Đề tài Ứng dụng mô hình Length-Based Cohort Analysis (LCA) trong nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn đại dương và quản lý nghề cá ở vùng biển xa bờ miền Trung

Tóm tắt. Kết quảứng dụng mô hình LCA tại vùng biển xa bờ miền Trung đối với 2 loài cá nổi lớn đại dương (cá ngừ vây vàng và ngừ mắt to) cho thấy: 1) Sản lượng khai thác năm 2009 đối với cá ngừ vây vàng là 5557 tấn, tương ứng trữ lượng đầu năm của quần thểđạt 44112 tấn. Các giá trị tương ứng đối với cá ngừ mắt to là: sản lượng 6641 tấn, trữ lượng 68208 tấn. Mức khai thác này mới chỉđạt trên dưới 10% trữ lượng là còn thấp. 2) Sản lượng khai thác cân bằng tối đa (MSY) đối với quần thể cá ngừ vây vàng là 6678 tấn khi hệ số cường lực tăng 2,8 lần so với năm 2009, của quần thể cá ngừ mắt to là 8479 tấn khi hệ số cường lực bằng 3,2. Dự báo sản lượng khai thác năm 2010 sẽđạt 5743 tấn cá ngừ vây vàng, 6900 tấn cá ngừ mắt to. Với tốc độđầu tư như hiện tại, đến năm 2017-2018 sản lượng khai thác các quần thể này mới đạt giá trị MSY. Ứng dụng mô hình Length-Based Cohort Analysis (LCA) trong nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn đại dương và quản lý nghề cá ở vùng biển xa bờ miền Trung

pdf7 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng mô hình Length-Based Cohort Analysis (LCA) trong nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn đại dương và quản lý nghề cá ở vùng biển xa bờ miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ  26, Số 3S (2010) 295‐301 295 Ứng dụng mô hình Length-Based Cohort Analysis (LCA) trong nghiên cứu nguồn lợi cá nổi lớn đại dương và quản lý nghề cá ở vùng biển xa bờ miền Trung Đoàn Bộ1,*, Lê Hồng Cầu2, Bùi Thanh Hùng2, Nguyễn Duy Thành2 1Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2Viện Nghiên cứu Hải Sản Nhận ngày 11 tháng 8 năm 2010 Tóm tắt. Kết quả ứng dụng mô hình LCA tại vùng biển xa bờ miền Trung đối với 2 loài cá nổi lớn đại dương (cá ngừ vây vàng và ngừ mắt to) cho thấy: 1) Sản lượng khai thác năm 2009 đối với cá ngừ vây vàng là 5557 tấn, tương ứng trữ lượng đầu năm của quần thể đạt 44112 tấn. Các giá trị tương ứng đối với cá ngừ mắt to là: sản lượng 6641 tấn, trữ lượng 68208 tấn. Mức khai thác này mới chỉ đạt trên dưới 10% trữ lượng là còn thấp. 2) Sản lượng khai thác cân bằng tối đa (MSY) đối với quần thể cá ngừ vây vàng là 6678 tấn khi hệ số cường lực tăng 2,8 lần so với năm 2009, của quần thể cá ngừ mắt to là 8479 tấn khi hệ số cường lực bằng 3,2. Dự báo sản lượng khai thác năm 2010 sẽ đạt 5743 tấn cá ngừ vây vàng, 6900 tấn cá ngừ mắt to. Với tốc độ đầu tư như hiện tại, đến năm 2017-2018 sản lượng khai thác các quần thể này mới đạt giá trị MSY. Từ khóa: LCA, Nghiên cứu nguồn lợi, Cá nổi lớn đại dương, Quản lý nghề cá, Vùng biển xa bờ. 1. Mở đầu∗ Mô hình phân tích thế hệ dựa vào chiều dài cá (Length-based Cohort Analysis - LCA) được Jones thiết lập năm 1976, hoàn thiện năm 1981 đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong công tác quản lý nghề cá ở nhiều nước có nghề cá phát triển [1]. Mô hình có thể đánh giá trữ lượng quần thể từng loài cá và khả năng khai thác chúng trên cơ sở phân tích số liệu chiều dài và trọng lượng từng cá thể có trong sản lượng một số mẻ lưới đánh bắt thí nghiệm. Kết hợp _______ ∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-35586898. E-mail: bodv@vnu.edu.vn với mô hình truyền thống Thompson and Bell (1934), LCA còn dự báo được trữ lượng và sản lượng khai thác cân bằng tối đa (Maximum Sustainable Yield - MSY) và định trước một cường lực khai thác thích hợp nhằm duy trì sự phát triển bền vững của nguồn lợi cá biển. Ở Việt Nam, LCA cũng đã được ứng dụng trong nghiên cứu và quản lý nghề cá gần bờ vùng biển nam Trung bộ [2, 3]. Nghề cá xa bờ ở nước ta, trong đó có nghề câu vàng mới được phát triển trong thời gian gần đây, đã và đang được sự khuyến khích đầu tư của Nhà nước và trở thành các hoạt động phổ biến của ngư dân, nhất là ở các tỉnh Bình Định, Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 295‐301 296 Phú Yên và Khánh Hòa. Đối tượng khai thác chủ yếu của nghề cá xa bờ là các loài cá nổi lớn đại dương có giá trị kinh tế cao, trong đó loài cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và ngừ mắt to (Thunnus obesus) thuộc họ cá thu ngừ (Scombridae) thường chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động khai thác của nghề câu vàng. Mặc dù đã có một số nghiên cứu liên quan đến hai loài cá này, song hiện tại chúng ta vẫn chưa có được các thông tin mang tính định lượng phục vụ cho mục tiêu quản lý và khai thác bền vững nguồn lợi các đối tượng nêu trên. Nghiên cứu dưới đây đáp ứng được mục tiêu này, đó là những kết quả mới nhất ứng dụng mô hình LCA đối với 2 loài cá ngừ vây vàng và ngừ mắt to ở vùng biển xa bờ miền Trung. Đây là một trong những kết quả chính của đề tài KC.09.14/06-10 do Viện Nghiên cứu Hải Sản chủ trì. 2. Giới thiệu mô hình LCA và nguồn tài liệu sử dụng Gọi Ni và Ni+1 là số lượng có trong biển của các cá thể cá (xét với 1 loài) có chiều dài đúng bằng Li và Li+1, Ci,i+1 là sản lượng khai thác cả năm (tính theo số lượng) của nhóm cá có chiều dài nằm trong khoảng Li đến Li+1 (i=1, 2...m, với Lm là chiều dài cực đại đã bắt gặp). Trong điều kiện tự nhiên có khai thác, quan hệ giữa số lượng cá có trong biển với sản lượng khai thác theo từng nhóm chiều dài được mô hình LCA mô phỏng như sau: [ ] iiiiii HCHNN .. 1,1 ++ += (1) )]exp(1.[)./(1, iiiiiii tZNZFC ∆−−=+ (2) trong đó, Fi là hệ số tử vong do khai thác đối với các cá thể thuộc nhóm chiều dài từ Li đến Li+1; Zi - hệ số tử vong tổng cộng của nhóm chiều dài này, có giá trị bằng Fi+M với M là hệ số tử vọng tự nhiên; ∆ti – khoảng thời gian cá phát triển từ chiều dài Li đến Li+1; Hi – phần số lượng còn lại của Ni do tử vong tự nhiên sau nửa khoảng ∆ti. Các đại lượng này được tính như sau: )]/()[()./1( 1+∞∞ −−=∆ iii LLLLLnKt (3) KM iiii LLLLtMH 2/ 1)]/()[()2/.exp( +∞∞ −−=∆= (4) với K, L∞ là các tham số trong phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy. Quy trình tính toán của mô hình được thực hiện theo kiểu truy đuổi ngược, gồm 2 bước cơ bản sau: Bước 1: Đối với nhóm cá có chiều dài max (i=m) có trong sản lượng khai thác, ký hiệu là từ Lm đến L∞ (nghĩa là Lm+1= L∞), từ (3) suy ra ∆tm=∞. Thay kết quả này vào (2) ta có: ∞= ,)./( mmmm CFZN và do đó N∞=0 (5) Ở đây tỷ số Fm/Zm đối với nhóm cá có chiều dài max được tính trước từ các số liệu khai thác. Bước 2: Đối với các nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn nhóm max, nhờ việc tính trước giá trị Nm theo (5) và các giá trị Hi