa phần thông qua mạng máy tính, đội kĩ thuật sẽ vào kiểm soát và vá lỗi cho hệ cơ sở dữ liệu quản lý của khách hàng. Để đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra như sập mạng hoặc mất cơ sở dữ liệu quan trọng thì các dữ liệu của khách hàng sẽ được lưu giữ lại trên hệ thống máy trạm của công ty. Nó sẽ được gửi cho khách hàng nếu họ yêu cầu.
Các khách hàng nếu mua tiếp sản phẩm sẽ được giảm giá kèm theo dịch vụ bảo trì miễn phí trong 1 năm tiếp theo.
Các nhân viên trong phòng hỗ trợ sau bán hàng có nhiệm vụ cảnh báo và nhắc nhở khách hàng trước những nguy cơ như bị hacker tấn công hoặc cảnh báo nếu chưa khóa hệ cơ sở dữ liệu thông qua một đườmg truyền được kết nối trực tiếp với khách hàng 24/24 với khả năng cảnh báo và khóa tự động.
Có thể nói hầu như rất ít khách hàng phải phàn nàn sau khi mua sản phẩm của ADsoft bởi sự tận tâm phục vụ và chăm sóc khách hàng chu đáo của đội ngũ nhân viên.
3. Đối thủ cạnh tranh
Tiềm năng của thị trường phần mềm có thể nói là vô cùng lớn, nó đã thu hút một khối lượng lớn các công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết kế các phần mềm với những tính năng vượt trội, luôn luôn được cải tiến và nâng cấp.
Micros có thể là một cái tên không còn xa lạ với giới quản lý nhà hàng khách sạn tai khu vực Châu Á và với Việt Nam những tên tuổi khách sạn lớn như: Deawoo, Sofitel Plaza, Sheraton hiện đang sử dụng sản phẩm FIDELIO của họ.
Trong nước một số tên tuổi như: Anh Minh với sản phẩm Smile viết trên nền Visual Basic; Trí Việt với sản phẩm Tecky, Dophin,Homet; SGTR với sản phẩm Sgtr cũng khá thành công nhờ giá sản phẩm rẻ và dễ sử dụng
Các hạn chế
Tốc độ ra sản phẩm mới rất chậm, thời gian đầu tư cho việc viết phần mềm có thể nói là khá lâu. Thông thường mỗi phiên bản mới thường mất khoảng 6 đến 8 tháng mới có thể ra mắt.
Sản phẩm vẫn hơi khó sử dụng và đòi hỏi thiết bị cấu hình khá phức tạp.
Sự tập trung quá mức vào thị trường phía bắc có thể làm công ty mất dần thị phần khu vực phía nam vào tay các đối thủ cạnh tranh.
Việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu công ty chưa được chú
Tốc độ đổi mới sản phẩm quá nhanh trong khi nhân lực và khả năng của công ty vẫn còn hạn chế
Chỉ tập trung khai thác các khách sạn, nhà hàng lớn, công ty đã bỏ qua các thị trường ngách với các khách hàng có qui mô vừa và nhỏ.
Chưa đủ sức vươn ra thị trường phần mềm thế giới
Hệ thống phân phối vẫn chưa hiệu quả.
Các khó khăn hiện nay của công ty là gì?
Có thể nói trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng và suy thoái như hiện nay, không có công ty nào lại không bị ảnh hưởng dù đó là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Kinh tế khó khăn, người dân ở hầu hết các quốc gia đều có xu hướng thắt chặt chi tiêu, hạn chế đi du lịch. Ở Việt Nam, thực tế cho thấy lượng khách du lịch tới nước ta đã giảm hẳn trong thời gian vừa qua, theo số liệu của tổng cục du lịch Việt Nam trong tháng 1/2009 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 370.000 lượt, giảm 11,9% so với cùng kì năm 2008. Trong tháng 2/2009 là 342.913 lượt, tính chung 2 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đạt 688.753 lượt, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 3/2009 là 303.489 lượt, tính chung 3 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đạt 992.242 lượt, giảm 16,1% so với cùng kì năm ngoái.
Điều này sẽ làm giảm doanh thu của các nhà hàng và khách sạn và nhu cầu với sản phẩm phần mềm quản lý cũng sẽ giảm đi. Doanh nghiệp muốn giữ doanh số buộc phải áp dụng giảm giá cho sản phẩm đi đôi với tăng cường dịch vụ sau bán hàng.
Bên cạnh đó là những khó khăn từ sự cạnh tranh của các công ty khác với Adsoft. Dĩ nhiên không thể phủ nhận những mặt tốt mà cạnh tranh tạo ra cho môi trường kinh doanh nhưng cần nhận thức rõ nếu không cạnh tranh được với các công ty khác như: Trí Việt, Anh Minh, ATO hay SGTR với các sản phẩm tương tự công ty sẽ mất dần thị phần vào tay các đối thủ. Nếu công ty không có chiến lược đối phó cũng như tìm ra hướng đi cho mình sẽ lâm vào khó khăn và khủng hoảng.
Vận dụng sáng tạo lý thuyết marketing vào hoạt động kinh doanh của công ty:
Giúp doanh nghiệp xác định đúng thị trường trọng điểm của mình
Nếu vẫn xác định thị trường là các khách sạn lớn ở hai trung tâm chính là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các khách sạn nhà hàng lớn ở các khu du lịch doanh nghiệp sẽ không khắc phục được tình hình kinh doanh khó khăn.