theo (4) nên từ quá trình lặp truy đuổi ngược (1) sẽ tìm được liên tiếp các giá trị Nm-1, Nm-2... N1. Trong quá trình lặp này tỷ số Fi/Zi của từng nhóm cũng được xác định liên tiếp bằng công thức suy ra từ (2) như sau: )/(/ 11, ++ −= iiiiii NNCZF (6) Số lượng cá có chiều dài trong khoảng Li đến Li+1 (ký hiệu Ni,i+1) và tổng số lượng (N), tổng khối lượng (B) của toàn bộ quần thể có trong vùng biển được xác định như sau: iiiii ZNNN /)( 11, ++ −= (7) ∑ = += m i iiNN 1 1, (8) ∑ = += m i iii WNB 1 1, . (9) Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 295‐301 297 trong đó Wi là trọng lượng trung bình của cá thể thuộc nhóm chiều dài từ Li đến Li+1. Giá trị này có thể nhận được từ số liệu khảo sát hoặc tìm gián tiếp qua phương trình tương quan chiều dài (L) và trọng lượng (W), có dạng bLqW .= với q là hằng số tỷ lệ và b là hệ số sinh trưởng [2]. Sử dụng các kết quả trên cho mô hình dự báo Thompson and Bell, có thể dự báo được trữ lượng và sản lượng khi thay đổi cường lực khai thác với giả thiết nếu cường lực khai thác thay đổi thì mọi cá thể ở các nhóm chiều dài đều chịu ảnh hưởng như nhau, nghĩa là: t i t i FXF . 1 =+ và MFXZ titi +=+ .1 (10) trong đó X là hệ số đặc trưng cho mức độ thay đổi cường lực khai thác (bao gồm số lượng và công suất tàu thuyền, kỹ thuật, vật tư, nhân lực...), chỉ số t và t+1 tương ứng năm hiện tại và năm dự báo. Trên cơ sở phương trình (1), (2) có kết hợp với phương trình Thompson & Bell và chú ý tới (10), tại năm dự báo ta có: )//()//1.( 1111111 ++++++ + −−= titiititiititi ZFHZFHNN (11) Với mục đích đánh giá hệ quả của sự thay đổi cường lực khai thác lên trữ lượng và sản lượng trong tương lai, có thể coi lượng bổ sung (nhóm cá nhỏ nhất) vào khai thác cho năm dự báo là không đổi, nghĩa là tt NN 1 1 1 =+ (đã biết), khi đó dùng quá trình lặp (11) ta sẽ tính được liên tiếp các giá trị 12 +tN , 13 +tN ,... 1+tmN . Sử dụng các giá trị này cho phương trình suy ra từ (6) ta cũng dự báo được sản lượng khai thác (tính theo số lượng) cho từng nhóm chiều dài theo sự thay đổi cường lực khai thác: )./(.).( 11 11 1, MFXFXNNC t i t i t i t i t ii +−= +++++ (12) Số lượng và khối lượng của từng nhóm chiều dài cũng như của toàn bộ quần thể và sản lượng khai thác trong năm dự báo (tính theo khối lượng) cũng được tính tương tự theo (7), (8), (9) khi nhân các giá trị tương ứng với trọng lượng trung bình cá thể. Trên cơ sở phương trình (12) các nhà quản lý dễ dàng chọn các phương án khai thác thích hợp (chọn hệ số X) sao cho tổng sản lượng khai thác lớn nhất (giá trị MSY) mà vẫn duy trì được trạng thái cân bằng tự nhiên của quần thể. Để triển khai mô hình LCA cho hai loài cá ngừ vây vàng và ngừ mắt to ở vùng biển xa bờ miền Trung, đã sử dụng các số liệu sau: - Số liệu các chuyến điều tra khảo sát và giám sát khai thác các nghề câu, rê, vây tại vùng biển xa bờ miền Trung (6ON-17ON, 107OE-117OE) từ năm 2000 đến nay [4, 5]. Các số liệu này được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu ″VietfishBase″ tại Viện Nghiên cứu Hải Sản. Từ nguồn dữ liệu này và tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây, đã tiến hành phân tích, tính toán theo các phương pháp truyền thống [2, 4, 5] để có được các tham số cần thiết thực hiện mô hình (bảng 1). Cũng từ cơ sở dữ liệu đã đưa ra được các thông tin quan trọng để ước tính sản lượng khai thác từng đối tượng: sản lượng của nghề câu chiếm 10,18% tổng sản lượng cá khai thác (nghề rê-15,62%, nghề vây-60,2%, các nghề khác-14%); sản lượng cá ngừ vây vàng chiếm 24,66% trong nghề câu, 0,76% trong nghề rê và 0,4% trong nghề vây; sản lượng cá ngừ mắt to trong các nghề nêu trên tương ứng là 30,04%, 0,56% và 0,48%. - Số liệu về quá trình khai thác cá biển của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa – nới có các đội tàu khai thác xa bờ đông đảo nhất Việt Nam và chủ yếu hoạt động trên vùng biển xa bờ miền Trung – được lấy từ nguồn Tổng cục Thống kê năm 2010 [6]. Từ nguồn số liệu này đã ước lượng sản lượng khai thác hàng năm đối với các loài cá ngừ vây vàng và mắt to theo các tỷ lệ tương ứng nêu trên (bảng 2). Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 295‐301 298 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Những kết quả tính toán cơ bản được tập hợp ở bảng 3 và hình 1. Với sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng ở vùng biển xa bờ miền Trung trong năm 2009 đạt 5557 tấn tương ứng 191 nghìn con, tập trung ở các nhóm chiều dài trên 70 cm, nhiều nhất ở 90-110 cm, kết quả từ mô hình cho thấy trữ lượng đầu năm của quần thể đạt 44112 tấn tương ứng 1998 nghìn con. Các giá trị tương ứng đối với quần thể cá ngừ mắt to là: sản lượng 6641 tấn (232 nghìn con), trữ lượng 68208 tấn (3578 nghìn con). Bảng 1. Một số đặc trưng sinh học cá ngừ vây vàng và ngừ mắt to vùng biển xa bờ miền Trung Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) Lmax = 162,00 cm; Lmin = 42,54 cm; L∞ = 168,95 cm; M = 0,670; K = 0,598; T0=-0,338; q=3.10-5; b= 2,9183; Fm/Zm=0,5074 Lmax = 145,00 cm; Lmin = 43,00 cm; L∞ = 156,99 cm; M = 0,610; K = 0,497; T0=-0,368; q=3.10-5; b = 2,9298; Fm/Zm=0,4602 Số nhóm Khoảng chiều dài (cm) % số lượng trong sản lượng mẫu Trọng lượng trung bình cá thể (kg) Số nhóm Khoảng chiều dài (cm) % số lượng trong sản lượng mẫu Trọng lượng trung bình cá thể (kg) 1 <50 3,31 2,17 1 <50 5,00 2,30 2 50-70 6,61 4,64 2 50-70 7,00 4,86 3 70-90 11,57 10,74 3 70-90 22,00 11,29 4 90-110 42,15 20,59 4 90-110 16,00 21,71 5 110-130 15,18 35,06 5 110-130 30,00 37,04 6 130-150 12,09 54,98 6 >130 20,00 55,20 7 >150 9,09 75,39 Bảng 2. Quy mô quá trình khai thác xa bờ của 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng sản lượng cá khai thác xa bờ (nghìn tấn) 151,8 158,4 170,1 169,8 176,9 181,6 193,6 Xu thế biến đổi tổng sản lượng (năm trước=1) 1,037 1,043 1,074 0,998 1,042 1,027 1,066 Tổng số tàu khai thác xa bờ (chiếc) 4446 4915 5204 5442 5427 5281 5107 Xu thế biến đổi số lượng tàu (năm trước =1) 1,043 1,105 1,059 1,046 0,997 0,973 0,967 Tổng công suất khai thác xa bờ (nghìn CV) 242,6 267,8 287,1 302,5 349,9 323,8 - Xu thế biến đổi tổng công suất (năm trước=1) 1,040 1,104 1,072 1,054 1,157 0,925 - Ước tính sản lượng cá ngừ vây vàng (tấn) 4357 4546 4882 4873 5077 5212 5557 Ước tính sản lượng cá ngừ mắt to (tấn) 5207 5433 5834 5824 6068 6229 6641 Nếu không có khai thác (hệ số X=0), trữ lượng ban đầu (tiềm năng) của cá ngừ vây vàng có thể đạt 63180 tấn (lớn hơn 1,4 lần so với trữ lượng hiện tại), của cá ngừ mắt to là 89696 tấn (lớn hơn 1,3 lần). Rõ ràng dưới tác động của khai thác, nguồn lợi các loài cá