Doanh nghiệp cần có hướng đi mới và cách làm mới. Nên chọn thị trường nghách, tức là những khách hàng có qui mô nhỏ hơn, ở đó các đối thủ bỏ quên hoặc không chú ý. Thay vì tập trung vào những khách hàng lớn công ty nên tìm kiếm những khách hàng nhỏ hơn, ở đó sẽ ít sự cạnh tranh hơn.
Giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn về sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ nhân viên
Hoàn thiện mình để cạnh tranh và tồn tại tốt hơn: Sản phẩm phải ngày càng ưu việt hơn, dịch vụ sau bán ngày càng tốt hơn, đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn. Sau những thử thách và khó khăn, công ty có thể mạnh hơn và phát triển hơn.
Khó khăn là một chuyện, nhưng phát triển công ty lớn mạnh hơn lại là một việc khác.
Tạo được một hệ thống liên kết hướng tới khách hàng
Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là sản phẩm hiện vật mà nó là một hệ thống đồng bộ các liên kết: bán hàng và tư vấn sử dụng sản phẩm, bảo hành sản phẩm, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau bánhướng tới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Khó khăn càng chứng tỏ được sản phẩm và dịch vụ của công ty là ưu việt và hoàn hảo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với khách hàng, đây là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và uy tín của mình.
Điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh để có một hướng phát triển đúng đắn hơn
Thay vì áp dụng chiến lược tâp trung vào một nhóm khách hàng lớn, công ty có thể áp dụng chiến lược phân tán, tập trung vào các khách hàng nhỏ và phân tán.
Chương III: Các biện pháp tăng cường ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của Adsoft
I. Cơ sở của các biện pháp
1. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm có giá trị cao, việc cài đặt và sử dụng hơi phức tạp.
Tốc độ đổi mới sản phẩm diễn ra khá nhanh
Sản phẩm có chất lượng ổn định và tương thích tốt
2. Căn cứ vào đặc điểm khách hàng:
Khách hàng đa số là các tổ chức
Suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến doanh thu từ ngành du lịch khách sạn giảm đi.
Khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi mua sản phẩm.
3. Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty.
Việc bán sản phẩm trở nên khó khăn.
Hệ thống phân phối chưa thực sự hiệu quả.
Giá sản phẩm tương đối cao.
II. Các chiến lược marketing cụ thể:
1. Chiến lược về sản phẩm.
Ưu tiên tập trung phát triển các gói phần mềm có mức giá rẻ và dễ sử dụng và có tính tương thích cao.
Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phần mềm thuộc các lĩnh vực khác như: quản lý siêu thị, quản lý sản xuất, kế toán
2. Tìm kiếm thị trường mới
- Nên xác định lại thị trường trọng điểm của công ty.
- Nên tập trung vào thị trường các nhà hàng, khách sạn có qui mô vừa và nhỏ (từ 2sao đến 3 sao) với các gói sản phẩm có mức giá phù hợp với họ hơn.
3. Chiến lược về giá:
Nên áp dụng chính sách giá linh hoạt và kèm theo các dịch vụ bổ sung.
Sử dụng chính sách hạ giá theo số lượng sản phẩm nhằm khuyến khích mua nhiều hơn.
4. Chiến lược về phân phối
Nên lựa chọn kênh phân phối trực tiếp để có thể cắt giảm bớt các chi phí trung gian không cần thiết.
5. Chú trọng đến dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng:
Đây là một công cụ quan trọng để giữ chân và duy trì các khách hàng truyền thống nhằm tạo ra một lượng khách hàng trung thành với công ty.
Đây là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu.
6. Tạo nên một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng:
Sản phẩm, giá, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng
Kết luận
Các biện pháp marketing sẽ phát huy tác dụng và hiệu quả nếu nó được sử dụng đúng lúc và kịp thời trong chính sách kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay, các lý thuyết marketing vẫn chứng tỏ được giá trị và sức mạnh của nó. Nó giúp doanh nghiệp và các cá nhân tìm ra được hướng đi mới cho mình. Giải pháp đưa ra cho công ty ADsoft là một giải pháp đồng bộ và liên kết một cách có hệ thống tất cả các giải pháp nhỏ nhằm đưa đến một nỗ lực xoay chuyển kết quả kinh doanh theo hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Hướng công ty đến một sự phát triển bền vững, đa dạng và qui mô hơn trong tương lai.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Marketing căn bản (Marketing Essentials), Philip Kotler, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 12/1994
2. Nguyên lý marketing (Essentials of Marketing) E. Jerome Mc Cathy & William Perreault. Jr, Richard D. Irwin, Inc 1985
3. Quản trị marketing, Philip Kotler, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 1997
4. Marketing dịch vụ, Pierre Eiglier & Eric Langeard. Nhà xuất bản Khoa Học và kỹ thuật Hà Nội
5. Giáo trình Marketing Thương Mại, PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang, nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân 2007
6. Giáo trình Kế Hoạch Kinh Doanh, ThS Bùi Đức Tuân, nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội 2006
7. Tại sao bán hàng không được, Ibuki Taku. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 1997.
8. Tư duy của nhà chiến lược. Kenichi Ohmae, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990
9. Quản trị bán hàng. Tames M. Commer, Nhà xuất bản Thống Kê, 1995
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2637.doc