có sự suy giảm. Tuy nhiên có thể thấy mức sản lượng khai thác như năm 2009 (tương ứng X=1) chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% trữ lượng là còn thấp. Điều này được mô hình thể hiện rõ khi tăng hệ số cường lực 2,8 lần đối với cá ngừ vây vàng và 3,2 lần đối với cá ngừ mắt to thì sản lượng khai thác các quần thể này đạt tới giá trị MSY (bảng 3, hình 1). Vượt trên mức này không những Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 295‐301 299 phải đầu tư nhiều, sản lượng khai thác lại không cao mà trữ lượng các quần thể còn bị suy giảm nhanh chóng. Thực tế 10 năm qua cho thấy, quy mô của quá trình khai thác xa bờ ở vùng biển miền Trung nói chung, đối với 2 loài cá này nói riêng có xu thế tăng không nhiều. Sản lượng khai thác ở năm sau chỉ tăng trung bình 1,04 lần so với năm trước, hệ số tăng đối với số lượng tầu là 1,05, đối với tổng công suất là 1,1, vài ba năm gần đây đầu tư lại có phần suy giảm do biến động giá nhiên liệu (bảng 2). Giả sử với xu thế như trên, có thể cho rằng hệ số cường lực khai thác năm 2010 tăng 1,1 lần so với năm 2009. Cũng giả thiết thêm rằng cấu trúc chiều dài đàn cá khai thác và các đặc trưng sinh học của chúng không có biến đổi gì, dự báo sản lượng khai thác năm 2010 sẽ đạt 5743 tấn cá ngừ vây vàng và 6900 tấn cá ngừ mắt to. Vẫn giữ các giả thiết kể trên, kết quả tính toán cho thấy đến năm 2017-2018 sản lượng khai thác các quần thể cá này mới đạt giá trị MSY, khi đó sản lượng khai thác chiếm khoảng trên dưới 20% trữ lượng. Bảng 3. Kết quả tính toán của mô hình LCA cho quần thể cá ngừ vây vàng và ngừ mắt to Cá ngừ vây vàng Cá ngừ mắt to A. Phân tích sản lượng cá khai thác và ước tính trữ lượng năm 2009 Sản lượng Trữ lượng Sản lượng Trữ lượng Nhóm chiều dài (cm) Nghìn con Tấn Nghìn con Tấn Nhóm chiều dài (cm) Nghìn con Tấn Nghìn con Tấn <50 6 14 157 340 <50 12 27 316 728 50-70 13 58 400 1855 50-70 16 79 830 4034 70-90 22 237 398 4275 70-90 51 578 831 9381 90-110 80 1656 461 9494 90-110 37 808 696 15122 110-130 29 1016 283 9931 110-130 70 2583 608 22516 130-150 23 1268 212 11658 >130 46 2566 298 16428 >150 17 1308 87 6559 Cộng: 191 5557 1998 44112 232 6641 3578 68208 B. Dự báo sản lượng và trữ lượng khi thay đổi cường lực khai thác Hệ số X Sản lượng Trữ lượng Hệ số X Sản lượng Trữ lượng 0 0 0 2191 63180 0 0 0 3904 89696 1,0 (*) 191 5557 1998 44112 1,0 (*) 232 6641 3578 68208 1,1 202 5743 1986 42900 1,1 247 6900 3558 66825 1,5 242 6251 1946 38717 1,5 297 7642 3489 61991 2,0 282 6556 1906 34624 2,0 346 8143 3419 57109 2,5 312 6666 1875 31421 2,5 387 8380 3362 53117 2,6 318 6673 1870 30863 3,0 422 8469 3314 49763 2,7 323 6677 1865 30329 3,1 428 8476 3305 49154 2,8 (**) 328 6678 (**) 1860 29817 3,2 (**) 434 8479 (**) 3296 48563 2,9 333 6677 1855 29326 3,3 440 8479 3288 47989 3,0 337 6672 1850 28855 3,4 446 8477 3280 47431 3,5 358 6622 1829 26763 3,5 451 8473 3272 46890 Ghi chú: (*) - giá trị năm 2009; (**) - giá trị MSY dự báo Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 295‐301 300 Hình 1. Biến đổi sản lượng khi thay đổi hệ số cường lực khai thác (năm 2009 có X=1). 4. Kết luận 1. Sản lượng khai thác năm 2009 đối với cá ngừ vây vàng là 5557 tấn tương ứng trữ lượng đầu năm của quần thể này đạt 44112 tấn; Các giá trị đối với cá ngừ mắt to là: sản lượng 6641 tấn, trữ lượng 68208 tấn. Mức khai thác như trên chỉ đạt xấp xỉ 10% trữ lượng là còn thấp. 2. Trong 10 năm gần đây, quy mô quá trình khai thác xa bờ ở vùng biển miền Trung có xu thế biến động không nhiều. Với xu thế này, dự báo sản lượng khai thác năm 2010 sẽ đạt 5743 tấn cá ngừ vây vàng và 6900 tấn cá ngừ mắt to. 3. Sản lượng khai thác cân bằng tối đa (MSY) đối với quần thể cá ngừ vây vàng đạt 6678 tấn khi hệ số cường lực tăng 2,8 lần so với năm 2009, của quần thể cá ngừ mắt to là 8479 tấn khi hệ số cường lực bằng 3,2. Với xu thế đầu tư như hiện tại và giả thiết các đặc trưng sinh học và cấu trúc chiều dài đàn cá khai thác không đổi, đến năm 2017-2018 sản lượng khai thác các quần thể này mới đạt giá trị MSY Tài liệu tham khảo [1] Gullad J.A, Fish stock assessment. A mannual of basic method, FAO/Wiley Series on Food and Agriculture. Vol. I. Jonh Wiley & Sons, 1983. [2] Nguyễn Xuân Huấn, Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự báo khả năng khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận- Ninh Thuận, Luận án Tiến sỹ sinh học, ĐHTH Hà Nội, 1996. [3] Đoàn Bộ, Nguyễn Xuân Huấn, Ứng dụng mô hình LCA trong nghiên cứu nguồn lợi cá biển và quản lý nghề cá, Tuyển tập Hội nghị Khoa học Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ IV, T.2, Nxb Thống kê, 1999, 1081. [4] Đinh Văn Ưu và nnk, Xây dựng mô hình dự báo cá khai thác và các cấu trúc hải dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài KC.09.03, Trung tâm Thông tin tư liệu Quốc gia, 2005. [5] Đoàn Bộ và nnk, Thành phần loài, sản lượng và đặc điểm sinh học một số loài cá nổi lớn đại dương trong các chuyến điều tra khảo sát năm 2008 tại vùng biển xa bờ miền Trung, Tạp chí khoa học ĐHQG HN, t25, 3S (2009), 381. [6] số liệu thống kê ngành thủy sản 2000-2010. 5000 5500 6000 6500 7000 7500 8000 8500 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 Hệ số X Tấn Sản lượng cá ngừ vây vàng Sản lượng cá ngừ mắt to MSY (vây vàng)=6678 tấn MSY (mắt to)=8479 tấn Đoàn Bộ và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 295‐301 301 Using the Length-Based Cohort Analysis Model (LCA) to study ocean large pelagic fish resources and fishery management in offshore waters of Vietnam Centre Doan Bo1, Le Hong Cau2, Bui Thanh Hung2, Nguyen Duy Thanh2 1Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam 2Research Institute for Marine Fisheries In order to make the fish stock assessment for rational fishery management on some species of ocean large pelagic fish in offshore waters of Vietnam Centre, the Length-based Cohort Analysis and Thompson & Bell prediction models have been used. The obtained results showed that when yields of Yellow fin tuna (Thunnus albacares) and Big eye tuna (Thunnus obesus) in 2009 are 5,557 tonnes and 6,641 tonnes, their biomasses in early this year are 44,112 tonnes and 68,208 tonnes, respectively. If the fishing effort of 2009 equal X=1.0, for Yellow fin tuna and Big eye tuna, their values of MSY, 6,678 tonnes/year and 8,479 tonnes/year, will be gained corresponding to X=2.8 and X=3.2, respectively. Keywords: LCA, Ocean large pelagic fish, Fishery management, Offshore waters.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_ Bo- Cau- Hung- Thanh.pdf
Tài liệu liên quan